Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ khánh linh Hà Nội

Qua hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty ta nhận thấy chỉ số doanh lợi tiêu thụ năm 2005 là 0,08 sang năm 2006 là 6 chênh lệch giữa hai năm tăng 0,08 đây là hai năm mà tình hình kinh doanh rất ổn định và phát triển. Nhìn vào chỉ số này ta thấy 1(đ) doanh thu đem lại 0,08 (đ) lợi nhuận trong năm 2005, sang năm 2006 thì đã tăng lên là 6 (đ) lợi nhuận trên 1(đ) doanh thu. Về chỉ số doanh lợi vốn chủ ta thấy năm 2005 là 0,35 sang năm 2006 chỉ số này tăng lên là 0,10 giữa 2 năm là tăng 0,67. Như vậy là 1 (đ) vốn cố định trong năm 2005 đã đưa lại 0,035 (đ) lợi nhuận, sang năm 2005thì 1 (đ) vốn cố định tạo ra được 102 (đ) lợi nhuận. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do trong năm 2005 thì doanh thu tăng lợi nhuận tăng trong khi vốn cố định được đánh giá lại giảm hơn trước cho phù hợp với thực tế. Về chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy năm 2005 là 0,44 có nghĩa là 1 (đ) vốn cố định sẽ tạo ra được 0,33(đ) doanh thu, năm 2006 chỉ số này là 0,44 trong năm này 1 (đ) vốn cố định tạo ra được 0,44 (đ) doanh thu, như vậy chênh lệch giữa hai năm là 0,33. Điều này cho ta thấy rằng sang năm 2006 hiệu quả sử dụng đồng vốn cố định ở công ty đã được nâng cao rất nhiều. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố đinh tại công ty trong hai năm qua ta thấy năm 2006 có tăng lên so với năm 2005 điều này thể hiện sự cố gắng rất nhiều của công ty và cho phép ta nhận xét rằng việc quản lý và sử dụng vốn cố định là có hiệu quả. b. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty Bên cạnh những điều đã đạt được thì trong quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cũng có những tồn tại, thể hiện ở mấy điểm sau: - Trong công tác khấu hao, áp dụng phương pháp trích khấu hao cơ bản mà không trích khấu hao sửa chữa lớn. Vì nếu những tài sản cố định khi có phát sinh sửa chữa lớn phải chờ được phía Công ty xét duyệt, điều này sẽ làm kéo dài thời gian chờ đợi trong khi tài sản cố định cần phải đựơc sử dụng thường xuyên. - Xu hướng hiên nay cạnh tranh như hiện nay thì công ty cần được đầu tư mới thêm nhiều thiết bị hiện đại nữa. Vì trong thực tế thì vốn cố định tại công ty đang có xu hướng giảm xuống, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty

doc28 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ khánh linh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn có tầm cỡ trên thế giới và trong khu vực. Đó là nhờ một phần không nhỏ của công cuộc đổi mới quản lý kinh tế. Đi đôi với nó là hàng loạt các chính sách, chế độ thể lệ về Tài chính kế toán cũng không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu quản lý và mang tính thời đại . Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải kinh doanh và có tài sản cố định trong sản xuất là một vấn đề quan trọng trong các công ty Hiện nay xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, từ khi thực hiện chính sách mở cửa thì các mối quan hệ và giao lưu quốc tế của nước ta ngày càng được tăng cường mở rộng, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên WTO . Hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, mà xuất nhập khẩu chính là hoạt động cơ bản của các đơn vị kinh doanh thương mại. Một trong những đơn vị kinh doanh . Nâng cao hiệu quả của hoạt động này không những quy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn đóng góp thúc đẩy sản xuất trong nước với nền kinh tế thế giới. Để đạt được hiệu quả đó thì vấn đề sử dụng vốn sao cho hợp lý, trở thành vấn đề thường nhật của Ban giám đốc công ty và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Nếu chúng ta không đề ra những giải pháp kịp thời để quản lý sử dụng vốn – tài sản cố định thì công ty sẽ khó đứng vững trong môi trường cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản lý và sử dụng vốn – tài sản cố định trong công ty cùng với tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Khánh Linh . Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH-Khánh Linh được sự hướng dẫn , giúp đỡ tận tình của thầy giáo, của các cán bộ Kế toán phòng kế toán Công ty tôi đã lựa chọn nghiên cứu chuyên đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH TM& Dịch Vụ Khánh Linh Hà Nội”. Và lấy đó làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận về quản lý sử dụng vốn tài sản cố định của công ty. Trên cơ sở phần trích thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn. Tài sản cố định, tìm tòi, phát hiện tồn tại, nguyên nhân gây lãng phí, gây thất thoát, mất cân đối thu chi và qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sử dụng vốn tài sản cố định tại Công ty. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp này được chia làm 3 phần sau: Phần I: Khái quát về công tác quản lý vốn cố định tại các công ty. Phần II: Khái quát về công ty TNHH Khánh Linh. Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty TNHH Khánh Linh. Em xin trân thành cảm ơn! Phần i tổng quát về công tác quản lý vốn cố định tại công ty 1. Khái niệm Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và thu hồi dần dưới dạng khấu hao. Việc bảo toàn vốn phải lấy cả từ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, bất kỳ một sự thiếu sót nào đều có thể mắc lỗi. Về hữu hình: thì doanh nghiệp phải giữ cho tài sản cố định không bị loại khỏi sản xuất kinh doanh trước khi hết niên hạn sử dụng, không sử dụng vốn cố định sai mục đích hoặc đi mua bán lại tài sản cố định tạo chênh lệch giá để kiếm lời, phải duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Về vô hình: đòi hỏi công ty phải có tỉ lệ khấu hao hợp lý đảm bảo cho tái sản xuất tài sản cố định mới. 2. Đặc điểm của vốn cố định Để tài sản cố định phải đạt được cả hai tiêu chuẩn. Một là, phải đạt được về mặt giá trị đến một mức độ nhất định (ví dụ hiện nay giá trị của nó phải lớn hơn hoặc bằng 10.000.000 đồng). Hai là, thời gian sử dụng phải từ trên 1 năm trở lên. Với những tiêu chuẩn như vậy thì hoàn toàn bình thường với đặc điểm hình thái vật chất của tài sản cố định giữ nguyên trong thời gian dài. Tài sản cố định thường được sử dụng nhiều lần, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và chỉ tăng lên khi có xây dựng cơ bản mới hoặc mua sắm. Qua quá trình sử dụng tài sản cố định hao mòn dần dưới hai dạng là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn vô hình chủ yếu do tiến bộ khoa học công nghệ mới và năng suất lao động xã hội tăng lên quyết định. Hao mòn hữu tình phụ thuộc vào mức độ sử dụng khẩn trương tài sản cố định như chế độ quản lý sử dụng, bảo dưỡng, điều kiện môi trường…những chỉ dẫn trên đưa ta tới một góc nhìn về đặc tính chuyển đổi thành tiền chậm chạp của tài sản cố định. Tuy thế, các tài sản cố định có giá trị cao có thể có giá trị thế chấp đối với ngân hàng khi vay vốn. 3. Vai trò +). Cơ cấu vốn cố định vốn cố định là tỷ lệ phần trăm của từng nhóm vốn cố định chiếm trong tổng số vốn cố định. Nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có một ý nghĩa quan trọng là cho phép đánh giá việc đầu tư có đúng đắn hay không và cho phép xác định hướng đầu tư vốn cố định trong thời gian tới. Để đạt được ý nghĩa đúng đắn đó, khi nghiên cứu cơ cấu vốn cố định thì ta phải nghiên cứu trên hai giác độ: nội dung cấu thành và mối quan hệ tỷ lệ trong mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu này phải là xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, để các nguồn vốn được sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ trọng trong cơ cấu là chỉ tiêu động. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi để cơ cấu tối ưu. Theo chế độ hiện hành vốn cố định của công ty được biểu hiện thành hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đây đang dùng trong quá trình sản xuất: 1. Nhà cửa được xây dựng cho các phân xưởng sản xuất và quản lý. 2. Công cụ để phục vụ sản xuất và quản lý 3. Thiết bị động lực 4. Máy móc, thiết bị sản xuất 5. Dụng cụ làm việc, công ty 6. Thiết bị và phương tiện vận tải. 7. Dụng cụ quản lý 8. Tài sản cố định khác dùng vào sản xuất công nghiệp Qua đó ta chỉ rõ rằng cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Quan tâm nhất là đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của công ty, sự tiến bộ kỹ thuật, mức độ hoàn thiện của tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố sản xuất. Vì vậy khi nghiên cứu để xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố định hợp lý cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này. Trong kết quả của sự phân tích, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa các bộ phận vốn cố định được biểu hiện bằng máy móc thiết bị và bộ phận vốn cố định được biểu hiện bằng nhà xưởng vật kiến trúc phục vụ sản xuất. +). Nguồn vốn cố định Mỗi khoản vốn cố định hay tài sản cố định trong công ty không tự nhiên mà có, nó nhất thiết phải được hình thành từ một nguồn đầu tư nhất định. Nguồn vốn cố định chính là nguồn gốc tạo dựng, đầu tư để hình thành nên các tài sản cố định của công ty. Trong công ty, vốn cố định dùng để hoạt động sản xuất, kinh doanh được hình thành từ các nguồn sau: Nguồn vốn pháp định: gồm vốn cố định, vốn cổ phần do xã viên hợp tác xã và các cổ đông đóng góp bằng tài sản cố định, hoặc vốn pháp định do chủ xí nghiệp bỏ ra ban đầu khi thành lập công ty tư nhân. Nguồn vốn tự bổ sung: gồm vốn cố định của những tài sản cố định đã được đầu tư hoặc mua sắm bằng quỹ công ty. Nguồn vốn liên doanh: gồm các khoản vốn do các đơn vị tham gia liên kết bằng tài sản cố định và bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành. 4. Phân loại. a. Hao mòn tài sản cố định Trong quá trình sử dụng cũng như không sử dụng tài sản cố định đều bị hao mòn dưới hai hình thức: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Giống như hai khía cạnh của một vấn đề, cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô mình đều làm giá trị tài sản cố định giảm xuống và chụi ảnh hưởng bởi những nhân tố nào đều thể hiện dưới những dạng khác nhau. Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về vật chất, tức là sự tổn thất về chất lượng, tính năng kỹ thuật của tài sản cố định. Thực chất kinh tế hao mòn hữu hình là giá trị của tài sản cố định dần dần giảm đi cùng với việc chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra. Khi tài sản cố định bị mất dần thuộc tính do ảnh của điều kiện tự nhiên, do quá trình xảy ra trong nội tại nguyên liệu cấu thành tài sản của điều kiện tự nhiên, do quá trình xảy ra trong nội tại nguyên liệu cấu thành tài sản cố định đó. Như vậy bao mòn hữu hình có ảnh hưởng quyết định tới độ bền của tài sản cố định do đó nó chịu ảnh hưởng của nhân tố là: quá trình sử dụng: được xem xét về mức độ đảm nhận về thời gian và cường độ sử dụng, tay nghề công nhân việc chấp hành quy tắc, quy trình kỹ thuật, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa. Hao mòn vô hình là sự hao mòn chủ yếu do năng xuất lao động xã hội tăng lên và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất. Hiệu quả của hai nguyên do này dẫn đến việc người ta sản xuất ra tài sản cố định cùng loại nhưng lại có chất lượng cao hơn mà giá lại rẻ hơn. Và như tế tài sản cố định của ta ngẫu nhiên bị sụt giá. Từ việc nghiên cứu hao mòn tài sản cố định cung cấp cho chúng ta những luận cứ cần thiết chứng minh cho việc “bảo vệ” tài sản cố định nhằm giảm tối đa tổn thất hữu hình và hao mòn vô hình. Những biện phấp thường được sử dụng như nâng cao cường độ và thời gian sử dụng, nâng cao chất lượng, hạ giá thành b. Khấu hao tài sản cố định Trong quá trình tham gia vào nhiều chu kỳ của tài sản cố định không thay đổi những giá trị của nó hao mòn dần và chuyển từng phần vào giá thành sản phẩm mới được sản xuất ra. . . Về thực chất, khâu hao là quá trình giảm giá của tài sản cố định. Việc suy giảm giá trị của tài sản cố định cuối cùng sẽ dẫn đến khấu hao hết tài sản cố định, khi đó phải đầu tư để có được tài sản cố định khác. Sở dĩ đòi hỏi yêu cầu chính xác tương đối về thời gian như vậy bởi hai nguyên nhân: thứ nhất nếu xác định không đúng thời gian sử dụng dẫn đến còn đang sử dụng khấu hao hết, thứ hai chưa khấu hao hết đã hỏng. Cả hai nguyên nhân này đều có ảnh hưởng không tốt tới sự vận động của vốn cố định và giá thành sản phẩm làm ra. Để xác định đúng đắn thời hạn sử dụng tài sản cố định chúng ta phải dựa vào cơ sở đã chỉ ra là phải xác định đúng đắn hao mòn tài sản cố định hay khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định được phân bố trên hai hình thức khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn, do đó tiền trích khấu hao tài sản cố định được chia thành hai bộ phận theo phương pháp xác định tỷ lệ khác nhau. 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý và sử dụng vốn cố định ở chi nhánh a. Sự ảnh hưởng của nhân tố thị trường Trong nền kinh tế hiện nay sự tồn tại của công ty , sự cạnh tranh với các công ty khác, cho sử dụng vốn có hiệu quả là công ty có khả năng sản xuất ra sản phẩm và được người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm đó. Do vậy hoàn toàn bình thường khi thấy rằng bất kỳ công ty nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, với giá nào để huy động được mọi nguồn lực vào hoạt động, có được nhiều thu nhập. Khẳng định như thế nào có nghĩa là việc lựa chọn phương án kinh doanh như thế nào, phương án sản phẩm ra sao sẽ có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như việc quản lý và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Như vậy thì những dịch vụ tại công ty làm ra phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, được thị trường chấp nhận. Nói cách khác thì công ty phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để quyết định quy mô của công ty , dựa vào nhu cầu đã xác định này mà tạo nên xương sống của mình, đó là vốn cố định. Vậy nhu cầu thị trường tồn tại khách quan, luôn luôn biến động và phát triển. Xét một cách toàn diện, quy mô, trình độ của quá trình sản xuất là do thị trường quy định. Để đáp ứng được những yêu cầu khách quan của thị trường, một mặt đòi hỏi cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng, chăm sóc khách hàng, đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ công ty. Mặt khác cũng đòi hỏi công ty đảm bảo các yếu tố mang tính tĩnh đó vận động phù hợp vơi sự biến động, phát triển liên tục của thị trường. Kết quả tốt của việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là hạn chế tối đa tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được do chất lượng không đảm bảo, gây lãng phí làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn. Để đạt được các mục tiêu trên, các công ty phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất. Vậy công ty phải dựa vào những nhân tố bên trong của mình đó là tài chính, là ý tưởng của người lãnh đạo… để mà quyết định ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đó là thị trường. Thị trường luôn là nhân tố động, vốn tài sản cố định của mình tạo ra hàng hoá, dịch vụ tác động vào thị trường với một ý muốn chủ quan. Thị trường sẽ có những tác động ngược trở lại, nếu tác động ngược trở lại này mang tính tích cực thì có nghĩa là vốn tài sản cố định . Và nhân tố khách quan này không những định đưa hàng hoá dịch vụ ra thị trường. Và nhân tố khách quan này không những đã khó kiểm soát lại còn phụ thuộc vào những yếu tố bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… Vấn đề ở đây là làm sao dự đoán và thích ghi được với những nhân tố khách quan này, làm được điều này lại phụ thuộc vào trình độ của tổ chức bộ máy quản lý công ty. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng vốn. b. Sự ảnh hưởng của nhân tố trình độ tổ chức quản lý Để quản lý và sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả nhằm duy trì, bảo toàn và phát triển vốn thì Ban Giám đốc công ty đã phân tích tình hình sử dụng vốn. Qua phân tích và đánh giá thì công ty nhận thấy rằng có những vấn đề như: định mức, bảo dưỡng máy móc thiết bị, lợi ích tiêu dùng người lao động… Những vấn đề này có liên quan và ảnh hưởng lớn đến quản lý và sử dụng vốn. Nếu những vấn đề trên được giải quyết tốt thì vốn cố định sẽ được sử dụng có hiệu quả. Do vậy, công ty đã đặt ra mức tiêu hao nhiên liệu mới phù hợp với quãng đường vận chuyển Như vậy thì trình độ tổ chức quản lý tại công ty đã đạt được mức cao, tại đây các kiến thức về kinh doanh đã được áp dụng. Những vấn đề có liên quan đến quản lý và sử dụng vốn cố định mà Ban giám đốc nhận thấy khi phân tích thực tế đã được giải quyết. Chính nhân tố quản lý, nhân tố con người là then chốt dẫn tới thành công. Phần II: Khái quát về công ty TNHH Khánh Linh 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Khánh Linh Tên giao dịch quốc tế: TNHH TM& Dịch vụ Khánh Linh Trụ sở chính: số 445H2 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân- TP Hà Nội Văn phòng: : số 445H2 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân - TP Hà Nội Điện thoại: 04.5524734 Di động : 0913526358 Công ty TNHH Khánh Linh có địa chỉ 445H2 - Nguyễn Trãi – Nam Thanh Xuân - Hà Nội. Cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997 với lĩnh vực kinh doanh là mua bán, sữa chữa, các thiết bị điện tử tin học, đặc biệt chuyên thiết kế, lắp ráp, sữa chữa các thiết bị kỹ sảo âm thanh, các thiết bị sử dụng kĩ thuật số (digital), phục vụ cho các khách hàng trong thành phố và một số tỉnh. Với sự nỗ lực của cửa hàng, cùng sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 17/04/1997 Công Ty TNHH Khánh Linh đã được thành lập với giấy phép kinh doanh số.0102025127 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Đây là một công ty mới thành lập được một thời gian nhưng làm việc rất hiệu quả là do đội ngũ nhân viên có trình độ cao công với lòng nhiệt tình đã thu hút mọi người. Cửa hàng bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1997 với lĩnh vực kinh doanh là mua bán, sữa chữa, các thiết bị điện tử tin học, đặc biệt chuyên thiết kế, lắp ráp, sữa chữa các thiết bị kỹ sảo âm thanh, các thiết bị sử dụng kĩ thuật số (digital), phục vụ cho các khách hàng trong thành phố và một số tỉnh. Với sự nỗ lực của cửa hàng, cùng sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội. Ngày 17/04/1997 Công Ty TNHH Khánh Linh đã được thành lập với giấy phép kinh doanh số.0102025127 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Năm 1998, công ty sát nhập với công ty bút bi Kim Anh ở Vĩnh Phú gọi chung là công ty VPP Khánh Linh thành phẩm để thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm rộng hơn trên tất cả mọi miền đất nước Năm 2000 cũng là năm chuyển sang nền kinh tế thị trường công ty kinh doanh độc lập, cũng như nhiều công ty khác thiếu vốn trầm trọng. Do đó nhu cầu vay vốn là cần thiết trong thời điểm này và đây cũng là thời điểm công ty gặp khó khăn nhất. Trước tình hình đó để duy trì sự tồn tại của mình công ty đã mở rộng đa dạng hoá sản phẩm các mặt hàng kinh doanh ở mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế. Năm 2001 sau khi trở thành thành viên có thương hiệu không thể thiếu trong thị trường trong nước và ngoài nước. Công ty đã tháo gỡ khó khăn như: Tạo vốn, huy động vốn đầu tư,cho mua trả chậm làm được nhiều người tin dùng cho tình hình tài chính của công ty đỡ khó khăn hơn. Năm 2001 đến nay Công ty tồn tại và trưởng thành Công ty đã không ngừng phát triển sản xuất mở rộng quy mô bán hàng rộng trên toàn thế giới Công ty đã đạt được nhiều kết quả lớn trong năm. Ngày nay công ty tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kiếm thị trường làm ăn có hiệu quả và có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. 2. Chức năng của Công ty Công ty TNHH Khách Linh hiện nay vẫn là doanh nghiệp thành viên của tổng công ty Hồng Hà Việt Nam là công ty hạch toán độc lập, có tư các pháp nhân đầy đủ để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập, có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi vốn của công ty quản lý và sử dụng. - Là một thành viên độc lập, công ty chịu sự rằng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhà nước. - Trên cơ sở đảm bảo tư cách thành viên ngành nghề kinh doanh của công ty được xác định trong điều lệ và điều kiện kinh doanh của Công ty bao gồm: + Kinh doanh đồ dùng học tập +Dịch vụ bán buôn bán lẻ + Dịch vụ đại lý tàu biển + Dịch vụ đại lý tải biển + Dịch vụ môi giới hàng hải +Dịch vụ cung ứng tàu biển + Dịch vụ bán vé máy bay +Dịch vụ hoa ,hội nghị + Trực tiếp klhai tác hoặc làm đại lý cho thuê văn phòng phương tiện, thiết bị + Môi giới và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài + Dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và khai thác thuế quan + Đại lý cung ứng xăng dầu nội địa + Kinh doanh (mua bán ) văn phòng phẩm 3. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty - Đứng trước tình hình luôn biến động của môi trường kinh doanh Ban giám đốc Công ty, chủ động tìm những biện pháp khắc phục vượt qua nguy cơ đe doạ sự tồn tại và phát triển của công ty công ty tìm kiếm nguồn hàng, tăng sản lượng xuất nhập khẩu qua các nước trên thế giới hàng năm công ty luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn trong tình hình mới. Mục tiêu của công ty trong thời kỳ tăng tổng doanh thu, tăng lợi nhuận mở rộng thị phần và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Nhìn chung trong suốt thời gian hoạt động của mình Công ty CTNHH Khánh Linh ngày càng rõ sự vững vàng trong cơ chế thị trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt và luôn tuân thành nhiệm vụ công ty giao và còn phát triển hơn, chiếm được niềm tin của khách hàng. 4. Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty CNHH Khánh Linh. a. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Công ty CNHH Khánh Linh là công ty, độc lập được thành lập với các cổ đông sự hình thành và phát triển dười sự quản lý của giám đốcđều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc - Hội đồng Quản : là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty + Ban kiểm soát : là một tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành công ty. Gồm 5 thành viên do đại hội cổ đông bầu và bãi miễn. + Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc và các phó giám đốc Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm là đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch, hoạt động kinh doanh và đời sống của đơn vị trước công ty, có quyền quyết định tổ chức bộ máy kinh doanh tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, nhu cầu phát triển sản xuất của các năm và chịu trách nhiệm trước HĐQT về nhiệm vụ được giao. + Phó Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, là người giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tổng giám đốc giao, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về toàn bộ việc thực hiện kế hoạch sản xuất của các năm. - Phòng tài chính kế toán (P.TCKT) Định biên 3 người gồm 1 kế toán trưởng Nhiệm vụ: là phòng chuyên trách và quản lý tài sản, tiền vốn chịu trách nhiệm về niêm bộ hoạt động tài chính kế toán trong công ty và hoạt động theo đúng các quy định của nhà nước. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý các hoạt động chi tiêu trong công ty dựa trên sự ghi chép chính xác đầy đủ hoạt động kinh doanh trong công ty. Kết hợp các công đoàn đóng BHXH và thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động. Phối hợp với các phòng ban chức năng giải quyết hoạt động tài chính kế toán trên mặt quản lý và giám đốc Phòng tổ chức lao động hành chính Định biên 1 tổ chức + 1 trưởng phòng Nhiệm vụ: tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, xắp xếp lao động, quản lý hành chính văn phòng. Giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động (như khen thưởng, kỷ luật) các chế độ chính sách liên quan đến người lao động Báo cáo định kỳ, đột xuất về lao động tiền lương, BHXH, chế độ chính sách, bảo hộ lao động, an toàn lao động. Quản lý và trang bị trong công ty. - Phòng kế hoạch - đầu tư – đảm bảo chất lượng Định biên 3 người: Nhiệm vụ: tham mưu cho tổng giám đốc trong công tác kế hoạch và xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản, bảo hộ lao động. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để báo cáo định kỳ. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đầu tư, xây dựng cơ bản và làm thủ tục hành chính để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được đảo thực hiện. Đảm bảo chất lượng: tham mưu cho tổng giám đốc và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất sản phẩm và hoạt động dịch vụ của công ty. - Phòng kinh doanh đối ngoại Định biên: Các đại lý và dịch vụ công ty: - Tại Hà Nội: hoạt động tại Hà Nội và các vùng phụ cận phòng vận chuyển , phân phối hàng hoá, đi các tinh khác nhau doanh nghiệp số225 minh khai – hà nội - Tại Hà tây hoạt động tại khu vực Hà tây, trong lĩnh vực đại lý giao nhận và đại lý văn phòng phẩm mực ,bút giấy… Trụ sở: số 64 Lê Thánh Tông – Đan phượng - Tại đại lý : trong công tác đối ngoại, tiếp thị, hoạt động đại lý thuê và cho thuê các dụng cụ văn phòng phẩm: - Tại đại lý – giao nhận : giám đốc trong công tác điều hành, xuất trong lĩnh vực kinh doanh tại khu vực Hải Phòng. 5. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây a. Các sản phẩm chủ yếu công ty phát triển tại Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được mở tài khoản ngân hàng địa phương, hạch toán kinh tế Sau 11 năm hoạt động kể từ khi mới thành lâ1997đến nay công ty đã đạt được những thành công nhất định, công ty đã không ngừng củng cố và phát triển, hàng thực phẩm thiết bị gia đình, máy móc điện tử đồ dùng học tập .. Như vậy sản phẩm của Công ty chủ yếu là các dịch vụ bán hàng, hàng hoá thông qua các dịch vụ mua bán b. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây Biểu số 1: Số liệu về doanh thu bán hàng hàng hoá của công ty TNHH Khánh Linh trong 4 năm Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 KH TH CL % KH TH CL % KH TH CL % KH TH CL % Tổng DT 4400 4780 +218 104 6000 5368 5423 421 600 562 562 1245 500 889 139 119 Vận chuyển bán đại lý 300 2720 -250 94 4000 5380 1253 12.5 3500 150 650 114 500 900 900 138 Vận chuyển bán nẻ 1500 1534 +234 121 100 3558 4221 162 1500 412 -88 96 250 199 502 80 Qua biểu số liệu trên ta thấy tổng doanh thu hàng năm đều tăng, thực hiện so với kế hoạch luôn vượt và đặc biệt trong năm 2005 tăng tỷ lệ vượt so với năm kế hoạch là 149%. Sản lượng bán hàng tăng mạnh trong năm 2005 . Tuy nhiên trong năm 2005 và 2006 sản lượng bán nẻ giảm mạnh so với năm 2004, nguyên nhân là sau ngày 11/9 tình hình thế giới có nhiều mặt hàng nước ngoài tràn vào thị trường việt nam Mặc dù tổng doanh thu sau năm cao hơn năm trước và luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch trên giao, những biểu hiện trên cho thấy được hiệu quả và chưa đánh giá được mức hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy ta phải xem xét các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh trong 4 năm qua. Biểu số 2: Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tổng doanh thu 5718 100 8938 100 7562 100 8898 100 Tổng chi phí 6203 108 8718 97,5 6592 91,9 7517 84,5 Lợi nhuận -485 - 220 2,5 610 8,1 1381 15,5 Qua biểu số 2 ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đã đạt hiệu quả trong 3 năm gần đây, đặc biệt là hiệu quả cao trong năm 2003 (lợi nhuận đạt 195,5% 9 so với doanh thu). Để đạt được tỷ lệ lợi nhuận này công ty đã nỗ lưc trong công. 6. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty a. Cơ cấu vốn cố định Công ty Phát triển chuyên kinh doanh về dịch vụ văn phòng phẩm, Sản phẩm của công ty không dự trữ được mà chỉ dự trữ nâu tại kho để tạo ra dịch vụ và chuyển đi các đại lý. Chính vì thế nên tài sản cố định là yếu tố sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại kho. Công ty chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn cố định trước Công ty. Biểu số 3: Cơ cấu vốn cố định tại công ty năm 2004 Tên TSCĐ Năm bắt đầu sử dụng & trích KH Nguyên giá TSCĐ 31/12/2004 Giá trị còn lại 31/12/2004 Thời gian còn lại 1/2004 Tỷ lệ còn lại (%) 1. Máy in 2 Tháng 3/98 .938.000 0 3 năm - 2. Máy biến thế Tháng 3/98 .500.000 0 3 năm - 3. Máy tính Tháng 3/97 303.500 0 3 năm - 4.Máy photocopy Tháng 3/97 849.300 0 3 năm - 5. Ô tô con Tháng 3/96 7.740.00 95.215.997 9 năm 33.1 7. Hai ôtô Tháng 4/96 4.488.242 85.237000 6,5 năm 17.7 8. Máy in Tháng 3/99 4148.000 1.544000 5 năm 19.4 9. Máy photocopy Tháng 5/99 4915.730 9.816.000 5,5 năm 17.8 10. Xe nâng 40 Tháng 11/99 45.000.000 0 1,75 năm - 13. Máy tính + Tháng 11/00 12.952.467 8.275.188 3 năm 63.5 Ta xem xét cơ cấu tài sản cố định để thấy rõ hơn mức độ trang thiết bị của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta đều biết tài sản cố định là bộ phận tài sản chủ yếu phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh. b. Tỷ trọng vốn cố định và sự biến động của nó Trong quá trình hình thành vốn cố định, tuỳ theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành, tuỳ theo mức độ trang thiết bị cho mỗi bộ phận mà vốn cố định được hình thành rất khác nhau làm cho tài sản cố định biến đổi theo những chiều hướng khác nhau. Nắm bắt được những nguyên lí đó đòi hỏi việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định phải tiếp cận theo nguồn hình thành và cơ cấu tài sản cố định, ta thấy được tỷ trọng từng loại vốn tài sản cố định và sự biến động của nó tại công ty Thành phố Hà Nội.chuyên dùng và vật kiến trúc là có giá trị lớn chiếm tỷ trọng cao trên 90% trong tổng số nguyên giá tài sản cố định với số tiền trên 10 tỷ (đ). Điều này là phù hợp với ngành kinh doanh của công ty về phương tiện vận tải của công ty có nguyên giá là 47.488.242 (đ) chiếm tỷ trọng là 5,59% so với tổng nguyên giá, thiết bị, dụng cụ, quản lý có nguyên giá là 77.106000 (đ) chiếm 0,72% giá trị, tài sản cố định khác có giá trị là 51.240.000 (đ) chiếm 3,34% tổng giá trị tài sản cố định. Như vậy với việc phân tích cơ cấu vốn cố định và theo mối quan hệ tỷ trọng trong tài sản cố định, cho chúng ta thấy với những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của sản xuất, trình độ quản lý, chiến lược phát triển của công ty thì cơ cấu vốn cố định khá hợp lý. Điều này đã được hoàn thiện không những thông qua các chỉ số cơ cấu hiện tại làm ngay cả trong xu hướng đầu tư. Với thành quả này sẽ có tác động tới đến hiệu quả sử dụng vốn trong thời gian kế tiếp. Tuy nhiên yếu tố cơ cấu luôn biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ qua, do vậy đòi hỏi ban lãnh đạo phải có những chỉ đạo sát sao để thiết lập và duy trì cơ cấu vốn cố định hợp lý tối ưu. 7. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty TNHH Khánh Linh. a. Đặc biệt về sản phẩm, đặc điểm quá trình tổ chức sản xuất Như chúng ta đã biết, công ty có nhiệm vụ chính là tổ chức giới thiệu, thực hiện các dịch vụ của nền kinh tế trong nước, nền kinh tế thế giới. Và so với các ngành kinh doanh khác, dịch vụ khác thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là vào tài sản cố định, nhưng thời hạn thu hồi vốn thường phải kéo dài hơn. Các dịch vụ của công ty nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, , buôn bán thương mại vận chuyển với khối lượng lớn. Do vậy máy móc thiết bị của doanh nghiệp là máy chuyên dùng, trọng tải lớn cồng kềnh và có giá trị rất lớn. Các trang thiết bị liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các phương tiện vận tải đường bộ, các phương tiện bốc xếp, phương tiện bảo quản hàng hoá và một số trang thiết bị máy móc văn phòng. Quá trình tổ chức sản xuất dịch vụ của công ty là quá trình chuyên môn hoá và hợp tác cho các bộ phận của công ty, đồng thời công ty cũng thực hiện việc đa dạng hoá khách hàng, phục vụ trọn gói dịch vụ vận chuyển hàng hoá , Khi có một đơn hàng vận chuyển hàng hoá đi các đại lý, tuỳ theo chủ hàng yêu cầu đóng hàng . Từ khi thành lập công ty đến nay trải quan nhiều giai đoạn khó khăn, thuận lợi. Tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, nhu cầu phát triển sản xuất hàng năm mà số lao động của công ty Vào giai đoạn hiện nay thì số lượng lao động tại công ty đã tăng lên đến 3 công ty người. Trong đó cơ cấu lao động trong 4 năm qua như sau: Biểu số4: Cơ cấu lao động của Chi nhánh trong 4 năm qua: Cơ cấu lao động Năm Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Tổng số CBCNV 19 100 25 100 27 100 29 100 1. Thuộc tính chất lao động - LĐ gián tiếp 3 20,2 3 12,1 6 22,4 3 26 - LĐ trực tiếp 12 62,1 19 66,2 19 60,4 21 79 2. Theo chất lượng LĐ - Trên ĐH 0 - 1 3,7 1 3,4 2 6,45 - Đại học 3 22,3 6 23,3 15 34,7 21 30,95 - Cao đẳng 2 9 4 10,8 2 2,7 0 - - TN Phổ thông 10 54,7 10 23,2 10 22,3 7 21,6 3. Theo giới tính - Nam 16 71,8 19 66,8 18 70 22 66,4 - Nữ 4 16,2 6 12,2 6 20 7 18,6 Về lao động: công ty nhận thấy đây là vấn đề bức xúc có tính chất lâu dài. Trong thời gian qua đề xuất với Công ty và được Công ty chấp nhận cho một số cán bộ, nhân viên đi học để nâng cao trình độ phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp. Đồng thời có những cán bộ nhân viên ở còn trực tiếp đựơc về tại Công ty để tham dự những khoá học do Công ty hợp đồng với các trường Đại học, các học viên… muc đích ngoài những kiến thức về kinh doanh còn cả những kiến thức về quản lý và quan trọng hơn nữa là nhà quản lý của nhân viên bằng cách lựa chọn những sinh viên giỏi được đào tạo bài bản chính quy tại các trường Đại học vào những vị trí phù hợp khi có nhu cầu. Về tiền lương của công ty trả cho người lao động áp dụng theo Nghị định 26/CP. Từ tháng 1 năm 200 hì lương tối thiểu được nâng lên 550.000đ/tháng, còn hệ số vẫn giữ nguyên cách tính như cũ. Ngoài tiền lương công ty còn áp dụng chính sách thưởng để khuyến khích người lao động, nếu được xếp thưởng loại A người lao động sẽ được thưởng thêm một tháng lương của chính họ, nếu là loại B được thưởng thêm 0,5 tháng lương, còn loại C thì không được thưởng gì. 9. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHHKhánh Linh. Qúa trình hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong nền kinh tế thị trường. Do vậy để đạt tới lợi nhuận tối đa thì công ty phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả kinh doanh,công ty phải luôn tự đánh giá mình về phương diện sử dụng vốn, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất Các kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng vốn cố định. Biểu số 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có định Chỉ tiêu Năm So sánh 2005 2006 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 562 898 6 14,02 2. Lợi nhuận 510 481 671 44,8 3. Vốn cố định 2268 1541 3.676 -21,6 4. Chỉ số doanh lợi tiêu thụ LN/DT 0,06 0,10 0,08 - 5. Chỉ số doanh lợi vốn chủ LN/VCĐ 0,29 1,01 0,67 - Qua hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty ta nhận thấy chỉ số doanh lợi tiêu thụ năm 2005 là 0,08 sang năm 2006 là 6 chênh lệch giữa hai năm tăng 0,08 đây là hai năm mà tình hình kinh doanh rất ổn định và phát triển. Nhìn vào chỉ số này ta thấy 1(đ) doanh thu đem lại 0,08 (đ) lợi nhuận trong năm 2005, sang năm 2006 thì đã tăng lên là 6 (đ) lợi nhuận trên 1(đ) doanh thu. Về chỉ số doanh lợi vốn chủ ta thấy năm 2005 là 0,35 sang năm 2006 chỉ số này tăng lên là 0,10 giữa 2 năm là tăng 0,67. Như vậy là 1 (đ) vốn cố định trong năm 2005 đã đưa lại 0,035 (đ) lợi nhuận, sang năm 2005thì 1 (đ) vốn cố định tạo ra được 102 (đ) lợi nhuận. Sở dĩ có được kết quả như vậy là do trong năm 2005 thì doanh thu tăng lợi nhuận tăng trong khi vốn cố định được đánh giá lại giảm hơn trước cho phù hợp với thực tế. Về chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định ta thấy năm 2005 là 0,44 có nghĩa là 1 (đ) vốn cố định sẽ tạo ra được 0,33(đ) doanh thu, năm 2006 chỉ số này là 0,44 trong năm này 1 (đ) vốn cố định tạo ra được 0,44 (đ) doanh thu, như vậy chênh lệch giữa hai năm là 0,33. Điều này cho ta thấy rằng sang năm 2006 hiệu quả sử dụng đồng vốn cố định ở công ty đã được nâng cao rất nhiều. Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố đinh tại công ty trong hai năm qua ta thấy năm 2006 có tăng lên so với năm 2005 điều này thể hiện sự cố gắng rất nhiều của công ty và cho phép ta nhận xét rằng việc quản lý và sử dụng vốn cố định là có hiệu quả. b. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty Bên cạnh những điều đã đạt được thì trong quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cũng có những tồn tại, thể hiện ở mấy điểm sau: - Trong công tác khấu hao, áp dụng phương pháp trích khấu hao cơ bản mà không trích khấu hao sửa chữa lớn. Vì nếu những tài sản cố định khi có phát sinh sửa chữa lớn phải chờ được phía Công ty xét duyệt, điều này sẽ làm kéo dài thời gian chờ đợi trong khi tài sản cố định cần phải đựơc sử dụng thường xuyên. - Xu hướng hiên nay cạnh tranh như hiện nay thì công ty cần được đầu tư mới thêm nhiều thiết bị hiện đại nữa. Vì trong thực tế thì vốn cố định tại công ty đang có xu hướng giảm xuống, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của công ty c. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng. Việc phát huy tốt hay không công tác quản lý và sử dụng vốn cố định phụ thuộc nhiều, thậm chí đến mức quyết định bởi ảnh hưởng của chính các nhân tố đó. Các nhân tố này bao gồm cả nhân tố khách quan lẫn chủ quan, nguyên nhân thì bắt nguồn từ những nhân tố khách quan, chủ quan có tác động tiêu cực.chính vì vậy mà tính tích cực tìm kiếm thị trường nâng cao công suất sử dụng vốn chưa đựơc phát huy cao độ. Về những nguyên nhân khách quan Nhà nước vãn duy trì nhiều quyết định về chế độ thu thuế về phía quản lý đầu tư …không còn phù hợp với điều kiện thị trường và tính đặc thù riêng của từng ngành. Phần iii Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty tnhhkhánhlinh 1. Phương hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2009 của công ty Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn, ban Giám đốc Công ty đã xác định phấn đấu phát triển trong nước và ngoài nước. Đó là phương hướng của lãnh đạo Công ty thì Ban Giám đốc đã đặt ra những mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2009 nhằm tăng tổng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng nộp ngân sách cho Nhà nước và ổn định đời sống cuả cán bộ công nhân viên chức. 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Khánh , bằng vốn kiến thức còn hạn chế của mình, xuất phát từ những phân tích đánh giá ở trên. Em nhận thấy tại công ty có thể áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản cố định sau đây. Mỗi giải pháp chỉ tập trung vào một phía cạnh cụ thể và đều có thể phát huy đựơc phát huy vai trò tích cực của mình, tuy nhiên nên áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống để có thể cộng đồng hưởng các kết quả của chúng. * phương pháp khấu hao tài sản cố định. Trong thực tế có nhiều phương pháp khấu hao tài khấu hao tài sản cố định nhằm thu hồi vốn cố định như phương pháp khấu hao đường thẳng, số dư giảm dần…Như chúng ta đã biết trong những năm qua đã thực hiện trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Với tỷ lệ này phải mất một thời gian dài mới thưc hiện khấu hao hết tài sản có định tài sản cố định không những dễ bị hao mòn mà còn hao mòn rất nhanh chống. Do vậy, để đảm bảo có quỹ khấu hao đủ để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định, nhanh chóng đổi mới thiét bị, đưa kỹ thuật vào sản xuất thì trong trích khấu hao tài sản cố định cần tính đến các yếu tố như: khoa học kỹ thuật, giá cả, xu hướng thị trường thì công ty nên theo “phương pháp trích khấu hao theo tỷ lệ giảm dần…”. * Nội dung của phương pháp. Theo phương pháp này, trích khấu hao hàng năm dựa vào tỷ lệ khấu hao luỹ thoái giảm dần so với nguyên giá tài sản cố định: Tỷ lệ khấu hao giảm dẫn được xác định theo công thức. Trong đó: TKt: Tỷ lệ khấu hao năm t T: Tổng thời gian hoạt động máy móc T: Số năm trích khấu hao (t=1:T) Ví dụ: Một tài sản cố định có nguyên giá là 42.000.000 VNĐ, thời gian sử dụng là 6 năm, áp dụng công thức trên ta có tỷ lệ trích khấu hao trong 6 năm sử dụng như sau: Năm thứ nhất: T = 6, t=1, ta thấy công thức ta có. Các năm còn lại được biểu hiện qua biểu đồ sau đây: Biểu số 8: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Đơn vị: Nghìn đồng Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỷ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 42.000 * áp dụng phương pháp này cho công ty:. Do việc mua sắm tài sản cố định tại các thời điểm khác nhau có nhiều loại khác nhau, vì thế công ty cần áp dụng phương pháp khấu hao tỷ lệ giảm dần tính toán cho từng loại tài sản cố định hoặc tài sản cố định mua cùng một đợt có chức năng tương tự như nhau. áp dụng phương pháp này để trích khấu hao cho một chiếc máy in mua năm 2004, hiện do công ty quản lý và sử dụng Nguyên giá của nó là 32.000.000 VNĐ. Theo công thức trên tì mức khấu hao trong các năm là: Biểu số 9: Trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ giảm dần. Đơn vị tính: 1.000 đồng Số năm trích (t) 1 2 3 4 5 6 Tổng Tỷ lệ khấu hao (TK) 6/21 5/21 4/21 3/21 2/21 1/21 21/21 Mức trích 8.124 5.619 7.100 3.581 2.057 1.500 28.000 Như vậy nếu tính thưo cách tính của đang áp dụng mức trích khấu hao là 29.000 (đ) thì cần 9 năm mới thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Với phương pháp tính mới, sau 6 năm sử dụng công ty đã có thể thu hồi được vốn đầu tư cho phương tiện trên. Điều này hạn chế được hao mòn vô hình và sự tác động của giá cả tới vốn cố định. phương pháp này chi phí khấu hao trong giá thành sản phâmt tăng hơn so với phương pháp cũ trong năm đầu tiên là:8.142 – 4.323 = 3.819 (nghìn đồng) làm ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá. Song theo phương pháp này công ty có điều kiện thu hồi sớm vốn đầu tư ban đầu, có điều kiện đổi mới, cải tiến thiết bị công nghệ và do vậy có thể cạnh tranh tốt hơn. * Thanh lý, bán bớt một số tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng. Những tài sản cố định cần thanh lý dứt điểm đó là những tài sản mà giá trị còn lại tính đến thời điểm 31/12/2004 bằng 0. Những tài sản này chủ yếu là các thiết bị quản lý, cùng một số tài sản cố định khác… Giả sử Công ty bán được hai phương tiện đó theo đúng giá trị còn lại 75.200.000 (đ), Công ty sẽ thu hồi đựơc một lượng vốn để cùng với nguồn vốn khấu hao tài sản cố định đầu tư mới vào các tài sản cố định khác. Việc thanh lý, bán bớt các tài sản cố định đã khấu hao hết hoặc quá cũ sẽ làm giảm đáng kể các chi phí, đồng thời công ty có thể tập trung vốn đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị khác cho phù hợp với như cầu của thị trường. ưu điểm của phương pháp này là bám sát thực tế và ở một khía cạnh nào đó thì nó phản ánh đúng hơn về hao mòn hữu hình. Cách làm này ổn định và rất hợp lý ở chỗ ta có thể so sánh ngay chi phí sửa chữa lớn với giá trị còn lại ngay sau từng kỳ kinh doanh. Công ty còn một số thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, máy biến thế…đã khấu hao hết, những tài sản này cần được đánh giá và thanh lý ngay để thu hồi vốn về đầu tư vào tài sản cố đinghj mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện tại ở công ty có một số tài sản cố định có giá trị lớn, với thiết bị này nếu đến kỳ sửa chữa thì chi phí sẽ lớn và thời gian kéo dài. Tuy nhiên khi thực hiện giải pháp này thì sẽ phát sinh những chi phí nhất định cho việc tăng cường số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị. Nếu so sánh giữa các chi phí đó thì ta nhận thấy đây là một giải pháp thụ động song lại có tính tích cực, các tài sản cố định sẽ được khôi phục dần từng chất lượng sản xuất của chúng và các chi phí về sửa chữa lớn sẽ giảm xuống. Làm như vậy công ty thực hiện được các chính sách tiết kiệm của Nhà nước mà vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết luận công ty TNHH Khánh Linh đã cố gắng trong việc nắm bắt thị trường luôn tìm kiếm và phục vụ tốt khách hàng nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp. Chi nhánh đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường nội địa cũng như quốc tế. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các hoạt động của công ty thấy rằng thời gian thực tập tại công ty thật bổ ích, những kiến thức được học tại trường cùng với những hiểu biết trong quá trình thực tập sẽ là nền tảng để cho em tiếp tục phấn đấu, học hỏi và vận dụng thành công trong tương lai. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, cùng với kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân chưa nhiều, nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình đầy nhiệt nhuyết của thầy Nguyễn Mạnh Hùng đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ chỉ bảo của Ban giám đốc Công ty, các anh chị tại văn phòng Công ty đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2007 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hạnh Nhận xét của đơn vị thực tập Hà Nội, ngày… tháng…..năm Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Mục lục Lời Mở Đầu 1 Phần I. Tổng quát công tác quản lý vốn cố định tại công ty 3 1. Khái niệm 3 2. Đặc điểm vốn cố định : 3 3. Vai trò 3 4. Phân loại 5 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý, sử dụng vốn 6 Phần II. Khái quát về Công ty TNHH Khánh Linh 9 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Khánh Linh 9 2. Chức năng của Công ty 10 3. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty 10 4. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Công ty TNHH Khánh Linh 11 5. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây 13 6. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định ở công ty 15 7. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty 17 8. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Khánh Linh 20 Phần III. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty TNHH Khánh Linh 22 1. Phương hướng và mục tiêu phát triển đến năm 2009 22 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cố định ở công ty 22 Kết luận 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0222.doc
Tài liệu liên quan