Báo cáo Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010

NỘI DUNG KINH TẾ THẾ GIỚI 5 KINH TẾ VIỆT NAM 9 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 16 TỔNG QUAN CÁC NGÀNH VÀ CÔNG TY 19 TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 19 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB HSX) 22 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (CTG HSX) 23 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB HNX) 24 NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EIB HSX) 25 NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (STB HSX) 26 BẤT ĐỘNG SẢN – XÂY DỰNG 27 CTCP HOÀNG ANH GIA LAI (HAG HSX) 30 CTCP ĐTPT ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ (SJS HSX) 31 TỔNG CTCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG (DIG HSX) 32 CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM (NTL HSX) 33 CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC (TDH HSX) 34 CTCP ĐẦU TƯ NĂM BẢY BẢY (NBB HSX) 35 CTCP SXKD XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ & ĐẦU TƯ TÂN BÌNH (TIX – HSX ) 36 TỔNG CTCP XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM (VCG HNX) 37 TỔNG CTCP XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVX HSX) 38 CTCP XÂY DỰNG COTEC (CTD HSX) 39 CTCP XÂY DỰNG SỐ 5 (SC5 HSX) 40 CTCP VIMECO (VMC HNX) 41 VẬT LIỆU XÂY DỰNG: THÉP 42 CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG HSX) 44 CTCP TẬP ĐOÀN HOA SEN (HSG HSX) 45 CTCP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SMC (SMC – HSX) 46 HÀNG TIÊU DÙNG 47 THỦY SẢN 47 CTCP THỦY SẢN MINH PHÚ (MPC HSX) 49 CTCP VĨNH HOÀN (VHC HSX) 50 CTCP XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE (ABT HNX) 51 THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG 52 CTCP KINH ĐÔ (KDC HSX) 57 CTCP BIBICA (BBC HSX) . 58 CTCP SỮA VIỆT NAM (VNM HSX) 59 CTCP MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN (LSS HSX) 60 CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA (BHS HSX) CHẾ BIẾN GỖ 62 CTCP TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF HSX) 64 VẬN TẢI & LOGISTICS 65 CTCP ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN (GMD HSX) 68 CTCP CONTAINER VIỆT NAM (VSC HSX) 69 CTCP VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM (VST HSX) 70 CTCP CẢNG ĐOẠN XÁ (DXP HNX) 71 NGÀNH KHÁC 72 CTCP PIN ẮC QUY MIỀN NAM (PAC HSX) 72 CTCP ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM (VNS HSX) 73 CTCP DABACO VIỆT NAM (DBC HNX) 74 CTCP DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN (TAC HSX) 75 NGUYÊN LIỆU CƠ BẢN 76 CAO SU TỰ NHIÊN 76 CTCP CAO SU PHƯỚC HÒA (PHR – HSX) 78 CTCP CAO SU ĐỒNG PHÚ (DPR HSX) 79 CTCP CAO SU TÂY NINH (TRC – HSX) 80 KHOÁNG SẢN 81 CTCP KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG (KSB HSX) 83 CTCP KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO (KSS HSX) 84 CTCP KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH (BMC HSX) 85 PHÂN BÓN – THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 86 CTCP KHỬ TRÙNG VIỆT NAM (VFG HSX) 88 CTCP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ (TSC HSX) 89 DƯỢC PHẨM 90 CTCP DƯỢC HẬU GIANG (DHG – HSX) 92 CTCP DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (IMP – HSX) 93 CTCP XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO (DMC HSX) 94 DẦU KHÍ 95 TỔNG CTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD HSX) 97 TỔNG CTCP DỊCH VỤ KĨ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVS HNX) 98 CTCP KHÍ THẤP ÁP VIỆT NAM (PGD – HSX) 99 TỔNG CTCP DỊCH VỤ TỔNG HỢP DẦU KHÍ (PET – HSX) 100 TIỆN ÍCH CÔNG CỘNG 101 ĐIỆN 101 CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN SÔNG HINH (VSH HSX) 103 CTCP THỦY ĐIỆN THÁC BÀ (TBC HSX) 104 CTCP NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH (NBP – HNX) 105 CÔNG NGHỆ 106 CTCP FPT (FPT – HSX) 108 CTCP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC (CMG – HSX) 109 PHỤ LỤC 1 110 PHỤ LỤC 2 111 Năm 2009 – 2010: giai đoạn chuyển tiếp Hồi phục kinh tế: đáy hình chữ V, chữ U hay chữ W? Trong năm qua, khi bắt đầu có những tín hiệu rằng kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chạm đáy, đã có một làn sóng tranh cãi về mẫu hình hồi phục. Mỗi một mẫu hình được ủng hộ bởi nhiều nhóm học giả có uy tín, các thành viên tư vấn chính sách kỳ cựu các thời kỳ của Mỹ và những ngân hàng đầu tư và công ty tư vấn hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, có một điểm chung, là các mẫu hình này đều thừa nhận kinh tế thế giới đã chạm đáy và bắt đầu hồi phục, chỉ khác nhau ở quan điểm về tốc độ hồi phục. Theo dự báo về tốc độ hồi phục GDP thế giới của World Bank thì tốc độ hồi phục từ đáy có thể đi theo hình một chữ V không đối xứng, do tổ chức này dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại từ cuối năm 2010 do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và các Chính phủ sẽ rút bớt tiền từ các gói kích cầu (như chấm dứt các chính sách hỗ trợ thuế và kết thúc các chương trình chi hỗ trợ cho chính phủ địa phương và chương trình hỗ trợ tạo ra việc làm mới) Nếu việc thắt chặt tiền tệ diễn ra quá sớm và các gói kích cầu bị rút về quá đột ngột, tăng trưởng kinh tế 2011 có thể thấp hơn nhiều so với 2010 và tạo ra một mẫu hình chữ W, nghĩa là kinh tế thế giới lại bị rơi về gần đáy một lần nữa. Do đó, cho đến nay đa số các nước đều tuyên bố vẫn tiếp tục duy trì chính sách kích cầu do e ngại suy thoái kinh tế sẽ trở lại.

pdf113 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 2010 vì nếu có biến động bất thường lớn trong tỷ giá thì có thể lợi nhuận không đạt như kì vọng. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 2.738,6 3.728,7 4.096,8 7.705,0 Lợi nhuận trước thuế 579,9 928,7 954,4 1.707,6 Lợi nhuận sau thuế 571,9 922,3 839,1 1.280,7 Vốn điều lệ 1.101,4 1.321,7 2.105,1 2.105,1 Vốn chủ sở hữu 1.830,4 2.113,8 4.222,5 4.976,9 Tổng tài sản 4.329,9 8.632,9 12.404,8 14.311,0 EPS (VND/cp) 6.192 7.431 6.179 6.083 Giá trị sổ sách (VND/cp) 16.619 15.993 20.058 23.642 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 36,2 9,9 88,1 Tăng trưởng LNST - 61,3 -9,0 52,6 LN gộp /DT 25,8 32,4 30,5 33,0 LN ròng/ DT 20,9 24,7 20,5 16,6 Nợ vay/Tổng TS 32,4 44,7 51,2 48,8 ROE 31,2 43,6 19,9 25,7 ROA 13,2 10,7 6,8 8,9 Cổ tức 32,5* 25,0 25,0 25,0 (* )Công ty chia 14% cổ phiếu năm 2007 Nguồn: PVD, HSX, VDSC databases 98 TỔNG CTCP DỊCH VỤ KĨ THUẬT DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVS - HNX) Dầu khí - Dịch vụ & phân phối và trang thiết bị dầu khí Địa chỉ: Lầu 5, PetroVietnam Tower, Số 1-5 Lê Duẩn, Q1, Tp.HCM Điện thoại: +84 8 39102828 Fax: +84 8 39102929 Website: Email: ptsc.hcm@hcm.vnn.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @31/03/10 (VND) 30.500 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 46.000 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 23.400 Số CP đang lưu hành 200.000.000 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 263.271 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 6.100,0 Trailing P/E (x) 10,2 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 1,7 Quản trị Điều hành Thái Quốc Hiệp, CT.HĐQT Nguyễn Hùng Dũng, TV.HĐQT – TGĐ Nguyễn Hữu Hải, TV.HĐQT Nguyễn Văn Dân, TV.HĐQT Phạm Văn Dũng, TV.HĐQT Phùng Tấn Hà, TV.HĐQT Phạm Việt Anh, TV.HĐQT Hà Duy Tân, TV HĐQT Chu Thị Hiền, TV HĐQT Nguyễn Trần Toàn, P.TGĐ Lê Cự Tân, P.TGĐ Nguyễn Văn Mậu, P.TGĐ Lê Mạnh Cường, P.TGĐ Thông tin doanh nghiệp PVS được thành lập năm 1993, trong đó PVN nắm giữ 51% phần vốn. Công ty gần như độc quyền trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kĩ thuật dầu khí trong nước, với 90% thị phần dịch vụ cho thuê các loại tàu chuyên dụng phục vụ cho hoạt động khai thác. Bên cạnh đó Công ty còn là một trong những nhà thầu lớn trong lĩnh vực cơ khí và cung cấp dịch vụ cảng cho ngành dầu khí. Năm 2009, doanh thu của Công ty tăng 23,5% so với năm 2008 tương ứng đạt 10.705 tỷ đồng. Trong đó, mảng cơ khí có tỷ suất lợi nhuận thấp tăng mạnh trong cơ cấu doanh thu. Vì thế, tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty giảm còn 8,3% so với 10,2% năm 2008. Lợi nhuận trước thuế đạt 675,7 tỷ đồng, tăng 28,2% so với 2008, nhưng do PVS phải đóng một khoản thuế (năm 2008 thuế suất của PVS là 0% nhưng năm 2009 thuế suất là 25%) lên đến 173,9 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế 2009 giảm nhẹ còn 526,1 tỷ đồng. Triển vọng phát triển Với các sản phẩm và dịch vụ hiện có thì PVS là doanh nghiệp có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của PVN trong các năm tới. Hiện Công ty đang sở hữu 20 tàu chuyên dụng, 4 kho nổi (đến tháng 4/2010 sẽ tăng lên thành 5 khi FSO – 5 đi vào hoạt động), và số tàu thuê bên ngoài trung bình từ 45 – 50 chiếc/năm. Do các hợp đồng tàu đều đã có nguồn đầu ra nên doanh thu từ mảng dịch vụ tàu có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Đồng thời PVS đang làm tổng thầu dự án NM nhiệt điện Long Phú với giá trị 1.100 triệu USD, nhà máy Ethanol miền Trung (60 triệu USD), dự án Chim Sáo – Dừa Kí (240 triệu USD), EPCI mỏ Đại Hùng (57 triệu USD). Ngoài ra, Công ty hiện đang sở hữu 6 cảng nằm rải rác trên khắp cả nước với tổng diện tích trên 170 ha, trong đó cảng Vũng Tàu với diện tích 82 ha là cảng chính cung cấp toàn bộ cho các hoạt động về thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam. Năm 2010, với kế hoạch đặt ra của HĐQT là 12.500 tỷ đồng doanh thu và 700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dựa trên quy mô kinh doanh hiện tại, chúng tôi cho rằng PVS có khả năng vượt 5% kế hoạch doanh thu và 12,7% lợi nhuận trước thuế, tương ứng với EPS 2010 khoảng 2.632 VND. Bên cạnh đó nếu tàu FPSO Ruby Princess được bán, có thể đem lại cho Công ty một khoản thu bất thường. Là một doanh nghiệp có doanh thu tương đối ổn định, PVS tương đối thích hợp cho việc đầu tư dài hạn. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý là khoản vay bằng USD của Công ty khá lớn có thể làm cho lợi nhuận giảm khi có những biến động bất thường trong tỷ giá. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 5.775,7 8.671,3 10.705,5 13.125,0 Lợi nhuận trước thuế 317,7 527,1 675,7 789,6 Lợi nhuận sau thuế 319,1 537,2 526,1 592,2 Vốn điều lệ 1.000,0 1.750,0 2.000,0 3.000,0 Vốn chủ sở hữu 1.142,9 2.247,4 3.475,3 4.692,2 Tổng tài sản 4.812,2 7.982,1 12.299,9 13.542,1 EPS (VND/cp) 3.191 4.955 2.985 2.632 Giá trị sổ sách (VND/cp) 11.429 12.842 17.377 15.641 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 50,1 23,5 17,1 Tăng trưởng LNST - 68,3 -2,1 12,6 LN gộp /DT 14,1 10,2 8,3 8,8 LN ròng/ DT 5,5 6,2 4,9 4,5 Nợ vay/Tổng TS 20,5 27,8 n/a 25,4 ROE 27,9 23,9 15,2 12,6 ROA 6,6 6,7 4,3 4,4 Cổ tức 14,0 14,0 15,0 15,0 (*)EPS tương ứng với số lượng cp lưu hành bình quân là 2.250 (cp) Nguồn: PVS, HSX, VDSC databases 99 CTCP KHÍ THẤP ÁP VIỆT NAM (PGD – HSX) Dầu khí - Dịch vụ & phân phối và trang thiết bị dầu khí Địa chỉ: Lầu 4, Tòa nhà Citylight, 45 Võ Thị Sáu, Q1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8 39100614 Fax: +84 8 39100615 Website: www.pvgasd.com.vn Email: pvgas@vnn.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @31/03/10 (VND) 48.500 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 62.000 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 48.500 Số CP đang lưu hành 33.000.000 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 180.792 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 1.600,5 Trailing P/E (x) 8,1 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 3,1 Quản trị Điều hành Phạm Văn Huệ, CT.HĐQT Nguyễn Văn Sơn, PCT.HĐQT – TGĐ Trần Ngọc Trinh, TV.HĐQT Cao Khánh Hưng, TV.HĐQT Đoàn Quang Vinh, TV.HĐQT Đinh Ngọc Huy, P.TGĐ Nguyễn Quang Huy, P.TGĐ Thông tin doanh nghiệp PGD là nhà độc quyền cung cấp các sản phẩm khí thấp áp (một loại nhiên liệu mới có chất lượng tốt cũng như giá cả thấp hơn so với các loại nhiên liệu khác như LPG, dầu FO, than …) cho các hộ tiêu thụ công nghiệp. Tuy chỉ mới thành lập năm 2007, nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty rất hiệu quả: tỷ suất lợi nhuận gộp gấp 3 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Tỷ suất lợi nhuận ROA, ROE lần lượt đạt từ 26% - 37% và 30% - 50%. Năm 2009, Công ty tiêu thụ được khoảng 331 triệu m3 khí, doanh thu tăng 38% so với năm 2008 tương ứng đạt 1.232 tỷ đồng trong đó giá bán tăng đến 19%. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 41,14% xuống 28,99%, nguyên nhân do giá khí đầu vào tăng đến 44,11%. Đồng thời chi phí bán hàng tăng gấp 2,2 lần do PGD phải thuê hệ thống phân phối khí thấp áp giai đoạn 2 với giá 5 tỷ/tháng, kéo theo đó lợi nhuận sau thuế giảm 17% chỉ đạt 197 tỷ đồng. Triển vọng phát triển Hiện nay lượng khí sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được một phần tiêu thụ và nhu cầu sử dụng khí thấp áp có xu hướng tăng nhanh để thay thế cho DO, FO và LPG. Trong năm 2010, PGD dự kiến khởi công hệ thống phân phối khí cho KCN Nhơn Trạch vào quí II/2010. Mức vốn đầu tư cho dự án này khoảng 405,34 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2011 sẽ tiêu thụ khoảng 160 triệu m3 khí. Bên cạnh đó Công ty còn khởi công các dự án nhỏ khác như cung cấp khí thấp áp cho KCN Hiệp Phước - Long Hậu, KCN tại TP.Cần Thơ, và khu vực Bắc Bộ, tổng vốn đầu tư của các dự án này vào khoảng 45,4 tỷ đồng. Năm 2010, Công ty đặt kế hoạch tiêu thụ 400,7 triệu m3, doanh thu tương ứng đạt 1.740,56 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 106,65 tỷ đồng. Với nhu cầu của lượng khách hàng hiện tại tăng khoảng 20% -30%/năm chúng tôi cho rằng PGD có thể đạt kế hoạch đặt ra về sản lượng và doanh thu. Lợi nhuận sau thuế vượt 11,3% kế hoạch đặt ra, tương ứng với mức EPS điều chỉnh là 2.945 đồng. Là một doanh nghiệp trẻ, có vị thế độc quyền thì PGD có thể là một lựa chọn để đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu từ cần lưu ý lựa chọn mức giá hợp phù hợp với thu nhập kì vọng hiện tại. Ngoài ra số lượng khách hàng hiện tại của PGD khá nhỏ chỉ 23 công ty, trong đó Vedan chiếm đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ năm 2009 của Công ty. Bên cạnh đó rủi ro về tỷ suất sinh lợi từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào PVGas sẽ xuất hiện trong năm 2010. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 341,0 893,3 1.232,8 1.740,6 Lợi nhuận trước thuế 90,3 300,6 239,8 158,3 Lợi nhuận sau thuế 65,4 222,9 197,8 118,7 Vốn điều lệ 330,0 330,0 330,0 429,0 Vốn chủ sở hữu 359,8 433,2 510,4 612,6 Tổng tài sản 727,4 627,8 764,8 978,5 EPS* (VND/cp) 1.982 6.754 5.994 2.945 Giá trị sổ sách (VND/cp) 10.901 13.127 15.467 14.280 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 162,0 38,0 41,2 Tăng trưởng LNST - 263,2 -17,1 -39,8 LN gộp /DT 31,6 41,1 29,0 17,1 LN ròng/ DT 19,2 26,6 16,0 6,8 Nợ vay/Tổng TS - - - 12,3 ROE 18,2 53,1 38,6 19,4 ROA 9,0 37,0 25,8 12,1 Cổ tức - 50,0 44,5 20,0 (*) EPS tương ứng với 40,3 triệu cổ phiếu - Công ty phát hành 9,9 triệu cổ phiếu cho CĐHH tỉ lệ 4:1 và CBCNV với giá 10.000 Nguồn: PGD, HSX, VDSC databases 100 TỔNG CTCP DỊCH VỤ TỔNG HỢP DẦU KHÍ (PET – HSX) Dịch vụ - phân phối và trang thiết bị dầu khí Địa chỉ: 12 AB, Thanh Đa, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 8 35566186 Fax: +848 35566027 Website: www.petrosetco.com.vn Email: Petrosetco@hcm.vnn.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @31/03/10 (VND) 25.200 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 34.200 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 14.100 Số CP đang lưu hành 56.014.000 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 601.005 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 1.411,6 Trailing P/E (x) 10,9 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 1,9 Quản trị Điều hành Trịnh Thanh Bình, CT.HĐQT Phùng Tuấn Hà, TV.HĐQT - TGĐ Lê Thuận Khương, TV.HĐQT Nguyễn Sĩ Đàm, TV.HĐQT Hồ Sĩ Long, P.TGĐ Vũ Tiến Dương, P.TGĐ Bùi Anh Dũng, P.TGĐ Nguyễn Xuân Hùng, P.TGĐ Thông tin doanh nghiệp PET được thành lập năm 1996, trong đó PVN nắm 50,16% phần vốn cổ phần. Công ty hiện chiếm trên 90% thị phần dịch vụ cung cấp suất ăn dầu khí. PET cũng là một trong những nhà phân phối hàng đầu lĩnh vực điện thoại và máy tính xách tay cả nuớc với thị phần lần lượt là 30% và 25%. Doanh thu tăng trưởng khá cao trên 41%/năm trong những năm gần đây. Trong năm vừa qua, Công ty đã tham gia góp 51% vốn thành lập nhà máy Bio – Ethanol miền Trung với công suất 100 triệu lít/năm, có vốn đầu tư 1.493 tỷ đồng. Dự kiến dự án đi vào hoạt động vào quí II/2011, doanh thu và lợi nhuận trước thuế hàng năm khi nhà máy hoạt động hết công suất theo ước tính của chúng tôi lần lượt là 880 và 131 tỷ đồng. Doanh thu 2009 của Công ty tăng gần 40% so với 2008, vượt 33% kế hoạch đề ra tương ứng đạt 7.375 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 115 tỷ vượt 29% kế hoạch và tăng 58% so với 2008. Triển vọng phát triển Lĩnh vực viễn thông của Việt Nam trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng khá cao gấp từ 2 -3 lần GDP. Dự báo trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng mạnh đạt từ 18% -25%/năm trong lĩnh vực điện thoại di động và 31% -35%/năm trong lĩnh vực máy tính xách tay, nên đây là cơ hội tốt cho PET mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong năm 2010, Công ty dự kiến sẽ khởi công dự án Petrosetco Tower Thanh Đa với diện tích 19.800 m2. Đây là dự án phức hợp căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê có qui mô 34 tầng với 512 căn hộ, diện tích xây dựng khoảng 105.000 m2. Lãi ròng dự án này theo ước tính thận trọng của chúng tôi khoảng 350 tỷ đồng. Bên cạnh đó từ tháng 3/2010, PET sẽ là nhà phân phối độc quyền sản phẩm PP từ nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất thiết kế 150.000 tấn/năm. Theo ước tính chúng tôi, khi nhà máy này hoạt động hết công suất sẽ đem lại cho Công ty 3.450 tỷ đồng doanh thu và 52 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế mỗi năm. Năm nay, HĐQT Công ty đặt kế hoạch 7.700 tỷ đồng doanh thu và 150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dựa trên hoạt động kinh doanh hiện có chúng tôi cho rằng Công ty có thể vượt 25,4% kế hoạch về doanh thu và 5,3% kế hoạch về lợi nhuận. Là một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khá tốt trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong các năm tới khi dự án BĐS Petrosetco Thanh Đa cho nguồn thu sẽ đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Ngoài ra, Công ty hiện có quỹ đất trên 20.000 m2 tại Vũng Tàu nhưng chưa có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên nhà đầu tư cũng cần lưu ý, theo kế hoạch trong năm 2010, Công ty dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh nên có khả năng pha loãng thu nhập khi lợi nhuận từ các dự án tiềm năng chưa đóng góp nhiều. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 2.514,8 5.286,4 7.375,0 9.661,0 Lợi nhuận trước thuế 52,4 88,3 152,9 158,0 Lợi nhuận sau thuế 52,4 72,6 115,1 126,4 Vốn điều lệ 482,5 490,6 554,7 700,0 Vốn chủ sở hữu 532,1 553,9 735,6 1.059 Tổng tài sản 1.176,9 1.597,7 3.093 3.563 EPS* (VND/cp) 1.965 1.439 2.306 1.900 Giá trị sổ sách (VND/cp) 11.028 11.290 13.261 15.651 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 110,2 39,5 31,0 Tăng trưởng LNST - 38,5 58,5 9,8 LN gộp /DT 8,8 7,3 7,8 7,4 LN ròng/ DT 2,1 1,4 1,6 1,3 Nợ vay/Tổng TS 40,6 47,9 49,0 41,7 ROE 9,8 13,1 15,6 11,9 ROA 4,4 5,5 4,3 3,5 Cổ tức 6,0 10,0 10,0 10,0 (*) EPS đièu chỉnh theo dự kiến của chúng tôi là PET sẽ phát hành tăng vốn vào quí III/2010 Nguồn: PET, HSX, VDSC databases 101 TIỆN ÍCH CÔNG CỘNG ĐIỆN Những nét chính năm 2009 Năm 2009, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, song với những giải pháp linh hoạt, Tập đoàn điện lực (EVN) đã cân đối được tài chính, kết quả là tổng doanh thu đạt 78.451 tỷ đồng và huy động đủ vốn cho đầu tư xây dựng là 47.800 tỷ đồng. Sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN trong năm 2009 đạt 84,8 tỷ kWh vượt 3,6 tỷ kWh so với kế hoạch, trong đó điện do EVN sản xuất đạt 57,1 tỷ kWh vượt 2,2 tỷ kWh so với kế hoạch, điện mua ngoài đạt 27,7 tỷ kWh cao hơn 1,3 tỷ kWh so với kế hoạch. Tổng điện năng thương phẩm của EVN trong năm 2009 đạt 74,8 tỷ kWh tăng 13,4 tỷ kWh so với năm 2008, trong đó điện thương phẩm phục vụ nhu cầu trong nước đạt 74,2 tỷ kWh, điện bình quân trên người dân đạt 867 kWh/người/năm. Trong năm 2009, giá bán điện đã được Chính phủ điều chỉnh tăng 8,9% áp dụng từ 01/03/2009. Việc tăng giá điện không tác động đến lợi nhuận của các nhà máy điện do giá bán điện phụ thuộc vào hợp đồng bán điện của các công ty. Giá bán điện bình quân của EVN năm 2009 đạt 970,8 đồng/kWh cao hơn 29,83 đồng so với kế hoạch. Tổn thất điện năng trong năm qua của EVN ở mức 9,7%. Năm 2009, nhu cầu cần bổ sung công suất sản xuất điện theo kế hoạch là 2.969 MW nhưng kế hoạch đã không thực hiện được do có 5 nhà máy không kịp tiến độ và phải lùi thời gian phát điện sang năm 2010. Như vậy, cuối cùng chỉ có 8 tổ máy được đưa vào vận hành với tổng công suất là 1.644MW đáp ứng 63% kế hoạch bổ sung nguồn điện, đó là: tổ máy 1 nhiệt điện Ô Môn (330MW), tổ máy 1 thủy điện Buôn Kuốp (140MW), tổ máy 2 thủy điện Sông Ba Hạ (110MW), khôi phục tổ máy 2 thủy điện Tuyên Quang (114MW) và nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 (300MW) và 3 tổ máy với tổng công suất là 650MW. Tính tới cuối năm 2009 tổng công suất toàn hệ thống là 13.700MW tăng 14% so với năm 2008. Triển vọng phát triển năm 2010 Trong năm 2010 EVN phấn đấu sản xuất 85,1 tỷ kWh, trong đó điện thương phẩm trong nước là 84,1 tỷ kWh và xuất khẩu đạt 1 tỷ kWh. Tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN phấn đấu đạt 97 tỷ kWh tăng 14,5%, trong đó điện sản xuất là 64 tỷ kWh. Bên cạnh đó, EVN cũng phấn đấu đưa vào 15 tổ máy vào hoạt động với tổng công suất 2.078MW và khởi công 6 dự án điện mới nhằm bổ sung thêm 5.356MW công suất. Nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam được đánh giá là rất lớn kể cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Theo tính toán của EVN, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5%-8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 15 năm tới (đến 2025) nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15%-17% mỗi năm. Giá bán điện vừa mới được chính phủ phê duyệt tăng 6,8% áp dụng từ 01/03/2010. Thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng các doanh nghiệp ngành điện sẽ được hưởng lợi dẫn tới lợi nhuận năm 2010 nhiều khả năng tăng cao. Tuy nhiên thực tế các công ty ngành điện gần như không chịu bất cứ tác động từ việc tăng giá điện, việc tăng giá điện chỉ mang lại lợi nhuận cho 102 các doanh nghiệp trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Dù sao với giá bán điện ở mức mới cũng giúp các công ty ngành điện có cơ sở để đề xuất tăng giá bán điện khi ký hợp đồng bán điện mới cho EVN. Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành điện cũng như với những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2009 và kế hoạch kinh doanh trong năm 2010 của các doanh nghiệp ngành điện thì các nhà đầu tư có quyền kỳ vọng vào mức sinh lợi có được khi đầu tư vào cổ phiếu ngành điện trong thời gian tới. Cơ cấu sản lượng điện Sản lượng điện sản xuất từ năm 2002-2009 Nguồn : VDSC tổng hợp Một số doanh nghiệp trong ngành Mã CK Vốn hóa TT (tỷ VND) DT (tỷ VND) LNST (tỷ VND) ROA (%) ROE (%) EPS (VND) BV (VND) Trailing P/E Forward P/E P/BV 31/03/2010 2009 2009 2009 2009 2009 2010F 2009 2009 2010 31/12/09 VSH 3.093,6 465,8 323,7 12,8 14,6 2.216 1.653 10.717 6,8 9,1 1,4 TBC 1.054,1 209,0 129,7 15,0 16,6 2.043 1.983 12.341 8,1 8,4 1,3 NBP 294,6 509,0 56,6 21,8 31,6 4.398 4.475 13.907 5,2 5,1 1,6 103 CTCP THỦY ĐIỆN VĨNH SƠN SÔNG HINH (VSH- HSX) Tiện ích công cộng – Điện Địa chỉ: 21 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Điện thoại: +84 8 9142012 Fax: +84 8 9142021 Website: www.vshpc.evn.com.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @ 31/03/10 (VND) 15.000 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 44.900 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 15.000 Số CP đang lưu hành 206.241.386 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 748.898 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 3.094 Trailing P/E (2009) (x) 6,8 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 1,4 Quản trị Điều hành Nguyễn Văn Thanh, CT.HĐQT Nguyễn Đức Đối, TV. HĐQT Trịnh Văn Tuấn, TV. HĐQT Nguyễn Việt Thắng, TV. HĐQT Võ Thành Trung, TV. HĐQT Thông tin doanh nghiệp Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh (VSH) bắt đầu hoạt động từ năm 1994. VSH là nhà máy thủy điện lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên. Với uy tín cùng với tình hình tài chính lành mạnh giúp VSH tạo vị thế giành quyền đầu tư vào các dự án thủy điện mới ở miền Trung. Công ty đang vận hành 2 nhà máy thủy điện là Vĩnh Sơn và Sông Hinh với tổng công suất thiết kế 136MW. Với mức bình quân mỗi năm sản xuất khoảng 750 triệu kWh, hiện nay đang chiếm khoảng 1,3% tổng công suất phát điện của EVN và khoảng 1% công suất phát điện của cả nước. Trong năm 2009, hợp đồng bán điện cho EVN đã hết hạn nên công ty chưa ký hợp đồng bán điện mới cho EVN. Trong năm 2009, công ty vượt kế hoạch sản xuất điện khoảng 25% khi đạt sản lượng trên 900 triệu kWh do tích được nhiều nước trong mùa mưa. Mặc dù sản lượng điện khả quan nhưng kết quả kinh doanh thấp hơn năm trước do Công ty chỉ hạch toán doanh thu tạm tính bằng 90% giá bán bình quân năm 2008 (giá điện bình quân năm 2008 là 563 đồng/kWh). Cụ thể, doanh thu năm 2009 là 465,8 tỷ đồng, giảm 17,6 tỷ đồng so với năm 2008 (tương đương giảm 3,7%) và lợi nhuận sau thuế đạt 323,7 tỷ đồng, giảm 12,6% so với năm 2008 (tương đương 47,2 tỷ đồng). 02 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty đạt 67,4 tỷ đồng. Sản lượng điện sản xuất của 2 nhà máy đạt 130,2 triệu KWh. Triển vọng phát triển Là thành viên của EVN, tất cả sản lượng điện đầu ra của VSH luôn được EVN đảm bảo nên kinh doanh có tính ổn định, do đó Công ty chỉ cần tập trung vào việc đầu tư và sản xuất. Quyết định giá bán điện được điều chỉnh tăng 6,8% từ tháng 3/2010 sẽ hỗ trợ việc đàm phán hợp đồng bán điện mới với EVN trong thời gian tới. Về các dự án, Công ty đang khẩn trương xúc tiến 4 dự án thủy điện lớn trong năm 2010 là dự án Vĩnh Sơn 3 công suất là 30MW, vốn đầu tư 660 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2011; Dự án Thượng KonTum công suất 220MW, tổng đầu tư 5.744 tỷ đồng hoàn thành năm 2014; Dự án Vĩnh Sơn 2 công suất 100MW, đầu tư 2.300 tỷ đồng và dự án Đồng Cam 120MW, đầu tư 2.118 tỷ đồng dự kiến hoàn tất năm 2013. Khi 4 dự án này đi vào họat động vào năm 2014, sẽ nâng tổng công suất lên gần 4 lần công suất hiện tại. Dự kiến, VSH sẽ vay ngân hàng 70% tổng vốn đầu tư các dự án, 30% vốn đối ứng còn lại sẽ trích từ khoản tiền mặt hơn 1.000 tỷ đồng đang được gửi tại ngân hàng. Trong ngắn hạn doanh thu và lợi nhuận của Công ty không đột biến, doanh thu dự kiến tăng 4% khi hồ A đi vào hoạt động trong năm 2010. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể kỳ vọng nhiều vào khả năng tăng trưởng trung và dài hạn khi các dự án lớn đi vào hoạt động. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 370,2 483,7 465,8 484,5 Lợi nhuận trước thuế 254,4 369,9 336,4 353,3 Lợi nhuận sau thuế 254,9 370,6 323,7 340,9 Vốn điều lệ 1.374,9 1.374,9 2.062,4 2.062,4 Vốn chủ sở hữu 2.020,9 2.141,1 2.210,3 2.448,2 Tổng tài sản 2.459,4 2.483,3 2.524,0 2.594,1 EPS* (VND/cp) 2.039 2.698 2.216 1.653 Giá trị sổ sách (VND/cp) 14.698 15.572 10.717 11.870 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT (9,6) 30,7 (3,7) 4,0 Tăng trưởng LNST (5,7) 45,4 (12,6) 5,3 LN gộp /DT 10,0 14,3 12,7 12,0 LN ròng/ DT 68,9 76,6 69,5 70,4 Nợ vay/Tổng TS 20,5 15,4 12,7 11,4 ROE 12,6 17,3 14,6 13,9 ROA 10,4 14,9 12,8 13,1 Cổ tức 14,0 18,0 15,0 15,0 Nguồn: VSH, HSX, VDSC databases 104 CTCP THỦY ĐIỆN THÁC BÀ (TBC - HSX) Tiện ích công cộng – Điện Địa chỉ: Thị trấn Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái Điện thoại: +84(0)29884116 Fax: +84(0)29884167 Website: www.thacba.evn.com.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @ 31/03/10 (VND) 16.600 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 30.400 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 16.600 Số CP đang lưu hành 63.500.000 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 78.123 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 1.054 Trailing P/E (2009) (x) 8,1 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 1,3 Quản trị Điều hành Đại Ngọc Giang, CT. HĐQT Nguyễn Quốc Chính, TV. HĐQT- GĐ Nguyễn Xuân Nam, TV. HĐQT - PGĐ Nguyễn Trọng Hiền, TV.HĐQT Vũ Hoàng Chương, TV. HĐQT Thông tin doanh nghiệp Công ty Thủy điện Thác Bà (TBC) bắt đầu hoạt động từ năm 1971. TBC sở hữu 3 tổ máy với tổng công suất là 120MW. Hàng năm Công ty sản xuất khoảng 400 triệu kWh điện. Giá bán điện cho EVN vẫn thực hiện theo hợp đồng cũ là 530 đồng/kWh. Công ty có lợi thế khi sở hữu 1 trong 3 hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất miền Bắc, đem lại thuận lợi trong việc tích nước dự trữ cho mùa khô do đó sản lượng điện hàng năm rất ổn định. Các tổ máy dự kiến sẽ hết khấu hao trong năm 2010 do đó chi phí sản xuất sẽ giảm đáng kể. Trong năm 2009 Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất điện trước gần 2 tháng với sản lượng điện đạt 394 triệu kWh nên doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể so với kế hoạch, nhưng thấp hơn so với năm 2008 do trong năm nay lượng mưa ở miền Bắc thấp. Kết quả doanh thu năm 2009 đạt 209 tỷ đồng giảm 15%, lợi nhuận sau thuế đạt 130 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2008. Triển vọng phát triển Ngành điện có mức độ cạnh tranh thấp. Các doanh nghiệp trong ngành điện nói chung và TBC đều bán điện hết cho EVN nên đầu ra luôn được đảm bảo. Trong năm 2010 TBC sẽ hết hạn hợp đồng bán điện cho EVN, dự báo khả năng giá bán điện của Công ty sẽ được bán với mức giá cao hơn mức cũ do giá bán điện hiện nay của Công ty thấp hơn giá bán điện cho EVN của các công ty cùng ngành. Ngoài ra, với quyết định tăng 6,8% giá bán điện vào tháng 3/2010 tạo mặt bằng mới làm cơ sở cho việc đàm phán hợp đồng bán điện với giá tốt hơn. Dự báo doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 do tình hình thời tiết không tốt, mực nước trong hệ thống hồ chứa ngay từ đầu năm 2010 thấp hơn so với các năm trước cũng như việc Công ty tiến hành triển khai đại tu tổ máy số 3 vào tháng 4/2010 dự kiến hoàn thành sau 1 năm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sản lượng điện sản xuất. Mặc dù đã có phương án sản xuất điện bổ sung cũng như lựa chọn thời gian thấp điểm để tiến hành đại tu, thay thế nhưng việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất điện của công ty. Với nguồn tài chính hàng năm trên 200 tỷ đồng gửi tại ngân hàng, bên cạnh việc đem lại lợi nhuận hàng năm còn giúp Công ty chủ động nguồn vốn khi quyết định đầu tư vào một số dự án ngành điện có tỷ suất sinh lời cao. Hiện nay, Công ty đang xem xét góp vốn nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng với vốn đầu tư là 50 tỷ (tổng vốn đầu tư là 1.265 triệu USD) với công suất 1.200MW. Xét về dài hạn, cổ phiếu TBC có thể được nhà đầu tư xem xét đưa vào danh mục dựa trên tính ổn định trong hoạt động sản xuất cũng như triển vọng trong thời gian tới. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 170,1 244,6 209,0 202,7 Lợi nhuận trước thuế 79,7 178,2 141,5 137,5 Lợi nhuận sau thuế 79,7 162,3 129,7 125,9 Vốn điều lệ 635,0 635,0 635,0 635,0 Vốn chủ sở hữu 705,7 792,2 783,6 820,1 Tổng tài sản 757,3 851,3 863,7 876,7 EPS* (VND/cp) 1.255 2.556 2.043 1.983 Giá trị sổ sách (VND/cp) 11.113 12.476 12.341 12.914 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT 43,4 43,8 (14,6) (3,0) Tăng trưởng LNST 44,0 103,6 (20,1) (2,9) LN gộp /DT 12,3 22,0 17,2 15,8 LN ròng/ DT 46,9 66,4 62,1 62,1 Nợ vay/Tổng TS - - 4,0 3,9 ROE 11,3 20,5 16,6 15,4 ROA 10,5 19,1 15,0 14,4 Cổ tức 9,6 20,0 12,5 14,0 Nguồn: TBC, HSX, VDSC databases 105 CTCP NHIỆT ĐIỆN NINH BÌNH (NBP – HNX) Tiện ích công cộng – Điện Địa chỉ: Phường Thanh Bình, Thị xã Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: +84(0)30210532 Fax: +84(0)30210533 Website: www.nbtpc.com.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @ 31/03/10 (VND) 22.900 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 44.700 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 21.000 Số CP đang lưu hành 12.865.500 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 65.632 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 295 Trailing P/E (2009) (x) 5,2 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 1,6 Quản trị Điều hành Trần Kế Tấn, CT. HĐQT Phạm Ngọc Hòa, TV. HĐQT - TGĐ Nguyễn Quang Việt, TV. HĐQT Đỗ Hoành Khôi, TV. HĐQT Nguyễn Thọ Tiệm, TV. HĐQT Thông tin doanh nghiệp Công ty nhiệt điện Ninh Bình (NBP) thành lập năm 1974. Công ty đang vận hành 4 tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 100MW. Công ty chủ yếu cung cấp điện cho miền Bắc với sản lượng hàng năm trên 700 triệu kWh/năm, chiếm 1% tổng lượng điện sản xuất của ngành điện. Giá bán điện theo hợp đồng của NBP cho EVN là 716 đồng/kWh. Đây là mức giá bán điện khá cao so với các công ty nhiệt điện khác. Do là nhà máy nhiệt điện than nên kết quả kinh doanh của NBP không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên theo mùa mưa và mùa khô như các nhà máy thủy điện mà phụ thuộc vào sự biến động giá nhiên liệu đầu vào. Năm 2010 Nhà máy sẽ khấu hao hết, như vậy từ những năm sau chi phí của Công ty giảm khoảng 30 tỷ đồng mỗi năm. Trong năm 2009, mặc dù NBP phải dừng 2 trong 4 tổ máy (tổng công suất là 50MW) để bảo dưỡng định kỳ nhưng kết quả kinh doanh hết sức khả quan với doanh thu đạt 509 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2008 đạt 124,2% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 57 tỷ đồng tăng 14,7%, đạt 302,6% kế hoạch lợi nhuận. Triển vọng phát triển Nhu cầu về điện năng trong những năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng cao. Cũng như các doanh nghiệp điện hiện nay, toàn bộ điện mà NBP sản xuất đều bán cho EVN nên hoạt động sản xuất mang tính ổn định cao. Trong thời gian tới giá bán than cho các công ty điện sẽ điều chỉnh tăng với mức giá đề xuất mới được tính bằng mức giá than xuất khẩu trừ 10%. So với giá bán trước đó thì đây là một mức tăng đáng kể (than cám tăng trên 100%). Như vậy giá bán điện của NBP cho EVN cũng sẽ được điều chỉnh tăng do biến động giá nhiên liệu đầu vào được phản ánh trong giá bán nên việc tăng giá than không ảnh hưởng nhiều đến tỷ suất lợi nhuận của NBP. Tuy nhiên, Công ty sẽ gặp bất lợi về giá thành so với các công ty thủy điện khác. Trong năm 2010, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 466 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 13 tỷ đồng. Đây là kế hoạch khá thận trọng so với tiềm năng của Công ty. Về tiềm năng dài hạn, NBP được EVN giao quản lý dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 với tổng công suất lắp đặt 600MW gồm 2 tổ máy, tổng mức đầu tư là 756,5 triệu USD, theo kế hoạch dự kiến tổ máy 1 sẽ phát điện vào cuối 2012 và toàn bộ dự án hoàn thành vào năm 2013. Như vậy, khi nhà máy này đi vào hoạt động thì vị thế của Công ty được nâng cao. Với năng lực tài chính khá mạnh, không sử dụng nợ vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty không chịu rủi ro tỷ giá như PPC. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 343,4 452,8 509,0 529,4 Lợi nhuận trước thuế 23,5 68,5 75,4 76,8 Lợi nhuận sau thuế 16,7 49,3 56,6 57,6 Vốn điều lệ 128,7 128,7 128,7 128,7 Vốn chủ sở hữu 128,7 138,5 178,9 228,8 Tổng tài sản 217,5 244,9 259,0 285,9 EPS* (VND/cp) 1.294 3.835 4.398 4.475 Giá trị sổ sách (VND/cp) 10.001 10.768 13.907 17.782 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT 31,9 12,4 4,0 Tăng trưởng LNST 196,3 14,7 1,7 LN gộp /DT 35,5 64,4 55,1 43,3 LN ròng/ DT 4,9 10,9 11,1 10,9 Nợ vay/Tổng TS 71,0 65,9 38,6 32,4 ROE 12,9 35,6 31,6 25,2 ROA 7,7 20,1 21,8 20,1 Cổ tức - 23,0 14,0 14,0 Nguồn: NBP, HSX, VDSC databases 106 CÔNG NGHỆ Những nét chính năm 2009 Một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng ngành công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, là 1 trong 3 thị trường phát triển nhanh nhất khu vực Châu Á – TBD trừ Nhật Bản. Doanh thu từ công nghiệp và dịch vụ CNTT đạt 6,2 tỷ USD tương ứng tăng 18,8% so với 2008. Trong đó lĩnh vực phần cứng và điện tử (IT) chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 75,4% và đạt 4,68 tỷ USD, tăng 14% so với 2008. Lĩnh vực công nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng trưởng trên 30% đạt khoảng 800 triệu USD. Công nghiệp nội dung số đạt 700 triệu USD, tăng 58% so với cùng kì. Cùng với CNTT, viễn thông Việt Nam có mức tăng trưởng cao: trong lĩnh vực điện thoại số thuê bao ước tính đạt 123,1 triệu, tăng 57% so với 2008 (bao gồm 18,3 triệu thuê bao cố định và 104,8 triệu thuê bao di động), lĩnh vực Internet băng thông rộng ước đạt 2,9 triệu thuê bao tăng 44,2% so với 2008. Năm 2009 cũng đã chứng kiến một sự phát triển mới khi công nghệ 3G được triển khai tại Việt Nam, được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh từ năm 2011. Có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp trong ngành. Công nghệ thông tin Việt Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp đủ tiềm lực để phát triển. Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống hai doanh nghiệp đứng đầu là FPT, CMG đã chiếm trên 60% thị phần. Đối với lĩnh vực gia công phần mềm do các doanh nghiệp đều kí hợp đồng với các đối tác nước ngoài nên mức độ cạnh tranh không cao nhưng những doanh nghiệp lớn như FPT, CSC… vẫn chiếm thế độc tôn trong giá trị hợp đồng. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến thời điểm tháng 12/2009 cả nước có 49 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ truy cập Internet. Tuy nhiên có sự phân hóa rõ rệt giữa nhóm các công ty dẫn đầu và các công ty nhóm dưới khi 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu là VNPT, Viettel, FPT chiếm đến 90% thị phần. Riêng thị trường phân phối máy tính và các thiết bị công nghệ viễn thông hiện cạnh tranh khá cao với nhiều doanh nghiệp tham gia như Petrosetco, FPT, CMG,… các công ty phân phối các sản phẩm giá rẻ. Ngành công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây và đạt trên 20%/năm (gấp 2 – 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP). Tuy nhiên do yếu tố đặc thù về con người, quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài nên hiện có khá ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Triển vọng phát triển năm 2010 Tiếp tục tăng trưởng cao và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Ngành Công nghệ Thông tin Viễn thông đã được Chính phủ định hướng trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 – 25%/năm, gấp từ 2 – 3 lần GDP. Về cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông phải bao phủ khắp cả nước, mật độ điện thoại cả nước đạt 32 – 42 máy/100 dân, thuê bao Internet đạt từ 8 -12/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), tỷ lệ sử dụng Internet đạt 25% - 35%, mật độ máy tính cá nhân đạt trên 10 máy/100 dân. Trong lĩnh vực đào tạo, phải đảm bảo đa số người từ bậc trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở, và 30% dân số phải biết ứng dụng và khai thác Internet. Một số lĩnh vực được kì vọng có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2010: - Dịch vụ BOP: theo McKinsey, thị trường BOP toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển và đạt doanh số khoảng 122 – 154 tỷ USD. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tập trung ở 107 các thành phố gia công truyền thống như Bangalore, Thượng Hải… nhưng lại đang đối mặt với chi phí nhân công tăng cao nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra thị trường Việt Nam hiện còn khá hấp dẫn, số doanh nghiệp sử dụng BOP khá thấp chỉ khoảng dưới 20%. - Dịch vụ ERP: trong xu thế hội nhập nhiều doanh nghiệp trong nước có qui mô lớn như Vinamilk, Novagroup, Petrolimex… đã chi hàng triệu USD ứng dụng ERP để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên con số doanh nghiệp sử dụng hiện nay vẫn còn khá nhỏ chiếm chưa đến 10% trong tổng số doanh nghiệp, vì vậy khi kinh tế phục hồi và đòi hỏi sự cạnh tranh sẽ là động lực để doanh nghiệp mạnh tay chi cho ERP. - Dịch vụ 3G: mặc dù mới đưa vào ứng dụng từ cuối năm 2009 nhưng được kì vọng sẽ có nhiều bước tăng trưởng đột phá trong các năm tới. Theo thống kê của Vinaphone, sau 3 tháng tung ra dịch vụ 3G, số thuê bao sử dụng dịch vụ này tăng hơn 500.000 thuê bao mỗi tháng. Hãng nghiên cứu Gardner cho biết năm 2009 lượng điện thoại thông minh bán ra tăng 14% so với 2008 tuy nhiên giá bán hiện giờ vẫn cao nên năm 2010 được xem là tiền đề cho dịch vụ 3G. - Bên cạnh đó một số lĩnh vực cũng được kì vọng trong năm 2010 như Saas, Data center, thanh toán trực tuyến, Internet băng thông di động … Trong dài hạn ngành CNTT tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh mẽ với mục tiêu đến 2015 doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỷ trọng 17% -20% GDP, về lĩnh vực gia công phần mềm phải nằm trong Top 20 của thế giới, phủ sóng thông tin di động phải đạt 70% trong dân cư, mật độ máy tính đạt 25% - 30%.… Năm 2010 ngành công nghệ thông tin truyền thông được kì vọng tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao như trong những năm vừa qua và theo đánh giá của chúng tôi các doanh nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất vẫn chỉ tập trung vào một số công ty đầu ngành như VNPT, Viettel, FPT, CMG… Tốc độ tăng trưởng của ngành CNTT Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp phần mền Nguồn : IDC Nguồn : Bộ TT&TT Một số doanh nghiệp trong ngành Mã CK Vốn hóa TT (tỷ VND) DT (tỷ VND) LNST (tỷ VND) ROA (%) ROE (%) EPS (VND) BV (VND) Trailing P/E Forward P/E P/BV 31/03/2010 2009 2009 2009 2009 2009 2010F 2009 2009 2010 31/12/09 FPT 12.010,0 18.404 1.063 10,2 35,4 7.498 8.991 20.855 11,1 9,3 4,0 CMG 1.396,9 3. 408 123 5,7 16,1 1.942 2.396 12.051 11,3 9,0 1,8 108 CTCP FPT (FPT – HSX) Công nghệ - Phần mềm Địa chỉ: Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84.4)7300 7300 Fax: (84.4)7368 9079 Website: Email: webmaster@.fpt.com.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @ 31/03/10 (VND) 83.500 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 93.000 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 44.900 Số CP đang lưu hành 143.834.976 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 231.909 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 12.010,0 Trailing P/E (x) 11,1 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 4,0 Quản trị Điều hành Trương Gia Bình, CT HĐQT Trương Thị Thanh Thanh, PCT.HĐQT Bùi Quang Ngọc, PCT. HĐQT – CT.UBKS Hoàng Minh Châu, PCT. HĐQT – P.TGĐ Lê Quang Tiến, PCT. HĐQT Đỗ Cao Bảo, TV. HĐQT Hoàng Nam Tiến, TV HĐQT Jonathon Ralph Alexander Waugh, TV.HĐQT Nguyễn Điệp Tùng, TV HĐQT Nguyễn Thành Nam, TV. HĐQT - TGĐ Trương Đình Anh, TV HĐQT – P.TGĐ Phan Đức Trung, P.TGĐ Lê Trung Thành, P.TGĐ Thông tin doanh nghiệp Công ty cổ phần FPT là một trong những tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam. Hiện FPT là công ty số một Việt Nam trên thị trường công nghệ thông tin: đứng đầu thị phần trong lĩnh vực hệ thống thông tin, phần mềm và đứng thứ 2 trong lĩnh vực viễn thông. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông, con người là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đối với FPT số lượng nhân sự cho đến cuối năm 2009 đạt 10.136 người tăng 17,4% so với năm 2008. Bên cạnh đó trong năm 2009, FPT cũng tiếp tục đầu tư vào các dự án bất động sản FPT Đà Nẵng, FPT Láng Hạ, công trình HH 4 – Nam An Khánh, đặc biệt là dự án FPT City tại Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 982 triệu USD, tất cả các dự án đều phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính của Công ty hiện nay. Kết thúc niên độ tài chính 2009, doanh thu của Công ty vẫn tăng 12% so với 2008 và vượt 8% so với kế hoạch tương ứng đạt 18.404 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 18% lên 22% do tỷ trọng đóng góp trong doanh thu của mảng phần mềm, hệ thống thông tin có tỷ suất lợi nhuận gộp cao ngày càng tăng. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 27% so với 2008, tương ứng EPS điều chỉnh đạt 7.498 đồng Triển vọng phát triển Ngành CNTT được dự báo có mức tăng trưởng cao và đạt khoảng 20% - 25%/năm vào 2010, (gấp 2 – 3 lần GDP), với tiềm lực hiện tại thì chúng tôi cho rằng FPT có thể duy trì được mức tăng trưởng cao như trong thời gian vừa qua. Các dự án đầu tư chính của Công ty trong năm 2010 vẫn là các dự án bất động sản đã triển khai trong năm 2009. Với triển vọng phát triển cao, theo ước tính của chúng tôi doanh thu FPT năm 2010 đạt 23.327 tỷ, tăng 24,4% so với 2009, chủ yếu đến từ các lĩnh vực tích hợp hệ thống, phần mềm và viễn thông. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.298 tỷ, tăng 22,2% so với 2009, lợi nhuận tăng trưởng thấp hơn doanh thu là do lĩnh vực thương mại (chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu) và phần mềm có tỷ suất lợi nhuận giảm. Là một doanh nghiệp hàng đầu có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, FPT là cổ phiếu đáng để xem xét đầu tư. Tuy nhiên cần lưu ý, trong tháng 10/2009, FPT đã phát hành thành công 1.800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với tỷ lệ 1: 11.580, và mức giá tại ngày chuyển đổi là 92.025 VND/cp. Mặc dù trái phiếu này có lãi suất chỉ có 7% (khá thấp so với mức lãi suất hiện nay) nhưng với số lượng cổ phiếu được chuyển đổi lên tới 20.884.000 cp có thể gây ra việc loãng giá và ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi cổ phần. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 13.499 16.382 18.404 23.327 Lợi nhuận trước thuế 1.029,0 1.240,1 1.697,5 2.163,9 Lợi nhuận sau thuế 737,5 836,3 1.063 1.298 Vốn điều lệ 923,5 1.411,6 1.438,3 2.421,1 Vốn chủ sở hữu 1.979,4 2.373,5 2.999,5 3.853,5 Tổng tài sản 5.356,1 6.124,8 10.395,4 12.341,5 EPS* (VND/cp) 8.043 5.959 7.498 8.991 Giá trị sổ sách (VND/cp) 21.434 16.815 20.855 15.883 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 21,4 12,3 26,8 Tăng trưởng LNST - 13,4 27,1 22,1 LN gộp /DT 14,5 18,2 22,6 23,8 LN ròng/ DT 5,5 5,1 5,8 5,6 Nợ vay/Tổng TS 24,3 20,2 38,6 34,6 ROE 37,3 35,2 35,4 33,8 ROA 13,8 14,1 10,2 10,5 Cổ tức 36,0 26,0 25,0 25,0 (*)EPS tương đương với 144,4 triệu cổ phiếu Nguồn: FPT, HSX, VDSC databases 109 CTCP TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ CMC (CMG – HSX) Công nghệ - Phần mềm Địa chỉ: Tòa nhà CMC – Lô C1A cụm tiểu thủ CN và CN nhỏ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: (84.4)379 586 68 Fax: (84.4)379 589 89 Website: Email: info@cmc.com.vn Chỉ tiêu cơ bản Giá @ 31/03/10 (VND) 22.000 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 35.000 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 22.000 Số CP đang lưu hành 63.494.269 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 36.635 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 1.396,9 Trailing P/E (x) 11,3 P/BV (BV 31/12/2009 (x) 1,8 Quản trị Điều hành Hà Thế Minh, CT .HĐQT Nguyễn Trung Chính, PCT. HĐQT – TGĐ Vũ Văn Tiền, PCT. HĐQT Hoàng Ngọc Hùng , TV HĐQT – P.TGĐ Nguyễn Hồng Sơn, TV. HĐQT Nguyễn Kim Cương, TV. HĐQT Nguyễn Minh Đức, TV. HĐQT Nguyễn Phước Hải, TV. HĐQT – P.TGĐ Thông tin doanh nghiệp Công ty cổ phần tập đoàn CMC được thành lập năm 1993, hiện là doanh nghiệp đứng thứ 2 về CNTT tại Việt Nam. Mô hình kinh doanh hiện nay của CMC khá tương đồng so với FPT, tuy so với FPT mảng tích hợp hệ thống và phân phối CNTT&TT của CMC nhỏ hơn nhiều nhưng về mặt thương hiệu CMC cũng không kém cạnh. Trong năm 2009, Công ty đã đưa vào sử dụng tòa tháp CMC Tower cao 19 tầng với diện tích khoảng 24.000 m2, bên cạnh đó giai đoạn 1 của dự án hợp tác đầu tư tại KCN Sài Đồng giữa CMC và Hanel cũng đã đưa vào sử dụng với diện tích 8.764 m2. Những dự án này chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và một phần tại CMC Tower sẽ cho thuê. Ngoài ra CMC còn đầu tư vào tòa nhà Tri thức (238 tỷ đồng), dự án PresISP (1,99 tỷ), dự án Point to Point. Kết thúc niên độ tài chính 2009, doanh thu của Công ty tăng 70% so với 2008 và bằng 90% kế hoạch năm, tương ứng đạt 3.408 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 123 tỷ tăng 40% so với 2008 và bằng 95% kế hoạch, EPS tương ứng đạt 1.942 VND. Triển vọng phát triển Ngành CNTT được dự báo có mức tăng trưởng cao và đạt khoảng 20% - 25%/năm vào 2010, (gấp 2 – 3 lần GDP), với vị trí trong ngành cũng như những dự án đã triển khai năm 2009 làm tiền đề cho sự phát triển cho các năm tới thì theo chúng tôi CMC có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn của ngành. Trong năm 2010, dự kiến vốn điều lệ của Công ty được nâng lên 707,4 tỷ đồng từ việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông chiến lược bên ngoài. Dựa trên tiềm lực hiện tại cũng như kế hoạch phát triển của CMG thì theo ước tính của chúng tôi, năm 2010 doanh thu đạt 4.385 tỷ đồng, tăng khoảng 35% so với cùng kì và bằng 85,0% kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 160,9 tỷ, tăng 31,3% so với cùng kì và bằng 99,14% kế hoạch đặt ra. Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS điều chỉnh đạt khoảng 2.396 VND. Là doanh nghiệp lớn trong ngành và cơ hội tăng trưởng khá cao trong lĩnh vực phần mềm, viễn thông thì cổ phiếu CMG có thể là một lựa chọn để đầu tư. Tuy nhiên nhà đầu tư cần lưu ý các lĩnh vực phần mềm và viễn thông hiện Công ty chỉ mới bắt đầu tham gia nên chịu rủi ro tiềm ẩn trong việc quản lý cũng như tìm được chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó CMG phải chịu sự cạnh tranh mạnh từ FPT và các doanh nghiệp khác. Tình hình tài chính Tỷ số tài chính Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F Doanh thu thuần 1.108,1 2.001,2 3.408,6 4.385,2 Lợi nhuận trước thuế 90,0 111,2 148,9 201,1 Lợi nhuận sau thuế 72,6 87,6 123,3 160,9 Vốn điều lệ 340,0 635,4 635,4 707,4 Vốn chủ sở hữu 658,9 671,6 763,5 978,3 Tổng tài sản 969,7 1.668,7 2.166,4 2.550,7 EPS* (VND/cp) 3.246 2.564 1.942 2.396 Giá trị sổ sách (VND/cp) 19.494 10.574 12.051 13.829 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT - 80,6 70,3 28,6 Tăng trưởng LNST - 20,7 40,7 30,5 LN gộp /DT 17,4 14,8 12,6 12,8 LN ròng/ DT 6,5 4,3 3,6 3,7 Nợ vay/Tổng TS 10,8 40,5 50,7 52,3 ROE 11,0 13,0 16,1 16,4 ROA 7,5 5,2 5,7 6,3 Cổ tức 16,7 19,0 10,0 10 Công ty dự tính phát hành cho cổ đông chiến lược và CBCNV 7,2 triệu cổ phiếu (*) EPS tinh theo số cổ phần lưu hành bình quân là 67,2 triệu Nguồn: CMG, HSX, VDSC databases 110 PHỤ LỤC 1 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ • BCTC: báo cáo tài chính • BV (Book Value): Giá trị sổ sách • CPH: cổ phần hóa • CPI (Consumer Price Index) - Chỉ số giá tiêu dùng: là khái niệm đo lường giá cả của các mặt hàng tiêu biểu và thiết yếu cho người tiêu dùng tại một thời điểm cụ thể và so sánh với một giai đoạn làm cơ sở được thay đổi theo thời gian. • CTCP: Công ty cổ phần • DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước • NHNN: Ngân hàng Nhà nước • EPS (Earning per share) – Thu nhập trên mỗi cổ phần • EPS*: Thu nhập trên mỗi cổ phần điều chỉnh theo số lượng cổ phiếu bình quân • FDI (Foreign Direct Invesment) – Đầu tư trực tiếp nước ngoài • GDP (Gross Domestic Product) – Tổng sản phẩm quốc nội • HĐQT: Hội đồng quản trị • IPOs (Initial Public Offerings): Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu • KCN: Khu công nghiệp • PGD: Phòng giao dịch • NĐT: Nhà đầu tư • NH: Ngân hàng • NHTMCP: Ngân hàng Thương mại Cổ phần • NQ ĐHCĐ: Nghị quyết đại hội cổ đông • ODA (Official Development Assistance) – Hỗ trợ phát triển chính thức: là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài với mục tiêu là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư và thường là cho Nhà nước vay • OTC (Over-the-counter): Thị trường chứng khoán phi tập trung • P/BV (Price/ Book Value): Tỷ số thị giá trên giá trị sổ sách. • P/E (Price/ Earning per share): là hệ số giữa thị giá của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu • ROA (Return on Assets): Hệ số thu nhập trên tài sản • ROE (Return on Equity): Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần • TCT: Tổng Công ty • TGĐ: Tổng Giám đốc • TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên • Trailing P/E: P/E tính theo EPS năm 2009 • TTCK: Thị trường Chứng khoán • TTS: Tổng tài sản • Tỷ: trong báo cáo này, nếu không đề cập đơn vị thì được mặc định hiểu là tỷ đồng. • UBND: Ủy ban Nhân dân • VCSH: Vốn chủ sở hữu • VĐL: Vốn điều lệ • WTO (World Trade Organization) – Tổ chức thương mại thế giới 111 PHỤ LỤC 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Bộ Tài chính ( 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 4. Bộ Công nghiệp ( ) 5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ( 6. Bộ Thủy sản ( 7. Bộ Xây dựng ( 8. Bộ Giao thông Vận tải ( 9. Bộ Y tế ( 10. Bộ Bưu chính - Viễn thông ( 11. NHNN Việt Nam ( 12. Tổng cục Hải quan Việt Nam ( 13. Tổng cục Thống kê Việt Nam ( 14. Cơ sở dữ liệu Viện trợ phát triển và Công cụ quản lý viện trợ ( 15. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp ( 16. Ngân hàng Thế giới ( 17. Ủy ban chứng khoán Nhà nước ( ) 18. Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ( 19. Sở GDCK TP.Hồ Chí Minh ( 20. Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( 21. Thời báo Kinh tế Việt Nam ( 22. The Economist Intelligence Unit ( 23. Business Monitor International ( 24. 25. International Finance Corporation ( 112 ĐỘI NGŨ PHÂN TÍCH Tên Phụ trách Số máy lẻ Địa chỉ email Nguyễn Hắc Hải Giám đốc Nghiên cứu và Phân tích 310 hai.nh@vdsc.com.vn Hồ Thị Thanh Huyền Phó Phòng Nghiên cứu và Phân tích 339 huyen.htt@vdsc.com.vn Đoàn Thị Thanh Trúc Trưởng bộ phận Phân tích 343 truc.dtt@vdsc.com.vn Lương Thị Minh Trâm Phân tích cơ bản 342 tram.ltm@vdsc.com.vn Huỳnh Tuần Khánh Phân tích cơ bản 341 khanh.ht@vdsc.com.vn Nguyễn Văn Kiên Phân tích cơ bản 348 kien.nv@vdsc.com.vn Vũ Hoàng Việt Phân tích cơ bản 348 viet.vh@vdsc.com.vn Hồ Quốc Tuấn Kinh tế vĩ mô và Phân tích kỹ thuật CTCP CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT - VDSC Tầng 1-2-3-4, Tòa nhà Viet Dragon, 141 Nguyễn Du - Quận 1 – TP.HCM Tel: (84 8) 6299 2006 Fax : (84 8) 6291 7986 Email: info@vdsc.com.vn Website: www.vdsc.com.vn Chi nhánh Sài Gòn Tầng 4 – 5 Tòa nhà Estar 147 – 149 Võ Văn Tần – Quận 3 – TP.HCM Tel: (84 8) 6299 8599 Fax: (84 8) 6299 2007 Chi nhánh Hà Nội 74 Bà Triệu – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Tel: (84 4) 6288 2006 Fax: (84 4) 6288 2008 Điểm nhận lệnh trực tuyến Sài Gòn 28-30 Huỳnh Thúc Kháng – Quận 1 - TP. HCM Tel: (84 8) 3915 1972 Fax: (84 8) 3914 3150 Điểm nhận lệnh trực tuyến Bình Dương 244 Đại lộ Bình Dương – TX. Thủ Dầu Một – Bình Dương Tel: (84 0650) 383 4264 Fax: (84 0650) 383 4265 Điểm nhận lệnh trực tuyến Nha Trang 50Bis Yersin -TP.Nha Trang Tel: (84 58) 382 0006 Fax: (84 58) 382 0008 Điểm nhận lệnh trực tuyến Đà Nẵng 48 Trần Phú – TP. Đà Nẵng Tel: (84 0511) 386 7084 Fax: (84 0511) 386 7085 Điểm nhận lệnh trực tuyến Cần Thơ 8 Phan Đình Phùng – TP. Cần Thơ Tel: (84 71) 381 7578 Fax: (84 71) 381 7579 113 Bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Các quan điểm và khuyến cáo được trình bày trong bản báo cáo này không tính đến sự khác biệt về mục tiêu, nhu cầu, chiến lược và hoàn cảnh cụ thể của từng nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ý thức có thể có các xung đột lợi ích ảnh hưởng đến tính khách quan của bản báo cáo này. Nhà đầu tư nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. VDSC tuyệt đối không chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hay bất kỳ thiệt hại nào, hay sự kiện bị coi là thiệt hại, đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay ý kiến nào của bản báo cáo này. Toàn bộ các quan điểm thể hiện trong báo cáo này đều là quan điểm cá nhân của người phân tích. Không có bất kỳ một phần thu nhập nào của người phân tích liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các khuyến cáo hay quan điểm cụ thể trong bản cáo cáo này. Thông tin sử dụng trong báo cáo này được VDSC thu thập từ những nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng những thông tin này là hoàn chỉnh hoặc chính xác. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước. Bản báo cáo này được giữ bản quyền và là tài sản của VDSC. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường hợp nào mà không có sự đồng ý của VDSC đều trái luật. Bản quyền thuộc VDSC, 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrienvongTTCKVN2010_15042011_VDSC.pdf
Tài liệu liên quan