Chuyên đề Áp dụng phương pháp chi phí du lịch TCM để đánh giá giá trị giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương

Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường dựa vào ZTCM là phương pháp đơn giản, dễ tiến hành và chi phí không tốn kém.Bằng chứng rằng ở rất nhiều các quốc gia đang phát triển, phương pháp ZTCM được áp dụng rất phổ biến. Một trong những vai trò quan trọng nhất của kinh tế môi trường là phải lượng giá được những cái không có giá trên thị trường phải có một giá trị cụ thể, ZTCM có thể đáp ứng được yêu cầu đó.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi cũng đá áp dụng phương pháp ZTCM vào để đánh giá chất lượng môi trường của rừng quốc gia Cúc Phương.Lý do tôi chọn VQG Cúc phương là: + Với sự đa dạng về sinh học, đa dạng về loài VQG Cúc Phương là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm + Việc xác định được giá trị chất lượng môi trường VQG Cúc Phương, mặc dù không được chính xác cũng có ý nghĩa lớn.Nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, bảo vệ VQG.Việc bảo vệ ấy không chỉ có giá trị trong hiện tại mà cả trong tương lai.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Áp dụng phương pháp chi phí du lịch TCM để đánh giá giá trị giải trí của vườn quốc gia Cúc Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch thu hút rất nhìều du khách. Sơ đồ2.1 Vườn Quốc Gia Cúc Phương Nguồn: Trang web của VQG Cúc Phương 2.1.1. Lịch sử hình thành Vườn quốc gia Cúc Phương là một nơi mang giá trị lịch sử và là địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm đã được phát hiện tại đây, chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực Cúc Phương từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Người ta đã phát hiện một loạt các hiện vật như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền v.v. trong một số hang động thuộc vườn quốc gia này. Gần đây, một phần bộ xương của một loài lưỡng cư biển, rất có thể là thằn lằn cá đã được phát hiện trong địa bàn vườn. Năm 1960 , Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 Cúc Phương được quyết định thành lập như là một khu rừng cấm với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam . Quyết định số 18 QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành Vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập một Ban quản lý vườn quốc gia này. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý . 2.1.2.Đặc điểm về địa lý và tự nhiên. Vị trí địa lý : Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông , nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình , Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình). Diện tích : Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình , 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. VQG Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên. Độ cao :150-637m. Địa hình, thuỷ văn: Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phía nam dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc.Dải núi đá vôi này với ưu thế là địa hình kiểu karst tự nhiên , hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 Ma. Dãy núi đá vôi nhô lên đến độ cao 637m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa thung lũng chạy dọc hết gần chiều dài của dãy núi.Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kì thú và ẩn chứa những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong… Phần lớn nước ở trong vuờn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm chằng chịt hút rất nhanh chóng, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ hai bên sườn của vườn quốc gia. Do vậy không có ao hồ tự nhiên hay các thuỷ vực tĩnh nằm trong vườn quốc gia mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây vườn, chảy theo hướng bắc-nam đổ vào sông Mã. Khí hậu : Khí hậu Cúc Phương thuộc loại nhiệt đới gió mùa , nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C. Mùa khô ở Cúc Phương từ tháng 12 đến tháng 4 , mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mưa khá to, dâng rất nhanh và rút cũng rất nhanh. Lượng mưa trung bình hàng năm lên tới 2.157mm với lượng mưa cao nhất là 3300mm vào năm1963.Số ngày mưa trung bình năm là 224 ngày. Đến Cúc Phương đẹp nhất là vào mùa khô từ tháng 12-tháng 4,khi những cơn mưa dữ dội đi qua. VQG Cúc Phương là một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn…Vì vậy Cúc Phương chính là một điểm đến lí tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái. 2.1.3.Hệ sinh thái. 2.1.3.1.Thực vật Nơi đây rất giầu có về đa dạng sinh học, với rất nhiều loại đặc hữu, rất nhiều trong số đó được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, cũng như trên thế giới.Rừng ở đây là những khu rừng nhiệt đới.Có 5 lớp được phân chia ra: ba lớp gỗ, 1 lớp bụi và 1 lớp cỏ.Thực vật ở đây được chia làm 5 loại: A1, A2, A3, B, C.Nằm ở đỉnh cao nhất( A1) bao gồm các cây có chiều cao từ 40m – 50m.Loại cây tìm thấy ở đây như chò chỉ( Parasorea assamica) chò xanh( Terminalia myriocarpa) A2 là những lớp cây với tính đa dạng hơn, gồm những cây có chiều cao từ 20m – 35m.A3 là những loại khác với chiều cao từ 10m – 20m.Lớp bụi thì gồm những cây có chiều cao không quá 8h và lớp cỏ( C) là lớp nằm sát mặt đất.Lớp này khó có điều kiện phát triển vì bị một số giới hạn, tuy nhiên khi mà tán cây rừng mở ra thì nó phát triển rất mạnh.Ở trên núi đá vôi, lớp đất ở đây thì mỏng hơn so với lớp đá.Rừng ở đây chỉ có 3 lớp.Lớp trên cùng với chiều cao từ 15-30m bao gồm những cây gỗ lim lớn Lớp tiếp theo là những lớp có sự phát triển đều hơn với tán cây cao từ 10-15m.Lớp thứ ba là những lớp cây bụi và cỏ. Cúc Phương có sự phát triển hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, là nơi tập trung của 4 luồng thực vật khác nhau. Một là luồng á nhiệt đới (long não, mộc lan, máu chó...). Hai là luồng nhiệt đới nóng ẩm (các cây họ thầu dầu, chò chỉ ). Ba là luồng ôn đới (dẻ, ngát...). Bốn là luồng Tây Nam (họ bàng, họ gạo, họ bồ hòn). Theo số liệu gần đây , Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao thuộc 912 chi trong 219 họ, 86 bộ của 7 ngành, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài đươc ghi trong sách đỏ Việt Nam. Thảm thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương có ưu thế là rừng trên núi đá vôi,92% đất có thực vật che phủ,rất phong phú về loài. Ở một đôi chỗ, rừng hình thành nên nhiều tầng tán có thể đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh để đáp ứng vơi tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loại cây gỗ lớn như: chò xanh, chò chỉ, đăng...Với diện tích bằng 1/700 diện tích miền Bắc, 1/1500 diện tích lãnh thổ cả nước nhưng hệ thực vật VQG Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi, 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi, 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Những con số đó cho thấy tầm quan trọng của rừng Cúc Phương và bảo tồn Đa dạng sinh học. Song Vườn Quốc gia Cúc Phương còn nổi tiếng ở chỗ tồn tại những cổ thụ khổng lồ, như cây chò chỉ ( Parashorea chinensis ) sống trên 1000 năm tuổi, có phần thân dưới cành tới 70m, đường kính ngang ngực 2,4m ; cây chò xanh ( Terminalia myriocarpa Heurcket Muell ) thân cao 45m, chu vi gốc 25m ; cây Vù hương (Cinnamomum balansae) cao 48m, đường kính 2,5m v.v…Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. 2.1.3.2 Động vật Hệ thực vật phong phú đa dạng của Cúc Phương tạo điều kiện phát triển của nhiều loài động vật.Cúc Phương có tới 88 loài thú; 308 loài chim trong đó có nhiều loài thuộc nhóm gõ kiến, sáo, quạ, đớp ruồi; 43 loài lưỡng thê; 67 loài bò sát, 65 loài cá ; gần 2.000 loài côn trùng và 12 loài giáp xác . Một số loài động vật được ghi vào sách đỏ mà thế giới không còn , chỉ có ở Cúc Phương như: cá diếc hang, sóc bụng đỏ,culi lùn , tê tê …Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai vàng, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay… là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp, lạ, và đến nay đã xác định được 280 loài bướm , 7 loài trong số đó là các loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998. Riêng một số loài không xương sống cũng rất đặc sắc như bướm kê ly ma (hình chiếc lá khô), bọ ngựa (hình lá xanh) hay bọ que (hình chiếc que củi khô…Cúc phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe doạ cực kì nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc Thêm vào đó, loài báo hoa mai là loài bị đe doạ ở mức quốc gia cũng mới được ghi nhận gần đây . Cúc Phương có trung tâm bảo tồn loài linh trưởng lớn nhất Đông Nam Á về quy mô, kỹ thuật và tổ chức. Ở đây nuôi 15 loài linh trưởng nằm trong sách Đỏ thế giới, trong đó có 4 loài đặc hữu là voọc mông trắng, voọc đầu trắng, voọc Hà Tĩnh và voọc ngũ sắc.Ngoài ra nơi đây còn có 17 loại rùa, trong đó có hai loài rùa nằm trong danh sách các loài động vật sắp nguy cấp của thế giới là Rùa Núi Vàng và Rùa Núi Viền. Tổ chức Bảo tồn Chim quốc tế tại Việt Nam (BirdLife) vừa hoàn thiện danh sách các khu xem chim tại Việt Nam, trong đó xác định Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương (Ninh Bình) là 1 trong 15 khu xem chim thuận tiện nhất nước ta. 2.1.4 Đặc điểm về kinh tế xã hội 2.1.4.1.Dân cư: Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách có thể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với những ngôi nhà truyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm. Ban Quản lý Vườn Cúc Phương cũng đang mở rộng mô hình làng Khanh ra các bản làng khác để hình thành tuyến du lịch sinh thái bản làng.Du khách cũng có thể nghỉ đêm trong những ngôi nhà nhỏ hai phòng nằm nép dưới bóng cây ở vùng đệm của rừng. Khi vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập, có khoảng 500 người sống trong các xóm thuộc vùng lõi của vườn quốc gia này. Trong giai đoạn di dời đầu tiên, kết thúc vào cuối năm 1990, 6 xóm với 650 người đã được chuyển đến định cư ở vùng bán sơn địa ngoài cửa vườn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Số dân này cũng đang được lên kế hoạch để di dời. Khoảng trên 62000 dân sống ở vùng đệm của vườn quốc gia, rất nhiều người trong số họ có cuộc sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên bên trong vườn .Cúc Phương là một trong 2 xã miền núi của huyện Nho Quan.Trung tâm vườn có 9 bản trong đó địa phận tỉnh Thanh Hoá 2 bản, Hoà Bình 1 bản , Ninh Bình 6 bản. Số bản trên đất Ninh Bình đều nằm gần đường ô tô từ cửa rừng đến trung tâm. Đó là bản Mạc, bản Đang, bản Mền, bản Đồng Cơn, bản Đăng và sâu nhất là bản Bống. Tập quán sinh hoạt cụ thể : Người Mường Cúc Phương ở nhà sàn làm bằng gỗ, vách thường làm bằng nứa, giữa thờ thần rừng và gia tiên, gian giữa có một cửa sổ nhìn ra hướng cổng. Ngày lễ Tết hoặc cúng giỗ tổ tiên, cổng được quét vôi treo vào đó cái rổ, thúng hoặc nồi hỏng.Về tôn giáo, người Mường Cúc Phương có hai tôn giáo chính, đó là đạo Phật và đạo Thiên chúa.Trong bản có già bản là người cao tuổi có uy tín, có hiểu biết. Trong bản còn có một nhân vật quan trọng là thầy mo, việc chính là cúng ma . Thầy mo có chút hiểu biết về các loại lá cây rừng để chữa các bệnh thông thường. Người Mường không có chữ viết riêng, tiếng nói không riêng nhưng có một số từ vực có dùng cả tiếng Kinh, những từ vực ấy khi phát âm có lái đi một chút. Người Mường có tập tục “Quyền ún “ (ún là em ) nghĩa là quyền của người nhỏ nhất trong nhà không kể trai hay gái thể hiện lĩnh vực bán đổi các tài sản trong nhà. Người Mường Cúc Phương trước ngày di dời khỏi trung tâm rừng, phương thức canh tác là làm nương rẫy, trồng ngô, lúa, sắn, chặt cây làm nương rẫy, tháng 9 thu hoạch lúa ngô. Văn hoá ẩm thực Cúc Phương được biết đến với rượu cần và cơm lam. Trong tập tục cưới hỏi,thách cưới to nhỏ phụ thuộc vào vị trí xã hội, quan hệ của nhà gái 2.1.4.2. Cơ sở hạ tầng Sau 7 năm ( từ 1999-2005 ) thực hiện Chương trình 135, huyện Nho Quan đã xây dựng và đưa vào sử dụng 11km đường liên xã nối liền vườn quốc gia Cúc Phương với quốc lộ 45 ; cứng hóa một số đường giao thông liên thôn bản và đường đi nội bộ trong các thôn bản ; xây dựng được 2 trạm xá kiên cố, xây dựng hoàn chỉnh 2 hệ thống cấp nước phục vụ nước sinh hoạt cho ở bản Bãi Cả ( xã Cúc Phương ).Huyện Nho Quan đã xây dựng đường điện lưới quốc gia, xây dựng trạm tiếp sóng truyền hình, cung cấp kịp thời thông tin thời sự trong nước và quốc tế phục vụ bà con dân bản. Cũng trong Chương trình 135, huyện Nho Quan còn được hỗ trợ giống, phân bón và chuyển 65 ha đất lâm nghiệp sang trồng mía, dứa... Khoảng 320 hộ dân với 643 nhân khẩu, 332 lao động trong vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương đã đươc di dời đến nơi ở mới ổn định và thuận lợi hơn cho làm ăn, sinh hoạt. Theo dự kiến đường xuyên Việt sẽ được mở trên cơ sở của tỉnh lộ 437 qua Vườn quốc gia Cúc Phương với đoạn dài 8km, chia Vườn thành 2 phần: phần phía Tây khoảng 1.500ha - phía Đông 20.700 ha. 2.1.5. Thực trạng về hoạt động bảo tồn, khai thác, tham quan du lịch. 2.1.5.1. Thực trạng hoạt động bảo tồn, khai thác Đa dạng sinh học là một đặc trưng nổi bật của VQG Cúc Phương. Các giá trị kinh tế của HST tự nhiên Cúc Phương có thể phân chia thành: giá trị khai thác trực tiếp(chẳng hạn làm thức ăn, lấy sợi, dược liệu…); giá trị không khai thác trực tiếp ( giải trí); giá trị gián tiếp (điều hoà khí hậu, bảo vệ lưu vực, chất lượng đất); các giá trị phi sử dụng( thẩm mỹ, tinh thần, văn hoá). Từ xưa, con người đã biết khai thác các tài nguyên sẵn có của rừng Cúc Phương để thoả mãn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở…. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào việc trao đổi mua bán các sản phẩm thiên nhiên thông qua các hoạt động săn bắt, hái lượm. Giá trị kinh tế của hoạt động này không cao lại làm mất đi tính đa dạng sinh học của rừng Cúc Phương. Ngày nay, các giá trị kinh tế của VQG Cúc Phương mang lại không chỉ là thông qua việc khai thác trực tiếp mà dần chuyển sang các hoạt động khác có hiệu quả kinh tế hơn. Nổi bật là hoạt động du lịch sinh thái ( DLST). DLST được định nghĩa khác nhau giữa các quốc gia nhưng tóm lại nó là hoạt động mang tính giáo dục cao, góp phần bảo tồn và cải thiện đời sống của người dân địa phương khu vực đến tham quan. Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST 9-1999 tại Hà Nội đã đưa ra định nghĩa về DLST : “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp của nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Các nhà kinh doanh hướng tới DLST phải tuân thủ những nguyên tắc, yêu cầu mang tính đạo đức và trách nhiệm cao với mục tiêu chính là: gìn giữ và bảo tồn các đặc tính tự nhiên của HST bao gồm các loài động thực vật trong đó, các giá trị văn hoá, phong tục tập quán truyền thống của những người dân địa phương sinh ra và cùng tồn tại với HST đó. Giá trị kinh tế từ hoạt động này mang lại không nhỏ. Một trong những công thức tính đến hiệu quả kinh tế mà du lịch nói chung và DLST nói riêng mang lại là hiệu quả số nhân trong kinh tế( multiplier effect). Ví dụ khách du lịch mua một tấm thổ cẩm do người dân địa phương dệt nên, hoạt động này mang lại thu nhập cho người dệt thổ cẩm nhưng kéo theo đó người trồng dâu nuôi tằm, người nhuộm thổ cẩm cũng có thu nhập từ việc bán được tấm thổ cẩm đó.Cũng từ phân tích mô hình số nhân, DLST đã mang lại những hiệu quả kinh tế như:Làm tăng nguồn ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch; làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ; góp phần phát triển các ngành kinh tế khác phát triển theo; mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương. Tại VQG Cúc Phương dự án GEF/SGP đang được triển khai thành công. Đây là chương trình tài trợ các dự án nhỏ về quản lý bền vững rừng nhiệt đới( SGP PTF) của môi trường toàn cầu (GEF) với nội dung hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo ở miền núi quản lý rừng đồng thời đấu tranh chống nghèo đói ở địa phương, ngoài ra dự án còn đảm bảo kết hợp với bảo vệ môi trường. Hiện tại VQG Cúc Phương đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh một làng du lịch ở bản Mường( chính là bản Khanh Vôi có đồng bào Mường sinh sống ở đó lâu đời) phía Tây theo mô hình mẫu: Nông nghiệp, làng nghề truyền thống và du lịch. Trong làng có đường ôtô, có thuỷ điện nhỏ, có vườn cây ăn quả và có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được khôi phục với những đêm lễ hội cồng chiêng, uống rượu cần, múa hát cùng với các đoàn du khách. Cũng từ mô hình sống này, người dân trong làng đã có thu nhập cao hơn hẳn, đời sống tinh thần được nâng lên và họ đã tự giác bỏ các hoạt động xâm hại đến rừng như trước đây. Với thành công này, VQG Cúc Phương đang tiến hành nhân rộng ra một số làng thuộc vùng đệm. 2.1.5.2.Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (1994-2004). Điều kiện để VQG Cúc Phương trở thành một điểm du lịch phát triển: VQG Cúc Phương nằm sát đồng bằng Bắc Bộ nhất là nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như: Tam Cốc- Bích Động, Cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn …rất tiện cho khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.Sự đa dạng về hệ động thực vật của rừng trên núi đá vôi kiểu Karst với đặc trưng là cây chò ngàn năm, loài voọc mông trắng…trong đó có nhiều loài mà trên thế giới không còn và đặc biệt là vườn rất nhiều loài hoa lan cho hoa rất đẹp. Một đặc điểm của Cúc Phương thu hút khách du lịch đặc biệt là DLST đó là nó còn ít chịu sụ tác động của con người. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình khoảng 27,4C phù hợp cho du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ra còn nhiều di tích lịch sử có từ hàng nghìn năm như Động người xưa, động trăng khuyết, ….nơi đây lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ mà các nơi khác ít có được. ngày nay VQG Cúc Phương lại là nơi cư trú của người Mường với những nét văn hóa đặc trưng, lễ hội và phong tục đặc trưng. Chính những nét văn hóa bản địa còn thô sơ đã hấp dẫn khách du lịch. Du khách đến đây có thể được tham quan nhà sàn hay thú vị hơn là có thể thuê trang phục của người bản địa. Khách du lịch đến đây không chỉ được nghe giới thiệu chi tiết về cảnh quan, hệ sinh thái động, thực vật đặc sắc của khu rừng, mà còn được thưởng thức nhiều hình thức giải trí phong phú khác. Khách đến nghỉ được nếm các món ăn đặc sản, được sống trong không khí lửa trại vui nhộn. Đặc biệt, vườn quốc gia còn kết hợp phát triển du lịch cộng đồng, đưa khách đến xem những điệu múa, hát, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng của người dân bản Mường. Thiên nhiên đã ban tặng cho Cúc Phương những giá trị cả về vật chất và tinh thần hiếm có, là điều kiện thuận lợi cho Cúc Phương trở thành một điểm du lịch lý tưởng. Hoạt động du lịch: Hiện nay, nhu cầu du lịch đặc biệt là DLST tăng cao. Đây là loại hình du lịch không chỉ mang lại cho du khách sự sảng khoái, thoải mái khi được hít thở không khí trong lành và khám phá những điều bí ẩn bên trong mà đặc biệt hơn nó giúp du khách có thêm kiến thức về bảo vệ môi trường và ĐDSH. DLST khác với các loại hình du lịch khác cũng bởi nó mang tính giáo dục cao. Vì vậy mà chi phí của một chuyến DLST cũng cao hơn so với các loại du lịch đại trà khác.Có nhiều giá tour khác nhau để đến Cúc Phương, sau đây là giá tour riêng tham quan Cúc Phương trong một ngày: Bảng 2.1.Giá tour tham quan Cúc Phương trong một ngày Số lượng 1 2 3 4 6-8trở lên GiáUSD/ khách 97 62 47 39 32 Nguồn:Vườn quốc gia Cúc Phương Mức giá bao gồm: - Xe ô tô điều hoà, đời mới đưa đón trong chương trình. - Ăn trưa. - Phí tham quan suốt hành trình. - Lái xe, hướng dẫn viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Mức giá không bao gồm: Bảo hiểm du lịch, nước uống, điện thoại, tips cho HDV và các dịch vụ cá nhân khác. Cúc Phương là một trong những địa điểm DLST hấp dẫn bởi những điều kiện sẵn có ở trên. Nó đã thu hút nhiều công ty du lịch kí hợp đồng các tour du lịch.Theo thống kê năm 2004, lượng khách du lịch đến VQG Cúc Phương vào khoảng 51000 lượt người.Tuy nhiên con số này vẫn tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo.Khách du lịch đến đây với nhiều mục đích khác nhau , như đi du lịch, nghiên cứu khoa học, hội thảo.... *Tuyến, điểm tham quan khu cổng vườn gồm: Vườn thực vật: 1 điểm tốt cho việc dạo bộ, đặc biệt vào sáng sớm, hoặc chiều tối( 3km, 1,5 -2 giờ: Yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng). Chòi quan sát: Một tuyến leo núi ngắn, cảnh quan đẹp(300m, 0,5-1 giờ, mức độ vừa phải, không bắt buộc có hướng dẫn viên đi cùng). Cắm trại và ngủ đêm trong rừng: là tuyến du lịch mạo hiểm bắt buộc phải có hướng dẫn viên của VQG và người dân bản địa đi cùng. Tuyến bao gồm các chương trình xem động vật hoang dã ban đêm( Thời gian 2-3 ngày, tuyến khó đi , tối đa 5 người). Động người xưa: Một trong những điểm cư trú của người tiền sử, địa điểm đa dạng về hệ dơi ( 300m,0,5-1 giờ, yêu cầu có ánh sáng khi tham quan). Tuyến cây đăng cổ thụ: tuyến đi bộ trong rừng già, vượt qua nhiều dốc đá. Xem bộ xương hoá thạch và có thể nhìn động vật hoang dã ( 8km,3-4 giờ, yêu cầu có hướng dẫn viên của VQG đi cùng). Các trung tâm: Mở cửa đón khách thường xuyên bao gồm: Trung tâm du khách, trung tâm cứu hộ linh trưởng, trung tâm bảo tồn rùa. Các tuyến du lịch chuyên đề: được tổ chức tại văn phòng du lịch và tổ chức theo yêu cầu. *Tuyến điểm tham quan khu trung tâm: Động Sơn Cung, Cây chò ngàn năm: tuyến dễ thực hiện, mang đèn pin.(7 km, 2-3 giờ, du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG). Cây sấu cổ thụ: tuyến bằng phẳng, một địa điểm tốt để xem chim( 6 km cả đi và về, 1,5-2 giờ , du khách có thể tự đi hoặc đi cùng hướng dẫn viên của VQG). *Bản Mường: 15 km đi bộ xuyên qua rừng già và 1 đêm nghỉ lại tại nhà sàn truyền thống ( thời gian 2-3 ngày, yêu cầu có hướng dẫn viên đi cùng). Đây là tuyến tìm hiểu văn hoá và sinh hoạt của đồng bào Mường, đặc biệt nếu bạn đến đây vào dịp lễ hội bạn sẽ được thưởng thức những bản âm hưởng cồng chiêng du dương.Ngoài ra còn một số tuyến du lịch khác nữa. Ông Đào Văn Khương, Giám đốc VQG Cúc Phương, cho biết khoảng năm năm trở lại đây lượng khách đến Cúc Phương ngày một tăng, bình quân một năm đón khoảng 40.000-50.000 lượt khách, trong đó khoảng 5 % là khách nước ngoài, 70% người Việt Nam là sinh viên, học sinh đến nghiên cứu học tập. Riêng 6 tháng đầu năm 2001, lượng khách đến Cúc Phương là 32.000 lượt người. Doanh thu từ du lịch của vườn hàng năm lên tới 1,7 tỷ đồng. So với các rừng quốc gia khác thì Cúc Phương lại tỏ ra khá thành công trong việc khai thác lợi thế của mình. Từng đoàn du khách vẫn nối đuôi nhau đến thăm rừng nhất là vào những dịp cuối tuần. Năm 2003 VQG đã đón 52000 lượt khách , trong đó khách quốc tế chiếm gần 10% , và chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2004 có 51000 lượt người đến đây thăm quan. CHƯƠNG III: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN TẠI VQG CÚC PHƯƠNG Như đã phân tích trong chương I, cả hai phương pháp ITCM và ZTCM đều có những ưu nhược điểm của nó.Phương pháp chi phí du hành cá nhân ITCM sẽ tính số lần đến của một cá nhân trong khoảng thời gian nhất định, còn phương pháp chi phí du hành theo vùng ZTCM sẽ dựa vào số người đến từ một vùng trong khoảng thời gian nhất định.Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể đối với VQG Cúc Phương thì việc áp dụng phương pháp ZTCM thì phù hợp hơn, vì: - VQG Cúc Phương nằm khá xa so với trung tâm, việc từng cá nhân thường xuyên đi tới đây để du lịch trong một khoảng thời gian ( một năm) thường rất khó.Mặt khác người dân Việt Nam không có thói quen đi du lịch thường xuyên, trung bình 1 đến 2 lần trong năm, và rất ít khi quay trở lại chỗ đã đi. - Phương pháp ZTCM được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới, vì phương pháp này đơn giản, không tốn kém. Với những nguyên nhân trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi đã áp dụng phương pháp ZTCM. 3.1.Thông tin và việc sử lý thông tin. Thông tin thu thập phục vụ cho nghiên cứu bao gồm hai dạng chính: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. * Thông tin thứ cấp Bao gồm những thông tin về VQG Cúc Phương như cơ sở hạ tầng, lượng khách, vé vào cửa, đặc điểm tự nhiên, điểm vui chơi giải trí…, đặc điểm kinh tế xã hội xung quanh khu vực nghiên cứu.Những thông tin này được lấy từ các nguồn : www.gso.gov.vn, www.vqgcucphuong.com.vn Ngoài ra một số thông tin về dân cư khu vực quanh VQG được thu thập từ ủy ban nhân dân huyện Nho Quan * Thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu thập từ bảng hỏi đã được thiết kế.Việc tiến hành hỏi trực tiếp du khách tại vườn quốc gia cũng như thông qua một số kênh khác như thông qua các trung tâm du lịch lữ hành, nơi tổ chức các tour tham quan VQG Cúc Phương, thông qua việc gửi bảng hỏi qua mail… 3.1.1.Thiết kế bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế, xây dựng để thu thập thông tin về chi phí du lịch của du khách tới VQG Cúc Phương, về vùng xuất phát của du khách.Từ đó có cơ sở để xây dựng hàm cầu về du lịch, là cơ sỏ để đưa ra những tính toán sau này.Bên cạnh đó, bảng hỏi cũng cung cấp thông tin về WTP của du khách.Bảng hỏi có 4 nội dung chính: 1.Thông tin cá nhân của du khách: tên, tuổi, giới tính, nơi ở hiện tại.Những thông tin này giúp cho kết quả điều tra có tính chính xác cao hơn 2.Thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội của du khách: nghề nghiệp hiện tại, thu nhập trung bình hàng tháng, điều kiện kinh tế, nhu cầu giải trí, nhu cầu về môi trường… 3 Thông tin về chi phí du lịch Trong bảng hỏi của TCM thì chi phí du lịch là thông tin rất quan trọng.Các câu hỏi về chi phí du lịch được thiết kế bao gồm những thông tin về chi phí giao thông, bởi vì vườn quốc gia này cũng nằm xa so với những điểm giao thông công cộng.Phương tiện giao thông chính đến đây là ô tô và xe máy.Rất khó để xác định được chi phí du lịch nếu yếu tố về thời gian không được xem xét cẩn thận.Chi phí cơ hội của khách du lịch đến nghỉ dưỡng thì khác với chi phí cơ hội của những người đến nghiên cứu, hay phục vụ cho công việc.Ngoài ra còn có một số câu hỏi liên quan đến các chi phí như: vé vào cổng, chi phí ăn uống, mua quà lưu niệm.. 4.Thông tin về WTP Các câu hỏi được thiết kế để thu thập thông tin về WTP, mức sẵn lòng đóng góp để khôi phục, bảo tồn, duy trì giá trị cảnh quan tại VQG Cúc Phương.Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất. 3.1.2. Điều tra lấy mẫu Trong phân tích thống kê mẫu phải đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy nhất định.Trước khi tiến hành đi điều tra, do đã xác định trước rằng chỉ điều tra những du khách trên 18 tuổi, là người Việt Nam, không điều tra trẻ em dưới 18 tuổi, và không điều tra du khách nước ngoài.Bởi vì chúng ta cần có một số liệu đầy đủ và chi tiết về chi phí đi du lịch của du khách bao gồm cả chi phí nhìn thấy được và chi phí ẩn.Trẻ em dưới 18 tuổi khi đi du lịch sẽ là những em học sinh được nhà trường tổ chức đi tham quan, số tiền chi phí cho chuyến đi là do bố mẹ các em chu cấp. Việc không điều tra du khách nước ngoài vì phụ thuộc vào việc phân chia vùng đến và việc tính tỷ lệ số khách trên 1000 dân.Nếu đưa du khách nước ngoài vào mô hình thì rất khó để phân tích. Tổng số phiếu điều tra là 67 phiếu, trong đó không có phiếu nào bị sai, bị loại bỏ.Tất cả các phiếu đều đáp ứng được yêu cầu đề ra 3.1.3.Xử lý số liệu Sau khi đã thu thập được số liệu, chúng ta tiến hành phân tích, tổng hợp số liệu dựa vào các phần mềm Excel để xây dựng hàm hồi quy về đường cầu du lịch của du khách 3.2.Đặc điểm mẫu nghiên cứu. 3.2.1.Đặc điểm kinh tế xã hội của du khách tham gia phỏng vấn. Trong số 67 phiếu điều tra thì có 32 du khách là nam và 35 du khách là nữ.Phần lớn du khách đến Cúc Phương để tham quan du lịch, còn lại là đi nghiên cứu khoa học, một số khác thì đi theo tour du lịch đến Ninh Bình, mục đích chính là đi tham quan ở những điểm du lịch khác, không có ý định đến thăm quan Cúc Phương.Chiếm số đông là các bạn sinh viên đi theo đoàn do trường hoặc lớp tổ chức.Chúng ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm kinh tế xã hội của du khách nội địa qua bảng sau. Bảng 3.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách Đặc điểm Tần số Phần trăm Giới tính Nam 32 47,76% Nữ 35 52,24% Tổng 67 100% Độ tuổi <20 0 0% 20-30 45 67,16% 31-40 12 17,91% 41-60 10 14,93% Tổng 67 100% Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng 12 17,91% Công nhân 5 7,46% Công việc chuyên môn cao 18 26,86% Nông dân 0 0% Học sinh/ sinh viên 27 40,30% Làm việc bán thời gian 5 7,46% Tổng 67 100% Mức thu nhập ( VNĐ/người/tháng) < 1 32 47,76% 1 - 2 10 14,93% 2 - 3 8 11,94% 3 - 4 9 13,43% > 4 8 11,94% Tổng 67 100% Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả 3.2.2.Đặc điểm tham quan du lịch của du khách Phần lớn du khách tới VQG là đi theo nhóm từ 10 người trở lên.Trong bảng hỏi, tôi có thu thập được số liệu về thông tin này như sau: Bảng 3.2.Số lượng khách trong một nhóm Lượng khách trong một nhóm Tổng số Phần trăm 1-4 4 5,97% 5-10 13 19,40% 10 – 20 người 25 37,31% > 20 người 25 37,31% Nguồn: Từ kết quả phân tích của tác giả Như chúng ta đã biết, đến với VQG Cúc Phương, có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí mà du khách có thể tham gia: leo núi, xem chim, tham quan một số hang động, đi bộ qua các lối mòn….Tuy nhiên, mục đích của du khách khi đến đây không chỉ là đi du lịch mà còn có rất nhiều mục đích khác nữa như nghiên cứu khoa học, nằm trong tour du lịch tham quan Ninh Bình…Theo các số liệu điều tra được thì phần lớn du khách tới Cúc Phương để đi tham quan du lịch, đến Cúc Phương đa số họ đều tham gia vào các hoạt động du lịch tại đây như đã kể trên.Chúng ta có thể nhìn vào bảng phân tích sau để thấy mục đích của du khách khi đến VQG Cúc Phương Bảng 3.3. Mục đích đi du lịch của du khách Mục đích đi du lịch Tổng số Phần trăm Đi du lịch 45 67,16% Nghiên cứu khoa học 13 19,40% Lựa chọn khác 9 13,42% Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Biểu đồ 3.1.Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phần trăm mục đích du lịch của du khách khi tới VQG Cúc Phương Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Như vậy rõ ràng Cúc Phương với lợi thế của mình đã có sức hút lớn du khách tới tham quan.Theo tìm hiểu sẽ có những điểm tham quan chính như sau: Động người xưa, bản mường, đỉnh mây bạc, cây sấu cổ thụ, cây chò ngàn năm, hồ Yên Quang- động Phò Mã Giang, hang Con moong, vườn thực vật, trung tâm du khách, cây Đăng cổ thụ, trung tâm cứu hộ linh trưởng.Bên cạnh đó, Ban quản lý rừng quốc gia Cúc Phương cũng thiết kế tuyến tham quan với thời gian khác nhau, 1 ngày 1 đêm, 2 ngày một đêm, 3 ngày 2 đêm… Tuy nhiên, có những du khách tỏ ra rất hài lòng về VQG Cúc Phương từ vấn đề cơ sở vật chất, vấn đề dịch vụ, vé vào cửa, đến vấn đề cảnh quan, môi trường.Bên cạnh đó còn có những du khách không hài lòng về một số vấn đề tại VQG ví dụ như dịch vụ hạ tầng, tiếp đón khách, cơ sở vật chất kém, điện nước không đáp ứng được yêu cầu của khách…Một điểm rất đáng chú ý rằng, trong số 67 người được hỏi thì tất cả mọi người đểu rất hài lòng về chất lượng môi trường tại Cúc Phương, chiếm con số ấn tượng 100% : cảnh quan, động vật, thực vật, khí hậu, cây xanh Bảng 3.4.Những vấn đề làm du khách không hài lòng Những điểm làm du khách không hài long Lựa chọn Phần trăm Cơ sở hạ tầng 23 34,33% Chất lượng môi trường 0 0% Dịch vụ kém 25 37,31% Lựa chọn khác 19 28,36% Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Theo bảng trên, ta có thể nhận xét rằng vấn đề dịch vụ và vấn đề cơ sở hạ tầng ở VQG Cúc Phương cần phải khắc phục, cải tạo hệ thống, xây dựng thêm những dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Số ngày khách muốn lưu trú lại ở VQG thường chỉ là một ngày, rất ít người ở lại qua đêm tại đấy.Lý do chính như sau, đa số khách đến Cúc Phương là học sinh/ sinh viên những người mà quỹ thời gian cũng như kinh phí không được nhiều.Do đó họ thường chỉ đi tham quan trong một ngày, từ sáng đến chiều.Lượng khách còn lại ở qua đêm thì chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là những người đi thực địa, đi nghiên cứu khoa học, tìm hiểu về sinh vật, động vật.Một lý do nữa là ở Ninh Bình không chỉ có vườn quốc gia Cúc Phương là điểm tham quan chính, ngoài Cúc Phương ra còn có những điểm du lịch nổi tiếng khác như Tam Cốc – Bích Động, Nhà thờ đá.Vì thế du khách thường đi tham quan một tour, không thể dành hết thời gian để tham quan Cúc Phương. Một đặc điểm nữa cần phải xem xét khi phân tích đặc điểm về du khách đó là mức sẵn lòng chi trả WTP.Trong phạm vi luận văn của mình, tôi đưa ra mức sẵn lòng chi trả của du khách ở các mức: 10.000đ, 30.000đ, 50.000đ, 100.000đ.Như đã nói ở trên, tất cả các du khách khi được hỏi về đánh giá của họ về môi trường cảnh quan tại VQG Cúc Phương đều cho rằng chất lượng môi trường ỏ đây là tốt.Tuy nhiên việc họ đánh giá chất lượng môi trường và việc họ sẵn sàng bỏ tiền ra để thành lập quỹ bảo vệ môi trường ở VQG là khách nhau.Bởi vì: * Hiểu biết của người được hỏi về WTP là không rõ ràng, họ sợ rằng khi đóng góp xây dựng quỹ đó thi vấn đề quản lý để sử dụng đồng tiền họ góp vào là rất khó * Thu nhập trung bình của người dân Việt Nam cũng không cao, vì thế chắc chắn mức WTP sẽ nhỏ hơn so với những gì mà họ được hưởng.Tâm lý chung của người được hỏi thì thường trả mức WTP thấp hơn những gì họ thực sự muốn trả Bảng 3.5.Bảng về WTP của du khách Số tiền sẵn sàng chi trả( VNĐ) Lựa chọn Phần trăm 10.000đ 22 32,83% 30.000đ 26 38,81% 50.000đ 15 22,39% 100.000đ 4 5,97% Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Ta thấy rằng mức sẵn lòng chi trả mà khách du lịch đưa ra cũng hợp lý với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại.Với mức 10.000đ và mức 30.000đ khách du lịch chấp nhận rất nhiều, chiếm tới hơn 70%.Còn lại mức tiền 50.000đ và 100.000đ đưa ra thì quá cao, chỉ có một số ít chấp nhận mức giá đó.Điều này phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập và nhận thức của người dân. 3.3.Xây dựng hàm cầu du lịch 3.3.1.Vùng xuất phát và tỷ lệ tham quan. Phân vùng xuất phát dựa vào khoảng cách thực tế du khách phải đi để đến được cổng rừng.VQG Cúc Phương nằm ở vì trí thuận tiện cho du khách ở các tỉnh miền bắc và một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh ra thăm.Trong quá trình thiết kế bảng hỏi, tôi đã chia ra làm 4 vùng xuất phát. Bảng 3.6.Đặc điểm của vùng Vùng xuất phát Khoảng cách ( km) Các khu vực, tỉnh thành tương ứng Số khách theo mẫu Tỷ lệ phần trăm( %) 1 0-100 Nằm trong khu vực tỉnh Ninh Bình 5 7,46 2 100-150 Nam Đinh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam, Hòa Bình. 28 41,79 3 150-200 Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng. 20 29,85 4 > 200 Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Ninh 17 25,37 Nguồn: Từ kết quả phân tích của tác giả Để tính được tỷ lệ tham quan của mỗi vùng, ta cần tính được lượng khách trung bình của vùng đó tới VQG Cúc Phương trong khoảng thời gian là một năm.Lượng khách trung bình đó bằng số khách trung bình tới Cúc Phương nhân với tỷ lệ phần trăm số khách của từng vùng qua điều tra mẫu Theo thông tin thu thập được, chỉ riêng trong tháng 8 năm 2004 lượng khách tới VQG Cúc Phương là 51.000 lượt người.Chúng ta sẽ tính được tỷ lệ khách đến tham quan từ bốn vùng như đã phân chia như sau Bảng 3.7: Lượt khách trung bình một năm của mỗi vùng Vùng Tỷ lệ phần trăm (%) Lượt khách trung bình một năm 1 7,46 3804 2 41,79 21313 3 29,85 15224 4 20,89 10654 Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Như đã đề xuất ở trên, ở mỗi vùng tôi chọn ra một số tỉnh thành nằm trong khu vực đó để tính toán số liệu.Vùng 1 chỉ xét riêng tỉnh Ninh Bình với dân số vào khoảng 928,5 nghìn người.Vùng 2 bao gồm các tỉnh Nam Đinh, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Hòa Bình tổng dân số khu vực này là 9212,1 nghìn người.Có thể nói khu vực này là khu vực có mật độ dân số lớn nhất cả nước.Vùng 3 bao gồm một số tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.Tổng dân số của khu vực này vào khoảng 12786,1 nghìn người.Còn khu vực 4 bao gồm những tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Ninh, tổng dân số vào khoảng 9033,9 nghìn người.Từ những số liệu trên, ta sẽ tính được tỷ lệ tham quan của mỗi vùng trong một năm.Số liệu trên được lấy theo số liệu năm 2005 Bảng 3.8.Lượt khách trung bình đến Cúc Phương của 1 vùng, tính trên 1000 dân Vùng Lượng khách đến trong 1 năm Tổng dân số vùng (nghìn người) VR(‰) 1 3804 928,5 4,09 2 21313 9212,1 2,31 3 12939 12786,1 1,19 4 12939 9033,9 1,18 Nguồn: Từ số liệu tính toán của tác giả 3.3.2.Ước tính chi phí du lịch Tổng chi phí du lịch bao gồm ba yếu tố: chi phí về giao thông, chi phí về thời gian và các chi phí khác như : chi phí ăn uống, quà lưu niệm, thuê hướng dẫn viên du lịch,…. - Chi phí về giao thông. Chi phí về giao thông phụ thuộc vào khoảng cách mà khách du lịch phải đi và loại phương tiện giao thông mà du khách đi.Tuyệt đại đa số khách đi đến VQG Cúc Phương bằng ô tô.Ninh Bình nằm ở một vị trí rất thuận tiện về giao thông, nằm cách thủ đô Hà nội 180km, với các phương tiện đường sắt và đường bộ.Tuy nhiên, để đi đến được VQG thì du khách phải đi thêm khoảng 30km từ quốc lộ 1A rẽ vào.Vì thế ô tô và xe máy là những phương tiện thuận lợi nhất khi đi du lịch tại đây. Bảng 3.9.Tỷ lệ sử dụng các phương tiện giao thông của du khách Loại phương tiện giao thông Lựa chọn Phần trăm Xe máy 6 8,96% Xe đạp 5 7,46% Ô tô 52 77,61% Những loại phương tiện khác 4 5,97% Nguồn:Từ số liệu tính toán của tác giả Việc tính chi phí giao thông còn phụ thuộc vào khoảng cách và thời gian đi du lịch của du khách.Nếu du khách ở lại qua đêm thì chi phí về xe máy xe tăng lên.Tuy nhiên hầu hết du khách đi theo đoàn gồm từ trên 15 người, vì thế việc tính giá xe, thuê xe đã được hợp đồng từ trước, và chi phí là không thay đổi.Phân tích số liệu từ bảng hỏi, ta có như sau. Bảng 3.10.Chi phí về giao thông/ 1 người/1 vùng Vùng Khoảng cách phải đi( km) Chi phí về giao thông/ 1 người ( VNĐ) 1 0-100 102333 2 100-150 113400 3 150-200 121250 4 >200 175651 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả Chi phí này được tính bằng cách thống kê các số liệu trong bảng hỏi.Với khoảng cách đi được phân bổ như trên bảng, chúng ta sẽ tính giá trị trung bình cho tất cả các du khách trong cùng một khoảng cách. - Chi phí cơ hội( chi phí về thời gian) Trong việc xác định chi phí, thì chi phí về thời gian là chi phí khó xác định nhất.Không có một công thức chính xác để đánh giá chi phí này.Trong thực tế, việc xác định, ước lượng chi phí này như thế nào tùy vào từng người.Thông thường khách du lịch sẵn sàng dành cả ngày để đi du lịch.Đổi lại họ được hưởng không khí trong lành, được hưởng ngoại cảnh đẹp, tìm hiểu về thiên nhiên.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn chi phí thời gian trong một ngày của du khách là tiền công trung bình một ngày của du khách.Trong số khách được hỏi, thì không có người nông dân, chủ yếu là những bạn học sinh, sinh viên, còn lại là công nhân, nhân viên văn phòng, các công việc chuyên môn cao.Các bạn sinh viên khi được hỏi đều có thu nhập hàng tháng dựa vào công việc làm thêm như gia sư, partime, dịch vụ…, với những mức lương khá cao.Để thuận tiện và sự công bằng nhất, tôi sẽ sử dụng mức lương tối thiểu áp dụng cho các khu vực.Mức lương tối thiểu theo vùng được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước.Theo tổng cục thống kê, bắt đầu từ 1/1/2009 mức lương tối thiểu áp dụng với doanh nghiệp trong nước được tính như sau( không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI) Vùng 1: đối với doanh nghiệp trong nước là 800.000đ/tháng Vùng 2: đối với doanh nghiệp trong nước là 740.000đ/tháng Vùng 3: đối với doanh nghiệp trong nước là 690.000đ/tháng Vùng 4: đối với doanh nghiệp trong nước là 650.000đ/tháng Bảng 3.11. Mức lương tối thiểu/ 1 tháng / 1 vùng Vùng Bao gồm một số tỉnh Mức lương tôi thiểu/tháng Mức lương trung bình một ngày/ người ( vnđ) 1 Ninh Bình 740.000đ 24.667 2 Nam Đinh, Thanh Hóa, Thái Bình, Bắc Ninh 740.000đ 24.667 3 Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh 800.000đ 26.667 4 Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An 690.000đ 23.000 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009 - Các chi phí khác Ngoài chi phí về giao thông, chi phí cơ hội, thì du khách còn phải trả thêm một số chi phí khác.Đầu tiên là vé vào cửa, với quy định của Ban quản lý VQG Cúc Phương thì giá vé vào cửa được tính như sau + Học sinh/ sinh viên : 8.000đ + Đối tượng khác : 10.000đ Giá thuê hướng dẫn viên du lịch là 50.000đ/ ngày/đoàn Bảng 3.12. Giá phòng nghỉ tại VQG Cúc Phương Loại phòng Tiện nghi Số lượng - giá phòng Khu cổng vườn Khu trung tâm SL Giá SL Giá I Khép kín, điều hòa, nóng lạnh,ti vi, 2 giường 4 200.000 4 200.000 Khép kín, điểu hòa, nóng lạnh, ti vi, có 2 giường 1 200.000 0 0 II Khép kín, điều hòa, ti vì, nóng lạnh, 2 giường 8 150.000 0 0 Khép kín, quạt, ti vi , nóng lạnh, 2 giường 9 120.000 0 0 III Quạt, nóng lạnh, công trình phụ chung, 2 giường 6 70.000 0 0 Công trình phụ chung, 2 giường 0 0 7 70.000 Quạt, nóng lạnh, 4 giường 6 120.000 0 0 IV Nhà sàn tập thể, có chiếu, chăn, màn( 50 người) 2 300.000 0 0 Phòng tập thể, chiều chăn, màn ( 25 người) 4 140.000 0 0 Phòng có 3 giường, ga đệm, cấp IV 4 60.000 0 0 Phòng 4 giường, chăn, màn 0 0 6 80.000 Nguồn: Vườn quốc gia Cúc Phương Mức ăn bình dân : 10 – 20 nghìn đồng / xuất Mức ăn trung bình từ 30 – 50 nghìn đồng/ xuất Qua bảng hỏi, tôi rút ra kết luận rằng Đối với những du khách ở vùng 1, thuộc khu vực Ninh Bình thì những chi phí này ít.Bởi vì họ chỉ đi du lịch trong ngày, đồ uống và thức ăn họ tự mang từ nhà đi.Đối với họ thì đó là những chuyến đi picnic cùng gia đình và bạn bè.Xuất phát từ sáng, đi bằng ô tô hoặc xe máy, chiều đi về.Vì vậy họ không ở lại qua đêm do đó chi phí để ăn uống và thuê phòng giảm đi rất nhiều.Ngược lại, những du khách ở khu vực khác, khu vực 3, 4 thì những chi phí này thường khá cao.Do họ phải đi chuyến đi dài, vì vậy việc chuyển bị những nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đầy đủ hơn.Trong số đó có những du khách sẽ ở lại qua đêm tại Cúc Phương.Khi đó chi phí về đồ ăn, nơi nghỉ ngơi sẽ tăng lên.Đa số mọi du khách khi được hỏi đều sẵn sàng bỏ tiền ra để mua quà lưu niệm cho người thân và bạn bè, kỷ niệm Cúc Phương.Rõ ràng những du khách ở gần thì những chi phí này không cao.Còn những du khách ở xa thì chi phí này cao hơn.Qua phân tích bảng hỏi, bằng cách lấy giá trị trung bình cho từng vùng ta có số liệu cụ thể sau Bảng 3.13. Các chi phí khác Chi phí khác( VNĐ/người) 1 67200 2 79450 3 102300 4 109756 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả 3.3.3 Tổng chi phí du lịch Trong nghiên cứu này tổng chi phí bao gồm ba bộ phận: chi phí giao thông, chi phí về thời gian và các chi phí khác.Tổng chi phí sẽ được thể hiện trong bảng .Tổng chi phí sẽ là tổng của ba yếu tố trên tính cho một người trong một chuyến đi tới Cúc Phương.Chúng ta cần chú ý rằng, số liệu thu thập chỉ tập trung hỏi khách du lịch trong khuôn khổ tham quan Cúc Phương thôi.Trong số những khách du lịch, có những người chỉ tiện đường ghé thăm, có những người không chỉ đi tham quan Cúc Phương mà nằm trong tour du lịch đi một số địa danh khác của tỉnh Ninh Bình Bảng 3.1.4.Tổng chi phí của mỗi vùng Vùng Chi phí về giao thông/1 người ( VNĐ) Chi phí thời gian/1 người ( VNĐ) Chi phí khác/1 người ( VNĐ) Tổng chi phí/1 người ( VNĐ) 1 102303 24.667 67200 194200 2 113400 24.667 79450 217517 3 121250 26.667 102300 250727 4 175651 23.000 109756 308047 Nguồn: từ kết quả tính toán của tác giả Bảng biểu 3.2:Tổng chi phí của mỗi vùng Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Ta có thể đưa ra một số nhận xét sau. - Đối với vùng 1, tổng chi phí của một du khách là thấp nhất. - Đối với vùng 3, tổng chi phí là cao.Nếu ta so sánh với vùng 4 thì thấy vùng 3 tổng chi phí vẫn cao hơn.Lý do ở đây là chi phí về ăn uống, quà lưu niệm, nghỉ ngơi của du khách vùng 3 cao hơn rất nhiều.Lý do đưa ra là họ đến từ những thành phố lớn, trung tâm của cả nước, mức tiêu dùng cao hơn so với các vùng khác. - Tổng chi phí của mỗi vùng phụ thuộc vào ba yếu tố trên, trong đó chi phí về giao thông và chi phí cơ hội ( chi phí về thời gian) là không biến động nhiều.Tổng chi phí biến động do các chi phí khác phát sinh. 3.3.4.Hàm cầu Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến thăm của du khách trong một vùng VR và chi phí đi du lịch TC là một đường thẳng.Sử dụng VR như một biến độc lập và TC như một biến phụ thuộc.Phân tích cho rằng, hồi quy dạng tuyến tính có độ tin cậy cao hơn dạng hồi quy logarits thứ cấp.Ta chọn hàm cầu du lịch là: VRi = a + b.TCi Trong đó: VRi : tỷ lệ số lần tham quan của vùng i trên 1000 dân/ 1 năm TCi : tổng chi phí đi du lịch của 1 người trong vùng i Bảng 3.1.5.Giá trị VR và TC Vùng VR TC 1 4,09 194200 2 2,31 217517 3 1,19 250217 4 1,18 308407 Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Dùng phương pháp hồi quy bằng Regression Analysis trong Excel ta có kết quả như sau SUMMARY OUTPUT Regression Statistics Multiple R 0.831451 R Square 0.691311 Adjusted R Square 0.536967 Standard Error 0.933377 Observations 4 ANOVA df SS MS F Significance F Regression 1 3.902089 3.902089 4.479017 0.168549 Residual 2 1.742386 0.871193 Total 3 5.644475 Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95.0% Upper 95.0% Intercept 7.777951 2.680112 2.902099 0.101055 -3.75364 19.30954 -3.75364 19.30954 X Variable 1 -2.3E-05 1.09E-05 -2.11637 0.168549 -7E-05 2.38E-05 -7E-05 2.38E-05 Từ kết quả phân tích hồi quy, ta thấy rằng R2 = 0.69 và giá trị P-value = 0.1 Điều này cho thấy rằng kết quả hồi quy tương đối phù hợp.Ta xây dựng đường hồi quy như sau VR TC VR = 7.7 + (- 0.000023)TC 7.7 334782 Hình 3.1.Đường hồi quy hàm cầu du lịch của vùng Nguồn: Từ kết quả tính toán của tác giả Phần diện tích tam giác ở dưới là tổng lợi ích mà một cá nhân nhận được khi đi du lịch tại VQG Cúc Phương. Diện tích dưới đường cầu = 1/2 * 334782 * 7.7 = 1.289.910 ( đ ) Như vậy lợi ích một cá nhân nhận được khi đi du lịch ở Cúc Phương tính ra bằng tiền là 1.289.910 (đ).Để tính được giá trị cảnh quan của VQG thì tương đương với lợi ích mà tất cả các du khách từ bốn vùng đến.Tổng lợi ích mỗi vùng = số lượt khách trung bình tới Cúc Phương /1 năm * lợi ích của một cá nhân.Đây chính là lợi ích mà du khách nội địa được hưởng thụ Bảng 3.16.Tổng lợi ích thu được Vùng Lượt khách đến/1năm Lợi ích 1 3805 4.908.107.550 2 21313 27.491.851.830 3 15224 19.637.589.840 4 10654 13.742.701.140 Tổng 51000 65.785.410.000 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Như vậy, chỉ tính riêng với khách nội địa cho thấy giá trị cảnh quan của VQG Cúc Phương là rất lớn trên 65 tỷ đồng. * Tóm tắt chương III Chương III tập trung vào dựng hàm cầu về du lịch cho du khách.Từ hàm cầu đó, ta tính ra được lợi ích mà du khách thu được ( tính bằng tiền ) khi đi du lịch ở VQG Cúc Phương.Đây chính là giá trị về cảnh quan mà rừng quốc gia Cúc Phương có được.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số vấn đề khó khăn và thiếu xót + Đặc điểm chung của công việc điều tra xã hội học là cần có nguồn lực về con người lớn.Trong quá trình thực hiện công việc điều tra, số lượng khách du lịch được điều tra không nhiều, chỉ 67 khách.Điều này được giải thích như sau.Do VQG Cúc Phương nằm khá xa so với thủ đô Hà Nội nên công việc tiến hành điều tra tại cổng vào của VQG là rất khó.Cùng với một số bạn bè, tôi điều tra được 45 phiếu tại cổng.Số còn lại tôi thông qua những người đã từng đi VQG Cúc Phương trong năm trước.Vì thế độ chính xác trong những câu trả lời là không cao. +Nội dung trong bảng hỏi còn chưa bao quát hết những thông tin cần thiết.Những mức giá đưa ra còn thiếu hợp lý. + Trong việc tính chi phí cơ hội, tôi lựa chọn chi phí trung bình của du khách là một ngày lương, theo mức lương tối thiếu được áp dụng cho từng khu vực.Kết quả thu được cũng không có độ chính xác cao. + Kết quả thu được chỉ mang tính chất tham khảo hơn là có tính xác thực.Vì ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác chi phối. KẾT LUẬN Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường dựa vào ZTCM là phương pháp đơn giản, dễ tiến hành và chi phí không tốn kém.Bằng chứng rằng ở rất nhiều các quốc gia đang phát triển, phương pháp ZTCM được áp dụng rất phổ biến. Một trong những vai trò quan trọng nhất của kinh tế môi trường là phải lượng giá được những cái không có giá trên thị trường phải có một giá trị cụ thể, ZTCM có thể đáp ứng được yêu cầu đó.Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi cũng đá áp dụng phương pháp ZTCM vào để đánh giá chất lượng môi trường của rừng quốc gia Cúc Phương.Lý do tôi chọn VQG Cúc phương là: + Với sự đa dạng về sinh học, đa dạng về loài VQG Cúc Phương là nơi lưu giữ, bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm + Việc xác định được giá trị chất lượng môi trường VQG Cúc Phương, mặc dù không được chính xác cũng có ý nghĩa lớn.Nhắc nhở mọi người hãy quan tâm, bảo vệ VQG.Việc bảo vệ ấy không chỉ có giá trị trong hiện tại mà cả trong tương lai. Quá trình thực hiện ZTCM cũng cho tôi nhiều kinh nghiệm trong việc lập bảng hỏi, tiếp cận du khách và tổng hợp, phân tích số liệu.Từ kinh nghiệm này, tôi có thể áp dụng để thực hiện các dự án khác, các công trình nghiên cứu khác. Trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót, nhầm lẫn.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của người đọc để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình: Kinh tế & Quản lý Môi Trường. NXB Thống kê, 2000 PGS.TS: Nguyễn Thế Chinh. 2. Bài giảng Kinh Tế Môi Trường( Dùng cho chuyên nghành), Hà nội 1998. GS.TS : Đặng Như Toàn.PTS : Nguyễn Thế Chinh.GV: Lê Trọng Hoa 3.Kinh Tế Môi Trường.Barry Field & Naney Olewfler 4.Tạp chí Kinh Tế Môi Trường, Hội Kinh Tế Môi Trường Việt Nam 5.Environmetal Economics: Theory, Application, and Policy. DUANE CHAPMAN ( Comell University ) 6.Economy & Environment Case studies in Vietnam. Edited by: Herminia Francisco and David Glover. 6. Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường.Chương trình kinh tế Đông Nam Á ( EEPSEA) Đại học kinh tế TPHCM. 7.Trang Web của rừng quốc gia Cúc Phương: www.vqgcucphuong.com.vn 8.Trang Web sở du lịch Ninh Bình 9.Trang Web tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21937.doc
Tài liệu liên quan