Chuyên đề Định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY 3 I. Định mức tín nhiệm công ty 3 1. Khái niệm về Định mức tín nhiệm công ty: 3 2. Mục đích và vai trò của Định mức tín nhiệm: 4 2.1. Mục đích: 7 2.2. Vai trò: 7 3. Nguyên tắc định mức tín nhiệm. 11 4. Các tổ chức Xếp hạng tín nhiệm: 12 II. Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay 13 1. Phương pháp truyền thống 13 2. Phương pháp xây dựng thang điểm: 14 3. Phương pháp đánh giá: 17 CHƯƠNG II:ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 19 I. Giới thiệu về Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( SGD I ) 19 1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD I: 19 2. Tình hình hoạt động kinh doanh 21 2.1 hoạt động tin dụng 21 2.2. Tình hình huy động vốn 22 3. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007 22 II. Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 23 1. Phương Pháp chung: 23 2. Quy trình chấm điểm. 25 2.1. Thu thập thông tin 26 2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 27 2.3.Chấm điểm quy mô doanh nghiệp 30 2.4.Chấm điểm các chỉ số tài chính 32 2.5Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính 38 2.6.Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 41 2.7.Trình phê duyệt chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 42 3. Định mức tín nhiệm của SGD I đối với một số công ty 42 4. Kết quả thực tế 47 CHƯƠNG III: ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ( CAPM ) 48 I. Mô hình Định giá tài sản vốn ( CAPM ): 48 II. Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng của SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 50 1.Đầu vào của mô hình 50 2. Đầu ra của mô hình 51 III. So sánh kết quả giữa phương pháp Định mức của SSGD I với Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM 59 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC BẢNG, BIỂU 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạng khách hàng doanh nghiệp Loại Điểm Đặc điểm Mức độ rủi ro AA+:Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất 92,4-100 -Tình hình tài chính lành mạnh. -Năng lực cao trong quản lý. -Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định. -Triển vọng phát triển lâu dài. -Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền NN. -Đạo đức tín dụng cao. Thấp nhất AA: Loại ưu 84,8-92,3 -Tình hình tài chính lành mạnh. -Khả năng sinh lời tốt. -Hoạt động hiệu quả và ổn định. -Quản trị tốt. Triển vọng phát triển lâu dài. -Đạo đức tín dụng tốt. Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+ AA-:Loại tốt 77,2-84,7 -Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định. -Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA. -Quản trị tốt. -Triển vọng phát triển tốt. -Đạo đức tín dụng tốt. Thấp BB+:Loại khá 69,6-77,1 -Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn. -Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh. Trung bình BB: Loại trung bình khá 62-69,5 -Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn. -Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung. Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn khách hàng loạiBB+ BB-: Loại trung bình 54,4-61,9 -Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu. -Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động hơn bởi những biến động kinh tế nhỏ. Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hihf hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải tiến CC+: Loại dưới trung bình 46,8-54,3 -Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động. -Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hoặc một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời. -Năng lực quản lý kém. Cao,là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn han. CC: Loại xa dưới trung bình 39,2-46,7 -Hiệu quả hoạt động thấp. -Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn( dưới 90 ngày). -Năng lực quản lý kém. Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. CC-: Loại yếu kém 31,6-39,1 -Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi. -Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. -Năng lực quản lý kém. Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay. C: Loại rất yếu kém Dưới 31,6 Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém. Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi được vốn. 2. Quy trình chấm điểm. Quy trình chấm điểm được chia thành 7 bước: - Bước 1: thu thập thông tin - Bước 2: xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Bước 3: chấm điểm quy mô của doanh nghiệp - Bước 4: chấm điểm các chỉ số tài chính - Bước 5: chấm điểm các chỉ số phi tài chính - Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp - Bước 7: trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng của khách hàng 2.1. Thu thập thông tin. Thu thập thông tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình định mức tín nhiệm, cung cấp nguyên liệu thô cho việc chấm điểm. Tuy nhiên đây là giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng doanh nghiệp cuối cùng. Nên cán bộ tín dụng phải tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập khối lượng thông tin phong phú đồng thời dễ dàng kiểm tra tính chính xác của thông tin. Các nguồn thông tin có thể thu thập được bao gồm: 1. Hồ sơ vay vốn của khách hàng: Đây là bộ hồ sơ mà khách hàng phải gửi cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn, là một điều kiện bắt buộc đối với mọi khách hàng. Hồ sơ khách hàng cung cấp gồm có: Hồ sơ pháp lý trình bày những thông tin về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, điều lệ doanh nghiệp; Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng gồm các báo cáo tài chính trong một số năm( thông thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ) và các bảng kế hoạch về tài chính trong tương lai; Hồ sơ về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai; và cuối cùng là dự án hoặc phương án vay đi kèm với kế hoạch chi tiết sử dụng tiền vay và kế hoạch trả nợ. 2. Thông tin lưu trữ ngân hàng: Là các thông tin trên nhiều phương diện mà ngân hàng theo dõi và lưu trữ về những người đi vay khác nhau trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay có quan hệ làm ăn, quan hệ tín dụng thương mại với một trong những khách hàng của ngân hàng hoặc kinh doanh trong kĩnh vực mà ngân hàng thường xuyên tài trợ thì ngan hàng có thể sử dụng những thông tin lưu trữ của mình để bổ sung cho công tác chấm điểm tín dụng. Đây cũng có thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nếu như hoạt động xử lý và tổ chức lưu trữ thông tin tiến hành trước đó được diễn ra chính xác, an toàn. 3. Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Các thông tin này rất cần thiết để bổ sung thêm cho hoạt động Định mức tín nhiệm , đặc biệt giúp ngân hàng xác minh lại tính chính xác và tính trung thực của các thông tin thu thập được từ 2 nguồn nói trên. Việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bao gồm thăm quan nhà xưởng, văn phòng, tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp, xem xét tài sản, vật thế chấp. Bằng khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin từ nhiều phía, cán bộ tín dụng sẽ nắm được hiện trạng của doanh nghiệp, thấy được những gì đang thực tế diễn ra mà các báo cáo của đơn vị không đề cập hết hoặc đề cập một cách chưa chính xác, giúp loại trừ các báo cáo “ma” 4. Các nguồn thông tin khác: Ngoài các thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể sử dụng một số nguồn thông tin khác. Đó là thông tin từ các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng. Thông tin từ bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng; Thông tin từ các nguồn thông tin chuyên môn như Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC ); Thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của cơ quan chính phu như niên giám thống kê, báo, tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có quan hệ với khách hàng như Bộ chủ quản, cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trường, kiểm toán, hải quan… Và một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc thù của người vay… 2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế, ngành nghề lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các ngành nghề khác nhau thì khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh…Nên việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa. Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để Định mức tín nhiệm khách hàng phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia cũng như phải sát gần với thông lệ chuẩn quốc tế. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng phân thành 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm: - Nông, lâm và ngư nghiệp. - Thương mại và dịch vụ. - Xây dựng. - Công nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề căn cứ vào ngành nghề chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Bảng 2.4. Hướng dẫn phân loại doanh nghiệp Nông, lâm ngư nghiệp -Chăn nuôi -Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp,… -Trồng rừng.. -Khai thác lâm sản. -Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. -Làm muối. Thương mại và dịch vụ -Cảng sông, biển. -Khách sạn, nhà hàng, giải trí du lịch. -Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, văn hóa phẩm, mỹ phẩm, phương tiện giao thông vận tải,… -In ấn, xuất bản sách, báo chí. -Sửa chữa nhà cửa, các loại máy móc, phương tiện giao thông. -Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp. -Tư vấn, môi giới. -Thiết kế thời trang, gia công may mặc. -Bưu chính viễn thông. -Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, dường sắt, đường hàng không. -Vệ sinh môi trường, văn phòng. Xây dựng -Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp. -Hạ tầng đô thị và nhà ở. -Xây lắp, xây dựng cơ bản. Cồng nghiệp -Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát. -Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ phẩm, mỹ nghệ… -Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải. -Sản xuất điện, khí đốt. -Khai thác khoáng sản. -Khai thác than, vật liệu xây dựng ( cát, đá,…), dầu khí 2.3. Chấm điểm quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần được xem xét, bởi doanh nghiệp sẽ khó có thể tiến hành đa dạng hóa hoạt động để giảm rủi ro kinh doanh và nâng cao uy thế cạnh tranh khi quy mô của nó quá nhỏ, bởi chúng không có những ưu thế về quy mô sản xuất, tiềm năng dân sự và tiềm lực về tài chính. Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường chỉ thiên về kinh doanh một loại sản phẩm và đôi khi có những sản phẩm mang lại tính chất thời vụ, nên rủi ro kinh doanh cao hơn. Để xác định qui mô của doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí: Nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần, và giá trị nộp ngân sách cho Nhà nước Bảng 2.5. Hướng dẫn chấm điểm quy mô doanh nghiệp stt Tiêu chí Trị số Điểm 1 Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng Tử 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 10 tỷ đồng 30 25 20 15 10 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên Từ 1000 người đến dưới 1500 người Từ 500 người đến dưới 1000 người Từ 100 người đến dưới 500 người Từ 50 người đến dưới 100 người Dưới 50 người 15 12 9 6 3 1 3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 5 tỷ đồng 40 30 20 10 5 2 4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên Từ 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng Dưới 1 tỷ đồng 15 12 9 6 3 1 Căn cứ vào thang điểm trên các doanh nghiệp được xếp loại thành: Quy mô lớn, vừa và nhỏ: Bảng 2.6. Xác định quy mô doanh nghiệp Điểm Quy mô Từ 70-100 điểm Lớn Từ 30-69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ 2.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính. Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo từng bảng điểm áp dụng cho mỗi ngành nghề và quy mô, gồm có 11 chỉ tiêu cơ bản, thuộc 4 nhóm: 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Các chỉ số thanh khoản đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. Có 2 tỷ số thanh khoản quan trọng là tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. (1)Khả năng thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu có tính linh động cao Các khoản nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn= Trong đó tài sản lưu động gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu và dự trữ. Còn nợ ngắn hạn gồm phải trả nhà cung cấp, phải trả, phải nộp khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trong kỳ. Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng thanh toán nợ ngắn hạn, do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khi giá trị của hệ số này thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp, và cũng là những dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng và ngược lại, khi giá trị của hệ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, và cũng cho thấy doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả tài sản lưu động do quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay quá nhiều nợ phải đòi …Do vậy có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác trong nhiều trường hợp hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng hóa khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ, vì vậy cán bộ tín dụng sẽ xét tới hệ số thanh toán nhanh. (2)Khả năng thanh toán nhanh Tài sản có tính linh động cao Các khoản nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, vàng bạc kim khí đá quý,… có khả năng thanh toán thành tiền nhanh trong ngắn hạn. Như vậy thông qua hai chỉ tiêu trên, cán bộ tín dụng có thể chấm điểm và phân hạng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp vào trong 1 trong 5 hạng sau: -Hạng 1: Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. -Hạng 2:Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. -Hạng 3: Dành cho doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để đáp ứng nghĩa vụ nợ khó đòi - Hạng 4: Cho thấy cần có sự củng cố trong hoạt động tài chính của công ty hoặc công ty sẽ không thể tiếp tục kinh doanh thông thường nếu đáp ứng nghĩa vụ nợ - Hạng 5: Cho thấy cán bộ tín dụng tin rằng người đi vay sẽ không thể trả nợ. Ngân hàng cần phải dựa vào người bảo lãnh hoặc tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ. 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động. (3)Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho = Đối với loại hình kinh doanh dịch vụ thì không có chỉ tiêu giá vốn hàng bán nếu sử dụng chỉ tiêu doanh thu thuần để đánh giá. Hệ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Nếu hệ số này thấp chứng tỏ hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán. (4)Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần Kỳ thu tiền bình quân = Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp, chứng tỏ doanh nghiệp không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, hoặc có thể không gặp phải những khoản nợ khó đòi. Ngược lại nếu kỳ thu tiền binh quân cao, có nghĩa là chính sách bán hàng có vấn đề gây ra việc tồn đọng nợ, hoặc doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nào đó làm tăng cao các khoản phải thu hay làm giảm đi tổng doanh thu (5)Hiệu quả sử dụng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hiệu quả sử dụng tài sản = Hệ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, thể hiện một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Thông qua nhóm chỉ tiêu hoạt động, cán bộ tín dụng có thể xếp doanh nghiệp thành 5 hạng như sau: -Hạng 1:Dành cho doanh nghiệp có khả năng quản lý dự trữ rất tốt, luôn bảo đảm dự trữ hạng tồn kho ở mức tối ưu -Hạng 5:Dành cho doanh nghiệp có khả năng quản lý dự trữ kém, đôi khi lâm vào tình trạng thiếu hụt hàng hóa 2.4.3. Nhóm chỉ tiêu cân nợ. Đòn cân nợ làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận đồng thời cũng làm gia tăng khả năng rủi ro cho công ty và các chủ nợ. Khi hệ số nợ càng lớn, khả năng vỡ nợ của công ty càng cao do đó nguy cơ không thu hồi được nợ càng tăng. Nhóm hệ số này bao gồm 3 loại: (6)Hệ số nợ Nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số nợ = Chỉ tiêu này được tính dựa trên số liệu của bảng cân đối kế toán nên mang tính chất thời điểm. Nó phản ánh nghĩa vụ nợ của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với tất cả các chủ nợ trong việc góp vốn, 1 đồng tài sản hình thành từ nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng là do các chủ nợ tài trợ. Hệ số này quá cao thì chủ doanh nghiệp có thể chuyển phần lớn rủi ro trong sử dụng vốn sang cho họ, còn chỉ tiêu này quá thấp thì các khoản nợ được đảm bảo chắc chắn hơn bằng nguồn vốn CSH nhưng cơ hội cho vay để kiếm lợi nhuận của chủ nợ lại bị hạn chế. (7)Hệ số tự tài trợ Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra. Nó thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. (8)Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng Nợ quá hạn Tổng dư nợ ngân hàng Tỷ số = Tỷ số này thể hiện việc hoàn trả vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không Trên cơ sở chấm điểm 3 chỉ tiêu tài chính trên, cán bộ doanh nghiệp xếp hạng doanh nghiệp: -Hạng 1: Dành cho doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tự có thấp. Đặc biệt doanh nghiệp không có nợ quá hạn -Hạng 2: Dành cho doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tốt hơn mức trung bình. Tỷ trọng nợ trên tổng tài sản vừa phải. Nhưng doanh nghiệp có nợ quá hạn ở mức tương đương với giá trị tổng dư nợ ngân hàng, -Hạng 3: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn tự có ở mức trung bình. Nợ quá hạn gấp khoảng 1,5 lần tổng giá trị dư nợ ngân hàng. -Hạng 4: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên VCSH ở mức khá cao, Nợ quá hạn có giá trị gấp 2 lần tổng dư nợ ngân hàng -Hạng 5: Cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức cao, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản cao, chứng tỏ món vay có rủi ro lớn. Nợ quá hạn so với tổng dư nợ ngân hàng gấp hơn 2 lần. 2.4.4. Nhóm chỉ tiêu thu nhập Nếu các nhóm chỉ tiêu đã trình bày ở trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì nhóm chỉ tiêu thu nhập phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp (9)Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Tổng thu nhập trước thuế Doanh thu thuần Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (10)Doanh lợi tài sản(ROA) Tổng thu nhập trước thuế Tổng tài sản bình quân Doanh lợi tài sản (ROA) = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Các ngân hàng thường quan tâm đến ROA như là một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi để trả lãi vay của tổng tài sản trong doanh nghiệp. Nó cho biết mức độ hiệu quả trong hoạt động mà doanh nghiệp có thể đật được nhằm đáp ứng nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. (11)Doanh lợi vốn chủ sở hữu Tổng thu nhập trước thuế Nguồn vốn CSH bình quân Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Chỉ tiêu trên cho thấy cứ một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế, thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Qua việc chấm điểm 3 chỉ tiêu trên doanh nghiệp được xếp theo 5 hạng -Hạng 1: là hạng cao nhất dành cho doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh làm ăn rất có lãi -Hạng 5: là hạng thấp nhất danh cho doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh có lãi song cho thấy xu hướng phát triển không tốt. Thông thường doanh nghiệp xếp hạng này không được cán bộ tín dụng chấp nhận tài trợ 2.5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Song song với việc chấm điểm các chỉ số tài chính , cán bộ tín dụng còn chấm điểm các tiêu chí phi tài chính. Những chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu là những chỉ tiêu định tính, khó chuyển thành định lượng, vì vậy việc phân tích chủ yếu là dùng phương pháp chuyên gia. Một số chỉ tiêu được lựa chọn để phân tích là: 2.5.1. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay Chi phí trả lãi vay Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay Nợ gốc phải trả + chi phí trả lãi vay Hệ số khả năng trả nợ gốc = Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ: là tiêu thức mô tả xu hướng luân chuyển tiền của doanh nghiệp trong những năm vừa qua có thể tăng nhanh, tăng từ từ, ổn định, hoặc giảm, đến mức âm Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động: Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, so sánh giữa lợi nhuận đạt được trong năm và lưu chuyển iền tệ thuần từ hoạt động, cao hơn, bằng, thấp hơn, hoặc thậm chí bị âm.Nếu trạng thái lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bị âm là dấu hiệu cảnh báo về khả năng trả nợ khó khăn của doanh nghiệp Trên cơ sở trên, các doanh nghiệp được phân loại thành 5 hạng có khả năng lưu chuyển tiền tệ từ thấp đến cao Bảng 2.7. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ STT Điểm chuẩn 20 16 12 8 4 1 Hệ số khả năng trả lãi >4 lần >3 lần >2 lần >1 lần <1lần hoặc âm 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc >2 lần >1,5 lần >1 lần <1 lần âm 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ Tăng nhanh Tăng ổn định Giảm Âm 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động >Lợi nhuận thuần =Lợi nhuận thuần <Lợi nhuận thuần Gần điểm hòa vốn Âm 5 Tiền và các khoản tương đương tiền/VCSH >2.0 >1.5 >1.0 >0.5 Gần bằng 0 2.5.2. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực quản lý Đánh giá về ban quản lý doanh nghiệp Đánh giá về môi trường kiểm soát nội bộ Đánh giá về tính khả thi của dự án kinh doanh và dự toán tài chính Trên cơ sở các tiêu chí trên, khả năng quản lý và kinh nghiệm của doanh nghiệp được phân thành 5 hạng để chấm điểm từ cao xuống thấp 2.5.3. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc). Số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ. Nợ quá hạn trong quá khứ. Số lần cam kết mất khả năng thanh toán ( Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác…). Số lần chậm trả lãi vay. Nếu doanh nghiệp là khách hàng có uy tín với ngân hàng, luôn trả nợ gốc, lãi đúng hạn, không phải gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn thì điểm tín dụng cho tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp sẽ rất cao. Ngược lại nếu quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng không tốt, xuất hiện những lần trả gôc, lãi chậm… thì điểm tín dụng cho tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp sẽ không cao. Tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng được phân thành 5 hạng từ cao đến thấp 2.5.4. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh Giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết khăng khít với nhau. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ là điều kiện tốt thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhưng ngược lại môi trường kinh doanh khó khăn sẽ cản trở, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu chủ yếu: Triển vọng ngành Danh tiếng của doanh nghiệp Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp Số lượng đối thủ cạnh tranh Ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách doanh nghiệp nhà nước Tổng hợp các tiêu chí trên, hệ thống chấm điểm tín dụng xây dựng được bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh gồm 5 hạng từ cao đến thấp 2.5.6 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác Tính đa dạng hóa Thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu Sự phụ thuộc vào các đối tác Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong những năm gần đây Tài sản đảm bảo Tổng hợp 5 tiêu chí trên, ngân hàng phân loại doanh nghiệp thành 5 hạng ứng với các mức tín dụng từ cao xuống thấp 2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp. Khi tính điểm các chỉ số tài chính, hệ thống chấm điểm tín dụng còn dùng phương pháp trọng số để thể hiện chính xác việc cho điểm các chỉ tiêu tài chính, cũng như mức độ tác động khác nhau của các chỉ số tài chính đến khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp. Không chỉ có các chỉ tiêu tài chính chấm điểm theo trọng số mà các chỉ tiêu phi tài chính cũng áp dụng trọng số để phản ánh xác thực mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí tới khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của khách hàng. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm các tiêu chí phi tài chính và tiêu chí tài chính. Cán bộ tín dụng cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính với trọng số để xác định điểm tổng hợp theo bảng hướng dẫn sau: Bảng 2.8. Tổng hợp điểm tín dụng Thông tin tài chính không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 45% Các chỉ tiêu tài chính 40% 55% Điểm tổng hợp thu được sau khi chấm điểm sẽ là căn cứ để cán bộ tín dụng xếp hạng doanh nghiệp. 2.7. Trình phê duyệt chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị Giám đốc Ngân hàng phê duyệt. Tờ trình phải được Trưởng phòng tín dụng kiểm tra trước khi trình lên Giám đốc. 3. Định mức tín nhiệm của SGD I đối với một số công ty Xin đưa ra một ví dụ cụ thể cho việc chấm điểm tín nhiệm của SGD I đối với các công ty xin cấp tín dụng: Công ty A có vốn điều lệ là 12.600.000.000 VNĐ, ngành nghề SXKD chính : Sản xuất phụ kiện thiết bị cho các công trình giao thông. Đánh giá về năng lực, trình độ quản lý, uy tín của khách hàng và người điều hành : Có năng lực và trình độ quản lý. Các bước chấm điểm tín dụng B1: Thu thập thông tin: + Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp + Báo cáo tài chính năm 2006 + Phỏng vấn trực tiếp khách hàng B2: Ngành nghề kinh doanh : Giống đăng ký kinh doanh B3: Chấm điểm về quy mô doanh nghiệp: Bảng 2.9. Chấm điểm quy mô doanh nghiệp STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ ĐIỂM 1 Nguồn vốn kinh doanh Triệu đồng 24.456 15 2 Lao động hiện có Người 360 6 3 Doanh thu thuần Triệu đồng 90.623 20 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 337 1 Tổng 42 B4: Chấm điểm chỉ số tài chính: Bảng 2.10. Bảng chấm điểm các chỉ số tài chính SST CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ ĐIỂM TRỌNG SỐ TỔNG ĐIỂM A Chỉ tiêu thanh khoản 1 Knăng thanh toán ngắn hạn 0,71 40 8% 3,2 2 Knăng thanh toán nhanh 0,62 80 - 6,4 B Các chỉ tiêu hoạt động 1 Vquay hàng tồn kho 3,61 80 10% 8 2 Kỳ thu tiền BQ 93,9 20 - 2 3 Hiệu quả sử dụng tài sản 1,47 20 - 2 C Chỉ tiêu cân nợ% 1 Nợ phải trả/ tổng tài sản 82,6 20 10% 2 2 Nợ phải trả/VCSH 475 20 - 2 3 Nợ QHạn/ Tổng dư nợ 0 100 - 10 D Chỉ tiêu thu nhập (%) 1 Tổng TNTT/ Dthu 0,83 20 8% 1,6 2 TNTT/ Tổng tài sản 0,49 20 - 1,6 3 Tổng TNTT/ VCSH 2,81 20 - 1,6 Tổng điểm 40,4 B5: Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính: + Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ Bảng 2.11. Bảng chấm điểm lưu chuyển tiền tệ. STT Các chỉ tiêu hoạt động Điểm chuẩn 1 Hệ số khả năng trả lãi 8 2 Hệ số khả năng trả nợ gốc 20 3 Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ 16 4 Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động 20 5 Tiền và các khoản tương đương tiền/ VCSH 20 Tổng điểm 84 20%*84 = 16,8 + Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý Bảng 2.12. Bảng chấm điểm năng lực và kinh nghiệm quản lý STT CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ ĐIỂM 1 Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp 27% 20 2 Kinh nghiệm của người đứng đầu điều hành doanh nghiệp - 20 3 Môi trường kiểm soát nội bộ - 20 4 Thành tựu và thất bại của đội ngũ lãnh đạo điều hành - 20 5 Tính khả thi - 20 27% 100 Tổng điểm đạt 27 +CĐTD theo tiêu chí tình hình giao dịch và uy tín với ngân hàng Bảng 2.13. Bảng chấm điểm tình hình giao dịch và uy tín với ngân hàng STT CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ ĐIỂM 1 Trả nợ đúng hạn 33% 10 2 Số lần ra hạn nơ - 10 3 Nợ quá hạn trong quá khứ - 10 4 Số lần mất khả năng thanh toán đối với cam kết NHCV - 10 5 Số lần chậm trả lãi - 10 6 Thời gian duy trì tk - 10 7 Số lượng giao dịch TB hàng tháng với TK tại NHCV - 8 8 Số lượng các loại giao dịch - 10 9 Số dư TG bình quân - 2 10 Số lượng NH khác mà khách hàng duy trì - 8 Tổng cộng 33% 88 Tổng điểm đạt 29.04 + Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh Bảng 2.14. Bảng chấm điểm môi trường kinh doanh STT CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ ĐIỂM 1 Triển vọng ngành ổn định 7% 20 2 Được biết đến thương hiệu - 16 3 Vị thế cạnh tranh - 20 4 Số lượng đối thủ cạnh tranh - 16 5 Thu nhập của DN xin cấp TD chịu ảnh hưởng của quy trình đổi mới cải cách - 20 Tổng cộng 7% 92 Tổng điểm đạt 6,44 + Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác Bảng 2.15. Bảng chấm điểm các đặc điểm hoạt động STT CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ ĐIỂM 1 Đa dạng hóa các hoạt động theo ngành, thị trường, và vị trí địa lý 13% 20 2 Thu nhập từ hoạt động XK - 4 3 Sự phụ thuộc vào các đối tác - 16 4 LNST của DN trong những năm gần đây - 16 5 Tài sản đảm bảo - 4 Tổng cộng 13% 60 Tổng điểm đạt 7,8 + Tổng hợp điểm tín dụng Bảng 2.16. Bảng tổng hợp điểm tín dụng STT CHỈ TIÊU TRỌNG SỐ ĐIỂM TỔNG 1 Các chỉ tiêu phi tài chính 60% 87,08 52,25 2 Các chỉ tiêu tài chính 40% 40,4 16,16 Tổng điểm đạt 68,41 Kết quả chấm điểm trên cho thấy doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng là BB với đánh giá: Có tiềm lực tài chính trung bình. Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung. Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả: Việc cho vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền vay. Căn cứ vào chính sách tín dụng mà sổ tay tín dụng hướng dẫn đối với khách hàng xếp hạng BB, cán bộ tín dụng đã ra quyết định tín dụng và được hội đồng tín dụng chấp thuận như sau: Mức dư nợ ngắn hạn cao nhất: 22.000.000.000 đ Phương thức cho vay : theo hạn mức tín dụng quản lý và theo dõi từng công trình. Thời hạn áp dụng : đến 31/12/2006. Thời hạn cho vay : 1 năm. Lãi suất cho vay : 0,75%/ tháng. Cách thức trả nợ gốc : theo quy định trên giấy nhận nợ. Cách thức trả lãi : trả lãi hàng tháng. 4. Kết quả thực tế. Thực tế cho thấy tình hình hoạt động và chi trả nợ của doanh nghiệp đối với SGD I diễn ra đúng như dự đoán và kết luận của cán bộ tín dụng CHƯƠNG III ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) I. Mô hình Định giá tài sản vốn (CAPM). Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là cốt lõi của lý thuyết tài chính hiện đại. Vào năm 1952, Harry Markowitz là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết đấu tư hiện đại, đến năm 1964 Wiliam Sharpe, John Lintner và Jan Mossin đã phát triển mô hình CAPM. Mô hình CAPM được xây dựng dựa trên các giả thiết về nhà đầu tư trên thị trường đều là những người e ngại rủi ro và với mục tiêu là tối đa hóa lợi ích kì vọng. Tất cả các nhà đầu tư đều là các tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường và đều đồng nhất trong việc đánh giá các thông tin, chỉ số phản ánh hoạt động của thị trường, từ đó đồng nhất trong việc đánh giá lợi suất kì vọng cũng như dao động của các lợi suất trên thị trường. Một giả thiết của mô hình CAPM nữa là về thị trường và các tài sản: Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, tức là mọi thông tin trên thị trường đều được cung cấp một cách miễn phí cho các nhà đầu tư, trên thị trường không hạn chế về khối lượng các hàng hóa giao dịch cũng như các điều kiện về bán khống tài sản, không có các chi phí liên quan đến giao dịch các loại tài sản và không có chi phí về thuế. Trên thị trường có các tài sản rủi ro và phi rủi ro, các tài sản có khối lượng cố định, có thể chia nhỏ khối lượng tùy ý, tất cả các tài sản đều có thể trao đổi mua bán trên thị trường. Mô hình CAPM cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng. CAPM chia rủi ro của danh mục đầu tư thành rủi ro hệ thống và rủi ro riêng biệt. Rủi ro hệ thống là rủi ro của danh mục đầu tư thị trường. Khi thị trường biến động, mỗi tài sản riêng biệt đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Rủi ro riêng là rủi ro gắn với một tài sản riêng biệt, nó gắn với phần lợi suất của tài sản không tương quan với sự biến động của thị trường. Rủi ro hệ thống không thể giảm bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, rủi ro riêng biệt có thể giảm bằng đa dạng hóa. Mô hình CAPM mô tả lợi suất của một tài sản hay một danh mục đầu tư bằng lợi suất của tài sản phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro. Đối với một tài sản: E(RI)=RF + βI(E(RM)-RF) Đối với một danh mục: E(RP)=RF+βp(E(RM)-RF) Trong đó: RF:Lợi suất của tài sản phi rủi ro. RM:Lợi suất của danh mục thị trường. βi(E(RM)-RF),βp(E(RM)-RF):Phần bù rủi ro. Ri:Lợi suất của tài sản i. Rp:Lợi suất của danh mục p. Từ hai phương trình trên cho thấy lợi suất kỳ vọng của tài sản hay danh mục tỷ lệ thuận với hệ số rủi ro (β).Hệ số (β) này càng lớn thì tài sản hay danh mục có rủi ro càng cao và tương ứng với nó là lợi suất kỳ vọng càng cao. Người ta có thể dựa vào hệ số beta để đánh giá mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của một danh mục hay một cổ phiếu. Nếu β >1 tức danh mục hay cổ phiếu này biến động lớn hơn thị trường (cổ phiếu năng động) , ngược lại nếu β < 1 có nghĩa là cổ phiếu hay danh mục này biến động ít hơn thị trường (cổ phiếu thụ động). Danh mục thị trường có β = 1. Một danh mục hay một tài sản bất ky trên thị trường đều có giá và giá của chúng được định theo phương trình: ri=rf+βi(rm-rf). Đối với một tài sản. rq=rf+βi(rm-rf). Đối với một danh mục. Trong đó, (rm-rf) là giá trị một đơn vị rủi ro tính theo giá thị trường. II. Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng của SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam 1. Đầu vào của mô hình. Sau đây là một số công ty đã niêm yết có cổ phiếu bán trên thị trường, là khách hàng của SGD I và được cán bộ tín dụng của Sở xếp cùng hạng tín nhiệm là hạng BB. Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính STT DTT LNST ĐMTN A 734.283 1.418 BB B 368.600 17.065 BB C 221.751 8.000 BB D 133.140 9.048 BB E 370.000 7.800 BB F 115.000 9.000 BB G 198.000 4.966 BB Chúng ta sẽ sử dụng mô hình định giá tài sản (CAPM) để xác định hệ số rủi ro β của lợi suất các loại cổ phiếu đó. Mô hình: Ri = Rf + βi*(Rm- Rf) + ε Trong đó: - Ri là lợi suất của các cổ phiếu - Rf là lãi suất phi rủi ro trên thị trường, ở đây ta lấy lãi suất của trái phiếu chính phủ = 9,25% 1năm tức là = 0,025342% 1ngày - Rm là lợi suất của danh mục thị trường, ở đây ta lấy danh mục thị trường là danh mục Vn-index - ε là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên Với mô hình này ta dựa vào lợi suất của cổ phiếu biến động qua các phiên ta có thể xác định được rủi ro của các loại cổ phiếu đó, rủi ro ở đây được hiểu là sự khác biệt của lợi suất cổ phiếu so với lãi suất phi rủi ro. Lợi suất của cổ phiếu được lấy hoàn toàn là do thị trường quyết định được đánh giá dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Sử dụng bộ số liệu là lợi suất của các loại cổ phiếu và chỉ số Vn-index biến động qua các phiên trong vòng 6 tháng cuối năm 2006 2. Đầu ra của mô hình Sử dụng phần mền Eviews để xử lý bộ số liệu với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), ta có kết quả sau đây: Đối với cổ phiếu của công ty thứ nhất Bảng 3.2. Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty A Dependent Variable: RA Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:51 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.000209 0.002412 -0.086651 0.9311 RVNINDEX - 0.00025342 0.978351 0.025670 38.11204 0.0000 R-squared 0.925455 Mean dependent var -0.005187 Adjusted R-squared 0.924818 S.D. dependent var 0.095836 S.E. of regression 0.026278 Akaike info criterion -4.423533 Sum squared resid 0.080790 Schwarz criterion -4.376825 Log likelihood 265.2002 F-statistic 1452.528 Durbin-Watson stat 2.126526 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RA C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RA = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RA = -0.0002090371056 + 0.978351369*(RVNINDEX - 0.00025342) Phương trình trên cho thấy hệ số β của lợi suất cổ phiếu của công ty A = +0.978 và hệ số C ngoài lãi suất phi rủi ro trên thị trường = 0.00025342 còn có một phần nữa = -0.00021-0.00025342= -0.00046342, đó chính là tác động của những yếu tố không mong đợi đối với lợi suất của cổ phiếu (ε ) Đối với cổ phiếu của công ty thứ hai Bảng 3.3. Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty B Dependent Variable: RB Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:51 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.001842 0.002562 -0.718899 0.4736 RVNINDEX - 0.00025342 0.974075 0.027266 35.72527 0.0000 R-squared 0.916026 Mean dependent var -0.006798 Adjusted R-squared 0.915309 S.D. dependent var 0.095907 S.E. of regression 0.027911 Akaike info criterion -4.302949 Sum squared resid 0.091144 Schwarz criterion -4.256241 Log likelihood 258.0255 F-statistic 1276.295 Durbin-Watson stat 2.064551 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RB C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RB = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RB = -0.001842054311 + 0.9740752102*(RVNINDEX - 0.00025342) Ta thấy hệ số β = + 0.974 và ε = - 0021 Đối với cổ phiếu của công ty thứ ba Bảng 3.4 . Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty C Dependent Variable: RC Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:52 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.004149 0.002798 -1.482934 0.1408 RVNINDEX - 0.00025342 0.964134 0.029771 32.38548 0.0000 R-squared 0.899641 Mean dependent var -0.009054 Adjusted R-squared 0.898784 S.D. dependent var 0.095789 S.E. of regression 0.030475 Akaike info criterion -4.127170 Sum squared resid 0.108659 Schwarz criterion -4.080462 Log likelihood 247.5666 F-statistic 1048.820 Durbin-Watson stat 2.002927 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RC C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RC = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RC = -0.00414883747 + 0.9641338826*(RVNINDEX - .00025342) Hệ số β = + 0.964 và ε = - 0.0044 Đối với cổ phiếu của công ty thứ tư Bảng 3.5. Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty D Dependent Variable: RD Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:52 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.003561 0.002267 -1.570861 0.1189 RVNINDEX - 0.00025342 0.970361 0.024125 40.22263 0.0000 R-squared 0.932559 Mean dependent var -0.008499 Adjusted R-squared 0.931983 S.D. dependent var 0.094691 S.E. of regression 0.024695 Akaike info criterion -4.547733 Sum squared resid 0.071354 Schwarz criterion -4.501025 Log likelihood 272.5901 F-statistic 1617.860 Durbin-Watson stat 1.879603 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RD C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RD = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RD = -0.003561380343 + 0.9703611432*(RVNINDEX - 0.00025342) Hệ số β = + 0.97 và ε = - 0.0038 Đối với cô phiếu của công ty thứ năm Bảng 3.6. Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty E Dependent Variable: RE Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:53 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.003245 0.002920 -1.111036 0.2688 RVNINDEX - 0.00025342 0.974173 0.031075 31.34870 0.0000 R-squared 0.893611 Mean dependent var -0.008201 Adjusted R-squared 0.892702 S.D. dependent var 0.097112 S.E. of regression 0.031810 Akaike info criterion -4.041377 Sum squared resid 0.118393 Schwarz criterion -3.994669 Log likelihood 242.4620 F-statistic 982.7408 Durbin-Watson stat 1.815030 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RE C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RE = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RE = -0.003244608572 + 0.9741730067*(RVNINDEX - 0.00025342) Hệ số β = - 0.974 và ε = - 0.0035 Đối với cổ phiếu của công ty thứ sáu Bảng 3.7. Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty F Dependent Variable: RF Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:53 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.002635 0.003351 -0.786297 0.4333 RVNINDEX - 0.00025342 0.964109 0.035661 27.03515 0.0000 R-squared 0.862012 Mean dependent var -0.007541 Adjusted R-squared 0.860833 S.D. dependent var 0.097855 S.E. of regression 0.036505 Akaike info criterion -3.766077 Sum squared resid 0.155915 Schwarz criterion -3.719369 Log likelihood 226.0816 F-statistic 730.8994 Durbin-Watson stat 1.870332 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RF C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RF = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RF = -0.002635127171 + 0.9641091838*(RVNINDEX - 0.00025342) Hệ số β= + 0.964 và ε = - 0.00285 Đối với cổ phiếu của công ty thứ bảy Bảng 3.8 . Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty G Dependent Variable: RG Method: Least Squares Date: 05/08/07 Time: 08:53 Sample: 1 119 Included observations: 119 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.003176 0.002518 -1.261105 0.2098 RVNINDEX - 0.00025342 0.963855 0.026798 35.96763 0.0000 R-squared 0.917061 Mean dependent var -0.008080 Adjusted R-squared 0.916352 S.D. dependent var 0.094847 S.E. of regression 0.027432 Akaike info criterion -4.337567 Sum squared resid 0.088043 Schwarz criterion -4.290859 Log likelihood 260.0852 F-statistic 1293.671 Durbin-Watson stat 1.936113 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command: ===================== LS RG C (RVNINDEX - 0.00025342) Estimation Equation: ===================== RG = C(1) + C(2)*(RVNINDEX - 0.00025342) Substituted Coefficients: ===================== RG = -0.003175914466 + 0.9638550942*(RVNINDEX - 0.00025342) Hệ số β = + 0.964 và ε = - 0.00342 Ta có một bảng giá trị các hệ số β và giá trị ε sau đây: Bảng 3.9. Bảng hệ số β và ε CÔNG TY HỆ SỐ β ε A +0.978 -0.000463 B +0.974 - 0021 C +0.964 - 0.0044 D +0.97 - 0.0038 E +0.974 - 0.0035 F +0.964 - 0.00285 G +0.964 -0.00342 Ta thấy hệ số β của lợi suất cổ phiếu các công ty có giá trị xấp xỉ bằng nhau và gần với giá trị +1 tức là nó biến động gần với danh mục thị trường nhưng với mức độ ít hơn. Điều này có nghĩa là khi thị trường lên thì nó cũng lên, và khi thị trường xuống thì nó cũng xuống. Như vậy lợi suất của các loại cổ phiếu này không ổn định, thể hiện rằng nhà đầu tư chưa tin tưởng hoàn toàn vào hoạt động của các công ty này. Hay nói cách khác, độ tín nhiệm của các Nhà đầu tư với các công ty này là không cao nhưng cũng không phải là quá thấp. Hoạt động của các công ty này phụ thuộc rất lớn vào môi trường và điều kiện kinh doanh, một sự bất ổn trong nền kinh tế nói chung cũng có thể gây tác động tương tự tới hoạt động của họ. Tác động vào lợi suất của các cổ phiếu ngoài các yếu tố về thị trường ảnh hưởng tới toàn bộ các cổ phiếu (phần rủi ro hệ thống) thì mỗi loại cổ phiếu còn chịu sự tác động riêng của các yếu tố khác, đó là giá trị ε và phần tác động này làm giảm lợi suất của chúng, tuy rằng rất nhỏ. Các yếu tố này mang tính ngẫu nhiên không thể dự đoán được và khác nhau đối với mỗi loại cổ phiếu. Nó thể hiện tính đặc thù, riêng biệt của mỗi công ty. Như vậy khi đánh giá về một công ty, ngoài các chỉ tiêu chung được đưa ra để làm tiêu chuẩn đánh giá, còn có những đặc điểm riêng, mà phần này cũng tác động tới mức tín nhiệm của công ty. Nếu như coi hệ số β = 0 là giá trị mà tại đó lợi suất của các cổ phiếu là không có rủi ro thì ta thấy rủi ro của các cổ phiếu là ở mức trung bình III. So sánh kết quả giữa phương pháp Định mức của SSGD I với Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Sử dụng hai phương pháp định mức tín nhiệm đều cho một kết quả tương tự, tuy nhiên, phương pháp mô hình sử dụng mô hình CAPM sẽ cho kết quả đầy đủ hơn, ngay trong một lớp tín nhiệm cũng có sự khác nhau giữa các cá thể. Điều này có thể được giải thích là mỗi loại cổ phiếu có một đặc điểm riêng, ngoài những cái mà có chung cho tất cả. Như vậy ngay trong một mức định mức cũng có thể có sự đối xử khác nhau từ phía ngân hàng đối với các doanh nghiệp nếu như xét cả những yếu tố đặc thù đối với từng doanh nghiệp. Có những chỉ tiêu mà doanh nghiệp này có mà doanh nghiệp kia không có, để đánh giá được điều này thì không thể nhìn vào hệ thống bảng chấm điểm để đánh giá. Mô hình CAPM dựa trên số liệu lịch sử và đánh giá thực tế để định mức tín nhiệm do đó có thể có độ tin cậy cao hơn ở một vài khía cạnh. KẾT LUẬN Định mức tín nhiệm có thể hiểu đơn giản là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng cho vay như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn, nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Rủi ro này có thể được đánh giá thông qua việc biến động giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. Việc nghiên cứu, hình thành và ứng dụng định mức tín nhiệm là bước phát triển to lớn của công nghệ Ngân Hàng, đặc biệt là công nghệ Ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, vấn đề định mức tín nhiệm công ty là một vấn đề lớn, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Mặt khác, một hệ thống định mức tín nhiệm chuẩn chưa được thông nhất trong toàn ngành Ngân hàng, vì thế hiện nay mỗi ngân hàng đều tự xây dựng một hệ thống định mức tín nhiệm riêng.Điều này sẽ gây khó khăn cho việc so sánh các doanh nghiệp được định mức ở các ngân hàng khác nhau. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) sử dụng lợi suất của các loại cổ phiếu trên thị trường cùng với danh mục thị trường và lãi suất phi rủi ro để xác định rủi ro các loại cổ phiếu, từ đó có thể thấy được rủi ro của các công ty. Mặc dù mô hình này cũng có những nhược điểm đó là nếu như danh mục thị trường được chọn là danh mục hiệu quả thì hệ thức CAPM là đúng, nhưng thực tế danh mục thị trường được chọn có hiệu quả hay không thì còn tùy thuộc vào tính hiệu quả của thị trường. Thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam mới đang ở giai đoạn bắt đầu, còn có nhiều bất ổn nhưng đang đi vào ổn định, với sự bùng nổ như hiện nay thì chỉ trong 1 thời gian ngắn nữa sẽ đi vào hoạt động hiệu quả. Với khả năng nghiên cứu và phân tích còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế không lâu nên bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, nhận xét và bổ sung nhằm hoàn thiện bài viết này. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm của một số công ty định mức tín nhiệm 14 Bảng 1.2 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn 15 Bảng 1.3 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ ngắn hạn 16 Bảng 1.4 Quan hệ xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn và dài hạn 17 Bảng 2.1 Hoạt động tín dụng của SGD I NHCT VN 21 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của SGD I 22 Bảng 2.3 Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp 23 Bảng 2.4 Hướng dẫn phân loại doanh nghiệp 28 Bảng 2.5 Hướng dẫn chấm điểm quy mô doanh nghiệp 31 Bảng 2.6 Xác định quy mô doanh nghiệp 32 Bảng 2.7 Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ 39 Bảng 2.8 Tổng hợp điểm tín dụng 42 Bảng 2.9 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp 43 Bảng 2.10 Bảng chấm điểm các chỉ số tài chính 43 Bảng 2.11 Bảng chấm điểm lưu chuyển tiền tệ 44 Bảng 2.12 Bảng chấm điểm năng lực và kinh nghiệm quản lý 44 Bảng 2.13 Bảng chấm điểm tình hình giao dịch và uy tín với Ngân hàng 45 Bảng 2.14 Bảng chấm điểm môi trường kinh doanh 45 Bảng 2.15 Bảng chấm điểm các đặc điểm hoạt động 46 Bảng 2.16 Bảng tổng hợp điểm tín dụng 46 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính 50 Bảng 3.2 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty A 51 Bảng 3.3 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty B 52 Bảng 3.4 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty C 53 Bảng 3.5 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty D 54 Bảng 3.6 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty E 55 Bảng 3.7 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty F 56 Bảng 3.8 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty G 57 Bảng 3.9 Bảng hệ số β và ε 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Văn Thứ (2005), Giáo trình Thống kê thực hành, nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. 2. PGS.TS Nguyễn Quang Dong-Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2003), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB thống kê 3. Bài tập kinh tế lượng của PGS.TS Nguyễn Quang Dong – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật 2002 4. Bài giảng môn phân tích và định giá tài sản tài chính, PGS.TS. Hoàng Đình Tuấn, Khoa Toán Kinh Tế Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 5. Ts.Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 6. Tạp chí Kinh Tế & Phát triển-Khoa Toán Kinh Tế-Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 7. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Tiến Phúc (1999), Xếp hạng tín nhiệm – Nguyên lý và thực tiễn, Nhà xuất bản Tài chính 8. Sổ tay tín dụng của Ngân hàng Công Thương. 9. Phan Thị Thu Hà, Trường Đại học kinh tế quốc dân (2006), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê. 10. Các website: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK3041.DOC
Tài liệu liên quan