Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp

Bổ sung lực lượng cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch các cấp,có kế hoạch cụ thể để tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ này. Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập, quản lý quy hoạch để đáp ứng yêu cầu , mục tiêu đề ra Phát huy mạnh hơn vai trò của các tổ chức, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong quá trình xây dựng quy hoạch. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão hiện nay thì rõ ràng việc đổi mới công tác lập quy hoạch một mặt cần tiếp cận với khoa học công nghệ mới ( đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý quy hoạch), mặt khác vẫn đáp ứng nhu cầu biến đổi của xã hội, nhu cầu của người dân. . Đối với phương pháp lập quy hoạch, tỉnh cần phải đổi mới và cải tiến như sau: - Cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển - Cần có tính linh hoạt, dự trù các tình huống có thể xảy ra - Đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng - Phân biệt rõ giữa mục tiêu chiến lược và các dự án trong quy hoạch chi tiết - Phân biệt rõ ràng giữa tiêu chuẩn, quy định về không gian, quy hoạch cơ sở hạ tầng và xây dựng - Cần có các biện pháp tạm thời cho các khu vực chưa được quy hoạch Tập trung hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời những quy hoạch không còn phù hợp để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

doc68 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương Nhìn vào bảng 1.19, ta thấy giá trị tài sản cố định huy động các ngành khác, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, các lĩnh vực giáo dục – đào tọa và y tế xã hội chiếm tỷ trọng thấp. Trong giai đoạn này, một số nhóm ngành có xu hướng tăng lên về tỷ trọng giá trị tài sản cố định huy động như ngành dịch vụ tăng từ 23,8% năm 20051 lên 29,2% năm 2009, nguyên nhân là trong giai đoạn này tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển ngành du lịch lớn nên khối lượng tài sản cố định tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó phải kể đến sự gia tăng về tỷ trọng của ngành Giáo dục – Đào tạo từ 0,2% năm 2005 lên 0,9% năm 2008. Một số ngành có xu hướng sụt giảm về tỷ trọng là ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng nhưng về số tuyệt đối thì giá trị tài sản cố định mà những ngành này tạo ra lại không hề giảm, trái lại còn gia tăng và tăng khá đều qua mỗi năm. Với ngành nông nghiệp thì đó là kết quả của một loạt các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, các chương trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án xây dựng các nhà máy chế biến nông lâm sản,… Còn với ngành công nghiệp – xây dựng là hàng loạt các dự án xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. b. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dich vụ theo quy định đã được ghi nhận trong dự án đầu tư. Bảng 1.20 : Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số sản phẩm và lĩnh vực trên địa bàn Hải Dương giai đoạn 2005 -2009 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 1 Nông nghiệp 1..1 Sản lượng thóc Tấn 774108 769236 741945 757755 762900 1.2 Sản lượng rau các loại Tấn 574202 562066 604263 611958 566734 1.2 Sản lượng quả các loại Tấn 113950 120402 177101 191567 162000 1.4 Thủy sản Tấn 30594 34854 42425 48695 52900 2 Công nghiệp 2.1 Xi măng 1000 tấn 3892 5845 5625 5750 6450 2.2 Điện Triệu Kwh 6766 7254 7028 6930 7200 2.3 Đá khai thác 1000 m³ 2192 1460 3999 2034 1350 2.4 Gạch nung 1000 viên 500455 295198 406712 565374 585920 2.5 Gạch Ceramic 1000 m³ 2887 5415 7376 9769 9785 3 Dịch vụ 3.1 Tổng lượt khách du lịch 1000lượt 851 1100 1550 1900 1995 3.2 Thuê bao điện thoại Thuê bao 250985 510052 939334 1574298 2094359 3.3 Dịch vụ thẻ Thẻ 31496 40000 55057 100237 200000 Nguồn: Đánh giá tình hình kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009; đề xuất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2010 – 2014 Nhìn vào bảng trên, ta thấy nhìn chung năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số sản phẩm, lĩnh vực của tỉnh trong thời gian qua có xu hướng tăng. 1.3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để thấy rõ tác động của hoạt động đầu tư phát triển ở Hải Dương, ta xét đến cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Đầu tiên là cơ cấu kinh tế phân theo ngành, lĩnh vực. Qua năm năm, từ năm 2005 đến năm 2009, tỷ trọng của ngành nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP giảm từ 27,1% vào năm 2005 xuống còn 24% vào năm 2009, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 43,6% năm 2005 lên 44,5% năm 2009, ngành dịch vụ tăng từ 29,3% năm 2005 lên 31,5% năm 2009. Thành phần kinh tế của tỉnh Hải Dương chuyển dịch theo hướng tích cực nâng dần tỷ trọng của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Kinh tế Nhà nước có tỷ trọng giảm từ 31,4 % (năm 2005) xuống 25,3 % ( năm 2009 ). Trong khi đó, kinh tế ngoài Nhà nước tăng từ 54,8% ( năm 2005) lên 57,7 % năm 2009 và vốn đầu tư nước ngoài tăng 13,8% năm 2005 lên 17,0% năm 2009. 1.3.2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển 1.3.2.1. Hiệu quả kinh tế a. Chỉ tiêu GDP tăng thêm/vốn đầu tư Bảng 1.21: GDP tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị:% Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 GDP tăng thêm 1771 2187 2826 5152 3226 Vốn đầu tư 6251 8397 12764 15526 15155 GDP tăng thêm/VĐT 28,33 26,05 22,14 33,18 21,28 Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Hải Dương Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP tăng thêm. Chỉ tiêu này ở Hải Dương nói chung là không ổn định. Năm 2008 tỷ lệ cao nhất là 33,18 %, thấp nhất là năm 2009 đạt 21,28% là do năm 2009 bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên cả vốn đầu tư và GDP đều giảm dẫn đến chỉ tiêu này cũng giảm. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ này của tỉnh là không cao. b. Hệ số ICOR Hệ số ICOR ( Incremental Capital Ouput Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng ) là tỷ số giữa vốn đầu tư tăng thêm với GDP tăng thêm, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng trong kỳ. Như vậy, khi một đồng vốn bỏ ra để đầu tư có đạt được hiệu quả hay không sẽ được phản ánh trong hệ số ICOR. Bảng 1.22: ICOR của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP % 46,88 54,10 69,57 66,07 61,27 Tốc độ tăng GDP % 11,9 10,9 11,5 10,9 5,9 ICOR 3,9 4,7 6,1 6,1 10,4 Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê của Hải Dương Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy ICOR của Hải Dương có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2005 tỷ lệ là 3,9 thì đến 2009 đã là 10,4 gấp gần 3 lần. Không thể phủ nhận một điều là ICOR tăng nhanh tức là hiệu quả đầu tư cũng sẽ sụt giảm mạnh và nếu ICOR giảm thì không đồng nghĩa với chất lượng đầu tư đã tăng lên. Theo đánh giá của các chuyên gia thì đầu tư ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào “chiều rộng “ nên rõ ràng hiệu quả của nó sẽ không cao và không tương xứng với nguồn lực bỏ ra. Hải Dương cũng không nằm ngoài điều đó. Hệ số ICOR không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá hiệu quả đầu tư, nhưng đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, từ những thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng thì sự gia tăng của hệ số này vẫn là một điều đáng lo ngại. c. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư Bảng 1.23: Giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư của Hải Dương giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị:% Năm 2005 2006 2007 2008 2009 ΔGO 4844 6909 10093 10799 4349 Vốn đầu tư 6251 8397 12764 15526 15155 ΔGO/VĐT 77,5 82,3 79,1 69,6 28,7 Nguồn: Tính toán từ niên giam thông kê Hải Dương Chỉ tiêu giá trị sản xuất tăng thêm/vốn đầu tư cho biết một đồng vốn đầu tư đã bỏ ra sẽ tạo ra giá trị đầu tư là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, đầu tư càng hiệu quả. Trong thời gian qua, chỉ tiêu này của tỉnh có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, hiệu quả đầu tư của tỉnh có xu hướng giảm. Đặc biệt là năm 2009, chỉ tiêu này sụt giảm một cách mạnh mẽ. Bên cạnh hiệu quả kinh tế của tỉnh, một chỉ tiêu cũng cần phải đề cập đến đó là chỉ tiêu hiệu quả xã hội của tỉnh, vì đầu tư không chỉ để phát triển kinh tế mà con phải nhằm cả mục đích phát triển xã hội. 1.3.2.2. Hiệu quả xã hội Bảng 1.24: Một số chỉ tiêu xã hội của Hải Dương giai đoạn 2005 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Chỉ số HDI 0,7 0,75 GDP bình quân đầu người Triệu đồng/người 7,9 9,2 10,8 13,8 14,1 Tổng số lao động có việc làm trong năm Nghìn người 956,2 962,4 965,9 970,8 984,6 Số dự án hộ nghèo thực hiện Dự án 0 1 3 5 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 26,6 29,1 31,6 36,2 37,07 Nguồn: Niên giám thống kê Hải Dương Trong giai đoạn 2005-2009, mức sống của người dân trong tỉnh đã có những cải thiện rõ rệt. Điều dễ nhận thấy nhất là GDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm và tăng khá cao, năm 2005 đạt mức 7,9 triệu đồng/người thì đến năm 2009 đã tăng lên 14,1 triệu đồng/người . Bên cạnh đó, tổng lao động có việc làm cũng không ngừng tăng lên từ 956,2 lên 984,6 nghìn người, tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng tăng từ 26,6% lên 37,07 % qua 8 năm. Điều đó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm theo mỗi năm, số công ăn việc làm được tạo ra ngày càng nhiều hơn và chất lượng của lao động cũng ngày một nâng cao. Trong giai đoạn này, tỉnh cũng tích cực thực hiện các dự án giảm tỷ lệ hộ nghèo. Điều này cho thấy, Hải Dương rất quan tâm đến dân nghèo cũng như mức sống của người dân. Lượng vốn đầu tư gia tăng trên địa bàn của tỉnh đã góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân như: cung cấp nước sạch, nâng cấp hệ thống giao thông ở cả thành thị và nông thôn, nâng cao số lượng và chất lượng của các lĩnh vực y tế và giáo dục… Chỉ số HDI là chỉ số thể hiện một cách toàn diện về sự phát triển con người, ở Hải Dương chỉ số HDI trong những năm vừa qua ngày một tăng, so với một số tỉnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cao hơn, chỉ đứng sau thành phố Hà Nội và giá trị chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương nằm trong khoảng giá trị phát triển con người cao trong toàn quốc. Xét cho cùng thì mục đích cuối cùng của phát triển vẫn là hướng đến con người, chỉ có vậy thì tăng trưởng mới bền vững. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh vẫn rất cần huy động thêm nhiều nguồn lực nữa để đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. 1.3.3. Một số hạn chế trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương 1.3.3.1. Huy động vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu Vốn đầu tư của Hải Dương trong giai đoạn này tuy đã tăng về số lượng nhưng quy mô vốn vẫn còn rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn của tỉnh phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trước mắt, tỉnh còn cần thêm nhiều vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới. Cơ sở hạ tầng có phát triển mới thu hút được các nhà đầu tư. Việc phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới cũng tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ trọng đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm cao trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh, nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, chưa khai thác được hiệu quả những nguồn tài nguyên và lợi thế so sánh của tỉnh. Các doanh nghiệp vẫn chưa huy động đủ số vốn cần thiết cho quá trình đầu tư mới đặc biệt là đầu tư phát triển, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, nhiều bất cập. Thị trường vốn chưa phát triển, thiếu các kênh huy động vốn nên những nguồn vốn huy động được vẫn chủ yếu là vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng. Mặt khác, việc khai thác, huy động các nguồn vốn từ quỹ nhà, đất cho đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu thủ tục, chính sách, thiếu sự nhất quán giữa các cấp lãnh đạo. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm so với kế hoạch và khối lượng thực hiện, lượng vốn tồn tại Kho bạc Nhà nước chưa có khối lượng để thanh toán có năm chiếm tới 45% so với vốn theo kế hoạch. 1.3.3.2. Hiệu quả đầu tư chưa cao Nếu chỉ nhìn vào sự gia tăng của tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP thì có thể thấy hiệu quả đầu tư đạt được trong giai đoạn 2005-2009 là cao. Nhưng nhìn vào hệ số ICOR ta có thể thấy hệ số này của Hải Dương ở mức cao, có năm lên tới 10,4. Điều này chứng tỏ hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra còn quá thấp. Có thể nói tăng vốn là phát triển theo chiều rộng, về số lượng còn tăng hiệu quả mới là phát triển theo chiều sâu, về chất lượng. Hơn nữa, trong thời kỳ nền kinh tế đầy cạnh tranh, Hải Dương nếu đầu tư sản xuất kém hiệu quả thì sức cạnh tranh sẽ thấp, cả sự tăng trưởng về số lượng cũng không thể duy trì được. Hiệu quả thấp thì những mục tiêu hay kế hoạch đặt ra không thể cao, sức cạnh tranh của tỉnh trong thu hút các nguồn vốn so với các tỉnh bạn bị giảm sút. Hiệu quả đầu tư của Hải Dương chưa cao là do: - Cơ cấu vốn bất hợp lý Về cơ cấu vốn đầu tư theo huyện, thành phố: Trên địa bàn tỉnh hiện này có 12 huyện, thành phố. Trong những năm qua lượng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung cho khu vực thành phố (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư), điều này lại càng làm gia tăng cách biệt về mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn, gây mất cân đối trong sự phát triển chung của toàn tỉnh. Nguyên nhân chính vẫn là do khu vực thành phố có điều kiện thuận lợi nhất về điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thuận lợi cho việc đầu tư, nên thu hút được nhiều vốn đầu tư vào đây. Tuy nhiên, muốn trong tương lai nền kinh tế của tỉnh phát triển thật sự vững mạnh thì cần phải huy động và phát huy nguồn lực của toàn tỉnh chứ không chỉ riêng một khu vực. Về cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực: Trong những năm gần đây hai khu vực kinh tế nhận được nhiều vốn đầu tư nhất là Công nghiệp và Dịch vụ. Nhưng sản xuất công nghiệp chưa ổn định, quy mô sản xuất nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu, hơn nữa các doanh của khu vực Nhà nước làm ăn còn kém hiệu quả và hoạt động cầm chừng. Do đó, hướng đầu tư sắp tới là phải đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cấp và tận dụng các cơ sở sản xuất đã có. Xây dựng vẫn còn thất thoát lãng phí, đầu tư dàn trản, không theo quy hoạch. Nhiều công trình thực hiện chậm so với tiến độ đã đến giảm hiệu quả đầu tư. Còn ngành dịch vụ, vấn đề ở đây là sự đầu tư dàn trải về khách sạn gây ra hiện tượng bùng nổ khách sạn trong những năm vừa qua, đầu tư xây dựng quá nhiều chợ mà chưa tập trung vào nâng cấp những chợ hiện có gây ra tình trạng những chợ xây xong mà vắng khách và bà con thương nhân không đến buôn bán. Bên cạnh đó là chất lượng thi công công trình và công tác hậu dự án chưa được quan tâm khiến nhiều công trình phục vụ du lịch chất lượng kém và không đáp ứng mục tiêu sử dụng đặt ra khiến sản phẩm du lịch của tỉnh còn nghèo nàn. Đây là những vấn đề cần quan tâm khắc phục trong thời gian tới. Nhìn vào bảng cơ cấu vốn phân theo ngành, lĩnh vực ta thấy, tỷ trọng vốn đầu tư cho Nông nghiệp vẫn còn rất thấp. Đây là khu vực có số lao động làm việc chiếm tới hơn 55% dân số của tỉnh, vì vậy tập trung đầu tư cho khu vực này cũng là góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, thế nhưng do hiệu quả đầu tư vào khu vực này còn thấp nên chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, những chính sách của tỉnh vẫn chưa đủ mạnh và hấp dẫn để kích thích khu vực này phát triển. - Công tác quản lý đầu tư còn yếu Công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án chưa tốt. Điều này bắt nguồn từ công tác quy hoạch. Quy hoạch còn thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết giữa sự quy hoạch của địa phương, huyện, tỉnh và quốc gia. Bên cạnh đó, một số trường hợp chất lượng công tác tư vấn lập dự án, thiết kế thẩm định yếu, công tác khảo sát ban đầu thiếu chính xác, chưa đầy đủ các yếu tố liên quan, dẫn đến phát sinh ngoài thiết kế. Điều này làm cho cấp có thẩm quyền khi ra những quyết định liên quan đến trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản như quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết không đảm bảo chính xác và đầy đủ, dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung gây lãng phí nguồn lực, tạo ra sơ hở trong quản lý đầu tư và xây dựng. Công tác đấu thầu xây dựng còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Nhiều công trình chỉ định thầu, có sự thông đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư; thể hiện tính cục bộ của quá trình đầu tư. Việc thẩm định, lựa chọn nhà thầu của một số chủ đầu tư trong việc xác định năng lực tài chính, thiết bị thi công và thực tế đi vào thi công vẫn còn nhiều mâu thuẫn, thậm chí sai khác rất nhiều, như vậy độ tin cậy, chính xác của chính những nhà thầu tham gia vẫn còn quá nhiều bất cập. Bên cạnh đó, cũng phải kể tới những khó khăn do sự thay đổi quy chế trong thời gian ngắn. Quy chế thiếu chặt chẽ, chưa công khai, minh bạch, trình tự quy định thủ tục còn rườm rà, chưa phù hợp, phần cũng phải kể đến những yếu kém về trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác đấu thầu và thẩm định. Hình thức đấu thầu chủ yếu vẫn là chỉ định thầu nên chưa phát huy được sức mạnh cạnh tranh của các nhà thầu, mang tính “hình thức”. Trong quá trình thực hiện đầu tư, vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém như: - Những vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án chậm được khắc phục, do chủ đầu tư chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, các địa phương trong việc xác định nguồn gốc đất, chưa có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai thực hiện, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, còn ngại tiếp xúc, đối thoại với dân, một số dự án còn thiếu vốn chi trả gây mất lòng tin trong nhân dân. - Tiến độ triển khai thực hiện các dự án chậm so với kế hoạch và yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguyên nhân là do: + Một số dự án được ghi kế hoạch khởi công mới nhưng chưa đủ thủ tục theo quy định, khi có kế hoạch vốn mới lập dự án, do chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, một số đơn vị tư vấn còn yếu, việc lập dự án quá chậm. + Năng lực tài chính của một số nhà thầu yếu, do ảnh hưởng nợ xây dựng cơ bản của các năm trước, do cơ chế quản lý hoặc thực hiện cổ phần hoá, nên thi công cầm chừng. Một số chủ đầu tư nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong việc lựa chọn nhà thầu, chưa thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chưa có thái độ kiên quyết đối với các nhà thầu không thực hiện theo đúng hợp đồng. + Công tác đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án gặp khó khăc, kéo dài không được giải quyết dứt điểm, do chủ đầu tư chưa tích cực thực hiện, không có khu tái định cư để di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Một số công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng không phát huy được hiệu quả, ý thức quản lý, bảo vệ tài sản kém, nên một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng, xuống cấp - Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao Chất lượng nguồn nhân lực được coi là một nhân tố vô cùng quan trọng, tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác đầu tư. Sự yếu kém về năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác thẩm định, công tác quy hoạch hay công tác dự báo sẽ đều dẫn đến những sai lầm hay những quyết định đầu tư không đúng đắn và đều dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao. Đội ngũ cán bộ của tỉnh vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện nay, một số cán bộ còn yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thành thạo đặc biệt là cán bộ cấp huyện, xã nên khi tiến hành kiểm tra đôn đốc, thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các Nghị định, Thông tư về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình còn lúng túng và nhiều sai sót. Một số đơn vị tư vấn lập dự án chậm và kéo dài, chất lượng lập và thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán hoặc tổng dự toán còn nhiều sai sót, một số nội dung chưa phù hợp với quy định, tiêu chuẩn, định mức hiện hành khiến cho thời gian thi công kéo dài, chất lượng các dự án đầu tư không cao thậm chí có nhiều dự án khi đưa vào hoạt động thì lại không phù hợp hoặc không có hiệu quả. Bên cạnh sự yếu kém về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ của tỉnh, một vấn đề còn rất bất cập nữa chính là việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác, phục vụ công việc còn kém. Nếu khoa học kỹ thuật mà điển hình là công nghệ thông tin được ứng dụng hợp lý trong quá trình làm việc, từ lúc nghiên cứu, dự báo đến khi triển khai và đi vào thực hiện thì sẽ nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư lên rất nhiều. Thế nhưng việc đầu tư hiện đại hoá các máy móc, mạng lưới thông tin chủ yếu chỉ tập trung ở một số cơ quan trọng tâm của thành phố chưa thật sự đồng đều, đặc biệt là các khu vực ở nông thôn. Áp dụng khoa học công nghệ là xu hướng tất yếu trong thời điểm hiện nay, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thì trong tương lai vấn đề này cũng cần được tỉnh quan tâm chú trọng. Chương II: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Hải Dương đến năm 2014 2.1.1. Quan điểm phát triển - Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; lấy tăng trưởng hợp lý, bền vững là quan điểm xuyên suốt. Phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước của quá trình phát triển; kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với giữ gìn, bảo vệ và cải thiện môi trường; đảm bảo phát triển hợp lý giữa khu vực thành thị và nông thôn - Khai thác tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó nội lực là yếu tố quyết định, ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế dựa trên sự bứt phá mạnh về nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ. Nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nề kinh tế, chuyển dịch nhanh cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo hướng tăng nhanh tỷ trọng huy động từ khu vực ngoài Nhà nước. - Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. - Tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng, lành mạnh, không giới hạn quy mô. - Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh vực đầu tư công, văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao, phát triển đô thị. - Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đời sống 2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2014 2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Từng bước tái cơ cấu nền kinh tế. Tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đầu tư có trọng điểm cho các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn, các ngành công nghiệp và dịch vụ có khả năng tạo ra giá trị tăng thêm cao, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 2.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 10%/năm trở nên trong đó + Giá trị tăng thêm khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng 1,7% - 2%/năm + Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xay dựng tăng 11%/năm trở lên + Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12%/năm - Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngơ nghiệp – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ năm 2015 là: 19,7% - 47,5% - 32,8% - Giá trị hàng xuất khẩu tăng 15%/ năm - Thu ngân sách nội địa tăng 16%/năm - GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt 34,3 triệu đồng ( khoảng 1650 – 1700 USD ) - Chỉ số HDI đến năm 2014 đạt 0,802 2.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.2.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư phát triển Trong giai đoạn 2010-2014, để gia tăng lượng vốn huy động được, Hải Dương cần chú ý đến nhiều nguồn vốn khác nhau. Đặc biệt là hình thành thị trường vốn và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hai lĩnh vực chưa được khai thác hiệu quả trong giai đoạn 2005-2009. Sau đây, em xin đề xuất các giải pháp chính như sau: 2.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương tạo tiền đề phát triển thị trường vốn của Hải Dương trong tương lai Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển có vai trò quan trọng trong viêc cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển. Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển chi nhánh Hải Dương được thành lập ngày năm 2000 hoạt động trên cơ sở hợp nhất nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển quốc gia. Qua 9 năm hoạt động, khả năng mở rộng và phát triển hoạt động, nhất là việc khơi nguồn để huy động vốn cho tỉnh còn rất hạn chế do Quỹ vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Ngân sách địa phương, nguồn vốn bị hạn chế trong khả năng cân đối để sử dụng cho các hoạt động đầu tư trung và dài hạn. Trong tương lai, vốn dành cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh cần ngày càng nhiều thì viêc mở rộng và phát triển quỹ này là điều cần được chú trọng. Quỹ này cần phải đa dạng hoá hình thức huy động vốn bằng cách: - Thực hiện phương thức hợp vốn với câc Ngân hàng Thương mại, điều này là hoàn toàn khả thi bởi hiện nay hệ thống các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh đã tương đối phát triển và phong phú. - Sáng lập và điều hành các Công ty cổ phần để đầu tư tham gia khởi động chương trình, đầu tư vào các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển kinh tế - xã hội. Trong hình thức này, Nhà nước chỉ đóng góp vốn không quá 30%, còn lại huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, những dự án, chương trình gắn liền với kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn thì sẽ được tư nhân tham gia, rủi ro được chuyển một phần sang cho tư nhân, đồng thời việc quản lý dự án đạt hiệu quả cao hơn khi có sự tham gia của tư nhân. Bên cạnh đó, cần tiến hành nghiên cứu xây dựng lộ trình phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển để huy động vốn dưới các hình thức như trái phiếu mục tiêu, trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình... để làm phong phú thêm các kênh huy động vốn, là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển thị trường vốn cho tỉnh Hải Dương. 2.2.1.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trong những năm gần đây, Hải Dương đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên tỉnh là một trong 10 tỉnh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trên cả nước. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động được vẫn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh những yếu tố như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sự thiếu đồng bộ trong thực hiện cơ chế, chính sách thì yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng rất quan trọng vì nơi nào càng nhiều nhà đầu tư thì nơi đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, việc quảng bá một môi trường đầu tư tốt và an toàn là việc làm rất cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy những tỉnh thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất cũng chính là những địa phương làm rất tốt công tác xúc tiến đầu tư. Dựa trên một số kinh nghiệm của các tỉnh bạn, em xin đưa ra một số giải pháp đối với công tác xúc tiến đầu tư cho tỉnh Hải Dương như sau: - Công tác tiếp cận cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng phải đổi mới, chuyển từ cách thức giới thiệu chung chung như trước kia sang tập trung phân tích sâu vào thông tin về Tỉnh, dự án cụ thể cho từng đối tường nhà đầu tư cụ thể. Trung tâm xúc tiến đầu tư của tỉnh cần phối hợp với các ngành, các tổ chức có liên quan, tổ chức thu thập, cập nhật và xử lý, phân tích các thông tin, tư liệu về pháp luật, kinh tế xã hội, dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình đầu tư trên địa bàn Tỉnh, trong khu vực và trong cả nước; Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng của Tỉnh, xây dựng tủ dự án… để cung cấp và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn xây dựng dự án đầu tư. - Bên cạnh việc tiếp tục hoàn chỉnh quy định, chính sách về công tác xúc tiến đầu tư, cần thúc đẩy nhanh quá trình kiện toàn hệ thống tổ chức xúc tiến đầuu tư cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp - Tổ chức vận động đầu tư, thông qua các mối quan hệ đối ngoại sẵn có của Tỉnh để tiếp tục vận động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các đoàn, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước để giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của Tỉnh. - Công nghệ thông tin là một khâu đột phá quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư và trong thời gian tới cần đầu tư hơn nữa cho trang thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài, tài liệu xúc tiến đầu tư; xây dựng cơ sở dữ liệu không gian đầu tư; phát huy và ứng dụng lợi thế của công nghệ thông tin vào quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư cũng như giới thiệu các dự án khả thi và tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng, thiết lập hệ thống thông tin về đầu tư của Tỉnh ( lập trang Web, phát hành các ấn phẩm thông tin trong lĩnh vực đầu tư…) - Thực hiện các biện pháp quảng bá tại chỗ như: lập Showroom để trưng bày các hình ảnh, bản đồ, đĩa CD-ROM của các khu công nghiệp, các lĩnh vực kêu gọi đầu tư giúp cho các nhà đầu tư nắm được thông tin đầu tư. Thực hiện các hoạt động quảng bá ra bên ngoài như: Tăng cường quan hệ với các Sứ quán, Lãnh sự quán, các hiệp hội, các tập đoàn, các đơn vị làm xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước - Cần tăng cường công tác quy hoạch ngành, vùng, địa phương, xây dựng chiến lược và các Danh mục dự án khuyến khích đầu tư làm căn cứ để hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn được đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp và dự án hiệu quả; tránh tình trạng trùng lặp, chồng chéo gây lãng phí ngân sách, bảo đảm tính chất liên vùng, quốc tế trong hoạt động xúc tiến đầu tư, nhất là khi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài và hợp tác với nước ngoài về xú tiến đầu tư. - Chú trọng công tác thu hút, đào tạo và sử dụng độ ngũ cán bộ trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư. Bên cạnh các giải pháp lớn ở trên, đối với những nguồn vốn khác như vốn Ngân sách Nhà nước, vốn từ dân cư, vốn ODA cũng cần được tỉnh quan tâm đúng mức. 2.2.1.3. Huy động vốn ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn vốn được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển tại địa phương, do địa phương quản lý. Vì vậy, đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư ( như các công trình giao thông liên xã, công trình thuỷ lợi, các công trình y tế tỉnh huyện, các công trình trọng điểm, kè chống lũ…), cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, khi có khối lượng cần nghiệm thu, trình UBND tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư để kịp thời bổ sung vốn. Bên cạnh đó, cần: - Hoàn thành tốt công tác thu Ngân sách trên địa bàn tỉnh, bằng cách huy động tốt các nguồn thu vào ngân sách Nhà nước phấn đấu hàng năm, thu vượt chỉ tiêu của Chính phủ giao để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển, đồng thời thực hiện triệt để tiết kiệm để thu thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách tỉnh. - Tận dụng thời cơ, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chính phủ và Bộ ngành Trung ương cả về cơ chế, chính sách và các nguồn lực cho đầu tư phát triển thông qua các chương trình, dự án. 2.2.1.4. Thu hút nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Đây cũng là nguồn vốn đóng góp vai trò quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên, để thu hút hiệu quả nguồn vốn này cần có sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. Mặt khác, cần phải: Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết trong sản xuất và tăng cường các biện pháp nhằm khai thác các hình thức vay vốn với lãi suất ưu đãi cho đầu tư phát triển các ngành sản xuất kinh doanh. Có như vậy mới khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia các lĩnh vực đầu tư phát triển của tỉnh. Một hình thức liên doanh, liên kết mang lại hiệu quả cao đó là liên doanh, liên kết giữa quốc doanh và dân doanh. Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước và vốn vay tín dụng của Nhà nước đều bị hạn chế ở khối lượng vốn (vì phải san sẻ cho nhiều địa phương, nhiều ngành, lĩnh vực), thời điểm giao vốn lại khá bị động. Để khắc phục nhược điểm này, một biện pháp có thể áp dụng đó là: vừa vay vốn Nhà nước, vừa tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế xã hội, các hộ dân tham gia liên doanh, góp vốn. Biện pháp này tỏ ra hữu hiệu đối với các hoạt động như trồng rừng, trồng cây ăn quả, sản xuất các sản phẩm thủ công nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển, tăng vòng quay vốn, huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển thông qua các hình thức: tiền gửi tiết kiệm, ban hành trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, tiến tới huy động từ thị trường chứng khoán… Hoạt động của các Ngân hàng Thương mại có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh. Sau đây là một số giải pháp: - Chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính. Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, an toàn và phát triển cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng. - Các ngân hàng phải đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng mới nhưng vẫn phải chú trọng tập trung vào khai thác một số dịch vụ hoạt động thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, cần có chính sách phân loại khách hàng, nghiên cứu nhu cầu thị trường để nắm bắt được nhu cầu từng nhóm khách hàng. - Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản trị khách hàng đảm bảo quản lý và thực hiện tốt các nghiệp vụ hiện đại. Khác với các loại hình hoạt động khác, kinh doanh ngân hàng luôn phải chú trọng yếu tố con người. Khách hàng chỉ tìm đến khi họ tin tưởng, mà muốn tăng cường huy động vốn thì phải có được niềm tin của khách hàng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ hiện đại. Kết hợp các phương thức tuyên truyền như phát tờ rơi, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng… để công chúng có thông tin đầy đủ về các tiện ích của dịch vụ. Ngoài ra, tỉnh cũng cần thực hiện các giải pháp sau: - Cho phép các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu , trái phiếu thông qua bảo lãnh của ngân hàng để tìm kiếm và huy động vốn của dân cư và các nhà đầu tư trong và ngoài nước . - Tỉnh cũng cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào các dự án đã được “ chào hàng”, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn , xã để lập các xí nghiệp như kiểu các xí nghiệp hương trấn ở Trung Quốc . Để làm việc này , Tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện , nước , giao thông , cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư  như điều tra thị trường , tư vấn đầu tư , giới thiệu đối tác , hỗ trợ thành lập doanh nghiệp … Để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh . Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề phụ , đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống . - Cần đa dạng hoá các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ , mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư . 2.2.1.5. Thu hút nguồn vốn ODA: Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục xúc tiến vận động các dự án ODA để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Phối hợp và tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan, để ký được các hiệp định vay vốn. Tổ chức đấu thầu, triển khai đầu tư các dự án ODA đã được xúc tiến đầu tư trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây, khi mà xu hướng vốn ODA giảm sút thì nguồn vốn này lại ngày càng trở nên khó khăn, vì vậy tỉnh cần có những biện pháp giúp nâng cao hình ảnh trong mắt các nhà đầu tư như tập trung thực hiện giải ngân vốn ODA đúng tiến độ, tránh thất thoát lãng phí trong quá trình thực hiện, đảm bảo chất lượng thi công các công trình, chất lượng triển khai và thực hiện các chương trình, dự án… Thực hiện tốt những biện pháp trên thì trong thời gian tới tỉnh có thể thu hút thêm nguồn vốn từ nhiều nguồn nữa đặc biệt là chương trình hiện vẫn đang trong giai đoạn vận động. 2.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của tỉnh 2.2.2.1.Chuyển dịch cơ cấu vốn hợp lý Nhằm để cơ cấu vốn chuyển dịch một cách hợp lý, em xin đề xuất một số giải pháp sau: - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông tại các huyện, đặc biệt là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nông thôn. - Cần có những chính sách ưu tiên nhằm thu hút vốn đầu tư vào các huyện có lợi thế về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ - Lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn và trang tâm xã tại các huyện. - Cần có những chính sách ưu tiên nhằm thu hút vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp vì đây vẫn là ngành thế mạnh của tỉnh. Đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông nghiệp. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đâị, tạo nền tảng để phát triển nhanh, bên vững trong giai đoạn tiếp theo. Tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, từng bước hiện đại hóa các cơ sở sản xuất hiện có. Ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và công nghệ phụ trợ. Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề. - Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là đầu tư hạ tầng các ngành dịch vụ như chợ, khu/điểm du lịch, bến xe, bến cảng...Chú trọng khai thác thị trường nội địa, mở rộng thị trường nông thôn. Gắn hoạt động du lịch của tỉnh với các tour du lịch cả vùng và cả nước… 2.2.2.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý đầu tư 2.2.2.2.1. Nâng cao công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án Vai trò quan trọng của công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án là không thể phủ nhận. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một dự án. Để nâng cao chất lượng của công tác này, cần phải: - Ban hành các quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án. - Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án bằng cách: mở thêm các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ; kết hợp giữa kinh nghiệm của các cán bộ đi trước với sức sáng tạo của các cán bộ trẻ; cử các cán bộ đã có kinh nghiệm công tác đi học, giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh bạn; có chính sách thu hút nhân tài về công tác tại tỉnh… - Trang bị hệ thống thông tin, máy móc, công nghệ hiện đại, ứng dụng các phần mềm tiên tiến phục vụ cho công tác tư vấn, lập và thẩm định dự án. Mặt khác, các chủ đầu tư cần có giải pháp kiên quyết không ký hợp đồng đối với những đơn vị tư vấn yếu kém có nhiều tồn tại trong quá trình hoạt động. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư theo quy chế một cửa “ Chủ đầu tư gửi hồ sơ trình duyệt dự án về Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan thẩm định đầu tư sẽ xem xét nhanh hồ sơ trình duyệt dự án, nếu đủ điều kiện sẽ làm văn bản xin ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên ngành, và các ngành liên qua; nếu chưa đủ điều kiện sẽ gửi trả lại chủ đầu tư kèm theo các lý do cụ thể để hoàn thiện lại dự án; đồng thời nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế cơ sở của các cơ quan chuyên ngành”. 2.2.2.2.2. Khắc phục những tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng - Tỉnh cần lập những đoàn thanh tra, kiểm tra và giám sát công tác giải phóng mặt bằng của các dự án. - Thường xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trương của tỉnh tạo điều kiện cho người dân hiểu và thực hiên đúng, đảm bảo cho công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng tiến độ. - Có chính sách đền bù phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng, vấn đề đào tạo nghề cho lao động khu vực giải phóng mặt bằng có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp của dự án cần được quan tâm và thực hiện đúng nếu có cam kết. đặc biệt là những khu vực nông thôn, bởi khi bị thu đất nông nghiệp những lao động này bị mất nghề. - Cần cân đối bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng đồng thời cần có những tính toán chính xác để đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng - Kiên quyết xử lý những trường hợp lợi dụng chính sách của nhà nước để kích động người dân tham gia đòi bồi thường quá mức theo quy định của pháp luật gây nên tình trạng mất trật tự an ninh tại một số địa phương trong thời gian vừa qua. - Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng. 2.2.22.3. Khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu, cần phải: - Thực hiện nghiêm túc những quy định trong Luật Đấu thầu đã ban hành. - Các chủ thể tham gia vào quá trình đấu thầu phải đảm bảo độc lập về tổ chức, không cùng một cơ quan quản lý và độc lập về mặt tài chính. - Tăng cường công khai, minh bạch quá trình đấu thầu như đăng tải trên báo, đài… - Tăng cường tính chuyên môn, chuyên nghiệp của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu như mở các lớp đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác đấu thầu, tin học hoá hoạt động đấu thầu như ứng dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác đấu thầu. 2.2.2.2.4. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch Các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo quy hoạch được duyệt, lấy quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành làm trọng tâm. Kế hoạch đầu tư xây dựng không được ghi vào danh mục đầu tư đối với các dự án không có trong quy hoạch, chưa có đủ thủ tục, chưa đủ điều kiện về vốn và nguồn vốn. Đưa ra dự báo chính xác về nguồn vốn đầu tư có thể huy động được và các dự án khả thi để làm cơ sở cho công tác quy hoạch. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch, các cấp chính quyến địa phương trong việc triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng sau quy hoạch, giám sát việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo phân cấp. Bổ sung lực lượng cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch các cấp,có kế hoạch cụ thể để tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý cho đội ngũ cán bộ này. Bố trí đủ nguồn vốn cho công tác lập, quản lý quy hoạch để đáp ứng yêu cầu , mục tiêu đề ra Phát huy mạnh hơn vai trò của các tổ chức, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong quá trình xây dựng quy hoạch. Đổi mới nội dung và phương pháp lập quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong xu thế khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão hiện nay thì rõ ràng việc đổi mới công tác lập quy hoạch một mặt cần tiếp cận với khoa học công nghệ mới ( đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý quy hoạch), mặt khác vẫn đáp ứng nhu cầu biến đổi của xã hội, nhu cầu của người dân. . Đối với phương pháp lập quy hoạch, tỉnh cần phải đổi mới và cải tiến như sau: - Cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển - Cần có tính linh hoạt, dự trù các tình huống có thể xảy ra - Đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng - Phân biệt rõ giữa mục tiêu chiến lược và các dự án trong quy hoạch chi tiết - Phân biệt rõ ràng giữa tiêu chuẩn, quy định về không gian, quy hoạch cơ sở hạ tầng và xây dựng - Cần có các biện pháp tạm thời cho các khu vực chưa được quy hoạch Tập trung hoàn thiện và điều chỉnh kịp thời những quy hoạch không còn phù hợp để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế. 2.2.2.2.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện các thực hiện các thủ tục đầu tư nhằm tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp thông qua sinh hoạt của các đoàn thể quần chúng, tổ nhân dân tự quản. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính. Rà soát, kiện toàn bộ máy, cán bộ các ngành, các cấp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các ngành, các cấp trong công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Để thực hiện mục tiêu Chương trình cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, trong thời gian tới, cần có các biện pháp sau đây: - Tiến hành rà soát, bổ sung, điều chỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành phụ trách, nhất là quy hoạch xây dựng, tạo cơ sở cho việc giải quyết các thủ tục hành chính. - Tập trung chỉ đạo, phân công cán bộ có trình độ, năng lực thực hiện tốt việc kê khai, thống kê, rà soát thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc ngành quản lý theo đúng tiến độ. - Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bãi bỏ các quy trình, thủ tục, yêu cầu, điều kiện để giải quyết thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân. - Tiến hành rà soát, chuẩn hoá các mẫu đơn, mẫu tờ khai trong hồ sơ thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo hướng đơn giản, dễ hiểu và thuận lợi cho ngời sử dụng. - Xây dựng Quy chế phối hợp với các ngành, đơn vị thường xuyên có quan hệ phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính; lựa chọn các lĩnh vực trọng điểm, liên quan nhiều đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân để thực hiện cơ chế một cửa liên thông.      - Mở rộng các lĩnh vực công việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trước mắt là ứng dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc vào việc theo dõi, giám sát thực hiện thủ tục hành chính. - Tiếp tục thực hiện tốt việc niêm yết công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính tại Trụ sở cơ quan, đồng thời cung cấp thông tin cho Văn phòng UBND tỉnh để công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. - Tăng cường phân cấp quản lý đầu tư gắn liền với nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức làm ở bộ phận “một cửa” và giải quyết thủ tục hành chính; có chế độ ưu đãi phù hợp để khuyến khích cán bộ, công chức làm việc tích cực, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức kém năng lực, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân. - Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính, giảm tối đa thủ tục giấy tờ và thời gian đi lại của doanh nghiệp và nhà đầu tư. 2.2.2.3. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư vì công cuộc đầu tư là do con người thực hiện. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy chất lượng nguồn nhân lực ở Hải Dương còn nhiều vấn đề cần bàn, chỉ tính trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của tỉnh hiện nay tình trạng vừa thừa vừa thiếu diễn ra thường xuyên, thiếu cán bộ, chuyên gia... Thực trạng đó đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh phải có chính sách ưu tiên phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục củng cố hệ thống các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo như chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, cử tuyển… từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn để thu hút được nhiều thành phần tham gia cả ở thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Có chính sách thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ. Hoàn thiện và kiện toàn mạng lưới các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành lập thêm các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật, các nhà sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệp trẻ. Trước mắt, cần quan tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm giỏi, các nhà sản xuất giỏi. Có những chính sách đãi ngộ mang tính đột phá, tạo môi trường làm việc hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài về công tác và phục vụ trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Tăng ường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo nghề. KẾT LUẬN Trong thời điểm hiện nay, Hải Dương đang nỗ lực vươn lên hoà chung với tiến trình phát triển kinh tế của cả nước thông qua con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, xây dựng một nền kinh tế mở. Những thành tựu về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà Hải Dương đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cho những nỗ lực cố gắng của tỉnh và rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có thể thấy bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập. Trước những thách thức rất gay gắt và cạnh tranh quyết liệt, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội của tỉnh còn nhiều yếu tố lạc hậu, chậm phát triển, đòi hỏi tỉnh Hải Dương cần phải có sự nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc đến cơ chế, chính sách, và việc thực hiện, triển khai các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra được những quyết sách phù hợp và đúng đắn đưa hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung lên một tầm cao mới. Đó cũng chính là vấn đề mà đề tài quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội UBND Tỉnh Hải Dương (1999), Địa chí Hải Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội UBND Tỉnh Hải Dương, Hải Dương và cơ hội đầu tư (2007) Cục Thống kê Hải Dương, Niên giám thống kê Hải Dương các năm 2005, 2007, 2009 Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương (2006), Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 Tỉnh uỷ Hải Dương (2004), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của tỉnh Hải Dương Các trang web điện tử như: www.xaydung.gov.vn, www.tapchicongsan.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26520.doc
Tài liệu liên quan