Biện chứng của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo - Khoa học công nghệ với mục tiêu công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Biện chứng của quá trình phát triển GD&ĐT & khoa học công nghệ với mục tiêu CNH-HĐH ở VN hiện nay MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I .PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THEO MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM 1.Vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển xã hội ở Việt Nam 2.Thực trạng và nhu cầu về khoa học công nghệ ở Việt Nam. a.Thực trạng của khoa học và công nghệ nước ta hiện nay b. Mâu thuẫn giữa nhu cầu cấp bách phát triển khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH với thực trạng và thực lực còn yếu kém của khoa học công nghệ nước ta hiện nay 3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay II.PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HOÁ , HIỆN ĐẠI HOÁ 1.Vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2. Thực trạng nền giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. 3. Những giải pháp nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nước ta. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc17 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện chứng của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo - Khoa học công nghệ với mục tiêu công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Đối với Các Mác vĩ đại, khoa học là động lực của lịch sử. Quan niệm đó của C.Mác cũng hoàn toàn đúng trong thời đại chúng ta.Ngày nay, khoa học và công nghệ tác động hết sức mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống con người, đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống chính trị và văn hoá của xã hội, đến khả năng quốc phòng và an ninh của mọi quốc gia, đến các quan hệ quốc tế và việc giải quyết vấn đề toàn cầu của thời đại Vai trò này của khoa học và công nghệ lại càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường rút ngắn giai đoạn phát triển để sớm trở thành một xã hội hiện đại. Không ai phủ nhận được vai trò của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia tri thức của con người có hai mức độ: tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận khoa học. Tri thức kinh nghiệm được hinh thành một cách tự phát qua quá trình sống và hoat động của mỗi cá nhân, chỉ phát huy tac dung trong những điều kiện khách quan. Muốn hoạt động có kết quả cao hơn, vươn tơí đỉnh cao của khoa học , trí tuệ ma nhờ đó ,lịch sử loài người mới có những bước tiến diệu kỳ con người phải vươn tới tri thức lý luận , khoa học. Muốn có tri thức lý luận, khoa học thì trước hết phải biết chữ và phải học , nghĩa là phảigiáo dục và đào tạo. Như vây, nói đến vai trò tri thức cững chính là nói dên vai trò của giáo dục và đào tạo. Thực tiễn lịch sử nhất là trong giai đoạn hiện nay đã chứng minh rằng yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của các nước là giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy trong thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá (CNH, HĐH) hiện nay thì Đảng ta xác định : “cùng với giáo dục - đào tạo khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế- xã hội , là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ” biện chứng của quá trình phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở việt nam hiện nay I .phát triển khoa học công nghệ theo mục tiêu công nghiệp hoá ở việt nam 1.Vai trò nền tảng và động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển xã hội ở Việt Nam Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định:Đường lối kinh tế của ta là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá,xây dựng nền kinh té độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nứơc công nghiệp…” và chỉ rõ “phát triển kinh tế, công nghiệp hoá,hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm”.Vì chỉ có bằng con đường CNH, HĐH nước ta mới có thể thoát ra khỏi nghèo nàn ,lạc hậu”.Vậy phải thực hiện CNH, HĐH bằng cách nào? Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp Hành Trung Ương khoá VIII đã xác định rõ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ” khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá”. Đến Đại hội IX của Đảng điều này một lần nữa lại được khẳng định ở tầm chiến lược cao hơn : “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi sự phát triển giáo dục và đào tạo ,khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Mục đích quan trọng nhất của CNH là phát triển sản xuất xã hội trước hết là phát triển lực lượng sản xuất nhằm thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Nền sản xuất xã hội ngày nay gắn liền với những phát minh ,sán chế trong khoa học coong nghệ,nghĩa là luôn đổi mới và hiện đại hoá.Hiện đại hoá nền sản xuất xả hội là nền tảng để thực hiện sự hiện đại hoá toàn bộ đời sống xã hội. Hiện đại hoá trong sản xuất trươc hết là hiện đại hoá trong lực lượng sản xuất.Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố cơ bản:tư liệu sản xuất và con người với những kinh nghiệm,tri thức nghề nghiệp và kĩ năng kĩ xảo.Ngày nay khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp..Trong nền kinh tế tri thức,khoa học đăc biệt là tri thức của một số lĩnh vực khoa học như tin học,điều khiển học,sinh học,…đã trực tiếp gia nhập vào qúa trình sản xuât và dịch vụ của xã hội.Bằng cách này lực lượng sản xuất xã hội sẽ không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia tăng dần tính hiện đại ,tiên tiến. Xu hướng vận động chung của lực lượng sản xuất hiện đại là không ngừng thay thế dần cấc trang thiết bị, các quy trình công nghệ chưa hoàn thiện bằng các trang thiết bị, quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng con đường phát triển khoa học và công nghệ. Như vậy, khoa học và công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại và đó là tiền đề ,là cơ sở hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Khoa học và công nghệ cũng có vai trò to lớn và quyết định trong việc biến đổi yếu tố con người trong lực lượng sản xuất treo chiều hướng hiện đại.Thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tiễn con người được trang bị tri thức lý luận và kinh nghiệm cần thiết để cho họ có thể vận hành tốt và thích nghi với các trang thiết bị hiện đại tiên tiến trong sản xuất,cũng như đủ sức dể giải quyết những phức tạp trong sản xuất và đời sống.Mặt khác do thường xuyên đổi mới trang thiết bị sản xuất và đời sống theo hướng hiện đại đã buộc con người phải thường xuyên học tập,trau dồi kiến thức nghiệp vụ,chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xúât xã hội và để có thể thích ứng với cuộc sống hiện đại. Nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao và được hiện đại hoá. Do đó,với tư cách là những yếu tố nằm trong lực luợng sản xuất,khoa học công nghệ đang có vai trò cực kỳ quan trọng,có tính chất quyết định đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. “CNH, HĐH là quá tình chuyển đổi căn bản,toàn diện các hoạt động sản xuất , kinh doanh,dịch vụ,và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao đọng cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến ,hiện đại,dựạ trên sự phát triển của công nghiệp và Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương khoá VII chỉ rõ tiến bộ khoa học công nghệ,tạo ra năng suất lao động xã hội cao” CNH, HĐH ở nước ta có mục đích và nhiệm vụ trước tiên là phải phát triển sản xuất. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu,để có thể đi vào nền sản xuất hiện đại,chúng ta cần phải tiến hành một quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện tất cả các khoạt động xã hội,trước tiên là hoạt động sản xuất,kinh doanh,dịch vụ từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động có kỹ thuật là chủ yếu, nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội.Để thực hiện thành công bước chuyển đổi căn bản và toàn diện này, không thể không dựa vào sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ.Vai trò động lực của khoa học công nghệ được thể hiện ở những mặt cụ thể sau: Một là, khoa học công nghệ có vai trò quyết định trong quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại,tiên tiến cho nền sản xuất xã hội ,nói riêng,cho tất cấcc ngành kinh tế quốc dân,nói chung. Hai là, khoa học công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo,bồi dưỡng,khai thác và phát huy nguòon lực con người,đặc biẹt là nguồn lực trí tuệ – một nguồn lực to lớn,có tính chất quyết định đối với sự nghiệp CNH,HĐH ở nước ta. Ba là, khoa học công nghệ giữ vai trò động lực trong việc tạo ra môi trường thông tin - một môi trường mới đầy sức mạnh và quyền lực đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng,đối với sự phát triển xã hội nói chung. Bốn là, khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức,quản lý sản xuất,dịch vụ,kinh doanh nhằm mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Năm là, khoa học và công nghệ đóng góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của xã hội. 2.Thực trạng và nhu cầu về khoa học công nghệ ở Việt Nam. a.Thực trạng của khoa học và công nghệ nước ta hiện nay Vai trò cơ sở và động lực của khoa học và công nghệ đối với quá trình CNH,HĐH,đối với sự phát triển xã hội Việt Nam nói chung là đã rõ.uy nhiên đó mới chỉ là mặt lý luận còn mặt thực tế thì sao?qua việc tìm hiểu thực trạng khoa học và công nghệ trong điều kiện nuếoc ta hiện nay và những mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cao về khoa học công nghệ cho CNH,HĐH với thực trạng đó sẽ góp phần nào trả lời được câu hỏi này. Nếu xem xét thực trạng của khoa học công nghệ, thì ngoài khoa học với toàn bộ những tri thức đã có của con người về tự nhiêu, xã hội, và tư duy, còn phải đề cập dến 4 yếu tố cấu thành của công nghệ: trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất; nguồn lực con người; thông tin và tổ chức quản lý.Khoa học cùng với 4 yếu tố của công nghệ tạo thành tổ hợp khoa học –công nghệ làm nền tảng và động lực cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Yếu tố thứ nhất của công nghệ:trang thiết bị máy móc kỹ thuật Xuất phát từ nhiệm vụ quan trọng nhất,quyết định của sự nghiệp CNH,HĐH ở nước tanhư trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã nểua là thay thếnhững trang thiết bị kỹ thuật thủ công bằng trang thiết bị máy móc hiện đại trên qui mô toàn bộ nền kinh tế quốc dân; đẩy mạnh sự phân công lao động và sản xuất hành hoá nhằm tạo ra bước ngoặt trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội;biến đổi cơ cấu nền kinh tế,nhằm đưa nước ta từ một nước nông nghiệp căn bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020…để thấy rằng thực chất của CNH,HĐH ở nước ta chính là sự phát triển công nghệ cao, tiến, phù hợp với một xã hội CNH,HĐH. Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong những năm gần đay thì trình độ công nghệ ở nước ta nhìn chung còn thấp và lạc hậu so với khu vực và thế giới.So với các nước công nghiệp tiên tiến nhất, công nghệ Việt Nam lạc hậu khoảng 50 năm đến 100 năm.xét về trang thiết bị kỹ thuật của nước ta so với các nước trung bình, lạc hậu từ 2-3thế hệ, hoặc từ 5-6 thế hệ tuỳ theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Trình độ phát triển chung của công nghệ nước ta về cơ bản,chỉ mới đạt ở giai đoạn 1 và 2trong 7 giai đoạn người ta phân chia.Bảy giai đoạn hay trình độ phát triển công nghệ đó là: Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu.Hầu hết các trang thiết bị máy móc ở nước ta hiện nay đều nhập từ nước ngoài Giai đoạn 2: Tổ chức hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập.Hạ tầng kinh tế của ta hiện nay nhìn chung vẫn còn quá thiếu thốn về số lượng và không đảm bảo về chất lượng. Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp.Mô hình công nghệ này ở nước ta cũng đã có nhưng chủ yếu mới chỉ tập trung ở những thiết bị,tiện nghi sinh hoạt, tiêu dùng:bưa chính- viễn thông ,ôtô xe máy,vô tuyến,… Giai đoạn 4: Phát triển công nghệ nhờ Lixăng (giấy chứn nhận quyền sở hữu công nghệ đối với các sáng chế đang áp dụng) Giai đoạn 5: Đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai.Thích ứng công nghệ nhập, cải tiến cho phù hợp.Thích ứng công nghệ nhập, cải tiến cho phù hợp . ở nước ta hiện nay ddax có một vai yếu tố trong giai đoạn này như trong lĩnh vực nông nghiệp : lai tạo giống mới ; bước đầu sản xuất những vật liệu mới. Giai đoạn 6 : Xuất khẩu công nghệ trên cơ sở nghiên cứu triên khai . ở nước ta hiện nay chưa đạt đến giai đoạn này. Giai đoạn 7 : Liên tục đổi mới công nghệ dựa trên đầu tư cao về nghiên cứu cơ bản . ở nước ta cũng hoàn toàn chưa có giai đoạn này. Đặc điểm nôi bật của sự phát triển công nghệ hiện nay ở nước ta là tính phức tạp , đan xen, chắp vá. Trong một số lĩnh vực sản xuất, dịch vụ , kinh doanh chúng ta đã có nhập những trang thiết bị rất hiện đại, không thua kém gì nhiều nước trong khu vực , như trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, ta đã có những bước tiến khá dài so với 10 năm: các loại máy vi tin các thế hệ về sau này,sư dụng Internet toàn cầu, diện thoại , điện báo…, một số các máy móc sử dụng trong lĩng vực y tế… Trong khi đó chúng ta vẫn còn sử dụng rất rộng rãi phổ biến các công cụ sản xuất thô sơ lạc hậu, đăc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp. Sự không đồng bộ, chắp vá cũ nát của các trang thiết bị do lâu ngày không được thay thế, đổi mới, và còn do cả sự nhập nội các trang thiết bị cũ đã bị thảI ra từ nước ngoài trong những năm gần đay là nguyên nhân đưa đến sự lãng phí quá lớn các nguồn tài nguuyên thiên nhiên , gây ô nhiễm môi trường, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp… Yếu tố thứ 2 của công nghệ là con người – là nguồn nhân lực. Đó là những người lao động có nghề nghiệp được đào tạo khoa học kỹ thuật. Yếu tố này có thể coi là một thế mạnh của ta. Về mặt số lượng: hiện nay nước ta đứng thứ 13 về quy mô dân số trong hơn 200 nước trên thé giới. Tốc độ tăng dân số ở nước ta cho dến nay vẫn còn khá cao. Số người bổ sung thêm vào lực lượng xã hội hàng năm khoảng 1triệu người, trong khi đó số người hết tuổi lao động hàng năm chỉ bằng khoảng 1/3.Đây vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn của chúng ta trong quá trình CNH,HĐH. Về mặt lý thuyết,quy mô dân số đông,nguồn lao động dòi dào đó chính là sức mạnh của quốc gia,là yếu tố cơ bản để mở rộng sản xuất.Tuy nhiên,trong điều kiện cụ thể của nước ta, do nguồn vốn còn hạn hẹp, công cụ sản xuất lạc hậu, thô sơ, khả năng mở rộng sản xuất còn rất hạn chế,thì nguồn lực lao động tăng nhanh trở thành sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Trình độ phân công lao động thấp kém của một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu đã có ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.Lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tới hơn 70%, số còn alị thuộc các lĩnh vực lao động khác như công nghiệp ,dịch vụ.Điều đáng lo ngại nhất là lực lượng lao động được đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp còn rất thấp.Hiện nay lực lượng lao động giản đơn (92,1%) vẫn chiếm số áp đảo so với lao động trí tuệ (7,9%) Xét về độ tuổi, nhìn chung lực lượng lao động ở nước ta hiện nay được xếp vào loại trẻ,có 54% số người trong tuổi lao động là thanh niên (16-35 tuổi).Lực lượng lao động trẻ có nhiều thuận lợi lớn là sức khoẻ tốt ,năng động,sáng tạo phù hợp với nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.Tuy nhiên ,đội ngũ những người lao động kỹ thuật ,những người có trình độ học vấn cao,họ đang năm những vị trí quan trọng trong sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,trong các cơ quan nghiên cứu khoa học cũng như các trường đại học,cao đẳng,trung học chuyên nghiệp hay các trường dạy nghề đang bị già hoá,trong khi đội ngũ thay thế chưa phát triển kịp. Yếu tố thứ ba của công nghệ hiện đại là thông tin. Trong nhiều năm nay Đảng ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển công nghệ thông tin, coi đó là một trong những mũi nhọn công nghệ phẩi phát triển trước một bước.Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định “Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học” Đối với nước ta lĩnh vực thông tin nói chung ,công nghệ thông tin nói riêng đang rất mới mẻ.Hầu hết các trang thiết bị kỹ thuật của thông tin và công nghệ thông tin hiện đại chúng ta đều nhập từ nước ngoài,tuy rằng chúng ta đang sử dụng những trang thiết bị rất hiện đại. Tuy nhiên xét về nguồn tiềm năng trí tuệ thông tin cũng là một thế mạnh của chúng ta trong tương lai , vì con người Việt Nam có tố chất thông minh nhanh nhạy. Bởi vì một trong những thế mạnh của khoa học công nghệ ngày nay không chỉ là chế tạo , sản xuất ra các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, mà còn được biểu hiện ở kỹ năng vận dụng sử dụng trong thực tiễn. Do đó có thể nói về thực trạng công nghệ, xét theo yếu tố thông tin tuy hiện nay ta mới bắt đầu phát triển hội nhập trong qua trình toan cầu hoá, nhưn đã có những tín hiệu hứa hẹn một tiềm năng lớn, một sự phát triển nhanh chóng trong tương lai. Yếu tố cơ bản thứ tư của công nghệ là tổ chức quản lý.Từ khi đất nươc bước vào đổi mới nước ta đã có bước chuyển từ cơ chế quản lý tập trung hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chê quản lý thị trường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi cơ chế đó đã thực sự đem lại một sức sống mới,một bầu không khí làm ăn mới cho đất nước.ta gặp rất nhiều khó khăn,đặc biệt là về cơ chế quản lý ở cả tầm vi mô lẫn vĩ mô.Chúng ta chưa có được một hệ thống quản lý thông thoáng,đồng bộ,nhất quán; luật pháp lại chưa hoàn thiện,việc thi hành pháp luạt và những quy luật dưới luật chưa nghiêm,chưa công bằng.Vì vậy đã gây khó khăn ,cản trở cho chúng ta trong công tác tổ chức,quản lý,điều hành xã hội nói chung trong việc phát triến sản xuất,kinh doanh và dịch vụ nói riêng.Vấn đề tổ chức ,quản lý vẫn đang là một trong những vấn đề phức tạp, nan giải nhất hạn chế việc khai thác và phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước: nguồn vốn tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đặc biệt nguồn lực con người. b. Mâu thuẫn giữa nhu cầu cấp bách phát triển khoa học và công nghệ nhằm đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH với thực trạng và thực lực còn yếu kém của khoa học công nghệ nước ta hiện nay Việc tìm ra mâu thuẫn và giải quýêt mâu thuẫn luôn là nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự phát triển nói chung.Việc phát hiện ra mâu thuẫn giữa nhu cầu cấp bách của sự phát triển khoa học và công nghệ để đẩy mạnh CNH,HĐH,với thực lực và thực trang khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay có một quan trọng đắc biệt trong việc thực hiện mục tiêu “tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.sau đây là một số mâu thuẫn cơ bản. Một là, mâu thuẫn giữa nhu cầu rất cấp bách ,rát lớn về các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để đẩy mạnh quá trình CNH,HĐH với thực trạng công nghệ còn quá lạc hậu của đất nước ta hiện nay. Các trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất,chế biến,kinh doanh,dịch vụ ở nước ta hiện nay chủ yếu là thủ công hoặc bán cơ giới.Các trang thiết bị hầu hết đã cũ nát,chắo vá,khập khiễng vì vậy mà không thể cho sản phẩm đáp ứng thị trường xuất khẩu, cũng như không thể bảo vệ được môI trường sống.Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của CNH,HĐH là phảI trang bị và trang bị lại kỹ thuật máy móc tiên tiến cho các ngành sản xuất kinh doanh,dịch vụ chủ chốt,đặc biệt ưu tiên các ngành công nghệ cao,công nghệ sạch.Nếu ko có công nghệ cao ,công nghệ sạch chúng ta không thẻ gia nhập được vào thị trường thế giới. Bởi vậy ,việc trang bị và trang bị lại các trang thiết bị may móc cũ, lạc hậu bằng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại của các công nghệ cao,công nghệ sạch là nhu cầu cấp bách dể đảy mạnh quá trình CNH,HĐH,là nhu cầu cấp thiết của sự phát triẻn đaats nước và sự hội nhập toàn cầu. Hai là, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi phải có một cơ sở vật chất -kỹ thuật đủ mạnh và phù hơpp để đưa công nghệ hiện đại vào quá trìnhCNH,HĐH đất nước với thực trạng cơ sở hạ tầng vật chất- kỹ thuật còn quá nhỏ bé lạc hậu,không đồng bộ hiện nay.Các trang thiết bị kỹ thuật càng cao,hiện đại,càng đòi hỏi những điều kiện vật chất,kỹ thuật đi kèm theo nó cũng phảI cao.Bởi vậy phảI chú trọng đến việc nâng cấp,xây dựng lại cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật như nhà xưởng,đường sá,điện nước…nhằm tăng độ bền và hiệu quả sử dụng các trang thiết bị,đồng thời tránh được sự lãng phí lớn. Ba là, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi rất cao về xã hội hoá tri thức khoa học công nghệ để có đủ trình độ tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá,với mặt bằng dân trí hạn chế,đặc biệt là ở vùng nông thôn rộng lớn với 3/4 dân số cả nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của CNH,HĐH là chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp –công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ.Điều này có nghĩa là,con người Việt Nam phải chuyển từ lối sống nông nghiệp là chủ yếu sang lối sống công nghiệp với sự thống trị của những tri thức khoa học công nghệ hiện đại có sự kết hợp chặt chẽ giưa lý luận và thực tiễn,phù hợp với lao động trí tuệ .Trình độ dân trí nước ta hiện nay còn rất thấp,đại bộ phận người lao động chưa được đào tạo đầy đủ gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bởi vậy việc nâng cao trình độ dan trí,bồi dưỡng nhân tài,tăng cường công tác giáo dục và đào tạo chuyên môn,nghiệp vụ,kỹ thuật cho đội ngũ những người lao động để tạo ra một lực lượng lao đọng xã hội cần thiết. Bốn là, mâu thuẫn giữa sự đòi hỏi rát cao về công tác tổ chức, quản lý và thông tin trong sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá thị trường với trình độ,năng lực và kinh nghiệm quản lý còn yéu kém và với trình độ và cơ sở vật chất – kỹ thuật thông tin còn nhiều hạn chế của giai đoạn phát triển ban đầu. Chúng ta vừa mới ra khỏi cơ chế quản lý theo kế hoạch hoá tập trung,hành chính quan liêu bao cấp.Trong khi nhiều tàn dư của cơ chế quản lý cũ chưa thể khắc phục dược hết thì chúng ta lại phải xây dựng một cơ chế quản lý mới: cơ chế thị trường.Công cuộc cải cách hành chính được tiến hành nhiều năm qua đã bước đầu thu được những kết quả khả quan như:giảm các thủ tục nặng nề,rườm rà trong việc xin cấp giấy phép kinh doanh,dịch vụ,thành lập doanh nghiệp…Tuy nhiên cho dến nay trong lĩnh vực tổ chức quản lý,chúng ta còn rất nhiều vấn đề phức tạp,chưa phù hợp với cách thức tổ chức và quản lý của lề lối làm ăn lớn,lối sống công nghiệp hiện đại. Năm là, mâu thuẫn giữa nhu cầu rất lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá với hiện trạng suy thoái và cạn kiệt của các nguồn tài nguyên hiện nay. Nước ta có các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng nhưng trữ lượng không cao.Từ khi tiến hành công nghiệp hoá,để phát triển công nghiệp chúng ta đã tiến hành khai thác đồng thời nhiều loại tài nguyên khoáng sản như than dá,sắt,crômit,apatit…Song do chưa có sự hoàn thiện máy móc,công nghệ khai thác và chế biến nên đã gây nên lãng phí lớn cũng như dể lại nhiều hậu quả xấu.Việc khai thác sử dung bừa bãi đã dẫn đến sự cạn kiệt của rừng và dẫn đến ngập luụt,lũ ống ,lũ quét….Đất đai là nguồn vốn vô giá của nông nghiệp đồng thời là nền tảng của cơ sở hạ tầng để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp…Trong quá trình CNH,HĐH đất đai canh tác bị thu hẹp dần trong khi tốc độ tăng dân số vẫn cao,nhu cầu về lương thực, thực hẩm chỗ ăn ở cũng tăng thêm theo đà sự phát triển dân số.Điều nay đã gây nên sức ép quá lớn lên quá trình CNH,HĐH.Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như nước ngọt,các loại khoáng sản,tài nguyên biển cũng đều đang ở tình trạng suy thoáI và cạn kiệt. 3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay Để có thể đáp ứng được nhu cầu to lớn và bức xúc của công nghiệp hoá,hiện đại hoá,cần phát triển hơn nữa khoa học và công nghệ. Sau đây là một số giải pháp lớn. a. Nhà nước cần nhanh chóng thể chế hoá chủ trương phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng thông qua đổi mới ,hoàn thiện cơ chế,chính sách và biện pháp tạo động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ.Cụ thể là:Tăng tỉ trọng đầu tư từ GDP cho khoa học công nghệ; Xây dựng chính sách huy động đầu tư cho khoa học và công nghệ từ các doanh nghiệp trong nền kinh tế; Đầu tư xây dựng đội ngũ và tạo điều kiện cho các nhà khoa học nhất là các nhà khoa học đầu ngành tận tam đóng góp trí tuệ cho đất nước. b. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường khao học công nghệ.Khoa học và công nghệ sẽ không thể phát triển nhanh được một khi nó không có môi trường thuận lợi,khi sản xuất và đời sống xã hội chưa đòi hỏi bức bách đối với khoa học.Vì vậy phải tạo lập thị trường khoa học và công nghẹ bằng cách khuyến khích đầu tư cho cá công trình có sự liên kết với các doanh nghiệp.Xây dựnh chương trình nghiên cứu và ứng dụng các kết quả của khoa học và công nghệ theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ở các địa phương. c. Nhận thức lại vị trí vai trò cà cơ chế chính sách thích đáng đối với các trường đại học cao đẳng trong việc phát triển khoa học công nghệ,nhà nước cần giao các nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học đồng thời sử dụng triệt để tiềm năng và phát triển đội ngũ lâu dài. d. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm học tập kinh nghiệm ngiên cứu chuyển giao công nghệ của cá nước tiên tiến,trang bị cho các cơ sở nghiên cứu khoa học một mũi nhọn đột phá.Phát triển hệ thống thông tin khoa học –công nghệ. e. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực nghiên cứu,đưa nó trở thành công cụ hữu hiệu và phổ biến trong công tác quản lý khoa học - công nghệ.Có chiến lược phát triển công nghệ thông tin xuất phát từ thực tiễn kinh tế đất nước,chú trọng đào tạo nguồn lực có chất lượng cao cho công nghệ thông tin. f.Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện về tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. ở đây cần chú ý các vấn đề sau: Một là ,đa dạng hoá cơ sở nghiên cứu ,ứng dụng và triển khai hoạt động khoa học và công nghệ. Hai là ,Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học- cao đẳng. Ba là ,đa dạng hoá phương thức xác định nghien cứu,kết hợp giữa cơ chế đặt hàng với đú thầu, dăng ký từ các cơ sở và cá nhân nhà khoa học. Bốn là , Đổi mới cơ chế chính sách giao nhiệm vụ đánh giá nghiệm thu và cơ chế quản lý tài chính cho khoa học ,thay đổi phương thức giao nhiệm vụ giàn trải như hiện nay. Năm là, xây dựng chính sách đào tạo,bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học – công nghệ,quy chế khên thưởng và đãi ngộ ,chế độ tham quan khảo sát,tu nghiệp nước ngoài. Và cuối cùng là xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học,thường xuyên tổ chức ghi nhận những thành quả của cấn bộ khoa học và công nghệ nhằm khuyến khích họ nghiên cứu. II.phát triển giáo dục và đào tạo theo mục tiêu công nghiệp hoá , hiện đại hoá 1.Vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Không ai có thể phủ nhận được vai trò quyết định của tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia,mỗi dân tộc và đối với lịch sử loài người.Nói đến vai trò quyết định của tri thức chính là nói đến vai trò của giáo dục và đào tạo.Vì chỉ thông qua giáo dục và đào tạo con người mới có tri thức lý luận ,tri thức khoa học. Trước hết,giáo dục và đào tạo là một động lực hàng đầu để phát triển kinh tế.Người ta tính rằng nếu phổ cập giáo dục naang lên một bước thì năng suất lao động bình quân tăng 5%.Vì giáo dục tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà bác học ,chuyên gia ,kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế mà nhờ họ mới có thể sáng tạo,tiếp thu kỹ thuật tiên tiến,công nghệ mới, tạo ra những nguyên liệu không có sẵn trong tự nhiên và những hình thức quản lý mới đem đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa,giáo dục đào tạo còn trực tiép quyết định việc nâng cao trình độ học vấn,trình độ khoa học kỹ thuật,tổ chức quản lý,năng lực thực tiễn của những người lao động – lực lưọng quyết định trực tiếp sự phát triển của lịch sử.Giáo dục,đào tạo còn tạo ra nhân cách của con người. Trong thời đại ngày nay cá nước đã và đang phát triển đều nhận thức sau sắc rằng “tri thức là giàu có”.Theo A.Tophlơ,ngày nay,kiến thức chiếm khoảng 80% giá trị sản lượng sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp.Riêng trong ngành công nghiệp vi điện tử,nguyên liệu chỉ chiém từ 1-3% giá thành sản phảm,lao động chiếm 12%,còn lại khoảng 85% kiến thức.( Theo Đỗ Minh Cường,Thời đại và giáo dục,Tạp chí thông tin lý luạn,số1-1992,trang 9) ở giai đoạn đầu của lịch sử,giai đoạn con người “làm rồi mới nghĩ” kinh tế có vai trò quyết định gần như tuyệt đối .Nhưng hiện nay khi thế giới đang bước dần vào nền kinh tế tri thức thì giáo dục ,đào tạo đến lượt nó được xem như là một động lực cho sự phát triển xã hội. Thực tiễn phát triển kinh tế của các nước công nghiệp mới (NICs) đã chỉ ra rằng chất lượng nguồn lực con ngwoif có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CNH,HĐH. Nước ta đang thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH mhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội thì vai trò của giáo dục và đào tạo lại càng trở nên quan trọng. 2. Thực trạng nền giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. a.Những thành tựu đã đạt được. Hơn 50 năm qua, nền giáo dục Việt Nam đã cò những bước tiến đáng kể. Từ chỗ nước có tới 95% số dân mù chữ thì dến nayhơn 90%số dân biết chữ. Đại bộ phận dân số có trình độ từ tiểu học trở lên đã dưa nườc ta trở thành mọt co trình độ học vấn tương đối phát triển..Tùe chỗ nước ta chỉ co 3 trường trung học phổ thôngthì nay đã có được mọt hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh với các ngành học từ bậc mâm non đến đào tạo tién sĩ khoa học,hơn 20.000 trưòng phổ thông các cấp với trên 18 triệu học sinh ,trên 100 trương dại học và cao đăbgr với hơn 360 ngàn sinh viên ,gần 500 trường trung học chuyên nghiệp , dạy nghề, gần 90 cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học.Ngành giáo dục đào tạo trên 70 vạn cán bộ có trình độ đại học,trên 8 ngàn tiến sĩ khoa học va phó tiến sĩ ,trên 3triệu cán bộ trung cấp và công nhân kĩ thuật. Đầu tư cho giáo dục cũng ngày được nâng cao,các trang thết bị giáo dục ngày càng được hiện đại hóa .Trong các kì thi do các nước nước trong khu vực và thế giới tổ chức thi nước ta cũng đạt nhiều giải cao b. Những hạn chế và yếu kém trong phát triển giáo dục o nước ta hiện nay. Đúng như Đảng ta nhận định “Hiện nay sự nghiệp giáo dục - đào tạo đang đứng trước những mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triển nhanh quy mô giáo dục - đào tạo ,vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng yêu cầu còn nhiều hạn chế”.Thành tựu của sự nghiệp giáo dục la không thể phủ nhận được.Tuy nhiên thực trạng giáo dục và đào tạo nước ta còn đặt ra biết bao vấn đề trước những thách thức của thời đại mới. ở nước ta mức đầu tư cho giáo dục còn thấp hơn so voi rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.Kể từ năm 1995 đén nay ,chi phí cho giáo dục vẫn tăng trung bình hàng năm là 1%; tính đến năm 2000, chi phí đó chỉ bằng khoảng 15% tổng số chi tiêu ngân sách quốc gia . Trong khi đó ,ngân sách chi cho giáo dục của Singapo là 22%; của Hàn Quốc là 21%; của Malaixia và Thái Lan chiếm khoảng từ 18 -20%. Chính mức đầu tư thấp này đã dẫn đến tình trạng hàng loạt giáo viên bỏ nghề,đi đôi với việc thiếu giáo viên là cơ sở vật chất nghèo nàn và chất lượng giáo dục thấp. Việc phân bổ kinh phí giáo dục cũng không hợp lí ,trong khi ở vùng nông thôn vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo cơ sở vật chất còn nghèo nàn thì lại ít được đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư còn thấp ,cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo cũng chưa hợp lí .Điều đó được thể hiện ở tỷ lệ giữa đầu tư cho giáo dục phổ thông với đào tạo cao đẳng ,đại học và dạy nghề; tỷ lệ giữa các ngành trong đào tạo đại học. Thêm vào đó sự mất cân đối trong giáo dục - đào tạo còn được thế hiện ở cơ cấu trình độ hiện có của người lao động và cơ cấu ngành nghề đào tạo đội ngũ lao động.Tỷ lệ giữa những người lao động có trình độ cao đẳng ,đại hcọ ,chuyên nghiệp ,công nhân kỹ thuật từ cuối những năm 70 trở lại đây có sự thay đổi đáng kể ,theo hướng số người tốt nghiệp cao đẳng,đại học ngày càng tăng.Tỷ lệ giữa những người có trình độ đại học cao đẳng ,trung học chuyên nghiệp ,công nhân kỹ thuật năm 1989 là 1/1, 6/3,6 Tuy nhiên với một nước chậm phát triển như nước ta,thì tỷ lệ này là bát hợp lý.Thực tế chứng minh rằng ,chúng ta đang thừa những người có trình độ đại học ,nhưng thiếu quá nhiều công nhân kỹ thuật,đặc biệt là công nhân kỹ thuật lành nghề. Cũng như cơ cấu trình độ lao động ,cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng rất bất hợp lý.Theo kết quả điều tra dân số,nước ta có khoảng 77% dân số sống ở nông thôn và hơn 72% lao doọng nông – lâm – ngư nghiệp,song chỉ có 14% tổng số lao động kỹ thuật và hơn 5% tổng số người có trình độ đại học,cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành nông – lâm – ngư nghiệp.Sự bất hợp lý còn thể hiện trong cơ cấu ngành nghề sinh viên đang theo học .Chẳng hạn những năm gần đây,số lượng sinh viên theo học khối ngành luật – kinh tế chiếm tỷ lệ kkhá lớn ,khoảng 42,7%; cá ngành khoa học –kỹ thuật là 15,2%; khoa học cơ bản là 15,5 %;trong khi đó các ngành nông –lâm –ngư nghiệp chỉ có 3,13% và văn hoá nghệ thuật chỉ có 1,3%.Kết quả là chúng ta thừa những cử nhân luạt kinh tế nhưng lại rất thiếu kỹ sư về khoa học –kỹ thuật ,đặc biệt là kỹ sư nông nghiệp . Tất cả tình hình đó dẫn tới chỗ ,sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao,khoảng 50%;số người kiếm được công việc làm đúng ngành nghề đào tạo chưa tới 1/3.Thực tế cho thấy đào tạo đại học đã đánh mất dần chức năng tạo cơ hội việc làm của mình. Việc đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức nhân tài ở nước ta cũng đặt ra những vấn đề đáng quan tâm.Chúng ta đã xây dựng được một lưc lượng trí thức đông đảo nhưng tiếc thay chúng ta đã và đang lãng phí nguồn tài nguyên ấy.Một tác giả đã nhận xét rằng trí thức nước ta chỉ có 10% là sử dụng đúng.Sự lãng phí trí thức ,chất xám thể hiện ở chỗ trí thức bỏ nghề làm việc không đúng chuyên môn , sang các nước phát triển khác để làm việc. Vấn đề chất lượng giáo dục - đào tạo cũng rất đáng lo ngại .Trứơc tình hình khó khăn về kinh phí đầu tư cho giáo dục - đào tạo,trong những năm gần đây Nhà nước ta thực hiện chủ trwong xã hội hoá giáo dục nhằm đa dạng hoá các loại hình giáo dục ,đào tạo vớiphương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.đây là một chủ trương đúng đắn tuy nhiên trong điều kiện kinh tế của đất nước còn có sự chênh lệch giữa các vùng ,nên chủ trương đó chỉ mới phát huy được tác dụng mạnh mẽ ở các thành phố. Bên cạnh đó ,do sự yéu kém của công tác quản lý và do tác động trở bởi mặt trái của cơ chế thị trường ,việc mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo đã dẫn tới tình trạng khó kiểm soát về mặt chất lượng.Có lẽ chưa bao giờ chúng ta bắt gặp nhiều hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực như hiện nay.Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn tác động xấu đến nhân cách của những con người sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.Kết quả là chúng ta đã dào tạo ra không ít những người có bằng cấp ,nhưng trình độ va khả năng thực tế không tương ứng với bằng cấp được nhận. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là việc yếu kém về trình độ năng lực cũng như là đạo đức của một bộ phận giáo viên.Ngày càng có ít những học sinh giỏi đăng kí vào các trường sư phạm làm cho ngành giáo dục thiếu đi những giáo viên trẻ có năng lực lại vừa có phẩm chất yêu nghề hi sinh cho sư nghiệp trồng người cho đất nước. Trên đây là những thưc trang chủ yếu của ngành giáo dục nước ta trong những năm qua.Nguyên nhân của những thực trạng trên là: - Công tác quản lí còn nhiều mặt yếu kém chưa hợp lí - Công tác giáo dục còn nhiều bất cập không sát với thực tế - Công tác kiểm tra quản lí ,đôn đốc chưa được chỉ đạo thường xuyên - Chính phủ và nhà nước chưa có những quyết sách đủ mạnh để coi giáo dục va đào tạo là quốc sách hàng đầu 3. Những giải pháp nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nước ta. a. Phát triển nhanh số lượng đội ngũ và nâng cao trình độ của giáo viên , giảng viên. - Tăng cường đội ngũ giáo viên các cấp tương ứng với phát triển quy mô và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo các cấp. Đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên/ giảng viên cao đẳng và đại học như sau: đảm bảo mức chuẩn về số giáo viên/lớp ở các cấp học phổ thông với cơ cấu đủ, hợp lý đối với tất cả các môn học. - Chuẩn hoá về trình độ và chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp giáo dục phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực. Đến năm 2010 có ít nhất 50% giảng viên cao đẳng , đại học có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trở lên. - Thường xuyên bồi dưỡng , nâng cao và cập nhật kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng sinh viên các trường sư phạm. - Ưu tiên mở rộng quy mô gửi giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài. Mời các giáo sư quốc tế và việt kiều giỏi tham gia giảng dạy và đào tạo giáo viên. - Cải tiến chế độ tiền lương cho giáo viên trên cơ sở đa dạng hoá các nguồn trả lương. Tạo điều kiện sống và môi trường nghiên cứư khoa học thuận lợi cho đội ngũ giáo viên đầu ngầnh ở các cơ sở và ngành nghề trọng điểm. b. Đổi mới chươnng trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy và học. - Cải tiến nội dung giảng dạy và đào tạo theo hướng hiện đại hoá, gắn nhu cầu thực tiễn và trang bị cho người lao động những kiến thức và kỹ năng cơ bản và phương pháp học suốt đời. - Đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm, nâng cao tính chủ động và khả năng tự học, tự nghiên cứư của học viên, giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn. Kết hợp chặt chẽ hơn giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo có sự liên thông giữa các cấp đào tạo. - áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập. Đẩy mạnh việc dạy và học tin học trong các trường phổ thông. - Mở rộng việc dạy và học ngoại ngữ ngay ở các cấp giáo dục phổ thông với trình độ chất lượng ngày càng cao. Mở rộng viêc thí điểm và áp dụng rộng rãi các mô hình trưòng hoặc lớp song nhữ đối với cấp giáo phổ thông. c. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật và chất lượng đào tạo cho các cơ sở giáo dục- đào tạo. - Đầu tư nâng cấp và đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống giáo dục phổ thông, trước hết để tất cả các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo tiền đề kiến thức vững vàng cho đào tạo nghề nghiệp. - Đầu tư nâng cấp để tạo được một số cơ sở trọng điểm đào tạo bậc đại học, sau đại học và dạy nghề đáp ứng được những yêu cầu mới nhất của khoa học và công nghệ trong nước có trình độ tương đương với các nước trong khu vực, trong đó chú trọng đầu tư cho hệ thống đào tạo kỹ thuật công nghệ thực hành. - Ban hành tiêu chuẩn quôc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và chương trình đào tạo cho từng cấp và nhóm ngành theo trình độ của khu vực và thế giới. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện những tiêu chuẩn này. - Có cơ chế tín dụng đàu tư hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng trường lớp và trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho các trung tâm và cơ sở dạy nghề xã hội. - Trên cơ sở đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, tăng số lượng xuất bản và cải tiến việc cung cấp sách giáo khoa, tài liệu học tập và các trang thiêt bị, phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học… cho học sinh, sinh viên. d. Nhà nước cần xây dựng một hệ thống những chích sách kinh tế , xã hội đồng bộ nhằm vào định hướng nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài cho đất nước,trước hết cần giải quyết những vấn đề sau đây: - Xây dựng chính sách tiền lương ,phụ cấp ,tiền thưởng và đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ giáo viên ,trí thức ,những nhà khoa học để khuyến khích họ tiếp tục cống hiến cho đất nước . - Xây dựng những chích sách quy định nhằm nâng cao chất lượng của công tác giáo dục,chuẩn hoá hệ thống giáo viên , tham khảo nghiêm túc mức chuẩn hoá quốc tế. - Khẩn trương xây dựng những quy dịnh cụ thể ,những cơ chế thích hợp để đánh giá đúng châta lượng của học sinh ở tát cả các cấp.Kiên quyết không vì lí do bảo đảm số lượng mà hạ chuẩn như đã xảy ra trong nững năm vừa qua. - Cần có những chính sách cụ thể nhằm mở rộng loại hình đào tảôtng nứoc và ngoài nước.Việc đào tạo trong nước cần phải được mở rộng quy mô ,hình thức để ai co nhu cầu học tập với những điều kiện khác nhau đều được học hành.co như vậy thì mặ bằng dân trí của đát nước nới được nâng cao. - Xây dựng hệ thống các chính sách ,cơ chế nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ , có hiệu quả giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ.Có như vậy động lực cho chất xám mới được tăng cường. Kết luận Từ một số vấn đề liên quan đến việc phát triển khoa học và cộng nghệ cũng như của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay trên đây, chúng ta thấy việc phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là nhu cầu cấp bách của Đảng, Nhà nước cũng như của toàn dân ta hiện nay. Phát triển khoa học và công nghệ, chúng ta mới có thể nắm bắt, triển khai, ứng dụng kịp thời được những thành tựu khoa học, công nghệ vào nền sản xuất xã hội , từng bước hiện đại hoá sản xuất xã hội cũng như toàn bộ đời sống xã hội .Phát triển giáo dục và đào tạo là nhằm từng bước xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn lực con người đủ trình độ phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế,chính trị ,xã hội trong thời đại mới. Phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo chính là những “quốc sách hàng đầu” để tiến hành thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO 1. Giáo trình Triết học Mác–Lênin ,nhà xuất bản Chính trị quốc gia ,Hà Nội 2003. 2. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin ,nhà xuất bản chính trị quốc gia ,Hà Nội 2005 . 3. Đảng Cộng sản Việt Nam :Văn kiện dại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,VIII ,IX.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,Hà Nội . 4. Khoa học và công nghệ với phát triển nguồn nhân lực, nhà xuất bản Khoa học và xã hội , 2002 . Công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ,lí luận và thực tiễn.nhà xuất bản Chính trị quốc gia,Hà Nội, 2000 . 6. Các mác và Ănggen toàn tập, tập 4, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội,1999 . 7. Tạp chí Triết học,số 3 1994 . 8.Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 3 năm 1999 . Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60558.DOC
Tài liệu liên quan