Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn

Công ty xi măng Bỉm Sơn, trong 20 năm qua, đã khuyến khích sự trưởng thành, những thành tựu đạt được trong quá trình sản xuất là niềm phấn khởi, tự hào, là sức mạnh của tập thể cán bộ, công nhân Công ty. 20 năm Công ty xi măng đã cung cấp cho các nước gần 17 triệu tấn xi măng góp phần quan trọng vào việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia như: Thuỷ điện Hoà Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh. với tầm quan trọng của xi măng trong công cuộc xây dựng đất nước từ thành thị đến thôn quê, nên mỗi sản phẩm của Công ty là một biểu tượng cụ thể, rõ nét tô đẹp cho vẻ mặt quê hương đất nước. Tuy nhiên, trước sự hội nhập kinh tế và thực trạng về trang thiết bị, lao động. của Công ty cần phải có những giải pháp Đầu tư cụ thể là rất quan trọng. Vì vậy đề tài này đã tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty từ đó tạo tiền đề cho sự hội nhập kinh tế trong thời gian tới.

doc81 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 1996 1997 1998 1999 2000 Sản lượng 1.231.426 1.247.217 1.219.527 1.119.000 1.240.000 Doanh thu (triệu ) 1.027.472,4 1.020.938 958.239,9 757.945,45 909881 Tốc độ tăng sản phẩm (%) -2 1,32 -2 -8 10,8 Tốc độ tăng doanh thu (%) 0,85 -0,6 -6,14 -21 20 Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn Qua bảng biểu trên ta thấy, sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của Công ty năm 1996 là 1.231.426 tấn bằng 100,08% kế hoạch và bằng 98% so với năm 1995. Như vậy có thể thấy sản lượng năm 1996 giảm so với năm 1995 là 2% do hậu quả của những cơn sốt xi măng để lại. Tuy nhiên doanh thu vẫn đạt mức cao là 1027427,4 (triệu đồng) tăng 0,85% so với năm 1995 Năm 1997, sản lượng sản phẩm của Công ty tăng dần và đạt là 1.247.217 tấn xi măng bằng 108,45% kế hoạch và bằng 101,32% so với năm 1996. Doanh thu đạt 1020938 (triệu đồng) giảm 0,6% so với năm 1996. Bước sang năm 1998, 1999 sản lượng sản phẩm giảm dần do hàng loạt nhà máy xi măng lò đứng được xây dựng đi vào hoạt động và các Liên doanh xi măng ra đời nên sản lượng sản phẩm của Công ty năm 1998 là 1.218.527 tấn bằng 98% so với năm 1997 và năm 1999 sản lượng là 1.119.000 tấn bằng 92% so với năm 1998. Và doanh thu các năm này cũng giảm dần. Và đến năm 2000 sản lượng của Công ty lại tăng cao với 1.240.000 tấn bằng 110,8% so với năm 1999 và tốc độ tăng sản lượng là 4,5% bằng 116% kế hoạch đề ra. Doanh thu đạt 909881(triệu đồng) tăng 20% so với năm 1999. Năm 2001 sản lượng đạt là 1295000 tấn. Và năm 2002, khi dây chuyền 2 đang cải tạo hiện đại hoá thì Công ty đang phấn đấu sản xuất và tiêu thụ khoảng 1.300.000 tấn xi măng Với kết quả sản xuất trên hàng năm Công ty thực hiện đầy đủ việc nộp ngân sách cho Nhà nước thể hiện ở bảng sau: Bảng 11: Kết quả nộp ngân sách Nhà nước tính theo giá hiện hành Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 1996 1997 1998 1998 2000 2001 Nộp ngân sách 148,53 118,92 123,72 86,32 96,15 100,6 Tốc độ tăng (%) -22 -19,9 4 -30 11,38 4,6 Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn Những kết quả đạt được trong 20 năm qua, Công ty xi măng Bỉm Sơn sẽ chủ động vững vàng bước vào thế kỷ mới, giành những thắng lợi mới trong sản xuất kinh doanh, trong sự hội nhập với nền kinh tế của khu vực và kinh tế toàn cầu. 2.1. Hiệu quả đầu tư trong sản xuất kinh doanh. Việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ cho phép chúng ta thấy được mức độ đầu tư của Công ty trong quá trình sản xuất. Cũng như mọi Công ty khác, Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp Nhà nước vẫn thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Những chỉ tiêu thường được Công ty sử dụng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đó là: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn, vòng quay vốn lưu động … Trong giới hạn của chuyên đề này, do khó khăn về việc thu thập số liệu của các năm trước vì vậy, tôi xin đề cập hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây cụ thể từ 1996 - 2001: Hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 12: Hiệu quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 1996 - 2001 Năm 1996 1997 1998 1998 2000 2001 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu(%) W/DT 4,5 3,4 8,5 10,8 9,7 10,3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) W/IV 9,9 7,2 18,5 21,5 23,4 24,2 Vòng quay vốn lưu động(lần) 2,176 2,115 2,181 1,983 2,443 2,12 Nguồn: Công ty xi măng Bỉm sơn. Qua bảng biểu cho ta thấy: Thứ nhất: Về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng ngày càng tăng phản ánh lợi nhuận của Công ty đã tăng dần. Tuy nhiên, năm 1996 và 1997 có hơi thấp là do cơn sốt về giá xi măng. Thứ hai: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn, nó phản ánh một đồng sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trên bảng biểu tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngày càng tăng điều này có nghĩa là khả năng sinh lời của Công ty lớn do đầu tư và khả năng thu hồi vốn nhanh. Vòng quay vốn lưu động tăng, phản ánh quản lý hoạt động tài chính tốt, tập trung vào mục tiêu sản xuất kinh doanh, không gây ứ đọng về sản phẩm. Qua việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho phép chúng ta khẳng định việc đầu tư của Công ty ngày càng được chú trọng. 2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi thực hiện xong các dự án cải tạo dây chuyền sản xuất. Sau khi kết thúc hoàn thành dự án cải tạo dây chuyền số 2 thì Công ty xi măng Bỉm Sơn sẽ có sản lượng sản phẩm sẽ sản xuất ra là 1,8 triệu tấn/năm. Theo dự tính của Công ty thì bước vào năm 2003 thì hệ số sử dụng công suất thiết kế sẽ là 80% sau đó là 100%. Vì vậy kết quả sản xuất kinh doanh dự báo trong những năm tới thể hiện ở bảng biểu sau: Bảng 13: Dự báo kết qủa sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003 - 2010 Đơn vị tính: Tấn Năm 2003 2004 2005 2006 2010 Sản xuất 1.440.000 1.800.000 1.800.000 1.800.000 1.800.000 Sản lượng tiêu thụ 1.368.000 1.800.000 1.800.000 1.800.000 1.800.000 Doanh thu 56,5 74,4 74,4 74,4 74,4 Lợi nhuận 16,4 19,7 19,7 19,7 19,7 Lợi tức/ Doanh thu - 0,032 0,005 0,035 0,036 0,066 Lợi tức/ Vốn đầu tư - 0,018 0,004 0,026 0,027 0,049 Nguồn: Công ty xi măng Bỉm Sơn Như vậy, có thể thấy ngay từ ban đầu Công ty quyết tâm hoàn thành kế hoạch, phát huy tối đa công suất thiết kế. Kết quat sản xuất kinh doanh còn thể hiện ở doanh thu và thu nhập sau thuế như sau: Còn hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo dự đoán được thể hiện ở bảng trên. Như vậy, qua đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới thì sức cạnh tranh của Công ty sẽ nâng lên, xứng đáng là một ngành vật liệu xây dựng quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 3. Xu thế cạnh tranh của sản phẩm xi măng. Thực chất việc xem xét tác động AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN) đối với các ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nước, là đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá vật liệu xây dựng Việt Nam so với vật liệu xây dựng của các nước ASEAN khác trên thị trường trong nước, thị trường ASEAN và thị trường ngoài ASEAN. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là chất lượng, chủng loại, mẫu mã và giá cả. Việc tham gia AFTA sẽ tác động trực tiếp mà trước hết tới yếu tố giá cả của hàng hoá, bởi vì với việc cắt giảm thuế, đơn giản hoá các thủ tục thương mại thì giá hàng hoá nhập ngoại sẽ hạ thấp hơn, ngành sản xuất trong nước chắc chắn sẽ phải chịu những sức ép lớn. Tuy nhiên, việc duy trì hay xoá bỏ chính sách bảo hộ sản xuất nội địa bao giờ cũng có tác động mang tính hai mặt. Nếu bảo hộ quá lâu và quá cao thì sẽ làm cho các nhà sản xuất ỷ lại và trì trệ, ngược lại nếu xoá bỏ quá nhanh thì có thể dẫn đến sự thua lỗ, phá sản của sản xuất trong nước, giao thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài. Để đánh giá đúng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xi măng Việt Nam nói chung và xi măng Bỉm Sơn nói riêng trong hội nhập kinh tế khu vực, chúng ta cần xem xét một số yếu tố liên quan: Về mặt khách quan: Xi măng Việt Nam trong đó có xi măng Bỉm Sơn đang có ưu thế hơn hẳn các nước ASEAN là nhu cầu của thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn và đang ngày một gia tăng. Dự báo nhu cầu xi măng năm 2005 khoảng 24 - 25 triệu tấn, năm 2010 khoảng 35 triệu tấn. Trong khi đó năng lực sản xuất của toàn ngành xi măng Việt Nam hiện nay mới đạt 14,5 - 15 triệu tấn/năm, xi măng Bỉm Sơn đóng góp hàng năm là 1,2 triệu tấn/năm. Điều này có nghĩa là công nghiệp xi măng Việt Nam mà ở đó có xi măng Bỉm Sơn từ nay đến năm 2010 đang có nhu cầu đầu tư phát triển rất mạnh. Nếu chương trình đầu tư không được thực hiện kịp thời thì hàng năm nước ta nhập khẩu một lượng xi măng rất lớn. Trong bối cảnh các nước ASEAN đang dư thừa năng lực sản xuất xi măng từ 50 - 70% công suất, cung vượt cầu quá xa, dẫn đến tình trạng xi măng ế thừa, thì ưu thế của xi măng Việt Nam là cầu lớn nên cung là một lợi thế. Tuy nhiên, công nghiệp xi măng Việt Nam nói chung và xi măng Bỉm Sơn nói riêng cũng đang tồn tại những khó khăn có tính chất khách quan như: Công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc già cỗi và phần lớn các cơ sở sản xuất xi măng đều đặt sâu trong nội địa không có cảng nước sâu, không đảm bảo các điều kiện bảo vệ môi trường … Tất cả điều này làm giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm xi măng. Về mặt chủ quan, xi măng Bỉm Sơn cần tiếp tục phấn đấu giảm chi phí đầu vào của sản phẩm, nhằm mục tiêu giảm giá thành sản xuất xuống mức ngang bằng với xi măng của các nước ASEAN và các đơn vị sản xuất xi măng trong nước. Hiện nay, giá thành sản xuất xi măng và clinker (tính bình quân) ở các nước ASEAN như sau: Clinker khoảng 10 - 14 USD/tấn; xi măng khoảng từ 16 - 20 USD/tấn. Trong khi đó giá thành sản xuất là một trong những mục tiêu quan trọng nhất cần phấn đấu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Muốn giảm giá thành sản xuất tất nhiên phải giảm mọi chi phí đầu vào như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quản lý ... Về chất lượng sản phẩm: Những năm của thập kỷ 90 chất lượng sản phẩm của Công ty xi măng Bỉm Sơn là niềm tự hào của những người ngày đêm chăm lo cho nó, chính vì thế mà đã hình thành câu nói quen thuộc: "Xi măng Bỉm Sơn là niềm tin của người tiêu dùng, niềm tự hào của những công trình" Công ty đã được nhận nhiều phần thưởng, danh hiệu từ chất lượng sản phẩm và đó cũng là thế mạnh cạnh tranh trong giai đoạn vừa qua, có thể thấy có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên nếu so với chất lượng của các nước ASEAN như Thái Lan, Indonexia … và một số nước khác thì Công ty còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Một vấn đề khác cần được quan tâm là công tác phân phối lưu thông bao gồm: Tiếp thị mạng lưới các nhà phân phối, phục vụ sau bán hàng ...Hiện nay chi phí lưu thông bình quân đang còn chiếm từ 10 đến 13% giá bán xi măng do tổ chức mạng lưới phân phối còn nhiều điều bất hợp lý. Nếu cải tiến hệ thống phân phối lưu thông chắc chắn Công ty sẽ mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí và góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Về phần khách quan cũng cần phải nói thêm là giá vật tư đầu vào của xi măng như điện, than, cước vận chuyển liên tục tăng cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng giá thành sản phẩm xi măng, tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng làm đội giá các vật tư nhập khẩu và tăng đáng kể việc trả nợ lãi và vốn vay đầu tư cho các đối tác nước ngoài. Tất cả yếu tố trên làm cho giá thành sản xuất tăng theo trong khi xu hướng giá bán xi măng không tăng có xu hướng giảm. Từ những phân tích trên chúng ta thấy xu thế cạnh tranh của các Công ty xi măng có xu hướng mất lợi thế trên thị trường nội địa nếu không có sự đầu tư một cách hợp lý. III. Những thành tựu và thách thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của Công ty. 1- Những thành tựu Thành tích hơn 20 năm của Công ty xi măng Bỉm Sơn được gắn liền với các giai đoạn phát triển cụ thể; giai đoạn đi vào sản xuất (1980 - 1985) giai đoạn chuyển đổi sản xuất từ cơ chế cũ sang cơ chế mới (86 - 90) và giai đoạn sản xuất (1991 – 2002). Hơn 20 năm trưởng thành Công ty xi măng Bỉm Sơn đã góp phần nâng sản lượng xi măng của nước ta lên một mức đáng kể. Thành tích sản xuất nhiều năm liên tục Công ty hoàn thành kế hoạch, sản lượng tăng từ 151. 438 tấn xi măng năm 1982 lên đến 819.000 tấn năm 1989 và lên 1.295.000 tấn năm 2001 gấp 9,7 lần năm 1982 và tấn xi măng thứ 1.295.000 đã xuất xưởng, hoàn thành kế hoạch trước thời gian 16 ngày, bằng 116% kế hoạch đề ra, nộp ngân sách Nhà nước 100,6 tỷ đồng. Tính từ năm 1982 đến hết năm 2001 Công ty xi măng Bỉm Sơn đã sản xuất được 15.956.619 tấn xi măng. Năm 2002 kế hoạch sản xuất của Công ty là 1.300.000 tấn Những bao xi măng mang nhãn hiệu "Con Voi" có mặt ở nhiều công trình lớn, như cầu Thăng Long, thuỷ điện Hoà Bình... và đã xuất khẩu sang nước bạn được đánh giá cao về chất lượng. Song song với việc nâng cao năng suất lao động Công ty luôn cố gắng tìm tòi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng, và thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng. Với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty đã tự khẳng định được mình trên thị trường trong và ngoài nước. Một số khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và cả những bạn hàng nước Lào đã công nhận xi măng Bỉm Sơn, và được các thị trường miền nam, thị trường Lào chấp nhận qua thựuc tế kiểm nghiệm. Công ty cũng đang cố gắng cải tiến mẫu xi măng và chất lượng vỏ bao cho phù hợp với yêu cầu của người tiêu thụ. 20 năm qua Công ty đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật làm lợi cho Nhà nước. Công ty đã đầu tư khá nhiều cho việc bổ sung và thực hiện các quy trình, quy phạm và quy chế việc tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy phạm là cốt lõi của vấn đề bảo đảm chất lượng. Cũng chính nhờ đó mà Công ty đã được Nhà nước cấp dấu chất lượng xi măng Mác P300 và Mác P400. Công ty đã đạt được những phần thưởng: - Huân chương lao động hạng ba, năm 1983 - Cờ thưởng luân lưu của HĐBT năm 1984 - Thủ tướng tặng bằng khen năm 1985 - Bộ xây dựng tặng cơ đơn vị xuất sắc năm 1999 - 6 năm liền sản phẩm của Công ty đạt hàng Việt Nam chất lượng cao 1996 - 2001 - Được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 Hai mươi năm qua, Công ty không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gắn chặt với việc đầu tư về mọi mặt của Công ty Đây là thành tích tuyệt vời mà Công ty xi măng Bỉm Sơn đạt được, những thành tự trên đã khẳng định vị thế cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường của Công ty, mở đường cho Công ty Xi măng Bỉm Sơn bước vào giai đoạn mới đầy hứa hẹn. Công ty Xi măng Bỉm Sơn như một chàng trai trẻ đang tuổi sung sức có nhiều triển vọng để phát huy mọi tiềm năng của mình. Với sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, các ngành và sự cố gắng của cán bộ, công nhân viên Công ty phát huy tính chủ động, sáng tạo khắc phục khó khăn, phấn đấu xây dựng Công ty xứng đáng là một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng to lớn, có sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập 2- Những thách thức trong việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của Công ty Xi măng là ngành sản xuất quan trọng của công nghiệp vật liệu xây dựng. Thế nhưng sản xuất và tiêu thụ xi măng vẫn luôn là bài toán khó, cần có lời giải thích chính xác. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang chuẩn bị tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Vì vậy Công ty xi măng Bỉm Sơn phải đương đầu với những thử thách gay go, quyết liệt hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây, Công ty xi măng Bỉm Sơn là đơn vị cung cấp lớn cho thị trường xi măng cả nước thì hiện nay thị phần chỉ còn 10 - 20%. Nhiều nhà máy xi măng có vốn đầu tư nước ngoài với công nghệ tiên tiến, thiết vị hiện đại như Nghi Sơn, Chinh Fom, Sao Mai... đã đi vào sản xuất, các nhà máy xi măng lò đứng với thiết bị cũ của Trung Quốc cũng đang phấn đấu phát huy công suất ở mức cao nhất. Như vậy, Công ty xi măng Bỉm Sơn phải tiến hành sản xuất kinh doanh trong môi trường cạnh tranh. Nhưng dù sao đó mới chỉ là"cạnh tranh nội bộ", "cạnh tranh trong nước". Vì sản phẩm trong nước vẫn được bảo hộ bằng cách biện pháp hành chính như dùng hàng rào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Còn khi đã bước vào hội nhập, Công ty sẽ phải cạnh tranh bằng chính chất lượng giá thành sản phẩm của mình. trong khi các nước trong khối ASEAN đã có một lượng xi măng dư thừa khá lớn. Thập kỷ qua do tốc độ phát triển kinh tế cao trong toàn khu vực nên nhịp độ phát triển xi măng ở khu vực Đông Nam á cũng tăng nhanh. Cuối những năm 80, tổng nhu cầu tăng 68% bằng 18 triệu tấn, đầu những năm 90 tổng nhu cầu tăng tới 84%, bằng 27 triệu tấn, và chỉ 2 năm 1996 - 1997 đã tăng 20% bằng 16 triệu tấn. Nhịp độ này đã vượt quá nhịp độ phát triển của bất cứ nước nào trên thế giới, đưa tổng nhu cầu xi măng của các nước Đông Nam á từ 2,8% (năm 1985) lên 5,7% ( năm 1997) tổng sản lượng xi măng toàn cầu Cuộc khủng hoảng kinh tế từ tháng 7/1997 đã gây ra hậu quả to lớn và nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp xi măng ở các nước Châu á, nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Theo dự báo đến năm 2003, sự chênh lệch giữa sản xuất và tiêu thụ của một số nước trong khu vực như sau: Bảng 13: Một số dự báo Xi măng ở các nước ASEAN Đơn vị: triệu tấn Nước Công suất Sản lượng Nhu cầu nội địa Số dư thừa Thái Lan 51 34 28,9 5 Indonêsia 53 47,7 34,6 13,1 Malaysia 28,8 19,6 17,2 2,4 Philipines 30,2 25,7 21,7 4 Nguồn: Tạp chí xây dựng số 5/2001 Với khối lượng xi măng dư thừa (dự tính) cao như vậy, các nước đều tìm cách xuất xuấtkhẩu và sẵn sàng chấp nhận giá bán thấp hơn giá nội địa và thậm chí thấp hơn cả giá thành để thu hồi vốn đầu tư. Hiện nay, giá xi măng xuất khẩu và giá nội địa ở các nước ASEAN đã hạ rất thấp tính bình quân ở các nước ASEAN giá Clanker là 10-14 USD/ tấn và giá xi măng là 16-20 USD/ tấn trong khi đó giá xi măng của công ty là 35-40 USD/ tấn cao hơn từ 19-20USD/ tấn . Thời gian tới, Việt Nam tham gia AFTA, Công ty xi măng cần phải thực hiện một loạt biện pháp để hạ giá thành sản phẩm thì mới hy vọng bảo toàn vốn, trả được nợ gốc, lãi cho các khoản vay đầu tư và có lợi nhuận. Trong khi trình độ công nghệ và thiết vị của Công ty còn lạc hậu, sản phẩm sản xuất theo phương pháp ướt đã quá lạc hậu. Bên cạnh yếu tố về công nghệ và thiết bị, Công ty còn phải khắc phục nhiều nhược điểm trong quản lý sản xuất kinh doanh như: Lực lượng lao động quá đông, vị trí của Công ty xa đầu mối quan thông đường thuỷ… vì thế, mục tiêu chiến lược trong cạnh tranh của Công ty là tính toán thu lợi nhuận trên cơ sở phấn đấu không ngừng để giảm giá thành một cách tối đa, cung cấp cho xã hội, nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt, giá bán hợp lý hơn, đáp ứng phần nào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Phần III Định hướng và giải pháp đầu tư nâng cao chấtlượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn. I) Định hướng đầu tư . 1, Định hướng của Đảng và nhà nước. Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ,phần đường lối kinh tế và chiến lược phát triển cho mười năm 2001 - 2010 là : Đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá ,đưa đất nước ta khỏi tình trạng kém phát triển ,tập trung xây dựng có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao ... tạo nền tảng đén năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại . Cụ thể đối với việc phát triển công nghệ là: phát triển nhanh các ngành công nghiệp, có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước ,đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy định hướng đầu tư của ngành công nghiệp tới là tập trung vốn vào : Đầu tư vào chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị công nghệ cao ,nhất là công nghệ thông tin ,viễn thông ,điện tử ... Với ngành xi măng. Đẩy nhanh tiến độ về xây dựng hiện đại hoá các nhà máy xi măng để đưa và khai thác trong 5 năm tới , để tăng thêm 8-9 triệu tấn công suất .Đến năm 2005 ,dự kiến tổng công suất đạt trên 24,5 triệu tấn .Lượng xi măng sản xuất trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 2) Định hướng của ngành và công ty . Trước năm 1991 ,đất nước mới chỉ có xi măng Bỉm Sơn ( 1,2 triệu tấn /năm ) Hà Tiên 2 sản xuất clinke để Hà Tiên 1 nghiền xi măng ( 0,3 triệu tấn /năm ) và một số xi măng lò đứng của các địa phương ,một số ngành . Thời kì 1991 - 2000 ,xi măng là một trong các ngành công nghiệp được nhà nước ưu tiên phát triển ,đặc biệt là thời kì 1996 - 2000 .Xi măng Hoàng Thạch 2 ( 1,2 triệu tấn /năm ),xi mănng Hà Tiên 2 ( 1,2 triệu tấn /năm ) ,xi măng Bút Sơn ( 1,4 triệu tấn /năm ) đi vào sản xuất ,xi măng Hoàng Mai ( 1,4 triệu tấn /năm ) đưa vào hoạt động giữa năm 2000 ,xi măng Tam Điệp ( 1,4 triệu tấn /năm ) được phép khởi công .Xi măng Hải Phòng ( 1,4 triệu tấn /năm ) đang hoàn tất thủ tục đẻ khởi công .Hàng loạt xi măng lò đứng tại các địa phương với lượng thiết kế 3 triệu tấn /năm ra đời . Thêm vào đó là những liên doanh ra đời như : xi măng Chinfon ( 1,4 triệu tấn /năm ) ,xi măng Sao Mai ( 1,76 triệu tấn /năm ) ,xi măng Nghi Sơn - giai đoạn 1 : 2,27 triệu tấn /năm .Tất cả các liên doanh này với công nghệ hiện đại đã đưa sản phẩm tham gia thị trường và họ đã sớm chiếm lĩnh thị trường với lợi thế ưu đãi . Với sự tăng lên về số lượng các nhà máy xi măng trên thì những năm cuối của thời kì này đất nước ta đã không phải nhập khẩu xi măng tuy có lúc phải nhập clinke trong giải pháp tình thế . Theo dự báo kế hoạch thời kì 2001 -2005 tốc độ tăng GDP bình quân 6 -7% ,có khả năng tới 7,5% /năm ,vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm sẽ là 57 -60 tỷ USD . Như vậy ,nhu cầu xi măng tănng từ 10 - 12% và có thể tăng lên tới 13% điều này được thể hiện trên bảng biểu sau : Bảng 14: Dự kiến nhu cầu xi măng (2000-2010). Giai đoạn 2001-2005. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng 10% 12,50 13,70 15,10 16,60 18,30 20,00 Tốc độ tăng 11% 12,50 13,80 15,40 17,10 18,90 21,00 Tốc độ tăng 12% 12,50 14,00 15,68 17,56 19,60 22,00 Tốc độ tăng 13% 12,50 14,10 19,05 18,00 20,30 23,00 Nguồn: Bộ xây dựng . Giai đoạn 2006 - 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng 10% 21,60 23,33 25,20 27,20 29,40 Tốc độ tăng 11% 22,68 24,50 26,45 28,60 30,85 Tốc độ tăng 12% 23,76 25,60 27,70 29,90 32,32 Tốc độ tăng 13% 24,84 26,85 28,97 31,29 33,80 Nguồn : Bộ xây dựng. Từ nhu cầu trên ,ngành xi măng đã dự kiến các phương án đầu tư xây dựng mới , cải tạo mở rộng để thoả mãn nhu cầu . Về phía công ty ; Trong thời gian tới khi dự án xi măng Hải Phòng được hoàn thành sẽ đóng cửa cơ sở sản xuất cũ , thì xi măng Bỉm Sơn trở thành đơn vị có nhiều cái “ nhất ” ở vị trí chót của tổng công ty xi măng Việt Nam, như : - Công nghệ lạc hậu nhất. - Tiêu hao vật tư năng lượng lớn nhất. - Chi phí lao động lớn nhất. - Ô nhiểm môi trường lớn nhất. Trong khi đó 1 đến 3 năm tới , các cơ sở lân cận xi măng Bỉm sơn (Aghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình và Hà Nam với dân số chưa đến 8,03 triệu người ) nhưng có sản lượng xi măng gần 8,5triệu tấn / năm như vậy mức bình quân (tấn xi măng / người) tại khu vực này gấp 5 làn so với mức bình quân trên toàn quốc . Đây lại là những cơ sở hơn hẳn xi măng bỉm sơn ở hầu hết các điểm so sánh như: - Công nghệ hiện đại nhất. - Các chỉ tiêu kinh tế kỷ thuật tiên tiến nhất. - Điều kiện giao thông cho tiêu thụ sản phẩm tốt nhất. - Năng suất lao động cao , tỷ trọng lao động trí tuệ cao. - Các chỉ tiêu môi trường trong giới hạn cho phép. Lợi thế cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn lúc đó là yếu nhất . Như mục tiêu chiến lược xây dựng đất nước giai đoạn 2001 - 2010 , với dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nhu cầu xi măng của thị trường cho phép các cơ sở nâng cao tối đa năng lực của mình, nhưng đồng thời phải thoả mãn các điều kiện như : - Thời điểm hội nhập của nền kinh tế khu vực AFTA 2006. - Các lợi thế cạnh tranh. - Các quy định của pháp luật : Bảo vệ môi trường , chất lượng sản phẩm , thuế ... Từ nhận định trên công ty đã có định hướng như : - Một là; Tiến hành đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền sản xuất hiện hiện có , hoàn thành trước năm 2006 - Hai là: chuẩn bị các điều kiện, đặc biệt là vốn, để đầu tư mở rộng thêm một cơ sở (một dây chuyền sản xuất) hiện đại công suất 1,4 triệu tấ/năm hoàn thành vào năm 2010. Khi đó lợi thế cạnh tranh của xi măng Bỉm sơn sẽ ngang bằng, thậm trí có những điểm vượt trội so với các cơ sở lân cận, vì suất đầu tư thấp . - Ba là: Vận dụng những chính sách đầu tư kinh tế hiện hành đặc biệt là việc huy động vốn cho các loại hình doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm cho lao động dư dôi sau khi tiến hành hiện đaị hoá dây chuyền , cũng như con em họ sinh ra sau khi xây dựng nhà máy đã và đang trưởng thành . II - Giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm xi măng của công ty xi măng Bỉm sơn 1) Giải pháp về thị trường . Có thể hiểu một cách đơn giản về cạnh tranh đó là việc lấn chiếm thị trường, tăng thị phần. Vì vậy việc đánh giá chính xác diễn biến của thị trường xi măng để có phương án đầu tư là điều cần thiết để có những giải pháp phù hợp làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm xi măng của công ty . 1.1 - Đối với thị trường khu vực Hà Nội và một tỉnh vùng Tây Bắc . Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn đặc biệt là thị trường Hà Nội khoảng 0,95 đến 1 triệu tấn/năm. Tại đây có nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng mới hoặc hoàn thiện với số vốn lớn . Qua khảo sát nghiên cứu cơ cấu tiêu dùng xi măng thì khoảng 25% dùng cho xây dựng các khu công nghiệp vui chơi giải trí , 30% dùng cho phát triển giao thông và khoảng 45% cho tiêu dùng cá nhân. Tham gia thị trường này gồm các loại xi măng: ChinFon, Nghi sơn, xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn và một số xi măng địa phương , Quốc phòng. Đối với xi măng liên doanh: với ưu thế giá thành thấp , được thực hiện các cơ chế về tiêu thụ, linh hoạt, giá bán thấp nên đã tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Qua tìm hiểu mục tiêu của ChinFon phải đạt 40% sản lượng tiêu thụ tại thị trường , xi măng Nghi Sơn phải đạt từ 27 đến 30% sản lượng . Hiện nay toàn bộ khu vực nội thành Hà Nội không có một bao xi măng Bỉm sơn nào tại các cửa hàng đại lý ... làm cho thói quen tiêu dùng của người dân Hà Nội quên lãng xi măng Bỉm Sơn, Mặc dù chỉ một hai năm trước đây và cả hiện nay nó rất được ưa thích . Khách hàng của công ty xi măng Bỉm Sơn tại thị trường Hà Nội chỉ còn lại những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà chủ đầu tư đã quen dùng xi măng Bỉm sơn , còn tiêu dùng cá nhân hầu như không biết đến xi mang Bỉm Sơn nữa . Thêm vào đó mạng lưới bán hàng xi măng tại đây hầu như không có mặt sản phảm của công ty . Điều này ảnh hưởng rất lớn việc chiếm lĩnh thị trường của công ty . Giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn tại thị trường này là : - Thương thảo với các đối tác tiêu thụ để đưa xi măng bày bán ở các cửa hàng đại lý . Đồng thời đầu tư xây dựng các đại diện , đại lý của công ty , giải pháp này không những để tiêu thụ sản phẩm mà còn tạo laị thói quen tiêu dùng của người Hà nội với xi măng Bỉm sơn . - Đầu tư xây dựng hệ thống vận tải và xây dựng đơn giá cước phù hợp chủ động tìm kiếm khách hàng và điều phối xi măng . - Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm thông qua các cửa hàng , quầy hàng , hội chợ ... công ty cần đầu tư tăng cường quảng cáo trên thông tin đại chúng nhằm gợi lại những tiềm thức cuả người tiêu dùng đối với xi măng Bỉm sơn . 1.2 - Thị trường Nam Định, Ninh Bình Qua tìm hiểu thị trường thì cơ cấu tiêu thụ xi măng như sau : 25% cho xây dựng cơ bản , 15% cho xây dựng các công trình giao thông , 60% là tiêu dùng cá nhân . Hiệu quả tiêu thụ xi măng tại thị trường này tương đối cao , tham gia thị trường này có xi măng Bút sơn , xi măng Bỉm sơn và xi măng địa phương , các loại xi măng này đã làm giảm thị phần của xi măng Bỉm sơn . Trong khi đó mạng lưới tiêu thụ tại thị trường này (trước đây rất gắn bó với xi măng Bỉm sơn ) đã quay sang tiêu thụ cho xi măng Bút sơn làm giảm sức tiêu thụ vì vậy giải pháp để cạnh tranh với các loại xi măng khác trên thị trường là : - Đề nghị tổng công ty xi măng cho phép công ty xi măng Bỉm sơn được khuyến mại trực tiếp trong giá bán nhằm chiếm lĩnh được các công trình có vốn đầu tư lớn. - Đầu tư vào việc chào hàng, môi giới tiêu thụ xi măng cho các công trình có vốn đầu tư lớn . - Cần có chế độ khuyến khích tinh thần và vật chất đối với các địa điểm tiêu thụ xi măng bằng các hình thức như: Mũ ,áo ... có in biểu tượng công ty nhằm tăng cường cho quảng cáo. 1.3 - Thị trường Thanh - Nghệ Tĩnh: Đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn và mang lại hiệu quả cao cho công ty , thị trường này, đặc biệt là thị trường Thanh hoá là nơi tiêu thụ sản phẩm cao nhất của công ty . Qua khảo sát tình hình thực tế thì nhu cầu xi măng ở thị trường này như sau : 10% là đầu tư xây dựng các khu công nghiệp , 40% là xây dựng các công trình giao thông và 50% là tiêu dùng cá nhân . Tham gia cạnh tranh với xi măng Bỉm sơn có các loại xi măng Nghi sơn, xi măngChinFon và một số xi măng địa phương . ở thị trường Thanh Nghệ Tỉnh thì xi măng Nghi sơn là đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty , tuy nhiên, do người tiêu dùng đã quen dùng xi măng Bỉm sơn vì vậy mà thị phần của công ty ít bị ảnh hưởng . Mà ảnh hưởng chủ yếu do tâm lý . Để giữ vững thị trường và tăng thị phần đặc biệt và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty taị nơi này thì cần có giải pháp sau : - Đầu tư vào khâu vận chuyển sản phẩm về đúng điểm bán hàng không nên dùng chi phí của việc bán tại các thị trường xa để giảm giá bán tại các thị trường trung tâm thành phố tạo khoảng trống cho các loại xi măng khác . - Đầu tư cho quảng cáo , khuyến mại đối với khách hàng và tránh các thủ tục rườm rà gây phiền phức . - Thực hiện tốt chương trình kích cầu của chính phủ và kiên cố hoá kênh mương , tiếp tục triển khai xây dựng đường giao thông . 1.4 - Thị trường tiêu thụ Miền trung (Từ Quảng Trị trở vào). Đây là địa bàn rộng lớn, thiên tai thường xảy ra liên miên nên mức tiêu thụ xi măng rất lớn, Tại thị trường này xi măng Bỉm sơn rất có uy tín về chất lượng sản phẩm mặc dù có nhiều đối thủ cạnh tranh . đây là thị trường tiềm năng của công ty nên công ty cần có chiến lược thị trường để giữ và mở rộng thị trường , xắp tới các xi măng khác sẽ xâm nhập thị trường này mạnh hơn vì vậy công ty cần có giải pháp như: - Tiến hành đầu tư mở rộng và xây dựng mới các cửa hàng, đại lý trên các khu vực, tăng cường quảng cáo để giữ uy tín cho xi măng Bỉm sơn. 1.5 - Đối với thị trường xuất khẩu (xuất khẩu sang thị trường Lào) Xi măng Bỉm sơn thâm nhập thị trường Lào rất sớm. Thời kỳ cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 nhiều công trình lớn do các nhà thầu Bắc Âu thực hiện đã trực tiếp chỉ định đưa xi măng Bỉm sơn vào các công trình của họ. Uy tín chất lượng xi măng Bỉm sơn gần như độc ở thị trường Lào. Thời gian sau đó, chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức tới thị trường này đã làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng ... trong khi đó xi măng Thái Lan dần lấn lướt trên thị trường . Vì vậy chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu hành vi tiêu dùng của họ và tăng cường quảng cáo, khuyến mại đồng thời mở rộng và xây dựng nhiều đại lý sản phẩm của công. 2) Giải pháp về công nghệ . Trong thế kỷ XXI xu hướng sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng với một lò quay công suất lớn sẽ tiếp tục phát triển mạnh so với dây chuyền công nghệ với nhiều lò quay công suất nhỏ . Điều này làm cho chi phí cố định và chi phí biến đổi cho một tấn xi măng tăng chậm hơn so với mức độ tăng công suất của nhà máy , các thiết bị sản xuất ngày càng phải thích ứng với yêu cầu thực tế sao cho năng lực sản xuất của dây chuyền một lò công suất lớn tối thiểu cũng phải tốt như các dây chuyền nhiều lò công suất nhỏ . Các dây chuyền công nghệ công suất lớn cũng sẽ được xử dụng khi hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ trong các nhà máy hiện có . ở những khu vực mà thị trường xi măng đã vững vàng , thì cần phải đầu tư hiện đại hoá hoặc thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới để giảm các chi phí vận hành , đảm bảo tốt hơn các vấn đề môi trường và để cạnh tranh với các nhà máy mới xây dựng . Điều này cũng có nghĩa là một loạt các hệ thống lò quay cũ (như lò quay dài phương pháp ướt , lò quay phương pháp khô công suất nhỏ) sẽ được thay thế bằng một lò quay phương pháp khô có công suất bằng hoặc lớn hơn hiện tại . Nguồn nguyên liệu . Xu hướng hiện nay trong công nghệ xi măng là tiếp tục tối ưu hoá chi phí các thành phần của phối liệu clanke và xi măng . Đa số các nhà máy nằm gần mỏ nguyên liệu đá vôi và đất sét song vẫn phải mua thêm 5 - 30% các thành phần nguyên liệu khác của phối liệu clanke và xi măng trong những năm tới các nhà máy xi măng sẽ dùng ít hơn các nguyên liệu mỏ tự nhiên trong các thành phần cho các thành phần phối liệu clanker và xi măng. Nghiền : Trong công đoạn nghiền (nghiền than , nghiền xi măng ...) sẽ vẫn sử dụng máy nghiền đứng con lăn với thiết bị phân li hiệu suất cao . Máy nghiền đứng con lăn đã được chấp nhận cho nghiền liệu ,nghiền than và được áp dụng rộng rãi trong các công đoạn này do tính nổi trội của nó so với việc sử dụng các loại máy nghiền khác . Sử dụng máy nghiền đứng con lăn để kết thúc xi măng hoặc cho nghiền liệu nhằm tiết kiệm nhân lực khi nghiền so với máy nghiền bi ; mặt khác khả năng hoạt động liên tục của máy này rất tốt cũng như việc thiết kế bố trí nhỏ gọn hơn nhiều . Do vậy máy nghiền đứng con lăn sẽ hoàn toàn thay thế máy nghiền bi trong các công đoạn nghiền cuả nhà máy xi măng sẽ xây dựng . Quá trình nung clanke : Quá trình nung clanke sẽ được thực hiện rong trong lò nung 2 gối đỡ với hệ thống truyền động ma sát so với hệ thống lò nung 3 gối đỡ với truyền động hộp số và pittông hiện nay . Tháp trao đổi nhiệt xiclôn vẫn sẽ được thiết kế có độ giảm áp thấp với hiệu suất lắng cao nhằm tôí ưu hoá mức tiêu thụ nhiệt năng và điện năng số lượng tầng xiclôn cũng sẽ thiết kế phù hợp với các yêu cầu sấy trong máy nghiền đứng con lăn và buồng phân huỹ sẽ được cải tiến nhằm vận hành dễ dàng hơn . Nhiên liệu : Xu hướng mới là xử dụng loại than cốc dầu , chất thải lỏng và rắn . Nung bằng các loại nhiên liệu này sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí . Điều kiện tự động hoá : Với sợ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin , máy tính đóng vai trò ngày càng cao trong hoạt động của nhà máy xi măng và phương pháp kiểm tra tự động đang được xử dụng rộng rãi . Như vậy nhà máy xi măng sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động với việc xử dụng nhân lực ít nhất . Trước xu hướng phát triển công nghệ sản xuất xi măng trong những năm tới và thực trạng công nghệ của công ty . Vì vậy việc đầu tư hiện đại hoá cải tạo dây chuyền sản xuất của công ty là đúng hướng . Hiện tại công ty có hai dây chuyền sản xuất và giải pháp công nghệ của công ty như sau : Giai đoạn 1 : Tiến hành đầu tư cải tạo , hiện đại hoá dây chuyền số 2 (Dây chuyền này do Nhật cung cấp) sẽ được khởi công vào quý IV năm 2000 và hoàn thành cuối năm 2002 nâng cao sản lượng sản xuất của công ty là 1,8 triệu tấn/năm . Giai đoạn 2 : tiến hành đầu tư cải tạo , hiện đại hoá dây chuyền số 1 (Dây chuyền này cũng do Nhật cung cấp) nâng sản lượng lên 2,4 triệu tấn/năm . Giai đoạn 3 : Tiến hành đầu tư xây dựng mới một dây chuyền nữa để có sản lượng 3,6 - 3,8 tấn /năm thơì gian hoàn thành trước năm 2010 Với giải pháp như trên thì trong thời gian tới thì công ty sẽ có một lượng sản phẩm rồi dào , chất lượng cao , góp phần thoả mãn nhu cầu của xã hội , có một cơ sở sản xuất tương xứng với thị xã công nghiệp vật liệu xây dựng và với các cơ sở sản xuất lớn ở khu vực , không chỉ vậy , việc đầu tư hiện đại hoá các dây chuyền sản xuất và xây dựng thêm dây chuyền mới cần cho phép công ty đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến, giải quyết triệt để vấn đề môi trường , giải quyết cơ bản về lao động , đủ tiêu chuẩn của thời kỳ hội nhập khu vực . 3) Giải pháp về nhân lực . Công ty xi măng Bỉm sơn sau khi cải tạo dây chuyền sản xuất số 2, đứng trước một thực trạng là hai dây chuyền sản xuất theo hai phương pháp khác nhau, dây chuyền 1 sản xuất theo phương pháp ướt, dây chuyền 2 sản xuất theo phương pháp khô. Vì vậy giải pháp về nhân lực như sau : * Đối với khối sản xuất chính . Công ty sau khi cải tạo dây chuyền số 2, tổng công suất thiết kế của các dây chuyền tăng từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu/năm. Như vậy sản lượng dự kiến sẽ tăng 1,5 lần do đó việc khai thác nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu và bốc xúc sẽ phải tăng lên vì vậy lao động ở các địa điểm này như hiện nay thì phải tăng thêm lao động. Nếu tiến hành đầu tư băng tải, máy đập tại vùng nguyên liệu thì số lao động sẽ giảm so với dự kiến tuy nhiên do dây chuyền 1 vẫn sản xuất theo phương pháp ướt, vì vậy không thể bố trí lao động ở dây chuyền 1 kiêm vận hành ở dây chuyền 2 được. Mặt khác sau cải tạo thì một số thiết bị mới phát sinh, vì vậy lao động của cả hai dây chuyền vẫn không giảm. Để từng bước giảm lao động, công ty cần hợp lý hoá sản xuất, đầu tư đào tạo lao động của dây chuyền 2 kiêm thêm vận hành dây chuyền một , tăng mức độ đảm nhiệm máy móc thiết bị của người lao động. * Đối với khối sản xuất phụ trợ Lao động của khối sản xuất phụ trợ được xây dựng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của của sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất liên tục và ổn định. Đối với lao động sửa chữa cơ và sửa chữa điện được tập trung quản lý về một đầu mối là các xươngr chuyên môn nhằm đảm bảo vừa sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị dây chuyền, vừa đảm bảo công tác sửa chữa lớn của công ty. Công ty sẽ tổ chức lao động này chuyên môn hoá theo từng công đoạn sản xuất để đáp ứng nhu cầu kịp thời của sản xuất . Và để làm việc này thì công ty . Tiến hành đầu tư nâng cao trình độ kỹ thuật người lao động. Đối với lao động thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), do hai phương pháp công nghệ của hai dây chuyền khác nhau . Vì vậy việc thử nghiệm mẫu sẽ tăng thêm về số lượng do vừa phải lấy mẫu ở dây chuyền công nghệ khô vừa phải lấy mẫu ở dây chuyền công nghệ ướt và phải làm thí nghiệm ở cả hai loại mẫu vì vậy việc đầu tư cho lao động ở phòng KCS không chỉ chất mà còn cả số lượng ... * Đối với khối quản lý . Công ty sẽ sắp xếp lao động cho khối quản lý trên cơ sở mức độ đảm nhiệm công việc của người lao động , không phụ thuộc vào sản lượng của công ty . Mặc dù sau cải tạo hiện đại hoá thì sản lượng của công ty tăng 1,5 lần . Nhưng theo đánh giá hiện nay cũng như su hướng cho những năm tới ,lao động của khối quản lý sẽ phải giảm . Vì vậy việc đầu tư lao động ở khối quản lý chủ yếu là đầu tư về chất lượng làm như vậy bộ máy quản lý mới gọn nhẹ , hoạt động linh hoạt có hiệu quả . *Đối với khối tiêu thụ : Công ty xi măng Bỉm sơn sau khi cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số2 sản lượng tăng 1,5 lần so với hiện nay và cho các phươg án là 2,4 triệu tấn/năm hoặc 3,0 triệu tấn/năm . Mặt khác sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt , bởi sẽ có các nhà máy mới tung sản phẩm ra thị trường và đặc biệt là việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, sự hội nhập nền kinh tế thế giới , vì vậy bộ máy tiêu thụ sản phẩm phải từng bước gọn nhẹ , có chất lượng cao , đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất . Việc tiêu thụ xi măng tập trung vào cơ chế tiêu thụ và mạng lưới tiếp thị . Vì vậy ,việc bán lẻ xi măng không còn phù hợp với yêu cầu sản lượng ngày càng tăng . Do đó công ty sẽ tập trung đầu tư đào tạo những lao động có kinh nghiệm Marketing đồng thời giảm số lao động bán lẻ xi măng , từng bước thông qua đại lý tiêu thụ xi măng để có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp thuộc địa bàn công ty phụ trách Căn cứ thực trạng tình hình lao động của công ty sau cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số2 và lao động cần thiết của phương án , ta thấy rằng sau cải tạo hiện đại hoá công ty có một lực lượng lao động dôi dư tương đối lớn đòi hỏi phải xây dựng các phương án tạo việc làm mới , nhằm đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động . Và các phương án đối với các lao động dôi dư này là đầu tư đào tạo lại để đảm nhiệm thêm các khâu sản xuất , các khâu tiêu thụ ... với sự thay đổi về công nghệ sản xuất ở công ty thì cơ cấu tổ chức cũng được thay đổi phù hợp như sau : 4. Giải pháp đầu tư cho vận tải tiêu thụ xi măng . Theo dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng từ năm 2001 trở đi vẫn tiếp tục tăng . Ngoài các thị trường tiêu thụ chính như hiện nay tại các tỉnh miền trung Nam bắc bộ và một số công trình lớn đã đang và sẽ được xây dựng hoàn thành trong nước như đường Hồ Chí Minh , đường ngầm đèo Hải vân ... công ty xi măng Bỉm sơn còn phải tìm kiếm thị trường mới như : xuất khẩu xi măng sang Lào , Căm Pu Chia ... Hầu hết từ trước đến nay việc đáp ứng nhu cầu xi măng cho các tỉnh của công ty chủ yếu là sử dụng phương tiện vận tải ô tô và vận tải đường sắt Vận tải ô tô sử dụng số lượng ô tô hiện có của công ty và các chi nhánh ngoài ra còn thuê ô tô vận tải của tư nhân và các đơn vị bên ngoài Vận tải đường sắt : Hợp đồng thuê toa xe với ngành đường sắt với các phương thức vận tải này thì chi phí lưu thông taưng mà công ty lại không chủ động điều hành phương tiện vận tải , vẫn phụ thuộc nhiều vào sự điều hành của ngành đường sắt. Để giải quyết vấn đề này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình giao thông: vận chuyển đường sắt, vận chuyển ô tô, vận chuyển đường sông, đường sông pha biển. Khi nâng công suất lên 1,8 triệu tấn/năm thì dự kiến khối lượng xi măng vận tải đường sắt , đường ô tô , đường thuỷ như sau: - Vận tải đường sắt chiếm 45% = 800.000 tấn. - Vận tải ô tô chiếm 35% = 650.000 tấn. - Vận tải đường thuỷ chiếm 20% = 350.000 tấn. Vận tải đường sắt , ô tô như các năm trước đây từ 1,2 - 1,5 triệu tấn xi măng vẫn có thể đảm bảo nhận bình thường mà không cần phải đầu tư thêm. Vận tải đường thuỷ : Tiến hành dầu tư xây dựng cảng xuất xi măng và dự kiến vốn đầu tư cho phương án này là 22 tỷ đồng cụ thể , ở đây là cảng Ninh Phúc , Ninh Bình từ đây có thể vận chuyển sản phẩm xi măng của công ty đi tới Quảng Nam , Quảng Trị ... 5. Giải pháp về tạo vốn đầu tư. Có thể thấy Công ty đang tiến hành đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của Công ty theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu đưa sản lượng của Công ty lên 1,8 triệu tấn/năm, tiếp đó là 2,4 triệu tấn/năm và 3,6 á 3,8 triệu tấn/năm. Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ xây dựng thì việc tạo vốn đầu tư phụ thuộc vào Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Bài toán về vốn đầu tư phát triển công nghiệp xi măng đang thực sự là rất khó khăn. Bởi vì số vốn tự có của các đơn vị trong tổng Công ty xi măng Việt Nam cũng như Công ty xi măng Bỉm Sơn là quá nhỏ, số vốn khấu hao hàng năm phải nộp cho Bộ tài chính, vốn đầu tư từ ngân sách thì hết sức khó khăn, vay vốn nước ngoài thì không dễ dàng vay được vì họ quan tâm đến những lợi ích thực dụng. Về phía chủ thể: Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam vì vậy Tổng Công ty có các giải pháp tạo vốn như sau: + Đối với vốn trong nước: Tổng Công ty xi măng đề nghị Nhà nước xếp các công trình hiện đại hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của Công ty xi măng Bỉm Sơn vào diện được vay vốn ưu tiên: Các hạng mục ngoài "hàng rào công trình" như đường giao thông, điện, nước ... thường chiếm khoảng 25% vốn đầu tư đề nghị Chính phủ trực tiếp đầu tư cho chuyên ngành giao thông, điện, vốn khấu hao cho phép Tổng Công ty giữ lại 100%. + Đối với vốn nước ngoài: Chủ yếu nguồn vốn ODA đề nghị chính phủ hỗ trợ đầu tư. Mới đây Bộ tài chính cho phép Tổng Công ty xi măng Việt Nam thực hiện thí điểm việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng do lãi suất phát hành trái phiếu quá thấp (khoảng 6%/ năm) nên khó huy động vốn trong dân. Đối với Công ty phương án giải bài toán về vốn đầu tư để mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh là nên thực hiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng ngoại tệ với lãi suất tương đương các ngân hàng đang thực hiện, nhưng nên giao cho các ngân hàng thương mại đấu thầu làm đại lý phát hành. Đồng thời các ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ với các ngân hàng ở các nước trên thế giới, nhất là trong khu vực để vay vốn phát triển công nghiệp xi măng. Để tạo đà thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế cùng với việc giải quyết vốn đầu tư phát triển hệ thống điện năng, phát triển hệ thống giao thông, thì việc đầu tư vốn đảm bảo nhu cầu về xi măng cho phát triển là vấn đề hết sức cấp bách. Vốn cho lĩnh vực này cần có các giải pháp đồng bộ cả về tài chính và tiền tệ, cần có sự quan tâm lớn của các nhà ngân hàng ở Việt Nam. 6. Giải pháp về quản lý Nghiên cứu xây dựng, ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến áp dụng cụ thể cho từng dây chuyền sản xuất. Các chỉ tiêu định mức này cần thường xuyên theo dõi, phân tích, sửa đổi về bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Quản lý chặt chẽ giá cả các loại nguyên, nhiên liệu và vật tư phụ tùng, thiết bị đầu vào để vừa đảm bảo chất lượng vừa hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích việc thay thế vật tư, phụ tùng ngoại nhập bằng vật tư, phụ tùng thiết bị sản xuất trong nước để vừa tiết kiệm ngoại tệ, giảm chi phí vừa hạn chế được rủi ro vì lệ thuộc vào tình hình kinh tế nước ngoài. Cần tập trung chỉ đạo công tác quản lý vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động. Đây là một giải pháp cơ bản để hạ giá thành sản phẩm. Hoàn chỉnh mạng lưới tiêu thụ và ưu tiên dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư để xây dựng các mạng lưới các trạm tiếp nhận và phân phối xi măng. Trong đó, ưu tiên đầu tư ở các thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh … và các khu công nghiệp tập trung. Phát triển hệ thống vận tải, bảo đảm môi trường, tìm biện pháp xuất khẩu xi măng sang Lào và các nước trong khu vực. Đây là giải pháp chiến lược trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. 7. Giải pháp về cơ chế sản phẩm. Công ty xi măng Bỉm Sơn là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt Nam vì vậy, nó cùng chịu chung như các đơn vị khác ở Tổng Công ty một cơ chế quản lý giá sản phẩm. Cơ chế quản lý giá bán lẻ xi măng đã phần nào hoàn thành được sứ mệnh lịch sử trong thời gian qua. Đã đến lúc cần thay đổi chính sách quản lý giá bán lẻ. Nói một cách tổng quát, giải pháp quan trọng đầu tư mang tính đột phá là xoá bỏ cơ chế định giá bán lẻ chuẩn xi măng hiện hành, trong đó Tổng Công ty xi măng Việt Nam vừa là cầu thủ chủ chốt, vừa là trọng tài thường trực của cuộc chơi, còn Ban vật giá Chính phủ là trọng tài phần nào trên danh nghĩa, và để cho thị trường là một yếu tố cơ bản quyết định giá xi măng. Có như vậy thì các nhà sản xuất xi măng sẽ được đặt trong trạng thái cạnh tranh với nhau bằng cách giảm giá bán, nâng cao chất lượng sản phẩm... 8. Giải pháp về giá đầu vào. 8.1. Giải pháp giá "đầu vào" mang tính khách quan. Một trong nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cả sản phẩm xi măng Công ty xi măng Bỉm Sơn ở mức cao đó là giá đầu vào cao, giá những đầu vào này cao như hiện nay là do độc quyền sản xuất và kinh doanh như: điện, than, bưu chính viễn thông ... Ví dụ điện dùng cho sản xuất công nghiệp ở Việt Nam hiện nay lên 6,3 cent/kwh trong khi đó tại Trung Quốc và Indonexia chỉ là 4,5 cent/kwh, Malayxia là 5,7 cent/kwh. Giá điện ở Việt Nam còn mang tính độc đoán vô lý, trái với quy luật thị trường, thay vì "mua càng nhiều, giá lại càng rẻ" thì ở đây "mua càng nhiều, giá càng cao". Do đó, Nhà nước cần kiểm soát việc hình thành giá của các sản phẩm độc quyền, tránh việc hạch toán chi phí không hợp lý, không sát với thực tế. Ví dụ, thất thoát điện năng, thất thoát nước quá nhiều do khả năng quản lý yếu kém thì không được hạch toán vào giá thành để bắt người sử dụng gánh chịu. Nhà nước cần tính toán cân nhắc lợi ích và ảnh hưởng tiêu cực đối với việc nâng giá sản phẩm là "đầu ra" của một ngành lại là "đầu vào" của nhiều ngành khác trong nền kinh tế. 8.2. Giải pháp về giá "đầu vào" mang tính chủ quan. Chi phí vật liệu trực tiếp chiếm khoảng 55 - 70% giá thành sản xuất xi măng, trong khi đó Công ty đang phải nhập khẩu những vật liệu này, vì thế phần mua bán vật tư loại này cũng nảy sinh không ít tiêu cực (giá, khuyến mại, thưởng người mua) nếu kiểm soát chặt chẽ, công khai sẽ góp phần giảm đáng kể giá thành sản xuất. Thời điểm hội nhập và thực hiện AFTA ngày một gần. Toàn ngành xi măng nói chung và Công ty xi măng Bỉm Sơn nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường ASEAN và thị trường ngoài ASEAN để tồn tại và phát triển. Công ty xi măng Bỉm Sơn cần thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên đồng thời cần xây dựng một chiến lược thị trường với từng bước đi cụ thể, từng nhiệm vụ đặt ra phải hoàn thành theo một lộ trình chặt chẽ và nghiêm túc với quyết tâm cao. Nếu làm được như vậy thì Công ty xi măng Bỉm Sơn với truyền thống sản xuất kinh doanh có hiệu quả thị trường thuận lợi, nhất định sẽ vượt qua được mọi thử thách, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường để phát triển bền vững xứng đáng với khẩu hiệu: "Xi măng biểu tượng CON VOI niềm tin của người sử dụng, niềm tin tự hào của những công trình". Kết luận chung Công ty xi măng Bỉm Sơn, trong 20 năm qua, đã khuyến khích sự trưởng thành, những thành tựu đạt được trong quá trình sản xuất là niềm phấn khởi, tự hào, là sức mạnh của tập thể cán bộ, công nhân Công ty. 20 năm Công ty xi măng đã cung cấp cho các nước gần 17 triệu tấn xi măng góp phần quan trọng vào việc xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia như: Thuỷ điện Hoà Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh... với tầm quan trọng của xi măng trong công cuộc xây dựng đất nước từ thành thị đến thôn quê, nên mỗi sản phẩm của Công ty là một biểu tượng cụ thể, rõ nét tô đẹp cho vẻ mặt quê hương đất nước. Tuy nhiên, trước sự hội nhập kinh tế và thực trạng về trang thiết bị, lao động... của Công ty cần phải có những giải pháp Đầu tư cụ thể là rất quan trọng. Vì vậy đề tài này đã tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạng Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty từ đó tạo tiền đề cho sự hội nhập kinh tế trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo GVC Phạm Thị Thêu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Nhân dịp này cháu xin chân thành cảm ơn Phòng Kinh tế - Kế hoạch và chú Nguyễn Thái Hoà chú Nguyễn Hữu Đáng đã tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp những ý kiến bổ ích giúp cháu thực hiện được chuyên đề này. Mặc dù đã cố gắng nhiều, nhưng do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tế và phương pháp nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo, Phòng Kinh tế - Kế hoạch cùng các bạn sinh viên, để em có thêm những kiến thức bổ ích nhằm nâng cao chất lượng của đề tài. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xi măng Bỉm Sơn Ban giám đốc Phòng kỹ thuật an toàn Phòng vật tư thiết bị Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng năng lượng Phòng kinh tế kế hoạch Phòng cơ khí Phòng KCS Phòng kế toán tài chính VP Công ty Phòng tổ chức LD - TL Phòng kế toán tài chính Phòng đầu tư XDCB Phòng quản lý xe máy Trung tâm giao dịch tiêu thụ Phòng điều khiển trung tâm Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty xi măng Bỉm Sơn Ban giám đốc Phòng kỹ thuật an toàn Phòng vật tư thiết bị Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng năng lượng Phòng kinh tế kế hoạch Phòng cơ khí Phòng KCS Phòng kế toán tài chính VP Công ty Phòng tổ chức LD - TL Phòng kế toán tài chính Ban quản lý dự án Phòng quản lý xe máy Trung tâm giao dịch tiêu thụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34318.doc
Tài liệu liên quan