Chuyên đề Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công ty cổ phần vận tải muối

Qua thời gian nghiên cứu lý luận, kết hợp với tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần vận tải muối, em nhận thấy rằng để thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh cần phải quan tâm tổ chức tốt công tác kế toán và phải coi việc hạch toán kế toán là sự cần thiết khách quan, nhằm quản lý chặt chẽ tài sản,vật tư, tiền vốn của mình.Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kết quả thu được sau quá trình sản xuất. Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ luôn được cải tiến, hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình biến động của chi phí, từ đó tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kế toán có vị trí quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí ở các khâu. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở công ty cổ phần vận tải muối tuy còn có một số hạn chế nhất định song với nỗ lực cố gắng cao của phòng kế toán việc hạch toán đầy đủ chi phí vẫn tiến hành thường xuyên liên tục đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, góp phần tích cực trong công tác quản lý doanh nghiệp.

doc70 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công ty cổ phần vận tải muối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong đó: - Q: Tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lưọng sản phẩm tiêu chuẩn. - Qi : Sản lượng sản xuất thực tế sản phẩm i - Hi : Hệ số kinh tế, kĩ thuật của sản phẩm i. * Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. DĐK + C - DCK x Qi Hi Zi = Q Zi Ji = Qi 3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau ( DN sản xuất ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất chè...) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. * Trình tự tính giá thành - Căn cứ vào tiêu chuẩn phân bổ hợp lý ( giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức ) và chi phí sản xuất đã tập hợp để tính tỷ lệ tính giá thành. Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm ( Theo từng khoản mục ) Tỷ lệ tính Z = x 100% Tổng tiêu chuẩn phân bổ ( Theo từng KM ) - Căn cứ tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục tính giá thành thực tế cho từng quy cách. Giá thành thực tế tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ giá từng quy cách Sp = của từng quy cách SP x thành ( Theo từng KM) ( Theo từng KM ) ( Theo KM) 4. Phương pháp loại trừ chi phí. Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp : + Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn tạo ra sản phẩm phụ. + Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. + Đối với phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ trị giá lao vụ cung cấp giữa các bộ phận sản xuất phụ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ sản xuất phụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm đã hoàn thành đảm bảo tiêu chuẩn hoặc sản phẩm, lao vụ của bộ phận sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận chính và các bộ phận khác. Kế toán căn cứ vào tổng chi phí đã tập hợp được sau đó loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về sản phẩm hỏng không được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ lẫn nhau trong nội bộ các phân xưởng sản xuất phụ. Công thức : Z = DĐK + C - DCK - CLT Trong đó : CLT : Chi phí cần loại trừ. Để đơn giản việc tính toán, chi phí cần loại trừ thường được tính như sau : + Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá thành kế hoạch hoặc giá có thể bán của sản phẩm phụ ( - ) lợi nhuận định mức. + Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế đã hao phí, khi tính phải lưu ý vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng. + Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất cung cấp lẫn nhau có thể tính theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương pháp đại số. 5. Phương pháp cộng chi phí. Phương pháp này áp dụng với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ ( như doanh nghiệp dệt, khai thác, cơ khí chế tạo... ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất hoặc từng công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. - Trình tự tính giá thành của phương pháp này: + Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất. + Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất theo công thức : Z = Trong đó : Ci : Là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất. 6. Phương pháp liên hợp. Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy...). Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí , phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ. 7. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kĩ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Trình tự tính giá thành : - Căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm. - Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức. - Khi có thay đổi định mức kinh tế kĩ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. - Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức sau: Giá thành sản = Giá thành + Chênh lệch do + Chênh lệch do xuất thực tế định mức thay đổi định mức thoát ly định mức 1.9.2 ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. Trên cơ sở phương pháp tính giá thành nói trên, kế toán cần lựa chọn và áp dụng phương pháp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp như : Đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm thường có quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã sản xuất hoàn thành của từng đơn đặt hàng hoặc loạt hàng. Kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng lô hàng hoặc từng đơn đặt hàng. + Đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. + Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối tháng phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp. Phương pháp tính giá thành: Tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn vị sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như : phương pháp giản đơn, phương pháp cộng chi phí , phương pháp tỷ lệ hay phương pháp liên hợp. 2. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuât phức tạp kiểu liên tục. Đối với loại hình doanh nghiệp này quá trình sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và tiếp tục như vậy cho đến khi tạo ra thành phẩm. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành thì tuỳ vào đặc điểm,tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm. Kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo. Phương pháp tính giá thành được ứng dụng là phương pháp cộng chi phí hoặc phương pháp liên hợp để tính giá thành. Chương II Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Công ty cổ phần vận tải muối 2.1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần vận tải muối 2.1.1. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần vận tải muối Công ty cổ phần vận tải muối là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải. Tiền thân của công ty cổ phần vận tải muối là Đoàn vận tải - Tổng công ty thực phẩm công nghệ. Được thành lập ngày 1/9/1970 có trụ sở tại 275 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội. Đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá các loại bằng các phương tiện vận tải là ô tô, xà lan trong phạm vi miền Bắc và một số tỉnh phía Nam. Tháng 11/1985, Đoàn vận tải - Tổng công ty thực phẩm công nghệ chuyển đổi thành xí nghiệp vận tải - Công ty muối, có trụ sở giao dịch - Hà Nội. Xí nghiệp có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá thực phẩm chủ yếu là muối từ nơi sản xuất đến các tỉnh miền núi phía Bắc bằng hai loại hình vận tải bằng ô tô và xà lan. Thực hiện nghị định 388/HĐBT, xí nghiệp được thành lập lại theo quyết định số 89/TM-TCCB ngày 11/12/1995 của Bộ Thương mại và được đổi tên thành xí nghiệp vận tải muối - Tổng công ty muối, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng công ty muối - Bộ Thương mại. Từ tháng 1/1988 xí nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cuối năm 1998, vì điều kiện khai thác vận tải đường sông gặp nhiều khó khăn, bị động, phương tiện lại quá lạc hậu, nên xí nghiệp đã thanh toán toàn bộ tàu và xà lan cho tập thể thuỷ thủ tự khai thác, kết thúc kinh doanh vận tải đường sông. Đến tháng 3/2002, xí nghiệp được chuyển đổi thành Công ty cổ phần vận tải muối theo quyết định số 2354/QĐ/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 0103000811 ngày 01/03/2002. Hiện nay Công ty có vốn pháp định là 771.047.059đ và số vốn điều lệ là 1.827.199.324đ. Trụ sở giao dịch: Xã Thanh Trì - huyện Thanh trì - Hà Nội Tài khoản giao dịch: 710A.050308 Mã số thuế: 0100102478 Trải qua quá trình hoạt động hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã tạo cho mình một phương thức hoạt động để có thể đứng vững trong cơ chế thị trường, đảm bảo thu nhập cho người lao động, tạo khí thế đoàn kết yên tâm công tác, hoàn thành tốt trách nhiệm được giao. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán. 1. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải muối Công ty cổ phần vận tải muối là một đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thế mạnh về cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động, nhằm vận chuyển muối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng vận tải ô tô. Đặc biệt là miền núi phía Bắc. Sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải muối là thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quy định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay là cung ứng cho thị trường những sản phẩm mà thị trường yêu cầu nhưng vẫn tuân thủ pháp luật. Ngoài ra công ty còn có nhiệm vụ như: - Thực hiện đầy đủ các chỉ thị của giám đốc và nhiệm vụ vận chuyển muối, tổ chức đầy đủ các kế hoạch đã được tổng công ty giao. - Từng bước hiện đại hoá máy móc thiết bị phương thức hoạt động, ổn định đội ngũ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất đáp ứng yêu cầu vận chuyển của công ty trong điều kiện mới, đủ khả năng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn của công ty. - Mở rộng các mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm bảo cân bằng thu chi hoàn thiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nâng cao đời sống cho người lao động. Các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty đều có liên quan, tác động lẫn nhau và cùng phục vụ cho một sản phẩm dịch vụ cuối cùng là tấn km (Tkm). 2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vận tải muối Đặc điểm của dịch vụ vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm vận tải là quá trình di chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác và được đo bằng các chỉ tiêu: Tấn/Km hàng hoá vận chuyển: người/km hành khách. Chỉ tiêu chung của ngành vận tải là tấn/km tính đổi. Công ty cổ phần vận tải muối quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hoá. Phương tiện vận chuyển và TSCĐ khác phục vụ cho vận chuyển vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện dịch vụ. Việc khai thác tiềm năng của công ty phụ thuộc khá lớn vào cơ sở hạ tầng và đường sá. Chính vì vậy công ty đã và đang đầu tư về trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng nhằm tạo chỗ đứng vững chắc của công ty trong cơ chế thị trường hiện nay. 2.1.3. Công ty tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp “Công ty cổ phần vận tải muối” Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn biến động và phải thực hiện nhiều cơ chế khác nhau. Vì vậy Công ty cổ phần vận tải muối phải thường xuyên thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm phù hợp với cơ chế tổ chức kinh doanh trong từng giai đoạn. Đặc điểm của sự thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đó là “Công ty cổ phần vận tải muối” đã được thực hiện theo 3 nguyên tắc: - Thứ nhất: Là mỗi cá nhân chỉ chịu trách nhiệm một cấp quản lý nhằm hạn chế các cấp trung gian quản lý. - Thứ hai: Là áp dụng cơ chế uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Thứ ba: Là thực hiện điều lệnh của kế toán trưởng. Nói tóm lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo quy mô trực tiếp từ ban giám đốc xuống các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Ban lãnh đạo của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Phòng tổ chức hành chính, Phòng nghiệp vụ, Phòng kế toán, Đội xe, xưởng sửa chữa. Sơ đồ: Tổ chức quản lý bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Nghiệp vụ Phòng Kế toán Đội xe Xưởng sửa chữa Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty tổ chức vận tải muối là: 46 người trong đó có 21 lái xe, 5 công nhân sửa chữa MMTB, còn lại là nhân viên quản lý. Giám đốc là người chịu mọi trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và mọi thành viên trong công ty. Giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc được phân công một số lĩnh vực công tác, một kế toán trưởng và một trưởng phòng chịu trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn đội xe thực hiện theo đúng yêu cầu của giám đốc và chế độ chính sách của nhà nước. Đội xe có trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động theo kế hoạch của giám đốc giao, đồng thời báo cáo thông tin kịp thời về các mặt hoạt động sản xuất với giám đốc. * Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần vận tải muối Một sản phẩm hoàn chỉnh của công ty là: Công ty giao cho đội xe đi lấy muối từ các tỉnh như: Công ty muối của Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Cầu Giát... vận chuyển đến các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ như:Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái... Ngoài ra Công ty còn chở hợp đồng theo nhu cầu của khách hàng. * Tổ chức kế toán trong doanh nghiệp Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối nhỏ cho nên công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung một cấp, với đội ngũ kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phát huy hết vait rò của phòng kế toán nói chung và của từng nhân viên kế toán nói riêng. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty. Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán ngân hàng lương và BHXH Kế toán công nợ và kho Kế toán CP và giá thành sản phẩm Phòng kế toán có 5 người, làm việc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc, các nhân viên kế toán hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng. * Nhiệm vụ của các thành phần kế toán - Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, có trách nhiệm giám sát các hoạt động về tài chính để đảm bảo các hoạt động đều được thực hiện theo đúng các chính sách thể chế nhà nước ban hành. Ngoài ra còn phải xay dựng các loại kế hoạch giải ngan, kế hoạch sử dụng các quỹ doanh nghiệp, phân tích các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp theo quý để giúp ban giám đốc có những quyết định hiệu quả trong quá trình quản lý vốn và tài sản. - Thủ quỹ có nhiệm vụ thu chi tiền mặt cuối ngày ghi sổ quỹ để rút số dư tồn quỹ cuối ngày. - Kế toán ngân hàng lương và bảo hiểm xã hội: có nhiệm vụ theo dõi thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, cuối tháng lên bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội. - Kế toán công nợ và kho: theo dõi công nợ, tạm ứng của lái xe, phiếu thu cố định và tạm ứng của cán bộ công nhân viên, tình hình nhập, xuất dầu máy trong kho. - Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm có nhiệm vụ tập hợp phí và tính giá thành sản phẩm theo từng quý, từng năm. * Nhiệm vụ của phòng kế toán là: - Cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình kinh tế tài chính của công ty, nhằm mục đích giúp giám đốc điều hành quản lý các hoạt động kinh tế tài chính của công ty đạt kết quả cao. - Phản ánh toàn bộ số tài sản hiện có cũng như sự vận động của tài sản ở đơn vị, qua đó quản lý được chặt chẽ và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản đó. - Phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh cũng như những kết quả mà hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, nhằm kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tự bù tự đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh. - Phản ánh từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản giúp cho việc kiểm tra giám sát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. Mỗi bộ phận kế toán tuy có chức năng và nhiệm vụ riêng song lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong công tác kế toán chung toàn công ty. * Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần vận tải muối Do tính chất đặcđiểm kinh doanh của cong ty là vận tải hàng hoá nên công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Để giám sát và quản lý chặt chẽ và để hạch toán chi tiết cho từng đầu phương tiện nên công tác kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trng từ khâu ghi chép đến khâu tổng hợp và lập báo cáo. Với hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ đã áp dụng nguyên tắc: kết hợp việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Ngoài ra công ty còn kết hợp việchạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sơ đồ hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra 2.2. Thực tế công tác kế toán của Công ty cổ phần vận tải muối 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Tại Công ty cổ phần vận tải muối, sản phẩm của doanh nghiệp là tấn/km thông qua tấn hàng vận chuyển. Chính vì vậy, việc hạch toán chi phí và tính giá thành theo từng hợp đồng một, mà cứ cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các chi phí phát sinh trong tháng theo yếu tố chi phí rồi chuyển vào TK631 "Giá thành sản phẩm". Do đặc điểm kinh doanh của công ty là vận chuyển muối hoặc các mặt hàng tiêu dùng khác từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nên chỉ tiêu chi phí kinh doanh của công ty bao gồm chi phí trực tiếp và CPQLDN mà không tồn tại chỉ tiêu chi phí bán hàng. Giá thành sản phẩm tại công ty được tính theo công thức sau: = + Chi phí dịch vụ tại Công ty cổ phần vận tải muối được hạch toán theo nơi phát sinh chi phí (đội xe). Việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ được thực hiện theo phương pháp giản đơn. Do đặc điểm cơ bản của hoạt động vận tải là không có sản phẩm dở dang, nên giá thành sản phẩm chính là tổng chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí trực tiếp và chi phí quản lý doanh nghiệp). 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.1. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí Như đã trình bày ở trên, do hoạt động bốc xếp không có sản phẩm dở và việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ được thực hiện theo phương pháp giản đơn, nên quá trình hạch toán và tổng hợp chi phí cũng chính là quá trình tính giá thành sản phẩm dịch vụ vận chuyển. Quá trình hạch toán chi phí phát sinh trong tháng được thực hiện theo phương pháp kiểm tra định kỳ, hạch toán chi phí theo yếu tố và được phân định thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên, nhiên liệu, vật liệu, sử dụng trực tiếp cho hoạt động vận chuyển hàng hoá. - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí quản lý doanh nghiệp Dưới đây em xin trình bày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 10 năm 2002 có liên quan đến trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vận tải muối. 1. Kế toán chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp Do việc vận chuyển hàng hoá và muối của Công ty cổ phần vận tải muối được thực hiện chủ yếu bằng ô tô, nên nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng chủ yếu để phục vụ loại phương tiện chuyên chở này được chia làm hai loại là: Dầu nhờn Total và dầu Diezen. Ngoài các nguyên, nhiên, vật liệu như đã kể trên, để phục vụ cho hoạt động vận chuyển còn phải sử dụng như bình điện, bạt che hàng và săm lốp dùng cho ô tô được gọi là công cụ dụng cụ. Tại Công ty cổ phần vận tải muối theo dõi tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo giá hạch toán. Khi xuất dùng thì tính theo giá thực tế. Việc tính giá vật liệu xuất dùng theo giá thực tế được tiến hành trên bảng kê số 3, căn cứ vào: + Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK 111, Nợ TK 152, 153 + Nhật ký chứng từ số 2: Ghi có TK 112, Nợ TK 152, 153 + Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK 331, Nợ TK 152, 153 + Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có TK 141, Nợ TK 152, 153 Tất cả các chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp và công cụ dụng cụ được tập hợp vào TK621 "Chi phí vật liệu". Phiếu xuất kho Liên 1: Tài chính Ngày 25 tháng 6 năm 2003 Nợ TK 621 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Anh Pha Lý do xuất kho: Thay dầu định kỳ xe 29H 60-63 Xuất tại kho: Anh Thuận Đơn vị: đồng Số TT Tên, nhãn hiệu Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Dầu nhờn Total Thùng 32 231.000 7.392.000 2 Diesel Lít 12.095 4.100 49.589.500 Cộng 56.981.500 - Khi vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất kinh doanh, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621 56.981.500 Có TK 152 56.981.500 - Khi tạm ứng cho nhân viên đi mua nguyên vật liệu, kế toán định khoản vào sổ Nhật ký chứng từ số 1 như sau: Nợ TK 141 18.725.800 Có TK 111 18.725.800 Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất TK ghi Có TK ghi Nợ TK152 TK334 TK 338 TK214 TK331 Cộng có TK TK 621 56.981.500 56.981.500 TK 622 32.433.600 7.784.064 40.217.664 TK 627 76.646.200 561.017 77.207.217 Cộng 56.981.500 32.433.600 7.784.064 76.646.200 561.017 174.406.381 - Khi thanh toán tạm ứng kế toán định khoản vào Nhật ký chứng từ số 1 như sau: Nợ TK 621 75.707.300 Nợ TK 133(1) 7.570.730 được khấu trừ Có TK141 83.278.030 Cuối tháng kế toán tổng hợp, phân loại chứng từ có liên quan đến việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu để lập bảng chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Từ bảng chi phí này, kế toán lấy số liệu ghi vào sổ cái tài khoản 627 và vào Nhật ký chứng từ số 7 "chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố". Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành. Nợ TK 154 75.707.300 có TK 621 75.707.300 Sổ Cái TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số dư đầu năm N C Số hiệu TK ghi Có đối ứng với bên Nợ TK bên này Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng TK 111 18.725.800 TK 152 56.981.500 Cộng phát sinh N 75.707.300 C 75.707.300 Số dư cuối tháng 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần vận tải muối là các khoản lương chính, lương phép, phụ cấp và các khoản khác. Ngoài ra còn được tính vào chi phí nhân công bao gồm các khoản đóng góp tính theo tỷ lệ quy định hiện hành: Mức lương tối thiểu của 1 công nhân là 290.000đ/tháng BHXH: 15% lương cơ bản BHYT: 2% lương thu nhập KPCĐ: 2% lương thu nhập Bảng lương và tiền đóng BHXH, BHYT 6% của CNV khối văn phòng tháng 6 năm 2003 bảng lương và tiền đóng BHXH, BHYT 6% của công nhân viên STT Họ và tên Hệ số lương Tiền hàng tháng Tiền nộp BHXH- BHYT I Giám đốc 1 Trần Văn Lâm 4,98 1.444.200 86.652 2 Phạm Ngọc Định 4,60 1.334.000 80.040 9,58 2.778.200 166.692 Phòng Tổ chức - HC 3 Triệu Duy Khánh 3,12 904.800 54.288 4 Phạm Viết Chung 2,12 614.800 36.888 5 Hoàng Thị Hợp 2,18 632.200 37.932 6 Đỗ Xuân ích 2,73 791.700 47.502 7 Đinh Quốc Tuấn 2,18 632.200 37.932 8 Ngô Văn Lý 2,34 678.600 40.716 9 Trần Đức Thông 2,92 746.800 50.808 10 Bùi Văn Lương 2,34 678.600 40.716 11 Nguyễn Văn Khoa 1,96 568.400 34.104 21,89 6.348.100 380.886 Phòng Kế toán 12 Trần Khắc Vối 4,60 1.334.000 80.040 13 Nguyễn Thị Mai 2,46 713.400 42.804 14 Nguyễn Thị Xắm 2,55 739.500 44.370 15 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 2,02 585.800 35.148 16 Nguyễn Thị Thu Hiền 1,46 423.400 25.404 13,09 3.796.100 227.766 Phòng Kinh doanh 17 Trương Văn Du 3,62 1.049.800 62.988 18 Ngô Quí Đôn 3,18 922.200 55.332 19 Phạm Xuân Hùng 2,94 852.600 51.156 20 Nguyễn Văn Thuận 1,92 846.800 50.808 12,66 3.671.400 220.284 Đội xe 21 Ngô Duy Pha 2,30 667.000 40.020 22 Ngô Văn Thắng 2,92 846.800 50.808 41 Mai Xuân Cường 2,40 696.000 41.760 54,62 15.839.800 950.388 Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK622 "Chi phí nhân công trực tiếp" tại đội xe công nhân được hưởng lương theo doanh thu (lương theo sản phẩm) đơn giá tiền lương thường được xây dựng từ đầu năm tài chính và được tổng công ty duyệt. Cuối kỳ kết chuyển CFNCTT sang TK154 Nợ TK 154 40217664 Có TK622 40217664 Công tác hạch toán cụ thể như sau: Tại đội xe, hàng tháng thống kê đội chấm công và lập bảng thanh toán lương. Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu và bảng thanh toán lương (bao gồm: lương chính, phụ cấp phải trả công nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ) để tập hợp chi phí và ghi: Nợ TK622 32.433.600 - Tổng số lương phải trả Có TK334 32.433.600 - Phải trả công nhân viên Các khoản trích theo lương tính vào chi phí Nợ TK622 7.784.064 Có TK 338 (3382,3383,3384) 7.784.064 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành. Nợ TK 154 40.217.664 Có TK 622 40.217.664 Sổ Cái TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp Số dư đầu năm N C Số hiệu TK ghi Có đối ứng với bên Nợ TK bên này Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng TK 3382 648.672 TK 3383 6.486.720 TK3384 648.672 TK 334 32.433.600 Cộng phát sinh N 40.217.664 C 40.217.644 Số dư cuối tháng N C 3. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi bộ phận thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục khác nhau. Các khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính gián tiếp với từng dịch vụ. Thực tế hạch toán chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần vận tải muối sử dụng tài khoản 627 chi tiết theo tài sản cấp II. Tài khoản 6274: chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6278: Các chi phí khác bằng tiền Dưới đây em xin trình bay phương pháp hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty cổ phần vận tải muối. a) Khấu hao TSCĐ Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, có hoạt động chính là vận chuyển muối và hàng hoá, hoạt động này được thực hiện bằng ô tô là chủ yếu nên chi phí khấu hao TSCĐ của công ty cũng khá lớn. Để phản ánh tình hình và phân bổ khấu hao vào chi phí vận chuyển, kế toán sử dụng TK6274 "chi phí khấu hao". Để tính khấu hao của các phương tiện, kế toán sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính, tức là căn cứ vào nguyên giá, phương tiện và tỷ lệ hao mòn mà Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải đã quy định cho từng loại phương tiện để tính khấu hao (hay còn gọi là khấu hao theo thời gian sử dụng). Theo quyết định số 166/1999QĐ-BTC ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các phương tiện chuyên trở có thời gian sử dụng tối thiểu là 6 năm và tối đa là 10 năm. Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá và số năm sử dụng các phương tiện, kế toán lập bảng chi tiết phát sinh khấu hao của từng tháng. Mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ được xác định theo công thức: = = Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: Căn cứ vào bảng kê chi tiết phát sinh khấu hao hàng tháng, kế toán ghi: 74.646.200 Nợ TK 6274 Chi phí khấu hao Có TK 214 Hao mòn TSCĐ Cuối tháng kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Số liệu lấy từ bảng chi tiết phát sinh, công thức tính như sau: = + - Nợ TK 627 74.646.200 Có TK214 74.646.200 b) Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài tại Công ty cổ phần vận tải muối bao gồm chi phí sửa chữa TSCĐ, nước, phục vụ cho việc vận chuyển. Chi phí mua ngoài được hạch toán vào TK6277 như sau: Căn cứ vào các hoá đơn của người bán về các khoản dịch vụ và sử dụng cho sản xuất chung kế toán ghi: Nợ TK 627 (6277) 21.516.000 Nợ TK133 (1331) 2.151.600 Có TK 111,112,331 (23.667.600) TK 111 11.908.000 TK 112 11.198.583 TK 311 561.017 - Hạch toán chi phí phải trả (chi phí sửa chữa TSCĐ) Chi phí phải trả là những chi phí đã được ghi nhận là những chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, nhưng thực tế chưa phát sinh được trích trước cao giá thành nhằm làm cho chi phí dịch vụ không bị biến động lớn giữa các kỳ. Các khoản chi phí phải trả được theo dõi, phản ánh trên TK335: "Chi phí phải trả". Tại công ty, kế toán sử dụng TK335 để hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi trích chi phí sửa chữa TSCĐ kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627 13.905.000 Có TK 335 13.905.000 c) Hạch toán chi phí bằng tiền khác Ngoài những khoản chi phí chủ yếu như đã nêu trên, tại Công ty cổ phần vận tải muối còn phát sinh một số chi phí khác như: - Chi phí tiền ăn ca - Chi phí sửa chữa đột xuất (sửa chữa nhỏ) - Chi phí làm thêm giờ, chi thưởng Các khoản chi phí này đều được hạch toán vào TK6278 "Các chi phí bằng tiền khác". Khi phát sinh chi phí kế toán định khoản vào nhật ký chứng từ số 1 như sau: Nợ TK 6278 (các chi phí bằng tiền) Có TK111: Số tiền phải trả. Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở Nhật ký chứng từ số 1 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7 và ghi vào sổ cái TK627: 21.516.000 - "chi phí sản xuất chung". Tiền lương quản đốc (quản lý phân xưởng) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK154 Nợ TK 154 40.242.729 Có TK 627 40.242.729 Sổ Cái TK 627 Chi phí sản xuất chung Số dư đầu năm N C Số hiệu TK ghi Có đối ứng với bên Nợ TK bên này Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng TK 111 21.516.000 TK 334 74.646.200 TK3382 244.992 TK 3383 1.837.440 TK 3384 244.992 TK 2141 12.249.600 Cộng phát sinh N 196.569.062 C 196.569.062 Số dư cuối tháng N C d) Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng bao gồm các chi phí cho nguyên, nhiên, vật liệu, tiền lương và các khoản phụ cấp, khấu hao TSCĐ, dịch vụ mua ngoài Sử dụng cho các phòng, ban quản lý: Chi phí quản lý doanh nghiệp được hạch toán vào TK642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" Công tác hạch toán như sau: - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng tính và khấu hao TSCĐ Từ những số liệu của các bảng trên, kế toán đưa vào sổ cái TK642. e) Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ Từ những số liệu đã tính toán được về các khoản chi phí phát sinh tháng kế toán đã tập hợp tất cả các khoản chi phí đã phát sinh vào Nhật ký chứng từ số 7. Đối tượng tính giá thành tại Công ty cổ phần vận tải muối là tấn km thong qua tấn hàng hoá vận chuyển được tính theo chỉ tiêu giá thành toàn bộ, công thức tính như sau: = + Các chi phí này đều được thể hiện trong bảng Nhật ký chứng từ số 7 tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Bảng tính giá thành dịch vụ vận chuyển Tháng 6 năm 2003 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đội xe Nguyên vật liệu trực tiếp 75.707.300 Nhân công trực tiếp 40.217.664 Chi phí sản xuất chung 196.569.062 Chi phí quản lý doanh nghiệp 57.313.414 Cộng 369.807.440 - Giá thành đơn vị của đội xe: 369.807.440 / 56.850 (tấn) = 6.504,9 đồng/tấn km Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ vào TK631 "Giá thành sản xuất" . Sau đó lại chuyển toàn bộ các chi phí từ TK154 sang tài khoản 632 "Giá vốn hàng vận tải". Việc hạch toán được tiến hành như sau: Bút toán 1 Nợ TK 154 312.494.026 Có TK 622 40.217.664 Có TK 627 196.569.026 Có TK 621 75.707.300 Bút toán 2: Nợ TK 632 312.494.026 Có TK 154 312.494.026 Công ty cổ phần vận tải muối không tiến hành giá thành đơn vị cho từng tấn thông qua, do đó doanh nghiệp cũng không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp mà kết chuyển toàn bộ chi phí vào TK632 "Giá vốn hàng vận tải". Sổ Cái TK 154 Giá thành sản phẩm Số dư đầu kỳ N C Số hiệu TK ghi Có đối ứng với bên Nợ TK bên này Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tổng cộng TK 621 75.707.300 TK 622 40.217.664 TK627 196.569.062 Cộng phát sinh N 312.494.026 C 312.494.026 Số dư cuối tháng N C Chương III Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần vận tải muối 3.1. Đánh giá thực trạng về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính. Có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, kế toán nói chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ nói riêng là một lĩnh vực gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế của doanh nghiệp. Bởi vậy hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp dịch vụ là một tất yếu khách quan, luôn được coi trọng, góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ và thúc đẩy mạnh mẽ công việc cải cách hệ thống kế toán của nhà nước. Công ty cổ phần vận tải muối từ khi được thành lập đến nay, đã định hướng đúng đắn về mục đích, nhiệm vụ trong quản lý, tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán kế toán phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của doanh nghiệp, đặc điểm của ngành dịch vụ trong lĩnh vực lưu thông, đảm bảo đúng nguyên tắc, qui định về hạch toán kế toán. Công ty đã chú trọng tới việc quản lý và sử dụng người lao động một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời không ngừng nâng cao phương tiện vận chuyển, tìm hiểu rút kinh nghiệm trong công tác quản lý. Với số vốn không phải là lớn. song với những thành tựu và kết quả đã đạt được trong sản xuất kinh doanh, nhất là sự đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, trong đó có sự đóng góp tích của cực của phòng kế toán thống kê của doanh nghiệp. Qua những kiến thức đã được tiếp thu trong sách vở và sự giảng dạy truyền đạt của thầy, cô giáo trong trường cũng như qua quá trình tìm hiểu thực té tại Công ty cổ phần vận tải muối, em xin đưa ra một số nhận xét và đề xuất của cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vận tải muối như sau: 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác kế toán Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần vận tải muối rất phù hợp với chức năng và yêu cầu quản lý tại công ty, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng nhân viên kế toán. Cách phân công công việc và từng phần cho nhân viên kế toán làm cho trình độ chuyên môn hoá của từng nhân viên kế toán được nâng cao. Việc bố trí cán bộ cho kế toán nói chung và kế toán tập hợp, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng được hoàn thiện. Tổ chức bộ máy kế toán có nề nếp, hầu hết các phần hành kế toán đã được sử dụng trên máy vi tính nên phần nào đã giúp cho công tác kế toán hoàn chỉnh. Cuối mỗi tháng phòng kế toán đều tiến hành kiểm kê nhiên, nguyên vật liệu tồn kho một cách nghiêm túc và lập biên bản kiểm kê theo đúng quy định, chính vì vậy mà các số liệu có liên quan đến nguyên, nhiên liệu là rất chính xác và đáng tin cậy. Việc tính lương và các khoản phụ cấp được kế toán thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Tài chính. Các chi phí bằng tiền nói riêng và các chi phí khác nói chung có liên quan đến việc phục vụ cho dịch vụ vận chuyển và quản lý doanh nghiệp đều có chứng từ hợp pháp, hợp lệ để chứng minh và được phòng kế toán lưu giữ cẩn thận. Nhìn chung, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty cổ phần vận tải muối là khá hoàn chỉnh. Công tác tính toán, tập hợp chi phí chính xác và kịp thời, luôn đáp ứng với yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo công ty. 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những thành tựu đã nêu ở trên thì công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vận tải muối vẫn còn một số vấn đề chưa được hoàn chỉnh. Một là, tại công ty chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp dùng cho dịch vụ vận tải kế toán hạch toán vào TK6272. Theo quy định TK6272 là tài khoản được dùng để tập hợp chi phí vật liệu xuất dùng tại các phân xưởng hay bộ phận gián tiếp phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ. Như vậy việc tập hợp chi phí nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp vào TK6272 là không đúng với nội dung hạch toán. Chi phí này phải được tập hợp vào TK621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" rồi từ đó kết chuyển sang TK631 "Giá thành sản xuất". Hai là, một số chi phí chưa được tập hợp đúng thời điểm phát sinh cũng như được tập hợp đúng thời điểm phát sinh cũng như chưa đúng với nội dung của chi phí. Chẳng hạn như những chi phí phát sinh từ tháng 1,2 đến tháng 3 kế toán mới tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh của cả ba tháng và tính vào chi phí của tháng 3. Việc hạch toán như vậy là không chính xác, dẫn đến việc giá thành không đúng theo ý kiến của em thì có chi phí phát sinh nào của tháng nào thì phải tính vào tháng đó để việc tính giá thành được chính xác hơn. Chẳng hạn như chi phí phát sinh của tháng 1 thì tính chi phí và tính giá thành ở tháng 1. Còn chi phí phát sinh của tháng 2 thì tính chi phí và giá thành ở tháng 2 chứ không nên tổng hợp chi phí phát sinh của cả 3 tháng rồi tính giá thành. Nếu chúng ta làm như vậy sẽ hay gây ra sự nhầm lẫn trong việc hạch toán. Trên đây là một vài nhận xét về công tác kế toán đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần vận tải muối mà em nhận thấy qua quá trình thực tập. Với thời gian ngắn thực tập tại công ty, em không nghĩ là có thể thay đổi được cách thức hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách hiện nay của công ty mà đây chỉ là một vài ý kiến nhận xét cá nhân em, với hy vọng đó sẽ là những ý kiến đóng góp một phần rất nhỏ trong quá trình hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán của công ty. 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại Công ty cổ phần vận tải muối Chúng ta đều biết mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là đều hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận, không ngừn nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục đích này các doanh nghiệp phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp từ khâu tổ chức đến khâu quản lý. Song một trong những biện pháp cơ bản, quan trọng và có hiệu quả là giảm thiểu đến mức có thể các chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc tăng cường quản lý và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề quan trọng, đây cũng là vấn đề đã, đang và sẽ được ban lãnh đạo của công ty đặc biệt quan tâm. Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty em thấy công tác này được tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý. Thế nhưng trong quá trình hội nhập từng bước, với cơ chế mới, không thể tránh khỏi những bất cập trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập tốt nghiệp tại công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến có thể góp phần hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty. Kiến nghị 1: Đối với chi phí phát sinh như săm lốp trong nhiều tháng được thể hiện như sau: - Trường hợp các chi phí thực tế phát sinh như săm lốp hàng tháng, kế toán có thể hạch toán vào TK 142 rồi sau đó phân bổ dần cho các kỳ tiếp theo, đây được gọi là chi phí trả trước. Khi phát sinh các khoản chi phí trả tước. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể kế toán ghi: Nợ TK 1421: Chi phí trả trước thực tế phát sinh Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111,112,331: Các khoản phải trả bằng tiền hoặc sẽ phải trả Có TK 152, 153: Giá trị vật liệu xuất dùng Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch phân bổ chi phí trả trước, tiến hành chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng chịu chi phí. Làm như vậy là vừa đảm bảo cho giá thành dịch vụ khỏi đột biến tăng khi những khoản chi phí này phát sinh. Kiến nghị 2: Đối với công tác sửa chữa lớn TSCĐ thì chúng ta dựa trên cơ sở của việc kiểm tra xem xét mỗi loại phương tiện vận tải để đánh giá chính xác thực trạng của chúng, xác định những hàng hoá có thể xảy ra trong kỳ kinh doanh tới và nguồn chi phí sẽ phải bỏ ra để sửa chữa. Khi xác định nguồn chi phí phải gắn với giá cả của thị trường và những thay đổi giá của chúng. Nếu thấy xuất hiện mức chi phí lớn thì kế toán phải trích nguồn sửa chữa lớn trong mỗi kỳ hạch toán để nhằm ổn định trong mỗi kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 627 Có TK 335 kết luận ~~~~~~******~~~~~~~ Qua thời gian nghiên cứu lý luận, kết hợp với tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần vận tải muối, em nhận thấy rằng để thực hiện nhiệm vụ hạch toán kinh doanh cần phải quan tâm tổ chức tốt công tác kế toán và phải coi việc hạch toán kế toán là sự cần thiết khách quan, nhằm quản lý chặt chẽ tài sản,vật tư, tiền vốn của mình.Bằng công cụ kế toán, các nhà quản lý trực tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiến hành kiểm soát toàn bộ tình hình tài chính, tình hình sản xuất và kết quả thu được sau quá trình sản xuất. Để phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán và đặc biệt là kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ luôn được cải tiến, hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình biến động của chi phí, từ đó tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Kế toán có vị trí quan trọng trong việc quản lý chặt chẽ chi phí ở các khâu. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ ở công ty cổ phần vận tải muối tuy còn có một số hạn chế nhất định song với nỗ lực cố gắng cao của phòng kế toán việc hạch toán đầy đủ chi phí vẫn tiến hành thường xuyên liên tục đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, góp phần tích cực trong công tác quản lý doanh nghiệp. Với tìm hiểu nghiêm túc sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần vận tải muối em đã thực sự học hỏi được mhiều điều bổ ích về kiến thức thực tế. Đồng thời em cũng nhận ra rằng việc chuẩn bị hành trang cho tương lai chỉ có lý thuyết thì chưa đủ mà còn phải áp dụng lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt để phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Bích Nga cùng các bác, các cô chú trong phòng kế toán thống kê của công ty cổ phần vận tải muối đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. mục lục lời nói đầu 1 Chương I. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3 1.2. Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 3 1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất 3 1.2.2. Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 3 1.3. ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 6 1.4. Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 7 1.4.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 7 1.4.2. Phân loại giá htành sản phẩm 8 1.5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm 9 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9 1.6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10 1.7. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 11 1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 11 1.8. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang cuối kỳ 11 1.8.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi píh nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 12 1.8.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 13 1.8.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức 14 1.9. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 14 1.9.1. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 14 1.9.2. ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 20 Chương II. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp công ty cổ phần vận tải muối 22 2.1. Đặc điểm chung của công ty cổ phần vận tải muối 22 2.1.1. Quá tình phát triển của công ty cổ phần vận tải muối 22 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kế toán 23 2.1.3. Công ty cổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp công ty cổ phần vận tải muối 24 2.2. Thực tế công tác kế toán của công ty cổ phần vận tải muối 29 2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 29 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phs sản xuất 29 Chương III. Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần vận tải muối 56 3.1. Đánh giá thực trạng về công tác lập dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 56 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong công tác kế toán 57 3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục 58 3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ tại công ty cổ phần vận tải muối 59 Kết luận 61 Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhật ký chứng từ số 7B Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố (không có CPQLDN) Quý II năm 2003 STT Tên các TK CPSX Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Lương lái xe CP nhiên liệu CP bình điện, bạt, xăm lốp CP sửa chữa lớn TSCĐ CP khám xe Bảo hiểm phương tiện Khấu hao TSCĐ CP bảo dưỡng nhỏ CP phà cầu đường Tổng cộng chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 TK1111 19979.000 29.008.010 544.000 1.900.000 3.761.320 55.282.330 2 TK1121 76.211.532 3.278.900 10.526.782 90.017.214 TK 3382 648.672 648.672 TK 3383 648.672 6.486.720 TK 3384 648.672 648.672 TK 334 32.433.600 32.433.600 TK 2141 74.646.200 74.646.200 TK 152 204.073.200 16.428.120 220.501.320 TK 335 15.905.000 Cộng 40.217.664 224.052.200 45.436.130 76.211.532 544.000 3.278.900 74.646.200 12.516.782 19.666.320 496.569.728 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 334 TK 338 Ghi chú Lương CB Cộng Có 334 3382 3383 3384 Cộng Có 338 I. TK 622 32.433.600 32.433.600 648.672 6.486.720 648.672 7.784.064 - Lương lái xe công ty nhận khoán 32.433.600 32.433.600 648.672 6.486.720 648.672 7.784.064 II. TK 627 12.249.600 244.992 1.837.440 244.992 2.327.424 Lương thợ sửa chữa nhận khoán 12.249.600 244.992 1.837.440 244.992 2.327.424 III. TK 642 16.614.100 16.614.100 332.282 2.492.115 332.282 3.156.679 Ban giám đốc, 03 phòng quản lý và tổ bảo vệ 16.614.100 16.614.100 332.282 2.492.115 332.282 3.156.679 Cộng 61.297.300 49.047.700 1.225.946 10.816.275 1.225.946 13.268.185 Bảng chi tiết khấu hao TSCĐ (phát sinh) Quý II năm 2003 Đơn vị tính: đồng Số TT Tài sản TK ghi nợ và đối tượng sử dụng TK ghi Có Tên Số hiệu 2141 2142 2143 I TK 642 642 1 Nhà làm việc 1 tầng - 2.538.100 2 Trạm bơm nước - 995.000 3 Xe Toyota 29K 30-34 - 4.351.900 Cộng I 31.623.735 II TK 627 627 1 Nhà bảo dưỡng xe - 4.446.200 2 Xe IFA W50 29H 63-94 - 2.700.000 3 Xe IFA W50 29H 14-34 - 2.586.000 4 Xe IFA W50 29H 64-24 - 2.654.000 Cộng II 74.646.200 Tổng cộng 106.269.935 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Quý II năm 2003 Đơn vị tính: đồng Số TT Chỉ tiêu Năm đưa vào sử dụng Giá trị TSCĐ toàn doanh nghiệp 31-12-2002 Khấu hao TSCĐ TK 627 TK 642 TK 241 Nguyên giá Giá trị còn lại I Nhà cửa, vật kiến trúc 1 Nhà làm việc 1 tầng 1-1985 242.964.000 81.220.564 2.538.100 2.538.100 2 Nhà trạm bơm 2-1986 17.120.000 3.980.000 995.000 995.000 3 Nhà bảo dưỡng 1-1985 290.880.000 87.039.048 4.446.200 4.446.200 4 Nhà điều hàng đội xe 4-1987 250.450.000 83.235.000 4.287.000 4.287.000 Cộng I 1.982.559.238 36.069.935 10.733.575 25.336.360 II Phương tiện vận tải 1 Xe Toyota 29K 30-34 5-1993 135.538.000 17.874.000 4.351.900 4.351.900 2 Xe IFA W50 29H 63-94 12-1994 109.796.724 16.200.000 2.700.000 2.700.000 3 Xe IFA W50 29H 14-34 12-1994 109.000.000 16.000.000 2.686.000 2.686.000 Cộng II 2.373.345.048 389.844.946 70.200.000 63.912.625 6.287.375 Tổng cộng I + II 4.265.904.286 1.483.915.704 106.269.935 74.646.200 31.623.735 Bảng kê số 6 Quý II năm 2003 Đơn vị tính: đồng Diễn giải Ghi Nợ TK335 - Ghi Có các TK khác Ghi Nợ TK335 - Ghi Có các TK khác Dư đầu kỳ TK 111(1) TK 1121 Tổng Nợ TK 627 TK642 Tổng Có Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có 1. CP cầu phà, rửa xe 10.925.000 10.925.000 10.925.000 15.905.000 15.905.000 15.905.000 2. Điện thoại 2.197.723 1.936.848 1.9360.848 1.500.000 1.500.000 1.760.875 3. Công tác phí 983.000 983.000 983.000 4. Điện sản xuất .261.735 9.261.735 9.261.735 12.851.308 12.851.308 12.851.308 Cộng 23.367.476 11.908.000 11.198.583 23.106.601 15.905.000 14.351.308 30.256.308 30.517.183 Nhật ký chứng từ số 1 Tháng 6 năm 2003 Đơn vị tính: đồng Số TT Chứng từ Diễn giải Số phiếu Ghi Có TK 111, Ghi Nợ các TK khác Cộng có TK Số Ngày tháng TK141 TK133 TK627 TK338 TK642 TK334 1 Bảng kê 01 15 54.250.000 115.900 719.100 61.699.000 629.000 55.714.000 2 Bảng kê 02 17 206.674.200 59.171 19.283.929 475.000 288.191.000 3 Bảng kê 03 18 42.350.000 20.240.000 484.000 7.900.000 70.974.000 4 Bảng kê 04 21 83.278.030 4.330.900 8.714.100 97.245.000 Cộng 386.552.230 175.071 40.242.729 61.699.000 5.918.900 16.614.100 512.124.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT494.doc
Tài liệu liên quan