Chuyên đề Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp vận dụng chưa đầyđủ, kiểm toán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt số lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các DN. Qua những phân tích trên ta thấy, lập kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây AASC không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và công tác lập kế hoạch nói riêng.Từ những kiến thức được học tại trường cũng như thực tế tại công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán-AASC thực hiện"

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quốc tế. Trong khi đó, kế toán của các công ty thường không theo kịp các thay đổi này. Đặc biệt năm 2006, Bộ tài chính ra Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Vì vậy, KTV cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán. Từ đó, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm các thử nghiệm cơ bản. Các kỹ thuật được sử dụng trong công việc này, bao gồm: phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu trong quá trình soát xét hệ thống kế toán. Các bước công việc KTV cần thực hiện như sau: KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị (Bộ Tài chính phê duyệt). Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trình hạch toán, hình thức ghi chép, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, sự phân công nhiệm vụ của nhân viên kế toán. Quan sát hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách và quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên kế toán để đánh giá việc hạch toán này có tuân thủ quy định của Bộ tài chính không? Tại công ty XYZ: Chế độ kế toán: Công ty XYZ đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC của Bộ tài chính. Bộ máy kế toán: Được tổ chức gọn nhẹ, logic. Đội ngũ nhân viên đều tốt nghiệp Đại học và thành thạo công việc. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty XYZ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO KẾ TOÁN TIỀN MẶT- TGNH, KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN MUA HÀNG- THANH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG- THANH TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ). Hình thức kế toán: áp dụng tại công ty là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Quá trình ghi chép như sau: Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ của công ty XYZ Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu Chứng từ gốc Sổ chi tiết Tổng hợp chi tiết BCTC BCĐ tài khoản SỔ CÁI Đăng ký CT- GS Lập CT- GS Các chính sách kế toán áp dụng: Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương: Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: + Tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá giao dịch của NH Ngoại thương Hà Nội. + Tại thời điểm cuối năm, tỷ giá quy đổi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố vào ngày 31 tháng 12. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được tính vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Đối với hàng tồn kho: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho nhập trong kỳ được tính theo giá gốc: + Hàng tồn kho mua ngoài: Giá nhập bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. + Hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất (hàng sơ chế): Giá nhập kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chi tiết cho từng loại hàng) được lập vào thời điểm cuối năm và số cần lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho: + Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất. + Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. + Chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Đối với tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là phương pháp đường thẳng. Thời gian tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 15-25 năm Máy móc thiết bị: 6-10 năm Phương tiện giao thông vận tải: 10 năm Thiết bị văn phòng: 4-7 năm Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay và các chi phí khác: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh trừ khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cơ bản đủ điều kiện vốn hoá. Phân phối lợi nhuận: Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Quỹ dự phòng tài chính: 5% Quỹ đầu tư phát triển: 10% Quỹ khen thưởng phúc lợi: 5% ( trong đó để ra 20% chi tiền sửa chữa nhà theo tiêu chuẩn xét của Xí nghiệp B) Sau khi trích lập các quỹ trên, số còn lại được chia cho các cổ đông Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng: Xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua. Công ty không còn quyền quản lý hàng hoá cũng như sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đã được ghi nhận một cách đáng tin cậỵ. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chính được ghi nhận khi có chứng từ ngân hàng xác định rõ lãi tiền vay phải trả hàng tháng và khoản vay cán bộ công nhân viên phải trả lãi vào cuối tháng. Đối với công ty ABC, trình tự đánh giá chu trình kế toán áp dụng cũng tương tự như công ty XYZ. Qua những thông tin thu thập được, KTV đưa ra nhận xét ban đầu như sau: Tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty cổ phần XYZ không có gì thay đổi so với các năm trước. Các thông tin về hệ thống kế toán được chuyển từ hồ sơ kiểm toán năm trước sang năm nay. Đối với công ty thương mại ABC có một số nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu nên cần phải xem xét về việc hạch toán, chuyển đồi ngoại tệ. Tại công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được sử lý theo thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của Bộ tài chính. Hàng tồn kho tại công ty ABC được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng mua bao gồm giá mua cộng với các khoản chi phí liên quan và các khoản thuế không được hoàn lại. Đối với việc hạch toán tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty ABC được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm các chi phí bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản sẵn sàng vào sử dụng. Khấu hao tài sản cố định hữu hình theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao quy định tại quyết định 206/QĐBTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, KTV cần phải xem các thủ tục này có dựa trên các nguyên tắc cơ bản không như nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn… Tại công ty ABC, KTV nhận thấy có sự hiện hữu của thủ tục kiểm soát như: việc ban hành các quy chế tài chính, các quy định cụ thể về quản lý hàng tồn kho, các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, việc hạch toán doanh thu tại công ty ABC còn chồng chéo, trùng lặp. Đối với công ty XYZ, KTV cũng tiến hành nhận diện các thủ tục kiểm toán tương tự. Ngoài ra, công ty còn thành lập ban kiểm soát nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy chế đặt ra. Ví dụ: Đối với khoản mục tiền, KTV cần tìm hiểu sự đầy đủ về thủ tục, các yếu tố bắt buộc phải có trên chứng từ chi tiền hoặc việc kiểm kê định kỳ qũy tiền mặt… KTV tiến hành phỏng vấn người chịu trách nhiệm kiểm soát hoặc ban hành các quy định. Các câu hỏi sẽ phải có các câu trả lời tương ứng như: Có: có áp dụng thủ tục kiểm soát Không: thủ tục kiểm soát là cần thiết với hoạt động của DN mà không được áp dụng. Không áp dụng bằng: thủ tục kiểm soát là không cần thiết với hoạt động của DN. Kết quả của việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ được tóm tắt trong “Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB” do AASC thiết kế. Đối với công ty XYZ là KH thường niên, cho nên KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi đánh giá từ năm trước và cập nhật các thay đổi trong năm kiểm toán. Xem xét các sửa đổi, đồng thời tiến hành kiểm tra các vấn đề từ các năm trước đã được tiến hành xử lý chưa. Qua việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát, KTV có thể đưa ra ý kiến về độ tin cậy của thủ tục KSNB. 2.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ KTV sử dụng các kỹ thuật trong phương pháp phân tích ngang (phân tích xu hướng) đối với BCTC của KH như sau: So sánh số dư đầu kỳ- cuối kỳ: KTV so sánh các trị số các chỉ tiêu đó rồi thông qua mối quan hệ các chỉ tiêu đó để phân tích tìm ra nguyên nhân và đánh giá xem sự biến động có hợp lý không. Bên cạnh cách thức trên, KTV còn có thể sử dụng phương pháp so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV. So sánh dữ kiện của công ty KH với dữ liệu chung của ngành Hiện nay, việc xem xét và phân tích BCTC tại AASC mới chỉ dừng lại ở so sánh số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ để thấy được những biến động bất thường và xác định các lĩnh vực cần quan tâm. Đối với công ty ABC: Đây là KH mới của Công ty. Các thông tin, tài liệu của các năm trước là do Công ty ABC cung cấp. Do đó, nhóm kiểm toán phải tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của năm trước nhằm phát hiện ra những biến động bất thường, đánh giá khái quát tình hình tài chính và đảm bảo sự chính xác tương đối của số liệu. Bảng 2.5. Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty A PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tên KH: Công ty TNHH ABC Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÀI SẢN Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền % I. TSLĐ&Đầu tư ngắn hạn 133.076.189.269 133.298.234.201 -222.044.932 -0,17 1. Tiền mặt 84.789.247 163.206.366 -78.417.119 -48,05 2. TGNH 44.209.342.055 7.631.349.036 36.577.993.019 479,31 3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 4. Dự phòng giảm giá CKĐTNH 5. Phải thu của KH 32.531.693.492 21.671.875.867 10.859.817.625 50,11 6. Các khoản phải thu khác 41.294.741.495 24.475.061.356 16.819.680.139 68,72 7. Dự phòng phải thu khó đòi 8. Thuế GTGT được khấu trừ 1.545.345.552 852.800.392 692.545.160 81,21 9. Hàng tồn kho 13.410.277.428 78.503.941.184 -65.093.663.756 -82,92 10. Dự phòng giảm giá HTK 11. Tài sản lưu động khác II. TSCĐ&Đầu tư dài hạn 72.378.695.636 29.330.522.408 43.048.173.228 146,77 1.TSCĐ 37.939.230.023 22.025.175.361 15.914.054.662 72,25 - Nguyên giá 41.857.085.875 23.413.902.470 18.443.183.405 78,77 - Giá trị hao mòn luỹ kế -3.917.855.852 -1.388.727.109 -2.529.128.743 182,12 2. Đầu tư tài chính dài hạn 3. Dự phòng giảm giá CKĐTDH 4. Chi phí XDCB dở dang 6.701.755.584 6.885.384.084 -183.628.500 -2,67 5. Chi phí trả trước dài hạn 27.737.710.030 419.962.963 27.317.747.066 6504,80 TỔNG TÀI SẢN 205.454.884.906 162.628.756.609 42.826.128.296 26,33 NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số tiền % I. Nợ phải trả 175.616.836.721 132.808.703.071 42.808.133.650 32,23% 1. Nợ ngắn hạn 169.039.720.721 132.258.699.343 36.781.021.378 27,81% Vay ngắn hạn 26.733.526.873 16.944.000.000 9.789.526.873 57,78% Phải trả người bán 65.726.973.501 82.320.709.039 -16.593.735.538 -20,16% Thuế và các khoản phải nộp NN 8.206.010.994 1.930.654.760 6.275.356.234 325,04% Phải trả người lao động Các khoản phải trả ngắn hạn khác 68.373.209.353 31.063.335.544 37.309.873.810 120,11% 2. Nợ dài hạn 6.577.116.000 550.003.728 6.027.112.272 1095,83% Vay dài hạn 6.577.116.000 487.701.864 6.089.414.136 1248,59% Nợ dài hạn 62.301.864 -62.301.864 -100,00% II. Nguồn vốn chủ sở hữu 29.838.048.184 29.820.053.538 17.994.646 0,06% 1. Nguồn vốn kinh doanh 30.000.000.000 30.000.000.000 Vốn góp 30.000.000.000 30.000.000.000 Thạng dư cổ phần Vốn khác 2. Lợi nhuận tích luỹ 3. Cổ phiếu mua lại 4. Chênh lệch tỷ giá 5. Các quỹ 6. Lơi nhuận chưa phân phối -161.951.816 -179.946.462 17.994.646 Tổng Nguồn Vốn 205.454.884.906 162.628.756.609 42.826.128.296 26,33% Qua trên, KTV nhận thấy: - Tổng tài sản cuối năm là 205.454.884.906 tăng 42.826.128.296 đồng so với đầu năm, tương đương tăng 26,33%. Đây là dấu hiệu chứng tỏ DN đang mở rộng quy mô sản xuất. - Tuy nhiên, xem xét từng khoản mục cụ thể, KTV thấy có những biến động lớn bất thường. Ví dụ: Khoản mục hàng tồn kho: Số dư cuối kỳ là 13.410.277.428 đồng giảm 82,92% (65.093.663.756 đồng) so với đầu kỳ. Nguyên nhân của sự biến động là do Công ty ABC kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nhiều loại sản phẩm, hàng hoá cũng như nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ. Dẫn đến, việc quản lý, phân loại, đánh giá và bảo quản hàng tồn kho hết sức phức tạp. KTV cho rằng bộ phận kế toán có thể áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho hoặc giá trị hàng tồn kho có thể bị ghi sai. Khoản mục tài sản cố định cũng có biến động mạnh. Tài sản cố định tăng 18.443.183.405 đồng (tương đương 78,77%) lên đến 41.857.085.875 đồng. Điều này chứng tỏ trong năm vừa qua Công ty đã mua sắm, đầu tư xây dựng văn phòng công ty và trang thiết bị công nghệ. Đối với biến động này, KTV cho rằng có thể tài sản cố định bị đánh giá cao hơn thực tế của nó. 2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro Trọng yếu là khái niệm về quy mô và bản chất của các sai phạm của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể hoá nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luận sai lầm. Từ kết quả của các thủ tục phân tích, KTV tiến hành khoanh vùng rủi ro và đánh giá tính trọng yếu. Qua đó, ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC. Hiện nay, AASC quy định mức độ trọng yếu đối với từng khoản mục như sau: - Đối với doanh thu: từ 0,4% đến 0,8%. - Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: từ 1,5% đến 2,0%. - Đối với tổng tài sản: từ 0,8% đến 1,0%. - Đối với nợ ngắn hạn: từ 1,5% đến 2,0%. - Đối với lợi nhuận trước thuế: từ 4% đến 8%. Tuy nhiên, việc xác định mức độ trọng yếu cũng có thể thay đổi, phụ thuộc vào tính xét đoán của KTV. Ta có Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty ABC như sau Bảng 2.6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC Năm 2007 Đơn vị tính: Đồng Việt Nam TT Chỉ tiêu Năm nay 1 Doanh thu thuần 294.903.014.482 2 Giá vốn hàng bán 279.691.238.254 3 Chi phí quản lý kinh doanh 11.950.331.824 4 Chi phí tài chính 1.675.104.960 5 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.586.339.444 6 Lãi khác 142.176.496 7 Lỗ khác 8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.728.515.940 9 Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN 128.669.309 - Điều chỉnh giảm 128.669.309 10 Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN 1.599.846.631 11 Thuế TNDN phải nộp 447.957.057 12 Lợi nhuận sau thuế 1.151.889.574 Qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ABC và dựa vào mức độ trọng yếu vừa xác định, KTV lập Bảng tính ước lượng ban đầu về mức trọng yếu và sẽ tiến hành phân bổ để. Từ đó, xác định bằng chứng thích hợp đối với từng tài khoản để thu thập, là tối thiểu hóa chi phí kiểm toán. Bảng 2.7. Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tại Công ty ABC Khoản mục Tỉ lệ % Số tiền Ước tính mức trọng yếu Thấp nhất Cao nhất Tối thiểu Tối đa Doanh thu 0,4 0,8 294.903.014.482 117.961.205.793 235.922.411.585 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1,5 2,0 133.076.189.269 199.614.283.904 266.152.378.538 Tổng tài sản 0,8 1,0 205.454.884.906 164.363.907.924 205.454.884.906 Nợ ngắn hạn 1,5 2,0 169.039.720.721 253.559.581.082 338.079.441.443 Lợi nhuận trước thuế 4,0 8,0 1.599.846.631 6.399.386.525 12.798.773.050 Mức ước lượng 741.898.365.228 1.058.407.889.522 Các KTV tại AASC thường không tiến hành bước công việc này vì cho rằng các chỉ tiêu này được tạo ra từ các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán. Qua bảng ước lượng trên, KTV lựa chọn mức trọng yếu tối thiểu là 741.898.365.228 đồng. Bởi vì, KTV tin tưởng vào kết quả sau khi kiểm toán với tổng số tiền các sai sót nhỏ hơn hoặc bằng mức trọng yếu lựa chọn. 2.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán thường bao gồm ba phần công việc như sau: - Trắc nghiệm công việc. - Trắc nghiệm phân tích - Trắc nghiệm chi tiết số dư. Ở mỗi phần công việc, bao gồm các chu kỳ nghiệp vụ kinh tế và các tài khoản trong BCTC. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm 4 nội dung: Một là các thủ tục kiểm toán cần sử dụng hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong quá trình kiểm toán. Hai là quy mô mẫu chọn: Điều này tùy thuộc vào các điều kiện như: mức độ trọng yếu ước lượng cho khoản mục đó, tổng thể mẫu… Ba là khoản mẫu được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, KTV tiến hành chọn mấu theo phương pháp khoa học để được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của tổng thể. Thời gian thực hiện: Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc của các thủ tục kiểm toán đã đề ra. Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế và soạn thảo theo mẫu sẵn của Công ty. Trong đó, các bước công việc được lập chi tiết cho từng khoản mục, từng nghiệp vụ. Tuy nhiên, với mỗi DN khác nhau thì có những đặc thù riêng về ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu tổ chức. Do đó, đòi hỏi KTV phải có sự linh hoạt khi áp dụng chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán được khai triển sau khi xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các trắc nghiệm chi tiết số dư và được dựa trên một số giả địnhvề rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát, các kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích. Như đã nêu, nếu những giả định là sai lầm nghiêm trọng thì chương trình kiểm toán phải xem xét lại. Thí dụ, những trắc nghiệm phân tích có thể chỉ rõ sai số tiềm ẩn của một vài mục tiêu, các kết quả của các cuộc khảo sát kiểm soát có thể cho thấy sự yếu kém của quá trình KSNB, hoặc những sự kiện mới có thể gây cho KTV phải thay đổi rủi ro cố hữu. Chương trình kiểm toán được thiết kế tuân theo đúng 3 phần đã nêu trên và được sắp xếp trình tự thành các bước công việc: Tổng hợp các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và sai sót tiềm tàng tương ứng, xác định phương pháp kiểm toán, tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. Ví dụ: Chương trình kiểm toán các khoản phải thu như sau: Bảng 2.8. Chương trình kiểm toán khoản phải thu KH STT NỘI DUNG Ngày thực hiện Người thực hiện Tham chiếu 1 Thủ tục kiểm toán 1.1 1.2 1.3 1.4 - Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng hạch toán) bao gồm cả số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, và BCTC. - Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước - Kiểm tra trình bày với khoản phải thu trên BCĐKT. Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ với các khoản phải thu giữa kỳ này với kỳ trước, giải thích biến động bất thường (nếu có) Thu thập bảng phân tích tuổi nợ, phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. Đánh giá khả năng thu hồi công nợ và so sánh với các quy định của Nhà nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi. So sánh tỷ lệ nợ phải thu KH trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với KH về nguyên nhân của sự biến động này(sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của KH…) 2 Kiểm tra chi tiết 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường…) kiểm tra chứng từ, giải thích nội dung của các giao dịch này chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó Đánh giá sự hợp lý của số dư các khoản phải thu. - Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản KH đảm bảo không có những bất thường (số dư lớn bất thường, dư có, phân loại không hợp lý, để lẫn các nội dung khác như phải thu nội bộ, phải thu nhân viên…) - Kiểm tra đối với KH có số dư có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận. - Kiểm tra một số dư lớn có giá trị đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của số dư này. - Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậm trả(nếu có), đối chiếu sang phần kiểm toán thu hoạt động tài chính. - Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ (nếu có). - Gửi các yêu cầu xác nhận các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các KH có số dư vượt quá, tuổi nợ vượt quá. - Tóm tắt các kết quả xác nhận + Tính tổng các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. + Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích. + Đối với trường hợp không trả lời thủ tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán hoặc việc ký nhận mua hàng trên hóa đơn, báo cáo xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo ra của bộ phận bảo vệ. Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng phát sinh lớn, bất thường số dư lớn, kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. Kiểm tra các giao dịch này đến ngày15 của năm tiếp theo để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm nay mà chưa được ghi nhận. Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ. - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư Kiểm tra việc lập dự phòng và các khoản phải thu khó đòi -Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng. -Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, KH mất khả năng thanh toán…) nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với KH về biện pháp xử lý -Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với tài khoản 004. -Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin với KH thanh toán công nợ. Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi các khoản công nợ. Lưu ý: Chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK139 theo kế toán thuế và kế toán tài chính(nếu có 3 Kết luận 3.1 3.2 Đưa ra bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện. 2.2.3.1 Tổng hợp các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và sai sót tiềm tàng tương ứng. Dựa trên những đánh giá trọng yếu của từng khoản mục, KTV phán đoán các rủi ro chi tiết, các sai sót tiềm tàng có thể bị ảnh hưởng bởi rủi ro này. Từ đó, KTV tiến hành phân bổ mức độ trọng yếu cho các tài khoản từ số tổng cộng ước lượng ban đầu của toàn bộ cuộc kiểm toán (nêu ở trên). Sau đó, KTV tiến hành xây dựng sai số có thể chấp nhận được cho những khoản mục có số dư lớn. Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chưa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB. Rủi ro tiềm tàng đối với số dư của một tài khoản được đánh giá là cao, thì KTV càng phải thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản. Ta có thể tìm hiểu trình tự thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư tài khoản phải thu trên BCTC. Sơ đồ 2.4. Trình tự thiết kế khảo sát chi tiết số dư tài khoản các khoản phải thu trên BCTC Thiết kế các khoản thể thức phân tích số dư của các khoản phải thu; dự đoán kết quả. Đánh tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với các khoản phải thu Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng thu tiền Thiết kế các cuộc khảo sát chi tiết số dư các khoản phải thu để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù Thiết kế các cuộc khảo sát kiểm soát, các cuộc khảo sát chính thức về nghiệp vụ và các thể thức phân tích đối với chu trình bán hàng thu tiền. Các thủ tục kiểm toán Quy mô mẫu Các khoản mục được chọn Thời hạn Rủi ro tiềm tàng có thể mở rộng cho từng mục tiêu kiểm toán. Ví dụ: mục tiêu đánh giá trong các khoản phải thu, KTV có thể kết luận là có mức rủi ro cao khoản phải thu khó đòi vì các điều kiện bất lợi trong kinh doanh của công ty. Rủi ro tiềm tàng có thể vẫn thấp đối với các mục tiêu khác. Ta thấy có thể có một số rủi ro chi tiết sau: Rủi ro về các khoản phải thu của KH vượt số thực tế do KH không dự phòng thích hợp: Công ty ABC không phân loại nợ theo kỳ hạn thanh toán cũng như không theo dõi các khoản phải thu KH một cách chặt chẽ nên không xác định được các khoản thu khó đòi cần lập dự phòng. Các khoản thu này là tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cái tài chính nên cần kiểm tra nguyên nhân vượt thực tế. Rủi ro về hàng tồn kho của Công ty: Do bộ phận kế toán thay đổi phương pháp tính giá hàng tồn kho làm cho giá trị hàng tồn kho cuối kỳ giảm, giá vốn hàng bán tăng, làm cho lợi nhuận giảm, ảnh hưởng đến mục tiêu định giá. Điều này làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty không đuợc phản ánh đúng trên BCTC. Rủi ro khi về tài sản cố định: Tài sản cố định bị ghi tăng so với thực tế, khả năng tăng tài sản sẽ tăng chi phí khấu hao, ảnh hưởng đến mục tiêu tính hiện hữu. Bên cạnh đó, Công ty ABC tiến hành khấu hao tài sản cố định nhan hơn so với quy định hiện hành của Nhà nước. Đây chính là sai sót về tính hiện hữu, tính định giá và trình bày. Rủi ro về tiền gửi ngân hàng của Công ty bị ghi tăng so với thực tế: Tại công ty ABC, khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ khá lớn ( đặc biệt tại Chi nhánh Ngân hàng Thành Đô ), KTV phán đoán tiền gửi ngân hàng bị ghi tăng cuối kỳ do số tiền gửi ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam không chính xác. Dựa vào Bảng kê và sổ chi tiết Ngân hàng cuối tháng, KTV xem xét tỷ giá hối đoái cuối kỳ và tỷ giá hối đoái liên Ngân hàng, qua đó tìm ra sự chênh lệch và nguyên nhân của nó. Sai sót tiềm tàng về việc ghi tăng tiền gửi ngân hàng là sai sót về tính hiện hữu và đánh giá. 2.2.3.2 Xác định phương pháp kiểm toán. Qua việc tìm hiểu và tổng hợp cac rủi ro liên quan, KTV xác định phương pháp kiểm toán cho phù hợp nhằm đạt được độ tin cậy cho các số liệu trên BCTC được cung cấp không bị sai phạm trọng yếu, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin trên BCTC. Để xác định phương pháp kiểm toán viên phải cân nhắc xem có nên tin tưởng vào hệ thống KSNB của KH hay thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ phù hợp với mỗi sai sót tiềm tàng được xem xét. Tại AASC sử dụng hai phương pháp chủ yếu Thực hiện các bước kiểm soát nhằm làm giảm bớt rủi ro tiềm tàng, thực hiện kiểm tra chi tiết ở mức độ cơ bản. Thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ Sau cùng, KTV xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết và tiến hành tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. 2.2.3.3 Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập Bảng tổng hợp kiểm toán bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Thu thập thông tin cơ sở cũng như thông tin về nghĩa vụ pháp lý của KH Tên, địa chỉ, điện thoại, ngành nghề kinh doanh và thị trường hoạt động của KH. Tổ chức bộ máy quản lý của KH. Giấy phép thành lập công ty và điều lệ công ty. Các báo cáo thuế, báo cáo kiểm toán, biên bản thanh tra hay kiểm tra trong năm hiện hành. Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của KH có ảnh hưởng đến việc thực hiện kiểm toán. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của KH Cơ cấu bộ máy kế toán Các chính sách, chế độ và hệ thống bộ máy kế toán của KH. Những đánh giá ban đầu về môi trường kiểm soát, mức độ tin tưởng vào hệ thống kế toán hệ thống KSNB cua KH. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Xác định mức độ trọng yếu và phân bổ mức độ trọng yếu cho từng khoản mục Nội dung, phương pháp, lịch trình, phạm vi kiểm toán. Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc thực hiện triển khai kế hoạch kiểm toán và nhu cầu chuyên gia trợ giúp. Bảng tổng hợp sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán chung. Các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ được nhận tài liệu này và phổ biến kế hoạch kiển toán, nắm vững những nội dung quan trọng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả cuộc kiểm toán. PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC. 3.1 Đánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty. Với trên 15 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC đã khẳng định được vị thế của mình với một quy mô lớn và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam. Qua những gì Công ty đạt được, AASC đã chứng tỏ vai trò và sự lớn mạnh của mình, đem lại những dịch vụ tốt nhất với chất lượng và hiệu quả công việc cao. Luôn nỗ lực hoàn thiện, nâng cao các dịch vụ của mình để đem lại sự hài lòng, tin tưởng cho KH là phương châm hoạt động của Công ty. Trong đó, Công ty đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện quy trình kiểm toán, cũng như công tác lập kế hoạch kiểm toán. Qua các năm hoạt động vừa qua, Công ty đã đạt được một số kết quả trong công tác lập kế hoạch kiểm toán như sau: 3.1.1 Đánh giá về quy định lập kế hoạch kiểm toán Theo quy định tại Công ty AASC, mọi cuộc kiểm toán đều phải thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán một cách đầy đủ. Bởi vì, kế hoạch kiểm toán quyết định rất lớn tới kết quả của cuộc kiểm toán, phí kiểm toán. Và việc lập kế hoạch kiểm toán cũng đã được quy định trong Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành. Tại AASC, công tác lập hoạch kiểm toán luôn được khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc chi phối chất lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán. Chất lượng của công tác lập kế hoạch kiểm toán sẽ chi phối tới công tác thực hiện kế hoạch kiểm toán, từ đó ảnh hưởng tớ kết quả kiểm toán. Từ những lý do đó, kế hoạch kiểm toán phải luôn phù hợp và giữ vững vai trò của nó trong suốt cuộc kiểm toán. Nhằm tạo ra được một kế hoạch kiểm toán phù hợp, AASC đã thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC theo một trình tự logic sau: Gửi thư chào hàng và tiến hành soạn thảo hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Thiết kế chương trình kiểm toán Quá trình soát xét của Ban Giám đốc để giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, AASC gửi thư chào hàng, nhận diện lý do kiểm toán của KH (hay chính là việc xác định người sử dụng và mục đích sử dụng BCTC), đánh giá ban đầu về các rủi ro kiểm toán và tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Cụ thể nếu các BCTC cần được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC đòi hỏi càng cao. Do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên. Như vậy, qua giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán đã thu thập được những thông tin cần thiết về đơn vị cũng như lập ra chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với điều kiện của đơn vị. So sánh quy trình lập kế hoạch kiểm toán về 2 KH, ta thấy cả 2 quy trình tại 2 công ty đều được thực hiện theo những quy định chung của AASC. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của KH mà KTV tiến hành mở rộng phạm vi kiểm toán đến đâu. Đối với Công ty A, tuy là một công ty tư nhân nhưng quy mô của công ty cả về vốn và lao động đều lớn. Do Công ty A là một công ty mới thành lập đồng thời cũng là lần đầu AASC kiểm toán nên quá trình tìm hiểu cũng như lập kế hoạch kiểm toán được rà soát kỹ hơn. Đặc biệt, thủ tục phân tích đánh giá rủi ro và trọng yếu được tiến hành cẩn thận để xác định bản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Việc xác định mức độ trọng yếu và rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như xét đoán nghề nghiệp của KTV. Đây cũng chính là căn cứ được công ty lưu vào hồ sơ làm căn cứ cho cuộc kiểm toán sau này. Còn đối với KH thường niên như công ty B, quá trình kiểm toán cũng được giảm thiểu đi nhiều cả về thời gian và chi phí nhờ những tài liệu, thông tin được thu thập từ lần kiểm toán trước. Qua đó, KTV đã có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy điều hành của công ty, những rủi ro và mức độ trọng yếu đối với các khoản mục, độ tin tưởng vào hệ thống KSNB của Công ty.Tuy nhiên, KTV vẫn cần tiến hành đầy đủ các bước trong công tác lập kế hoạch đồng thời cập nhật những thay đổi mới nhất của đơn vị để thấy được ảnh hưởng của những biến động ấy đến tình hình tài chính của đơn vị. Chương trình kiểm toán được thiết lập cho Công ty B có thể tiến hành theo mẫu năm trước. Riêng với Công ty A, chương trình kiểm toán đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công việc này đòi hỏi thời gian và chi phí kiểm toán lớn để giai đoạn thực hiện kiểm toán được diễn ra trôi chảy hơn. 3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 3.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, KTV thu thập thông tin về KH như cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của KH. Điều này giúp KTV đánh giá được các rủi ro đồng thời định hướng cho quá trình kiểm toán tập trung vào các vấn đề có rủi ro cao, nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó AASC tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của KH, hệ thống kế toán, quy trình hạch toán đang áp dụng, cơ cấu tổ chức và hoạt động kiểm soát của đơn vị. Đối với các KH thường niên, AASC lưu các thông tin này trong hồ sơ chung và luôn cập nhật những thay đổi qua các năm. Công việc này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian tìm hiểu KH cho KTV và công ty kiểm toán, giúp nâng cao hiệu quả cho cuộc kiểm toán. Tại AASC, việc tìm hiểu hệ thống KSNB được tiến hành thông qua việc lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, qua đó đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Trên cơ sở đó, KTV xác định mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa các sai phạm. Tuy nhiên, việc tiến hành đánh giá hệ thống KSNB thông qua Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB có hai điểm hạn chế sau: Thứ nhất, Bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, theo mẫu chung của AASC và được áp dụng chung cho tất cả các KH. Tuy nhiên, KH của AASC rất đa dạng, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng một mẫu Bảng câu hỏi cho tất cả các KH có thể sẽ làm cho quá trình tìm hiểu không đạt được mục tiêu hoặc bỏ sót các thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình kiểm toán. Thứ hai, việc đánh giá thông qua Bảng câu hỏi mang tính chủ quan của KTV. Vì vậy có thể có những ý kiến trái ngược giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán trong quá trình đánh giá. 3.1.2.2 Đánh giá rủi ro Đây là thủ tục quan trọng và phức tạp bởi nó dựa trên khá nhiều thông tin về DN cũng như ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN. Vì vậy việc đánh giá rủi ro thường được tiến hành bởi KTV nhiều kinh nghiệm, có khả năng xét đoán tốt và có hiểu biết về đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN. Tại AASC, thông thường việc đánh giá này được thực hiện bởi các KTV lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, là các trưởng phòng hoặc các Phó Giám đốc. Công ty đã thiết kế một mẫu phân tích hiệu quả hiệu lực của hệ thống KSNB đối với hệ thống kế toán, số dư tài khoản và loại nghiệp vụ theo từng cơ sở dẫn liệu trên BCTC. Mẫu phân tích này làm giảm thiểu các ý kiến bất đồng giữa Ban Giám đốc công ty KH với KTV. 3.1.2.3 Các thủ tục phân tích Việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng nhằm tìm ra những xu hướng biến động và những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Thông thường, các thủ tục phân tích gồm hai loại cơ bản: - Phân tích ngang (phân tích xu hướng) - Phân tích dọc (phân tích tỷ suất). Kết quả của thủ tục phân tích này sẽ đem lại những hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của KH vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước. Hơn nữa, nó tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của KH và giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của công ty KH. Ngoài ra, thủ tục phân tích còn đánh giá được sự hiện diện của các sai số có thể có trên BCTC của DN. Như vậy, qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC. Mức độ và phạm vi cũng như thời gian áp dụng các thủ tục phân tích thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của KH. Hiện nay, tại AASC các KTV thường chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, không thực hiện thủ tục phân tích các tỷ suất tài chính như: Tỷ suất lợi nhuận, Tỷ suất tự tài trợ, Tỷ suất nợ… Điều này ảnh hưởng không được tốt trong việc thực hiện các mục tiêu nói trên. Bởi vì, phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy những biến động bất thường, nguyên nhân của biến động của từng khoản mục, chỉ tiêu mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó. 3.1.3 Giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán. Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế và soạn thảo theo mẫu sẵn của Công ty. Trong đó, các bước công việc được lập chi tiết cho từng khoản mục, từng nghiệp vụ. KTV sau khi thu thập thông tin cần thiết sẽ tiến hành thực hiện theo chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn sẽ giúp cho KTV định hướng được các bước công việc cần làm, đảm bảo được trình tự thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên với khung mẫu có sẵn, chương trình kiểm toán áp dụng với mọi loại hình KH nên sẽ thiếu sự linh hoạt khi áp dụng. KTV cần bổ xung các thủ tục cần thiết cho phù hợp với đặc điểm của DN. Hiện nay, với đội ngũ KTV có trình độ và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như thẩm định giá, xây dựng cơ bản… cho nên với từng loại hình hoạt động DN của từng KH, công ty đều có những đội ngũ kiểm toán viên có kinh nghiệm trong ngành đó đảm nhận. Do đó, chương trình kiểm toán của công ty cũng được linh hoạt cho từng KH. 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty. 3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Như đã trình bày trong quá trình đánh giá, AASC thường chỉ tiến hành phân tích xu hướng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với tất cả các KH. Điều này gây hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu của thủ tục phân tích, khiến KTV không thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục mà chỉ thấy được sự biến động và nguyên nhân của nó. Từ đó làm giảm khả năng phán đoán ra các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với các khoản mục trên BCTC. Qua việc phân tích các tỷ suất tài chính, KTV có thể thấy được rủi ro tài chính đối với KH như thế nào và ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của KH. Không những thế, với bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách quản lý, chính sách kế toán hoặc trong hoạt động kinh doanh, khi thực hiện thủ tục phân tích sẽ dễ dàng nhận ra bởi ưu điểm của thủ tục này là tính tương đối ổn định của chúng qua các thời kỳ. Do vậy, việc thực hiện các thủ tục phân tích là rất quan trọng. Để thuận tiện cho việc chuẩn hoá các công việc kiểm toán, Công ty nên xây dựng một hệ thống các tỷ suất tài chính cụ thể tương ứng với các ngành nghề kinh doanh. Các tỷ suất tài chính thường dùng trong phân tích dọc là các tỷ suất về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời. Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn VD: Về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngăn hạn Phân tích khả năng hoán chuyển nhanh thành tiền mặt (khả năng thanh khoản), KTV có thể sử dụng các tỷ suất sau: Tổng các khoản phải thu bình quân Tỷ số vòng quay bình quân các khoản phải thu = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Tỷ số vòng quay bình quân hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hai tỷ suất trên rất hữu dụng với KTV. Xu hướng của tỷ số vòng quay các khoản phải thu thường dùng để đánh giá tính hợp lý của mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Còn xu hướng của hệ số vòng quay hàng tồn kho được sử dụng trong việc nhận diện vấn đề về tính lỗi thời của hàng tồn kho. Ngoài ra, ta có thể sử dụng các tỷ suất để phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Song song với đó, Công ty nên tăng cường phân tích xu hướng chi tiết theo quý để có thể nhận diện rõ những rủi ro và sai sót trọng yếu trong từng thời kỳ, phạm vi và các thủ tục kiểm toán cần thiết để áp dụng. Đối với các thông tin thu thập để phân tích, KTV nên tăng cường lượng thông tin về nội bộ ngành cũng như các ngành có liên quan. Việc phân chia các tiêu thức theo ngành và lĩnh vực hoạt động sẽ làm cơ sở để so sánh giữa thực tế tại DN với các chỉ tiêu trung bình theo ngành nhằm tìm ra những biến động bất hợp lý và xu hướng phát triển của DN. 3.2.2 Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Để việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của Công ty KH được rõ ràng và thống nhất, AASC nên có tiêu thức đánh giá dựa trên Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đã được lập. Với Bảng câu hỏi này, KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Trong trường hợp hệ thống kiểm soát của KH được đánh giá là yếu, KTV không nên dựa vào hệ thống KSNB. Điều này phải được trao đổi với Ban Giám đốc của công ty KH. Ngoài ra với Bảng thiết kế có sẵn có thể phù hợp với loại hình DN này mà không phù hợp với loại hình DN khác, Công ty nên bổ sung các câu hỏi đối với các ngành nghề đặc thù và tuân theo các mục tiêu kiểm toán và nghiệp vụ cụ thể. 3.2.3 Hoàn thiện việc thiết kế chương trình kiểm toán Tại AASC, chương trình kiểm toán được thiết kế và soạn thảo theo mẫu sẵn của Công ty. Trong đó, các bước công việc được lập chi tiết cho từng khoản mục, từng nghiệp vụ. Tuy nhiên do đặc thù của mỗi DN khác nhau về ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu tổ chức, KTV phải có sự linh hoạt khi áp dụng chương trình kiểm toán sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của KH. Chương trình kiểm toán được thiết kế ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và có thể phải sửa đổi do hoàn cảnh thay đổi. Sự thay đổi chương trình kiểm toán ban đầu không phải là điều gì bất thường vì được dự kiến trước vì việc dự kiến trước tất cả các tình huống xảy ra là rất khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến việc phải có những sửa đổi đáng kể trong kế hoạch hoặc chương trình kiểm toán cần phải được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán. Trường hợp kiểm toán năm đầu tiên cho KH mới, KTV phải mở rộng quy trình lập kế hoạch kiểm toán dựa trên những nội dung đã được nêu. KẾT LUẬN Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp vận dụng chưa đầyđủ, kiểm toán Việt Nam mới ở giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt số lượng. Do vậy, kế hoạch kiểm toán cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trong những năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là một trong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng như dẫn đến sự thành công của các DN. Qua những phân tích trên ta thấy, lập kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi cuộc kiểm toán. Nhận thức được vấn đề đó, trong những năm gần đây AASC không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và công tác lập kế hoạch nói riêng.Từ những kiến thức được học tại trường cũng như thực tế tại công ty em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm "Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính kế toán và Kiểm toán-AASC thực hiện" Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như hiểu biết nên chuyên đề không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự góp ý của các thấy cô để bài viết thêm hoàn thiện. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nhiệt tình chỉ bảo giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Đồng thời em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập đặc biệt là Thầy PGS.TS. Ngô Trí Tuệ, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! TÀI LIỆU THAM KHẢO Gs.Ts Nguyễn Quang Quynh Giáo trình kiểm toán tài chính- NXB Tài chính 2001 Alvin A.Arens Auditing: An intergrated approach- Hall international, INC Grant Gay and Roger Simnett Auditing and assurance services in Australia- Mc Graw Hill Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán- Vụ chế độ kế toán- Bộ tài chính Các tài liệu tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC PHỤ LỤC 1: Mẫu hợp đồng kiểm toán tại Công ty AASC Công ty Dịch vụ Tư vấn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tài chính Kế toán và Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kiểm toán ( AASC) Số - Lê Phụng Hiểu-Hà Nội Hà Nội, Ngày…tháng…năm 200 Tel: 04-8 241 991 Fax: 04-8253973 Số: HĐKT HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN V/v: Cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm tài chính cho Công ty TNHH X -Căn cứ theo nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ ban hành theo quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. - Căn cứ theo Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. - Căn cứ nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 về kiểm toán độc lập. - Thực hiện chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 về hợp đồng kiểm toán - Căn cứ yêu cầu của kiểm toán BCTC cho giai đoạn 01/01/2007 đến 31/12/2007 của Công ty TNHH X. Bên A: CÔNG TY TNHH X Đại diện là Ông: Trần Hồng Q Chức vụ : Giám đốc Địa chỉ : Phố Z , Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội Điện thoại : Fax : Mã số thuế : Số tài khoản : BÊN B: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN(AASC) Đại diện là Ông: Bùi Văn Thảo Chức vụ : Phó giám đốc Địa chỉ : Số 1-Lê Phụng Hiểu-Thành phố Hà Nội Điện thoại : 048241991 Fax : 048253973 Mã số thuế : 0100111105-1 Số tài khoản : 0011041509 Sở Giao dịch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Sau khi thoả thuân, hai bên nhất trí ký hợp đồng này bao gồm các điều kiện sau: Điều 1: Nội dung dịch vụ Điều 2: Luật định và chuẩn mực Điều 3: Trách nhiệm và quyền lợi của các bên 3.1. Trách nhiệm của bên A 3.2. Trách nhiệm của bên B Điều 4: Báo cáo kiểm toán Điều 5: Phí dịch vụ kiểm toán và phương thức thanh toán Điều 6: Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành Điều 7: Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng Đại diện bên A Đại diện bên B ( Ký) ( Ký) PHỤ LỤC 2: Thư ngỏ của Ban giám đốc (Trong thư chào hàng kiểm toán) Ban lãnh đạo Công ty X Trước hết, Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - Bộ Tài chính (AASC) xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý Công ty tới hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán của Công ty chúng tôi. AASC là một trong hai DN đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. Sau hơn 15 năm phát triển với đội ngũ nhân viên KTV quốc gia có bản lĩnh, có tính chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành các loại dịch vụ chuyên ngành về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán cho nhiều tổ chức và đơn vị hoạt động trên khắp cả nước. Các dịch vụ kiểm toán BCTC, tư vấn Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình và kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành đã được nhiều khách hàng và Bộ Tài chính đánh giá chất lượng cao. Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, AASC còn chú trọng đến nhiệm vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế giúp Quý Công ty tăng cường công tác quản lý kinh tế tài chính, hoàn thiện hệ thống kế toán, hệ thống KSNB. Chúng tôi quán triệt đây là quan trọng mà lãnh đạo và Bộ Tài chính giao phó cho Công ty. Chúng tôi xin gửi đến Qúy Công ty bản giới thiệu tóm tắt về tổ chức và hoạt động của AASC trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán cùng với danh sách KH chọn lọc mà AASC đã cung cấp dịch vụ trong thời gian qua. Nếu Quý Công ty có bất kỳ điều gì liên quan đến thông tin đưa ra trong bản tóm tắt này xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Ông Nguyễn Thanh Tùng - Phó giám đốc Công ty AASC Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của Quý Công ty trong thời gian tới. Nơi nhận: - Như trên CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH - Lưu… KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) Phó giám đốc Nguyễn Thanh Tùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11302.doc
Tài liệu liên quan