Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú

MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế của khu vực cũng như nền kinh tế thế giớI có thể kể đến đầu tiên là khi Việt Nam trở thành viên của khu vực mậu dịch tự do AFTA, sâu đó chúng ta khẳng định vị thế của mình trong OPEC và APEC gần đây nhất trong năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giớI (WTO). Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời khỏi hoạt động thương mại quốc tế và nó cũng mở ra cơ hội cho cac doanh nghiệp của chúng ta có thể thâm nhập thị trường quốc tế để mở rộng thị trường cũng như nhằm thu hút nguồn ngoại tệ để phục vụ cho chính sự phát triển các doanh nghiệp nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước nói chung. Tận dụng cơ hội đem lại từ quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới và để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế thì vấn đề đặt ra là ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm các mở rộng thị trường quốc tế cả theo chiều rộng lẫn theo chiều sâu nhằm tăng doanh số bán hàng và tiếp cận các nguồn lực nhiều hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao mở rộng thị trường quốc tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp kinh doah quốc tế. Hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung cũng như hoạt động mở rộng thị trường quốc tế nói riêng sẽ đem lợi rất nhiều lợi thế cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Cụ thể như doanh nghiệp có thể tăng doanh số, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, tiếp cận các nguồn lực thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế Tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài nước, phải chịu rất nhiều sức ép do sự khác biệt về môi trường văn hoá, chính trị luật pháp và kinh tế. Nhưng nếu đứng vững trên thị trường nước ngoài doanh sễ có cơ hội rất lớn để phát triển, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các sản phẩm dây và cáp điện, ngay sau thời kỳ đổi mới công ty đã mạnh đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất – Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong việc sản xuất và cung cấp dây và cáp điện. Không chỉ có vậy mà trong những năm qua Trần Phú cũng gặt hái rất nhiều thành công trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của Công ty ra thị trường nước ngoài. Sau một thời gian thực tập tại phòng Vật tư xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú, em đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích phù hợp với chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế của mình. Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của T.S Đàm Quang Vinh và các anh trong phòng. Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú” làm đề tài cho cho chuyên đề thực tập chuyên ngành. * Mục đích của đề tài này là: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện cho Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là: - Làm rõ lí luận về mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế. - Phân tích thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú. * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty Cơ Điện Trần Phú. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Đề tài chỉ nghiên cứu công tác mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Công ty trong giai đoạn 2001 – 2006. Kết cấu của chuyên đề này như sau: Chương I Lý luận chung về mở rộng thị trường xuất khẩu và sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu. Chương II Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. Chương III Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.

docx97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông mới về thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi nghiên cứu thị trường, công ty sẽ thực hiện dự báo thị trường. Tuy nhiên do việc sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp và việc nghiên cứu tại bàn nên mức độ chính xác và tính cập nhật của thông tin chưa cao dẫn đến dẫn đến dự báo thị trường nước ngoài cũng thiếu tính chính xác. Trên thực tế công ty chỉ tiến hành dự báo trong ngắn hạn trên cơ sở các hợp đồng trước đó mà Công ty đã thực hiện. 4.2 Thâm nhập thị trường nước ngoài. Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú đã tham gia kinh doanh quốc tế từ khá sớm nhưng cho đến nay hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài duy nhất mà công ty thực hiện là xuất khẩu. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong điều kiện hiện tại khả năng của Công ty về vốn không đủ để Công ty thực hiện các hình thức thâm nhập khác như liên doanh, đầu tư trực tiếp.. Nhưng xuất khẩu có thể giúp Công ty vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu lại hạn chế được những rủi ro trên thị trường quốc tế. Hình thức xuất khẩu của Công ty là là xuất khẩu trực tiếp. Đầu tiên Trần Phú gửi các đơn chào hàng sau đó chờ quyết định của khách hàng nước ngoài. Trên cơ sở đó Công ty mới tiến hành sản xuất hàng xuất khẩu. Cách thức xuất khẩu này gây cho Công ty sự thụ động trong việc mở rộng thị trưòng xuất khẩu. Bởi vì Công ty không có được một chiến lược dài hạn mà chỉ làm ăn theo kiểu chộp dật.Trong tương lai Công ty cần chủ động hơn và có chiến lược dài hạn trong việc sản xuất kinh doanh cũng như trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TNHH NN MTV CƠ DIỆN TRẦN PHÚ. 1. Những ưu điểm trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. Ưu điểm đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú là thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Công ty được mở rộng trong nhiều năm qua. Cụ thể là cho đến trước thời điểm năm 2005, Công ty chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống với số lượng thị trường xuất khẩu sản phẩm là 3 thị trường nhưng cho đến hết năm 2006 con số này đã là 5 thị trường. Như vậy số lượng thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty đã được mở rộng thêm 2 thị trường đó là thị trường Hàn Quốc và Ba Lan. Đây là 2 thị trường đầy tiềm năng mà nếu Trần Phú thực hiện xuất khẩu thành công vào 2 thị trường này thì sẽ tạo đà cho doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong tương lai. Một thành công trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty là trong những năm qua mặc dù số lượng thị trường mà Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình là còn rất khiêm tốn với chủ yếu là 3 thị trường truyền thống. Tuy số lượng thị trường xuất khẩu của Trần Phú là nhỏ nhưng Công ty lại khai thác rất triệt để các thị trường này. Với kim ngạch xuất khẩu sang mỗi thị trường này là tương đối lớn và năm sau cao hơn năm trước. Theo số liệu tính toán ở phần II thì ta có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu liên hoàn K2005 =4,67; K2006 =5,31lần có nghĩa là trong hai năm qua kim ngạch xuất khẩu năm sau đều cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 bằng 4,67 lần kim ngạch xuất khẩu năm 2004 và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 bằng 5,31 lần kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Với con số tuyệt đối kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là trên 7 triệu USD con số cao nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ Trần Phú đã khai thác rất tốt các thị trường truyền thống theo chiều sâu. Một điểm nổi bật nữa trong hoạt động mở rộng trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty là chủng loại sản phẩm mà công ty xuất khẩu ra thị trường nước ngoài rất đa dạng và nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau từ mục đích phục vụ dân dụng cho đến đáp ứng nhu cầu của các công trình lớn. Bên cạnh đó cũng phải kể đến là các sản phẩm của Công ty có chất lượng rất cao. Cụ thể các thông số kỹ thuật của sản phẩm luôn đáp ứng với các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng đủ về số lượng đúng tiến độ giao hàng giá cả hợp lý. Sản phẩm khi được giao cho khách hàng đều có phiếu kiểm nghiệm chất lượng do cơ quan quản lý chất lượng cấp với mẫu mã và bao bì đẹp về hình thức, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chắc chắn để đảm bảo cho khâu vận chuyển và sản phẩm được bảo hành tốt.Công ty cũng cam kết chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình, luôn chân trọng chữ tín chăm sóc phục vụ khách hàng chu đáo, giữ gìn vun đắp quan hệ tốt nhằm giữ vững và nâng cao thị phần với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới và thị trường mới ... 2. Những tồn tại trong hoạt động mở rộng thị trưòng xuất khẩu của Công ty Trần Phú. Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng còn không ít những tồn tại. Vấn đề quan trọng là Công ty phải thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó để kịp thời khắc phục và điều chỉnh cho phù hợp. Hạn chế đầu tiên là qui mô thị trường xuất khẩu của Công ty xét về mặt số lượng là còn rất hạn chế, trong một thời gian dài từ năm 2000 đến 2005 số lượng thị trường mà Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình là 3 thị trường Lào,Campuchia và Iraq nhưng xuất khẩu chủ yếu vào 2 thị trưòng Lào và Iraq còn thị trường Campuchia chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty, qua đây có thể nói Công ty đã khai thác rất tốt 2 thị trường trọng điểm còn thị trường Campuchia tuy đã là một thị trưòng đã lâu năm nhưng công ty không thể khai thác được thị trường này theo chiều sâu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006 đạt trên 7 triệu USD nhưng nhìn một cách tổng thể trong giai đoạn này 2000 – 2006 kim ngạch xuất khẩu của Công ty không ổn định. Nếu xét trên từng thị trường riêng biệt thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Lào - thị trường xuất khẩu chính của Công ty cũng thiếu tính ổn định. Điều này cho thấy Công ty thiếu đi một chiến lược dài hạn trong việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu cũng như cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong 6 năm từ 2000 đến 2006 tốc độ mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của Trần Phú theo chiều rộng còn chậm. Nếu xét theo chiều rộng thì số lượng thị trường xuất khẩu của Công ty chỉ tăng lên 2 thị trường, do đó tính đến hết năm 2006 số thị trường tăng bình quân chỉ là 0,5 thị trường, con số này cho thấy sự yếu kém của Công ty trong việc mở rộng thêm số lượng thị trường mới bên cạnh việc duy trì các thị trường truyền thống. Trần Phú chưa có chiến lược marketing và các biện pháp xúc tiến xuất khẩu cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Cụ thể công ty chưa có đội ngũ cán bộ thị trường để đáp ứng việc nghiên cứu thị trường nước ngoài để đưa các sản phẩm của Công ty thâm nhập thêm các thị trường mới và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các thị trưòng cũ, đồng thời các biện pháp xúc tiến xuất khẩu của Công ty còn thiếu và yếu chưa đem lại hiệu quả cao cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Mặc dù các sản phẩm xuất khẩu của Công ty có chất lượng rất tốt tuy nhiên Công ty chưa xuất khẩu các sản phẩm của mình vào các thị trường lớn chưa khai thác được các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Australia, Hong Kong... mà Công ty mới chỉ khai thác các thị trường tại các nước ASEAN và câc thị trường ngách. 3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. Thứ nhất: Công ty chưa xây dựng một chiến lược cụ thể cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia... Trên thực tế Công ty còn thực hiện hoạt động xuất khẩu một cách thụ động và ỷ lại. Kế hoạch sản xuất tiêu thụ chỉ được xác lập sau khi nhận được đơn đặt hàng từ thị trường nước ngoài và sẽ thực hiện trong giai đoạn trước mắt.Về lâu dài, công ty thiếu hắn những chiến lược cụ thể để làm phương hướng, đường lối cho hoạt động mở rộng thị trường.Chính vì vậy mà các thị trường xuất khẩu của Công ty đều gặp nhiều biến động. Hoạt động mở rộng thị trường muốn đạt được hiệu quả thì phải được thực hiện theo một trình tự nhất định nhưng khi không có chiến lược cụ thể thì Công ty không xác định được mục đích, phương pháp và các bước đi tiếp theo để thâm nhập các thị trường nước ngoài. Thứ hai: Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động mơ rộng thị trường, nó giúp Công ty có được cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về thị trường quốc tế tiềm năng của doanh nghiệp. Hiện nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing riêng, việc thực hiện các hoạt động Marketing đều do các cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu kiêm nghiệm thực hiện. Do không đúng với chuyên môn nên hiệu quả của các hoạt động này không cao cũng là điều dễ hiểu. Vì chưa được chú trọng nên cán bộ Công ty vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của Công tác này đối với hoạt động xuất khẩu từ đó dẫn đến việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ chưa phù hợp trong điều kiện hiện tại. Thứ ba: Trình độ cán bộ công nhân viên trong hoạt động kinh doanh xuất nhập còn hạn chế. Hiện nay, việc thiếu cán bộ có chuyên môn là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam và Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú cũng không phải là một ngoại lệ. Hoạt động mở rộng thị trường đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên năng động, nhạy bén, khả năng ngoại ngữ tốt và nghiệp vụ ngoại thương thông, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh hiện đại.Sự năng động nhạy bén sẽ giúp họ nhận biết đựơc các xu hướng biến động trên thị trường nước ngoài, nắm bắt được các cơ hội tốt với công ty. Khả năng ngoại ngữ làm cho các giao dịch với đối tác nước ngoài diễn ra nhanh chóng, thuận lợi giảm được chi phí giao dịch và tránh được những hiểu lầm không đáng có do sự khác biệt về ngôn ngữ. Nghiệp vụ ngoại thương thông thạo thì các thủ tục và tiến đọ thực hiện xuất khẩu sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng. Đó là các yêu cầu quan trọng của cán bộ kinh doanh quốc tế, việc không đáp ứng các yêu cầu này sẽ tạo ra nhiều khó khăn khi tiến hành mở rộng thị trường xuất khẩu. Thứ tư: Hầu hết các nguyên vật liệu dùng để sản xuất các sản phẩm của Công ty hiện nay đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là yếu tố làm giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm dây và cáp điện. Cụ thể khi mà giá nguyên vật liệu nhập vào tăng cao thì Công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm nhưng khách hàng ít khi chấp nhận điếu đó và họ sẽ tìm kiếm đói tác khác để hợp tác kinh doanh. Muốn giữ chân khách hàng nhiều lúc Công ty buộc phải chấp nhận thu lợi nhuận thấp thậm chí là hoà vốn. Vì vậy hoạt động mở rộng thị trưòng xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.Và Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A cho sản phẩm xuất khẩu vào các quốc gia phát triển để được hưởng chế độ GSP. Bên cạnh đó Công ty cũng chưa xây dựng được định mức nguyên vật liệu cho sản xuất các sản phẩm của Công ty dẫn đến tình trạng thất thoát và hao phí nguyên vật liệu trong sản xuất. Cũng phải kể đến thái độ làm việc của các bộ phận trong công ty còn chưa cao vẫn còn tồn tại tình trạng thái độ “cha chung không ai khóc” trong thực hiện các công việc giữa các bộ phận trong Công ty. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ I. PHƯƠNG HƯỚNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DÂY VÀ CÁP ĐIỆN CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 1. Phương hướng chung về mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và thực hiện chiến lược phát triển theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm trên cơ sở đầu tư chiều sâu, hoàn thiện và đồng bộ hoá các dây chuyền thiết bị, công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mở rong thị trưòng trong và ngoài nước để xuất khẩu cá sản phẩm của Công ty. Phấn đấu tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu của Công ty đạt 10% - 15% giá trị tổng doanh thu năm trong năm 2007 Phương hướng chung của công ty là thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng mới nhưng vẫn duy trì tốt với các khách hàng truyền thống. Hiện tại các thị trường truyền thống của Công ty là Lào, Campuchia, Iraq. Trong thời gian tới Công ty sẽ nỗ lực để thâm nhập sâu hơn vào các thị trường này, tăng sản lượng tiêu thụ, xây dựng mối quan hệ bạn hàng ngày càng vững chắc hay nói cách khác trong thời gian tới Trần Phú sẽ cố gắng thâm nhập các thị trưòng này theo chiều sâu. Bên cạnh đó, Công ty dự định sẽ thâm nhập một số thị trường mới tại khu vực châu Phi và châu Á, Tây Nam Á cũng như châu Á Thái Bình Dương(đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản...). Đồng thời chuẩn bị các bước cần thiết để hội nhập với nền kinh tế năng động nhưng đầy cạnh tranh của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 2. Mục tiêu cơ bản của Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú trong năm 2007. Hiện tại, Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú đã xác định được mục tiêu cơ bản của Công ty cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và cho toàn bộ Công ty nói chung trong năm 2007 như sau. Mục tiêu này đã được Công ty phê duyệt và các chỉ tiêu trong giai đoạn này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 15: Nhiệm vụ sản xuát kinh doanh năm 2007 STT Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2006 Kế hoạch năm2007 Tỷ lệ % tăng KH2007/TH2006 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1916 2000 105 2 Giá trị SXCN Tỷ đồng 1250 1300 104 3 Xuất khẩu Triệu USD 7,463 10 130 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 15858 16 105 5 Lợi nhuận Tỷ đồng 8,5 10 115 6 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủu sở hữu % 20,45 21 104 7 Thu nhập bình quân người/ tháng Triệu đồng 3,45 3,5 102 8 Tổng số lao động Người 282 285 102 9 Tổng đóng góp hoạt động xã hội Triệu đồng 60 60 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Qua bảng trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu là chỉ tiêu Công ty dự tính có kết quả cao nhất với tỷ lệ tăng trưởng năm sau so với năm trước là 130%. Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng quan tâm với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài và đặc biệt là hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. 3. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Việt Nam sang một số thị trường. Trong những năm gần đây bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là dệt may, giầy dép, gạo, dầu thô…thì bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã được bổ sung thêm nhiều mặt hàng mới trong đó có sản phẩm dây và cáp điện, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này còn hạn chế nhưng cũng phẩi thấy rằng đây là một tín hiệu rất đáng vui cho ngành cơ khí của nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, ta có bảng số liệu sau. Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu sản dây và cáp điện của Việt Nam. Đơn vị: triệu USD Mặt hàng kế hoạch 2006 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Năm 2006so với năm 2005 (%) Dây và cáp điện 650 523 701 134 Nguồn: Tạp chí thương mại số 2 ngày 11-20/1/2007 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dây và cáp điện của Việt Nam đạt trên 700 riệu USD tăng tới 35% so với năm 2005 và vượy 8,6% so với kế hoạch. Theo dự báo trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này sẽ rất lạc quan trong những năm tiếp theo sau khi Việt Nam đã chính tức là thành viên của WTO. Bộ thương mại cho biết, mặt hàng dây và cáp điện có khả năng gia tăng xuất khẩu rất lớn do xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất trong nước và nước ngoài vào sản xuất mặt hàng này khá mạnh mẽ. Riêng năm 2005, trị giá xuất khẩu dây và cáp điện ước đạt trên 520 triệu USD tăng gần 34% so với năm 2004. Tính chung giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu mặt hàng này đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USDvới tốc đọ tăng bình quân gần 35%/năm. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 31%/năm trong giai đoạn 2006-2010và đạt hơn 2 tỉ USD vào năm 2010. Hiện tại ở Việt Nam có khoảng trên 100 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây điện, cáp điện trong đó có nhiều công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại như Công ty cổ phần dây và cáp điện Taya Việt Nam, Công ty Yazaki Edss Việt Nam, Công ty Sumi-Hanel, Công ty liên doanh Cáp điện LG-Vina... Khối các doanh nghiệp trong nước cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu với quy mô lớn, đặc biệt là Công ty dây và cáp điện Việt Nam (Cadivi) và Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú... Theo các chuyên gia, thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm 90%), Hàn Quốc, Australia, Hồng Kông và các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên các nước nhập khẩu lớn nhất thế giới hiện nay là Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Mexico và Pháp. Trong thời gian tới có thể tập trung khai thác các thị trường này. Các thị trường mục tiêu cho các mặt hàng này là Nhật Bản và Australia. Mặc dù thị trường thế giới đối với mặt hàng dây và cáp điện chỉ ở mức khoảng 3%/năm, song không cản trở nhiều đến triển vọng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam do tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ bé, lại tập trung vào một số thị trường ngách với những sản phẩm có chất lượng cao. Hơn nữa khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường quốc tế đã được khẳng định nên không có nhiều khó khăn trong việc tham gia thị trường. Như vậy, cùng với xu hướng đầu tư và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, mặt hàng dây và cáp điện có rất nhiều khả năng mở rộng được xuất khẩu. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dây và cáp điện Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt trên 800 triệu USD, sang Australia sẽ đạt trên 60 triệu USD. 3.1 Cơ hội mở rộng thị trường Lào đối với sản phẩm dây và cáp điện. Vài nét về thị trường Lào: thị trường, các hoạt động thwogn mại, hoạt động xuất nhập khẩu của Lào trong thời gian qua có nhiều tiến triển, khối lượng hàng hoá lưu thông, xuất nhập khẩu tăng với tốc độ tương đối, đối tượng tham gia thị trưòng gồm nhiều và đa dạng các thành phần kinh tế hiên Lào có 61000 doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng thương mại ngày càng được cải thiện; thương mại đang từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong bối cảnh nhằm thực hiện cải tạo cơ sở hạ tầng đặc biệt là đầu tư cho việc xây dựng các công trình để truyền tải điện năng và thông tin liên lạc nhằm cải thiện cở sở hạ tầng nhằm htu hút đàu tư nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước do vây nhu cầu của thị trường này về các sản phẩm dây và cáp điện sẽ là rất lớn. Đây được coi là cơ hội để Trần Phú nói riêng và cá doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác thị trường Lào theo chièu sâu để tăng kim ngạch xuất khẩu vào tị trường này. Mặt Lào là quốc gia phẩi nhập khẩu tất cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước và các nhu yếu phẩm phục đời sống của nhân dân. Thị trường nhập khẩu chính của Lào chủ yếu là châu Á chiếm 81,3% ( trong đó ASEAN chiếm 74,27%), Châu Âu chiếm 14,56% kim ngạch nhập khẩu. Qua đây có thể thấy ASEAN là thị trường nhập khẩu chính của Lào. Do vậy có thể nhận định chung rằng thị trường Lào sẽ là thị trường hấp dẫn chô các doanh nghiệp của Việt nam nói chung cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu dây và cáp điện của chúng ta nói riêng. Cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp trong những năm tới là: - Việt Nam đã gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu được mở rộng làn sóng đầu tư vốn và công nghệ đang vào điều này sẽ làm cho sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là đối với ngành sản xuất dây và cáp điện thì cơ hội đem lại từ quas trình hội nhập sẽ lớn hơn. Các doah nghiệp trong lĩnh vực này sẽ có cơ hoọi nhập khẩu những máy móc thiết bị tiến nhất để sản xuất nhờ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp,…sẽ có khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường sang một nước có chung biên giới như Lào. - Hệ thống đường gia thông xuyên Á thuận tiện, điều này sẽ tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam ưu thế cạnh tranh nhờ chi phí vận chuyển thấp và có thể giao hàng đúng theo hạn định. - Năm 2007, hai nước đã thực hiện ưu đãi thuế xuất nhập khẩu là 0% đây được xem là một lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form S để được hưởng ưu đãi này. - Lào đang tích cực tham gia đàmphán để gia nhập WTO nên hẹ thống pháp luật chính sách quản lý kinh tế đang từng bước được minh bạch và Lào sẽ mở cửa thị trường trong nước. 3.2 Cơ hội mở rộng thị trường Campuchia đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dây và cáp điện của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trung bình của Campuchia đạt 39,4% . Năm 2001,kim ngạch xuất khẩu của hai nươc đạt 184 triệu USD, năm 2005 đạt 693 triệu USD tăng 3,8 lần so với năm 2001. năm 2007 dự kiến đạt 950 ttriệu USD . Về cơ cấu hàng xuất khẩu, hàng Việy Nam xuất khẩu sang Campuchia bao gồm các hàng công nghiệp tiêu dùng, hàng nông lâm thỷ hải sản, sản phẩm nhựa hàng dệt may, thực phẩm rau hoa quả, dây điện và cáp điện… Cơ hội mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam. - Ngành sản xuất công nghiệp của Campuchia hầu như không có gì, tất cả cá dự án đầu tư trong nước và nướ ngaòi đầu tư đều tập trung vào ngàng công nghiệp may mặc, giày dép, nhà hàng khách sạn. Chính vì vậy mà hầu toàn bộ các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng trong thị trường Campuchia đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi đó chính sách bảo hộ sản xuất với các mặt hàng sản xuất của Campuchia hầu như không có gì, hàng hoá hập khẩu vào Campuchia không bị giới hạn về hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật không đòi hỏi cao như ở các nước phát triển. Do vậy đây có thể coi là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam nói chung và Công ty Cơ Điện Trần nói riêng xuất khẩu sản phẩm của mình vào thị trường này. - Tỷ lệ người buôn bán tại các chợ, trung tâm thương mại ở thành phố và các thị trấn biết nói tiếng Việt nhiều, điều này rất thuận lợi để cho các doanh nghiệp của chúng ta giao dịch để ký cá hợp đồng xuất khẩu các sản phẩm của chúng ta sang nước bạn. - Qua nhiều lần hội chợ, triển lãm của các năm trước, hình ảnh và thương hiệu hàng hoá của Việt Nam chất lượng cao đã và đang để lại ấn tượng và chiếm được tình cam của người tiêu dùng Campuchia về mẫu mã dẹp và chất lượng không thua kém hàng hoá của các nước khác trong khu vực. Để đảy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Campuchia các doanh nghiệp cần tổ chức hội chợ, triển lãm tại Campuchia ít nhất 2lần/năm. - Trong năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thứ của WTO và trước đó Campuchia cũng đã gia nhập tổ chức này, do vây đây sẽ là một nhân tố thuận lợi để hàng hoá cua Viẹt Nam có thể dễ dàng hơn trong việc thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này. 3.3 Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm của Công ty vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hong Kong...cũng là rất lớn. Bởi vì các sản phẩm của Công ty có chất lượng rất tốt và đây đều là các thị ttrường có nhu cầu rất lớn. Vấn đề dặt ra là Công ty phải xây dựng được các chiến lược phù hợp để thâm nhập các thị trường này. II MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ 1. Giải pháp từ phía Công ty. Sau hơn 20 năm tồn tại và phát triển, Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú đã đạt những kết quả nhất định cả về mặt chất và mặt lượng. Công ty không chỉ khẳng định mình là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dây - cáp điện tại thị trường trong nước và còn vươn ra thị trường nước ngoài với uy tín và thương hiệu ngày càng được khẳng định. Tuy đã gặt hái được khá nhiều thành công nhưng hoạt đông sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn còn không ít những hạn chế, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Để khắc phục được những khó khăn này, giúp cho Công ty mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình, bài viết này xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp vào việc giả quyết những khó khăn mà Công ty gặp phải khi tham gia vào thị trường quốc tế. 1.1 Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của Công ty. Có thể dễ dàng nhận thấy thông qua thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một điều là Trần Phú chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu chưa đạt được kết quả như mong muốn, quy mô thị trưòng còn nhỏ bé và chưa chủ động được trong các quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài. Do đó giải pháp đầu tiên mà Công ty cần thực hiện chính là xây dựng chiến lược thị trường cho sản phẩm dây và cáp điện trong thời gian tới. Chiến lược này phải bao quát đầy đủ và toàn diện các công việc, các nội dung cần tiến hành từ công tác nghiên cứu thị trường, dự báo, lựa chọn cho đến thâm nhập thị trường nước ngoài nhằm thống nhất hoạt động giữa các bộ phận, phòng ban của Công ty. Điều này sẽ hạn chế dược tình trạng rời rạc, riêng lẻ theo kiểu “thu nhặt” như hiện nay. Việc xây dựng chiến lược phải được căn cứ vào quá trình đánh giá chính các nguồn lực hiện tại của Công ty, sát với tình hình thực tế chứ không phải chỉ trên lý thuyêt và những điều kiện không có thật. Trong chiến lược về thị trường cần cụ thể về thời gian, địa điểm, cách thức và đối tượng thực hiện để khi triển khai chiến lược mọi công việc đều được tiến hành một cách suôn sẻ, có tổ chức và theo một trình tự nhất định. Bên cạnh đó Công cần xác định đâu là thị trường trọng điểm, đâu là thị trường có khả năng thâm nhập trong tương lai và đâu là thị trường sẽ bị suy giảm. Tứ đó đưa ra những biện pháp cụ thể để ứng phó trên thị trường sao cho đạt kết quả kinh doanh cao nhất. Khi xây dựng chiến lược Công ty cần đưa ra chỉ tiêu cụ thể đối với từng loại sản phẩm, trong đó có các chỉ tiêu quan trọng nhất là tổng kim ngạch xuất khẩu, số lượng sản phẩm xuất khẩu và số thị trưòng xuất khẩu. Do ngân quỹ có hạn,, Công ty cần có sự cân nhắc và xác định xem nên tập trung vào việc thực hiện mục tiêu nào trước. 1.2 Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trưòng nước ngoài. Nghiên cứu thị trường nước ngoài là một trong những hoạt động quan trọng nhất khi doanh nghiệp tham gia vào thj trưòng thế giới, nó quyết định đến thành công của doanh nghiẹp sau này. Chính vì vậy, muốn phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình Công ty TNHH NN MTV Cơ Điện Trần Phú cần đàu tư đúng mức về kinh phí, nhân lực để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Đối với giải pháp này vấn đề quan trọng nhất là thành lập một phòng Marketing riêng, hoạt động độc lập với những nhân viên có trình độ chuyên môn tách rời khỏi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Phòng Marketing sẽ đảm nhận những chức năng cụ thể, chuyên biệt về Marketing như nghiên cứu thị trường, xúc tiến khách hàng nghiên cứu sản phẩm, các phương thức quảng cáo và khuếch trương tiêu thụ sản phẩm … Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường. Khi có sự phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng như vậy chác chắn hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty sẽ được thực hiện tốt hơn, giúp Công ty chủ động tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường mới chứ không chỉ thụ động như trước đây. Việc tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài sẽ giúp Công ty thấu hiểu như cầu của người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu truyền thống, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường mới cần thâm nhập. Từ đó giúp Công ty sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Tránh tình trạng như trong thời gian vừa qua Công ty không nắm được nhu cầu của thị trường mà chỉ xuất khẩu sản phẩm một cách thụ động qua các trung gian để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Để làm được điều này trên cơ sở thông tin của thị trường đã nghiên cứu được, Công ty sẽ tiến hành thiết kế mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện tại trên thị trường đó.Bước tiếp thêo Công ty có thể trực tiếp liên hệ với những nhà chức trách có thẩm quyền bên phía nước ngoài để xin mở đại lý tiêu thụ sản phẩm trực tiếp hay dựa vào những mối quan hệ sẵncó của mình đẻ mở đại lý uỷ thác, thành lập liên doanh bán sản phẩm. Bằng cách như vậy Công ty sẽ dần xuất khẩu được trực tiếp sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài. 1.3 Nâng cao trình độ cán bộ trong hoạt động xuất khẩu cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong thời điểm hiện tại Trần phú chưa thành lập phòng xuất khẩu riêng mà Công ty mới phân công một số lượng ít cán bộ công ty đảm nhiệm nhiệm vụ xuất nhập khẩu, chính nguyên nhân này làm cho hoạt động xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu mới cho các sản phẩm mới của Công ty thì Trần Phú cần tiến hành các hoạt động sau: Thứ nhất: Công ty cần thực hiện ngay sự bổ sung thêm nhân tố con người cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên trước đó, Trần Phú lên thành lập phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Bởi đây chính là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.Chính lý do này đòi hỏi Công ty phải tuyển dụng được những người có khả năng ngoại ngữ tốt, có nghiệp vụ ngoại thương vững chắc, đồng thời có sự năng động, nhạy bén để thực hiện hoạt động xuất khẩu của Công ty. Muốn vậy Công ty cần có chính sách ưu đãi hợp lý và tạo điều kiện thuận lộich những nhân viên mới bộc lộ khả năng của mình. Thứ hai: Tổ chức những lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hiện tại của Công ty. Công ty có thể mời những chuyên gia ngoại ngữ kinh tế của Việt Nam và cả nước ngoài đến trao đổi hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ ngoại thương và cách thức tiếp cận giao tiếp với các đối tác nước ngoài sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua những lớp đào tạo đó trình độ của cán bộ công nhân viên sẽ dần được nâng cao, kinh nghiệm tích luỹ được nhiều hơn và họ sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài. Với hai biện pháp trên nguồn nhân lực của Công ty vừa được đổi mới, vừa được nâng cao cả về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trong điều kiện hiện nay. 1.4 Chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt, giá cả phù hợp trên thị trường thế giới. Hiện nay, nguyên vật liệu cho sản xuất các sản phẩm dây và cáp điện Công ty phải nhập chủ yếu từ nước ngoài, các nguyên vật liệu nhập khẩu chính của Trần Phú là đồng tấm, nhôm, nhựa (XLPE)… và hầu hết các nguyên vật liệu ngoại nhập đều có xuất xứ từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia, Chile… Tuy nhiên giá cả của nguyên vật liệu đầu vào của Công ty là những mặt hàng nhạy cảm trên thị trường cho lên giá cả biến động lên xuống thất thường. Do đó vấn đề đặt ra là Công ty cần tìm kiếm được nguồn cung cấp ổn định, chất lượng tốt và giá cả phù hợp, điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty. Thật vậy trong năm 2006, giá kim loại màu thế giới diễn biến phức tạp, không tuôn theo các quy luật hàng năm, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì giá kim loại màu chiếm tỷ trọng cao trong trong cơ cấu giả thành của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau đây. Bảng 17: Chi phí sản xuất của Công ty trong những năm qua Năm 2004 2005 2006 Chi phi NVL 662 892 1550 Chi phinhân công 9 11 12 Chi phí khấu hao TSCĐ 21 22 21 Chi phí dịch vụ mua ngoài 10 11 12 Chi phí khác bằng tiền 3 1 7 Doanh thu 742 917 1931 Tỷ trọng chi phí NVL / doanh thu (%) 89 97 80 Nguồn : Tổng hợp báo cáo tài chính của Công ty qua các năm. Có thể rõ hơn cơ tỷ trọng nguyên vật liệu trong tổng doanh thu của Công ty qua biểu đồ sau: có thể thấy trong những năm qua chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp và đây chính là yếu tố chính làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời cũng làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Mặt khác từ những nghiên cứu về giá kim loại đồng, nhôm (đây là những kim loại mà Công ty nhập khẩu để sản xuất sản phẩm các sản phẩm) trong năm tới còn có nhiều biến động cụ thể như sau: Trong năm 2006, giá đồng đãdiễn biến theo hai xu hướng rõ rệt. Tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm sau đó giảm đáng kể, tại sở giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) và sở giao dịch New York giad đồng giao ngay trong những tháng đầu năm 2006 đã tăng tới 65% - 67% từ 7750 lên 7790 USD/tấn. Tuy nhiên 5 tháng cuối năm 2006 giá đồng thế giới ở xu thế giảm rõ rệt, tháng 12 năm 2006 tại Luân Đôn giá đồng giao ngay ước tính còn trung bình 6750 – 6770 USD/tấn giảm 12 – 13%. Mặc dù vậy giá đồngthế giới vẫn được đánh giá là rất cao tăng 49 – 51% so với cùng kỳ năm 2005. Theo dự báo của ICRG giá đồng trong năm 2007 vẫn sẽ có nhiều biến động nó có xu hướng giảm 4 – 6% trong những tháng đầu năm và có thể tăng trong những tháng còn lại. Hình 6:Biểu đồ thể hiện chi phi NVL so với phần doanh thu trừ chi phí NVL Từ những căn cứ trên, tôi xin mạnh dạn đề xuất giải pháp này để Công ty có thể hạ giá thành sản phẩm. Đây có thể coi là một trong những giải pháp hữư hiệu nhất có thể hoá giải khó khăn của Công ty. Nội dung của giải pháp này như sau: - Đa dạng hoá nguồn nhập khẩu nguyên liệu, hình thức hợp đồng thay thế việc chỉ nhập khẩu đồng từ Chile bằng việc nhập khẩu đồng từ các nươc trong khối AFTA và Ấn Độ. Nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước trong khu AFTA là điều rất khả thi vì hai lẽ: Thứ nhất: Giá cả hợp lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt Công ty có thể nhập khẩu đồng từ Mianma, từ Thái Lan với thuế suất ưu đãi. Khi đó có thể có được giấy chứng nhận xuất xứ Form D. Điều này một mặt sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong việc đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, mặt khác nó sẽ là căn cứ để Công ty xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A để thực hiện việc xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước phát triển. Mặt khác việc nhập khẩu các nguyên vật liệu này từ khu vực AFTA giúp công ty chủ động trong việc quyết định nguồn nhập, dễ dàng trong việc đàm phán giá cả, thành công trong việc kiểm soát và hợp lý hoá giá thành hàng xuất khẩu. Thứ hai: Việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước trong khu vực tự do thương mại AFTA còn tạo được một số điều kiện cần thiết cho Công ty liên doanh thâm nhập các thị trường đó do mìmh sản xuất - Để có thể giảm được giá thành Công ty thành công, Công ty nên cố gắng giảm thiểu các chi phí không cần thiết do thái độ xử lý công việc “cha chung không ai khóc” như đã đè cập ở phần yếu kém. Để có thể rút ngắn điểm đen trùng lặp này trong giải quyết công việc thì nên chăng ban giám đôc nên phân công trách nhiêm của từng bộ phận liên quan một cách cụ thể và chi tiết. Hàng tháng các bộ phận cần có báo cáo chi tiết đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận mình, xem xét lại khả năng hợp tác của các bộ phận khác trong việc xử lý công việc chung của toàn Công ty. Làm được việc này thì Công ty sẽ hạn chế được tình trạng thiếu sự hợp tác trong công việc và các chi phí không cần thiết sẽ được cắt giảm theo kế hoạch. - Hiện tại, Công ty còn có thể thực hiện việc giảm giá thành bằng cách tiếp tuch thử nghiệm chất lượng cúa các nhà cung cấp trong nước. Muốn vậy đòi hỏi bộ phận vật tư phải linh hoạt thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, từ bạn hàng và thâm chí từ các nguồn khác nhằm xây dựng một cách nhanh nhất các phương pháp có thể mua nguyên vật liệu từ Việt Nam. Chắc chắn rằng nguyên vật liệu thu mua được tại Việt Nam sẽ có giá hợp lý hơn là nhập khẩu từ nước ngoài. 1.5 Thiết lập hệ thống đại lý phân phối trực tiếp sản phẩm của Công ty trên thị trường nước ngoài. Một hạn chế trong công tác xuất khẩu sản phẩm của Công ty là Trần Phú mới chỉ xuất khẩu sản phẩm của mình thông qua các đối tác trung gian ở thị trường nước ngoài cho nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng mà ngược lại Công ty chỉ thông qua các đầu mối trung gian để tìm hiểu nhu cầu của khách. Do vậy đây là một bầi toán rất lan giải trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm của Công ty để khắc phục nhược điểm này Công ty phải thiết lập hệ thống đại lý của mình tại thị trưòng nước ngoài. Có như vậy Công ty mới có thể vừa nắm bất nhu cầu thị hiếu của khách hàng sở tại, quảng bá cho hình ảnh của chính mình, đồng thời phục vụ cho việc nghiên cứu thị trưòng một cách sâu sát hơn nhằm làm căn cứ cho việc xât dựng một chiến lược trong hoatj động xuất khẩu của Công ty. Việc thiết lập hệ thống đại lý phân phối sản phẩm trực tiếp trên thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường nước ngoài . Hệ thống đại lý trực tiếp sản phẩm của Công ty trên thị trường nước ngoài sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nó giúp xoá đi khoảng cách địa lý giữa doanh nghiệp với khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm của doanh nghiệp họ có thể liên hệ trực tiếp với đại lý bán hàng thuộc kênh phân phối mà không phải nhiều thủ tục như vận chuyển, nhập khẩu… Chính vì vậy việc tiêu htủan phẩm trên thị trường đó khong còn là vấn đề nan giải nữa.Các đại lý phân phối trực tiếp này cần được thiết lập một cách hợp lý, có tổ chức, có sự liên hệ giữa các đại lý trên từng thị trường và chịu sự quản lý chặt chẽ của Công ty. Đồng thời cần đảm bảo rằng các đại lý phân phối này có khả năng bao quát được thị trường trên phạm vi nhất định và có khả năng phục vụ được hần hết cá khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. 2 Kiến nghị với nhà nước. 2.1 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại. Về mặt cúc tiến thương mại, nhà nước có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động mở rọng thị trường xuất khẩu. Thứ nhất đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng lớn với các đối tác nước ngoài nếu họ chưa thực sự tin tưởng vào danh nghiệp và còn e ngại khi thiết lập quan hệ kinh doanh. Thứ hai hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp tổ chức các cuộc trưng bày, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình tren thị trường nước ngoài thông qua các hội chợ, triển lãm… Thứ ba thành lập trung tâm xúc tiến thương mại với nhiệm vụ nghiên cứu các chương trình xuất khẩu trọng điểm, tìm kiếm khách hàng nước ngoài tư vấn cho doanh nghiệp Việt Nam về sản phẩm và cách thức thâm nhập thị trường. 2.2 Hỗ trợ kinh phí và thông tin cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm. - Hạn chế kinh phí là tình trạng chung với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam hiện nay. Trên thực tế ngoại trừ các tập đoàn lớn. - Về mặt nhân lực: Nhà nước có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp theo các cách những cách sau: Thứ nhất, là cử những chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực xuống doanh nghiệp để hướng dẫn trực tiếp cho các cán bộ chuyên phụ trách lĩnh vực đó. Những chuyên gia này nên được cử xuống thường xuyên, theo định kỳ để bổ sung kiến thức mới, cần thiết cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh quốc tế. Thứ hai, giúp doanh nghiệp thuê các chyên gia trong nước và cả các doanh nghiệp có nhu cầu đẻ đảm bảo mức đọ chính xác và tin cậy. Có nhiều công việc mà bản thân cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp không thể thực hiện được, đặc biệt là việc thẩm định máy móc, công nghệ nhập khẩu nhưng doanh nghiệp lại thử liên hệ với các chuyên gia giỏi nên rất cần sự giúp đỡ từ phía nhà nước. Trong trường hợp này, Nhà nước có thể dựa trên những mối quan hệ và những nguồn thông tin mà mình có thể thuê chuyên gia cho doanh nghiệp. - Về mặt thông tin, kinh doanh trên thị trường quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm giữ được một lượng thông tin khổng lồ về mọi khía cạnh của thị trường mà mình thâm nhập, từ tập tinhd tiêu dùng, mức đọ cạnh tranh đến tình hình kinh tế, chính trị. Tuy nhiên doanh nghiệp lạikhông đủ khả năng để tự thu thập các thông tin cần thiết nên rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước. - Nhà nước có thể tổ chức các cuộc khảo sát thị trường lớn nhằm thu thập thông tin về thị trường nước ngoài mọt cách có hệ thống, quy mô để cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong nước. Cũng có thể cung cấp định kỳ hàng tháng, quý, năm các ấn phẩm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp về thị trường hàng hoá thế giới để các daonh nghiệp tham khảo. Đồng thời các thông qua các kênh thong tin mật, tình báo của nhà nước nên cho doanh nghiệp biết những thông tin có ích, cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến an ninh hay lợi ích quốc gia. Không chỉ có vậy giữa nhà nước và doanh nghiệp nên có sự liên hệ, trao đổi thông tin một cách thường xuyên theo cả hai chiều để nhà nước có thể chủ động giúp đỡ cho doanh nghiệp trong các tình huống khó khăn. Nếu làm được những điều đó chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú nói riêng sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm của mình ra thi trường nước ngoài, mở rộng được thị trường xuất khẩu ra phạm vi lớn hơn. 2.3 Kiến nghị với Bộ Thương Mại về vấn đề cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Trong quá trình xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài thì giá cả sẽ giữ vai trò rất quan trọng trong việc cạnh tranh do vậy để nâng cao năng lực cạnh cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp theo đúng quy định của WTO để các doanh nghiệp của chúng ta có thể cạnh tranh được trên thị trường nước ngoài. Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài thì giấy chứng nhận xuất xứ không chỉ giữ vai trò cung cấp cho người nhập khẩu biết nguồn gốc của hàng hoá mà trong điều kiện thương mại hiện nay nó còn có tác dụng để cá doanh nghiệp của chúng ta được hưởng những ưu đãi về thuế quan mà các nước phát triển dành cho các quốc gia đang phát triển, cụ thể ở đây nếu cá sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước phát triển mà những sản phẩm này được cấp giấy chứng nhận xuất xứ Form A thì sẽ được hưởng chế độ GSP. Tuy nhiên hiện nay rất khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ From A cho các sản phẩm của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp nước ta nói chung. Mặt khác, khi mà Công ty xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước phát triển thì phía đối tác yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Thực tế Trần Phú đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A để thực hiện xuất hàng hoá của Công ty sang thị trường Ba Lan. Tuy nhiên việc xin giấy xuất xứ Form A của Công ty không được chấp nhận do quy định hàm lượng xuất xứ cộng gộp từ các nước đang phát triển trong cơ cấu cấu thành nên sản phẩm của Công ty không đủ 60% theo quy định. Do vậy Công ty đã phải thương thảo lại hợp đồng và phía Ba Lan đã chấp nhận lô hàng đầu tiên sẽ sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ Form D. Nhưng các lô hàng sau sẽ phải sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Trên cơ sở đó đề nghị bộ thương mại xây dựng chíng sách linh động hơn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Hiện tại rất khó khăn trong việc xin được giấy chứng nhận xuất xứ này cho sản phẩm của công ty. Do có được một dây chuyền vô cùng hiện đại cho phép việc sản xuất linh kiện phụ tùng dây và cáp điện (tủ lạnh )từ nguyên liệu dạng thô của công ty nên công ty luôn chư động nhập khẩu nguyên liệu thô. Chinh vì vậy giá trị nhập khẩu đó không được coi là giá trị có hàm lượng ASEAN nên rất khó xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A cho sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó cá nước trong khu vực AFTA cũng chưa thể cung cấp toàn bộ các nguyên liệu dạng thô cho Công ty. Nếu có thể cung cấp thì không thể xin được giấy chứng nhận xuất xứ Form D để làm căn cứ cho việc xin giấy phép FormA cho mục hàng xuất khẩu vào các nước phát triển. Và trong trường hợp này việc nhập khẩu nguyên liệu từ AFTA mà không xin được giấy chứng nhận xuất xứ From D thì cũng không có ý nghĩa trong việc thâm nhập thị trường các nước Đông Nam Á, Vì vậy đề nghị: - Bộ thương mại kiến nghị với chíng phủ đưa nên bàn đàm phán với các nước phát triển nhằm hạ thấp tỷ lệ xuất xứ cộng gộp đối với các sản phẩm có hàm lượng từ các nước đang phát triển để các doanh nghiệp xuất khâủu nói chung và Trần Phú nói riêng có thể dễ dàng hơn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A để phục vụ cho việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước phát triển. - Đồng thời kính đề nghị Bộ thương mại đàm phán với các nước trong khối AFTA nhằm sửa đổi công thức hàm lượng ASEAN theo hướng. Giá trị nhập khẩu nguyên liệu dạng thô vẫn được coi là có hàm lượng ASEAN ngay cả khi không nhận được xuất xứ Form D từ các nước xuất khẩu nguyên liệu. Để doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc xin giấy chứng nhận xuất xứ Form A. 2.4 Đề nghị các cơ quan nhà nước phải có sự thống nhất khi xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn để sao cho có thể hướng dẫn cá công ty thực hiện một cách dễ dàng nhất. Theo ý kiến của tôi thì thời hạn có hiệu lực của nghị định là cao nhất và mọi thông tư hướng dẫn phải tuôn theo nghị định khi quyết định thời hạn hiệu lực của thông tư. Bởi vì trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp thời hạn nghị định và thông tư không thống nhất gấy ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các qui định của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.. 2.5 Đề nghị Bộ ngoại giao chỉ định cá đại sứ quán tại các nước sở tại cần chú ý đến việc tiếp thị các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh thông qua việc tổ chức các phòng trưng bày, các hội chợ có quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia giới thiệu các sản phẩm của mình. KẾT LUẬN Trong bối cảnh “con tàu” nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập biển lớn, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi để đón nhận luồng gió mới - mang sinh khí mới từ quá trình hội nhập. Đứng trước vận hội mới, thách thức mới các doanh nghiệp nước ta đã chuận bị rất tốt cho sự kiện này và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú cũng không phải là một ngoại lệ, Công ty đã nhanh chóng tìm cho mình một hướng đi đúng đắn và nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dây và cáp điện, bên cạnh đó Công ty cũng rất tích cực xuất khẩu ra thị trường nướ ngoài, đây là một mảng thị trường rộng lớn đầy tiềm năng “ mảnh đất màu mỡ mà Công ty cần phải tìm cách thâm nhập thành công”. Nhận thức được điều đó Công ty đã đầu tư rất nhiều cho công tác nghiên cứu thị trường để thực hiện xuất khẩu sản phẩm của Công ty ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên công tác mở rộng thji trường của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn để có thể mở rông thị trường xuất khẩu của Công ty cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Trên cơ sở việc tìm hiểu về Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ Điện Trần Phú, đề tài “Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu dây và cáp điện của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ Điện Trần Phú” nhằm đống góp cho Công ty một số giải pháp để có thể thực hiện được mục tiêu xuất khẩu của mình trong thời gian tới. Kết thúc chuyên đề này, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới thầy giáo- Tiến sĩ Đàm Quang Vinh và tập thể cán bộ Công ty Trần Phú đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bản chuyên đề này. Nguyễn Trung Nguyện Sinh viên lớp QTKDQT 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Nguồn sách, tạp chí và luận văn. 1. PTS Nguyễn Cao Văn, Giáo trình Marketing quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1990. 2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập I, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2001. 3. PGS.TS Trần Chí Thành, Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội, năm 2001. 4. PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập 1, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, năm 2002. 5. PGS.TS Nguyễn Thị Hường, Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tập 2, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội, năm 2004. 6. Tác giả Trần Báo Giâm ( tham tán thuơng mại Lào ),Cơ hội mở rộng thị trường Lào sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Tạp chí ngoại thương - số 2 ngày 11 -20/1/2007. 7. Tình hình xuất nhập khẩu năm 2006, Tạp chí ngoại thương - số 2 ngày 11 – 20/1/2007. 8. Tác giả Lê Biên Cương ( tham tán thương mại tại Campuchia ), Campuchia thị trường tiềm năng và năng động đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí ngoại thương - số 1 ngày 1-10/1/2007. 9. Đặng thuỳ Dương, Luận văn tốt nghiệp, Lớp Quản trị kinh doanh quốc tế 44. II. Tài liệu từ Công ty. 1. Tài liệu chung về Công ty. 2. Các báo cáo, số liệu của các phòng từ năm 2001 – 2006. 3. Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu năm 2007. III. Nguồn Internet. 1. Trang Web: http:// www.tranphucable.com.vn. 2. Trang Web: http:// www.mpi.gov.vn. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKDQT21.docx
Tài liệu liên quan