Chuyên đề Bảo hộ lao động tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 (Km14 - Quốc lộ 1A - Thanh Trì - Hà Nội)

Công tác bảo hộ lao động là công tác quần chúng. Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động. Bảo hộ lao động là quyền lợi của mọi người lao động cũng như là nghĩa vụ của từng người lao động. Bởi vì nếu các điều kiện để sản xuất an toàn đã được đảm bảo nhưng người lao động thiếu ý thức chấp hành, làm bừa, làm ẩu thì cũng có thể xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải phổ biến kiến thức, phải giáo dục vận động mọi người tự chấp hành nghiêm chỉnh và cũng nhắc nhở, giám sát người khác thực hiện, phải tổ chức cho người lao động được tham gia ý kiến rộng rãi và thường xuyên về các vấn đề cải thiện máy móc, thiết bị, phương pháp làm việc và điều kiện làm việc.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bảo hộ lao động tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 (Km14 - Quốc lộ 1A - Thanh Trì - Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp Xây dựng và trang trí trên nhôm, Đội Xây lắp và chế tạo Kết cấu thép số 1, Đội Xây dựng số 2, Đội kinh doanh vật tư thiết bị... iv. mặt bằng nhà xưởng: Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 nằm trên khu đất rộng 46.200 m2. Trong đó: Diện tích xây dựng nhà xưởng là 4.942 m2, diện tích nhà kho là 864 m2, đường bê tông công nghiệp 323 m2, nhà hành chính 120 m2, sân bê tông 2.044 m2, hồ nước rộng 5.760 m2. Toàn bộ mặt bằng trong các xí nghiệp, xưởng được bê tông hoá dày 20cm. Trong khuôn viên Công ty tất cả những khoảng đất trống xung quanh nhà xưởng đều được trồng cây xanh và vườn hoa để cải thiện môi trường đảm bảo “ xanh - sạch - đẹp”. Trong khuôn viên Công ty được đầu tư xây dựng sân quần vợt, sân bóng chuyền và một số sân cầu lông trị giá 100 triệu đồng để phục vụ CBCNV- lao động hoạt động thể thao, rèn luyện sức khoẻ sau giờ làm việc. Công ty có nhà ăn ca khang trang, sạch sẽ để phục vụ cán bộ, công nhân viên (CBCNV). Thường xuyên đôn đốc (có thưởng phạt) việc quy hoạch sắp xếp hợp lý, gọn gàng mặt bằng sản xuất nhà xưởng; chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp. Hệ thống đèn chiếu sáng nhà xưởng, đèn chiếu sáng cục bộ cho từng vị trí làm việc, từng máy công cụ được quan tâm đảm bảo đủ ánh sáng cho công nhân làm việc. Công ty đầu tư xây dựng lại hệ thống thoát nước (cống rãnh, mương tiêu chảy) trị giá 200 triệu đồng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động và môi trường Khu tập thể của CBCNV - lao động Công ty. v. trang thiết bị, dây truyền công nghệ và quy trình sản xuất của công ty coma 7: V.1. Những máy móc, thiết bị chủ yếu của công ty COMA 7: Các máy móc, thiết bị của công ty được trang bị chủ yếu là do Liên Xô cũ giúp đỡ, sản xuất trước năm 70. Hiện nay các thiết bị này vẫn đang hoạt động, giá trị sử dụng vẫn còn 50-60%. Ngoài ra công ty cũng trang bị thêm các thiết bị hiện đại như cầu trục 5 tấn., máy cắt plasma, máy hàn TIG, thiết bị dây truyền sơn sản phẩm v.v... Trang thiết bị chính của công ty như sau: - Máy công cụ: 25 máy tiện các loại; 14 máy phay, bào, doa các loại; 7 máy khoan các loại; 12 máy mài các loại - Trang thiết bị gia công nóng: Lò nấu thép bằng dòng điện hồ quang, công suất 1,5 tấn/mẻ; lò nấu thép bằng dòng trung tần, công suất 500 kg/nồi; 5 máy làm khuôn bằng khí nén; 2 máy quay sạch vật đúc; 2 máy trộn cát; máy nén khí 2 cái; 2 lò rèn thủ công; 2 lò tôi, ram phản xạ... - Trang thiết bị sản xuất kết cấu thép: 2 máy lốc tôn, 14 máy hàn cắt, 1 máy hàn tự động, v.v... - Ngoài ra công ty còn có các thiết bị khác như dùng để nâng các vật nặng có: 5 cẩu trục 5 tấn, 1 cổng trục 10 tấn và 1 cổng trục 32/5 tấn, các xe chuyên dụng để di chuyển các vật nặng mà không dùng cẩu trục được, v.v... V.2. Mô tả sơ lược về qui trình sản xuất: Nhiệm vụ chính của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 là chế tạo và lắp đặt các thiết bị xây dựng cho các doanh nghiệp, công ty của trung ương, địa phương và các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, công ty còn nhận sửa chữa các phụ tùng và sản xuất vật liệu theo đơn đặt hàng. a) Sản xuất các thiết bị vật liệu xây dựng (VLXD): Các công đoạn chính của quá trình sản xuất thiết bị VLXD như sau: Nguyên liệu được tạo phôi sản phẩm tại các phân xưởng: cơ khí, đúc, rèn. Phân xưởng kết cấu thép, cơ khí sử dụng các phôi rèn, phôi đúc...để gia công thành các chi tiết cơ khí, kết cấu khung bệ của các bộ phận máy móc. Phân xưởng đưa vào lắp ráp hoàn thiện thiết bị. Kiểm tra sản phẩm, sửa chỉnh, làm sạch, sơn thiết bị, xuất xưởng. b) Các nguyên công chính trong qua trình sản xuất thép đúc: Nguyên liệu nấu thép là sắt thép thu gom, gang phế thải, gang thỏi,v.v... được đập nhỏ rồi đưa vào lò nấu hồ quang hoặc lò trung tần nấu chảy thành nước thép lỏng. Sau đó nước thép lỏng được rót vào khuôn đúc để tạo thành sản phẩm. c) Qui trình sản xuất kết cấu thép: Nguyên liệu chính là các loại thép hình, tôn được pha trên các máy cưa đột liên hợp, sau khi cắt được đưa sang uốn, khoan lỗ, đột trên máy uốn máy khoan. Các chi tiết dạng thanh tấm được hàn bằng máy hàn một chiều, máy hàn tự động,... tạo thành các khung giàn kết cấu máy. Khung giàn kết cấu máy được đưa sang phân xưởng lắp ráp để tổ hợp và sơn. chương II những nội dung về kỹ thuật an toàn i. Kỹ thuật an toàn điện tại nơi sản xuất: I.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn về điện: Những tác dụng của dòng điện nên cơ thể con người dù là kích thích hay gây chấn thương thì đều rất nguy hiểm và đáng sợ. Trong lao động sản xuất con người thường xuyên phải dùng các máy móc, thiết bị có sử dụng đến điện. Do vậy, nguy cơ xảy ra tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người lao động lơ là, không cảnh giác, làm việc không cẩn thận để chạm phải dây điện trần hoặc chạm phải các thiết bị bị rò điện ra vỏ,... từ đó có thể xảy ra tai nạn về điện. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn điện trong lao động sản xuất là: Lớp bọc cách điện dây dẫn, các bộ phận mang điện bị hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu cách điện. Việc che chắn, bao che các bộ phận mang điện không được thực hiện theo quy định (ví dụ: thiếu nắp cầu dao, cầu chì v.v...). Vi phạm hành lang an toàn lưới điện, đặc biệt là điện cao thế. Không thực hiện nối đất, nối không bảo vệ hoặc có nhưng không đạt yêu cầu kỹ thuật (dây nối không, nối đất quá lớn). Không thực hiện đúng các quy trình, quy phạm an toàn khi vận hành máy có động cơ điện, khi sửa chữa điện. Người lao động không được hướng dẫn kỹ thuật an toàn điện. Làm vệc khi chưa đủ các điều kiện an toàn, các hư hỏng về điện không được sửa chữa kịp thời. Thiếu các biển báo an toàn điện. Không sử dụng hoặc sử dụng các PTBVCN, dụng cụ cần tay không đạt yêu cầu chất lượng. I.2. Thực trạng an toàn điện tại công ty COMA 7: Nhìn chung, công tác kỹ thuật an toàn điện tại công ty tương đối tốt. Các dây dẫn điện trên không đều được nối đất chống sét có hiệu quả, các cáp ngầm được sử dụng đúng tiêu chuẩn và chôn đúng qui cách. Tại các tủ điện tổng, tủ điện trung tâm ở các tổ, phân xưởng đều có lắp đặt các thiết bị điều khiển, cơ cấu an toàn như: cầu dao, cầu chì, rơle, aptomát v.v... để đóng ngắt và bảo vệ các thiết bị điện khi có sự cố về điện xảy ra. Các thiết bị này được kiểm tra thường xuyên. Riêng đối với công nhân điện và công nhân vận hành máy thường xuyên tiếp xúc với điện, ngoài những kiến thức về an toàn điện mà đã được học như những công nhân khác thì khi cần thiết những công nhân này còn được trang bị các phương tiện bảo vệ như: sào cách điện, bút thử điện, găng tay, ủng cách điện, kìm cách điện, dây an toàn... Để đảm bảo an toàn cho hệ thống chống sét và đảm bảo cho các dây trung tính có điện trở đủ để bảo vệ an toàn cho thiết bị, hàng năm công ty đã mời trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn của bộ xây dựng về kiểm định các thiết bị này. Theo báo cáo kết quả kiểm định năm 2001 về bảo vệ nối dây trung tính (bảo vệ nối không), kết quả kiểm tra 92 thiết bị điện của 3 xí nghiệp (tủ điện, tủ điều khiển, cầu dao, các máy công cụ...) cho thấy công ty đã thực hiện sơ đồ nối không theo TCVN 4756-89 (có danh sách thiết bị kèm theo), các trị số đo đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Để đảm bảo công tác an toàn điện hàng năm công ty tổ chức tập huấn an toàn điện, các biện pháp sơ cứu cấp cứu, để tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc về điện. Các qui tắc an toàn lao động cho thợ điện đều được đưa vào trong chương trình tập huấn. Việc đấu tắt điện trong xí nghiệp tuân thủ các qui phạm an toàn lao động QPVN 13-87 và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756-89. Các cầu dao điện được lắp chắc chắn tại các vị trí thuận lợi đảm bảo cho thao tác của công nhân, phần lớn có lắp đậy hoặc bao che bảo vệ, các đầu dây ra và vào cầu dao đều được bắt bằng đai ốc, không đấu kiểu xoắn đầu dây vào bu lông, dây chảy cầu chì đúng các thông số kỹ thuật. Những nơi có nhiều cầu dao thì được đặt cách nhau đều được ghi rõ tên từng cầu dao cho từng thiết bị tương ứng. Tất cả các máy đều đã được nối đất hoặc nối không, các mối nối dây điện được bọc cách điện đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đã trình bày ở trên, vấn đề an toàn về sử dụng điện tại công ty vẫn còn một số tồn tại sau đây: Tại một số vị trí trong các nhà xưởng, các dây dẫn điện còn nằm loằng ngoằng trên mặt đất. Một số đoạn dây dẫn đã cũ nên vỏ bọc cách điện bằng cao su của chúng đã bị ôxy hoá nên rất giòn làm xuất hiện vết nứt trên bề mặt. Đây là một trong những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho công nhân vì không thể chắc chắn rằng điện không thể truyền qua các vết nứt của lớp vỏ bọc cách điện này. Có một số cầu dao(11 cái), cầu chì (1 cái) không có lắp đậy. Một số thiết bị không có phích cắm mà cắm trực tiếp bằng dây. Biển báo nguy hiểm về điện quá mờ cần phải được thay thế. Tuy đã được học an toàn lao động trước khi vào làm việc, thế nhưng việc tuân thủ các qui tắc an toàn của công nhân đôi khi vẫn còn bị lơ là, chủ quan. Mặc dù chưa có tai nạn về điện đáng tiếc xảy ra tại công ty, nhưng cần phải đề cao và thực hiện nghiêm ngặt các quy định an toàn về điện vì đã có trường hợp công nhân đấu nối điện cao áp mà không đóng cắt điện tổng, do là điện cao thế nên dẫn đến chập điện làm nổ 2 áptômát. May là các thiết bị bảo vệ đã tác động kịp thời cắt nguồn điện, nên tai nạn về điện không xảy ra, thế nhưng thiệt hại về kinh tế là không thể tránh khỏi. I.3. Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện: I.3.1. Các biện pháp tổ chức: - Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ điện: Những người từ 18 tuổi trở lên, đã qua kiểm tra sức khoẻ y tế mới được làm nhiệm vụ điện. Những người này phải có hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu rõ thiết bị, sơ đồ và những bộ phận có khả năng gây ra nguy hiểm, biết và có khả năng ứng dụng các quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật. - Tổ chức làm việc: Khi công nhân làm việc, sửa chữa điện phải có phiếu giao nhiệm vụ. Phải làm 2 phiếu giao nhiệm vụ, một bản lưu lại ở bộ phận giao việc, một bản giao cho tổ công nhân thi hành. Trước khi làm việc người chỉ huy phải hướng dẫn trực tiếp người thi hành về nơi làm việc, nội dung công việc, những chỗ có điện nguy hiểm, chỗ cần nối đất, chỗ cần che chắn v.v...Nếu có chỗ nào chưa hiểu thì người thi hành phải hỏi lại người chỉ huy ngay để được hiểu rõ, sau mới ký vào phiếu giao nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc bắt buộc mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn điện (như cấm uống rượu, bia trước và trong khi làm việc; khi có mưa giông, nước chảy thành dòng thì không được tiến hành bất kỳ công việc gì trên đường dây và trên thiết bị điện ngoài trời v.v...). - Kiểm tra trong thời gian làm việc: Tất cả các công việc cần tiếp xúc với mạng điện, cần trèo cao hoặc trong phòng kín cần có ít nhất hai người. Một người thực hiện công việc, một người theo dõi và kiểm tra. Thông thường người theo dõi là người lãnh đạo công việc. Tuy nhiên khi công việc quá phức tạp, cần có thợ bậc cao tiến hành thì chính người phụ trách đảm nhiệm công việc, còn việc theo dõi thì uỷ nhiệm cho ngưòi khác trong tổ. Trong thời gian làm việc, người theo dõi phải được giải phóng hoàn toàn khỏi công việc khác mà chỉ chuyên trách đảm bảo các nguyên tắc an toàn cho người thao tác (hoặc tổ thao tác). I.3.2. Các biện pháp kỹ thuật:: - Đề phòng tiếp xúc với các bộ phận mang điện: Cách điện là biện pháp an toàn quan trọng để bảo vệ không cho dòng điện rò ra vỏ máy gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cách điện được đặc trưng bởi điện trở cách điện.Trước khi sử dụng thiết bị phải kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, giữa pha và vỏ. Nếu khi kiểm tra thấy điện trở cách điện nhỏ hơn trị số quy định thì tuyệt đối không được đóng điện để sử dụng mà phải sấy hoặc sửa chữa lại. ở những nơi có điện nguy hiểm, để đề phòng người tiếp xúc và điện phải có tấm rào chắn, rào che, biển báo ... - Đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện: Muốn đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện thì phải thực hiện nối đất, nối dây trung tính, nối đất lặp lại để bảo vệ. + Nối đất bảo vệ: Nối đất bảo vệ nhằm bảo vệ an toàn cho người khi chạm phải các thiết bị điên trong trường hợp cách điện của thiết bị đã bị hư hỏng khiến cho vỏ cũng xuất hiện điện áp. + Bảo vệ nối dây trung tính: Trong lưới điện hạn áp ba pha bốn dây có dây trung tính nối đất (lưới 380/220V) bảo vệ nối đất như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi xảy ra chạm vỏ một pha. Vì nếu chỉ nối đất bảo vệ thì khi xảy ra sự cố chạm vỏ một pha dòng điện ngắn mạch không lớn (do điện áp lưới không lớn) nên có thể không làm cháy cầu chì và như vậy tình trạng ngắn mạch chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị điện cũng sẽ tồn tại điện áp kéo dài nên rất nguy hiểm.Vì vậy, để cầu chì và các thiết bị bảo vệ khác tác động kịp thời thì phải tăng trị số dòng điện ngắn mạch bằng cách nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính. Đó là nguyên lý của bảo vệ nối dây trung tính. + Nối đất lặp lại: Dây trung tính không những chỉ được nối đất ở nguồn trung cấp (có trị số điện trở nối đất là 4 ôm) mà còn được nối đất lặp lại tại các nơi khác trong lưới điện. Những chỗ nối đất lặp lại này nhằm mục đích giảm thấp trị số điện áp trên dây trung tính và đề phòng dây trung tính bị đứt. I.4. Cấp cứu khi bị điện giật: Khi bị điện giật nếu kịp thời cứu chữa thì khả năng cứu sống rất cao. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện. Nếu ở gần đó có cầu dao, cầu chì, áptômát hay các bộ phận khác có thể cắt mạch điện liên quan đến người bị nạn thì nên cắt trước. Khi cấp thiết thì có thể dùng búa, rìu cán gỗ ... để chặt đứt dây điện. Nếu không cắt được mạch điện thì người cứu chỉ được nắm vào phần quần áo khô của nạn nhân, đứng trên bục, bàn ghế đảm bảo cách điện, đi ủng, găng tay... để kéo nạn nhân ra khỏi mạng điện. Cũng cần chú ý các biện pháp an toàn cho nạn nhân không bị ngã, rơi từ trên cao xuống. Nạn nhân sau khi đã được kéo ra khỏi mạng điện mà cơ quan hô hấp và tuần hoàn vẫn còn hoạt động, chỉ bị ngất thì cần để nạn nhân ở nơi yên tĩnh và thoáng khí, nới rộng quần áo để hô hấp được dễ dàng, cho ngửi amôniắc nạn nhân sẽ dần dần tỉnh lại. Nếu hô hấp và tim đã ngừng đập thì phải nhanh chóng khôi phục lại bằng hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài nồng ngực...Công việc cứu chữa này làm cho tới khi nạn nhân tự thở được hoặc khi có ý kiến của y bác sĩ mới thôi. Việc cấp cứu người bị điện giật là một công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải cơ động dùng phương pháp cấp cứu nào cho thích hợp, phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để xử trí. ii. Kỹ thuật an toàn cơ khí: Máy móc làm giảm nhẹ sức lao động cho con người, cải thiện điều kiện làm việc, làm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu thiết kế máy không hoàn chỉnh, chế tạo sai quy cách hoặc bảo quản, sử dụng máy móc không tốt thì sẽ dẫn tới bị tai nạn lao động và tai nạn có thể rất nghiêm trọng. Trong công ty có rất nhiều loại máy móc được sử dụng để sản xuất. Vì vậy, kỹ thuật an toàn cơ khí là một lĩnh vực được công ty quan tâm hàng đầu. Công tác an toàn cơ khí tại công ty có những ưu điểm và tồn tại sau: II.1. ưu điểm: Những ưu điểm về việc thực hiện công tác an toàn cơ khí tại công ty bao gồm các ưu điểm chính sau đây: Công nhân đều được trang bị những kiến thức về an toàn cơ khí nói chung và những kiến thức an toàn đối với loại máy mà họ sử dụng. Trước khi được bố trí sử dụng máy để gia công cắt gọt kim loại, công nhân phải qua lớp đào tạo chính thức và sử dụng máy công cụ thành thạo. Khi gia công cắt gọt, công nhân cơ khí được trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ theo chế độ nhà nước qui định. Chỗ làm việc của công nhân được chiếu sáng cục bộ bằng các bóng đèn sợi đốt tròn có điện áp 36V. Các chi tiết gia công đều được kẹp chặt, bảo đảm loại trừ khả năng bắn văng, rơi chi tiết trong quá trình gia công. Phoi dạng bụi tạo ra từ quá trình mài kim loại được xử lý bằng bộ phận tưới nước dẫn bụi. Bậc đứng bằng gỗ của một số loại máy được chế tạo đúng qui cách và phù hợp với tư thế lao động của công nhân. Công nhân tóc dài đều cuốn tóc và đội mũ gọn gàng. II.2. Tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên, việc thực hiện công tác an toàn cơ khí tại công ty vẫn còn một số tồn tại sau: Khi tiến hành gia công cắt gọt kim loại có một số máy quy định không được đeo găng (khi sử dụng máy mài, máy khoan,...), nhưng do ngại bẩn tay hay ngại phải đeo, tháo găng tay nhiều lần nên một số công nhân vẫn đeo găng tay khi tiến hành gia công cắt gọt kim loại. Một số công nhân không đi giày mà vẫn đi dép lê vào phân xưởng làm việc, hút thuốc lá và vứt đầu lọc trên nền nhà xưởng. Một số công nhân không đeo kính bảo hộ lao động trong khi thực hiện những công việc đòi hỏi bắt buộc phải có kính (như mài, khoan, tiện, hàn cắt kim loại,...). Đôi khi vẫn còn nhìn thấy một (có khi vài) công nhân không kẹp, gá chặt vật gia công khiến vật gia công quay tròn (chủ yếu là thấy ở những công nhân khi đứng trên các máy khoan để khoan các vật nhỏ). Trong những năm gần đây, do sự tích cực kiểm tra của ban an toàn trong công ty và sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới an toàn vệ sinh viên nên chưa xuất hiện vụ tai nạn lao động nặng nào tại công ty. Một số vi phạm về thực hiện an toàn cơ khí của một số công nhân tại công ty cần phải được lưu ý để tránh được các tai nạn đáng tiếc xảy ra, tránh tình trạng một người làm ảnh hưởng xấu tới nhiều người. iii. Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực, thiết bị nâng: III.1. Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực: Các thiết bị áp lực mà đang được sử dụng trong công ty bao gồm chủ yếu là các bình chịu áp lực dùng để hàn cắt kim loại, một số máy nén khí phục vụ cho quá trình đúc và khoảng chừng 50 bộ bình khí CO2, bình bọt AB10, MP10, là các phương tiện sử dụng trong công tác phòng chống cháy nổ. Các thiết bị chịu áp lực khi nổ có thể gây ra tai nạn rất nguy hiểm. Sức công phá của các thiết bị có áp suất cao rất lớn, có thể làm sập đổ nhà xưởng, các mảnh văng rất xa cũng gây ra huỷ hoại công tác, gây thương vong cho những người gần đó. Vì vậy, công ty đã hết sức chú ý phòng ngừa sự nổ vỡ các thiết bị chịu áp lực. Công tác bảo đảm an toàn cho thiết bị áp lực trong công ty có những ưu điểm và tồn tại sau: a. ưu điểm: An toàn thiết bị áp lực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty nên sử dụng các thiết bị áp lực trong công ty là điều không thể tránh khỏi, nhưng thiết bị áp lực lại luôn chứa đựng trong nó các nguy cơ cháy nổ. Chính vì vậy mà toàn bộ công nhân vận hành các loại máy móc thiết bị có liên quan đến thiết bị áp lực đều có giấy phép vận hành và được công ty huấn luyện, kiểm tra kỹ lưỡng về trình độ nghiệp vụ và các kiến thức về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ (PCCN). Các thiết bị áp lực trước khi đem vào sử dụng đều được trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn của Bộ Xây dựng, kiểm tra và cấp giấy phép sử dụng. Hàng năm các thiết bị này cũng được cán bộ của tổng công ty về kiểm định phát hiện các hư hỏng để thay thế, đảm bảo an toàn khi sản xuất. Cán bộ an toàn của công ty cũng thường xuyên kiểm tra để phát hiện các biểu hiện mất an toàn để kịp thời xử lý . Trong thời gian gần đây, tại nạn do mất an toàn thiết bị áp lực đã không xảy ra tại công ty. b. Tồn tại: Nhưng trong công ty cũng cần phải lưu ý xem xét một số điểm tồn tại sau: Máy Suk 80 không lắp bao che phía đầu máy. Cần phải thực hiện bao che ngay để đảm bảo an toàn cho chính công nhân vận hành thiết bị này. Các mái che của các chai (Ôxi, axêtylen, cacboníc, gas,...) còn quá bé, không che được ánh nắng xiên. Vì vậy, các chai khí sẽ bị nóng một trong hai đầu khi có ánh nắng xiên. Một số chai khí còn để trên sân bê tông hoặc là có để trên xe chuyên dùng nhưng lại phủ bạt lên. Khi ánh nắng chiếu vào sẽ làm nóng bình, tăng áp suất trong bình, như vậy là mất an toàn. Tình trạng vi phạm về khoảng cách an toàn giữa các chai, các bình chịu áp lực vẫn xảy ra. Để đảm bảo an toàn cho thiết bị và tính mạng cho người lao động làm việc tại công ty, thì việc tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc về an toàn thiết bị áp lực tại công ty phải được đặc biệt quan tâm và phải đặt lên hàng đầu trong công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty. III.2. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng: Thiết bị nâng được sử dụng trong các xí nghiệp để nâng chuyển các vật nặng. Việc sử dụng các thiết bị nâng đã góp phần làm giảm sự nặng nhọc cho những người công nhân trong quá trình sản xuất. Trong các xí nghiệp Đúc và Kinh doanh vật tư thiết bị, xí nghiệp Xây lắp và Kết cấu thép đều sử dụng cẩu trục điện. Cổng trục 32/5 tấn được bố trí ngoài sân, đối diện với xí nghiệp Đúc. Các công nhân vận hành cầu trục đều do giám đốc xí nghiệp quyết định. Các công nhân vận hành cầu trục đều được học tập thao tác thành thạo và đã được huấn luyện kỹ lưỡng các qui tắc an toàn lao động về cầu trục và đã có giấy chứng nhận của công ty. Những người thợ vận hành cẩu trục điện của công ty đều sử dụng đầy đủ các phương tiện BHLĐ được cấp phát trong quá trình làm việc. Những người vận hành cổng trục 32/5 tấn cũng là những người được đào tạo kỹ lưỡng và nắm rất vững các qui tắc an toàn lao động. Các cẩu trục điện đều có còi, riêng cổng trục ngoài có còi thì còn có thêm tín hiệu đèn. Cổng trục này lại được đặt ngoài trời, cho nên nó đã được lắp đặt các thiết bị chống sét đảm bảo an toàn. Lớp sơn của cổng trục này rất mới cho nên bao bọc được phần kim loại bên trong tránh rỉ sét. Chính vì tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc an toàn cho nên tai nạn lao động phát sinh từ các điều kiện mất an toàn của thiết bị nâng và do lỗi thao tác của công nhân hoàn toàn chưa xảy ra trong công ty. Chương III Những nội dung về vệ sinh lao động I. Vi khí hậu nơi sản xuất: Trong thời gian thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho công ty cơ khí xây lắp số 7, Trung tâm khoa học và công nghệ xây dựng công nghiệp và đô thị đã tiến hành khảo sát, đo đạc thực địa và lấy mẫu khảo sát, phân tích chất lượng môi trường không khí trong phạm vi Công ty và khu vực lân cận, bao gồm các thông số vi khí hậu, tiếng ồn, nồng độ bụi và hơi khí độc. Các số liệu đo đạc (vào tháng 6 năm 1998) được thể hiện trong bảng kết quả đo các yếu tố vi khí hậu, tiếng ồn tại công ty: (Bảng 2) Bảng 2: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu tại công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 Stt Vị trí đo Nhiệt độ (0C ) Độ ẩm (%) Vận tốc gió (m/s) Tiếng ồn (dBA) 1 Ngoài sân công ty 29,9 86 1,26 70 2 Phân xưởng kết cấu thép: - Đầu xưởng - Giữa xưởng - Cuối xưởng 30,7 31,1 30,5 82 81 82 0,16 0,15 0,15 88-89 87-88 89-90 3 Phân xưởng cơ khí lắp ráp: - Đầu xưởng - Giữa xưởng - Cuối xưởng 31,1 31,9 31,0 78 77 77 0,18 0,16 0,17 86-89 87-89 86-88 4 Khu lò nhiệt luyện 40 80-82 5 Phân xưởng Đúc: - Đầu xưởng - Giữa xưởng - Cuối xưởng 31,3 31,2 31,2 81 81 81 0,20 0,18 0,21 88 94 85 Bảng 3: Giỏ trị vi khớ hậu cho phộp theo TCVN 5508-1991 Thời gian (mùa) Loại lao động Nhiệt độ không khí (0C) Độ ẩm không khí (%) Tốc độ di chuyểnKK (m/s) Cường độ bức xạ nhiệt (w/m2) Tối đa Tối thiểu Mùa lạnh Nhẹ 20 Dưới hoặc bằng 80 0,2 35- khi tiếp xúc trên 50% diện tích cơ thể con người Trung bình 18 0,4 Nặng 16 0,5 70- khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người Mùa nóng Nhẹ 34 Dưới hoặc bằng 80 1,5 Trung bình 32 100- khi tiếp xúc trên 25% diện tích cơ thể con người Nặng 30 Căn cứ giá trị vi khí hậu cho phép theo TCVN 5508 - 1991 (Bảng 3) ta có các nhận xét sau: Về nhiệt độ: Hầu hết lao động trong các phân xưởng là lao động trung bình, lao động nhẹ nên nhiệt độ đo được tại các vị trí khác nhau nằm trong khoảng 30,5-320C đã đạt yêu cầu, riêng khu lò nhiệt luyện nhiệt độ nên tới 400C thì cầc phải có thông gió cục bộ bằng quạt chống nóng. Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí cao nhất đo được trong các phân xưởng là 82% vẫn có thể chấp nhận được. Vận tốc gió: ngoài sân 1,26 m/s còn trong các phân xưởng mới ở cận 0,2 m/s do đó về mùa nóng cần phải bổ xung thêm quạt chống nóng. ii. Vệ sinh công nghiệp: II.1. Vệ sinh nhà xưởng, quản lý chất thải, nước thải: Bảng 4: Kết quả phân tích nồng độ bụi, khí độc hại trong phân xưởng Đúc: Stt Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu Bụi (mg/m3) ZnO (mg/m3) Cd (mg/m3) Pb (mg/m3) Cu (mg/m3) NO2 (mg/m3) CO (mg/m3) Tiêu chuẩn tạm thời Bộ KH-CNMT-1992 6 5 - 0,01 0,005 5 30 1 Phân xưởng đúc 6,5 - - 0,0002 0,002 0,006 14,4 2 Lò nhiệt luyện 1,1 - - - - 0,010 28,28 3 Khu chuẩn bị khuôn 6,7 - - - - - - Các kết quả cho thấy khu vực phân xưởng đúc có nồng độ bụi vượt quá tiêu chẩn vệ sinh cho phép. Nồng độ các thành phần kim loại nặng rất độc hại cho sức khoẻ của con người (Pb, Cd,...) đều thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Tại xí nghiệp chế tạo kết cấu thép và xây lắp cũng là nơi có nhiều bụi, chủ yếu là bụi kim loại do quá trình mài, tiện... Trong các xí nghiệp đều có tổ vệ sinh quét dọn thường xuyên vì thế mặt sàn thường xuyên sạch sẽ, các phế liệu được thu gom thường xuyên. Chất thải rắn của công ty có thể chia thành 2 loại: rác thải sinh hoạt và các phế thải tạo ra trong quá trình sản xuất. Rác thải sinh hoạt được tập trung vào bãi rác thải của công ty. Rác thải của hoạt động sản xuất bao gồm: mảnh, phoi vụn kim loại tạo ra trong quá trình gia công cơ khí và xỉ than, cát từ khuôn đã nấu. Đối với các mảnh vụn kim loại, tạo ra trong quá trình gia công cơ đều được tập trung sau mỗi ca làm việc, sau đó chuyển sang phân xưởng nấu thép để đưa vào nấu lại nhằm mục đích tái sử dụng. Nước thải sản xuất từ các phân xưởng có mức độ gây ô nhiễm khác nhau tuỳ thuộc vào từng công đoạn của quá trình sản xuất. Hệ thống thoát nước của xí nghiệp là hệ thống thoát nước chung. Xung quanh các khu nhà, các phân xưởng sản xuất đều có hệ thống mương rãnh thoát nước mưa trên mái và xung quanh xưởng. Kết hợp thoát nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt và đều tập trung đưa đến hồ nước trong khuôn viên của công ty. II.2. Điều kiện vệ sinh chăm sóc sức khoẻ cho người lao động: Những yếu tố có hại của môi trường sản xuất như bụi, hơi khí độc, nóng, ẩm, ồn, rung,v.v... sẽ gây ra các tác động xấu đến sức khoẻ của người lao động. Sự tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố có hại này có thể dẫn đến bệnh nghề nghiệp. Hầu hết công nhân trong các công nhân được làm việc trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không phải làm việc trong môi trường có các hơi khí độc. Cá biệt, trong phân xưởng đúc do đặc trưng của công việc nên công nhân làm việc ở trong phân xưởng vẫn phải chịu tác động của các yếu tố có hại (như nóng, bụi, ồn,...) do đó rất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp. iii. Hệ thống cấp thoát nước cho sản xuất: 3.1. Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước cung cấp cho công ty là nước giếng khoan có qua xử lý (lọc nhiều lần). Nước được dẫn từ bể tới nơi sử dụng bằng các đường ống ngầm, theo đối tượng sử dụng chia ra làm hai loại: Nước cấp cho sinh hoạt: phục vụ cho khu vực nhà hành chính và các phòng tắm, rửa, vệ sinh của khu vực sản xuất. Lưu lượng khoảng 20 m3/ngày. Nước phục vụ sản xuất: trong các khâu sơn, đúc và vệ sinh công nghiệp. 3.2. Nước thải: Hệ thống thoát nước của xí nghiệp là hệ thống thoát nước chung. Xung quanh các khu nhà, phân xưởng sản xuất đều có hệ thống mương rãnh thoát nước mưa trên mái và sân nhà, đồng thời kết hợp thoát nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và đều tập trung đưa đến hồ nước trong khuôn viên của công ty. Nhìn chung hệ thống thoát nước mưa của công ty khá hoàn chỉnh và đảm bảo thoát nước tốt. iv. Thông gió và chiếu sáng cho sản xuất: IV.1. Thông gió: Nhà xưởng có hệ thống cửa sổ, cửa mái nên trong phân xưởng thường rất thoáng. Tuy nhiên, về mùa hè do sức nóng hấp từ trên xuống hoặc bức xạ qua tường mà xưởng không thể tránh khỏi có hôm bị nóng bức. Mặt khác trong quá trình lao động không thể tránh được bụi, hơi khí độc phát sinh trong quá trình sản xuất. Vì vậy thông gió chống nóng và chống bụi, hơi khí độc là rất cần thiết. Việc thổi mát cho công nhân hợp lý, không được làm ảnh hưởng đến việc thu bắt của các hệ thống hút bụi và hơi khí độc, đồng thời cũng không được làm phân tán các hơi khí độc, bụi ra khu vực xung quanh. Đối với các nguồn nhiệt cục bộ như các lò đúc, lò nhiệt luyện phải có các biện pháp kết hợp cách li nguồn nhiệt để hạn chế sự lan toả ra môi trường xung quanh. Sử dụng hệ thống thông gió hút thải nguồn nhiệt thừa ra ngoài. Các hệ thống thông gió tự nhiên sẽ được thay bằng thông gió cơ khí để có thể đưa vào hệ thống các thiết bị lọc bụi, đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm nhỏ hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. IV.2. Chiếu sáng: Nhà xưởng có hệ thống cửa sổ, cửa mái nên trong xưởng có đủ ánh sáng để công nhân làm việc. Riêng những công việc đứng máy đòi hỏi chính xác cao thì đã có thêm hệ thống chiếu sáng cục bộ. Trong phân xưởng được bổ xung thêm hệ thống chiếu sáng bằng đèn cao áp kết hợp với đèn sợi đốt để sử dụng khi trời mưa, trời tối và làm ca 3 khi cần thiết. Trung tâm khoa học công nghệ xây dựng công nghiệp và đô thị sau khi tiến hành đo đạc đã kết luận rằng: độ sáng trong các khu vực sản xuất của công ty đã đảm bảo theo tiêu chuẩn Trong khu vực phân xưởng đúc, do bụi của quá trình đúc làm hệ thống chiếu sáng tự nhiên không được đúng theo như tính toán thiết kế. Tuy vậy, nơi công nhân sản xuất mà cần đến ánh sáng để sản xuất một cách chính xác thì công ty bố trí thêm các đèn sáng cục bộ bảo đảm cho thao tác của công nhân không bị ảnh hưởng. v. Kỹ thuật chống ồn rung trong sản xuất: Các nguồn ồn chính của công ty chủ yếu phát sinh trong quá trình gia công cơ khí từ các máy đột dập, máy làm khuôn, máy tiện, máy doa, máy khoan, máy mài v.v... Chính vì thế mà tại các phân xưởng Cơ khí, phân xưởng Đúc, người công nhân phải chịu tiếng ồn cao hơn so với ở các phân xưởng khác. Cá biệt tại một một số vị trí mức ồn có thể lên tới 100 dBA (như đứng gần các máy dập, máy mài, v.v...). Quy định về mức âm cho phép: một ngày nếu làm việc trong 8 giờ thì mức âm không được vượt quá 85 dBA, nếu làm 4 giờ mức âm không được vượt quá 90 dBA, nếu làm 2 giờ mức âm cho phép là 95 dBA, nếu làm 1 giờ mức âm cho phép là 100 dBA, nếu làm 30 phút mức âm cho phép 105 dBA, nếu làm 15 phút mức âm cho phép 110 dBA, và mức cực đại không quá 115 dBA. Thời gian lao động còn lại trong ngày chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA. Theo kết quả đo của Trung tâm khoa học và công nghệ xây dựng công nghiệp và đô thị (đã trình bày ở bảng2) cho thấy tại các phân xưởng(PX) Đúc, PX Cơ khí lắp ráp và PX Kết cấu thép là những phân xưởng có mức ồn cao, vì vậy cần bổ xung nút tai hay bao tai chống ồn cho công nhân và có chế độ khám sức khoẻ định kỳ. Đối với các phân xưởng này Công ty sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng một chương trình bảo vệ chức năng thính giác, kết hợp giữa các phương tiện phòng hộ các nhân (nút tai chống ồn, bao tai chống ồn) chế độ làm việc hợp lý và công tác khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện tình trạng suy giảm thính giác và bệnh điếc nghề nghiệp. vi. Phòng chống cháy nổ (pccn): Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất ổn định, liên tục, công ty thường xuyên dự trữ một lượng nguyên nhiên liệu như xăng, dầu...là những chất có thể gây ra cháy nổ. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu loại này của công ty là tương đối cao. Nguyên nhiên liệu được sắp xếp theo từng loại và được sắp xếp theo từng kho riêng biệt. Khu vực nhà kho cách biệt với khu sản xuất, các nguồn dễ phát tia lửa điện và được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (TCVN 2622 - 88). Công ty có trên 20 bình chữa cháy các loại (CO2, A-B, MF) đều được bố trí trong các phân xưởng, nhà kho. Hàng năm Công ty mời Công an phòng cháy chữa cháy của thành phố về huấn luyện cho lực lượng phòng chống cháy nổ của Công ty và các Xí nghiệp thành viên. Lực lượng phòng cháy chữa cháy của Công ty sau khi được huấn luyện đã nâng cao được nhận thức và luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Công ty đã trang bị đầy đủ các bình cứu hoả theo sơ đồ bố trí, dụng cụ cứu hoả như thang tre, câu liêm, xô đựng nước, v.v.. Hàng năm công ty đều có kế hoạch diễn tập phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ công nhân, bên cạnh đó cũng đề ra các nội qui và các biện pháp xử lý thích đáng đối với những vi phạm các qui định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Việc tuân thủ các nội qui một cách chặt chẽ và thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ nên khả năng xảy ra các sự cố gây cháy nổ trong phạm vi công ty là rất nhỏ. Các phương tiện phòng chống cháy nổ được bố trí theo tiêu chuẩn- qui phạm về phòng cháy chữa cháy TCVN 2622-88 và luôn sẵn sàng để kịp ứng phó. vii. EGONOMI nơi sản xuất (tư thế sản xuất): Do đặc điểm sản xuất, ở một số máy, có thể công nhân phải là đứng suốt ca sản xuất ở một tư thế. Cho nên công nhân thường hay mỏi chân, đau lưng nên có thể dẫn tới bị hội chứng thắt lưng - hông, hội chứng dạ dày tá tràng,... Theo kết quả khám sức khoẻ định kỳ tại công ty vào năm 2002, trong công ty đã xuất hiện 11 trường hợp bị hội chứng thắt lưng hông, 41 trường hợp bị bệnh về dạ dày tá tràng, 28 trường hợp bị bệnh về cơ xương khớp,... Để đảm bảo sức khoẻ cho công nhân thì có thể áp dụng các biện pháp sau: không nên chỉ làm việc ở một tư thế mà hãy thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, tăng cường rèn luyện sức khoẻ bằng rèn luyên sthể dục thể thao thường xuyên,... Chương IV Các nội dung thực hiện chính sách bhlđ i. Chế độ quản lý công tác BHLĐ I.1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ: Ngay từ đầu năm Công ty đã thành lập hội đồng BHLĐ Công ty và các ban an toàn lao động các xí nghiệp gồm 10 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Thiện - Phó giám đốc Công ty làm chủ tịch hội đồng BHLĐ, nhiệm vụ của các thành viên đã được phân công rõ ràng. Công ty cũng đã thành lập hội đồng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động gồm 07 đồng chí do đồng chí Nguyễn Văn Thiện làm chủ tịch hội đồng, đã phân lịch cụ thể. Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức huấn luyện cho công nhân học nội qui an toàn lao động, kiểm tra sát hạch tay nghề để giám đốc cấp thẻ an toàn lao động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viênao động đã được thành lập và phát huy được vai trò của mình. I.2. Kế hoạch BHLĐ năm 2003:(bảng 4) Bảng 4: Kế hoạch BHLĐ năm 2003 Stt Công việc Đơn vị Số lượng Đơn giá (ngàn đồng) Thành tiền (ngàn đồng) Phân công thực hiện Thời gian hoàn thành I Các biện pháp về KTAT và PCCN 1 Kiểm tra định kỳ các bình khí nén cái 4 400 1.600 Phòng TCHC+COMA7.1 02/2003 2 Kiểm tra đo lại toàn bộ hệ thống nối đất chống sét, hệ thống nối đất, nối không trong các xí nghiệp. 5.000 5.000 Phòng TCHC+COMA7.2 07/2003 3 Kiểm tra mua thêm bình bọt PCCN 2.000 2.000 Phòng TCHC quí II/2003 Cộng I 8.600 II Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động 1 Kiểm tra đo môi trường làm việc tại công ty 2.000 Phòng Y tế 06/2003 2 Tập huấn công tác môi trường VSCN toàn Cty 4.000 Phòng TCHC quí II/2003 3 Bổ xung hệ thống đèn chiếu sáng trong 5 XN 2.000 Phòng TCHC+COMA7.2 quí IV/2003 4 Bảo dưỡng hệ thống quạt chống nóng cái 50 30 1.500 COMA 7.2 quí II/2003 5 Thay cát cho toàn bộ hệ thống lọc nước bể 2 2.000 4.000 COMA 7.2 quí II/2003 Cộng II 13.500 III Mua sắm PTBVCN bộ 500 60 30.000 Phòng KHKD quí II/2003 Cộng I, II, III 52.100 I.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện BHLĐ: Công ty tiếp tục hoàn thiện giáo trình huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp của từng nghề, đối với số công nhân mới tuyển huấn luyện thêm về phương pháp cấp cứu các tai nạn về điện, say nóng, say nắng, bỏng vôi, bỏng nước, cách băng bó các vết thương và các biện pháp phòng tránh các vi khí hậu xấu trong môi trường làm việc... Thực hiện chủ trương của Chính phủ về tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Công ty đã triển khai đến các đơn vị thành viên bằng các chương trình tuyên truyền, giáo dục mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Hướng dẫn công nhân lao động biết các vị trí sản xuất, làm việc có các nguy cơ gây ra cháy nổ hay gây ra tai nạn lao động để mọi người biết cách phòng tránh, hiểu rõ và biết cách thực hiện. Công ty đã tiến hành huấn luyện an toàn lao động theo kế hoạch, kết thúc kiểm tra kết quả thực hiện tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCNvà chấm điểm vào ngày 30 / 3 / 2003. I.4. Báo cáo chung định kỳ công tác BHLĐ: Hàng năm, tổng công ty tiến hành kiểm tra an toàn lao động đối với công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 vào hai đợt, đợt 1 vào tháng 3 và đợt 2 vào tháng 12. Sau mỗi đợt kiểm tra công tác an toàn lao động, công ty đều tổng kết và thực hiện khai báo theo thông tư số 03/1998/TTLT/ BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. II. Chế độ chính sách BHLĐ: II.1. Trang bị phòng hộ cá nhân: Các phương tiện bảo vệ người lao động trong quá trình sản xuất được Công ty thực hiện nghiêm túc, cấp phát đúng kỳ hạn, đảm bảo chất lượng. Công ty thường xuyên kiểm tra đột xuất, nhắc nhở và lập biên bản những hành vi vi phạm. Riêng những công nhân mới tuyển từ đầu năm tới nay, sau khi được huấn luyện về an toàn lao động đã được cấp phát đầy đủ trang bị BHLĐ trước khi xuống xưởng. Những tổ đội công tác xa được cấp phát ngay BHLĐ tại công trình. Mỗi ngành nghề đều được trang bị BHLĐ theo đặc thù riêng của từng ngành nghề đó. II.2. Chế độ bồi dưỡng độc hại: Năm 2002 vừa qua Công ty tiếp tục thực hiện tốt việc bồi dưỡng hiện vật theo đúng Thông tư số 10/ 1999 TTLT - BLĐ - TBXH ngày 17 tháng 3 năm 1999 theo hai mức: + 2000 đồng / ngày đối với công nhan làm các nghề tiện doa gang làm vệ sinh công nghiệp v.v... Công nhân các nghề khác sang sửa chữa cơ điện ở các xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị khi xí nghiệp đang hoạt động. + 3000 đồng / ngày gồm công nhân phun cát, sơn, rèn, công nhân, cán bộ làm trong xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị, làm vệ sinh khu nhà vệ sinh. Tổng quí I đã bồi dưỡng cho 150 người làm việc trong môi trường độc hại, ca 3 là công nhân làm việc trong xí nghiệp Đúc và kinh doanh vật tư thiết bị, xí nghiệp Cơ khí và cơ điện công trình, xí nghiệp Chế tạo kết cấu thép và xây lắp, xí nghiệp Xây dựng và trang trí trên nhôm với tổng số tiền là 10.500.000 đồng. II.3. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Thời giờ làm việc của công nhân trong công ty là 8 giờ, sáng bắt đầu từ 7 giờ 30 phút, nghỉ ngơi từ 11 giờ 30 cho đến 1giờ chiều lại bắt đầu làm việc và chiều kết thúc vào lúc 5 giờ. Nếu công việc cần thiết mà công nhân phải làm thêm giờ thì các chế độ của công nhân sẽ thực hiện theo đúng như chế độ của nhà nước. II.4. Chế độ đối với lao động nữ: Đối với lao động nữ thì công ty thực hiện các chế độ đối với lao động nữ theo đúng qui định của luật lao động như: 100% phụ nữ có thai được y tế công ty theo dõi khám thai vào các tháng thứ 3, 6, 8 hoặc gửi đến các bệnh viện để cùng phối hợp theo dõi. Phụ nữ có thai được nghỉ trước 1 tháng. Công nhân nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải đi làm ca 3. Mỗi ngày trong giờ làm việc được nghỉ 1 tiếng cho con bú nhưng vẫn được hưởng nguyên lương. Công ty còn tạo điều kiện cho công nhân nữ học thêm văn hoá, nghiệp vụ, sinh hoạt đoàn thể, hội phụ nữ... Mỗi năm công ty còn khám sức khoẻ cho chị em ngoài khám sức khoẻ định kỳ. Chương V Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp I. Tình hình tai nạn lao động Trong năm 2002 và từ đầu năm 2003 cho đến nay tại công ty chỉ xảy ra một số vụ tai nạn lao động nhẹ mà không xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Trong thời gian tới, sau khi công ty tiến hành dự án mở rộng và tự động hoá dây chuyền sản xuất trong xí nghiệp Đúc thì tai nạn lao động sẽ xảy giảm đi, sức khoẻ và tính mạng của công nhân được bảo đảm. Dưới đây là một số vụ tai nạn lao động trong năm 2002: Công nhân Nguyễn Văn Ba, là thợ đúc bậc 4/7, đã học an toàn lao động, đã bị tai nạn lao động vào hồi 7h 30 ngày 8/ 2 / 02. Công nhân Nguyên Văn Ba đang mài trên vật đúc bằng máy mài cầm tay, thì phích cắm điện bị tuột ra khỏi ổ cắm. Anh Ba đặt máy mài xuống nền xưởng nhưng không tắt máy. Công nhân Vũ Bá Nghi cắm lại dây điện đá mài, máy làm việc ngay. Đá quay xuống nền xưởng và va vào chân công nhân Ba làm chảy máu chân trái. Kết luận: Lỗi thuộc về công nhân Ba đã sơ ý không tắt máy. Công ty đã chi phí cho anh Nguyễn Văn Ba 125.000 đồng chi phí thuốc men. Công nhân Trương Văn Thịnh, là công nhân đúc, bậc 5 / 7, bị tai nạn lao động vào 15h ngày 9/6/2002. Tổ sơn dùng xe cải tiến trở thanh dầm cốp pha vòm từ trong xưởng ra bãi để phun cát. Khi tới cuối đường bê tông, xe dốc, thanh dầm trượt khỏi xe, tấm mã gắn trên thanh dầm đập vào tay anh Trịnh gây gãy tay. v.v... Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2002 là không có. Tại công ty chỉ xảy ra các tai nạn lao động nhẹ, mà các tai nạn lao động này lại thường xuyên xảy ra tại xí nghiệp đúc. Do địa hình phân xưởng đúc còn chật hẹp, cho nên đôi khi công nhân phải thao tác trong vùng nguy hiểm mà chính họ cũng vô tình không nhận thấy để tránh các tác động gây nên tai nạn lao động. Xí nghiệp đúc là xí nghiệp có rất nhiều yếu tố nguy hiểm và độc hại, vì vậy giám đốc công ty cũng như hội đồng BHLĐ của công ty đã đưa ra giải pháp cải thiện môi trường lao động của công nhân bằng cách sẽ tiến hành mở rộng và tự động hoá sản xuất của toàn bộ xưởng đúc trong thời gian tới. Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công nhân xí nghiệp Đúc và của toàn thể công ty Cơ khí và Xây lắp số 7. Ii. Tình hình chăm sóc sức khoẻ: Thực hiện bộ luật lao động Nhà nước dã ban hành và chỉ thị 184 / BXD - TCLĐ ngày 22/3/97 của bộ trưởng bộ xây dựng về công tác quản lý sức khoẻ bệnh nghề nghiệp. Được sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị ngày 21/12/02, trung tâm y tế Bộ Xây dựng đã tiến hành khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị. Kết quả như sau: Bảng 5: Phân loại kết quả khám sức khoẻ: Phân loại Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Tổng cộng Nam 40 109 41 11 0 201 Nữ 2 38 30 7 1 78 Tổng 42 (15,1%) 147 (52,7%) 71 (25,4%) 18 (6,4%) 1 (0,4%) 279 (100%) Nhận xét: Số công nhân có sức khoẻ tốt (loại I, II) chiếm 67,8%, số công nhân sức khoẻ trung bình (loại III) chiếm 25,4%, số công nhân sức khoẻ loại yếu chiếm 6,8%. Các trường hợp sức khoẻ loại yếu và có mắc một số bệnh cần lưu ý (có danh sách kèm theo) công ty đã có danh sách gửi lên tuyến trên để có biện pháp kiểm tra điều trị thích hợp đồng thời công ty còn bố trí công việc phù hợp hơn sau khi hồi phục sức khoẻ. Công ty đã tiến hành duy trì công tác kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên hàng năm và quản lý hồ sơ theo đúng qui định. Chăm lo nơi ở và những vấn đê xã hội cho công nhân viên chức (CNVC): Chăm lo nơi ăn chốn ở cho CNVC - lao động để người lao động an tâm công tác, sản xuất là vấn đề rất quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đó, lãnh đạo Công ty đã đề ra chủ trương cho phép CNVC tự cải tạo sửa chữa nhà ở tạo khu tập thể với phương châm nhà nước và nhân dân cùng lo. Trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt những vấn đề sau: Hầu hết các cặp vợ chồng công tác trong Công ty được phân nhà trong khu gia đình. Số anh em trẻ tuổi từ các tỉnh xa về thì được bố trí nhà tập thể thuận lợi trong sinh hoạt. Công ty đã đầu tư xây dựng Nhà văn hoá với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ sinh hoạt tại khu tập thể. Đồng thời cũng là nơi tổ chức hiếu, hỷ để tiết kiệm chi phí cho CNVC - lao động. Tổng số tiền là 150 triệu đồng. Hàng năm vào dịp hè Công đoàn đã phối hợp với Đoàn thanh niên Công ty tổ chức trại hè cho thiếu niên nhi đồng, hướng dẫn các cháu vào hoạt động bổ ích để bố mẹ an tâm làm việc. Trong 7 năm qua Công ty đã khen thưởng 630 lượt các cháu học sinh giỏi, tiên tiến từ cấp I tới cấp III với tổng số tiền 30 triệu. Mặc dù thu nhập của CNVC - lao động trong Công ty còn khiêm tốn song đã nhiệt tình đóng góp quỹ tình nghĩa mỗi người 2000đồng/tháng. Từ ngày thành lập tới nay (từ năm 1995) quỹ đã có số dư 40 triệu đồng, đã cho 400 lượt CBCNVC - lao động vay mỗi người 300.000 đồng (không lấy lãi) trong vòng 6 tháng để chăn nuôi và tăng gia sau đó trả vốn cho quỹ. Quỹ tình nghĩa do Công đoàn quản lý và hàng năm báo cáo trước Đại hội Công nhân viên chức. Đã trợ cấp 10 triệu đồng từ quỹ cho công nhân viên chức có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2002 Công ty đã tổ chức cho 280 công nhân đi nghỉ mát và 100 cán bộ đi tham quan, 12 công nhân bị mắc BNN và sức khoẻ loại IV được đi điều dưỡng ở Sầm Sơn chi phí hết 5 triệu. Những CNVC - lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công ty trợ cấp kịp thời. 7 năm qua đã trợ cấp 490 lượt người với tổng số tiền 80 triệu. Những gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ nhân các ngày lễ, tết đều được quan tâm về vật chất lẫn tinh thần chu đáo. Phần iii: nhận xét và kiến nghị I. Nhận xét chung về công tác Bhlđ tại công ty: Trong giai đoạn khó khăn của ngành cơ khí Việt Nam, công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 đã năng động sáng tạo để đứng vững, phát triển. Các sản phẩm của công ty đã đứng vững trên thị trường, đó là thành công đáng ghi nhận của công ty Cơ khí và Xây lắp số 7. Cán bộ công nhân viên chức có ý thức tốt đối với công tác BHLĐ. Người lao động có ý thức tốt trong việc sử dụng trang bị BHLĐ và chấp hành tốt các nội quy, quy trình, quy phạm ATLĐ-VSLĐ. Mọi ngưòi có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường làm việc, số người bỏ thuốc lá ngày càng nhiều hơn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Hiện nay phần lớn máy móc thiết bị trong công ty đều đã xuống cấp, vì vậy công ty đã có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và có các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. Ii. một số ý kiến đóng góp: Qua ba tháng thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7, tôi thấy Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7 là một đơn vị thực hiện công tác BHLĐ tương đối tốt. Trong những năm gần đây chỉ xảy ra những vụ tai nạn lao động nhẹ, không xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, để công tác BHLĐ phát huy hiệu quả hơn nữa nhằm bảo đảm sản xuất an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau: Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục,vận động mọi người tự chấp hành nghiêm chỉnh và cũng nhắc nhở, giám sát người khác thực hiện. Nâng cao nhận thức cho người lao động trong việc tuân thủ các nội qui AT-VSLĐ, qui trình vận hành máy móc an toàn, nghiêm chỉnh chấp hành việc thực hiện sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình sản xuất. Tránh tình trạng người lao động đã biết nhưng vẫn cố tình vi phạm (như đeo găng tay khi mài, không đeo kính trong quá trình tiện, mài, doa...; không đi giày trong quá trình làm việc hoặc có đi giày với tính chất đối phó là không đưa gót chân vào giày, v.v...). Công ty cần tổ chức cho người lao động được tham gia ý kiến rộng rãi và thường xuyên về các vấn đề cải thiện thiết bị, máy móc, phương pháp làm việc và điều kiện làm việc. Phát tuy tốt vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên, đẩy mạnh phong trào “xanh- sạch - đẹp”, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Tiếp tục duy trì khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân, chăm sóc điều trị cho những người bị tai nạn lao động và có chế độ bồi dưỡng thoả đáng. Công ty nên trang bị quần áo BHLĐ định kỳ là 6 tháng/bộ để người lao động vẫn được mặc quần áo bảo hộ lao động sạch khi giặt bộ bẩn kia. Đối với các nguồn nhiệt cục bộ như các lò đúc, lò nhiệt luyện cần có biện pháp cách ly nguồn nhiệt đồng thời có các thiết bị thông gió để thải nguồn nhiệt ra ngoài. Đối với các nguồn ồn cục bộ không có công nhân thao tác liên tục như máy nén khí, máy quay làm sạch vật đúc, các loại động cơ...biện pháp chống ồn hữu hiệu nhất là cách ly nguồn ồn vào các không gian kín hoặc che chắn bằng các vật liệu cách âm. Thường xuyên thực hiện vệ sinh nhà xưởng, hạn chế thất thoát nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Định kỳ kiểm tra khơi thông hệ thông cống rãnh để tăng cường khả năng thoát nước cho xí nghiệp (đặc biệt vào mùa mưa). Tổ chức hệ thống thông gió cho các khu vực kho để phòng tránh nguy cơ cháy nổ. Thực hiện qui chế không hút thuốc lá trong khu vực sản xuất. Hệ thống điện tại công ty cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các hư hỏng (cầu dao bị mất lắp đậy, cầu chì mất lắp, thiếu phích cắm ở một số máy,...) để sửa chữa kịp thời đảm bảo an toàn cho người lao động. Các xí nghiệp đúc, xí nghiệp Cơ khí, xí nghiệp Kết cấu thép là những xí nghiệp có bụi và độ ồn lớn nên công nhân làm việc trong đó rất dễ bị mắc các bệnh nghề nghiệp (bệnh bụi phổi Silic, viêm đường hô hấp, điếc nghề nghiệp,...). Vì vậy nếu công ty chưa có phương án lớn nào để khắc phục các yếu tố này thì phải trang bị ngay cho công nhân khẩu trang và nút tai để chống bụi, chống ồn. *** Phần iv: kết luận chung Công tác bảo hộ lao động là công tác quần chúng. Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi người tham gia lao động. Bảo hộ lao động là quyền lợi của mọi người lao động cũng như là nghĩa vụ của từng người lao động. Bởi vì nếu các điều kiện để sản xuất an toàn đã được đảm bảo nhưng người lao động thiếu ý thức chấp hành, làm bừa, làm ẩu thì cũng có thể xảy ra tai nạn lao động. Vì vậy, muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải phổ biến kiến thức, phải giáo dục vận động mọi người tự chấp hành nghiêm chỉnh và cũng nhắc nhở, giám sát người khác thực hiện, phải tổ chức cho người lao động được tham gia ý kiến rộng rãi và thường xuyên về các vấn đề cải thiện máy móc, thiết bị, phương pháp làm việc và điều kiện làm việc. Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi các cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ KHKT và người lao động tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn và các biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người, trước hết là người lao động. Tài liệu tham khảo: 1. Các tài liệu chuyên ngành của Khoa BHLĐ - Trường ĐHCĐ. 2. Giáo trình Bảo hộ lao động - Bùi Chởi và Nguyễn Hữu Mão (ĐH Giao thông) 3. Các thông tư, nghị định, quyết định, chỉ thị: Thông tư số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 31/10/1998. Thông tư số 08/TT- BLĐTBXH ngày 11/04/1995. Thông tư số 23/TT- BLĐTBXH ngày 19/09/1995 (Bổ xung) Thông tư số 10/1998/TT- BLĐTBXH ngày 28/05/1998. Thông tư số 03/1998/TTLT- BLĐTBXH- BYT- TLĐLĐVN ngày 26/03/1998. Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ. v.v...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34528.doc
Tài liệu liên quan