Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang

Kết luận và kiến nghị Phát triển DLCTN là xu hướng tương lai của ngành công nghiệp du lịch nhằm đạt được các mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở điểm đến. Tuy huyện Kiên Hải có rất nhiều tiềm năng về du lịch nhưng vốn là vùng biển đảo với nhiều hạn chế (thiếu điện và nước ngọt, xử lí rác thải khó khăn, hệ sinh thái dễ bị tổn thương do tác động của du lịch, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, sinh kế của người dân có giới hạn, dễ bị tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng) lại thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang. Vì vậy, huyện Kiên Hải rất cần phát triển du lịch theo hướng có trách nhiệm. Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải theo mức độ tác động giảm dần là truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm, vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm, hành động của cộng đồng có trách nhiệm trong du lịch và phát triển sản phẩm DLCTN. Đến nay, huyện Kiên Hải đã thực hiện tốt các khía cạnh trên. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin về điểm đến cho du khách và khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước ngọt vẫn còn bỏ ngỏ; nhân viên phục vụ ăn uống ở một số điểm/khu du lịch còn thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi và uy tín của du khách; sản phẩm du lịch chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của du khách; một số sản phẩm du lịch nếu không được tổ chức tốt có thể gây hại cho tài nguyên, môi trường. Để phát triển tốt DLCTN ở Kiên Hải, trong thời gian tới, địa phương cần thành lập trung tâm thông tin du lịch và thiết lập bảng giới thiệu về điểm du lịch; có những cách thức khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước ngọt; kiểm tra và yêu cầu cơ sở ăn uống chuyên phục vụ du khách niêm yết giá dịch vụ, cam kết bán đúng giá và quản lí hành vi của nhân viên; phát triển thêm sản phẩm du lịch nhưng cần quan tâm đến tác động tài nguyên, cảnh quan, môi trường; khuyến khích du khách thả cá, mực, nhum trở lại môi trường sau khi bắt được hơn là để chúng chết hoặc tiêu thụ chúng; khuyến khích du khách không gây hại san hô; phân loại, thu gom và xử lí tốt hơn vấn đề rác thải. Hạn chế của nghiên cứu này là thiếu quan điểm của du khách quốc tế (không có du khách quốc tế đến Kiên Hải trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi) và các thang đo chưa bao quát hết vấn đề nghiên cứu. Trong tương lai, nên có thêm những nghiên cứu về chủ đề này ở những điểm đến khác nhau để kiểm định độ tin cậy của nghiên cứu và việc khảo sát cả du khách nội địa và quốc tế cũng như mở rộng mô hình nghiên cứu là thật sự cần thiết.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 10 (2020): 1791-1803 ISSN: 1859-3100 Website: 1791 Bài báo nghiên cứu* CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG Nguyễn Trọng Nhân1*, Huỳnh Văn Đà1, Phan Việt Đua2 1 Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam 2 Trường Đại học Bạc Liêu, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Nguyễn Trọng Nhân – Email: trongnhan@ctu.edu.vn Ngày nhận bài: 21-8-2020; ngày nhận bài sửa: 28-9-2020; ngày duyệt đăng: 19-10-2020 TÓM TẮT Du lịch có trách nhiệm sẽ là hướng phát triển chủ đạo đối với ngành công nghiệp du lịch trong tương lai với mục đích sử dụng du lịch để tạo ra sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở điểm đến. Nghiên cứu này được thực hiện để cung cấp luận cứ cho huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm. Dữ liệu chính của nghiên cứu được cung cấp bởi 160 du khách qua điều tra bằng bảng hỏi và được phân tích dưới dạng thống kê mô tả, độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải theo thứ tự giảm dần: truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm, vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm, hành động của cộng đồng có trách nhiệm trong du lịch và phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Nghiên cứu này không chỉ bổ sung lí thuyết, thực tiễn về du lịch có trách nhiệm mà còn là cơ sở để huyện Kiên Hải đưa ra các giải pháp phát triển du lịch địa phương có trách nhiệm hơn trong tương lai. Từ khóa: du lịch; du lịch có trách nhiệm; huyện Kiên Hải; tỉnh Kiên Giang 1. Đặt vấn đề Du lịch là một trong những ngành kinh tế lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh trong các ngành kinh tế của nhân loại. Sự phát triển của ngành du lịch góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, mang lại thu nhập cho quốc gia, địa phương và người dân, cổ vũ con người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, văn hóa và có thể thay thế các ngành kinh tế truyền thống vốn phụ thuộc, khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường trong vai trò tạo ngoại tệ, giảm nghèo và phát triển vùng, địa phương bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trong quá trình phát triển, du lịch cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho điểm đến du lịch. Hơn nữa, theo Spencely (2008), du lịch chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu nó được phát triển trong trạng thái có trách nhiệm. Cite this article as: Nguyen Trong Nhan, Huynh Van Da, & Phan Viet Dua (2020). Factors affecting the development of responsible tourism in Kien Hai district, Kien Giang province. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(10), 1791-1803. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1792 Vì lẽ đó, vài thập niên gần đây, nhiều quốc gia rất chú trọng việc tiếp cận và thực hành cách thức phát triển nhằm tối ưu hóa các tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi từ sự phát triển của du lịch đối với nhiều thành phần có liên quan, hướng tới sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường ở điểm đến hay “sử dụng du lịch để tạo ra nơi tốt hơn cho con người sinh sống và nơi tốt hơn cho con người viếng thăm” (Goodwin, & Font, 2012, p.5) – Đó là DLCTN. Trong những thập niên gần đây, DLCTN nhận được sự quan tâm của toàn cầu (Spencely, 2008) bởi thực hành tốt DLCTN có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực và gia tăng các tác động tích cực của du lịch (ESRT PROGRAM, 2013); phân phối lợi ích công bằng cho người dân địa phương cũng như góp phần bảo vệ tự nhiên và văn hóa (Fennell, 2008); nâng cao sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách (Goodwin, 2005); tạo ra lợi thế cạnh tranh cho điểm đến du lịch (Camilleri, 2016); thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân (Mathew, & Sreejesh, 2017). Trên thế giới, những công trình nghiên cứu sớm về DLCTN diễn ra vào thập niên cuối của thế kỉ XX. Đến thập niên đầu của thế kỉ XXI, DLCTN lại được quan tâm nhiều hơn trong giới học thuật bởi nhiều bài báo khoa học liên quan được xuất bản. Thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, số công trình nghiên cứu về DLCTN lại càng đa dạng và phong phú hơn ở những thập niên trước. Một số học giả tiêu biểu trong lĩnh vực nghiên cứu DLCTN như Spencely (2008), “Du lịch có trách nhiệm”; Goodwin và Font (2012), “Tiến triển trong du lịch có trách nhiệm”; Leslie (2012), “Du lịch có trách nhiệm: nhận thức, lí thuyết và thực hành”; Manante và cộng sự (2014), “Du lịch có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp”. Các công trình này có những đóng góp đáng kể trên phương diện lí luận và thực tiễn về DLCTN. Ở Việt Nam, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về DLCTN và các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhận thức của cộng đồng (Le, 2017, “Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại Sầm Sơn”), của giới trẻ (Pham, 2019, “Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc ứng xử trách nhiệm tại điểm đến”), của du khách (Nguyen, 2017, “Nghiên cứu nhận thức của du khách về du lịch có trách nhiệm tại thành phố Huế”) về DLCTN. Nhận thức được vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của địa phương, People’s Committee of Kien Hai district (2020) đã xác định, đến năm 2030, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch ở Kiên Hải trong thời gian tới là nhanh và bền vững; tạo ra sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, có sức cạnh tranh cao; giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giữ nguyên cảnh quan; bảo vệ tài nguyên, môi trường; tăng hiệu quả kinh doanh; tăng sức hấp dẫn đối với du khách. Để phù hợp với quan điểm và đạt được những mục tiêu trên, huyện Kiên Hải cần phát triển du lịch theo hướng có trách nhiệm. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1793 triển DLCTN của huyện Kiên Hải thông qua cảm nhận của du khách. Kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương nhận diện chính xác hơn tình hình phát triển DLCTN và thực thi các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển DLCTN ở Kiên Hải phù hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch do Ủy ban nhân dân huyện Kiên Hải đề ra. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu DLCTN không phải là sản phẩm hay nhãn hiệu du lịch mà là cách tiếp cận để quản lí và thực hành du lịch nhằm bảo tồn môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội của điểm đến, tạo ra hoạt động kinh doanh khả thi, phân phối lợi ích tối ưu cho nhiều bên liên quan, mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho cộng đồng địa phương và cung cấp trải nghiệm du lịch chất lượng cao cho du khách. Để làm rõ một số nội dung trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển DLCTN (phát triển sản phẩm DLCTN, truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, hành động của cộng đồng có trách nhiệm, vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm và điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm). 2.2. Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu Vào thập niên 60 của thế kỉ XX, nhiều nhà nghiên cứu, quản lí và tổ chức phi chính phủ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường trước sự tác động của du lịch đại chúng và kì vọng vào hình thức du lịch thay thế ít gây tác động tiêu cực đối với môi trường. Đến thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, nhiều hình thức du lịch thân thiện hơn với môi trường và cộng đồng ra đời, trong đó, có DLCTN (Leslie, 2012). DLCTN thể hiện khả năng sử dụng du lịch cho sự phát triển bền vững của điểm đến và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng. Ngoài ra, nó còn nhấn mạnh các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện những gì có thể để sử dụng du lịch cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và bảo tồn môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội (Goodwin, & Font, 2012). Trên cơ sở tìm hiểu định nghĩa về DLCTN trong The Cape Town Declaration (2002) và tác phẩm của Manente et al. (2014), chúng tôi cho rằng DLCTN là hình thức du lịch tôn trọng và bảo tồn tài nguyên, môi trường của điểm đến, tạo ra những lợi ích kinh tế trực tiếp cho cộng đồng địa phương, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch và duy trì sự tương tác tích cực giữa nhiều bên liên quan. Phát triển DLCTN ở điểm đến được thể hiện qua các khía cạnh: (1) phát triển sản phẩm DLCTN, (2) quảng bá và truyền thông có trách nhiệm, (3) sử dụng lao động có trách nhiệm, (4) xây dựng năng lực và chính sách tổ chức có trách nhiệm, (5) các chuỗi cung cấp DLCTN, (6) hỗ trợ điểm đến DLCTN, (7) giám sát tác động của DLCTN, (8) quy hoạch và quản lí DLCTN, (8) cơ sở lưu trú có trách nhiệm, (9) điều hành ngành dịch vụ ăn uống có trách nhiệm, (10) chính sách và quy hoạch DLCTN, (11) hành động cộng đồng trong DLCTN (ESRT PROGRAM, 2013). Trên cơ sở các phương diện phản ánh sự phát triển DLCTN được đề cập, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải như sau (xem Hình 1 và Bảng 1): Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1794 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 1. Diễn giải mô hình nghiên cứu Thang đo độc lập Biến quan sát Phát triển sản phẩm DLCTN (SP) - Những loại hình du lịch ở địa phương thân thiện với môi trường (SP1) - Những loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương (SP2) - Những loại hình du lịch ở địa phương đáp ứng được nhu cầu du lịch (SP3) - Mức độ hài lòng khi tham gia các loại hình du lịch ở địa phương (SP4) Truyền thông có trách nhiệm trong du lịch (TT) - Sức hấp dẫn của nơi du lịch đúng với thông tin quảng bá (TT1) - Có thể nâng cao sự hiểu biết về nơi đến du lịch thông qua bảng thông tin, tờ gấp, tờ rơi (TT2) - Có những hoạt động tuyên truyền nhằm bảo vệ tài nguyên du lịch (TT3) - Có những hoạt động tuyên truyền nhằm bảo vệ môi trường du lịch (TT4) - Có những hoạt động tuyên truyền nhằm đảm bảo an ninh trật tự (TT5) Hành động của cộng đồng có trách nhiệm (CD) - Nhân viên lễ tân phục vụ có trách nhiệm (CD1) - Nhân viên bán hàng phục vụ có trách nhiệm (CD2) - Nhân viên hướng dẫn tham quan phục vụ có trách nhiệm (CD3) - Nhân viên làm việc trong lĩnh vực ăn uống phục vụ có trách nhiệm (CD4) Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (CSLT) - Có những cách thức khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước (CSLT1) - Có những cách thức khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện (CSLT2) - Có những cách thức khuyến khích giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường (CSLT3) Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm (CSAU) - Khuôn viên cơ sở ăn uống sạch sẽ (CSAU1) - Đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm (CSAU2) - Đảm bảo trật tự và an toàn (CSAU3) Thang đo phụ thuộc Biến quan sát Đánh giá chung Sự phát triển DLCTN Nguồn: Thiết kế của nhóm nghiên cứu, 2020 Sự phát triển du lịch có trách nhiệm Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm (SP) Truyền thông có trách nhiệm trong du lịch (TT) Hành động của cộng đồng có trách nhiệm (CD) Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (CSLT) Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm (CSAU) Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1795 2.3. Phương pháp nghiên cứu Một tập hợp các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này như sau: • Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phân tích dữ liệu Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học, hành vi du lịch, cảm nhận về sự phát triển DLCTN và kiến nghị của du khách. Theo đó, 195 du khách đến du lịch ở Kiên Hải được phỏng vấn từ ngày 23/7/2020 đến ngày 1/8/2020. Sau khi thu bảng hỏi và kiểm tra lại, chúng tôi quyết định loại bỏ 35 bảng hỏi có nhiều thông tin bị khuyết, được trả lời chủ yếu ở một mức đánh giá và đáp viên nhỏ hơn 18 tuổi. Kết quả, 160 bảng hỏi đạt yêu cầu được sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu. Thông tin khái quát về mẫu nghiên cứu như sau (xem Bảng 2): Bảng 2. Thông tin khái quát về mẫu nghiên cứu Biến Diễn giải Phần trăm Biến Diễn giải Phần trăm Giới tính Nam Nữ 58,1 41,9 Trình độ học vấn/chuyên môn Dưới THPT THPT TC/CĐ ĐH/SĐH 7,5 43,1 8,1 41,2 Tuổi 18-28 29-39 40-68 48,1 33,8 18,1 Loại hình cư trú Thành thị Nông thôn 66,9 33,1 Nguồn: Kết quả phỏng vấn du khách của nhóm nghiên cứu, 2020 Dữ liệu từ bảng hỏi được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 với các kĩ thuật phân tích thống kê mô tả, độ tin cậy thang đo, nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính đa biến. • Phương pháp quan sát thực địa Nghiên cứu du lịch nói chung và DLCTN nói riêng ở một điểm đến không thể thiếu hoạt động quan sát thực địa. Sử dụng phương pháp này, giúp chúng tôi có cái nhìn tổng thể về hoạt động du lịch ở địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn du khách (23/7/2020-01/8/2020), chúng tôi kết hợp với hoạt động tham quan hệ thống tuyến điểm du lịch và tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải. • Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu Đối với nghiên cứu này, tài liệu hay dữ liệu thứ cấp có vai trò quan trọng. Sử dụng tài liệu, chúng tôi có được lí thuyết về vấn đề cần thực hiện và cơ sở để phát triển mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, để có sự hiểu biết về địa phương không thể thiếu việc tham khảo tài liệu. Các loại tài liệu được chúng tôi sử dụng cho nghiên cứu gồm sách, bài báo khoa học, số liệu thống kê. Để tiếp nhận thông tin từ tài liệu, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích và tổng hợp. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1796 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát về huyện Kiên Hải Kiên Hải là huyện đảo của tỉnh Kiên Giang, được tạo thành bởi 23 hòn đảo lớn nhỏ, với diện tích tự nhiên 24,61 km2, gồm 4 xã Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du. Năm 2019, huyện có tổng dân số là 17.591 người, mật độ dân số 714,79 người/km2. Sinh kế chính của người dân ở Kiên Hải là đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ du lịch và sản xuất nông nghiệp. Vị trí tiếp giáp với nhiều địa điểm tạo và phân phát du khách quan trọng ở vùng tứ giác Long Xuyên (thành phố Rạch Giá, Hà Tiên), biển Tây Nam (Phú Quốc) và vùng Bán đảo Cà Mau (mũi Cà Mau); sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa đa dạng; hệ thống giao thông quanh đảo, ngang đảo đã được đầu tư xây dựng (Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn); có cầu cảng (Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn) và lưới điện quốc gia (Hòn Tre, Lại Sơn); sự quan tâm đối với ngành du lịch của chính quyền và người dân địa phương tạo thế và lực để Kiên Hải thu hút nhiều du khách trong thời gian qua. Năm 2019, tổng số lượt khách đến Kiên Hải là 441.659 (khách nội địa: 440.509, khách quốc tế: 1150) tạo doanh thu cho địa phương 637 tỉ đồng (Số liệu được cung cấp từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiên Hải, 2020). Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách, đến năm 2019, địa phương có 17 cơ sở ăn uống, 22 tàu du lịch, 7 ca nô, 4500 xe gắn máy, 30 điểm mua bán hải sản, 3 làng bè du lịch, 950 lao động trực tiếp (Số liệu được cung cấp từ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kiên Hải, 2020). Các tuyến điểm du lịch của huyện chủ yếu tập trung ven tuyến giao thông đường bộ quanh đảo, ngang đảo (Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn) và tuyến điểm du lịch trên biển kết nối hòn Lớn (xã An Sơn) với hòn Mấu (xã Nam Du). 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải Mô hình lí thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải gồm 5 thang đo độc lập và 1 biến phụ thuộc (Bảng 1). Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của mô hình như sau (Bảng 3): Bảng 3. Mức độ tin cậy của thang đo và biến quan sát bị loại Thang đo Biến Hệ số tương quan Cronbach’s α sau loại biến Biến bị loại Phát triển sản phẩm DLCTN (SP) SP1 SP2 SP3 SP4 0,56 0,50 0,56 0,64 0,76 Truyền thông có trách nhiệm trong du lịch (TT) TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 0,24 0,48 0,65 0,72 0,65 0,82 TT1 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1797 Hành động của cộng đồng có trách nhiệm (CD) CD1 CD2 CD3 CD4 0,64 0,74 0,69 0,66 0,85 Vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (CSLT) CSLT1 CSLT2 CSLT3 0,60 0,79 0,62 0,81 Điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm (CSAU) CSAU1 CSAU2 CSAU3 0,65 0,75 0,63 0,82 Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu phỏng vấn du khách của nhóm nghiên cứu, 2020 Sau khi đánh giá độ tin cậy, biến “sức hấp dẫn của nơi du lịch đúng với thông tin quảng bá (TT1)” bị loại do có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh nhỏ hơn 0,3 (Le, & Truong, 2012). 18 biến còn lại được sử dụng cho phân tích nhân tố khá phá bởi chúng có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh > 0,3 và Cronbach’s α đảm bảo yêu cầu (Hoang, & Chu, 2008b). Dữ liệu thỏa mãn các điều kiện của phân tích nhân tố khám phá: KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) = 0,87; giá trị Sig. của kiểm định Bartlett = 0,000; tổng phương sai giải thích = 69,95% (Hoang, & Chu, 2008b; Le, & Truong, 2012). Dựa vào bảng ma trận nhân tố xoay (Bảng 4) để xác định các nhân tố ảnh hưởng và biến quan sát trong từng nhân tố. Biến quan sát được giữ lại trong từng nhân tố khi có hệ số tải nhân tố ≥ 0,45 vì cỡ mẫu 160. Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải gồm hành động của cộng đồng có trách nhiệm (F1), truyền thông có trách nhiệm trong du lịch (F2), điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm (F3), vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (F4), phát triển sản phẩm DLCTN (F5) (Bảng 4). Bảng 4. Ma trận nhân tố xoay Biến quan sát Nhân tố Giá trị trung bình F1 F2 F3 F4 F5 CD1 CD2 CD3 CD4 0,62 0,87 0,74 0,74 4,00 3,93 3,96 3,81 TT2 TT3 TT4 TT5 0,57 0,80 0,83 0,72 3,45 3,68 3,71 3,90 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1798 CSAU1 CSAU2 CSAU3 0,65 0,73 0,66 4,00 3,95 4,11 CSLT1 CSLT2 CSLT3 0,79 0,83 0,70 3,44 3,79 3,81 SP1 SP2 SP3 SP4 0,73 0,76 0,51 0,64 3,92 4,03 3,78 3,84 Thang đo đối nghĩa 5 điểm ( hoàn toàn không đồng ý  Hoàn toàn đồng ý) Extraction Method: Principal Component Analysis; Eigenvalues over: 1; Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization; Suppress absolute values less than: 0,45 (160 mẫu) Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu phỏng vấn du khách của nhóm nghiên cứu, 2020 Để kiểm định mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố trên đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải, kĩ thuật phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng. Kết quả kiểm tra dữ liệu của mô hình cho thấy dữ liệu thích hợp để phân tích hồi quy vì R2 = 0,474, giá trị Sig. = 0,000, VIF = 1 (Hoang, & Chu, 2008a; Le, & Truong, 2012). Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải với mức độ tác động giảm dần là truyền thông có trách nhiệm trong du lịch (F2), điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm (F3), vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (F4), hành động của cộng đồng có trách nhiệm (F1), phát triển sản phẩm DLCTN (F5) (Bảng 5). Bảng 5. Hệ số hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến % tác động B Std. Error β Tolerance VIF Hằng số 3,894 0,055 70,955 0,000 F1 0,274 0,055 0,291 4,974 0,000 1,000 1,000 19,22 F2 0,340 0,055 0,360 6,170 0,000 1,000 1,000 23,78 F3 0,338 0,055 0,359 6,147 0,000 1,000 1,000 23,71 F4 0,281 0,055 0,298 5,104 0,000 1,000 1,000 19,68 F5 0,194 0,055 0,206 3,521 0,001 1,000 1,000 13,61 R2 = 0,474; F = 27,808; Sig. = 0,000; VIF = 1,000 Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu phỏng vấn du khách của nhóm nghiên cứu, 2020 Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1799 Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển DLCTN bởi nó có thể cung cấp thông tin về điểm đến cho nhiều bên liên quan, đồng thời giáo dục ý thức và làm thay đổi thái độ của cộng đồng, du khách có lợi cho tài nguyên, môi trường và xã hội nơi du lịch (ESRT PROGRAM, 2013). Thời gian qua, huyện Kiên Hải đã thực hiện một số hoạt động truyền thông nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương như thiết lập bảng thông tin ở những tuyến điểm du lịch và đưa tin trên đài phát thanh. Các thông điệp tuyên truyền điển hình như “giữ vệ sinh bãi biển, nước biển và không xả rác, vứt rác bừa bãi, phải thu gom và đổ rác đúng nơi quy định”, “không đốt lửa tại các khu rừng khô dễ cháy xung quanh bãi tắm”, “không được đánh bắt hải sản, neo đậu các phương tiện đánh bắt hải sản và các phương tiện vận tải thủy trong khu vực bãi tắm”, “không được làm những điều trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam tại các bãi tắm”, “những người mắc các chứng bệnh tim mạch, tâm thần, những người say rượu không được tắm biển”, “trẻ em dưới 13 tuổi và người không biết bơi khi tắm biển phải mặc áo phao, có người trông coi và không nên bơi quá xa”, “du khách không nên tắm biển riêng lẻ ở khu vực bãi biển ít người”, “xin giữ rừng sạch – xanh”, “không buôn bán hàng rong tại khu du lịch”, “hãy chung tay bảo vệ môi trường biển đảo”, “lặn ngắm san hô, không được bẻ hái, nếu bẻ hái thì sẽ bị Nhà nước phạt 5.000.000 đồng”, “mặc áo phao khi đi tham quan du lịch trên biển”, “sử dụng đồ nhựa, túi nilon gây hại cho sức khỏe sinh vật”. Trong khi đó, địa phương chưa quan tâm đến việc cung cấp thông tin về nơi đến du lịch cho du khách thông qua bảng diễn giải, tờ gấp (brochure), tờ rơi (leaflet). Trong du lịch, dịch vụ ăn uống là một phần không thể thiếu tại điểm đến và luôn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, địa phương vì đây là lĩnh vực thu hút nhiều lao động và chi phí đầu tư ban đầu khá thấp so với nhiều lĩnh vực khác. Với những thế mạnh của mình, ngành dịch vụ ăn uống đã trở thành một lựa chọn sinh kế khả thi cho một bộ phận lớn người dân. Đối với các cơ sở ăn uống phục vụ du khách, điều hành có trách nhiệm đồng nghĩa với việc cơ sở ăn uống vừa cung cấp những giá trị cho khách hàng vừa tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức trong quá trình chế biến và cung ứng đồ ăn, thức uống cũng như đảm bảo tính bền vững trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. Các yếu tố cốt lõi đối với việc điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm là đảm bảo môi trường an ninh và an toàn, thực hiện tốt vấn đề vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm (ESRT PROGRAM, 2013). Ở Kiên Hải, cơ sở ăn uống phục vụ du khách phân bố chủ yếu ở hai bên cầu cảng (Lại Sơn, An Sơn), những bãi biển đẹp và trên biển (khu nuôi cá lồng bè). Theo sự đánh giá của du khách (Bảng 4), cơ sở ăn uống ở Kiên Hải đã thực hiện tốt vấn đề vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và trật tự an toàn. Mục tiêu bao trùm của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú là đem lại sự thoải mái cho khách hàng trong kì nghỉ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên cộng hưởng với việc tăng lượng chất thải từ hoạt động của du khách lại gây tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng và lợi nhuận kinh doanh ở mức nào đó của công ti trong lĩnh vực kinh Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1800 doanh dịch vụ lưu trú. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường, ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tìm cách thay đổi hoạt động kinh doanh của mình, trong đó, nước, năng lượng và chất thải là 3 trong những vấn đề quan trọng nhất cần tập trung xử lí – thể hiện sự vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm (ESRT PROGRAM, 2013). Khảo sát nhiều cơ sở lưu trú ở Kiên Hải, chúng tôi nhận thấy rằng, chủ cơ sở đã có quan tâm đến việc khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm điện và giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thông qua bảng nội quy, bảng/tờ giấy dán tường với các thông điệp như “vui lòng tắt hết thiết bị điện khi ra khỏi phòng”, “không mang chai nhựa, hộp nhựa, túi nilon xuống bãi tắm”, “xin quý khách giữ vệ sinh chung”, “vui lòng không vứt rác xuống biển”, “không hút thuốc trên giường ngủ, không vứt giấy vệ sinh, rác thải vào thiết bị vệ sinh gây tắc cống”, “vui lòng rút thẻ chìa khóa ra khỏi ổ điện khi ra khỏi phòng” Vấn đề còn bỏ ngỏ hiện nay ở hầu hết các cơ sở lưu trú của Kiên Hải là việc khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước, trong khi nước ngọt là nguồn tài nguyên quý hiếm ở Kiên Hải. Việc cộng đồng hành động có trách nhiệm trong du lịch có ý nghĩa quan trọng bởi nhờ đó địa phương đáp ứng được nhu cầu, nâng cao sự hài lòng của du khách, đồng thời hướng tới việc quảng bá tế nhị văn hóa, cách làm du lịch ở địa phương. Một số phương diện thể hiện hành động của cộng đồng có trách nhiệm trong du lịch là cung cách phục vụ của đội ngũ nhân viên (ESRT PROGRAM, 2013). Theo sự phản hồi của du khách (Bảng 4), nhân viên lễ tân, bán hàng, hướng dẫn tham quan, cơ sở ăn uống phục vụ họ một cách có trách nhiệm. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế, nhân viên phục vụ ăn uống ở một số điểm/khu du lịch của Kiên Hải vẫn tự ý tăng giá dịch vụ, làm khó du khách khi du khách không ăn uống tại điểm/khu du lịch, ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của du khách và hình ảnh của điểm du lịch. Phát triển sản phẩm DLCTN là yêu cầu cốt lõi đối với sự phát triển DLCTN bởi sản phẩm DLCTN không những đáp ứng được nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho cộng đồng mà còn ít gây tác động tiêu cực đối với xã hội, văn hóa và môi trường ở điểm đến (ESRT PROGRAM, 2013). Hiện tại, huyện Kiên Hải đã phát triển các sản phẩm du lịch như tham quan, tìm hiểu bãi biển, bè cá, rừng núi, cảnh quan, cơ sở thờ tự, sinh kế của người dân; leo núi; tắm biển; đi ghe/tàu trên biển; lặn ngắm san hô; câu cá; câu mực; bắt nhum; ẩm thực hải sản. Để thực hiện các hoạt động này, du khách phải thuê xe gắn máy hoặc ghe/tàu của người dân, doanh nghiệp. Đây là điểm đến du lịch mới nổi nên cách làm du lịch còn theo kiểu “cây nhà lá vườn”, người dân địa phương tự đứng ra làm du lịch, các tour tham quan đậm chất sinh thái, cộng đồng có nhiều lợi ích từ du lịch. Hạn chế của Kiên Hải là chỉ mới khai thác những sản phẩm du lịch dựa trên những điều kiện gần như sẵn có, không cần đầu tư nhiều, ít tốn hàm lượng chất xám nên chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của du khách. Hơn nữa, một số sản phẩm du lịch của huyện (câu cá, lặn ngắm san hô, câu mực, bắt nhum) nếu không được tổ chức tốt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1801 4. Kết luận và kiến nghị Phát triển DLCTN là xu hướng tương lai của ngành công nghiệp du lịch nhằm đạt được các mục tiêu bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ở điểm đến. Tuy huyện Kiên Hải có rất nhiều tiềm năng về du lịch nhưng vốn là vùng biển đảo với nhiều hạn chế (thiếu điện và nước ngọt, xử lí rác thải khó khăn, hệ sinh thái dễ bị tổn thương do tác động của du lịch, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, sinh kế của người dân có giới hạn, dễ bị tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng) lại thuộc khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang. Vì vậy, huyện Kiên Hải rất cần phát triển du lịch theo hướng có trách nhiệm. Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DLCTN ở huyện Kiên Hải theo mức độ tác động giảm dần là truyền thông có trách nhiệm trong du lịch, điều hành cơ sở ăn uống có trách nhiệm, vận hành cơ sở lưu trú có trách nhiệm, hành động của cộng đồng có trách nhiệm trong du lịch và phát triển sản phẩm DLCTN. Đến nay, huyện Kiên Hải đã thực hiện tốt các khía cạnh trên. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin về điểm đến cho du khách và khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước ngọt vẫn còn bỏ ngỏ; nhân viên phục vụ ăn uống ở một số điểm/khu du lịch còn thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền lợi và uy tín của du khách; sản phẩm du lịch chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của du khách; một số sản phẩm du lịch nếu không được tổ chức tốt có thể gây hại cho tài nguyên, môi trường. Để phát triển tốt DLCTN ở Kiên Hải, trong thời gian tới, địa phương cần thành lập trung tâm thông tin du lịch và thiết lập bảng giới thiệu về điểm du lịch; có những cách thức khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm nước ngọt; kiểm tra và yêu cầu cơ sở ăn uống chuyên phục vụ du khách niêm yết giá dịch vụ, cam kết bán đúng giá và quản lí hành vi của nhân viên; phát triển thêm sản phẩm du lịch nhưng cần quan tâm đến tác động tài nguyên, cảnh quan, môi trường; khuyến khích du khách thả cá, mực, nhum trở lại môi trường sau khi bắt được hơn là để chúng chết hoặc tiêu thụ chúng; khuyến khích du khách không gây hại san hô; phân loại, thu gom và xử lí tốt hơn vấn đề rác thải. Hạn chế của nghiên cứu này là thiếu quan điểm của du khách quốc tế (không có du khách quốc tế đến Kiên Hải trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi) và các thang đo chưa bao quát hết vấn đề nghiên cứu. Trong tương lai, nên có thêm những nghiên cứu về chủ đề này ở những điểm đến khác nhau để kiểm định độ tin cậy của nghiên cứu và việc khảo sát cả du khách nội địa và quốc tế cũng như mở rộng mô hình nghiên cứu là thật sự cần thiết.  Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi.  Lời cảm ơn: Kết quả của bài báo này là một phần sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường mã số T2020-32. Chúng tôi trân trọng cảm ơn cơ quan tài trợ kinh phí và du khách cung cấp thông tin cho nghiên cứu. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 10 (2020): 1791-1803 1802 TÀI LIỆU THAM KHẢO Camilleri, M. A. (2016). Responsible tourism that creates shared value among stakeholders. Tourism Planning & Development, 13(2), 219-235. ESRT PROGRAM (Program for Developing Responsible Tourism with Environment and Society) (2013). Bo cong cu du lich co trach nhiem tai Viet Nam [Responsible tourism toolkit in Vietnam]. Hanoi. Fennell, D. A. (2008). Responsible Tourism: A Kierkegaardian Interpretation. Tourism Recreation Research, 33(1), 3-12. Goodwin, H., & Font, X. (2012). Progress in Responsible Tourism. Oxford: Goodfellow Publisher. Goodwin, H. (2005). Responsible Tourism and the Market. Occasional Paper, 4, 1-6. Hoang, T., & Chu, N. M. N. (2008a). Phan tich du lieu nghien cuu voi SPSS [Research data analysis with SPSS]. 1st edn., Ho Chi Minh City: Hong Duc Publisher. Hoang, T., & Chu, N. M. N. (2008b). Phan tich du lieu nghien cuu voi SPSS [Research data analysis with SPSS]. 2nd edn., Ho Chi Minh City: Hong Duc Publisher. Le, T. T. (2017). Nhan thuc cua cong dong dia phuong ve du lich co trach nhiem tai Sam Son [Local community awareness of responsible tourism in Sam Son]. Hanoi: The thesis of Master in Tourism. University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University. Le, V. H., & Truong, T. T. A. (2012). Phuong phap nghien cuu trong kinh doanh [Research method in Business]. Ho Chi Minh City: Finance Publisher. Leslie, D. (2012). Responsible tourism: Concepts, Theory and Practice. London: CABI Publishing House. Manente, M., Minghetti, V., & Mingotto, E. (2014). Responsible Tourism and CSR. Switzerland: Springer International Publishing. Mathew, P.V. & Sreejesh, S. (2017). Impact of responsible tourism on destination sustainability and quality of life of community in tourism destinations. Journal of Hospitality and Tourism Management, 31, 83-89. Nguyen, T. T. N. (2017). Nghien cuu nhan thuc cua khach du lich ve du lich co trach nhiem tai thanh pho Hue [A study of tourist awareness of responsible tourism in Hue city]. Retrieved June 26, 2020, from https://scholar.google.com/scholar?hl=vi&as_sdt=0%2C5&q=du+l%E1%BB%8Bch+c%C3 %B3+tr%C3%A1ch+nhi%E1%BB%87m&oq=du People’s Committee of Kien Hai district (2020). Quyet dinh ve viec phe duyet de an phat trien du lich huyen Kien Hai den nam 2020 va dinh huong den nam 2030 [Decision on approving the tourism development project of Kien Hai district to 2020 and orientation to 2030]. Kien Hai. Pham, T. T. N. (2019). Khao sat nhan thuc cua gioi tre ve nguyen tac ung xu du lich trach nhiem tai diem den [Young people’s perceptions of the principle of responsible travel behavior in destinations]. Science & Technology Development Journal – Social Sciences & Humanities, 3(2), 63-71. Spenceley, A. (2008). Responsible Tourism. Earthscan Publisher. The United Kingdom. The Cape Town Declaration (2002). International Conference on Responsible Tourism in Destinations. Cape Town. Retrieved from https://responsibletourismpartnership.org/cape- town-declaration-on-responsible-tourism/ Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Trọng Nhân và tgk 1803 FACTORS AFFECTING THE DEVELOPMENT OF RESPONSIBLE TOURISM IN KIEN HAI DISTRICT, KIEN GIANG PROVINCE Nguyen Trong Nhan1*, Huynh Van Da1, Phan Viet Dua2 1Can Tho University, Vietnam 2 Bac Lieu University, Vietnam *Corresponding author: Nguyen Trong Nhan – Email: trongnhan@ctu.edu.vn Received: August 21, 2020; Revised: September 28, 2020; Accepted: October 19, 2020 ABSTRACT Responsible tourism will be the future tendency for the tourism industry with the purpose of using tourism to create economic, social, and environmental sustainability for destinations. This study was conducted to provide support for Kien Hai district, Kien Giang province in developing responsible tourism. The study collected data from a survey with 160 visitors. The research results show that there are five factors influencing the development of responsible tourism in Kien Hai district from the most influential to the least: responsible communication in tourism, responsible operation of the dining establishment, responsible operation of the accommodation, responsible community action in tourism, and responsible development of tourism product. This study not only confirms the theory and practice of responsible tourism but also provides evidence for Kien Hai district to make more responsible local tourism development solutions. Keywords: tourism; responsible tourism; Kien Hai district; Kien Giang province

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_su_phat_trien_du_lich_co_trach_nhi.pdf
Tài liệu liên quan