Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 26' Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi sự lãnh đạo đúng đắn của một đảng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam, Trước tình hình đó, sau một thời gian ở lại Liên Xô để nghiên cứu chế độ xô-viết và kinh nghiệm xây dựng đảng theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã về gần Việt Nam để xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng. Ngày 11 tháng ll nǎm 1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc). Về mặt công khai, lấy tên là Lý Thụy, có khi lấy tên là Vương, Người làm cán bộ phiên dịch cho phải đoàn cố vấn của Chính phủ Liên Xô, do Bô-rô-đin dẫn đầu, đến giúp Chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc, trong khi Chính phủ này đang có chính sách hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc. Việc đầu tiên của Người là bắt mối liên lạc với Tâm tâm xã và tổ chức yêu nước của cụ Phan Bội Châu đang hoạt động ở Quảng Châu. Trước đó mấy tháng, Phạm Hồng Thái đã ném bom ở Sa Điện, định giết Méc-lanh, toàn quyền Đông Dương, khi y qua đây. Mới đến Quảng Châu, đồng chí Nguyễn ái Quốc còn cảm thấy tiếng vang của quả bom Phạm Hồng Thái. Tuy không tán thành chủ trương ám sát cá nhân, nhưng Người đánh giá cao sự kiện đó. Sau này, Người viết:

doc31 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới. Hội nghị cũng đã thảo luận về phương pháp và kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước... Nhân dịp thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản và Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Lời kêu gọi, gửi công nhân, nông dân, bính lính, thanh niên học sinh và đồng bào bị áp bức bóc lột: Đảng cộng sản Việt Nam đã được thành lập. Đó là đảng của giai cấp công nhân. Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng để đấu tranh cho quyền lợi của toàn thể nhân dân bị áp bức bóc lột. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gia nhập Đảng, chúng ta phải giúp đỡ Đảng và đi theo Đảng !...". Lời kêu gọi là một vǎn kiện quan trọng đã phân tích đầy đủ và đúng đắn tình hình thế giới, tình hình Việt Nam và nêu lên đường lối, mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Lời kêu gọi có tác động cổ vũ rất lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta. Hội nghị thành lập Đảng có tầm quan trọng như một Đại hội của Đảng, vì nó đã đề ra đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam và những nguyên tắc về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng ta là một tất yếu lịch sử, do những điều kiện trong nước và thế giới lúc ấy quyết định, đồng thời là kết quả rực rỡ của cả một quá trình hoạt động sôi nổi của đồng chí Nguyễn ái Quốc, Người ái Quốc, Người đấu tranh kiên cường trong phong trào công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc, kiên trì học tập tìm tòi nghiên cứu và rèn luyện. Đó là kết quả to lớn của gần 10 nǎm chuẩn bị rất công phu và đầy đủ của Người về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sau này, đánh giá việc thành lập Đảng, Người đã viết : "Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng". Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện thân đạo đức – văn minh của Đảng và dân tộc ta Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 22' Song Thành Viện Hồ Chí Minh Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc là thắng lợi của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Đó cũng là thắng lợi của ý chí, đạo đức, văn minh Việt Nam trước vũ khí, kỹ thuật và sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Công lao đó trước hết thuộc về nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu liên tục, ròng rã 30 năm trời dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng và với sự cổ vũ kỳ diệu của tư tưởng - đạo đức Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam, tạo cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc xây dựng một nền văn hóa mới và một nền đạo đức mới Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Người đã cổ vũ, động viên các tiềm năng tinh thần truyền thống Việt Nam để tạo ra một xã hội nhân cách mới. Xã hội nhân cách đó được tạo dựng trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước của dân tộc kết hợp chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, từ đó đã sản sinh ra hàng triệu, hàng triệu người con anh hùng của đất nước - những chiến sĩ cách mạng kiểu mới của thời đại Hồ Chí Minh: trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Những cán bộ, đảng viên ưu tú của Đảng ta đã gương mẫu đi tiên phong trong cuộc đấu tranh anh hùng đó và chính họ đã cùng với nhân dân làm nên hiện tượng "kỳ diệu Việt Nam" trong thế kỷ 20, tiêu biểu cho lương tâm, vinh dự và phẩm giá con người. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch sử dân tộc. Người đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức – văn minh đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân – một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn. Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường là vấn đề lý tưởng, vấn đề lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này, điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại đồng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến, Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những năm 60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quan ném bom, bắn phá dữ dội miền băc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm và khí phách của toàn Đảng, toàn dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!" (xem báo Nhân Dân ngày 24-5-1970). Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy" (1). Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài của Đảng (Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr 90). Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kị còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. Dù có lúc phải "hoá lệ thành thơ" thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luộn tin tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi "nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý, nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người không quan trọng", không được lên mặt "quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc" nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mật trận". Nhận được thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối vớii nhân dân. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động: "Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp nước". Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính. Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá nhân anh hùng nào. Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo" (2). Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội… Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó"(3). Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người. Chủ tịch Hồ Chí Minh hình ảnh dân tộc Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 20' Phạm Văn Đồng Hồ Chủ tịch là người cha già của dân tộc Việt Nam. Ngót ba mươi năm bôn ba bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý nhị như ngôn ngữ dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tươm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng". Lối ăn ở của Hồ Chủ tịch giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người sống chung với anh em trong một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt nhất nhất như anh em. Kể ra, Người có chỗ được biệt đãi: đó là bát nước cơm mà anh Lộc, đồng chí cấp dưỡng lành nghề và thân mến của chúng tôi lúc bấy giờ, bao giờ cũng để dành riêng cho Người, từ biên giới Cao Bằng cho đến Tân Trào, trước khi về Hà Nội. ở Hà Nội, Chủ tịch Chính phủ có phòng làm việc, phòng tiếp khách, nhiều khi chủ tọa những bữa tiệc long trọng, nhưng bình thường ngày hai bữa, Chủ tịch Chính phủ cùng nhân viên đều ăn chung. Nhiều lần, vì đến quá trễ, thức ăn không còn gì, Hồ Chủ tịch vẫn vui cười ăn đủ mấy bát cơm như thường lệ. Người vẫn thích đi bộ, tắm sông, hút thuốc lá và thỉnh thoảng uống một ly rượu thuốc trong bữa cơm. Trước đây, Người đi bộ một ngày 50 cây số là thường và có thể đi như thế ngày nọ qua ngày kia. Lúc ở Côn Minh, sáng nào Người cũng đi bộ một vòng quanh thành phố. ở Liễu Châu, mùa đông, một hôm tướng Trương Phát Khuê đi ngựa dạo buổi sớm gặp Người tắm trên sông, Trương tướng quân lấy làm lạ một người phương Nam châu á chịu rét giỏi đến thế. ở Cao Bằng, có lúc cơ quan đóng tại một cái suối lớn vừa ở trong hang đá chảy ra, nước trong xanh biếc dưới bóng mát của rừng cây, Hồ Chủ tịch suốt ngày làm việc ở đó với cái máy chữ "Hét-mét" luôn đi theo Người từ năm 1938 đến khi về Hà Nội. ở rừng, Hồ Chủ tịch chủ trương tránh ăn no, không ngủ trưa và hoạt động thân thể, buổi sáng thể dục, buổi chiều làm vườn, lúc cần đi vác củi cho đồng bào. Trong suốt thời gian ở thượng du Bắc Bộ trước cuộc khởi nghĩa, nhiều ngày Người luôn tay nắn một hòn đá tròn bầu dục, cốt để luyện gân tay và hoạt động cơ thể. Người ít ưa dùng thuốc, chỉ lúc nào sức cơ thể chống không nổi bệnh thì mới dùng. ở Hà Nội, bác sĩ Tùng, bác sĩ Cẩn chuyên lo sức khỏe của Người, nhưng không mấy khi Người phiền đến. ở Pháp, anh em buộc bác sĩ Cưu ở bên cạnh Người, nhưng rồi bác sĩ làm việc văn phòng nhiều hơn việc thầy thuốc. Sinh hoạt chiến khu thường cực lắm. Có lần suốt mấy tháng mùa mưa, Hồ Chủ tịch ở trong một cái hang chật hẹp, ẩm thấp, ban đêm sâu bọ ở ngoài tràn vào. Lúc ấy vì cơ sở quần chúng kém, nên dẫu ẩn nấp trong hang cùng mà cũng không yên, thường vẫn phải chạy "cảnh báo". Hễ có "cảnh báo" là phải mang hết đồ đạc chạy lánh đến một chỗ an toàn hơn. Lúc ấy Hồ Chủ tịch yếu, nhưng bất kỳ đêm ngày, hễ có tin địch là mấy phút sau Người đã sẵn sàng trước anh em, tay sách máy chữ. Lúc đến Pháp, ngay hôm gặp đầu tiên, lối ăn ở giản dị của Hồ Chủ tịch làm cho kiều bào rất cảm động. Hôm ấy, tại Bi-a-rít, đại biểu kiều bào đến thăm người, hồi hộp và sung sướng. Khách đông, phòng khách không đủ ghế ngồi, giản dị Hồ Chủ tịch ngồi xuống sàn và mời mọi người ngồi thế nói chuyện. Đây không phải vị Chủ tịch Chính phủ, đây là Cha già của dân tộc ân cần và thân mật hỏi thăm đàn con bao năm lưu lạc ở quê người. Hồ Chủ tịch, người giản dị ấy, cũng là người lịch sự một cách thanh tao cao quý và mọi người ngoại quốc đều có dịp tiếp chuyện Người đều ca ngợi cái phong độ thanh tao cao quý mà họ cho là đặc sắc của người phương Đông. ở chiến khu, trong cơ quan, Hồ Chủ tịch thường mặc một bộ đồ xanh, chân đi đất; về Hà Nội, Người mặc một bộ đồ Ka-ki chân đi giày vải. Nhưng khi sang Pháp thì Người mang giày da và mặc một bộ đồ nỉ, cổ cứng. ở Paris, có ngày Hồ Chủ tịch tiếp luôn ba bữa cơm khách, bữa sáng với bạn thân, bữa trưa với khách thường, bữa tối với khách đặc biệt, mỗi bữa có khi kéo dài 3 tiếng đồng hồ, nhưng Hồ Chủ tịch thủy chung vẫn ân cần niềm nở. Đời sống của Hồ chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai. Có người e đời sống nghiêm khắc ấy không còn chỗ cho tình cảm. Nhưng chính Hồ Chủ tịch thường nói: người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng. Người mà cả dân tộc tôn làm vị Cha già của mình phải có lòng thương yêu mênh mông xúc động đến tâm can của mọi người. Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ tịch rơi nước mắt. Tại Quốc hội, Hồ Chủ tịch vừa khóc vừa ôm hôn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc một bài diễn văn thống thiết về Nam Bộ. Người xưa nói: Có việc phải lo, lo trước thiên hạ, có việc đáng vui, vui sau thiên hạ. Hồ Chủ tịch nói một cách giản dị và thống thiết hơn: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên" Câu nói đó đã bộc lộ tâm trạng Người, mối tình cảm ruột thịt bao bọc trăm họ của đại gia đình Việt Nam. Đối với người giản dị và lão thực ấy, một câu nói và một việc làm và có làm thì mới nói. Giản dị và lão thực trong sự ăn ở, tính tình, trong lời nói, viết, Người cũng giản dị và lão thực trong chủ trương chính trị nữa. Dân tộc Việt Nam bây giờ muốn gì ? Muốn thống nhất, độc lập, muốn ấm no, muốn biết chữ, muốn đời sống bớt tối tăm. Cho nên Hồ Chủ tịch chủ trương: đoàn kết kháng chiến, tăng gia sản xuất, bình dân học vụ, đời sống mới. Dân tộc Việt Nam quyết tâm và mỗi ngày tiến mạnh trên con đường sống còn sau lưng Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch thật là hiện thân của dân tộc Việt Nam và mọi người Việt Nam đều thấy mình trong Hồ Chủ tịch. Sức mạnh của Hồ Chủ tịch và sức mạnh của dân tộc Việt Nam là ở chỗ đoàn kết thống nhất ấy. Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh và các gia đình liệt sĩ Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 19' Nguyễn Lân Dũng Ngày 17-7-1947, Bác đề nghị đồng bào cả nước (chỉ trừ các cụ già thượng thọ, các cháu sơ sinh, các chiến sĩ ở mặt trận, những người đau yếu) hãy nhịn ăn một bữa "để giúp đỡ chiến sĩ bị thương". Bác dặn rất kỹ: Tuyệt đối không cưỡng bức, tính sổ tập trung để phân phối cho khắp, ra sức tuyên truyền, giải thích... Bác làm trước mọi người và vận động cả cơ quan Phủ Chủ tịch cùng hưởng ứng và gửi số tiền đó ngay cho Ban tổ chức Ngày thương binh toàn quốc. Ngày 27-7-1947, Bác viết thư biểu dương việc bà Bá Huy đã lập một an dưỡng đường cho thương binh. Bác viết: "Tôi mong bà cùng toàn thể đồng bào vùng đó sẽ luôn luôn chăm nom giúp đỡ các thương binh". Ngày 18-9-1947, Bác gửi tặng một nhóm đồng bào vùng tạm chiếm một vuông mùi xoa thêu để cảm tạ việc bà con đã mua một chiếc cúc với giá 10.000 đồng trong chiếc áo Bác đã tặng nhân Ngày thương binh. Ngày 15-7-1948, Bác cổ vũ: "Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh. Mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn. Vì vậy tôi mong và chắc rằng đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi". Tháng 9-1948, Bác gửi tặng cụ Tạ Quang Yên một tấm áo mà đồng bào đã biếu Bác, vì biết tin cụ có tới bốn người con "đã oanh liệt hy sinh vì Tổ quốc". Ngày 27-7-1949, Bác chỉ đạo Bộ Thương binh - Cựu binh không tổ chức lạc quyên "nhưng Bộ vẫn trông mong và hoan nghênh đồng bào tùy hoàn cảnh mà gửi thư tặng quà hoặc quyên giúp". Bác làm gương bằng cách gửi tặng một tháng lương của Bác. Nhiều năm sau Bác vẫn tiếp tục dành một tháng lương để góp vào quỹ thương binh, liệt sĩ. Ngày 26-7-1951, Bác chỉ đạo rất cụ thể việc yêu cầu các xã "Tùy theo số ruộng đất trích được, mượn được hoặc khai khẩn được mà đón nhiều hoặc ít thương binh về xã". Bác phân tích: "Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thỏa mãn lòng ước ao báo đáp anh em thương binh; mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất và vui vẻ về tinh thần, và vẫn có dịp tham gia sự hoạt động ích lợi cho xã hội". Ngày 26-7-1952, Bác lấy gương đồng chí Nê-dốp (Liên Xô) và đồng chí Lý (Trung Quốc), người cụt hai chân, người mù hai mắt, mà vẫn trở thành Anh hùng lao động, để động viên thương binh. Bác viết: "Đồng bào sẵn sàng giúp, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì nhất định anh em dần dần tự túc được". Tháng 7-1954, Bác viết thư cho cụ Bộ trưởng Bộ Thương binh để chỉ đạo: "Tôi tiếp được báo cáo nhiều nơi khen ngợi một số anh em thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ đã trở nên gương mẫu trong xã. Tôi mong rằng Bộ thường nêu những thành tích và những kinh nghiệm quý báu ấy để những xã khác và những anh em khác noi theo". Ngày 17-7-1956, Bác nghiêm khắc nhắc nhở thương binh: "Nếu anh em nào có sai lầm, như công thần, ỷ lại, kém kỷ luật, kém tin tưởng, yêu cầu nhân dân quá đáng, không tích cực công tác... thì nên cố gắng sửa chữa". Thật cảm động biết bao khi thấy trong Di chúc (bản viết bổ sung vào tháng 5-1968) để lại trước khi đi xa, Bác đã căn dặn hết sức kỹ lưỡng: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...) Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét". Mỗi năm đến ngày 27-7, chúng ta nên đọc lại những lời căn dặn của Bác để xem những gì còn chưa làm được thì cố gắng mà làm, sao cho xứng đáng với tinh thần "Tổ quốc sẽ không bao giờ quên" đối với những người con ưu tú đã thật sự vì nước quên thân. Chúng ta càng nhớ Bác Hồ, càng phải cố gắng làm theo lời Bác Hồ dặn Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 2' Đồng chí Vũ Kỳ kể Thu Thủy ghi Ngày 22-8-1945, Thường vụ Trung ương Đảng họp (lúc bấy giờ, đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư) quyết định: cử đồng chí Trần Đăng Ninh lên Tân Trào đón Bác Hồ về Hà Nội. Nhận được tin, Bác không đợi đến khi có người lên đón, mà sáng ngày 23-8, Người đã rời lán Nà Lừa (Tân Trào, Tuyên Quang), đi bộ qua đèo Gie đến 8 giờ tối thì đến Đại Từ (Thái Nguyên). 9 giờ tối đồng chí Trần Đăng Ninh mang xe o tô đến Đại Từ đón Bác và đi luôn. Khi về đến một địa điểm ở Thái Nguyên, Bác và các đồng chí khác nghỉ lại đêm đó và cả ngày hôm sau. Sở dĩ như vậy là để nghe ngóng tình hình, giữ bí mật cho an toàn. Ngày 25 về đến Gia Lâm, nếu lúc đó xe của Bác đi thẳng qua cầu, e sẽ không an toàn. Thế là Bác đi đò ngang sang bến Sù Ngà gần Chèm, rồi nghỉ ở một gia đình cách mạng. Sáng ngày 26, đồng chí Trần Đăng Ninh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến báo cáo tình hình và đón Bác vào nội thành. Từ đê Yên Phụ, xe chở Bác xuống dốc Hàng Than, đi qua Hàng Giấy, Hàng Mã, ra Hàng Cân và rẽ vào số nhà 35. Đây chính là cổng sau của số nhà 48 Hàng Ngang (một gia đình tư sản dân tộc). Tại đây, Bác đã đặt bút viết bản Tuyên ngôn độc lập. Tuyên ngôn độc lập được viết từ ngày 28-8-1945, đến ngày 30 thì thảo xong. Ngày 31, Bác đưa cho các đồng chí Thường vụ Trung ương tham gia ý kiến. Sau đó, Bác tiếp tục hoàn chỉnh bản Tuyên ngôn tại Bắc Bộ phủ (Số 12 Ngô Quyền, Hà Nội). Chiều 31, Bác gọi tôi lại và bảo: "Chú Cần, chú có biết cái chỗ họp mít-tinh hôm mùng 2-9 này không?" (Lúc đó tôi tên là Nguyễn Cần. Tên Kỳ bây giờ như mọi người thường gọi đó là tên của Bác đã đặt cho tôi hồi tháng 3-1947). Tôi nói: "Thưa Cụ, cháu có biết". Bác lại bảo tôi: "Thế chú vẽ phác đi cho tôi xem". Thế là tôi vẽ. Vẽ xong, Bác nhìn tấm bản đồ hỏi tiếp: "Chỗ này liệu đứng được bao nhiêu người?". "Dạ thưa Cụ, chỗ này cũng phải vài chục vạn"- tôi trả lời Bác. Tưởng như Bác đã hài lòng về tấm bản đồ ấy, nhưng mọi người biết không, có một điều rất "nhỏ" mà tôi không ngờ Bác vẫn để ý, Bác hỏi tôi thế này: "Này, thế các chú định bố trí chỗ vệ sinh cho đồng bào ở đâu?" Sau câu hỏi ấy, tôi cứ sững sờ và không biết trả lời thế nào, đành thưa với Bác: "Thưa Cụ, cháu không rõ, để cháu hỏi Ban tổ chức". Nói tới đây, cụ Vũ Kỳ cắt nghĩa cho tôi: Đấy, Bác quan tâm đến môi trường là Bác chăm lo sức khỏe cho đồng bào đấy thôi. Lúc ấy, Bác bảo tôi: "Chỗ vệ sinh cho đồng bào bố trí như thế nào cho tốt chỉ là một việc nhỏ thôi. Nhưng mà nếu không bố trí tốt, thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe, lại ảnh hưởng đến cả trật tự". Bác cũng dặn tôi thêm: "Chú hãy dặn Ban tổ chức trước đi, nếu trời mưa thì phải rút ngắn thời gian lại để đồng bào khỏi bị ướt, nhất là các cụ, các cháu nhỏ tránh được bệnh tật". Chính những việc nhỏ như vậy đã khiến tôi còn suy nghĩ và nhớ mãi: Bác luôn luôn chăm lo sức khỏe cho đồng bào. Cụ Vũ Kỳ tiếp tục gợi lên cho chúng tôi những hình ảnh của giờ phút lịch sử thiêng liêng. 13 giờ 30 ngày 2-9- 1945, tôi cùng Bác từ Bắc bộ phủ tới quảng trường Ba Đình. Bác bước lên lễ đài với cương vị là Chủ tịch của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (lúc bấy giờ, ít người biết đến tên Hồ Chí Minh, mà chỉ nghe thấy tên Nguyễn ái Quốc. Thậm chí, Pháp, Trung Quốc, Liên Xô cũng hỏi: Hồ Chí Minh là ai? Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với cả thế giới. Đến đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của phát xít Nhật, bắt dân nhổ lúa, trồng đay để 2 triệu đồng bào Việt Nam lâm vào cảnh chết đói, cả rừng người im lặng phăng phắc. Quên mất mình là Chủ tịch nước, đang đọc Tuyên ngôn độc lập, Bác băn khoăn tự hỏi: Sao lại im đến thế! Bác tưởng rằng mình nói tiếng xứ Nghệ, đồng bào nghe không rõ. Bác bỗng dừng lại, hỏi một câu: "Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?". Câu trả lời: "Có..." như tiếng sấm rền vang. Nhân đây tôi cũng nói luôn, câu nói: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?" mà mọi người biết đến từ nhiều năm qua thực ra là sai. Sở dĩ tôi biết tỉ mỉ như vậy là vì tôi có thói quen ghi nhật ký. Câu nói đó sai vì khi đem so sánh với nhau thì sẽ thấy khác hẳn. "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?"- câu đó trở thành mệnh lệnh. Còn: "Đồng bào nghe rõ tiếng tôi không?" thì tự nhiên câu hỏi và tiếng trả lời "Có" như gắn bó đạt đến mức thân tình: gắn một người lãnh đạo cao nhất với dân chúng thành mối tình rất thân thiết và gia đình. Đó là điều mà trên thế giới không thể có: Hình ảnh ấy còn đọng mãi trong trái tim tôi. Còn về vấn đề TDTT? Ngày 3-9-1945, Bác đã đề ra phiên họp đầu tiên của Chính phủ về vấn đề: "Diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm". Ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi: "Toàn dân tập thể dục". Như thế là Bác đã quan tâm đến sức khỏe của nhân dân từ rất sớm. Báo Thể dục thể thao phải thấy rằng, công việc, nội dung, nhiệm vụ của mình làm là rất quan trọng, phải tuyên truyền sao cho mọi người làm theo lời Bác dạy. Lời kêu gọi đó thật cảm động, ngắn gọn, rõ ràng mà thấm thía. Mở đầu Bác viết: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công". Đến đoạn kết thì Bác viết: "Tự tôi ngày nào cũng tập". Trong những dịp như thế này, mọi người cần phải nhớ rõ để mà thực hiện. Nói về việc tập luyện của Bác thì không thể kể hết được, đặc biệt là từ khi ở nhà tù Tưởng Giới Thạch ra, Bác đã có nhiều bài tập kiên trì đến khó ngờ và cũng hay lắm: luyện mắt bằng nhìn mặt trời, nhìn rừng xanh; luyện tay bằng cách lấy hòn đá bằng quả trứng vịt vừa lòng bàn tay tự nắm, thả ra; tập chân bằng cách bước qua chướng ngại... Hòa bình, trở về Thủ đô, tại Phủ Chủ tịch, từ lối nhà sàn ra, Bác yêu cầu tổ bảo vệ làm cho Bác hàng rào đặt thanh ngang từ thấp đến cao để rèn luyện. Có một lần, Bác bảo: "Chú Kỳ cùng mấy chú hôm nay thi nhảy chụm chân với Bác". Thế rồi chúng tôi cùng thi với Bác, nhưng đến thanh xà ngang đặt cao nhất (40 cm), tôi và anh em bảo vệ đành chịu thua, riêng Bác chụm chân nhún người nhảy qua nhẹ nhàng. Tới đây, giọng cụ Vũ Kỳ chững lại: Tôi nhớ nhất vào ngày 17-8-1969, Bác ở trên nhà sàn xuống và đi bài quyền. Hôm đó cũng là ngày bác sĩ khám sức khỏe cho Bác và nói rằng: "Bác không nên ngủ ở nhà sàn nữa, vì tim Bác không bình thường. Để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra, Bác không nên lên xuống bậc thang nhiều lần". Bác đồng ý, song Bác bảo với chúng tôi: "Không biết các chú nghe thế nào chứ, tim Bác, Bác vẫn thấy bình thường. Nhưng bác sĩ nói thế thì Bác nghe". Sau đó, Bác chuyển sang nhà họp Bộ Chính trị để làm việc. Những ngày tiếp theo, Bác vẫn dậy tập thể dục rất đều. Nhưng đến chiều ngày 24-8-1969, Bác đã bị sốc trong khi tiêm, sau đó là bị nhồi máu cơ tim, Bác nằm liệt từ đó. Trong quá trình nằm chữa bệnh, Bác có đặc biệt là: cơn đau tim đến dồn dập, liên tiếp nhưng Bác không rên, Bác nằm yên và nhắm mắt. Khi anh Ba (tức đồng chí Lê Duẩn, anh Văn (tức đồng chí Võ nguyên Giáp), vào thăm thì Bác cố ra vẻ bình tĩnh và bao giờ cũng chỉ hỏi một câu: "Hôm nay miền Nam đánh thắng ở đâu?". Cụ Tôn Đức Thắng, anh Nguyễn Lương Bằng vào thăm, Bác đều hỏi đời sống đồng bào, đồng chí miền Nam như thế nào. Bác hỏi về việc phòng chống máy bay bắn phá ở các địa phương, các tỉnh miền Bắc như thế nào? Hỏi về sơ tán ra làm sao. Bác dặn: "Không được chủ quan, phải chú ý tới cụ già và các cháu nhỏ". Ngày qua ngày, cơn đau tim mỗi lúc đến một nhiều nhưng Bác vẫn nói với chúng tôi: "Các chú cứ yên tâm, hôm nay Bác khỏe hơn hôm qua: Bác sẽ cố gắng uống thuốc để cho khỏe lại". Thời điểm ấy, cũng là thời điểm nước sông Hồng lên to ở mức báo động số 3. Các bác sĩ có nói với tôi là nên đề nghị Bác sơ tán lên vùng cao Hòa Bình, tiện cho việc điều trị. Chờ Bác tỉnh giấc, tôi có nới với Bác như vậy, nhưng rồi tôi lại thấy Bác nhắm mắt. Tưởng Người mệt, tôi không nói gì thêm, định chờ Bác tỉnh thì nói. Đúng lúc ấy, anh Tô (tức đồng chí Phạm Văn Đồng) vào và hỏi: "Sức khỏe Bác hôm nay có khá hơn không?". Bác liền nói: "Này chú Tô, chú Kỳ đề nghị sơ tán lên chỗ an toàn, Bác không bỏ dân đâu! Các chú phải cố gắng giữ cho đê điều tốt". Thì ra, Bác không trả lời vì Bác biết rằng: có sơ tán thì mọi việc cũng không giải quyết được gì. Cái chính là phải làm sao cho dân không bị nạn. Giọng kể cụ Vũ Kỳ như mỗi lúc lại chậm lại, nghẹn ngào và trong đôi mắt vẫn còn sáng kia trào ra những giọt lệ nhớ thương Người: "Mùa thu năm 1969, đất nước Việt Nam vô cùng buồn. Đúng ngày lễ kỷ niệm Quốc khánh mùng 2-9, Bác đã ra đi. Thật linh thiêng! Chúng ta càng nhớ Bác Hồ, càng phải cố gắng làm theo lời Bác Hồ dặn, càng phải cố gắng làm theo cách Bác Hồ làm". Báo Thể thao Việt Nam, số 103, ngày 31/8/2002 Bác Hồ với thế hệ trẻ Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 11h 1' Hỏi chuyện đồng chí Vũ Kỳ Võ Văn Trực thực hiện Làm thư ký cho Bác đã hai mươi bốn năm, có bao giờ anh thấy Bác tự cho mình là một "ông già" không? Và Bác đã làm gì để chống lại tâm lý "ông già" ấy? Như tất cả các cụ già Việt Nam, Bác cũng muốn có cái thú vui bình dị của tuổi già như Bác đã thể hiện trong thơ: Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau. Nhưng ở Bác, tôi không bao giờ thấy bộc lộ tâm lý mệt mỏi của một "ông già". Chắc đồng chí còn nhớ bài thơ của Bác: Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm, Vẫn vững hai vai việc nước nhà. Kháng chiến dân ta đang thắng lớn, Tiến bước, ta cùng con em ta! Xuất xứ của bài thơ là thế này. Sáng 20 tháng 5 năm 1968, Bác dậy sớm hơn để chuẩn bị 6 giờ 15 tới dự kỳ họp khai mạc của Quốc hội. Vào hội trường, với tư thế trẻ trung và hóm hỉnh, Bác nói: Lần trước tôi có nói là những thắng lợi của chiến sĩ và đồng bào hai miền làm cho tôi như trẻ lại 20 tuổi. Nhưng nay nghe nói 78 tuổi, thì tôi thấy già đi. Vì vậy tôi có bài thơ này: "Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm...". Cả hội trường sôi động hẳn lên. Các đại biểu Quốc hội ai cũng cảm thấy cùng trẻ lại với Bác. Từ khi bước chân vào hoạt động cách mạng cho đến lúc từ giã cuộc đời, Bác luôn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ. Năm 1925, Bác đã lo đào tạo nhân tài trẻ bằng cách gửi Lê Hồng Phong, Trương Văn Lễnh sang học trường quân sự Hoàng Phố, gửi Trần Phú và một số thanh niên khác sang học trường đại học Phương Đông ở Mát-xcơ-va. Các cháu thiếu niên, nhi đồng, Bác cũng chú ý nhiều. Đó là những cháu ở Trung Kỳ phải sống lưu lạc vì bố mẹ bị thực dân Pháp bắt bớ, tù đày, được Bác đưa từ Phi Chít (Thái Lan) sang Quảng Châu để tổ chức thành nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Năm 1926, Bác đưa một số cháu sang học ở Liên Xô kèm theo bức thư gửi Uỷ ban Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Lê-nin: "... Khi chúng tôi nói cho các em nghe về Lênin, về các bạn, những học trò nhỏ Nga của Lê-nin, các em rất thích và muốn đến nước các bạn để gặp các bạn, sống với các bạn, học tập các bạn, và thật sự trở thành những học trò của Lê-nin như các bạn... Chúng tôi hy vọng rằng các đồng chí không từ chối nhận ba hoặc bốn đồng chí nhỏ tuổi Việt Nam chứ?" Thật là cảm động, Bác lo cho các cháu những điều rất nhỏ, được viết trong lá thư: "... Vào tháng mấy thì ở Mát-xcơ-va bắt đầu lạnh (vì các em thiếu niên này từ một nước nóng bức tới, phải chọn lúc thời tiết thích hợp cho các em đi)... Đến Mát-xcơ-va, các em tới địa chỉ nào?..." Khởi đầu lịch sử Đảng ta cũng là do lực lượng thanh niên được Bác dìu dắt. Hồi đó, Bác đã tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội" và tự tay Bác soạn thảo cuốn "Đường kách mệnh" để giảng dạy. Năm 1961, trong Đại hội lần thứ ba của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Bác vui mừng nói: "Từ chỗ chỉ có một Lý Tự Trọng đến ngày nay chúng ta có 78 vạn đoàn viên Đoàn thanh niên lao động hăng hái ra sức giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Tiến bộ đó làm cho Bác rất vui sướng và trẻ lại. Nó làm cho lòng Bác phơi phới như hoa nở trong mùa xuân". Theo anh, trong tất cả các tổ chức của tuổi trẻ, Bác chú ý đến tổ chức nào nhất? Tất cả các hình thức tổ chức để tập hợp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng nhằm phụng sự Tổ quốc, Bác đều chú ý, quan tâm giáo dục để tổ chức đó ngày càng vững mạnh. Trong đó tổ chức thanh niên xung phong được Bác đặc biệt quan tâm. Bài hát truyền thống của Thanh niên xung phong cũng là bài ca chính thức của Đoàn thanh niên bây giờ, được nhạc sĩ Hoàng Hà phổ nhạc bốn câu thơ của Bác: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên! Trên đường đi chiến dịch Biên giới, ghé thăm một lán trại thanh niên xung phong làm đường, Bác trò chuyện thân mật rồi hỏi "Các cháu có thích nghe thơ không?". Tất cả đồng thanh: "Chúng cháu thích nghe thơ ạ". Thế là Bác ứng khẩu đọc bốn câu thơ này. Ngay sau đó, nhiều thanh niên xung phong và cả bộ đội Vệ quốc đoàn đều truyền cho nhau và học thuộc trong chiến dịch Biên giới. Về tổ chức thanh niên xung phong, Bác nói với tôi: "qúy hồ tinh, bất quý hồ đa, lựa tuyển cẩn thận để thanh niên xung phong thật sự là một trường đào tạo thanh niên bằng những công việc thiết thực". Bác trực tiếp xem và sửa chữa bản điều lệ về nhiệm vụ và bổn phận của Đoàn thanh niên xung phong. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bác theo dõi rất sát các hoạt động của thanh niên xung phong, kịp thời viết bài, nêu gương những điển hình tốt và gửi thư khen các đơn vị thanh niên xung phong có nhiều thành tích trong xây dựng và chiến đấu. Tháng 5 - 1968, trong phần viết thêm vào Di chúc, có đoạn: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Như vậy, Bác xem tổ chức Thanh niên xung phong không chỉ để làm những việc cụ thể như đắp đường, xây cầu, khai hoang..., mà còn là một trường học để rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt cho đất nước. Nếu không nhận thức đầy đủ như vậy tức là chưa thấu hiểu được lời dạy của Bác đối với thanh niên xung phong. Là người được thường xuyên gần gũi Bác, chắc anh thấy rất rõ sự quan tâm bồi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ được thể hiện trong công việc và sinh hoạt thường ngày của Bác? Một lần, Bác đi công tác xa hơn một tháng, lúc trở về, Bác lại ngồi bên cầu ao vỗ tay gọi cá đến để cho ăn. Hôm ấy Bác không thấy con cá gáy vây đỏ đến ăn. Bác hỏi tôi. Tôi không biết trả lời thế nào. Tối, tôi hỏi anh em, được biết không ai câu cả. Khoảng mười ngày sau, ngồi bên Bác cho cá ăn, Bác bảo: "Kìa, chú coi, con cá gáy vây đỏ miệng đỏ đã đến rồi đấy". Rồi Bác nói thêm: "Các chú ở nhà chắc không cho cá ăn đều và đúng giờ cho nên nó mới phải đi kiếm ăn lăng băng như thế". Bác hạ giọng như tự nói với mình: "Đối với con người cũng thế, nhất là tuổi thanh niên, không quan tâm giữ nếp sống tốt thì cũng như thế". Tôi nghe mà thấm thía sâu sắc làm sao! 7 giờ sáng ngày 27 tháng 5 năm ấy, tức là trước ngày Thiếu nhi quốc tế 1-6, Bác gọi chị Thu Trà đến. Hồi đó chị Thu Trà làm chủ tịch Uỷ ban thiếu niên - nhi đồng. Bác hỏi về tình hình một số cháu học sinh miền Nam nghịch ngợm, Bác nói: ba má các cháu gửi các cháu ra miền Bắc để yên tâm công tác với niềm tin là được dạy dỗ tốt. Tại sao có tình trạng này? Lỗi các cháu một phần thì trách nhiệm của các cô các chú gấp mười phần... Bác căn dặn: vì các cháu xa nhà, thiếu tình cảm gia đình, cho nên phân trách nhiệm cho một số gia đình cán bộ chăm sóc các cháu như con em trong nhà. Bác cũng nhận chăm sóc con của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ một cháu trai, hai cháu gái. Ngày 23 tháng 5 năm 1969, Bác tiếp ông Chủ tịch Thượng nghị viện Chi-lê X. Agienđê, sau này là Tổng thống. Sau đó, Agienđê đã ghi lại những ý nghĩ chân tình của mình trong một bài báo: "Chúng tôi ngồi quanh một cái bàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh mở chiếc phong bì lấy ra một tấm ảnh và nói với chúng tôi: "Đây là một kỷ niệm". Chủ tịch lần lượt giới thiệu với chúng tôi những em thiếu nhi anh hùng miền Nam có nét mặt ngây thơ đang ngồi quây quần quanh Chủ tịch trong tấm ảnh. Chủ tịch nói: "Tôi rất vui lòng về các cháu thiếu nhi ngày nay... Hồi còn nhỏ, tôi không làm được những việc mà các cháu đã làm. Thiếu nhi thời tôi cũng vậy". Sau đó, Chủ tịch mở một quyển vở cũ và với giọng dịu hiền, Chủ tịch đọc những con số chỉ rõ những thanh niên, thiếu nhi đã đạt được thành tích xuất sắc trong học tập, lao động và trong những việc làm anh hùng. Con số này ngày một tăng, nói lên sự nỗ lực của thanh niên". Agienđê kết luận: "Chưa bao giờ một người khi nói với chúng tôi về các em nhỏ lại giáo dục chúng tôi nhiều như vậy". Sự quan tâm và niềm tin của Bác Hồ đối với các thế hệ trẻ, người chủ của tương lai, một phần quan trọng đã được thể nghiệm trong chính thời thanh niên của Bác. Với hai bàn tay trắng, chàng trai xứ Nghệ Nguyễn Tất Thành 21 tuổi đã quyết tâm đi khắp năm châu bốn biển, tự kiếm sống, tự học tập để tìm đường cứu nước. Quyết tâm ấy, niềm tin ấy, Bác dồn tất cả cho các thế hệ trẻ, mùa xuân của xã hội. Tạp chí Tia sáng, số 5/2000 Nhân dân trong lòng Bác Ngày 15/6/2003. Cập nhật lúc 10h 58' Phạm Đạo và Bắc Văn (Ghi theo lời kể của ông Vũ Kỳ, nguyên Thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) Đấy là cảm nhận của chúng tôi khi kết thúc buổi chiều nghe ông Vũ Kỳ hồi tưởng những kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Ông Vũ Kỳ được chọn giúp việc Bác từ ngày 27-8-1945 đến khi Người đi xa. Ngần ấy năm tháng được giúp việc Bác, ông có nhiều kỷ niệm sâu sắc về Bác Hồ. Nhưng hôm nay, chúng tôi được nghe ông nói về đề tài Bác Hồ với Dân, Bác rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Cán bộ, đảng viên là chất kết gắn máu thịt giữa Dân với Đảng. Tất cả là vì dân Chuyện bắt đầu từ bản Di chúc của Người. Hãy đọc và suy ngẫm một câu trong Di chúc của Bác: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân...". Tại sao đã cần rồi còn phải; không chỉ là tốt mà phải thật tốt? Hẳn đã rõ, Bác day dứt đến nhường nào về nhiệm vụ nặng nề của Đảng là không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, Đảng ta không có mục đích nào khác ngoài mục đích ấy. Thời gian càng lùi xa, điều Bác dặn hôm nay còn nóng hổi tính thời sự. Từ bản Di chúc, đồng chí hồi tưởng những ngày tháng tám năm 1945, Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nơi dừng chân đầu tiên trên đất Thăng Long là làng Phú Gia. Bác viết Tuyên ngôn Độc lập đến ngày 30-8 thì xong và thông qua Thường vụ T.Ư Đảng. Chúng tôi xiết bao xúc động khi biết rằng: Vừa buông bút sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập hoàn thành là Bác nghĩ ngay đến Dân, những người chứng kiến thời khắc lịch sử đó. Theo yêu cầu của Bác, ông Vũ Kỳ vẽ sơ đồ Quảng trường Ba Đình. Hỏi đồng bào đứng ở đâu và đứng được bao nhiêu người rồi thì mới hỏi Bác và Chính phủ đứng ở đâu? Thật bất ngờ, Bác hỏi: - Các chú bố trí nơi vệ sinh cho đồng bào ở chỗ nào? Bác giảng dạy rằng, hồi còn hoạt động cách mạng ở bên Hương Cảng, thực dân Anh bao giờ cũng nhượng bộ nhanh nhất trước những cuộc bãi công của công nhân vệ sinh. Nói đoạn, Bác bảo là nếu trời mưa thì cố gắng kết thúc buổi lễ sớm để đồng bào khỏi bị ướt, phát sinh bệnh tật. Tại buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập, có một chi tiết rất đáng chú ý là - theo ông Vũ Kỳ cho biết: Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập đến đoạn "Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói". Giọng Bác như chùng xuống. Cả quảng trường im lặng. Bác bỏ kính hỏi: Đồng - bào - nghe rõ - tiếng - tôi - không? Cả quảng trường vang lên như sấm dậy: Có. Chắc Bác lo đồng bào nghe không rõ vì chất giọng xứ Nghệ, lại nói nhiều thứ tiếng nước ngoài trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước. Những năm đầu của chính quyền non trẻ, bản thân Bác từ chiến khu về Hà Nội vẫn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ. Có lúc đang làm việc cơn sốt ập đến, Bác phải nằm xuống đi văng. Là vị Chủ tịch nước, nhưng mỗi đêm Bác có thể thay đổi vài nơi ngủ; đi đường phải đổi xe mấy lần. Bác cảnh giác đến cao độ vì bọn giặc Tưởng công khai ý đồ "Diệt Cộng, cầm Hồ". Có lần ông Vũ Kỳ ái ngại hỏi: Thưa Cụ, sao Cụ khổ thế. Bác ôn tồn trả lời: - Tất cả là vì dân. Chú mà không hiểu điều đó thì không đi theo Bác được đâu! Đang làm việc trong Bắc Bộ phủ, nghe thấy tiếng trống ếch ngoài đường phố. Bác gọi ông Vũ Kỳ ra trước rồi đứng sau lưng, nhìn qua vai đồng chí để xem các cháu thiếu nhi đầu đội mũ ca-nô đánh trống ếch đi qua. Bác thèm muốn gặp các cháu thiếu nhi quá. Lại một lần khác vào những năm 1960, trên đường đi công tác, Bác gặp các cháu gái tóc chấm ngang vai, cổ quàng khăn đỏ. Chạnh lòng nhớ thân mẫu của mình và cũng có ý muốn nói với đồng chí Vũ Kỳ: Chú nhìn thấy có vui không? Mẹ Bác ngày xưa là con gái một cụ đồ nho có danh tiếng nhưng không được học chữ. Nói đoạn, đồng chí Vũ Kỳ nhìn sang thấy gương mặt rạng rỡ nhìn theo các cháu gái vừa đạp xe vừa trò chuyện. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian xuống với dân, gần dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Đi đến đâu Bác cũng thăm già, hỏi trẻ, kiểm tra cán bộ có là công bộc của dân không. Có lần đi cơ sở, ở đó khó khăn quá, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ rang mấy bơ lạc để phát cho các cháu thiếu nhi - "Cháu nào tay sạch sẽ ra nhận lạc rang của Bác Hồ". Không chỉ là vài củ lạc rang, mà chính là Bác Hồ đang làm công việc "vận động" thiếu nhi "giữ vệ sinh tốt". Tiếp dân, Bác tiếp bằng tấm lòng, bằng sự khoan dung, thu phục nhân tâm của mọi người. Những ngày cuối cùng trên giường bệnh Bác vẫn đau đáu nỗi lo cho dân. Ngày 27-8-1969, bệnh của Bác ngày càng trầm trọng, tim mạch diễn biến phức tạp, phải tăng cường thêm năm giáo sư, bác sĩ chuyên khoa tim mạch để theo dõi. Mắt Bác nhắm nghiền. Chợt tỉnh, chợt mê. Ai nấy càng lo. Lúc mở mắt, Bác hỏi ông Vũ Kỳ: - Trời mưa hở chú? Trời Hà Nội mưa như trút. Mực nước sông Hồng mấp mé báo động số ba. Trong Phủ Chủ tịch, Bộ Tư lệnh Công binh bố trí hai xe lội nước túc trực, sẵn sàng đón Bác sơ tán khi tình huống hiểm nghèo. Khu vực ga Hàng Cỏ và Phủ Chủ tịch là trũng nhất so với mặt bằng Hà Nội. Đồng chí Vũ Kỳ mạo muội: - Thưa Bác, mưa to ạ. Nước sông Hồng đã gần báo động số ba. Các bác sĩ muốn xin được đón Bác lên hang núi cao ở Hòa Bình, bảo đảm an toàn cho Bác khi điều trị. Bác nhắm mắt không trả lời, Bác mệt quá rồi, không nói để dành sức. Một lát sau, Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thăm, Bác mới nói trong hơi thở: - Chú Kỳ vừa báo cáo việc di chuyển Bác đi chỗ khác. Các chú phải bảo vệ cho kỳ được đê điều, bảo vệ kỳ được tính mạng của nhân dân. Bác ở đây điều trị, không đi đâu cả. Bác không bỏ dân lúc này đâu. Nghe Bác nói thế, ai cũng nước mắt lã chã mà không dám khóc. Chuyện xảy ra đã 31 năm rồi, chiều nay ngồi nghe, chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Ngay khi giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thù trong giặc ngoài đe dọa chính quyền non trẻ còn trong trứng nước, Bác đã coi: "diệt giặc đói, giặc dốt" rồi mới "giặc ngoại xâm". Rèn luyện "công bộc" cho dân Chính phủ bố trí một tiểu đội được giúp việc Bác trong những năm toàn quốc kháng chiến, cứu nước. Tất cả đều được Bác đặt tên là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Đây là tiểu đội vừa giúp việc Bác, vừa tuyên truyền vận động nhân dân. Bác viết đề cương tuyên truyền cho tiểu đội. Bác di chuyển đến đâu cả tiểu đội đi theo để giải thích, vận động đồng bào theo Chính phủ để trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Nhiệm vụ của tiểu đội này là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ tuyệt đối an toàn cho vị Chủ tịch nước, cho nên Bác dặn: - Chỉ riêng các chú không bảo vệ được Bác đâu. Dễ mấy cũng không làm được. Việc trước tiên là đến đâu các chú cũng phải làm công tác dân vận. Dân vận từ bán kính một km đến 10 km. Vận động, giác ngộ nhân dân thì họ mới giữ bí mật và bảo vệ cho Bác cháu ta. Xuống với dân, các chú cứ thật thà như với Bác. Chớ có giấu dốt! Một lần cả tiểu đội Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi bị đồng bào dân tộc thiểu số cật vấn rằng: cứ trường kỳ kháng chiến thì đến bao giờ thắng lợi? Bí quá, tất cả xin khất về xin ý kiến của Người. - Sao các chú không trả lời - Bác dạy - trồng khoai thì mất ba tháng cho củ. Trồng lúa mất sáu tháng thì cho hạt nếu được tưới tắm, chăm sóc tốt. Trồng cây "kháng chiến" mùa thu hoạch không hẹn trước nên ai ai cũng phải gắng sức chăm bón tất sẽ sớm thành công. Đồng bào đừng hỏi trước mà nên gắng sức vun trồng cây "kháng chiến" trước. Thế đấy, Bác dạy cán bộ, đảng viên nói cho dân hiểu một cách mộc mạc, cứ thật thà như củ khoai, hạt gạo vậy. Có lần trò chuyện với cán bộ địa phương, Bác nói: - Các chú là cán bộ "đầu ruồi". Mọi người giật mình. Có anh tưởng Bác phê bình khuyết tật của mình rồi ví như con ruồi, con nhặng. Nhưng không. Bác giải thích đại thể: Đầu ruồi của khẩu súng quan trọng lắm. Phải ngay thẳng, phân minh. Nếu không thế, sai một ly sẽ đi một dặm. Súng mà không có đầu ruồi thì bắn chỉ thiên, tốn đạn. Bác đặt rất cao vai trò, vị trí của người cán bộ trong các cuộc vận động cách mạng. Và cũng do vậy, Bác dày công rèn luyện cán bộ, đảng viên không chỉ về lý tưởng, tri thức khoa học, vốn sống thực tiễn và trước hết là đạo đức lối sống, nếp sống người cán bộ. Thuở ấy, Bộ Chính trị thường họp vào ngày thứ sáu và thứ bảy. Hai ngày ấy thư ký Vũ Kỳ rảnh rỗi. Một hôm Bác nói với ông rằng: "Bây giờ Bác đột nhiên xuống nhà dân, đồng bào tổ chức đón tiếp sẽ gây tốn thời gian. Chú chịu khó xuống nhà dân, có chuyện gì hay kể cho Bác nghe". Tuần sau, ông Vũ Kỳ thưa chuyện với Bác về một cháu gái ngồi dưới cột đèn ở Bờ Hồ vừa bán ngô nướng, vừa ăn cơm, vừa học bài. Cháu bán ngô thay cho mẹ về ăn cơm... Bác gật đầu tỏ ý khen cháu gái. Trầm ngâm một lúc Bác nói: - Con cháu cán bộ nhà ta phải học cháu gái đó! Bác trực tiếp khởi xướng và chỉ đạo việc viết loại sách người tốt, việc tốt lấy người thật việc thật để giáo dục mọi người. Những ngày đầu từ trên rừng núi về thủ đô nắm chính quyền, Bác đã phát hiện mầm bệnh "lên mặt làm quan cách mạng" ở một số ít cán bộ, đảng viên, cho nên Bác không một ngày buông lơi việc rèn dạy cán bộ. Ông Vũ Kỳ nhớ lại, vào năm 1946, ở Hà Nội, sau bữa ăn, Bác cùng một số cán bộ được tráng miệng một nải chuối có nhiều quả giập, nẫu. Bên cạnh Bác, một cán bộ bẻ đến quả thứ ba mới chịu ăn. Bác lẳng lặng lấy con dao cắt bỏ phần giập nẫu của quả chuối mà vị cán bộ kia bỏ ra và ăn, vừa ăn Bác vừa nói một mình. - ở chiến khu, chuối nẫu nữa cũng ăn. Vị cán bộ kia nghe được giật mình, nhận bài học nhớ đời. Và sau này chính anh cán bộ đó được anh em quý trọng vì đức tính tiết kiệm. Càng nghiêm khắc, càng bao dung với cán bộ, đảng viên bao nhiêu, Bác càng chăm lo chu đáo đến đời sống của họ và gia đình họ bấy nhiêu. Đi đến đâu Bác cũng thường căn dặn cán bộ, đảng viên phải khéo làm công tác dân vận. Giác ngộ nhân dân, tổ chức lực lượng nhân dân thật khéo thì mới trở thành lực lượng vô địch. Những cán bộ, đảng viên làm dân vận tốt chính là làm cho dân tin, dân yêu, dân phục và dân làm theo. Có những cán bộ, đảng viên thường đặt trách nhiệm với cấp trên, trách nhiệm với công việc, cuối cùng mới là trách nhiệm với dân, thế là không tốt. Phải đặt ngược lại mới tốt. Càng nghe chuyện về Bác Hồ với dân, Bác Hồ đào tạo, rèn luyện cán bộ, đảng viên trở thành "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", càng thấy học mãi chữ Dân ở Bác sao thấy lớn lao quá. Chữ Dân trong Bác sáng lòng ta là vì thế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl1.doc
Tài liệu liên quan