Các giải pháp thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty xe đạp viha

MỤC LỤC A. Mở đầu 1. LÝ do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Cấu trúc nghiên cứu B. Nội dung: Chương I: HTQLMT và bộ tiêu chuẩn ISO 14000 1. Hệ thống quản lý môi trường 2. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 2.1. Giới thiệu về tổ chức thế giới về tiêu chuẩn hoa 2.2. Lịch sử phát triển, quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chuẩn ISO 14000 2.3. Bộ tiêu chuẩn 2.4. Mục đích, ý nghĩa và nội dung yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. 2.4.1. Mục đích của ISO 14001 2.4.2. ý nghĩa của ISO 14001 2.4.3. Nội dung yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 2.5. Tình hình xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới 2.5.1. Tình hình xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam. Chương II : Kinh nghiệm sử dụng ISO 14000 tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam I. Giới thiệu chung về ngành cơ khí ở Việt Nam 1. Hiện trạng sản xuất 2. Hiện trạng môi trường II. Những mặt ưu việt của việc sử dụng ISO 14000 trong các doanh nghiệp cơ khí III. Những mặt hạn chế của việc áp dụng ISO 14000 trong các doanh nghiệp cơ khí IV. Bài học kinh nghiệm rót ra 1. Nguyên nhân thành công của việc sử dụng ISO 14000 trong các doanh nghiệp cơ khí 2. Nguyên nhân không thành công của việc sử dụng ISO 14000 trong các doanh nghiệp cơ khí. Chương III: áp dụng ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA- Hà Nội I. Giới thiệu về công ty xe đạp VIHA A. Giới thiệu về công ty xe đạp VIHA B. Những vấn đề môi trường ở công ty II. Hiệu quả của việc áp dụng ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA II.1. Chi phí khi áp dụng ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA II.2. Lợi Ých khi áp dụng ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA II.2.1. Lợi Ých kinh tế II.2.2. Lợi Ých xã hội II.2.3. Lợi Ých môi trường III. Xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA 1. Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống 2. Xây dựng văn bản HTQLMT 3. Triển khai áp dụng và giám sát 4. Chứng nhận hệ thống Chương IV : Các giải pháp thực hiện C. Kết luận và kiến nghị

doc102 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2199 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các giải pháp thực hiện bộ tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty xe đạp viha, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu của khách hàng của Công ty hay khu vực mà Công ty giao dịch. Mỗi Tổ chức chứng nhận có những mẫu đơn và những bản câu hỏi để Công ty muốn chứng nhận điền vào nhằm cung cấp thông tin cần thiết về phạm vi xin chứng nhận, số lượng cán bộ- công nhân viên, địa chỉ công ty, về hệ thống đang áp dụng… Sau khi nhận đơn, tuỳ theo từng qui trình chứng nhận của mỗi Tổ chức, quá trình thực hiện có thể thay đổi nhưng vẫn bao gồm việc đánh giá phân tích trên đơn và các bản câu hỏi đã được Công ty xin chứng nhận điền và thông báo cho Công ty cụ thể các bước tiếp theo. Đánh giá sơ bộ: Có hai cách đánh giá sơ bộ: Có Tổ chức đến đánh giá sơ bộ trên văn bản xem Công ty có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Nếu đủ thì Tổ chức chứng nhận sẽ chính thức thông báo kế hoạch và thời biểu đi đánh giá chứng nhận. Nếu thiếu văn bản, Tổ chức sẽ yêu cầu Công ty bổ sung trước khi đi đánh giá chứng nhận. Có Tổ chức chuyển việc đánh giá sơ bộ là cuộc đánh giá trên hai phương diện: văn bản và áp dụng một cách tổng thể bao gồm các công việc sau: Xem xét tài liệu: Sổ tay môi trường, các quy trình vận hành và kiểm soát. Đánh giá và tham quan Công ty để xác nhận sự sẵn sàng của Công ty và tình trạng áp dụng của hệ thống. Đánh giá về chính sách môi trường, xem xét của lãnh đạo, đánh giá nội bộ, các khía cạnh, tác động và mục tiêu môi trường. Đánh giá chứng nhận: Đây là bước quyết định trong quy trình chứng nhận. Cuộc đánh giá phải được thực hiện phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 19011. Quá trình kiểm tra cũng không chỉ đối với ISO 14001 mà còn xem mức độ tương quan và tích hợp với các hệ thống áp dụng khác. Việc đánh giá chứng nhận tập trung vào toàn bộ HTQLMT với toàn bộ tài liệu theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Sau khi thực hiện việc đánh giá, nhóm đánh giá sẽ phải lập báo cáo đánh giá. Nếu có những điểm không phù hợp, Công ty được mời đề nghị các hành động khắc phục cho các điểm không phù hợp và thực hiện các điểm này. Các chuyên gia đánh giá không phải là người quyết định việc Công ty có được nhận chứng chỉ hay không. Cấp chứng chỉ: Các báo cáo đánh giá cũng nh­ bằng chứng các chuyên gia đánh giá đã xem xét các hành động khắc phục đã thực hiện để triệt tiêu các điểm không phù hợp được chuyển đến hội đồng, chứng nhận của Tổ chức mà Công ty chọn xin chứng nhận. Dựa trên kết luận của báo cáo đánh giá, dựa trên việc xem xét các bằng chứng thu thập, các mức độ của điểm không phù hợp, Hội đồng chứng nhận kết luận việc cấp hay không cấp chứng chỉ cho Công ty Chương IV : Các giải pháp thực hiện 1.Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động TT Công việc Trách nhiệm Năm 2004 Năm 2005 Đầu ra Kinh phí Ghi chó T11/04 T12/04 T1/05 T2/05 T3/05 Q2/05 Q3/05 Q4/05 1 - Hướng dẫn an toàn máy móc thiết bị. - Biển báo trang bị bảo hộ lao động - Biển báo nguy hiểm. K.Thuật 1.1 - Xác định số lượng cần phải làm K.Thuật Nhu cầu Không 1.2 Xây dựng kế hoạch và lập dự trù kinh phí K.Thuật Kế hoạch Không 1.3 Trình duyệt kế hoạch và kinh phí K.Thuật Kế hoạch Không 1.4 Thực hiện theo kế hoạch K.Thuật Biển báo Có 1.5 Giám sát thực hiện và đánh giá ISO K.Tra, b/cáo Không 2 Xây dựng và hoàn thiện qui định BHLĐ K.Thuật Qui định BHLĐ Không 2.1 Phổ biến và áp dụng qui định BHLD 2.2 Giám sát, đánh giá thực hiện và duy trì. ISO K.Tra, b/cáo Không 3 Làm các lồng bảo hiểm trục máy. Làm các nắp che cầu dao và bảng điện. Ký hiệu tại các bảng điện. Kiểm tra lại các đầu đấu dây điện trong bảng điện, đi dây điện tại các cabin hàn C.Dụng 3.1 Thống kê số lượng máy, nắp che bảng điện và các đầu dây điện cần phải làm. (Báo cáo hiện trạng) Cơ dông Báo cáo Không 3.2 Xây dựng kế hoạch và trình duyêt. Cơ dông Kê hoạch Không 3.3 Thực hiện theo kế hoạch Cơ dông Kết quả thực hiện Có 3.4 Giám sát t/ hiện, đ/gía ISO K.Tra, b/cáo Không 4 Sửa chữa và sơn các lồng bảo hiểm quạt mát tại các phân xưởng. 4.1 Qui định vị trí bố trí quạt tại P.X, số lượng cần có. Quàn đốc các P.X Sơ đồ và số lượng Không 4.2 Trình duyệt sơ đồ và số lượng quạt trang bị cho các P.X PX/ISO Sơ đồ Không 4.3 Lập sổ trang bị cấp phát quạt cho các P.X K.Thuật Sổ theo dõi Không 4.5 Lập KH sửa chữa và sơn các lồng bảo hiểm quạt và trình duyệt. P.X Khung KH Không 4.6 Thực hiện theo kế hoạch Thực hiện Có 4.7 Giám sát thực hiện và đánh giá ISO K.Tra, b/cáo Không 5 Trang bị tủ thuốc cấp cứu tại các P.X T.Hợp 5.1 Báo cáo hiện trạng về việc trang bị tủ thuốc cấp cứu cho các P.X trong Cty: Trang bị nh­ thế nào, ai là người quản lý, người kiểm tra duy trì tủ thuốc cấp cứu, thực tế hiện nay,… T.Hợp Báo cáo Không 5.2 Xây dựng các qui định về sử dụng, bảo quản và kiểm tra bổ xung thuốc trong tủ thuốc cấp cứu tại các phân xưởng. T.Hợp Qui định, sổ theo dõi, kiểm tra, cấp phát thuốc Không 5.2a Trình duyệt qui định và phổ biến T.Hợp Ban hành Qui định Không 5.3 Đào tạo công nhân kiến thức cấp cứu, cứu thương trong các ca SX T.hợp Danh sách CN đã được đào tạo. Không 5.4 Lập kế hoạch trang bị tủ thuốc cấp cứu bổ xung, thay thế (nếu cần). Trình duyệt và thực hiện T.hợp T.bị bổ xung tủ thuốc cấp cứu (nếu cần) Có 5.5 Giám sát t/hiện, đ/ giá. ISO K.Tra, b/cáo Không 6 Qui định về việc giữ gìn vệ sinh chung trong và ngoài phân xưởng, khu vực đường đi lối lại, khu văn phòng, nhà vệ sinh T.Hợp Qui định VS, duy trì K.Tra VS hàng ngày và sơ đồ Không 6.1a Trình duyệt và phổ biến T.Hợp B/ hành QĐ Không 7 Đào tạo ISO 14000 và IWAY cho CBCNV 7.1 Lập Kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo. Trình duyệt kế hoạch ISO Kế hoạch Không 7.2 Đào tạo đánh giá viên nội bộ Chuyên gia PVC Chứng chỉ ĐGV NB Không 7.3 Đào tạo ISO 14000, BCĐ ISO và T.P P.P, QĐ,PQĐ các đơn vị. ISO D/Sách đã được đào tạo Không 7.4 Đào tạo ISO 14000 CBCNV các đơn vị Trưởng các đơn vị D/Sách đã được đào tạo Không 7.5 Giám sát t/ hiện, đ/gía ISO K.Tra, b/cáo Không 8 áp dông ISO 14000 Toàn Cty 8.1 Giám sát thực hiện ISO Kiểm tra Không 8.2 Đánh giá kết quả thực hiện ISO Báo cáo Không 2. Quản lý hoá chất : TT Công việc Trách nhiệm Năm 2004 Năm 2005 Đầu ra Kinh phí Ghi chó T11/04 T12/04 T1/05 T2/05 T3/05 Q2/05 Q3/05 Q4/05 1 Đánh giá thực trạng tình hình bảo quản, sử dụng, lưu giữ hoá chất, vỏ thùng hoá chất sau khi sử dụng K.Doanh Báo cáo thực trạng Không 2 Thực trạng tình hình tay nghề, nhận thức của công nhân tiếp xúc trực tiếp với hoá chất Kỹ thuật B/cáo thực trạng Không 3 Lập danh mục hoá chất sử dụng K.Doanh Danh mục h/c Không 4 Thu thập MSDS, CAS cho hoá chất sử dụng K.Doanh MSDS, CAS Không 5 Xây dùng qui trình quản lý hoá chất ISO QT QLHC Không 6 Qui định khu vực lưu kho, bảo quản hoá chất. K.Doanh Sơ đồ/ qui định Không 7 Làm các khay hứng để hoá chất hoặc bờ ngăn, xe vận chuyển hoá chất, làm sạch nền bị ngấm dầu, không để dầu chảy ra nền xưởng. KD, Các P.X 7.1 Xác định nhu cầu cần làm K.D, P.X Nhu cầu Không 7.2 Lập kế hoạch và trình duyệt KD KH Không 7.3 Thực hiện kế hoạch P.X Cơ khí Khay Có 8 áp dông qui trình quản lý hoá chất: Toàn Cty 8.1 Đào tạo : Trưởng phòng, quản đốc, BCĐ ISO. ISO C/trình, D/sách 8.2 Đào tạo CBCNV tại các đơn vị Trưởng đơn vị C/trình, D/sách 9 Giám sát thực hiện ISO K.Tra 10 Đánh giá thực hiện ISO B/cáo Quản lý chất thải rắn: TT Công việc Trách nhiệm Năm 2004 Năm 2005 Đầu ra Kinh phí Ghi chó T11/04 T12/04 T1/05 T2/05 T3/05 Q2/05 Q3/05 Q4/05 1 Điều tra hiện trạng thu gom, phân loại, lưu chứa chất thải: - Thu gom chất thải nh­ thế nào (cả vỏ thùng hoá chất), ai là người thu gom, phân loại, hình thức thu gom, phân loại. - Sau khi thu gom chất thải được tập trung ở đâu, bộ phận nào có trách nhiệm thực hiện việc xử lý sau khi chất thải đã được thu gom. Đã có giấy phép thu gom xử lý chất thải hay chưa. Tổng hợp Báo cáo thực trạng Không 2 Xây dùng qui trình quản lý chất thải. ISO Qui trình QLCT Không 3 Lập danh mục chất thải ISO D/mục Không 4 Qui định và xây dựng bãi chứa chất thải của Cty T.Hợp Qui định KH Không 4.1 Qui định khu vực chứa chất thải T.Hợp Sơ đồ Không 4.2 Lập kế hoạch xây dựng bãi chứa chất thải của Cty. T.Hợp K.Hoạch Không 4.3 Xây dựng bãi chứa chất thải T.Hợp Bãi chứa Có 5 Qui định khu vực để thùng chứa chất thải trong phân xưởng Quản đốc P.X Qui định Không 6 Qui định ký hiệu thùng chứa chất thải. ISO Ký hiệu Không 7 Trang bị thùng chứa chất thải T.Hợp 7.1 X/đ Số lượng cần mua Các Đ.Vị Nhu cầu Không 7.2 Lập KH mua T.Hợp KH Không 7.3 Trang bị thùng chứa cho các đơn vị T.Hợp Thùng chứa Có 8 áp dông Không 8.1 Đào tạo : Trưởng phòng, quản đốc, BCĐ ISO. ISO C/trình, D/sách Không 8.2 Đào tạo CBCNV tại các đơn vị Trưởng đơn vị C/trình, D/sách Không 8.3 Giám sát thực hiện ISO K.Tra Không 9 Đánh giá kết quả thực hiện ISO B/cáo Không 4. Quản lý chất lượng nước thải: TT Công việc Trách nhiệm Năm 2004 Năm 2005 Đầu ra Kinh phí Ghi chó T11/04 T12/04 T1/05 T2/05 T3/05 Q2/05 Q3/05 Q4/05 1 Đánh giá tác động môi trường trong Cty Mời bên ngoài Có 1.1 Xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường trong Cty Lãnh đạo Cty Không 1.2 Lựa chọn bên đánh giá Lãnh đạo Cty Không 1.3 Đánh giá tác động môi trường trong công ty Mời bên ngoài Báo cáo đánh giá Có 2 Lập qui trình giám sát và đo ISO Qui trình Không 3 Xây dựng phương án xử lý nước thải Thuê ngoài 3.1 Xác định qui mô hệ thống xử lý nước thải Không 3.2 Lựa chọn phương án xử lý nước thải Lãnh đạo Cty Phương án Không 3.3 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Thuê ngoài Hệ thống SLNT Có 5. Phòng cháy chữa cháy: TT Công việc Trách nhiệm Năm 2004 Năm 2005 Đầu ra Kinh phí Ghi chó T11/04 T12/04 T1/05 T2/05 T3/05 Q2/05 Q3/05 Q4/05 1 Điều tra hiện trạng trang thiết bị, dụng cụ PCCC: Số lượng, tình trạng thiết bị thực tế, sơ đồ bố trí. An Ninh Báo cáo thực trạng Không 2 Lập kế hoạch bổ xung, sắm mới trang thiết bị PCCC, còi báo cháy, hoàn thiện các họng nước cứu hoả, theo yêu cầu (có dự trù kinh phí kèm theo). An Ninh Kế hoạch Không 4 Xây dựng sơ đồ thoát hiểm, An Ninh Sơ đồ Không 5 Lập kế hoạch mua sắm trang bị các biển báo lối thoát hiểm, lối ra tại các P.X (Có dự trù kinh phí kèm theo) An Ninh Kế hoạch Không 6 Trình duyệt các kế hoạch, sơ đồ. An Ninh KH Không 7 Mua sắm, lắp đặt các trang thiết bị PCCC theo kế hoạch đã được duyệt. An Ninh Trang thiết bị PCCC Có 8 - Lập kế hoạch, danh sách: Đào tạo sử dụng trang thiết bị PCCC: - Lập kế hoạch, chương trình, danh sách: Luyện tập sơ tán và PCCC: An Ninh KH KH Không 9 Trình duyệt kế hoạch KH Không 10 Tiến hành đào tạo sử dụng thiết bị PCCC An Ninh Đào tạo Không 11 Tổ chức luyện tập sơ tán theo phương án đã được duyệt An Ninh Luyện tập Có Kết Luận và kiến nghị: Kết luận: Công nghiệp Việt Nam đóng góp rất lớn cho nền kinh tế, tuy nhiên cũng làm cho nước ta phảI đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như gia tăng mức độ ô nhiễm các đô thị khu công nghiệp đến mức báo động do công nghiệp là ngành tiêu thụ năng lượng và thảI ra các chất độc hại như SO2, NO2, CO, CO2… và bụi, trong đó có ngành cơ khí là một trong những ngành gây ô nhiễm nhất ở Việt Nam. Hậu quả của ô nhiễm ngành cơ khí là vô cùng lớn, việc khắc phục ô nhiễm môI trường rất phức tạp, lâu dài và chi phí lớn. Điều này đã được minh chứng tại các nước công nghiệp phát triển trong những thời kì đầu và ở các nước công nghiệp mới. Đó là bài học quý giá đôi với nước ta. Việt Nam đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, với Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 trình Đại hội IX đã xác định mục tiêu tổng quát là: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Chiến lược cũng khẳng định rõ một trong những quan điểm phát triển quan trọng của giai đoạn này là “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đI đôI với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, với mục tiêu nêu trên đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ yêu cầu phát triển bền vững. Từ đó, cần thực hiện những biện pháp cần thiết để một mặt nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập, tiếp tục phát triển sản xuất nhưng mặt khác có thể hạn chế tối đa những tổn hại do hoạt động sản xuất gây ra cho môi trường. Khẳng định vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường là tạo ra sản phẩm sinh thái, sản phẩm sạch, sản phẩm được gắn nhãn hiệu môi trường. Muốn vậy, mục tiêu bảo vệ môi trường phải là chức năng xuyên suốt và toàn diện của doanh nghiệp. Với việc triển khai, áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 sẽ đáp ứng về mặt chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi tiêu chuẩn này sẽ tạo cho các doanh nghiệp khả năng tự quản lý một cách có hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường từ khâu cam kết và chính sách, lập kế hoạch, thực hiện, thẩm định và đánh giá cho đến khâu xem xét lại và cải tiến. áp dụng tiêu chuẩn này không những góp phần bảo vệ môi trường có hiệu quả, đặc biệt, trong quá trình hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, khi các hàng rào thuế quan được gỡ bỏ thì “ hàng rào môi trường- ISO 14001” hình thành và cản bước những ai chưa có chứng chỉ trên. Chính vì thế ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và có nhu cầu nhận được chứng nhận hợp chuẩn. Trên cơ sở phân tích trên chuyên đề tốt nghiệp đã thể hiện HTQLMT, tiêu chuẩn ISO 14001, những thành công và thất bại mà các doanh nghiệp cơ khí đã gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Đặc biệt, đã thiết lập các bước xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty xe đạp VIHA. Kiến nghị Để đạt được mục tiêu đề ra, tổng công ty xe đạp Việt Nam cần có biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho các công ty xe đạp nhằm đạt được chứng nhận HTQLMT theo ISO 14001 như đào tạo nhận thức, cách thức xây dựng và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, có các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các công ty. Các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra những quy định chung buộc các công ty cơ khí phải xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi cho các công ty cơ khí đang áp dụng cũng nh­ đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001. Cần tuyên truyền về lợi Ých mà cộng đồng dân cư đạt được khi các công ty cơ khí đạt chứng chỉ ISO 14001. Đối với công ty xe đạp VIHA thì cần đào tạo nhận thức về môi trường cho toàn công ty một cách thường xuyên; đầu tư cho trang thiết bị xử lí nước thải, khí thải, chất thải rắn; cải thiện điều kiện lao động như bảo hộ lao động, chế độ, chính sách về sức khoẻ lao động… Phụ lục: Phụ lục 1: Đánh giá hiện trạng doanh nghiệp cho việc xây dựng và áp dụng HTQLMT ở công ty xe đạp VIHA: Tæng côc tiªu chuÈn - ®o l­êng - chÊt l­îng Trung t©m n¨ng suÊt viÖt nam Báo cáo đánh giá hiện trạng doanh nghiệp cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường Công ty VIHA 04 - 2004 Thời gian đánh giá: 18/05/2004 Chuyên gia đánh giá: Mai Hữu Tuyên – Chuyên gia Tư vấn – PGĐ Văn phòng Môi trường & Phát triển Cộng đồng- Trung tâm Năng suất Việt nam Phương pháp đánh giá: Trao đổi, phỏng vấn, tham quan, xem xét thực tế hoạt động sản xuất và thực trạng môi trường của Công ty Xem xét một số tài liệu về các hệ thống quản lý của công ty Kết quả đánh giá: Nhận xét của cuộc đánh giá Cuộc đánh giá đã được thực hiện thành công tốt đẹp. Hiện nay Công ty đã có những quan tâm nhất định nhằm cải thiện môi trường làm việc, vệ sinh công nghệp như thu gom chất thải rắn, hợp đồng với cơ quan chức năng xử lý chất thải, cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm hỗ trợ cho quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường tại Công ty. Tuy nhiên để có thể đạt được chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, công ty cần phải tiến hành xây dựng các hạng mục theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 và thực hiện một số công việc cụ thể đặc biết là hệ thống xử lý nước thải sơn và tẩy rửa bề mặt. Hiện trạng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO14001 Yêu cầu của tiêu chuẩn Mức độ đáp ứng Mục Nội dung 0% 25% 50% 75% 100% 4.2 Chính sách môi trường X 4.3.1 Khía cạnh môi trường X 4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác X 4.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu X 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường X 4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm X 4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực X 4.4.3 Thông tin liên lạc X 4.4.4 Tư liệu của hệ thống quản lý môi trường X 4.4.5 Kiểm soát tài liệu X 4.4.6 Kiểm soát điều hành X 4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp X 4.5.1 Giám sát và đo X 4.5.2 Sự không phù hợp và các hành động khắc phục phòng ngừa X 4.5.3 Hồ sơ X 4.5.4 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường X 4.6 Xem xét lại của ban lãnh đạo X Đánh giá kết quả và kiến nghị Yêu cầu 4.2: Chính sách môi trường Yêu cầu của tiêu chuẩn Ban lãnh đạo cần xác định chính sách môi trường của tổ chức và bảo đảm chính sách đó : Phù hợp với bản chất, quy mô và tác động môi trường của các hoạt động sản phẩm và dịch vụ của tổ chức đó; Có cam kết cải tiến liên tục và ngăn ngừa ô nhiễm; Có cam kết tuân thủ pháp luật và quy định tương ứng về môi trường và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ; Đưa ra các khuôn khổ cho việc đề xuất và soát xét lại các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường; Được thành lập văn bản, được áp dụng duy trì và thông báo cho tất cả nhân viên; Sẵn sàng phục vụ mọi người. Thực trạng Công ty hiện chưa có chính sách môi trường cụ thể. Công ty thường có khẩu hiệu về xanh sạch đẹp tuy nhiên với các khẩu hiệu này thì mức độ thực hiện và duy trì không rõ ràng và không có cách thức xem xét lại hiệu quả của các khẩu hiệu này. Khuyến nghị Công ty cần xây dựng chính sách môi trường theo sát các yêu cầu về chính sách môi trường trong tiêu chuẩn ISO 14001, trong đó có cam kết về ngăn ngừa ô nhiễm, tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật và cải tiến liên tục. Chính sách môi trường cũng cần phải phù hợp với qui mô hoạt động, loại hình sản xuất, định hướng phát triển của công ty và đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Chính sách sau khi được lập thành văn bản cần được thông báo tới toàn bộ công nhân viên trong Công ty để thực hiện và phải đảm bảo sao cho những người liên quan khác ngoài Công ty có thể tiếp cận tới được. Chính sách môi trường là văn bản thể hiện cam kết của Công ty về môi trường với cán bộ công nhân viên cũng như với các tổ chức và cá nhân liên quan do vậy khi xây dựng chính sách phải thể hiện được sự cam kết của Công ty. Yêu cầu 4.3.1: khía cạnh môi trường Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì một hoặc nhiều thủ tục để xác định khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình mà tổ chức có thể kiểm soát và qua đó dự kiến chúng có ảnh hưởng nhằm xác định những khía cạnh môi trường có hoặc có thể có các tác động đáng kể tới môi trường. Tổ chức phải bảo đảm rằng các khía cạnh liên quan tới các tác động này đã được xem xét trong khi đề ra các mục tiêu môi trường của tổ chức. Tổ chức phải duy trì để thông tin này được cập nhật. Thực trạng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty VIHA đã gây ra một số tác động tới môi trường xung quanh như nước thải sản xuất của quá trình sơn, tẩy rửa bền mặt gây ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ quá trình sơn, tẩy rửa bền mặt, hàn, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (nước, khí gas...), tạo ra tiếng ồn trong quá trình đột, dập. Hiện tại công ty đã thực hiên thu gom chất thải rắn trong toàn Công ty tuy nhiên chưa có cách thực phân loại và nhận diện cụ thể. Công ty có nhận diện các khía cạnh môi trường như rác thải, nước thải, khí thải, tiếng ồn, sử dụng năng lượng và bụi thải. Tuy nhiên Công ty chưa thiết lập các thủ tục bằng văn bản để xác định khía cạnh và đánh giá các tác động môi trường của các khía cạnh và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập thủ tục xác định khía cạnh và đánh giá tác động môi trường, từ đó tìm ra các khía cạnh môi trường có ý nghĩa (khía cạnh môi trường quan trọng) gây ra bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tất cả các bộ phận trong công ty. Đây sẽ là nguồn thông tin quan trọng cho Công ty để tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường và cải tiến hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Sau khi xây dựng thủ tục Công ty cần cần tiến hành đào tạo, phổ biến cho các cán bộ chủ chốt, những người có trách nhiệm của các phòng ban để mọi người tiến hành xác định và đánh giá chính xác các khía cạnh môi trường của phòng ban mình từ đó là cơ sở để thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu cải tiến. Nếu trong công ty có bất cứ có sự thay đổi về hoạt động sản xuất, dây chuyền công nghệ hoặc bổ sung hoạt động mới cũng cần được xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường. Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cần được thông báo đến những người mà công việc của họ liên quan trực tiếp nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường . Yêu cầu 4.3.2: Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức cần thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ trong khi áp dụng cho các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Thực trạng Hiện tại công ty chưa thiết lập một phương thức nào nhằm tiếp nhận và kiểm soát các yêu cầu của luật pháp cũng như các yêu cầu khác của các bên liên quan về môi trường mà công ty cần tuân thủ. Hiện tại công ty chỉ tuân thủ yêu cầu đo đạc giám sát môi trường lao động còn các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác về môi trường chưa được nhận biết do vậy chưa tuân thủ theo. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập thủ tục để xác định và cập nhật các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường có liên quan đến các hoạt động của Công ty. Công ty nên chủ động tìm và thu thập các thông tin và yêu cầu pháp luật về môi trường mà Công ty cần, phải áp dụng. Công ty cần viết thành qui định rõ ràng về cách thức tiếp cận, cập nhật và quản lý cũng như xử lý các văn bản pháp qui về môi trường, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân/phòng ban thực hiện công việc này. Công ty cần lập thành danh mục các văn bản pháp luật và các yêu cầu liên quan đến vấn đề môi trường, thu thập các văn bản liên quan, nghiên cứu và triển khai áp dụng tại Công ty. Yêu cầu 4.3.3: mục tiêu và chỉ tiêu Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường đã được lập thành văn bản ở từng bộ phận chức năng thích hợp trong tổ chức. Khi thiết lập và soát xét lại các mục tiêu của mình, tổ chức phải xem xét đến các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác, của khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các phương án công nghệ, các yêu cầu về hoạt động kinh doanh và tài chính, và các quan điểm của các bên hữu quan. Các mục tiêu và chỉ tiêu phải nhất quán với chính sách môi trường, kể cả sự cam kết phòng ngữa ô nhiễm. Thực trạng Công ty chưa thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về môi trường. Công ty có đưa định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất nhưng các tiêu hao về, năng lượng, nước chưa được chú ý đến. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể sau khi xác định được các khía cạnh môi trường có ý nghĩa từ các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Việc thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu của Công ty cần nhất quán với Chính sách môi trường. Ngoài ra từng phòng ban trong Công ty cũng cần đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho riêng mình phù hợp với mục tiêu chung của Công ty. Yêu cầu 4.3.4: chương trình quản lý môI trường Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì một chương trình quản lý môi trường để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Chương trình này phải bao gồm: Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng bộ phận chức năng tương ứng trong tổ chức. Biện pháp và tiến độ để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu. Nếu mét dự án liên quan đến các triển khai mới, đến các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc sửa đổi thì chương trình cần phải được điều chỉnh tương ứng để đảm bảo rằng quản lý môi trường áp dụng cho các dự án đó. Thực trạng Công ty hiện chưa có chương trình quản lý môi trường cụ thể nào. Hoạt động nhằm cải thiện môi trường hiện có là thu gon và xử lý chất thải rắn, vệ sinh công nghiệp Khuyến nghị Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Công ty cần thiết lập chương trình quản lý môi trường, trong đó định rõ trách nhiệm cụ thể, các nguồn lực cần thiết, thời gian thực hiện... để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra tại từng bộ phận. Chương trình quản lý môi trường phải được xây dựng và cập nhật theo sù thay đổi của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của Công ty. Yêu cầu 4.4.1: cơ cấu và trách nhiệm Yêu cầu của tiêu chuẩn Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, thành lập văn bản và thông báo nhằm tạo thuận lợi cho quản lý môi trường có hiệu quả. Lãnh đạo cần cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn hoá, nguồn lực công nghệ và tài chính Ban lãnh đạo của tổ chức phải bổ nhiệm một (hoặc vài) đại diện của lãnh đạo cụ thể, ngoài các trách nhiệm khác, người này phải có được các vai trò trách nhiệm và quyền lực xác định nhằm: Đảm bảo các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn này. Báo cáo kết quả hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cho ban lãnh đạo để xem xét và dùng làm cơ sở cho việc cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Thực trạng Hiện tại Công ty có hệ thống cơ cấu vai trò trách nhiệm theo ISO 9001, tuy nhiên các trách nhiệm về môi trường chưa được cụ thể hoá. Công ty chưa bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường. Công ty chưa có kế hoạch cung cấp nguồn lực về con người và tài chính cụ thể để thực hiện và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. Khuyến nghị Để thực hiện và duy trì tốt hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 công ty cần bổ xung thêm các vai trò trách nhiệm liên quan đến môi trường vào hệ thống vai trò trách nhiệm hiện có. Công ty cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về môi trường và phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể cho các thành viên tham gia hệ thống quản lý môi trường bằng văn bản giấy tờ và công bố tới tất cả các phòng ban và nhân viên. Lãnh đạo cần có cam kết hỗ trợ nguồn lực (con người và tiền của...) cho các hoạt động xây dựng và áp dụng hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Các hỗ trợ đó cần cụ thể và kịp thời theo yêu cầu của công việc mới đáp ứng được tiến độ dự án theo dự kiến. Yêu cầu 4.4.2: Đào tạo, nhận thức và năng lực Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức cần định ra các nhu cầu về đào tạo. Tất cả nhân viên và công việc của họ có thể tạo nên một tác động động kể lên môi trường thì họ phải được đào tạo thích hợp. Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì các thủ tục để làm cho nhân viên hoặc thành viên, ở mỗi phòng ban chức năng tương ứng nhận thức được: Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách và các thủ tục về môi trường với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Các tác động môi trường đáng kể hiện tại hoặc tiềm Èn do các hoạt động công việc của họ và các lợi Ých môi trường thu được do kết quả hoạt động lợi Ých của từng cá nhân được nâng cao. Vai trò và trách nhiệm trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách và thủ tục về môi trường và các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường; bao gồm các yêu cầu sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Các hậu quả tiềm Èn do đi chệch khỏi các thủ tục hoạt động đã quy định. Nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra các tác động môi trường đáng kể thì phải có đủ năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo và/hoặc kinh nghiệm thích hợp. Thực trạng Công ty chưa thiết lập qui trình về đào tạo nhận thức và năng lực cần thiết nhằm thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường. Hiện nay qui trình đào tạo của công ty thuộc qui trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 (QT03). Công ty cũng chưa có các chương trình đào tạo cho cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi trường. Các vị trí công việc tác động nhiều đến môi trường công nhân chưa được quan tâm đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường. Khuyến nghị Công ty cần bổ xung và qui trình đào tạo hiện có về vấn đề môi trường cũng như lên kế hoạch đào tạo cho mọi nhân viên trong công ty về nhận thức và nâng cao năng lực về Hệ thống quản lý môi trường, an toàn và sức khoẻ và các vấn đề khác. Công ty cần có chương trình đào tạo nhận thức chung về môi trường cho toàn công ty nhằm đảm bảo mọi nhân viên trong công ty nắm được các chương trình quản lý môi trường cũng như chính sách môi trường của Công ty. Họ cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách, các thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường. Cần lập thành văn bản kết quả các khoá đào tạo, cập nhật và lưu hồ sơ danh sách những người đã tham dự các khoá đào tạo. Cần tiến hành đào tạo chuyên sâu và hoàn tất các hướng dẫn công việc cho những người công nhân mà hoạt động của họ có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nhằm đảm bảo rằng người công nhân đó hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình cũng như có đủ khả năng và năng lực để tiến hành công việc đó, đặc biệt là những người có liên quan đến sử dụng, lưu trữ và vận chuyển hoá chất, làm việc tại khu vực sơn, xử lý bề mặt.. . Yêu cầu 4.4.3: thông tin liên lạc Yêu cầu của tiêu chuẩn Về các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường của mình , tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục cho việc; Thông tin liên lạc nội bộ giữa các cấp và bộ phận khác nhau của tổ chức. Tiếp nhận, lập thành tài liệu và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài. Tổ chức phải xem xét các quá trình thông tin với bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và ghi chép lại quyết định của mình. Thực trạng Công ty chưa thiết lập thủ tục về thông tin liên lạc nội bộ cũng như thông tin bên ngoài về các vấn đề môi trường. Hiện tại Công ty không xây dựng thủ tục về cách thức tiếp nhận và phản hồi thông tin trong nội bộ riêng biệt mà kết hợp ngay trong các qui trình. Hình thức thông tin chủ yếu trong Công ty là qua văn thư tiếp nhận thông tin và phản phối tới các nơi liên quan. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập qui trình thông tin liên lạc với các bên liên quan nhằm công bố về chính sách môi trường cũng như các khía cạnh môi trường của Công ty mình, cũng như xác định các loại thông tin cần được công bố ra bên ngoài. Quá trình, cách thức thông tin liên lạc phải được lập thành văn bản, quy định rõ trách nhiệm tiếp nhận cũng như xử lý thông tin, khi có yêu cầu cần được phản hồi nhanh chóng theo các thủ tục đã đặt ra. Với thông tin nội bộ về môi trường Công ty cũng cần qui định rõ cách thức và trách nhiện thông tin liên lạc để đảm bảm thông tin chính xác và kịp thời. Yêu cầu 4.4.4: tư liệu hệ thống quản lý môI trường Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin bằng văn bản hoặc dạng điện tử nhằm: Mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thống quản lý và các yếu tố tác động qua lại của chúng. Đưa ra hướng dẫn đối với các tư liệu có liên quan. Thực trạng Hiện nay công ty chưa thiết lập hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý môi trường. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập và xác định rõ ràng các thủ tục cũng như mối liên hệ của các thủ tục này để đảm bảo vận hành tốt hệ thống quản lý môi trường. Các tài liệu về hệ thống quản lý môi trường của công ty phải mô tả rõ các yếu tố cơ bản của hệ thống cũng như đưa ra các chỉ dẫn tới các tài liệu liên quan. Yêu cầu 4.4.5: Kiểm soát tàI liệu Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục kiểm soát tất cả các tài liệu mà tiêu chuẩn này yêu cầu để đảm bảo rằng: Có thể xác định được vị trí để tài liệu; Chúng thường kỳ được xém xét, soát xét lại khi cần thiết và được người có thẩm quyền phê chuẩn về sự phù hợp; Các văn bản dịch hiện hành của các tài liệu tương ứng có sẳn ở tất cả các vị trí mà các hoạt động được thực hiện là thiết yếu cần cho sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường; Các tài liệu lỗi thời cần được loại bỏ nhanh chóng khỏi tất cả các điểm phát hành và các điểm sử dụng hoặc mặt khác cần đảm bảo phòng chống lại việc vô ý sử dụng nhầm; Những tài liệu lỗi thời nào về pháp luật và/hoặc về kiến thức chuyên môn được giữ lại vì mục đích bảo quản lưu trữ thì cần phải được định ra một cách phù hợp; Tài liệu phải được dễ đọc có đề ngày tháng (với ngày tháng soát xét) và dễ dàng tìm thấy, được giữ gìn theo thứ tự và lưu lại trong một thời gian quy định. Các thủ tục và trách nhiệm liên quan đến việc biên soạn và sửa đổi các loại tài liệu khác cần phải thiết lập và duy trì. Thực trạng Bởi hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý môi trường của Công ty chưa được thiết lập nên hiện tại Công ty chưa có các hoạt động kiểm soát tài liệu. Công ty đã có qui trình kiểm soát tài liệu và hồ sơ cho hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 (qui trình QT.01). Các qui trình công nghệ không nằm trong phạm vi kiểm soát của ISO 9001. Khuyến nghị Sau khi đã xây dựng hệ thống tài liệu về hệ thống quản lý môi trường, Công ty cần xây dựng một biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát các tài liệu đó. Hiện nay Công ty đã thiết lập thủ tục để quản lý tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 do vậy có thể sửa đổi mở rộng mục đích, phạm vi và trách nhiệm trong việc viết, sửa đổi và ban hành tài liệu trong qui trình QT 01 đáp ứng các các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Cách đánh mã số của tài liệu cũng cần xem xét lại để đảm bảo cho việc nhận biết các loai tài liệu tốt nhất khi kết hợp hai hệ thống ISO 9001 và ISO 14001. Yêu cầu 4.4.6: kiểm soát đIều hành Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải định rõ các hoạt động liên quan đến khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được xác định thuộc phạm vi của chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu của mình. Tổ chức phải đặt kế hoạch cho các hoạt động này bao gồm cả việc bảo dưỡng nhằm bảo đảm là chúng được tiến hành trong các điều kiện quy định bằng cách Thiết lập và duy trì các thủ tục đã lập thành tài liệu, nhằm đề cập đến các tình trạng mà do thiếu các thủ tục này thì có thể dẫn đến sự hoạt động chệch khỏi chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường; Ban hành các chuẩn cứ hoạt động cho các thủ tục; Thiết lập và duy trì các thủ tục có liên quan các khía cạnh môi trường có ý nghĩa có thể xác định của hàng hoá và dịch vụ được tổ chức sử dụng và thông tin các thủ tục và yêu cầu tương ứng cho các nhà cung ứng và nhà thầu; Thực trạng Hiện nay Công ty đã có một số hoạt động nhằm kiểm soát các quá trình sản xuất có liên quan tới môi trường như: Có hệ thống thu hồi sơn bằng màng nước, hút hơi hoá chất từ bể xử lý bền mặt. Thu gom chất thải rắn và thuê xí nghiệp môi trường đô thị vận chuyển, xử lý. Phôi phế liệu được thu gom và bán phế liệu. Đo đạc chất lượng nước cấp hàng năm. Nước thải sau khi thu hồi sơn và tẩy rửa bề mặt đang thải trực tiếp xuống cống thải chung, chưa được xử lý thích hợp. Chưa có hình thức cụ thể để quản lý các nhà thầu mà hoạt động của họ có các tác động đến môi trường trong công ty. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động gây ra các khía cạnh môi trường đáng kể. Các hứơng dẫn công việc của các hoạt động trong công ty cần đề cập đến việc kiểm soát các yêu tố gây ảnh hưởng đến môi trường. Các chất thải rắn đã được thu gom nh­ chưa được phân loại giữa chất thải thông thường và chất thải nguy hại, cần có qui định cụ thể về việc phân loại và thu gom. Với nước thải công ty cần các biệp pháp xử lý và quản lý thích hợp để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Công ty cần thiết lập thủ tục kiểm soát hoạt động có hoặc có thể gây tác động đến môi trường của nhà thầu và nhà cung cấp. Công ty cần kiểm soát và xem xét giấy phép hoạt động của các nhà thầu thu gom và xử lý chất thải của công ty. Yêu cầu 4.4.7: đối phó với tình trạng khẩn cấp Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục nhằm xác định rõ và đáp ứng với các sự cố tiềm Èn và tình trạng khẩn cấp, nhằm đề phòng và giảm nhẹ các tác động môi trường mà chúng có thể gây ra. Tổ chức cần xem xét và soát xét lại khi cần thiết, các thủ tục về sự chuẩn bị sẳn sàng đáp ứng các tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra sự cố. Tổ chức cũng cần thử nghiệm định kỳ các thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp khi có thể được. Thực trạng Công ty chưa thiết lập thủ tục xác định các tình trạng khẩn cấp trong do vậy chưa biết có thể có bao nhiêu tình trạng khẩn cấp liên quan đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên Công ty đã thiết lập các phương án PCCC, các thiết bị PCCC được kiểm tra định kỳ. Khuyến nghị Công ty xác định các tình trạng khẩn cấp trong và đưa ra các phương án thích hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường. Công ty cần thiết lập kế hoạch và chương trình để ứng phó với các sự cố xảy ra đối với các thiên tai, thảm hoạ xảy ra có gây ảnh hưởng đến môi trường, rò rỉ hoá chất, sự cố xảy ra với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là sự cố đối với thiết bị xử lý khí thải của hệ thống sơn... Đồng thời công ty phải đề ra biện pháp khôi phục môi trường sau khi sự cố xảy ra. Công ty cũng cần định kỳ tiến hành tập dượt đối với mọi loại tình huống khẩn cấp nhằm làm quen với các hoạt động ứng phó và khắc phục nếu sự cố xảy ra. Các thủ tục ứng phó cần phải được soát xét khi cần thiết để phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Công ty cần lập thành hồ sơ các kết quả kiểm tra bảo dưỡng các phương tiện PCCC và các phương tiện ứng phó với các tình huống khẩn cấp khác. Công ty cần có bằng chứng về các cuộc tập huấn và diễn tập ứng phó với các tình trạng khẩn cấp. Yêu cầu 4.5.1: giám sát và đo Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục đã được thành lập văn bản để giám sát và đo trên cơ sở các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể có tác động đáng kể lên môi trường. Điều này phải bao gồm việc ghi lại thông tin nhằm theo dõi kết quả hoạt động môi trường, các kiểm soát điều hành tương ứng và sự phù hợp với các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường của tổ chức. Thiết bị giám sát cần phải được hiệu chuẩn và bảo trì và hồ sơ của quá trình này phải được giữ theo đúng các thủ tục của tổ chức. Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục đã được lập thành văn bản về định kỳ đánh giá sự tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng. Thực trạng Công ty chưa thiết lập thủ tục giám sát và đo đạc các thông số môi trường cũng như đánh giá sự tuân thủ luật pháp và các qui định về môi trường tương ứng. Công ty chưa tiến hành đo đạc các thông số khí thải và nước thải định kỳ nh­ đã đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hiện tại Công ty có tiến hành đo đạc các thông số vi khí hậu tại các phân xưởng trong toàn công ty, và các chỉ tiêu nước cấp. Kết quả đo đạc môi trường lao động năm 2003 một số khu vực nhiệt độ cao hơn chuẩn cho phép, tiếng ồn tại khu vực máy đột dập 20, 70 tấn và búa máy 150kg, máy cưa sắt vượt tiêu chuẩn cho phép. Khí NO tại cửa lò tại khu lò rèn, hàn điện, Toluen tại khu công nhân pha sơn vượt tiêu chuẩn cho phép. Khuyến nghị Công ty cần thiết lập thủ tục giám sát và đo phải các thông số về môi trường dựa trên các yêu cầu pháp luật và các yếu tố của các hoạt động có tác động đến môi trường, xác định tần xuất, thời gian, địa điểm và các phương pháp giám sát... Công ty cần có thủ tục giám sát sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật. Công ty cần tiến hành đo đạc các thông số về nước thải, khí thải từ các hoạt động sản xuất của Công ty. Giám sát việc thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu môi trường, nước thải, nước cấp, tiêu thụ năng lượng và việc thực hiện các hoạt động kiểm soát điều hành. Yêu cầu 4.5.2: sự không phù hợp và các hành động khắc phục phòng ngừa Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra không phù hợp, thủ tục tiến hành các hoạt động nhằm giảm nhẹ mọi ảnh hưởng đã xảy ra và nhằm đề suất và hoàn thiện hành động khắc phục và phòng ngừa. Bất kỳ hành động khắc phục hoặc phòng ngừa nào nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp hiện tại và tiềm Èn đều phải thích hợp với tầm quan trọng của các vấn đề tương ứng với tác động môi trường gặp phải. Tổ chức phải thực hiện và ghi lại bất kỳ sự thay đổi nào do kết quả của hành động khắc phục và phòng ngừa và tạo ra trong các thủ tục đã được thành lập văn bản. Thực trạng Công ty chưa thiết lập thủ tục xác định sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa đối với hệ thống quản lý môi trường tại công ty. Hiện nay công ty đã thiết lập thủ tục nhằm xác định sự không phù hợp và đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa đối với hệ thống quản lý chất lượng (Qui trình (QT.13) Khuyến nghị Công ty nên xem xét lại qui trình hiện có của ISO 9001 để có thể kết hợp sử dụng chung cho cả 2 hệ thống. Cần xác định quyền hạn và trách nhiệm trong việc kiểm soát và điều tra sự không phù hợp và đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa, đưa ra hành động giảm thiểu các tác động đến môi trường. Các hành động khắc phục, phòng ngừa đó cũng cần phải phù hợp với mức độ của vấn đề xảy ra. Yêu cầu 4.5.3: hồ sơ Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ về môi trường. Các hồ sơ đào tạo, các kết quả đánh giá và soát xét cũng được đưa lại trong hồ sơ này. Hồ sơ về môi trường cần dễ đọc, dễ phân định và dễ tìm ra nguồn gốc của các hoạt động, sản phẩm dịch vụ có liên quan. Hồ sơ về môi trường phải được bảo quản bằng cách sao cho dễ tìm lại được và được bảo về chống huỷ hoại, hư hỏng hoặc mất mát. Thời gian lưu giữ chúng cần phải được quy định và ghi lại. Hồ sơ cần được lưu giữ thích hợp với hệ thống và tổ chức nhằm thể hiện sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Thực trạng Công ty đã có qui trình Kiểm soát hồ sơ chất lượng (QT.01) để duy trì và phân định các hồ sơ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Các hồ sơ về môi trường cũng được lưu giữ nhưng chưa có qui định cụ thể. Khuyến nghị Công ty cần bổ sung thêm phần hồ sơ liên quan tới hệ thống quản lý môi trường và có thể xây dựng qui trình kiểm soát hồ sơ kết hợp với hệ thống quản lý hiện có. Yêu cầu 4.5.4: đánh giá hệ thống quản lý môI trường Yêu cầu của tiêu chuẩn Tổ chức cần phải thiết lập và duy trì chương trình và thủ tục để tiến hành đánh giá hệ thống quản lý môi trường định kỳ, nhằm: a) Xác định xem liệu hệ thống quản lý môi trường có hoặc không: 1) Phù hợp với các kế hoạch về môi trường đã đề ra, kể cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. 2) Được áp dụng và duy trì một cách đúng đắn. b) Cung cấp thông tin về kết quả đánh giá cho ban lãnh đạo Chương trình đánh giá của tổ chức, bao gồm cả thời gian biểu, phải dựa trên tầm quan trọng về môi trường của hoạt động có liên quan và kết quả của các cuộc đánh giá trước đây. Để cho toàn diện, các thủ tục đánh giá phải bao gồm phạm vi, tần suất và phương pháp luận đánh giá, cũng như trách nhiệm và yêu cầu tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả. Thực trạng Công ty đã thiết lập qui trình Đánh giá nội bộ (QT.14) cho hệ thống quản lý chất lượng, do đó có thể kết hợp với hệ thống đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ. Khuyến nghị Thủ tục đánh giá nội bộ về môi trường phải đề cập đến phạm vi, tần suất và phương pháp đánh giá, trách nhiệm, các bước tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá. Cần đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ hệ thống quản lý môi trường của công ty. Yêu cầu 4.6: Xem xét của lãnh đạo Yêu cầu của tiêu chuẩn Lãnh đạo cao nhất của tổ chức, sau từng thời gian đã được xác định, cần xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục của hệ thống. Quá trình xem xét lại của ban lãnh đạo cần phải đảm bảo rằng từ thông tin cần thiết đã thu thập cho phép ban lãnh đạo tiến hành việc đánh giá này. Sự xem xét lại này được lập thành văn bản. Việc xem xét lại của ban lãnh đạo phải đề cập đến nhu cầu có thể có về thay đổi chính sách, mục tiêu và các yếu tố khác của hệ thống quả lý môi trường theo tinh thần của các kết quả đánh giá hệ thống quản lý môi trường, hoàn cảnh thay đổi và cam kết cải tiến liên tục. Thực trạng Công ty đã thiết lập qui định về việc xem xét của lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng (QT.02), do đó có thể kết hợp với hệ thống quản lý môi trường. Khuyến nghị Công ty cần đảm bảo để các dữ liệu cần thiết được thu thập nhằm tạo thuận lợi cho lãnh đạo trong quá trình xem xét. Việc xem xét của lãnh đạo cần cân nhắc đến nhu cầu thay đổi về chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và các yếu tố khác của hệ thống quản lý môi trường Quá trình xem xét lại của lãnh đạo phải được lập thành văn bản. Kết luận và kiến nghị: Công ty có khả năng đạt được chứng chỉ ISO 14001 trong thời gian nhanh nhất là 10 tháng nếu như có sự cam kết tốt của ban lãnh đạo công ty về nhân lực, như nguồn tài chính và sự nỗ lực thực hiện của tất cả các cán bộ công nhân viên để thực hiện các công việc chính sau: Nước thải: Hiện tại công ty chưa xử lý nước thải của quá trình sơn và tẩy rửa mà thải trưc tiếp ra cống, Công ty cần có những nghiên cứu cụ thể và đầu từ để xử lý thích hợp đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Khí thải: Khí thải của Công ty phát sinh từ các nguồn tại khu vực sơn và tẩy rửa bền mặt chưa được xử lý tốt, Công ty chưa đo đạc do vậy chưa biết được mức độ ô nhiễm. Công ty cần đo đạc và có các mục tiêu chụ thể cho khu vự mày. Chất thải rắn: Công ty cần tiến hành phân loại tại nguồn và có các biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại chất thải rắn. Hệ thống tài liệu ISO 14001 trong công ty công thiếu nhiều do vậy cần nhiều thời gian, nhân lực cho việc xây dựng tài liệu. Nhận thức về môi trường trong công ty chưa cao cần có nhưng đào tạo phổ biết để nâng cao nhận thực và huy động mọi người tham gia và chương trình ISO 14000. 1. Phụ lục 2: Kế hoạch viết văn bản HTQLMT ISO 14001 Công ty: Xe Đạp VIHA TT mục Tên tài liệu Mã hiệu Phòng/ban Người viết Ngày soát xét Ngày hoàn thành 4.2 Chính sách môi trường 10/08/04 4.3.1 Qui trình xác định khía cạnh môi trường ISO 20/07/04 4.3.2 Qui trình tiếp nhận các yêu cầu thông tin về pháp luật và các yêu cầu khác TH 15/07/04 4.3.3 Mục tiêu và chỉ tiêu LD/ PB 15/08/04 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường ISO/PB 30/08/04 4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm TH 10/08/04 4.4.2 Qui trình đào tạo, nhận thức và năng lực về môi trường TH 20/07/04 4.4.3 Qui trình thông tin liên lạc về môi trường TH 30/07/04 4.4.4 Sổ tay môi trường ISO 10/09/04 4.4.5 Qui trình quản lý tài liệu/hồ sơ ISO 10/07/04 4.4.6 4.4.6 Qui trình quản lý chất thải ISO 25/07/04 Qui trình quản lý hoá chất KD 10/08/04 Qui trình quản lý nhà thầu và nhà cung cấp KD 20/08/04 Qui trình quản lý công đoạn sơn KT 15/08/04 Qui trình quản lý công đoạn tẩy rửa 20/08/04 4.4.7 Qui trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp AN 25/07/04 Hướng dãn ứng phó PCCC Hướng dẫn ứng phó tràn đổ xăng dầu. KT 30/07/04 Hướng dẫn ứng phó tràn đổ hoá chất. 10/08/04 Hướng dẫn ứng phó nổ bình gas 15/08/04 4.5.1 Qui trình giám sát và đo ISO/TH 20/07/04 4.5.2 Qui trình về sự không phù hợp và hành động khác phục phòng ngừa ISO 05/08/04 4.5.4 Qui trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường ISO 10/08/04 4.6 Qui trình xem xét lại của lãnh đạo ISO 25/08/04 Ngày 30 tháng 06 năm 2004 Các tài liệu tham khảo Báo Bảo vệ môi trường. Số chuyên đề- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường Sách Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000- Trung tâm năng suất Việt Nam Sách Tiếp cận môi trường trong thương mại ở Việt Nam- UNCTAD và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng. Tài liệu hướng dẫn áp dụng HTQLMT theo ISO 14000 – Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Đồng Nai. Tài liệu đào tạo: Nhận thức & đánh giá nội bộ HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản năm 2004- Trung tâm năng suất Việt Nam Tiêu chuẩn Việt Nam Tuyển tập các báo cáo khoa học về Kinh tế học Môi trường với những thách thức trước khả năng hội nhập kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới. Tuyển tập các báo cáo về công nghiệp- Viện chiến lược phát triển công nghiệp. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượn cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trung tâm năng suất việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc -- c d--- --- c d---- ý kiến nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên Trung tâm Năng suất Việt Nam thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường đã nhận cô Nguyễn Thị Hồng, sinh viên khoá 43- Khoa kinh tế và Quản lý môI trường- Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đến thực tập trung tâm. Trong quá trình thực tập cô Hồng đã tỏ ra là một sinh viên chịu khó học hỏi và nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Với hiểu biết và lòng nhiệt tình của mình cùng với sự giúp đỡ về mặt khoa học của cán bộ Trung tâm, cô đã có thêm cách tiếp cận mới, nhận định mới trong nghiên cứu khoa học, trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tiễn. Trung tâm hy vọng và tin rằng nội dung thực tập trên sẽ giúp Ýt nhiều cho cô Hồng trong việc bảo vệ tốt nghiệp cũng như quá trình công tác sau này trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu về môI trường. Hà Nội, ngày tháng năm 2005 T/M trung tâm năng suất việt nam Người viết nhận xét: Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Trung tâm năng suất Việt Nam Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam *** Độc lập- Tự do- Hạnh phúc *** Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2005 ý kiến nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên Trung tâm năng suất Việt Nam thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã nhận chị Nguyễn Thị Hồng, là sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý môi trường khoá 43, trường ĐH Kinh tế Quốc dân đến thực tập với mục đích chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp đại học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt29.doc
Tài liệu liên quan