Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia

5. Ai sẽ tham gia và chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xem xét và đánh giá tiềm năng của thông tin? Để đảm bảo tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình, hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn phải phục vụ tất cả các nhu cầu thông tin một cách tổng hợp và phối hợp, và có thể ‘đóng gói’ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ (VD: định dạng và mức độ chi tiết). Điều quan trọng là cũng phải cân nhắc vấn đề chất lượng, độ chính xác và độ tin cậy của các thông tin sẽ được tăng cường nếu được rà soát và đánh giá bởi một cơ quan có sự tham gia của nhiều bên liên quan (như ‘cơ quan về các biện pháp đảm bảo an toàn có sự tham gia của các bên liên quan’). Các nước sẽ cần phải xác định ai (ví dụ: cơ quan chính phủ cụ thể và/hoặc tổ chức thể chế giữa các đối tác chính phủ và phi chính phủ) sẽ chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xem xét và trong một số trường hợp đánh giá các thông tin liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn, và ‘đóng gói’ thông tin theo các nhu cầu báo cáo khác nhau. Điều quan trọng đối với các quốc gia đó là xem xét và tìm hiểu các thỏa thuận chia sẻ thông tin để đảm bảo thông tin có thể được cung cấp và chia sẻ với những người chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và đánh giá thông tin.

pdf78 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đoán và các chỉ số để hướng dẫn đánh giá từng khung. Hình 9 cung cấp một đoạn trích về ma trận được sử dụng để phân tích lỗ hổng pháp lý của Việt Nam.31 Hình 9: Trích dẫn ma trận phân tích lỗ hổng pháp lý được áp dụng tại Việt Nam 31. Chi tiết về ma trận, vui lòng truy cập đường dẫn sau: www.snvworld.org/reddSNV REDD+43 Khi hoàn thành ma trận, các nước cần xác định xem có thể sử dụng khung phân tích ở mức độ nào để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn, và xác định bất kỳ lỗ hổng hoặc điểm yếu nào. Ví dụ, bằng cách xác định và đánh giá liệu có một cơ quan chuyên môn nào của chính phủ đảm bảo tôn trọng quyền và lợi ích của người dân bản địa hay không, hay có đủ năng lực và nguồn lực để thực thi pháp luật có liên quan hay không. Cần lưu ý đến các trường hợp thực hiện phân tích quy mô rộng hơn (như phân tích sự sẵn sàng về pháp lý cho REDD+, phân tích các bên liên quan và phân tích thể chế), các nước phải tìm cách sử dụng các phân tích này như là nguồn thông tin đầu vào cho các phân tích lỗ hổng cụ thể. 3.2. Xây dựng đề xuất để giải quyết những lỗ hổng đã được xác định trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ Mục tiêu Đầu ra Xác định các hành động thích hợp có thể được thực hiện để giải quyết các lỗ hổng và điểm yếu của khung pháp lý, thể chế và tuân thủ. Một tài liệu kỹ thuật đưa ra các khuyến nghị có thể được thực hiện để giải quyết những lỗ hổng và điểm yếu của khung pháp lý, thể chế và tuân thủ. Khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có của một quốc gia có khả năng được sử dụng để thực thi CSA có hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có khả năng sẽ có những lỗ hổng và/hoặc những điểm yếu nhất định trong một khung hoặc trong tất cả các khung. Trong bước này, các nước cần phải xây dựng khuyến nghị nhằm giải quyết các lỗ hổng và điểm yếu đã được xác định. Hộp 7 cung cấp các ví dụ thực tiễn của các nước trong việc xác định và đánh giá các khung pháp lý so với các mục tiêu của biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Các khuyến nghị cần tìm cách: 1. Xác định liệu các lỗ hổng/điểm yếu có thể được giải quyết bằng cách tăng cường các khía cạnh liên quan của các khung hay không (ví dụ: tăng cường nhiệm vụ của một thể chế hiện có hoặc cải cách luật hiện hành), hoặc liệu có cần thiết lập các khía cạnh mới hay không (ví dụ: luật mới, thể chế mới, GRMs mới). 2. Xác định cách thức đạt được các vấn đề trên như thế nào (ví dụ: điều khoản nào trong luật cần phải được tăng cường) và ai chỉ đạo việc này (ví dụ: một Bộ cụ thể). Khi soạn thảo các kiến nghị trên, các nước cần xem xét những vấn đề nào khả thi, cả về mặt chính trị và thời gian. Ví dụ, trong một số trường hợp tiến hành cải cách luật hiện hành áp dụng rộng rãi trong cả nước (ví dụ: luật về tiếp cận thông tin) có thể khả thi, nhưng trong trường hợp khác, có thể dễ dàng hơn khi tạo ra một pháp lệnh mới và cụ thể được áp dụng trong bối cảnh của REDD+. www.snvworld.org/reddSNV REDD+44 Hộp 7: Thực tiễn quốc gia trong việc xác định và đánh giá các khung pháp lý so với các mục tiêu đảm bảo an toàn Cancun Mexico Vào năm 2013, CONAFOR (Ủy ban Lâm nghiệp Quốc gia Mexico) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các dự án M-REDD+ đã tiến hành phân tích chi tiết và toàn diện các lỗ hổng trong khung pháp lý của Mexico. CONAFOR quyết định khởi xướng cách tiếp cận quốc gia của Mexico cho các biện pháp đảm bảo an toàn thông qua phân tích lỗ hổng trong luật pháp, chính sách và quy định để phản hồi hiệu quả với các yêu cầu của các biện pháp đảm bảo an toàn của UNFCCC, và đáp ứng thêm các khung biện pháp đảm bảo an toàn của các nhà tài trợ và các cơ quan tài chính hoạt động trong cả nước. Mục tiêu chính của phân tích lỗ hổng về pháp lý là nhằm xác định cụ thể các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh của đất nước và xác định những khía cạnh của khung pháp lý có thể được sử dụng để hỗ trợ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Ngoài ra, phân tích lỗ hổng pháp lý cũng tìm cách xác định khung pháp lý có thể được sử dụng như thế nào để đáp ứng và thể hiện sự phù hợp với khung các biện pháp đảm bảo an toàn khác có liên quan. Để thực hiện phân tích lỗ hổng pháp lý và xác định những yếu tố chuyên đề nào trong khung pháp lý đã được xác định và đánh giá, một phương pháp chi tiết và một ma trận phân tích phù hợp đã được chuẩn bị, sử dụng diễn giải về khung quốc tế cho các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (Rey và cộng sự, 2013a). Cách tiếp cận bao gồm xây dựng một ma trận phân tích lỗ hổng pháp lý để xác định và đánh giá luật pháp, chính sách và quy định (PLRs), kế hoạch, chương trình và các văn kiện quốc tế phù hợp liên quan (ràng buộc và không ràng buộc). Phân tích lỗ hổng pháp lý đã được thực hiện cho hơn 65 PLRs, kế hoạch, chương trình và các cam kết pháp lý quốc tế, và được thực hiện trên văn bản và áp dụng trong thực tế (thông qua các cuộc phỏng vấn với các bên liên quan). Phân tích đã chứng minh rằng khung pháp lý hiện tại của Mexico bao gồm các nguyên tắc của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và có thể được sử dụng để hỗ trợ việc thực hiện hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun.32 Một số lỗ hổng trong khung pháp lý đã được xác định và khuyến nghị đã được cung cấp để giải quyết những lỗ hổng này. Mexico cũng có kế hoạch thực hiện đánh giá các khung thể chế và tuân thủ. Mexico có kế hoạch thực hiện đánh giá về các khung thể chế và tuân thủ 32. Báo cáo có thể tìm thấy tại đường dẫn sau: www.snvworld.org/reddSNV REDD+45 Việt Nam Trong năm 2013, Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Đa Lợi ích REDD+ của SNV (MB-REDD) cũng đã tiến hành phân tích chi tiết và toàn diện những lỗ hổng pháp lý. Sau khi xem xét các lựa chọn khác nhau để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, cùng với các sáng kiến sẵn sàng REDD+ hiện tại và khung các biện pháp đảm bảo an toàn đang vận hành trong nước - như ứng dụng các biện pháp đảm bảo an toàn của Ngân hàng Thế giới thuộc FCPF - VRO đã được lựa chọn để áp dụng cách tiếp cận quốc gia của Việt Nam về các biện pháp đảm bảo an toàn thông qua phân tích lỗ hổng PLR. Mục tiêu của phân tích lỗ hổng pháp lý là nhằm xác định những yếu tố của khung pháp luật hiện hành của Việt Nam, thể hiện sự nhất quán với các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun, nhưng cũng có thể được sử dụng để đáp ứng các khung biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế khác. Để thực hiện phân tích lỗ hổng pháp lý, một phương pháp chi tiết và ma trận phân tích phù hợp được xây dựng sử dụng một khung diễn giải quốc tế về các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (Rey và cộng sự, 2013a.). Phân tích pháp lý đã thực hiện cho hơn 60 PLRs, kế hoạch, chương trình và các cam kết pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý đó là đánh giá chỉ được thực hiện trên ‘văn bản tài liệu’ và không đòi hỏi đánh giá việc thực hiện khung pháp lý trong ‘thực tiễn’. Nói chung, phân tích lỗ hổng pháp lý chứng minh rằng khung pháp lý hiện hành của Việt Nam bao gồm các nguyên tắc của biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và có thể được sử dụng để hỗ trợ thực hiện có hiệu quả.33 Phân tích lỗ hổng pháp lý đã xác định một số lỗ hổng trong khung pháp lý và cung cấp các khuyến nghị để giải quyết các lỗ hổng này. Các kết quả phân tích lỗ hổng pháp lý đã được chia sẻ và thảo luận với nhóm công tác kỹ thuật về các biện pháp đảm bảo an toàn của Việt Nam. Các kết quả phân tích lỗ hổng pháp lý đang được sử dụng như một nguồn thông tin kỹ thuật đầu vào để xây dựng và giải thích rõ hệ thống của Việt Nam (xem Giai đoạn 4). 33. Báo cáo có thể tìm thấy ở đường dẫn sau: www.snvworld.org/reddSNV REDD+46 Công cụ hữu ích cho giai đoạn 3 Công cụ/Tài nguyên Nhận xét Bước 3.1 Tiến hành phân tích lỗ hổng của khung pháp lý, thể chế và tuân thủ liên quan đến diễn giải quốc tế về các biện pháp đảm bảo ant toàn Cancun. ClientEarth “Cung cấp kiến thức và Hướng dẫn Thực hiện các Biện pháp Đảm bảo An toàn REDD+ của UNFCCC” Cung cấp diễn giải quốc tế về ngôn ngữ của các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun (thông qua các nguyên tắc, tiêu chuẩn, tiêu chí phụ). Khung này đã được xây dựng sau khi phân tích về ngôn ngữ của biện pháp đảm bảo an toàn Cancun trong mối quan hệ với các công cụ luật pháp quốc tế phù hợp có liên quan đến REDD+ được lựa chọn, cung cấp diễn giải pháp lý về các yếu tố chuyên đề nào được bao gồm trong các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Các nước có thể mong muốn sử dụng diễn giải quốc tế này để xác định và giải quyết các thành tố chủ đề cần gắn với việc phân tích lỗ hổng của họ. Tiêu chuẩn Xã hội và môi trường REDD+ (REDD+ SES) Cung cấp các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số có thể được sử dụng để giải quyết các thành tố chủ đề của biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Các nước có thể sử dụng tiêu chuẩn này để giải quyết các thành tố chủ đề gắn với việc phân tích lỗ hổng của mình. Đánh giá Môi trường và Xã hội Chiến lược (SESA) thuộc Quỹ Đối tác Các-bon ngành Lâm nghiệp (FCPF) Mục tiêu chính của SESA là tiến hành đánh giá các rủi ro và cơ hội tiềm năng cho REDD+. Vì điều này liên quan đến phân tích lỗ hổng, nên các nước đã thực hiện quá trình này cũng có thể sử dụng SESA để hỗ trợ phân tích lỗ hổng của họ cho CSA. Ví dụ, SESA có thể cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá việc thực hiện của mỗi khung – khung pháp lý, thể chế và tuân thủ - trong thực tiễn. Công cụ về Lợi ích và Rủi ro của UN- REDD (UN-REDD BeRT) Phiên bản sửa đổi sắp tới của BeRT được thiết kế để hỗ trợ các nước trong việc phân tích lỗ hổng pháp lý của mình thông qua các mô- đun giải quyết các hoạt động REDD+ có thể được thực hiện; những lợi ích và rủi ro liên quan đến những hành động này; và luật, chính sách, và quy định hiện hành có liên quan cho mỗi lợi ích và rủi ro (hoặc cho những lợi ích và rủi ro có ưu tiên cao). Bộ Chỉ số về Sáng kiến Quản trị Rừng (GFI) của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) Cung cấp một khuôn khổ cho việc chẩn đoán toàn diện về sự toàn vẹn của các tổ chức và quy trình quản trị rừng ở các quốc gia của họ. Các nước có thể muốn sử dụng khuôn khổ này để cung cấp thông tin cho cách tiếp cận phương pháp phân tích lỗ hổng của khung thể chế. www.snvworld.org/reddSNV REDD+47 Công cụ/Tài nguyên Nhận xét Bước 3.2 Xây dựng các khuyến nghị để giải quyết những lỗ hổng được xác định trong các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ Hướng dẫn của UN- REDD và FCPF về việc tăng cường/ thiết lập cơ chế khiếu nại cấp quốc gia (sắp xuất bản) Cung cấp hướng dẫn làm thế nào để tăng cường GRMs hiện có (thông qua các khung pháp lý và thể chế) để giải quyết khiếu nại liên quan đến REDD+. Các quốc gia có thể sử dụng các hướng dẫn này trong trường hợp họ xác định GRMs hiện tại cần phải được tăng cường hoặc GRMs mới cần được xây dựng cho REDD+. LEG-REDD+ Cung cấp một cách tiếp cận có sự tham gia để xây dựng và cải cách PLRs để đáp ứng với REDD+. Các nước có thể mong muốn sử dụng cách tiếp cận này để thực hiện bước liên quan đến khung pháp lý. Khung Quản lý Môi trường và Xã hội của FCPF (ESMF) ESMF là kết quả của SESA phục vụ cho công tác lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động giảm thiểu và quản lý cần thiết trong việc thực hiện chiến lược REDD+ của một quốc gia. Các nước có thể mong muốn sử dụng quá trình xây dựng công cụ này để xác định những hành động nào được thực hiện nhằm giải quyết những lỗ hổng được xác định trong khung pháp lý, thể chế, và tuân thủ. www.snvworld.org/reddSNV REDD+48 Với kết quả đầu ra từ Giai đoạn 3, ở giai đoạn các nước có một ý tưởng rõ ràng về mức độ sử dung khung pháp lý, thể chế và tuân thủ để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn, và những thiếu sót/điểm yếu nào cần phải được giải quyết. Giai đoạn 4 tìm cách giúp các quốc gia sử dụng các yếu tố đầu vào từ Giai đoạn 3 để giải thích rõ CSA của họ. Hình 10 nêu các bước để thực hiện Giai đoạn 4. Mỗi bước được đi kèm với các mục tiêu và kết quả đầu ra cụ thể. Các nước có thể bắt đầu Giai đoạn 4 song song với Giai đoạn 3, miễn là quốc gia đó có ít nhất một kết quả đầu ra từ giai đoạn trước đã được hoàn thành (như phân tích lỗ hổng của khung pháp lý). Sau đó các quốc gia có thể kết hợp các nguồn đầu vào khác và tiếp tục sàng lọc để giải thích rõ ràng CSA khi xây dựng ở Giai đoạn 3. Giai đoạn 4 giải thích rõ ràng cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn Hình 10: Các bước thực hiện Giai đoạn 4 của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn 4.2 Xác định các dòng hoạt động ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cần thiết để đạt được một hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia có hiệu lực. 4.2.1 Xác định trách nhiệm và khung thời gian để thực hiện các hành động sẽ giải quyết những lỗ hổng và điểm yếu trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ 4.2.2 Xác định các tổ chức thể chế cần thiết để giám sát hoạt động của CSA 4.2.3 Làm rõ cách thức CSA sẽ hoạt động như thế nào giữa cấp quốc gia và địa phương 4.3 Thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn 4.1 Xác định các mục tiêu của biện pháp đảm bảo an toàn sẽ được thực hiện như thế nào bằng cách sử dụng khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có, đồng thời công nhận những lỗ hổng hiện tại. www.snvworld.org/reddSNV REDD+49 4.1. Xác định các mục tiêu của các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ được thực hiện như thế nào thông qua sử dụng khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có, đồng thời công nhận những lỗ hổng hiện tại Mục tiêu Đầu ra Sử dụng các kết quả đầu ra của giai đoạn 3 để xác định chính thức các khía cạnh nào của khung pháp lý, thể chế, và tuân thủ hiện có sẽ được quốc gia xem xét là một phần của CSA. Một tài liệu chính sách/kỹ thuật nêu rõ cách thức mà khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện tại của một quốc gia sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào, đồng thời công nhận những lỗ hổng hiện có. Bằng cách sử dụng các kết quả đầu ra của giai đoạn 3 như nguồn thông tin kỹ thuật đầu vào chính, các quốc gia phải tìm cách nêu bật cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn của mình. Sự giải thích rõ ràng cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn có thể được bao gồm trong một chính sách hoặc tài liệu kỹ thuật, nhưng trong cả hai trường hợp phải có sự xác nhận của chính phủ. Cần cân nhắc các quốc gia có khả năng sẽ thực hiện phân tích lỗ hổng của từng khung riêng và trong một quá trình theo từng pha trong Giai đoạn 3, các nước có thể xem xét xây dựng tài liệu riêng (cho mỗi khung) mà giải thích rõ cách thức các phân tích đó sẽ được sử dụng như thế nào để hỗ trợ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn. Điều quan trọng cần xem xét đó là các tài liệu này phải giải thích rõ ràng và cụ thể các vấn đề sau đây: a. Các biện pháp đảm bảo an toàn được tôn trọng như thế nào khi thực hiện các hoạt động REDD+ (các khía cạnh liên quan của khung pháp lý sẽ được sử dụng như thế nào để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn); b. Các tổ chức/thể chế hiện có nào sẽ được sử dụng để giám sát và đảm bảo việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào khi thực hiện các hoạt động REDD+ (các khía cạnh liên quan của khung thể chế sẽ được sử dụng như thế nào để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn); c. Các hệ thống thông tin hiện có nào (bao gồm giám sát và báo cáo nếu quốc gia lựa chọn để kết hợp) sẽ được sử dụng như thế nào để thu thập thông tin về việc thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động REDD+. Việc giải thích rõ ràng này sẽ rất cần thiết cho việc thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS) đang được giải quyết theo bước 4.3; www.snvworld.org/reddSNV REDD+50 d. GRMs hiện có nào sẽ được sử dụng như thế nào để giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc thực thi (hoặc không thực thi) các biện pháp đảm bảo an toàn khi tiến hành các hoạt động REDD+; và e. Khía cạnh/cơ chế không tuân thủ hiện hành nào sẽ được sử dụng và giải quyết bất kỳ sự thất bại như thế nào để giải quyết và tôn trọng các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động REDD+. Cần lưu ý các tài liệu này cũng có thể phục vụ để cung cấp thông tin ban đầu về cách thức mà quốc gia đó được chuẩn bị như thế nào để giải quyết và tôn trọng các biện pháp đảm bảo an toàn khi thực hiện các hoạt động REDD+ (xem bước 4.3 dưới đây để biết thêm chi tiết về việc xây dựng các ‘chỉ số về cơ cấu và chính sách’). Trong trường hợp các khung pháp lý, thể chế hoặc tuân thủ được phát hiện có những lỗ hổng/điểm yếu, thì vấn đề này cần được công nhận trong các tài liệu/sách kỹ thuật cùng với các hành động sẽ được thực hiện để giải quyết những lỗ hổng/điểm yếu này. Ví dụ, trong trường hợp GRMs hiện có được xác định là không phù hợp để áp dụng cho các biện pháp đảm bảo an toàn, thì các nước có thể quyết định và cam kết tạo ra một GRM chuyên sử dụng cho REDD+. 4.2. Xác định các dòng hoạt động ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn để giải quyết những lỗ hổng và yếu kém trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có Mục tiêu Đầu ra Xác định và ưu tiên các hành động cần được thực hiện cho một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn có hiệu lực Một tài liệu ‘lộ trình’ định rõ các hành động cần được thực hiện để đạt được cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn có hiệu lực, nêu chi tiết khung thời gian và các đối tác chịu trách nhiệm về việc thực hiện các hoạt động của mình. Khi một quốc gia đã xác định những khía cạnh nào của khung pháp lý, thể chế và tuân thủ sẽ được sử dụng để hỗ trợ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn và những hành động nào sẽ được thực hiện để giải quyết bất kỳ lỗ hổng và điểm yếu nào, thì các quốc gia này cần cân nhắc xác định các dòng hoạt động ưu tiên thực hiện trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đạt được một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn có hiệu lực. Để xác định và ưu tiên những dòng hành động này, các quốc gia có thể xem xét việc xây dựng một tài liệu ‘lộ trình’ có sự xác nhận của chính phủ (xem Hộp 8 về ví dụ thực tiễn quốc gia). Tài liệu ‘lộ trình’ này www.snvworld.org/reddSNV REDD+51 sẽ có thể xác định một hướng đi và tập hợp các hành động ưu tiên cho các khung thời gian khác nhau để mang lại một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn, và bao gồm những vấn đề sau đây: • Xác định trách nhiệm và khung thời gian để thực hiện hành động nhằm giải quyết những lỗ hổng và điểm yếu trong các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ; • Xác định các thu xếp thể chế cần thiết để giám sát hoạt động của CSA; và • Nêu rõ các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ hoạt động như thế nào giữa các cấp độ, quốc gia và địa phương (VD: cấp quốc gia, cấp tỉnh, vùng lãnh thổ, và/hoặc cấp địa phương, nếu thích hợp). Điều quan trọng cần lưu ý đó là các quốc gia có thể mong muốn thực hiện bước 4.1 đồng thời với bước 4.2 mà có thể tạo ra một hoặc nhiều tài liệu như là kết quả đầu ra. 4.2.1.Xác định trách nhiệm và khung thời gian để thực hiện các hành động sẽ giải quyết những lỗ hổng và điểm yếu trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ Khi quốc gia có thể đã xác định một số hành động cần phải được thực hiện để giải quyết những thiếu sót và yếu kém trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có, điều quan trọng là quốc gia đó phải xác định xem ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động này và khung thời gian dự kiến để thực hiện các hành động này. 4.2.2. Xác định các tổ chức thể chế cần thiết để giám sát hoạt động của csa Để giám sát toàn bộ hoạt động của cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn, cần tìm kiếm và cung cấp các thu xếp về thể chế có liên quan. Các thể chế tham gia vào việc giám sát CSA có thể là các thể chế chính thức (VD: các cơ quan chính phủ) hoặc phi chính thức (VD: đơn vị quản lý rừng cộng đồng theo tập quán). Việc xác định các thể chế này có thể được rút ra từ khung thể chế được xác định trong bước 4.1. ‘Lộ trình’ nên tìm cách xác định rõ các thể chế và/hoặc sự tổ chức thể chế nào là cần thiết hoặc ít nhất là đặt ra các hành động cụ thể ngắn hạn và trung hạn để xác định và thiết lập các thể chế này. Các nước cần xem xét các tổ chức thể chế để giám sát các hoạt động của CSA phải vận hành theo ngành ngang (thông qua các Bộ, ngành) và theo ngành dọc (thông qua các đơn vị hành chính cấp địa phương và cấp quốc gia) khác nhau, phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia. Việc xác định mức độ hoạt động thích hợp có thể được rút ra từ các khung thể chế ở bước 4.1. www.snvworld.org/reddSNV REDD+52 Các nước có thể phải thực hiện các cuộc ‘đối thoại’ với các cơ quan có liên quan xác định để quyết định và phân bổ trách nhiệm, có tính đến nhiệm vụ cá nhân, nguồn lực và năng lực của họ. Hộp 8 : Thực tiễn quốc gia trong việc xây dựng một lộ trình về các biện pháp đảm bảo an toàn Tìm cách thực hiện một hệ thống quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn, trong năm 2013, Văn phòng REDD+ của Việt Nam (VRO), với sự hỗ trợ kỹ thuật từ dự án Đa Lợi ích REDD+ của SNV (MB-REDD), đã xây dựng một lộ trình cho các biện pháp đảm bảo an toàn cho Việt Nam. Mục tiêu của lộ trình là nhằm cung cấp thông tin cho các lựa chọn ban đầu, ưu tiên, mốc quan trọng và khuyến nghị về tất cả các khía cạnh liên quan đến REDD+ tại Việt Nam, phù hợp với quy định, năng lực và hoàn cảnh quốc gia, cũng như các quy trình REDD+ quốc tế. Một dự thảo lộ trình hiện có sẵn, và cung cấp: • Việc xác định và phân tích chi tiết khung pháp lý của Việt Nam có thể được sử dụng để hỗ trợ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun; • Việc xác định các lựa chọn và khuyến nghị để giải quyết những lỗ hổng được xác định trong khung pháp lý nhằm để vận hành đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun và các công ước và điều ước quốc tế phù hợp có liên quan; • Các lựa chọn và đề xuất về tiếp tục triển khai nghiên cứu phân tích theo yêu cầu để đẩy mạnh cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn của Việt Nam và xây dựng dựa trên dự thảo lộ trình ban đầu này; • Phục vụ như một công cụ truyền thông để chứng minh rằng Việt Nam hiện đang thúc đẩy và hỗ trợ các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun trong giai đoạn sẵn sàng, thông qua khung pháp lý hiện tại của mình. www.snvworld.org/reddSNV REDD+53 4.2.3.Làm rõ cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ vận hành như thế nào giữa cấp quốc gia và cấp địa phương Ở một số nước (VD: các quốc gia có hệ thống phân cấp), quá trình thiết kế CSA cần cho phép thực hiện linh hoạt trong bối cảnh cụ thể ở các cấp địa phương (VD: cấp quốc gia, cấp tỉnh, vùng lãnh thổ, và/hoặc cấp địa phương, nếu thích hợp). Lộ trình trong trường hợp này sẽ cần phải làm rõ cách tiếp cận sẽ vận hành như thế nào giữa các cấp độ, cấp quốc gia và cấp địa phương, để đảm bảo sự phù hợp giữa các cấp độ hoạt động khác nhau của CSA. Điều này có thể bao gồm ba lựa chọn duy nhất cho các biện pháp đảm bảo an toàn không ảnh hưởng tới nhau ở cấp địa phương: a. Nêu chi tiết cách thức các khung của CSA sẽ được sử dụng như thế nào ở cấp địa phương. Điều này đề cập đến việc định rõ khung pháp lý, thể chế và tuân thủ của hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia vận hành ở cấp quốc gia sẽ được áp dụng như thế nào để phản hồi với bối cảnh cụ thể của địa phương. b. Định rõ cách thức khung pháp lý, thể chế và tuân thủ ở cấp địa phương sẽ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào. Lĩnh vực pháp lý ở các nước lớn (VD: các quốc gia trong liên đoàn) có thể định rõ khung pháp lý, thể chế và tuân thủ phù hợp với thẩm quyền của mình, sẽ được sử dụng như thế nào để hỗ trợ vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn. Như thảo luận theo bước 4.1, điều này có thể áp dụng hình thức các chỉ số của địa phương, trong khung các chỉ số của khung quốc gia. c. Lồng ghép các mục tiêu đảm bảo an toàn CSA vào quá trình lập kế hoạch của địa phương. Đối với các nước nhỏ hơn, đây có thể là một phương tiện có hiệu quả về chi phí để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn (Rey và cộng sự, 2013b), nhưng cần phải đi kèm với việc thực hiện các khung CSA cấp quốc gia. www.snvworld.org/reddSNV REDD+54 4.3. Thiết lập một hệ thống cung cấp thông tin về vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn Mục tiêu Đầu ra Xác định cơ cấu thể chế và diễn đàn thông tin sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp, đánh giá và ‘đóng gói’ thông tin để đáp ứng các nhu cầu báo cáo khác nhau, sử dụng các chỉ số hoặc các phương tiện khác. Một cơ cấu thể chế phục vụ để thu thập các thông tin liên quan ở một địa điểm, để tổng hợp và ‘đóng gói’ bởi cơ quan chuyên môn của chính phủ nhằm đáp ứng các nhu cầu báo cáo khác nhau. Định rõ những hệ thống thông tin mới hiện có nào (bao gồm giám sát và báo cáo, nếu phù hợp) sẽ bao gồm hệ thống thông tin này. Một diễn đàn thông tin (có thể xây dựng dựa trên diễn đàn thông tin hiện có hoặc xây dựng mới) để chia sẻ thông tin (ví dụ: cổng web). Hộp 9: Thực tiễn của địa phương giải thích rõ cách thức khung pháp lý và thể chế có thể thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn như thế nào Từ năm 2010, Bang Acre của Braxin (dưới dự lãnh đạo của Cơ quan Biến đổi khí hậu (IMC) của Nhà nước và giám sát bởi Ủy ban Đánh giá và Giám sát Nhà nước) đã xây dựng một cách tiếp cận các biện pháp đảm bảo an toàn bao gồm việc xây dựng một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS) cho Hệ thống các Khuyến khích Dịch vụ Môi trường (SISA). SISA bao gồm một chương trình các-bon (REDD+). SIS đã được xây dựng sử dụng REDD+ SES và thông qua một tiến trình nhiều bên tham gia, bao gồm việc xây dựng các chỉ số quốc gia cụ thể thông qua một loạt các cuộc tham vấn trong năm 2011 và năm 2012. Dự thảo báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện so với các chỉ tiêu đã được chuẩn bị vào năm 2013 và giải thích rõ cách thức mà luật, chính sách, quy định, và các thể chế đóng góp như thế nào vào việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn. Hộp 9 trình bày ví dụ về vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn của địa phương trong thực tế. www.snvworld.org/reddSNV REDD+55 Điều quan trọng cần lưu ý đó là việc xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin về CSA là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, và các bước chỉ đơn thuần là cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về những cân nhắc quan trọng cho sự phát triển của hệ thống đó. Để giúp một quốc gia chứng minh cho cử tri trong nước và quốc tế về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào, cần cân nhắc xác định một hệ thống cung cấp thông tin về việc vận hành trong thực tế. Điều này không nhất thiết đòi hỏi phải thiết lập các hệ thống thông tin mới, phù hợp, mà là quyết định làm thế nào để sử dụng hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo hiện có (xác định theo bước 4.1). Khía cạnh mới quan trọng cần phải được đưa ra đó là một cấu trúc thể chế chịu trách nhiệm thu thập, đối chiếu và ‘đóng gói’ các thông tin có liên quan để đáp ứng các nhu cầu báo cáo khác nhau của các bên liên quan trong nước và quốc tế. Nói cách khác, điều này đòi hỏi xác định một diễn đàn và khung thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn bằng cách xây dựng dựa trên các hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo hiện có. Điều quan trọng là phải xem xét rằng UNFCCC yêu cầu các nước phải đưa ra một ‘hệ thống cung cấp thông tin về cách thức mà các biện pháp đảm bảo an toàn đang được giải quyết và được tôn trọng như thế nào’,34 thường được gọi là hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS). Các nước cần phải nhận thức rằng yêu cầu này dự kiến sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của UNFCCC, mà cụ thể là SIS phải ‘có định hướng quốc gia và được thực hiện ở cấp quốc gia’35 và phải ‘xây dựng dựa trên hệ thống hiện có’.36 Đưa ra hệ thống thông tin SIS tương đương với việc xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin về CSA. Tuy nhiên, nếu các nước lựa chọn để có một phạm vi rộng hơn cho CSA (VD: bao gồm một tập hợp các biện pháp đảm bảo an toàn có phạm vi lớn hơn hoặc liên kết với các hoạt động ngoài REDD+), các quốc gia nên lưu ý rằng sẽ cần phải thiết kế để có thể cung cấp thông tin đáp ứng phạm vi rộng lớn hơn của CSA. Lưu ý là các nước cần xem xét hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn hoặc SIS không chỉ được sử dụng cho các mục đích thông tin, mà còn để liên tục đánh giá và cải thiện CSA (VD: xác định PLRs có liên quan được thực hiện ở mức độ nào, hay xác định sự cần thiết phải cải cách một số PLRs mà không được triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp đảm bảo an toàn, v.v). Xem Hộp 10 về kinh nghiệm của quốc gia trong việc xây dựng một SIS. 34. Quyết định 1/CP.16 điều 71 (d) của UNFCCC và Quyết định 9/CP.19 điều 3 của UNFCCC 35. Quyết định 1/CP.16, Phụ lục I, điều 1 (c) của UNFCCC; Quyết định 12/CP.17, điều 2 (e) của UNFCCC 36. Quyết định 12/CP.17 điều 2 (f ) của UNFCCC www.snvworld.org/reddSNV REDD+56 Khi xác định một hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn hoặc SIS, các nước nên xem xét những vấn đề sau đây: 1. Những hệ thống thông tin, giám sát, và báo cáo hiện có nào sẽ được sử dụng và sử dụng ở mức độ nào; 2. Những thông tin nào được thu thập và thu thập ở phạm vi nào (VD: ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp dự án) và theo định dạng nào; 3. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin; 4. Sử dụng những kênh nào và tần suất báo cáo như thế nào; và 5. Ai sẽ tham gia và chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xem xét và đánh giá tiềm năng của các thông tin. 37. Quyết định 1/CP.16 điều 71 (d) của UNFCCC và Quyết định 9/CP.19 điều 3 của UNFCCC 38. Quyết định 12/CP.17 điều 2 (f ) của UNFCCC 39. Quyết định 11/CP.19 điều 5 của UNFCCC Hộp 10: Kinh nghiệm của bang Acre ở Braxin trong việc xây dựng một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn Như đã thấy trong Hộp 9, chính phủ của Bang Acre ở Braxin đang xây dựng một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (SIS) cho Hệ thống Khuyến khích Dịch vụ Môi trường (SISA). SIS trong Acre dựa vào REDD+ SES sử dụng một quá trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan, thông qua đó họ đã xây dựng các chỉ số để báo cáo về các biện pháp đảm bảo an toàn cho chương trình SISA của họ. Những chỉ số này đã được xem xét và chấp thuận bởi Ủy ban Đa phương Phê chuẩn và Giám sát của SISA (Comissão de Validação e Acompanhamento do SISA - CEVA) vào năm 2012, và kế hoạch giám sát được phát triển vào năm 2013 xác định vai trò và trách nhiệm thể chế cũng như tần suất của quá trình giám sát. Một báo cáo đánh giá dự thảo đã được chuẩn bị vào năm 2013 và hiện đang được xem xét bởi xã hội dân sự để đảm bảo tính chính xác và toàn diện của thông tin trước khi CEVA chấp thuận và công bố. Những phát hiện này sẽ được sử dụng để phát triển và thực hiện một kế hoạch hành động để giải quyết những lỗ hổng được xác định trong quá trình đánh giá, bao gồm cả những lỗ hổng và điểm yếu trong khung pháp lý và thể chế cũng sẽ được xem xét bởi các bên liên quan và được phê duyệt bởi CEVA. Sự phát triển và thực hiện SIS thông qua cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên liên quan này đã góp phần đảm bảo SIS không chỉ được sử dụng cho các mục đích thông tin, mà còn để liên tục đánh giá và tăng cường phản hồi các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia của họ. www.snvworld.org/reddSNV REDD+57 1. Hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo hiện có nào sẽ được sử dụng? Xét rằng một ‘hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn đang được giải quyết và được tôn trọng như thế nào’,37 phải được ‘xây dựng dựa trên hệ thống hiện có’38 các nước nên tìm cách sử dụng các hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo hiện có (được xác định theo bước 4.1) để cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn. Điều này có thể bao gồm các hệ thống thông tin (bao gồm cả giám sát và báo cáo) hoặc các cơ chế hoạt động ở nhiều quy mô khác nhau và (cấp quốc gia, khu vực, và địa phương), và đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm sự phối hợp với các hệ thống giám sát rừng quốc gia hiện có (NFMS).39 Các hệ thống thông tin hiện có (bao gồm cả giám sát và báo cáo) có khả năng cung cấp thông tin về việc vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn, bao gồm cả mức độ vận hành có hiệu quả của các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ có liên quan. Tuy nhiên, nếu việc phân tích lỗ hổng của các hệ thống thông tin hiện có xác định rằng các hệ thống thông tin hiện có vẫn tồn tại những lỗ hổng hoặc những điểm yếu lớn mà cần phải được giải quyết, thì cần phải xem xét các hành động đã được xác định để giải quyết những lỗ hổng này (xem bước 4.2.1) và lồng ghép vào hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn. 2. Thông tin nào cần được thu thập và báo cáo và thu thập và báo cáo ở mức độ nào và theo định dạng nào? Do hệ thống thông tin hiện có (bao gồm cả giám sát và báo cáo) có khả năng sẽ cung cấp thông tin về việc vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn, nên các nước sẽ cần phải xác định những loại thông tin nào mà họ chú trọng tìm cách thu thập và báo cáo thông qua các hệ thống này. Có thể cần xây dựng một số hình thức chỉ số hoặc các phương tiện khác. Những chỉ số này có thể bao gồm một hoặc nhiều các loại chỉ số sau đây: • Chỉ số cấu trúc hoặc chính sách: sẽ tìm cách xác định những khía cạnh liên quan của các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ được sử dụng để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn. Ví dụ, các nước có thể lựa chọn báo cáo về sự tồn tại và/hoặc thực hiện chương trình, pháp luật, chính sách quốc gia liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn. • Chỉ số quy trình: sẽ tìm cách xác định liệu và làm thế nào một quy trình/thủ tục cụ thể liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn đã được thực hiện. Ví dụ, các nước có thể lựa chọn báo cáo về cách thức quá trình tham vấn đã được thực hiện như thế nào. • Chỉ số kết quả: sẽ tìm cách minh họa cho những thay đổi về môi trường và xã hội thực tế bị ảnh hưởng trên mặt đất như là kết quả của việc thực hiện chương trình REDD+ quốc gia. Ví dụ, các nước có thể lựa chọn báo cáo những lợi ích sinh kế đạt được thông qua việc thực hiện các chương trình, luật pháp, chính sách quốc gia có liên quan. www.snvworld.org/reddSNV REDD+58 Các loại chỉ số này cần được xem như là cách tiếp cận hai tầng (chỉ số kết quả cung cấp thông tin được sàng lọc và chính xác hơn so với chỉ số về quy trình hoặc các chỉ số cấu trúc/chính sách) và cách tiếp cận theo từng giai đoạn (các chỉ số cấu trúc/chính sách sẽ dễ dàng áp dụng hơn trong các giai đoạn đầu tiên; các chỉ số kết quả là một lý tưởng đầy thách thức để hướng tới) để cung cấp thông tin về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào. Ví dụ, trong một số trường hợp các nước có thể bắt đầu bằng cách chứng minh khung pháp lý/PLRs có liên quan đảm bảo các biện pháp đảm bảo an toàn được tôn trọng ở mức độ nào, mà không cần phải cung cấp các kết quả về đa lợi ích đã đạt được hoặc rủi ro đã được giảm thiểu thông qua áp dụng các chỉ số kết quả. Do mỗi khung của CSA liên kết với nhau và không thể thiếu được trong việc vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn, các nước nên tìm cách cung cấp thông tin về từng khung, thông qua các chỉ số hoặc các phương tiện khác. Ngoài ra, điều quan trọng là các nước cần đánh giá loại chỉ số nào cần được xây dựng ở các cấp hành chính khác nhau (VD: cấp quốc gia, khu vực, tỉnh, địa phương, v.v) trong các giai đoạn khác nhau để đảm bảo hiệu quả và tính linh hoạt về khía cạnh có thể áp dụng cho các bối cảnh đôi khi khác nhau trong cùng một quốc gia. 3. Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin nào sẽ được áp dụng? Do các nước sẽ sử dụng hệ thống thông tin hiện có của mình, cần lưu ý rằng phương pháp thu thập và đánh giá thông tin sẽ được xác định trước trong phạm vi nhất định của các hệ thống hiện có này. Ví dụ, sáng kiến kiểm kê và lập bản đồ rừng hiện có hay các hoạt động điều tra dân số kinh tế xã hội thường xuyên của cơ quan thống kê quốc gia được thực hiện thông qua phương pháp cụ thể và các cơ quan chính phủ cụ thể. Xem xét những vấn đề nêu trên, các nước có thể lựa chọn: • Sử dụng các quy trình và phương pháp thu thập và đánh giá thông tin của hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo liên quan hiện có của mình; hoặc • Lựa chọn để mở rộng hoặc sửa đổi quy trình thu thập và đánh giá thông tin. Ví dụ một nước có thể đảm bảo rằng các thông tin được thu thập và đánh giá theo hướng có sự tham gia thông qua một cơ quan về các biện pháp đảm bảo an toàn có sự tham gia của các bên liên quan. Do thông tin sẽ được thu thập từ nhiều hệ thống thông tin, các nước sẽ cần phải xác định một cách tiếp cận và phương pháp luận để tổng hợp các thông tin liên quan đến mỗi biện pháp đảm bảo an toàn. www.snvworld.org/reddSNV REDD+59 4. Kênh báo cáo và tần suất báo cáo nào sẽ được sử dụng? Các nước sẽ cần phải xác định các kênh báo cáo và tần suất báo cáo thông qua đó thông tin được chia sẻ ở cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp địa phương. Cần xem xét rằng để đáp ứng các yêu cầu của các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ của UNFCCC, các nước phải cung cấp một ‘bản tóm tắt các thông tin về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào’, dự kiến sẽ được trình lên UNFCCC thông qua thông báo quốc gia40 (trung bình bốn năm một lần). Thêm vào đó, và trên cơ sở tự nguyện, các nước có thể cung cấp một bản tóm tắt thông tin thông qua trung tâm thông tin REDD+ mới được thành lập41 trên trang web của UNFCCC.42 Tuy nhiên, khi các nước sử dụng hệ thống thông tin hiện có của mình thì các quốc gia này phải xem xét tần suất thu thập và báo cáo thông tin sẽ được xác định trước trong phạm vi nhất định của các hệ thống hiện có. Xem xét những vấn đề nêu trên, các nước có thể lựa chọn: • Áp dụng cùng một tần suất cho việc thu thập và báo cáo thông tin của hệ thống thông tin, giám sát và báo cáo phù hợp hiện có của họ; hoặc • Lựa chọn để thay đổi tần suất thu thập, tổng hợp và báo cáo thông tin. Quyết định này sẽ cần phải đáp ứng theo tần suất cần thiết được quốc gia xác định mà thông qua đó những thông tin nào cần được chia sẻ cả ở cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp địa phương. 5. Ai sẽ tham gia và chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xem xét và đánh giá tiềm năng của thông tin? Để đảm bảo tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình, hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn phải phục vụ tất cả các nhu cầu thông tin một cách tổng hợp và phối hợp, và có thể ‘đóng gói’ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu của họ (VD: định dạng và mức độ chi tiết). Điều quan trọng là cũng phải cân nhắc vấn đề chất lượng, độ chính xác và độ tin cậy của các thông tin sẽ được tăng cường nếu được rà soát và đánh giá bởi một cơ quan có sự tham gia của nhiều bên liên quan (như ‘cơ quan về các biện pháp đảm bảo an toàn có sự tham gia của các bên liên quan’). Các nước sẽ cần phải xác định ai (ví dụ: cơ quan chính phủ cụ thể và/hoặc tổ chức thể chế giữa các đối tác chính phủ và phi chính phủ) sẽ chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp, xem xét và trong một số trường hợp đánh giá các thông tin liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn, và ‘đóng gói’ thông tin theo các nhu cầu báo cáo khác nhau. Điều quan trọng đối với các quốc gia đó là xem xét và tìm hiểu các thỏa thuận chia sẻ thông tin để đảm bảo thông tin có thể được cung cấp và chia sẻ với những người chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và đánh giá thông tin. 40. Quyết định 12/CP.17 điều 3 và 4 của UNFCCC, và Quyết định 12/CP.19 điều 2 của UNFCCC 41. Quyết định 9/CP.19 điều 9 42. www.snvworld.org/reddSNV REDD+60 Công cụ/Tài nguyên Nhận xét 4.1 Xác định các mục tiêu đảm bảo an toàn sẽ được thực hiện như thế nào bằng cách sử dụng khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có, đồng thời công nhận những lỗ hổng hiện tại. Khung Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) của FCPF ESMF là kết quả của SESA phục vụ cho việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động giảm thiểu và quản lý cần thiết trong việc thực hiện chiến lược REDD+ của một quốc gia. Các nước có thể mong muốn sử dụng quá trình xây dựng tài liệu này để xác định cách thức các mục tiêu của biện pháp đảm bảo an toàn sẽ được vận hành như thế nào, bao gồm cả những hành động sẽ được thực hiện để giải quyết những lỗ hổng được xác định trong khung pháp lý, thể chế, và tuân thủ. 4.2 Xác định các dòng hoạt động ưu tiên trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong khung pháp lý, thể chế và tuân thủ hiện có Khung Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMF) của FCPF ESMF là kết quả của SESA phục vụ cho việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các hoạt động giảm thiểu và quản lý cần thiết trong việc thực hiện chiến lược REDD+ của một quốc gia. Các nước có thể mong muốn sử dụng quá trình xây dựng tài liệu này để xác định và ưu tiên các hành động cần phải được thực hiện để đạt được CSA có hiệu lực. Công cụ hữu ích cho giai đoạn 4 www.snvworld.org/reddSNV REDD+61 Công cụ/Tài nguyên Nhận xét 4.3 Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ SES REDD+ SES cung cấp hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia có sự tham gia của các bên liên quan. Cung cấp hướng dẫn chi tiết để hỗ trợ việc thành lập một hệ thống cung cấp thông tin về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn đang được giải quyết và tôn trọng như thế nào, bao gồm việc xây dựng các chỉ số và thu thập cũng như đánh giá thông tin. Các nước có thể mong muốn sử dụng REDD+ SES: • Để có được hướng dẫn thực hành tốt, sử dụng các phần của nội dung và quy trình REDD+ SES để tăng cường cách tiếp cận nhằm phát triển một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (không áp dụng cho REDD+ SES). • Để cung cấp một khung báo cáo về hiệu quả sử dụng hầu hết các nội dung và quy trình REDD+ SES - áp dụng REDD+ SES như là cơ sở của một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn (không áp dụng toàn bộ REDD+ SES). • Để cung cấp một cơ chế toàn diện để báo cáo về hoạt động theo những hướng dẫn này - áp dụng đầy đủ REDD+ SES cho một hệ thống thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn theo một cách phù hợp giữa các quốc gia. Khung Đánh giá và Giám sát Quản trị của FAO/PROFOR Một công cụ để thiết kế một bộ chỉ số về quản trị một cách mạnh mẽ và toàn diện. Các nước có thể mong muốn sử dụng công cụ này để xác định các chỉ số liên quan đến việc quản trị các mục tiêu của các biện pháp đảm bảo an toàn. Dự thảo Hướng dẫn của UN- REDD để giám sát các tác động của REDD+ đối với các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái Cung cấp hướng dẫn giám sát các tác động của REDD+ đối với các dịch vụ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Các nước có thể mong muốn sử dụng hướng dẫn này để lựa chọn các khía cạnh của một hệ thống cung cấp thông tin về biện pháp đảm bảo an toàn liên quan đến đa dạng sinh học. Công cụ hữu ích cho giai đoạn 4 www.snvworld.org/reddSNV REDD+62 Dickson, B., và cộng sự (2012), Các-bon ngoài cơ chế REDD+: Hỗ trợ Quyết định về các Biện pháp Đảm bảo An toàn và Đa Lợi ích. Tóm tắt chính sách của Chương trình UN-REDD. Có sẵn tại: docman&task=doc_download&gid=8533&Itemid=53 Larsen, G. và Daviet, F. (2012). Các Biện pháp Đảm bảo An toàn Rừng và Con người. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI), Washington, Mỹ. Có sẵn tại: Larsen, G. (2013). Tìm lại sự cân bằng: Quyền sở hữu và Trách nhiệm Giải trình trong các Biện pháp Đảm bảo An toàn Xã hội và Môi trường. Tài liệu. Viện Tài nguyên thế giới (WRI), Washington, DC. Có sẵn tại: environmental_safeguards.pdf Mackenzie, C. (2012). Đánh giá Tiêu chuẩn và Các Biện pháp Đảm bảo An toàn Xã hội REDD+. Chương trình Thị trường Các-bon Rừng và Cộng đồng (FCMC), Arlington. VA. Có sẵn tại: Murphy, D. (2011). Biện pháp Đảm bảo An toàn và Đa Lợi ích trong Cơ chế REDD+. Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD), Winnipeg. Có sẵn tại: Peskett, L. & Todd, K. (2013), Đưa Biện pháp Đảm bảo An toàn và Hệ thống Thông tin về các Biện pháp Đảm bảo An toàn vào Thực tiễn. Giới thiệu Tóm tắt Chính sách Chương trình UN-REDD số 3. Có sẵn tại: docman&task=doc_download&gid=9167&Itemid=53 REDD+ SES. (2012a). Tiêu chuẩn Môi trường & Xã hội của REDD+, Phiên bản 2. Có sẵn tại: www.redd-standards.org REDD+ SES. (2012b). Hướng dẫn sử dụng SES của REDD+ ở cấp quốc gia, Phiên bản 2 (ngày 16 tháng 11 năm 2012). Có sẵn tại: www.redd-standards.org Rey, D., Roberts, J., Korwin, S., Rivera L., & Ribet, U. (2013a). Cung cấp kiến thức và Hướng dẫn thực hiện UNFCCC. ClientEarth, London. Anh. Có sẵn tại: safeguards.pdf Rey, D., Swan, S., & Enright, A. (2013b. Một cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn và đa lợi ích. SNV - Tổ chức Phát triển Hà Lan, Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam. Có sẵn tại: report-a-country-led-approach-to-redd-safeguards-and-multiple-benefits Chương trình UN-REDD. (2012). Nguyên tắc và Tiêu chuẩn Xã hội và Môi trường. Có sẵn tại: Rey, D. & Rivera L. (2013). Phân tích khung pháp lý của Mê-hi-cô liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Liên minh của Mê-hi-cô về Giảm Phát thải Các-bon từ Mất rừng và Suy thoái Rừng (MREDD+), Mê-hi-cô, Distrito Federal. Có sẵn tại: SIS_FINAL_feb2014.pdf Rey, D., Rivera, L., Ribet, U., & Korwin, S. (2013). Khuyến nghị cho việc Thiết kế Hệ thống các Biện pháp Đảm bảo An toàn Quốc gia ở Mê-hi-cô. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Liên minh của Mê-hi-cô về Giảm Phát thải Các-bon từ Mất rừng và Suy thoái Rừng (MREDD+), Mê-hi-cô, Distrito Federal. Có sẵn tại: Marco%20Legal%20Salvaguardas_FINAL_feb2014(1).pdf Tài liệu tham khảo www.snvworld.org/reddSNV REDD+63 Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun Thuật ngữ ‘Các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun’ đề cập đến các biện pháp đảm bảo an toàn được xây dựng trong khung UNFCCC tại điều 2, Phụ lục I của Quyết định 1/CP.16 (Thỏa thuận Cancun). Khung tuân thủ Khung tuân thủ của một quốc gia bao gồm ba yếu tố cần thiết để đảm bảo và chứng minh việc thực hiện có hiệu quả các khung pháp lý: i) các hệ thống thông tin (bao gồm giám sát và báo cáo); ii) các cơ chế giải quyết khiếu nại, và iii) các cơ chế không tuân thủ. Phản hồi của quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn Đề cập đến những nỗ lực rộng lớn của một quốc gia để đáp ứng các cam kết/mục tiêu của các biện pháp đảm bảo an toàn mà không nhất thiết đòi hỏi việc áp dụng mô hình CSA. Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn (CSA) Cho phép một quốc gia phản hồi các cam kết quốc gia và quốc tế về các biện pháp đảm bảo an toàn phù hợp có liên quan theo định hướng quốc gia, bằng cách xây dựng dựa trên hệ thống quản trị hiện tại của quốc gia (khung pháp lý, thể chế và tuân thủ) mà có thể kết hợp, sử dụng để vận hành các biện pháp đảm bảo an toàn và cung cấp thông tin về cách thức các biện pháp đảm bảo an toàn được giải quyết và tôn trọng như thế nào. Cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM) Các cơ chế giải quyết khiếu nại là những cơ chế hoạt động ở cấp quốc gia hay địa phương khi có nhu cầu giải quyết tranh chấp giữa các đối tác. Quá trình như vậy có xu hướng theo hình thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, hoặc thông qua việc sử dụng hệ thống tư pháp hoặc hành chính. Hệ thống thông tin Các hệ thống thông tin (bao gồm giám sát và báo cáo) của một quốc gia cung cấp thông tin về cách thức khung pháp lý đang được thực hiện như thế nào. Khung thể chế Khung thể chế của một quốc gia đề cập đến các thể chế và tổ chức thể chế bắt buộc với trách nhiệm giám sát việc thực hiện các khung pháp lý và tuân thủ. Phụ lục: Từ điển thuật ngữ chính Khung pháp lý Khung pháp lý chủ yếu bao gồm luật pháp, chính sách, và các quy định (PLRs) của quốc gia để xác định biện pháp đảm bảo an toàn nào sẽ được áp dụng, và điều chỉnh việc thực hiện và tuân thủ một cách hiệu quả. Các chương trình và kế hoạch đóng góp vào việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, nhưng dựa trên sự thừa nhận và tuân thủ PLRs. Cơ chế không tuân thủ Các khía cạnh hoặc cơ chế không tuân thủ là những cơ chế giải quyết bất kỳ sự thất bại trong việc thực hiện các yêu cầu đặt ra trong khung pháp lý. Điều này khác với cơ chế giải quyết khiếu nại do cơ chế không tuân thủ nhằm giải quyết bất kỳ sự thất bại nào trong việc thực hiện các yêu cầu đặt ra trong các biện pháp đảm bảo an toàn. Cơ chế không tuân thủ về bản chất có thể mang tính chất hành chính hoặc tư pháp, nhưng phải nhằm mục đích cung cấp một con đường pháp lý để giải quyết các vấn đề không tuân thủ. Các hoạt động REDD+ Thuật ngữ các hoạt động REDD+ đề cập đến những hoạt động được bao gồm trong điều 70 của quyết định 1/CP.16. Các quốc gia REDD+ Không có danh sách chính thức về các quốc gia REDD+. Thuật ngữ ‘các quốc gia REDD+’ được sử dụng để đề cập đến các quốc gia hợp lệ, và/hoặc đang hoạt động hướng tới sự tham gia vào REDD+ theo khung UNFCCC. Chỉ số cấu trúc hoặc chính sách Được sử dụng để xác định các khía cạnh liên quan của các khung pháp lý, thể chế và tuân thủ sử dụng để thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn. Chỉ số quy trình Được sử dụng để xác định liệu và làm thế nào một quá trình/thủ tục cụ thể liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn đã được thực hiện. Chỉ số kết quả Được sử dụng để minh họa cho các ‘kết quả’ về mặt thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hoặc không thực hiện/ thực hiện không đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn. Cách tiếp cận quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn: Hướng dẫn cho chương trình REDD+ quốc gia Daniela Rey & Steve Swan Tháng 7, 2014 Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Chương trình REDD+ Tầng 5, Tòa nhà Văn phòng Thiên Sơn Số 5, Nguyễn Gia Thiều, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel/Fax: +84 8 3930 0668 Email: sswan@snvworld.org www.snvworld.org/redd C ountry-Led Safeguards A pproach G uidelines

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_tiep_can_quoc_gia_ve_cac_bien_phap_dam_bao_an_toan_huon.pdf