Chuyên đề Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt doanh nghiệp hướng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc tạo doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.Không chỉ việc tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp còn phải kết hợp với hoạt động phân phối lợi nhuận. Chính sách này phù hợp sẽ có tác động tích cực trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khuyến khích, động viên hay kìm hãm người lao động, tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở tới sự phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn nâng cao lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị tài sản vốn chủ sở hữu cho các cổ đông. Đối với Tập đoàn Việt Á, qua hơn 3 năm chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn đã có những phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện. Với sự đa dạng ngành nghề kinh doanh, mở rộng quy mô và hợp tác trong nước,quốc tế, Việt Á ngày càng khẳng định thương hiệu của mình, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Với việc quy mô kinh doanh ngay càng mở rộng và lợi nhuận tạo ra ngày càng một gia tăng đã chứng tỏ những hướng đi phù hợp của Tập đoàn trong môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay. Hi vọng trong tương lai Tập đoàn ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, hoàn thành những kế hoạch đặt ra và trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh trong nước.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Quỹ Văn hóa doanh nhân. + Chuẩn bị tham gia Sàn giao dịch Chứng khoán. + Đạt Giải thưởng quốc tế về Chất lượng và Uy tín Kinh doanh. + Đạt Cúp vàng ISO. + Đạt danh hiệu Doanh nghiệp tiêu biểu TP. Hà Nội. TĂNG TRƯỞNG VỀ NHÂN SỰ (Người): Biểu đồ 1: Tình hình tăng trưởng về nhân sự toàn Tập đoàn (Nguồn: trang web của Tập đoàn) TĂNG TRƯỞNG VỀ DOANH SỐ (Tỷ đồng): Biểu đồ 2: Tình hình tăng trưởng về doanh số (Nguồn: trang web tập đoàn) ĐẤNH GIÁ THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM: Biểu đồ 3: Đánh giá một số thương hiệu ở Việt Nam (nguồn: trang web của tập đoàn) Thương hiệu Việt Á - VAPOWER đã tạo ra một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn quốc năm 2007 của Công ty Acorn của Singapore - một công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì thương hiệu Việt Á - VAPOWER đứng thứ tư trong thị trường ngành điện công nghiệp, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước. Tổng giá trị các hoạt động từ thiện, xã hội năm 2007 hơn 1 tỷ đồng. 2.1.1.3. Mối quan hệ Tập đoàn và các đơn vị thành viên Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp điện tử Việt Á được chuyển đổi mô hình từ năm 2005 từ công ty TNHH thương mại Việt Á. Tập đoàn Việt Á bao gồm nhiều đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tài chính, bất động sản có quy mô khá lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường, các chi nhánh từ Bắc đến Nam và sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế. Mối quan hệ giữa các thành viên là chặt chẽ, hoạt động độc lập vì lợi ích của từng thành viên và của cả Tập đoàn. Sở hữu Tập đoàn là sở hữu hỗn hợp nhưng công ty mẹ chiếm đa số cổ phần, các công ty thành viên có tư cách pháp nhân. Tập đoàn Việt Á tiến hành quản lý và tập trung một số mặt như huy động, điều tiết, quản lý vốn, nghiên cứu, triển khai, xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư. Tập đoàn Việt Á kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và định hướng ngành chủ đạo là sản xuất các sản phẩm thiết bị điện, thực hiện các dự án về cung cấp, lắp ráp các công trình về điện. Về tổ chức kinh doanh trong tập đoàn, các đơn vị thành viên trong một ngành là một mắt xich trong việc thực hiện một khâu nhất định trong toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu nghiên cứu triển khai, cung cấp đầu vào, tiếp thị sản phẩm đến khâu tiêu thụ một cách có chiến lược, các đơn vị trong cùng ngành sản xuất này hạch toán theo giá nội bộ riêng các công ty thành viên thuộc lĩnh vực khác thực hiên hạch toán độc lập. Tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty thành viên cũng như của toàn bộ Tập đoàn. Thông qua mô hình tổ chức và sự lãnh đạo của mình để tạo ra lợi nhuận cao cho các công ty thành viên hoạt động có tính độc lập. Do vậy Tập đoàn chính là người tối đa hóa lợi nhuận cho toàn bộ Tập đoàn kinh tế. Vốn của Tập đoàn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu do các cổ đông góp và không có phần vốn góp của Nhà nước, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn chiếm dụng. Tập đoàn có chiến lược kinh doanh chung, được soạn thảo từ trụ sở đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Chiến lược đó thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh và chiến lược nghiên cứu triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới, thông qua huy động sức mạnh tài chính vào các nguồn lực của cả tập đoàn tập trung vào các lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trường, củng cố uy tín của tập đoàn và từng thành viên. Nhờ chiến lược chung này, các công ty thành viên chủ động xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với môi trường và điều kiện cụ thể trong từng ngành, từng khu vực thị trường trong sự kết hợp hài hòa với chiến lược chung. Sơ đồ tổ chức: TẬP ĐOÀN VIỆT Á CÔNG TY THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT Á CÔNG TY XÂY DỰNG CN VIỆT Á zCCÔNnghNGHIỆP ViẾT Á CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT Á CÔNG TY CÁP ĐIỆN VIỆT Á CÔNG TY HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VIỆT Á CÔNG TY NHỰA- COMPOSITE VIỆT Á TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ TIN HỌC VIỆT Á CÔNG TY THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP VIÊT Á TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ VIỆT Á TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT Á CÔNG TY CƠ KHÍ VIỆT Á CÔNG TY PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT Á TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL VIỆT Á CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT Á TRUNG TAM ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VIỆT Á VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI THÀNH PHỐ HCM 2.1.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Tập đoàn Việt Á 2.1.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn Bảng 1: Tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (đồng) % giá trị Giá trị (đồng) % giá trị Giá trị (đồng) % giá trị I. Tổng tài sản 294.397.844.499 100% 370.043.602.334 100% 545.664.546.246 100% 1. Tài sản ngắn hạn 211.203.026.751 71.74% 266.498.103.247 72.02% 425.343.763.545 74.61% 2. Tài sản dài hạn 83.194.817.748 28.26% 103.545.499.087 27.98 120.320.782.701 25.39% II. Tổng nguồn vốn 294.397.844.499 100% 370.043.602.334 100% 545.664.546.246 100% 1. Nợ phải trả 169.905.538.752 57.71% 188.069.218.509 58.55% 347.886.435.831 62.71% 2. Vốn chủ sở hữu 124.492.305.747 42.29% 153.385.143.223 41.45% 174.778.110.415 37.29% (Nguồn: phòng tài chính Tập đoàn. Đơn vị %) Biểu đồ 4: Biểu diễn cơ cấu tài sản năm 2007 (nguồn: số liệu từ bảng 1) Biểu đồ 5: Biểu diễn cơ cấu nguồn vốn năm 2007 (nguồn: số liệu từ bảng 1) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn được bố trí vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng ít hơn và tỷ trọng giảm dần qua các năm. Vì vậy nợ phải trả tăng lên trong tổng nguồn vốn trong đó chiếm tỷ trọng lớn vẫn là nguồn vay nợ ngân hàng chiếm tới 87.2% năm 2007 và vốn chiếm dụng 1.28% năm 2007. Tập đoàn dung một phần vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản và tăng đều qua các năm, tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng tăng nhưng không lớn lắm. Dựa vào bảng cân đối kế toán, tất cả các chỉ tiêu như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho đều tăng dần qua các năm chỉ có chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác tăng năm 2006 nhưng sau đó được giảm xuống vào năm 2007. Trong khi đó Tập đoàn lại tăng cường các khoản nợ ngắn hạn và đáng chú ý là Tập đoàn tăng vay và nợ ngắn hạn từ 140.07 tỷ năm 2005 lên 188.07 tỷ năm 2006 và năm 2007 tăng lên 347.39 tỷ và đáng chú ý là các khoản phải trả công nhân viên tăng từ 1.582 tỷ năm 2005 lên 1.56 tỷ năm 2006 và rất lớn vào năm 2007 là 15.6 tỷ. Trong khi đó phần nợ dài hạn giảm nhẹ và vốn chủ sở hữu tăng lên từ nhiều nguồn mà đáng kể là phần lợi nhuận chưa phân phối. Tập đoàn đã sử dụng các khoản vay và nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động của mình và dùng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản cố định, thực hiện các dự án về cung cấp thiết bị điện, lắp đặt các gói thầu … Và năm 2007 Tập đoàn có sự tăng nhảy vọt về nhân sự do mở rộng quy mô hoạt động nên kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng lên đáng kể. 2.1.2.2. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp Xét ba chỉ tiêu chính đó là khả năng thanh toán công nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh, và khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Bảng 2: Tình hình khả năng thanh toán toàn Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) 1.51 1.42 1.36 94.04% 95.77% Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0.924 0.838 0.838 90.69% 100% Khả năng thanh toán bằng tiền mặt (lần) 0.086 0.093 0.053 108.1% 57% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Tập đoàn) Khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này ở doanh nghiệp tốt nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm và sự biến động không lớn. Năm 2007, Doanh nghiệp phải sử dụng tới 81.67% giá trị tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do các khoản phải thu, hàng tồn kho tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều. Phải chăng doanh nghiệp bán chịu nhiều và chưa thu hồi được nợ đồng thời khi mua hàng hóa doanh nghiệp phải ứng trước khoản khá lớn. Khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn bị giảm, Tập đoàn phải đối mặt với việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh do doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, vay ngân hàng để thực hiện các dự án thu lợi nhuận. Trong tương lai doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề thu hồi các khoản phải thu, đảm bảo được các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Khả năng thanh toán tiền mặt của doanh nghiệp rất thấp và giảm sút, năm 2007 có sự biến động lớn, giảm chỉ còn 57% so với năm 2006. 2.2. Thực trạng lợi nhuận của công ty CPTĐĐTTMCN Việt Á 2.2.1. Phân tích lợi nhuận của Tập đoàn qua các năm 2.2.1.1. Tình hình lợi nhuận thực tế của Tập đoàn qua 3 năm 2005, 2006, 2007 Bảng 3: Tình hình lợi nhuận toàn Tập đoàn 2005, 2006, 2007 Ghi chú: Tỷ trọng của các chỉ tiêu là so với doanh thu thuần STT Chỉ tiêu Năm 2005 Đơn vị: Đồng Tỷ trọng (%) Năm 2006 Đon vị: đồng Tỷ trọng (%) Năm 2007 Đơn vị: Đồng Tỷ trọng (%) 1 DT bán hàng 393.081.299.656 _ 601.336.830.932 _ 861.930.561.702 _ 2 Giảm trừ DT 1.902.368.514 _ 4.990.181.330 _ 4.276.634.992 _ 3 DTT 391.178.931.142 100% 596.346.649.602 100% 857.653.926.710 100% 4 Giá vốn hàng bán 338.300.662.863 86.48% 525.784.585.041 88.17% 767.781.022.784 89.52% 5 LN gộp 52.878.268.279 13.52% 70.562.064.561 11.83% 89.872.903.926 10.48% 6 DT hoạt động TC 23.240.646 0.006% 222.315.712 0.037% 1.613.365.529 0.19% 7 CP TC 5.933.585.885 1.52% 11.538.417.059 1.94% 17.806.172.153 2.07% Trong đó cplv 4.219.771.665 1.08% 7.617.697.622 1.28% 12.635.894.226 1.47% 8 CP bán hàng 9.135.687.112 2.34% 12.940.161.921 2.17% 19.695.263.452 2.30% 9 CP quản lý DN 29.326.790.969 7.49% 30.898.195.555 5.17% 29.696.356.258 3.46% 10 LNT từ HĐKD 8.505.444.959 2.17% 15.407.605.738 2.58% 24.288.477.592 2.83% 11 Thu nhập khác 5.317.179.432 1.31% 7.883.950.287 1.32% 8.975.262.424 1.05% 12 CP khác 3.239.676.394 0.83% 6.734.097.400 1.13% 5.877.817.275 0.69% 13 LN khác 1.897.503.038 0.49% 1.149.852.887 0.19% 3.097.445.149 0.36% 14 LN trước thuế 10.402.947.997 2.66% 16.557.458.625 2.78% 27.385.922.741 3.19% 15 Thuế TNDN 1.832.187.416 0.47% 3.461.863.200 0.58% 7.092.955.548 0.83% 16 LNST 8.570.760.581 2.19% 13.095.595.425 2.20% 20.292.967.192 2.37% (Nguồn: phòng tài chính Tập đoàn) Qua bảng tính toán trên ta thấy lợi nhuận của Tập đoàn tăng qua các năm nhưng giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng doanh thu thuần và tăng qua các năm vì thế ảnh hưởng tới cho lợi nhuận của Tập đoàn rất nhiều. Trong khi đó chí phí hoạt động tài chính khá lớn, chiếm tỷ lệ lớn vẫn là chi phí lãi vay đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp bị âm. Doanh thu từ hoạt động tài chính mặc dù có tăng qua các năm nhưng không đủ bù đắp các khoản chi phí tài chính mang lại và ngày càng tăng với tốc độ nhanh hơn. Chính vì thế chí phí này làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.Với các khoản mục chi phí khác xét về số tuyệt đối chí phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác có tăng qua các năm nhưng xét về con số tuyệt đối thì tỷ lệ này có giảm chứng tỏ Tập đoàn đang cố gắng cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp từ 7.49% năm 2005 xuồng còn 3.46% năm 2007. Nhưng do giá thành sản xuất quá cao làm cho lợi nhuận trước thuế bị giảm sút. 2.2.1.2 Tình hình phân phối lợi nhuận của Tập đoàn Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp. Trong quá trình phân phối lợi nhuận, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý, phù hợp quy định của Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 4: Tình hình phân phối lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Lợi nhuận trước thuế 10.402.947.997 16.557.458.625 27.385.922.741 Thuế TNDN 1.832.187.416 3.461.863.200 7.092.955.548 Lợi nhuận giữ lại 4.460.011.963 13.095.595.426 20.292.967.192 Quỹ đầu tư phát triển 2.571.228.174 3.571.228.174 3.571.228.174 Quỹ dự phòng tài chính 857.076.058 1.357.076.058 1.357.076.058 Quỹ khác 428.538.029 428.538.029 428.538.029 Quỹ khen thưởng phúc lợi 807.124.058 _ _ (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Tập đoàn thực hiện phân phối lợi nhuận Quỹ đầu tư phát triển chiếm 30% lợi nhuận sau thuế, quỹ dự phòng tài chính 10% , quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu là 5%. Tập đoàn đã trích quỹ dự phòng tài chính theo đúng quy định của các văn bản luật hướng dẫn. Riêng quỹ đầu tư phát triển theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999 là tối thiểu 50% nhưng theo sửa đổi năm 2004 doanh nghiệp có quyền trích theo lợi ích của chính doanh nghiệp nhưng khống chế ở mức tối thiểu là 10%. Riêng quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2006, 2007 và quỹ trợ cấp mất việc làm Tập đoàn không trích lập. 2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tập đoàn 2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận Bảng 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận toàn Tập đoàn Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (đồng) % doanh thu Giá trị(đồng) % doanh thu Giá trị(đồng) % doanh thu Tổng DT 396.339.351.230 100% 604.452.915.601 100% 868.242.554.663 100% Tổng CP 385.936.403.223 97.38% 587.895.466.976 97.26% 840.856.631.922 96.85% Lợi nhuận 10.402.947.997 2.62% 16.557.458.625 2.74% 27.385.922.741 3.15% LNST 8.570.760.581 2.16% 13.096.595.425 2.17% 20.292.967.192 2.34% (Nguồn từ phòng Tài chính Tập đoàn) Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa DT-CP-LN (Nguồn: số liệu từ bảng 5) Phân tích mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận chính là sự hoạch định chiến lược kinh doanh, đưa ra chính sách về giá cũng như đo lường khả năng canh tranh của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao. Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Tập đoàn đều tăng qua các năm 2005, 2006, 2007. Riêng hai năm 2006, 2007 doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí nên lợi nhuận tăng lên từ 2.66% doanh thu lên 3.29% doanh thu nhưng giá trị lợi nhuận vẫn thấp. Nguyên nhân là chi phí của doanh nghiệp quá cao. 2.2.2.2. Phân tích doanh thu Bảng 6: Số liệu doanh thu toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DTT 391.178.931.142 596.346.649.602 857.653.926.710 DT HĐTC 23.240.646 222.315.712 1.613.365.529 Tổng DT 391.202.171.788 596.568.812.314 859.267.292.239 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn) Biểu đồ 7: Tình hình tổng doanh thu của toàn Ttập đoàn Ta nhận thấy tốc độ tăng doanh thu của Tập đoàn khá cao. Doanh thu chính là từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2006 tăng 52.5% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 43.84% so với năm 2006, vượt chỉ tiêu đề ra là doanh thu mỗi năm tăng 30%. Tổng doanh thu tăng có sự đóng góp của doanh thu hoạt động tài chính. Đây là kết quả của các hoạt động tài chính như đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng, đầu tư dài hạn khác, tìm kiếm các dự án đầu tư mới và sự thành lập trung nhiều nhà máy mới và thành lập các công ty TNHH mới, thúc đẩy sự phát triển của tâm đầu tư tài chính Việt Á (VAFINA) năm 2007. Tổng doanh thu của Tập đoàn tăng mạnh nguyên nhân có thể kể đến là do Tập đoàn chú trọng đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, đầu tư thêm cả một Tập đoàn kinh tế tư nhân. Bảng 7: Số liệu doanh thu thuần và lãi gộp toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 391.178.931.142 596.346.649.602 857.653.926.710 Lãi gộp 52.878.268.279 70.562.064.561 89.872.903.926 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Tập đoàn) Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa doanh thu và lãi gộp (Nguồn: từ bảng số liệu 7) Biểu đồ trên cho ta thấy được mối quan hệ giữa doanh thu thuần và lãi gộp. Do giá vốn của Tập đoàn quá cao nên làm cho lãi gộp của Tập đoàn giảm sút. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu về thiết bị điện và nhựa trong nước tăng. Tập đoàn cần tìm giải pháp để giảm chi phí nguyên vật liệu. 2.2.2.3. Phân tích chi phí Bảng 8: Tổng hợp các chi phí toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá vốn hàng bán 338.300.662.863 525.784.585.041 767.781.022.784 Chi phí tài chính 5.933.585.885 11.538.417.059 767.781.022.784 Chi phí bán hàng 9.135.687.112 12.940.161.921 19.695.263.452 Chi phí quản lý DN 29.326.790.969 30.898.195.555 29.696.356.258 Chi phí khác 3.239.676.394 6.734.097.400 5.877.817.275 Tổng chi phí 385.936.403.223 587.895.466.976 840.856.631.922 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tập đoàn) Biểu đồ 9: Tình hình chi phí toàn tập đoàn (Nguồn: số liệu từ bảng 8) Doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải có những chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu. Có rất nhiều chi phí để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Với Tập đoàn Việt Á, chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán, chi phí này rất lớn và làm giảm lãi gộp của cả tập đoàn dẫn đến lợi nhuận không cao. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào cao và ngày càng một gia tăng. Trong khi đó Tập đoàn đang mở rộng quy mô kinh doanh cầ nhiều nguồn nhân lực và nguồn vốn dẫn đến khoản lương trả cho công nhân viên tăng lên. Chi phí vốn lớn tập trung ở các công ty thành viên như công ty thiết bị điện Việt Á, công ty cáp điện Việt Á, công ty nhựa – composite Việt Á, công ty cơ khí Việt Á, công ty xây dựng công nghiệp Việt Á… Bảng 9: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại các công ty thành viên. Đơn vị: % Các công ty 2007 Công ty thiết bị điện Việt Á 17.10% Công ty cáp điện Việt Á 15.40% Công ty nhựa - composite Việt Á 9% Công ty xây dựng công nghiệp Việt Á 16.10% Công ty cơ khí Việt Á 7% Công ty phát triển điện lực Việt Á 16.20% Các công ty khác 19.20% (Nguồn: Từ báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tập đoàn) Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại một công ty thành viên (Nguồn: Từ bảng số liệu 9) Đa số những công ty chiếm tỷ trọng lớn về giá vốn hàng bán là những công ty chuyên về sản xuất thiết bị điện, công nghiệp điện phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Công ty Cáp điện Việt á chuyên kinh doanh các loại cáp điện, dây đồng, cáp cách điện…là những sản phẩm có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường chiếm tới 15.4% giá vốn hàng bán của Tập đoàn. Công ty thiết bị điện Việt Á chuyên cung cấp các loại tủ điện, các thiết bị đóng cắt trung thế… chiếm tới 17.1% giá vốn hàng bán của cả Tập đoàn và lớn nhất. Mỗi công ty thành viên đều có ban giám đốc hoạch định chính sách về giá để tiêu thụ sản phẩm do công ty mình sản xuất trên thị trường. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng là một phần làm tăng chi phí và làm giảm doanh thu của Tập đoàn. Các khoản này có xu hướng tăng qua các năm. Nếu nằm trong danh mục hàng bán bị trả lại Tập đoàn nên xem xét đó thuộc mặt hàng nào nguyên nhân chủ quan hay khách quan mang lại để có hướng điều chỉnh trong quá trình sản xuất, cung câp nguyên liệu, vật tư… Chi phí hoạt động tài chính cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí của Tập đoàn. Trong đó phải kể đến là nguồn chi phí lãi vay. Lãi vay tại Tập đoàn gồm hai loại: lãi vay bằng đồng Việt Nam và lãi vay bằng đồng ngoại tệ chủ yếu là đồng USD và EURO. Tỷ trọng của hai chi phí lãi vay này trong tổng chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ xấp xỉ nhau. Sử dụng nợ vay là một cách tác động tới tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của Tập đoàn. 2.2.2.4. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Bảng 10: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận toàn Tập đoàn. Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 LNST/DT 2.19% 2.2% 3.19% 100.46% 145% LNST/TTS 2.91% 3.54% 3.72% 121.65% 105.08% LNST/VCSH 6.93% 8.54% 11.7% 123.23% 137% LNST/GVHB 2.53% 2.49% 2.37% 98.42% 95.18% (Nguồn: số liệu từ phòng tài chính Tập đoàn) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Thể hiện mức độ doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ số này tăng qua từng năm. Đây là một dấu hiệu tốt nhưng tốc độ tăng không cao. Nguyên nhân là do doanh thu của Tập đoàn tăng nhanh nhưng do chi phí cũng tăng nhanh với tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận tạo ra không cao. Tốc độ tăng tỷ số này năm 2007 khá tốt vượt hẳn năm 2005, điều này cũng chứng tỏ Tập đoàn đạt hiệu quả kinh doanh từ doanh thu tạo ra. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của Tập đoàn. Tỷ số này cũng tăng qua từng năm nhưng kết quả không cao. Có thể là do doanh nghiệp đầu tư lớn vào tài sản nhất là tài sản lưu động từ 294 tỷ năm 2005 lên 370 tỷ năm 2006 và năm 2007 là 545 tỷ dẫn đến tốc độ tăng 2007 thấp hơn năm 2006. Trong tương lai tập đoàn cần tăng hệ số này lên nữa, tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định mà tập đoàn đã đầu tư vào. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Thể hiện mức độ sinh lời từ tài sản kinh doanh của Tập đoàn. Đây được coi là tỷ số tài chính quan trọng nhất để nâng cao hình ảnh công ty, góp phần tăng giá cổ phiếu. Tỷ số này ở Tập đoàn tăng qua các năm với tốc độ tăng năm nay nhanh hơn năm trước. Do Tập đoàn đi vay nhiều để thực hiện các dự án, đầu tư vào các công trình lớn nên tỷ số này cũng chưa cao. Trong tương lai tỷ số trên sẽ tăng hơn nữa nếu Tập đoàn sử dụng hiệu quả đầu tư, mở rộng các công trình đầu tư, các dự án lớn. Do doanh nghiệp chuyển sang mô hình công ty cổ phần Tập đoàn từ năm 2005. Đây là bước ngoặt quan trọng để Tập đoàn phát triển hơn nữa cùng với sự phát triển chung của đất nước. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên giá vốn hàng bán: Tỷ số này được giảm qua từng năm do chi phí bán hàng tăng. Tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nên tỷ số này giảm. Với tình hình kinh tế đang biến động như hiện nay, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở mức quá cao làm tăng chi phí . Do vậy Tập đoàn cần sử dụng chi phí một cách hợp lý để tạo ra lợi nhuận cao hơn nữa trong tương lai. Đánh giá các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Các tỷ số lợi nhuận thể hiện hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn. Đây là những tỷ số quan trọng nhất của doanh nghiệp, nhiệm vụ của giám đốc điều hành và giám đốc tài chính là đảm bảo tỷ số này ở mức cao. Các tỷ số đã phân tích ở trên của Tập đoàn là khả quan. Do Tập đoàn đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình và bắt đầu thực hiện đầu tư lớn, mở rộng quy mô và đa dạng hơn các hoạt động như lĩnh vực đầu tư tài chính, lĩnh vực đầu tư bất động sản nên các tỷ số này chưa cao. 2.3. Đánh giá về lợi nhuận của Tập đoàn 2.3.1. Những mặt tích cực Qua việc phân tích lợi nhuận của Tập đoàn qua các năm 2005, 2006, 2007 đã cho chúng ta thấy kết quả hoạt động hiệu quả của Tập đoàn trong những năm đầu chuyển đổi mô hình. Doanh thu của Tập đoàn liên tục tăng cao qua các năm và Tập đoàn cũng đã tạo ra được lợi nhuận ngày càng nhiều. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn khá tốt. Đóng góp lớn vào lợi nhuận chung của toàn Tập đoàn đó là các công ty thành viên như công ty thiết bị điện Việt Á, công ty cáp điện Việt Á, công ty công nghiệp Việt Á, công ty composite Việt Á, công ty phát triển điện lực Việt Á…Đây là những công ty sản xuất các sản phẩm chính của Tập đoàn, thực hiện các dự án lớn trong nước và xuất khẩu các sản phẩm khác ra nước ngoài. Tập đoàn đã thực hiện chính sách xã hội rất tốt là tham gia các hoạt động từ thiện và đã đóng góp hơn 1 tỷ động trong năm 2007. Tập đoàn đã thực hiện việc trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính theo quy định pháp luật. Tập đoàn đang trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, lĩnh vực. 2.3.2. Những mặt còn hạn chế Qua những chỉ tiêu trên ta nhận thấy doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn tăng đặc biệt doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận tạo ra chưa cao. Tập đoàn đã cố gắng giảm thiểu chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng do giá vốn hàng bán của doanh nghiệp quá cao, chi phí bán hàng tăng cộng với chi phí tài chính nhiều, những điều này làm giảm lợi nhuận của Tập đoàn. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Tập đoàn bị lỗ do chi phí tài chính quá cao cũng là nguyên nhân làm giảm doanh thu của tập đoàn. Vòng quay các khoản phải thu khá cao do các khoản phải thu từ đối tác là những dự án có thời gian thu hồi vốn lâu, những công trình phải mất thời gian nghiệm thu, lắp đặt, chạy thử, bên đối tác hết nguồn vốn. vì vậy các dự án sau một thời gian tương đối dài mới thu về được.. Khả năng thanh toán nhanh của Tập đoàn thấp do Tập đoàn vay để tài trợ các hoạt động của mình . Điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp khi doanh nghiệp tiếp tục vay vốn ngân hàng. Việc thực hiện trích lập quỹ trợ cấp mất việc làm không có, quỹ khen thưởng của Tập đoàn còn khiêm tốn. Tập đoàn nên điều chỉnh lại các quỹ này để đảm bảo lợi ích cho người lao động và có khen thưởng đối với Ban lãnh đạo cũng như những chuyên gia để khuyến khích khả năng làm việc, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Các khoản làm giảm trừ doanh thu tăng lên. Cần tăng cường công tác quản lý sản phẩm, chất lượng sản phẩm tránh hàng bán bị trả lại. 2.3.3. Nguyên nhân Do nguồn nguyên liệu chi phí đầu vào ngày một tăng cao và đặc điểm kinh doanh ngành nghề dẫn đến giá vốn hàng bán của Tập đoàn rất cao. Doanh thu từ một phần lớn là thực hiện các dự án trọn bộ, lắp đặt thiết bị mà thời gian thu hồi lại vốn lâu, vốn đầu tư bỏ ra khá lớn nên ảnh hưởng tới lợi nhuận của Tập đoàn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống Tập đoàn chưa chặt chẽ. Có những mạng lưới ở vùng sâu, vùng xa hoặc những văn phòng đại diện cách xa với trung tâm chính hoạt động chưa hiệu quả. Do thực hiện nhiều dự án nên có những dự án qua nhiều năm vẫn chưa thu được tiền về do nhiều yếu tố khách quan. Cần thực hiện những dự án mang tính khả thi hơn nữa. Chưa có mạng lưới phân phối sản phẩm như các đại lý bán lẻ và đội ngũ Marketting chuyên biệt. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHIỆP VIỆT Á 3.1. Phương hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai Tập đoàn Việt Á là Tập đoàn được chuyển đổi mô hình từ năm 2005, từ một công ty TNHH, mở rộng quy mô sau đó thành công ty cổ phần Tập đoàn theo xu hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp và chủ trương Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lúc bấy giờ. Hướng phát triển của Tập đoàn trong tương lai là tiếp tục tăng doanh thu, tiếp tục mở rộng thì trường trong và ngoài nước về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm. Tập đoàn đang đệ trình để gia nhập sàn chứng khoán nâng cao vị thế của Tập đoàn trong nước. Tiếp tục thực hiện các dự án lớn, đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực để tạo nền tảng phát triển trong tương lai. Một số kế hoạch phát triển cụ thể của tập đoàn trong một vài năm tới 􀂃 Tăng doanh thu tối thiểu 30%/năm. 􀂃 Mở rộng thị trường xuất khẩu ; chú trọng thị trường Trung Quốc, Trung đông, Châu Phi, Đông Âu, Mỹ... 􀂃 Tăng trưởng về nhân lực 30%/năm, chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo để có đội ngũ nhân lực chất lượng 􀂃 Đầu tư, xây dựng các dự án: + Tòa nhà điều hành Việt Á 17 tầng + Xây dựng nhà máy Cáp điện + Xây dựng nhà máy Đèn compact + Xây dựng nhà máy Pin năng lượng mặt trời + Xây dựng mở rộng nhà máy Thiết bị điện + Xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử + Xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm hóa dầu + Xây dựng nhà máy Khuôn mẫu Cơ khí chính xác + Xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. + Thành lập Công ty sản xuất các phụ kiện điện. + Trường Đại học Đào tạo và Phát triển Nguồn lực lực Việt Á + Bệnh viện Đa khoa Việt Á + Khu nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội + Khu đô thị và chung cư ở Hà Nội và các tỉnh khác + Khu công nghiệp Việt Á tại tỉnh Hưng Yên + Nhà máy thủy điện, nhiệt điện 􀂃 Tiếp tục xây dựng hệ thống đối tác, khách hàng, nhà cung cấp chiến lược vững chắc trong các lĩnh vực làm tiền đề cho quá trình phát triển bền vững. 􀂃 Tham gia vào trên Sàn giao dịch chứng khoán trong nước và quốc tế. 􀂃 Tham gia là cổ đông chiến lược của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. 􀂃 Đầu tư góp vốn vào các ngân hàng, bảo hiểm, quỹ, chứng khoán... 􀂃 Góp phần tích tực vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, các chương trình tài trợ nhằm phát triển tài năng trẻ cho đất nước. 􀂃 Đưa Quỹ Văn hóa doanh nhân hoạt động thường niên và hiệu quả. 􀂃 Đưa Việt Á thành Tập đoàn Kinh tế hoạt động ở quy mô toàn cầu trong 1 thập kỷ tới. 3.2. Các giải pháp tài chính Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với sự biến động của nền kinh tế, Tập đoàn Việt Á ngày càng khẳng định được vị thế, phát triển và mở rộng quy mô hoạt động với nhân lực lên tới hơn 2000 người. Tập đoàn thực hiện đúng chủ trương của Nhà nước, đóng góp vào ngân sách Nhà nước và nâng cao đời sống cho hàng nghìn cán bộ công nhân viên của Tập đoàn. Qua một thời gian thực tập tại Phòng Tài chính của Tập đoàn, tìm hiểu được tình hình hoạt động và qua việc phân tích tài chính và lợi nhuận của Tập đoàn năm 2005, 2006, 2007 đã cho thấy Tập đoàn đang trên đà phát triển theo xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành nghề kinh doanh. Kết quả đạt được là khả quan. Đánh giá về thị trường tiêu thụ sản phẩm Theo đánh giá của các chuyên gia, thiết bị điện là ngành sản xuất đang ngày càng tạo ra lợi nhuận cao. Với tính toán của các kỹ sư xây dựng, trang thiết bị điện đang chiếm khoảng 10% giá thành của các công trình xây dựng và su hướng ngày càng tăng và ước tính mỗi năm thị trường Việt Nam sử dụng gần 500 tỷ đồng để mua sắm các hàng thiết bị điện dân dụng, trong đó thiết bị điện cao cấp chiếm khoảng 50% còn lại là các mặt hàng thiết bị điện thông thường, rẻ tiền, chưa kể hàng nhái, hàng lậu trôi nổi trên thị trường. Đây là một ngành phát triển trong tương lai và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh do đó Tập đoàn cần hướng tới chất lượng sản phẩm để đạt doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ đạo và thế mạnh của mình. Với tình hình thực tế như trên tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn. 3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu Có một giải pháp chiến lược phát triển Tập đoàn là đầu tư tăng năng lực, tăng quy mô kinh doanh hiện tại. Điều này ở Tập đoàn Việt Á đã và đang thực hiện. Để thực hiện giải pháp này Tập đoàn phải chi ra rất nhiều tiền và cần nhiều nguồn vốn và nếu đầu tư đúng hướng sẽ là biện pháp căn cơ nhất để Tập đoàn đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách lâu dài. Thời gian qua Tập đoàn đã đầu tư theo chiều rộng để mở mang quy mô kinh doanh, đa dạng hóa lĩnh vực công nghệ. Giải pháp này Tập đoàn đang ra sức nỗ lực và đã đạt được thành công nhất định với quy mô các nhà máy, các công ty thành viên tăng vọt về số lượng, nguồn nhân lực cũng tăng mạnh và doanh thu đạt được của Tập đoàn rất cao. Tuy nhiên Tập đoàn cần chú ý tới vấn đề an toàn về tài chính. Việc mở rộng đầu tư tốn rất nhiều tiền và nguồn vốn do đó lợi nhuận Tập đoàn tạo ra qua các năm chưa cao. Vì vậy mở rộng sản xuất đến đâu Tập đoàn cần phải cân đối nguồn lực Tài chính đến đó. Đây là giải pháp quan trọng để Tập đoàn phát triển bền vững. Biện pháp này được thực hiện khi năng lực kinh doanh hiện tại thấp hơn khả năng tiêu thụ làm hạn chế mức tăng trưởng doanh thu. Tập đoàn cũng có thể xem xét việc đầu tư về chiều sâu tức là cải tiến công nghệ sản xuất để làm tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Việc phát triển công nghệ thiết bị mới sẽ làm giảm được chi phí nhân công , nguyên vật liệu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên. Giá thành tiêu thụ giảm khi tăng tiêu thụ sản phẩm và đồng thời sản phẩm đạt chất lượng tốt giúp khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng. Bên cạnh đó việc đầu tư này sẽ làm tăng chi phí cố định của Tập đoàn lên cao và tiềm ẩn rủi ro lớn về hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp sản xuất không đủ công suất dẫn tới giá thành cao hoặc trong một thị trường sức mua còn hạn chế sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư một cuộc kinh doanh mới: Để đa dạng hóa ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, trở thành một Tập đoàn thực thụ phát triển hơn nữa thì giải pháp tìm kiếm một cơ hội đầu tư mới rất hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi người điều hành Tập đoàn nhạy bén trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới kịp thời và đúng hướng. Giải pháp này đòi hỏi có nguồn lực rất lớn, không thể tự tài trợ được do vậy cần có sự góp vốn của nhà đầu tư khác. Có thể là nhà đầu tư tổ chức, được ngân hàng tín nhiệm cho vay, đông đảo cán bộ nhân viên trong Tập đoàn và huy động vốn từ kênh thị trường chứng khoán. Tập trung phát triển ngành có chủ lực. Đây là hướng để tập đoàn ra sức cạnh tranh với đối thủ trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài và hướng thị trường ra quốc tế, thực hiện xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn nữa. Do vậy theo hướng này Tập đoàn nên cắt bỏ những hoạt động kém hiệu quả mà đòi hỏi nguồn lực lớn. Giải pháp này sẽ làm giảm doanh thu của Tập đoàn trong ngắn hạn nhưng được lại Tập đoàn tăng trưởng về lợi nhuận và trong dài hạn đó là điều để phát triển bền vững. Đối với từng công ty thành viên và các nhà máy Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ các công ty thành viên, các nhà máy thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là: - Tăng tiêu thụ cả về chất lượng lẫn khối luợng Mở rộng đại lý phân phối sản phẩm ở các tỉnh phía Bắc. Hiện nay trong khu vực có rất nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy sản xuất các thiết bị điện công nghiệp như …Mặc dù vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị điện cho xây dựng, cho tiêu dùng đang tăng mà đặc biệt là trong nội tỉnh cho nên với lợi thế giá cả hợp lí, Tập đoàn cần mở rộng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm cho nhu cầu trong khu vực và trong tỉnh. - Đối với công tác vận chuyển: làm tốt công tác vận chuyển, bốc vác và đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận chuyển có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ. Cần phục vụ khách hàng theo phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Do đó, bên cạnh việc khoán phương tiện vận chuyển, ở các nhà máy cần tăng cường kiểm tra đôn đốc vận chuyển, lập kế hoạch vận chuyển và kí hợp đồng vận chuyển đối với vận chuyển thuê bao sao cho phù hợp kế hoạch tiêu thụ và hợp đồng tiêu thụ đồng thời sắp xếp thời gian hợp lý. - Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý. + Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp Tập đoàn không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho Tập đoàn cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lưu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng được . Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp. Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất, lắp đặt các hợp đồng, các dự án. Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của từng nhà máy. Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ. Về thành phẩm: xi măng xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, phải kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hư hỏng, không đúng khối lượng, chất lượng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ tăng số vòng quay kho. + Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu. 3.2.2. Giải pháp giảm chi phí Các chương trình cắt giảm chi phí đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí đơn thuần chỉ dẫn tới những kết quả tạm thời, có thể giúp các công ty đạt được mục tiêu lợi nhuận, song hiếm khi đem lại kết quả cải thiện bền vững về vị thế cạnh tranh. Việc cắt giảm chi phí là cách thức để đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng về lâu dài điều này là không tốt và gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển của Tập đoàn. Do Tập đoàn đang ra sức mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình trên thương trường do vậy Tập đoàn cần hướng tới vấn đề quản lý chi phí chứ không nên cắt giảm chi phí. Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà Tập đoàn phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch… Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho Tập đoàn. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay không? Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo từng bộ phận của Tập đoàn. Giảm giá vốn hàng bán tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh về giá của từng công ty thành viên làm sao phù hợp với công nghệ của mình, giá cạnh tranh trên thị trường. Hàng tồn kho của Tập đoàn khá lớn chủ yếu ở các đơn vị sản xuất thiết bị điện, cáp điện, nhựa composite…Số hàng tồn kho này cần phải quản lý chặt chẽ và hợp lý để giảm thiểu chi phí lưu kho, tránh hư hỏng do thay đổi thời tiết. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa từng thành viên trong Tập đoàn, công ty này là nguồn đầu vào nguyên vật liệu cho công ty khác, và các công ty thành viên khác nữa là nguồn để tung các sản phẩm trên thị trường. Bằng cách như thế tập đoàn có thể giảm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào, giảm được chi phí tiêu thụ sản phẩm đồng thời tăng khả năng liên kết giữa các thành viên trên từng địa bàn các tỉnh khác nhau. 3.2.3. Các giải pháp khác Tổ chức lao động khoa học gắn với thi đua khen thưởng hợp lý Đây là nhân tố chi phối rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của cả tập đoàn. - Bố trí sử dụng lao động hợp lý là những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng sản xuất. Bên cạnh nâng cao công suất máy móc thiết bị cần thiết phải nâng cao năng suất lao động. - Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí từ lãnh đạo Đảng, Ban Giám Đốc đến các đoàn thể Cán bộ công nhân viên có quyết tâm cao, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt giữa người quản lý và người lao động. - Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả Cán bộ công nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ quản lý, lý luận chính trị… đặc biệt là những cán bộ trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà máy trước mắt và kế thừa. Lựa chọn đúng người, bố trí đúng chỗ, sẽ đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất. - Mặt khác điều kiện lao động nhất là tại các nhà máy phải luôn được chú trọng, đảm bảo an toàn lao động, môi trường lao động phải thông thoáng, thoải mái tạo hiệu quả tâm lý khi làm việc đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. - Thực hiện chính sách khen thưởng – kỷ luật hợp lý, tổ chức những chương trình sinh hoạt đoàn thể nhân những ngày lễ, những dịp kỉ niệm để cán bộ công nhân viên tập đoàn được vui chơi, nghỉ ngơi và thắt chặt thêm tình đoàn kết nội bộ. - Đề ra những chỉ tiêu thi đua phù hợp nhằm khuyến khích phong trào thi đua làm việc trong toàn Tập đoàn sôi động hơn, hiệu quả hơn. - Sử dụng lao động hợp lý, có chính sách nhân sự thỏa đáng sẽ giúp Tập đoàn có điều kiện khai thác triệt để nguồn nội lực, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có thể nói với nguồn nhân lực dồi dào, kỹ năng làm việc cao, năng lực tốt, đoàn kết thống nhất thì không chỉ tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận Tập đoàn còn có thể đạt được những thành tựu cao hơn nữa trong tương lai. Marketing hướng về khách hàng Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Quan niệm hướng về khách hàng là hết sức đúng đắn trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Thực hiện triết lý kinh doanh khách hàng là thượng đế, bạn hàng là trường tồn của Tập đoàn. Muốn kinh doanh có hiệu quả cao, Tập đoàn phải tìm phương thức hiệu quả nhất để thu hút nhiều khách hàng hơn nữa. Quảng cáo có ảnh hưởng rất tốt cho Tập đoàn, giúp sản phẩm của Tập đoàn có nhiều người biết đến. Thương hiệu của tập đoàn đã được khẳng định nhưng đa số các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị phần các sản phẩm cao cấp. Sau đây là một số chiến lược tiếp thị cụ thể: - Khách hàng truyền thống của Tập đoàn lớn do vậy phải quan tâm và giữ chân khách hàng quen thuộc bằng chính sách ưu đãi và uy tín sản phẩm. Thường xuyên thăm dò khách hàng thông qua việc hàng quý gửi khách hàng phiếu góp ý, sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và giải quyết những khiếu nại hay những yêu cầu hợp lý của khách hàng. Theo dõi để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót trong giao, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua chất lượng sản phẩm vì đây là yếu tố quyết định uy tín của nhà máy. - Mở rộng thị trường tiêu thụ, chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Bắc nơi có những trạm điện và những dự án lớn về điện. . - Thâm nhập thị trường mới thu hút thêm khách hàng bằng cách tăng cường quảng cáo trên báo đài. Thực hiện quảng cáo, xây dựng thương hiệu trên mạng internet – một phương tiện thông tin đang được rất nhiều người sử dụng. Bước đầu có thể thực hiện thâm nhập từ từ thông qua các đại lý bán lẻ, khi có thị phần tiến hành xuất trực tiếp, sau đó có thể mở chi nhánh hoặc xây dựng thêm nhà máy thứ hai tuỳ theo nhu cầu thị trường. - Chào hàng giới thiệu sản phẩm đến các đại lý. Đại lý là mạng lưới phân phối chủ yếu của nhà máy mang lại hiệu quả cao. Thông qua bán hàng đại lý nhà máy có cơ hội quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Do đó phát triển thêm nhiều đại lý, nhằm thiết lập một hệ thống đại lý bán lẻ rộng rãi trên các đía bàn là mục tiêu cần đạt được hiện nay. - Áp dụng phương thức kinh doanh tạo thuận lợi cho khách hàng như: vận chuyển sản phẩm đến tận nơi tiêu thụ, bán hàng trả chậm hợp lý, khuyến khích mua với số lượng lớn được giảm giá … - Tăng cường quảng bá thương hiệu qua thiết kế catalogue để giới thiệu sản phẩm, tham gia các chương trình thương mại, các tuyên truyền khẩu hiệu. - Cần phải nghiên cứu nắm vững tình hình tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh trên địa bàn hoạt động, tích cực khai thác thêm nhiều thị trường mới, phấn đấu không ngừng để nâng cao uy tín. Hoàn thiện chế độ phân phối lợi nhuận Hàng năm Tập đoàn giành một phần lớn lợi nhuận thu được của mình để thực hiện các hoạt động từ thiện xã hội. Điều này sẽ góp ích nâng cao hình ảnh của Tập đoàn, giá trị doanh nghiệp ngày càng nâng cao. Nâng cao chế độ đãi ngộ hơn nữa đối với toàn thể nhân viên của Tập đoàn, tạo mức lương phù hợp với ngành nghề, sức lao động và xu hướng biến động của nền kinh tế với chế độ thưởng hợp lý để thu hút nhân tài, nâng cao trách nhiệm và khả năng làm việc của nhân viên. 3.3. Kiến nghị Đối với Nhà nước: Những năm đầu thập niên 20 Nhà nước mới chú trọng đến phát triển kinh tế tư nhân. Trong giai đoạn đó, từ công ty TNHH thương mại Việt Á thì đến năm 2005 công ty mới chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn nhưng không chính thức vì thế vẫn mang danh là công ty cổ phần Tập đoàn. Với việc ra đời mô hình này dẫn tới chưa có văn bản pháp luật riêng để hướng dẫn và điều chỉnh. Vì thế những mô hình này vẫn chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp. Do đó tôi kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước nên xem xét vấn đề này, có nhận thức hơn nữa về kinh tế tư nhân, hoàn thiện chế độ văn bản pháp luật riêng có đối với những tập đoàn kinh tế tư nhân để Tập đoàn Việt Á ngày càng phát triển hơn nữa, trở thành một tập đoàn kinh tế mang lại chiến lược phát triển cho đất nước. KẾT LUẬN Mối quan hệ giữa lợi nhuận và hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một mặt doanh nghiệp hướng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc tạo doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong tương lai.Không chỉ việc tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp còn phải kết hợp với hoạt động phân phối lợi nhuận. Chính sách này phù hợp sẽ có tác động tích cực trong hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khuyến khích, động viên hay kìm hãm người lao động, tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở tới sự phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn nâng cao lợi nhuận cũng như tối đa hóa giá trị tài sản vốn chủ sở hữu cho các cổ đông. Đối với Tập đoàn Việt Á, qua hơn 3 năm chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn đã có những phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu, ngày càng khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện. Với sự đa dạng ngành nghề kinh doanh, mở rộng quy mô và hợp tác trong nước,quốc tế, Việt Á ngày càng khẳng định thương hiệu của mình, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Với việc quy mô kinh doanh ngay càng mở rộng và lợi nhuận tạo ra ngày càng một gia tăng đã chứng tỏ những hướng đi phù hợp của Tập đoàn trong môi trường kinh tế hội nhập như hiện nay. Hi vọng trong tương lai Tập đoàn ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, hoàn thành những kế hoạch đặt ra và trở thành một Tập đoàn kinh tế mạnh trong nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Tài chính doanh nghiệp……………….PGS.TS Lưu Thị Hương Quản trị tài chính công ty lý thuyết và ứng dụng……ThS. Đinh Thế Hiển 36 tiết về tài chính cho các nhà quản lý………….. Dịch: Ngô Mạnh Hùng Quản trị Tài chính doanh nghiệp……………………….Nguyễn Hải Sản Tạp chí Tài chính doanh nghiệp Luận văn của các khóa trước Một số trang Web: www.vieta.vn, www.mof.gov.vn, vietnamnet.vn MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG BÀI SXKD : sản xuất kinh doanh SP, HH, DV : sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ LNST : lợi nhuận sau thuế LNTT : lợi nhuận trước thuế DT : doanh thu DTT : doanh thu thuần TSCĐ : tài sản cố định ĐTDH : đầu tư dài hạn TTS : tổng tài sản TSLĐ : tài sản lưu động ĐTNH : đàu tư ngắn hạn NV : nguồn vốn VCSH : vốn chủ sở hữu CP : chi phí TNDN : thu nhập doanh nghiệp HĐTC : hoạt động tài chính NNH : nợ ngắn hạn GVHB : giá vốn hàng bán NNL : nguồn nhân lực LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều của bản thân em, nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các anh chị tại đơn vị thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn: - Các thầy cô Trường Đại Học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là thầy cô khoa Ngân hàng – Tài chính đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế, tài chính doanh nghiệp và nhiều lĩnh vực liên quan khác. - Các thầy cô Ngân hàng – Tài chính trường đại học kinh tế quốc dân đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên sâu về ngành học Tài chính doanh nghiệp, trong đó nổi bật lĩnh vực phân tích doanh thu, lợi nhuận thực sự hữu ích cho bản thân. - Cô giáo Nguyễn Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành tốt bài chuyên đề tốt nghiệp. - Ban Giám Hiệu Trường đại học kinh tế quốc dân tạo điều kiện tốt cho em đến cơ quan thực tập và Ban Giám Đốc Tập đoàn đã đồng ý cho em thực tập tại phòng tài chính Tập đoàn. Các cô chú, anh chị phòng Tài chính Tập đoàn, đặc biệt là chị Trịnh Thùy Chi -Trưởng phòng tài chính Tập đoàn đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân tích số liệu. Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy giáo, cô giáo, các anh chị ở Tập đoàn những lời chúc tốt đẹp trong cuộc sống và trong công tác! Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dũng MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP …………………………………...60 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình hình tăng trưởng về nhân sự toàn Tập đoàn 24 Biểu đồ 2: Tình hình tăng trưởng về doanh số 24 Biểu đồ 3: Đánh giá một số thương hiệu ở Việt Nam 25 Biểu đồ 4: Biểu diễn cơ cấu tài sản năm 2007 30 Biểu đồ 5: Biểu diễn cơ cấu nguồn vốn năm 2007 30 Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa DT-CP-LN 36 Biểu đồ 7: Tình hình tổng doanh thu của toàn Ttập đoàn 38 Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa doanh thu và lãi gộp 39 Biểu đồ 9: Tình hình chi phí toàn tập đoàn 40 Biểu đồ 10: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại một công ty thành viên 41 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn 29 Bảng 2: Tình hình khả năng thanh toán toàn Tập đoàn 32 Bảng 3: Tình hình lợi nhuận toàn Tập đoàn 2005, 2006, 2007 33 Bảng 4: Tình hình phân phối lợi nhuận toàn Tập đoàn 35 Bảng 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận toàn Tập đoàn 36 Bảng 6: Số liệu doanh thu toàn Tập đoàn. Đơn vị: đồng 37 Bảng 7: Số liệu doanh thu thuần và lãi gộp toàn Tập đoàn 39 Bảng 8: Tổng hợp các chi phí toàn Tập đoàn 40 Bảng 9: Tỷ trọng giá vốn hàng bán tại các công ty thành viên 41 Bảng 10: Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận toàn Tập đoàn. 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28521.doc
Tài liệu liên quan