Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm

MỤC LỤC Chương 1: Phương phỏp đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn đối với cỏc doanh nghiệp: I. Những vấn đề cơ bản về sử dụng vốn: 1. Khỏi niệm về vốn sản xuất: 2. Phõn loại vốn sản xuất: 2.1. Vốn cố định: Khỏi niệm và đặc điểm: Cơ cấu vốn cố định: Quản lý vốn cố định: 2.2. Vốn lưu động: Khỏi niệm và đặc điểm: Cơ cấu vốn lưu động: Quản lý vốn lưu động: 3. Nguồn hỡnh thành vốn sản xuất: II. Phương phỏp đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn: 1. Khỏi niệm về hiệu quả: 2. Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn: Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn: Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định: Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 3. Vai trũ của việc nõng cao hiệu quả sử dụng vốn: III. Những biện phỏp nõng cao hiệu quả sử dụng vốn: 1. Những nhõn tố ảnh hưởng đến việc nõng cao HQ sử dụng vốn: Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Kỹ thuật sản xuất: Đặc điểm về sản phẩm: Trỡnh độ quản lý, hạch toỏn nội bộ doanh nghiệp: Trỡnh độ lao động của doanh nghiệp: Cỏc chớnh sỏch vĩ mụ: Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra: 2. Những biện phỏp nõng cao hiệu quả sử dụng vốn: Lựa chọn phương ỏn kinh doanh, phương ỏn sản phẩm: Xỏc định, lựa chọn và sử dụng hợp lý cỏc nguồn vốn: Tổ chức và quản lý tốt quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Tổ chức tốt cụng tỏc hạch toỏn kế toỏn và phõn tớch hoạt động kinh tế: Chương2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Cụng ty cổ phần Liờn Hợp Thực Phẩm thời gian qua: I. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của Cụng ty CP LHTP: 1. Thời điểm hỡnh thành: 2. Thời kỳ trước đổi mới (1971 – 1989): Giai đoạn 1971 - 1980: Giai đoạn 1980 – 1989: 3. Thời kỳ sau đổi mới (1989 – 2005): Đõy là thời kỳ trước khi chuyển đổi doanh nghiệp sang Cụng ty cổ phần, và cũng là thời kỳ thực hiện cụng cuộc đổi mới của nước ta: II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Cụng ty: 1. Đặc điểm sản phẩm - thị trường: 2. Đặc điểm quy trỡnh cụng nghệ sản xuất bia: 3. Đặc điểm về nguyờn vật liệu: 4. Đặc điểm về lao động: 5. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Cụng ty: III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Cụng ty CP LHTP: 1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định: 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động: 3. Đỏnh giỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất: Chương 3: Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả sử dụng vốn của Cụng ty cổ phần Liờn Hợp Thực Phẩm: I. Đẩy mạnh đổi mới cụng nghệ, nõng cao hiệu quả mỏy múc thiết bị: II. Tận dụng tối đa dõy chuyền sản xuất bia chai: III. Cải thiện cụng tỏc khấu hao TSCĐ: IV. Áp dụng mụ hỡnh quản lý tiền mặt Millerr – Orr: V. Tăng cường cụng tỏc Marketing: VI. Cải tiến cơ cấu vốn phự hợp với quỏ trỡnh sản xuất kinh doanh của Cụng ty, nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn: VII. Đào tạo đội ngũ lao động: * Một số kiến nghị với nhà nước: * Kết luận: * Tài liệu tham khảo: * Nhận xột của Cụng ty CP Liờn Hợp Thực Phẩm: * Nhận xột của Giỏo viờn hướng dẫn: * Mục lục chuyờn đề tốt nghiệp:

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 2.229.640.676đ tương ứng 69,448%. Trong khi đó sản phẩm dở dang đầu năm là 262.708.643đ, cuối năm là 55.536.723đ, tương ứng với các tỷ lệ là 13,421% và 1,945%. Nguyên vật liệu lớn hơn sản phẩm dở dang rất nhiều trong khi quá trình sản xuất tương đối dài ngày. Như vậy nguyên vật liệu dự trữ nhiều, không hợp lý trong hàng tồn kho làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tăng thêm các chi phí khác. Tình hình quản lý hàng tồn kho được phản ánh qua hệ số quay kho: Hệ số quay kho năm 2005 là 8,5728, năm 2006 tăng lên 9,695. Do vậy thời gian tồn kho trung bình được rút ngắn từ 41,993 ngày xuống 37,133 ngày. Đây là cố gắng của Công ty trong quản lý hàng tồn kho. Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho cho thấy loại sản phẩm Công ty sản xuất chủ yếu là bia chai và bia hơi. Trong cơ cấu hàng tồn kho bộ phận hàng gửi bán đầu năm và cuối năm đều không có và bộ phận thành phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ, đầu năm là 8,949% và cuối năm là 1,945%. Như vậy chứng tỏ sản phẩm của Công ty chưa được tiêu thụ mạnh, có chất lượng chưa cao và chưa tạo được nhiều uy tín. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu 32.348.737.201 35.994.171.531 3.645.434.330 11,269 2. Giá trị tồn kho trung bình 3.773.383.513 3.712.520.559 -60.862.954 -1,613 3. Hệ số quay kho = (1/2) 8,5728 9,695 1,122 13,088 4. Thời gian 1 vòng quay = (360ngày/3) 41,993 37,133 -4,859 -11,571 Biểu 13 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý hàng tồn kho. Ta có thể xác định mức độ đảm bảo của nguồn vốn lưu động cho hàng tồn kho theo công thức : Mức đảm bảo = Nguồn vốn lưu động - Giá trị vốn lưu động thực tế hàng tồn kho Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm I. Vốn lưu động thực tế 9.315.000.000 9.315.000.000 1. Ngân sách cấp 0 0 2. Tự bổ sung 629.386.583 654.320.271 II. Hàng tồn kho 3.734.298.719 3.690.751.399 Mức đảm bảo VLĐ =(I – II) + 5.580.710.281 + 5.624.248.601 Biểu 14 : Mức độ đảm bảo vốn lưu động Qua biểu 14 cho thấy cả đầu năm và cuối năm Công ty huy động vốn thừa cho sản xuất. Đầu năm thừa 5.580.710.281đ và cuối năm thừa 5.624.248.601đ. Số thừa này bị ứ đọng hoặc bị chiếm dụng làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. * Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn: (biểu 15) Nguồn vốn lưu động từ các quỹ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đầu năm chiếm tỷ lệ 55,856% và cuối năm chiếm tỷ lệ 44,675%. Các quỹ chiếm một lượng vốn rất lớn và biểu hiện ở hình thái hàng tồn kho làm hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống. Tài sản cố định có khả năng sinh lợi thấp nhưng đầu tư đổi mới nhiều trong khi lượng tiền mặt của các quỹ quá thấp, đây là việc sử dụng vốn chưa hợp lý. Nguồn ngân sách không được cấp trong các năm. Nguồn tự bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ, đầu năm là 2,426% và cuối năm là 2,013%. Hai nguồn này không đủ để tài trợ cho tài sản dự trữ của Công ty. Nguồn chiếm dụng đầu năm là 10.824.647.960đ và cuối năm là 17.324.992.870đ. Nguồn này lớn hơn tổng nguồn vốn sản xuất và nguồn tự bổ sung. Nguồn vốn lưu động từ các nguồn còn lại không có khả năng tài trợ cho các nhu cầu dự trữ, thanh toán của Công ty nên Công ty đã chiếm dụng lượng vốn khá lớn. Điều này rất cần thiết đã làm ảnh hưởng tốt đến tốc độ luân chuyển, khả năng sinh lợi VLĐ. Công ty cần có biện pháp tăng nguồn này đến mức có thể. Đơn vị 1000 đ Hình thái tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Nguồn NS cấp 0 0 0 2. Nguồn tự bổ sung 629.386.583 2,426 654.320.271 2,013 24.933.688 3.96 3.Quỹ doanh nghiệp 14.493.145.630 55,856 14.518.079.318 44,675 24.933.680 0,17 4.Nguồn chiếm dụng 10.824.647.960 41,718 17.324.992.870 53,312 6.500.344.910 60,05 Tổng số 25.947.180.170 100 32.497.392.450 100 6.550.212.280 25,24 Biểu 15 : Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn. * Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển:(biểu 16) - Vốn trong lưu thông chiếm tỷ trọng chủ yếu, đầu năm là 2.030.178.483đ, chiếm 37,066% , cuối năm là 1.710.055.374đ, chiếm 31,992%. Số tuyệt đối giảm đi là 320.123.109đ, với tỷ lệ giảm 15,768%. - Vốn dự trữ chiếm 48,575% đầu năm là 51,336% cuối năm vốn trong sản xuất chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, đầu năm là 14,259% và cuối năm là 16,672%. Cơ cấu vốn theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển của Công ty không hợp lý. Vốn trong lưu thông chiếm tỷ trọng khá cao mà chủ yếu là vốn bằng tiền và vốn thanh toán. Số vốn bằng ttoansvaf số voona thanh toán này tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, khả năng sinh lợi rất thấp ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của vốn. Đơn vị 1000 đ Hình thái tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Vốn dự trữ 2.660.512.776 48,575 2.744.065.276 51,336 83.552.500 3,140 - Nguyên vật liệu 2.229.640.676 40,708 1.919.997.576 35,920 -309.643.100 -13,888 - Công cụ dụng cụ 430.872.100 7,867 824.067.700 15,417 393.195.600 91,256 2. Vốn trong SX 786.459.200 14,359 891.149.400 16,672 104.690.200 13,312 - Chi phí SXKD dở dang 786.459.200 14,359 891.149.400 16,672 104.690.200 13,312 3. Vốn trong lưu thông 2.030.178.483 37,066 1.740.055.374 31,992 -320.123.109 -15,768 - Tiền 824.906.329 15,061 461.733.446 8,638 -363.172.883 -44,026 - Thành phẩm 287.317.743 5,246 55.536.723 1,039 -231.781.020 -80,671 - Vốn thanh toán 719.954.411 13,145 1.192.785.205 22,315 472.830.794 65,675 Tổng cộng 5.477.150.459 100 5.345.270.050 100 -131.880.409 -2,408 Biểu 16 : Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển. * Tình hình tài chính:(biểu 17) Thông qua tài sản lưu động và các khoản nợ có thể đánh giá về tình hình tài chính của Công ty. Nhìn chung các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty rất thấp và năm 2006 thấp hơn năm 2005. Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 0,798 và năm 2006 là 0,469 trong khi chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp là bình thường. Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời nếu > 0,5 thì tình hình khả quan, còn của Công ty là rất thấp. Chỉ tiêu tỉ suất thanh toán VLĐ rất thấp. Chỉ tiêu này thấp hơn 0,5 phản ánh tình trạng thiếu vốn bằng tiền. Chỉ số mắc nợ của Công ty cao và chỉ là nợ ngắn hạn là rất cao. Như vậy tình trạng tài chính của Công ty là thiếu tính độc lập và không khả quan. Tuy nhiên các chỉ số cũng phản ánh sự thiếu vốn của Công ty. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1 2 3 4 5 1. Tổng số vốn sản xuất 14.493.145.630 14.518.079.318 24.933.680 0,17 2. Tổng tài sản lưu động 10.578.997.044 9.415.096.155 -1.163.900.885 -11,00 3. Hàng tồn kho 3.734.289.719 3.690.751.399 -43.538.320 -1,17 4. Tổng số nợ 14.872.248.995 21.785.071.075 6.912.822.080 46,48 5. Nợ ngắn hạn 13.259.348.995 20.092.207.075 6.832.858.080 51,53 6. Vốn bằng tiền 824.906.329 461.733.446 -363.172.883 -44,03 7. Khả năng thanh toán ngắn hạn = (2/5) 0,798 0,469 -0,329 -41,23 8. Khả năng thanh toán nhanh = (2 - 3)/4 0,463 0,263 -0,20 -43,20 9. Chỉ số mắc nợ =(4/1) 1,020 1,501 0,481 47,16 10. Khả năng thanh toán tức thời = (6/4) 0,055 0,021 -0,034 -61,45 11. Tỉ suất thanh toán VLĐ = (6/2) 0,078 0,049 -0,029 -37,18 Biểu 17 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính * Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động: Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu Giá trị So sánh NS cấp Tự bổ sung 1. VLĐ phải bảo toàn đầu năm 10.578.997.044 0 629.386.583 2. VLĐ phải bảo toàn cuối năm 9.419.096.155 0 654.320.271 3. VLĐ thực tế bảo toàn 9.419.096.155 0 654.320.271 4. Chênh lệch 0 0 0 Biểu 18: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động Qua (biểu 18) ta thấy Công ty thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn lưu động. Công ty cần cố gắng hơn trong việc phát triển vốn lưu động. * Tình hình sử dụng vốn lưu động (biểu 19). Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Sức sản xuất VLĐ = DT/VLĐ bình quân 3,244 3,864 0,620 19,11 2. Sức sinh lợi VLĐ = LN/VLĐ bình quân 0,063 0,069 0,006 9,52 Biểu 19 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng lên. Năm2005, 1 đồng vốn lưu động mang lại 3,244 đồng doanh thu và 0,063 đồng lợi nhuận. Năm2006, 1 đồng vốn lưu động đã mang lại 3.864 đồng doanh thu và 0,069 đồng lợi nhuận. Lượng vốn lưu động của Công ty thiếu so với nhu cầu và thiếu nhiều vốn, tăng tốc độ luân chuyển của vốn và tăng khả năng sinh lợi. Công ty cần có những biện pháp để huy động thêm vốn lưu động, đầu tư VLĐ thêm vào các hoạt động kinh doanh để sinh lợi nhiều hơn. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất: (biểu 20) Vốn sản xuất của Công ty có tỷ suất lợi nhuận chưa cao. Năm 2005 là 0,050 năm 2006 là 0,045. Đây là tỉ lệ tương đối so với các ngành khác. Năm 2005,1 đồng vốn sản xuất mang lại 2,576 đồng doanh thu và năm 2006 nó mang lại 2,481đồng. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2006 giảm so với năm2005. Tài sản cố định của Công ty được sử dụng với hiệu quả giảm đi nhưng hiệu quả sử dụng tài tản lưu động lại tăng lên làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất giảm. Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu 32.348.737.201 35.994.171.531 3.645.434.330 11,27 2. Lợi nhuận 629.386.583 650.383.688 20.997.105 3,34 3. Vốn sản xuất bình quân 12.559.411.520 14.505.612.470 1.946.200.950 15,50 4. Hiệu quả sử dụng VSX = (1/3) 2,576 2,481 -0,095 -3,69 5. Tỉ suất lợi nhuận VSX = (2/3) 0,050 0,045 -0,01 -20,00 Biểu 20 : Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất a. Những thành tích trong quản lý và sử dụng vốn sản xuất: Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường thực hiện hạch toán độc lập Công ty đã gặp khó khăn chung là trình độ kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn... nhưng với sự cố gắng của toàn Công ty với những chủ trương đúng đắn Công ty đã thu được những thành tựu nhất định. Về quản lý và sử dụng tài sản cố định, Công ty đã tận dụng gần mức tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh, công suất của máy móc thiết bị huy động trên 70% công suất thiết kế qua các năm. Công ty đã tận dụng tối đa nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn tự bổ sung, đồng thời huy động thêm một lượng vốn vay đổi mới công nghệ qua các giai đoạn để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Công ty luôn trích đủ số khấu hao theo kế hoạch và bổ sung vào quỹ khấu hao để đảm bảo tái sản xuất tài sản cố định. Bên cạnh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, Công ty đã sử dụng tối đa những máy móc thiết bị cũ chưa cần phải thay thế ngay nên vừa có thể tăng năng lực máy móc thiết bị, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiết kiệm được những nguồn vốn đầu tư chưa thật cần thiết. Các bộ phận TSCĐ không tham gia vào sản xuất được giảm xuống mức có thể. Để dành giật khách hàng nhiều Công ty đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán nhưng Công ty CP LHTP vẫn luôn được khách hàng thanh toán tiền ngay, làm tăng nhanh vòng quay của vốn, không có tình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn. Tình trạng tài chính của Công ty không khả quan, Công ty kém khả năng độc lập về tài chính, khó có điều kiện để Công ty huy động thêm nguồn vốn cần thiết. Thông qua việc quản lý và sử dụng vốn Công ty đã góp phần tạo uy tín với khách hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã bảo toàn và phát triển vốn cố định và vốn lưu động trong điều kiện khó hiện nay. Thành tựu lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn là Công ty đã tạo ra lợi nhuận lớn, tỉ suất lợi nhuận khá cao trong khi hiện nay nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản... b. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ bia tương đối cao nhưng máy móc thiết bị vẫn chưa hoạt động hết công suất. Công ty đổi mới công nghệ từng bộ phận và theo các giai đoạn nên máy móc thiết bị không đồng bộ. Vẫn còn tồn tại một số máy móc thiết bị cũ trong dây chuyền ảnh hưởng đến việc tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trình độ lao động còn hạn chế nên không làm chủ các công nghệ để tận dụng hết công suất. Tài sản lưu động Công ty đang sử dụng tương đối hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động dài ngày, tốc độ luân chuyển nhanh. Số vốn lưu động nhỏ hơn nhu cầu cần thiết của Công ty, cơ cấu vốn lưu động chưa hợp lý, vốn lưu động ở khâu lưu thông nhỏ, trong khi vốn ở khâu sản xuất lại rất thấp. c. Nguyên nhân tồn tại: Sự hạn chế về vốn là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất. Nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ của Công ty quá lớn (50 tỷ đồng) trong khi nguồn vốn tự có của Công ty nhỏ và khó tìm nguồn vốn vay với lãi suất thị trường. Công ty phải đổi mới công nghệ nhiều giai đoạn dẫn đến hiện tượng thiếu đồng bộ. Về nguyên liệu, để giảm lượng mua Công ty tìm mua từ nhiều bạn hàng để hạn chế nguyên liệu tồn kho (chủ yếu là uỷ thác). Vì nhập khẩu uỷ thác nên gây khó khăn cho Công ty trong việc giảm lượng mua. Công ty chưa cố gắng giảm lượng mua nên hệ số quay kho của Công ty năm 2006 tăng lên. Mặc dù vậy lượng dự trữ này lớn trong khi nhu cầu cả năm khoảng 80 tỷ đồng. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP LHTP Trên cơ sở phân tích những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau : I - ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CÔNG SUẤT MÁY MÓC THIẾT BỊ: Đổi mới công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty CP LHTP từ năm 2004 trở lại đây Công ty đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Nhưng do số vốn để đổi mới công nghệ còn hạn hẹp nên Công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần. Điều đó dẫn đến máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, hạn chế việc tăng công suất máy móc thiết bị. Cho đến nay phần giá trị còn lại chiếm khoảng 2/3 nguyên giá và một số TSCĐ chưa khấu hao hết nên chưa có điều kiện đổi mới. Nếu không đẩy mạnh đổi mới công nghệ thì sản lượng của Công ty tăng ít, không đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho thị phần của Công ty giảm xuống. Mặt khác nếu không đổi mới công nghệ thì việc hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ khó khăn. Trong điều kiện hiện nay sự cạnh tranh trong ngành bia rất gay gắt và để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ. Bên cạnh việc đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị, Công ty đổi mới công nghệ để nâng công suất lên 12 triệu lít/năm vào năm 2008 theo kế hoạch. Để tiếp tục đổi mới công nghệ thì việc đầu tiên Công ty cần làm là phải huy động nguồn vốn để Công ty có đủ vốn đầu tư phục vụ quá trình đổi mới công nghệ. Để có số vốn 50 tỷ đồng đổi mới công nghệ Công ty cần phải đa dạng hoá các nguồn vốn huy động. Bên cạnh vốn tự có Công ty cần huy động từ các nguồn : - Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn quan trọng được sử dụng rộng rãi để đổi mới công nghệ có hiệu quả. Công ty cần tính toán vay vốn sao cho có hiệu quả nhất như xác định tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu. Công ty cần xác định một cơ cấu tài chính tối ưu cho phép mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong một mức độ rủi ro chấp nhận được. - Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Để huy động nguồn vốn trong dân, Công ty có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu Công ty là giấy chứng nhận Công ty vay nợ bên ngoài và đảm bảo thanh toán cả vốn lẫn lãi trong một thời hạn nhất định. Thực tế Công ty CP LHTP ngày càng củng cố vững chắc vị thế của mình trên thị trường, sản phẩm của Công ty chất lượng ngày càng nâng cao và tạo được uy tín với khách hàng. Đây là lợi thế để phát hành trái phiếu Công ty nhằm bổ sung vốn cho quá trình đổi mới công nghệ. Bằng uy tín của mình Công ty có thể huy động nguồn vốn trong dân và của các doanh nghiệp khác. Nhưng nếu phát hành trái phiếu thì phải được sự cho phép của Nhà nước và sử dụng vốn đảm bảo để có khả năng thanh toán cho khách hàng. - Vay vốn nước ngoài: Công ty có thể chủ động tìm nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế. Công ty có thể vay vốn nước ngoài dưới hình thức ODA. Đây là số vốn bổ sung cho quá trình đổi mới công nghệ. - Liên doanh liên kết: Trong điều kiện hiện nay ngành bia đang có sự cạnh tranh rất gay gắt. Nhiều hãng bia nổi tiếng ở nước ngoài cũng như người Công ty sản xuất bia trong nước xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Công ty CP LHTP bằng những lợi thế của mình có thể mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn khác để khắc phục những tồn tại, tạo thêm nguồn vốn cần thiết để đổi mới công nghệ. Ngoài ra để huy động vốn Công ty có thể thương lượng với các Công ty nước ngoài để được phép thanh toán theo phương thức trả chậm khi mua các thiết bị máy móc cũng như các bí quyết công nghệ của họ. Khi có được nguồn vốn thì Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đối giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả công nghệ mới. Để nâng cao năng lực công nghệ, Công ty cần xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển công nghệ theo chiều sâu, làm chủ công nghệ hiện đại. Có thể dự kiến hiệu quả kinh tế khi Công ty áp dụng công nghệ mới của sản phẩm bia chai (biểu 21). - Mức tăng lợi nhuận do áp dụng công nghệ mới : DP = [(P1 - Z1) x Q1] - [(P0-Z0) x Q0] Trong đó : P0, P1 là giá bán sản phẩm trước và sau khi áp dụng công nghệ mới. Z0, Z1 là giá thành đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng công nghệ mới. Q0, Q1 là số sản phẩm sản xuất ra trong năm trước và sau khi áp dụng công nghệ mới. Biểu 21 : Dự kiến bia chai khi áp dụng công nghệ mới 2006 2008 (dự kiến) P0 Z0 Q0 P1 Z1 Q1 6.000 đồng 3.100 đồng 3.000 1000 lít 8.000 đồng 3.500 đồng 5.000 1000 lít Áp dụng công thức trên ta có : DP = (8.000 - 3.500) x 5.000 - (6.000 - 3.100) x 3.000 = 15.800.000 (nghìn đồng) Như vậy nếu áp dụng công nghệ mới thì đến năm 2008 mức lợi nhuận tăng khoảng 13,8 tỷ đồng. II - TẬN DỤNG TỐI ĐA DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BIA CHAI: Thực tế tại Công ty dây chuyền sản xuất bia chai hoạt động chưa hết công suất. Năm 2006 sản lượng bia chai sản xuất là 3,0 triệu lít. Công suất thiết kế bia chai là 5 triệu lít/năm. Giá trị khấu hao bình quân hàng năm là 0,8 tỷ đồng. Việc sản xuất thấp so với công suất làm cho giá thành sản phẩm tăng lên vì chi phí khấu hao toàn bộ máy móc. Năm 2006 giá thành tăng thêm 400đ/lít. Bên cạnh đó công nhân vẫn phải trả lương vì phương thức trả lương của Công ty là theo thời gian. Từ thực tế đó Công ty cần tận dụng dây chuyền sản phẩm bia chai hết công suất. Nếu như dây chuyền bia chai hoạt động hết công suất thì sẽ đem lại các kết quả : - Tăng lượng bia tiêu thụ, tăng thị phần của Công ty. - Chi phí hấu hao trong giá thành hạ xuống còn 200đ/lít. Nhưng điều khó khăn là làm thế nào để tiêu thụ lượng bia chai tăng thêm. Hiện nay phòng dịch vụ và phòng tiêu thụ bán ra với tỷ lệ 70/30 (khách hàng mua 70% bia hơi và 30% bia chai). Lượng bia chai bán cưỡng ép cho khách hàng, họ phải mua bia chai để được mua bia hơi. Để bán được bia chai họ phải bán ra với giá thấp không tạo được thu nhập cho họ. Bên cạnh đó Công ty CP LHTP không quảng cáo cho mặt hàng của mình. Có đại lý đến lấy hàng không được chiết khấu, giảm giá mà còn phải ký cược vỏ chai, nếu chai hỏng hoặc thiếu thì bị khấu trừ vào tiền cược. Việc cược vỏ chai gây nhiều phiền hà cho khách hàng nếu khi đến lấy bia phải đổi số chai đúng như lượng bia sẽ lấy. Nếu chai không đảm bảo kỹ thuật thì khách phải mua bù vào hoặc sẽ được bộ phận KCS kiểm tra chai viết giấy chứng nhận thiếu chai và khách hàng phải cầm giấy đó để bộ phận bán hàng viết hoá đơn cho thuận lợi. Vì những lý do trên để bán được bia chai Công ty nên cải thiện hoạt động bán hàng bằng cách chiết khấu, giảm giá, khuyến mại cho khách hàng khi mua bia chai. Hiện nay dây chuyền bia chai chỉ hoạt động 50% công suất. Nếu hoạt động hết công suất và giữ giá như hiện nay thì sẽ tiết kiệm được 12 triệu đồng. Nếu hạ giá thì sau tăng giá sẽ khó khăn. Số tiền tiết kiệm này sẽ được trích ra để khuyến mại, chiết khấu cho khách hàng và các đại lý. - Thị phần của Công ty tăng thêm, uy tín với khách hàng sẽ được nâng cao khi tất cả các loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh mẽ. Hình ảnh mới về Công ty được tạo ra đối với người tiêu dùng, nó ngày càng lớn mạnh cùng với sự phát triển của ngành bia Việt Nam. - Tạo ra sự gắn bó giữa các đại lý, khách hàng và Công ty - đây là điều quan trọng để tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các đại lý và khách hàng. - Tận dụng nguồn lao động sẵn có. - Giảm chi phí tồn kho nguyên vật liệu, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động. - Hạ giá thành sản phẩm xuống mức có thể. - Nếu các chi phí khuyến mại, quảng cáo ít hơn 0,35 tỷ đồng thì Công ty có thể tăng thêm lợi nhuận. Năm 2006 lợi nhuận bia chai là 1,2 tỷ đồng. Nếu hoạt động hết công suất và giữ giá bán như hiện nay thì lợi nhuận sẽ là 2,4 tỷ đồng. III - CẢI THIỆN CÔNG TÁC KHẤU HAO TSCĐ: Trong những năm qua Công ty thực hiện khấu hao theo quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC, khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 10% - 12%/năm khấu hao cơ bản. Với tỷ lệ này 6 năm - 8 năm mới khấu hao hết TSCĐ và thực hiện đổi mới hoàn toàn TSCĐ./ Thực tế Công ty có những máy móc thiết bị lạc hậu, cần phải đổi mới. Dưới sự tác động của tiến bộ kỹ thuật, sự biến động của giá cả, sự hư hỏng mất mát giảm công suất máy móc trước thời hạn là nguyên nhân làm cho quỹ khấu hao không thể bù đắp để tái đầu tư vào TSCĐ. Trong thời gian tới Công ty cần phải có sự đổi mới công tác trích khấu hao, cụ thể là tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định để đảm bảo tái đầu tư vào TSCĐ. Công ty cần phân loại từng nhóm tài sản cố định và xác định tỷ lệ khấu hao mỗi nhóm cho phù hợp. Theo quy định về khấu hao hiện nay Công ty có thể trích khấu hao cơ bản TSCĐ với tỷ lệ 20%. Để tăng nguồn vốn tự có cho đổi mới công nghệ, tuỳ theo nhóm tài sản cố định Công ty có thể tăng tỷ lệ trích khấu hao trên 10 - 12%. Ví dụ : Dây chuyền chiết bia chai có nguyên giá 7.600.000.000 đồng, đưa vào sử dụng đầu năm 2006. KHCB đã trích năm 2006 : 760.000.000 đ Giá trị còn lại đến ngày 01/01/2007 : 6.840.000.000 đ Nếu mức khấu hao cơ bản hàng năm là 12% thì thời gian thu hồi vốn là : 6.840.000.000 T1 = --------------------------- + 1 » 8 năm 7.600.000.000 x 12% Nếu mức khấu hao cơ bản hàng năm là 20% thì thời gian thu hồi vốn là : 6.840.000.000 T2 = ---------------------------- + 1 » 5,5 năm 7.600.000.000 x 20% Như vậy với tỷ lệ trích khấu hao cơ bản mới Công ty rút ngắn 2,5 năm cho thời gian thu hồi vốn. Điều này thể hiện sự phù hợp với thực tế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự rút ngắn chu kỳ đổi mới máy móc thiết bị. Đồng thời nó hạn chế được sự ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Tuy vậy việc áp dụng tỉ lệ trích khấu hao 20% sẽ làm tăng giá thành dẫn đến tăng giá bán các loại bia. Công ty cần xác định tỉ lệ trích khấu hao hợp lý để vừa có thể thu hồi vốn nhanh, vừa không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thành, giá bán các loại bia. Thực tế tài sản cố định Công ty sử dụng chưa có hiệu quả trong những năm qua. Do vậy Công ty chưa có điều kiện để tăng tỉ lệ khấu hao cơ bản, chưa đẩy mạnh để đổi mới TSCĐ. IV - ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TIỀN MẶT MILLERR - ORR 1 Lưu Thị Hương-Tài chính doanh nghiệp-NXB Giáo dục 1998,trang 141 : Như phần trên đã trình bày Công ty thiếu một lượng tiền mặt tương đối lớn. Lượng tiền này vay với lãi suất cao và ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Nếu vay một lượng tiền lớn thì sẽ tránh được thiếu tiền một cách tạm thời và do đó phải đi vay ngắn hạn. Tuy nhiên vay tiền cũng có chi phí vì nếu Công ty đi vay tiền thì tiền vay đó sẽ phải trả theo lãi suất của vốn vay. Vấn đề đặt ra là Công ty cần vay một lượng tiền mặt để vừa đảm bảo không thiếu vốn tạm thời, vừa đảm bảo chi phí vay là ít nhất. Do đó Công ty có thể áp dụng mô hình Miller - Orr trong việc quản lý tiền mặt. Miller và Orr đã nghiên cứu một vấn đề là làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản lý được việc cân đối tiền mặt của nó nếu như doanh nghiệp không thể dự đoán mức thu chi ngân quỹ hàng ngày. Để trả lời câu hỏi này chúng ta xem đồ thị 1 dưới đây: Giới hạn trên Mức tiền mặt theo thiết kế Giới hạn dưới Mức cân đối tiền mặt Thời gian Đồ thị 1 Nhìn vào đồ thị ta thấy mức cân đối tiền mặt dao động lên xuống và không thể dự đoán được cho đến khi nó đạt tới mức giới hạn trên. Tại giới hạn trên doanh nghiệp sử dụng số tiền vượt quá mức tiền mặt thiết kế để mua thương phiếu và cân đối tiền mặt trở về mức dự kiến. Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cân đối tiền mặt lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống dưới giới hạn dưới - là điểm mà doanh nghiệp cần phải có sự bổ sung tiền mặt để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết, do vậy tại giới hạn dưới doanh nghiệp phải bán thương phiếu để có 1 lượng tiền mặt ở mức dự kiến. Như vậy mô hình này cho phép việc nắm giữ tiền mặt ở những mức độ hoàn toàn tự do trừ khi nó đạt đến điểm giới hạn trên hoặc giới hạn dưới. Tại giới hạn trên hoặc giới hạn dưới doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh bằng cách mua hoặc bán thương phiếu để có mức tiền mặt theo như thiết kế ban đầu. Doanh nghiệp nên để mức cân đối tiền mặt dao động trong khoảng nào ? Mô hình này chỉ ra rằng khoảng dao động của mức cân đối tiền mặt phụ thuộc vào 3 yếu tố. Nếu như mức dao động của thu chi ngân quỹ hàng ngày rất lớn hoặc chi phí cố định của việc mua bán thương phiếu cao thì doanh nghiệp nên quy định khoảng dao động tiền mặt lớn. Ngược lại nếu như lãi suất cao thì doanh nghiệp nên thu hẹp khoảng dao động tiền mặt. Khoảng dao động tiền mặt được xác định theo công thức sau : Khoảng cách của giới hạn; trên và dưới; của cân đối tiền mặt = 3 x (Error! x Error!) Nhìn vào đồ thị trên ta thấy mức cân đối tiền mặt thiết kế không nằm giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. Doanh nghiệp thường thiết kế mức cân đối tiền mặt ở điểm 1/3 khoảng cách kể từ giới hạn dưới lên giới hạn trên. Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định : Mức tiền mặt; theo thiết kế = Mức tiền mặt; giới hạn dưới + Error! Mô hình của Miller - Orr chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp luôn duy trì được mức cân đối tiền mặt theo như thiết kế ban đầu thì doanh nghiệp sẽ tối thiểu hoá được chi phí giao dịch và chi phí do lãi suất gây ra. Trên thực tế việc áp dụng mô hình Miller - Orr rất dễ dàng. Tuy nhiên mô hình này chỉ thực hiện được khi các loại thương phiếu được mua, bán tự do trên thị trường. Sự hình thành thị trường chứng khoán là điều kiện để thực hiện mô hình này. Công ty cần thực hiện những bước sau : - Bước thứ nhất : Công ty xác định giới hạn dưới của cân đối tiền mặt. Giới hạn dưới có thể bằng 0 và cũng có thể lớn hơn 0 để đảm bảo mức an toàn tối thiểu. - Bước thứ hai : Công ty cần ước tính phương sai của thu chi ngân quỹ. Dựa vào số liệu thu chi ngân quỹ 100 ngày để tính toán phương sai cho mẫu. Việc tiêu thụ sản phẩm bia mang tính mùa vụ nên Công ty cần chọn mẫu theo từng mùa đặc thù. - Bước thứ ba: là quan sát lãi suất và chi phí giao dịch mỗi lần mua bán thương phiếu. - Bước cuối cùng: là tính toán giới hạn trên và mức tiền mặt theo thiết kế đồng thời đưa ra những thông tin để nhân viên tài chính thực hiện chiến lược kiểm soát theo giới hạn được xác định bởi mô hình Miller - Orr. V - TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING: Trong nền kinh tế thị trường mang đầy tính cạnh tranh như ngày nay thì hoạt động marketing là không thể thiếu được nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sử dụng vốn nói riêng. Hoạt động marketing tiến hành phân tích khả năng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, soạn thảo chương trình marketing - mix với các chính sách (sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến) tác động mạnh tới hoạt động sử dụng vốn của Công ty. Thông qua hoạt động marketing Công ty sẽ biết được nhu cầu của người tiêu dùng đối với từng loại sản phẩm, từ đó Công ty sẽ đầu tư dài hạn vào sản xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặt khác hoạt động marketing sẽ thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, tốc độ luân chuyển vốn ... Thực tế thời gian qua tại Công ty chưa chú trọng đến hoạt động marketing. Điều này được thể hiện rõ qua mô hình tổ chức bộ máy của Công ty là không có phòng marketing. Hoạt động marketing của Công ty mang tính đơn lẻ, không tập trung. Hoạt động marketing nằm phân tán ở các phòng như phòng kế hoạch - tiêu thụ (phụ trách các vấn đề kế hoạch, chính sách giá cả, tiêu thụ sản phẩm...), phòng kỹ thuật (nghiên cứu sản phẩm mới). Hoạt động marketing của Công ty không được chú trọng nên đã dẫn đến một quyết định sai lầm trong việc đầu tư vào dây chuyền sản xuất bia chai đã qua sử dụng. Do việc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm mới của Công ty không đầy đủ nên sản phẩm bia chai có chất lượng hơn, không hợp lý với nhu cầu người tiêu dùng dù việc Công ty tung thêm sản phẩm ra thị trường là đúng đắn. Kết quả là hoạt động sản xuất bia chai kém hiệu quả. Mặt khác hiện nay các hoạt động đẩy mạnh tiêu thụ như quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi Công ty vẫn chưa chú trọng. Do đó hiện nay sản phẩm bia chai của Công ty tiêu thụ chậm và hoạt động sản xuất bia chai ở mức thấp so với công suất. Theo kế hoạch Công ty sẽ sản xuất 12 triệu lít/năm vào năm 2008. Liệu Công ty có dễ dàng tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn như vậy để đảm bảo sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nếu không đẩy mạnh hoạt động marketing. Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là Công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động marketing. Công ty nên thành lập phòng marketing để chuyên phụ trách hoạt động marketing. Hoạt động marketing bao gồm những nhiệm vụ cơ bản : * Nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu: - Nghiên cứu thị trường hiện tại, thị trường tiềm năng của Công ty theo khu vực địa lý, thu nhập của người tiêu dùng. Cần xác định quy mô, cơ cấu, sự vận động của các loại thị trường này. - Nghiên cứu nhu cầu đối với từng loại bia : bia chai, bia hơi, xác định những nhu cầu có khả năng thanh toán mà Công ty có thể đáp ứng. - Nghiên cứu những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, mẫu mã, phương thức thanh toán. - Nghiên cứu tình hình cạnh tranh của thị trường bia. Công ty cần chú ý các đối thủ cạnh tranh với các chiến lược cũng như tiềm năng của họ, từ đó đề ra chính sách đối phó để duy trì và phát triển thị phần của Công ty. Từ những nghiên cứu trên Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình. Theo thực tế của Công ty hiện nay, Công ty nên chọn đoạn thị trường mà mức thu nhập đầu người từ trung bình đến sát mức thu nhập cao. Đây là đoạn thị trường mà hiện tại sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá cả nhưng lại chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng. * Xây dựng chính sách sản phẩm: Công ty cần xây dựng chính sách chủng loại và cơ cấu sản phẩm bia. Hiện tại Công ty có hai loại sản phẩm, bia chai, bia hơi. Công ty có thể thay đổi cơ cấu của chúng để phù hợp với nhu cầu thị trường. Công ty có thể nghiên cứu và đưa vào thị trường loại bia tươi, là loại bia đang được người tiêu dùng chấp nhận. Ngoài ra Công ty cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng bia cũng như mẫu mã, kích thước chai bia. Hiện tại mẫu mã, nhãn mác bia HADO của Công ty còn kém xa các loại bia khác. Công ty cần thay đổi để hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Mặt khác Công ty cần đa dạng hoá kích cỡ sản phẩm để phục vụ nhu cầu 1 người hoặc nhiều người. Để nâng cao chất lượng Công ty cần tạo ra hương vị đặc trưng của bia khác biệt với các loại bia của các hãng khác. * Xây dựng chính sách giá cả: Giá cả có tác động mạnh mẽ đến thu nhập và từ đó tác động đến lợi nhuận của Công ty. Mặc dù hiện nay trên thị trường cạnh tranh về giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và thời gian nhưng giá cả vẫn có vai trò quan trọng đối với cạnh tranh, nhất là trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Do vậy Công ty cần xây dựng chính sách giá cả linh hoạt để phù hợp với sự biến động nhu cầu. Công ty căn cứ vào chi phí xây dựng các mức giá dự kiến, ngoài ra Công ty cần xem xét giá của các loại bia khác nhau của các đối thủ cạnh tranh để định giá cho phù hợp từ đó duy trì và phát triển thị phần. Ngoài ra Công ty cần áp dụng chính sách giá phân biệt. Khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng lên thì Công ty cần phân biệt giá để tăng tốc độ tiêu thụ. * Xây dựng chính sách phân phối: Chính sách phân phối hợp lý thúc đẩy hàng hoá lưu thông nhanh về hiệu quả, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới sản lượng Công ty tăng 12 triệu lít/năm thì phân phối sản phẩm có vai trò quan trọng. Mặc dù nhu cầu bia của Công ty là khá lớn nhưng để tiêu thụ hết 12 triệu lít/năm thì Công ty phải tổ chức lại và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Hiện tại hệ thống kênh phân phối của Công ty bao gồm các loại khách hàng : người tiêu dùng trực tiếp (chiếm 0,57% doanh thu), người bán lẻ (1,5%), người bán buôn (41%) và các đại lý (50%). Công ty chỉ bán hàng cho các khách hàng có khả năng thanh toán ngay. Để thúc đẩy khả năng tiêu thụ, đối với các đại lý Công ty cần tháo gỡ những khó khăn trong thanh toán. Các đại lý gặp khó khăn là phải thanh toán ngay khi mua hàng. Để thuận lợi Công ty có thể cho phép trả chậm sau một thời gian nhất định. Bên cạnh đó cần chiết khấu các đại lý thanh toán tiền ngay, các đại lý mua với số lượng lớn. Bia HADO hiện nay chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền Bắc. Công ty cần mở thêm các đại lý ở các tỉnh miền Trung, miền Nam và tăng thêm các đại lý ở miền Bắc. Công ty cần tạo ra sự gắn bó giữa Công ty và các loại khách hàng để biết rõ tình hình tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn của các thành viên trong kênh phân phối. Vấn đề lưu thông sản phẩm của Công ty gặp khó khăn do các khách hàng nhận hàng tại kho của Công ty trong khi công nhân và phương tiện bốc xếp hạn chế. Mặt khác khách hàng vận chuyển sản phẩm chỉ vận chuyển một số giờ trong ngày do đường vào Công ty không được thuận lợi. Công ty cần xây dựng các kho phân phối sản phẩm ở các đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vận chuyển sản phẩm * Chính sách giao tiếp và khuyếch trương: Hiện nay Công ty chưa đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm. Để mở rộng thị trường tại khu vực miền Trung, miền Nam Công ty cần chú ý quảng cáo về sản phẩm của mình. Bên cạnh đó Công ty thực hiện các hoạt động kích thích tiêu thụ như xổ số, trò chơi, tham gia hội thảo và triển lãm chuyên ngành… Các chính sách marketing phải phối hợp với nhau chặt chẽ, thống nhất để tăng cường hiệu quả hoạt động marketing, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn. VI - CẢI TIẾN CƠ CẤU VỐN PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ TIẾT KIỆM VỐN: Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ phụ thuộc vào khối lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh mà còn phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu lượng vốn đó. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng ngành, từng doanh nghiệp mà từ đó xác định cơ cấu vốn tối ưu. Hiện nay cơ cấu vốn của Công ty vẫn chưa hợp lý trong việc phân phối vào tài sản. Như đã phân tích, tài sản cố định của Công ty có khả năng sinh lợi thấp do việc đổi mới tài sản cố định tương đối mạnh mẽ, nhưng các bộ phận thiếu đồng bộ, công suất thực tế vẫn chưa đạt mức thiết kế. Trong khi đó tài sản lưu động chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng sử dụng lại có hiệu quả. Tốc độ luân chuyển nhanh và không bị ứ đọng. Sản phẩm của Công ty chưa được tiêu thụ mạnh mẽ nên được khách hàng chưa thanh toán ngay khi mua hàng. Do vốn lưu động của Công ty thiếu nhiều nên Công ty đã chiếm dụng (53,312% giá trị tài sản lưu động). Hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 35,299% và 39,184% giá trị tài sản lưu động đầu năm và cuối năm. Bộ phận nguyên vật liệu trong hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhưng Công ty đã có những cố gắng để giảm xuống mức có thể. Như vậy các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho của Công ty chưa được hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả là do lượng tiền thiếu quá nhiều. Về tình hình tài chính, tổng số nợ của Công ty chiếm tỷ lệ cao so với tổng số vốn sản xuất (102,6% đầu năm và 150,1% cuối năm). Từ những phân tích trên cho thấy để xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý thì Công ty nên có giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút thêm vốn. Cơ cấu vốn sản xuất của Công ty đầu năm là : Vốn lưu động : 9.315.000.000 đ Giá trị tài sản cố định : 18.787.296.753đ Tổng tài sản : 29.366.293.797đ Cơ cấu của tài sản lưu động: Tiền : 824.906.329đ TSLĐ khác : 3.692.388.385 đ Tỷ suất thanh toán vốn LĐ: Error! = 3.692.388.385/10.578.997.440 = 0,349 Chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ lượng tiền bị thiếu rất nhiều vì mức hợp lý của chỉ tiêu này là £ 0,5 và ³ 0,1. Để đảm bảo khả năng thanh toán cao, giả sử chỉ tiêu tỉ suất thanh toán vốn lưu động đầu năm là 0,5 thì vốn bằng tiền là: 3.692.388.385 đ. Khi đó cơ cấu tài sản lưu động thay đổi. Tiền : 3.692.388.385đ TSLĐ khác : 3.692.388.385đ Tổng TLSĐ : 7.384.776.770đ Vốn bằng tiền còn lại sau khi điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động : 824.906.329 - 3.692.388.385 = - 2.867.482.056 đ Với số vốn (âm) bằng tiền này Công ty không nên đầu tư vào tài sản cố định nữa thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là để thiếu vốn. Nếu hiệu suất sử dụng tài sản cố định khi không được đầu tư thêm vào không đổi thì năm 2006 doanh thu giảm đi. - 2.867.482.056 x 1,059 = - 3.036.663.497,3đ 3.692.388.385 Khả năng thanh toán tức thời đầu năm là : ---------------------- = 0,248 14.872.248.995 Như vậy mặc dù tăng thêm tiền nhưng khả năng thanh toán chưa cao. Khi TSCĐ không được đầu tư thêm thì công suất thực tế sẽ nâng cao, lượng vốn lưu động thiếu sẽ giảm, tăng vòng quay vốn lưu động. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần cố gắng giảm khối lượng nguyên vật liệu dự trữ để giảm hàng tồn kho đến mức tối thiểu. VII - ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG: Đội ngũ lao động có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Đội ngũ lao động hiện nay của Công ty đã được nâng cao trình độ, năng lực so với những năm trước. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học từ 9,8% năm 2004 lên 13,0% năm 2006. Tỉ lệ lao động có trình độ CĐ TC từ 8,9% lên 11,3%. Tỷ lệ lao động có đào tạo nghề từ 50,8% lên 56,3%. Tỷ lệ lao động phổ thông giảm từ 30,5% 2004 xuống 19,3% 2006. Nhìn chung Công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển nhân lực thông qua đào tạo nâng cao năng lực trình độ lao động. Công ty đã có chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của mình như đào tạo chuyên gia đánh giá tác động môi trường, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công nghệ, bồi dưỡng đội ngũ đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất. Ngoài ra Công ty tổ chức công tác nâng bậc, nâng cấp cho công nhân lao động. Tuy nhiên công tác đào tạo chưa hợp lý, Công ty chỉ tập trung đào tạo về nâng cao năng lực kỹ thuật, kinh tế trong khi đào tạo năng lực quản trị còn bỏ ngỏ. Hình thức đào tạo chưa phong phú, chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống như đào tạo ngắn hạn tại các trường đại học. Do vậy Công ty cần đổi mới hoạt động đào tạo. Công ty cần mở rộng nội dung đào tạo, kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị. Số người có trình độ trên đại học còn ít, Công ty có thể bố trí tuyển chọn những người có năng lực dưới 40 tuổi để đào tạo trên đại học, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản trị. Bên cạnh đó Công ty cần đào tạo bộ phận chuyên trách marketing. Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn, Công ty cần giáo dục các giá trị tinh thần góp phần làm phong phú trình độ nhận thức chung của người lao động. Công ty cần sử dụng các hình thức, phương pháp đào tạo hiện đại. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường đại học, Công ty cần mời các nhà quản lý có kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài nước để giảng dạy. Thay đổi phương pháp đào tạo bằng đào tạo tình huống. Ngoài ra Công ty cần sự giúp đỡ từ phía các nhà cung cấp công nghệ để nâng cao trình độ người lao động, làm chủ các công nghệ mới. Hiệu quả đào tạo đội ngũ lao động là rất lớn và khó đo lường kết quả đem lại. Hàng năm Công ty chi 1 triệu đồng cho một cán bộ công nhân viên để đào tạo thì tổng chi phí đào tạo khoảng 300 triệu. Đây là con số khiêm tốn so với lợi nhuận hàng năm của Công ty nhưng vẫn đảm bảo khả năng đào tạo. Để tiến hành đào tạo, vào thời kỳ sản xuất không bận rộn như vào đầu mùa đông, sau tết 1 tháng cán bộ công nhân viên có thể đi học theo sự sắp xếp của Công ty. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bên cạnh những nỗ lực của Công ty. Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước: - Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty huy động vốn để đưa công suất lên 15 triệu lít/năm. Công ty cần huy động một lượng vốn là 50 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách, Công ty CP LHTP cần được sự hỗ trợ vay vốn của ngân sách để đổi mới công nghệ. Thông qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty vay vốn nhanh chóng và có những nguồn vốn ưu đãi, Nhà nước nên cho phép Công ty phát hành trái phiếu huy động vốn trong dân. - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành rộng rãi các tổ chức tư vấn công nghệ, các cơ quan nghiên cứu công nghệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm được công nghệ thích hợp cũng như nâng cao năng lực công nghệ. - Nhà nước cần có chính sách tài chính thích hợp để huy động các nguồn vốn ứ đọng vào sản xuất kinh doanh, hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác mọi nguồn vốn. - Nhà nước kiên quyết thực hiện chống buôn lậu, hàng giả, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Với sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cách sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Do đó vấn đề sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả là hết sức thiết thực đối với doanh nghiệp. Trong phạm vi chuyên đề này em xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của Công cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm với những nội dung chủ yếu : * Về lý luận : Trình bày có hệ thống lý luận chung về hiệu quả sử dụng vốn. - Những vấn đề cơ bản của vốn sản xuất kinh doanh. - Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Về thực tiễn : - Trình bày một số đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn. - Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn. - Đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do thời gian và điều kiện có hạn nên nội dung chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp giúp đỡ của Thầy, Cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Thầy giáo Đào Văn Hùng và anh, chị trong phòng Kế toán - Tài vụ Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quản trị tài chính doanh nghiệp: PGS.TS. Lưu Thị Hương-PGS.TS. Vũ Duy Hào- NXB tài chính Hà Nội-2006. 2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp: PGS.TS. Lưu Thị Hương - NXB thống kê Hà Nội-2005. 3. Phân tích tài chính doanh nghiệp: Josette Peyrard - NXB Thống kê 1997. 4. Giáo trình quản trị và tác nghiệp: TS. Trương Đoàn Thể - NXB Thống kê Hà Nội-2004. 5. Bảo toàn và phát triển vốn: Nguyễn Công Nghiệp - Phùng Thị Đoan - NXB Thống kê 1992. 6. Giải pháp huy động, sử dụng nguồn vốn: Uỷ ban kế hoạch Nhà nước-1991. 7. Những nguyên lý của KINH TẾ HỌC (tập II kinh tế học vĩ mô): N.GREGORY MANKIW – NXB lao động xã hội Hà Nội-2004. 8. Niên giám thống kê -1996. 9. Tạp chí Thông tin tài chính số: 22/1998, số: 1/1997. 10. Tạp chí Ngân hàng số: 14/1998, số: 9/1998. 11. Chế độ quản lý, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ - NXB Tài chính-1996. 12. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp: PGS.TS. Nguyễn Thị Đông-NXB đại học kinh tế quốc dân Hà Nội-2006. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......................o0o...................... NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TP Hà Đông, ngày......... tháng ........năm 2007 Tr. Phòng tài vụ NGUYỄN THỊ CHUNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc .....................o0o..................... NHẬN XÉT BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Của sinh viên: Lưu Xuân Hải ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Hà Nội, ngày........tháng........năm 2007 Giáo viên hướng dẫn TS: ĐÀO VĂN HÙNG MỤC LỤC Mở đầu: Chương 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp: I. Những vấn đề cơ bản về sử dụng vốn: Khái niệm về vốn sản xuất: Phân loại vốn sản xuất: 2.1. Vốn cố định: Khái niệm và đặc điểm: Cơ cấu vốn cố định: Quản lý vốn cố định: 2.2. Vốn lưu động: Khái niệm và đặc điểm: Cơ cấu vốn lưu động: Quản lý vốn lưu động: 3. Nguồn hình thành vốn sản xuất: II. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Khái niệm về hiệu quả: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: III. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao HQ sử dụng vốn: Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Kỹ thuật sản xuất: Đặc điểm về sản phẩm: Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ doanh nghiệp: Trình độ lao động của doanh nghiệp: Các chính sách vĩ mô: Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra: Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm: Xác định, lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn: Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế: Chương2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm thời gian qua: I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP LHTP: Thời điểm hình thành: Thời kỳ trước đổi mới (1971 – 1989): Giai đoạn 1971 - 1980: Giai đoạn 1980 – 1989: Thời kỳ sau đổi mới (1989 – 2005): Đây là thời kỳ trước khi chuyển đổi doanh nghiệp sang Công ty cổ phần, và cũng là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta: II. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Công ty: Đặc điểm sản phẩm - thị trường: Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia: Đặc điểm về nguyên vật liệu: Đặc điểm về lao động: Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty: III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP LHTP: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất: Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm: I. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị: II. Tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất bia chai: III. Cải thiện công tác khấu hao TSCĐ: IV. Áp dụng mô hình quản lý tiền mặt Millerr – Orr: V. Tăng cường công tác Marketing: VI. Cải tiến cơ cấu vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, nhằm sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn: VII. Đào tạo đội ngũ lao động: * Một số kiến nghị với nhà nước: * Kết luận: * Tài liệu tham khảo: * Nhận xét của Công ty CP Liên Hợp Thực Phẩm: * Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn: * Mục lục chuyên đề tốt nghiệp: Trang 1 2 2 2 3 3 3 4 5 7 7 8 9 13 14 14 15 15 15 18 20 21 21 22 22 22 22 23 23 23 23 23 24 24 25 25 26 26 26 26 26 27 27 28 28 28 31 32 34 36 36 47 56 59 59 61 63 64 66 70 71 73 74 75 76 77 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12054.DOC
Tài liệu liên quan