Biển hiệu - Bản chất và mối quan hệ với quyền sở hữu nhãn hiệu và tên thương mại

Nhãn hiệu, tên thương mại không được trùng hoặc tương tự với biển hiệu: Giải thích rõ quyền của người thứ ba trong quá trình xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tại Điều 112 Luật SHTT năm 20055, cụ thể: Chủ sở hữu biển hiệu có quyền yêu cầu hủy đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu xác lập sau với điều kiện biển hiệu đạt được sự nổi tiếng trên toàn lãnh thổ hoặc việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu có dấu hiệu gây nhầm lẫn với nội dung biển hiệu đã tồn tại trước; trừ trường hợp việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu ngay tình. Cho phép sử dụng biển hiệu cho chi nhánh, vì một chủ thể kinh doanh được quyền có nhiều biển hiệu ở nhiều địa phương khác nhau. Vì việc sử dụng và khai thác biển hiệu không chỉ nhằm mục đích công bố ra công chúng về sự tồn tại mà còn là sự quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Không quảng cáo trên biển hiệu. Xét về bản chất, biển hiệu là dấu hiệu dùng phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng phạm vi khu vực kinh doanh, vì thế nội dung trên biển hiệu chỉ được thể hiện các thông tin cần thiết về chủ thể kinh doanh. Mở rộng quyền của chủ sở hữu biển hiệu. Có thể công nhận quyền sở hữu biển hiệu là quyền tài sản. Có thể bổ sung quy định cho phép chủ sở hữu thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu biển hiệu. Chế tài vi phạm biển hiệu: chủ sở hữu biển hiệu có quyền yêu cầu bồi thường nếu việc sử dụng biển hiệu khi chưa có sự đồng ý hoặc việc sử dụng gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh6. Về mặt lý luận, việc phân biệt rõ ràng giữa các quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại với biển hiệu sẽ giúp cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn khác dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trong tương lai. Bên cạnh đó, việc thừa nhận quyền sở hữu biển hiệu làm tăng thêm giá trị tài sản vô hình của các chủ thể kinh doanh, cũng như quyền ngăn cấm việc sử dụng gây nhầm lẫn đối với các dấu hiệu trình bày trên biển hiệu

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biển hiệu - Bản chất và mối quan hệ với quyền sở hữu nhãn hiệu và tên thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÏÍN HIÏåU - BAÃN CHÊËT VAÂ MÖËI QUAN HÏå VÚÁI QUYÏÌN SÚÃ HÛÄU NHAÄN HIÏåU VAÂ TÏN THÛÚNG MAÅI TrầN Lê ĐăNg PhươNg* 1. Pháp luật thực định về biển hiệu Giống như tên thương mại, biển hiệu trong thực tế là yếu tố cấu thành sản nghiệp thương mại và có chức năng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Biển hiệu trước tiên là một dấu hiệu phải được thể hiện ra bên ngoài và nhìn thấy được. Vì thế, một biển hiệu chỉ được đặt tại trụ sở doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau: Tính hợp pháp: Pháp luật Việt Nam quy định các điều kiện theo đó một dấu hiệu có thể được công nhận là biển hiệu khi đáp ứng các yêu cầu về nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012, cụ thể phải có “Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; và địa chỉ, điện thoại”. Bên cạnh đó, pháp luật không thừa nhận xác lập quyền đối với việc sử dụng thực tế biển hiệu. Vì thế, việc lựa chọn một biển hiệu không được trái với các quy định của pháp luật, cụ thể là đảm bảo tính mỹ quan. Một biển hiệu được công nhận là tồn tại hợp pháp chỉ khi được treo tại trụ sở của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật chưa đề cập đến nội dung biển hiệu không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong kinh 19 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * TS. Đại học An Giang. Biển hiệu trong kinh doanh đóng vai trò truyền tải thông tin về chủ thể kinh doanh ra công chúng, hay nói cách khác, chỉ đích danh chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý về hoạt động sản xuất kinh doanh có trụ sở hoạt động gắn biển hiệu. Bên cạnh đó, biển hiệu còn đóng vai trò thông tin nên chủ thể kinh doanh cố gắng tận dụng lợi thế này để truyền tải tất cả thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà họ đang kinh doanh, nhưng từ đó có thể phát sinh những tình huống vi phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại hoặc nhãn hiệu hàng hóa. doanh nói riêng và trật tự xã hội nói chung. Ví dụ, một cửa hiệu kinh doanh thực phẩm chức năng sử dụng dấu chữ thập quy ước cho các sản phẩm dược, việc sử dụng này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, vì họ tin rằng chủ thể này đang kinh doanh sản phẩm có khả năng chữa được bệnh; hoặc nội dung biển hiệu có dấu hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu hàng hóa đã tồn tại trước đó. Tính phân biệt: Biển hiệu thể hiện thông tin phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và cùng khu vực kinh doanh với nhau. Hơn nữa, nội dung biển hiệu phải thể hiện được sự phân biệt với chính chủ thể kinh doanh, có nghĩa là không được thể hiện các từ ngữ miêu tả, khẳng định vị thế của chính chủ thể kinh doanh. Quy định của Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 đã thu hẹp nội dung của khoản 3 Điều 23 Nghị định số 103/2009 của Chính phủ ngày 6/11/2009 ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, cụ thể một biển hiệu chỉ được thể hiện tên đầy đủ của chủ thể kinh doanh đã đăng ký và thông tin liên hệ (địa chỉ và số điện thoại). Với quy định này, Luật Quảng cáo năm 2012 tạo được sự phân biệt giữa nội dung quảng cáo và sự tồn tại về mặt pháp lý của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, thông tin về địa chỉ thể hiện trên biển hiệu, theo chúng tôi là nội dung không cần thiết. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/11/2009 ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, việc sử dụng biển hiệu chỉ được xem là hợp pháp khi được treo ngay trụ sở của chủ thể kinh doanh. Còn theo khoản 4 Điều 17 Luật Quảng cáo năm 2012, biển hiệu được hiểu là phương tiện quảng cáo và vô hình trung được sử dụng không chỉ tại trụ sở của chủ thể kinh doanh, mà còn được khai thác ở những phạm vi địa lý khác. Như vậy, quy định về nội dung biển hiệu trong Luật Quảng cáo năm 2012 có sự mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn này có thể tạo ra những hệ lụy trong công tác quản lý hoạt động quảng cáo, cũng như khai thác quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với biển hiệu. 2. Mối quan hệ giữa biển hiệu với quyền sở hữu nhãn hiệu và tên thương mại Biển hiệu với tên thương mại: Theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” và có thể được thể hiện trong biển hiệu (theo khoản 6 Điều 124 Luật SHTT). Nhưng, Luật SHTT năm 2005 lại không có điều khoản nào định nghĩa về biển hiệu. Bên cạnh đó, Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 có ghi nhận, biển hiệu chỉ được thể hiện tên của cơ sở sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quy định này có thể hình dung tên thương mại và biển hiệu có những đặc điểm pháp lý gần giống nhau: Thứ nhất, nội dung biển hiệu và tên thương mại đều phải là các đối tượng hợp pháp, có nghĩa là tên của chủ thể kinh doanh phải được đăng ký trước. Thứ hai, cả hai đối tượng đều thể hiện tên gọi của chủ thể trong giao dịch kinh 20 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Điều 34. Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh 1) Biển hiệu phải có các nội dung sau: b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; doanh nhằm hướng đến sự phân biệt với các chủ thể khác. Thứ ba, một chủ thể kinh doanh không được sử dụng hơn một tên thương mại hoặc biển hiệu. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Quảng cáo năm 2012, biển hiệu phải thể hiện tên của chủ thể kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền1. Tuy nhiên, pháp luật không quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có tên thương mại và quyền sở hữu tên thương mại chỉ phát sinh dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp2, ngược lại pháp luật quy định bắt buộc mỗi chủ thể kinh doanh phải gắn biển hiệu trước trụ sở kinh doanh (Điều 32 Nghị định số 155/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư). Tên thương mại được công nhận là quyền sở hữu công nghiệp, yếu tố cấu thành sản nghiệp thương mại, ngược lại biển hiệu chỉ là công cụ thể hiện tài sản đó ra bên ngoài đối với công chúng, mặc dù biển hiệu cũng đóng vai trò thu hút khách hàng và thể hiện sự phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực hoặc cùng phạm vi; hơn nữa, phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại được Luật SHTT năm 2005 khẳng định một cách rõ ràng trong phạm vi khu vực kinh doanh và trong lĩnh vực kinh doanh3, ngược lại pháp luật quảng cáo không đề cập phạm vi bảo hộ đối với biển hiệu. Như vậy, trong trường hợp một chủ thể sử dụng biển hiệu có chứa đựng tên thương mại vượt ra khỏi khu vực kinh doanh có quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng hoặc khai thác tên thương mại trùng hoặc tương tự không? Đây là vấn đề mà pháp luật về quảng cáo và SHTT chưa đề cập đến. Về nguyên tắc, chủ sở hữu tên thương mại có quyền yêu cầu chấm dứt việc sử dụng tên thương mại hoặc khởi kiện ra tòa án khi chưa có sự đồng ý của họ. Biển hiệu với nhãn hiệu hàng hóa : Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, nhãn hiệu có vai trò là thông tin về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mà nó thể hiện. Ngược lại, biển hiệu thể hiện sự tồn tại của chủ thể kinh doanh được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một chủ thể có thể sử dụng tên cùng một đối tượng là tên doanh nghiệp, tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa. Hơn nữa, pháp luật Việt Nam không cấm việc dùng các dấu hiệu cấu thành biển hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, vì nhãn hiệu không yêu cầu phải có tính mới như một số quyền sở hữu công nghiệp khác. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa có thể được thể hiện trên biển hiệu; việc phân biệt các đối tượng quyền SHTT là không quá khó khăn đối với chủ thể trong kinh doanh; ngược lại đối với người tiêu dùng, việc phân biệt các đối tượng này không phải là dễ dàng. Luật SHTT năm 2005 thừa nhận phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ, vì thế việc khai thác và bảo hộ nhãn hiệu được công nhận ở phạm vi tương xứng. Ngược lại, một biển hiệu chỉ được thừa nhận trong khu vực kinh doanh nhất định, cụ thể là địa phương nơi có trụ sở của chủ thể thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này có thể hình dung trong thực tế một sản phẩm mang nhãn hiệu A (đồng thời là tên thương mại, tên doanh nghiệp) 21 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 2 Điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT năm 2005. 3 Khoản 21 Điều 4 Luật SHTT năm 2005. được ghi trên biển hiệu và treo nhiều nơi trên toàn quốc. Vậy, trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định đối tượng thể hiện trên biển hiệu thuộc loại nào. Giả sử tại một địa phương T, một chủ thể sử dụng biển hiệu cùng là tên A nhằm mục đích phân biệt chủ thể kinh doanh, trong trường hợp này chủ sở hữu nhãn hiệu A có quyền ngăn cấm việc sử dụng và khai thác dấu hiệu A hay không? Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền khởi kiện nếu việc sử dụng nhằm kinh doanh sản phẩm trùng hoặc tương tự; ngược lại chủ sở hữu dấu hiệu A không thể ngăn cấm người khác sử dụng biển hiệu, vì phạm vi bảo hộ của biển hiệu chỉ trong phạm vi địa phương doanh nghiệp có trụ sở. Xét về bản chất, việc sử dụng biển hiệu cũng có thể nhằm mục đích tiêu thụ sản phẩm, ngay cả khi trên nội dung biển hiệu không thể hiện những thông tin sản phẩm kinh doanh, bởi lẽ người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm thông qua các dấu hiệu chỉ chủ thể kinh doanh. Sử dụng biển hiệu trước khi một nhãn hiệu hàng hóa có dấu hiệu tương tự hoặc trùng được xác lập: Quy định của pháp luật về quyền SHTT không cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu được xác lập sau có quyền ngăn cấm việc khai thác biển hiệu đã tồn tại trước. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là một khi biển hiệu của doanh nghiệp được khai thác và đạt đến mức độ nổi tiếng vượt ra khỏi phạm vi khu vực kinh doanh đã đăng ký, có thể trở thành biển hiệu nổi tiếng trong toàn lãnh thổ, việc một chủ thể khác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có các yếu tố trùng hoặc tương tự với biển hiệu nổi tiếng sẽ dễ gây nhầm lẫn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Hơn nữa, trong trường hợp này có thể xem việc đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích lợi dụng sự nổi tiếng của dấu hiệu đã tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, pháp luật chưa công nhận việc xác lập quyền sở hữu đối với biển hiệu, nên chủ thể có biển hiệu khó có căn cứ khởi kiện chủ thể khác có hành vi sử dụng các nội dung trên biển hiệu của họ. Sử dụng biển hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hóa đã được xác lập trước: Tất nhiên việc sử dụng biển hiệu chỉ được thực hiện trong phạm vi khu vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Hơn nữa, biển hiệu nhằm phân biệt các chủ thể kinh doanh với nhau; ngược lại nhãn hiệu là dấu hiệu phân biệt hàng hóa của chủ thể này với chủ thể khác. Như vậy, trong chừng mực nhất định, việc sử dụng biển hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu có thể không phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hơn nữa, quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo năm 2012 công nhận biển hiệu chỉ là một phương tiện quảng cáo, quy định này vô hình trung cho phép một chủ thể bất kỳ có quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể khác nhằm mục tiêu thu hút khách hàng. Bởi lẽ, theo giải thích tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012, nội dung biển hiệu trong trường hợp này nhằm mục đích thông báo ra công chúng việc kinh doanh các sản phẩm có thể của chính chủ thể kinh doanh hoặc sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu của chủ thể khác. Ví dụ, một chủ thể sử dụng biển hiệu với các yếu tố thể hiện việc kinh doanh các sản phẩm điện thoại APPLE, việc trình bày biển hiệu trong trường hợp này phát sinh các tình huống pháp lý sau: Thứ nhất, ngay trong cửa hàng có bán điện thoại của APPLE và rõ ràng đây không phải là hành vi xâm phạm nhãn hiệu của APPLE, vì nội dung của biển hiệu nhằm thông báo với công chúng là cửa hàng có bán sản phẩm của APPLE. 22 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Thứ hai, cửa hàng không có bán các sản phẩm của hãng APPLE hoặc đã từng kinh doanh sản phẩm của APPLE, việc sử dụng nội dung biển hiệu này nhằm mục tiêu thu hút khách hàng, những người có nhu cầu sử dụng điện thoại nói chung. Cả hai tình huống pháp lý trên đều sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể khác vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, trong tình huống thứ nhất, nếu ngoài việc kinh doanh sản phẩm của APPLE, cửa hàng còn bán nhiều loại điện thoại khác, hành vi sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp này có thể xem là hợp pháp. Ngược lại, trong tình huống thứ hai, chủ sở hữu nhãn hiệu phải chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Luật SHTT năm 2005 cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu khởi kiện hành vi sử dụng các dấu hiệu tương tự hoặc trùng với nhãn hiệu đã đăng ký và xem việc sử dụng bất hợp pháp này là hành vi cạnh tranh không lành mạnh4. Ngược lại, pháp luật thực định không quy định việc sử dụng các dấu hiệu tương tự hoặc trùng với biển hiệu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mặc dù việc sử dụng các dấu hiệu trên biển hiệu của chủ thể khác cũng nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Như vậy, rõ ràng nhãn hiệu hàng hóa nhằm mục đích phân biệt sản phẩm dịch vụ của các chủ thể khác nhau; tên thương mại và biển hiệu nhằm phân biệt chủ thể kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tên thương mại và biển hiệu có thể là dấu hiệu dùng phân biệt sản phẩm dịch vụ và có chức năng thu hút khách hàng, nghĩa là hai đối tượng này đóng vai trò của nhãn hiệu hàng hóa. 3. Một số kiến nghị Thực tế tồn tại các quy định không thống nhất về nội dung biển hiệu là tiền đề phát sinh các tình huống tranh chấp trong tương lai với một số quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa; hoặc việc sử dụng biểu hiện có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì thế, cần thiết phải bổ sung một số quy định điều chỉnh việc xác lập và sử dụng biển hiệu, cụ thể như sau: Căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với biển hiệu: Theo quy định của pháp luật thực định, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có biển hiệu riêng và phân biệt với các chủ thể khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh. Chủ thể kinh doanh chỉ được quyền khai thác biển hiệu khi đã hoàn tất các thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, một biển hiệu sau khi đăng ký và đưa vào khai thác thương mại có thể được người tiêu dùng thừa nhận như là dấu hiệu có chức năng phân biệt với nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, biển hiệu trở thành một yếu tố cấu thành sản nghiệp thương mại. Vì thế, pháp luật Việt Nam cần bổ sung quy định về quyền sở hữu biển hiệu bao gồm các yếu tố thể hiện trên biển hiệu, vì chính các dấu hiệu này là yếu tố giúp khách hàng dễ dàng nhận dạng và phân biệt với các dấu hiệu của chủ thể khác. Nội dung thể hiện trên biển hiệu: Pháp luật SHTT cần bổ sung quy định giải quyết xung đột giữa các quyền sở hữu công nghiệp và biển hiệu. Theo đó, cần xác định lại nội dung được thể hiện trên biển hiệu, chẳng hạn như chủ thể kinh doanh chỉ có quyền giới thiệu về tên riêng hoặc tên thương mại trên 23 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Điều 129 và Điều 130 Luật SHTT năm 2005. biển hiệu. Nội dung của một biển hiệu phải đảm bảo tính phân biệt và hợp pháp: Thứ nhất, biển hiệu không được dùng các dấu hiệu mang tính chất mô tả, hoặc từ ngữ thông thường chỉ hàng hóa dịch vụ kinh doanh. Như vậy, nội dung thể hiện trên biển hiệu phải thể hiện được sự phân biệt với sản phẩm dịch vụ mà chủ thể đang kinh doanh. Thứ hai, dấu hiệu dùng đăng ký biển hiệu phải không trùng hoặc tương tự với biển hiệu đã được khai thác cho cùng loại sản phẩm dịch vụ trong cùng phạm vi khu vực kinh doanh và không được trùng hoặc tương tự với tên thương mại và nhãn hiệu hàng hóa của chủ thể khác. Việc bổ sung quy định này nhằm ngăn ngừa việc lợi dụng các yếu tố màu sắc đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hoặc được sử dụng dưới danh nghĩa tên thương mại của chủ thể khác nhằm mục đích thu hút khách hàng. Nhãn hiệu, tên thương mại không được trùng hoặc tương tự với biển hiệu: Giải thích rõ quyền của người thứ ba trong quá trình xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tại Điều 112 Luật SHTT năm 20055, cụ thể: Chủ sở hữu biển hiệu có quyền yêu cầu hủy đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu xác lập sau với điều kiện biển hiệu đạt được sự nổi tiếng trên toàn lãnh thổ hoặc việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu có dấu hiệu gây nhầm lẫn với nội dung biển hiệu đã tồn tại trước; trừ trường hợp việc xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu ngay tình. Cho phép sử dụng biển hiệu cho chi nhánh, vì một chủ thể kinh doanh được quyền có nhiều biển hiệu ở nhiều địa phương khác nhau. Vì việc sử dụng và khai thác biển hiệu không chỉ nhằm mục đích công bố ra công chúng về sự tồn tại mà còn là sự quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Không quảng cáo trên biển hiệu. Xét về bản chất, biển hiệu là dấu hiệu dùng phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng phạm vi khu vực kinh doanh, vì thế nội dung trên biển hiệu chỉ được thể hiện các thông tin cần thiết về chủ thể kinh doanh. Mở rộng quyền của chủ sở hữu biển hiệu. Có thể công nhận quyền sở hữu biển hiệu là quyền tài sản. Có thể bổ sung quy định cho phép chủ sở hữu thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu biển hiệu. Chế tài vi phạm biển hiệu: chủ sở hữu biển hiệu có quyền yêu cầu bồi thường nếu việc sử dụng biển hiệu khi chưa có sự đồng ý hoặc việc sử dụng gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh6. Về mặt lý luận, việc phân biệt rõ ràng giữa các quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại với biển hiệu sẽ giúp cơ quan quản lý và cơ quan chuyên môn khác dễ dàng xử lý các tình huống phát sinh trong tương lai. Bên cạnh đó, việc thừa nhận quyền sở hữu biển hiệu làm tăng thêm giá trị tài sản vô hình của các chủ thể kinh doanh, cũng như quyền ngăn cấm việc sử dụng gây nhầm lẫn đối với các dấu hiệu trình bày trên biển hiệu n 24 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 04(308) T2/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5 “Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh”. 6 Theo điểm a khoản 1 Điều 130 Luật SHTT năm 2005, việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Xét về bản chất, biển hiệu thể hiện thông tin về chủ thể kinh doanh, nên việc sử dụng biển hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu có thể gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh và nên xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbien_hieu_ban_chat_va_moi_quan_he_voi_quyen_so_huu_nhan_hieu.pdf
Tài liệu liên quan