Chuyên đề Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ

Đứng trước con đường hội nhập và phát triển, rất nhiều cơ hội mở ra song lại không ít những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Làm gì để nắm lấy những cơ hội và vượt qua được nhưng thách thức để vươn lên tồn tại và phát triển luôn là bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Vinatea. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu với việc bảo đảm về chất cũng như về lượng là một trong những giải pháp chiến lược mà TCT chè Việt Nam đã đặt ra để hướng đến một sự phát triển bền vững, lâu dài. Trên đây là một số những giải pháp cho vấn đề bảo đảm nguồn nguyên liệu mà tôi muốn đưa ra với tình thần đóng góp cho sự phát triển và đi lên của TCT chè Việt Nam. Điều đó được ghi nhận và đúc rút trong quá trình thực tập tại TCT. Trong quá trình viết bài do sự hạn chế trong nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề trên nhằm hoàn thiện hơn các giải pháp, đóng góp cho sự lớn mạnh của Vinatea trong điều kiện mới.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở Tổng công ty chè Việt Nam - Công ty mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật trồng mới, giới thiệu các giống chè chất lượng cao giúp bà con nông dân được năm bắt dễ dàng hơn từ thực tế UBND các xã phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội giải quyết cho các hộ ngèo vay vốn sản xuất trên 27 tỷ đồng TCT và các đơn vị thành viên đã hỗ trợ cho nông dân và các xã nghèo giống mới, vật tư kỹ thuật… được trên1.85 tỷ đồng. Trong đó, giúp cho 2 xã Việt Cường, Vận Hội ở Yên Bái trồng 42 ha chè giống mới với kinh phí 600 triệu đồng. Công ty chè Mộc Châu (Sơn LaS) đầu tư xây đựng hai trạm thu phát truyền thanh, truyền hình tặng 02 xã Tô Múa và Vân Hồ là hai xã vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về đường lối của nhà nước và kỹ thuật canh tác chè, đồng thời đầu tư cho bà con 150 triệu cho bà con vay không lấy lãi để mua giống, vật tư, phân bón. Từ đó mà mối liên kết giữa vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến được củng cố rõ rệt, người dân nhận thức được sự tồn tại và phát triển của nhà máy gắn liền với cuộc sống của người dân trong vùng Kinh phí nông dân tự bỏ để đóng góp để trồng mới chè và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm: 2.4 tỷ đồng Tổ chức thâm canh trên 3000 ha chè hiện có, đưa năng suất bình quân tăng từ 6.45 tấn / ha lên 7.2 tấn / ha, diện tích trồng mới thay thế trên 620 ha chè bằng giống chè mới có năng xuât và chất lượng cao Thu nhập của các hộ trồng chè tăng từ 10-15%, theo báo cáo đánh giá của các xã với 10732 hộ tham gia dự án trong đó có 2918 hộ nghèo nay đã có 1411 hộ thoat nghèo Một số hạn chế trong quá trình thực hiện mô hình: Nguồn vốn cho thực hiện dự án còn hạn chế. Vốn của TCT và các đơn vị thành viên còn rất hạn chế, thường xuyên phải vay ngân hàng với mức lãi xuất cao nên ít có điều kiện để hỗ trợ thêm bà con về vốn. Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ vốn vay thực hiện dự án rất ít và dàn trải, chỉ tạm đủ để chuyên giao công nghệ canh tác mới các hộ nông dân. Việc vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất con gặp nhiềukhó khăn, nguồn vốn cho vay còn rất hạn chế, đặc biệt là vốn ưu đãi riêng cho sản xuất chè. Sự phối hợp 4 nhà hiện nay vẫn còn rất hạn chế và có nhiều bất cập. Trong công tác quy hoạch vùng nguyên liệu còn chưa nhất quán, nhiều hợp đồng ký với hộ nông dân về tiêu thụ sản phẩm theo quyết định 80/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ bị phá vỡ. Nhiều nơi đã ứng cho bà con bằng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, nhưng khi có chè búp thu hái về thì tình trạng phổ biến là ai trả giá cao hơn thì bà con bán, tư thương không cần đầu tư cho dân nên dễ dàng trả cao hơn một chút để tranh mua gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng của các công ty vơí bà con nông dân. Các nhà khoa học chưa phát huy được vài trò đi đầu của mình, thậm chí còn thể hiện năng lực yếu kém trong vấn đề triển khai, ứng dụng các giống mới, giống quý làm thiệt hại lớn khi tiến hành trồng, gây lãng phí hàng tỷ dồng Bên cạnh đó, hiện nay việc phát triển vườn chè và các cơ sở chế biến không gắn kết chặt chẽ với nhau. Công tác quy hoạch yếu kém đã bộc lộ khi chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của các cơ sở chế biến, sau một thời gian, mọi người đều có thể mở xưởng chế biến bằng bất cứ công nghệ nào, sự phát triển manh mún đó dẫn đến sản lượng các vườn chè chỉ đáp ứng được 50% công suất chế biến. Các nhà máy được quy hoạch nguồn nguyên liệu thì bị những cơ sở chế biến nhỏ lẻ tranh dành nguyên liệu. Từ đó dẫn đến tình trạng nhà máy dư thừa công suất, thiếu nguyên liệu sản xuất. Tập quán canh tác chè của bà con dân tộc còn lạc hậu. Do đó để nâng cao chất lượng cho vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả công tác XĐGN cần phải thay đổi tập quán trên. Thực hiện điều đó thì không thể trong chốc lát, một thời gian ngắn để có thể thực hiện được. Do đó, trong thời gian đầu của dự án gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện. CHƯƠNG III: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH BẢO ĐẢM NGUYÊN LIỆU CHÈ CỦA VINATEA I / SẢN LƯỢNG CHÈ BÚP TƯƠI CUNG ỨNG KHÔNG ĐỦ CHO CÔNG SUẤT CHẾ BIẾN CỦA NHÀ MÁY. Năm 2007, lượng chè búp tươi kế hoạch đề ra là 3840 tấn, trong khi đó ươc tính 12 tháng thực hiện trong năm chỉ đáp ứng được 2470 tương ứng với 64.32%, thiếu hụt khoảng 35.68% . Trong nguồn cung ứng chè búp tươi thì nguồn tự sản xuất chỉ đáp ứng được 38.46% tổng nhu cầu. Còn lại là 61,54% là phải đi thu mua của nông dân. Tuy nhiên, nguồn chè búp tươi thu mua thực tế chỉ đáp ứng được khoảng 41.89%. Như vây rõ ràng TCT đang bị thiếu bụt nguyên liệu để sản xuất. Đó là một thực tế đáng báo động. Xem xét tại một số địa bàn ta có thể nhận thấy đây là bất câp lớn mà ngành chè nói chung và TCT chè VN nói riêng phải đối mặt. Tại tỉnh Yên Bái, hiện nay có khoảng 39 đơn vị và 60 cơ sở chế biến chè với công suất tổng cộng chế biến 450-500 tấn búp tươi / ngày. Tuy nhiên, toàn tỉnh năm 2004, sản lượng chè búp tươi chỉ đạt 55000 tấn - tức là chỉ đáp ứng được hơn 30%. Tại tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích 6419 ha trồng chè, sản 30764 tấn chè búp tươi nhưng có tới 49 cơ sở chế biến với tổng công suất 544 tấn /ngày. Như vậy số cơ sở chế biến trên toàn địa bàn tỉnh có công suất vượt quá 2.39 lần năng lực sản xuất nguyên liệu trong vùng. Tại tỉnh Thái Nguyên: trong 12000 ha chè kinh doanh, có gần 10000 ha rải rác trong các hộ gia đình. Cả tỉnh có 9 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, nhưng có đến 3000 máy vò, xào mini. Hầu hết các nhà máy đều không có vùng nguyên liệu riêng. Vì vậy xảy ra hiện tượng đẩy giá nguyên liệu ở địa phương này lên cao, mà theo các chuyên gia, đây chưa hẳn là hiện tượng tranh mua nguyên liệu giữa các doanh nghiệp mà là cuộc chiến về giá nguyên liệu giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với hàng nghìn máy vò, xào chè mini. II / NHỮNG BẤT CẬP VỀ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU 1. Đầu vào cho hoạt động trồng chè của nông dân thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra Giống: Hiện nay phần lớn diện tích chè là giống của địa phương, chất lượng thấp. Quá trình đổi mới giống chè diễn ra chậm, chỉ có khoảng 30% diện tích được trồng bằng chè giống mới và chè cành (trong đó các giống chè thơmt, chất lượng tốt chiếm khoảng 10%). Trong quá trình mở rộng hoạt đồng đầu tư, hợp tác, chúng ta tiến hành lai nhập nhiều loại giống chè mới có chất lượng và có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu ở nước ta, đã có 8 giống mới được phép nhân rộng trồng trong các dự án ở nhiều địa phương. Điều đó đã góp phần cải biến cơ cấu giống nhưng mức độ cải thiện với tỷ lệ trên còn hết sức khiêm tốn: trên 70% diện tích chè Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp với việc chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm dưới 30%.Trong khi đó cơ cấu giống chè của thế giới thì ngược lại: giống chè chế biến chè đen chỉ chiếm khoảng 10%, giống chè chế biến chè cao cấp khoảng 25%, còn lại là giống chè chế biến được cả chè xanh và chè đen. Do đó chúng ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu dùng và thị trường thế giới. Phân bón: Không phải là cứ bón nhiều phân là tốt mà cần phải biết cách bón phân thế nào cho hiệu quả. Hiện nay, việc hướng dẫn bà con nông dân trong việc sử dụng phân bón đúng lúc, đúng loại và đúng cách gặp rất nhiều khó khăn do bà con quen làm việc theo cách thức truyền thống, sử dụng phân bón một cách bừa bãi, các loại phân hữu cơ sử dụng không đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường. Mặt khác, trên thị trường hiện nay, theo một chị nông dân ở tỉnh Phú Thọ cho biết: “ có quá nhiều loại phân bón, khiến nông dân rất lúng túng không biết sử dụng loại nào vừa hiệu quả lại vừa an toàn .” Điều đó phản ánh một thực tế là khâu quản lý thị trường của chúng ta còn rất kém. Nếu chạy theo lợi nhuận, người nông dân có thể chọn nhiều loại phân bón, thuốc kích thích do Trung Quốc sản xuất với hàm lượng Nitơ cao, chất Thiozan (P58) có mùi thối và cực kỳ độc hại đang tràn ngập thị trường với giá rất dẻ mà tác dụng nhanh chóng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hay thay vì làm cỏ, người dân lại sử dụng thuốc diệt cỏ. Điều đáng nói ở đây là không ai khác mà chính là người dân tại các vùng trồng chè sẽ phải gánh chịu hậu quả đầu tiên từ việc lạm dụng các loại hoá chất độc hại song tất cả đều nhắm mắt làm ngơ vì cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên, sản phẩm chè làm ra sẽ không thể có chất lượng tốt, hương vị đặc trưng, thậm chí còn chứa những hoá chất độc hại mà nếu bị phát hiện sẽ đem lại những tổn thất vô cùng to lớn cho ngành chè do đánh mất thị trường và sự tin cậy của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn đầu tư cho cây chè còn hạn chế, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát khiến không đủ điều kiện để chăm sóc tốt cho cây chè, dẫn đến tình trạng bón phân chưa đủ lượng, còn mất cân đối các yếu tố dinh dưỡng, thậm chí chỉ đạt mức tối thiểu cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Điều đó giải thích vì sao sản phẩm chè Việt Nam luôn bị đánh giá thấp trên thị trường thế giới mặc dù chúng ta là một trong 6 nước xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới, sự phát triển về chiều rộng thì sẽ không thể đạt được hiệu quả lâu dài. Thuốc bảo vệ thực vật: không khác tình trạng của các loại phân bón và thuốc bảo quản thực vật bao nhiêu, các loại thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu là thuốc trừ sâu trên thị trường tràn ngập các loại khác nhau. Nhiều trong số đó không đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và các loại cây trồng được phun. Nhiều bà con nông dân vì lợi nhuận mà coi thường tính mạng. Thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, không theo quy định hướng dẫn của công ty chè Phú Bền dẫn đến coi thường sức khoẻ của chính mình và cộng đồng là một thực trạng báo động hiện nay. Đang vào vụ chè, đến bất cứ đồi chè nào cũng có thể ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu khét nồng. Dân ở đây cho biết họ đã quen với mùi thuốc và đó được coi như điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày của họ. Đã đến lúc các ngành, cơ quan chức năng cần xem xét một cách nghiêm túc vấn để trên để đưa ngành chè phát triển một cách bền vững Vật tư kỹ thuật: Sản suất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và với cây chè nói riêng vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, thuần nông, khi mà sự xuất hiện của khoa học kỹ thuật còn hết sức hạn chế. Người nông dân quen với phương pháp thủ công, hơn nữa với quy mô sản xuất nhỏ, họ không thể có đủ điều kiện để trang bị những máy móc phục vụ quá trình sản xuất. Điều đó có chăng chỉ được thực hiện tại một số nông trường chè lớn của các công ty. Tuy nhiên điều đó còn rất hạn chế do nguồn vốn dành cho phát triển sản xuất chè còn rất thiếu. Vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ vốn cho người nông dân còn nhiều bất cập với nhiều thủ tục rườm rà và khó tiếp cận nguồn vốn vay. Đây là một thách thức lớn trên con đường đưa sản xuất chè thành sản xuất lớn, hội nhập vào nền kinh tế thị trường, ở đó không thể thiếu được vai trò hỗ trợ của ngành công nghiệp 2. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và vận chuyển không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật làm ảnh hưởng xấu đến đầu vào của quá trình chế biến chè. Hiện nay, do thiếu hiểu biết hoặc chạy theo lợi nhuận mà các công tác trên chưa đảm bảo được yêu cầu cần thiết. Hiện trạng phổ biến là chưa chú trọng đến phẩm cấp, lẫn loại hoặc không phân loại. Tỷ lệ lá già, lá bánh tẻ phổ biến 30-35%, thậm chí có nơi còn tỷ lệ 65-70% (khi nông dân dùng liềm hái chè. Câu chuyện về vấn nạn chè vàng đầu năm 2007 là một bài học đắt giá cho vấn đề thu hái chè. Nguyên nhân do những tháng cuối năm 2006 và 4 tháng đầu năm 2007k, thị trường Trung Quốc thu hút khối lượng lớn chè xanh, nhất là việc tận dụng thu cả lá lẫn cành tạo nên nạn chè vàng chất lượng kém, về lâu dài làm cho cây chè bị tàn kiệt, giá thấp, đã gây khó khăn rất lớn đối với sản xuất chè Việt Nam. Bên cạnh đó trong công tác bảo quản vận chuyển ở một số nơi vẫn còn tình trạng lèn, nén chặt chè bằng bao tải, gây yếm khí dập nát, dẫn đến tình trạng chè bị ôi ngốt. Chè bảo quản bằng cách rải trên nên nền nhà, nền đất, …thậm chí còn trên cẩ mặt đường quốc lộ. Điều đó giải thích vì sao chè Việt Nam khi cùng xuất bán chè bán thành phẩm sang thị trường thế giới lại mà chỉ được trả giá bằng 60-70 % mức giá trung bình cho sản phẩm cùng loại. 3. Bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu: Chất lượng chè nguyên liệu C (chè búp khô) ảnh hưởng đến 80% chất lượng của chè thành phẩm. Tuy nhiên, hiện nay xảy ra một tình trạng báo động: không quản lý được số lượng, chất lượng nguyên liệu. Hiện nay, trừ vùng chè ở Mộc Châu, còn lại hầu hết lâm vào tình trạng bất ổn. Sự bất ổn về nguyên liệu ở các vùng chè truyền thống lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nam. Vùng chè Thái Nguyên hiện đang nóng lên bởi vấn đề quản lý thế nào với nguồn nguyên liệu và chất lượng của nó. Các nhà máy chế biến đang mọc lên như nấm khiến không thể quản lý hết được vấn đề khối lượng nguyên liêu. Trước đây, trên cả vùng chè Đồng Hỉ – Thái Nguyên chỉ cung cấp đủ cho một nhà máy chè của TCT là nhà máy chè Sông Cầu, nhưng nay vẫn vùng chè đó có thêm 7 nhà máy khác . Hiện tượng tranh mua, tranh bán luôn xảy ra ở đây. Theo Giám đốc công ty chè Sông Cầu phát biểu: “ Chúng tôi không quản lý số lượng cũng như chất lượng nguyện liệu chè. Do đó chúng tôi không giám ký hợp đồng với nhiều khách hàng trên thế giới…” Một thực tế khác là Mhất lượng chè đang trôi nổi cùng thị trường sản xuất cá thể. Hầu hết các hộ sản xuất, chế biến cá thể, thủ công đều được giám định là có các lô chè lộ ngốt và cao lửa. Chè bị ngốt chủ yếu là do khâu vận chuyển và bảo quản không đảm bảo. Hiện tượng chè cao lửa do khâu sấy sử dụng lò sấy thủ công không đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết như điều chỉnh đúng nhiệt độ, chè bị lọt gầm máy sấy nhiều do vỉ cong vênh, chè bị om trong máy sấy khi mất điện hoặc chất đống sau khi sấy. Chè sau khi được chế biến sẽ bị mất đi hương vị vốn có của nó. Về mặt hình thức, chè lẫn loại và nhiều cẫng do phân loại chưa đúng quy trình công nghệ, chưa hợp lý, công nhân sàng tay nghề thấp.... Nhưng ai sẽ quản lý những loại chè kém chất lượng đó? Liệu chúng được người tiêu dùng chấp nhận không? Nguồn tin trên trang Web chebien.gov.vn ngày 10/07/2007 : “ vào lúc 5h sáng, khảo sát vùng chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên gồm các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương…Tại các đại lý thu gom chè hoạt động buôn bán đã bắt đầu tấp nập, người cân chè, người thử chè, mặc cả, trả giá huyên náo cả một vùng. Ngày nào cũng vậy, chè sau khi sao khô được đóng vào bao lilong lớn rồi nườm nượp mang đến các đại lý đầu giớ sáng. Khi người nông dân trở về với công việc trên nương chè thì các đại lý chè tung ra thị trường các sản phẩm mà họ thu mua. Rời khỏi quê hương, chè Thái Nguyên sẽ hoà chung cùng chè Tuyên Qang, Phú Thọ, hay Bắc Kạn, …” Rõ ràng ở đây không co mặt của bất kỳ một cơ quan kiểm định chất lượng nào, không có bất kỳ một tiêu chuẩn nào cho sản phẩm chè khi đi vào tiêu dùng, người tiêu dùng phải chăng đã quá dễ tính khi chấp nhận những sản phẩm chè không nhãn mác, không mã vạch, không tên tuổi nguồn gốc xuất xứ, và liệu đã đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa, …Có hay không sự quản lý của nhà nước ở đây khi mà chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện , xã . Ngay cả người làm chè cũng không biết chính xác chè của mình có đảm bảo chất lượng chưa khi có mẫu chè mang hương vị lạ hơn hẳn vì trong quá trình chăm sóc người trồng đã sử dụng hoá chất kích thích tăng trưởng, 70% hộ phun thuốc không đảm bảo thời gian cách ly hoặc sử dụng thuốc trong danh mục. Chè an toàn - một bài toán khó trong khâu quản lý chất lượng. Mô hình chè sạch, sử dụng quy trình an toàn hiện nay đang được phổ biên rộng rãi cho bà con nông dân, đặc biệt là ở những vùng chè đặc sản. Mô hình này sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để thay thế các loại thuốc trừ sâu hoá học, mang lại hiệu quả cải tạo đất, cải tạo môi trường cũng như năng suất và chất lượng chè cao hơn nhiều. Nhìn vào đó có thể thấy đây là mô hình hiệu quả, giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu chất lượng và quy hoạch vùng nguyên liệu. Song khi đưa vào thực tế, ứng dụng tại một số địa phương mới bộc lộ nhiều mặt hạn chế và khó khăn. Tại địa bàn xã Tân Cương - một trong những địa phương triển khai mô hình chè an toàn với sản phẩn chè đặc sản của địa phương. Tuy nhiên hiện nay, các chương trình dự án tuyên truyền, hỗ trợ nhằm định hướng bà con sản xuất chè an toàn đều lâm vào bế tắc. Tại xã Đại Từ trong hai năm qua, đã triển khai tới 9 lớp tập huấn cho nông dân quy trình trồng chè an toàn, thành lập 2 HTX nhằm quản lý thực hiện nhưng không thể thu hút được đông đảo bà con tham gia. Vấn đề ở chỗ chè trôi nổi trên thị trường quá nhiều, không thể phân biệt giữa chè sản xuất an toàn với chè không an toàn. Người trồng chè phải tuân thủ tuyệt đối quy trình kỹ thuật mà không đạt hiệu quả khinh tế. Từ năm 2001-2003, các tổ chức quốc tế như CDSE, CECI, ECOLINK... đã giúp Thái Nguyên xây dựng 6 mô hình sản xuất chè hữu cơ với quy mô từ 15-20 hô/ mô hình, tuy nhiên các mô hình này khi triển khai đều gặp phải khó khăn. Thậm chí, khi sản xuất được chè sạch, an toàn thì cũng không dễ dàng gì tiêu thụ được, khi mà sản lượng bình quân và giá bán trên thị trường có nguy cơ giảm. Người nông dân thậm chí còn không biết sau khi có chè an toàn thì sẽ bán ở đâu, có ai đứng ra mua. Bởi vậy mà các mô hình chè hữu cơ hay chè an toàn đã không thể nhân rộng. Khi đó bà con lại quay về cách sản xuất và chăm sóc chè theo thói quen, kinh nghiệm bản thân. 4/ Thách thức mới đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đối với vấn đề nguyên liệu chè Ngày 06/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện đó đã mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các nhà đầu tư trong nước. Điều đáng nói ở đây là sau khi gia nhập WTO, gần như bảo hộ cho hàng hoá trong nước không còn. Sự can thiệp của nhà nước sẽ chuyển hướng gián tiếp thay vì trực tiếp như trước kia. Đó thật sự là khó khăn lớn mà TCT chè Việt Nam – doanh nghiệp lớn thuộc quản lý nhà nước đang phải vượt qua. Mặt khác khi hội nhập kinh tế, sự xuất hiện ngày càng nhiều hàng hoá của nhiều nước trên thế giới tràn ngập thị trường trong nước, chưa cần ra khỏi thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp đã bị thất bại ngay trên thị trường của chính mình bởi năng lực sản xuất và quản lý yếu kém, thói quen ỷ lại vào sự bảo hộ, trợ giúp của nhà nước. Yêu cầu đặt ra nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của TCT là vô cùng cần thiết bởi để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện ngày càng khó khăn, khi mà yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường ngày càng cao. Thực tế cho thấy, năng lực yếu kém của cấc công ty chè đã bộc lộ rõ khi mà chúng ta liên tục trong những năm gần đây mất đi các thị trường truyền thống do bị phát hiện trong sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng dẫn đên ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu năm 2007. Bên cạnh đó sự hội nhập cũng đặt ra yêu cầu thay đổi tác phong làm việc để có thể thích ứng được môi trường có tính cạnh tranh cao. III/ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO ĐẢM NGUYÊN LIỆU CHÈ Vấn đề lớn nhất mà ngành chè đang phải đối mặt đó là nguyên liệu. Vậy thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? 1/ Hoạt động quy hoạch và quản lý còn thiếu sót và kém hiệu quả. - Vấn đề quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến còn nhiều bất cập. Sau một thời gian, mọi nơi, mọi người đều có thể mở xưởng chế biến bằng bất kỳ công nghệ nào. Sự phát triển manh mún đó đã dẫn đến sản lượng các vườn chè chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chế biến, có địa phương chỉ được vài mươi phần trăm. Điều này khiến cho nguồn chè sơ chế tốt của Việt Nam không có. Theo các chuyên gia của Vinatea, việc giá chè xuất khẩu giảm và nguy cơ mất thị trường do mạng lưới cơ sở chế biến chè phát triển nhanh chóng, mang tính tự phát, không tương xứng với vùng nguyên liệu. Theo TCT chè Việt Nam thì chất lượng chè Yên Bái đang đứng cuối bảng những tỉnh tham gia xuất khẩu chè. Bởi từ lâu, Yên Bái chỉ quan tâm đến phát triển nhà máy chế biến chứ không mấy quan tâm tới quy hoạch vùng chè gắn với nhà máy và nâng cao chất lượng vùng chè, điều đó đã tạo cho người dân tuỳ tiện sử dụng các loại thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật cũng như việc thu hái cuộng chè càng dài càng nặng cân. Công tác quản lý kém hiệu quả khi mà năng lực của người lãnh đạo còn hạn chế. Hưởng ứng nghị quyết của Ban chấp hành hiệp hội chè Việt Nam về việc quản lý các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu để tránh xảy ra tranh chấp, hỗn loạn, tỉnh Sơn La đã ra quyết định 1332/ QĐ-UBND ngày 15/5/2006 do đồng chí Chủ tịch tỉnh ký đưa ra phân vùng nguyên liệu cho các đơn vị chế biến, mỗi đơn vị chỉ được mua chè búp tươi ở một số xã nhất định. Nội dung quyết định trên là thực hiện độc quyền trong việc mua nguyên liệu, điều đó sẽ không còn phù hợp trong thời buổi kinh tế thị trường. Hơn nữa, quyết định bán vẫn nằm ở người sản xuất. Họ sẽ bán cho ai trả giá cao cho sản phẩm của họ bởi điều đó đảm bảo cuộc sông mưu sinh của chính họ, tác động đến quyền lợi thiết thực của bản thân họ. - Một khía khác cần đề cập đến là việc quản lý chất lượng các sản phẩn chè vẫn còn nhiều yếu kém. Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất nào để đánh giá chất lượng chè, chưa có một hệ thống giám sát chất lượng nào xuyên suốt từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, địa phương. Từ đó dẫn đến tình trạng: chất lượng chè trôi nổi trên thị trường không tem mác, không xuất sứ, không bảo quản,... - Một trong những biện pháp để quản lý chất lượng là việc đăng ký thương hiệu sản xuất cho sản phẩm. Đó là việc làm hết sức cần thiết bởi giúp cho các nhà quản lý thị trường dễ dàng nắm bắt hơn, người tiêu dùng thì có thể tin tưởng vào sản phẩm hơn. Trên thưc tế thủ tục để có thể đăng kiểm chất lượng sản phẩm hết sức rườm rà tốn kém. 2/ Hoạt động nghiên cứu triển khai chưa phát huy được hiệu quả đi trước một bước của nó Hiện nay, công tác R &D còn rất hạn chế và hầu như chỉ có ở một số công ty lớn vì các hoạt động nghiên cứu triển khai đòi hỏi có nguồn đầu tư tài trợ lớn và liên tục. Hoạt động R &D không tạo ra giá trị trực tiếp cho sản phẩm nên nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh chè đã bỏ qua khâu đó. Thực tế đã cho thấy rằng kết quả hoạt động R &D kém đã làm cho chất lượng giảm đáng kể. Một số nội dung của công tác R &D: Nghiên cứu và phát triển thị trường chè. Nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực Nghiên cứu, tư vấn và phát triển giống chè Nghiên cứu và triển khai công nghệ cao, thiết bị tiên tiến Hiện nay chỉ có một đơn vị giuy nhất đứng ra tổ chức, điều hành hoạt động R &D cho ngành chè cả nước đó là Hiệp hội chè Việt Nam - Vitas. Song do phạm vi quá rộng nên các trung tâm của Vitas chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tại một số địa phương đưa vào trồng một số giống chè chất lượng cao, nhưng do khâu R &D kém nên không xác định được liệu giống đó có phù hợp với điều kiện của địa phương hay không mà tiến hành trồng ngay trên diện rộng. Thực trạng trên đang diễn ra trên địa bàn một số tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, khi mà quá trình triển khai dự án xây dựng các vùng chế biến chè ôlong đang rơi vào bế tắc. Chè ôlong là loại sản phẩm có chất lượng với nhiều công dụng, được người tiêu dùng ưa thích và có tính cạnh tranh trên thị trường, giá bán giao động từ 300.000-500.000đồng / kg nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để chế biến được loại chè trên cần phải trồng được các giống chè mới nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan như Thuý Ngọc, Kim Tuyên, Keo Anh Tích, Bát Tiên. Song không phải với bất kỳ điều kiện nào cũng có thể trồng được các loại chè trên. Chúng chỉ mọc đươc khi đủ các yếu tố cần thiết, và quan trọng nhất là phải ở độ cao trên 1000 m. Hiện nay mô hình trên đã thất bại tại Yên Bái. Điều đáng nói ở đây là sự thiếu hiệu quả, gây lãng phí (phần giống được hỗ trợ 6 triệu p / ha bị mất không) khi mà khâu R&D không phát huy được tác dụng đi trước sản xuất của nó. 3/ Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biến chè Nguyên nhân sâu xa có lẽ nằm trong chính những người trong cuộc khi mà nhu cầu và lợi ích của họ không được đảm bảo và quan tâm một cách thích đáng. Từ đó làm nảy sinh các mâu thuẫn làm cản trở sự phát triển của quá trình sản xuất và chế biến chè. Ai là chủ thể chính của quá trình sản xuất nguyên liệu? Họ có khó khăn, yếu kém gì và tâm tư nguyện vọng của họ ra sao? Hiện nay và lâu dài, sản xuất và chế biến chè do hai chủ thể độc lập tiến hành, đó chính là hộ nông dân và nhà máy chế biến chè. a/ Với những hộ nông dân trồng chè: Đặc điểm của người nông dân Việt Nam nói chung là cần cù, chịu khó nhưng trình độ dân trí của đại đa số của bà con nông dân còn thấp. Kỹ thuật canh tác của họ dựa trên kinh nghiệm sản xuất lâu năm, ít đước tiếp cận với khoa học và kỹ thuật, sản xuất nhỏ và cá thể vẫn là hình thức điển hình của nông nghiệp Việt Nam. Đa số các hộ nông dân trồng chè đều là các hộ có đời sống thu nhập thấp, là đối tượng dễ bị tổn thương và mang tâm lý tiểu nông. Trong điều kiện đó, họ thiếu những trạng bị cần thiết để bước vào thời buổi hội nhập, nơi mà thị trường quyết định trực tiếp đến quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn đặt ra cần phải giải quyết đó là yêu cầu có tính công nghiệp, tổ chức và tính quy trình của hoạt động chế biến với sản xuất nguyên liệu phân tán, tuỳ tiện, không theo hợp đồng của nông dân. Khó khăn mà người trồng chè đang phải đối mặt đó là: Hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, về nguyên tắc, họ có thể lựa chọn cây trồng có lợi nhất và vì thế đó có thể là cây chè hoặc một loại cây khác mà không phảo là cây mía. Thâm chí điều đó còn phụ thuộc vào sự vận động của kinh tế hộ. Có thể lúc đầu còn nghèo, thiếu vốn, thiếu cách làm ăn, họ sẵn sàng trồng chè để được hỗ trợ về vốn, hưởng các chính sách ưu đãi và nhất là có các kênh tiêu thụ chắc chắn. Nhưng khi kinh tế hộ mạnh lên thì họ có thể tự lo cơ bản về đầu ra, đầu vào, kỹ thuật vì vậy họ không những có quyền mà còn có khả năng bán cho cơ quan tiêu thụ nào mà họ thấy có lợi Sự ràng buộc giữa người nông dân và cây chè ngày càng trở nên lỏng lẻo khi mà cơ chế thị trường tác động làm giá chè và nhu cầu chè không ổn định, cuộc sống của người nông dân vốn đã thấp nay càng lao đao, vất vả hơn. Bên cạnh đó tồn tại mâu thuẫn giữa người trồng chè và nhà máy, giữa biến động của giá chè trên thị trường và yêu cầu bù đắp chi phí và có lãi của người nông dân trồng chè. Để có thể tạo ra những búp chè tươi, người nông dân phải trải qua một thời gian khá dài chăm sóc, chịu toàn bộ chi phí bỏ ra rảI rác, chịu tác động của nhiều sự biến động của các yếu tố đầu vào và sự thất thường của yếu tố thời tiết, thiên nhiên. Thời gian thu háI chè và bán cho các nhà máy chế biến lại thường rất ngắn. Nếu giá chè hạ thì nhà máy có ưu thế để ép giá nông dân bởi nông dân buộc phải bán vì không thể dự trữ hoặc để lâu và càng không thể chuyển ngay sang cây trồng khác. Chi phí sản xuất ngày một tăng cao khi mà giá phân bón, giống và vật tư kỹ thuật đều tăng làm cho người nông dân đã nghèo nay còn thiếu khả năng để đầu tư cho vườn chè của mình, thay vào đó họ có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc với giá rẻ mà cây chè vẫn có thể sinh trưởng tốt bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của người tiêu dùng. Nảy sinh mâu thuẫn giữa việc giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh và việc nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm. Không có vốn để đầu tư là một trở ngại lớn của người nông dân khi đi lên sản xuất lớn. Cuộc sống của họ vốn phụ thuộc chủ yếu vào cây chè, thu nhập bấp bênh, tích luỹ thấp. Để có vốn đầu tư cho sản xuất không còn cách nào khác là phải đi vay các nguồn tín dụng. Tuy nhiên không phải dễ dàng có thể tiếp cận với các nguồn tín dụng ưu đãi vì chúng chỉ có hạn trong khi đó nhu cầu lại quá lớn. Các nhà tài trợ cho người nông dân không phải là nhiều, do hoạt động đầu tư cho sản xuất chè có nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào biến động của thời tiêt và giá cả thị trường. Người nông dân thiếu thông tin về thị trường do khả năng tiếp cận với thị trường còn hạn chế. Hình thức giao dịch chủ yếu của họ vẫn là thoả thuận miệng và buôn bán tại các chợ. Hoạt động tự phát, thiếu khoa học và ý thức chấp hành pháp luật kém. Điêu đó càng tạo ra nhiêu khó khăn cho người nông dân trong qúa trình hội nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vây, việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường đã tạo điều kiện để cung - cầu sản phẩm cân đối, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa người nông dân và các cơ sở chế biến. Song chính nó lại tách rời hai khâu sản xuất và chế biến ra xa nhau, phá vỡ mối quan hệ biện chứng của nông nghiệp với công nghiệp, giữa sản xuất và tiêu thụ. b/ Với các cơ sở chế biến Các cơ sở, nhà máy chế biến chè khô, nơi được đầu tư trang bị các máy móc, công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho quá trình chế biến chè thành các sản phẩm chè thành phẩm cung cấp cho thị trường người tiêu dùng. Đây là đại diện cho những tác động của công nghiệp đến nông nghiệp. Nó phản ánh trình độ phát triển của sản xuất. Nếu công đoạn chế biến gặp nhiều yếu kém thì cũng không thể đem lại hiệu quả tốt vì không những gía trị gia tăng của nó thấp mà còn làm giảm uy tín và chất lượng các loại chè có nguồn gốc, chất lượng tốt. Nếu như đối với nhiều doanh nghiệp công nghiệp khác chỉ chịu sự thay đổi của thể chế thuộc khu vực của mình, ngành mình thì các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản trong đó có chè phải chịu ảnh hưởng của sự biến đổi của cả 2 khu vực là: công nghiệp và nông nghiệp, nông thôn. Do đặc điểm vốn có khu vực nông nghiệp phát triển chậm hơn về mọi mặt nên luôn tồn tại mâu thuẫn giữa hai khu vực. - Mức cung không đáp ứng đủ nhu cầu và công suất máy móc, chất lượng nguyên liệu thấp, không đồng đều. Đây là hậu quả của vấn đề hỗn loạn thị trường nguyên liệu, các đơn vị thi nhau mua, tranh cướp nguyên liệu của nhau, số lượng đã không đủ để cung cấp các nhà máy có công xuất lớn thì viêc đảm bảo về chất lượng là rất khó. Phần thiệt thòi ở đây nằm ở các cơ sở chế biến lớn vì để chấp nhận có nguyên liệu sản xuất họ buộc lòng phải mua ngoài từ nhiều nguồn với số lượng phân tán. Thêm vào đó việc bỏ tiền đầu tư cho vườn chè cũng không thu được kêt quả như mong đợi khi mà việc quản lý của các cơ quan chức năng quá lỏng lẻo, yếu kém. Xuất hiện mâu thuẩn giữa sản xuất tập trung, quy mô lớn của nhà máy với tính chất phân tán, trải ra trên không gian rộng của vùng nguyên liệu. - Nguồn vốn cho đầu tư năng cấp máy móc thiết bị còn ít ỏi, doanh nghiệp phải sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu. Đây là một trong những khó khăn lớn mà ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành công nghiệp chế biến chè nói riêng gặp phải do đặc điểm thu hút vốn của những ngành này luôn thấp hơn so với các ngành công nghiệp và dịch vụ khác. Chưa kể đến nhiều doanh nghiệp chế biến chè làm ăn thiếu hiệu quả, thua lỗ, bị tác động xấu của thị trường thì khả năng tích luỹ, tái sản xuất và đẩu tư mở rộng là rất khó khăn và hạn chế nên đành phải chấp nhận sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Điều đó lại tác động đến chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường và đó trở thành cái vòng luẩn cuẩn. - Chi phí sản xuất tăng do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh. Như đã phân tích bên trên, doanh nghiệp chế biến chè lớn luôn chịu nhiều các khoản chi phí hơn so với các cơ sở chế biến nhỏ, tự phát. Và đôi khi trong cuộc cạnh tranh nguyên liệu, họ còn phảI chấp nhận thu mua với mức giá cao hơn để có thể đủ nguyên liệu cho sản xuất. Tất cả những điều đó đẩy chi phí của doanh nghiệp nên cao và hiển nhiên là sức cạnh tranh trên thị trường giảm - Một hạn chế vô cùng lớn của các doanh nghiệp chế biến hiện nay đó là thiếu thông tin thị trường. Hội nhập kinh tế tạo ra rất nhiêu cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm bạn hàng. Tuy nhiên nếu không nắm bắt được các cơ hội đó thị sự hội nhập lại trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển bởi lẽ thiểu thông tin thị trường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể nắm bắt kịp những biến đổi đòi hỏi của thị trường dẫn đến tụt hậu và cuối cùng là sẽ bị đào thải. - Hoạt động tự phát, thiếu khoa học và ý thức chấp hành pháp luật kém. Do vẫn tồn tại tâm lý sản xuất nhỏ nên nhiêu người đã tham gia vào hoạt đông sản xuất kinh doanh mà vẫn thiêu hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm kinh doanh. Sự phát triển manh múm đó rất khó quản lý và nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, tác động xấu đến sự phát triển của ngành chè. Những phân tích trên đây chỉ ra mối quan hệ giữa nhà máy chế biến chè và vùng nguyên liệu và nông dân hết sức phức tạp. Nhà máy chế biến không thể đứng yên để bắt nông dân và vùng nguyên liệu thay đổi theo yêu cầu của mình được và vùng nguyên liệu không thể đứng yên trông chờ sự thay đổi “trong hàng rào nhà máy” mà buộc phải cùng thay đổi để hỗ trợ nhau cùng phát triển. CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUỒN NGUYÊN LIỆU CỦA TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM – CÔNG TY MẸ Mặc dù đạt được những thành tựu về quy mô sản lượng và xuất khẩu song chúng ta vẫn còn có nhiều hạn chế trong chất lượng sản phẩm, thể hiện năng lực yếu kém, chưa thể chi phối được thị trường thị giới. Vì vậy giải pháp pháp triển cho ngành chè hiện nay là phải hướng vào chất lượng và giá trị, lấy chất lượng làm tiêu chí ưu tiên hàng đầu để đạt tiêu chí tối đa về giá trị. Trên quan điểm đó, tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau: I/ QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU CHẾ BIẾN: Như đã phân tích bên trên, để tạo được vùng nguyên liệu ổn định, đáp ứng được yêu cầu của chế biến là công việc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt mối quan hệ. Để giải quyết được cần có sự đồng lòng của tất cả các bộ phận và các thành viên trong TCT cùng phải nỗ lực phấn đấu. Điều đó luôn đặt ra bài toán khó cho công tác quy hoạch của TCT chè Việt Nam để có thể bảo đảm về số lượng cũng như chất lượng của nguyên liệu. 1/ Nâng cao sản lượng và chất lượng búp chè tươi cung ứng. Trong các năm tới do nhu cầu về thị trường chè vẫn tiếp tục tăng nên yêu cầu cần bảo đảm một khối lượng lớn hơn về nguyên liệu. Do vậy phương hướng thực hiện trong các năm tới được vạch ra với một số giải pháp chính sau Tăng cường mở rộng diện tích trồng chè bằng triển khai các dự án phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh thích nghi với sự sinh trưởng và phát triẻn của cây chè. Biện pháp thực hiện là hỗ trợ cho nông dân vay vốn giúp nông dân đi khai hoang, phục hoá những phần diện tích đất xấu, trồng cây khác không hiệu quả chuyển sang trồng chè. Đẩy mạnh khâu nghiên cứu triển khai, điều chỉnh cơ cấu các loại giống chè có chất lượng và năng suất thay thế cho các loại giống cũ, năng xuất thấp. Cụ thể như thay thế các giống chè Trung du, PH1 bằng các giống chè năng suất cao như: LDP1, LDP2 hiện nay đang chiếm 20% cơ cấu giống chè gieo trồng lên 40%. Tiến hành quy hoạch các loại sản phẩm chè Việt Nam có gía trị gia tăng (trong quy hoạch sản xuất hai loai chè chủ yếu là chè xanh và chè đent). ổn định diện tích đến khi định hình vào năm 2010, chỉ phát triển và trồng mới ở những vùng thực sự có lợi thế cạnh tranh và chỉ bằng các giống mới, tiến bộ, năng suất cao. Công bố rộng rãi các danh mục tiêu chuẩn ngành, các loại thuôc trừ sâu được phép sử dụng với dư lượng tới hạn. Các loại tiêu chuẩn vườn chè, tiêu chuẩn nhà máy chế biến có quy mô tương ứng Thành lập ngay một tổ chức quản lý và hệ thống kiểm tra, giám sát chất lượng, thay mặt nhà sản xuất chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng. Chức năng chủ yếu của cơ quan này là kiểm định và đóng dấu chất lượng trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Đồng thời thực hiện các chế tài nhằm ngăn ngừa, đình chỉ, chấm dứt các hoạt động làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm chè Việt Nam ở trong và ngoài nước với sự đồng thuận và hỗ trợ đắc lực của các cơ quan bảo về pháp luật và quản lý thị trường. 2/ Quy hoạch tại địa phương: Quy hoạch các nhà máy chế biến phù hợp với khả năng cung ứng của vùng nguyên liệu. Tiến hành tổng điều tra, rà soát các vùng nguyên liệu và hệ thống cơ sở chế biến về tiêu chuẩn thiết bị, nhà xưởng, vệ sinh công nghiệp và phải có vùng nguyên liệu ổn định, ít nhất cũng phải đảm bảo được 70 % năng lực sản xuất. - Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại địa phương, trên các nông trường chè bằng việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và quản lý, phân công theo cum, vùng, thôn, bản. Hoàn thiện cách thức quản lý vùng nguyên liệu thông qua cụ thể hoá những quy định, linh hoạt và từng bước thu hút được sự bàn bạc, tham gia của người trồng chè, công khai hoá quy hoạch, hợp đồng hoá để ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Củng cố mối liên kết “ Tam giác quan hệ” trong quá trình giải quyết vấn đề nguyên liệu tại các địa phương. Hoạt động của nhà máy chế biến phải đặt trong mối quan hệ trực tiếp với nông dân song không thể thiếu đi mối quan hệ gián tiếp thông qua chính quyền địa phương và các tổ chức xã hôi tại địa phương để có thể nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của bà con nông dân một cách dễ dàng và sát thực hơn, trái lại các kế hoạch và quy hoạch sản xuất, việc triển khai các dự án trên vùng nguyên liệu nếu thông qua chính quyền địa phương sẽ dễ dàng triển khai hơn. Dó đó quy hoạch phát triển cần đặt ra yêu cầu phải bảo đảm liên kết trên thông qua việc tạo mối quan hệ mật thiết và gắn bó không chỉ với người dân sản xuất nguyên liệu mà còn với cả đại diện cho tiếng nói của họ đó chính là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, đồng thời phải tranh thủ được sự ủng hộ, đồng thuận của các cơ quan đó. Cụ thể trong mối quan hệ đó, cần tác động vào các chủ thể tham gia. Đó là: Chính quyền và các tổ chức xã hội trong vùng Hộ nông dân Nhà máy trồng chè chế biến chè + Chuyển kế hoạch sản xuất chè, đặc biệt là chè nguyên liệu thành chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã. + Trong khả năng của mình, trực tiếp đầu tư hoặc tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương như làm đường giao thông, xây dựng nhà trẻ, trường học, …tham gia vào công việc phát triển kinh tế- xã hội của vùng, tạo dấu ấn đến từng hộ, từng xã, từng thôn, bản trồng chè. Tạo ra môi trường kinh tế, kết cấu hạ tầng, xã hội và sự đồng thuận từ nhiều phía trên không gian của vùng nguyên liệu. II/ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ VƯỜN CHÈ. Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, các đơn vị sản xuất chè của TCT chè Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hoá. Các vườn chè được xác định lại giá trị để đưa vào công ty cổ phần. Đây là một quyết định đúng đắn, gắn nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu, đưa những hộ nông dân cung cấp nguyên liệu vào diện các nhà đầu tư chiến lược đặc biệt, được mua cổ phần của cơ sở chế biến với giá ưu đãi. Người nông dân sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần sẽ tạo được sự gắn kết dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế chung, góp phần xây dựng liên minh công nông trong thời kỳ đổi mới. Cổ phần hoá vườn chè – một hướng đi lên sản xuất lớn. Đây là một việc mới, phức tạp nhưng hết sức cần thiết. Trước hết, các vườn chè đã giao khoán được xem xét tính giá trị để đưa vào cổ phần. Sau khi vườn chè trở thành tài sản của công ty cổ phần, công ty sẽ tính toán giao khoán lại cho chính những người lao động trước đây đã làm trên vườn chè đó nhưng với một hợp đồng hoàn toàn khác, chặt chẽ hơn, giá trị được gắn với sản lượng chè tại từng thời điểm. Toàn bộ sản lượng chè thu được trên vườn chè phải được giao hết cho công ty cổ phần. Trong đó tiền công lao động, chi phí đầu tư được hai bên thoả thuận xác định trước theo sản lượng giao khoán hàng năm. Phần búp chè tươi vượt khoán mới được mua theo giá thoả thuận. Người lao động ngoài các khoản thu nhập trên vườn chè còn được hưởng lợi tức ứng với số cổ phiếu mà họ có. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, thu hái, bảo vệ thực vật trên các vườn chè trong toàn vùng được thực hiện theo một quy trình chung, thống nhất với từng giống chè, từng tiểu vùng. Căn cứ vào công văn của Bộ và tình hình thực tế các đơn vị, TCT đưa ra những giải pháp sau nhằm giải quyết những vuớng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện: * Xác định giá trị vườn chè tăng thêm: - Với vườn chè người lao động đã trả hết giá trị hợp đồng khoán: toàn bộ giá trị vườn chè hiện có là giá trị tăng thêm - Với vườn chè người lao động chưa trả hết giá trị theo hợp đồng khoán: giá trị vườn chè tăng thêm = giá trị vườn chè đánh giá lại – Số tiền chưa trả theo hợp đồng khoán. * Chính sách đối với từng loại vườn chè như sau: Đối tượng 1: Vườn chè người nhận khoán đã trả hết tiền, hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng khoán, hiện nay vườn chè bỏ hoá không thu hoạch được: Đề nghị cho thanh toán vườn chè. Đối tượng 2: Vườn chè người nhận khoán đã trả hết tiền, hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng khoán nên toàn bộ giá trị vườn chè này là giá trị tăng thêm: Đề nghị chia giá trị tăng thêm theo tỉ lệ người lao động 75%, nhà nước 25% Đối tượng 3: Vườn chè người nhận khoán đã trả hết tiền, hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng khoán, vườn chè đã thanh lý và trồng lại chu kỳ 2 bằng vốn hiện có của người lao động và hiện nay đang cho thu hoạch: Đề nghị toàn bộ giá trị hiện có là của người lao động tham gia đóng cổ phần Đối tượng 4: Vườn chè người nhận khoán đã trả hết tiền, hoàn thành nhiệm vụ theo hợp đồng khoán, nhưng đã phá đi để trồng giống mới theo yêu cầu của công ty . Do giống không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên phải thanh lý. Đề nghị được tính giá trị như các vườn chè tương tự (không phải phá đi trồng lạik), nguồn kinh phí do doanh nghiệp tự trang trải. Đối tượng 5: Vườn chè người nhận khoán chưa trả hết tiền theo hợp đồng khoán, chưa hết chu kỳ kinh tế, vườn chè được đánh giá lại cao hơn giá trị khoán: Đề nghị phần vượt mức theo tỷ lệ: người lao động 75%, nhà nước 25%. Đối tượng 6: Vườn chè nhận khoán chưa trả hết giá trị tiền theo hợp đồng, vườn chè được đánh giá lại thấp hơn giá trị khoán. Đề nghị tính giá trị vườn chè theo thực tế. Người lao động không phải bù thêm tiền để đạt bằng mức khoán Đối tượng 7: Vườn chè chưa hết chu kỳ kinh tế, giá trị còn lại thấp hơn 20% nguyên giá: đề nghị tính bằng giá trị vườn chè đã hết chu kỳ kinh tế Đối tượng 8: Vườn chè người nhận khoán đã chuyển sang trồng cây khác: đề nghị cho thanh lý. Đối tượng 9: Vườn chè mất khoảng nhiều, năng suất kém, không giao khoán được: đề nghị cho thanh lý. * Sau khi cổ phần hoá, Công ty cổ phần ký lại hợp đồng giao khoán theo Nghị định 135/2005/NĐ-CP * Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, đề nghị cho tiến hành thí điểm trước khi triển khai đại trà. III/ TIẾP TỤC DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LIÊN KẾT XÂY DỰNG VÙNG NGUYÊN LIỆU XĐGN VỚI BÀ CON NÔNG DÂN CÁC DÂN TỘC NGHÈO. Hỗ trợ cho nông dân bằng hiện vật như giống, vật tư kỹ thuật, hướng dẫn quy trình giúp nông dân sử dụng đúng và hiệu quả nguồn vốn.Tại những vùng nguyên liệu thiếu lao động nông nghiệp cần có nhiều biện pháp hỗ trợ, thu hút lao động. Kiến nghị nhà nước đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất công ích sản xuất giống và phân bón, đầu tư mạng lưới dịch vụ khuyến nông và khuyến công, đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và thuỷ lợi. - Phát huy vai trò của các chính quyền ban ngành các xã trong việc triển khai dự án. - Củng cố và hoàn thiện hoạt động của các cơ sở chế biến nhằm nâng cao năng lực hoạt động, giảm chi phí sản xuất. Tiến hành đầu tư, hiện đại hoá dây truyền sản xuất để có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nâng cao giá trị sản phẩm trong chuỗi giá trị - Tăng cường vốn đầu tư cho các hoạt động của dự án. Thay vì các ngân hàng chính sách trực tiếp cho người nông dân nghèo vay vốn, họ có thể thông qua các công ty chècho các hộ nông dân tham gia dự án vay, các doanh nghiệp thu hồi thông qua hợp đồng ứng vốn mua sản phẩm thì hiệu quả của dự án sẽ cao hơn. - Tăng cường sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà trong quá trình thực hiện dự án - Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến đã và đang được cổ phần hoá, TCT chè cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển thành công ty cổ phần vào năm2008. Để gắn người sản xuất nguyên liệu vơi cơ sở chế biến, đề nghị đưa các hộ nông dân vào diện các nhà đầu tư chiến lược, được mua cổ phần của cơ sở chế biến với giá ưu đãi. - Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng lao động cho các cơ sở chế biến chè của TCT trong đó chú trọng vấn đề đào tạo và hướng dẫn cho nông dân hiểu biết và làm đúng quy trình kỹ thuật trồng chè. Hiện nay mô hình đang được triển khai đó là xây dựng mô hình vùng chè nguyên liệu sạch với việc đảm bảo đầu ra cho bà còn. Trong mô hình đó cần có sự tuân thủ chặt chẽ về qui trình trồng và các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng không để lại dư lượng quá mức cho phép và vườn chè được bón chủ yếu bằng phân hữu cơ. V/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH BẢO ĐẢM NGUYỆN LIỆU CHO TCT CHÈ VIỆT NAM: 1/ Thiết lập các tổ chức dịch vụ thu mua nguyên liệu Có thể nhận thấy một phần nguyên nhân của sự hỗn loạn thị trường nguyên liệu hiện nay là do sự xuất hiện ồ ạt và thiếu tổ chức của các đơn vị thu mua chè tươi. Các đơn vị này tồn tại chủ yếu dưới hình thức các hộ kinh doanh cá thể, ngoài ra còn có một số công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các cơ sở này hoạt động ở qui mô nhỏ và vừa. Đầu ra nơi tiêu thụ của các cơ sở này là doanh nghiệp chế biến chè. Đây là loại hình kinh doanh dịch vụ chè trung gian, làm cầu nối giữa các giữa người nông dân trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, người tiêu dùng. Sở dĩ có đặc thù trên vì đặc điểm của ngành nông nghiệp trong đó có ngành trồng chè là quy mô sản xuất lớn và phân tán trên không gian rộng. Bên cạnh các nông trường có quy mô tập trung thì sản xuất chè còn ở dưới hình thức của các hộ nông dân nhỏ lẻ, các vườn chè rải rác, nằm chủ yếu ở vùng đồi núi và trung du, vận chuyển hết sức khó khăn. Trong khi đó sản phẩm của họ lại cần phải bán nhanh vì không thể để được lâu. Còn các cơ sở chế biến lại yêu cầu một khối lượng nguyên liệu lớn, tâp trung và có yêu cầu cao về phẩm cấp và phân loại. Sự xuất hiện các cơ sở thu mua đã góp phần giải quyết được khó khăn cho các cả các bên. Trước đòi hỏi của thực tiễn lực lượng này đã đáp ứng nhạy bén nhu cầu của sản xuát. Do đó, hoạt động của lực lượng này đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế ngành chè. Tuy nhiên, hiện nay, sự hoạt động của các cơ sở trên tồn tại nhiều bất cập. Các đơn vị đó hoạt động một cách tự phát và chưa có cơ quan nào quản lý nên mạnh ai nấy làm, trành dành, ép cấp, ép giá nông dân và cả các cơ sở chế biến khi tiến hành đầu cơ tích trữ nguyên liệu. Nhận thức của các cơ sỏ này trong việc chấp hành quy định của Nhà nước về sản xuất kinh doanh dó đó nhiều cơ sở chưa đảm bảo được yêu cầu về phẩm cấp sản phẩm thu mua, không đóng thuế hoặc trốn thuế là hiện tượng phổ biên của các đơn vị này. Như vậy, hoạt động của các đơn vị trên có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, song sự tồn tại của nó là một thực tế khách quan trong nền kinh tế thị trường. Do đó, cùng với việc thừa nhận sự tồn tại của khách quan của các cơ sở này, cần phải có cơ chế thiết thực để giúp bộ phận này phát huy được vai trò, khả năng của mình đồng thời hạn chế được các tiêu cực. Nhiệm vụ đặt ra cho TCT chè Việt Nam trong vấn đề bảo đảm nguyên liệu là thiết lập các tổ chức dịch vụ thu mua, chuyên đứng ra thu mua và cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, chủ động hỗ trợ giữa các vùng, các nhà máy về nguyên liệu, giống và lao động… Phát huy được hiệu quả chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất KẾT LUẬN Đứng trước con đường hội nhập và phát triển, rất nhiều cơ hội mở ra song lại không ít những thách thức mà chúng ta phải đối mặt. Làm gì để nắm lấy những cơ hội và vượt qua được nhưng thách thức để vươn lên tồn tại và phát triển luôn là bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Vinatea. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu với việc bảo đảm về chất cũng như về lượng là một trong những giải pháp chiến lược mà TCT chè Việt Nam đã đặt ra để hướng đến một sự phát triển bền vững, lâu dài. Trên đây là một số những giải pháp cho vấn đề bảo đảm nguồn nguyên liệu mà tôi muốn đưa ra với tình thần đóng góp cho sự phát triển và đi lên của TCT chè Việt Nam. Điều đó được ghi nhận và đúc rút trong quá trình thực tập tại TCT. Trong quá trình viết bài do sự hạn chế trong nhận thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự góp ý của các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề trên nhằm hoàn thiện hơn các giải pháp, đóng góp cho sự lớn mạnh của Vinatea trong điều kiện mới. Em xin trân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục trang Web: www.VNECONOMY.COM.VN www.VIR.COM.VN www.MOFA.COM.VN www.AGROVIET.GOV.VN www.VNEPRESS.NET www.GSO.DOV.VN www.VITAS.ORG.VN www.VINATEA.COM.VN www.baothuongmai.com.vn www.chebien.gov.vn Danh mục sách tham khảo Cây chè Việt NamC Quy hoạch các ngành công nghiệp VN đến 2020Q Danh mục tạp chí, bài viết: - Báo cáo tham luận xây dựng mô hình liên kết TCT với các xã, hộ gia đình phát triển vùng nguyên liệu XĐGN ở TCT chè Việt Nam - TS Nguyễn Thái Thắng - Phó trưởng ban quản lý dự án TCT chè Việt Nam - Những biện pháp chủ yếu để giải quyết nguyên liệu (Mía) ở công ty Đường Lam Sơn – Nguyễn Từ - Thực trạng và giải pháp phát triển chè Việt Nam - định hướng chất lượng và giá trị – Tạp chí Thểgiới chè số 9- 2005 - Báo cáo chính sách với lao động nhận khoán vườn chè khi chuyển đổi sở hữu - Vinatea - Báo cáo triển khai về phương pháp xác định, đánh giá đồng chè tiến hành cổ phần hoá và chính sách đối với người nhận khoán vườn chè. – Vina tea - Báo cáo tình hình triển khai công tác xác định giá trị vườn chè - Vinatea - Phóng sự: Yên Bái hỗn loạn thị trường chè nguyên liệu – Tạp chí nông nghiệp số 178 - Trao đổi suy ngẫm – Cổ phần hoá vườn chè – một hướng đi lên sản xuất lớn – Nguyễn Khắc Thịnh - Yên Bái phân vùng sản xuất chè an toàn – tạp chí Thế giới chè tháng7 /2007 - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm2004,2005,2006,2007 - Vinatea Danh mục chữ cái viết tắt: WTO Tổ chức Thương mại thế giới Bộ NN -PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn CTCP Công ty cổ phần CT Công ty TCT Tổng công ty XK Xuất khẩu XDCB Xây dựng cơ bản VN Việt Nam XĐGN Xoá đói giảm nghèo SX- KD Sản xuất - kinh doanh CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34956.doc
Tài liệu liên quan