Chuyên đề Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010

Tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với giữ vững ổn định để thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế bền vững. Muốn như vậy cần phải quan tâm đúng mức đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Các biện pháp chủ yếu là: - Tranh thủ hỗ trợ của tỉnh và trung ương để tiến hành điều tra, nắm lại tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện. - Quy hoạch mạng lưới dân cứ, hệ thống đô thị. Xây dựng mội cách khoa học hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm mục đích giữ vững môi trường trong sạch cho hoạt động xã hội. - Nghiên cứu áp dụng tiếnn bộ KHKT như sử dụng công nghệ sạch, bón phân vi sinh vào sản xuất để không làm cạn kiệt các nguồn lực như đất, nước. - Có biện pháp hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hoá chất khác gây ô nhiễm cho môi trường. - Dành đất bố trí nghĩa địa và nơi sử lý các chất thải.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu của thị trường. Tiếp tục sinh hoá đàn bò, đưa đàn bò hiện nay có trên 5.200 con lên tới 9.400 còn năm 2005 con và 15.200 con vào năm, 210 (nhịp tăng đạt 12, % / năm); đàn trâu hiện nay có khoảng gần 2.000 còn chủ yếu cung cấp thịt, hướng tới hạn chế phát triển đàn trâu. Nạc hoá đàn lợn, phát triển theo hướng tới hạn chế phát triển đàn trâu. Nạc hoá đàn lợn, phát triển theo hướng sản xuất trang trại, đưa đàn lợn từ 52.400 con vào năm 2000 lên trên 72.400 con vào năm 2005 và 100.000 con vào năm 2010 ( nhịp tăng trên 12,3%/ năm). Đàn gia cầm phát triển với nhịp tăng khoảng 24% với các giống có năng suất cao như ngan pháp, gà tam hoàng vịt siêu thịt, siêu trứng.. GTSX của chăn nuôi tăng 9 - 9,5% năm cho thời kỳ 2001 - 2010, tỷ trọng chăn nuôi trong GDP ngành nông nghiệp chiếm 30 - 35%. Đưa giá trị sản lượng ngành chăn nuôi theo giá hiện hành đến năm 2005 đạt 66 tỷ đông và năm, 2010 đạt 107 tỷ đồng. Dự kiến đàn gia súc gia cầm/ Đơn vị 2000 2005 2010 Đàn trâu Đàn bò Lợn Gian cầm Con Con Con Con 1.940 5.260 52.260 624.000 1.800 9.400 72.400 1.230.00 1.600 15.200 100.000 2.300.000 * Thuỷ sản Thuỷ sản hiện nay đóng góp một tỷ lệ không lớn, chiếm khoảng 4% trong ngành nông nghiệp, nhưng đây là hướng phát triển có hiệu quả. Mục tiêu cảu ngành thuỷ sản huyện là tận dụng diện tích mặt nước hiện có, chuyển đổi những vùng trũng thành ao để thả cá, nuôi tôm. Đến năm 2010 GTSX ngành thuỷ sản vào năm 2005 vàhơn 5.000tấn vào năm 2010 (tăng 18% năm). Muốn đạt được những mục tiêu như trên ngoài việc mở rộng diện tích nuôi cá, cần đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức khoa học về nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích đầu tư nuôi thuỷ sản với quy mô lớn theo hướng thâm canh và bản thâm canh. Dự kiến đến năm 2010 sẽ có 1.000 - 1.200 ha mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Bố trí một tram cung ứng giống vả tư vấn kỹ thuật chăn nuôi để chủ động khâu giống và kỹ thuật nuôi trồng. Cung cấp các giống cá thuần cío năng suất chất lượng cao như rô phi đơn tính, chim trắng, chép 3 máu, trễ laịo tôm càng xanh. Dịch vụ nông nghiệp Để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển như mục tiêu đã đề ra, dịch vụ nông nghiệp cần phải được coi trọng ở tất cả các khâu: Đảm bảo, chủ động giống cây, con cho năng suất cao, tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh và trung ương xây dựng các vùng sản xuất xuất giống nhân dân, để đến năm 2010 khoảng 45 - 50% diện tích được cấy giống lúa lai. Tiếp tục thực hiện cải tạo giống thông qua các chương trình nạc hoá đàn lợn, snd hoá đàn bò, hỗ trợ vay vốn cho hộ gia đình mua bò đực giống,giúp đỡ kỹ thuật để các hộ giữ và nhận giống bò. Đồng thời dịch vụ tốt khâu bảo vệ thực vật và chữa bệnh cho gia súc, củng cố mạng lới thú ý, thực hiện tiêm phòng cho 90% đàn trâu bò, 90% trở lên cho đàn lợn. Thực hiện tốt dự án bê tông hoá kênh mương năm 2005 đạt 30%, năm 2010 đạt 50% kênh mương được KCh và giải quyết thuỷ lợi hoá đồng bộ và nâng tỷ lệ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích canh tác của huyện. Chủ động tưới tiêu 95% diện tích canh tác (tưới chủ động khâu làm đất, xay sát, tuốt lúa và chế biến gạo, màu cơ giới hoá 70% khâu vận chuyển phục vụ nông nghiệp ). Tích cực chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, tập huấn nghiệp vụ, trước tiên cho các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Phối hợp đồng bộ nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp (thú y bảo về thực vật, kiểm nghiệm giống…)xây dựng hệ thống khuyến nông bao gồm các HTX dịch vụ vào các câu lạc bộ khuyến nông để thực hiện việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp. Để đạt được chỉ tiêu trên cần có các giải pháp sau: Xây dựng các mô hình chăn nuôi công nghiệp tập trung và bán tập trung theo mô hình các trang trại vừa và nhỏ, tạo ra các vùng sản xuất cây tập trung, dồn ổ đổi thừa để có khả năng ứng dụng các công nghệ mới tạo ra năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn. Thông qua hệ thống ngân hàng, mở rộng chính sách cho vay ưu đãi đối với các hộ nông dân. Phát triển hình thức tín dụng nông thôn, tăng cường vai trò các doanh nghiệp cung ứng giống, thức ăn gia súc, các giải pháp công nghệ mới trong sản xuất và sản xuất và chế biến hàng hoá. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng cao, trên 80 tổng số dân của huyện, cho tới những năm 2005, 2010 tỷ lệ này vẫn còn cao, đồng thời lao động nông nghiệp lớn (đến năm 2010 dự kiến còn 65% trong tổng số lao động) và trình độ phát triển còn nhiều hạn chế. Do đó, nông thôn cần phải được phát triển toàn diện và bền vững cả về sản xuất và đời sống cả kinh tế xã hội và môi trường. Những mục tiêu chính cho phát triển nông thôn. Nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành, lĩnh vực phí nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm phục vụ đô thị. Kết hợp với việc chuyển đổi cơ cấu.Phát triển công nghiệp nhỏ ở nông thôn, tạo việc và thu nhập cho nông dân ngay ở nông thôn. Xây dựng nông thôn mới, xây dựng các cụm văn hoá gắn với cụm kinh tế kỹ thuật. Quy hoạch lại các khu dân cư để tận dụng nguồn đất cho sản xuất. Tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành p9hần kinh tế cùng phát triển mà trước hết cần quan tâm tới thành phần kinh tế hợp tác nhằm phát huy sức mạnh về trí tuệ và nguồn lực của các hộ nông dân,phát triển mô hình trạng thái hộ gia đình. Xoá đói giảm ngheừo, tăng nhanh số hộ khá, hộ giầu là một trong những điểm đồng bộ các chương trình sau đây: Chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Thực hiện tốt chương trình chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đã được phê duyệt. Thực hiện đề án "chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm các mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để vừa ổn định lương thực vừa đưa hiệu quả của 1 hecta canh tác lên trên 36 triệu đồng vào năm 2005 đạt 50 triệu đồng vào năm 2010 và tạo ra một lượng sản phẩm lớn rau quả xuất khẩu. Thực hiện đề án hướng dẫn nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn tạo điều kiện đầu tư thâm canh, áp dụng hoa học kỹ thuật vào sản xuất với quy mô lớn. Tập trung vào đề án phát triển TTCN nông thôn, mở rộng làng nghề triển khai thực hiện quyết định số 132/ 2000 QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ tạo điều kiện làm thay đổi cơ cấu nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn. Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống ở nông thôn. Sẽ thực hiện các chương trình, điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch chương trình này là tổng hợp của các chương trình riêng về các phân ngành của cơ sở hạ tầng. Đi theo nó là một số đề án chi tiết về xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như xã hội như đề án "phát triển giao thông nông thôn" đề án kiên cố hoá kênh mương, đề án nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý điện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường,.. để thực hiện cho được các chỉ tiêu đã đặt ra về tưới tiêu chủ đồng (35 - 40%diện tích)100% dân cư được hưởng điện và nước hợp vệ sinh, đưa tỷ lệ vận chuyển bằng cơ giới lên 70 - 805. Đồng thời thực hiện các đề án về phát triển bưu chính viễn thông, phát triển giáo dục y tế để tăng độ hưởng thụ văn hoá taịo các vùng nông thôn, Chương trình phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp và dịch vụ xã hội Cơ khí phục vụ nông nghiệp là các hình thức hợp lý cho phát triển công nghiệp của huyện. Đối với nông thôn phát triển tiểu thủ công nghiệop là hướng tích cực để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân. Thực hiện đề án xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm TTCN để phát triển ngành nghề một cách tập trung, thuận lội cho việc đầu tư cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư phát triển các ngành truyền thống. Cụ t hể các cụm công nghiệp thị trấn Ninh Giang, cụm công nghiệp Tuy Hoà cầu Ràm, Kiến Quốc. Khuyến khích và tạo điều kiện để các HTX dịch vụ tại nông thôn phát triển tạo điều kiện về chế độ về vốn, đất đai cho việc phát triển các trang trại vừa và nhỏ theo hình thức hộ gia đình trong các khâu sản xuất tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sản xuất cùng như dịch vụ xã hội. 2. Công nghiệp và xây dựng. a. Quan điểm, mục tiêu phát triển Công nghiệp TTCN có vị trí quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Phát triển nông nghiệp những năm tới dựa trên những quan điểm sau: Tận dụng những lội thế về nguồn nhân lực có tay nghề cao trong huyện, xây dựng các cụm công nghiệp tập trung để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời quan tâm đến những sản phẩm có thị trường, có hiệu quả cao, lựa chọn quy mô phù hợp trong đó chọn một số sản phẩm có ưu thế của huyện để từ đó đẩy nhanh nguồn thu cho huyện. Công nghiệp vừa và nhỏ là hình thức phù hợp nhất trong những năm tới, trọng tâm là công nghiệp cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, chế biến hàng nông sản. Thanh thủ mọi nguồn vốn, khuyến khích mọi thành p0hần phát triển một số nghề phụ đã có truyền thống để giải quyết lao động nông nhân và tạo thêm thu nhập cho người dân. Phát triển công nghiệp phải đi đô với bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời quy hoạch phát triển đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, các cụm công nghiệp để thực hiện công nghiệp hoá nông thôn một cách nhanh chóng. Đến năm 2010 GDP ngành công nghiệp và xây dựng đạt 412 tỷ đồng theo giá hiện hành (năm 2005 đạt 160 tỷ) làm cho nhịp độ tăng trưởng đạt 15,6% cho cả giai đoạn 2001 - 2010 (giai đoạn 200 6 - 2010 đạt tăng trưởng cao hơn, 17,3%/ năm) với cơ cấu đạt 25% trong tổng GDP toàn huyện vào năm 2005 và trên 34% vào năm, 2010. Đứng về GTSX thì nhịp tăng trưởng trung bình của GTSX công nghiệp đạt 15 - 18% cho thời kỳ 2001 - 2010 và 20% cho thời kỳ 200 6 - 2010. Số lao động tham giavào ngành công nghiệp chiếm 14 - 15% tổng số lao động xã hội toàn huyện đến năm 2010. b. Phương hướng phát triển. Phát triển tối đa các loại hình công nghiệp cơ khí sửa chữa phục vụ nhu cầu sản xuất nông, nghư nghiệp của huyện. Thực hiện tốt số đề án, chương trình trọng đỉêm phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện của huyện. Phát triển TTCN truyền thống, nâng chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh đi vào xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệư xuất khẩu cho những năm sau 2010 khuyến khích phát triển các ngành như cơ khí xay xát, chế biến thức ăn gia súc. Xây dựng khu công nghiệp cầu Ràm và một số cụm công nghiệp dịch vụ tập trung gần thị trấn Ninh Giang, dọc theo đường 20 và các thị tứ như kiến quốc, cầu ràm.. để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. TTCN. Chú trọng hình thức liên doanh, liên kết với bên ngoài. Đi sâu khai thác hình thức làm các chi nhánh, đại lý cho các xí nghiệp lớn của tỉnh. Tranh thủ mọi nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp như giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông: tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với tỉnh để thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào các cụm công nghiệp tập trung của huyện. Cùng với tỉnh tổ chức đào tạo và đạo laị nguồn nhân lực đủ sức đắp ứng yêu cầu lao động lành nghề. Chú trọng công tác khuyến công khuyến khích phát triển và đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình thành bộ ophận nghioên cứu hướng dẫn thị trường cho các cơ sở sản xuất. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bằng cách khuyến khích việc tuyển thợ lành nghề của các doanh nghiệp, thu hút thợ có tay nghề cao, ưu đãi các nghệ nhân, thợ giỏi tới làm việc tại các cơ sở sản xuất công nghiệp. Một số loại hình công nghiệp cụ thể như sau: Xây dựng các cụm công nghiệp tập trung như khu vực thị trấn Ninh Giang. Khu vực cầu Ràm khu vực chọ gọc (Kiến Quốc). Khu vực Tuy Hoà, triển khai thực hiện xây dựng cụm công nghiệp của huyện taị Vĩnh Hoà Đồng Tâm và nghiên cứu thêm nhu cầu xây dựng một số công nghiệop huyện ở các khu vực khác của huyện, khuyến khích các thành phần kinh tế góp vốn thành lập các doanh nghiệp sản xuất dưới các hình thức Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần khai thác mặt bằng chung đưa tỷ lệ thành phần kinh tế hỗn hợp tham gia sản xuất công nghiệp chiếm 80 - 85%. 3. Công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp Nhu cầu dịch vụ nông nghiệp ngày một tăng và đòi hỏi chất lượng cao hơn. Tính kịp thời nhanh hơn. "Công nghiệp cơ khí sửa chữa nhỏ đã và đang tỏ ra có nhiều lợi thế và phát triển mạnh tại các vùng nông thôn. Hiện nay tỷ trọng cơ khí sửa chữa cao trong tổng GTSX công nghiệp nhưng những năm tới cơ khí sửa chữa có nhịp tăng cao hơn (17%/ năm). mỗi xã phải có ít nhất một cơ sở sửa chữa nhỏ như sửa chữa nông cụ, xay sát… được bố trí tại các cụm dân cư, thị tứ phục vụ trực tiếp nông nghiệp. Đồng thời có thể phát triển theo hướng nhận gia công cho các cơ sở của tỉh hoặc trung ương trong các khâu có thể mạnh của huyện. Công nghệ chế biến nông sản thực phẩm. Là thế mạnh của huyện, hiện nay nó đã chiếm đến trên 30% GTSX công nghiệp huyện. Giai đoạn 2001 - 2010 công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phục vụ dân sinh xuất khẩu sẽ tăng lên trên 45-50 GTSX với nhịp tăng cao. 27%/ năm. Chế biến rau quả và các sản phẩm từ hoa quả. Mở rộng diện tích trồng rau và cây ăn quả để một mặt cung cấp rau tươi, một mặt phát triển công nghệ chế biến hoa quả khi khối lượng hàng hoá lớn và ít, dưa chuột, dưa.. Phát huy thế mạnh về sản xuất bánh, kẹo vốn đã là truyền thống của địa phương như bánh gai, bún, kẹo.. tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi Mở rộng các cơ sở hiện có về giá công sản xuất lợn sữa, lợn đông xuất khẩu tiến tới giết mổ thịt lợn, thịt gia cần, năng chất lượng sản phẩm tham gia vào xuất khẩu của tỉnh và trung ương. Tiểu thủ công nghiệp TTCN là hướng phát triển công nghiệp của huyện vừa đẩy nhanh tỷ trọng công nghiệp, vốn đầu tư nhỏ, vừa giải quyết việc làm tại chỗ. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống như: Sản xuất bánh gai Ninh giang và vùng lân cận, thu xếp để sản xuất tại cụm công nghiệp thị trấn Ninh giang, nghề mộc ở Cục bồ và mở rộng đưa vào hoạt động trong cụm công nghiệp tập trung kiến quốc và gần thị tứ kiến quốc sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2001 - 2005. Khuyến khích các hộ nông dân tham gia công phát triển ngành thêu renở hầu khắp các cụm công nghiệp đặc biệt là ở ứng hoè, nơi đã có truyền thống lâu đời. Phát triển và đầu tiên chiều sâu cho việc xây dựng và sản xuất VLXD cung ứng tại chỗ chủ động trong các công việc xây dựng của địa phương với chất lượng này một cao hơn. Đồng thời hỗ trợ đầu tư chiều sâu. Hiện đại hoá công cụ, thiết bị, cải tiến mẫu mã nâng chất lượng sản phẩm của ngành TTCN để từng bước thực sự tham gia vào thị trường khu vực. 3. Khối các ngành dịch vụ a. Quan điểm và mục tiêu phát triển Quan điểm của phát triển dịch vụ là hướng tới thị trường nông thôn theo quan điểm kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: chú ý thị trường mua bán vật tư. Nông phẩm và hàng tiêu dùng cho nông dân, từng bước liên kết. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ không theo địa giới hành chính mà theo mô hình liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức màng lưới dịch vụ theo các thị tứ, điểm dân cư, từng bước liên kết thống nhất hệ thống dịch vụ trên địa bàn tăng cường khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường. b. Phương phướng phát triển Phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ tổng hợp, đa dạng, trước hết là ngành thương nghiệp và dịch vụ sửa chữa phục vụ nông nghiệp. Khai thác thị trường nông thôn, chú trọng phát triển các dịch vụ ở các điểm kinh tế tập trung như các cụm công nghiệp tập trung, các thị trấn, thị tứ hướng văn minh, hiện đại,. Mở rộng các hình thức dịch vụ bao gồm dịch vụ kỹ thuật,dịch vụ taìo chính, tín dụng tư vấn, thông tin, thị trường. Khuyến khích mọi thành phần tham gia dịch vụ, nâng cao chất lượng, đa dạng mặt hàng và mở rộng thị trường hàng xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng của GDP ngành dịch vụ sẽ đạt 14 - 15% cho cả giai đoạn 2001 - 2010 và 16% riêng giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng sản phẩm của huyện đến năm 200 là 28%. Đến năm 2010 đạt 30 - 33%. 3.1. Thương mại Quan điểm và mục tiêu phát triển thương mại Trong giai đoạn tiới thương mại sẽ thực sự trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ tốt mọi nhu cầu của dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tìm kiếm và mở rộng thị trường theo hướng hoà nhập với thị trường khu vực và cả nước. Phát triển thương mại góp phần giải quyết việc làm.Bảo vệ môi trường môi sinh. Khuyến khích mọi thành phần. Không phân biệt địa giới, tham gia kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường phục vụ thị trường nông thôn. Như vậy từ nay đến 2010 khi cơ sở hạ tầng được củng cố, giao lưu kinh tế giữa huyện và các nơi khác phát triển hơn thì thị thương mại chủ yếy sẽ đi sâu vào việc phục vụ những nhu cầu ngày càng cao của dân cư và tham gia vào thị trường chung của khu vực. Để đóng góp vào nhịp tăng của toàn bộ ngành dịch vụ đạt 12,3% giai đoạn 2001 - 2005 và 16% giai đoạn sau thì đến năm 2005 dự kiến doanh số từ thương mại, khách sạn nhà hàng sẽ đạt trên 45 tỷ đồng, năm 2010 đạt trên 108 tỷ đồng, chiếm 23 - 24% trong tổng GDP của ngành dịch vụ. GDP tỷ đ. HH 200 2002 2005 2010 Tổng số 116,8 140,03 203,3 451,0 Thương mại 23,6 27,3 45, 108,0 Vận tải 5 5,9 9 20,0 Tín dụng 6 3,9 6 16,5 Bảo hiểm 16,3 17,9 22 34,2 QLNN, GDDT 14 15,7 17,8 25,0 Y tế 0,5 0,63 0,7 1,5 Dv lao động 35,8 48,2 67,8 163,0 Dv phục vụ sản xuất 18,6 20,5 35 82,8 Phương hướng là xây dựng một số trung tâm, cụm thương mại dịch vụ gắn với các trung tâm hành chính, kinh tế,y tế giáo dục văn hoá của huyện phục vụ đời sống, sản xuất của huyện. Mở rộng hệ thống thương mại đến các xã, mối xã sẽ có 1 điểm thương mại, cùng với trung tâm huyện trở thành mạng lưới thươngmại cùng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm , ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp. Quy hoạch hệ thống chợ là một nhu cầu bức thiết trong cơ chế kinh tế mới. Quy hoạch hệ thống chợ tuân theo những quy định của tỉnh, phù hợp với điều kiện của huyện. Đó là khâu dân cư, thuận tiện giao thông và gần vùng hàng hoá lớn. Xây dựng và hiện đạ hoá các chợ tại các xã theo phương châm cải tạo và quy hoạch lại các chợ là lấy chọ để xây dựng sau đó sẽ lấy nguồn thu từ chợ sửa chữa, nâng cấp chợ. Trước mắt cần nhanh chóng xây mới chợ huyện lỵ và các chợ tại các xã chưa có chợ, hìnhthành c họ nông sản đầu mối. Xây dựng các thị tứ đã được phê duyệt như Tân Quang - Văn Hội thị tứ Kiến Quốc và đề nghị phê duyệt tiếp các thị tứ Cầu Ràm, Bùi Hoà, chợ Đọ để từ đó xây dựng các trung tâm thương mại dịc vụ đi kèm. Nghiên cứu đề nghị phê duyệt nâng cấp thị trấn Ninh Giang thành thị xã Ninh Giang vào những năm 2010 và sau đó. 3.2 Tài chính ngân hàng Tài chính ngân hàng là một hình thức dịch vụ quan trọng cho phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường. Những năm qua tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất của huyện, những năm tới cần có những biện pháp tích cực để khai thác các hình thức đầu tư này. Quan điểm chung là: - Hệ thống tài chính phải thực sự trở thành nhân tố quan trọng cho việc tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế huyện. Hoạt động tài chính cần được luôn luôn cải tiến hình thức để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ. - Nâng cao chất lượng tín dụng, tổ chức tín dụng trong tìm kiếm, và đầu tư vào các dự án. Phát huy vai trò của ngân hàng trong cơ chế thị trường, thực sự tham gia vào quá trình tổ chức sản xuất. Tổng thu ngân sách huyện trên địa bàn những năm qua chỉ chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương, 70% còn lại được trợ cấp của ngân sách tỉnh. Dự kiến đến năm 2005 đạt 40%, năm 2010 đạt 50% trong tổng thu địa phương để có thể chủ động trong việc chi, tối thiểu là chi hành chính sự nghiệp và chi ngân sách xã. Dịch vụ tài chính, tín dụng còn thông qua nghiệp vụ cho vay, hỗ trợ sản xuất. Đến năm 2005, tổng mức tín dụng cần đạt 6 tỷ, năm 2010 sẽ tăng cao hơn đạt 16 tỷ đồng để thực sự đưa tín dụng thành một khâu tham gia sản xuất của huyện. Muốn như vậy cần phải thực hiện các biện pháp: Thu đạt chỉ tiêu kế hoạch ngân sách năm, thực hiện tốt luật ngân sách, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu thuế công thương nghiệp, thực hiện tốt luật thuế mới. Thu dứt điểm nợ tồn đọng và không để xảy ra hiện tượng nợ dây dưa. Chi phải hết sức tiết kiệm, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để tránh lãng phí trong chi tiêu, hạn chế tối đa chi phí sinh ngoài kế hjoạch. Ngoài việc đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, cần tập trung ngân sách chi cho những yêu cầu bức thiết của huyện như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển sản xuất. Chỉ đạo xây dựng ngân sách xã đảm bảo cân bằng thu chi đúng luật ngân sách. Đẩy mạnh hoạt động các hình thức tín dụng, thu hút nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay trung và dài hạn, phục vụ cho các thành phần kinh tế và người nghèo, thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ, điều phối phân bổ nguồn vốn hợp lý, phục vụ tốt các dự án, cho vay đúng đối tượng để phát huy hiệu quả đồng vốn. Mở rộng có kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi trong dân đồng thời tổ chức cho dân vay để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò trung gian tài chính, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Trước mắt ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo theo các dự án của Nhà nước. Ngân hàng sẽ chuyển sang hạch toán kinh doanh, thực hiện đi vay để cho vay, tiến tới ngân hàng sẽ tham gia đầu tư vào sản xuất. 3.3 Những lĩnh vực dịch vụ khác. Ngoài những lĩnh vực trực tiếp tác động đến sản xuất như trên, dịch vụ giải quyết việc làm và dịch vụ phục vụ sản xuất luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị ngành dịch vụ mang lại. - Dịch vụ giải quyết việc làm đã và sẽ phát triển mạnh theo yêu cầu tổ chức và thực hiện việc phân công lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Dịch vụ việc làm sẽ mang lại thu nhập cao cho ngành dịch vụ, chiếm 40% trong tổng thu nhập từ ngành dịch vụ. - Dịch vụ phục vụ sản xuất, ngoài những dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như đã trình bày ở trên, dịch vụ còn được triển khai theo hướng hoạt động tư vấn, tìm kiếm và tổ chức mở rộng thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo và đào tạo phục vụ các khâu sản xuất. Tổng thu từ từ lĩnh vực này cũng chiếm 18 - 20% trong tổng thu từ các ngành dịch vụ. 4. Kết cấu hạ tầng. a. Quan điểm phát triển chung Kết cấu hạ tầng bao gồm các ngành Giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước sẽ được phát triển theo quan điểm sau: - Coi kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất cho phát triển các ngành kinh tế, phải được đầu tư trước một bước. - Huy động mọi nguồn vốn, tận dụng vốn Nhà nước huy động mọi nguồn vốn từ nhân dân, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngay từ khi chọn các phương án đầu tư cũng như triển khai các công trình giao thông, thuỷ lợi cấp điện, cấp nước để phục vụ sản xuất và nâng cao mức sống dân cư. b. Phương hướng phát triển cụ thể 4.1 Giao thông vận tải Giao thông là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tuyến giao thông tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, nâng cao năng lực và chất lượng cả về đường, bến bãi, tạo ra liên hệ mật thiết với mạng lưới giao thông quốc gia. Xây dựng mạng lưới giao thông đối ngoại, liên tỉnh tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên lãnh thổ huyện. Các trục giao thông sẽ trở thành các trục kinh tế trên đó xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo cơ sở thuận tiện cho phát triển công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Tạo tiền đề để kêu gọi các dự án đầu tư vào huyện. Trọng tâm phát triển các tuyến giao thông quan trọng trong huyện như sau: - Về đường bộ: ã Quốc lộ: Đề nghị nhà nước mở rộng nâng cấp đường 17A lên cấp III đồng bằng và triển khai xây dựng cầu Tranh nối liền với đường 10. ã Đường tỉnh: Đề nghị nhà nước và tỉnh đầu tư hoàn thiện việc nâng câp các tuyến đường tỉnh 20A, 17D trên địa bàn huyện lên cấp IV đồng bằng đồng bộ với các cầu cống trên đường. ã Đường huyện sẽ được đầu rải nhựa tòn nbộ tuyến đường do huyện quản lý như đường vành đai thị trần, đường 20C, đường Bến Hiệp. Nâng cấp cải tạo tuyến 20D, một số tuyến liên xã và các cầu cống, đặc biệt cầu trên đường 210 để đưa vào khai thác trong giai đoạn 2010 - 2005. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến nội thị trấn Ninh Giang theo qui hoạch đã duyệt. ã Đường nông thôn, từ nay đến 2005 sẽ thực hiện được chỉ tiêu Đại họi đưa ra là cứng hoá 80% hệ thống đường nông thông, đến năm 2010 cứng hoá toàn bộ hệ thống bằng các vật liệu nhựa, bê tông, đá. - Đường thuỷ Huy động mọi nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và của nhân dân để thường xuyên nâng cấp dòng, bến bãi và phương tiện bốc dỡ, vận chuyển ở cả 9 bến phà, đò. - Quản lý tốt các phương tiện vận tại đường bộ và đường sông.Phát triển các phương tiện vận tải tư nhân, đa dạng hoá các hình thức quản lý phương tiện để giải quyết vận chuyển hàng hoá ngày một tăng. Mở rộng bến xe khách liên tỉnh tại trung tâm huyện lỵ theo thiết kế được duyệt. Phát triển xe nhỏ chở hàng và chở khách là hợp lý nhất. 4.2. Thuỷ lợi. Mục đích chính của công tác thuỷ lợi là chủ động tưới, tiêu, phòng chống lũ. Giảm giá thành phục vụ, nâng hiệu quả công tác tưới tiêu, mở rộng diện tích tưới khoa học theo nhu cầu dùng nước của từng loại cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng đảm bảo thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Để thực hiện tốt những mục đích đề ra trong giai đoạn tới cần: - Qui hoạch lại đồng ruộng, giảmm diện tích kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí lại các điểm dân cư theo quy hoạch vùng dân cư của huyện, để thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp. - Đầu tư nâng cấp đê điều, cống dưới đê, tiếp tục tu bổ các tuyến đê Trung ương và đê Bắc - Hưng - Hải trên địa bàn. Đồng thời củng cố nâng cấp các tuyến đê sông Đĩnh Đào và công Cửu An. - Tiếp tục bê tông hoá hệ thống kênh mương, khép kín toàn bộ diện tích trồng lúa để chủ động tưới tiêu. Thực hiện KCHKM theo đề án KCH của tỉnh, bê tông hoá 130 km kênh mương để đến năm 2005 sẽ có 30%, năm 2010 có 50% kênh mương được kiên cố hoá, đồng thời phấn đấu mỗi xã KCN ít nhấtt 1km kênh cấp 3 trong 1 năm. Hệ thống kênh mương cần phải phù hợp với quy hoạch phân vùng trồng trột, cơ giới hoá, và đồng bộ từ trạm bơm đến kênh mương dẫn. Sử dụng tốt các trạm bơm hiện có, xây dựng mới thêm các Trạm bơm ứng Hoè, Cống Sao 2, Phú Lịch và Di Linh để nâng năng lực tưới tiêu, đảm bảo cho tiểu khu Bắc Bình Giang - Thanh Miện có hệ số tưới tiêu 4,5lít/igấy trở lên. - Tận dụng vốn của tỉnh và huy động thêm vốnn của dân theo cách: đầu tư của tỉnh sẽ hoàn nthiện kênh chính và kênh cấp I, Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi sẽ đảm nhiệm kênh cấp II, còn kênh cấp III sẽ dùng vốn của nhà nước và huy động thêm vốn của xã. 4.3. Bưu chính viên thông (BC - VT). Quan điểm phát triển ngành bưu chính viễn thông là: phải coi nhành BC - VT thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng có nhiều ưu thế trong quá trình hiện đạihoá, vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh hơn, nhất là trong điều kiện hiện nay, thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất quan trọng. Phát triển BC - VT của huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với chiến lược tăng tốc của ngành BC - VT. Sử dụng có chọn lọc các cơ sở hiện có, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin hiện đại, đồng bộ, vững chắc đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội. Đa dạng hoá các phương tiện dịch vụ (cả dịch vụ Internet), nâng cao chất lượng phục vụ cho toàn dân trong huyện. Xây dựng và hoàn chỉnh mạng bưu cục, đại lý bưu chính, điểm bưu điện - văn hoá xã rộng khắp toàn huyện. Với những mục tiêu như vậy từ nay đến năm 2010 ngành bưu chính viên thông huyện sẽ phải tiến hành những bước cụ thể sau: Phát triển mạng lưới điện thoại nông thôn, mở rộng hệ thống bưu chính viễn thông xuống các cụm dân cư. Đồng thời phát triển các hình thức phi thôak như nhắn tín, Internet,.v.v... Đưa tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân tăng từ 1,4 máy năm 2002 lên 2,5 máy năm 2005 và 4 - 6 máy vào năm 2010. Doanh thu từ bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng trên 15%/năm để có khả năng tái đầu tư cho ngành. 4.4 Cấp điện Điện dùng cho sản xuất cũng như sinh hoạt trong thời gian qua đã đáp ứng được khá tốt nhu cầu hiện tại. Trong giai đoạn tới nhu cầu tiêu thụ cao hơn nhiều. Phát triển hệ thống điện phải phục vụ kịp thời, thuận tiện với giá cả hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mạng lưới đường dẫn hạ thế, có sự hướng dẫn và quản lý của các tổ chức chuyên ngành và cơ quan chức năng. Những biện pháp cụ thể. Tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp hoàn thiện mạng lưới điện hiện có và xây dựng mới ở các vùng chưa có điện để đến năm 2005 đảm bảo tất cả các thôn, cụm dân cư đều có điện sử dụng, đến năm 2010 có 100% số hộ trong huyện được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia với điều kiện an toàn cao, có đồng hồ đo điện đến từng hộ gia đình, bán điện với giá thấp. Đề nghị trung ương và tỉnh đầu tư, bảo dưỡng trạm điện Nghĩa An (110KV) để tiến tới giảm bớt dần các trạm trung gian 35/110 KV, bổ sung thêm các trạm biến áp ở các xã và thị trấn. Thực hiện quy hoạch thị trấn Ninh Giang, đảm bảo hệ thống chiếu sáng đô thị và cung cấp điện ổn định cho sản xuất tại thị trấn và các cụm công nghiệp tập trung, đồng thời thực hiện tốt các nội dung đề án quản lý điện nông thông của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư xây dựng đường 35KV phục vụ phát triển kinh tế của 5 xã phía Tây của huyện. 4.5 Cấp nước. Cấp nước dựa trên quan điểm là thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bảo vệ sức khoẻ của con người. Tranh thủ mọi nguồn vốn xây dựng các công trình cấp, thoát nước tập trung, để phục vụ được nhiều người, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Coi trọng nguồn vốn từ trung ương, cho đó là động lực để huy động tất cả mọi nguồn lực của địa phương để cải thiện việc cấp nước và bảo vệ môi trường. Cấp, thoát nước phải được quy hoạch trong mối quan hệ hữu cơ với quy hoạch đô thị, cụm dân cư, các cụm công nghiệp tập trung và hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hiện đại hoá nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy cần nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng đồng bộ đường ống dẫn nước để khai thác 50% nhà máy nước Ninh Giang có công suất 3.000m3/đêm, phục vụ khoảng 70% số hộ trong khu vực. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng hai trạm cấp nước sạch Quang Hưng và Hưng Long bằng nguồn vốn tài trợ vốn do dân đóng góp. Đề nghị thiết kế, xây dựng thêm trạm cấp nước mới cho ít nhất 3 - 5 xã. Tiếp tục thực hiện chưng trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đến năm 2005 giải quyết 90% dân đô thị và 70% dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, năm 2010 có 100% dân cư của huyện được dùng nước hợp vệ sinh, dân đô thị dùng nước máy. Đảm bảo các đường phố đô thị huyện lỵ, các thị tứ đều có hệ thống thoát nước, các điểm dân cư có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt dẫn đến các đường thoát nước chung của khu vực, vừa bảo vệ các công trình hạ tầng vừa bảo vệ môi trường. Xây dựng một số hồ xử lý nước thải để hạn chế ô nhiễm nước thuộc địa bàn của huyện. 5. Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội a. Quan điểm chung Các lĩnh vực xã hội bao gồm các vấn đề về giáo dục, đào tạo, y tế thể dục thể thao, văn hoá được phát triển theo các quan điểm sau: - Phát triển các lĩnh vực xã hội nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng là đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao đòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải có phương hướng đầu tư phù hợp với tỷ lệ tăng dân số, cung cấp những đòi hỏi có chất lượng cao về đào tạo thống nhất từ mầm non đến đào tạo nghề, cung cấp những đòi hỏi có chất lượng cao về đào tạo thống nhất từ mầm non đến đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ chăm sóc, chữa bệnh cũng như những nhu cầu về văn hoá. b. Phương hướng phát triển 5.1 Giáo dục, đào tạo Phát triển giáo dục đào tạo cần quán triệt đường lối đào tạo của đảng theo tinh thần Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và các Nghị quyết về phát triển giáo dục của Tỉnh uỷ và huyện uỷ. Chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí; thực hiện giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn, gắn chất lượng học tập với việc giáo dục đào tạo đạo đức truyền thống cho học sinh, khơi dậy truyền thống hiếu học của quê hương văn hoá, kiên quyết phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý học đường. Đẩy mạnh việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Quan tâm đầu tư hỗ trợ cho con em gia đình cách mạng, học sinh giỏi. Tạo điều kiện cho các em học đại học, cao đẳng, bổ sung nguồn cán bộ cho địa phương. Thành lập Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở, các xã, 100% xã, thị trấn, các cơ quan, trường học đều có quỹ khuyến học để hỗ trợ tốt và kịp thời công tác giáo dục và đào tạo. Những định hướng chính: - Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đào tạo, đa dạng hoá hình thức bằng các nguồn vốn, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đại hội giáo dục huyện, xã. trọng tâm là đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật đủ sức đáp ứng những đòi hỏi của cơ chế kinh tế thị trường. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở thêm trường ngoài công lập ở khu vực mẫu giáo, trung học cơ sở và phổ thông trung học. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên, yên tâm nghề nghiệp, từng bước thực hiện các chương trình thường xuyên nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ giaó viên theo chuẩn quốc gia. Cụ thể là: Giáo dục mầm non Nâng cao chất lượng nuôi dạy, bảo đảm vệ sinh học đường và cung cấp đủ giáo viên. Đến năm 2005 sẽ có 60 - 65% các cháu đến tuổi vào nhà trẻ, 85 - 90% số cháu chuyển vào mẫu giáo. Đến năm 2010 phấn đấu 100% các cháu đến tuổi được vào nhà trẻ và mẫu giáo. Giáo dục phổ thông. Đưa thêm nhiều lớp ngoài công lập vào khối phổ thông, tạo mọi nguồn lực để đưa nhanh vào việc phổ cập THPT trong toàn huyện. Chú ý đến việc ưu tiên và có phương thức đào tạo học sinh giỏi theo quy định của Nhà nước. Đảm bảo 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS, đạt 65% (năm 2005), 85% (năm 2010) học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Duy trì phổ cập THCS, đến năm 2010 sẽ phổ cập 80% cho các trường THPT, phấn đấu đến năm 2005, có 6 trường tiểu học, 13 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đào tạo, dạy nghề. Đây là hướng tích cực để cung cấp lao động có kỹ thuật cao cho nền kinh tế huyện. Kết hợp với tỉnh, bằng nhiều nguồn lực, bằng nhiều hình thức nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 25 - 30% vào năm 2005 và lên 40% vào năm 2010. Đồng thời thường xuyên bổ túc đào tạo dạy nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã. Tổ chức những đợt tham quan, các lớp bồi dưỡng tay nghề cho lao động của huyện. Tiến tới định hướng, phân luồng cho học sinh một cách phù hợp để đào tạo nghề ngay tại phổ thông trung học. Có biện pháp thu hút đào tạo từ nơi khác về làm việc, trước hết là con em của huyện. Đối với đội ngũ giáo viên Tạo điều kiện động viên bằng vật chất và tinh thần thông qua phong trào tập thể để giáo viên yên tâm trong công việc. Nâng cao nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên cập nhập các kiến thức mới cho giáo viên, từng bước thực hiện chuẩn hoá và nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định. Đến năm 2010 sẽ có 50% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 100% giáo viên THCS, 100% giáo viên THPT đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở trường lớp Xây dựng đủ trường lớp kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy định trường chuẩn quốc gia. Đầu tư trang thiết bị giảng dạy, xây dựng các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh. Đến năm 2010 các trường các cấp đều sẽ được từng bước kiên cố hoá, các trường THPT sẽ được kiên cố hoá 100%, các trường THCS và tiểu học cũng sẽ được kiên cố 90%, phấn đấu các trường mẫu giáo kiên cố 70%. 5.2 Y tế Quan điểm chung là nâng cao sức khoẻ cộng đồng theo quan điểm dự phòng tích cực, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể nâng cao hiệu quả trị bệnh. Phòng chống bệnh tật để không cho các loại bệnh dịch truyền nhiễm, ký sinh trùng, 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tái phát. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh. Xã hội hoá các ngành y tế, giải quyết tốt các vấn đề có liên quan như giáo dục sức khoẻ, cải tạo môi trường sống và lao động theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thoả mãn nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho cư dân trong huyện dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các định hướng chủ yếu Tập trung đầu tư để củng cố tuyến y tế cơ sở, nâng cao cơ sở vật chất ở các xã. Đến năm 2010 tất cả các xã (28/28) đều có ban CSSKBĐ, tất cả các trạm y tế xã đều có bác sỹ và nữ hộ sinh làm việc để phục vụ tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và sơ chế trước những bệnh hiểm nghèo. 100% trạm y tế xã được kiên cố hoá (mái bằng) đạt chuẩn bình quân chung của tỉnh về cơ sở và giường bệnh phục vụ khám chữa bệnh cho dân. 100% trạm y tế có dược sỹ làm việc hoặc dược sỹ kiêm nhiệm. Nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, tập trung vào chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo; chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 25% vào năm 2005 và xuống dưới 15% vào năm 2010. Đưa tuổi thọ bình quân lên trên 75 tuổi. Hoàn chỉnh mạng lưới y tế xã, xây dựng và một số trạm y tế cụm xã để có thể đảm trách khâu sơ cứu tại cơ sở. Mỗi thôn sẽ thành lập các đội y tế thôn, cứ 1000 dân sẽ có 1 cán bộ y tế có trình độ y tá trở lên. Phấn đấu 90% số hộ có nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh. Quản lý tốt các cơ sở ngành nghề y dược. Thường xuyên giáo dục y đức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ cho cán bộ y tế ở huyện cũng như ở cơ sở. Mỗi năm có ít nhất 2 - 3 bác sỹ Theo học CK1 hoặc CK2,kết hợp với Trung tâm đào tạo tỉnh hàng năm cử 5 - 7 y sỹ đi đào tạo bác sĩ các hình thức. Giải quyết đồng bộ các chính sách đào tạo nguồn kinh phí cho hoạt động y tế cơ sở, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Đầu tư vào giáo dục kiến thức vệ sinh môi trường, qui hoạch đất để xây dựng mỗi xã có một nghĩa địa chung, giải quyết tốt nguồn nước sinh hoạt cho dân cư, xử lý tốt phân rác và nước thải. 5.3. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao. Phát triển văn hoá thông tin phải thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đẩy mạnh cuộc vận động "Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", tích cực triển khai thực hiện "Để án xây dựng đời sống văn hoá cơ sở huyện Ninh Giang giai đoạn 2001 - 2005". Phát huy mọi nguồn lực, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trong huyện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự ng hiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bảo tồn và tôn tạo, quản lý và sử dụng các di tích nhằm khơi dậy lòng tự hoà văn hoá dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, khôi phục và phát triển các hình thức văn nghệ dân gian. Hướng các lễ nghi, phong tục vào những hoạt động lành mạnh, làm phong phú nhu cầu văn hoá của cư dân. Củng cố và phát triển các hình thức thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, gia đình văn hoá. Phát triển văn hoá đi đôi với công tác quản lý ngăn chặn các biểu hiện phi văn hoá, các thủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Đầy lùi và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt Nghị định 87/CP và Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên lĩnh vực văn hoá. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 27 - CT/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang lễn hội. Xây dựng nhà văn hoá, câu lạc bộ xã. Quản lý chặt chẽ và thực hiện tốt chức năng hoạt động của Trung tâm văn hoá huyện. Từng bước xây dựng các công trình văn hoá, tạo thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị mới, phương tiện kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng. Những mục tiêu cụ thể: - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôn tại các di tích lịch sử văn hoá như Đình Cúc Bồ, đài tưởng niệm, Đền Tranh, làng rối nước,... Nâng cao chất lượng và xã hội hoá côgn tác văn hoá thông tin, xây dựng đời sống văn hoá, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương anh hùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt các cuộc vận động xã hội" nếp sống văn minh, gia đình văn hoá", "làng xã văn hoá", "công sở văn hoá", đến năm2010 sẽ có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100% các làng thực hiện quy ước thôn và đăng ký xây dựng Làng văn hoá, khu phố văn hoá, trong đó 90% làng, khu phố đạt tiêu chuẩn Làng văn hoá, khu dân cư văn hoá, 90% khu dân cư đạt tiêu chuẩn "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc", 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn "cơ quan, đơn vị văn hoá". - Qui hoạch đất dành cho phát triển VHTT và TDTT tại tất cả các xã, thị trấn, cụ thể là: Qui hoạch đất tại trung tâm huyện ly cho VHTT là 16.700m2; đất cho TDTT là 66.500m2. + Qui hoạch đất dành cho VHTT - TT cấp thôn là 14.400m2. - Xây dựng đưa vào sử dụng nhà thư viên công cộng huyện (năm 2004), xây dựng nhà thi đấu thể thao đa năng, sân vận động huyện và các công trình thể thao (theo quyết định số 720/CôNG TY của Tổng cục trưởng Tổng cụ TDTT (nay là UBTDTT) V/v ban hành "quy định kỹ thuật quy hoạch công trình thể thao"). 100% các xã, thị trấn có nhà văn hoá, thư viên và sân vận động, 85% làng, khu dân cư có nhà văn hoá. Huyện sẽ xây dựng 3 cụm tuyên truyềnn cổ động bằng vật liệu cứng tại khu vực cầu Bía, thị trấn Ninh Giang, thị tứ Tân Quang. 100% các xã, thị trấn có từ 1 -2 cụm tuyên truyền cổ động. 100% các xã, thị trấn có đội văn nghệ quần chúng (trong số đó 50% có đội chèo truyền thống), đội tuyển thi đấu thể thao. 100% các làng có 1hồ bơi cho thanh thiếu nhi. - Đẩy mạnh phong trào "toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" thực hiện tốt chỉ thị 36 - CôNG TY/TW của BHC TW Đảng (khoá VII) về phía phát triển TDTT trong giai đoạn mới và chỉ thị 17 - CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư TW Đảng (khoá IX) về phát triển TDTT trong giai đoạn mới và chỉ thị 17 - CôNG TY/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư nghiệp TDTT huyện Ninh Giang đến năm 2010. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng, TDTT thành tích cao. Duy trì củng cố và xây dựng 6 lớp ng hiệp dư năng khiếu TDTT và đến năm 2010 thêm 4 lớp (tổng số 10 lớp). - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ làmm công tác VHTT từ huyện đến cơ sở. Tưang cường quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động văn hoá, theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá, góp phần tích cực vào biệc bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín, di đoan. IV. Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội 1. Các giải pháp huy động vốn cho phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2010 cần có những giải pháp phù hợp để trước hết tạo các nguồn vốnn trong huyện, đồng thời đảm bảo đủ năng lực để đón nhận đầu tư nước ngoài. Huy động vốn cần dự trên những định hướng sau: - Cần coi trọng nguồn vốn nội tại mang tính chủ động, đồng thời lấy đó là đối trọng và là cơ sở để thu hút nguồn vốn bên ngoài. - Quản lý tốt các nguồn nvốn được huy động, sử dụng đúng mục đích đề ra các lãng phí. Các biện pháp cụ thể để huy động theo các nguồn vốn như sau: - Thực hiện tốt Chương trình thu hút vốn đầu tư đã được thông qua. - Bằng nhiều biện pháp huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua góp vố, gửi tiền tiết kiệm đầu tư, tín dụng,... Vốn từ các hộ giai đình trong nthời gian qua đã phát triển khá nhanh bằng cách tự đầua tư vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất. Tuy nhiên với từng hộ lượng vốn không nhiều, càn có những biện pháp khuyến khích nhân dân cùng đầu tư thông qua tổ chức các tổ, hợp tác xã, cùng góp vốn để đầu tư sản xuất. Đó là biện pháp tích tụ vốn hữu hiệu trong giai đoạn tới. - Sử dụng tốt các nguồn vốn từ trung ương và tỉnh. Việc quản lý vốn là vấn đề lớn cần có những biện pháp cụ thể, nếu không sẽ bị thất thoát nhiều, gây thiệt hại cho cả quá trình tiếp theo. Muốn như vậy cần có phân định trách nhiệm, vốn của Nhà nước chỉ đầu tư vào nhiều lĩnh vực mũi nhọn. Phát triển tín dụng ngân hàng, đặc biệt tuyến cơ sở, ởư tuyến xã. Vận dụng chính sách thuế phù hợp, ưu đãi (miễn giảm thuế một số trường hợp), thu mua tạm trữ.... nhằm điều tiết và khuyến khích sản xuất. Hỗ trợ thông tin, thông qua các liên doanh góp vốn để đẩy mạnh công tác tư vấn. Cụ thể là: Thứ nhất: vốn từ ngân sách Nhà nước được đầu tư hàng năm trong khuôn khổ kế hoạch chung. Đây là nguồn vốn rất quan trọng dùng để đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng. Để khai thác vào các quá trình sản xuất, có trách nhiệm với kết quản sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Sử dụng nguồn vốn từ ngân sách làm cơ sở ban đầu cho việc xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh như giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông.... để sẵn sàng đón nhận đầu tư từ bên ngoài. Thứ hai:Vốn từ các tổ chức tín dụng cũng sẽ được huy động tham gia vào quá trình đầu tư bằng cách xây dựng các quĩ hỗ trợ "khuyến nông, khuyến công, khuyến thương" để trợ giúp các công trình lớn mà nông dân không đủ khả năng đầu tư. Thực hiện chính sách mở rộng chop vay đến tận người sản xuất. 2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần phải tập trung vào giải quyết mấy vấn đề sau: - Thực hiện tốt Chương trình giải quyết việc làm đã được thông qua. - Nâng cao chất lượng cuộc sống. - Nâng cao dân trí, phát triển đào tạo nghề, đoà tạo cán bộ quản lý. - Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ các nhà quản lý, các chuyên gia khoa học công nghệ giỏi, công nhân có tay nghề cao để thu hút họ đóng góp cho sự phát triển của huyện. Cụ thể: 1. Giảm tỷ lệ sinh và chăm lo sức khoẻ cộng đồng. 2. Tạo nhiều việc làm là một chính sách nhằm phát triển nguồn lực một cách hiệu quả, cần phải mở mang các nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp tại các vùng nông thôn. 3. Nâng cao chất lượng lao động bằng cách: - Nâng cao thể lực lao động, nhất là lao động trẻ thông qua đầu tư vào công tác y tế, khám chữa bệnh, kết hợp với vận động các phong trào thể dục thể thao quần chúng. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công cụ mới ngay trong quá trinìh sản xuất để sử dụng các thiết bị thành thạo. - Nâng mặt bừng văn hoá cao hơn bằng cách tăng cường bổ túc kiến thức cho thanh niên nông thôn. Nâng cao chất lượng công tác quản lý lao động để sử dụng lao động có hiệu quả. 4. Ngoài ra cần có các biện pháp nhằm thu hút chuyên gia giỏi tham gia quản lý và tư vấn cho huyện cũng như đầu tư phát triển kinh tế huyện. 3. Tăng cường công tác quản lý: Củng cố, nâng cao sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên bồii dưỡng cán bộ lãnh đạo cũng như cánn bộ quản lý phù hợp với điều kiện mới. Xúc tiến nhanh các biện pháp cỉa cách hành chính đồng bộ theo chỉ thịu của Chính phủ để củng cố và nâng sức mạnh của công tác quản cho huyện. Giữ vững an ninh quốc phòng và bài trừ các tệ nạn xã hội. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Xây dựng và thực hiện tốt quy ước làng, quy ché dan chủ ở cơ sở. 4. Phát triển khoa học công nghệ. Mục tiêu chủ yếu của phát triển khoa học công nghệ (KHCN) là làm sao cho KHCN phải trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện, góp phần tạo ưu thế cạnh tranh về sản phẩm. Định hướng chung cho các biện pháp phát triển KHCN là hướng tới việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào phát triển kinh tế đồng thời nghiên cứu đầu tư phát triển các ngnàh có lợi thế của huyện. Muốn được như vậy cần phải: 1. Xây dựng cơ sở vật chất KHCN, trước hết là củng cố các cơ sở, trạm trại nghiên cứu hiện có của huyện, nâng cấp bổ sung trang thiế bị để các trạm này đảm bảo được nhiệm vụ phục vụ sản xuất trong cơ chế mới. Chủ động về giống cây con. Có trạm kiểm tra thuốc trừ sâu và phân bón cho nông nghiệp và thuỷ sản. 2. Phát triển nhân lực KHCN, đào tạo đội ngũ cánn bộ làm công tác tư vấn, đủ sức tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Dựa vào các chuyên gia, các cơ sở của tỉnh, tăng cường hội thảo trao đổi, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý tại chỗ. 3. Coi trọng và áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyểnn giao tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nông dân. Thử nghiệm và đưda vào sản xuất các giống cây, con mới cho chất lượng cao. 5. Bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với giữ vững ổn định để thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế bền vững. Muốn như vậy cần phải quan tâm đúng mức đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Các biện pháp chủ yếu là: - Tranh thủ hỗ trợ của tỉnh và trung ương để tiến hành điều tra, nắm lại tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện. - Quy hoạch mạng lưới dân cứ, hệ thống đô thị. Xây dựng mội cách khoa học hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm mục đích giữ vững môi trường trong sạch cho hoạt động xã hội. - Nghiên cứu áp dụng tiếnn bộ KHKT như sử dụng công nghệ sạch, bón phân vi sinh vào sản xuất để không làm cạn kiệt các nguồn lực như đất, nước.... - Có biện pháp hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hoá chất khác gây ô nhiễm cho môi trường. - Dành đất bố trí nghĩa địa và nơi sử lý các chất thải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29175.doc
Tài liệu liên quan