Chuyên đề Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 và định hướng phát triển đến năm 2020

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phù hợp với pháp luật, hình thành hành lang pháp lý đầu tư thông thoáng; Chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa điều tiết đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường; đồng thời tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. - Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ khác. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, ảnh hưởng đến tốc độ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và sản xuất kinh doanh. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống các lĩnh vực không được quản lý. - Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển Công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 và định hướng phát triển đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác. Bảng 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển công nghiệp vĩnh phúc thời kỳ 2001 - 2010 (Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994) TT Ngành công nghiệp 2000 2003 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) GTSX (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 2001 -2010 Tổng số 5.337.709 100,00 10.140.930 100,00 14.891.000 100,00 38.623.419 100,00 22,78 21,00 21,88 1 CN cơ khí 4.750.338 89,00 7.840.149 77,31 11.335.986 76,13 25.933.991 67,15 19,00 18,00 18,50 2 CN điện tử, tin học 37.519 0,70 39.748 0,40 335.668 2,25 2.548.978 6,60 55,00 50,00 52,48 3 CN khai thác và sản xuất VLXD 200.004 3,75 1.067.987 10,53 1.789.358 12,02 4.452.495 11,53 55,00 20,00 36,38 4 CN dệt may, da giầy 65.895 1,23 332.696 3,28 552.471 3,71 2.299.153 5,95 53,00 33,00 42,65 5 CN chế biến nông lâm sản, thực phấm, đồ uống 130..297 2,44 622.486 6,14 483.784 3,25 2.169.302 5,61 30,00 35,00 32,48 6 CN dược phẩm  và hoá chất tiêu dùng 133.356 2,50 190.833 1,88 331.832 2,23 1.012.672 2,62 20,00 25,00 22,47 7 CN khác 20.300 0,38 47.031 0,46 61.901 0,41 206.829 0,54 24,98 27,29 26,13 Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010; Tính toán của các chuyên gia Vện Chiến Lược phát triển kinh tế - xã hôi Hình 2.1: Cơ cấu mục tiêu phát triển Công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2010 Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010; Tính toán của các chuyên gia Vện Chiến Lược phát triển kinh tế - xã hôi. II. Nhận định về cách thức thực hiện và tính phù hợp của định hướng 1. Kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 Những kết quả đạt được của công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua có thể tóm lược như sau: 1.1. Giai đoạn 2001-2005: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001 là 6.126.150 triệu đồng, năm 2004 là 12.193.080,đến năm 2005 là 15.504.009 triệu đồng tăng 2,53 lần so với 2001. Sự phát triển nhanh chóng này chủ yếu có sự đóng góp của đầu tư nước ngoài, trong đó vai trò chính là Toyota và Honda. Hình 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh phúc Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh VP năm 2004. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp: năm 2004 (so với năm 2003) tăng 20,24%, năm 2005 (so với 2004) tăng 28,92%. - Về cơ cấu kinh tế: Năm 2001 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 38,97% GDP đến năm 2004 tăng lên 49,74% GDP và năm 2005 đã chiếm đến 53,16% nền kinh tế toàn tỉnh. Bảng 2.2: Cơ cấu GDP giai đoạn 1997-2004 (giá thực tế) Đơn vị 1997 2001 2002 2003 2004 Công nghiệp xây dựng % 20,71 40,00 42,65 46,41 49,74 Nông lâm nghiệp % 44,35 29,91 28,63 25,22 24,09 Dịch vụ % 34,94 30,09 28,72 28,37 26,17 Tổng cộng % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Hình 2.3: Cơ cấu GDP tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn:  - Báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về tình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2004 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2005; Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2004. - Về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) giữa các thành phần kinh tế: Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng tăng lên (từ 10,04% năm 2001 lên 17,92% năm 2004 và 23,40% năm 2005), còn tỷ trọng GTSXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm đi (từ 89,96% năm 2001 xuống còn 82,08% năm 2004 và 76,60% năm 2005).  - Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần Kinh tế này chỉ chiếm 3,15% năm 2001, tăng lên 3,32% năm 2004 và xuống 2,68% năm 2005 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh). - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có 3 lực lượng là kinh tế tập thể, doanh nghiệp tư nhân, hộ cá thể. Công nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh trong những năm qua tỷ trọng GTSXCN của thành phần Kinh tế này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 4,61% năm 2001 đã tăng lên 10,87% năm 2004, và 17,52% năm 2005). Sự phát triển của công nghiệp ngoài quốc doanh ở Vĩnh Phúc đã đóng góp tích cực vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của tỉnh, tạo thêm nhiều sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm. Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2004 Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Khu vực Kinh tế trong nước: % 10,04 14,57 16,15 17,92 23,40 - Công nghiệp trung ương % 2,28 4,27 3,83 3,73 3,20 - Công nghiệp quốc doanh địa phương % 3,15 3,40 3,51 3,32 2,68 - Công nghiệp ngoài quốc doanh % 4,61 6,90 8,81 10,87 17,52 Khu vực Kinh tế có vốn đầu tư Nhà nước % 89,96 85,43 83,85 82,08 76,60 Tổng số % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004-2005. Tóm lại, Công nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù đã có dấu hiệu giảm dần (từ 89,96% năm 2001 xuống còn 82,68% năm 2004và 76,60% năm 2005) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền công nghiệp Vĩnh Phúc. Công nghiệp khu vực kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phát triển tốt hơn (với tỷ trọng tăng từ 10,04% năm 2001 lên 23,40% năm 2005), tuy nhiên sự tăng trưởng chủ yếu  lại nằm ở khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. - Công nghiệp Vĩnh Phúc đã giải quyết được nhiều việc làm, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm gần 4,67% (1997) lên gần 11% (2003). - Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước năm 2001 đạt 378.179 triệu đồng và đến năm 2004 tăng lên 976.401 triệu đồng. Bảng 2.4: Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp trong nước Đơn vị: Triệu đồng 2001 2002 2003 2004 Tổng số 378.379 484.595 684.149 976.401 - Các ngành công nghiệp 364.889 421.541 629.680 938.909 - Công nghiệp phân phối điện nước 13.490 63.054 54.469 37.492 Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004 - Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài năm 2001 là 24.300 nghìn USD và tăng lên 649.606 nghìn USD năm 2005. Đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng rất cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm  2003 tăng 28,54% so với năm 2002, năm 2004 tăng 12,21% so với năm 2003. Bảng 2.5: Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài Đơn vị: 1000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đăng ký đầu tư nước ngoài 10.181 24.300 62354 79.350 80.848 649.606 Nguồn:  - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2004- 2005 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2001-2005: Trong giai đoạn 2001-2005 Vĩnh Phúc đã vươn mình, trở thành 1 tỉnh tiêu biểu trong việc thực hiện đúng đắn phương hướng quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đã vạch ra. Các kết quả đạt được hầu hết vượt chỉ tiêu đề ra. Chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Quy mô và mức độ phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua lớn. Mức độ phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo phân ngành là 26,83% (vượt 4,05% so với mục tiêu đề ra là 22,78%); Nhịp độ tăng trưởng GDP theo phân ngành đạt 24,1% (vượt 2,09% so với mục tiêu đề ra là 22,01%). - Quy mô đầu tư lớn. Tổng số vốn đầu tư cho ngành trong giai đoạn này đạt trên 1.135 triệu USD và trên 15 tỷ đồng (vượt trên 35 triệu USD và 2 tỷ đồng). Cơ cấu đầu tư đạt 47,22% trong tổng vốn đầu tư các ngành (vượt 5,46% so với mục tiêu đề ra). Cơ cấu vốn đầu tư theo các thành phần kinh tế là: Đầu tư trong nước 16,146% và đầu tư từ nước ngoài đạt 83,854% (vượt 2,074% so với mục tiêu đề ra). - Quy mô sản xuất ngành trong nền kinh tế cao. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành đạt 65,22% trong tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu GDP đạt 46,52% trong tổng GDP các ngành (vượt 5,43% so với mục tiêu đề ra là 41,09%). Cơ cấu lao động đạt 29,23% trong tổng lao động các ngành (vượt 3,56% so với mục tiêu đề ra là 25,67%). 1.2. Giai đoạn 2006-2008: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 là 20.147.809 triệu đồng, năm 2007 là 28.427.859 triệu đồng tăng 1,41 lần, năm 2008 đạt 33.000.000 triệu đồng, tăng 17,7% so với 2007. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2006 (so với năm 2005) tăng 29,95%, năm 2007 (so với 2006) tăng 41,1%, năm 2008 đạt 28,4%. Bảng 2.6: Gía trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2006-2008 Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng giá trị sản xuất năm (theogiá1994) Triệu đồng 20.147.809 28.427.859 33.000.000 Tốc độ tăng trưởng giá trị sảnxuấtngành công nghiệp (%) 29,95% 41,1% 28,4% Nguồn: Tính toán của Viện nghiên cứu chiến lược phát triển - Về cơ cấu kinh tế: Năm 2006 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,46% GDP đến năm 2007 tăng lên 60,78% GDP và năm 2008 đạt 61,8% nền kinh tế toàn tỉnh. Bảng 2.7: Cơ cấu GDP giai đoạn 2006-2008 (giá thực tế) Đơn vị 2006 2007 2008 Công nghiệp xây dựng % 57,46 60,78 61,14 Nông lâm nghiệp % 18,59 15,16 15,97 Dịch vụ % 23,95 24,06 22,89 Tổng cộng % 100,00 100,00 100,00 - Về tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế: Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng giảm xuống (từ 19,25% năm 2006 xuống 16,01% năm 2007 và 15,15% năm 2008), còn tỷ trọng GTSXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên (từ 80,75% năm 2006 xuống còn 83,99% năm 2007 và 84,85% năm 2008).  - Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 4,14% năm 2006 và xuống 2,14% năm 2008 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh). -Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng GTSXCN của thành phần KT này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 15,11% năm 2006 đã tăng 13,52% năm 2007 và năm 2008 là 13,01% ). Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế. 2004 2005 2006 2007 Triệu đồng Tổng số 12.025.860 15.504.009 20.147.809 28.427.859 Kinh tế Nhà nước 601.345 618.204 804.482 815.423 Trung ương 318.833 281.155 449.450 486.494 Địa phương 282.512 337.049 355.032 328.929 Kinh tế ngoài Nhà nước 2.003.198 2.505.251 2.653.677 3.589.641 Tập thể 7.157 6.572 24.354 24.369 Tư nhân 1.588.148 2.054.315 2.099.141 2.882.975 Cá thể 407.893 444.364 530.182 682.297 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9.421.317 12.380.554 16.689.650 24.022.795 Tốc độ phát triển (Năm trước = 100) - % Tổng số 118,59 128,92 129,95 141,10 Kinh tế Nhà nước 84,18 102,80 130,13 101,36 Trung ương 84,33 88,18 158,86 108,24 Điạ phương 84,01 119,30 105,34 92,65 Kinh tế ngoài Nhà nước 181,62 125,06 105,92 135,27 Tập thể 233,05 91,83 370,57 100,06 Tư nhân 200,53 129,35 102,18 137,34 Cá thể 132,45 108,94 119,31 128,69 Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai 113,19 131,41 134,81 143,94 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007 - Vốn đăng ký của dự án đầu tư nước ngoài: Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm 2007, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại. - Năm 2008 thu hút đầu tư trực tiếp vào tỉnh đạt kết quả khá, cả năm đã thu hút được 31 dự án FDI vốn đăng ký 535,3 triệu USD, 93 dự án DDI vốn đăng ký gần 6 nghìn tỷ đồng. - Công nghiệp Vĩnh Phúc đã giải quyết được nhiều việc làm, từ chỗ lao động công nghiệp chiếm gần 19,48% (2006) lên gần 20,71 % (2007), đến năm 2008 đạt 19,87%, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Bảng 2.9: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: người 2004 2005 2006 2007 TỔNG SỐ 55.244 63.882 70.538 88.124 I.Phân theo thành phần kinh tế 1. Khu vực kinh tế trong nước 44.056 48.351 49.232 59.573 - Nhà nước 7.320 6.163 4.028 3.937 +Trung ương quản lý 5.486 5.036 2.919 2.864 +Địa phương quản lý 1.834 1.127 1.109 1.073 - Tập thể 98 119 717 989 - Tư nhân 6.998 10.344 16.162 20.229 - Cá thể 29.640 31.725 28.325 34.418 2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 11.188 15.531 21.306 28.551 Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2007 1.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2006-2008: Có thể thấy rằng Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong cả nước (từ 16 - 18% trong giai đoạn 2006-2008). Hầu hết các mục tiêu đề ra Vĩnh Phúc đều vượt qua. Ngành công nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Cơ cấu GDP của ngành đạt 59,40% trong tổng GDP các ngành (vượt 2,81% so với chỉ tiêu đề ra là 56,59%). - Quy mô phát triển ngành trong giai đoạn vừa qua lớn. Gía trị sản xuất (theo giá cố đinh năm 1994) là 24.287.834 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo phân ngành là 35,525% (vượt 14,525% so với mục tiêu đề ra là 21%); Nhịp độ tăng trưởng GDP theo phân ngành đạt 22,78% (vượt 1,59% so với mục tiêu đề ra). - Cơ cấu phân ngành hợp lý, hướng chuyển dich cơ cấu ngành theo hướng tích cực công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, khẳng định sự ưu tiên đầu tư vào ngành cho sự phát triển nền kinh tế. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành đạt 78,25% trong tổng giá trị sản xuất. Cơ cấu GDP của ngành đạt 59,40% trong tổng GDP các ngành (vượt 2,81% so với chỉ tiêu đề ra là 56,59%). Cơ cấu vốn đạt 55,17% trong tổng vốn đầu tư các ngành (vuợt 3,17% so với mục tiêu đề ra). Cơ cấu lao động đạt 40,15% trong tổng lao động các ngành (vượt 5,75% so với mục tiêu đề ra). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê có thể nhận thấy những tháng cuối năm 2008 sản xuất công nghiệp có chững lại và sụt giảm do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu. - Tuy kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (28,4%), giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước đạt gần 352 triệu USD, tăng 28,4% so cùng kỳ. Song nhịp độ tăng trưởng giảm 12,7% so với năm 2007. Giá trị sản xuất công nghiệp giảm 23,35% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó khu vực doanh nghiệp FDI giảm 24,28%. - Tính ổn định của nền kinh tế chưa cao do phụ thuộc nhiều vào nguồn đầu tư nước ngoài, chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp. Năm 2008, nguồn vốn đầu tư giảm từ trên 1.170 triệu USD năm 2007 xuống còn trên 500 USD làm ảnh hưởng đến sự phát triển cả nền kinh tế. - Vai trò của doanh nghiệp trong nước và dân doanh còn hạn chế. Tỷ trọng GTSXCN của khu vực kinh tế trong nước có chiều hướng giảm xuống (từ 19,25% năm 2006 xuống 16,01% năm 2007 và giảm còn 15,15% năm 2008). Các doanh nghiệp Nhà nước địa phương, tỷ trọng đóng góp của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 4,14% năm 2006 và xuống 2,14% năm 2008 trong tổng GTSXCN toàn tỉnh). Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ trọng GTSXCN của thành phần kinh tế này trong GTSXCN toàn tỉnh từ 15,11% năm 2006 đã tăng 13,52% năm 2007 và năm 2008 giảm xuống còn 13,01% ). - Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng chậm, không đạt yêu cầu. Bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên tôi cho rằng nên có sự điều chỉnh về mục tiêu và định hướng giải pháp cho những năm tới để phù hợp với diễn biến nền kinh tế thị trường. Sự điều chỉnh sẽ được thể hiện trong Chương III của chuyên đề. 2. Đánh giá về tính phù hợp của định hướng Quy hoạch với thực tế diển ra. Năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập trong điều kiện còn rất nghèo và nhiều khó khăn: thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 140USD/năm, thu ngân sách khoảng 100 tỉ đồng; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với tỷ trọng chiếm trên 52%, công nghiệp chỉ chiếm khoảng 12%; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp kém... Hơn 10 năm qua, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng và thông qua bản Quy hoạch phát triển công nghiệp năm 2001-2020 vào tình hình cụ thể của địa phương; đồng thời tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: - Kinh tế liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao: Bình quân 10 năm (1997 - 2007) tăng 17,5%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 33,1%; dịch vụ tăng 15,3%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,4%. Bình quân 3 năm (2006 - 2008) tăng 19,14% (mục tiêu đề ra là 14% -14,5%). Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt gần 22%. Năm 2008, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, Vĩnh Phúc vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 17,77%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đến nay công nghiệp - dịch vụ chiếm 83%; nông nghiệp còn 15,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm (2006 - 2008) đạt 32.000 tỉ đồng, tăng bình quân 25,6%/năm. - Cùng những thành tựu về phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội bảo đảm. Kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết việc làm cho 24,3 nghìn lao động. Tỷ lệ hộ nghèo còn 10,4%, bình quân giảm 2,68%/năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,7%, giảm 5,7% so với năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến nay đạt 42,9%. Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức khiến diễn biến nền kinh tế không đạt được như định hướng đã đề ra: - Chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm còn thấp, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Cơ cấu ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế còn mất cân đối. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm, chất lượng còn thấp, chưa tương xứng với phát triển công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; nhu cầu đầu tư cho hạ tầng rất lớn song khả năng đáp ứng của ngân sách còn hạn chế. - Vĩnh Phúc là tỉnh bình quân đất canh tác thấp (khoảng 400m2/người), do đó lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, ảnh hưởng không chỉ đến chuyển dịch cơ cấu lao động mà còn đến việc giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. - Chênh lệch phát triển giữa các vùng, về thu nhập giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng ngày càng tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng. Tai nạn giao thông, tội phạm, tệ nạn xã hội chưa được kiềm chế có hiệu quả. Nhiệm vụ trong những năm tới - Để trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015 và xây dựng Vĩnh Phúc thành thành phố vào những năm 20, trong những năm tới, Vĩnh Phúc cần tiếp tục tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, theo hướng ổn định, bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. - Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh giảm nghèo, giải quyết việc làm, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. - Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. - Năm 2009 sẽ là năm có nhiều khó khăn đối với Vĩnh Phúc. Cả 3 nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế là: xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều bị suy giảm; điều đó dẫn tới quy mô sản xuất sẽ bị thu hẹp, thu ngân sách giảm, lao động sẽ bị dư thừa, tình trạng thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến ổn định xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc là rất nặng nề. Năm 2009 tỉnh xác định là năm: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững. III. Đánh giá về phương pháp xây dựng Quy hoạch. 1. Phưong pháp đánh giá thực trạng. Sử dụng phương pháp thống kê: Được sử dụng trong phần đánh giá nguồn lực phát triển và phân tích thực trạng. Sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin: Nhiệm vụ chủ yếu cần thực hiện là thu thập tài liệu điều tra cơ bản về các yếu tố nguồn lực phát triển bao gồm: Điều tra thực tế, tìm kiếm thông tin trên internet và các các tài liệu liên quan. Phương pháp chuyện gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cố vấn về lĩnh vực đang nghiên cứu. 2. Phương pháp xác định định hướng. Sử dụng phương pháp so sánh: Yêu cầu là phải so sánh, đối chiếu với sự phát triển các ngành trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phương pháp dự báo: Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo tỷ lệ gia tăng dân số, dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và vốn đầu tư… Trong phương pháp xác định đinh hướng của Bản quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc tỏ ra còn nhiều thiếu sót. Cách làm ở đây còn cổ điển và dập khuôn, dẫn tới việc không lường trước được diễn biến của nền kinh tế trong giai đoạn những tháng cuối năm 2008 để phần nào có giải pháp kịp thời cho sự suy thoái đã và đang xảy ra này. Để nhìn nhận vấn đề thiếu sót trong công tác dự báo một cách cụ thể và thực tế hơn có thể lấy một ví dụ về phương pháp dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong bản quy hoạch : - Tăng trưởng kinh tế là một tiêu thức quan trọng phản ánh mặt số lượng của phát triển kinh tế, là tiền đề của phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh trình độ mở rộng quy mô sản lượng, nâng cao tiềm lực sản xuất của nền kinh tế, khả năng nâng cao mức sống của nhân dân, năng lực tích lũy cho đầu tư mở rộng sản xuất. Tăng trưởng kinh tế liên quan đến nhiều mặt của tái sản xuất xã hội như sản lượng, việc làm, giá cả, lạm phát, sự biến đổi cơ cấu kinh tế, tỷ giá cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại…Chính vì vậy việc dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai có một tầm quan trọng đặc biệt. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu tác động của hàng loạt các nhân tố kinh tế và phi kinh tế. Do đó, để nâng cao độ xác thực, dự báo tăng trưởng kinh tế cần phải kết hợp chặt chẽ với các dự báo về điều kiện bên ngoài của sự phát triển và các dự báo chức năng như: Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường, dân số và lao động, tái sản xuất, vốn cố định, dự báo kinh tế đối ngoại…Mặt khác dự báo tăng trưởng cần đặt trong mối quan hệ với các dự báo xã hội nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Trong khi đó cách tính trong bản quy hoạch khá phụ thuộc vào công thức. Đó là dự báo sản lượng năm sau từ đó dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm sau theo công thức : ∆Y t+1 g = x 100% Yt Dựa theo công thức không thể đánh giá tính xác thực của diễn biến kinh tế do đó trong dự báo cần phải kết hợp công thức và phân tích các nhân tố tác động ở trong nước và thế giới. Từ đó có thể nhận thấy nguyên nhân chính trong phương pháp dự báo là: Khi lập quy hoạch đã chưa dự báo hết mọi khả năng nảy sinh do sự biến động của cơ chế thị trường. Phương pháp thực hiện dập khuôn, không khoa hoc, chưa lồng ghép công thức và phân tích nhân tố tác động đến thị trường. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 I. Lập luận cho phương án chiến lược của sự phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Đánh giá tiềm năng và hạn chế trong phát triển công nghiệp tính đến nay. 1.1 Đánh giá về tiềm năng. a. Trước hết Vĩnh Phúc là tỉnh có tiềm năng về con người và lao động: - Theo điều tra năm 2005, tỉnh Vĩnh Phúc dân số có 1.160.9 người, trong đó số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 739.190 người (chiếm 63,2% dân số), hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là 200.000 người/năm. Một lợi thế khác là lao động của Vĩnh Phúc chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động. - Qua khảo sát năm 2006, Vĩnh Phúc cán bộ trình độ trên đại học có khoảng 500 người (gấp 3,56 lần so với năm 2000); cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng khoảng 20.740 người (gấp 1,41 lần so với năm 2000); công nhân lành nghề từ bậc 3 trở lên cũng tăng 3,5 lần so với năm 2000... lực lượng lao động có trình độ trên đang ngày càng tăng lên. b. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai: - Là tỉnh thuộc vùng đồng bằng lại liền kề với thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và là một trong tám tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi về mặt giao lưu, tiếp cận thông tin và quan hệ kinh tế với “bên ngoài” cũng như có lợi thế lớn từ sự hỗ trợ chung. - Ngoài vị trí thuận lợi tỉnh Vĩnh Phúc còn có địa hình đất đai tiềm năng bền vững cho sự phát triển. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.372,23km2 bao gồm đủ cả 3 vùng sinh thái là vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng. Vĩnh Phúc còn một lượng đất lớn chưa được khai thác, sử dụng khoảng 16.000ha (chiếm 11% tổng diện tích) rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và đô thị. - Đối với vùng trung du và miền núi do quỹ đất lớn nên một mặt phát triển mạnh công nghiệp, du lịch ở vùng này, mặt khác sẽ phát triển nông nghiệp đa canh, phát triển chăn nuôi gia súc lớn; phát triển cây công nghiệp. Đối với vùng trung du gồm Vĩnh Yên, Phúc Yên, Trung tâm huyện Bình Xuyên, Mê Linh. Đây là vùng trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, được coi là vùng động lực, vùng kinh tế trọng điểm. Hướng phát triển trong thời gian tới là công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, thể thao, giải trí, trung tâm đào tạo... mặt khác, vùng này còn phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. - Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung phát triển mạnh cây lương thực tập trung, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển các làng nghề thủ công. c. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở: Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng. - Về đường bộ: Có đường quốc lộ có đường số 2A (Hà Nội - Lào Cai), quốc lộ 2C Vĩnh Yên đi Tuyên Quang, quốc lộ số 2B Vĩnh Yên đi Tam Đảo và quốc lộ số 23 chạy qua tỉnh, với tổng chiều dài là 125km. Ngoài ra hệ thống đường tỉnh lộ có tổng chiều dài là 250km, rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng. - Về đường thuỷ: chủ yếu là 2 tuyến Sông Hồng và Sông Lô nằn bao quanh tỉnh về phía Nam và phía Tây. Ngoài ra, hệ thống sông, suối nhỏ đan xen trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. - Về đường sắt: có 41km đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 6/9 huyệnthị. Vĩnh Phúc còn gần cụm cảng hàng không - Sân bay Quốc tế Nội Bài. Cùng với giao thông thuận tiện. Vĩnh Phúc còn có hạ tầng kỹ thuật khá phát triển: - Về điện lực: Tính đến năm 2006, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia với tổng dung lượng diện toàn tỉnh lên 468KVA, đáp ứng yêu cầu về điện trong quá trình phát triển của tỉnh trong những năm tới. - Về cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang được mở rộng và xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh Yên công xuất sau khi mở rộng sẽ đạt 116.000m3/ngày - đêm; nhà máy nước Phúc Yên sau khi hoàn thành sẽ có công xuất 106.000m3/ngày - đêm. Trữ lượng nước ngầm ở các địa phương trong tỉnh đủ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. - Hệ thống thông tin liên lạc đã được hoàn thiện với 28 bưu cục. Những tiềm năng về hạ tầng cơ sở trên đã tạo ra một lợi thế quan trọng cho sự phát triển và mời gọi đầu tư của Vĩnh Phúc. d. Tiềm năng về phát triển du lịch: Vĩnh Phúc có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Bò Lạc, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang nặng dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền Hai Bà Trưng, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu. e. Chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn của tỉnh: Những năm qua nền kinh tế của Vĩnh Phúc có bước phát triển nhanh, ngoài những yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, con người và lao động, cơ sở hạ tầng... thì một yếu tố đặc biệt quan trọng khác để đẩy nhanh quá trình phát triển, đó là đã có nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn. Để có sự phát triển bền vững và giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung cao độ các nguồn lực để đầu tư hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và triển khai nhiều dự án tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội thành công của họ trên đất Vĩnh Phúc. Những chính sách trên cũng có thể coi là tiềm năng của Vĩnh Phúc cho sự phát triển trong tương lai. Một vấn đề quan trọng khác là Vĩnh Phúc quyết tâm giữ một phong cách làm việc tốt đẹp, đó chính là phong cách thân thiện đối với các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc luôn coi thành công và khó khăn của các nhà đầu tư là thành công và khó khăn của chính mình nên đã và sẽ cùng chia sẻ với các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Bảng 3.1: Đánh giá một số yếu tố có lợi thế so sánh của Vĩnh Phúc so với các tỉnh có điều kiện tương tự Chỉ tiêu Vĩnh Phúc Bắc Ninh Hưng Yên Hà Tây 1.Gần kề với Hà Nôi ***** ***** ***** ***** 2.Ra cảng hàng không ***** **** *** **** 3.Ra cảng biển **** ***** ***** *** 4.Qũy đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ***** **** **** *** 5.Các vấn đề nông dân, nông thôn ***** ***** **** *** 6.Tiềm năng du lịch ***** ***** **** ***** Trong đó ***** là điểm cao nhất; * là điểm thấp nhất Nguồn: Tạp chí kinh tế và dự báo 1.2. Hạn chế Vĩnh Phúc xuất phát là tỉnh nông nghiệp thuần nông với 80% dân số sống ở nông thôn. Điểm xuất phát kinh tế xã hội thấp, thiếu vốn là một trong những trở ngại đối với phát triển công nghiệp. Đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, đa số chưa được đào tạo nghề. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng còn nghèo nàn. Các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt phục vụ cho công nghiệp chế biến chưa nhiều, các vùng chuyên canh trồng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành. Nhân dân chưa quen với sản xuất nguyên liệu hàng hoá. Kết cấu hạ tầng tuy đã được củng cố nhưng vẫn còn yếu và không đồng bộ, hệ thống giao thông chưa được nâng cấp và mở rộng kịp với tốc độ phát triển của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Sự phát triển kinh tế của các vùng (huyện, xã) không đều do điều kiện địa lý và lợi thế so sánh từng vùng. Các huyện Mê Linh, Phúc Yên, Bình Xuyên, thị xã Vĩnh Yên phát triển mạnh hơn các huyện khác. Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân rất lớn, xuất phát chủ yếu từ đòi hỏi việc làm do chuyển đổi đất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp. Công nghiệp quốc doanh địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước địa phương đang gặp khó khăn do trình độ công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường thấp. 2. Dự báo cơ hội, thách thức đến năm 2020. 2.1 Cơ hội Việt Nam ra nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới, Chính phủ Mỹ đã ký ban hành Luật PNTR về quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam. Như vậy, những rào cản về kinh tế quốc tế đối với Việt Nam đã được giải quyết, Việt Nam được bình đẳng với các quốc gia khác về thương mại. Đây là cơ hội lớn của đất nước của Vĩnh Phúc để phát triển trong tươnglai. Hệ thống giao thông liên tỉnh đang được nâng cấp và mở rộng như quốc lộ 2; tuyến đường hành lang Xuyên Á Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đường vành đai IV, vành đai V sẽ được xây dựng. Vĩnh Phúc sẽ thuận lợi hơn trong giao lưu kinh tế với các tỉnh cũng như quốc tế Nhà nước quyết tâm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với một giải pháp ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng kinh tế trọng điểm. Vĩnh Phúc ra nhập vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có cơ hội được hưởng cơ chế phối hợp của vùng để hợp tác, liên kết phát triển. Trong những năm tới, thủ đô Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Bắc (hình thành khu đô thị mới Bắc Thăng Long, khu công nghiệp Thăng Long, Sóc Sơn...). Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp nhận sự ảnh hưởng về vốn, khoa học công nghệ trong quá trình xây dựng và là địa bàn “vệ tinh” để sản xuất bổ trợ cho các khu công nghiệp và các loại hình dịch vụ. Những cơ chế chính sách mới của tỉnh, cùng với đội ngũ lãnh đạo, quản lý năng động, sáng tạo, nhậy bén đang tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.2. Những thách thức: Hội nhập kinh tế (thực hiện AFTA và ra nhập WTO) nền kinh tế của tỉnh có nguồn thu chủ yếu dựa vào thuế đóng góp của một số doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn (FDI) trong khi kinh tế nội địa còn non trẻ, sẽ tác động tiêu cực đến nguồn thu ngân sách của tỉnh. Cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt là cơ cấu công nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững. Vì vậy khi các yếu tố thị trường (vốn, sản phẩm, dịch vụ, lao động...) thay đổi theo hướng tiêu cực thì đều tác động đến hiệu quả kinh tế công nghiệp của tỉnh. Sự chênh lệch về trình độ dân trí và phân hoá xã hội có xu hướng ngày càng tăng do phân bố sản xuất (tập trung vào những vùng thuận lợi) nên dẫn đến sự phát triển chênh lệch giữa các vùng. Sức ép về việc làm ngày càng tăng do tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, nông thôn lớn (xấp xỉ 60%) trong khi diện tích canh tác bị thu hẹp. Số lượng lao động ngoại tỉnh đang đổ về các khu công nghiệp trong tỉnh, không chỉ làm khó khăn việc giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, mà còn tạo sức ép lớn về quản lý xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Những cơ hội và thách thức mới đan xen trên con đường phát triển, Vĩnh Phúc đang tập trung tận dụng những cơ hội, đồng thời từng bước hạn chế, khắc phục những khó khăn thách thức để vươn tới mục tiêu đã đặt ra. 2.3. Phân tích ma trận SWOT SWOT MA TRẬN SWOT Các điểm mạnh (S) Các điểm yếu (W) 1.VP nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có các đầu mối giao thông quan trọng. 2.Đảng bộ và chính quyền tỉnh ưu tiên hàng đầu cho phát triển công nghiệp. 3.VP là tỉnh thuộc vùng KTTĐBB đã mở ra điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư, hợp tác phát triển. 4.Tỉnh có quỹ đất phù hợp phát triển các khu cụm công nghiệp. 5.Lực lượng lao động trẻ dồi dào, có thể đào tạo nhanh về chuyên môn. 6.Số lượng và tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước trong cơ cấu công nghiệp ngày một tăng. 1.VP xuất phát là tỉnh thuần nông dẫn đến thiếu vốn và khoa học công nghệ. 2. Lực lượng lao động đa số chưa được đào tạo nghề. 3. Tài nguyên khoáng sản ít. nghèo nàn. Nhân dân chưa quen với sản xuất nguyên liệu hàng hoá. 4. Kết cấu hạ tầng vẫn còn yếu và không đồng bộ. 5.Sự phát triển kinh tế của các vùng không đều. 6. Áp lực giải quyết công ăn việc làm cho người dân lớn. 7.Công nghiệp quốc doanh địa phương và tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm. Các cơ hội (O) Các kết hợp chiến lược SO Các kết hợp chiến lược WO 1.Việt Nam ra nhập WTO, đã ký ban hành Luật PNTR, là cơ hội lớn của cả nước trong đó có VP. 2.Hệ thống giao thông liên tỉnh đang được nâng cấp và mở rộng. 3.Nhà nước ưu tiên đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng KTTĐBB trong đó có VP. 4. Hà Nội phát triển về phía Bắc, là cơ hội để VP tiếp nhận ảnh hưởng về vốn, khoa học công nghệ. 5. Những cơ chế chính sách mới tạo ra sức hút đối với các nhà đầu tư. S1,S2,S3,S4,S5+O1,02,03,04,05: Tìm kiếm, thâm nhập thị trường nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngòai. S4,S5,S6+O4,O5: Thâm nhập, phát triển thị trường trong tỉnh, tạo môi trường đầu tư cho các daonh nghiệp trong tỉnh. S5+O1,O4,O5: Giải quyết việc làm dư thừa, phát triển nguồn nhân lực. W1,W7+O1,O3,O4,O5: Khắc phục vấn đề về vốn và chuyển giao công nghệ. W2,W6+O1,O3,O5: Vấn đề lao động được khắc phục thông qua các chính sách và việc đầu tư các dự án vào tỉnh. W3+O3,O5: Đầu tư phát triển các sản phẩm phục vụ công nghiệp chế biến, không phải nhập từ bên ngoài. W4,W5+O3,O4: Tận dụng sự đầu tư giúp đỡ của tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng. Các nguy cơ (T) 1.Thực hiện AFTA và ra nhập WTO giảm nguồn thu ngân sách củatỉnh. 2.Cơ cấu công nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố kém bền vững. 3. Sự chênh lệch về trình độ dân trí và phân hoá xã hội. 4. Sức ép về việc làm do số lượng lao động ngoại tỉnh đổ về khu công nghiệp trong tỉnh lớn. Các kết hợp chiến lược ST S1,S2,S3,S4,S5,S6+T1,T2,T3: Phát triển nội lực để hạn chế sự phụ thuộc bên ngoài và chênh lệch trình độ. S2,S3+O4: Tận dụng sự quan tâm của Nhà nước, sự ưu đãi các chính sách để thu hút nươc ngòai, phát huy nội lực, giảm gánh nặng việc làm. Các kết hợp chiến lược WT W2,W7+T1: Mở rộng quy mô sản xuất, hướng ra thị trường xuất khẩu. W1,W7+T2,T3,T4: Phát huy nội lực phục vụ thị trường trong nước(sản xuất các hang hóa thiết yếu). ( VP: Vĩnh Phúc) 3. Đánh giá các mục tiêu phát triển Công nghiệp được xác định trong Quy hoạch tổng thể của tỉnh. Bước sang năm 2009, theo dự báo việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và mục tiêu phát triển công nghiệp nói riêng sẽ gặp khó khăn thách thức lớn hơn: cơn bão khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến nền kinh tế thế giới và trong nước, tác động mạnh đến kết quả thu hút đầu tư, xuất khẩu và kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh; giá cả thị trường quốc tế, trong nước còn biến động; thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lườn... Trước tình hình đó, việc thay đổi mục tiêu cho phù hợp với diễn biến nền kinh tế nên được xem xét và điều chỉnh. Do Bản Quy hoạch chỉ sửa đổi 5 năm 1 lần nên việc điều chỉnh mục tiêu định hướng phát triển bây giờ là không có. Vì vây, trong chuyên đề này tôi xin đưa ra một số kiến nghị điều chỉnh mục tiêu định hướng cho các năm 2009-2010. Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh : Duy trì tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp thời kỳ 2011-2020 ở mức 14,24% (giai đoạn 2011-2015 là 15,50% và giai đoạn 2016-2020 là 13,00%). Tỷ trọng GTSX (giá 1994) ngành công nghiệp trong tổng GTSX của nền kinh tế tỉnh năm 2015 là 80,21% và năm 2020 là 78,38%. Bảng 3.2: Mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Giá trị sản xuất Công nghệp (giá 1994, triệu đồng) 14.891.000 38.623.419 79.389.056 146.269.189 Tốc độ tăng trưởng GTSX (%) 22,78 21,00 15,50 13,00 => Điều chỉnh : Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2009-2010 trên 10%, trong đó công nghiệp 10,6 - 11%, dịch vụ 13 - 13,5% và nông nghiệp 3%; Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh : Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp thời kỳ 2011-2020 là 13,64% (giai đoạn 2011-2015 là 14,29% và giai đoạn 2016-2020 là 13,00%). => Điều chỉnh : tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp thời kỳ 2009-2010 nằm trong khoảng 12% - 13% Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh : Bảng 3.3: Dự kiến vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp Đơn vị: Triệu đồng TT Ngành công nghiệp 2001-2005 2006-2010 2001-2010 1 Công nghiệp cơ khí 4.381.692 10.010.885 14.392.577 4 Công nghiệp điện tử , tin học 198.370 1.517.823 1.716.193 2 Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 1.057.460 1.826.302 2.883.762 3 Công nghiệp dệt may, da giầy 323.738 1.197.823 1.521.561 5 Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống 235.189 1.155.879 1.391.068 6 Công nghiệp dược phẩm và hoá chất tiêu dùng 132.054 466.900 598.954 7 Công nghiệp khác 27.679 99.387 127.066 Tổng cộng 6.356.182 16.274.999 22.631.181 => Điều chỉnh : - Dự kiến vốn đầu tư cho ngành công nghiệp của tỉnh đạt 12- 13,5 nghìn tỷ đồng; Thu hút đầu tư FDI khoảng 500 triệu USD. Mục tiêu phát triển Công nghiệp trong bản quy hoạch của tỉnh: Bảng 3.4: Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc thời kỳ 2011-2020 Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 Cơ cấu GDP (%): Nông lâm ngư nghiệp 21,35 12,81 9,10 6,10 Công nghiệp xây dựng 50,44 58,44 59,99 60,55 Thương mại dịch vụ 28,21 28,75 30,91 33,35 Tốc độ tăng trưởng GDP (%): 14,36 16,42 14,65 14,66 => Điều chỉnh : Cơ cấu kinh tế trong 2009-2010 bình quân: công nghiệp 58,0%, dịch vụ 26%, nông nghiệp 16%. Mục tiêu phát triển CN trong bản quy hoạch của tỉnh Bảng 3.5: Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2001 – 2010 Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp Người 32.823 81.674 249.249 => Điều chỉnh : Sức sản xuất của các doanh nghiệp giảm sút, không tiêu thụ được hàng hóa nên việc giảm bớt nhân công là tất yếu. Dự kiến thời kỳ 2009-2010 số lao động làm việc trong ngành công nghiệp vào khoảng trên 160.000-200.000 người. Nhận định chung: Như đã nhận xét ở phần trên, việc dự báo mục tiêu phát triển theo phương pháp cũ mang tính dập khuôn và không linh hoạt trong khi thị trường luôn biến đổi nên không thể lường hết được mọi thứ phát sinh. Do đó mục tiêu định hướng phát triển trong bản quy hoạch đã vượt quá khả năng thực hiện của tỉnh. Từ thực tế trên có thể nhận thấy rằng không nên xác định quá chi tiết mục tiêu mà để thị trường tự quyết định, vấn đề của tỉnh chỉ nên xác định định hướng lớn mà thôi. II. Một số định hướng giải pháp lớn về phát triển Công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Trong Bản Quy hoạch phát triển Công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra một số định hướng giải pháp lớn về phát triển Công nghiệp của tỉnh. Đó là các giải pháp : 1. Giải pháp về công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng 2. Giải pháp về cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và vốn 3. Giải pháp về thị trường 4. Giải pháp về công nghệ 5. Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu 6.  Giải pháp phát triển sản xuất làng nghề, tiểu thủ công nghiệp 7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 8. Giải pháp về bảo vệ môi trường Tuy nhiên tôi nhận thấy các giải pháp trong Bản Quy hoạch của tỉnh đưa ra can thiệp quá sâu vào thị trường, có một số vấn đề tỉnh không thể tự giải quyết mà phải do thị trường quyết định, các giải pháp này còn mang tính thay làm thay cho doanh nghiệp. Lấy ví dụ chứng minh như : - Giải pháp về thị trường và về Công nghệ: tỉnh chỉ có thể tác động một phần nào đó để phát triển đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường... hay đê hiện đại hoá từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp hiện có, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đổi mới công nghệ…trong khi tỉnh không thể quyết định được những hoạt động này, điều nên làm ở đây là tỉnh xây dựng định hướng tạo môi trường đầu tư thuận lợi, xây dựng khung pháp lý có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp phát triển. Ví dụ như muốn phát triển thị trường trong năm tới thì giải pháp của tỉnh có thể là giảm thuế, cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho họ mở rộng sản xuất và phát triển khoa học công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ cá nhân người thực hiện, tôi xin có một vài đóng góp về mặt giải pháp cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh: phát triển phải đi đôi với bảo vệ, bền vững, làm giàu đẹp cho bức tranh kinh tế chung của tỉnh chứ không phải phá vỡ đi nét hài hoà vốn có của nó. 1. Giải pháp về công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng - Lập quy hoạch mới một số khu, cụm công nghiệp ở các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch; Quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp làng nghề - TTCN theo quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt, chú ý những nơi không có khu công nghiệp tập trung để đưa công nghiệp về nông thôn nhằm giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Tiếp tục điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp Quang Minh 2, Kim Hoa, Bình Xuyên, Khai Quang, Tân Tiến. Nghiên cứu bố trí hợp lý cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giới tính trong quy hoạch khu, cụm công nghiệp. - Chủ động quỹ đất để phát triển công nghiệp; Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển. - Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước... Ưu tiên cho các khu, cụm công nghiệp đã hình thành, tiếp tục xây dựng các tuyến đường quan trọng vừa đáp ứng yêu cầu giao thông vừa phục vụ phát triển khu, cụm công nghiệp. 2. Giải pháp về cơ chế chính sách, thu hút đầu tư và vốn - Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phù hợp với pháp luật, hình thành hành lang pháp lý đầu tư thông thoáng; Chú ý vừa thu hút đầu tư, vừa điều tiết đầu tư, khắc phục tình trạng đầu tư quá tập trung vào một vùng dẫn đến quá tải về hạ tầng, gây những bức xúc về xã hội và môi trường; đồng thời tạo hạt nhân phát triển ở mỗi vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. - Huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp trên địa bàn, trong dân cư và tỉnh ngoài. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, mở rộng các hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay vốn ưu đãi để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Coi trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ tối đa nguồn vốn ODA và các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ khác. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà, ảnh hưởng đến tốc độ thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và sản xuất kinh doanh. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ trống các lĩnh vực không được quản lý. - Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp. 3.  Giải pháp phát triển sản xuất làng nghề, tiểu thủ công nghiệp - Lập quỹ khuyến công để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. - Thành lập hiệp hội ngành nghề để thống nhất quản lý và hoạt động. - Đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. - Hỗ trợ, đổi mới công nghệ, kỹ thuật đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu, cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất. - Hỗ trợ đào tạo kinh nghiệm quản lý theo quy mô thích hợp (hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp). Hoàn thiện môi trường kinh doanh tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển. - Xây dựng chính sách đối với nghệ nhân và với người đưa nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề về địa phương. 4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực căn cứ vào quy hoạch phát triển công nghiệp, đáp ứng  nhu cầu trước mắt và lâu dài cho phát triển công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. - Đồng thời triển khai thực hiện đề án đào tạo nguồn nhân lực của Sở Lao động thương binh xã hôi, phấn đấu đến năm 2010 có 50% số lượng lao động được qua đào tạo. - Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, tạo điều kiện đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, trình độ. - Xây dựng trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao cung cấp nhân lực cho vùng và cả nước; tổ chức tốt mạng lưới cung ứng lao động, dịch vụ giới thiệu việc làm. 5. Giải pháp về bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác quản lý môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất, ứng dụng phương pháp xử lý chất thải tiên tiến, hạn chế tối thiểu chất thải ô nhiễm môi trường. - Đầu tư các dự án cải tạo và bảo vệ môi trường, đặc biệt là dự án ODA. - Đổi mới áp dụng công nghiệp tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. KẾT LUẬN Để phát triển công nghiệp mạnh mẽ hơn nữa, sớm đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp thì việc xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc thời kỳ 2001-2010 và định hướng đến 2020 là việc làm hết sức cần thiết. Quy hoạch phát triển công nghiệp được xây dựng sẽ là căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương phát triển công nghiệp, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm thị trường, dành đất để xây dựng các khu cụm công nghiệp… Bên cạnh những mặt tích cực của Bản Quy hoạch như đánh giá được tiềm năng, tận dụng lợi thế so sánh trong bản Quy hoạch phát triển công nghiệp, còn một số vấn đề hạn chế cần khắc phục như việc dự báo mục tiêu, xác định định hướng giải pháp phát triển của tỉnh…Từ thực tiễn đó có thể thấy rằng vệc đánh giá thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc và định hướng phát triển là việc cần thiết và quan trọng. Việc đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp cho phép ta so sánh mục tiêu của bản Quy hoạch với thực tế diễn ra, đánh gía những mặt làm được và những mặt còn hạn chế để từ đó đưa ra cách khắc phục. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THU THẬP ĐƯỢC: PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh - Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Học hỏi và sáng tạo – Nhà xất bản chính trị quốc gia. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2001-2007. web site: Tạp chí kinh tế và dự báo; Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc. Bản Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020. Báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế Vĩnh Phúc. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình 4 năm học tập và rèn luyện tại trương Đại học Kinh tế quốc dân, nhận được sự dạy dỗ chỉ dẫn của các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và phát triển, tôi đã tiếp thu được những kiến thức quý báu và thật sự có ích cho bài viết này và cho ngành nghề trong tương lai của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Kế hoạch - phát triển và đặc biệt là thầy giáo TH.S Vũ Cương đã quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện bài viết chuyên đề. Đồng thời tôi xin cảm ơn tới các cán bộ công chức của Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng – Viện chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch – đầu tư, đặc biệt là chú trưởng ban Nguyễn Văn Vịnh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp những tài liệu liên quan và đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21770.doc
Tài liệu liên quan