Câu hỏi và bài tập môn Pháp luật doanh nghiệp

Bài tập 15 Ngày 1/2/2009, Tòa kinh tế TAND tỉnh K ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty TNHH Mỹ An. Ngày 1.8, thẩm phán giải quyết vụ việc ra quyết định tuyên bố phá sản công ty trên. Hội đồng định giá đã định giá toàn bộ tài sản của công ty là một tỷ đồng, Giả sử : + Tất cả các chi phí, lệ phí hợp lệ cho việc giải quyết phá sản là 50 triệu đồng. + các khoản phải trả cho người lao động theo quy định của pháp luật là 100 triệu đồng. + các khoản nợ thuế là 100 triệu đồng. + Công ty có các chủ nợ sau : • DNTN là chủ nợ của số nợ 400 triệu đồng được bảo đảm bằng tài sản có trị giá 200 triệu đồng. • Công ty TNHH B là chủ nợ của số nợ 700 triệu đồng không có bảo đảm. • Công ty TNHH C là chủ nợ của số nợ 200 triệu đồng không có bảo đảm. Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp. Hãy cho biết các chủ nợ sẽ được nhận bao nhiêu tiền trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập môn Pháp luật doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MÔN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP GV: LƯU THỊ BÍCH HẠNH I. NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? GIẢI THÍCH 1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp nhà nước có thể là sáng lập viên của công ty cổ phần. 3. Thuật ngữ “doanh nghiệp” ở Việt nam được dùng để chỉ tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh ở Việt nam 4. Trong trường hợp phát hành trái phiếu, công ty TNHH có quyền giải thể khi trái phiếu chưa đến kỳ hạn. 5. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền tăng vốn điều lệ của công ty. 6. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền quyết định việc phát hành trái phiếu của công ty. 7. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình. 8. Quyết định của Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thông qua khi được số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn của các thành viên công ty chấp thuận. 9. Thành viên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên không thể đựoc bổ nhiệm làm giám đốc công ty. 10. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải đựoc hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty,giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số. 11. Sau khi đã góp vốn là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất vào công ty TNHH, thành viên (đã góp vốn) vẫn có quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó. 12. Tất cả cty TNHH 1 thành viên phải có kiểm soát viên. 13. Thành viên cty TNHH có được làm cổ đông trong công ty cổ phần? 14. Thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần phải là cổ đông. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH 15. Cổ phần hóa doanh nghiệp là quá trình chuyển một loại hình doanh nghiệp khác thành công ty cổ phần. 16. Trong công ty cổ phần, thành viên của Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông. 17. Công ty cổ phần có quyền bán cổ phần mà không có cổ phiếu. 18. Tất cả cổ đông đều có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. 19. Cổ đông công ty cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. 20. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua khi có số cổ đông đại diện ít nhất 51% vốn điều lệ của công ty chấp thuận. 21. Ở tất cả các cty cổ phần, giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của Công ty? 22. Giám đốc công ty cổ phần có thể đồng thời là giám đốc công ty khác. 23. Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại. 24. Tổng giám đốc công ty cổ phần phải sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty. 25. Có thể dùng cổ phiếu của công ty cổ phần A góp vốn vào công ty cổ phần B được không? 26. Cổ phiếu có thể đem góp vốn vào công ty khác. 27. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể là thành viên hợp danh tại một công ty hợp danh khác. 28. Thành viên công ty hợp danh chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. 29. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp mình. 30. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. 31. Một cá nhân không được thành lập & làm chủ sở hữu cùng lúc nhiều doanh nghiệp tư nhân. 32. Một công ty TNHH có thể mua một doanh nghiệp tư nhân. 33. Công ty TNHH có thể chuyển đổi sang công ty hợp danh. 34. Công ty hợp danh có thể sáp nhập với công ty hợp danh khác. 35. Công ty hợp danh có thể tách thành hai công ty hợp danh. 36. Khi một thành viên hợp danh chết thì người thừa kế đương nhiên trở thành thành viên hợp danh thay cho người chết. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH II. BÀI TẬP Bài tập 1. A phát hiện ra một cơ hội kinh doanh nhưng muốn một mình làm và hưởng, tuy nhiên muốn hạn chế rủi ro, A thỏa thuận với B cho mượn tên để thành lập 1 công ty TNHH, B lấy 10 triệu đồng rồi cho mượn tên và cam kết sẽ không lấy lãi và không tham dự vào bất kì công việc nào của công ty. Điều lệ của công ty ghi A góp 70% vốn, B góp 30%. Công ty hoạt động được 1 thời gian B đòi chia lãi theo đúng tỉ lệ ghi trong điều lệ. Hỏi: Việc gì sẽ xảy ra khi vụ việc này vỡ lở? Bài tập 2. Bà Hoa là việt kiều định cư tại Mỹ đã 10 năm. Tháng 8/2006, bà Hoa về Việt Nam và quyết định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại An Giang. Ngày 28/8/2006, bà Hoa nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, cơ quan này trả lại hồ sơ và cho rằng bà Hoa không có quyền thành lập doanh nghiệp. Anh (chị) hãy giúp bà Hoa thành lập doanh nghiệp tư nhân. Bài tập 3 Năm 2007, ông A, B, C, D cùng góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn E. 10/2009, Công ty E tách ra thành Công ty E và Công ty F, ông A và ông B là thành viên Công ty E, ông C và ông D và ông G (thành viên góp vốn mới) là thành viên của Công ty F. 11/2009, Công ty Y yêu cầu Công ty E phải thanh toán khoản nợ 2 tỉ VNĐ đã vay vào 01/2009, Công ty E thanh toán cho Công ty Y 1 tỉ vì tổng tài sản chỉ còn 1 tỉ và tuyên bố giải thể. Công ty Y yêu cầu Công ty F phải liên đới trả nợ nhưng Công ty F từ chối vì cho rằng Công ty F là một pháp nhân độc lập với Công ty E nên hoàn toàn không có trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty E. Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên. Bài tập 4 GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH Ngày 01/7/08, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần in An Giang niêm yết danh sách cổ đông được nhận cổ tức và thông báo ngày 01/8/03 là thời điểm trả cổ tức. Ông Sang là cổ đông có tên trong danh sách cổ đông được nhận cổ tức của công ty. Ngày 14/7/08, ông Sang nhận được thông báo trả cổ tức. Trước đó vào ngày 01/7/08 ông đã chuyển nhượng tất cả cổ phần của mình cho ông Thanh.Do đó ông Thanh không đồng ý và cho rằng chính ông mới là người được nhận cổ tức. Ngày 01/8/08, ông Sang nhận được cổ tức do Công ty cổ phần in An Giang trả, ông Thanh gửi kiến nghị đến Hội đồng quản trị của Công ty yêu cầu xem xét lại nhưng Hội đồng quản trị vẫn giữ nguyên quyết định. Ông Thanh kiện Công ty cổ phần in An Giang ra tòa. Anh (chị) hãy nhận định vấn đề trên Bài tập 5 Công ty trách nhiệm hữu hạn A có hai thành viên góp vốn là ông Vũ và ông Quang. Theo điều lệ, ông Vũ là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày 20/8/07 là ngày Công ty giao kết kí kết hợp đồng 02 với Công ty trách nhiệm hữu hạn B. Ngày 19/8/07, ông Vũ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tạm giam. Do đó ông Quang thay ông Vũ đại diện kí kết hợp đồng kinh tế 02. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, do không thể giao hàng đúng hạn nên Công ty trách nhiệm hữu hạn A đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Công ty B yêu cầu Công ty A bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng theo nội dung Hợp đồng nhưng Công ty A cho rằng Hợp đồng kinh tế số 02 vô hiệu do ông B không có thẩm quyền kí kết Hợp đồng kinh tế 02. Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên. Bài tập 6. Hợp đồng số 10 giữa Doanh nghiệp tư nhân M và Công ty trách nhiệm hữu hạn A do hai cá nhân góp vốn thành lập từ năm 2008. Trong quá trình thực hiện hợp đồng thì xảy ra các trường hợp sau đây. Anh (chị) hãy xử lý các tình huống đó theo pháp luật : 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn A liên doanh với Công ty cổ phần quốc tịch Trung Quốc để lắp ráp xe máy Trung Quốc tại Việt Nam. 2. Công ty A giải thể. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH 3. Giám đốc Công ty A bị tòa án có thẩm quyền kết án tù và tước quyền hành nghề kinh doanh. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân M bán một phần vốn doanh nghiệp cho cá nhân khác và chuyển doanh nghiệp tư nhân M thành công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên. Bài tập 7 Tháng 1/2007 Ông Hoàng góp vốn 1 tỷ đồng cùng 3 người khác tham gia thành lập Cty TNHH Phượng Hoàng có trụ sở tại tỉnh N. Tháng 8/2007 ông Hoàng được con trai bảo lãnh sang Mỹ để định cư. Ông đã thông báo cho công ty về việc này và làm văn bản ủy quyền (có xác nhận của GĐ công ty) cho bà Hoa – là em gái của ông (hiện đang giữ chức vụ Hiệu Trưởng 1 trường PTTH công lập – làm đại diện tư cách thành viên thay ông. Đầu 2008 trong công ty có tranh chấp xảy ra. Đến tháng 5/2008 một cuộc họp HĐTV công ty được triệu tập. Bà Hoa cũng tham gia họp và biểu quyết tán thành việc giải thể công ty. Hồ sơ giải thể công ty đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Số tiền còn lại sau khi thanh toán hết số công nợ của công ty trong quá trình giải thể, công ty đã tiến hành chia cho các thành viên (nhưng không chia cho ông Hoàng ). Trước tình hình đó, bà Hoa đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa Án có thẩm quyền giải quyết đòi lại từ các thành viên khác phần vốn góp của anh mình là 1 tỷ đồng. Hỏi : Trong trường hợp trên ông H có đủ điều kiện để vẫn là thành viên của công ty TNHH Phượng Hoàng nữa hay không ? Tại sao ? Việc bà Hoa làm đại diện cho ông Hoàng như trên có hợp pháp không? Tại sao ? Bài tập 8 Giang, Hoa, Hà, Thảo cùng thỏa thuận thành lập công ty TNHH Phương Thảo để kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ vui chơi giải trí với vốn đều lệ là 5 tỷ đồng. Công ty Phương Thảo được Phòng ĐKKD thành phố N cấp giấy CNĐKKD vào 10/01/2008. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH Theo điều lệ công ty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì Giang góp 2 tỳ đồng (chiếm 40%) vốn điều lệ, Hoa, Hà, Thảo góp mỗi người 1 tỷ đồng (mỗi thành viên chiếm 20% vốn điều lệ). Cũng theo điều lệ thì Giang làm GĐ công ty kiêm CTHĐTV, Hoa làm PGĐ công ty, Hà làm Kế toán trưởng, nội dung khác của điều lệ tương tự quy định của LDN. Đầu 2010, Giang với tư cách là CTHĐTV đã quyết định triệu tập cuộc họp HĐTV công ty vào ngày 20/01/2010 để thong qua báo cáo tài chính năm, kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2010, giấy mời họp được gửi đến tất cả thành viên trong công ty. Do bất đồng trong điều hành công ty với Giang nên Hoa không tham dự cuộc họp HĐTV, Thảo bận công tác xa nên đã gọi điện thông báo vắng mặt và qua đó ủy quyền cho Giang bỏ phiếu cho mình. Ngày 20/01/2010, Giang và Hà đã tiến hành cuộc họp HĐTV và đã bỏ phiếu thông qua báo cáo tài chính năm của công ty kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2010. Sau cuộc họp HĐTV này, Hoa đã gửi văn bản tới các thành viên khác trong công ty phản đối kế hoạch phân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2010 vừa được thông qua. Quan hệ giữa Hoa và các thành viên khác trong công ty trở nên rất căng thẳng. Trước tình hình này, Giang gửi đơn triệu tập cuộc họp HĐTV vào ngày 10/03/2010 với mục đích “nhằm giải quyết một số vấn đề phát sinh” trong công ty, giấy triệu tập cuộc họp này Giang không gửi cho Hoa vì Giang cho rằng có gửi thì Hoa cũng không tham dự. Tại cuộc họp HĐTV này, Giang, Hà, Thảo đã biểu quyết thông qua việc khai trừ Hoar a khỏi công ty và giảm vốn điều lệ tương ứng với phần vốn góp của Hoa. Vốn điều lệ này các bên nhất trí sẽ hoàn trả lại choc ho Hoa. Quyết định này cùng với bIên bản cuộc họp HĐTV ngày 10/3/2011 đã được gửi cho Hoa và Phòng ĐKKD, phòng ĐKKD N căn cứ biên bản cuộc họp HĐTV này để cấp GCNĐKKD thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 còn 3 thành viên và giảm vốn điều lệ công ty còn 4 tỷ đồng. Nhận được quyết định này, Hoa làm đơn kiện lên TAND thành phố N yêu cầu bác 2 cuộc họp HĐTV vì không hợp pháp, kiện các thành viên công ty vì quyết định khai trừ Hoar a khỏi công ty , kiện phòng ĐKKD thành phố N về việc cấp GCĐKKD thay đổi cho công ty Phương Thảo. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH Yêu cầu của Hoa có cơ sở chấp nhận không? Vì sao? Bài tập 9 Ngày 01/7/08, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần in An Giang niêm yết danh sách cổ đông được nhận cổ tức và thông báo ngày 01/8/03 là thời điểm trả cổ tức. Ông Sang là cổ đông có tên trong danh sách cổ đông được nhận cổ tức của công ty. Ngày 14/7/08, ông Sang nhận được thông báo trả cổ tức. Trước đó vào ngày 01/6/08 ông đã chuyển nhượng tất cả cổ phần của mình cho ông Thanh. Do đó ông Thanh không đồng ý cho rằng chính ông mới là người được nhận cổ tức. Ngày 01/8/08, ông A nhận được cổ tức do Công ty cổ phần in An Giang trả, ông Thanh gửi kiến nghị đến Hội đồng quản trị của Công ty yêu cầu xem xét lại nhưng Hội đồng quản trị vẫn giữ nguyên quyết định. Ông Thanh kiện Công ty cổ phần in An Giang ra tòa. Anh (chị) hãy nhận định vấn đề trên. Bài tập 10 Công ty cổ phần Thành Phát là doanh nghiệp nhà nước c9u7o75c cổ phần hóa. Ngày 10/01/2008, UBND thành phố K ra quyết định cho phép chuyển DNNN Thành Phát thành công ty cổ phần Thành Phát. Ngày 15/4/2008, công ty tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ để thông qua điều lệ công ty. Theo Điều lệ, HĐQT của công ty gồm 5 người, do ông Nguễn Văn B làm chủ tịch kiêm GĐ công ty. Ban kiểm soát của công ty gồm 2 người, do bà Trần Thị Nga làm trưởng ban . Ngày 22/5/2008, UBND thành phố K ra quyết định phê chuẩn “việc chuyển đổi DNNN Thành Phát thành công ty cổ phần Thành Phát”. Điều 1 quyết định này ghi rõ số vốn điều lệ của công ty là 5,5 tỷ đồng, toàn bộ số cổ phần được bán cho người lao động trong công ty. Ngày 20/6/2008, Sở KH&ĐT thành phố K đã cấp GCNĐKKD cho công ty cổ phần Thành Phát, theo đó, công ty có số vốn điều lệ 5,5 tỷ đồng, chia thành 55.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng. Sau khi công ty đi vào hoạt động được một thời gian, một số thành viên trong công ty đã tiến hành chuyển nhượng một phần cổ phiếu của mình cho người khác. Cụ thể, từ 10/2008 đến 12/2008, có 12 trường hợp chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông công ty cho người ngoài công ty, trong đó có 2 trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu của thành viên HĐQT. Từ 01/2009 đến 04/2009 có 20 trường GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH hợp chuyển nhượng cổ phần, 15 trường hợp các cổ động công ty chuyển nhượng cho người ngoài công ty và 5 trường hợp các thành viên HĐQT chuyển nhượng trong nội bộ công ty. Tất cả 32 hợp đồng chuyển nhượng nêu trên đều được Chủ tịch HĐQT công ty ký xác nhận. Tháng 03/2010, một số cổ đông đã chuyển cổ phiếu nộp đơn kiện lên TAND thành phố K yêu cầu tuyên bố hủy 32 hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của công ty trong năm 2008 và 2009 vì cho rằng các trường hợp chuyển nhương này không hợp pháp. Hãy nhận định trường hợp trên. Bài tập 11 Ngày 20/6/2007, công ty cổ phần N tiến hành họp ĐHĐCĐ. Cuộc họp được triệu tập và tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp, có số cổ đông đại diện cho 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự (theo điều lệ của công ty thì cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự) Sau một ngày làm việc, đến 20h00 ĐHĐCĐ đã bầu chọn được 4 thành viên HĐQT trong tổng số 5 thành viên, 2 thành viên Ban kiểm soát trong tổng số ba thành viên, tất cả quyết định này này đã được thông qua một cách hợp pháp. Mặc dù họp chưa xong nhưng vì quá muộn nên ĐHĐCĐ nhất trí sẽ họp tiếp vào ngày 27/6/2007. Sau 7 ngày, vào 9h00 ngày 27/6/2007, ĐHĐCĐ của công ty cổ phần N mới họp tiếp. Tại cuộc họp này, một cổ đông của công ty (chiếm 15% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty) đã đề nghị bổ sung một nội dung mới vào cuộc họp nhưng Chủ tịch HĐQT không chấp nhận với lý do đề nghị đó không phù hợp với thủ tục quy định tại điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp. Sau khi kiến nghị bị từ chối, 15 cổ đông của công ty đã bỏ về, do đó số cổ đông đại diện cho số cổ phần tại cuộc họp chỉ còn 70,6% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty. ĐHĐCĐ của công ty cổ phần N tiếp tục họp, bầu bổ sung các tha1nhvie6n còn lại của HĐQT và Ban kiểm soát đã được 95% tổng số phiếu biểu quyết của những cổ GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH đông dự họp còn lại thông qua. Tuy nhiên, nếu tính theo danh sách cổ đông tham dự cuộc họp từ ngày đầu thì nghị quyết trên chỉ chiếm 66% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua. Cho rằng Nghị quyết của ĐHĐCĐ là không họp lệ , số cổ đ6ng đã bỏ về khởi kiện đến TAND tình T đề nghị hủy bỏ Nghị quyết này của ĐHĐCĐ. Anh/chị hãy cho ý kiến về vấn đề trên. Bài tập 12. Ngày 10/6/1990, ông An được thừa kế số tài sản 1 tỷ trong Doanh nghiệp tư nhân của người cha và đã làm thủ tục chuyển tên sở hữu cho mình đối với Doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền. Năm 1992, ông An kết hôn với bà Bình. 15/4/2007, ông An chết đột ngột nên không để lại di chúc. Sau khi ông An chết, bà Bình làm thủ tục đứng tên đăng kí kinh doanh với tư cách chủ Doanh nghiệp tư nhân và đổi tên Doanh nghiệp đó thành Doanh nghiệp tư nhân “Sao Mai”. Hai tuần sau, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn X đến yêu cầu bà Bình tiếp tục thực hiện hợp đồng thì phải trả lại số tiền mà Công ty đã tạm ứng 50 triệu đồng cho ông An cùng với lãi suất 3%/ tháng. Bà Bình không đồng ý yêu cầu trên. Bằng quy định của pháp luật hiện hành hãy cho biết yêu cầu của hai bên có đúng pháp luật không? tại sao? Bài tập 13. Ông Dương là một trong năm thành viên hợp danh của Công ty hợp danh A. Ngày 15/6/07, ông Dương làm đơn xin rút khỏi Công ty. Ngày 20/6/07, Hội đồng thành viên của Công ty ra quyết định đồng ý cho ông Dương rút khỏi Công ty. Năm tháng sau, kể từ ngày có quyết định ông Dương rút khỏi Công ty, Công ty yêu cầu ông Dương liên đới bồi thường thiệt hại Hợp đồng kinh tế 05 kí kết ngày 18/06/07 do Công ty vi phạm hợp đồng, ông Dương không đồng ý cho rằng kể từ thời điểm ông đưa đơn rút khỏi Công ty ông đã không tham gia vào hoạt động của Công ty. Do đó việc thực hiện hợp đồng kinh tế 05 ông không chịu trách nhiệm. Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên. Bài tập 14 GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH Công ty TNHH A có hai thành viên : ông X là giám đốc, ông Y là phó giám đốc. Ngày 9/9/2002, công ty TNHH A ký hợp đồng với DNTN B. Hãy cho biết cách xử lý đối với các tình huống sau khi hợp đồng kinh tế đang được thực hiện : 1. Chủ DNTN chết. 2. Chủ DNTN bị khởI tố hình sự và bị tạm giam. 3. Chủ DNTN bị tâm thần. 4. Chủ DNTN bán quyền sở hữu doanh nghiệp của mình cho ông Z. 5. Chủ DNTN B thuê ngườI điều hành doanh nghiệp của mình. 6. Ông X và ông Y chuyển nhượng phần hùng cho bà C và ông D. 7. Ông X bị khởI tố hình sự và bị tạm giam. 8. Ông Y và ông X thuê ông K làm giám đốc. Bài tập 15 Ngày 1/2/2009, Tòa kinh tế TAND tỉnh K ra quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty TNHH Mỹ An. Ngày 1.8, thẩm phán giải quyết vụ việc ra quyết định tuyên bố phá sản công ty trên. Hội đồng định giá đã định giá toàn bộ tài sản của công ty là một tỷ đồng, Giả sử : + Tất cả các chi phí, lệ phí hợp lệ cho việc giải quyết phá sản là 50 triệu đồng. + các khoản phải trả cho người lao động theo quy định của pháp luật là 100 triệu đồng. + các khoản nợ thuế là 100 triệu đồng. + Công ty có các chủ nợ sau : • DNTN là chủ nợ của số nợ 400 triệu đồng được bảo đảm bằng tài sản có trị giá 200 triệu đồng. • Công ty TNHH B là chủ nợ của số nợ 700 triệu đồng không có bảo đảm. • Công ty TNHH C là chủ nợ của số nợ 200 triệu đồng không có bảo đảm. GV. LƯU THỊ BÍCH HẠNH Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp. Hãy cho biết các chủ nợ sẽ được nhận bao nhiêu tiền trong quá trình giải quyết tuyên bố phá sản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcau_hoi_va_bai_tap_mon_phap_luat_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan