Chuyên đề Giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472

Và quan trọng nhất là Cục nên có những kế hoạch hợp lý trong việc quyết toán công trình cho công ty, cũng như có cơ chế thanh toán công bằng, nhanh chóng, tránh để xảy ra tình trạng như những năm trước, sẽ là một điều hoàn toàn bất lợi cho hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn những giải pháp và kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp, cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên, đó cũng là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472.

doc82 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi nào bên khách hàng có khả năng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công ty không thể biết trước được thời hạn trả này, nên không thể chủ động trong việc tính toán nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Và có những công trình, khách hàng trả chậm đến 2 năm. Đến năm 2007 số vòng quay tăng lên là 2,53 vòng. Điều này có nghĩa là thời gian một vòng quay các khoản phải giảm xuống. Năm 2007 thời gian một vòng quay các khoản phải thu giảm đáng kể là 144 ngày. Nguyên nhân của sự giảm mạnh này là Cục đường bộ đã quyết toán nợ công trình cho công ty. Tuy nhiên thời gian của một vòng quay vẫn còn cao, lý do là dù thu được nợ cũ thì khi kí kết các hợp đồng mới, công ty lại phát sinh các khoản phải thu mới. Nhìn chung thời gian cần thiết để cụng ty thu hồi công nợ là quá lớn (kéo dài gần một năm), điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cụng ty. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ được phân tích kỹ hơn trong những phần sau. - Hoạt động quản lý vốn lưu động trong sản xuất Trong cơ cấu vốn lưu động của cụng ty có một bộ phận quan trọng nằm trong khâu sản xuất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của cụng ty được liên tục. Bộ phận chủ yếu của vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất là giá trị sản phẩm dở dang hay chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong công ty bộ phận này chính là giá trị của công trình thi công dở dang. Để đánh giá hiệu quả của việc quản lý bộ phận vốn lưu động này ta có thể so sánh giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với giá trị của doanh thu thực hiện trong kỳ. Bảng 24: Tình hình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (nguồn: Phũng tài chớnh kế toỏn) Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Chi phí SXKD dở dang 3.550 7.125 12.259 Doanh thu thực hiện trong kỳ 30.823 31.556 40.823 Tỷ lệ (1)/(2) 0,067 0,034 0,085 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cụng ty cú xu hướng tăng qua cỏc năm. Năm 2005 chi phớ sản xuất dở dang là thỡ đến năm 2007 là tăng %. Điều đó làm cho tỷ lệ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang/doanh thu cũng biến động theo. Tình trạng này đã gây ra ứ đọng vốn lưu động. Đây cũng là một vấn đề cần xem xét tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cụng ty. Trên đây là một số vấn đề cơ bản trong hoạt động quản lý vốn lưu động của cụng ty quản lý và sữa chữa đường bộ 472. Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của cụng ty trong thời gian qua chưa thực sự đạt hiệu quả cần thiết. Nguyên nhân chủ yếu là do cụng ty chưa cú những kế hoạch thu hồi nợ kịp thời, dẫn đến sú lượng công việc có phần chững lại. Vì thế, trong công tác quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung cũng như vốn lưu động nói riêng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. 1.3 Nhận xét chung về tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty 1.3.1 Nhận xét chung về tình hình huy động vốn a. Những mặt tích cực: Có thể thấy hiện tại công ty đã phát huy ưu thế tốt về danh tiếng của mình để có thể huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác. Lượng vốn này về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời việc vay vốn từ các tổ chức khác ngoài ngân hàng đã giúp công ty giảm chi phí lãi suất đáng kể. b. Những mặt hạn chế: Các hình thức huy động vốn của công ty vẫn còn hạn chế, do đó trong trường hợp khách hàng trả nợ chậm, công ty sẽ gặp khó khăn lớn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.3.2 Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn 1.3.2.1 Tình hình sử dụng vốn cố định a. Những mặt tích cực: - Công ty luôn cân nhắc kỹ trước khi mua mới tài sản cố định, chỉ mua sắm khi thật sự cần thiết. Điều này giúp công ty tiết kiệm được những chi phí đáng kể. - Sử dụng triệt để số máy móc hiện có, không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn cố định. - Giải quyết tốt vấn đề thanh lý tài sản cố định. - Chú trọng vào việc đầu tư các phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, nhà xưởng. b. Những mặt hạn chế: - Như đã trình trong các phần trước để có thể giành được những hợp đồng kinh tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cụng ty phải thường xuyên đầu tư đổi mới các máy móc thiết bị và đòi hỏi cụng ty phải có một lượng vốn lớn, hơn nữa hiện nay máy móc của cụng ty đang xuống cấp khá nhanh, do đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên nhưng thực tế Nhà máy không huy động đủ nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định này và đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn gây khó khăn trong công tác quản lý vốn, cơ cấu huy động vốn của cụng ty chưa hợp lý. Trong thời gian qua giá trị của TSCĐ trong tổng tài sản của cụng ty liên tục giảm qua các năm. Năm 2000 chỉ còn khoảng 53%, điều này cho thấy tình trạng xuống cấp của TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị. Trong khi đó cụng ty chưa có một kế hoạch cụ thể nào cho việc sửa chữa, nâng cấp hoặc thay thế TSCĐ. Ngoài ra, trong việc trích khấu hao để tạo nguồn tái sản xuất tài sản cố định cụng ty đã có sự chú ý nhiều hơn đến phương pháp tính khấu hao nhưng phương pháp áp dụng chưa phù hợp. 1.3.2.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động a. Những mặt tích cực: - Sức sản xuất của đồng vốn lưu động tương đối lớn. b. Những mặt hạn chế: Vốn lưu động tại công ty đang có xu hướng tăng nhanh, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Nhà máy in Diên Hồng cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau: Công tác quản lý các khoản phải thu: Việc số lượng và qui mô các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn vào năm 2005 và 2006 đã gây ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc kế hoạch hóa ngân quỹ của công ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân của tình trạng này là công tác thanh quyết toán các hợp đồng đã hoàn thành với khách hàng còn bị kéo dài. Công tác quản lý hàng tồn kho : Hàng tồn kho của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động hàng năm, do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Hiện nay nguyên vật liệu của Công ty phải nhập từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng không đồng đều làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, việc lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu chưa được Công ty thực sự quan tâm, dẫn đến lượng nguyên vật liệu tồn kho liên tục tăng gây ứ đọng vốn trong kho quá lâu và quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có nhiều bất cập. Sản phẩm dở dang có xu hướng tăng lên làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên. Điều này gây ứ đọng vốn của Công ty làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty in Diên Hồng trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân hạn chế, sau đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. c. Những kết quả Là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập hoạt động trên thị trường có tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo công đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty luôn tồn tại và phát triển, đứng đầu trong số 5 doanh nghiệp cùng khu IV. Với tinh thần đoàn kết, nhất trí, tập thể cán bộ công nhân viên công ty, đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao, tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị, máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô nhằm khẳng định vị trí của mình. Công ty đó đạt được những kết quả sau : Trong thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: + Công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao cho. Cụ thể, năm 2007 doanh thu thu phí đường bộ cầu Tào của công ty đạt 60 tỉ vượt 5% so với kế hoạch đề ra của nhà nước. Doanh thu thực hiện tăng so với kế hoạch là 38,58%, lợi nhuận trước thuế tăng so với kế hoạch là 2%. + Công ty có khả năng thanh toán các nguồn vay ngắn hạn tốt thể hiện qua các chỉ tiêu TSLĐ/nợ ngắn hạn luôn luôn lớn hơn 2,5. + Doanh thu tăng lên qua các năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007. + Tăng được tích luỹ góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên Nhà máy liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 là 1,4 triệu, đến năm 2007 là 1,7triệu. Đạt được những kết quả trên là do : + Trong những năm qua công ty luôn được sự giúp đỡ, chỉ đạo thường xuyên của nhà nước mà đại diện là cục đường bộ Việt Nam. + Trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ công nhân viên công ty ngày càng được nâng cao. + Cán bộ công nhân viên công ty luôn đoàn kết nhất trí vì mục tiêu chung. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong công ty, giữa công ty và các phòng ban chức năng Cục đường bộ Việt Nam. + Công ty đã cố gắng tận thu từ bán phế liệu, phế phẩm, tiết kiệm tối đa nguồn lực trong điều kiện đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ hợp đồng, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong công tác quản lý tài chính mà trong đó vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất được doanh nghiệp quan tâm chú ý. Mặc dù trong thời gian qua công ty có nhiều cố gắng nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này bao gồm cả những lý do chủ quan và khách quan như do những mối quan hệ của công ty với các bạn hàng, giữa công ty với các đơn vị khác trong nội bộ Cục đường bộ Việt Nam. Và do Cục đường bộ Việt Nam vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý trong việc quản lý các đơn vị của mình. Chương 2: Giải pháp cho vấn đề huy động và sử dụng vốn tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 2.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 2.1.1 Kế hoạch phát triển của công ty Cùng với sự phát triển của kinh tế cả nước và sự phát triển của ngành giao thông đặc biệt trong lĩnh vực cầu đường, tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông, xây dựng. Các doanh nghiệp này có ưu thế là xuất hiện sau nên có thể tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời với lợi thế là sử dụng ít công nhân, chỉ thuê công nhân khi cần thiết, làm giảm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh...Thì những doanh nghiệp mới xuất hiện này là những đối thủ cạnh tranh mạnh của các doanh nghiệp nhà nước như công ty Quản Lý và Sửa Chữa Đường Bộ 472. Đồng thời là sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp thuộc khu quản lý đường bộ 4 cũng là một yêu cầu đặt ra để công ty 472 bắt buộc phải có những chiến lược thực sự hiệu quả trong thời gian tới. Dựa trên tinh thần trên, sang năm 2009, công ty đã đề ra những phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh: 1.Thực hiện tốt và hoàn thành tất cả những nhiệm vụ mà nhà nước mà trực tiếp là Cục đường bộ Việt Nam giao phó. Cụ thể là tiếp tục quản lý và đảm bảo giao thông trên tuyến đường 1A, thu phí đường bộ cho cầu Tào và cầu Hoàng Long... 2.Kiện toàn công tác điều độ sản xuất và chất lượng của các công trình đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ được giao, quán triệt tình trạng giao công trình chậm ngày. 3.Quản lý chặt chẽ việc mua nguyên vật liệu bao gồm nhựa đường, xi măng...tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý gián tiếp. 4.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao vật tư, hệ thống định mức sản phẩm và đơn giá tiền lương. Chú trọng công tác trả lương, thưởng nhằm kích thích sản xuất và tăng thêm sự gắn bó của cán bộ công nhân viên với công ty. 5.Giữ vững tình hình tài chính lành mạnh, vững chắc, ổn định và có khả năng chịu được những cú sốc nhỏ về tài chính.. 6. Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là vốn lưu động trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 7. Đoàn kết nội bộ, củng cố và phát triển mối quan hệ tốt và hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị, bộ phận, giữa cán bộ công nhân viên chức với nhau. 8. Duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác cũ và phát triển thêm mối quan hệ với các đối tác mới. Bên cạnh đó công ty cũng đặt ra cho mình phương hướng cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tới: Hoàn thành đúng tiến độ thi công gói thầu tu sửa cầu Quán Nam trên quốc lộ 1A trong tháng 9/2009, hoàn thành gói thầu rải thảm nâng cấp 15km trên tuyến đường 10 thuộc huyện Hậu Lộc vào tháng 10/2009. Đảm bảo an toàn thi công tuyệt đối. Đồng thời đảm bảo chất lượng công trình theo đúng hợp đồng. Doanh thu đạt 38.560 triệu. Trong đó: + Doanh thu từ Cục đường bộ: 21.770 triệu +Doanh thu từ khu quản lý đường bộ 4 : 12.135 triệu +Doanh thu từ việc làm thầu B phụ: 4.320 triệu +Doanh thu từ bán phế liệu: 85 triệu +Doanh thu từ việc kinh doanh vật tư: 250 triệu Lợi nhuận đạt : 2.110 triệu Thu nhập bình quân 1 người một tháng : 1,53 triệu Phân tích swot Để hoàn thành được những chỉ tiêu trên, công ty đang đứng trước những thuận lợi và những thách thức trước mắt. Vì vậy, công ty cần nắm rõ được những khó khăn hay thuận lợi để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phát huy điểm mạnh và vượt qua những khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra. Những thuận lợi Công ty đã có truyền thống lâu năm hoạt động trong lĩnh vực cầu đường, trải qua rất nhiều biến động của nền kinh tế việt Nam nói chung và của ngành giao thông nói riêng, điều này giúp công ty có kinh nghiệm trong việc giải quyết các khó khăn và có cách đánh giá khá chính xác về tình hình diễn biến cũng như xu thế phát triển của ngành. Đội ngũ nhân công của công ty chủ yếu là những người làm việc lâu năm, gắn bó mật thiết quyền lợi với quyền lợi của công ty nên có một tinh thần yêu công việc, sẵn sàng cống hiến công sức vì công ty Công ty đã tạo được những hình ảnh tốt đẹp đối với Cục Đường Bộ Việt Nam, đối với các đối tác làm ăn. Điều này là một vốn quý không phải doanh nghiệp nào cũng có, tạo rất nhiều thuận lợi cho công ty trong công tác tham gia dự thầu. Hoạt động huy động vốn của công ty từ ngân hàng và các tổ chức cá nhân khá thuận lợi do uy tín của công ty được khẳng định trong thời gian qua. Những công trình phải hoàn thành vào năm sau hiện đang được thi công theo đúng tiến độ đề ra. Những khó khăn Máy móc thiết bị của công ty đa phần đã cũ, trong khoảng 2 năm trở lại đây hầu như công ty không mua sắm mới. Lượng máy móc này đã khấu hao gần hết giá trị. Điều này gây trở ngại cho công ty rất nhiều trong quá trình thi công, làm chậm tiến độ hoàn thành và ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình. Công tác quản lý các khoản phải thu chưa thực sự tốt. Tỉ lệ phải thu khách hàng nhiều khi chiếm tới 60% tổng vốn lưu động. Lý do là công tác thanh quyết toán hợp đồng đã hoàn thành với khách hàng vẫn bị kéo dài, ảnh hưởng đến vòng quay của vốn lưu động. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ứ đọng vốn lưu động, giảm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động. Hiện tại khách hàng lớn nhất của công ty chính là Cục đường Bộ Việt Nam, mối quan hệ tài chính với Cục đường bộ Việt Nam chủ yếu là mối quan hệ thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế mà nhà máy đã hoàn thành. Trên thực tế từ khi công ty hoàn thành hợp đồng đến lúc nhận được tiền quyết toán nhiều khi kéo dài từ 1-2 năm, có những năm số nợ này lên đến 40 tỉ đồng. Tình trạng này gây ra sự ứ đọng trong vốn lưu động của công ty. Công ty phải vay ngân hàng để thực hiện hợp đồng, trong khi Cục đường bộ lại không tính lãi suất khi nợ công ty. Điều này trở thành một gánh nặng lớn đối với công ty trong thời gian qua. - Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa thực sự hiệu quả. Ta để ý thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng vốn lưu động. Có những năm hàng tồn kho lên đến 88%. Lý do chính là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty là rất lớn. Do đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cầu đường nên quá trình xây dựng luôn kéo dài, thường là hơn 1 năm. Trong khi công ty lại đầu tư dàn trải, tham gia vào nhiều gói thầu cùng một lúc, dẫn đến việc phải chia sẻ nguồn lực, và giảm tiến độ thi công. Điều này gây ra sự ứ đọng về vốn lưu động, tăng thêm rủi ro cho công ty. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty 2.2.1.1 Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ ngân sách nhà nước Do đây là nguồn vốn được quy định cụ thể bằng cách tính toán chi phí để thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước giao cho công ty nên thường đã được định sẵn. 2.2.1.2 Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ ngân hàng - Đây là nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty nên công ty cần có những chiến lược cụ thể trong việc tận dụng tối đa nguồn huy động này. * Nghiên cứu thật kỹ lưỡng những tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng Cũng giống như một thí sinh đi thi nếu biết được parem chấm điểm thì khả năng bài làm được điểm cao là rất lớn. Công ty cũng cần biết được phải thỏa mãn những điều kiện gì thì ngân hàng mới đáp ứng nhu cầu về vốn cho mình để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý trong việc thu hút vốn từ ngân hàng. Đối với mỗi ngân hàng, thì những tiêu chuẩn này có thể khác nhau một phần, tuy nhiên nhìn chung là các ngân hàng đều có những yêu cầu về các giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân hoặc thể nhân, bên cạnh đó uy tín cảu công ty cũng là một yếu tố quan trọng gây đuwocj thiện cảm của ngân hàng. Và một điều bắt buộc là ngân hàng luôn đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đồng thời điều quan trọng là ngân hàng sẽ đánh giá phương án vay vốn của doanh nghiệp, và những đảm bảo tín dụng. Nếu nắm chắc được những điều này, công ty sẽ có thể đưa ra những giải pháp huy động thành công vốn ngân hàng. a. Chuẩn bị tốt các giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân của công ty Đây là việc làm đơn giản và không tốn nhiều công sức của công ty, tuy nhiên nó lại rất quan trọng vì là yêu cầu bắt buộc. Công ty cần chuẩn bị các giấy tờ sau: + Giấy phép hoạt động + Đăng ký kinh doanh + Điều lệ hoạt động + Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, Chủ nhiệm... + Giấy phép hành nghề ( Nếu có). Các giấy tờ trên phải phù hợp với quy đinh trong luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật Doanh nghiệp Tư nhân, luật Công ty, luật Hợp tác xã, luật Đầu tư nước ngoài... b. Tạo uy tín trong khả năng trả nợ với ngân hàng Đây là yếu tố quan trọng hơn cả trong toàn bộ mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng. Bởi lẽ bản thân của từ " Tín dụng " cũng như một trong những đặc trưng của tín dụng là sự tin tưởng và tín nhiệm trong quan hệ vay mượn. Cỏc ngõn hàng rất ngại cho vay những công ty làm ăn thua lỗ, khả năng trả nợ kém, vỡ nú là mối đe dọa cho nguồn tài chính của ngân hàng. Nếu công ty có được sự tin tưởng của ngân hàng trong khả năng trả nợ thỡ việc vay vốn của cụng ty trở nờn dẽ dàng hơn nhiều. Các thủ tục vay vốn sẽ được giảm bớt, và ngân hàng cũng không yêu cầu quá khắt khe đối với việc phải chứng minh tài sản thế chấp. Để làm được điều này là không dễ dàng, bởi uy tín không thể tạo dựng trong ngày một ngày hai và cũng không thể mua được bằng tiền. Công ty cần có những chiến lược cụ thể và lâu dài. Đó là luôn chứng minh được khả năng tài chính đối với ngân hàng. Bằng cách đưa ra những báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận dương và đáng tin cậy. Một công ty làm ăn có lói luụn là những khỏch hàng đáng tin với bất cứ một ngõn hàng nào. Để có một báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận dương đũi hỏi sự phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong công ty. Công ty luôn cần có những kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỡnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Cần phát huy những điểm mạnh về nhân lực, kinh nghiệm, uy tín... Đồng thời khắc phục các nhược điểm về sự thiếu thốn máy móc thiết bị... để gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Và khi đó cú mức lợi nhuận thuyết phục, điều quan trọng là công ty cần cú một bỏo cỏo tài chớnh và phần giới thiệu về cụng ty một cỏch rừ ràng, thuyết phục đối với ngân hàng. Để làm được điều này đũi hỏi sự khộo lộo của phũng kế toỏn tài chớnh. Bỏo cỏo phải nờu bật được những điểm mạnh của công ty, những thành tựu đó đạt được trong thời gian qua, những hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. Đồng thời giảm nhẹ đi những mặt chưa được của công ty. Mục đích là làm sao đẻ ngân hàng có thể tin tưởng và cho vay ở mức cao nhất. Và một điều rất cần thiết là công ty không nên trễ hẹn trảl ói suất hay hẹn trả nợ đối với ngân hàng. Điều này sẽ tạo một ấn tượng không tốt, gây mất lũng tin với ngõn hàng, và cụng ty sẽ gặp khú khăn hơn trong những lần vay sau. c. Chú trọng lập các dự án khả thi Khi công ty có một dự án mới và cần vay vốn của ngân hàng, thì thủ tục bắt buộc là ngân hàng sẽ thẩm định dự án đầu tư. Việc dự án có khả thi hay không ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay vốn của ngân hàng. Vì vậy công ty cần phải chuẩn bị một dự án mang tính khả thi cao để gửi lên ngân hàng. Để làm được điều này, thì trước khi tham gia đấu thầu, công ty cần thiết phải phân tích thật kỹ gói thầu, xác định giá dự thầu phù hợp đảm bảo có lãi. Tránh tình trạng để trúng thầu mà giảm giá chào thầu quá thấp dẫn đến thua lỗ. Khi đã trúng thầu, công ty cần lập dự án và gửi ngân hàng định vay vốn. Dự án phải nêu rõ được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng được mục tiêu phát triển của ngành, của địa phương và của cả nước không? Và chứng minh được với ngân hàng tầm quan trọng của dự ỏn đến mức nào, dự án mới sẽ mang lại lợi ớch cho cụng ty và cho nền kinh tế xã hội không? Và bắt buộc công ty phải có một dự án hoàn toàn hợp pháp bởi mét dù án có tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế nhưng không đủ tính pháp lý thì chắc chắn nó không thực hiện được. Vì thế, khi quyết định cho vay, ngân hàng luụn lựa chọn dự án có đầy đủ tính pháp lý. Tính khả thi của dự án được thẻ hiện bằng các chỉ tiêu NPV, IRR thuyết phục. Đôi khi công ty cần khéo léo trong việc chứng minh dự án hoàn toàn khả thi đối với ngân hàng. Bởi tất nhiên nếu 1 dự án có quá nhiều nguy cơ rủi ro thì dù NPV cao cũng rất khó được ngân hàng chấp nhận. Chứng minh được các đảm bảo tín dụng Nếu uy tín của công ty tạo được tốt thì việc cần chứng minh các đảm bảo tín dụng sẽ không quá khắt khe. Để chứng minh được các đảm bảo tín dụng này, công ty có thể nhờ mối quan hệ làm ăn lâu dài để có được đảm bảo bằng bảo lãnh với một số đối tác. Nếu làm được điều này, số lượng vốn có thể huy động được từ ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể. Trong trường hợp công ty đảm bảo bằng tài sản của mình thì cần nói rõ khi nào và bằng cách nào ngân hàng có thể phát mại tài sản thế chấp để thu hồi khoản cho vay bởi đây là yếu tố mà ngân hàng đặc biệt xem trọng khi xem xet các đảm bảo tài sản. Và nào và bằng cách nào ngân hàng có thể phát mại tài sản thế chấp để thu hồi khoản đảm bảo được các điều kiện sau: + Có tính thanh khoản tốt + Không bị mất giá. + Có giá trị cao hơn giá trị khoản vay. + Có quyền sơ hữu hợp pháp và rõ ràng. + Chưa được sử dụng để đảm bảo cho một khoản vay khác. 2.2.1.3 Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức khác Do những hạn chế trong việc vay vốn từ ngân hàng như lãi suất cao, thủ tục phức tạp và hạn chế về khối lượng vốn vay nên công ty đã vay vốn từ các cá nhân và các tổ chức khác, đặc biệt là vay vốn của cán bộ công nhân viên chức của công ty, tăng thêm độ kết dính của công nhân với công ty, để họ làm việc có trách nhiệm hơn trên phần vốn góp của mình. Để phát huy tối đa hiệu quả của hình thức huy động này, công ty cần chú ý đến những vấn đề sau: a. Thiết lập mức lãi suất phù hợp cho việc huy động Mức lãi suất phù hợp đó là mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tiền gửi và thấp hơn mức lãi suất cho vay. Bởi như vậy thì cả phía công ty và phía các tổ chức cá nhân đều có lợi. Và tất nhiên sự hợp tác có lợi cho 2 phía mới là hợp tác lâu dài. Khi thiết lập mức lãi suất này, công ty nên tính đến những yếu tố rủi ro trong trường hợp người cho vay có thể rút tiền trước kỳ hạn để thiết lập được mức lãi suất phù hợp. b. Tạo uy tín với các cá nhân tổ chức khác Một vấn đề đặt ra là việc huy động này chỉ giới hạn trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty và một số đối tác đáng tin cậy, do đó vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho công ty. Vì vậy công ty cần phát triển hình thức này bằng cách tạo uy tín của mình rộng rãi hơn, có thể công bố về nhu cầu vay vốn của mình rộng rãi, công bố về các thông tin cần thiết cho mọi người để các cá nhân tổ chức có nhu cầu cho vay có thể tìm hiểu và quyết định cho vay. 2.2.1.4. Sử dụng triệt để nguồn vốn tín dụng thương mại Nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, trả góp hay trả chậm. Ta thấy trong hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp thường xuyên phải giao dịch mua bán với các bạn hàng một khối lượng nguyên vật liệu vật liệu khá lớn như xi măng, sắt thép, đá, cát, nhựa đường... nếu công ty có thể trả chậm những khoản tiền này thì đây sẽ là một khoản vốn lớn giúp công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bởi rõ ràng đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Nhờ phương thức này công ty còn có thể mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tận dụng nguồn vốn tíndụng thương mại này. Để có thể tận dụng được nguồn vốn này, khi ký kết hợp đồng mua bán hay các hợp đồng kinh tế nói chung, công ty nên đưa ra các yêu cầu về thời gian thanh toán chậm hơn so với thời điểm nhận hàng, thường thì công ty nên yêu cầu thanh toán tiền khi đã tạo ra sản phẩm và nhận được tiền quyết toán từ khách hàng. Bên cạnh đó công ty có thể tận dụng mối quan hệ với các nhà cung cấp đẻ thương lượng về thời gian giao tiền, đồng thời có thể lựa chọn 1 nhà cung cấp độc quyền để tăng thêm ưu ái của nhà cung cấp này dành cho công ty. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng, nguồn huy động này luôn tiềm tàng những rủi ro lớn, nhất là khi quy mô tài trợ quá lớn. Do đó công ty chỉ nên giữ tỉ trọng nguồn tài trợ này khoảng 20% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó công ty cũng nên xem xét về chi phí khi sử dụng nguồn vốn này. Đôi khi nó tiềm tàng dưới giá của nguyên vật liệu hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tùy thuộc vào quan hệ và thỏa thuận giữa các bên. Do dó doanh nghiệp nên cân nhắc giữa chi phí tiết kiệm được do trả chậm và chi phí tăng thêm do giá hàng hóa tăng để có quyết địng hợp lý nhất. 2.2.1.5 Sử dụng vốn liên doanh liên kết Công ty có thể tham gia vào các gói thầu giá trị lớn với một lượng vốn hạn chế và nâng cao khả năng thắng thầu của mình bằng cách liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để huy động vốn thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn liên doanh, liên kết có thể bằng tiền hoặc có thể bằng máy móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị. Để thực hiện liên doanh liên kết thành công, công ty cần có những quy định cụ thể trong hợp đồng liên kết về phần trăm đóng góp cũng như phần trăm lợi nhuận, tránh để xảy ra những sơ suất gây bất lợi cho công ty sau này. 2.2.1.6 Sử dụng Vốn tín dụng thuê mua (Leasing) Trong cơ chế thị trường phương thức tín dụng thuê mua được thực hiện giữa một doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến . Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê theo kỳ hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được tiền cho thuê tài sản. Cụng ty cú thể lựa chọn hỡnh thức -Thuê vận hành (thuê hoạt động ) : là hình thức thuê ngắn hạn tài sản. Hình thức này có thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn, đồng thời người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo hợp đồng thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm thuế tài sản ...cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản. Hình thức này phù hợp với những hoạt động có tính chất thời vụ và nó đem lại cho cụng ty thuận lợi là không cần phải phản ánh tài sản loại này vào sổ sách kế toán. - Thuê tài chính : là phương thức mang tính chất tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp đồng. Thuê tài chính có đặc trưng : + Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Trong thời gian thuê chính thức các bên trong hợp đồng không được tự ý huỷ bỏ hợp đồng. + Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên cho thuê các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí hảo hiểm, thuế tài sản cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của doanh nghiệp. Hình thức này áp dụng khi công ty thường xuyên cần sử dụng tài sản này nhưng lại không đủ khả năng để mua. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Có thể nói việc huy động nhiều vốn là mặt chất, còn việc sử dụng hiệu quả vốn là mặt lượng. Bởi suy cho cùng thì mục đích của việc huy động nhiều vốn là để sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Bởi vậy vấn đề mà công ty cần quan tâm bây giờ là sử dụng thật hiệu quả số vốn đã huy động được. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảo toàn và phát triển vốn cố định Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo toàn vốn và phát triển vốn cố định cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. ( Điều 2 QĐ 332/ HĐBT). Bảo toàn về mặt hiện vật không có nghĩa là giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định hiện có khi giao nhận vốn mà là bảo toàn năng lực sản xuất của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng,bảo dưỡng, duy trì, nâng cấp năng lực hoạt động của tài sản cố định. Đồng thời doanh nghiệp có quyền chủ động thực hiện đổi mới, thay thế tài sản cố định theo yêu cầu đổi mới công nghệ, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả doanh nghiệp, phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy của nhà nước về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định nhằm bảo toàn giá trị tài sản cố định đồng thời phải sử dụng đúng mục đích và sự kiểm tra của nhà nước đối với việc sử dụng vốn, thu hồi, nhượng bán và thanh lý tài sản cố định. Bởi tài sản cố định là yếu tố không thể thiếu được của một công ty. Đặc biệt là một công ty hoạt động trong lĩnh vực cầu đường thỡ mỏy múc thiết bị là điều thiết yếu. Ta thấy công ty đó cú những đầu tư thích đáng vào nhà xưởng trụ sở công ty. Tuy nhiên máy móc thiết bị lại chưa được sự chú ý, quan tâm. Tổng hợp năm 2003 cho thấy nguyên giá tài sản cố định là 3.333.948.948 đồng nhưng giá trị cũn lại chỉ cũn 607,526,547 tức là chỉ cũn 18%. Đây là con số quá thấp cho thấy lượng máy móc thiết bị không thể đápứng được nhu cầu sử dụng của công ty. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh donah của công ty. Vỡ vậy nhu cầu cấp thiết trong thời gian tới là công ty phải xây dựng cụ thể kế hoạch nâng cấp, sửa chữa máy móc thiết bị để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các công trình. Để xây dựng được kế hoạch chính xác, công ty cần thường xuyên tổ chức các đợt kiểm kê, đánh giá giá trị máy móc thiết bị chính xác nhằm xác định thực trạng giá trị tài sản cố định nói chung và giá trị máy móc thiết bị nói riêng. Từ đó công ty sẽ lên kế hoạch về cách thức đổi mới , thời gian và lượng vốn bỏ ra cho máy móc thiết bị cần thiết. b. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào tài sản cố định * Đầu tư mua sắm những tài sản cố định thật sự cần thiết Thực tế ở công ty cho thấy phần thiết bị máy móc hạn chế rất nhiều, điều này đã gây trở ngại cho hoạt động đấu thầu, tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. Bởi vậy trong thời gian tới một yêu cầu cấp thiết đặt ra là công ty phải đầu tư hợp lý vào việc mua sắm tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị. - Công ty cần xác định được chính xác số lượng các công trình thi công trong thời gian tới, từ đó xác định nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị, và đưa ra những quyết định mua sắm hợp lý. Tỉ lệ giá trị máy móc thiết bị hợp lý cho công ty vào khoảng 65% cơ cấu tài sản cố định. Tuy nhiên cũng có thể thấy máy móc thiết bị của ngành giao thông thường có giá trị lớn, do vậy, chỉ nên mua sắm khi thật sự cần thiết, tránh tình trạng mua sắm mà không sử dụng hết giá trị, hoặc bỏ một khối lượng tiền lớn mua một cỗ máy quá hiện đại mà công ty không cần dùng hết chức năng. Do vậy việc tính toán nhu cầu sử dụng máy móc là thật sự cần thiết. Công ty nên cân nhắc kỹ giữa quyết định mua sắm mới với quyết định mua lại các máy móc cũ hay thuê mua. Việc mua lại máy móc cũ từ các đơn vị khác áp dụng trong trường hợp công ty không cần sử dụng thiết bị đó nhiều lần, đồng thời không yêu cầu phải là máy mới. Việc mua máy cũ sẽ tiết kiệm cho công ty một khoản tiền khá lớn để dùng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Có rất nhiều đơn vị đã sử dụng cách thức này để cải thiện tình hình tài sản cố định của mình trong khi có thể tiết kiệm chi phí mua sắm. Tuy nhiên khi mua lại máy móc công ty cần chú ý đến giá trị còn lại của máy, chỉ mua những máy đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình, đặc biệt hạn chế tình trạng mua máy rẻ mà không còn sử dụng được nữa. Bên cạnh đó công ty có thể cân nhắc thêm quyết định thuê máy móc bên ngoài, trong trường hợp máy móc đó chỉ cần dùng một lần trong một công trình nhất định. Việc thuê ngoài sẽ giúp công ty hạn chế được một lượng tiền đáng kể. Nếu áp dụng hài hòa các biện pháp trên một cách hợp lý, chắc chắn rằng công ty sẽ có một hệ thống máy móc thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí mua sắm. Hiện nay nguồn vốn tài trợ cho hoạt động mua săm máy móc thiết bị gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn của ngân hàn, và vốn vay từ các cá nhân tổ chức khác. Ta thấy việc sử dụng một khoản vay ngắn hạn là vay các tổ chức cá nhân khác không hề an toàn cho tài sản cố định. Công ty cần phải thay thế hình thức tài trợ này bằng các nguồn vốn dài hạn khác. * Chế độ bảo dưỡng tài sản cố định phù hợp Thực tế tại công ty cho thấy chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị chưa thật sự hợp lý, dẫn đến hiện tượng máy móc hỏng hóc rất nhiều, khấu hao rất nhanh và không còn nhiều giá trị sử dụng. Do đó công ty cần ý thức được lợi ích của việc bảo dưỡng máy móc thường xuyên, sẽ tăng được thời gian sử dụng của máy, tiết kiệm đáng kể chi phí mua sắm mới. Hàng quý, công ty nên kiểm tra giá trị còn lại của máy móc để cso những biệ pháp bảo dưỡng kịp thời. Bởi trong trường hợp khoản tiền đầu tư cho tài sản cố định còn hạn chế thì việc bảo dưỡng máy móc phải được xem trọng. c. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Năm 2004, 2005 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tương đối thấp. Điều này có nghĩa máy móc sẽ tạo ra ít giá trị, không sử dụng hết công suất, gây lãng phí. Để nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, công ty cần tích cực trong việc tìm kiếm công trình, tạo thêm công ăn việc làm, để máy móc luôn được sử dụng theo đúng công suất phù hợp, góp phần vào sự gia tăng sản lượng. 2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu định Ta thấy rằng, giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý sử dụng hợp lý các tài sản lưu động có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Và sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ cá loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là một nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Bởi vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là điều vô cùng cần thiết. a. Tăng khả năng phân tích tín dụng thương mại Hiện tại khâu yếu nhất trong quản lý sử dụng tài sản lưu động của công ty là việc thu hồi các khoản phải thu. Chính vì vậy, trước khi tìm những giải pháp thu hồi vốn thì công ty cần thiết phải phân tích tín dụng thương mại trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này có nghĩa là trước khi đồng ý cho khách hàng trả nợ chậm, thì công ty cần xem xét đến khả năng tín dụng của khách hàng, cũng như đánh giá khoản tín dụng được đề nghị. - Về khả năng tín dụng của khách hàng: Công ty cần đánh giá dựa trên phẩm chất tư cách tín dụng cảu khách hàng, điều này được thể hiện qua việc thanh toán các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp hoặc đối với doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó công ty cũng cần đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng, tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trữ ngân quỹ của doanh nghiệp. Và công ty cũng cần xem xét về vốn của khách hàng để đánh giá về tiềm năng tài chính dài hạn, đánh giá về tình hình thế chấp, các điều kiện kinh tế của khách hàng. - Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị: Công ty phải đánh giá được NPV của luồng tiền. Xác định lợi ích của việc bán chịu so với việc bán phải thanh toán ngay( gia tăng sản lượng bán hàng, giá bán hàng tăng do việc trả chậm). Đồng thời xem xét những rủi ro sẽ phát sinh như khả năng vỡ nợ của khách hàng, chi phí của việc đòi nợ và chi phí tài trợ cho các khoản phải thu. Từ đó công ty có thể đưa ra những quyết định hợp lý về khoản tín dụng thương mại cảu khách hàng. - Theo dõi các khoản phải thu: Tại công ty có những năm tỉ lệ nợ lên đến 60% tổng tài sản lưu động. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến vòng quay của vốn, cũng như hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty. Do đó vấn đề cấp thiết bây giờ là công ty cần phải theo dõi các khoản phải thu để thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời. Công ty cần sắp xếp tuổi của các khoản phải thu, tức là sắp xếp các khoản phải thu theo tiến độ thời gian để theo dõi và có biện pháp thu khi nợ đến hạn. Bên cạnh đó công ty cần có mối quan hệ tốt với các đối tác để việc thu hồi nợ trỏ nên dễ dàng hơn. Khách hàng lớn nhất của công ty là cục đường bộ Việt Nam, và khách hàng có tỉ lệ nợ cao nhất cũng chính là Cục đường bộ. Thông thường khi Cục đường bộ đặt hàng, sẽ ứng trước cho công ty khoảng 10% giá trị công trình. Tuy nhiên 90% còn lại, cục đường bộ thường trả rất chậm, có khi phải đến 2 năm kể từ khi nghiệm thu công trình, trong khi đó Cục đường bộ không trả bất cứ một khoản lãi suất nào cho công ty. Điều này ảnh hưởng xấu đến vòng quay của vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Bởi vậy trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp cụ thể trong việc thu hồi vốn từ Cục đường bộ bằng cách thống kê rõ ràng tất cả các khoản nợ của cục đường bộ, và gửi lên cục một bảng thống kê chi tiết về kế hoạch thu hồi công nợ, đề nghị Cục xem xét và giải quyết. b. Nâng cao năng lực quản lý tiền mặt Mặc dù tiền mặt là loại tài sản không sinh lãi, do đó trong quản lý tiền mặt thì việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt là một mục tiêu quan trọng. Tuy nhiên ta thấy tỉ lệ tiền mặt ở công ty là khá thấp, tiềm tàng những rủi ro cho việc đảm bảo kinh doanh hàng ngày và không có khả năng đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp không lường trước được của các luồng tiền vào và ra. Vì vậy, để giữ được đủ khối lượng tiền mặt cần dùng trong trường hợp khẩn cấp, công ty nên giữ lượng tiền mặt vào khoảng 3% tổng tài sản lưu động. Như vậy, sẽ rất thuận tiện cho công ty trong việc hưởng lợi thế chiết khấu trong mua bán hàng hóa. Để giảm bớt nhược điểm của việc giữ tiền mặt, công ty có thể đầu tư lượng tiền mặt này vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, và khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém chi phí. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển: Các chứng khoán thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Các chứng khoán thanh khoản cao Bán những chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Đầu tư tạm thời bằng cách mua chứng khoán có tính thanh khoản cao Sơ đồ 2: Sơ đồ luân chuyển Dòng thu tiền mặt Dòng chi tiền mặt Tiền mặt c. Thực hiện tốt công tác quản lý hàng tồn kho Hiện nay hàng tồn kho của công ty đang chiếm một tỉ lệ rất cao trong tổng tài sản lưu động, năm 2006 tỉ lệ này lên tới 88%, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang quá cao. Một thực tế của các công ty giao thông là thời gian thi công khá dài, thường là trên 1 năm. Điều này ảnh hưởng không tốt đến thời gian thu hồi vốn của công ty. Do đó công ty cần lên một kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng quý, sao cho tiến độ thi công công trình được đẩy nhanh nhất có thể. Để làm được điều này, công ty cần lên kế hoạch thi công khoa học. Trong trường hợp cùng một lúc thi công nhiều công trình, cần sắp xếp máy móc, nhân công hợp lý, xác định công việc trước, công việc sau để tiết kiệm thời gian thi công công trình. Đặc biệt công ty nên cân nhắc giữa quyết định có nên nhận thêm công trình mới hay không khi nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiến độ thi công các công trình hiện tại. Công ty cần phân tích và so sánh giữa lợi nhuận khi có thêm một công trình, với chi phí phải bỏ thêm khi các ông trình khác kéo dài và đưa ra quyết định phù hợp. d. Bắt buộc lập dự án cho tất cả các dự án của công ty Để mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước khi bắt tay vào một dự án nào, công ty cần làm tốt khâu lập dự án. Từ khi công ty có ý định tham gia dự thầu một gói thầu nào, nhất thiết phải lập dự án để xem xét tính hiệu quả của dự án, mức sinh lời và tất cả những rủi ro có thể gặp phải. Sau khi quyết định có tham gia gói tgầu hay không công ty cần đưa ra mức giá dự thầu phù hợp, để vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho công ty. Khi đã trúng thầu và chuẩn bị xây dựng, công ty cần một lần nữa kiểm tra lại dự án, sắp xếp thứ tự các công việc trước, công việc sau để tiết kiệm thời gian thi công tối đa. e. TiÕp tôc tæ chøc vµ thùc hiÖn tèt c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch Để có được kết quả hoạt động kinh doanh theo đúng mong đợi. Bất kể một tổ chức kinh tế nào cũng cần đề ra các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn. Và công ty 472 cũng không ngoại lệ. Công ty đã đề ra các kế hoạch 5 năm, 10 năm của mình. Tuy nhiên giữa thực tế hoạt động kinh doanh và kế hoạch đề ra vẫn còn nhiều khác biệt, kế hoạch chỉ là những báo cáo phương hướng trên giấy tờ. Vấn đề của công ty bây giờ là làm sao biến kế hoạch thành hiện thực. Để làm được điều này, các kế hoạch đề ra không được quá xa rời hiện thực tại công ty. Công ty cần đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, sát thực và có thể thực hiện được. Cụ thể hóa kế hoạch 5 năm, 10 năm thành các kế hoạch cụ thể dễ thực hiện. Như vậy việc thực hiện kế hoạch của công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đồng thời sau mỗi quý, mỗi năm, công ty cần tổng kết lại tiến độ thực hiện kế hoạch của mình và đưua ra những phương hướng, giải pháp xử lý kịp thời trong các trường hợp bị chậm tiến độ. f. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân qũy Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, cụng ty có thể tiến tới việc dự toán ngân qũy của mình. Mặc dù chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao nhưng chắc chắn nó sẽ hơn hẳn tình trạng hoàn toàn bị động trong việc quản lý các dòng tiền xuất - nhập quỹ như hiện nay. Với cơ chế quản lý vốn lưu động hiện hành nhiều khi cụng ty phải lo chạy vạy để đáp ứng đủ nhu cầu vốn lớn đột xuất phục vụ cho việc thực hiện các hợp đồng nhận được. Đây không những là sự lãng phí lớn về chi phí và nhân lực, giảm sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của cụng ty mà còn là sự bất lợi lớn của cụng ty trong sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay. Để dự toán được ngân quỹ phải nắm được quy mô, thời điểm nhập xuất của các dòng tiền tệ. Việc lập kế hoạch sử dụng vốn, tăng cường tốc độ thu hồi công nợ là cơ sở tốt để cụng ty có thể nắm được các dòng tiền nhập xuất. cụng ty nên lập kế hoạch chi trả, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị cũng như kế hoạch mua nguyên vật liệu, thay thế, đổi mới tài sản cố định... để có thể quản lý được các dòng tiền xuất qũy. Trên cơ sở dự toán ngân qũy phòng kế toán tài chính dự toán nhu cầu vốn lưu động trong kỳ, đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và chi, bù đắp thiếu hụt một cách chủ động. Tất nhiên trong qúa trình thực hiện sẽ phát sinh những chênh lệch cần tới sự điều chỉnh nhưng nếu có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đơn vị thì việc điều chỉnh sẽ không quá phức tạp. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ đó sẽ giúp cho vốn, vật tư... của cụng ty được quản lý tốt hơn, nghiệp vụ của các bộ phận trong công ty sẽ được nâng cao và công ty sẽ vững vàng hơn trong cơ chế thị trường đầy biến động. g. Đầu tư hiệu quả vào nhân lực, quảng bá tên tuổi Ta biết rằng, vốn có sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng nó. Bởi vậy công ty cần có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình một cách hiệu quả. + Công ty nên chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ công nhân viên chức, tránh tình trạng nhận con em cán bộ quá nhiều như hiện nay. Bởi nhân lực mới là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với công nhân mới được nhận, công ty cần có những lớp tập huấn bài bản, ngắn ngày để công nhân mới có thể làm việc đạt hiệu quả cao. Đối với những cán bộ công nhân viên làm lâu năm, cần thiết được đi đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật những kiến thức mới. Bởi chính những cán bộ lâu năm lại là người lãnh đạo công ty, ra các quyết định sử dụng vốn. hằng năm công ty nên có chế độ lương thưởng phù hợp để kích thích sự nâng cao năng suất lao động. + Bên cạnh đó việc đầu tư quảng bá tên tuổi là điều cần thiết. Bởi nếu công ty có tên tuổi thì sẽ có nhiều lợi thế trong hoạt động đấu thầu, thêm được nhiều công trình, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng. Đồng thời tên tuổi công ty sẽ là một nhan tố quan trọng để có thể huy động vốn từ ngân hàng, các tổ chức cá nhân khác, hay tín dụng thuê mua... 2.3 Một số kiến nghị đối với Cục đường bộ nhằm thực hiện các giải pháp trên Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472 là một công ty khá mạnh của khu quản lý đường bộ IV, do vậy, Cục đường bộ cần có những quan tâm và những chính sách ưu đãi đối với Nhà máy như hỗ trợ vốn, công nghệ... cho Nhà máy để kích thích Nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn. - Giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho công ty để có thể tận dụng được năng lực của máy móc, thiết bị hiện có. - Quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trên các mặt : Sản xuất, tổ chức cán bộ, tài chính, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên chức và các hoạt động công tác đoàn thể. - Cho phép công ty được giữ lại qũy khấu hao để góp phần tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty, công ty có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Và quan trọng nhất là Cục nên có những kế hoạch hợp lý trong việc quyết toán công trình cho công ty, cũng như có cơ chế thanh toán công bằng, nhanh chóng, tránh để xảy ra tình trạng như những năm trước, sẽ là một điều hoàn toàn bất lợi cho hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn những giải pháp và kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp, cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên, đó cũng là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 472. Danh mục thiết bị hiện có TÊN_TS NĂM nguyên giá KHẤU HAO LŨY KẾ GIÁ TRỊCÒN LẠI Tổng hợp 4,004,475,495 3,333,948,948 670,526,547 Rơ mooc Anh 1996 103,119,120 64,081,502 39,037,618 Máy phát điện Cơ quan 1998 10,800,000 10,800,000 0 Lu Tay 700 Kg 2 cái NAGAOKA + MIKASA 2000 41,904,760 25,858,691 16,046,069 Lu bánh Sắt SAKAI 80SA - 0208 2000 161,904,761 136,768,044 25,136,717 Lu bánh sắt SAKAI ( 80SA - 0209 ) 2000 161,904,761 136,768,044 25,136,717 Lu lốp TRANSIN COLL ( 80LA- 0195 ) 1999 230,000,000 131,472,500 98,527,500 Máy cắt Bê Tông Nhật TACOM TCC.3 2001 28,904,762 3,056,431 25,848,331 Máy Lu rung SAKAI SV91D ( 80SA - 0213 ) 2000 523,809,523 490,964,766 32,844,757 Máy Xúc Bánh Lốp KOMATSU ( 80LA - 0297 ) 2000 395,238,095 380,084,508 15,153,587 Máy cắt BT nhựa ( Tĩnh gia ) 2002 12,547,619 2,664,102 9,883,517 Máy cắt BT Nhựa ( Hoàng Long ) 2002 12,547,619 2,664,102 9,883,517 Máy phát điện60KVA số2 1998 36,235,500 36,235,500 Máy cát BT Nhựa ( Hà Trung ) 2002 12,547,619 2,664,102 9,883,517 Máy phát điện60KVA số3 1998 20,189,000 20,189,000 Máy phát điện60KVA số`1 1998 36,235,500 36,235,500 Máy rải thảm MITSUBIS ( 80XA - 0069 ) 2000 287,654,280 287,654,280 0 Máy xúc YUNTANI 2000 225,000,000 10,711,618 214,288,382 Máy xúc đào KOMATSU ( 80LA - 0153 ) 2000 400,000,000 400,000,000 0 Máy ủi KOMATSU ( 80XA- 0052 ) 2000 233,333,333 202,698,826 30,634,507 Móc kéo chân cừu ( 3 T ) 2000 14,285,714 8,238,116 6,047,598 Rơ móc 12 lốp 825 - 15 ( Tà pooc ) 2000 76,190,476 71,084,918 5,105,558 Trạm trộn bê tông nhựa 2000 355,087,771 355,087,771 0 Máy trộn Bê tông tự hành 2002 12,400,000 1,899,500 10,500,500 Lu Rung KOMATSU 10.7T 2002 542,857,143 502,926,905 39,930,238 Nồi nấu sơn N1, Xe sơn đờng S1Shoe 2003 52,159,091 9,330,466 42,828,625 Đầm cóc Nhật ( Hạt Nông Cống ) 2002 17,619,048 3,809,756 13,809,292 [Phơng tiện vận tải] 1,873,168,439 1,064,412,415 808,756,024 Xe Bò MA 36L - 1882 2001 51,000,000 5,250,000 45,750,000 Xe KPAS 36L-2533 2000 100,740,000 100,740,000 Xe KPAS 36L-2534 2000 100,740,000 100,740,000 Xe TOYOTA CAMRYGLI 36B - 4555 2001 527,501,429 34,242,880 493,258,549 Xe Hino 36L - 0307 2000 490,087,010 300,268,709 189,818,301 Xe TOZOTA 36B-0036 2000 603,100,000 523,170,826 79,929,174

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33074.doc
Tài liệu liên quan