Chuyên đề Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực tại công ty TNHH CNP Minh Quân

Trong cơ chế thị trường thì hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy nó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải huy động tối đa và sử dụng mọi nguồn lực hiện có một cách tối ưu nhất để đạt được hiệu quả và lợi nhuận là yếu tố hàng đầu để đánh giá, xem xét một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy mới bước vào kinh doanh chưa được lâu, nhưng công ty đã có những bước tiến đáng kể, không ngừng tăng doanh số hàng bán ra đối với mặt hàng sữa. Lợi nhuận thu về có xu hướng tăng và tốc độ tăng doanh thu hay tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực tại công ty TNHH CNP Minh Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận Thanh Xuân – Hà Nội Từ khi thành lập đến nay Công ty đã không đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu thị trường để tạo được chỗ đứng trên thị trường. Ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Minh Quân: Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ , buôn bán các loại sản phẩm như sữa, bia, bánh kẹo. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân đó là: - Các loại sữa và sản phẩm từ sữa của Vinamilk: sữa chua, sữa tươi, sữa đặc, sữa bột… - Các loại bia: bia Carlsberg, bia Hà Nội, bia Halida, bia Sanmiguel... - Các loại bánh kẹo. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban trong Công ty Minh Quân. Công ty TNHH Công nghệ phẩm Minh Quân thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động thúc đẩy kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty gồm có: Thứ nhất: Ban giám đốc bao gồm: Một giám đốc và một Phó giám đốc. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo việc làm thường xuyên cho nghười lao động trong Công ty. Giám đốc là người sắp xếp điều hành quản lí mọi hoat động của Công ty cơ sở pháp luật, quy chế điều hành của nhà nước. Trợ giúp cho giám đốc gồm: Phó giám đốc là người được giám đốc bổ nhiệm và uỷ quyền đảm nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh về mặt đối ngoại của Công ty như: Ký kết hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng mua bán vật tư tiêu thụ sản phẩm hàng hoá mà Công ty kinh doanh. Kế toán trưởng được giám đốc giao cho quyền đảm trách toàn bộ công tác tài chính kế toán trong công ty và có vị trí như một phó giám đốc. Thứ hai: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập các kế hoạch, thực hiện và quản lí các kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế. Tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu dể xây dựng kế hoạch kinh doanh, lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp cho từng thị trường, lựa chọn tìm kiếm nguồn hàng, phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giữ chữ tín, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thứ 3: Bộ phận tài chính kế toán: Thực hiện các chức năng về chế độ tài chính, kế toán do nhà nước và các cơ quan có chức năng quy định. Xử lí các nghiệp vụ kế toán trong quá trình kinh doanh, quản lí vốn, tham gia xác định giá, quản lí các nguồn thu thuộc phòng kinh doanh và cửa hàng Phản ánh tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn, lập ngân sách và xác định nhu cầu vốn kinh doanh của Công ty, cũng như xây dựng các kế hoạch sử dụng vốn và huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Thứ 4: Bộ phận tổ chức hành chính : Bộ phận hành chính có nhiệm vụ quản lí và tổ chức những nhiệm vụ quản trị của Công ty như xây dựng mô hình tổ chức, xây dựng các kế hoạch về lao động, chế độ lương thưởng. Tham mưu cho giám đốc trong việc xét bậc lương thưởng cho cán bộ công nhân viên của Công ty, sắp xếp bố trí lao động, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. Soạn thảo các công văn, quyết định, quy định của Công ty, quản lí hành chính, văn thư lưu trữ, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Thứ 5: Cửa hàng kinh doanh: Cửa hàng số 1: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận Thanh Xuân, Đống Đa, Cầu Giấy. Cửa hàng số 2: Chuyên cung cấp hàng hoá của Công ty cho khu vực Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Hai cửa hàng có chức năng giới thệu sản phẩm, bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoá của Công ty phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng thông qua đó nắm bắt thị hiếu, nhu cầu, mức tiêu dùng của khách hàng. Thứ 6: Bộ phận kho : - Thực hiện chức năng tiếp nhận hàng vào kho tổ chức bảo quản hàng hoá trong kho đảm bảo chất lượng giảm chi phí, hao hụt, mất mát, hư hỏng hàng hoá . - Tổ chức dự trữ hàng hoá để duy trì hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách kip thời, đồng bộ. Sơ đồ tổ chức bộ máy Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kết toán Phòng kinh doanh Giám đốc Phó giám đốc Cửa hàng số 1 Cửa hàng số 2 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 2.1. Mặt hàng kinh doanh Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác. Để có thể tồn tại trên thị trường doanh nghiệp phải không ngừng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng đối với sữa và các sản phẩm từ sữa Minh Quân đã quyết định chọn nhóm mặt hàng sữa Vinamilk là dòng sản phẩm chính trong kênh tiêu thụ của công ty mình. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung vitamin tốt cung cấp cho nhu cầu phát triển của cơ thể con người từ khi trong bụng mẹ cho tới lúc về già. Sữa giúp bổ xung canxi tăng chiều cao cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bồi hoàn nhanh phần sức lực bị tiêu hao trong công việc. Đây là những thông tin đã được y học chứng minh và được các tạp chí về sức khoẻ cũng như các phương tiện đại thông tin đại chúng cung cấp. Vì vậy, đây là dòng sản phẩm mà người tiêu dùng rất am hiểu trong việc lựa chọn tiêu dùng. Nên khi kinh doanh dòng sản phẩm này công ty có một lợi thế là không cần phải giới thiệu nhiều về công dụng của dòng sản phẩm này. Điều quan trọng ở đây là công ty phải lựa chọn sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong thị trường tiêu thụ của mình. Vinamilk là một công ty chuyên sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Vinamilk có các dòng sản phẩm rất phong phú và đa dạng luôn được cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng nên đã được người tiêu dùng trong nước biết đến và tin dùng. Các sản phẩm từ sữa của Vinamilk mà công ty kinh doanh chiếm khoảng 70%, có thời điểm đạt tới 90% doanh số bán ra bao gồm: - Các loại sữa tươi được đóng theo các dạng bao bì khác nhau: dạng bịch fino 200ml, dạng hộp với các kích cỡ: 200ml & 1L. Mỗi dạng bao gói lại có các loại sản phẩm rất đa dạng: sữa tươi có đường, sữa tươi không đường, sữa tươi ít béo,sữa tươi dâu, sữa tươi cam…. Với các mức giá khác nhau dựa trên từng loại sản phẩm và loại bao bì đóng gói là hộp giấy hay bịch fino. - Các loại sữa chua. Cũng giống như các sản phẩm từ sữa tươi chủng loại sản phẩm sữa chua mà công ty kinh doanh cũng rất đa dạng: sữa chua có đường, không đường, ít béo và sữa chua hoa quả đóng theo hộp đạng vỉ với kích cỡ là 110ml, hay dạng hộp với sữa chua uống 110ml. Và cũng tuỳ vào mỗi loại sữa chua mà công ty bán ra với các mức giá khác nhau. - Các loại sữa đặc, sữa đậu nành: sữa đặc ông thọ trắng, ông thọ đỏ, sữa đặc cacao hay sữa ngôi sao phương nam xanh, đỏ và vàng được đóng dưới dạng hộp sắt chống gỉ với kích cỡ 390g/hộp. Hay ở dạng vỉ 25g. Mặt hàng sữa đặc rất phong phú đáp ứng mọi mức độ tiêu dùng từ ít đến nhiều… Sữa đậu nành thường đươc đóng dưới dạng bịch fino 200ml, hộp giấy 1L. Đây là sản phẩm mới của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng. Sữa đậu nành rất mát, bổ lại có công dụng chống ung thu nên cũng là sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay nhất là vào dịp hè. - Nước ép hoa quả cũng có rất nhiều loại: xoài, ổi, đào, táo… được đóng dưới dạng hộp giấy hay dạng chai nhựa với các kích cỡ 200ml cho đến 1L. - Các loại kem: kem dâu, kem khoai môn, kem đậu xanh…. được đóng dưới dạng hộp nhựa 1L và được bán với các mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào loại kem mà khách hàng lựa chọn. Kem chính là sản phẩm tiêu dùng theo mùa, vào dịp hè kem được tiêu thụ rất mạnh. Tuy các loại sản phẩm về sữa của công ty Vinamilk rất đa dạng nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Đặc biệt là đối với dòng sản phẩm sữa Cô Gái Hà Lan hiện nay cũng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Rất nhiều người đánh giá rằng chất lượng sữa Cô Gái Hà Lan thơm ngon hơn hẳn so với sữa của Vinamilk. Nhưng do giá thành rẻ hơn nên sữa Vinamilk vẫn được đa số khách hàng lựa chọn tiêu dùng. Nhưng do nằm trong kênh phân phối Horeca nên công ty không được kinh doanh thêm bất kỳ một loại sản phẩm về sữa nào khác ngoài các sản phẩm sữa của Vinamilk. Ngoài các nhóm sản phẩm từ sữa của công ty Vinamilk công ty còn kinh doanh thêm cả một số mặt hàng về đồ uống có cồn và có ga khác như bia, rượu, nước ngọt… Nhưng chủ yếu là các loại bia được công ty đẩy mạnh tiêu thụ hơn cả .Bởi loại sản phẩm này ngày càng được tiêu dùng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam do nó có tính giải khát rất cao lại được nam giới ưa chuộng như một loại đồ uống có cồn nhẹ. Các loại bia được công ty kinh doanh được đóng gói dưới dạng chai hoặc lon. Bao gồm: Bia Halida, bia Calsberg, bia Hà Nội, bia Heiniken, bia Tiger, bia Sanmiguel… Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm một số mặt hàng khác nhưng chiếm tỉ trong không nhiều trong tổng số mặt hàng kinh doanh chỉ khoảng 3 - 7%: các loại bánh kẹo, mỳ ăn liền… Dưới đây là bảng tổng hợp tỷ trọng các mặt hàng kinh doanh tại Minh Quân từ năm 2002 - 2005 Biểu 1: Tỷ trọng các mặt hàng của Công ty trong giai đoạn 2002 - 2005. Mặt hàng Năm 2002 2003 2004 2005 Sản phẩm sữa Sản phẩm bia Sản phẩm bánh kẹo Sản phẩm khác (Nguồn: phòng kinh doanh) 2.2. Nguồn hàng kinh doanh Như được giới thiệu ở trên, mặt hàng mà công ty kinh doanh là các loại sản phẩm từ sữa của công ty Vinamilk là chính do đó nguồn hàng lớn nhất của công ty cũng chính là nguồn hàng từ công ty Vinamilk. Là một doanh nghiệp thương mại chuyên cung cấp hàng hoá bán buôn và bán lẻ trên thị trường Hà nội, cho nên hàng hoá kinh doanh tại công ty phải có một nguồn hàng ổn định, lâu dài. Nguồn hàng đó không chỉ ổn định về số lượng, về chất lượng mà phải ổn định cả thị trường tiêu thụ. Vinamilk đã được Minh Quân lựa chọn bởi nó đã đáp ứng được tất cả các điều kiện trên, phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Là một công ty đã được thị trường trong nước thừa nhận về thương hiệu về giá cả và về cả chất lượng sản phẩm. Vinamilk ngày càng khẳng định hơn vị thế của mình trên thị trường sữa Việt Nam cũng như trên thị trường tài chính về sự phát triển của mình bằng sự gia nhập thị trường chứng khoán năm 2005. Đây là điều kiện thuận lợi để Minh Quân có thể tận dụng làm lợi thế cho hoạt động kinh doanh của mình. Kinh doanh dòng sản phẩm đã được khẳng định về thương hiệu là một tấm bằng tốt nhất đảm bảo cho tên tuổi cũng như uy tín của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, để đạt được lợi thế đó không phải là dễ mà công ty đã phải trải qua một quá trình phấn đấu không ngừng: nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo chất lượng và số lượng hàng hoá bán ra một cách tốt nhất. Chất lượng dịch vụ tốt, lượng hàng bán ra lớn nên công ty đã được Vinamilk chọn vào kênh tiêu thụ Horeca. Đây chính là lợi thế mà không phải bất kỳ công ty nào cũng có được. Công ty đại diện cho Vinamilk như một đại lý tiêu thụ đặc biệt. Dó đó, hàng hoá nhập từ Vinamilk được ưu đãi về giá nhập, số lượng hàng hoá nhập hơn các đại lý khác. Các chương trình khuyến mãi thường xuyên được áp dụng tại công ty với số lượng hàng khuyến mãi lớn…. Với hình thức bán buôn là chính nên lượng hàng được tiêu thụ tại công ty tương đối lớn vì vậy việc xác định lượng hàng nhập, thời gian nhập luôn được công ty chú trong để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt là trong dịp hè này, nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm về sữa: sữa tươi, sữa chua sẽ tăng lên. Do đó, đối với các mặt hàng này công ty đã chú trọng tăng lượng hàng nhập về, đồng thời giảm bớt một số mặt hàng khác tiêu thụ kém vào mùa hè như bia lon, bánh kẹo hay mỳ ăn liền…, tránh lãng phí diện tích kho hàng, vốn kinh doanh cho những mặt hàng tiêu thụ chậm. Ngoài nguồn hàng chính trên công ty còn có một số nguồn hàng khác về bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát và mỳ ăn liền. Tuy số lượng hàng nhập về đối với các nhóm sản phẩm trên tại công ty không lớn nhưng cũng góp phần tăng doanh thu không nhỏ trong công ty. Việc đảm bảo nguồn hàng đối với công ty cũng không kém phần quan trọng. Cùng với việc tạo lập kênh tiêu thụ đối với các sản phẩm sữa, công ty cũng có một lượng khách hàng ổn định với những mặt hàng trên. Do đó, công ty vẫn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 2.3. Khách hàng Kênh tiêu thụ Horeca đối với các sản phẩm về sữa đã tạo cho công ty có một điều kiên thuận lợi là có một lượng khách hàng tương đối ổn định. Bởi lẽ đây là kênh tiêu thụ đặc biệt mà Vinamilk dành cho Minh Quân. Với kênh tiêu thụ đó, công ty tránh được việc cạnh tranh khách hàng với các đại lý nhỏ lẻ có kinh doanh cùng các mặt hàng của Vinamilk. Đối thủ cạnh tranh duy nhất đối với Minh Quân trong kinh doanh các sản phẩm của công ty Vinamilk chính là kênh phân phối truyền thống của nó. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng hàng bán ra là điều kiện tiên quyết trong cạnh tranh đối với nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, công ty Vinamilk chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm về sữa, trong khi đó Minh Quân còn cung cấp thêm một số mặt hàng khác: bánh kẹo, rượu bia nên đôi khi nó lại chính là lợi thế trong cạnh tranh với kênh phân phối truyền thống của Vimamilk. Bởi lẽ, nếu khách hàng muốn tiêu dùng nhiều loại mặt hàng lấy từ các địa chỉ cung cấp khác nhau sẽ dẫn tới việc tăng giá do mỗi nơi đều phải tính cước vận chuyển. Nếu chỉ tính một lần cước vận chuyển sẽ giảm đi được ít nhất là một lần cước. Nhưng để giữ được khách hàng thì chất lượng dịch vụ vẫn là điều kiện tiên quyết tạo nên lợi thế cho Minh Quân trong cạnh tranh. Nếu chỉ nói đến các dòng sản phẩm sữa của Vinamilk, Minh Quân rất có lợi thế trên thị trường. Nhưng với nền kinh tế hội nhập hiện nay thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm sữa đa dạng của các công ty khác nhau như: Cô Gái Hà Lan, Elovi…mà đặc biệt là các sản phẩm sữa từ Cô Gái Hà Lan, thị phần của Vinamilk đã bị giảm xuống rất nhiều nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Minh Quân. Trên đây là nhóm khách hàng tiêu thụ dòng sản phẩm chính là sữa của công ty Vinamilk. Còn đối với các sản phẩm khác như: bánh kẹo, rượu bia… kênh tiêu thụ của công ty lại không phải là kênh tiêu thụ độc quyền. Công ty phải cạnh tranh với tất cả các công ty hay đại lý khác có sản xuất, cung cấp các mặt hàng này. Việc giữ lượng khách hàng truyền thống gia tăng khách hàng mới cũng hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược giá cả, chất lượng dịch vụ tại công ty. Khách hàng của công ty khá đa dạng và phong phú: cá nhân, tập thể, tổ chức hay là các đại lý. Nhưng chủ yếu là nhóm khách hàng trong kênh tiêu thụ ăn ngay là các khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, quán cà phê…trên toàn bộ thị trường Hà Nội. Nói chung các khách hàng của Công ty hiện nay đều là những khách hàng có quan hệ vững chắc và lâu dài với công ty. Trong số khách hàng này có cả khách hàng trung gian và khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng dù là khách hàng trung gian hay người tiêu dùng cuối cùng thì những khách hàng này đến với Công ty qua các hình thức sau: Khách hàng quen biết qua các thương vụ buôn bán các mặt hàng của công ty. Khách hàng được giới thiệu qua các đại lý. Khách hàng mà công ty tìm đến thông qua sự gặp gỡ ở các cuộc hội chợ. Khách hàng tự tìm đến công ty qua quảng cáo. Hiện nay Công ty đang phát huy mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên để giữ các khách hàng này mặt khác tích cực tìm kiếm thêm bạn hàng mới. 2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật Kinh doanh trong kênh tiêu thụ bán buôn là chính nên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn chưa được chú trọng đầu tư. Hệ thống văn phòng làm việc và cửa hàng kinh doanh đều được thuê theo hợp đồng ngắn hạn từ 1 - 3 năm. Do đó, ngoài một số máy tính thiết bị văn phòng phục vụ cho quản lý kinh doanh: máy tính, bàn, ghế… công ty còn trang bị thêm 1 hệ thống kho lạnh nhằm bảo quản sữa. Như phần trước đã nói đến, mặt hàng chính mà công ty đang kinh doanh chủ yếu là sữa. Đây là những sản phẩm đòi hỏi phải được đảm bảo ở nhiệt độ thích hợp để giữ nguyên được chất lượng. Ngoài ra những mặt hàng khác như rượu, bia, bánh kẹo… đều là những sản phẩm được bao gói và chỉ cần bảo quản ở điều kiện bình thường nên không gây khó khăn trong việc bảo quản chất lượng. Nên hệ thống nhà kho đã được cải tạo lại cho thông thoáng chống nấm mốc, côn trùng phá hoại làm hư hại đến chất lượng sản phẩm. Hiện nay, các phương tiện vận chuyển để chuyên chở hàng hoá cho khách hàng vẫn dựa vào đội ngũ nhân viên giao hàng với các phương tiện cá nhân của họ là xe máy. Do đó, tốc độ vận chuyển hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng xe và mức độ bảo dưỡng xe của từng nhân viên giao hàng. Nếu khách hàng lấy với số lượng hàng lớn công ty sẽ phải vận chuyển làm nhiều lần hoặc cần nhiều nhân viên giao hàng hơn. 2.5. Nguồn vốn Mới đi vào hoạt động kinh doanh được hơn 5 năm, quy mô hoạt động vẫn còn nhỏ nên nguồn vốn kinh doanh của công ty vẫn còn rất hạn hẹp. Nguồn vốn chủ yếu của công ty là nguồn vốn lưu động. Chúng tồn tại chủ yếu dưới dạng hàng hoá tồn kho và tiền gửi ngân hàng. Vì là một công ty thương mại chuyên bán buôn nên tốc độ luân chuyển hàng hoá tương đối lớn. Đồng nghĩa với nó là tốc độ luân chuyển của tiền cũng phải tương xứng với tốc độ luân chuyển của hàng hoá. Tuy nhiên, hình thức thanh toán sau mua - bán của nước ta vẫn chưa được thuận tiện và nhanh chóng và chủ yếu là thu tiền mặt cho nên nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty luôn chiếm khoảng 75 - 85% nguồn vốn kinh doanh. Do đó, để có thể quay vòng vốn công ty cũng buộc phải chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp hàng. Mặc dù vậy, khi phải nhập hàng nhiều phục vụ cho dịp hàng tiêu thụ mạnh công ty luôn gặp phải vấn đề về vốn nên cũng thường sử dụng vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn lưu động còn lại nằm trong quỹ tiền mặt và hàng hoá tồn kho tại công ty. Hệ thống nhà cửa được dùng làm văn phòng và cửa hàng của công ty toàn bộ là đi thuê do đó nguồn vốn cố định gần như không có. Chủ yếu là hệ thống máy lạnh để bảo quản hàng hoá. Tất cả nguồn vốn cố định của công ty chỉ chiếm 10 - 15% tổng nguồn vốn kinh doanh. Hàng năm, công ty vẫn trích khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để bổ xung thêm vào nguồn vốn kinh doanh. Khoản này thường chiếm từ 55 - 70% lợi nhuận thu được sau thuế. Vì quy mô hoạt động của công ty còn nhỏ, quy mô nguồn vốn vẫn còn thấp do đó trong những năm gần đây tỉ lệ nguồn vốn bổ xung từ lợi nhuận chưa phân phối vẫn còn cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh. Do đó, công ty dự kiến trong năm tới sẽ huy động thêm từ nguồn vốn góp để tăng nguồn vốn kinh doanh, tạo bược đột phá mới, mở rông quy mô kinh doanh. 2.6. Lao động Lao động tại công ty được cơ cấu như sau: Biểu 2: Cơ cấu lao động của công ty năm 2005 Phân loại Số lợng % Tổng số lao động 25 100% + Theo giới tính - Nam 18 72% - Nữ 7 28% + Theo trình độ - Đại học 5 20% - Cao đẳng 7 28% - Trung cấp 8 32% - Lao động phổ thông 5 20% (Nguồn: Phòng TCHC) Lao động tại công ty mới chỉ dừng ở con số 25 người trong đó nam giới chiếm 72% còn lại là lao động nữ chiếm 28%. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nên lao động nam có sức khoẻ hơn nữ giới thường được sử dụng, bố trí vào những công việc như: vận chuyển, bốc dỡ hay bảo quản hàng hoá. Bộ phận lao động này chiếm tỉ lệ 20% tổng số lao động trong công ty. Những lao động này chủ yếu sử dụng sức lao động là chính cho nên công ty xắp xếp toàn bộ là những lao động phổ thông. Ngoài ra, công ty cũng tổ chức một bộ phận Marketing bán hàng gồm từ 3- 5 người trực thuộc cửa hàng. Những người này có nhiệm vụ, quảng bá về công ty, tìm kiếm khách hàng mới, chăm sóc khách hàng truyền thống. Đây là bộ phận quan trong quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp nên được công ty tuyển dụng từ trình độ cao đẳng trở lên. Lao động nữ giới được sử dụng trong công ty chủ yếu nằm trong bộ phận kế toán và nhân viên bán hàng trực tiếp. Những lao động được tuyển dụng vào vị trí này đều là những người đã qua đào tạo về nghiệp vụ kế toán. Biểu 2: Phân bố lao động theo phòng ban năm 2005 Phòng ban Tổng số Trong đó Nam Nữ Ban giám đốc 2 2 Phòng kinh doanh 3 2 1 Phòng TCHC 2 2 Phòng kế toán 3 3 Kho 5 4 1 Cửa hàng 10 7 3 Tổng cộng 25 17 8 (Nguồn: phòng TCHC) Việc quản lý lao động thuộc phạm vi, trách nhiệm của phòng TCHC. Trong Công ty việc phân bố nhân sự do Ban giám đốc quyết định và phòng TCHC thi hành quyết định đó. Hàng năm, công ty có những chính sách tuyển dụng thêm lao động cho phù hợp với đòi hỏi của công việc. Ngoài việc tuyển dụng thêm lao động mới, công ty Minh Quân còn có chính sách đào tạo lao động hiện có của mình, như gửi công nhân viên đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức các lớp học cho cán bộ trong công ty,… II. Thực trạng hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực hiện nay tại công ty TNHH Minh Quân Tuy mới chỉ hoạt động kinh doanh được 5 năm công ty đã đạt được một số thành công đáng khích lệ. Không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Dưới đây là bảng tổng kết hoạt động kinh doanh mặt hàng chủ lực của công ty từ năm 2002 - 2005. Minh Quân là công ty tuy còn rất non trẻ nhưng đã có những sách lược kinh doanh đúng đắn nên đã thu được nhiều thành công trên thị trường. Qua biểu tổng kết hoạt động kinh doanh mặt hàng sữa chủ lực của công ty từ 2002 -2005 ta thấy công ty đã đạt được một số chỉ tiêu như sau: - Về doanh thu liên tục có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2003 tăng 442.568 nghìn đồng tương ứng 7,5% so với năm 2002 và đến năm 2005 đã là 1.907.456 nghìn đồng hay tăng 27,53% so với năm 2004. Sở dĩ doanh thu luôn đạt mức tăng trưởng qua các năm như vậy vì đây là mặt hàng công ty kinh doanh trong kênh tiêu thụ độc quyền. ở kênh tiêu thụ này, công ty được độc quyền phân phối sữa cho các đại lý, các tổ chức hành chính sự nghiệp, nhà hàng…, cho nên khách hàng của công ty rất ổn định và tăng trưởng đều như vậy. Hơn nữa, do công tác tiếp thị tìm kiếm thêm khách hàng, hỗ trợ bán hàng nên lượng khách hàng tìm đến công ty ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, đối với mức thu nhập trung bình của thành phố Hà nội thì các sản phẩm sữa của Vinamilk vẫn là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Do đó, thị phần của công ty nhờ đó cũng ngày một tăng lên. - Về giá vốn của hàng bán: nằm trong kênh phân phối độc quyền, công ty chịu sự chi phối về giá nhập và giá bán đối với mặt hàng sữa này. Để khuyến khích công ty bán hàng, Vinamilk đã có chính sách tăng tỉ lệ chiết khấu nếu công ty bán được nhiều hơn. Đồng nghĩa với việc đó là tỉ lệ tăng giá vốn của hàng bán chậm hơn so với tỉ lệ tăng doanh thu. Điều đó càng kích thích công ty mở rộng hơn nữa thị phần của mình trong thị trường sữa này. Năm 2003 doanh thu tăng 442.568 nghìn đồng so với năm 2002 thì giá vốn chỉ tăng 434.208 nghìn đồng tương ứng với mức tăng doanh thu tương đối là 7,5% so với tỉ lệ tăng giá vốn là 7,497%. Cho đến năm 2005 mức doanh thu đạt tỉ lệ tăng trưởng cao nhất 1.907.456 nghìn đồng hay 27,53% so với năm 2004 trong khi đó tỉ lệ tăng giá vốn hàng bán là 1.869.805 nghìn đồng tức 27,491%. Đạt được mức doanh thu đó khiến cho mức tăng về giá vốn chậm hơn so với mức tăng về doanh thu là 0,039% (27,53% - 27,491%). Với kết quả tăng giữa giá vốn và doanh thu như vậy ta nhận thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm đối với mặt hàng chủ lực này. - Lãi gộp là toàn bộ doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh. Nhìn vào biểu trên ta thấy mức lãi gộp hàng năm đều có sự tăng trưởng. Năm 2003 là 8.360 nghìn đồng hay 7,675% so với năm 2002 thì đến năm 2005 đã là 37.941 nghìn đồng hay 29,598% so với năm 2004. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng lãi gộp năm sau đều tăng hơn năm trước vì tốc độ tăng doanh thu hàng năm đều tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. - Về chi phí lưu thông đối với mặt hàng chủ lực, do không có sự tách biệt rõ ràng giữa chi phí lưu thông đối với các mặt hàng khác nên được tính dựa trên tỉ trọng sản phẩm sữa so với tổng lượng hàng kinh doanh trong kỳ và đã được thống kê qua biểu trên. Dựa vào đó ta thấy, hàng năm chi phí lưu thông của doanh nghiệp đều tăng cùng với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên tốc độ tăng chi phí có sự khác biệt rõ rệt so với tốc độ tăng của doanh thu. Nếu xem xét chỉ tiêu tuyệt đối thì năm 2003 tăng so với năm 2002 là 2.011 nghìn đồng còn năm 2004 là 2.658 nghìn đồng. Nếu lấy năm 2005 để so sánh với năm 2002 thì mức tăng sẽ là 22.332 nghìn đồng. Đây là con số đáng kể so với năm 2003. Có thể dễ dàng nhận thấy, doanh thu và giá vốn hàng bán tăng tức là lượng hàng hoá lưu thông sẽ tăng lên. Kéo theo đó là sự gia tăng về lao động, chi phí quản lý và các khoản phí khác: xăng xe, phí vận chuyển, phí bảo quản… Xét trên chỉ tiêu tuyệt đối mức tăng 2003 là 2,45%, năm 2004 là 3,16% và đến năm 2005 đã là 20,356%. Trong các năm thì tỉ lệ tăng chi phí của năm 2005 so với năm 2004 là cao nhất, giải thích nguyên nhân tăng cao chi phí lưu thông là do năm 2005 công ty mới mở rộng thêm 1 nhà kho nhằm mở rộng hơn khả năng cung cấp hàng hóa ra thị trường. - Lợi nhuận trước thuế là khoản lợi nhuận chưa trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp cho ngân sách nhà nước. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại này. Khoản thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải chịu là 28% doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn hàng bán và chi phí lưu thông: thuê nhà xưởng, nhân lực… Vì vậy, đây có thể coi là chỉ tiêu cuối cùng xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn kết quả biểu trên ta thấy lợi nhuận trước thuế qua các năm đều tăng và tăng với tốc độ khá cao. Đạt được kết quả như vậy phải kể đến chiến lược cơ cấu lại nguồn hàng của doanh nghiệp. Nhận thấy lợi thế trong việc tiêu thụ mặt hàng sữa trong kênh tiêu thụ Horeca, công ty đã không ngừng đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng này và giảm các mặt hàng kém lợi thế xuống: bia, bánh kẹo…,như năm 2002 các sản phẩm sữa chỉ chiếm có 63% trong cơ cấu nguồn hàng thì đến năm 2005 đã là 77%. Nhờ đó, làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty không ngừng tăng lên qua các năm và luôn tăng ở mức cao. Thêm vào đó là hoạt động kinh doanh của công ty cũng có chiều hướng tăng, đó là doanh thu các mặt hàng sữa đã tăng đều qua các năm nhưng tăng nhanh hơn tỉ lệ tăng của giá vốn hàng bán. Trong khi đó, tỉ lệ tăng chi phí kinh doanh lại thấp hơn so với tỉ lệ tăng của doanh thu. Năm 2003 doanh thu tăng 442.568 nghìn đồng thì lợi nhuận trước thuế cũng tăng 6.349 nghìn đồng trong khi tốc độ tăng của doanh thu là 7,5%, còn đối với lợi nhuận trước thuế lại là 23,661% tức lớn hơn 13,161% so với mức tăng của doanh thu. Cùng với việc đưa thêm 1 kho hàng vào hoạt động doanh thu năm 2005 tăng lên kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng 20.278 nghìn đồng tương ứng với 48,96%. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm kinh doanh qua mà công ty đã đạt được. Biểu 5: Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh mặt hàng chủ lực 2002 - 2005 ĐVT: ng.đồng Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 Doanh thu 5900902 6343470 6928972 8836518 Chi phí lưu thông 82099 84110 86768 104431 Lợi nhuận 19319 23890 29821 44421 Vốn cố định 89133.154 79328.507 70195.507 61632.507 Vốn lưu động 254666.155 631461.039 693913.230 869612.060 Lao động (ngời) 20 21 22 26 Hiệu quả kinh doanh (đồng) 71.875 75.419 79.856 84.616 Mức sinh lợi của vốn CĐ (đồng) 0.217 0.301 0.425 0.721 Mức doanh lợi của VLĐ (đồng) 0.076 0.038 0.043 0.051 Vòng quay của VLĐ (vòng) 23.171 10.046 9.985 10.161 Số ngày của một lần luân chuyển (ngày) 15.752 36.334 36.554 35.920 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (đồng) 66.203 79.965 98.710 143.374 Mức sinh lợi của một đơn vị chi phí (đồng) 0.235 0.284 0.344 0.425 Doanh thu bq 1 LĐ 295045.100 302070.000 314953.273 339866.077 Mức sinh lợi của một LĐ 965.950 1137.619 1355.500 1708.500 Dựa vào bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả trên đây và đi sâu vào việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả đó cho ta thấy: Hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2002 là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu lại được 71,875 đồng doanh thu. Hiệu quả sử dụng chi phí này không chỉ dừng lại ở đó mà tăng đều đặn qua các năm và đến năm 2005 đã là 84,616 đồng, tức là cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu lại được 84,616 đồng doanh thu cao nhất trong các năm. So với năm 2003 thì cứ tăng 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được thêm 12,741 đồng doanh thu vào năm 2005. Đây là một kết quả kinh doanh khá cao đối với một công ty mới gia nhập thị trường như Minh Quân. Đạt được kết quả này phải kể đến nỗ lực của ban lãnh đạo công ty đã nhanh chóng thay đổi cơ cấu ngành hàng. Đẩy nhanh tiêu thụ mặt hàng trong kênh tiêu thụ độc quyền Horeca của Vinamilk. Mức sinh lợi của vốn cố định mà công ty đạt được cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Đạt được hiệu quả đó là nhờ công ty có chính sách khấu hao tốt tài sản cố định. Cách tính mức khấu hao theo luỹ kế giảm dần khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp đạt cao nhất năm 2005. Năm 2002 mới chỉ là 0,217 (cứ 1 đồng vốn cố định sinh lợi được 0,217 đồng lợi nhuận) đến năm 2004 là 0,425 và đến năm 2005 đã là 0,721. Tương tự như hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cũng có sự thay đổi rõ rệt. Mức doanh lợi của vốn lưu động thể hiện, cứ mỗi 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2002 mức doanh lợi của vốn lưu động đạt cao nhất 0.76 trong khi năm 2003 đã giảm xuống còn 0,38. Tức là năm 2003 cứ mỗi 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu giảm đi 0,38 đồng lợi nhuận. Để tình trạng này xảy ra, công ty đã làm không tốt công tác thu hồi vốn sau bán. Khiến nguồn vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng. Đây là mặt còn yếu đối với công tác bán hàng của Minh Quân. Nhưng tình trạng này đã không kéo dài, đến năm 2004 chỉ số này đã tăng lên 0,05 và đến năm 2005 đã đạt 0,51. Tuy vẫn còn kém so với năm 2002 nhưng kết quả tăng theo chiều hướng tốt như vậy chứng tỏ Minh Quân đã dần khắc phục được tình trạng đó. Chỉ số mức doanh lợi của vốn lưu động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ quay vòng của vốn lưu động. Năm 2002 tốc độ quay vòng của vốn lưu động là 23,171 vòng, nhưng đã bị giảm xuống 10,046 vòng vào năm 2003 và dừng lại ở 10,161 vòng vào năm 2005. Chính vì vậy mà số ngày của 1 lần luân chuyển vốn lưu động đã tăng từ 15,752 ngày lên > 35 ngày gấp đôi số ngày của năm 2003. Trong các chỉ tiêu hiệu quả mà công ty đạt được, công ty mới thực sự làm tốt công tác sử dụng nguồn vốn cố định của doanh nghiệp mình. Khoản vốn lưu động của công ty đã được sử dụng không thật sự hiệu quả nên các chỉ số đó có xu hướng giảm rất nhiều so với năm đầu hoạt động. Do đó, công ty phải thực sự làm tốt hơn nữa công tác thu hồi vốn sau bán. Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đạt ở mức rất cao 66,203 đồng (tức 1 đồng chi phí sẽ thu được 66,203 đồng doanh thu). Chỉ số này tăng đều qua các năm, năm 2003 là 79,965 và đến năm 2005 là 143,374 do tăng cường thêm 1 kho hàng mới. Chỉ tiêu này của công ty là khá cao. Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, phân phối hàng hoá đã tạo cho công ty có kết quả đó. Toàn bộ diện tích mặt bằng kinh doanh đều được đi thuê, cho nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty lại đạt mức cao như vậy. Nhưng ngược lại, đó lại chính là nguyên nhân khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp không cao do phải mất quá nhiều chi phí trong việc thuê diện tích mặt bằng kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu mức sinh lợi của chi phí. Kết quả là năm 2002 công ty chỉ đạt 0,235. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí sẽ đem lại 0,235 đồng lợi nhuận. Nếu không mất chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thì kết quả này không chỉ dừng lại ở con số đó. Nắm bắt tốt thị trường nên các năm tiếp theo chỉ số này luôn có xu hướng tăng chứ không giảm. Tuy mức tăng không đáng kể từ 0,235 lên 0.425 năm 2005 nhưng nó đánh dấu những bước phát triển vững chắc của công ty. Năm 2002 mỗi lao động trong doanh nghiệp đem lại 295.045 nghìn đồng doanh thu. Đây là con số khá cao mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn có được. Qua các năm chỉ số này đều có xu hướng tăng, năm 2003 tăng lên 7.024,9 nghìn đồng (302070,000 ng.đồng- 295045,100 ng.đồng) tức là mỗi lao động đã tạo thêm được 334,52 nghìn đồng (7.024,9 ng. đồng/21LĐ). Năm 2005 chỉ tiêu này đạt mức cao nhất 339.866,077 nghìn đồng. Nhờ đó, chỉ tiêu mức sinh lợi của 1 lao động của công ty cũng tăng lên theo các năm. Năm 2002 mỗi lao động trong doanh nghiệp tạo ra 965,950 nghìn đồng lợi nhuận, và chỉ tiêu này cũng đạt mức cao nhất năm 2005 là 1.708,5 nghìn đồng. III. Ưu nhược điểm qua nghiên cứu hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực ở công ty TNHH CNP Minh Quân Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã không ngừng mở rộng, tăng quy mô kinh doanh. Qua phân tích kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua tôi rút ra những nhận xét sau: 1. Ưu điểm Ưu điểm lớn nhất mà công ty đạt được từ năm 2002 - 2005 là doanh thu bán hàng đối với mặt hàng chủ lực tăng đều qua các năm. Điều này có được là do: - Mặt hàng chủ lực mà công ty đang kinh doanh nằm trong kênh phân phối độc quyền Horeca. Chính vì lẽ đó mà công ty đã thay đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty mình theo hướng có lợi: tăng tỉ lệ mặt hàng phân phối độc quyền lên và hạ tỉ lệ mặt hàng phải cạnh tranh gay gắt xuống. Nhờ đó đẩy mạnh được doanh thu mặt hàng chủ lực. - Mặt hàng kinh doanh chủ lực mà công ty kinh doanh ổn định về chất lượng , chủng loại mặt hàng luôn thay đổi, giá bán phù hợp với đa số mức sống của dân cư khu vực thị trường Hà Nội. Trong khi đó, nguồn hàng nhập về lại có mức chiết khấu cao và được khuyến khích khi giá trị hàng nhập lớn. - Tập trung vào đầu tư cho nhóm mặt hàng chủ lực nên khai thác hiệu quả kênh tiêu thụ Horeca, nhờ đó mà không bị phân tán nguồn vốn kinh doanh cho các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả hơn. Giảm chi phí lưu kho, chi phí bảo quản cho nhóm mặt hàng kém hiệu quả đó. - Nằm trong kênh phân phối độc quyền Horeca của Vinamilk nên thị trường tiêu thụ, hay khách hàng của Minh Quân khá ổn định. Mức tiêu dùng của khách hàng ngày một tăng lên và tỉ lệ chi tiêu dành cho sản phẩm mà công ty kinh doanh đang có xu hướng tăng. Đây là điều kiện thuận lợi mà không phải ngành kinh doanh nào cũng có được. - Do có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh nên hàng năm cộng thêm nguồn vốn đầu tư bổ xung từ lợi nhuận hàng năm khiến cho nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Tất yếu mở rộng quy mô kinh doanh, và nguồn vốn bổ xung đó sẽ ưu tiên cho mặt hàng có tính ổn định về mức tăng lợi nhuận, thị trường tiêu thụ. - Nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ được bổ xung thêm vào nguồn lực của công ty, đó cũng là một trong số những lý do khiến hiệu quả kinh doanh tăng lên. Lao động tại công ty được khuyến khích làm việc bằng chế độ thưởng phạt công bằng nên ý thức một cách sâu sắc về trách nhiệm cũng như phần thu nhập mà họ nhận được. Cộng với kinh nghiệm làm việc thực tế tại công ty, đã có nhiều sáng kiến làm chất lượng hàng hoá được đảm bảo với chi phí rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển… - Năm 2005, nhờ thuê thêm được 1 kho chứa hàng khiến khả năng cung ứng hàng của công ty tăng lên. Tiết kiệm được chi phí vận chuyển. 2. Nhược điểm - Nằm trong kênh tiêu thụ độc quyền Horeca nên công ty cũng gặp phải một số trở ngại: - Kinh doanh độc quyền các sản phẩm sữa của Vinamilk đồng nghĩa với việc công ty không được kinh doanh các mặt hàng sữa khác có trên thị trường, trong khi nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú. Theo những thông tin công ty thu nhận được từ thị trường thì mặt hàng sữa Cô gái hà lan hiện nay cũng được người tiêu dùng tương đối ưa chuộng. Tuy giá thành có cao hơn so với sữa của Vinamilk nhưng thị phần của hãng này cũng chiếm đáng kể trên thị trường sữa Việt nam. - Công ty chỉ chuyên kinh doanh chứ không sản xuất sản phẩm cung cấp ra thị trường nên không thể kiểm soát được chất lượng của hàng hoá. Chất lượng của hàng hoá bán ra như thế nào phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất. Công ty chỉ có thể kiểm soát chất lượng sau khi nhập hàng về, bảo quản tại kho và giao cho khách hàng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vấn còn hạn chế, công ty chưa có hệ thống kho, cửa hàng kinh doanh của mình. Toàn bộ hệ thống kho và cửa hàng đều đi thuê nên không cải tạo tốt được hệ thống kho bãi theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình. Sữa là mặt hàng rất dễ bị chuột, gián phá hoại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nên công ty vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được nhược điểm này. - Tuy nằm trong kênh phân phối độc quyền nhưng công ty vẫn bị ảnh hưởng bởi kênh phân phối truyền thống của Vinamilk. Do đó, để có thể tồn tại trong thị trường đó công ty phải nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tốt chất lượng hàng hoá và có mối quan hệ tốt với khách hàng. - Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tuy đã được nâng lên, nhnưng vẫn chưa được đồng bộ hoá. Do đó, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. - Khâu giao hàng, vận chuyển hàng hoá vẫn chưa được nâng cấp. Chủ yếu vẫn được vận chuyển giao cho khách hàng bằng xe máy, chưa có phương tiện vận tải với khối lượng hàng hoá lớn hơn nên vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả tối ưu trong kinh doanh. - Chưa có máy móc thiết bị hỗ trợ vận chuyển trong nhập hàng hay giao hàng, nên chủ yếu vẫn sử dụng sức lao động là chính. Nâng cao năng suất lao động chủ yếu dựa vào độ thuần thục của lao động là chính…. - Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu bán buôn là chính nên gặp phải trở ngại trong thanh toán. Hàng hoá sau khi xuất kho không thu được vốn ngay, bị khách hàng chiếm dụng trong khoảng thời gian tương đối dài. Đôi khi khiến công ty thiếu vốn để quay vòng. 3. Nguyên nhân Dựa trên những phân tích về kết quả kinh doanh và phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả, ta nhận thấy: Doanh thu hàng năm của công ty đều có xu hướng tăng, lợi nhuận tăng, lao động tăng. Thể hiện sự tăng trưởng, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta mới thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm rất nhiều so với năm 2002. Từ năm 2004 có tăng, nhưng hiệu quả đó vẫn không đạt như mức năm 2002 đã đạt được. Mà nguồn vốn lưu động ở doanh nghiệp được thể hiện ở hàng hoá tồn kho, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, các khoản phải thu, các khoản phải trả. Cho nên, hiệu quả sử dụng vốn giảm xút như vậy cũng một phần do nguyên nhân thu hồi vốn sau bán của công ty. Khối lượng hàng giao dịch tương đối lớn, nên nếu không khắc phục được nguyên nhân này sẽ khiến cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty kém. Tuy chỉ phân phối trong kênh bán buôn nhưng công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trong kênh tiêu thụ này. Hoạt động marketing tại công ty chủ yếu là giới thiệu hàng hoá, cạnh tranh về giá cả chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để phản hồi lại đối với nhà phân phối. Không trực tiếp sản xuất hàng hoá nên công ty thực sự không thể kiểm soát được chất lượng của hàng hoá bán ra. Do đó, để nâng cao chất lượng hàng hoá bán ra tại công ty mình, công ty cũng cần xác định lượng hàng nhập, cho phù hợp với nhu cầu mua hàng của khách, tránh để hàng tồn kho quá lâu làm giảm chất lượng của hàng hoá. Điều này chỉ có thể khắc phục dựa vào kinh nghiệm kinh doanh của ban lãnh đạo công ty. Quy mô hoạt động của công ty vẫn còn nhỏ, chỉ dừng lại cung cấp hàng hoá cho khu vực nội thành. Do đó, để có thể phát triển, mở rộng quy mô công ty cần phải huy động thêm nhiều nguồn vốn khác nhau. Chương III: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các mặt hàng chủ lực tại công ty TNHH CNP Minh Quân I. Mục tiêu, phương hướng phát triển của công ty Minh Quân trong thời gian tới 1. Mục tiêu chung Trong quá trình hoạt động, công ty đã xây dựng cho mình mục tiêu cụ thể: - Tiếp tục tăng quy mô kinh doanh, tăng mức sản lượng hàng bán ra, tăng doanh thu, lợi nhuận và không ngừng nâng cao mức sống của người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Chú trọng khâu tạo nguồn hàng và tìm kiếm thêm khách hàng mới để ổn định kinh doanh và có sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo. - Nâng cao khả năng cung ứng hàng hoá ra thị trường cũng như uy tín của công ty nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2. Mục tiêu đối với mặt hàng chủ lực Mặt hàng chủ lực của công ty chiếm khoảng 70% tổng số lượng hàng mà công ty kinh doanh, giữ một vị trí quan trong đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng, quan tâm và đề ra mục tiêu phấn đấu đối với mặt hàng chủ lực tới năm 2010 như sau: - Mặt hàng: mặt hàng kinh doanh chủ yếu vẫn là sữa. Công ty chủ trương duy trì tỉ trọng mặt hàng sữa khoảng 65 - 70%. - Nguồn hàng chính từ công ty sữa Vinamilk, đồng thời công ty cố gắng duy trì vị trí của mình trong kênh phân phối Horeca của tổng công ty sữa Việt nam Vinamilk. - Khách hàng: duy trì lượng khách hàng ổn định trong kênh tiêu thụ cũ, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới, chủ yếu là khách hàng trong kênh tiêu thụ ăn ngay: trường học, công sở, quán ăn, quán giải khát… Đồng thời, gia tăng bán hàng cho khách mua lẻ thu tiền ngay. - Cơ sở vật chất: nâng cấp kho bảo quản sữa, tăng chất lượng hàng hoá được bảo quản. - Vốn kinh doanh: nâng cao khả năng quay vòng vốn lưu động bằng các biện pháp bán hàng thu tiền ngay không riêng đối với mặt hàng sữa mà đối với cả các mặt hàng khác mà công ty có kinh doanh. - Lao động : nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bán hàng trực tiếp và nhân viên marketing. Dần hình thành đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp. II. Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mặt hàng chủ lực tại công ty Những biện pháp đề xuất sau đây được căn cứ trên kết quả phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của công ty trong thời gian qua, những ưu điểm, tồn tại vướng mắc, các thuận lợi và những bài học kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn được dựavào triển vọng phát triển của ngành kinh doanh sữa và mục tiêu định hướng của công ty đến năm 2010. Nhu cầu về sữa của người tiêu dùng ngày càng được chú trọng và thay đổi dần trong cơ cấu dinh dưỡng của người Việt Nam. Chính vì vậy mà khẩu phần sữa trong bữa ăn dần được coi là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được. Xác định nhu cầu sữa trong tương lai, mà trong 5 năm tới nhu cầu này sẽ không có xu hướng giảm, có thay đổi chăng chỉ là thị trường sữa có sự thay đổi cơ cấu thị phần giữa các hãng sữa và đối với từng mặt hàng sữa mà thôi. Trong hiện tại, Vinamilk vẫn là hãng sữa được nhiều người tiêu dùng Việt nam lựa chọn do chất lượng tương đối tốt mà giá thành lại phù hợp với khả năng chi tiêu. Chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú. Nếu như sữa Cô gái Hà lan có các vị: dâu, chocolate,cam… thì Vinamilk cũng có. Nhưng để phù hợp với cả túi tiền của người tiêu dùng có mức thu nhập thấp thì Vinamilk lại có sữa bịch fino giá rẻ hơn khoảng 1000đ so với loại hộp giấy. Ngoài ra, sữa Cô gái Hà lan lại chưa có mặt hàng sữa chua, mà đây là dòng sản phẩm mà Vinamilk rất thành công tại thị trường Việt nam. Còn đối với sản phẩm sữa bột, Vinamilk cũng rất phong phú về chủng loại. Tuy không nổi tiếng bằng: Abot, Friso… nhưng cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu sữa bột của người tiêu dùng có thu nhập thấp. trên thị trường tài chính thì hiện nay công ty sữa Việt nam Vinamilk đã tham gia vào thị trường chứng khoán, đẩy mạnh tiềm năng tài chính. Tất cả những yếu tố trên đã khẳng định lựa chọn nguồn hàng Vinamilk là sự lựa chọn đúng đắn. Chính vì vậy, để nguồn hàng Vinamilk được ổn định, công ty phải đạt được mức doanh số bán ra phù hợp với chỉ tiêu mà Vinamilk đã đặt ra. Công ty cần phải giữ được lượng khách hàng thường xuyên ổn định, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng mới trong kênh tiêu thụ ăn ngay: cơ quan, trường học, bệnh viện mới… Để đảm bảo tỉ trọng mặt hàng sữa chiếm khoảng 70% mặt hàng kinh doanh Minh Quân cần làm tốt công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng để duy trì lượng khách hàng truyền thống, đồng thời có thêm 1 lượng khách hàng mới. Đối với lượng khách hàng cũ, công ty cần thực hiện công tác chăm sóc khách hàng định kỳ theo tháng hoặc theo quý. Tìm hiểu xem họ có hài lòng về chất lượng hàng hoá, phương thức giao nhận, thanh toán… để từ đó dần tìm ra biện pháp để hai bên cùng có lợi. Công ty luôn đặt uy tín của mình lên hàng đầu. Từ đó, nhờ khách hàng cũ giới thiệu cho mình thêm khách hàng mới bằng cách chiết khấu một phần hoa hang cho người môi giới đó. Đây không chỉ là cách marketing đối với mặt hàng sữa mà đối với tất cả các mặt hàng mà hiện Minh Quân có kinh doanh. Mặt hàng sữa luôn yêu cầu được bảo quản ở nơi thoáng mát, đặc biệt là sữa chua cần phải bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp thích hợp. Do đó, cùng với việc tăng doanh thu, tăng số lượng hàng bán ra công ty cần đầu tư thêm trang thiết bị, nâng cấp kho lạnh đảm bảo chất lượng hàng bán ra không bị kém phẩm chất. Giảm chi phí hao hụt trong bảo quản. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc hạ thấp chi phí trong kinh doanh tức là đang làm công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với nhân viên kinh doanh, nhân viên vận chuyển và nhân viên bán hàng công ty cần phải thường xuyên có những chương trình đào tạo nâng cao trình độ về sản phẩm. Khi công ty kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào nhân viên cần phải biết đặc tính lý hoá của sản phẩm đó. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh hàng hoá bị hỏng, hư hại do bảo quản, chất xếp… Đôi khi những kinh nghiệm có được về cách bảo quản, sử dụng sản phẩm và hướng dẫn cho khách hàng sẽ tạo được niềm tin, uy tín của doanh nghiệp mình. Riêng đối với nhân viên bán hàng và nhân viên marketing, công ty cần có chế độ khuyến khích thưởng vật chất theo doanh số bán hợp lý. Tức chế độ thưởng đó phải khuyến khích được bộ phận đó làm việc tích cực hơn, tìm kiếm thêm khách hàng cho công ty. Đặc biệt, nếu nhân viên bán được hàng thu tiền ngay sẽ có chế độ thưởng cao hơn so với việc tăng doanh số bán thu tiền trả chậm. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân viên bán hàng và nhân viên giao hàng đảm bảo tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hoá khi giao đồng thời tổ chức vận chuyển hàng hoá hai chiều, không để phương tiện vận tải được nhàn rỗi, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Khi giá xăng dầu tăng, tổ chức vận chuyển hai chiều lại rất có ‎ ý nghĩa trong công tác nâng cao hiệu quả của công ty. Tuy trên đây là các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mặt hàng chủ lực của công ty. Song, nếu trên thị trường có sự biến động lớn về thị trường sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, nếu có thể thì tỉ lệ mặt hàng sữa của công ty nên giảm xuống và ổn định ở mức 60% là hợp lý nhất. III. Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, vốn và nhu cầu về vốn luôn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty TNHH CNP Minh Quân là một công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu nên còn có rất nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn kinh doanh. Bộ máy tổ chức vẫn chưa được đồng bộ nên hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao. Do đó, công ty đã đề nghị các cấp các nghành xem xét về chính sách thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển. Kết luận Trong cơ chế thị trường thì hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy nó bắt buộc mọi doanh nghiệp phải huy động tối đa và sử dụng mọi nguồn lực hiện có một cách tối ưu nhất để đạt được hiệu quả và lợi nhuận là yếu tố hàng đầu để đánh giá, xem xét một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Tuy mới bước vào kinh doanh chưa được lâu, nhưng công ty đã có những bước tiến đáng kể, không ngừng tăng doanh số hàng bán ra đối với mặt hàng sữa. Lợi nhuận thu về có xu hướng tăng và tốc độ tăng doanh thu hay tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã có dịp nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của công ty thời gian qua, tìm ra được nguyên nhân thấy rõ được tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động đối với công ty và tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới. Dựa trên lý luận về hiệu quả kinh tế và qua phân tích thực trạng của công ty các giải pháp tập trung vào nhân lực đề cập đến vấn đề nâng cao trình độ nhận thức về hàng hoá tuyển mộ, khuyến khích vật chất và tinh thần và kỷ luật người lao động. Giải pháp huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để có thể huy động với chi phí thấp nhất và sử dụng có hiệu quả. Giải pháp đầu tư đổi mới trang thiết bị bảo quản kho lạnh để củng cố và nâng cao hiệu quả bảo quản hàng hoá. Giải pháp xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp nhằm tìm kiếm thêm khách hàng cho công ty trong thời gian tới. Bên cạnh những vấn đề được giải quyết, bài viết còn chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa đầy đủ tất cả các vấn đề cho hoạt động kinh doanh của công ty và tìm các giải pháp cụ thể để thu hút và giữ khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Chưa xây dựng được chương trình phát triển nhân lực đồng bộ, và các khuyến khích vật chất cụ thể. Do trình độ hiểu biết và thời gian thực tập ở công ty còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp của mình. Cuối cùng một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy PGS-PTS Đặng Đình Đào cùng toàn thể nhân viên của công ty TNHH CNP Minh Quân đã giúp em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo. 1. Kinh tế thương mại dịch vụ tổ chức và quản lý kinh doanh. Chủ biên: PGS.PTS Đặng Đình Đào Nhà xuất bản thống kê 1998. 2. Giáo trình kinh doanh kho và bao bì. Chủ biên: PGS.PTS Hoàng Minh Đường Nhà xuất bản giáo dục 1999. 3. Giáo trình kinh tế thương mại. Chủ biên: PGS.PTS Nguyễn Duy Bột PGS.PTS Đặng Đình Đào Nhà xuất bản giáo dục 1997 4. Giáo trình marketing thương mại. Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Xuân Quang Nhà xuất bản lao động - xã hội 2005 5. Giáo trình Quản trị Doanh nghiêp. Chủ biên: PGS.PTS Lê Văn Tâm Nhà xuất bản Giáo dục –1998. 6. Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. Chủ biên: GS.TS Ngô Đình Giao Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật 7. Thời báo kinh tế các số năm 2005, 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32382.doc
Tài liệu liên quan