Chuyên đề Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình

Đặc điểm địa lý nước ta là có nhiều sông suối, ao hồ và các thác nước. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện. Điều này không chỉ góp phần gia tăng thu nhập, việc làm xã hội, hay cung cấp thêm điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt và sản xuất trong nước khi nhu cầu này đang tăng cao theo thời gian. Các dự án thủy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ”xanh và sạch” này sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Đó là lý do mà các dự án CDM nói chung hướng tới. Điều này giải thích cho số lượng các dự án CDM về thủy điện hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong số các dạng dự án CDM đã được đăng ký. Đối với Việt Nam, có thể khẳng định các dự án của CDM có tính hấp dẫn và có thể hưởng rất nhiều lợi ích từ các dự án này. Tuy nhiên, để đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới và phức tạp liên quan đến tổ chức hành chính và hệ thống các văn bản pháp qui quản lý của Nhà nước. Điều quan trọng là cần đánh giá và nhận thức được lợi ích tiềm tàng, cũng như hiểu được các thách thức mà CDM đem lại để từ đó đưa ra các kế hoạch, chính sách phù hợp nhằm vượt qua được các thách thức đó. Và để thực hiện được các dự án CDM về thủy điện nói chung ở Việt Nam vẫn cần: Thứ nhất: Xác định rõ hướng ưu tiên, mục tiêu cần đạt đến khi thực hiện dự án để thực hiện dự án hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình chung. Hiện có 3 hướng ưu tiên là: Nâng cấp cải thiện công nghệ hiện có (gồm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đổi mới và hiện đại hóa); áp dụng các công nghệ tiên tiến và thiện hữu với môi trường; các dự án thuộc các chương trình, định hướng đang được Nhà nước khuyến khích/ưu tiên. Thứ hai: Đối với các dự án CDM thủy điện có công suất lớn hơn, nếu yêu cầu phải xây dựng hồ chứa tích nước hay hồ điều tiết nước lớn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Những năm gần đây, các đập lớn trở thành đề tài tranh luận của công chúng, do vậy cần xem xét rất kỹ lưỡng theo các quy định của CDM và rất cần chú ý đến vấn đề an toàn của các hồ chứa này. Vì nếu xây dựng không đảm bảo, việc rò rỉ hồ chứa hay vỡ đập, vỡ hồ này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thiệt hại không chỉ về kinh tế, con người mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Hơn nữa, việc xây các hồ chứa này có thể sẽ tác động xấu đến cơ cấu đất, hệ sinh thái,. và việc di dời dân cư là khó tránh khỏi. Do đó, các dự án CDM về thủy điện này cần được xem xét, đánh giá hiệu quả một cách rõ ràng và chính xác để đảm bảo sẽ đem lại lợi ích lớn khi thực hiện. Thứ ba: Cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện – là một trong những hình thức dự án thành công nhất trong các dự án CDM trên thế giới nói chung. Có đến ¼ số dự án CDM thuộc lĩnh vực này. Như vậy, các dự án CDM thủy điện ở Việt Nam có thể tham khảo thêm ở các nước khác để rút ra kinh nghiệm và khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong khả năng có thể.

doc59 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả dự án CDM thủy điện So Lo, tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c - Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Kinh tế, Pháp chế và Chính sách; Văn phòng. - Có 02 đơn vị sự nghiệp. Lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp có một Giám đốc và không quá hai Phó Giám đốc. Gồm: Trung tâm bảo vệ tầng Ozone; Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai. Đối với văn phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cục KTTV&BĐKH có 18 nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau: 1. Trình Bộ trưởng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch năm năm và hàng năm về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng Ozone. 2. Trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách về kinh tế và xã hội hóa hoạt động khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt. 3. Trình Bộ trưởng các chương trình, dự án về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone theo phân công của Bộ trưởng. 4. Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng Ozone. 5. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và lợi ích của việc bảo vệ tầng Ozone. 6. Về khí tượng, thuỷ văn: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn; quy hoạch phát triển mạng lưới khí tượng, thủy văn quốc gia; bảo vệ hành lang an toàn kỹ thuật đối với các công trình khí tượng, thủy văn; di chuyển công trình khí tượng, thủy văn thuộc loại đặc biệt và thuộc mạng lưới phát báo quốc tế; b) Trình Bộ trưởng quyết định việc thành lập, di chuyển, nâng cấp, hạ cấp, giải thể trạm khí tượng, thủy văn và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; xây dựng danh mục công trình khí tượng, thủy văn thuộc loại đặc biệt và thuộc mạng lưới phát báo quốc tế; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quan trắc khí tượng, thủy văn; quản lý chất lượng phương tiện đo chuyên ngành, quản lý và khai thác thông tin, tư liệu khí tượng, thủy văn; d) Chủ trì thẩm tra việc sử dụng tư liệu khí tượng, thủy văn trong hồ sơ các công trình, dự án đầu tư xây dựng trọng điểm quốc gia và các công trình, dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định và quản lý đầu tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng, thủy văn theo phân công của Bộ trưởng; đ) Tổ chức thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, thu hồi giấy phép hoạt động của công trình khí tượng, thủy văn chuyên dùng thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành, tổ chức kinh tế và tổ chức đoàn thể ở Trung ương theo quy định của pháp luật; e) Chủ trì tổ chức đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc khí tượng, thủy văn của các trạm khí tượng, thủy văn chuyên dùng thuộc sự quản lý của các Bộ, ngành. 7. Về dự báo, cảnh báo thiên tai: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế dự báo, cảnh báo thiên tai về động đất, sóng thần, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt và triều cường; b) Xây dựng, quản lý mạng lưới cảnh báo thiên tai; hướng dẫn việc cung cấp, sử dụng thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên phạm vi cả nước; c) Tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật; d) Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các kịch bản về thảm họa thiên nhiên; hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án phòng ngừa thiên tai; tham gia khắc phục hậu quả sau khi xảy ra thiên tai. 8. Về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức việc theo dõi, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với điều kiện tự nhiên, con người và kinh tế - xã hội; đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone;    b) Cấp thư xác nhận hoặc thư phê duyệt dự án CDM cho các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án CDM thuộc Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu theo ủy quyền của Bộ trưởng; c) Hướng dẫn điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-zôn thuộc Nghị định thư Montreal của Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone theo quy định của pháp luật; d) Chủ trì tổ chức và phối hợp thực hiện Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone; đ) Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thẩm quyền trong nước về Cơ chế phát triển sạch; giữ mối liên hệ với Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu. 9. Làm đầu mối liên hệ, theo dõi, báo cáo Bộ trưởng về hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ và cá nhân trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai và biến đổi khí hậu. 10. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế; thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ trưởng. 11. Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone theo phân công của Bộ trưởng. 12. Thực hiện các dịch vụ về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone theo quy định của pháp luật. 13. Phối hợp với Thanh tra Bộ thực hiện thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone; trả lời các tổ chức, cá nhân về chính sách, pháp luật khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng Ozone. 14. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng. 15. Quản lý tài chính, tài sản thuộc Cục; thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II đối với các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật. 16. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định. 17. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ. 18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. 2.1.3. Định hướng năm 2010 Trong năm 2010, định hướng giải pháp cụ thể chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Cục như sau: Nâng cao công tác điều tra cơ bản về KTTV, phục vụ kịp thời và đầu đủ cho công tác dự báo KTTV và phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng dự báo và cung cấp thông tin dự báo kịp thời phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Triển khai đạt hiệu lực, hiệu quả kế hoạch năm 2010 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2010, Cục sẽ tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách về kinh tế và xã hội hóa hoạt động khí tượng, thủy văn, dự báo và cảnh báo thiên tai, lồng ghép trong quá trình xây dựng Luật KTTV và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Ngành. Ưu tiên một số nhiệm vụ được tóm tắt như sau: 1. Hoàn thiện thể chế, chính sách, xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển ngành đến năm 2020. 2. Hướng dẫn các địa phương hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ. 3. Triển khai xây dựng dự án Luật Khí tượng Thủy văn 4. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tham mưu kịp thời cấp có thẩm quyền xử lý, giải quyết hiệu quả tình hình thiên tai trên phạm vi cả nước. 5. Bảo đảm các hoạt động thi hành UNFCCC và Nghị định thư Kyoto; Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu, CDM vào các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của các bộ, ngành, địa phương. 6. Tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố triển khai thực hiện các hoạt động với các đối tác quốc tế đã liên hệ, trao đổi, hợp tác thời gian qua. 7. Đẩy mạnh cải cách hành chính và đơn giản hóa các thủ tục hành chính; thử nghiệm, tiến tới đưa vào vận hành chính thức website riêng của Cục. 8. Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. 9. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện công tác quản lý nội bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục. 2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO 2.2.1. Tên dự án, phân loại dự án và các bên tham gia Tên dự án: Dự án CDM thủy điện So Lo Phân loại: Đây là dự án năng lượng tái tạo quy mô nhỏ. Thuộc loại “Nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo có nối lưới”. Gọi tắt là AMS-I.D. Cụ thể, đây là dự án thuỷ điện dòng chảy quy mô nhỏ, không sử dụng hồ chứa tích nước hay hồ chứa điều tiết. Các bên tham gia dự án bao gồm: (Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo) Tên các đơn vị liên quan Công ty tư nhân và/hoặc công cộng tham gia dự án (khi áp dụng) Nêu rõ đơn vị liên quan để xem xét là đơn vị tham gia dự án (có/không) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nước chủ nhà) Công ty tư nhân: Công ty Cổ phần Thủy điện Mai Châu (chủ đầu tư) Không Thụy Sỹ Công ty tư nhân: Vitol S.A Không Bảng 2. 1. Các bên tham gia dự án CDM thủy điện So Lo Công ty Cổ phần Thủy điện Mai Châu: Là công ty được thành lập để phát triển dự án thủy điện, có trụ sở tại Hòa Bình, Việt Nam. Đây cũng là đơn vị thực hiện dự án. Công ty được thành lập chỉ cho mục đích thực hiện các dự án thủy điện. Dự án Nhà máy thủy điện So Lo là dự án đầu tiên được Công ty thực hiện và vì vậy họ có khá ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vitol S.A: Công ty thương mại dầu khí, một trong các nhà cung cấp dầu khí chủ yếu cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu: Là Cơ quan Nhà nước cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án CDM cho dự án này. (thuộc nhiệm vụ, quyền hạn thứ 8 của Cục như đã trình bày ở mục 2.1.1.) Kết quả là dự án sẽ nhận được Giấy xác nhận Phê duyệt là dự án CDM. 2.2.2. Vị trí và ranh giới của dự án Vị trí của dự án: Nhà máy thủy điện kiểu dòng chảy qui mô nhỏ So Lo được xây dựng tại xã Phúc Sạn. huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình là một trong các tỉnh nghèo nhất Việt Nam (Tỉnh được xếp loại C trong Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003. Do đó nó nhận được các ưu đãi về thuế). Địa điểm thực hiện dự án là địa điểm của nhà máy thủy điện So Lo như đã mô tả như sơ đồ 3 ở trang sau: Nhà máy nằm trên suối Rút, thuộc nhánh cấp 1 bên phải sông Đà. Bắt nguồn từ cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1.200m và chảy vào sông Đà tại khu vực hồ Hòa Bình. Lưu vực suối ở trên núi cao và dài khoảng 11,2km với độ dốc tại vị trí dự án khoảng 5-11%, tạo ra độ chênh địa hình khoảng 200m. Khu vực dân cư gần nhất là bản So Lo (cách khoảng 2km). Thị xã và thành phố gần nhất là thị trấn Mai Châu (cách khoảng 12km về phía Tây Bắc) và thành phố Hòa Bình (cách khoảng 70km về phía Tây Bắc) Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo) Sơ đồ 3. Vị trí nhà máy Tọa độ mỗi bậc thủy điện như sau: Bậc 1: 20044’39” tới 20044’40” vĩ độ Bắc và 105001’35” tới 105001’30” kinh độ Đông Bậc 2: 22044’39” tới 22044’40” vĩ độ Bắc và 105001’35” tới 105001’40” kinh độ Đông Tổng công suất lắp đặt của dự án là 8,7MW với tổng sản lượng điện phát lên lưới điện quốc gia hàng năm dự tính là 26.225MWh. Điện năng sản xuất được đấu vào lưới điện qua 0,2km đường dây truyền tải 35kV được xây dựng mới tại vị trí xuất tuyến cột số 11, nhánh Suối Nhũng, lộ 372. Kết cấu xây dựng chính của dự án gồm kênh lấy nước có cửa, bể áp lực, đường ống áp lực và khu nhà máy bao gồm tua bin, máy phát điện, máy biến áp như được nêu trong sơ đồ 4. Không có hồ chứa tích nước cũng như hồ chứa điều tiết (kiểu dòng chảy) liên quan đến hoạt động của dự án. (Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo) Sơ đồ 4. Mặt bằng nhà máy Ranh giới của dự án: Bao quanh vị trí địa lý tự nhiên của nguồn phát điện sử dụng năng lượng tái tạo. Ranh giới của dự án có thể vì vậy được xem như nêu trong sơ đồ 2 (không bao gồm lưới điện quốc gia) Tuân thủ quy định và hướng dẫn đối với các dự án hoạt động quy mô nhỏ, các phát thải liên quan tới sản xuất và vận chuyển, phân phối nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy trong đường cơ sở không bao gồm trong phạm vi đường biên dự án. Bởi các hoạt động này không xảy ra trên khu vực địa lý tự nhiên của dự án. Cũng với lý do này, các phát thải liên quan đến vận chuyển cũng được loại bỏ khỏi ranh giới của dự án. 2.2.3. Mục đích hoạt động của dự án Dự án được thiết kế để xây dựng và vận hành dự án nhà máy thủy điện với tổng công suất là 8,7MW. Dự án không sử dụng hồ chứa tích nước, cũng như không sử dụng hồ chứa điều tiết (hồ chứa kiểu dòng chảy) trong thời kỳ ít mưa hay mùa cạn. Do đó, trong khi dự án là một giải pháp nhạy cảm, thân thiện với môi trường đối với việc tăng trưởng nhu cầu năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiện, sản lượng điện của dự án cũng bị hạn chế theo các thời gian cụ thể trong năm. Điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của dự án. Sản lượng điện hàng năm của dự án xấp xỉ 26.225 MWh, dẫn đến giảm phát thải khí nhà kính khoảng 16.346tCO2/mỗi năm trong 7 năm tín dụng đầu tiên. Việc này sẽ tiết kiệm, bù đắp lại việc đốt hàng nghìn tấn nhiên liệu và bằng cách này, dự án sẽ giúp bảo tồn nguồn tài nguyên không tái tạo, thúc đẩy khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo và các loại công nghệ thân thiện với môi trường. Đồng thời, dự án hoạt động cũng nhằm góp phần thực hiện Nghị định thư Kyoto mà Việt Nam đã tham gia. 2.2.4. Thời gian hoạt động của dự án Hoạt động của dự án bắt đầu từ ngày 20/11/2007, khi chủ đầu tư cam kết bỏ ra hết chi phí liên quan đến việc thực hiện hoạt động dự án (mua bán thiết bị và nhà máy). Dự kiến thời gian vận hành của hoạt động dự án là 30 năm. Ngày bắt đầu kỳ tín dụng thứ nhất: ngày 01/01/2009. Thời gian của kỳ tín dụng thứ nhất: 7 năm (từ 01/01/2009 đến 31/12/2005). 2.2.5. Phân loại công nghệ/tiêu chuẩn của dự án quy mô nhỏ Vì dự án có tổng công suất lắp đặt là 8,7MW (dưới 15MW – là ngưỡng dự án CDM quy mô lớn) và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện) đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia, dự án được xem xét theo phương pháp luận quy mô nhỏ AMS-I.D. Số liệu đặc tính thiết bị sử dụng trong dự án được nêu ở bảng sau: (Nguồn: So Lo hydropower project) Nhà máy thủy điện So Lo Bậc 1 Thiết bị, số lượng và kiểu thiết bị (ký hiệu) Tua bin 01 HLA550-WJ-71 01 HLA253-WJ-60 02 x HL(90)D54-WJ-60 Máy phát 01 x SFWE-K1600-6/1430 (600kW) 01 x SFWE(-W-)2000-6/1430 6.3 kV 02 x SFWE (-W-)800-6/1180 6.3 Kv Bộ điều tốc 01 x BWT600 (W) 01 x BTW(-)600 02 x BWT-300 Nhà sản xuất Tập đoàn Thiết bị Điện Trùng Khánh - CEMF (Trung Quốc) Nhà máy thủy điện So Lo Bậc 2 Tua bin 1 x 2 MW, 2 x 0,75 MW Tốc độ: 1000 vòng/phút Hiệu suất: 0.899 với tua bin 2 MW; 0.885 với 2 tua bin 0.75 MW Loại: Francis Máy phát 1 x 2 MW and 2 x 0,75 MW. Hệ số Cosα: 0.8 Vận tốc định mức: 1000 vòng/phút Vận tốc quay lồng: 1800 vòng/phút với máy phát 2 MW, 2400 vòng/phút với 2 máy phát 0,75 MW Tần số: 50 Hz Bộ điều tốc Loại: Điện từ - Thủy lực. Số lượng: 3 Áp lực dầu : 1,5 Mpa 01 YT-600, 02 YT-300 Tần số: 47.5-52.5 Hz Bảng 2. 2. Số liệu đặc tính thiết bị Công nghệ sử dụng được xem là an toàn cho môi trường vì nhà máy là loại thủy điện kiểu dòng chảy không có hồ chứa. Vì vậy, nhà máy được xây dựng và vận hành theo cách không chiếm nhiều đất đai như trong trường hợp nhà máy có hồ chứa tích nước. Thêm vào đó, thực tế là nhà máy phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo và kết quả là phát thải bằng 0. 2.2.6. Khối lượng giảm phát thải dự kiến được chọn trong giai đoạn tín dụng Mục đích khi thực hiện dự án CDM đều nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Đối với dự án này, giảm phát thải hàng năm của dự án ước tính khoảng 16.346 tCO2e. Dự án sử dụng giai đoạn tín dụng có thể gia hạn được với tổng lượng giảm phát thải dự tính khoảng 114.422 tCO2e trong giai đoạn 7 năm tín dụng đầu tiên. Được thể hiện trong bảng sau : (Nguồn: So Lo hydropower project) Năm Ước tính lượng giảm phát thải hàng năm (Đơn vị : tCO2e) 01/01/2009 - 31/12/2009 16.346 01/01/2010 - 31/12/2010 16.346 01/01/2011 - 31/12/2011 16.346 01/01/2012 - 31/12/2012 16.346 01/01/2013 - 31/12/2013 16.346 01/01/2014 - 31/12/2014 16.346 01/01/2015 - 31/12/2015 16.346 Tổng lượng giảm ước tính (tCO2e) 114.422 Tổng số năm của giai đoạn tín dụng 7 năm Ước tính lượng giảm phát thải trung bình năm trong giai đoạn tín dụng 16.346 Bảng 2. 3. Lượng giảm phát thải ước tính hàng năm giai đoạn tín dụng đầu tiên 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN SO LO 2.3.1. Một số rào cản Việc đăng ký CDM có thể là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của dự án thủy điện này. Nhờ có CDM mà dự án này trở thành dự án đáng đầu tư và vượt qua được các rào cản cơ bản. Không có dự án, vì một lý do cụ thể được xác định từ các bên tham gia dự án, như là rào cản thuộc tổ chức hoặc thông tin hạn chế, các nguồn quản lý, năng lực của tổ chức, các nguồn tài chính hoặc năng lực hấp thu các công nghệ mới, sẽ dẫn đến phát thải cao hơn. Dự án có một số rào cản mà doanh thu CDM sẽ cho phép vượt qua. Mỗi rào cản đã xác định được mô tả chi tiết dưới đây : Rào cản về công nghệ: Lựa chọn công nghệ ít tân tiến hơn cho dự án bao hàm cả việc rủi ro thấp hơn vì hoạt động không ổn định hoặc do sự chia sẻ thị trường thấp của công nghệ mới được áp dụng với hoạt động dự án và dẫn tới phát thải cao hơn. Rào cản do các thông lệ phổ biến: Thông lệ phổ biến hoặc các yêu cầu chính sách, luật pháp và các quy định sẽ dẫn tới thực hiện công nghệ với phát thải cao hơn. Rào cản về tài chính : Công cụ chứng minh, đánh giá tính bổ sung của dự án quy định rằng chủ đầu tư (người phát triển dự án) phải xác định một chỉ thị kinh tế/tài chính, như Tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, thích hợp nhất cho loại dự án đó và trong ngữ cảnh ra quyết định. Rào cản về điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam: Giai đoạn tài chính và xây dựng của dự án xảy ra trong khi Việt Nam trải qua tình trạng lạm phát cao nhất từ năm 1996. Tỷ lệ ghi nhận là 15,7% vào tháng 2/2007, tăng từ 14,1% tháng 1/2007 (Theo Thời báo tài chính – Financial Times). Điều này dẫn tới các chi phí xây dựng cao hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Doanh thu của CDM chắc chắn sẽ hỗ trợ một phần gánh nặng tăng chi phí không lường trước được do lạm phát tăng cao. Rào cản về các điều kiện địa chất: Tại khu vực dự án, một số hiện tượng có thể dẫn đến tình trạng không mong muốn. Theo báo cáo nghiên cứu khả thi cho nhà máy thuỷ điện 1: Nhà máy thuỷ điện So Lo ở trên khu vực có thể xảy ra động đất với cường độ mạnh nhất lên tới độ 8. Ngoài ra, một vài hiện tượng địa chất động lực hay gặp như: mài mòn, xói mòn sâu, cũng được xem là nguy cơ bởi chúng tạo ra các thung lũng hẹp và các sườn dốc với các phẫu phóng vật, bãi bồi không ổn định dọc theo sông suối. Rào cản về chính sách: Doanh nghiệp tư nhân chỉ được phép đầu tư trong lĩnh vực thuỷ điện trong thời gian gần đây và Tổng công ty Điện lực Việt nam (EVN) cũng không có bất cứ chính sách nào để thúc đẩy sự phát triển của nhà máy thuỷ điện quy mô nhỏ. Không có chính sách ưu tiên nào đối với dự án vùng sâu, xa hoặc các dự án không sử dụng hồ chứa. Chỉ có 1 chính sách thúc đẩy dự án có hồ chứa tích nước (Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 3837/QD-BCN ngày 22/11/2005). Trong khi dự án có hồ chứa nước phát điện ở quy mô lớn hơn thì cũng có tác động như: chặt phá rừng, di dân tái định cư và lụt lội. Các dự án thủy điện quy mô nhỏ ở vùng sâu được xếp vào nhóm có lợi ích tối đa về thuế thu nhập nên cũng thu hút các doanh nghiệp. Thực tế theo Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN ”một số công trình nằm ở khu vực khó khăn để khai thác và xa các trung tâm tiêu thụ điện năng nên sẽ ít có cơ hội phát triển trong giai đoạn ngắn hạn, trước mắt.” Hơn thế nữa, với sự độc quyền của EVN, trong quá trình đàm phán giá bán điện của các chủ đầu tư độc lập, những dự án không có ngân sách Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và giá bán điện thường thấp. 2.3.2. Hiệu quả tài chính Về thời gian: Các chỉ số được tính toán cho suốt 30 năm vận hành hoạt động của dự án. Về lãi suất chiết khấu: Theo bảng 3.1, lãi suất vay VND tại thời điểm đó là 11,76% nên chọn đây là lãi suất chiết khấu. Về lợi ích của dự án: Không kể đến những ích lợi quá khó hoặc không thể lượng hóa được (như lợi ích về môi trường khi giảm phát thải khí nhà kính, …) Lợi ích của dự án khi không có CDM chỉ đơn thuần có được từ doanh thu bán điện. Trong khi dự án có CDM thì ngoài doanh thu từ việc bán điện, còn có thêm doanh thu từ việc bán các CERs. Doanh thu từ bán điện trung bình đạt 15,525 tỷ VND/năm trong suốt 30 năm đời của dự án. Trường hợp có CDM thì doanh thu từ CERs là 4,021 tỷ VND/năm trong 7 năm tín dụng đầu tiên. Về chi phí của dự án: Chi phí của dự án cả khi không có CDM và khi có CDM đều gồm các khoản như: Xây dựng, mua sắm thiết bị, đền bù và giải phóng mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí dự phòng và các chi phí khác. Tổng chi phí cho đầu tư ban đầu này chính là tổng vốn đầu tư đạt 99,184 tỷ VND. Ngoài ra, dự án còn phải chi trả các khoản như: Bảo hiểm, chi phí O&M vận hành và bảo dưỡng, trả tiền lãi vay, đóng thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp,… Thêm nữa, giống như lợi ích, trong thực tế có những chi phí ẩn mà khó lượng hóa chính xác được như: chi phí cơ hội, chi phí khắc phục ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường,… Chi phí tân trang máy móc thiết bị được bỏ ra trong năm hoạt động thứ 16 để đảm bảo nhà máy và hệ thống hoạt động ở hệ số phụ tải mà nhà máy dự kiến. Các thông số liệt kê trong bảng 2.4 được sử dụng để tạm tính cho phân tích tài chính FA của dự án thủy điện So Lo: (Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo) THÔNG SỐ Tổng số / Trung bình Công suất lắp đặt 8,7MW Hệ số phụ tải nhà máy 35,11% Sản lượng điện hàng năm cấp lên lưới 26.225MWh Tiêu dùng nội bộ 2% Tổng đầu tư  (Triệu đồng) 99.184 Tỉ lệ vốn vay/Vốn tự có 70 / 30 Lãi suất vay VND 11,76% Giá bán điện (Đồng/kWh) 592 Chi phí vận hành&bảo dưỡng/O&M (tính theo % chi phí dự án) 2,0 Bảo hiểm (tính theo % chi phí dự án) 0,25 Thời gian trả nợ 8 năm Thời gian giãn nợ lần đầu 1 năm Khấu hao: - Thiết bị - Công trình 10% 5% Thuế tài nguyên (tính theo % doanh thu) 2 Thuế thu nhập (tính theo % thu nhập chịu thuế) 0 đến 25 Giá CER/tấn (Euro) với tỷ giá 1Euro = 24.600VND 10 Bảng 2. 4. Các thông số cơ bản trong phân tích FA và CBA Văn kiện dự án được cung cấp bởi Phòng Biến đổi khí hậu, trực thuộc Cục KTTV&BĐKH và các tài liệu tham khảo liên quan khác. Sau đây là bảng số liệu về dòng tiền ròng của dự án trong 2 trường hợp khi không có CDM và khi có CDM: (Nguồn: So Lo hydropower project) Năm Lợi nhuận sau thuế Khấu hao Tiền lãi vay Vốn đầu tư Giá trị thu hồi Dòng tiền ròng 0 - - - 99,184 - -99,184 1 -19,791 7,269 25,505 - - 12,983 2 -18,329 7,269 24,043 - - 12,983 3 -15,141 7,269 20,855 - - 12,983 4 -11,953 7,269 17,667 - - 12,983 5 -8,765 7,269 14,479 - - 12,983 6 -5,577 7,269 11,291 - - 12,983 7 -2,389 7,269 8,103 - - 12,983 8 0,799 7,269 4,915 - - 12,983 9 3,987 7,269 1,727 - - 12,983 10 5,714 7,269 - - - 12,983 11 9,340 2,649 - - - 11,990 12 9,042 2,649 - - - 11,691 13 9,042 2,649 - - - 11,691 14 7,750 2,649 - - - 10,400 15 7,750 2,649 - - - 10,400 16 1,000 11,649 - 90,000 - -77,350 17 1,000 11,649 - - - 12,650 18 1,000 11,649 - - - 12,650 19 1,000 11,649 - - - 12,650 20 1,000 11,649 - - - 12,650 21 2,987 9,000 - - - 11,987 22 2,987 9,000 - - - 11,987 23 2,987 9,000 - - - 11,987 24 2,987 9,000 - - - 11,987 25 2,987 9,000 - - - 11,987 26 9,737 0 - - - 9,737 27 9,737 0 - - - 9,737 28 9,737 0 - - - 9,737 29 9,737 0 - - - 9,737 30 9,737 0 - - 9,459 19,196 Bảng 2. 5. Dòng tiền ròng của dự án khi không có CDM (Đơn vị: Tỷ VND) (Nguồn: So Lo hydropower project) Năm Lợi nhuận sau thuế Khấu hao Tiền lãi vay Vốn đầu tư Giá trị thu hồi Dòng tiền ròng 0 - - - 99,184 - -99,184 1 -15,769 7,269 25,505 - - 17,004 2 -14,308 7,269 24,043 - - 17,004 3 -11,120 7,269 20,855 - - 17,004 4 -7,932 7,269 17,667 - - 17,004 5 -4,744 7,269 14,479 - - 17,004 6 -1.556 7,269 11,291 - - 17,004 7 1,632 7,269 8,103 - - 17,004 8 0,799 7,269 4,915 - - 12,983 9 3,987 7,269 1,727 - - 12,983 10 5,194 7,269 0 - - 12,463 11 9,042 2,649 - - - 11,691 12 9,042 2,649 - - - 11,691 13 9,042 2,649 - - - 11,691 14 7,750 2,649 - - - 10,400 15 7,750 2,649 - - - 10,400 16 1,000 11,649 - 90,000 - -77,350 17 1,000 11,649 - - - 12,650 18 1,000 11,649 - - - 12,650 19 1,000 11,649 - - - 12,650 20 1,000 11,649 - - - 12,650 21 2,987 9,000 - - - 11,987 22 2,987 9,000 - - - 11,987 23 2,987 9,000 - - - 11,987 24 2,987 9,000 - - - 11,987 25 2,987 9,000 - - - 11,987 26 9,737 0 - - - 9,737 27 9,737 0 - - - 9,737 28 9,737 0 - - - 9,737 29 9,737 0 - - - 9,737 30 9,737 0 - - 9,459 19,196 Bảng 2. 6. Dòng tiền ròng của dự án khi có CDM (Đơn vị: Tỷ VND) Dựa vào số liệu trong bảng 2.5 và 2.6 trên, với lãi suất tính toán lựa chọn là 11,76% tính được giá trị của NPV và IRR, T tương ứng của dự án trong 2 trường hợp khi không có CDM và khi có CDM qua bảng các giá trị sau: Dự án thủy điện So Lo khi không có CDM Dự án thủy điện So Lo khi có CDM (1) (2) NPV -10,89 tỷ VND 7,34 tỷ VND IRR 9,96 % 13,09% T 16 năm 13 năm Bảng 2. 7. Giá trị các chỉ tiêu trong phân tích tài chính Từ bảng kết quả trên có các nhận xét sau: - Về chỉ tiêu NPV: NPV(1) = -10,89 0, thỏa mãn nguyên tắc sử dụng NPV. Như vậy, chỉ có thể chấp nhận dự án có CDM. Qua đó, có thể thấy, khi không có thu nhập thêm từ bán CERs của dự án khi có CDM thì sự án thủy điện sẽ không khả thi và không nên đầu tư. Ngược lại, khi có thêm lợi ích từ CDM, dự án CDM thủy điện So Lo được đánh giá nên đầu tư. Chưa kể đến khi là dự án CDM, nhà máy thủy điện So Lo cũng đóng góp nhiều hiệu quả hơn về mặt môi trường, góp phần thực hiện Nghị định thư Kyoto của Việt Nam và nhiều lợi ích khác chưa được định lượng hay đánh giá hết. - Về chỉ tiêu IRR: Đáp ứng yêu cầu theo công cụ chứng minh tính bổ sung của dự án, chủ đầu tư đã lựa chọn lãi suất vay cơ bản ở Việt Nam trong thời điểm ra quyết định tiếp tục triển khai hoạt động dự án là 8,25% (Quyết định số 2045/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 30/10/2006). Theo Bộ luật dân sự Việt Nam, lãi suất vay thương mại và được điều chỉnh sao cho các Ngân hàng không đưa mức lãi suất vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản. Do vậy, chủ dự án có thể trông đợi để trả một mức lãi suất lên đến 12,38%. Với cách tiếp cận mang tính dè dặt trong một xu hướng mà mức lãi suất đang gia tăng vào cuối năm 2006, chủ dự án chọn mốc chuẩn thu hồi vốn ở mức 12,38%. Mức chuẩn này đã đáp ứng các chỉ tiêu của Công cụ chứng minh tính bổ sung của dự án và tính bảo thủ (ước lượng dè dặt và thấp hơn thực tế) Theo Văn kiện Thiết kế dự án CDM thủy điện So Lo . Khi IRR đã được tính toán cho giai đoạn 30 năm và toàn bộ giá trị tài sản đã bị khấu hao hết. Câu hỏi liên quan đến giá trị còn lại sẽ không được đặt ra, bởi chi phí tân trang máy móc thiết bị sẽ bị bỏ ra trong năm hoạt động thứ 16 để đảm bảo nhà máy và hệ thống hoạt động ở hệ số phụ tải mà nhà máy dự kiến. Mặc dù có sự hư hỏng nhiều, giá trị còn lại lấy ở mức 5% chi phí dự án trong năm cuối cùng. Dựa vào kết quả bên trên, IRR về tài chính của dự án khi không có CDM là 9,96% trái với mốc chuẩn thu hồi vốn là 12,38%. Việc ước tính giá trị IRR trên khá dè dặt và thấp hơn thực tế trong khi chi phí dự án đã không bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, hay bất cứ chi phí hành chính, tác nghiệp nào trong giai đoạn xây dựng này. Tương tự, bản tính toán kê khai trong thời gian vận hành cũng khá dè dặt và thấp hơn thực tế khi sự gia tăng của chi phí bảo dưỡng và vận hành chỉ lấy mức 3%. Ngược lại, mức lạm phát 15% và các chi phí về lương cũng không được tính đến. Nếu tính đến các chi phí trên thì tham số IRR của dự án sẽ giảm. Như vậy, IRR của dự án được tính toán trong giai đoạn 30 năm: IRR (1) = 9,96% < 12,38% là mức chuẩn thu hồi vốn. Chủ đầu tư sẽ không thực hiện được dự án khi không có doanh thu từ CDM. Do đó, có thể thấy lợi ích từ dự án CDM sẽ cho phép chủ đầu tư vượt qua mốc chuẩn tối thiểu thu hồi vốn 12,38% vì IRR (2) = 13,09%. - Về thời gian hoàn vốn: Để đơn giản cho tính toán, chi phí tân trang máy móc thiết bị bỏ ra trong năm hoạt động thứ 16 (để đảm bảo nhà máy và hệ thống hoạt động ở hệ số phụ tải mà nhà máy dự kiến) sẽ được tính xem như vốn đầu tư bỏ ra trong năm 0. T(1) = 16 năm > T(2) = 13 năm. Thời gian hoàn vốn của dự án cả trong trường hợp có CDM và không có CDM tương đối dài. Đó cũng là đặc thù của các dự án về thủy điện nói chung do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, thời gian hoạt động lâu và lợi ích thưởng các năm sau. 2.3.3. Hiệu quả kinh tế xã hội Đánh giá đóng góp của dự án vào mục tiêu kinh tế: Xét dự án CDM thủy điện So Lo: (số liệu tính toán dựa vào So Lo hydropower project) - Doanh thu từ bán điện hàng năm là 15,525 tỷ VND trong suốt 30 năm. Doanh thu từ bán CERs trung bình mỗi năm là 4,021 tỷ VND trong 7 năm tín dụng đầu tiên. Vậy, tổng doanh thu là: 15,525 x 30 + 4,021 x 7 = 493,897 (tỷ VND) - Vốn đầu tư ban đầu là 99,184 tỷ VND và vốn bỏ ra vào năm thứ 16 là 90,000 tỷ VND. Vậy, tổng vốn đầu tư là: 189,184 Tỷ VND - Giá trị dự kiến của các đầu vào vật chất thường xuyên (MI) và tất cả các khoản chuyển ra nước ngoài có liên quan của dự án và lợi nhuận thuần của vốn nước ngoài cũng như tiền lương của nhân viên nước ngoài (RP) coi như bằng 0. Như vậy, giá trị NNVA ước tính là: 493,897-189,184=304,713 (tỷ VND) Có thể nói, trong tuổi thọ kinh tế của dự án đã đóng góp cho tăng thu nhập quốc dân là gần 305 tỷ VND. Đánh giá đóng góp của dự án vào các mục tiêu khác: Dự án mới được vận hành không lâu nên chưa có số liệu thống kê cụ thể hơn về các chỉ tiêu như số việc làm mới, thu nhập, tiền lương,... Do vậy, đánh giá đóng góp của dự án vào các mục tiêu khác để xác định hiệu quả xã hội chỉ mang tính định tính và được liệt kê như sau: Thứ nhất: Hiệu quả về xã hội đầu tiên kể đến là dự án đã tạo năng lượng và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Hòa Bình. Dự án đi vào hoạt động thì đây là nguồn năng lượng cung cấp thêm điện cho hệ thống điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện trong tương lai của các ngành kinh tế cũng như trong sinh hoạt ngày một tăng cao. Quá trình tiến hành thi công và vận hành công trình vẫn cần làm mới một số đoạn, tuyến đường nối các công trình. Toàn bộ hệ thống đường sá và hệ thống điện do dự án mang lại sẽ phục vụ cho giao thông địa phương. Thứ hai: Chính các đường giao thông thuận lợi này sẽ dẫn đến một lượng lớn dân cư trong khu vực hoặc từ nơi khác đến để làm ăn sinh sống tại địa phương. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực như gia tăng dân số, khai phá đất đai, sang nhượng đất đai trái phép, phá rừng làm nương rẫy, gây khó khăn trong việc kiểm soát về an ninh trật tự và phát sinh các tệ nạn xã hội. Bên cạnh mặt bất lợi sẽ là mặt tích cực, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tạo ra bộ mặt nông thôn phát triển cho tỉnh Hòa Bình, vốn được đánh giá là một tỉnh nghèo trong cả nước. Để khắc phục tình trạng tiêu cực, ban quản lý dự án kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các ban ngành liên quan cần sớm có những biện pháp cụ thể về việc kiểm soát dân nhập cư tự do và những người thân của những người làm dự án. Thứ ba: Thay đổi về phát triển kinh tế xã hội khu vực. Dự án sẽ tạo thêm cơ hội việc làm (hàng trăm việc làm trong giai đoạn xây dựng và hàng chục việc làm trong giai đoạn vận hành nhà máy). Những người có nghề nghiệp chuyên môn hoặc đã được đào tạo qua các trường đều có cơ hội được tiếp cận với công nghệ mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong công tác tư vấn, giám sát, thi công tại hiện trường,… Thứ tư: Một phần doanh thu từ CERs (2,5% từ doanh thu) sẽ được dành cho các sự kiện mang tính cộng đồng ở địa phương như: xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở cho địa phương (trạm y tế, nhà văn hóa, làm đường mới, đường dây điện thoại,...); tài trợ cho người dân địa phương trong các hoạt động thể thao, lễ hội cổ truyền. Điều này góp phần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của người dân, giữ gìn nét văn hóa truyền thống, tăng thêm tính đoàn kết trong cộng đồng thông qua các hoạt động, sự kiện chung. Thứ năm: Việc cung cấp một lượng điện ổn định sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng công nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Dự án CDM thủy điện So Lo sẽ đóng góp thuế vào kinh tế địa phương (có 198 hộ trong 386 hộ cư dân địa phương được xếp vào dạng đói nghèo) Thứ sáu: Dự án này sử dụng công nghệ thủy điện kiểu dòng chảy không có hồ tích nước. Do đó nó không tạo ra các rủi ro như dự án có hồ chứa lớn gây lụt lội hay những ảnh hưởng xấu khác khi rò rỉ hay vỡ hồ chứa. Thứ bảy: Dự án cũng không phải tiến hành tái định cư do được xây ở khu vực khá hẻo lánh, ít người sinh sống nên sẽ không làm ảnh hưởng đến tập quán, văn hóa người dân địa phương. Đánh giá đóng góp của dự án vào mục tiêu về môi trường: Dự án CDM đặc biệt hơn các dự án đầu tư khác ở chỗ hiệu quả môi trường chiếm vị trí rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả xã hội của dự án Nghiên cứu về môi trường cho mỗi bậc thuỷ điện được thực hiện trong Giai đoạn nghiên cứu khả thi. Theo cam kết bảo vệ môi trường đã kết luận: Đây là dự án thuỷ điện dòng chảy không có tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn nữa, đây là khu vực hẻo lánh, không yêu cầu san nền hay giải phóng mặt bằng, di dân nhiều. Các tác động của dự án đến môi trường đã được nêu rõ và được cơ quan chức năng về môi trường phê duyệt như mô tả dưới đây: (Nguồn: Văn kiện dự án CDM thủy điện So Lo) TT CÁC THÔNG SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG Phân loại và mức độ ảnh hưởng Giai đoạn xây dựng Giai đoạn vận hành I Môi trường tự nhiên: 1 Đất: Vùng đất bị chiếm -- 0 Lở đất, đất bị xói mòn, hoạt động bồi lắng - - Độ màu mỡ, phì nhiêu của đất 0 0 2 Nước: Chất lượng nước -- 0 Chống lụt 0 + Tưới tiêu 0 + Nước ngầm 0 + 3 Điều kiện vi khí hậu: Không khí -- 0 Độ ẩm 0 + Nhiệt độ - + 4 Hệ sinh thái: - ++ Hệ thực vật, thảm thực vật - ++ Động vật hoang dã - + Các loài bị đe doạ - + II Môi trường kinh tế - xã hội: 1 Các hoạt động kinh tế: Nông nghiệp - + Lâm nghiệp - + Thủy sản 0 ++ Giao thông vận tải 0 ++ Thương mại – Du lịch 0 + 2 Văn hoá và xã hội: Tiêu chuẩn sống - ++ Đời sống văn hoá tinh thần + ++ Sức khoẻ cộng đồng 0 + Bảng 2. 8. Tóm tắt các tác động của dự án So Lo tới môi trường Với ký hiệu: - : Ảnh hưởng tiêu cực tạm thời hoặc rất nhỏ -- : Ảnh hưởng tiêu cực lâu dài + : Ảnh hưởng tích cực nhỏ và tạm thời ++ : Ảnh hưởng tích cực mạnh và lâu dài 0 : Không đáng kể hoặc trung tính Trong quá trình triển khai dự án, các tác động đến môi trường của giai đoạn xây dựng là đáng kể nhất. Đầu tiên phải kể đến là công tác giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích đất cho nhà máy thủy điện Bậc 1 là 12,312ha. Trong đó, có 9,93ha rừng cằn cỗi với các bụi cây nhỏ. Diện tích đất cho nhà máy thuỷ điện Bậc 2 là 4,9ha. Nhìn chung, dự án ít có tác động xấu đến môi trường, hầu hết trong giai đoạn xây dựng chỉ có những ảnh hưởng tạm thời hoặc không đáng kể. Lợi ích từ dự án khi vận hành lớn hơn nhiều so với những ảnh hưởng này. Giai đoạn vận hành đem lại nhiều những ảnh hưởng tích cực mạnh và lâu dài cho cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội. Riêng với tình trạng lở đất, xói mòn, hoạt động bồi lắng của môi trường tự nhiên đều bị ảnh hưởng trong cả 2 giai đoạn. Tuy vậy, đây chỉ là ảnh hưởng mang tính chất tạm thời hoặc không đáng kể nên về cơ bản có thể đánh giá dự án đem lại tác động tích cực đến môi trường là đáng kể. Hơn nữa, việc tiết kiệm sử dụng hàng nghìn tấn nhiên liệu đã giảm được việc phát thải 123.032 tCO2 trong 7 năm tín dụng đầu tiên., góp phần giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển và giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu. Về mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững: Các dự án CDM đều muốn hướng đến sự phát triển bền vững ở các nước thực hiện dự án CDM. Đó là sự phát triển đồng đều, toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Để lượng hóa những đóng góp của dự án cho sự phát triển bền vững, hai phương pháp tiếp cận đã được sử dụng. Chủ dự án đồng ý tự nguyện hỗ trợ 2,5% doanh thu từ việc bán giảm phát thải được chứng nhận (CERs) của dự án cho các sáng kiến đối với hoạt động phát triển bền vững và trong văn kiện dự án sử dụng công cụ lý thuyết vị lợi đa thuộc tính hay thuyết hữu dụng đa biến để xác định giá trị đóng góp của dự án đối với sự phát triển bền vững ngược lại với kịch bản đường cơ sở. Dự án đạt được một trị số trung bình là 53,94 đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững so với kịch bản đường cơ sở. Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. VỀ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Thứ nhất: Dự án CDM sử dụng năng lượng sạch là thủy điện như dự án CDM thủy điện So Lo nhìn chung là dự án có hiệu quả tốt về xã hội và môi trường. Do CDM là một cơ chế phát triển nên công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước liên quan đóng vai trò không thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay đang thiếu các văn bản pháp quy và các cơ chế hành chính để quản lý và thực hiện CDM; nhận thức về CDM của cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng đều còn thấp. Trong thời gian tới, cần khắc phục các trở ngại này để bảo đảm đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của CDM. Do vậy, rất cần sự quản lý, chính sách thích đáng của các cơ quan này, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường để dự án được thực hiện một cách hợp lý, có hiệu quả nhất. Trong vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần: Chỉ đạo, điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM; Điều hành việc tham gia buôn bán phát thải về các tín dụng CO2; Lập khung thuế cho loại hình dự án CDM; Phối hợp, lồng ghép với chính sách ưu tiên của đất nước; Xác lập mối quan hệ giữa CDM và các cơ chế phát triển khác (để tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn). Thứ hai: Một trong các mục tiêu chính của CDM là thúc đẩy đạt được phát triển bền vững tại các nước đang phát triển. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất là làm thế nào xác định được dự án đạt được các tiêu chí của phát triển bền vững. Một số nhà nghiên cứu chính sách đã đề xuất xét dự án trên 3 phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Cụ thể hơn, các cơ quan Nhà nước Việt Nam cần xác định các loại dự án CDM tiềm năng như dạng dự án ưu tiênvới một số tiêu chí như: Chi phí yêu cầu trên một đơn vị (tấn) carbon giảm (khía cạnh tài chính), khả năng tạo công ăn việc làm (khía cạnh xã hội và phát triển), các tác động môi trường địa phương (khía cạnh kinh tế và môi trường), đánh giá về công nghệ (khía cạnh công nghệ). Thứ ba: Ngoài ra, hoạt động dự án thủy điện So Lo được giám sát và quản lý trực tiếp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình nên Sở cần kiểm tra, theo dõi sát sao đối với dự án nhằm đảm bảo nhà đầu tư sẽ thực hiện theo đúng quy định pháp luật và những cam kết đã ký, nhất là Cam kết về bảo vệ môi trường. Lý do vì các nhà đầu tư thường hay lơ là trách nhiệm của mình đối với môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành dự án; nhất là khi vấn đề môi trường rất quan trọng và ngày càng được quan tâm của toàn xã hội. 3.2. VỀ PHÍA CHỦ DỰ ÁN Trong quá trình hoạt động dự án, những người đề xuất dự án đã cam kết tuân thủ hoàn toàn và thực hiện tốt, đầy đủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về môi trường. Ở dự án thủy điện So Lo này, chủ dự án đã thực hiện Cam kết bảo vệ môi trường (giống như báo cáo tác động môi trường trong tài liệu dự án). Cụ thể: Cam kết bảo vệ môi trường EPC (hay là Báo cáo đánh giá tác động môi trường EIA) đã được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 28/07/2006 đối với nhà máy thuỷ điện bậc 1; và Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu phê duyệt nhà máy thuỷ điện bậc 2 ngày 29/04/2008. Tuy vậy, để giảm nhẹ tối đa các tác động tiêu cực không mong muốn, có thể xảy ra đối với môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội ngay tại khu vực xây dựng nhà máy và khi nhà máy được đưa vào vận hành và hoạt động, vẫn cần thực hiện một số biện pháp thích hợp. Một số biện pháp cụ thể được đề xuất như sau: 3.2.1. Môi trường tự nhiên Đối với đất đai: Đất đang được sử dụng: Về cơ bản, dự án không đòi hỏi phải tiến hành tái định cư nhưng vẫn cần đền bù thoả đáng cho cư dân đia phương về diện tích đất nông nghiệp đang được sử dụng. Lở đất, xói mòn và bồi đắp: Các hiện tượng này có thể xuất hiện tại các khu vực có đường thi công, cửa dẫn nước, ống dẫn nước,… Để giảm thiểu hiện tượng trên, trong quá trình sang nền và đào đất, bên thi công sẽ gia cố các khu vực bị ảnh hưởng; Trồng cây tại những khu vực có thể; Trồng cây ở phía thượng lưu và các vùng phụ cận của dự án. Đối với chất lượng nước: Chất lượng nước có thể bị giảm sút nếu dự án không được thực hiện một cách đúng đắn. Để giảm thiểu nguy cơ này cần: Xây dựng các khu vệ sinh cho công nhân; Thu gom rác thải và xử lý tại địa điểm xa nhà dân và nguồn nước; Không đổ đất xuống lòng sông Đối với không khí: Việc xây dựng sẽ làm ô nhiễm không khí nên được làm giảm thiểu bằng cách: Che phủ kín các xe chở vật liệu; Hạn chế sử dụng xe, máy móc cũ, không hiệu quả; Bảo dưỡng và sử dụng các máy móc mới nhằm giảm tiếng ồn và khí thải; Phun nước trên công trường xây dựng; Bố trí hợp lý thời gian làm việc của máy móc và phương tiện vận chuyển; Dọn sạch sẽ công trường xây dựng sau khi hoàn thành công tác xây dựng. Đối với hệ sinh thái: Dự án thủy điện So Lo cho thấy không có mối đe dọa đời sống thủy sinh, sinh vật trong suối hay sông. Lý do vì nhà máy thủy điện kiểu dòng chảy, được đặt ở vị trí khá dốc và không có hồ chứa. Vì vậy ảnh này nếu có sẽ là rất nhỏ và không đáng kể. Các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái chủ yếu về hành chính như: Lựa chọn địa điểm xây dựng dự án: sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để thấy được địa bàn phù hợp cho xây dựng dự án và các công trình phụ trợ. Quản lý, đào tạo công nhân, cũng như các cơ quan chính quyền địa phương trong hạn chế săn bắt động vật hoang dã… Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết cho công tác trồng cây. 3.2.2. Môi trường kinh tế xã hội Để đảm bảo duy trì ổn định của các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội tại nơi nhà máy được xây dựng và vận hành như cũ, chủ dự án cần: Đối với công tác đền bù và giải phóng mặt bằng: Nhà máy thủy điện được xây dựng tại khu vực tương đối thưa thớt dân cư nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng không nhiều như các dự án khác. Tuy vậy, vấn đề này luôn quan trọng và cần thiết. Chủ dự án cần thực hiện: Lập kế hoạch cụ thể và chi tiết cho công tác này (xác định rõ loại đất đang được sử dụng, vai trò và trách nhiệm) của tất cả người liên quan; Tuân thủ Luật và Quy định hiện hành; Lập kế hoạch thích hợp cho công tác đền bù liên quan đến thu hồi lại khu đất không sử dụng; Thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp cũng như trồng cây, canh tác nông nghiệp cho cư dân địa phương. Trong quá trình hoạt động dự án, cần tuân thủ hoàn toàn các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Hoạt động dự án cần được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình. Đối với nguy cơ cháy nổ và các nguy cơ khác: Đây là yếu tố quan trọng cần phải được tính đến bởi dự án sử dụng một số thiết bị có thể gây nổ và bắt lửa như: mìn, dầu và xăng dầu. Vì vậy, các nhân viên quản lý dự án phải lưu ý để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ: Hướng dẫn công nhân tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn. Trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn (cho con người và môi trường) cho công nhân để họ làm việc. Đào tạo công nhân nhà máy nhằm đảm bảo nhận thức được mức độ nguy hiểm của dầu biến thế sử dụng trong dự án đối với môi trường để khi thao tác, họ sẽ thực hiện đúng quy trình an toàn và cẩn trọng hơn. 3.3. ĐỐI VỚI DỰ ÁN CDM THỦY ĐIỆN KHÁC TẠI VIỆT NAM Đặc điểm địa lý nước ta là có nhiều sông suối, ao hồ và các thác nước. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy điện. Điều này không chỉ góp phần gia tăng thu nhập, việc làm xã hội, hay cung cấp thêm điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt và sản xuất trong nước khi nhu cầu này đang tăng cao theo thời gian. Các dự án thủy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ”xanh và sạch” này sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Đó là lý do mà các dự án CDM nói chung hướng tới. Điều này giải thích cho số lượng các dự án CDM về thủy điện hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong số các dạng dự án CDM đã được đăng ký. Đối với Việt Nam, có thể khẳng định các dự án của CDM có tính hấp dẫn và có thể hưởng rất nhiều lợi ích từ các dự án này. Tuy nhiên, để đạt được, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới và phức tạp liên quan đến tổ chức hành chính và hệ thống các văn bản pháp qui quản lý của Nhà nước. Điều quan trọng là cần đánh giá và nhận thức được lợi ích tiềm tàng, cũng như hiểu được các thách thức mà CDM đem lại để từ đó đưa ra các kế hoạch, chính sách phù hợp nhằm vượt qua được các thách thức đó. Và để thực hiện được các dự án CDM về thủy điện nói chung ở Việt Nam vẫn cần: Thứ nhất: Xác định rõ hướng ưu tiên, mục tiêu cần đạt đến khi thực hiện dự án để thực hiện dự án hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình chung. Hiện có 3 hướng ưu tiên là: Nâng cấp cải thiện công nghệ hiện có (gồm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, đổi mới và hiện đại hóa); áp dụng các công nghệ tiên tiến và thiện hữu với môi trường; các dự án thuộc các chương trình, định hướng đang được Nhà nước khuyến khích/ưu tiên. Thứ hai: Đối với các dự án CDM thủy điện có công suất lớn hơn, nếu yêu cầu phải xây dựng hồ chứa tích nước hay hồ điều tiết nước lớn còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Những năm gần đây, các đập lớn trở thành đề tài tranh luận của công chúng, do vậy cần xem xét rất kỹ lưỡng theo các quy định của CDM và rất cần chú ý đến vấn đề an toàn của các hồ chứa này. Vì nếu xây dựng không đảm bảo, việc rò rỉ hồ chứa hay vỡ đập, vỡ hồ này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu, thiệt hại không chỉ về kinh tế, con người mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. Hơn nữa, việc xây các hồ chứa này có thể sẽ tác động xấu đến cơ cấu đất, hệ sinh thái,... và việc di dời dân cư là khó tránh khỏi. Do đó, các dự án CDM về thủy điện này cần được xem xét, đánh giá hiệu quả một cách rõ ràng và chính xác để đảm bảo sẽ đem lại lợi ích lớn khi thực hiện. Thứ ba: Cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện – là một trong những hình thức dự án thành công nhất trong các dự án CDM trên thế giới nói chung. Có đến ¼ số dự án CDM thuộc lĩnh vực này. Như vậy, các dự án CDM thủy điện ở Việt Nam có thể tham khảo thêm ở các nước khác để rút ra kinh nghiệm và khi thực hiện sẽ đạt hiệu quả tốt nhất trong khả năng có thể. KẾT LUẬN Nghị định thư Kyoto mới chỉ là bước đầu và hiện còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức quyết định đối với sự tồn tại của nó. Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu chính sách trên thế giới cũng đã phân tích và thử đề xuất một số giải pháp thay thế Nghị định thư nhưng thực sự chưa có giải pháp nào khả thi hơn. Trong đó, cơ chế CDM đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện Nghị định thư Kyoto. Cho đến nay, năng lượng tái tạo - đặc biệt là thuỷ điện – là loại nhà máy cắt giảm phát thải thành công nhất trong CDM (tính theo các dự án đã đăng ký: 40 dự án thủy điện trong số 269 dự án dạng CDM đã được đăng ký). Các dự án thuỷ điện cho phép cắt giảm lượng phát thải bằng cách thay thế nguồn điện khác bằng nguồn năng lượng không phát thải. Vì ở hầu hết các quốc gia, điện lưới chủ yếu là từ các nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hoá thạch, nên lượng cắt giảm phát thải có thể là rất lớn. Dự án Thủy điện So Lo là dạng dự án thuộc loại nêu trên. Dự án ít có những tác động xấu đến môi trường và giải quyết được các vấn đề xã hội, phục vụ tích cực phát triển kinh tế xã hội địa phương, đáp ứng các yêu cầu giảm thiểu sự thay đổi khí hậu toàn cầu - mục tiêu của Dự án phát triển năng lượng sạch. Để xem xét một cách đầy đủ và toàn diện về hiệu quả của dự án thủy điện So Lo, cũng như các dự án CDM về thủy điện khác là vấn đề khá phức tạp và khó có thể đánh giá trọn vẹn hết các lợi ích mà dự án loại này đem lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: [1] Công ty cổ phần thủy điện Mai Châu (2008), Văn kiện thiết kế dự án CDM thủy điện So Lo. [2] Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính, Cấp thư xác nhận và thư phê duyệt dự án cơ chế phát triển sạch. [3] Nguyễn Khắc Hiếu; Hoàng Mạnh Hoà (2005), Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và Vận hội mới. [4] Nhóm IV Lớp MTK27, Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng đập thủy điện [5] PGS. TS. Mai Văn Bưu (2008), giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [6] Thông tin QLNĐ, Số 8-200, Thủy điện và CDM: Vai trò của thuỷ điện trong việc đáp ứng các nghĩa vụ Kyoto. [7] Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006. [8] Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto,Giới thiệu về CDM Cơ chế phát triển sạch; Nghị định thư Koyoto (KP). Tiếng Anh: [9] UNFCCC, So Lo hydropower project

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26757.doc