Chuyên đề Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội

Mỗi một vấn đề đều có tính cấp thiết và quan trọng của nó. Song tạo lập vốn là tiền đề, là cơ sở cho mọi hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội , hoạt động tạo lập vốn sẽ đem lại một lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần nhấn mạnh hoạt động tạo lập vốn ở đây không chỉ hiểu đơn thuần là việc gom được một lượng vốn thông qua các phương thức huy động vốn. Tạo lập vốn là việc bằng các phương thức huy động theo một chiến lược vốn, cơ cấu vốn phù hợp với tình hình doanh nghiệp có tính toán đầy đủ chi phí vốn để tạo ra một lượng vốn đúng thời điểm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng tốt lượng vốn huy động được. Ngược lại, việc sử dụng có hiệu quả vốn huy động sẽ khuyến khích hoạt động tạo lập vốn được tốt hơn. Xuất phát từ ý tưởng đó, trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã đưa ra, làm rõ và giải quyết một số vấn đề sau đây: Tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đòi hỏi có nhiều nỗ lực của chính bản thân công ty cũng như sự giúp đỡ hợp tác của các cấp, các ngành có liên quan. Chúng ta tin tưởng rằng mặc dù hiện thời còn nhiều khó khăn song công ty sẽ thành công trong hoạt động tạo lập vốn nói riêng và hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Hy vọng luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu tham khảo cho công tác tạo lập vốn tại công ty. Do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên luạn văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới 172.770.118.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2001 vốn kinh doanh của công ty có giảm so với năm 2000. Để thấy được điều này ta xem xét bảng 2: Bảng 02: Vốn kinh doanh trong năm 2000 - 20001 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Tăng (giảm) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn kinh doanh 172.770.118 157.427.252 - 15.342.866 - 8,88 Qua bảng 2 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2001 là 157.427.252.000 đồng giảm 15.342.8666.000 đồng so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn kinh doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân của việc giảm quy mô vốn kinh doanh là do trong năm 2001 công ty đã bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại vốn. Về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Số liệu trong bảng 03 sẽ minh hoạ cụ thể điều này. Bảng 03: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) STĐ Tỷ lệ (%) Vốn lưu động Vốn cố định 66.808.793 105.961.325 38,67 61,33 70.783.026 86.644.226 44,96 55,04 +3.974.223 -19.317.099 +5,95 -18,23 Cộng: 172.770.118 100 157.427.252 100 -15.342.866 -8,88 Qua bảng 03 ta nhận thấy trong năm 2000, tỷ trọng vốn lưu động chiếm 38,67% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Nhưng sang tới năm 2001 tỷ trọng vốn lưu động tăng lên tới 44,96%. Mức tăng vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 về số tuyệt đối là 3.974.233 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,95%. Đối với vốn cố dịnh thì năm 2001 so với năm 2000 lại giảm xuống. Năm 2000 tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là 61,33% nhưng sang năm 200 tỷ trọng này chỉ còn ở mức 55,04% với mức giảm vốn cố định về số tuyệt đối là 19.317.099.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm vốn cố định 18,23%. Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy mức giảm về vốn cố định năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn rất nhiều so với mức tăng vốn lưu động. Điều này đã làm cho vốn kinh doanh của công ty nhìn chung giảm, về số tuyệt đối là 15. 342.866 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Với cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý, theo kinh nghiệm của một số đối tác của Đức, Italia và một số nước trong khu vực, với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở một số doanh nghiệp này thường có cơ cấu vốn tối ưu là mức vốn cố định chiếm khoảng 80% và vốn lưu động chiếm khoảng 20% trên tổng vốn kinh doanh. Nhưng đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thì vốn lưu động không ngừng chiếm tỷ trọng lớn mà còn tăng lên trong năm 2001. Hơn nữa số vốn này lại chủ yếu nằm trong các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho… Đây là một vấn đề mà công ty cần phải xem xét, nhằm bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh của mình, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu hơn cho những năm tới. 2.2.1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Gốm thuỷ tinh và gốm xây dựng. Khi được thành lập năm 1998 Công ty được Nhà nước đầu tư một nguồn vốn khoảng gần 10 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân thức được răng trong điều kiện mới của nền kinh tế, công ty phải tự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm ... Thực tế trong những năm qua, công ty đã không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp mà chủ động và linh hoạt trong việc huy động vốn các nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh của mình. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn huy động có tính chất truyền thống bên trong như bổ sung vốn từ lợi nhuận để lại, huy động vốn từ các quỹ chuyên dùng ... Công ty đã mạnh dạn huy động vốn từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động vốn liên doanh, liên kết ... Với các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú Công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh rất lớn. Tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (NĐ). Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi giữa các năm. Để thấy rõ được điều này ta xem xét bảng 04: Bảng 04: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty gạch ốp lát Hà nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) STĐ Tỷ lệ (%) I. Vốn chủ sở hữu - Vốn NSNN cấp - Vốn tự bổ sung II. Nợ phải trả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác 13.286.989 10.453.987 2.833.002 159.483.129 50.379.375 103.964.988 5.138.766 7,69 6,05 1,64 92,31 29,16 60,18 2,97 15.575.448 11.984.253 3.591.195 141.851.804 55.064.309 80.907.839 5.979.656 9,89 7,61 2,28 90,11 34,98 51,39 3,74 + 2.228.459 + 1.530.266 + 758.193 - 17.631.325 + 4.684.934 - 23.057.149 + 740.890 + 17,22 + 14,64 + 26,76 - 11,06 + 9,30 - 22,18 + 14,42 Cộng: 172.770.118 100 157.427.252 100 - 15.342.866 - 8,88 * Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung. Nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu năm 1999 tổng nguồn vốn chủ sở hữu mới chỉ khoảng trê 10 tỷ đồng thì đến năm 2000 con số này lên tới 13.286.989 (NĐ) và năm 2001 tăng lên 15.575.448 (NĐ) và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên một mức đáng kể. Năm 2000 tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng của năm 2001 so với năm 2000 là 17,22% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 2.288.459 (NĐ). - Trong đó: vốn ngân sách Nhà nước cấp tính đến năm 2000 là 10.453.987 NĐ chiếm tỷ lệ 6,05% trong tổng nguồn vốn của công ty. Sang năm 2001 tổng số vốn ngân sách Nhà nước cấp là 11.984.253 NĐ chiếm tỷ trọng 7,61% trong tổng nguồn vốn. Qua bảng phân tích ta thấy số vốn ngân sách Nhà nước năm 2001 tăng lên so với năm 2000 là 14,64% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 1.530.260 (NĐ). - Vốn tự bổ sung: đây là nguồn cung cấp quan trọng cho nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nhưng điều đó đã cho thấy công ty đã tận dụng một cách triệt để nguồn khai thác từ nội bộ. Từ số liệu trong bảng 4 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn tự bổ sung trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm lên từ 1,64% năm 2000 lên 2,28% năm 2001 tỷ lệ tăng là 26,76%. * Nguồn nợ phải trả: nguồn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty. Nguồn nợ phải trả bao gồm có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ phải trả năm 2000 là 159.483.129 (NĐ) chiếm tỷ trọng 92,31% trong tổng nguồn vốn, năm 2001 là 141.631.325 (NĐ) chiếm tỷ trọng 90,11%. Trong năm 2001 so với năm 2000 tổng nợ phải trả giảm 11,06% tương ứng với STĐ giảm là 17.631.325 (NĐ). Trong đó: vay nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất năm 2000 tổng nợ dài hạn chiếm 60,18% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2001 công ty không tiến hành vay thêm mà thực hiện trả bớt một số các khoản nợ dài hạn đến hạn trả làm cho tổng số nợ dài hạn trong năm 2001 giảm xuống còn 80.907.839 (NĐ) chiếm tỷ trọng 51,39% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và giảm so với năm 2000 là 22,18%. Đối với các khoản nợ ngắn hạn: bao gồm các khoản vay ngắn hạn phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính đến cuối năm 2000 tổng nợ ngắn hạn của công ty là 50.739.375 (NĐ) chiếm tỷ trọng 29,16 % trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2001 con số này tăng lên là 55.064.309 (NĐ) chiếm tỷ trọng 34,98%. Ta cũng thấy rằng so với năm 2000 thì năm 2001 không chỉ tổng số nợ ngắn hạn tăng lên mà tỷ trọng của nó cũng tăng lên một lượng đáng kể. Cụ thể là tăng 9,3% tương ứng với một số tuyệt đối tăng là 4.684.934 (NĐ). Các khoản nợ khác: Đây là các khoản công ty nhận ký cược ký quỹ dài hạn khoản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tính đến cuối năm 2000 nguồn này chiếm 2,97% trong tổng nguồn vốn đến cuối năm 2001 tỷ trọng của các khoản ký quỹ ký cược của công ty là 3,74% tăng 14,42% so với năm 2000. Qua phân tích chúng ta thấy rằng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự thay đổi lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi các khoản nợ phải trả lại giảm xuống. Đây là một biểu hiện tích cực. Với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ sẽ đảm bảo tính tự chủ hơn cho công ty trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn cũng như tăng khả năng thanh toán. 2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Là một doanh nghiệp do Nhà nước cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được. Để có thể khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, cũng như hoàn thành kế hoạch mà Nhà nước và Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho.Công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý vốn nhằm sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả . Thực tế trong một số năm qua , bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn kinh doanh của minh dẫn đến tình trạng lãng phí và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Điều này được biểu hiện thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh được lập vào cuối các niên độ kế toán. Bảng 05: Bảng cân đối kế toán tổng hợp của Công ty gạch ốp lát Hà nội năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Tài sản 01/01/2000 01/01/2001 31/12/2001 A. TSLĐ và ĐTNH I. Tiền II. Các khoản đầu tư TCNH III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ hữu hình 1. NGTSCĐ 2. HM Luỹ kế II. Các khoản ĐTTCDH III. Chi phí XDCB dở dang 61.124.150 2.670.563 53.677.810 4.297.446 478.331 115.951.680 110.969.119 159.635.871 48.666.752 4.982.561 66.808.793 1.509.585 56.319.226 8.300.819 679.163 105.961.325 98.312.725 164.633.806 66.321.081 7.648.600 70.783.026 694.751 59.065.813 9.972.469 1.049.993 86.644.226 86.644.256 168.616.960 81.972.734 Cộng Tài sản: 177.075.830 172.770.118 157.427.252 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn 3. Nợ khác B. Vốn CSH 165.340.905 39.828.809 120.658.879 4.853.217 11.734.925 159.483.129 50.379.375 103.964.988 5.138.766 13.286.989 141.851.804 55.064.309 80.907.839 5.879.656 15.575.848 Cộng nguồn vốn 177.075.830 172.770.118 157.427.252 Qua bảng 05 ta thấy vốn kinh doanh cũng như nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục giảm xuống từ năm 1999 đến năm 2001, năm 1999 tổng tài sản của công ty là 177.075.830 (NĐ) nhưng đến năm 2001 con số này giảm xuống còn 157.427.252 (NĐ). Trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho lại tăng lên. Kết quả này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 1999 đến năm 2001 không những không được mở rộng mà có phần bị thu hẹp lại. Tuy nhiên việc đánh giá thông qua bảng cân đối kế toán chỉ mang tính tổng hợp, chưa đánh giá được thực chất của vấn đề. Vì vậy chúng ta cần phải xem xét và đánh giá thực trạng của công ty thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm và phân tích kết quả đó bằng các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. Bảng 06: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh Số tiền Tỷ lệ % - Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ - Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập - Lợi nhuận sau thuế 214.092.193 356.987 213.735.206 148.545.968 65.189.238 34.197.632 25.844.373 5.147.233 1.300.000 3.847.233 219.151.840 389.567 218.762.273 149.042.736 69.719.537 40.383.515 24.449.878 4.886.144 1.200.000 3.686.144 + 5.059.647 + 32.580 + 5.027.067 + 496.768 + 4.530.299 + 6.185.883 - 1.394.495 - 261.089 - 100.000 -161.089 + 2,36 + 9,13 + 2,35 + 0,33 + 6,95 + 18,09 - 5,39 - 5,07 - 7,69 - 4,19 Qua bảng 06 ta thấy tổng doanh thu đạt được trong năm 2001 tăng so với năm 2000 là 5.059.647 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 2,36%. Kết quả này có được là do trong năm 2001 công ty đã tăng sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2001 giảm so với năm 2000 là 1.394.495 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,39%. Đây là một kết quả đáng khích lệ mà công ty cần phát huy hơn nữa nhằm góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm tới. Nhưng bên cạnh đó, các khoản về chi phí bán hàng, các khoản giảm trừ lại tăng lên, các khoản giảm trừ ở đây chủ yếu là giảm trừ do hàng bán bị trả lại. Năm 2000 giá trị khoản giảm trừ doanh thu là 356.987 (NĐ) và năm 2001 là 32.850 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,13%. Các khoản giảm trừ doanh thu do hàng hoá bị trả lại tăng lên cho thấy chất lượng sản phẩm của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng… Đối với các khoản chi phí bán hàng năm 2001 tăng lên rất lớn so với năm 2000. Trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tổng năm 2000 chi phí bán hàng là 34.197.632 (NĐ) nhưng sang tới năm 2001 tăng lên là 40.383.515 (NĐ), tăng 6.185.833 (NĐ) so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ là tăng là 18,09 % . Chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ tăng lên dẫn tới lơi nhuận đạt được trong năm 2001 giảm so với năm 2000. Tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2000 là 3.847.233 (NĐ). Sang năm 2001, mặc dù tổng doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận đạt được không những không tăng mà còn bị giảm so với năm 2000. Cụ thể tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2001 là 3.686.144 (NĐ) giảm 161.089 (NĐ) so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,19%. Để đánh giá một cách chính xác hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm, chúng ta cần phải tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. So sánh các chỉ tiêu đó giữa các năm và với các chỉ tiêu của ngành. Thông qua bảng 5 và bảng 6 ta có các kết quả tính toán sau: * Khả năng thanh toán tổng quát = - Khả năng thanh toán tổng quát 2000 = = 1,08 - Khả năng thanh toán tổng quát 2001 = = 1,11 * Khả năng thanh toán hiện thời = - Khả năng thanh toán hiện thời 2000 = = 1,33 - Khả năng thanh toán hiện thời 2001 = = 1,29 * Khả năng thanh toán nhanh = - Khả năng thanh toán nhanh 2000 = = 0,03 - Khả năng thanh toán nhanh 2001 = = 0,01 * Hệ số nợ = x 100% - Hệ số nợ 2000 = x 100% = 92% - Hệ số nợ 2001 = x 100% = 90% * Tỷ suất tự tài trợ = 1 - Hệ số nợ - Tỷ suất tự tài trợ 2000 = 1- 0,92 = 0,08 - Tỷ suất tự tài trợ 2001 = 1 - 0,9 = 0,1 * Tỷ suất đầu tư = x 100% - Tỷ suất đầu tư 2000 = x 100% = 57% - Tỷ suất đầu tư 2001 = x 100% = 55% * Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100% - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2000 = x 100% = 13% - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2001 = x 100% = 18% * Số vòng quay hàng tồn kho = - Số vòng quay hàng tồn kho 2000 = - Số vòng quay hàng tồn kho 2001 = = 16,31 * Vòng quay khoản phải thu = - Vòng quay khoản phải thu 2000 = = 3,89 - Vòng quay khoản phải thu 2001 = = 3,18 * Vòng quay toàn bộ vốn = - Vòng quay toàn bộ vốn 2000 = = 1,22 - Vòng quay toàn bộ vốn 2001 = = 1,33 * Doanh lợi doanh thu = x 100% - Doanh lợi doanh thu 2000 = x 100% = 1,8% - Doanh lợi doanh thu 2001 = x 100% = 1,68% * Doanh lợi tổng vốn = x 100% - Doanh lợi tổng vốn 2000 = x 100% = 2,2% - Doanh lợi tổng vốn 2001= x 100% = 2,23% * Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100% - Doanh lợi vốn CSH 2000 = x 100% = 30,75% - Doanh lợi vốn CSH 2001 = x 100% = 25,54% Từ kết quả tính toán trên ta có bảng 07: so sánh các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội năm 2000 - 2001. Bảng 07: Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng 2000 - 2001 Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2000 Năm 2001 1. Khả năng TT tổng quát 2. Khả năng TT hiện thời 3. Khả năng TT hiện nhanh 4. Hệ số nợ 5. Tỷ suất tự tài trợ 6. Tỷ suất đầu tư 7. Tỷ suất tài trợ TSCĐ 8. Vòng quay hàng tồn kho 9. Vòng quay khoản phải thu 10. Vòng quay vốn lưu động 11. Vòng quay toàn bộ vốn 12. Doanh lợi doanh thu 13. Doanh lợi tổng số vốn 14. Doanh lợi VCSH Lần Lần Lần % % % % Vòng Vòng Vòng Vòng % % % 1,08 1,33 0,03 92 8 0,57 0,13 23,58 3,89 3,34 1,22 1,8 2,2 30,75 1,1 1,29 0,01 90 10 0,55 0,18 16,31 3,79 3,18 1,33 1,68 2,23 25,54 Qua số liệu về các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta có một số nhận xét chung về tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty như sau: - Đối với nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta thấy rằng khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2001 tăng một chút so với năm 2000. Nhưng khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh lại có xu hướng giảm. Nếu xem xét kỹ hoá đơn ta có thể thấy khi TSLĐ tăng lên kịp thời thì các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng. Điều này chứng tỏ công ty chủ yếu dùng vốn vay ngắn hạn đề đầu tư cho TSLĐ. Việc sử dụng vốn vaty ngắn hạn để đầu tư cho TSLĐ là rất hợp lý. Tuy nhiên công ty cần phải có kế hoạch cho việc hoàn trả nợ đúng hạn, phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý và cân đối tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. - Đối với các chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài chính cho thấy hệ số nợ của công ty còn khá cao, mặc dù có xu hướng giảm vào cuối năm 2001. Điều này chứng tỏ vốn kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng. Đây là một hiện tượng không lành mạnh trong kinh doanh, rất dễ dàng đưa đến tình trạng mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị phụ thuộc và không được chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp, vốn tự bổ sung không lớn thì hiện tượng này rất khó tránh khỏi. Nhưng một cơ cấu nguồn vốn như vậy, nếu công ty quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, thì nó sẽ có tác dụng như một đòn bẩy tài chính, kích thích tăng doanh lợi vốn chủ sở hữ của công ty và ngược lại nếu công ty không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn trên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán thậm chí còn dẫn đến phá sản. Vấn đề đặt ra ở đây ngoài việc công ty cần phải tìm được các nguồn vốn vay ổn định, thời hạn dài để giảm bớt những rủi ro Công ty còn phải có những biện pháp nhằm quản lý nguồn vốn vay và sử dụng chúng sao cho có thể đem lại hiệu quả cao nhất. - Đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho thấy: duy nhất chỉ có vòng quay toàn bộ vốn năm 2001 lên một chút cho với với năm 2000. Còn lại các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu và vòng quay VLĐ đều giảm so với năm 2000 vòng quay hàng tồn kho là 23,58 vòng nhưng sang năm 2001 số vòng quay giảm xuống còn 16,31 vòng. Điều này cho thấy trong năm 2001 số hàng tồn kho của công ty tăng lên rất lớn so với năm 2000. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét nhằm giảm bớt số lượng vốn bị ứ đọng do hàng hoá chậm tiêu thụ. Đối với các chỉ tiêu về khả năng sinh lời cho thấy trong năm 2001 hầu hết các chỉ tiêu này đều giảm so với năm 2000. Trong đó giảm mạnh nhất là doanh lợi vốn chủ sở hữu, từ 30,75% năm 2000 xuống còn 25,54% năm 2001. Kết quả này phản ánh trong năm 2001 việc sử dụng vốn của công ty là chưa đem lại hiệu quả. Để có một cách nhìn toàn diện hơn nữa về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chúng ta cần phải gắn những kết quả mà công ty đã đạt được với mặt bằng chung của các doanh nghiệp Nhà nước khác hay các doanh nghiệp trong cùng ngành. Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty với các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp. Bảng 08: so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa Công ty gạch ốp lát với mức bình quân của các DNNN. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Công ty BQDNNN Công ty BQDNNN 1. Số vòng quay vốn 2. Số vòng quay VLĐ 3. Doanh lợi doanh thu 4. Doanh lợi tổng vốn 5. Doanh lợi Vốn CSH 1,22 3,34 1,8 2,2 30,75 1,5 2,6 3,1 2,9 33,7 1,33 3,18 1,68 2,23 25,54 2,3 3,1 2,3 2,3 35,4 Qua số liệu cho thấy: hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhìn chung còn nhiều mặt yếu kém. - Về các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho thấy số vòng quay toàn bộ vốn ở cả 2 năm 2000 và 2001 đều thấp hơn so với chỉ tiêu của các doanh nghiệp. Nhưng số vòng quay VLĐ trong 2 năm lại cao hơn so với mức bình quân chung. -Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời so với mức bình quân của các doanh nghiệp, các chỉ tiêu về doanh lợi tổng vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu trong 2 năm đều thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất còn quá cao, hiệu quả sử dụng các loại tài sản còn quá thấp và hơn nữa công ty chưa tận dụng hết khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội đang áp dụng các biện pháp chủ yếu sau trong việc tạo vốn kinh doanh: * Nhóm biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Gạch ốp lát Hà Nội cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác là phải hoàn toàn tự chủ trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do ý nghĩa quan trọng của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là ngành góp phần toạ ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống nhân dân và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, Nhà nước cũng đã rất quan tâm hỗ trợ phần nào số vốn kinh doanh cho công ty thông qua một số hình thức như: - Cấp bổ sung VLĐ Theo chế độ tài chính hiện hành, ngân sách Nhà nước cấp 30% vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước để hoạt động. Để đáp ứng VLĐ bổ xung kịp thời, công ty đã tính việc lập các phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh như dự án mở rộng Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, dự án nâng công suất sản xuất sản phẩm ... - Cấp bổ sung VCĐ Để được Nhà nước cấp VCĐ nhằm đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng TSCĐ, công ty đã tính việc đề nghị và giải trình yêu cầu sử dụng VKD đến các cơ quan Nhà nước có thẩm * Nhóm biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại . Xác định rằng do nguồn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn chế, không đáp ứng đủ kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay. Công ty đã tìm nhiều phương án tìm nguồn trong đó phải kết đến mối quan hệ với ngân hàng thương mại như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư phát triển… Chính vì vậy trong thời gian qua nguồn vốn huy động từ các nguồn vay dài hạn và ngắn hạn từ các ngân hàng của công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Hiện nay, việc cho vay của các tổ chức tín dụng được áp dụng theo quy chế "cho vay tín dụng" ban hành theo quyết định số 324/QĐ - NHNN ngày 30/9/1998 * Các biện pháp khai thác nguồn bên trong công ty. . Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phải phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn vay ngân hàng, chiếm khoảng 50 - 80% tổng số vốn huy động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng nguồn vốn có tính chất cố định và thường xuyên ở ngay bên trong doanh nghiệp. Đó là nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại. ý thức được vai trò và tầm quan trọng của hai nguồn này, trong thời gian vừa qua, công ty đã rất chú trọng và khai thác triệt để nguồn vốn trên. - Đối với nguồn khấu hao cơ bản: Vốn cố định của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư kinh doanh (chiếm 55,04%), do đó số khấu hao cơ bản tính hàng năm là rất lớn. Vì vậy việc khai thác và quản lý quỹ khấu hao luôn được quan tâm và chú ý trong việc sử dụng, tránh lãng phí sử dụng sai mục đích. Bảng 9: Khấu hao cơ bản tính các năm 2000 - 2001 Đơn vị: 1000đ STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1 2 3 Nguyên giá TSCĐ Khấu hao cơ bản Giá trị còn lại của TSCĐ 159.635.871 48.666.752 110.969.119 164.633.806 66.321.081 98.312.725 168.616.960 81.972.734 86.644.226 Theo số liệu trên, số khấu hao cơ bản trong năm là rất lớn. Nhưng do công ty đầu tư vào TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vay ngân hàng và vay các tổ chức khác. Thời gian vay chủ yếu là vay trung hạn nên phần lớn số khấu hao cơ bản được sử dụng để trả nợ ngân hàng. Số còn lại để đầu tư đổi mới là rất ít. Tuy nhiên do số lượng lớn về vốn khấu hao mỗi năm vì vậy nguồn đầu tư từ nguồn này là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đến sản xuất kinh doanh của công ty. Nguồn đầu tư từ lợi nhuận để lại. Từ khi thành lập, Công ty Gạch ốp lát Hà Nội làm ăn luôn có lãi. Năm 2000, tổng lợi nhuận của công ty là 5.147.233 (NĐ). Sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tính quỹ theo chế độ tài chính hiện hành, số lợi nhuận còn lại của công ty lên tới 3.847.233 (NĐ), con số này vào năm 2001 là 3.686.144 (NĐ). Với những kết quả đó, công ty giành được một số lương vốn từ lợi nhuận để lại để đầu tư sản xuất điều kiện. * Các biện pháp nhằm khai thác nguồn khác. Bên cạnh các biện pháp đã nêu trên, để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn chú trọng đến việc khai thác các nguồn vốn khác: nguồn phải trả cho công nhân viên; phải trả cho người bán; phải nộp Nhà nước. - Đối với các khoản phải trả cho người bán. Trong cơ chế thị trường thì việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhau là điều tất yếu. Nếu doanh nghiệp không chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác thì cũng vị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốnư. Tuy nhiên việc chiếm dụng vốn phải dựa trên chế độ kinh tế tài chính hiện hành và dựa trên các điều khoản của hợp đồng kinh tế giữa các bên. Trong thời gian qua, công ty đã rất năng động trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế, có các điều khoản tronghợp đồng kinh tế có lợi cho công ty. 2.2.3.Những mặt được và chưa được trong công tac tạo vốn kinh doanh tại công ty gạch ốp lát Hà Nội trong những năm vừa qua 2.2.3.1 Những điểm mạnh - Công ty có lực lượng cán bộ tài chính có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác và quản lý tài chính nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Chính vì vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của công ty hết sức thuận lợi. - Công tác lập kế hoạch tài chính được công ty quán triệt và thực hiện một cách nghiêm túc, có căn cứ khoa học. Kế hoạch tải chính đã trơ thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động tài chính nói chung của và hoạt động tổ chức quản lý nói riêng, được tiến hành một cách trôi chảy, góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra một cách liên tục, kịp thời và đảm bảo hanh toán các khoản nợ đúng hạn theo quy định. Thông qua việc thực hiện đẩy đủ nghiêm túc các kỹ thuật thu nộp và thanh toán, các điều khoản hợp đồng kinh tế với khách hàng và các khế ước vay nợ ký kết vớ chủ nợ nên công ty đã tạo được uy tín với các ngân hàng và việc huy động vốn có nhiều thuận lợi hơn. Công ty rất tích cực, năng động trong việc trong việc đa dạng hoá các nguồn vốn, từ những nguồn vốn có khối lượng lớn như các ngồn vay từ ngân hàng, cho đến các nguồn có khối lượng hạn chế như nguồn lợi nhuận để lại, nguồn vốn chiếm dụng... Nhờ vậy công ty đã huy động được một khối lượng vốn lớn, đồng thời cũng đảm bảo mức độ an toàn trong các nguồn huy động. Công ty cũng đã rất linh hoạt trong việc vận dụng các chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách liên quan đến tổ chứchuy động vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Tận dụng những ưu đãi của chế độ để huy động vốn kinh doanh đảm bảo không vi phạm kỷ luật thu nộp và thanh toán của chế độ tài chính. Nhừ vậy công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. 2.2.3.2. Những khó khăn trong công tác huy động vốn ở Công ty Gạch ốp lát Hà nội. Bên cạnh những thuận lợi, những điểm mạnh mà Công ty Gạch ốp lát Hà Nội đã có được, thực tế trong thời gian qua vẫn còn không ít những khó khăn và hạn chế đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục như: - Trong bối cảnh chung của nền kinh tế là thiếu vốn đầu tư, cũng như các doanh nghiệp khác trong cả nước, Công ty Gạch ốp lát Hà nội cũng ở trong tình trạng thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp tích cực, song thực tế cho thấy trong thời gian qua số vốn công ty huy động được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nhiều cơ hội kinh doanh có lợi đã bị bỏ qua, nhiều tiềm năng, lợi thế của công ty vẫn chưa được khai thác đúng mức. - Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của công ty, nguồn vốn huy động từ Ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, do yêu cầu hạ thấp rủi ro tín dụng nên các Ngân hàng cho vay vốn rất dè dặt. Đặc biệt là khi xảy ra hàng loạt các vụ bê bối tài chính liên quan đến các Ngân hàng trong những năm gần đây, thủ tục xét duyệt, cung cấp các khoản tín dụng của các Ngân hàng thương mại còn rất khắt khe và còn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. - Các nguồn vốn vay với khối lượng lớn, thời hạn dài, lãi suất thấp chưa được giành cho công ty. - Các điều kinh kiện khách quan trong nước, khu vực và trên thế giới cũng có ảnh hưởng tới việc huy động vốn của công ty. Các nguồn vốn vay liên doanh liên kết và các nguồn vốn vay nước ngoài chưa được thực hiện... Tổng hợp những ảnh hưởng đó đã gây ra không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công tác huy động vốn của công ty Chương 3 Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở Công ty gạch ốp lát Hà nội. 3.1 Những luận cứ về tạo lập vốn kinh doanh và phương hướng mục tiêu kinh doanh cho Công ty Gạch ốp lát Hà nội trong thời gian tới. 3.1.1. những luận cứ về tạo lập vốn kinh doanh. Công ty Gạch ốp lát Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh gốm xây dựng. Từ khi được chính thức thành lập theo quyết định số 284/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty có nhiệm vụ quan trọng là cùng với tổng công ty khôi phục và đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, giành lại thị phần đã bị hàng ngoại nhập chiếm lĩnh và bước đầu mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, ngay từ khi thành lập công ty đã được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy số vốn ngân sách Nhà nước cấp không đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của công ty. Vì vậy công ty đã phải chủ động trong việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cũng từ đó, hàng loạt các biện pháp kinh tế tài chính đã được công ty áp dụng và đem lại kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn. Song thực tế qua các năm cho thấy số lượng vốn mà công ty đã huy động được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động về sản xuất kinh doanh của công ty. Để có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho những năm tới, công ty cần phải đưa ra các giải pháp nhằm huy động một cách tối đa các nguồn vốn. Tuy nhiên để có thể đưa ra được các giải pháp cũng như việc thực hiện huy động vốn một cách có hiệu quả, công ty cần phải nắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh của mình, xác định được các nhu cầu về vốn, đồng thời phải nắm bắt về các chính sách kinh tế tài chính của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay cũng như nắm bắt được các điều kiện khách quan trong nước và quốc tế. * Chính sách kinh tế - tài chính của Đảng, Nhà nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế nước ta theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tới nay chúng ta đã tổng kết 15 năm đổi mới với kết quả đạt được rất đáng khích lệ, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, lạm phát được kiềm chế, đời sống nhân dân được cải thiện. Với sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vừa bế mạc vào ngày 22/4/2001 tại thủ đô Hà nội, Đảng và Nhà nước khẳng định cơ bản hình thành thể chế kinh tế thị trường XHCN trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001 - 2005. Có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân của sự thành công trong 15 năm đổi mới đó là chính sách kinh tế - tài chính cởi mở, thông thoáng của Đảng, Nhà nước đã ban hành trong thời gian vừa qua. Trong đó có các chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Chính những chính sách đó tạo ra một môi trường pháp lý lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong lĩnh vực tạo lập vốn kinh doanh, các chính sách của Đảng và Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ cao trong việc huy động vốn và đa dạng hoá các nguồn huy động. Đồng thời ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những chính sách tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp Nhà nước còn có những chính sách khác gián tiếp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn sản xuất kinh doanh như: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chính sách về tín dụng của các Ngân hàng Thương mại .... Tuy nhiên khi xem xét chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp còn cần phải tính đến những bất cập trong một số chính sách quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tạo lập vốn kinh doanh. Có như vậy mới nhìn nhận toàn diện về các chính sách kinh tế làm cơ sở cho các biện pháp thích hợp trong việc tạo lập vốn kinh doanh. * Các điều kiện khách quan trong nước và quốc tế. Trong một nền kinh tế thị trường mở, các sự kiện văn hoá - chính trị đều có ảnh hưởng quan trọng đến các doanh nghiệp. Đánh giá về các điều kiện thuộc về môi trường kinh doanh nhiều chuyên gia về kinh tế đều thống nhất rằng: năm 2002 và các năm tiếp theo môi trường kinh tế được cải thiện nhiều, tình hình kinh tế trong nước ổn định và tăng trưởng khá, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã được đẩy lùi. Nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển đã và đang quay trở lại khu vực Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp hồi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh .Đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn, các doanh nghiệp có thể tập trung vào các nguồn vốn từ bên ngoài. 3.1.2 Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã cố gắng hoàn thành kế hoạch năm 1996 - 2000. Đây là một giai đoạn tiếp tục đưa đất nước chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, xây dựng nước ta thành một nước Công nghiệp phát triển. Đối với công ty được thành lập vào tháng 5/1998, thời gian tuy ngắn nhưng đây cũng là một giai đoạn quan trọng để củng cố xây dựng và phát triển cho những giai đoạn tiếp theo. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song công ty đã cố gắng tận dụng mọi tiềm năng để hoàn thành kế hoạch, tạo bước đệm cho sự phát triển trong thời gian tới. Phương hướng và mục tiêu chung của công ty trong năm 2002 và những năm tới là công ty vẫn tập trung sản xuất hai loại sản phẩm chính là gạch ốp tường và gạch lát nền. Mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh trong và ngoài nước, không ngừng nâng cao chất lượng và sản phẩm, đa dạng hoá các chủng loại gạch phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao năng suất, giảm giá thành của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.....Trong thời gian tới công ty tiếp tục đầu tư theo chiều sâu như đổi mới công nghệ, đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2001 - 2005 công ty dự kiến tăng doanh thu bình quân 5%/năm, tốc độ tăng lợi nhuận 6%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 5%/năm. Để làm được điều đó công ty cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho công ty thực hiện kế hoạch đề ra. Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua một số năm, cùng với việc đưa ra những phương hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh cho những năm tới Công ty đã tiến hành lập kế hoạch và đưa ra một số chỉ tiêu cho năm 2002 như sau: - Sản lượng sản xuất : 4.500.000 m2 Trong đó: Gạch lát nền là 3.250.000 m2 Gạch ốp tường 1.250.000 m2 - Sản lượng tiêu thụ: 4.450.000 m2 Trong đó: Gạch lát nền 3.220.000 m2 Gạch ốp tường 1.230.000 m2 - Doanh thu tiêu thụ đạt: 275.445.550 (nđ) - Lợi nhuận thuần là: 6.392.000 (nđ) Lợi nhuận bổ sung là: 2.122.800 (nđ) Với những chỉ tiêu trên, căn cứ vào các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu, ta có thể dự đoán nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu như sau: Biểu tỷ lệ phần trăm trên doanh thu giữa các khoản mục có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với doanh thu Tài sản % Nguồn vốn % 1.Tiền 2.Các khoản phải thu. 3.Vật tư hàng hoá 4.Tài sản lưu động khác 1,2% 24,5% 1,9% 0,2% Phải trả nhà cung cấp Phải nộp ngân sách Phải thanh toán cho CNV 2,4% 4% 0,75% Cộng 27,8% Cộng 7,15% Như vậy cứ 100 đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên Công ty cần phải tăng 27,8 đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản và Công ty cũng chiếm dụng đương nhiên được 7,15 đồng vốn .Thực chất 100 đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp chỉ cần bổ sung là 27,8 – 7,15 = 20,65 đồng Vậy nhu cầu vốn cần bổ sung thêm cho kỳ kế hoạch là: ( 275.445.550 – 218.762.273 ) x 0,2065 = 11.705.096 (nđ) Công ty có thể dùng 2.122.800 (nđ) lợi nhuận để lại của doanh nghiệp để trang trải ,số vốn Công ty phải huy động từ các nguồn khác là: 11.705.096 – 2.122.800 = 9.582.296 (nđ) Ngoài ra công ty còn đưa ra một số các dự án sản xuất kinh doanh trong dài hạn như dự án nâng cao công suất sản xuất sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và khu vực; dự án mở rộng công ty gạch ốp lát Hà nội, dự tính năm 2003 thực hiện và năm 2004 sẽ đưa vào hoạt động. Các dự án trên đòi hỏi cần phải có một khối lượng vốn rất lớn. Để các dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch, công ty đang gấp rút lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, tìm đối tác và giải trình phương án nên Tổng Công ty và Nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo vốn cho việc điều hành các dự án này đang là một khó khăn rất lớn đối với công ty. 3.2 Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát Hà nội Với những chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua. Để có thể huy động tối đa những nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là một sinh viên khoa Tài chính - doanh nghiệp tôi xin được đưa ra một số giải pháp góp phần giúp công ty trong việc tạo lập vốn kinh doanh trong những năm tới. 3.2.1. Khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty cần tiếp tục khai thác tốt tiềm năng vốn vay cán bộ công nhân viên đảm bảo nguồn cung cấp vốn ngắn hạn có chi phí rẻ, cùng với vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng thương mại tạo đủ vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động. Vốn vay cán bộ công nhân viên từ trước đến nay vẫn chỉ được xem là nguồn phụ trợ, bổ sung cho vốn vay ngân hàng ngắn hạn. Tuy nhiên số vốn huy động được từ nguồn này không phải là nhỏ.Năm 2000,số vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên là 1.258.756(nđ), sang năm 2001 con số này lên tới 1.657.481.(nđ), tăng so vơi năm 2000 là 398.725 (nđ).Trong tương lai số vốn huy động đựơc từ nguồn này sẽ tăng lên hơn nữa. Song tư tưởng của các nhà quản lý công ty vẫn là nếu tình hình vay vốn ngân hàng khả quan công ty sẽ giảm huy động vốn vay từ cán bộ công nhân viên. Công ty nên tiến hành xem xét khả năng khai thác tối đa của nguồn này về số lượng cũng như thời gian đáp ứng, nếu có thể được công ty có thể thay đổi tư tưởng. Trong một vài năm tới khi công ty cần có thời gian để cải thiện tình hình tài chính, tạo bước đệm để phát triển vượt bậc. Khi ít có khả năng trong huy động vốn ngân hàng thì công ty có thể xem xét nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên là nguồn được ưu tiên khai thác. Tận dụng nguồn vốn vay nội bộ có chi phí rẻ lại linh hoạt sẽ có nhiều ưu thế hơn là cố gắng vay vốn ngân hàng phức tạp và thủ tục, chi phí lại cao hơn. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng tư tưởng này chỉ nên được áp dụng trong giai đoạn nhất định. Về lâu dài, vốn ngắn hạn chỉ có thể đáp ứng đủ từ nguồn vay ngân hàng. Bởi khi công ty phát triển đến mức độ nhất định vốn vay cán bộ công nhân viên không còn đủ khả năng tài trợ cả về quy mô và thời gian trong nhu cầu vốn. Qua xem xét thực trạng vay vốn cán bộ công nhân viên thấy rằng công ty có thể khai thác tiềm năng của nguồn vốn này trên khía cạnh là biến nó trở thành một nguồn dài hạn. Thực tế thấy rất nhiều cán bộ công nhân viên khi đáo hạn hoặc cho vay đã tiếp tục cuộc cả gốc lẫn lãi và gửi tiếp. Trong khi công ty đang cần vốn dài hạn, công ty có thể đưa thêm hình thức vay vốn với thời hạn một năm và tăng mức lãi suất một cách thích hợp để thu hút người gửi nhiều hơn. Mặc dù chi phí vốn sẽ tăng nhưng chi phí này sẽ thấp hơn chi phí vay dài hạn từ các nguồn khác và đổi lại công ty có được nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn nguồn vay ngắn hạn. 3.2.2.Nâng cao tính khả thi của dự án đầu tư, thực hiện việc huy động vốn thông qua việc vay vốn dài hạn của các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay thì Ngân hàng vẫn là kênh tạo vốn quan trọng thứ hai sau nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. Đây có thể coi là một biện pháp bổ sung vốn cho công ty một cách hữu hiệu và kịp thời. Công ty cần tiếp tục thiết lập duy trì mối quan hệ truyền thống sẵn có với các ngân hàng trong thời gian tới, công ty cần tăng vốn dài hạn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất vốn kinh doanh vì vậy công ty cần phải tận dụng các khoản vay dài hạn mang tính chất ưu đãi của các ngân hàng cũng như của các tổ chức quốc tế đầu tư uỷ thác qua ngân hàng. Muốn vậy công ty cần có những dự án kinh doanh hiệu quả đem lại lợi nhuận cao và đảm bảo được mọi chi phí trong đó có lãi vay, tạo được uy tín cho ngân hàng. Trong năm 2002 và những năm tới Công ty gạch ốp lát Hà Nội sẽ thực hiện các dự án như nâng cao công suất sản xuất, mở rộng Công ty gạch ốp lát Hà Nội.Với tình hình như hiện nay,các dự án này sẽ mang lại cho công ty nguồn thu nhập lớn và đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng . Tuy chiến lược vốn mới yêu cầu giảm tỷ lệ nợ, công ty vẫn phải đảm bảo huy động tốt nguồn vay ngắn hạn trong đó cần tăng khả năng vay ngắn hạn của các ngân hàng. Công ty cần tiếp tục thực hiện vay theo hình thức luân chuyển và vay theo món khi cần thiết. Để tăng cường khả năng huy động được nguồn vốn này, công ty cần phải cải thiện tình hình tài chính của mình, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ với ngân hàng thông qua việc thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn Hơn nữa, hiện nay các ngân hàng đưa ra các chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn mà không cần phải thế chấp tài sản mà cho vay theo dự án đầu tư khả thi. Khó khăn lớn nhất của công ty là công tác thẩm định dự án của các ngân hàng còn nhiều phức tạp và tiến độ thẩm định chậm. Chính vì vậy trong thời gian tới khi lập dự án đầu tư phải được thực hiện một cách chặt chẽ, có khoa học ngay từ đầu, chỉ những dự án thực sự khả thi mới được đề nghị cho vay vốn, tránh tình trạng đề nghị dàn trải gây khó khăn cho ngân hàng và làm mất uy tín của công ty. Công ty cũng có các dự án phải chủ động hơn và tích cực hơn trong việc phối hợp cùng ngân hàng thẩm định dự án như: cung cấp cho ngân hàng những tài liệu cần thiết, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc mà ngân hàng muốn làm sáng tỏ. Nếu gặp khó khăn không thể thanh toán đúng hạn thì phải giải trình rõ ràng cho ngân hàng để xin được gia hạn và đưa ra các giải pháp giải quyết một cách hợp lý 3.2.3. Khơi thông nguồn vốn thuê tài chính nhằm đẩy mạnh hơn việc đổi mới thiết bị công nghệ. Thuê tài chính là hình thức tín dụng chung và dài hạn trong đó người cho thuê chuyển giao tài sản thiết bị cho người thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Đổi lại người thuê phải trả một số tiền cho người cho thuê tương ứng với quyền sử dụng tài sản. Bên thuê sau khi có nhu cầu tiến hành lập dự án đầu tư và thẩm định tính khả thi của dự án. Sau đó bên thuê tìm nhà cung cấp thích hợp để tìm hiểu các tập tính về tài sản thiết bị và đề nghị bên cho thuê tài trợ. Tuỳ theo hình thức tài sản, thiết bị của bên cho thuê hoặc nhận từ người khác, bên cho thuê sẽ có những cách tài trợ thích hợp. Hình thức tín dụng thuê tài chính này giúp cho công ty khắc phục được một phần tình trạng thiếu vốn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. Đặc biệt hình thức này không đòi hỏi phải thế chấp tài sản. Hiện nay, hình thức tín dụng này ở nước ta còn khá mới mẻ, chỉ một số doanh nghiệp lớn mới có điều kiện áp dụng như VN AIRLINE....về khía cạnh pháp lý, nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ quy định những quy chế lao động, tạm thời của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Mặc dù mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn nhưng hình thức thuê tài chính đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp . Một số doanh nghiệp mặc dù vốn ít nhưng nhờ vào hình thức này đã sử dụng được các thiết bị hiện đại. Đối với công ty gạch ốp lát Hà nội, công ty đang có nhu cầu mua thêm dây chuyền công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị hiện đại. Song thực tế, công ty thiếu vốn dài hạn để thực hiện nhu cầu này. Nếu thực hiện theo hình thức thuê mua tài chính thì khắc phục được cả hai vấn đề là vốn và công nghệ hiện đại. Đây là hình thức tạo vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định đáp ứng được nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị mà lại làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Nó cũng là phương thức đổi mới toàn diện dây chuyền công nghệ tránh được tình trạng đổi mới chắp vá lắp ghép. Do đó sẽ giúp máy móc thiết bị phát huy hết công suất tạo sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Hết thời hạn thuê công ty có thể thuê mới các máy móc thiết bị tân tiến cung cấp sản phẩm luôn phù hợp với nhu cầu thị trường. Sở dĩ thời gian qua hình thức này chưa được áp dụng ở công ty là do thị trường thuê mua tài chính còn sơ khai, các công ty tài chính mới được thành lập. Trong thời gian tới, thị trường thuê mua tài chính sẽ phát triển. Công ty cần nghiên cứu xem xét áp dụng hình thức này vào hoạt động của mình. 3.2.4. Tăng cường huy động vốn thông qua liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. Đây là một hình thức vừa tăng vốn dài hạn, vừa đáp ứng yêu cầu của chiến lược vốn mới. Có thể kêu gọi vốn góp trong nước hoặc vốn góp nước ngoài. Thông thường gọi vốn nước ngoài sẽ có nhiều ưu thế hơn hẳn về quy mô vốn, thu hút được công nghệ máy móc trang thiết bị hiện đại. Song cần kêu gọi vốn liên doanh liên kết theo hình thức nào? Thực tế hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường chịu nhiều thua thiệt, phải bán lại phần vốn liên doanh cho phía nước ngoài. Vì vậy công ty nên thực hiện liên doanh liên kết theo hình thức ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh thực hiện một dự án mà không cần hình thành một pháp nhân. Trong thời gian tới công ty có kế hoạch thực hiện các dự án sản xuất như mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Công ty nên tìm đối tác nước ngoài có trình độ chuyên môn về lĩnh vực sản xuất này để có thể tận dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra sản phẩm có ưu thế về chất lượng và mẫu mã. Song khi áp dụng hình thức này công ty cần lưu ý khả năng dự án không thoả mãn theo yêu cầu về lợi tức của đối tác, phía đối tác sẽ giúp vốn liên doanh. Đây cũng là một thực tế thường thấy trong các doanh nghiệp liên doanh liên kết hiện nay. Khi dự án hoạt động không có hiệu quả, phía nước ngoài sẽ bán lại dây chuyền công nghệ cho bên Việt Nam. Đôi khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành người mua rẻ, các dây chuyền lạc hậu thông qua hình thức liên doanh. Công ty nên xem xét toàn diện về khía cạnh này. Cần xem xét thái độ và thiện ý của phía đối tác, các dây chuyền máy móc đầu tư , lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, thẩm định tài chính dự án một cách chính xác đầy đủ để xem xét tính khả thi của dự án cũng như phải chuẩn bị những phương án khi đối tác liên doanh rút vốn có thể gây những ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty. Kết luận Mỗi một vấn đề đều có tính cấp thiết và quan trọng của nó. Song tạo lập vốn là tiền đề, là cơ sở cho mọi hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội , hoạt động tạo lập vốn sẽ đem lại một lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần nhấn mạnh hoạt động tạo lập vốn ở đây không chỉ hiểu đơn thuần là việc gom được một lượng vốn thông qua các phương thức huy động vốn. Tạo lập vốn là việc bằng các phương thức huy động theo một chiến lược vốn, cơ cấu vốn phù hợp với tình hình doanh nghiệp có tính toán đầy đủ chi phí vốn để tạo ra một lượng vốn đúng thời điểm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng tốt lượng vốn huy động được. Ngược lại, việc sử dụng có hiệu quả vốn huy động sẽ khuyến khích hoạt động tạo lập vốn được tốt hơn. Xuất phát từ ý tưởng đó, trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã đưa ra, làm rõ và giải quyết một số vấn đề sau đây: Tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đòi hỏi có nhiều nỗ lực của chính bản thân công ty cũng như sự giúp đỡ hợp tác của các cấp, các ngành có liên quan. Chúng ta tin tưởng rằng mặc dù hiện thời còn nhiều khó khăn song công ty sẽ thành công trong hoạt động tạo lập vốn nói riêng và hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Hy vọng luận văn tốt nghiệp sẽ là một tài liệu tham khảo cho công tác tạo lập vốn tại công ty. Do thời gian có hạn và trình độ còn nhiều hạn chế nên luạn văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Hoàng Văn Quỳnh đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Chủ biên: TS. Trần Đăng Nam (Nhà xuất bản Tài chính). 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Nguyễn Quang Ninh (Nhà xuất bản Thống kê). 3. Quản trị Tài chính - Nguyễn Văn Thuận (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh). 4. Báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính trong ba năm 1998, 1999, 2000 của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội . 5. Các tạp chí: Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29832.doc
Tài liệu liên quan