Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á - Đà Nẵng năm 2009

LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại toàn cầu hóa hoạt động kinh tế như hiện nay, yêu cầu cấp bách được đặt ra là mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế phải được cải tổ cho phù hợp với đời sống kinh tế mới. Trong nền kinh tế phát triển, hoạt động và dịch vụ ngân hàng thương mại đi vào tận những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Ngược lại, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có một hệ thống ngân hàng mạnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu chính là ưu tiên và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nếu như nói đến Tín dụng là chỉ nói đến sự chuyển giao vốn giữa các chủ thể với nhau, thì Tín dụng Tiêu dùng làm người ta nghĩ ngay đến mục đích của việc chuyển giao đó. Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của ngân hàng tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong việc nâng cao và cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng được tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, kèm theo đó là hàng loạt các đòi hỏi cần được thoả mãn. Khả năng tài chính trở thành yếu tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó, nhưng trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện trước khi quỹ đầu tư cá nhân được hình thành. Tức là có sự tách biệt về yếu tố thời gian đối với nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của con người. Khi đó người ta sử dụng Tín dụng Tiêu dùng như là sự ứng trước của quỹ đầu tư cá nhân sẽ được hình thành trong tương lai để thoả mãn các nhu cầu trong hiện tại. Chính vì mục đích đó nên ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kích cầu bằng cho vay tiêu dùng và được thực hiện bởi các Ngân hàng Thương mại, thì loại hình này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người lao động. Tín dụng Tiêu dùng không những đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của người lao động ngày một tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc, từ đó có thể tăng năng lực lao động và khả năng cống hiến cho xã hội. Hơn thế nữa, cùng với xu thế đa dạng hoá trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại, và với sự cạnh tranh gay gắt trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của các ngân hàng thì mảng Tín dụng Tiêu dùng được các ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm hướng đến một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng mà trước đây chưa được khai thác. Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với tình hình thực tế về Cho Vay Tiêu Dùng tại ngân hàng Đông Á ¬- chi nhánh Đà Nẵng và qua thời gian thực tập tại ngân hàng. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á - Đà Nẵng năm 2009”. Qua đó em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay góp phần hoàn thiện hơn công tác Cho vay Tiêu Dùng của Ngân hàng. Nội dung đề tài gồm 3 chương như sau:  Chương I: Cơ sở lí luận về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại  Chương II: Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á - Đà Nẵng năm 2009.  Chương III: Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng Phạm vi nghiên cứu của bài viết: lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng trong ngân hàng thương mại, thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: lý luận chung của các học thuyết kinh tế về cho vay tiêu dùng đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, tổng hợp và so sánh các tài liệu thu thập được về thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á Đà Nẵng, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH. Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức thực tế còn ít ỏi nên không tránh khỏi những thiếu sót, hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của cán bộ ngân hàng, các thầy cô các anh chị và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 I. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG 4 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Khái niệm về Cho vay tiêu dùng 4 1.2. Đặc điểm của Cho vay Tiêu dùng 4 1.2.1. Quy mô và nhu cầu cho vay tiêu dùng 4 1.2.2. Lãi suất cho vay tiêu dùng 5 1.2.3.Đối tượng cho vay tiêu dùng 6 1.2.4. Mức độ rủi ro cho vay tiêu dùng 6 1.2.5. Mức thu nhập và trình độ học vấn 7 1.3. Phân loại Cho vay Tiêu dùng 7 1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 7 1.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 7 1.3.3. Căn cứ vào phương thức cho vay 8 1.3.4. Căn cứ vào hình thức cấp tín dụng 8 1.3.5. Căn cứ vào tiêu thức mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng 9 1.4. Vai trò của Tín dụng Tiêu dùng 9 1.5. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng 10 1.6. Các quy định về Cho vay tiêu dùng 11 1.6.1. Nguyên tắc vay vốn 11 1.6.2. Điều kiện vay vốn 11 1.6.3. Đối tượng cho vay 11 1.6.4. Các loại cho vay và thời hạn cho vay 11 1.6.5. Mức cho vay 12 1.6.6. Lãi suất cho vay 13 1.6.7. Thủ tục và quy trình cho vay tiêu dùng 13 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15 2.1. Nhân tố khách quan 15 2.2. Nhân tố chủ quan 17 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐỐNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19 A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 19 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng 19 Tiền thân của Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Đà Nẵng là một điểm giao dịch kiều hối với quy mô hoạt động khá khiêm tốn tại 125 Trần Phú, Hải Châu, TP. Đà Nẵng gồm nhân sự 04 người. 19 Ngày 30/09/2002, DAB Đà Nẵng chính thức được thành lập chi nhánh cấp I với 24 cán bộ nhân viên. Ngay sau khi thành lập chi nhánh cấp I, Ngân hàng tiến hành thành lập Chi nhánh Hải Châu, và đến ngày 05/09/2004 thành lập thêm Chi nhánh Ngũ Hành Sơn (cấp II) để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khánh hàng trên địa bàn. 20 2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Đông Á CN Đà Nẵng 20 3. Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh 21 4. Định hướng phát triển 22 5. Cơ cấu tổ chức 22 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 25 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đông Á – Đà Nẵng trong thời gian qua (2007 – 2009) 25 1.1 Tình hình phát hành thẻ: 25 1.2. Tình hình huy động vốn 27 1.2. Tình hình hoạt động cho vay 30 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 31 2. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng 33 2.1. Giới thiệu tổng quát 33 2.2. Các loại sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á 34 2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói chung 37 2.4. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay 39 2.5. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo sản phẩm 40 2.6. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo 41 III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG 42 1. Tác động cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế xã hội 42 2. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng về phía Ngân hàng Đông Á 44 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng 44 2. Kết quả đạt được từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á Đà Nẵng 47 3. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng về phía khách hàng 49 CHƯƠNG III: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 67 I. NHỮNG KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 68 II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG 69 1. Những thuận lợi 69 2. Những khó khăn, tồn tại 71 II. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHI VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á 72 III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG 73 1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước 74 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 75 3. Kiến nghị với UBND thành phố Đà Nẵng 76 4. Kiến nghị với Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng 76 KẾT LUẬN 82

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á - Đà Nẵng năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhau không thể tách rời thu nhập kỳ vọng và đó là động lực của sản xuất. Theo Khảo sát của tập đoàn tư vấn BCG cũng cho thấy mặc dù cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 30%-35%/tổng dư nợ nhưng tạo ra trên 60% lợi nhuận của các NHTM hàng đầu châu Á. Lý do rất đơn giản cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho tín dụng doanh nghiệp có mức sinh lời ngày càng giảm, trái lại tín dụng tiêu dùng (kể cả thẻ tín dụng) đang có tốc độ tăng mạnh mẽ. Đối với dân cư, đặc biệt là thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, họ không thể đợi cho đến già mới tiết kiệm đủ tiền để mua nhà, mua ôtô và các đồ dùng gia đình khác. Tín dụng tiêu dùng giúp họ có được một cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họ động lực to lớn để làm việc góp phần thúc đẩy sản xuất, và tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái. Và đối với những người có thu nhập cao, thì tín dụng tiêu dùng khuyến khích, tạo điều kiện ho họ tiêu dùng sản phẩm nội địa cao cấp với tinh thần “ tiêu dùng là yêu nước” nhằm tạo thêm các kênh kích cầu cho nền kinh tế, thay đổi tư duy tiêu dùng, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa cùng với giảm nhập siêu hướng đến suất siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiện tại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã  làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế. Do đó, tiêu dùng là một điều cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bởi nếu không có tiêu dùng hoặc tiêu dùng yếu thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ và tín dụng tiêu dùng thấp thì kinh tế khó phát triển vì “Tiêu dùng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng GDP ở Việt Nam”. Tuy nhiên việc tiêu xài quá đà lại không giúp sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Bởi khi nói chi tiêu quá đà thường là chi cho các mặt hàng xa xỉ, mà các mặt hàng xa xỉ đa số là của nước ngoài (ô tô xịn, điện thoại cao cấp...) nên việc tiêu xài quá đà của chúng ta thực chất là giúp cho nền kinh tế của nước khác chứ không phải cho nước mình. Mặt khác, việc tiêu dùng quá đà, không thật sự cần thiết còn là một thể hiện rõ rệt cho sự bất công trong xã hội vì quả thật không thể nào chấp nhận được việc hàng triệu nông dân ngày ngày dãi nắng dầm mưa trên ruộng đồng, hay hàng triệu công nhân còng lưng trong các khu chế xuất, khu công nghiệp để tìm kiếm từng đồng ngoại tệ cho quốc gia từ hạt lúa, từ những đôi giày, chiếc áo; thì lại có một bộ phận giàu có lại dùng ngoại tệ mà quốc gia đang cố tích trữ để chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ. Vì vậy, khi tiêu xài không thể chỉ tính cho riêng mình mà cần phải tính đến những yếu tố khác, đến lợi ích của quốc gia, lợi ích của đồng loại để không vung tay quá trán và người ta gọi đó chính là tiêu dùng có trách nhiệm. 2. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng về phía Ngân hàng Đông Á 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng Để đánh giá rõ hơn hiệu quả của cho vay tiêu dùng mang lại cho Ngân hàng Đông Á, ta xem xét các chỉ tiêu sau: Dư nợ/Tổng nguồn vốn ( % ) Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH. Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tập trung khai thác tín dụng tiêu dùng của DAB-Chi nhánh Đà Nẵng trên nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2008, ta có dư nợ chiếm 0.862% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2009 thì chiếm tỉ lệ là 0.899%. Điều này chứng tỏ dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Đà Nẵng tương đối nhỏ so với dư nợ cho vay tín dụng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, với số tiền cho vay và quy mô cho vay của Chi nhánh Đà Nẵng là tương đối lớn(tập trung cho vay góp, thấu chi các đơn vị hành chính sự nghiệp) và mang lại hiệu quả nhất định trong lợi nhuận thu được của Ngân hàng. Dư nợ/Vốn huy động ( % ) - Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của NH. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng cho vay tiêu dùng năm 2009 của Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Đà Nẵng (2.906 tỷ đồng) tương đối nhỏ so với sự tăng trưởng về huy động vốn của Ngân hàng( tăng 965, 68 tỷ đồng).Điều này chứng tỏ tính hiệu quả cao trong việc huy động vốn của Ngân hàng, từ đó dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng sẽ được đảm bảo tính thanh khoản cao. Hệ số thu nợ ( % ) = ( Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay ) * 100 - Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Và tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả từ việc thu nợ của NH càng tốt và tỉ lệ này càng thấp thì ngược lại. Phần lớn dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu là cho vay tiêu dùng qua phương thức trả góp: Giải ngân 1 lần, thu nợ theo phân kỳ trả nợ dần với thời hạn cho vay chủ yếu tập trung trên 12 tháng nên hệ số thu nợ của Ngân hàng 40.3% có thể chấp nhận được. Năm 2009, hệ số thu nợ có giảm nhẹ do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong năm 2008, các khoản vay của khách hàng tới hạn chưa thu nợ kịp. TL nợ quá hạn ( % ) = ( Nợ quá hạn / Tổng số dư ) * 100 - Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của NH đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Và tỉ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng càng kém , và ngược lại. Với dư nợ quá hạn qua các năm 2008 và 2009 chỉ chiếm 0.09%, điều này thể hiện chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng tương đối cao. Điều này tương đối dể hiểu bởi việc cho vay tiêu dùng của DAB thực hiện dựa trên một quy trình có tính chất logic và khả năng thu hồi nợ cao đối với những khách hàng công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp chi lương qua chính tài khoản thẻ mở tại DAB Chi nhánh Đà Nẵng. 2. Kết quả đạt được từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Đông Á Đà Nẵng Cho vay tiêu dùng ngoại mục tiêu kích cầu mang ý nghĩa xã hội còn là hoạt động góp phần nâng cao doanh số cho vay và phân tán rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng ta đi tính lợi nhuận thu được từ hoạt động này. Trong năm 2009 vừa qua, do sự gia tăng về doanh số cho vạy và dư nợ cho vay của hoạt động cho vay tiêu dùng nên đã làm cho cả thu nhập và chi phí của hoạt động này tăng lên. Từ đó dẫn đến lợi nhuận tăng Vì dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Đà Nẵng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng dư nợ cho vay chung, chính vì vậy mà lợi nhuận tạo ra từ cho vay tiêu dùng cũng tương đối nhỏ. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung ở cho vay trả góp và thấu chi thẻ. Năm 2009, thu nhập của ngân hàng từ cho vay tiêu dùng tăng 115 % so với năm 2008 tương đương 639 triệu đồng. Chính vì vậy mà lợi nhuận thu được từ cho vay tiêu dùng tăng lên theo tỷ lệ nhất định. Năm 2008, lợi nhuận của Ngân hàng là 404 triệu, thì qua năm 2009, mức lợi nhuận tăng lên thêm 15,84% tương đương 64 triệu đồng. Có thể nhận thấy rằng, chính sách lãi vay áp dụng cho vay tiêu dùng tương đối hiệu quả so với cho vay thông thường bởi: Hiệu quả lợi nhuận từ việc cho vay Phương thức cho vay tiêu dùng thực tế mang lại hiệu quả kinh tế so với việc cho vay thông thường như sau: STT Danh mục Cho vay tiêu dùng Cho vay thông thường 1 Lãi suất huy động vốn Cùng lãi suất 2 Cơ chế tính lãi Lãi tính trên dư nợ ban đầu. Không thay đổi Tính trên dư nợ thực tế, có thay đổi khi dư nợ giảm 3 Thu nợ Bắt buộc thu cả vốn + lãi Không bắt buộc thu vốn trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng vay. 4 Rủi ro chủ yếu là do Không có TSĐB Có TSĐB Qua bảng phân tích trên có thể nhận thấy lợi nhuận thu được từ tín dụng tiêu dùng của ngân hàng là tương đối lớn hơn so với cho vay thông thường. Tuy nhiên, hạn chế và đồng thời là rủi ro đối với việc cho vay tiêu dùng chính là không có tài sản thế chấp, ngân hàng chỉ thực hiện thu nợ từ xác nhận và cam kết thanh toán từ lương của khách hàng. Do đó, đòi hỏi ngân hàng cần nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng thẩm định và có chính sách nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể phát sinh đối với cho vay tiêu dùng. b) Hiệu quả huy động vốn Với trên 400 đơn vị chi lương qua thẻ, Ngân hàng có thể huy động lượng tiền nhàn rỗi tương đối lớn hằng ngày của khách hàng hơn so với các kênh huy động truyền thống như: gởi tiết kiệm. Và lượng huy động này chủ yếu từ: Tiền lương hàng tháng của khách hàng nhưng họ chưa có nhu cầu sử dụng. Lượng tiền giao dịch chuyển khoản từ các tài khoản thẻ của khách hàng này tới khách hàng khác trong hoặc ngoài hệ thống. Lượng tiền nhỏ không có nhu cầu của khách hàng, số tiền gửi tối thiểu,… c) Phí thu từ các dịch vụ liên quan Với việc bán chéo sản phẩm từ cho vay tiêu dùng (điều kiện khi vay phải mở thẻ, đăng ký dịch vụ SMS…), thì phí mang lại từ các dịch vụ này tương đối lớn có thể bù đắp phần nào rủi ro từ cho vay tiêu dùng mang lại, vừa tạo ra lợi nhuận khá cao cho Ngân hàng. d) Hiệu quả khác: Việc cho vay tiêu dùng của Ngân hàng mang lại tính hiệu quả về mặt chính trị - kinh tế - xã hội khi phần nào giải quyết được các chủ trương chung của nhà nước về việc kích thích tăng trưởng nền kinh tế, năng lực sản xuất, giải quyết việc làm và các tệ nạn xã hội. 3. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng về phía khách hàng Để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng về phía khách hàng, em đã thực hiện cuộc khảo sát điều tra về mức độ hài lòng và đánh giá của khách hàng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Đà Nẵng và những khách hàng tiềm năng. 3.1 Mục tiêu: Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á - CN Đà Nẵng. Những mong muốn, kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Nhận diện những tồn tại, hạn chế của chương trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á. Từ đó kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. Quy mô - đối tượng chọn mẫu: 150 khách hàng, trong đó: 100 khách hàng: Đã và đang vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á - CN Đà Nẵng. 50 Khách hàng là khách hàng chưa sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. Địa bàn phỏng vấn: Khách hàng đang sinh sống và công tác trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phương pháp điều tra: Lập bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Kết quả điều tra: a) Trình độ học vấn- nghề nghiệp khách hàng điều tra: 7.3 7.4 Q8. Trong thời đại hiện nay, Anh/Chị thấy việc mua bán trực tuyến có cần thiết hay không? 1 – Hoàn toàn cần thiết 5 – Không cần thiết Hoàn toàn cần thiết 1 Cần thiết 2 Bình thường 3 Không cần thiết 4 Hoàn toàn không cần thiết 5 Mua ban truc tuyen can thiet hay khong? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Hoan toan can thiet 122 81.3 81.3 81.3 2 28 18.7 18.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Q9. Xin vui lòng cho biết trong tương lai Anh/Chị mong muốn thu nhập của mình sẽ tăng lên bao nhiêu? Dưới 5% 1 5% - 7% 2 7% - 10% 3 10% - 20% 4 20% - 30% 5 Trên 30% 6 Mong muon thu nhap trong tuong lai tang len bao nhieu? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 7%-10% 78 52.0 52.0 52.0 10%-20% 54 36.0 36.0 88.0 20%-30% 18 12.0 12.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 Kiểm định mối quan hệ: Ho: Thu nhập ảnh hưởng tới mong muốn thời gian vay của khách hàng H1: Thu nhập không ảnh hưởng tới mong muốn thời gian vay của khách hàng Crosstab Count Thoi han cho vay dai hon Total Hoan toan dong y 2 3 Thu nhap <3000000 15 33 4 52 3000001 den 5000000 26 52 5 83 5000001 den 7000000 2 4 0 6 7000001 den 9000000 3 5 1 9 Total 46 94 10 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square .996a 6 .986 .998 Likelihood Ratio 1.352 6 .969 .998 Fisher's Exact Test 1.466 .971 Linear-by-Linear Association .105b 1 .746 .779 .410 .071 N of Valid Cases 150 a. 6 cells (50.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .40. b. The standardized statistic is -.324. Ho: Thu nhập ảnh hưởng tới mong muốn lãi suất cho vay của khách hàng H1: Thu nhập không ảnh hưởng tới mong muốn lãi suất cho vay của khách hàng Crosstab Count Lai suat cho vay thap hon Total Hoan toan dong y 2 3 4 Thu nhap <3000000 20 16 12 4 52 3000001 den 5000000 30 26 20 7 83 5000001 den 7000000 0 3 3 0 6 7000001 den 9000000 5 2 1 1 9 Total 55 47 36 12 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 22.000a 47 3.000 5.000 77.000 a. 9 cells (56.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .48. Ho: Thu nhập ảnh hưởng tới mong muốn số tiền vay của khách hàng H1: Thu nhập không ảnh hưởng tới mong muốn số tiền vay của khách hàng Crosstab Count So tien cho vay nhieu hon Total Hoan toan dong y 2 3 4 Thu nhap <3000000 19 20 11 2 52 3000001 den 5000000 23 33 21 6 83 5000001 den 7000000 3 3 0 0 6 7000001 den 9000000 0 4 4 1 9 Total 45 60 36 9 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 9.217a 9 .418 .413 Likelihood Ratio 13.180 9 .155 .203 Fisher's Exact Test 9.581 .324 Linear-by-Linear Association 3.106b 1 .078 .082 .045 .010 N of Valid Cases 150 a. 10 cells (62.5%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .36. b. The standardized statistic is 1.762. 2. Mối quan hệ giữa thu nhập và mong muốn của khách hàng: Crosstab Count Chinh sach cho vay thoang hon, phu hop voi moi doi tuong Total Hoan toan dong y 2 Nghe nghiep Giao vien 5 7 12 Cong an 7 4 11 ky su 6 4 10 Vien chuc hanh chinh 36 29 65 sinh vien 35 17 52 Total 89 61 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 3.429a 4 .489 .502 Likelihood Ratio 3.426 4 .489 .515 Fisher's Exact Test 3.479 .491 Linear-by-Linear Association 1.748b 1 .186 .211 .106 .023 N of Valid Cases 150 a. 3 cells (30.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.07. b. The standardized statistic is -1.322. Crosstab Count Thu tuc cho vay don gian, nhanh chong Total Hoan toan dong y 2 Nghe nghiep Giao vien 8 4 12 Cong an 5 6 11 ky su 5 5 10 Vien chuc hanh chinh 37 28 65 sinh vien 22 30 52 Total 77 73 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 3.797a 4 .434 .448 Likelihood Ratio 3.829 4 .430 .451 Fisher's Exact Test 3.822 .438 Linear-by-Linear Association 1.446b 1 .229 .246 .129 .027 N of Valid Cases 150 a. 1 cells (10.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 4.87. b. The standardized statistic is 1.203. Crosstab Count So tien cho vay nhieu hon Total Hoan toan dong y 2 3 4 Nghe nghiep Giao vien 4 5 3 0 12 Cong an 5 4 1 1 11 ky su 0 5 4 1 10 Vien chuc hanh chinh 17 26 17 5 65 sinh vien 19 20 11 2 52 Total 45 60 36 9 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 9.573a 12 .653 .b Likelihood Ratio 13.227 12 .353 .438 Fisher's Exact Test 10.623 .510 Linear-by-Linear Association .025c 1 .874 .877 .450 .030 N of Valid Cases 150 a. 14 cells (70.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .60. b. Cannot be computed because there is insufficient memory. c. The standardized statistic is -.158. Crosstab Count Lai suat cho vay thap hon Total Hoan toan dong y 2 3 4 Nghe nghiep Giao vien 4 4 3 1 12 Cong an 5 4 2 0 11 ky su 5 2 2 1 10 Vien chuc hanh chinh 21 21 17 6 65 sinh vien 20 16 12 4 52 Total 55 47 36 12 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 3.106a 12 .995 .b Likelihood Ratio 3.996 12 .984 .993 Fisher's Exact Test 3.278 .998 Linear-by-Linear Association .104c 1 .747 .751 .391 .027 N of Valid Cases 150 a. 13 cells (65.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .80. b. Cannot be computed because there is insufficient memory. c. The standardized statistic is .322. Crosstab Count Thoi han cho vay dai hon Total Hoan toan dong y 2 3 Nghe nghiep Giao vien 2 9 1 12 Cong an 5 6 0 11 ky su 3 6 1 10 Vien chuc hanh chinh 21 40 4 65 sinh vien 15 33 4 52 Total 46 94 10 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 3.161a 8 .924 .939 Likelihood Ratio 3.905 8 .866 .937 Fisher's Exact Test 3.422 .910 Linear-by-Linear Association .000b 1 .984 1.000 .517 .048 N of Valid Cases 150 a. 8 cells (53.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .67. b. The standardized statistic is .019. Crosstab Count Nhan vien tu van ky luong, niem no, tan tinh hon Total Hoan toan dong y 2 3 Nghe nghiep Giao vien 4 3 5 12 Cong an 3 5 3 11 ky su 7 1 2 10 Vien chuc hanh chinh 31 19 15 65 sinh vien 18 16 18 52 Total 63 44 43 150 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Point Probability Pearson Chi-Square 8.516a 8 .385 .393 Likelihood Ratio 8.577 8 .379 .429 Fisher's Exact Test 8.077 .422 Linear-by-Linear Association .000b 1 .991 1.000 .510 .033 N of Valid Cases 150 a. 8 cells (53.3%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 2.87. b. The standardized statistic is -.011. BẢNG CÂU HỎI Xin chào các anh/chị. Em tên là Nguyễn Thị Diễm Kiều sinh viên năm cuối Trường Đại Học kinh tế Đà Nẵng. Hiện em đang thực hiện chuyên đề thực tập “Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh Đẵng”. Mong anh chị dành cho em vài phút để em có thể tìm hiểu thông tin từcác anh/chị. Thông tin các anh/chị cung cấp chỉ mang tính phục vụ đề tài này mà không có bất kỳ mục đích nào khác. Trân trọng! Họ và tên: ………………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………. Phường: ……………………………….. Quận: …………………………. Điện thoại cố định: …………………….. ĐTDĐ: ………………………. Năm sinh: ……………………………… Giới tính : ……………………. Q1. Xin vui lòng cho biết trình độ học vấn cao nhất hiện nay của Anh/Chị?(SA) Tốt nghiệp THCS 1 Tốt nghiệp THPT 2 Tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp 3 Tốt nghiệp Cao Đẳng/Đại Học 4 Sau Đại Học 5 Thất Nghiệp 6 Từ chối trả lời 7 Q2. Xin vui lòng cho biết nghề nghiệp hiện nay của Anh/Chị? Ghi rõ: Q3. Anh/Chị vui lòng cho biết trong 1 tháng , thu nhập cá nhân của mình là bao nhiêu? (SA) Dưới 3.000.000 đồng 1 3.000.001 – 5.000.000 đồng 2 5.000.001 – 7.000.000 đồng 3 7.000.001 – 9.000.000 đồng 4 Trên 9.000.000 đồng 5 Q4. Xin vui lòng cho biết hiện tại các anh/chị đã hoặc đang sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á hay chưa? (SA) Có Chưa Nếu có: Tiếp Q5. Nếu chưa: Chuyển qua Q7-7.3 Q5. Anh/Chị vui lòng cho biết vì sao lại chọn Ngân hàng Đông Á để giao dịch? (MA) Uy tín và thương hiệu của Ngân hàng Đông Á 1 Ngân hàng đứng đầu về chất lượng ở TP Đà Nẵng 2 Phục vụ khách hàng tận tình, niềm nở,hướng dẫn nhiệt tình và nhanh nhẹn 3 Thủ tục dễ dàng và lãi suất vay thấp 4 Bạn bè hoặc người thân trong gia đình giới thiệu 5 Do đơn vị chi lương qua thẻ Đông Á -> Vay tại DAB 6 Q6. Xin vui lòng cho biết các Anh/ chị vay với mục đích gì? (MA) Vay mua đồ dùng sinh hoạt trong gia đình 1 Vay mua xe máy 2 Vay mua nhà, căn hộ hoặc sữa chữa nhà 3 Vay du học 4 Vay giải trí hoặc du lịch 5 Vay mua ô tô 6 Q7. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị đánh giá như thế nào về việc cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng theo từng tiêu chí sau: 1 – Hoàn toàn đồng ý 5 – Hoàn toàn không đồng ý Tiêu chí 1 2 3 4 5 7.1 Đánh giá về cách thức phục vụ và điều kiện chi vay tại Ngân hàng Đông Á 1 Nhân viên niềm nở, chu đáo, hướng dẫn tận tình 2 Cách thức làm việc nhanh nhẹn, hoạt bát, ….. 3 Số tiền cho vay phù hợp với thu nhập thực tế 4 Lãi suất cho vay cao 5 Điều kiện cho vay quá nhiều, rườm rà 6 Thủ tục cho vay phức tạp, mất thời gian 7 Sản phẩm cho vay phong phú, đa dạng 8 Kèm theo các chính sách ưu đãi 7.2 Đánh giá về hiệu quả mang lại từ cho vay tiêu dùng 1 Đáp ứng cho gia đình những nhu cầu cấp bách 2 Cải thiện được cuộc sống hiện tại 3 Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao 4 Khuyến khích việc tăng thêm thu nhập 5 Tiết kiệm cho tiêu để trả nợ 6 Hoạch định được các khoản tài chính các nhân trong tương lai 7.3 Đánh giá khác 1 Nền kinh tế sẽ khôi phục và phát triển 2 Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 3 Giải quyết các vấn đề xã hội 4 Thu nhập kỳ vọng của anh chị sẽ cao hơn 5 Giá cả hàng hoá sẽ cao hơn, nhu cầu chi tiêu nhiều hơn trong tương lai 7.4 Mong muốn của khách hàng 1 Chính sách cho vay thoáng hơn, phù hợp với mọi đối tượng 2 Thủ tục cho vay đơn giản hơn, giải quyết nhanh chóng 3 Số tiền cho vay nhiều hơn 4 Lãi suất thấp 5 Thời hạn cho vay dài hơn 6 Nhân viên tư vấn kỹ lưỡng cho KH các điều kiện cần thiết khi vay,… Q8. Trong thời đại hiện nay, Anh/Chị thấy việc cho vay tiêu dùng của các NHTM có cần thiết hay không? 1 – Hoàn toàn cần thiết 5 – Không cần thiết Hoàn toàn cần thiết 1 Cần thiết 2 Bình thường 3 Không cần thiết 4 Hoàn toàn không cần thiết 5 Q9. Xin vui lòng cho biết trong tương lai Anh/Chị mong muốn thu nhập của mình sẽ tăng lên bao nhiêu? Dưới 5% 1 5% - 7% 2 7% - 10% 3 10% - 20% 4 20% - 30% 5 Trên 30% 6 CHƯƠNG III: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG I. NHỮNG KẾT QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA Vượt lên những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; sự tàn phá khốc liệt của thiên tai, năm 2009, thành phố Đà Nẵng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, tình hình kinh tế xã hội, an ninh chính trị ổn định và tạo nên những dấu ấn đáng ghi nhận. Những dấu ấn đó đã góp phần tô thêm những gam màu sáng cho bức tranh kinh tế-văn hóa-xã hội của cả nước, góp phần đẩy lùi khủng hoảng. Năm 2009, tổng sản phẩm GDP của thành phố tăng 11,2% so với năm 2008. Tỷ lệ này cho thấy sự phục hồi có hiệu quả của nền kinh tế thành phố trong điều kiện khủng hoảng vẫn ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chung của cả nước. Mặc dù cùng chịu ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng kinh tế thế giới song các chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của thành phố Đà Nẵng đã kịp về đích với: Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố là 11.336 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch năm, tăng 10,1% so với năm 2008. Giá trị sản xuất thủy sản-nông-lâm ước đạt 581 tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ 2008, trong đó: thủy sản đạt 392 tỷ đồng, giảm 5,5%; nông nghiệp đạt 171 tỷ đồng, giảm 1,1%; lâm nghiệp đạt 18 tỷ đồng, giảm 2,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn TP đạt 21.520 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng trên 16% so với năm 2008. Có được những con số khả quan như vậy sau những khó khăn cả trong và ngoài nước (khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên  tai…) là sự nỗ lực triển khai các chính sách, giải pháp từ Trung ương xuống địa phương. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2009 ước đạt 1.005 triệu USD. Kết quả này so với kế hoạch năm tăng 100,5% và tăng 11% so với năm 2008, trong đó xuất khẩu hàng hóa ước đạt 580 triệu USD, tăng 4,6%; xuất khẩu dịch vụ tăng 21,3%. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2009 của Đà Nẵng đạt 370,6 triệu USD giảm 16,8% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 27.590 tỷ đồng, tăng 36,23% so với đầu năm với vốn huy động đồng Việt Nam (VNĐ) tăng 33,70%, ngoại tệ tăng 50,14% so đầu năm; tổng dư nợ cho vay của tất cả các TCTD đến cuối tháng 12-2009 là 35.341 tỷ đồng, tăng 30,92% so với đầu năm. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cho vay hỗ trợ lãi suất, đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cho gần 4.000 khách hàng vay, với dư nợ cho vay được hỗ trợ lãi suất ước thực hiện trên 7.011 tỷ đồng, số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng trên 189 tỷ đồng. Một điều đáng ghi nhận là song hành với phát triển kinh tế, thành phố Đà Nẵng rất chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội, xem đây là mục tiêu quan trọng để phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế-xã hội trong thời kỳ khó khăn hiện nay. Năm 2009, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã quyết liệt thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, hạn chế học sinh bỏ học, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm lo về y tế, giáo dục…. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG Những thuận lợi - Hoạt động ngân hàng đang trong quá trình đổi mới, đang từng bước hội nhập quốc tế, hệ thống mạng lưới các nghiệp vụ đang được mở rộng và phát triển nhanh chóng, từ hệ thống pháp luật, hệ thống công cụ quản lý vĩ mô đến những nghiệp vụ mới của ngân hàng. Nhờ đó mà hoạt động của các ngân hàng TMCP phát triển có hiệu quả và vững mạnh. - Hiện nay, nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế của thành phố Đà nẵng nói riêng có những bước phát triển ổn định và vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế ngày càng có hiệu quả, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội là những thay đổi trong nhận thức của người dân và trong dư luận xã hội. Con người ngày nay được tự do phát triển mọi mặt của cuộc sống: từ hoạt động sản xuất kinh doanh đến hưởng thụ, thoả mãn mọi nhu cầu chính đáng của bản thân và gia đình. Song không phải mọi nhu cầu của họ đều được thoả mãn do hạn chế về khả năng tài chính và cần phải có sự tích luỹ lâu dài. Nhu cầu chi tiêu này đã được giải quyết phần nào khi họ tìm đến nguồn vốn ngân hàng thông qua hình thức cho vay trả góp. Đây là tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển và mở rộng nghiệp vụ cho vay tiêu dùng. Thực tế, thời gian qua nghiệp vụ này đã thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng của nhiều người dân trong xã hội. - Đội ngũ cán bộ tín dụng được bổ sung về số lượng và trình độ chuyên môn. Cán bộ làm công tác cho vay tiêu dùng hiện nay do đã có nhiều kinh nghiệm và năng động qua một thời gian đảm nhận công việc này nên khả năng thẩm định tốt hơn, năng lực giải quyết công việc nhanh chóng và chính xác hơn. Bên cạnh đó các cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng kịp thời sự phát triển của công nghệ ngân hàng trên thế giới. Ngân hàng đã xây dựng được một phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng thân thiện, cởi mở đã tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho DongA Bank tại thị trường Đà Nẵng. - Ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp, các phòng giao dịch được phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn. Những địa điểm này là nơi tập trung nhiều công ty, xí nghiệp, trường học nên ngân hàng có điều kiện tiếp cận với nhu cầu vay vốn của cán bộ viên chức, người lao động có thu nhập ổn định, việc quản lí và giám sát thu hồi nợ vay dễ dàng và thuận lợi hơn. - Được đánh giá là một trong những ngân hàng áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động, tất cả các quá trình từ phát vay, quản lý và thu nợ đều xử lý bằng máy tính với phần mềm luôn được đổi mới cho phù hợp và công tác quản lí hồ sơ khách hàng đã được ngân hàng chú trọng. Điều này phần nào cung cấp được nhu cầu thông tin về khách hàng khi thẩm định và xét duyệt cho vay, giảm thời gian chờ đợi, nâng cao hiệu quả công việc. - Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian qua đã không ngừng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Và hiện nay trên địa bàn TP Đà Nẵng NH Đông Á là một trong năm NH TMCP mạnh nhất và hiện đại nhất. Đây chính là một lợi thế của ngân hàng và yếu tố tạo niềm tin và uy tín cho NH, từ đó tạo được niềm tin vào người dân và người dân có thể tiếp cận được với ngân hàng.Vì vậy giúp cho ngân hàng có thể tăng thị phần cũng như thu hút khách hàng nhiều hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. 2. Những khó khăn, tồn tại Bên cạnh những yếu tố thuận lợi cả về khách quan và chủ quan của bản thân ngân hàng đã nêu trên, ĐongA Bank vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định gây cản trở trong việc kinh doanh của ngân hàng. - Hoạt động cho vay tiêu dùng được xem là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như: NH khó xác định được chính xác thu nhập của khách hàng và khó kiểm soát trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán khi gặp phải những sự cố bất khả kháng không có tiền trả cho NH. Bởi vậy nhiệm vụ của các cán bộ đặc biệt là CBTD đóng vai trò rất quan trọng trong công tác cho vay. Cho vay bao giờ cũng đi kèm với rủi ro nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay nhưng các ngân hàng luôn thẩm định chặt chẽ tất cả các khâu ngay từ đầu khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để có thể hạn chế rủi ro. - Tình trạng phát sinh nợ quá hạn vẫn xảy ra, tỷ lệ nợ quá hạn trong dư nợ còn khá cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, ngân hàng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. - Khó khăn về tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng: Với nhiều chi nhánh ngân hàng TMCP, đặt thêm nhiều chi nhánh trên địa bàn nên việc cạnh tranh ngày càng gây gắt. Đòi hỏi ngân hàng cần có những kế hoạch, những chính sách để có thể cạnh tranh với các ngân hàng này. Do tính chất của việc cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, phát triển thêm những sản phẩm mới nên xảy ra hiện tượng các NHTM cùng cho vay một khách hàng và xảy ra nhiều tranh chấp trong việc xử lý nợ cũng như có nhiều ngân hàng nâng cao lãi suất huy động, hạ thấp lãi suất cho vay. Cuối cùng lợi ích trên địa bàn đều giảm xuống. - Với nhiều điều kiện hấp dẫn mà các ngân hàng đưa ra, phản ứng của khách hàng dường như chưa mấy mặn mà. Tâm lý người dân thường là có thì tiêu chứ không muốn đi vay vì sợ mang nợ. Phía ngân hàng cũng có sự thận trọng với các khoản cho vay khi tình hình kinh tế có nhiều biến động khó lường. Một phần nữa là do khó khăn tài chính nên người dân chưa dám mạnh tay chi cho tiêu dùng, quyết định chỉ được đưa ra khi có nhu cầu thực sự cần thiết. Chỉ khi mức thu nhập của người dân tăng và sức mua của thị trường nội địa đi lên thì cho vay tiêu dùng sẽ phát triển mạnh. Hiện đối tượng khách hàng mà các ngân hàng chú ý đến chủ yếu tập trung vào tầng lớp trung lưu. Khi có cơ hội thì việc quan tâm tới rộng rãi các đối tượng khách hàng hơn sẽ có thể mang lại hiệu quả. II. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHI VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐongA Bank đã trải qua một năm 2009 được đánh giá rất “Bền vững và Chất lượng” và căn cứ tình hình kinh tế Đà Nẵng năm 2009 và những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong năm tới. Bước sang 2010 dưới tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ hơn năm 2009, tăng trưởng dư nợ tín dụng được kiểm soát ở mức 25%, diễn biến tỷ giá còn khó dự báo… chỉ tiêu lợi nhuận được các ngân hàng cân nhắc thận trọng,và ĐongA Bank với định hướng “Tiến lên – Bền vững”, cụ thể tổng tài sản sẽ tăng với tốc độ cao, với chỉ tiêu là 40-50% và bền vững trên cơ sở kiện toàn lại hoạt động trên cơ sở tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. Do đó, NH Đông Á Đà Nẵng đã đề ra một số mục tiêu cần hướng đến năm 2010 là: Để đạt được những chỉ tiêu trên, NHTMCP Đông Á đã đề ra các phương hướng hoạt động và một số biện pháp cụ thể sau: - Thứ nhất về hoạt động kinh doanh: DAB xác định tiếp tục chiến lược bán lẻ, chú trọng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu ),khách hàng là cá nhân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. - Thứ hai: Đẩy mạnh huy động vốn thông qua nhiều sản phẩm huy động mới, cho vay và các hoạt động lành mạnh khác nhằm củng cố và gia tăng thị phần, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. - Thứ ba: Tăng cường công tác phát triển khách hàng và quảng bá thương hiệu hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng về giao dịch với ngân hàng . - Thứ tư: Củng cố tổ chức và phát triển một cách chắc chắn mạng lưới hoạt động của mình vừa theo hướng phát triển thêm một số chi nhánh mới tại các địa phương có kinh tế phát triển, vừa mở thêm các điểm giao dịch mới tại các địa bàn hoạt động hiên có. - Thứ năm: Tích cực nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhất là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại như sản phẩm thẻ, thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử… - Thứ sáu: Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nhằm phục khách hàng tốt hơn với định hướng đào tạo nâng cao cho các cán bộ lãnh đạo các cấp, bổ túc nghiệp vụ chuyên sâu cho nhân viên nghiệp vụ, đào tạo mới cho sinh viên mới ra trường được nhận vào làm việc tại DAB. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á ĐÀ NẴNG Hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác để gia tăng dư nợ. Hoạt động này vẫn còn xa lạ với nhiều người vì ngân hàng chưa có các chính sách tuyên truyền, tiếp thị sâu rộng. Do cho vay tiêu dùng có tính chất các món vay nhỏ lẻ, chi phí quản lí từng món vay lớn, thời hạn vay thường trên một năm nên việc gia tăng doanh số cho vay, gia tăng số lượng món vay, tăng lượng khách hàng là cần thiết để giảm chi phí, góp phần gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn phát sinh cũng không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây em xin đề xuất một số kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng: 1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước Hoạt động Ngân hàng là hoạt động được tiến hành trên phạm vi cả nước. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, mà trực tiếp và mạnh mẽ nhất là từ các quy định của Chính phủ. Để hoạt động TDTD của các NHTM được phát triển thuận lợi, Chính phủ nên thực hiện các biện pháp sau: - Thứ nhất, Chính phủ nên ban hành Luật về hoạt động TCTD; Luật bảo vệ người tiêu dùng; Luật kiểm soát TD… tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để các NHTM yên tâm thực hiện, phát triển hoạt động cho vay này. Nghiên cứu học hỏi luật về hoạt động TCTD của các nước khác, đặc biệt là các nước đã phát triển hoạt động này hàng trăm năm như Mỹ, Anh và tận dụng có hiệu quả, sáng tạo vào thực tiễn của Việt Nam. - Thứ hai, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích việc đầu tư sản xuất kinh doanh mặt hàng tiêu dùng nhằm làm tăng mức cung về loại hàng hoá này. Đồng thời thông qua đó góp phần phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, cải thiện điều kiện sống, kích thích tiêu dùng, từ đó kích cầu cho toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động TDTD khi đó sẽ có điều kiện được đẩy mạnh và phát triển. - Thứ ba, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí cho người dân, giúp họ làm quen với nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của NHTM và tận dụng tối đa các lợi ích do hoạt động này đem lại. Để giúp các NHTMCP có thể huy động vốn thông qua con đường phát hành cổ phiếu một cách dễ dàng, Chính phủ nên có các giải pháp phát triển nhanh chóng thị trường chứng khoán và cho phép các Ngân hàng phát hành cổ phiếu để giao dịch trên thị trường. Khi các Ngân hàng được niêm yết cổ phiếu thì ngoài tác dụng tạo vốn còn phát huy được vai trò của các nhân tố thị trường trong điều tiết hoạt động của ngân hàng. 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - Thứ nhất: NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về CVTD Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động CVTD sẽ tạo nền tảng cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động này phát triển.Trong thời gian tới, NHNN cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ CVTD, các phương thức, quy định, nguyên tắc trong cho vay đồng thời cũng ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với CVTD . - Thứ hai: Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng NHNN phải cùng với các NHTM phối hợp xây dựng và tham gia hệ thống thông tin liên lạc liên ngân hàng ,phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Nó sẽ giúp cho các NHTM trong việc truy cập thông tin kinh tế -xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, các thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay một cách nhanh chóng . - Thứ ba: Hạn chế việc kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng Việc này sẽ giúp cho các NHTM tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh ,trong đó có họat động CVTD. Từ đó, giúp các NHTM có điều kiện đẩy mạnh hoạt động này . - Thứ tư :Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ Khi trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ được thành lập thì nó sẽ hướng người tiêu dùng vào việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Một mặt, sẽ giúp cho NHTM thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ, mặt khác tăng khả năng tạo tiền của các NHTM, đồng thời tạo điều kiện phát triển CVTD qua thẻ. Tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các ngân hàng, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động về thẻ của các ngân hàng . 3. Kiến nghị với UBND thành phố Đà Nẵng UBND thành phố tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan trong quá trình xử lí nợ theo hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khâu thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản: thủ tục phát mãi, công chứng..., đồng thời có văn bản chỉ đạo cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kết hợp xử lí các khoản nợ của cán bộ, nhân viên đơn vị mình với ngân hàng cũng như chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin cung cấp cho cán bộ tín dụng về cán bộ, nhân viên đơn vị mình. 4. Kiến nghị với Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng 4.1. Tăng cường huy động vốn từ và mở rộng quy mô doanh số cho vay Để đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng tăng đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều vốn. Nhưng nguồn vốn của ngân hàng thì không thể cung ứng, cho nên chỉ có nguồn vốn huy động mới đáp ứng đủ. Nhưng hiện nay việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn không những về tình hình cạnh tranh, mà còn về phía khách hàng, họ có tâm lý giữ tiền trong nhà, hoặc gửi tiền ngân hàng thì lãi không được bao nhiêu và không an toàn,… . Vì vậy để huy động được các nguồn vốn thì ngân hàng cần phải tạo sự tin tưởng và nâng cao hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng; có một chính sách lãi suất linh hoạt nhằm thu hút khách hàng, tạo lập nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng đặc biệt là những khách hàng làm trong doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, bằng cách tiết kiệm gởi góp. Hoạt động cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó kiểm soát cho NH nên mức độ cho vay vẫn còn hạn chế. Vì vậy trong năm tới NH cần phải mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng bằng cách mở rộng thêm đối tượng cho vay, mở rộng thời hạn cho vay vốn cho món vay có giá trị lớn nhằm thu hút nhiều khách hàng. 4.2. Hoàn thiện các sản phẩm hiện có và phát triển thêm các sản phẩm mới Một danh mục sản phẩm - dịch vụ phong phú, đa dạng là một danh mục sản phẩm mà ở đó nó thoả mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, NH cần phải xây dựng và hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình, những sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng chưa có như: cho vay xuất khẩu lao động, gia đình trẻ, vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết, chi vay ứng trước tiền bán chứng khoán,…có như vậy mới cạnh tranh được với các NHTM khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngân hàng nên nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới phù hợp với nhu cầu, thu nhập của các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau như: cho vay để tổ chức đám cưới, những đối tượng vừa mới lập gia đình, thế hệ trẻ và người có thu nhập thấp,… . Muốn vậy, ngân hàng cần phải quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của mình trên phương tiện thông tin đại chúng, hoặc có thể giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho khách hàng tại nhà, qua đó tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chính sách nhằm kích thích và thoã mãn nhu cầu. 4.3. Xúc tiến các hoạt động Marketing ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều tất yếu. Vì vậy mục tiêu của các ngân hàng đặt ra là làm sao chiếm lĩnh thị trường và mở rộng hoạt động cho vay. - Ngân hàng cần phải phân loại thị trường, lựa chọn thị trường để có những biện pháp hay chính sách cho phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng. + Đối với những sản phẩm vay có giá trị lớn: thì NH nên tập trung cho vay đối với công nhân viên có thu nhập cao bằng hình thức tín chấp, còn cá nhân khác chủ yếu là những khách hàng lớn có quan hệ thường xuyên với ngân hàng có thể xem xét cho vay theo hình thức tín chấp. + Đối với những sản phẩm vay có giá trị nhỏ: thì cho vay đối với tất cả công nhân viên chức theo hình thức tín chấp và nguồn trả nợ là trích từ tiền lương. Ngoài ra ta có thể cho vay theo hình thức tín chấp đối với khách hàng truyền thống. - Tạo lập mối quan hệ với khách hàng Khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có vai trò rất quan trọng. Đây là đối tượng tiêu thụ sản phẩm của ngân hàng, khách hàng không những tiêu một sản phẩm mà còn tiêu thụ nhiều sản phẩm. Vì vậy biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút khách hàng đó là đối với cá nhân là truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình ảnh của ngân hàng và lợi ích khi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Ngoài ra ta còn có thể xúc tiến quan hệ bằng cách gửi tài liệu giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng về cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó cần áp dụng các hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng. + Đối với khách hàng truyền thống thì ngân hàng cần có mức lãi suất ưu đãi để duy trì khách hàng. Đặc biệt đối với những khách hàng thường xuyên gởi tiền vào ngân hàng. + Đối với những khách hàng mới thì tìm mọi cách để lôi kéo và thu hút về phía mình. 4.4. Phát triển nguồn nhân lực cho ngân hàng trong thời gian tới Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Để có một khoản tín dụng có chất lượng, yếu tố trước tiên thuộc về cán bộ tín dụng. Họ phải là người đầu tiên am hiểu khách hàng, thực lực tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải am hiểu tâm lý, mức độ trung thực của khách hàng,… Do đó, ngân hàng phải quan tâm, từng bước nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định của cán bộ: tổ chức các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ; yêu cầu tất cả các cán bộ tín dụng phải nắm vững và thực hiện đúng các cơ chế, qui chế, qui trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm giữa các cán bộ làm công tác tín dụng trong công tác xét duyệt cho vay, xử lí thu hồi nợ ... 4.5. Hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động vay tiêu dùng * Trường hợp xảy ra những rủi ro dẫn đến giảm sút thu nhập hay mất việc làm của người vay vốn Để phòng tránh rủi ro trên, trước khi thực hiện cho vay tiêu dùng NH phải có được những thông tin đầy đủ và đúng nhất về lợi nhuận của doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên, xu hướng phát triển trong tương lai, thị trường cạnh tranh và tiềm năng phát triển... Qua đó có thể lựa chọn những doanh nghiệp tốt nhất để tiến hành cho vay tiêu dùng. Đồng thời nhằm hạn chế tổn thất cho NH do rủi ro trên xảy đến với doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất kinh doanh trong khi đã tiến hành cho vay tiêu dùng, trong từng trường hợp cụ thể ngân hàng có những phương án xử lý như: - Khi thu nhập người lao động bị giảm sút làm khả năng trả nợ của người vay bị ảnh hưởng, cán bộ NH sẽ làm việc trực tiếp với từng cá nhân cụ thể. Dựa trên mức thu nhập đã điều chỉnh, kết hợp với các nguồn thu nhập khác nếu có, cán bộ tín dụng sẽ xây dựng phương án trả nợ mới phù hợp cho người đó. Tạo điều kiện để họ có thể tiếp tục trả nợ cho NH, nhưng vẫn đảm bảo cho cuộc sống. - Khi người lao động bị mất việc làm thì khả năng thu nợ của ngân hàng là rất thấp chính vì nguồn đảm bảo cho việc trả nợ đã mất. Trong trường hợp ngoài lương, người vay còn có những khoản thu nhập thường xuyên khác đủ khả năng trả nợ cho NH thì CBTD làm việc với người đó để họ vẫn duy trì việc trả nợ cho NH, bên cạnh đó bắt buộc thực hiện các biện pháp đảm bảo bằng tài sản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nếu người lao động không còn nguồn thu nhập nào khác ngoài lương thì do quá trình đóng BHXH trước đó nên khi người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng một khoản trợ cấp từ quỹ BHXH hoặc Quỹ trợ cấp thất nghiệp, đây sẽ trở thành nguồn để ngân hàng có thể thu hồi được món nợ vay đó. * Trường hợp xảy ra các rủi ro khách quan dẫn đến ốm đau, tai nạn, hay thiệt hại đến tính mạng của người vay vốn Trong trường hợp này tầm quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, vì chính họ là những người nắm thông tin đầy đủ nhất về lao động làm việc cho mình. Chính vì vậy trong biên bản thoả thuận giữa NH và người đại diện doanh nghiệp phải có điều khoản về trách nhiệm doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tình hình vay tiêu dùng một cách kịp thời cho NH biết để xử lý nếu có rủi ro xảy ra. - Nếu người vay bị ốm đau, tai nạn ở mức nhẹ thì CBTD không cần điều chỉnh lại phương án trả nợ vì sự mất cân bằng về tài chính này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, và họ đã có 75% lương làm nguồn trả nợ nên không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi nợ của NH. Trong trường hợp tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, thu nhập của người vay trong thời gian dài thì NH phải có phương án điều chỉnh kỳ hạn cũng như số tiền trả nợ cho phù hợp dựa trên thu nhập thực tế tại doanh nghiệp và cụ thể số tiền trợ cấp từ Quỹ bảo hiểm. - Trường hợp thiệt hại tính mạng người lao động do rủi ro khách quan đem lại, thì nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là từ Quỹ BH của người đó, ngoài ra ở một số doanh nghiệp còn có các quỹ tại doanh nghiệp khác hình thành từ thâm niên, tiền thưởng của người lao động, đây là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra. * Trường hợp xảy ra rủi ro từ phía chủ quan của người đi vay - Trường hợp người vay cố tình không trả nợ: lúc này doanh nghiệp với tư cách là người đại diện chấp nhận cho CBCNV của mình vay vốn phải có những qui định cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng tiêu dùng giữa người vay với ngân hàng và đã có sự chấp nhận từ phía người vay như: cắt thưởng, cắt thi đua của quý hoặc năm đó; hay “giam lương” của người đó cho đến khi họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Đây là hình thức có thể nói phù hợp nhất trong việc xử lý các loại rủi ro như thế này. - Nếu trường hợp người vay tiêu dùng nghỉ việc tại doanh nghiệp đó và chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm thông báo với NH về danh sách số người này, đồng thời doanh nghiệp chỉ ký chấp nhận đơn xin chuyển công tác nếu người đó chứng minh được là đã hoàn thành xong việc trả nợ cho ngân hàng. - Trong trường hợp người vay nghỉ hay bỏ việc bất thường, không có sự đồng ý của lãnh đạo doanh nghiệp thì người đại diện doanh nghiệp phải có trách nhiệm với món vay đó. Người đại diện cho đơn vị hoàn toàn có quyền ký chấp nhận để trích quỹ bảo hiểm của người mang nợ đó trả nợ cho ngân hàng. * Trường hợp xảy ra rủi ro do tình hình biến động kinh tế Khi những nguyên nhân khách quan như biến động về bất động sản, làm cho giá của các tài sản mà người vay thế chấp cho ngân hàng khi vay giảm thấp so với tại thời điểm ngân hàng định giá tài sản. Và vào lúc này người vay không trả nợ thì dẫu cho ngân hàng phát mại tài sản cũng không thu hồi đủ nợ của người đó. Đây là rủi ro rất hiếm xảy ra, nhưng để tránh trường hợp này xảy ra thì ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định trước khi quyết định cho vay như: xem xét giấy tờ sở hữu tài sản của người vay, tình hình tài chính của người bảo lãnh, định giá tài sản đó. Nhưng nếu trường hợp này đã xảy ra rồi thì tiền thu được do phát mại tài sản thế chấp thanh toán theo thứ tự sau: Trả nợ gốc và lãi vay, trả các chi phí bảo quản, phát mại, tố tụng; phần còn thiếu mà ngân hàng chưa thu đủ thì tiếp tục tìm các nguồn khác để trả nợ. KẾT LUẬN Đứng trước tình hình biến động của nền kinh tế thị trường và nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đặt ra đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhưng bằng sự nổ lực của mình, Ngân hàng Đông Á Đà Nẵng đã nắm bắt được tình hình biến động của nền kinh tế. Từ đó đã giúp ngân hàng đạt nhiều kết quả tốt đẹp trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Góp phần đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng và cho xã hội; mở ra hướng phát triển mới cho NH Đông Á Đà Nẵng trong tương lai và tiến đến thực hiện mục tiêu trở thành NH bán lẻ tốt nhất Việt Nam. Qua thời gian thưc tập và tìm hiểu thực tế tại ngân hàng. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Bùi Quang Bình, các anh chị tại ngân hàng đã giúp em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức cũng như quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng còn nhiều hạn chế. Nên việc hoàn thành đề tài này còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô cùng tất cả anh chị, bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của tất cả thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, Khoa Kinh tế và đặc biệt là thầy Bùi Quang Bình cùng tất cả các anh chị tại ngân hàng đã giúp em hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan vanchinh sua.doc
Tài liệu liên quan