Chuyên đề GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI

Hoạt động cho vay tiêu dùng mới được đưa vào danh mục sản phẩm của các ngân hàng thương mại từ những năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển từ những năm 2002 trở lại đây. Trong gần 10 năm qua, CVTD của các NHTM Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng hiện có. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và thu nhập tăng lên thid nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên tương ứng, đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu vay tiêu dùng. Vì vậy, mở rộng hoạt động cho vay này là một xu thế tất yếu của của chi nhánh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Qua nghiên cứu thực trạng mơ rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, chuyên đề đã đạt được một số kết quả: Thứ nhất: Đã giúp hiểu một cách toàn diện hơn những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng cũng như mở rộng cho vay tiêu dùng. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng và sự cần thiết phải mở rộng hoạt động này. Thứ hai: Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội, ta đã thấy những kết quả đạt được của việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đã chỉ ra được một số mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó mà chi nhánh cần phải khắc phục. Thứ ba: Trên cơ sở những mặt hạn chế và nguyên nhân, chuyên đề cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm mở rộng hơn nữa cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

doc52 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong nhiều lĩnh vực. Năm 2005: ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, bao gồm nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và lắp đặt hệ thống máy ATM. Năm 2006: ACB niêm yết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập công ty Cho thuê tài chính ACB, phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu mện giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. 2.1.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu: Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam. Trong khuôn khổ kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. Mục tiêu cụ thể của ACB đến 2010-2011 là: chiếm từ trên 10% thị phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngân hàng Việt Nam. Quy mô hoạt động tương đương các ngân hàng của khu vực: Tổng tài sản đạt 11-12 tỷ USD, vốn chủ sở hữu trên 500 triệu USD, ROE duy trì ở mức 27%-30%, ROA bình quân trên 1.2%-1.5%. Đặc biệt, năm 2009 dự báo sẽ khó khăn hơn 2008, xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngày càng lớn. Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững là xương sống cho chiến lược của ACB. Một số chỉ tiêu hoạt động chính của năm 2009 : lợi nhuận trước thuế đạt mưc 2.700 tỷ đồng, ROE ở mức trên 30%, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 trở đi không vượt quá 1.2%, mở thêm 48 chi nhánh và phòng giao dịch mới, tuyển dụng thêm khoảng 600 nhân viên mới, đưa tổng dư nợ lên mức 65.000 tỷ đồng, tổng huy động tiền gửi khách hàng lên mức 130.000 tỷ đồng và tổng tài sản lên mức 170.000 tỷ đồng. Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển của ACB là: -Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng. -Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững -Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa nhiều rủi ro. -Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả. -Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. 2.1.1.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin. Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng. Hai phòng: Quan hệ quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc) Sơ đồ tổ chức của ACB Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Các hội đồng Văn phòng HĐQT Ban kiểm toán nội bộ Tổng giám đốc Hội đồng sáng lập Khối khách hàng cá nhân Khối khách hàng doanh nghiệp Khối ngân quỹ Khối phát triển kinh doanh Khối điều hành giám sát Khối quản trị nguồn lực Khối công nghệ thông tin Phòng thẩm định tài sản Phòng đầu tư Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng quan hệ quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS), công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê tài chính Đại hội đồng cổ đông 2.1.1.4 Vài nét về ACB-chi nhánh Hà Nội ACB chi nhánh Hà Nội, địa chỉ 184-186 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được khai trương ngày 14-12-1993, là chi nhánh cấp 1 với 26 đơn vị trực thuộc bao gồm 3 chi nhánh và 23 phòng giao dịch. Được thành lập từ những ngày đầu ACB đi vào hoạt động, ACB chi nhánh Hà Nội luôn chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của mình, với các chỉ tiêu dự nợ, huy động chiếm khoảng 15% toàn ACB. Nằm ở vị trí thuận lợi, tại khu trung tâm thủ đô với dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi, thành phần cán bộ công nhân viên và thương nhân chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư, hứa hẹn nhiều khách hàng tiềm năng mà ngân hàng có thể hướng tới. Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, ACB chi nhánh Hà Nội luôn được khách hàng đánh giá là chi nhánh tốt nhất của ACB với thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chuyên nghiệp. 2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh tín dụng của ACB-chi nhánh Hà Nội Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế xảy ra ở Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường và lây lan rất nhanh ra tất cả các khu vực khác trên thế giới, kéo theo suy thoái, thậm chí đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm tốc độ tăng trưởng kinh tế của chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác. Xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến, hoạt động sản suất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể. Thị trường bất động sản bị đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… Do đó, năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng nói chung và với ACB nói riêng. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của ACB năm 2008 vẫn khá lạc quan, được thể hiện qua các chỉ số tài chính tín dụng như sau: Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Kế hoạch 2008 Thực hiện 2008 % so với kế hoạch Thực hiện 2007 % tăng trưởng so với 2007 LNTT 2.561 2.500 102,4% 2.127 20,4% Tổng TS 105.306 145.000 72,6% 85.392 23,3% Tổng DN 34.833 59.000 59,0% 31.811 9,5% Huy động KH 75.133 945.000 79,5% 62.252 20,7% Thu DV 680 146,2% 343 98,3 (Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp ACB) 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì nó là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh được thế hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỉ trọng Tiền vay từ NHNN 25,49 30,71 13,01 0.51% Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 217,91 348,22 431,59 17.14% Vốn nhận từ Chính phủ,các TCQT và các TC khác 14,6 19,07 21,4 0.85% Tiền gửi của khách hàng 1.098 1.636 2.052 81.5% Tổng vốn huy động 1.356 2.034 2.518 100% Biểu đồ 1: Vốn huy động hợp nhất(tỷ đồng) Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008 nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của chi nhánh là 2.158 tỷ đồng, tăng 124 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 81.5% tổng vốn huy động của chi nhánh. So với cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 1.183 khách hàng (tăng 27.4%) và 1.232 tài khoản (tăng 23.6%). 2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn Trong 15 năm hoạt động, trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nhưng hoạt động dử dụng vốn của ACB-chi nhánh Hà Nội vẫn gặt hái được rất nhiều thành công. Hoạt động sử dụng vốn của ACB thể hiện rõ nhất trong hoạt động cho vay của chi nhánh thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là dư nợ cho vay và chất lượng của các khoản cho vay. Chúng ta sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các bảng số liệu sau: *Tình hình dư nợ cho vay tại chi nhánh 3 năm gần đây như sau Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ 1.215.483 2.187.870 2.219.267 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: tổng dư nợ cho vay là 1.215.483 triệu -Năm 2007: tổng dư nợ cho vay là 2.187.870 triệu, tăng so với năm 2006 là 376.335 triệu đồng -Năm 2008: tổng dư nợ cho vay là 2.219.267triệu đồng, tăng nhẹ so với 2007 là 31.397 triệu đồng Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ngắn hạn 151.935 700.118 1.087.440 Trung dài hạn 1.063.548 1.487.752 1.131.670 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: dư nợ cho vay ngắn hạn là 151.935 triệu đồng, chiếm 12.5% tổng dư nợ. -Năm 2007: dư nợ cho vay ngắn hạn là 700.118 triệu đồng, chiếm 32% tổng dư nợ. -Năm 2008: dư nợ cho vay ngắn hạn là 1.087.440 triệu đồng chiếm 49% tổng dư nợ với tốc độ tăng trưởng là 70.18% Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần và chiếm tỷ trọng cao, chứng tỏ ngân hàng ngày càng chú trọng vào nguồn vốn huy động ngắn hạn. Còn dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần theo các năm. Nhưng nói chung, ta thấy tỷ lệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của ACB vẫn rất hợp lý và an toàn. *Chất lượng các khoản vay: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng dư nợ CV 1.215.483 2.187.870 2.219.267 Nợ quá hạn 4.861 4.375 5.548 (nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: nợ quá hạn là 4.861 đồng chiếm 0.4% tổng dư nợ -Năm 2007: nợ quá hạn là 4.375 triệu đồng chiếm 0.2% tổng dư nợ -Năm 2008: nợ quá hạn là 5.548 triệu đồng chiếm 0.25% tổng dư nợ Ta thấy trong nhiều năm, cùng với sự tăng trưởng về quy mô các khoản vay thì chất lượng các khoản vay của chi nhánh cũng tăng dần. Cụ thể là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đều nhỏ hơn 1%. Tuy năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có tăng so với 2007 nhưng không đáng ngại, bởi 2008 là năm khủng hoảng kinh tế, ngân hàng phải thắt chặt cho vay. Chứng tỏ ACB có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng luôn được đảm bảo. 2.1.2.3 Kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tăng trưởng DTT 165.063 351.584 843.802 140% Chi phí 128.733 275.044 733.263 166% LNTT 36.330 76.540 110.539 44% (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) Như vậy lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng lên theo từng năm, đặc biệt năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế là 76.540 triệu đồng, tăng 40210 triệu đồng (tức là tăng trưởng 110.6%). Năm 2008, doanh thu thuần tăng mạnh (140%), nhưng chi phí cũng tăng cao (166%), nên lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ tăng trưởng 44%. Nhưng đó cũng là một kết quả đáng mừng trong hoàn cảnh nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Với kết quả đã đạt được ACB-chi nhánh Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của tập đoàn ACB trên cả nước. 2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội 2.2.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùng hiện nay tại Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng, do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo. Người dân ngày càng chú ý hơn đến việc làm sao có một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ và hưởng thụ nhiều hơn trước đây. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ như ô tô hay các nhu cầu tiêu dùng cần lượng tiền lớn như mua nhà, đất, xây dựng, sửa chữa nhà ở tăng mạnh. Trong các gia đình, việc học tập của con cái cũng được chú tâm hơn. Do đời sống kinh tế khá giả, các gia đình đều muốn cho con cái của họ được hưởng nền giáo dục tốt hơn trong nước, do vậy nhu cầu du học cũng tăng mạnh. Mặt khác, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tài khoản tại ngân hàng, đây là cơ hội để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng. Qua những đánh giá trên, ta thấy nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rất lớn mà quy mô cho vay tiêu dùng hiện nay của ngân hàng còn chưa đáp ứng hết. Vì vậy, ngân hàng cần có chính sách cụ thể để mở rộng loại hình cho vay đầy tiềm năng này. 2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội 2.2.2.1 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội Hiện nay, cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội đã có rất nhiều hình thức cho vay tiêu dùng, đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. a. Cho vay trả góp mua, xây dựng, sửa chữa nhà Đối tượng cho vay là khách hàng có nhu cầu mua nhà và quyền sử dụng đất, mua căn hộ chung cư, xây dựng, sửa chữa nhà… thời hạn cho vay tối đa lên tới 10 năm, nhưng thông thường ngân hàng cho vay từ 3-5 năm. Trường hợp khách hàng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải có thêm các điều kiện: + Tài sản dự kiến mua bằng tiền vay phải có đủ giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp + Chủ sở hữu tài sản cam kết kí bổ sung hợp đồng thế chấp tài sản và đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật ngay sau khi chủ sở hữu tài sản nhận được giấy tờ sở hữu, sử dụng hợp pháp. b. Cho vay trả góp mua ô tô thế chấp bằng chính xe mua Đây là một sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua xe ô tô phục vụ nhu cầu đi lại, giao dịch và kinh doanh, với tài sản thế chấp bằng chính xe mua. Tỷ lệ cho vay tối đa là 70% giá trị xe mua, thời hạn trả góp dài đến 4 năm, phương thức trả nợ linh hoạt mà thời gian giải quyết hồ sơ chỉ trong 3 ngày làm việc. Đối tượng cho vay là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân có quốc tịch Việt Nam, có thu nhập hàng tháng đủ trả nợ vay và có số tiền tự có tham gia tối thiểu là 30% giá trị xe . c. Cho vay cầm cố, thế chấp sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá Đây là một sản phẩm tín dụng đơn giản và ít rủi ro. Khách hàng phát sinh nhu cầu tiêu dùng, có sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do ACB hay 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (NN&PTNT, Công thương, Ngoại thương, Đầu tư&phát triển) phát hành, đều có thể sử dụng để cầm cố cho món vay của mình. Về số tiền vay, ACB cho vay tối đa là 100% giá trị sổ tiết kiệm tại ACB và 80% đối với sổ tiết kiệm tại ngân hàng khác. d. Cho vay hỗ trợ du học Dịch vụ hỗ trợ tài chính du học cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giải quyết nhanh chóng những bận tâm của khách hàng khi cho con em mình đi du học. Sản phẩm này của ACB có rất nhiều tiện ích hấp dẫn, thời gian cho vay dài lên đến 10 năm, mức cho vay tối đa 100% chi phí du học của du học sinh, thủ tục đơn giản, tài sản đảm bảo linh hoạt với mức phí và lãi suất ưu đãi. e. Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, làm kinh tế hộ gia đình, du lịch, chữa bệnh, … và những nhu cầu cấp thiết khác trong cuộc sống. Mức cho vay tối đa lên tới 500 triệu đồng f. Cho vay tín chấp (không cần tài sản thế chấp) Sản phẩm này có 2 hình thức: cho vay tín chấp hỗ trợ tiêu dùng cho nhân viên công ty và thấu chi tài khoản (ACB Plus 50) mà không cần tài sản đảm bảo. Đối tượng khách hàng là cá nhân công tác tại các công ty, có thu nhập ổn định (thu nhập ròng hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên) có nhu cầu chi tiêu vượt quá tài khoản cá nhân mở tại ACB. Đối với vay tín chấp, số tiền vay có thể lên đến 250 triệu đồng, còn đối với cho vay thấu chi, số tiền thấu chi có thể lên đến 50 triệu đồng. 2.2.2.2 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ hoạt động cho vay 1.215.483 2.187.870 2.219.267 Dư nợ CVTD 170.167 319.429 332.890 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: tỷ trọng cho vay tiêu dùng là khoảng 14% tổng dư nợ cho vay. 2006 là một năm nền kinh tế tăng trưởng rất cao (7.24%) ,làm cho thu nhập của người dân không ngừng tăng. Họ tin tưởng rằng, trong tương lai, họ sẽ có nhiều tiền hơn nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên. Vì thế mà năm 2006, doanh số cho vay tiêu dùng khá cao, và chiếm tỷ trọng lớn. -Năm 2007: tỷ trọng cho vay tiêu dùng là khoảng 14.6% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong những năm trở lại đây (8.5%) hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh rất sôi động, tăng trưởng 87,7% so với năm 2006. -Năm 2008: tỷ trọng cho vay tiêu dùng là khoảng 15% tổng dư nợ cho vay. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm, chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng chú trọng đến cho vay tiêu dùng hơn, và cho vay tiêu dùng đang ngày càng được mở rộng Ta thấy tỷ trọng cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ có tăng qua các năm nhưng tăng ít. Đặc biệt năm 2008 dư nợ cho vay tiêu dùng gần như tăng không đáng kể, nguyên nhân là do nguồn vốn của chi nhánh hạn chế, chi nhánh thu hẹp cho vay để đảm bảo phát triển bền vững. Nhưng ta cũng có thể thấy rằng, trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn như vậy, mà dư nợ cho vay của chi nhánh vẫn tăng, chứng tỏ chi nhánh đã có những chiến lược đúng đắn và thực hiện thành công. Đi sâu phân tích hơn nữa, ta thấy: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cho vay mua, sửa chữa nhà 76.575 175.720 190.708 Cho vay tiêu dùng có TSĐB 13.488 47.923 53.262 Cho vay khác 80.104 95.849 88.920 Tổng dư nợ CVTD 170.167 319.492 332.890 (Nguồn: Báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) Biểu đồ 2: Cơ cấu cho vay tiêu dùng của ACB-chi nhánh Hà Nội + Năm 2006: Năm 2006, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 14% trong tổng dư nợ. Lý do là giai đoạn này chứng kiến sự phát triển như vũ bão của thị trường chứng khoán. Món lợi nhuận khổng lồ từ chứng khoán mang lại đã khiến cho cá nhân, hộ gia đình thay vì vay tiền mua sắm như trước kia giờ chuyển sang vay tiền mua đầu tư chứng khoán. Nên cho vay tiêu dùng có TSĐB trong năm này chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn (8%) Biểu đồ 3: cơ cấu CVTD năm 2006 + Năm 2007: Hầu hết thời hạn cho vay đầu tư chứng khoán là 12 tháng, nên 2007 là năm cho vay chứng khoán đạt đỉnh điểm. Khách hàng cá nhân chuyển hướng đầu tư. Chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Cụ thể, cho vay mua nhà chiếm 55 % tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, cho vay tiêu dùng có TSĐB chiếm 31.18% . Biểu đồ 4: Cơ cấu CVTD năm 2007 + Năm 2008: Kinh tế Việt Nam có nhiều biến động gay go, lạm phát tăng cao, chất lượng cuộc sống người dân bị giảm sút, các quyết định về tăng giảm thuế nhập khẩu, về giá xăng dầu, lãi suất, về giá cả…liên tục được đưa ra. Thị trường biến động, người dân và ngân hàng đều hạn chế hơn trong việc vay tiêu dùng. Cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng 57 % tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nhưng cho vay tiêu dùng có TSĐB giảm nhẹ, chiếm 10.89% . Biểu đồ 5: Cơ cấu CVTD năm 2008 Qua những phân tích trên, ta thấy rằng doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh là rất lớn, tốc độ tăng trưởng cao, điều này có nghĩa hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang được mở rộng, và chi nhánh cần có những biện pháp nhằm đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng cho tương xứng với tiềm lực vốn của chi nhánh. 2.2.2.3 Tình hình doanh thu cho vay tiêu dùng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng doanh thu 165.063 351.584 843.802 DT CVTD 12.379 27.126 77.630 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) -Năm 2006: Doanh thu cho vay tiêu dùng là 12.379 triệu đồng chiếm khoảng 7.5% tổng doanh thu. -Năm 2007: Doanh thu cho vay tiêu dùng là 27.126 triệu đồng chiếm khoảng 8% tổng doanh thu. -Năm 2008: Doanh thu cho vay tiêu dùng là 77.630 triệu đồng chiếm khoảng 9.2% tổng doanh thu. Như vậy, doanh thu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có sự tăng lên cả về tuyệt đối và tương đối qua các năm. Mặc dù tỷ lệ tăng không lớn, nhưng cũng cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang ngày càng được mở rộng. 2.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nợ quá hạn 7.246 4.375 5.548 Quá hạn phát sinh từ CVTD 1.014 319 998 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) - Năm 2006: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh là 1.014, chiếm 13.9% tổng nợ quá hạn - Năm 2007: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh là 319, chiếm 7.3% tổng nợ quá hạn - Năm 2008: Nợ quá hạn phát sinh từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh la 1.164, chiếm 17.9% tổng nợ quá hạn Qua những số liệu trên, ta thấy năm 2007 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm mạnh. Chứng tỏ, trong năm 2007 chi nhánh quản lý rủi ro rất tốt và rủi ro từ hoạt động tiêu dùng là rất thấp. Nhưng đến năm 2008 thì nợ quá hạn lại tăng đột biến. Tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu xấu, bởi năm 2008 là năm kinh tế khủng hoảng, thu nhập người dân giảm, nguồn vốn của chi nhánh hạn chế, phải thắt chặt cho vay, nên nợ xấu tăng là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay tiêu dùng trên tổng nợ quá hạn năm 2008 là 17.9% không phải là quá cao, thời điểm này tình hình kinh tế đã sáng sủa hơn, nếu có phương án hợp lý thì chi nhánh sẽ cải thiện nhanh chóng tình hình này. 2.2.2.5 Doanh số cho vay tiêu dùng. Việc đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội được thể hiện trước hết ở chỉ tiêu doanh số cho vay tiêu dùng, chỉ tiêu này phản ánh một cách khái quát nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong một năm. Bởi vậy, nếu trong năm doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước thì điều đó đã nói lên hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã và đang được mở rộng. Bảng: Doanh số cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội qua các năm 2006-2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu DSCV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tăng trưởng 2007 so với 2006 2008 so với 2007 +/- % +/- % HĐCV 1.215.483 2.187.870 2.219.267 972.387 80 31.397 1.4 CVTD 170.167 319.429 332.890 149.262 87.72 13.461 4.2 (Nguồn: báo cáo phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội) Ta sẽ thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng qua biểu đồ sau Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tiêu dùng Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy năm 2007 tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng khá cao 25.95% (tức là gần 66 tỷ đồng), nhưng năm 2008 chỉ tăng trưởng 4.2% (tức 13.5 tỷ đồng). Nguyên nhân chúng ta cũng đã nhắc tới ở trên, trong năm kinh tế khủng hoảng như 2008 mà doanh số cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn tăng chứng tỏ đó là một thành tích lớn của chi nhánh. Hơn nữa, tỷ trọng của doanh số cho vay tiêu dùng năm 2008 tăng so với năm 2007, dù không nhiều nhưng cũng chứng tỏ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đang được mở rộng ngay cả trong tình hình khó khăn. 2.2.3 Đánh giá chung về việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội thời gian qua 2.2.3.1 Những kết quả đạt được - Thu nhập từ cho vay tiêu dùng của chi nhánh liên tục tăng, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng Sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ CVTD trong tổng doanh số và tổng dư nợ của chi nhánh đã góp phần làm tăng thu nhập của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của chi nhánh. - Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường Thứ nhất, thông qua việc phát triển loại hình CVTD mà chi nhánh đã góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình. Điều này một mặt giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro nếu chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định. Mặt khác, với việc phát triển loại hình dịch vụ này mà chi nhánh có thể tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua các sản phẩm hỗ trợ CVTD mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại gia... Thứ hai, việc phát triển loại hình CVTD đã giúp chi nhánh đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Nhờ vậy, phạm vi và địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Và do đó, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. - Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng phong phú, gần như đáp ứng được gần hết nhu cầu của người tiêu dùng dù là nhỏ nhất, thủ tục cho vay tiêu dùng ngày càng đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng. - Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm -Góp phần nâng cao từng bước trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng Ngân hàng nhận thấy rằng, phát triển cho vay tiêu dùng là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, do vậy đã chú trọng đến việc đào tạo nhân viên chuyên về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao mặt bằng chung về chuyên môn của nhân viên chi nhánh. 2.2.3.2 Một số hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội và nguyên nhân. a. Một số hạn chế: Thứ nhất, cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa hợp lý, tập trung chủ yếu vào cho vay mua nhà, cho vay đầu tư chứng khoán và vàng, còn các sản phẩm khác như cho vay mua xe hay tiêu dùng tín chấp chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đặc biệt, một loại hình cho vay cá nhân cũng mới được ngân hàng TMCP Á Châu cung cấp đó là thấu chi tài khoản cá nhân, là sản phẩm được cung ứng khi khách hàng có đủ điều kiện sử dụng gói sản phẩm này. Tuy nhiên, trong thực tế rủi ro của sản phẩm này khá cao nên loại hình này vẫn chưa được ngân hàng quan tâm phát triển. Như vậy, tuy danh mục sản phẩm của ngân hàng rất phong phú, nhưng là các sản phẩm chủ yếu được cung cấp đơn lẻ, chưa có sự kết hợp nhiếu sản phẩm hoặc bán chéo sản phẩm. Thứ 2, quy mô cho vay tiêu dùng chưa thực sự được mở rộng, chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh cũng như thị trường. Mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhưng dư nợ CVTD vẫn chiếm tỷ trọng quá thấp cả về số tương đối và tuyệt đối trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Thứ 3, hoạt động maketing trong cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn chưa thực hiện tốt. Trên thực tế, chi nhánh chưa có một biện pháp hữu hiệu trong việc khuếch trương, tuyên truyền quảng bá để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cá nhân cũng để khách hàng hiểu biết về chi nhánh nhiều hơn. Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh chưa tạo ra cho mình một sản phẩm đặc trưng hay hình ảnh riêng để khiến khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để vay tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến ACB-chi nhánh Hà Nội. Thứ 4, cơ cấu dư nợ của chi nhánh không đồng đều. Thứ 5, thu nhập từ cho vay tiêu dùng chiếm một tỷ lệ nhỏ. b. Những nguyên nhân chủ yếu: * Các nguyên nhân bên ngoài - Yếu tố pháp luật Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Việt Nam,đối với các chương trình cho vay tín chấp, nếu khách hàng không làm việc trong khu vực nhà nước thì dù có thu nhập cao bao nhiêu vẫn không được coi là ổn định. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều chương trình cho vay được đưa ra nhưng cho vay tín chấp cho đối tượng ngoài quốc doanh vẫn chưa được thực hiện rộng rãi mà mới chỉ dừng lại ở cho vay cán bộ công nhân viên. - Yếu tố văn hóa-xã hội Đây là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động CVTD. Quy mô hoạt động CVTD tại các ngân hàng chưa cao bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của người tiêu dùng. Ví dụ như, trong cho vay mua nhà thế chấp, hiện nay chưa đến 20% tín dụng nhà ở được cấp qua khu vực ngân hàng chính thức và chính phủ. Nguồn tài chính nhà ở chủ yếu là tiết kiệm của hộ gia đình và tiền vay từ bạn bè người thân. Nguôn này chiếm từ 75-80% tổng đầu tư của các hộ gia đình vào lĩnh vực nhà ở. Các hộ gia đình ít vay ngân hàng xuất phát từ tâm lý của người Việt Nam là tin tưởng vào họ hàng, bạn bè; mặt khác do thị trường tài chính cho mục đích tiêu dùng của nước ta chưa thực sự phát triển. -Yếu tố kinh tế Như đã biết, môi trường kinh tế xã hội gây ra những ảnh hưởng nhất đinh tới hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu nhu tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát... Năm 2008 là một năm bất thường với nhiều yếu tố đặc biệt không thuận lợi. Giá vàng, giá dầu, giá thép...trên thị trường thế giới tăng cao... cùng với khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn cao nhưng do tâm lý e ngại mà kỳ vọng của người dân giảm sút. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ CVTD tại chi nhánh giảm đi. - Yếu tố cạnh tranh Sự cạnh tranh của các ngân hàng hiện nay rất gay gắt. Không chỉ đối mặt với những ngân hàng trong nước mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam với những tiềm lực của mình có thế mạnh vượt trội hơn hẳn so với chính các NHTM trong nước. Nếu CVTD là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu ở nước ta, thì đối với những ngân hàng nước ngoài, đây là một hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng. Đặc biệt là sự ra đời của 2 ngân hàng con 100% vốn nước ngoài là ngân hàng Hồng Kông-Thượng Hải (HSBC) và Standard Chartered Bank (SCB). Sự ra đời của 2 ngân hàng trên hứa hẹn một cuộc cạnh tranh găy gắt hơn trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ tài chính bán lẻ. * Các nguyên nhân từ phía ngân hàng: Thứ nhất, trong chính sách tín dụng của ngân hàng, cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ mà vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, điều kiện cho khách hàng vay vốn của ACB còn khá chặt chẽ, do vậy đã bỏ lỡ ít nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng. Thứ 2, chi nhánh có số vốn dư thừa lớn. Qua bảng phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn của chi nhánh có thể thấy được rằng, tại chi nhánh chưa có được sự cân đối tốt giữa huy động và sử dụng vốn. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong công tác đầu tư và cho vay nền kinh tế của chi nhánh là chưa tương xứng với tiềm lực. Trong khi đó địa bàn họa động của chi nhánh là khu vực đông dân cư, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.Trong thời gian tới đây, chi nhánh cần có những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình. Thứ 3, cơ sở vật chất của chi nhánh còn chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh hiện tại. Do ACB-chi nhánh Hà Nội thành lập từ rất sớm (năm 1993), với diện tích khá khiêm tốn. Nên hiện nay, so với các chi nhánh mới của ACB trên địa bàn Hà Nội , hay chi nhánh của các ngân hàng khác như HSBC, VPBank… thì cơ sở vật chất của chi nhánh còn nhiều hạn chế. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới Tiềm năng thị trường bán lẻ tại Việt Nam còn rất lớn, có nhiều cơ hội cho các ngân hàng và công ty tài chính. Theo như tính toán, đến năm 2010, dân số sống ở khu vực đô thị sẽ đạt 26 triệu, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số. Cơ cấu dân số trẻ dưới 30 tuổi ở mức 57% tại thời điểm cuối năm 2008 với đặc điểm năng động, có học vấn cao, thích tiêu dùng và thử cái mới…Mức thu nhập tại thành thị cũng gia tăng. Theo tính toán của Bộ thương mại, GDP bình quân đầu người năm 2010 cao gấp 2,1 lần so với năm 2000, đạt 1.050-1.100 USD/năm, năm 2020 sẽ tăng từ 3,3-3,6 lần so với năm 2000. Hiện hệ thống ngân hàng vẫn tập trung ở khu vực thành thị nhưng mật độ phục vụ còn rất thấp, đạt trung bình 5-6% và khoảng 22% ở một số thành phố lớn, trong khi đó tỷ lệ này ở các nước láng giềng là rất cao khoảng 70-80% (Thái Lan, Malaysia). Ngoài ra, trung bình ở Việt Nam, 4 người dân mới có một người có tài khoản tại ngân hàng. Đó là những thuận lợi để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là dịch vụ cho vay tiêu dùng. Như vậy, tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam là rất lớn. Mặt khác, chi nhánh nằm ở trung tâm Hà Nội, trung tâm kinh tế của cả nước , tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều doanh nghiệp có khả năng về tài chính, có nhu cầu vốn đầu tư cao, đồng thời với lượng dân cư đông đúc có nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng phong phú, nên tiềm năng mở rộng cho vay tiêu dùng lại càng hấp dẫn hơn. Tuy nhiên đây cũng là nơi tập trung các NHTM lớn có thế mạnh về con người, công nghệ, vốn....dó đó có sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu. do đó, ACB-chi nhánh Hầ Nội có những thuận lợi và khó khăn như sau: *Thuận lợi - Là chi nhánh lớn của ACB, một ngân hàng có thế đứng vững chắc trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. ACB hiện đang nắm giữ 6% thị phần vốn huy động tiết kiệm của cả nước, tốc độ tăng trưởng cao và bền vững đạt gấp 2-2,5 lần tốc độ tăng trưởng của nghành trong 3 năm liên tục, hiện đang cung cấp trên 200 sản phẩm cơ bản, là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ được là vào loại phong phú nhất trong hệ thống các NHTM Việt Nam, là ngân hàng TMCP có lợi nhuận lớn nhất - Công nghệ: ACB là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng CNTT hiện đại và trực tuyến trong quản lý ngân hàng. Hiện nay ACB đang bước vào giai đoạn 2 của quá trình hiện đại hoá công nghệ - Nhân lực: khả năng đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là quản lý là yếu tố đảm bảo khả năng cạnh tranh mạnh của ACB, nguồn nhân lực của ACB rất trẻ và năng động với 93% là đại học và trên đại học được tuyển chọn, đào tạo căn bản cả trong lẫn ngoài nước được coi là có chất lượng cao hiện nay. * Khó khăn Kinh tế phát triển nhanh và hội nhập sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thay đổi nhanh, cạnh tranh khốc liệt hơn cả quy mô lẫn phạm vi, rủi ro ngắn hạn và dài hạn tăng thêm. Cụ thể là: - Năng lực cạnh tranh: không chỉ những ngân hàng trong nước, mà hiện nay các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, chi nhánh phải chấp nhận cạnh tranh trực tiếp đối đầu, đủ năng lực-bao gồm cả năng lực tại chính, để khai thác sản phẩm mới, khách hàng mới… - Năng lực sáng tạo và đi tiên phong: các sản phẩm ngân hàng truyền thống hiện nay khá đơn giản, dễ bắt chước và khó tạo sự khác biệt. Các sản phẩm như thẻ tín dụng, cho vay mua nhà, tiêu dùng sản xuất kinh doanh hộ gia đình và dịch vụ địa ốc đã tạo nên sự khác biệt cho ACB trong thời gian qua. Nhưng việc nâng cao năng lực sáng tạo để tiếp tục duy trì vị thế vẫn là một yêu cầu mang tính sống còn của ACB. Hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã được triển khai từ ngay những ngày đầu thành lập, đến nay hoạt động này đã được mở rộng cả về qui mô và số lượng, tuy nhiên vẫn chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng (khoảng 15%) và chưa xứng với tầm của chi nhánh. Trong tương lai, việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng là một hướng kinh doanh đã được chi nhánh xác định trong định hướng phát triển chung của ngân hàng. Với mục tiêu, đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015 ACB trở thành tập đoàn tại chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là NHTM bán lẻ năng động sản phẩm phong phú, ngân hàng cần triển khai những công việc như sau: -Tăng trưởng cáo bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng -Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững -Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa đựng nhiểu rủi ro -Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt, hiệu quả. -Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn bộ hệ thống một cách xuyên suốt. 3.2 Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội 3.2.1 Xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể về cho vay tiêu dùng Chi nhánh cần phải có những cuộc họp trao đổi về vến đề cho vay tiêu dùng, đưa ra định hướng chiến lược, xác định mục tiêu, đưa ra chỉ tiêu cụ thể. Bởi hiện nay, định hướng cho vay tiêu dùng mới chỉ nằm trong khuôn khổ định hướng chung của cả ngân hàng. Chi nhánh cần mở rộng hơn nữa đối tượng vay vốn. Hiện nay cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định. Ngân hàng chỉ xét duyệt cho vay đối với những khách hàng có tại chính tốt, còn khách hàng có tài chính bình thường thì việc được xét duyệt là khá khó khăn. Việc mở rộng đối tượng cho vay không có nghĩa là bất cứ khách hàng nào đến cũng đồng ý cho vay mà không cần thẩm định, mà là mở rộng hơn các điều kiện cho khách hàng, giả sử khách hàng có tài sản đảm bảo tốt, tư cách đạo đức tốt vẫn có thể cho vay, dù tình hình tài chính hơi yếu. Trong tình hình cạnh tranh như hiện nay, làm như vậy ngân hàng có thể có thêm một lượng khách khá lớn. 3.2.2 Đa dạng hóa phương thức cho vay tiêu dùng Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp. Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, thì nó còn một số nhược điểm như ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay, khó khăn trong việc mở rộng quan hệ với khách hàng, chi phí cho vay cao hơn.... Với lý do trên, việc phát triển phương thức CVTD gián tiếp là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, số lượng người tiêu dùng rất đông, nhu cầu lớn nhưng không phải ai cũng tìm đến ngân hàng để vay vốn, một phần vì tâm lý e ngại, một phần vì khách hàng ít nắm bắt thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng.Ngân hàng cần phối hợp với doanh nghiệp thông qua người đại diện của doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người đại diện của doanh nghiệp về các nhân viên làm việc trong doanh nghiệp này. Rõ ràng việc sử dụng phương thức CVTD gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, chi nhánh cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có chất lượng cho vay tốt, nhằm đảm bảo an toàn. Không chỉ đồng thời sử dụng phương thức CVTD trực tiếp và gián tiếp, chi nhánh cần phát triển hình thức CVTD thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng, tài khoản vãng lai nhằm hướng khách hàng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt, điều này có nghĩa là chi nhánh đang tạo ra điều kiện để xây dựng nền văn minh thanh toán. 3.2.3 Gắn mở rộng CVTD đi đôi với việc nâng cao chất lượng CVTD Có thể khẳng định lại rằng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay diễn ra rất gay gắt. Khách hàng giờ đây được cung cấp mọi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của họ, họ không còn phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm mà họ sẽ phân vân trong việc lựa chọn ngân hàng nào sẽ cung cấp sản phẩm cho mình. Chính vì vậy, để có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng chỉ có cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đem lại sự thỏa mãn tối đa cũng như sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng.Lý do quan trọng nữa là chỉ có sự nâng cao chất lượng CVTD mới tạo điều kiện cho việc mở rộng CVTD. Để nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, chi nhánh cần chú ý : + Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng + Tăng cường giám sát các khoản vay + Nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ + Tăng cường công tác thu hồi nợ và xử lý nợ có vấn đề 3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng Hoạt động Marketing giữ một vị trí rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Marketing không những giúp cho việc nghiên cứu nhu cầu thị trường khoa học, chính xác mà còn là căn cứ lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện được chiến lược Marketing, chi nhánh cần thiết phải thành lập một bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực Marketing với những nhân viên có kiến thức, kỹ năng về thị trường và tập trung đúng chuyên môn. Bộ phận Marketing cần phối hợp nghiệp vụ với các bộ phận khác để tìm ra điểm mạnh điểm yếu của chi nhánh và xây dựng các chiến lược cơ bản nhằm nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm CVTD. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tăng cường hoạt động khuếch trương giao tiếp, quảng cáo tuyên truyền, nhằm giới thiệu hoạt động CVTD. Hiện nay chi nhánh đang đầu tư cho một bộ phận tư vấn tài chính cá nhân (PFC) đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng để tư vấn. Đây là một kênh maketing rất có hiệu quả, chi nhánh cần quan tâm phát triển mạnh mẽ hơn trong gian tới. 3.2.5 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Một ngân hàng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ có nhiều ưu thế trong việc thu hút khách hàng. Bởi vì bất kỳ khách hàng nào khi đến ngân hàng, yếu tố gây ấn tượng đầu tiên cho họ chính là hình ảnh của ngân hàng thể hiện rõ nhất ở nơi làm việc, phòng giao dịch cùng trang thiết bị hiện đại. Chính những hình ảnh đó sẽ tạo ra sự tin tưởng, thoải mái ở khách hàng. Cùng với dịch vụ thẻ ATM các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như Internet Banking, thẻ thanh toán ngay ACB… đã và đang mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một ACB năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại 3.2.6 Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc một phần vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Thể hiện ở phong cách phục vụ, phong cách giao dịch, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin...Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ tín dụng, điều quan trọng nhất là đạo đức nghề nghiệp. Các cán bộ nhân viên của ngân hàng đều còn rất trẻ đều được tuyển chọn khắt khe trong cuộc thi tuyển nhân viên của ACB và chi nhánh thường xuyên chú ý tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngân hàng nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn trong những năm với những ngân hàng lớn trong nước và đặc biệt là những ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm lâu năm và khoa học công nghệ hiện đại. Để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc trong những năm tới, việc đào tạo của ngân hàng cần được chú trọng vào những vấn đề sau đây Trang bị cho CBCNV hiểu biết về vị trí, truyền thống của ngành ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng ACB nói riêng Đào tạo và đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ Đào tạo về công nghệ, quản trị kinh doanh ngân hàng và marketing. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, bồi dưỡng, chi nhánh cần có những chính sách khen thưởng thỏa đáng nhằm tạo ra niềm tin vào ngân hàng của các cán bộ công nhân viên,khiến cho họ gắn bó lâu dài với ngân hàng Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ Ta biết rằng cho vay tiêu dùng có vai trò rất quan trọng, làm thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội. Hoạt động của các ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều các văn bản pháp luật, chính sách của chính phủ. Sau đây là một số kiến nghị với Chính phủ và nhà nước để hoạt động của các ngân hàng được an toàn và thông thoáng hơn: Thứ nhất, Chính phủ cần có những biện pháp để bình ổn môi trường kinh tế xã hội. Trong những năm vừa qua, mặc dù nước ta đã đạt được những tăng trưởng đáng khích lệ về nền kinh tế, xã hội như tốc độ tăng trưởng GDP cao, đời sống của dân cư được cải thiện, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra nhiều biến động như lạm phát, giá cả xăng dầu leo thang, dịch bệnh, thất nghiệp… có tác động xấu đến nền kinh tế và hoạt động cho vay của ngân hàng. Trong năm 2009, Việt Nam sẽ phải tìm kiếm đủ đầu tư nước ngoài để bù đắp cho thâm hụt thương mại và ổn định môi trường kinh tế. Thứ 2, Chính phủ cần tạo một hành lang thông thoáng cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư thì môi trường chính trị của chúng ta khá ổn định, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều bất cập, chồng chéo, đặc biệt về vấn đề quy trình, thủ tục, tính thống nhất trong các quy định. Vì vậy, để thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển, Nhà nước nên xoá bỏ các thủ tục rườm rà và hoàn thiện các luật liên quan đến CVTD như: luật đất đai, luật thuế thu nhập, bảo lãnh, các loại phí, tài sản bảo đảm...Việc cải cách hành chính một cách đồng bộ sẽ tránh tình trạng nhiều quy định chặt chẽ quá mức trong khi một số quy định lại quá lỏng lẻo. Thứ ba, Chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các nghành sản xuất tiêu dùng phát triển. Khi các nghành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, sẽ làm tăng cung hàng hoá trên thị trường, đáp ứng tốt hơn nhu cầu cảu người dân trong tương lai. Qua đó còn góp phần làm phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, kích thích tiêu dùng, khi đó hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có điều kiện phát triển. 3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp quy về cho vay tiêu dùng, từ đó tạo nền tảng pháp lý cần thiết cho hoạt động này phát triển. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng, các quy định, nguyên tắc trong cho vay đồng thời cũng ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng. Thứ 2, hạn chế việc kiểm soát đối với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là việc kiểm soát bằng lãi suất. Việc này dẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trong đó có cho vay tiêu dùng, giúp các ngân hàng thương mại có điều kiện đẩy mạnh hoạt đông này. 3.3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Á Châu Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất. Thứ 2, ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. ACB đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện qui trình tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên một số qui định cụ thể về từng loại hình CVTD lại chưa đầy đủ do đó để giúp cho cán bộ tín dụng nhất là cán bộ mới nắm bắt công việc được nhanh chóng, đầu tư vốn có hiệu quả thì ACB nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các qui định chung của Nhà nước. Ngoài ra, chi nhánh cũng mong muốn ACB áp dụng những cơ chế chính sách tài chính linh hoạt và phù hợp với đặc thù riêng giúp chi nhánh khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động cũng như động viên tinh thần làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên. Thứ 3, Giải quyết vấn đề về đảm bảo tiền vay. Trong những năm qua, không chỉ riêng chi nhánh Hà Nội mà ngay cả ACB cũng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý đảm bảo tiền vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng cấp trên cần xem xét cũng như điều chỉnh chế độ qui trình thế chấp tài sản theo đúng luật định để giúp các chi nhánh tháo gỡ khó khăn như: - Có qui trình hướng dẫn cụ thể về việc thế chấp tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo với từng loại hình động sản, bất động sản. - Thiết lập phòng, ban, tổ thẩm định và gắn trách nhiệm thưởng phạt đến từng cán bộ, phòng ban kịp thời. - Cùng hỗ trợ với các ngân hàng cơ sở hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan ban hành để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn kịp thời. Thứ 4, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự. KẾT LUẬN Hoạt động cho vay tiêu dùng mới được đưa vào danh mục sản phẩm của các ngân hàng thương mại từ những năm 1993-1994 và chỉ thực sự phát triển từ những năm 2002 trở lại đây. Trong gần 10 năm qua, CVTD của các NHTM Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng hiện có. Đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác hết. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và thu nhập tăng lên thid nhu cầu tiêu dùng cũng tăng lên tương ứng, đồng nghĩa với việc tăng nhu cầu vay tiêu dùng. Vì vậy, mở rộng hoạt động cho vay này là một xu thế tất yếu của của chi nhánh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu rủi ro, tăng uy tín và nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh. Qua nghiên cứu thực trạng mơ rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh, chuyên đề đã đạt được một số kết quả: Thứ nhất: Đã giúp hiểu một cách toàn diện hơn những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng cũng như mở rộng cho vay tiêu dùng. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của cho vay tiêu dùng và sự cần thiết phải mở rộng hoạt động này. Thứ hai: Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội, ta đã thấy những kết quả đạt được của việc mở rộng cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng đã chỉ ra được một số mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó mà chi nhánh cần phải khắc phục. Thứ ba: Trên cơ sở những mặt hạn chế và nguyên nhân, chuyên đề cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm mở rộng hơn nữa cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn và về thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng em chưa làm được điều đó trong bài viết này. Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, các anh chị cán bộ ngân hàng, bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị cán bộ ACB-chi nhánh Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Như Trang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tín dụng ngân hàng-Học viện Ngân hàng-Nhà xuất bản Thống kê năm 2001. 2.Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng- Học viện Ngân hàng- Nhà xuất bản Thống kê. 3.Thời báo kinh tế các số năm 2007, 2008. 4. Tạp chí Ngân hàng, tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng các số năm 2007,2008. 5. Giáo trình Marketing Ngân hàng-Học viện ngân hàng. 6. Văn bản can Ngân hàng TMCP Á Châu. 7. Báo cáo văn phòng kế toán tổng hợp, phòng tín dụng ACB-chi nhánh Hà Nội. 8.Một số Webside của ngân hàng www.acb.com.vn www.vpb.com.vn www.sbv.gov.vn 9.Các báo điện tử: www.vnexpress.net ww.vnn.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31289.doc
Tài liệu liên quan