Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty Tài chính Dầu khí

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia hội nhập với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt chúng ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát huy các thế mạnh mở rộng thị trường, tranh thủ nắm bắt được công nghệ và tiến bộ kỹ thuật hiện đại của thế giới để phát triển nhanh và bền vững, tạo ra thế mạnh về chất lượng sản phẩm dịch vụ thực hiện cạnh tranh. Hội nhập quốc tế cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng cạnh tranh, trình độ cán bộ quản lý. Do vậy, doanh nghiệp của ta phải đủ mạnh để cạnh tranh thắng đối thủ trên “ sân chơi chung” bình đẳng. Thực tế này đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt Nam. Công ty Tài chính Dầu khí, là một trong những công ty tài chính lớn ở Việt Nam, và cũng nằm trong quy luật cạnh tranh khốc liệt đó. Để tồn tại và phát triển Công ty luôn luôn phấn đấu để tự hoàn thiện mình, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Công ty đã nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động đầu tư và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì vậy, mặc dù có nhiều cố gắng song, hoạt động đầu tư của công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại yếu kém cần khắc phục. Hy vọng rằng với các giải pháp đề ra sẽ giúp công ty ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường.

docx56 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty Tài chính Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đảng uỷ Công ty giao bao gồm phong trào tham gia xây dựng Đảng, lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng và thực hiện văn hoá PVFC. .1.2.4/ Các sản phẩm chủ yếu của Công ty Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của công ty bao gồm sản phẩm dịch vụ dành cho Doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân: Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp Thu xếp vốn cho các dự án đầu tư Cho vay các tổ chức kinh tế Huy động vốn từ các tổ chức tài chính ngânn hàng, các doanh nghiệp Kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm phái sinh Bảo lãnh, Bao thanh toán trong nước Đại lý tư vấn, bảo lãnh và phát hành trái phiếu trong doanh nghiệp Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá Tham gia đầu tư, nhận quản lý uỷ thác đầu tư vào các thiiij truờng chứng khoán Cung cấp các dịch vụ tài chính doanh nghiệp: tư vấn cổ phần hoá, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn dòng tiền, thẩm định dự án Các sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân Nhận uỷ thác và quản lý vốn cá nhân cho vay cá nhân dưới nhiều hình thức Nhận quản lý uỷ thác đầu tư vào các dự án và các thị trường chứng khoán Kinh doanh các sản phẩm Vàng, bạc Thực hiện các dịch vụ kiều hối Dịch vụ chuyển tiền nhanh 1.3/Tình hình đầu tư năng cao năng lực cạnh tranh của công ty 1.3.1/Về hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh Đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Tổng giá trị tài sản đến 31/12/2005 đạt 6.828 tỷ VNĐ, bằng 162% so với năm 2004, 236% so với năm 2003, 555% so với năm 2002. Các chỉ tiêu kinh doanh đều hoàn thành kế hoạch và có sự tăng trưởng 1,5 - 2 lần so với năm 2004, 3-4 lần so với năm 2003. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu liên tục tăng, năm 2005 đạt 10%. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng sau: Đơn vị: triệu VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng tài sản 360.000 1.230.000 2.895.000 4.207.025 6.828.141 21000000 2 Số dư huy động cuối kỳ 256.000 1.108.000 2.388.000 3.792.000 6.348.000 17.000.000 3 Số dư nợ cho vay cuối kỳ 171.000 931.000 1.829.000 2.350.000 3.016.000 5.500.000 4 Doanh thu 16.800 65.000 133.000 214.000 426.000 800.829 5 Lợi nhuận trước thuế 2.020 5.100 5.900 8.300 28.860 97.982 7 Nộp Tổng Công ty 168 300 501 755 2.300 7.168 Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt, tổng tài sản của công ty năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt sang năm 2006 là một năm mà công ty đã đạt được những thành tựu to lớn. Quy mô vốn của PVFC có sự tăng trưởng rõ rệt, tổng tài sản đến ngày 30/12/2006 là 21000 tỷ VNĐ đạt 100% kế hoạch thực hiện. Quy mô vốn huy động ngày càng tăng, trong năm 2006 đạt 17000 tỷ VNĐ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh và thanh khoản của PVFC. Sự tăng trưởng chủ yếu trong hoạt động huy động vốn là huy động uỷ thác quản lý vốn của các tổ chức kinh tế như VSP, Bộ Tài Chính... và huy động từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời PVFC quản lý hiệu quả nguồn thu từ trái phiếu Dầu Khí năm 2006 là 962 tỷ VNĐ. PVFC tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động mua bán và kinh doanh ngoại tệ bằng vi ệc sử dụng các sản phẩm phái sinh với các tổ chức tín dụng nước ngoài, góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Tương ứng với sự gia tăng về vốn là sự gia tăng về tài sản, tập trung chủ yếu ở hoạt động kinh doanh với các tổ chức tín dụng( tiền gửi và cho vay với các tổ chức tín dụng) và giữ vai trò chủ đạo với số dư tính đến ngày 30/12/2006 là 14500 tỷ VNĐ chiếm 80% tổng tài sản. Mặc dù số dư cho vay uỷ thác giảm dần do các khoản vay đến hạn trả gốc nhưng hoạt động chô vay các đợn vị trong ngành đã có sự tăng trưởng với việc tăng dần các khoản vay trực tiếp. Số dư cho vay tính đến ngày 31/12/2006 là 550 tỷ VNĐ. Với việc ký kết hợp đồng nguyên tắc TXV với các đơn vị trong ngành và tích cực đẩy mạnh giải ngân cho các hoạt động tín dụng đã kí kết, dự kiến số dư cho vay trong ngành đến ngày 31/12/2006 là 1500 tỷ VNĐ. Việc gia tăng các khoản cho vay cầm cố và bảo đảm bằng lương đã đưa hoạt động cho vay cá nhân trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng khá, số dư cho vay đến ngày 31/12/2006 là 550 tỷ VNĐ. Bên cạnh việc củng cố công tác đầu tư và uỷ thác đầu ttư bằng việc hoàn thiện các hệ thống các quy trình, quy chế, hợp đồng ... liên quan cũng như ổn định, củng cố đội ngũ nhân sự để triển khai thực hiện hiệu quả, nhìn chung các hoạt động đầu tư của PVFC đã được triển khai có hiệu quả trên tất cả các mặt từ tìm kiếm cơ hội đầu tư bằng việc hoàn thiện các quy trình quy chế, phân tích đánh giá xúc tiến và quản lý dự án sau đầu tư. Về cơ cấu nguồn vốn Trong hoạt động kinh doanh thì vốn là một phần quan trọng nhưng cơ cấu vốn hợp lý cũng không kém phần quan trọng. Ta có bảng cơ cấu vốn trong 2 năm gần đây. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động nếu như thiếu vốn thì không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiều vốn mà không có một cơ cấu vốn phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty thì cũng không thể nâng cao được lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, để có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh thì trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, và đồng thời phải luôn có một cơ cấu vốn hợp lý. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ vốn trung và dài hạn chiếm một tỷ lệ rât thấp, Chỉ chiếm 17% vào năm 2005 và 18% vào năm 2006, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của đồng vốn sử dụng chưa được cao. 1.3.2/Đầu tư cho hoạt động thu xếp vốn Hoạt động thu xếp vốn là hoạt động chiến lược của công ty. Kết quả hoạt động của Công ty trong giai đoạn từ 2001-2006 như sau. Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Giá trị TXV 1990 1800 1100 930 774 2000 Mặc dù giá trị thu xếp vốn của Công ty không đều nhưng giá trị thu xếp vốn từ năm 2001 đến nay là 7000 tỷ VNĐ, trong đó 70% là cho ngành Dầu khí. Cho đến nay 4000 tỷ VNĐ đã được giải ngân và sử dụng đúng mục đích đầu tư, phát huy hiệu quả của đồng vốn. PVFC sử dụng vốn huy động được để đầu tư, tham gia góp vốn đầu tư các dự án trong đó nhiều nhất và có giá trị tương đối lớn là các dự án thuỷ điện, nó được đánh giá là ổn định có tiềm năng lớn và là đối tượng đầu tư chiến lược của Công ty. Là công ty tài chính số 1 của Việt Nam PVFC đã hỗ trợ hiệu quả nhu cầu về vốn cho các dự án trong ngành. Ví dụ năm 2006 PVFC đã thực hiện thu xếp vốn thành công cho 2 dự án xe tải hạng nặng của công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu Khí với số tiền là 197000 USD và tiếp tục thực hiện các phương án thu xếp vốn, tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án: tàu trở sản phẩm dầu của PVTrans, khu du lịch Dầu khí tổng hợp tại khu công nghiệp Dung Quất, dự án tàu 4000-5000HP(PTSC)... kí kết hợp đồng nguyên tắc TXV với các đơn vị: PV engineering, PV construction, Petrosetco, PIDV, PVFCCo, PTSC, PVTran. Đồng thời PVFC đã tích cực bám sát, thực hiện các phương án thu xếp vốn cho một số dự án của các ngành điện, than... đặc biệt đã phối hợp cùng EVN và Anbinhbank kí thoả thuận nguyên tắc thu xếp vốn vay trị giá 100 tỷ đồng cho EVN với thời hạn là 5-10 năm để đầu tư vào dự án đường dây 220 KV Tuyên Quang - Thái Nguyên. Kí kết hợp đồng TXV cho dự án thuỷ điện Nậm Chiến với tổng số vốn thu xếp là 400 tỷ đồng. 1.3.3/ Đầu tư vào hoạt động đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu Năm 2006,nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho hoạt động đầu tư phát triẻn đã được Quốc hội, chính phủ và Bộ tài chính giao hết sức nặng nề( bằng 185% so với năm 2004 và bằng 121% so với năm 2005. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm CBCNV đã chủ động xây dựng kế hoạch đã phát hành TPCP, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong quá trình triển khai nhiệm vụ đồng thời triển khai đồng bộ các kênh phát hành. Kết quả đã huy động được hàng chục nghìn tỷ đòng phát hành, trái phiếu chính phủ đã đạt trên 48000 tỷ VNĐ bằng 119.8% so với năm 2005. Kết quả được thể hiện như sau * Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua thị trường giao dịch chứng khoán - Khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành là 7885 tỷ đồng bằng 352.8% so với khối lượng đã huy động nâưm 2005. - Khối lượng trái phiếu chính phủ đã thanh toán 1631.3 tỷ đông bằng 181.1% so với kỳ gốc. * Bảo lãnh phát hành - Khối lượng trái phiếu chính phủ đã phát hành 11.741 tỷ đồng bằng 118.1% so với khối nlượng đã huy động năm 2005 . - Khối lượng trái phiếu chính phủ đã thanh toán 1.497,5 tỷ đồng bằng 168.4% so với khối lượng gốc Số lượng các nhầ đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng nhiều, điều này làm cho thị trưòng ngày một sôi động hơn, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. 1.3.4/Đầu tư cho mạng lưới khách hàng và bạn hàng Khách hàng trong ngành Khách hàng trong ngành bao gồm các đơn vị thành viên của tập đoàn Dầu Khí, các công ty liên và tham gia góp vốn: STT Đơn vị Vốn điều lệ Tỷ lệ/Vốn điều lệ 1 Công ty Cổ phần Sông Vàng 112.000.000.000 28% 2 Công ty Cổ phần Dầu khí Sông Hồng 3.000.000.000 20% 3 Công ty Cổ phần CAVICO Việt nam 60.000.000.000 6% 4 Công ty CP Khoáng sản và Luyện kim 30.000.000.000 22% 5 Công ty CP Thiên An 45.000.000.000 20% 6 Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại 3.071.000.000.000 2,1% 7 Công ty CP Khoan và dịch vụ Khoan Dầu khí 680.000.000.000 6,7% 8 Ngân hàng TMCP An Bình 500.000.000.000 2,5% 9 Công ty CP Dịch vụ Du lịch Dầu khí 255.300.000.000 10,1% 10 Công ty CP Xi măng Bút Sơn 900.000.000.000 1,7% 11 Công ty CP Xây lắp điện I 50.000.000.000 17,66% 12 Công ty CP Xây lắp điện III 150.000.000.000 8,95% 13 Công ty CP Vận tải và Thuê tàu 150.000.000.000 5,33% Khách hàng ngoài ngành Các tổ chức tài chính, Ngân hàng, các quỹ đầu tư Việt Nam và nước ngoài Các khách hàng kí hợp đồng toàn diện với PVFC như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tổng Công ty Sông Hồng, Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, Công ty chứng khoán Woori( Hàn Quốc), Ngân hàng đầu tư VietnamPartner (Mỹ), Tổng Công ty đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Viwaseen, Tổng Công ty Xây dựng số 1, Tổng công ty đầu tư v à phát triển đo thị và khu công nghiệp, Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng ... 1.3.5/ Đầu tư cho các loại hình dịch vụ của Công ty Hoạt động thu xếp vốn: Các dự án tiêu biểu là: Dự án đường ống kính Rạng Đông Bạch Hổ:tổng giá trị thu xếp 24 triệu USD Dự án mua tàu chở dầu thô: 33 triệu USD Dự án Xây dựng cảng đạm Phú Mỹ: 15 triệu USD Đường dây 220 KV Tuyênn Quang- Thái Nguyên : 100tỷ VNĐ Là công ty tài chính số 1 của Việt Nam PVFC đã hỗ trợ hiệu quả nhu cầu về vốn cho các dự án trong ngành. Ví dụ năm 2006 PVFC đã thực hiện thu xếp vốn thành công cho 2 dự án xe tải hạng nặng của công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu Khí với số tiền là 197000 USD và tiếp tục thực hiện các phương án thu xếp vốn, tìm kiếm nguồn tài trợ cho các dự án: tàu trở sản phẩm dầu của PVTrans, khu du lịch Dầu khí tổng hợp tại khu công nghiệp Dung Quất, dự án tàu 4000-5000HP(PTSC)... kí kết hợp đồng nguyên tắc TXV với các đơn vị: PV engineering, PV construction, Petrosetco, PIDV, PVFCCo, PTSC, PVTran. Đồng thời PVFC đã tích cực bám sát, thực hiện các phương án thu xếp vốn cho một số dự án của các ngành điện, than... đặc biệt đã phối hợp cùng EVN và Anbinhbank kí thoả thuận nguyên tắc thu xếp vốn vay trị giá 100 tỷ đồng cho EVN với thời hạn là 5-10 năm để đầu tư vào dự án đường dây 220 KV Tuyên Quang - Thái Nguyên. Kí kết hợp đồng TXV cho dự án thuỷ điện Nậm Chiến với tổng số vốn thu xếp là 400 tỷ đồng. Đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp -Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu dầu khí đợt 1 năm 2003 : tổng giá trị phát hành 300 tỷ đồng. -Phát hành thành công trái phiếu tài chính đợt 1 năm 2006: tổng giá trị phát hành là 690 tỷ đồng - Đang thực hiện các thủ tục để phát hành trái phiếu quốc tế cho tổng công ty Dầu khí Việt Nam: Tổng giá trị dự kiến phát hành khoảng 200 triệu USD Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp( cổ phần hoá, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) - Công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm Dầu khí( DMC) - Công ty Dịch vụ khoan và hoá phẩm dầu khí(PVD) - Công ty dịch vụ Du lịch Dầu khí ( PTROSETCO) - Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu Khí ( PTSC_ -Công ty vận tải Dầu khí ( PVTranco) - Công ty bảo hiểm Dầu khí( PVI) - Các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty xây dựng sông Đà, Tổng công ty xây dựng Sônh Hồng Tư vấn và nhận ủy thác đầu tư Các cổ phần tiêu biểu của PVFC đã cung cấp cho các khách hàng là các tổt chức và các cá nhân Cổ phần của công ty cổ phần tring ngành Dầu Khí : PVD, PTSC, DMC, Ptrosetco Cổ phần của công ty Vĩnh Sơn sông Hinh Cổ phần của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại Cổ phần của Tổng Công ty Vinaconex Cổ phần của công ty cổ phần vận tải xăng dầu thuộc Ptrolimex: Vipco,Vitaco Nhận uỷ thác quản lý vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân: Bộ tài chính Tổng công ty Dầu khí Các đơn vi trong ngành Dầu khí 1.3.6/ Đầu tư vào nguồn nhân lực Số lượng và cơ cấu lao động STT Cơ cấu lao động 31/12/2005 31/12/2006 I. Theo giới tính 1 Nam 151 158 2 Nữ 245 267 II. Theo trình độ học vấn 1 Tiến sỹ 02 02 2 Thạc sỹ 16 20 3 Đại học 312 337 4 Trung cấp 26 26 5 Khác 40 40 Tổng cộng 396 425 Theo bản cáo bạch của Công ty Nguồn nhân lực là bộ phận quyết định đến việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại nhưng không có đội ngũ lao động có trình độ thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả và dẫn đến việc đưa doanh nghiệp thất bại trước các đối thủ cạnh tranh. Nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng, vì thế, trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp không thể không đề cập đến vấn đề đầu tư đào tạo cho đội ngũ lao động của mình. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cần đào tạo, và tuyển dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất. PVFC nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển và thành công. Vì vậy một vấn đề được PVFC quan tâm đó là đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thông qua thực hiện các biện pháp như quan tâm hơn đến công tác tuyển dụng những nhân viên có đầy đủ trình độ và kinh nghiệm. Hàng năm, PVFC đều tổ chức thi tuyển để lựa chọn các nhân lực đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu vào làm việc. Để giữ đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc lâu dài tại Công ty trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay cũng là một thách thức đối với PVFC. Do vậy, Công ty luôn quan tâm chú ý xây dựng quy trình, quy chế lương thưởng cũng như các công cụ quản lý về lương thưởng phù hợp nhằm khuyến khích tạo động lực cho các cán bộ công nhân viên làm việc hăng say, đảm bảo công bằng cho người lao động. Người làm nhiều và hoàn thành tốt công việc thì được lương thưởng cao, người làm không tốt bị hưởng lương, thưởng thấp.Về chính sách quy hoach cán bộ: PVFC đã xây dựng chiến lược dài hạn và ngắn hạn về nguồn nhân lực. Ban lãnh đạo PVFC có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho các các bộ cấp cao và đội ngũ kế thừa. PVFC hợp tác với những cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu này. Các lãnh đạo của PVFC được đào tạo, tiếp cận những nghiệp vụ tài chính, đầu tư, ngân hàng và ngoại ngữ để đội ngũ lãnh đạo có thể tiếp cận được những thông tin quốc tế. Nhờ có chính sách hợp lý thu hút nguồn nhân lực nên số lượng lao động có trình độ ngày càng được tăng cao.Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm gần 80% tổng số lao động.Không dừng lại ở đó hàng năm công ty vẫn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học. 1.3.7/Đầu tư cho tài sản vô hình Đây là một hoạt động quan trọng của bất kỳ một công ty nào, và nó đặc biệt quan trọng với một Công ty tài chính.Kể từ khi thành lập đến nay công ty luôn chủ trọng đến hình ảnh của mình, thực tế công ty đã là nhà tài trợ lớn cho các cuộc thi lớn như thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, và là nhà tài trợ chính thức cho đọi bóng sông Lam Nghệ An. Không những thế tập thể cán bộ công nhân viên còn không ngừng cố gắng tạo dựng một thương hiệu mạnh “ Tài chính Dầu khí ” 1.4/ Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty tài chính Dầu Khí Qua nhiều năm hoạt động, tình hình đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Tài chính Dầu Khí đã đạt được những hiệu quả nhất định, giúp cho công ty tăng trưởng và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Vị thế của Công ty đã ngày càng được khẳng định và doanh thu của công ty thường rất cao hoàn thành chỉ tiêu được giao. Qua 7 năm hoạt động Công ty đã đóng góp lớn cho Ngân sách nhà nước và Tổng Công ty dầu khí Việt Nam . Vì vậy Công ty phải nỗ lực phấn đấu để giữ vững được những kết quả đã đạt được và không ngừng vươn xa trên thị trưòng tài chính mà sự cạnh tranh đầy khốc liệt. Có thể nói, trong những năm qua Công ty Tài chính Dầu Khí đã nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Tuy vậy, Công ty vẫn cần phải nâng cao hơn nữa vị thế của mình. Điều này không phải là dễ, vì Công ty bên cạnh những cơ hội, thì không ít thách thức đang chờ đợi công ty như sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các công ty tài chính trong và ngoài nước. Vì vậy, công ty cần hoạt động linh hoạt, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ để có thể đi trước các đối thủ cạnh tranh trong việc đưa ra những chiến lược phát triển, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài ngành, chiếm được lòng tin của khách hàng và điều quan trọng là công ty phải khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Ngoài ra, Công ty còn phải chiếm được vị thế của mình trên thị trường đẻ thu hút được một lượng lớn các dự án, những khách hàng đến giao dịch, để đạt được điều đó công ty phải khẳng định được thương hiệu của mình. Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực. Với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy các nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhà nước thực hiện chủ trương ưu tiên phát triển ngành công nghiệp Dầu khí, hàng loạt các dự án lớn của ngành Dầu khí đã, đang và sẽ được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của PVFC trong tương lai. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế trong nước, quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế mở ra cơ hội mới thu hút các nguồn vốn lớn. Trong hội nhập, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tài chính trung gian nước ngoài, không còn sự bảo hộ của Chính phủ đòi hỏi các định chế tài chính trung gian phải tự củng cố, chấn chỉnh, nâng cao năng lực bản thân và nâng cao tính cộng đồng, tăng cường năng lực, xây dựng cơ chế đầu tư và cho vay hợp lý, thực hiện dự báo rủi ro hoạt động thị trường tài chính tiền tệ, chú trọng đầu tư đổi mới và nâng cao công nghệ, xây dựng đội ngũ lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu về trí tuệ, trình độ hiểu biết mà còn phải có phẩm chất đạo đức, giữ "chữ tín" trong nghề nghiệp. Trong mô hình Tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam, công ty Tài chính đảm đương vai trò là công cụ tài chính của Tập đoàn, tạo lập và quản trị vốn đầu tư. Với mục tiêu đó ngày 19/6/2000, công ty Tài chính dầu khí chính thức được thành lập trở thành định chế tài chính của công ty Tài chính dầu khí Việt Nam. Năm 2000 chập chững bước vào ngành tài chính đầy cam go khốc liệt với 100 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng chỉ sau 6 năm hoạt động đến nay PVFC đã khẳng định là một định chế tài chính quan trọng trên thị trường tiền tệ Việt Nam với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng và hơn 400 chuyên gia tài chính làm việc tại Việt Nam và tổng giá trị tài sản khá lớn. PVFC vừa thực hiện chức năng thu xếp vốn đầu tư phát triển ngành vừa thực hiện chức năng quản lý kinh doanh hiệu quả nhất mọi nguồn vốn của tập đoàn dầu khí Việt Nam. Đồng thời PVFC còn mở rộng phạm vi kinh doanh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp ngoài ngành. Công ty Tài chính Dầu Khí, trong quá trình hoạt động đầu tư nâng cao khả năng của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.4.1/Thuận lợi *Là một tổ chức tài chính lớn, làm việc với trách nhiệm cao, vì mục tiêu chung của khách hàng và công ty. Những ưu thế và lợi ích của các đối tác khi tham gia hợp tác với PVFC là: Khi tham gia hợp tác cới PVFC đối tác sẽ được thuu xếp nguồn vốn ổn địnhvới một chi phí hợp lý nhất và một điều rất quan trọng là đáp ứng được đúng yêu cầu về tiến độ. Đối tác sẽ được tiếp cận với các dự án lớn, các cơ hội đầu tư có lợi nhuận cao thuộc các ngành kinhh tế chủ chốt mà ít có tổ chức tài chính nào thực hiện được. Với đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, điều kiện làm việc hiện đại PVFC sẽ cung cấp cho các đối tác các thông tin cập nhật và đáng tin cậy về các dự án đầu tư. Các đối tác sẽ quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư,và được chia sẻ lợi thế nếu có được. Cán bộ công nhân viên của đơn vị hợp tác được vay vốn phục vụ các nhu cầu đa dạng với các điều kiện thuận lợi với lãi suất hợp lý. Chính vì nhưng điều kiên thuận lợi đó nên đối tác của PVFC ngày càng nhiều, tạo thuận lợi cho PVFC. *Không những là một định chế tài chính lớn của ngành Dầu Khí mà còn là một định chế tài chính lớn của Việt Nam, với quy mô vốn pháp định ngày càng tăng.Dự kiến đến 2010 là 5000 tỷ VNĐ. * PVFC là đối tác có uy tín đối với các tổ chức tài chính, Ngân hàng, các quỹ đầu tư Việt Nam và nướcc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. * Là một tổ chức trụng gian tài chính, vì vậy PVFC là công cụ tài chính đắc lực, cầu nối giữa các nhà đầu tư với các dự án của ngành. * Trong quá trình hoạt động của mình PVFC đã thu hút được các công ty trong ngành, các công ty thuộc các ngành năng lượng , xây dựng, du lịch cao cấp, các Ngân hàng thương mại lớn là khách hàng đối tác chiến lược. * PVFC có được thành công như ngày nay là công sức đóng góp của đội ngũ cán bộ trẻ chuyên nghiệp năng động, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt giàu kinh nghiệm, nhạy bén. * Các hoạt động quản lý kinh doanhđược quản lý, giám sát theo chătj chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.4.2/Khó khăn Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công ty còn gặp phải những khó khăn như sau.Về nguồn vốn, tỷ trọng vốn trung và dài hạn còn tăng chậm với tăng trưởng tín dụng và chiếm tỷ trọng thấp trong quy mô nguồn vốn. Điều này, làm cho tính ổn định của đồng vốn chưa được như mong đợi. Hoạt động thu xếp vốn còn bị động, chưa đạt kết quả như mong muốn, một phần là do tỷ lệ nguồn vốn trung vầ dài hạn còn chiếm tỷ lệ thấp.Sự phát triển khá nhanh của quy mô hoạt động đòi hỏi phải không ngừng nâng cao công tác quản lý và trình độ chuyên môn của các bộ công nhân viên.Nói chung chúng ta có thể chia thành hai loại: Nhân tố khách quan - Tỷ lệ nguồn vốn chưa được cân đối Hoạt động tài chính ngân hàng mang rủi ro và có nhiều biến động bất lợi. Quy mô hoạt động còn nhỏ (cả về khách hàng, địa bàn, lĩnh vực, vốn và các loại hình dịch vụ), chất lượng dịch vụ còn thấp so với yêu cầu hội nhập và phát triển. Nhân tố chủ quan PVFC là một định chế tài chính còn non trẻ so với các tổ chức tài chính khác. Đội ngũ còn yếu về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu chuyên gia đầu ngành cả về quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của một định chế tài chính hiện đại. CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO PVFC 2.1 Mục tiêu cần phấn đấu của Công ty Tài chính Dầu khí Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu hoạt động cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cũng là đầu tư để đạt được lợi nhuận cao nhất.Vì vậy Tài chính Dầu khí cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mục tiêu đó của công ty được thể hiện qua bảng sau: TT Nội dung 2007 2008 2009 2010 1 Tổng tài sản, Tỷ VNĐ 12,000 14,500 16,700 20,300 2 Số dư huy động cuối kỳ, Tỷ VNĐ 11,500 14,000 16,200 19,500 3 Số dư nợ cho vay cuối kỳ, Tỷ VNĐ 5,600 6,500 7,200 8,300 - trong đó, số dư nợ cho vay TCKT cuối kỳ, Tỷ VNĐ 3,500 4,000 4,500 5,300 4 Doanh thu , Tỷ VNĐ 550 720 880 1,100 5 Lợi nhuận, Tỷ VNĐ 62 80 90 150 6 Nộp ngân sách, Tỷ VNĐ 18.5 23.9 26.7 43.5 7 Nộp Tổng Công ty, Tỷ VNĐ 4.8 6.2 6.9 11.3 8 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn tự có 12% 16% 18% 19% Theo chiến lược phát triển của công ty Để đạt được điều đó chúng ta cần có những giải pháp thực hiện, bao gồm cả giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài 2.1/ Giải pháp trước mắt. Với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ trong xu hướng hội nhập quốc tế, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu về vốn tín dụng cho đầu tư phát triển ngành cũng như khả năng tham gia đầu tư vào các dự án ngoài ngành công ty cần tiến hành thực hiện tốt các giải pháp sau: 2.1.1/Hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam giao - Chủ động tham gia thu xếp vốn cho các dự án của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Phấn đầu thu xếp thành công cho 100% các dự án trong ngành khi tổng công ty và các đơn vị có nhu cầu. - Đáp ứng vốn tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các dự án đầu tưvà hoạt động kinh doanhh của các đơn vị trong ngành đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu, và chất lượng. -Tích cực tham gia chương trình đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty - Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu trong năm 2007 này theo yêu cầu của Tổng công ty. - Quản lý hiệu quả nguồn vốn của Tổng công ty tại các đơn vị liên doanh, công ty cổ phần với tư cách là đại diện chủ sở hữu theo quyết định của Tổng công ty. - Quản lý hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của Tổng công ty, các dơn vị thành viên, các CBCNV trong ngành và nguồn thu được từ đợt phát hành trái phiếu Dầu khí. - Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ mà Tổng công ty giao. 2.1.2/Về hoạt động kinh doanh -Giữ vững tốc độ tăng trưởng của công ty đi đôi với việc đảm bảo an toàn tối đa trong hoạt động kinh doanh. Phấn đấu các chỉ tiêu tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. - Tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ với nhiều hình thức đa dạng, hình thành các sản phẩm tổng hợp, trọn gói đáp ứng ngày càng cao cán bộ công nhân viên trong ngành. 2.1.3/ Hoàn thiện bộ máy tổ chức và điều hành công ty - Về nhân sự: Đảm bảo ổn định và có chất lượng đội ngũ lãnh đạo từ cấp trưởng phòng trở lên và tuyển dụng đủ các vị trí quản lý kinh doanh chhủ chốt. Đào tạo cán bộ theo chương trình có mục tiêu đẻ hình thành đội ngũ chuyên gia đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty trong giai đoạn mới. -Triển khai hoạt động có hiệu quả tại các chi nhánh mới mở và liên tục mở rộng địa bàn hoạt động để nâng cao chất lượng phục vụ các hoạt động của ngành Dầu khí. 2.1.4/ Chuẩn bị các điều kiện cho tiến trình hội nhập -Củng cố khuyếch trương thương hiệu “ Tài chính Dầu khí ”trênn thị trường tài chính trong và ngoài nước. - Nâng cao chất lượng PVFC tại Việt Nam - Thành lập các công ty con hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực thuê mua tài chính quản lý quỹ ... - Tích cực tham gia cổ phần các đợn vị hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, quỹ đầu tư, và các đơn vị thuộc lĩnh vực khuyến khích của Chính phủ. - Duy trì thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. - Hoàn thiện mọi hệ thống quy trình, quy chế cho mọi hoạt động của Công ty, chuẩn hoá các nghiệp vụ. - Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của tổ chức tài chính hiện đại. 2.1.5/ Thực hiện đầu tư văn phòng chi nhánh tại Vũng Tàu, Đà Nẵng và triển khai tại Hải Phòng, Cần Thơ và các khu vực khác theo sự phê duyệt của Tổng công ty và cơ quan chức năng. Thực hiện công tác đầu tư Trung tâm Tài chính Dầu Khí tại 22 Ngô Quyền( Hà Nội) 2.1.6/ Kế hoạch đầu tư Xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị. - Về đầu tư xây dựng cơ bản + Văn phòng chi nhánh tại Vũng Tàu: tiếp tục thực hiện dự án + Văn phòng chi nhánh tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Nam Định, Thừa Thiên Huế, thực hiện đầu tư theon phê duyệt của Tổng công ty. - Mua sắm trang thiết bị: + Dự án phần mềm CoreBanking: 80 tỷ VNĐbao gồm phần mèm kế toán nước ngoài và trang thiết bị phần cứng. + Mua 5 xe ô tô chở tiền đặc chủng cho chi nhánh tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Ninh: 3.5 tỷ VNĐ. + Đối với việc trang bị ô tô cho Công ty, cácn chi nhánh và các công ty trực thuộc: Công ty sẽ trang bị theo quy định hiện hành. + Thiết bị tin học và văn phòng : 1.58 tỷ VNĐ. Tổng giá trị đầu tư mua sắm cho năm nay là 85.08 tỷ VNĐ. 2.1.7/ Kế hoạch lao động và tiền lương. -Kế hoạch lao động năm nay như sau: Số lao động bình quân:785 người Số lao động cuối kỳ: 1000 người Nhằm phát huy tính sáng tạo trong công việc của tất cả các cán bộ công nhân viên, công ty thực hiện chính sách tiền lương thưởng gắn với kết quả công tác của từng người lao động. Tổng quỹ lương cho năm nay là 66 tỷ VNĐ, lương bình quân là 7 triệu VNĐ/ 1người/ tháng. - Kế hoạch đào tạo : Công ty thực hiện một chương trình đào tạo đồng bộ, có mục tiêu với các khoá học trong và ngòai nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Nguồn kinh phí sẽ do PVFC tự thu xếp. Để thực hiện được tất cả các yêu cầu nói trên chúng ta sẽ có những giải pháp cụ thể như sau: - Tiếp tục phát huy tốt hơn sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty, Ngân hàng Nhà nước, sự kết hợp có hiệu quả của các đơn vị bạn và các tổ chức Ngân hàng trong và ngoài nước. - Đẩy mạnh các hình thức cho vay uỷ thác, cho vay đồng tài trợ bằng nguồn vốn của PVFC với các tổ chức tín dụng cho các dự án trong và ngoài ngành. Tiếp tục đàm phán để tăng mức tín dụng tại các tổ chức tín dụng toạ nguồn vốn quan trọng trong hoạt động kinnh doanh. - Bám sát thị trường tài chính tiền tệ để có những sử lý linh hoạt trong việc tìm các đầu vào có lãi suất hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho kinh doanh, đầu tư tài chính... - Tích cực đàm phán, sử lý các vấn đề có liên quan và theo dõi sát sao tiến độ triển khai của các dự án trong ngành để thực hiện thu xếp vốn, giải ngân cho các dự án đã ký kết nhằm tăng số dư cho vay uỷ thác. Tìm kiếm cơ hội để tham gia thu xếp vốn cho các dự án ngoài ngành. - Thực hiện kế hoạch Marketing cho tất cả các sản phẩm dịch vụ của Công ty cho khách hàng trong và ngoài ngành. Thường xuyên hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm dịch vụ đó, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho cá khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân. Củng cố nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. - Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các đơn vị liên quan trong việc triển khai các hoạt động kinh doanh. - Đẩy mạnh đào tạo và xây dựng đội ngũ chuên gia lành nghề trong từng lĩnh vực, áp dụng sáng tạo các hình thức kuyến khích linh hoạt, kịp thời với người lao động có tay nghề, chất lượng và hiệu quả, thực hiện tốt phong trào nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo cho tất cả các hoạt động của công ty. - Hoàn thiện cơ chế tiền lương theo hướng công khai minh bạch. Xây dựng cơ chế ổn định về giao quỹ lương nhằm tạo cơ chế khuyến khích cho các đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ. - Nhanh chóng hoàn thành phần mềm nghiệp vụ và thường xuyên cải tiến nâng cấp phù hợp với yêu cầu của Tổng công ty. 2.3. Giải pháp lâu dài Chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển PVFC là: Dựa vào vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại (đủ điều kiện hợp tác và hội nhập với các định chế tài chính của Việt Nam và Thế giới) đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí. Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo đó đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thị trường tài chính đầy khó khăn như hiện nay chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: 2.3.1/ Đầu tư năng cao năng lực cạnh tranh của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí. Xây dựng và phát triển PVFC dựa trên nền tảng tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt nam; Định chế tài chính của PV phải thực hiện được nhiệm vụ hòa trộn dòng tiền tệ của PV với dòng tiền tệ quốc gia từ đó tạo ra vị thế tài chính mới của PV trong việc thu xếp vốn cho đầu tư phát triển Tập đoàn Dầu khí Dựa vào nền tảng tài chính và nhu cầu dịch vụ tài chính ngân hàng của Tập đoàn Dầu khí, chính sách hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, PVFC phải được xây dựng thành một định chế đầu tư tài chính mạnh cả về quy mô vốn, công nghệ ngân hàng, khả năng hợp tác và hội nhập với hệ thống các định chế tài chính trong nước và quốc tế; một mặt để tạo lập vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí, mặt khác nâng cao vị thế để cùng hợp tác với các định chế tài chính Việt Nam trong hội nhập kinh tế. Từng bước xây dựng PVFC thành trung tâm tài chính của Tập đoàn Dầu khí (hoạt động như một ngân hàng đầu tư phát triển dầu khí). Thứ nhất, Tạo lập và quản trị vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn Dầu khí; là công cụ để thực hiện chức năng đầu tư tài chính của Tập đoàn Dầu khí. Thứ hai, Là công cụ tài chính để hỗ trợ chính sách nhân viên của Tập đoàn Thứ ba, Thực hiện chức năng kinh doanh trên thị trường tài chính, thị trường vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt nam. Nội dung Đầu tư năng cao năng lực cạnh tranh của PVFC phải dựa trên cơ sở vị thế tài chính của ngành Dầu khí và phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển tập đoàn Dầu khí là: Dựa vào vị thế, tiềm năng và nhu cầu tài chính của ngành Dầu khí để xây dựng PVFC thành một định chế đầu tư tài chính mạnh, hiện đại (đủ điều kiện hợp tác và hội nhập với các định chế tài chính của Việt Nam và Thế giới) đáp ứng nhu cầu đầu tư, quản trị vốn đầu tư và hoạt động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ của Tập đoàn Dầu khí. Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt và quan điểm chủ đạo, chiến lược phát triển PVFC bao gồm các nội dung chiến lược là: 2.3.2/ Đầu tư phát triển sản phẩm và dịch vụ PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính của một định chế đầu tư tài chính hiện đại, chú trọng các sản phẩm dịch vụ tài chính để phục vụ nhu cầu đầu tư và quản trị vốn đầu tư của Tập đoàn Dầu khí. Tập trung mọi thế mạnh của Công ty và lợi thế của ngành Dầu khí để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn với mục tiêu PVFC cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng ngang bằng với các CTTC hiện đại của các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển sản phẩm dịch vụ theo ba hướng: - Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn. - Các sản phẩm dịch vụ nền tảng. - Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị. a/ Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn: Các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn bao gồm thu xếp vốn và tài trợ các dự án, đầu tư tài chính và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Đến năm 2010, đưa hoạt động đầu tư tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ trở thành hoạt động mũi nhọn mang lại lợi nhuận chủ yếu của Công ty. Đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu, tỷ trọng lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư tài chính chiếm 30% và các dịch vụ tài chính tiền tệ chiếm 30% trong tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của PVFC. 2.3.3./ Đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và là tài trợ tài chính các dự án: Thu xếp vốn và tài trợ tài chính dự án là nghiệp vụ trọng yếu của Công ty. PVFC phải chuẩn bị đủ điều kiện về cán bộ, về nghiệp vụ, mạng lưới và quan hệ hợp tác với các định chế tài chính trong và ngoài nước đảm bảo: Thu xếp thành công vốn cho tất cả các dự án đầu tư phát triển của PV và các đơn vị thành viên, tài trợ cho các dự án của các tổ chức và cá nhân khác phù hợp với mục tiêu kinh doanh và hợp tác của PVFC. Triển khai đồng bộ và kết hợp nhuần nhuyễn các dịch vụ và sản phẩm tài chính (đồng tài trợ; tín dụng xuất nhập khẩu; gọi vốn cổ phần; ủy thác đầu tư; phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các hình thức tạo vốn thông qua thị trường chứng khoán ...) để thỏa mãn nhu cầu to lớn về vốn cho các dự án trong và ngoài ngành Dầu khí. 2.3.4/ Đầu tư tài chính: Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với phương châm hoạt động "PVFC là một nhà đầu tư chiến lược" Phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, nâng cao khối lượng vốn uỷ thác đầu tư, tập trung vào các dự án trong ngành và tham gia một số dự án ngoài ngành đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư. Nhận ủy thác và quản trị vốn đầu tư theo yêu cầu của khách hàng. Đầu tư dự án song song với cung cấp các dịch vụ tài chính của PVFC. Mở thêm các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng như: Quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro bằng các sản phẩm hedging, derivatives (phái sinh), chiết khấu các chứng từ có giá.... 2.3.5/ Đầu tư nâng cao các dịch vụ tài chính tiền tệ: Về hoạt động tư vấn: thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đến tài chính tiền tệ, trong đó xác định các hoạt động tư vấn trọng tâm là: + Tư vấn tài chính dự án: từ tư vấn đầu tư, lập FS dự án đến thanh quyết toán; làm cơ sở để PVFC quyết định tham gia các hoạt động đầu tư tài chính tại đơn vị đó. + Tư vấn tài chính doanh nghiệp: tư vấn và hướng dẫn xây dựng hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát tài chính gồm các khâu lập ngân sách, tính chi phí, định giá, thẩm định quyết toán đầu tư XDCB, dự báo các nguồn thu nhập và quản lý tài sản, tư vấn và hướng dẫn việc tổ chức vận hành bộ máy tài chính kế toán của các doanh nghiệp. + Tư vấn cổ phần hoá: đẩy mạnh phát triển tư vấn cổ phần hoá, đại lý phát hành cổ phiếu, tham gia trực tiếp vào quá trình cổ phần hoá của PetroVietnam. Không ngừng tiếp cận, tham gia vào quá trình đổi mới doanh nghiệp ở các Tổng Công ty khác. + Tư vấn phát hành chứng từ có giá: tư vấn phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các chứng từ có giá khác. + Tư vấn đầu tư chứng khoán: phát triển các dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tập trung vào các Công ty cổ phần của PetroVietnam, triển khai có trọng điểm các Công ty cổ phần khác của các Tổng công ty 90 và 91. Quản lý vốn và tài sản: Đẩy mạnh dịch vụ liên quan đến ngoại hối, uỷ thác đầu tư, quản lý dòng tiền cho khách hàng. Thẩm định: từng bước cung cấp dịch vụ thẩm định cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Đến năm 2010, thực hiện thẩm định tất cả các dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam. Phát triển các dịch vụ trên thị trường chứng khoán: PVFC hoạt động trên thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư và nhà tư vấn cho khách hàng về hoạt động của thị trường chứng khoán, là cầu nối của PV và các đơn vị thành viên với thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Bao thanh toán: Tập trung vào đối tượng khách hàng là các đơn vị thành viên của PetroVietnam, một số doanh nghiệp khác có quan hệ mật thiết trong hoạt động của Công ty và hoạt động Dầu khí. Hoạt động ngoại hối: Triển khai song song với các sản phẩm dịch vụ sử dụng VNĐ, trong đó ưu tiên thực hiện các nghiệp vụ như thu xếp chuyển đổi ngoại tệ không kỳ hạn, có kỳ hạn. Chú trọng đầu tư kỹ thuật, xây dựng đội ngũ chuyên gia để hoạt động có hiệu quả các hoạt động ngoại hối. b/ Các sản phẩm dịch vụ nền tảng Duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nền tảng làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn của Công ty. - Huy động vốn: Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên thông qua tài khoản trung tâm của Petrovietnam, các nguồn vốn từ hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương "tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính Việt nam, tăng cường nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế". Đa dạng hoá các hình thức huy động, bao gồm huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; uỷ thác quản lý vốn và quản lý dòng tiền; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lý vốn, huy động từ uỷ thác của Chính phủ, Bộ Tài chính; quản lý vốn cho PetroVietnam, một số Tập đoàn kinh doanh khác của Việt nam; vốn lưu động của các đơn vị thành viên PetroVietnam; huy động từ các tổ chức tài chính khác như các bảo hiểm, quỹ đầu tư... Sử dụng thị trường chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty là kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong đó PVFC là đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển. - Hoạt động tín dụng: Thực hiện phương châm "sử dụng tổng hoà các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao". Đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, quan tâm phát triển tín dụng uỷ thác. Hoạt động tín dụng được thực hiện đảm bảo an toàn, được kiểm soát chặt chẽ. c/ Các sản phẩm dịch vụ thực hiện nhiệm vụ chính trị PVFC thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của PetroVietnam. Thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn uỷ quyền như phát hành trái phiếu Dầu khí trong và ngoài nước, quản lý tài chính, quản lý dự án... Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của PetroVietnam và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ CBNV ngành Dầu khí. Từng bước xây dựng thương hiệu của mình, tạo niềm tin với khách hàng Một công ty sẽ không thể hoạt động tốt nếu không có uy tín với khách hàng. Khách hàng của PVFC là các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đối tượng phục vụ chủ yếu là Tổng Công ty và các đơn vị thành viên và đội ngũ CBNV ngành Dầu khí, các tổ chức và cá nhân có quan hệ hợp tác cùng phát triển. Xây dựng tiêu chuẩn hoá hệ thống thông tin khách hàng, hình thành ngân hàng dữ liệu khách hàng. Quan hệ chặt chẽ và chân thành với các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các định chế tài chính khác ở Việt Nam. Tăng cường hợp tác cùng với các định chế tài chính quốc tế. Với Tổng Công ty Dầu khí: PVFC là một định chế tài chính phi ngân hàng của Tổng Công ty Dầu khí, là công cụ của Tổng Công ty để thực thi các chính sách tài chính. Với các doanh nghiệp là đơn vị thành viên của PetroVietnam: Củng cố và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác với mục tiêu hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp mọi sản phẩm dịch vụ tài chính phục vụ các đơn vị. Với các doanh nghiệp ngoài PetroVietnam: Mở rộng trên cơ sở có sự lựa chọn đánh giá, ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển. 2.3.6/ Đầu tư vào tổ chức quản lý và mạng lưới hoạt động PVFC là Công ty Con, một định chế tài chính của Tập đoàn Dầu khí (công ty Mẹ) thực hiện uỷ quyền của Công ty Mẹ về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư. Trong hệ thống, PVFC hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng, chiếm giữ cổ phần chi phối hoặc sở hữu 100% vốn của các Công ty Con hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, thuê mua, Ngân hàng thương mại... Nắm giữ cổ phần của các công ty và định chế tài chính khác. Các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty được tổ chức hoạt động theo các mảng nghiệp vụ khi đủ điều kiện cho họat động như một Công ty phụ thuộc và thành lập công ty khi điều kiện cho phép. Có các chi nhánh, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện tại các khu vực trung tâm Dầu khí, tài chính ngân hàng của Việt nam và một số chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết nối với các trung tâm tài chính quốc tế. 2.3.7/ Đầu tư vào con người Xây dựng đội ngũ CBNV có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng động trong xử lý các tình huống và luôn sáng tạo vượt qua thử thách, biết kinh doanh giỏi, quản lý tốt đáp ứng nhu cầu vận hành và quản trị định chế đầu tư tài chính hiện đại. Đào tạo các chuyên gia tài chính cấp Công ty, cấp ngành, cấp quốc gia và cấp quốc tế. PVFC hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn và nhất quán với các nội dung chủ yếu sau: - Chính sách tuyển dụng: CBNV được tuyển dụng đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty, đảm bảo hội đủ yêu cầu về trình độ và năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo quy trình công việc phù hợp với các chức danh cần tuyển. ưu tiên tuyển dụng chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế, công nghệ thông tin, con em CBNV có đóng góp vì sự nghiệp phát triển của PVFC và ngành Dầu khí. - Chính sách đào tạo: Tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo CBNV có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty trong đó ưu tiên và nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý cao cấp, cán bộ quản lý, các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia quốc tế thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nội dung đào tạo được tập trung vào các kỹ năng quản trị hiện đại, ngoại ngữ, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống. Đào tạo nhân viên theo từng cấp độ phù hợp với lộ trình phát triển của nhân viên. - Chính sách đãi ngộ: Đảm bảo công bằng, công khai. Chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để CBNV sáng tạo trong công việc, khuyến khích các thành viên làm việc tốt, chất lượng cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo tinh thần thi đua của mọi người, không bình quân chủ nghĩa. Đa dạng hoá hình thức đãi ngộ và mở rộng đối tượng đãi ngộ đến các đối tượng liên quan đến chuyên gia giỏi. Đảm bảo thu nhập của CBNV cấp chuyên gia ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực, thu nhập của CBNV đứng đầu trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt nam. 2.3.8/ Đầu tư vào công nghệ và quản lý Về quản lý Xây dựng bộ máy Công ty mạnh đủ để hỗ trợ Ban lãnh đạo ra các quyết định kinh doanh nhanh nhạy và chính xác đồng thời hỗ trợ các đơn vị thuộc hệ thống. Hình thành các Công ty con hoạt động chuyên sâu trong các nghiệp vụ ngân hàng và phi ngân hàng, tích cực tham gia vào thị trường chứng khoán trong và ngoài nước. Chuẩn bị điều kiện để sớm có Chi nhánh, Văn phòng đại diện ở nước ngoài để tham gia vào hoạt động của thị trường vốn quốc tế. Xây dựng hệ thống các quy định, quy chế và quy trình nghiệp vụ để quản trị điều hành hệ thống đúng pháp luật. Phân định rõ trách nhiệm của từng chức danh, đề cao kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ được giao. Phân quyền để tạo quyền chủ động của các đơn vị thuộc hệ thống; quản trị điều thành thống nhất trong toàn hệ thống. Về công nghệ thông tin Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ tài chính ngân hàng hiện đại là yêu cầu bắt buộc để PVFC hội nhập và phát triển. ưu tiên phát triển công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động dịch vụ tài chính tiền tệ và đầu tư. Đến 2010, tổ chức giao dịch qua mạng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các nghiệp vụ của Công ty, sử dụng các sản phẩm điện tử, mạng thông tin nội bộ trong toàn hệ thống PVFC nhằm quản lý kinh doanh an toàn, nhanh chóng, chính xác. Sử dụng thành quả công nghệ thông tin để thu thập thông tin và quảng bá hình ảnh Công ty. Bổ sung hoàn thiện hệ thống quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hiện đại hoá. Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, thực hiện tốt công tác đánh giá nội bộ, sửa đổi hoàn thiện quy trình công việc. 2.3.9/ Đầu tư hoàn thiện hệ thông kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo hoạt động của Công ty phải được kiểm tra, soát xét cả trước và sau khi thực hiện nhằm đảm bảo mọi hoạt động của PVFC đúng pháp luật, thực hiện tốt các quy định, quy chế, quy trình mà Công ty áp dụng để giảm thiểu mọi rủi ro.Có thực hiện tốt công tác này thì hiệu quả hoạt động của công ty mới được nâng cao, mới hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Công ty. KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia hội nhập với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt chúng ta vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập quốc tế đã tạo ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát huy các thế mạnh mở rộng thị trường, tranh thủ nắm bắt được công nghệ và tiến bộ kỹ thuật hiện đại của thế giới để phát triển nhanh và bền vững, tạo ra thế mạnh về chất lượng sản phẩm dịch vụ thực hiện cạnh tranh. Hội nhập quốc tế cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam về khả năng cạnh tranh, trình độ cán bộ quản lý.... Do vậy, doanh nghiệp của ta phải đủ mạnh để cạnh tranh thắng đối thủ trên “ sân chơi chung” bình đẳng. Thực tế này đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp việt Nam. Công ty Tài chính Dầu khí, là một trong những công ty tài chính lớn ở Việt Nam, và cũng nằm trong quy luật cạnh tranh khốc liệt đó. Để tồn tại và phát triển Công ty luôn luôn phấn đấu để tự hoàn thiện mình, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Công ty đã nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động đầu tư và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, việc đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả cao là một việc làm không đơn giản chút nào. Vì vậy, mặc dù có nhiều cố gắng song, hoạt động đầu tư của công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại yếu kém cần khắc phục. Hy vọng rằng với các giải pháp đề ra sẽ giúp công ty ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiết sót. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Kim Toản và các anh chị trong phòng đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Sinh viên Nguyễn Thu Hương DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương- Giáo trình Kinh tế đầu tư- Bộ môn Kinh tế đầu tư Philip Koler- Giáo trình Quản trị marketing Tạp chí Ngiên cứu Kinh tế tháng 5/2007 Tạp chí Xây dựng Tạp chí Phát triển kinh tế Tạp chí Thông tin lý luận Tạp chí Thị trường vốn Các Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tài chính Dầu Khí Định hướng phát triển của Công ty tài chính Dầu khí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT45.docx
Tài liệu liên quan