Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện

Trong thời gian ba tháng thực tập ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện em đã có điều kiện nghiên cứu về đề tài:”Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”. Em nhận thấy đây là một doanh nghiệp nhỏ, mới được cổ phần hóa từ một doanh nghiệp nhà nước.Do vậy, mặc dù sự phát triển của doanh nghiệp có chiều hướng đi lên song vẫn gặp rất nhiều biến động và khó khăn trước nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt này. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đầu thầu sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiepj. Chất lượng của công tác đấu thầu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được nhiều gói thầu, tao công ăn viêc làm cho nhân viên, tăng lợi nhuận cho công ty, mở rộng thị trường, tăng vốn sở hữu. Hiện tại năng lực đấu thầu của công ty vẫn ở mức trung bình của ngành. Năng lực hồ sơ của doanh nghiệp đã đáp ứng đủ nhưng công ty vẫn cần hoàn thiện thêm năng lực của mình để có thể thẳng lợi trong đấu thầu vì môi trường cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn, đặc biệt công ty cần nỗ lực hoàn thiện năng lực về marketing, năng lực tài chính. Bằng kiến thức và một chút hiểu biết em đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng giúp công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở môi trường kinh tế thị trường như hiện nay.

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
neo TCVN-338-2005 Gia công TCVN-130-77 Đai ốc TCVN-188-1997 Mã nhúng nóng 18-TCN-04-92 27 Tiêu chuẩn về nước thi công TCVN-4566-87 (Nguồn phòng kế hoạch – kỹ thuật) Trong quá trình xây lắp các công trình, chất lượng công tác xây lắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: con người việc thực hiện đúng yếu cầu của thiết kế kỹ thuật, việc tổ chức cung ứng nguyên vật liệu…. trong quá trình kiểm tra chất lượng thi công công trình chặt chẽ theo các tiêu chuẩn đã quy định. Các hoạt động kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình xấy lắp do cán bộ đảm nhiệm để đảm bảo chất lượng công trình đúng theo tiêu chuẩn, theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư. Biểu đồ 7:Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ BỘ PHẬN GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG TRÌNH GIÁM ĐỐC DỰ ẤN BỘ PHẬN KỸ THUẬT THI CÔNG Nghiên cứu bản vẽ, hồ sơ kỹ thuật, các yêu câu về kỹ thuật. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế, hồ sơ kỹ thuật các yêu cầu về kỹ thuật Nghiên cứu quy phạm Thi công Nghiên cứu quy phạm thị trường Đưa ra các biện pháp thi công Tiến trình thực hiện Xem xét và kiểm tra Biện pháp thi công Hướng dẫn các biện pháp thi công Yêu cầu kỹ thuật, quy phạm thực hiện Giám sát quá trình thực hiện biện pháp thi công, thực hiện các yêu cầu kỹ thuật, quy phạm thi công. Đưa phương án và thiết bị kiểm tra, đo lường, thí nghiệm Xem xét kiểm tra kiểm soát thiết bị đo lường, thí nghiệm NGHIỆM THU ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ Chất lượng trình tự công việc Chất lượng bộ phận công việc Chất lượng hạng mục Chất Lượng vật liệu thiết bị Chất lượng thi công xây lắp CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HOÀN CÔNG Tiến độ thi công Đây là khoảng thời gian từ lúc chuẩn bị đến lúc kết thúc công việc xây dựng, nhận bàn giao và đưa dự án vào sử dụng, khai thác. Tùy từng công trình mà tiến đọ thi công các hạng mục là khác nhau có công trình là 120 ngày, 180 ngày, 1 năm, có khi kéo dài 2 đến 3 năm đối với những công trình có giá trị lớn. Trình tự thực hiên các hạng mục cần phải lập sẳn và được thể hiện trong bảng tiến độ thi công. Việc lập ra tiến độ thi công: Giúp cho việc chủ động trong quá trình thi công để có kế hoạch sử dụng vật tư, nhân lực thời gian một cách hợp lý để đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn. Việc chỉ đạo các đơn vị thi công làm đúng thời gian để ra về cung ứng nguyên vật tứ, khối lượng công việc và thời ian nghiệm thu của giám sát. Công ty thường áp dụng hai phương pháp thi công chính là phương pháp song song và phương pháp tuần tự. Song 2 phương pháp trên đều có những hạn chế nhất định: Phương pháp tuần tự: làm hạn chế tiến độ thi công Phương pháp song song: giúp đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng lại khó trong việc quản lý doanh nghiệp. Vì vậy kết hợp cả 2 phương pháp là tốt nhất, tùy từng hạng mục trong công trình mà ta áp dụng từng phương pháp để vừa có thể rút ngắn thời gian thi công lại vừa đảm bảo chat lượng tốt cho công trình. Vì vậy có rất nhiều công trình mà công ty đã hoàn thành đúng tiến độ mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Tuy một số công trình gặp phải những khó khăn như điều kiện từ nhiên, do cung cách quản lý… mà bị chậm tiến độ thi công. Song công ty vẫn đang ngày càng hoàn thiện cố gắng khắc phục khó khăn để cải thiện tình hình đấu thầu ở doanh nghiệp. Bảng tiến độ thi công một số công trình mà công ty đã thực hiện trong 2 năm gần đây. ( Theo bảng 13) Tình hình và kết quả đấu thầu của công ty trong nhưng năm vừa qua *Dự án: Gói thầu TK – W3A: Xây lắp trạm TBA 110KV Xây lắp phần NR 220kV, 110kV đấu nối vào trạm tiểu dự án: TBA 220kV tam kỳ (M1&M2) & nhánh rẽ Theo thông tin của quản lý điện Miền Trung, công ty đã biết đến dự án và tham gia đấu thầu. Thời điểm nhận thầu là vào tháng 12 năm 2008. Đây là gói thầu tương đối lớn, công ty cảm thấy có đủ năng lực để nhận thầu. Ban giám đốc đã cử phòng Kế hoạch kỹ thuật trực tiếp điều tra, theo dõi giám sát gói thầu này. Và phòng đã nhanh chóng lập báo cáo nghiên cứu để trình giám đốc phê duyệt. Tổng giám đốc đã ra quyết đinh số 156/QĐ - XL phê duyệt và chính thức lập kế hoạch chi tiết rồi phối hợp với phòng tài chính kế toán để lập hồ sơ dự thầu. Phòng kế hoạch liên hệ với phòng vật tư, trực tiếp lo phần vật tư của công trình, thương thảo giá cả hợp lý và làm theo tiến độ của Dự án. Phòng dự án yêu cầu phòng vật tư làm một bản bảo cáo về xuất xứ, giá cả, chi phi vẩn chuyển… Ngoài ra, phòng kế hoạch còn liên hệ với phòng tổ chức lao động để tìm hiểu về giá nhân công xây lắp, cán bộ… Cử người của đơn vị xây lắp 1 và 2 đi khảo sát hiện trường và đưa ra báo giá và các phương pháp có thể thi công đối với công trình này. Trên cơ sở đánh giá của đơn vị xây lắp Hòng đã chọn ra giá dự thàu và điêu chỉnhsao cho hợp lý nhất. Công ty đã đưa ra phương pháp thi công: a. Thi công móng cột nhánh rẽ: dùng máy kinh vĩ xác định lại tim móng, tim trụ và các kích thước cho đúng thiết kế. Tiến hành đào đất (phương pháp thủ công) à đổ bê tông lótà đặt buộc cốt thép, bulong móng, cốt pha à lắp đặt cốt pha đế móng à đổ bê tông đế à đổ bê tông trụ móngà công tác lắp đất, đắp đấtà công tác tiếp địa à Hoàn công và nghiệm thu phần thi công móng. b. Dựng cột Chuẩn bị mặt bằng, bố trí dụng cụ, phương tiện à lắp dựng đoạn gốc à Di chuyển trụàHoàn thiện thân, à dựng cánh gà. Thi công kéo dây Công tác phát tuyến àcông tác đỡ dây kéo qua các khoảng vượt à công tác néo cột, căng xà à treo pu lyà công tác bố trí thiết bị thi công. Sử dựng 2 phương án: Phương án rải căng dây dẫn Phương án thi công đầu nối Đến ngày 16/12/2007 công ty cử cán bộ tham gia mở thầu. Một số nội dung chính của bản mở thầu là: Trích biên bản mở thầu: Gói thầu TK – W3A: Xây lắp trạm TBA 110KV Xây lắp phần NR 220kV, 110kV đấu nối vào trạm tiểu dự án: TBA 220kV tam kỳ (M1&M2) & nhánh rẽ Đơn vị: VNĐ TT Tên của Nhà thầu Bảo lãnh Giá chào thầu Giá sau giảm giá Giá trúng thầu 1 Công ty cổ phần lắp máy và Xây dựng điện 250000000 12611544543 11590909091  2 Công ty cổ phần Sông Đà 12 250000000 12376652819 12590000000 11480000000 3 Công ty cổ phần TDĐT TMCN Việt Á 250000000 16052915212 13200000000 4 Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4 250000000 14329801585 13500000000 (Nguồn phòng kế hoạch kỹ thuật) Qua biên bản mở thầu kia xét thấy Công ty đã có giá dự thầu thấp nhất. Chính thức nhiệm thu công trình theo quyết định hợp đồng số 52/EVN/AMB – P7/HĐXL và đã từng bước thực hiện và được nhiệm giao công trình vào cuối năm nay. III. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện Những thành tích và ưu điểm Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực này rât nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm có uy tín trên thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, công ty luôn biết phát huy những thế mạnh cũng như hạn chế các điểm yếu để đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Công ty đã trúng thầu và hoàn thành được nhiều công trình có giá trị trên 10 tỷ đồng. Đều được các nhà đầu tư đánh giá cao. Mặc dù trước đây công ty chỉ là một xí nghiệp nhỏ có vốn ít. Sau khi cổ phần hóa công ty đã có những nỗ lực đáng nể so với trước. Về lợi nhuận, mức độ giá trị thầu không phải là cao so với ngành nhưng tương đối ổn định và tăng đều so với các năm trước. Đội ngũ lập hồ sơ còn non trẻ, thiếu kinh nghiêm nhưng rất năng nổ có trách nhiệm tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa. Bảng 22: Báo cáo thực hiện sản lượng năm 2007 (Đơn vị: Triệu đồng) STT Nội dung Kế hoạch năm Kế hoạch quý IV Thực hiện quý IV Thực hiện cả năm Tỷ lệ thực hiện % Quý IV Năm I GT Tổng sản lượng 85861 24.442 14590 57883 60 67 1 GTXL đường dây 85661 24442 14348 57401 59 67 - GTDD 2006 chuyển sang 3307 - Giá trị thực hiện năm 2007 54094 2 GTKD khác 200 0 242 482 241 II Doanh thu 78055 22220 13264 51638 60 66 1 Doanh thu xây lắp 77874 22220 13044 51174 59 66 2 Doanh thu kinh doanh khác 182 0 220 464 255 (Nguồn phòng kế hoạch - kỹ thuật) Bảng 23: Báo cáo thực hiện sản lượng năm 2008 (Đơn vị: Triệu đồng) TT Nội dung Kế hoạch năm Kế hoạch quý IV Thực hiện quý IV Thực hiện cả năm Tỷ lệ thực hiện % Quý IV Năm 3 4 5 7 8=(5)/(4) 8=(7)/(3) I GIÁ TRỊ TỔNG SẢN LƯỢNG 82700 42616 26401 94436 62 114.2 1 GIÁ TRỊ XẤY LẮP ĐƯỜNG DÂY 82500 42616 26401 94104 62 114.1 Trong đó: Các công trình chuyển tiếp từ 2007 chuyển sang 62500 42616 26401 85580 Giá trị dơ dang 2007 chuyển sang 4525 Các công trình phát sinh 2008 20000 0 2 GIÁ TRỊ KINH DOANH KHÁC 200 0 332 166 II DOANH THU 75182 38742 24001 85851 62 114.2 1 Doanh thu xây lắp 75000 38742 24001 85549 2 Doanh thu kinh doanh khác 182 0 302 III GÍA TRỊ CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN 26404 89912 Đội xây lắp II 646 5833 Đội xây lắp III 701 5775 Chi nhánh IEC 2 3891 13399 Chi nhánh IEC Sơn La 3793 15783 Xưởng gai công cơ khí (137,6 tấn) 297 Đội xây lắp 7 cũ 396 B phụ. Trong đó 17373 48429 Bản lả - Vinh 867 7288 Công viên yên sở 4761 10140 ĐZ 110 KV Thái An 2325 3735 TBA Hòa Phát 4480 4480 ĐZ 220 KV Cẩm phả - Quảng Ning 4055 4055 Lô thầu 4.7 Thái Bình 886 3400 ĐZ 220 Kv Tuyên Quang - Thái Nguyên 217 Trạm biến áp 110 KV Văn Quán 2708 G3.10 2972 G3.9 2127 ĐZ 110 KV Đồng Hới - Đông Hà 7308 Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2007 đặt ra kế hoạch 85861 triệu đồng nhưng chỉ đạt được 67%. Trong quý IV cũng chỉ đạt được 60%. Công ty đã không hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Doanh thu cũng chỉ đạt 66%. Tuy nhiên doanh thu kinh doanh khác đạt tới 255%. Từ đó nguồn thu khác của doanh nghiệp khá mạnh, khá phát triển. Đây là một lợi thế song đối với ngành nghề kinh doanh chính doanh nghiệp cần làm ăn có hiệu quả hơn. Trong năm 2007 Công ty đã hoàn thành xuất sắc các công trình lưới điện dưới 35KV trở xuống. Trong năm 2008, mặc dù quý IV chỉ đạt 62%. Nhưng do đầu năm hoàn thành xuất sắc các dự án còn dở dang năm trước nên cuối năm đã vượt mức kế hoạch là 14%, Giá trị doanh thu khác vẫn vượt mức kế hoạch đạt 166%. Tuy so với năm ngoái có giảm nhưng đây vẫn là một lợi thế của doanh nghiệp Những hạn chế về năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp Thứ nhất, đối với những dự án dự thầu gần đây thì giá dự thầu vẫn còn cao rất cao so với đối thủ cạnh tranh. Giá dự thầu cao dẫn đến chi phí cho dự án cao, làm giảm khả năng trúng thầu của công ty, giảm khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ. Thứ hai, vấn đề chuẩn bị cho dự thầu là chưa thực sự tốt, công tác quản lý điều hành cũng chưa hợp lý. Việc tìm kiếm các cơ hội đấu thầu còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý việc thi công còn ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình Thứ ba, công tác nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng chưa thực sự hiệu quả, không có hình thức nào quảng cáo cho công ty. Các hợp đồng đến thường là do quan hệ lâu dài. Thứ tư, tình hình tài chính của công ty còn kém, vay nợ nhiều, nguồn vốn chủ sở hữu thì thấp, hầu hết đều phải huy động một lượng vốn lớn cho các dự án. Thiếu vốn và chưa đủ năng lực cạnh tranh là những nguyên nhân dẫn đến công ty chưa tham gia được vào những dự án thực sự mang tầm cỡ quốc gia. Đây là một hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyên đổi, áp lực tài chính luôn đè nặng khi doanh nghiệp không còn được Nhà nước bảo hộ. Trước đó, doanh nghiệp luôn nhân được sự ưu đãi về vốn, sự đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Nay đi vay thì phải có tài sản thế chập. Trong một số trường hợp công ty đã không thể đáp ứng được yêu cầu. Thứ năm, môt hạn chế nữa là kinh nghiệm quản lý các dự án của công ty còn yếu kém, thể hiện ở việc : Quản lý nguyên vật liệu chưa tốt Quản lý, đôn đốc lao động chưa tốt Quản lý thời gian thi công chưa hiệu quả Quản lý giám sát kỹ thuật thi công chưa cao Quản lý việc nghiệm thu từng hạng mục công trình chưa tốt Do đó dẫn đến công ty đã bị chậm tiến độ thi công một số công trình. Một điểm nữa là do cán bộ hầu hết đều trưởng thành từ cơ chế cũ bị ảnh hưởng, chưa có tư duy đổi mới tích cực nến bị hạn chế tầm nhìn trước sự thay đổi của cơ chế thị trường. Đây cũng là nhược điểm của hầu hết các doanh nghiệp truyền thống lâu năm. Nếu không sớm khắc phục nhược điểm này công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong tường lai. 3. Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân chủ quan Phương pháp lập hồ sơ dự thầu nói chung hay khâu lập giá dự thầu còn cứng nhắc chưa linh hoạt, thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt chưa có kỹ năng phân tích và lập giá dự thầu. Phương pháp tính toán chi phí cho từng hạng mục chưa chính xác dẫn đến việc hoạch định giá cũng ít chính xác do vậy có nhiều công trình bị trượt thầu. Ta thấy qua bảng 7 và bảng 8 thì tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu của công ty vẫn ở mức ổn định, và thậm chí giảm qua một số năm trong khi đó doanh thu của công ty vẫn có xu hướng tăng. Một yếu tố đáng chú ý khi lập giá dự toán là phải căn cứ vào những số liệu lịch sử về chi phí đối với những gói thầu tương tự mà chi phí xây lắp của xí nghiệp chiếm tỷ trọng ổn định, do vậy nguyên nhân chính dẫn đến việc giá dự thầu của xí nghiệp cao là do các khoản chi phí thiết bị, chi phí tư vấn, chi phí khác cao nên dẫn đến giá dự thầu cao. Một điều nữa là để tránh so sánh giữa cái không tốt này với cái không tốt khác thì vẫn có thể tồn tại những nguyên nhân tiềm tàng từ việc chưa tiết kiệm những khoản chi phí xây lắp như: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí quản lý. Công tác lập hồ sợ dự thầu là do phòng kế hoạch kinh doanh đảm nhiệm. Hiện nay, phòng này chỉ có 8 nhân viên trong đó chỉ có 4 người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc lập giá dự thầu. Phòng mới thành lập được 5 năm nên kinh nghiệm còn thiếu. Đội ngũ cán bộ có thâm niên từ 2 đến 5 năm chưa có kinh nghiệm cần phải đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ. Công ty vẫn chưa có một hệ thống phản hồi thông tin hoàn chỉnh: Biểu hiện là trong công tác lập giá dự thầu thì các bộ phận thông tin còn chồng chéo. Tuy nhìn bề ngoài chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ và ăn khớp nhưng có một điểm đáng nói ở đây là ý thức của nhân viên trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất. Nếu các cán bộ nhân viên có ý thức chưa cao về vấn đề này thì việc tìm kiếm thông tin về giá nguyên vật liệu của phòng vật tư, rồi tính kiểm tra sát sao về giá của phòng dự án, ....thì tất yếu sẽ dẫn đến việc như là vô tình giá dự thầu bị đẩy lên cao. Nguyên nhân do quản lý yếu kém, tình chuyên môn hóa ở các phòng chưa cao. Bộ máy tổ chức của công ty đã có thay đổi song vẫn giữ rất nhiều phong cách cũ như là: Nhân viêc các phòng ban vẫn có nhiều thời gian làm việc riêng, chưa tập trung cao vào công việc, có một số động tác thừa gây lãng phí. Mặc dù có áp dụng tiêu chuẩn ISO nhưng bộ máy quản lý vẫn mang phong cách cũ, cơ chế cũ. Chưa thực sự tiến bộ chinh điều này hạn chế sự phát triển của công ty khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước chứ chưa nói đến nước ngoài. Nguyên nhân khách quan - Rủi ro về môi trường kinh tế Vào năm 2006 nước ta chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới đã khiên cho tình hình kinh tế nước ta có nhiều biên động rõ rệt. Sự bất ổn về giá cả, lãi suất và lạm phát trong nền kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân gây cản trở ảnh hưởng tới hoạt dộng đầu tư của Công ty. Đặc biệt là giá cả nguyên vất liệu đầu vào tăng lên làm cho tổng chi phí tăng lên rất nhiều, gây khó khăn cho công tác lập giá dự thầu và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu của Công ty. - Rủi ro về luật pháp, chính trị Ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố luật pháp chính trị. Hệ thống luật pháp của nước ta còn đang trong thời gian hoàn thiện nên có sự thay đổi liên tục. Ngay trong các quy chế, quy định về đầu thầu. Với các dự án mà công ty thực hiện, thời gian thi công thường dài có thể đến 2 - 3 năm, trong khi đó chính sách nhà nước lại luôn có sự thay đổi khiến cho Công ty thích nghi không kịp. Ví dụ như để lập dự toán công trình thì cần phải đựơc hạch toán cơ bản từ những bản báo giá do Bộ Xây Dựng quy định. Nhưng những bản báo giá này thường có sự thay đổi nhưng do một lý do nào đó mà công ty chưa cập nhật được do chậm trễ thì rất có thể giá dự toán với bảng báo giá cũ đã được bỏ đi có thể cao hơn rất nhiều so với bản báo giá mới, do đó nếu không cập nhật kịp thời thì đây là một rủi ro mà công ty phải chịu trong một tương lai dài. Đó cũng là một trong những lý do công ty luôn phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với những cam kết của chủ đầu tư mà vẫn đảm bảo lợi ích mà dự án đem lại. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY VÀ XÂY DỰNG ĐIỆN Định hướng phát triển công ty đến năm 2010 Trước xu thế đổi mới của đất nước, Công ty CP Lắp máy phát triển theo hướng từ Công ty Nhà nước chuyển đổi thành công ty Cổ phần. Trong quá trình này Công ty đã gặp nhiều khó khăn, quy mô Công ty bị thu hẹp lại. Công ty đứng trước những áp lực về vốn, không còn được sự trợ giúp từ nhà nước. Tuy nhiên, có thể nói thị trường các công ty lắp máy là một thị trường xây dựng điện đầy tiềm năng, do vậy đòi hỏi ở công ty rất nhiều yếu tố để có thể cạnh tranh được với các đối thủ: như trình độ quản lý, trình độ công nghệ, năng lực đội ngũ cán bộ… Mục tiêu chính của công ty trong những năm tới vẫn là khẳng định khả năng của mình trên thị trường xây lắp điện và từng bước xây dựng thương hiệu. Xây dụng chiến lược cạnh tranh nhằm duy trì phần thị trường xây lắp điện vốn có đông thời dần dần mở rộng sang lĩnh vực xây dựng dân dụng khác. Nhận định tình hình Đặc điểm chung Sau hơn 4 năm hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần, công tác quản lý và điều hành sản xuất đã đi vào nề nếp. Việc áp dụng mô hình Quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000 đã phần nào cải thiện nâng cao chất lượng quản lý điều hành công ty, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế của công ty đề ra. Tuy nhiên công ty gặp phải một số cản trở trong mấy năm vừa qua: Công ty đang làm công trình ĐZ 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên thì việc đền bù giải phóng mặt bằng nên kéo dài thời gian thi công, gây tốn kém và lãng phí lao động. Một số yếu tố khách quan dẫn đến việc chậm bàn giao công trình như ĐZ – 110 KV Than Uyên – Lai Châu dẫn đến để mất mát vật tư thiết bị gây thiệt hại về kinh tế. Tư tưởng và cách làm của một số cán bộ, công nhân trong công ty còn mang tính bao cấp, chưa sáng tạo trong công việc Nhiệm vụ năm tới . Nhận định chung Công ty vẫn còn nhiêu biến động, tình hình vẫn còn khó khăn do thị trường biến động, nhiều công việc tồn đọng cần giải quyết. 2.2 Mục tiêu Các chỉ tiêu chủ yếu: Giá trị sản lượng thực hiện: 45.5 tỷ Lợi nhuận trước thuế: 1.5 tỷ Đầu tư mua một xe cấu tự hành 600 triệu Đầu tư xây dựng khu nhà xưởng và kho tại BaLa 300 triệu đồng Tập chung chỉ đạo một số công trình và hoàn thành trong thời gian sớm nhất. + ĐZ 220 KV Bản Lả - Vinh + ĐZ 220 KV Tuyên Quang – Bắc Cạn + Kè xong phần móng ĐZ 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên + 6 gói thầu còn lại cảu dự án ORET + ĐZ 110 KV Đồng Hới Đông Hà + Hoàn thành một số dự án còn dở dang trong những năm trước Công tác kế hoạch thị trường Tiếp tục tham gia đấu thầu tìm kiếm công trình gối đầu cho năm 2008 Tăng cường công tác hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán thu hồi vốn Kịp thời ra bản khoán, thanh toán với các đơn vị trực thuộc Tăng cường công tác quản lý Công tác kế hoạch và thị trường Ngoài các hợp đồng đã ký công ty đề ra mục tiêu phấn đấu tham gia đấu thầu, chị định thầu và ký thêm công trình có giá trị từ 30 – 40 tỷ đồng Việc thanh toán quyết toán công trình với chủ đầu tư cần phải tiến hành nhanh chóng gọn, chính xác, hoàn thiện một số công trình còn tồn đọng, Công tác kỹ thuật công nghệ Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật trước khi thi công công tình. Lập hồ sơ hoàn thành công trình nhanh gọn để phục vụ việc quyết toán và thu hồi vốn. Ché tạo Puly 2 rãnh áp dụng cho kéo rải căng dây, hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị thi công theo đúng quy trình, quy phạm, kịp thời phát hiện sữa chữa sai sót trong công trình. Cải tiến trang thiết bị, công cụ thi công cho phù hợp với đặc thù công việc chuyên ngành của mình. Công tác tài chính kế toán Tập trung phối hợp các phòng ban liên quan để đẩy nhanh công tác thu hồi vốn nhằm giảm mức vay ngân hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc hướng dẫn, tạo điều kiện giúp các đơn vị hoàn thiện chứng từ, thống nhất phương pháp theo dõi số liệu hạch toán chính xác cho đúng chế độ. Công tác vật tư; Tập hợp đầy đủ khối lượng, giá trị vật tư nhập vào và xuất đi cho từng công trình, đối chiếu, hoàn tất các thủ tục một cách chính xác, phục vụ cho công việc hạch toán. Một số công tác khác Công ty cố gắng đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống và quyền lợi cho người lao động. Kết hợp với các tổ chức khác cho anh em đi nghỉ mát, tặng quà vào ngày lễ. Động viên công nhân viên hoàn thành những công trình cần phải thi công gấp rút. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Phát triển nguồn lao động Con người là yếu tố trung tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo như phân tích tình hình lao động của công ty ở trên thì số lượng cán bộ có chuyên môn tham gia đấu thầu thực sự là không nhiều. Một phần do trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó hiện nay công ty đang tham gia nhiều gói thầu nên nhu cầu sử dụng nhiều lao động có trình độ và chuyên môn cao. Để trúng thầu công ty không chỉ đòi hỏi nhiều lao động vừa có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng mà còn yêu cầu kinh nghiệm thực tế. Theo số liệu thống kê ở trên thì đội ngũ lao động có trình độ lao động đại học chỉ chiếm khoảng… đại đa số là trình độ trung cấp, cao đẳng. Vì vậy việc công ty Công ty cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ chuyên môn không chỉ cán bộ tham gia dự thầu mà cả đội ngũ lao động thi công các công trình. Công ty thực hiện một số giải pháp này nhằm mục tiêu sau: Nhằm nâng cao chất lượng của hồ sơ dư thầu trên các mặt như: giá thầu, chi phí nguyên vật liệu... Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân viên, có được đội ngũ cán bộ có khả năng đảm nhận những vị trí quan trọng như chủ thâu, chủ các đội, người chuyên giám sát thi công… để chất lượng công trình được đảm bảo tốt nhất. Từ những phân tích trên công ty cần phát triển nguồn nhân lực thông qua việc không ngừng tuyển chọn các kỹ sư trẻ mới ra trường tại các trường đại học cao đẳng thông qua việc tổ chức - Tổ chức thi tuyển à tiếp nhận hồ sơ, sàng lọc lựa chọn những ứng viên sáng giá à phỏng vấn, thử việc theo dõi trong quá trình thử việc, lựa chọn những kỹ sư trẻ đưa họ xuống các công trình để trao dồi kinh nghiệm thực tiễn rồi đưa về các phòng ban trong Công ty. Ngoài ra, công ty cần ưu đãi với các nhân viên mới. Họ có ưu điểm là những người trẻ tuổi có trình độ, có kỹ thuật chuyên môn, tiếp cận nhanh với tri thức. Sau khi hết thời gian thử việc, tuyển chọn những người thực sự có trình độ, sắp xếp lương thưởng hợp lý. Cần có những động viên, ưu đãi để họ gắn bó lâu dài với công ty. Trong một gói thầu công ty cần bố trí những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây lắp làm trưởng nhóm, còn các kĩ sư trẻ tuổi có trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm làm thành viên. Theo nghiên cứu của em thì công ty cần tuyển thêm lao động ở một số phòng ban như: phòng kế hoạch – kỹ thuật. Các đội thi công 1 và 2 đang thiếu các kỹ sư trẻ có trình độ sử dụng các máy móc thiết bị công nghệ cao. Hiện nay, hầu hết người đúng ra chịu trách nhiệm chính cho các công trình là những cán bộ lâu năm có thâm niên từ 15-20 năm. Xét theo khía cạnh hiện nay thì rất tốt nhưng vài năm nữa khi các cán bộ này về nghỉ hưu thì ai sẽ đứng ra làm trưởng. Do đó, công ty cần trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lao động. Quá trình đào tạo gồm có 3 giai đoạn: Phân tích nhu cầu à tiến hành đào tạo à đánh giá chất lượng đào tạo Công ty sẽ thực hiện theo hướng: - Khuyến khích cán bộ, công nhân viên trong công ty tham gia các khóa học để nâng cao trình độ. Gửi một số cán bộ chủ chốt đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ liên quan đến ngành nghề tại một số trường đai học hoặc những nơi chuyên đào tạo. Tạo điều kiện về thời gian và chi phí về học tập và làm việc. Công ty có thể khuyến khích tự đi học để nâng cao trình độ. Công ty có thể mạnh dạn phối hợp với một số đơn vị có uy tín tổ chức các hội thảo, các buổi thuyết trình về đấu thầu để các cán bộ nhân viên trong công ty có cơ hội trao đổi tiếp xúc với nhau để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Ngoài ra, công ty có thể tự tổ chức hướng dẫn học việc, học nghề, hoặc mở các lớp về nghiệp vu mời các cán bộ có chuyên môn về giảng dạy nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân viên trong công ty. Lợi ích của việc đào tạo trên sẽ giúp cho nhân viên trong công ty nâng cao được trình độ, có kinh nghiệm hơn, sát với thực tế nhu cầu của công việc sẽ đào tạo được một đôi ngũ chuyên nghiệp trong đấu thầu. Cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi đôn đốc nhân viên trong quá trình làm việc để từ đó đánh giá chính xác trình độ tay nghề của đội ngũ lao động chủ chốt, từ đó xác định các đối tượng cần đào tạo và đảm bảo được tính đồng bộ. Tuy nhiên trong việc đào tạo cần lưu ý một số điểm sau: Cần xác định đúng đối tượng cần đào tạo Đào tạo học đi đôi với hành Đào tạo liên tục Đánh giá kết quả đào tạo Đảm bảo các học viên sau khi đào tạo quay về phục vụ cho công ty. Tuy nhiên để thực hiện tốt những giải pháp trên công ty cần đảm bảo một số yếu tố sau: Vấn đề tài chính: Công ty cần xác định rõ rang năng lực tài chính của công ty để quyết định mức đầu tư sao cho hợp lý vừa tiết kiệm chi phí lại hiệu quả cao trong việc tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ. Vấn đề thời gian: Cần phải bố trí thời gian sao cho hợp lý, thời gian tuyển dụng nhân viên, thời gian cho nhân viên đi đào tạo, bố trí người làm thay… Không nên để lãng phí thời gian và nguồn lực của công ty. Cần lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết trong tuyển dụng cũng như trong đào tạo. Giải pháp tăng cường huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính cho công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Tiêu chí đầu tiên để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty chính là năng lực tài chính cũng như khả năng sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Một công ty có năng lực tài chính ổn định sẽ giúp Công ty nhanh chóng thích ứng được với những biến động liên tục của thị trường và hoàn thành sớm được dự án. Tình hình tài chính ổn định tạo sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, nhà thầu giúp cho công ty có nhiều cơ hội hơn, và giảm bớt những khó khăn trong quá trình đấu thầu. Kể từ sau khi cổ phần hóa năm 2005 hạn chế lớn nhất của công ty là việc quản lý nguồn vốn, việc huy động vốn của công ty gặp rất nhiều khó khăn nó ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu trong quá trình thi công công trình. Công ty không còn được sử dụng hình thức tín chấp để vay ngân hàng, các khoản tín dụng đều đỏi hỏi có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hiện nay cho thấy các công trình được thực hiện thường kéo dài, đòi hỏi công ty phải có nguồn lực tài chinh đủ lớn để ứng phó với các rủi ro có thể sảy ra. Trong quá trình hoạt động công ty thường phải ứng trước vốn, hay bảo lãnh trong quá trình thực hiện hợp đồng… ứng trước mua các yếu tố đầu vào à đều cần vốn. Không phải tất cả các công trình đều được thanh toán ngay. Dẫn đến việc ứ đọng vốn không kịp thu hồi vốn trong những dự án tiếp theo. Việc thiếu vốn ảnh hưởng đến việc cung ứng nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình. Công ty cần đưa ra một số hướng thực hiện để tăng hiệu quả của giải pháp: - Tích cực thâm nhập thị trường mới nhằm thu hút vốn đầu từ các nguồn khác nhau. - Cần mở rộng và phát triển sản xuất nâng cao chất lượng công trình. Kinh doanh có lãi, thu được lợi nhuận bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển. - Tiết kiệm các khoản chi phí, tăng nguồn thu cho công ty. - Mở rộng các quan hệ tài chính, duy trì uy tín trong hoạt động tài chính đối với các ngân hang để từ đó có sự giúp đỡ về vốn khi cần. - Có thể huy động nguồn vốn trong công ty qua các công nhân viên. - Thi công nhanh đúng tiến độ đứt điểm với một số công trình đang thực hiện. thu hồi vốn nhanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ quay vòng của vốn. Xúc tiến một số hoạt động để giảm lượng hàng tồn kho, tăng một số chỉ tiêu tài chính, tăng hiệu quả kinh doanh. Đẩy nhanh hoạt động thu hồi công nợ và ứng vốn của các công trình, tăng khả năng thanh toán để tránh gây ảnh hưởng tới khả năng dự thầu nhất là trong những thời điểm thi công nhiều công trình một lúc. Đối với nhân viên thu hồi vốn, cần động viên khích lệ, thưởng phạt nghiêm minh để nhân viên làm việc có hiệu quả. - Cần mở rộng các quan hệ kinh doanh liên kết đối với các đối tác để có thể nhận sự hỗ trợ về vốn của các đối tác khi cần. Việc hợp tác này không chỉ giúp Công ty có được sự hỗ trợ về vốn lưu động mà còn tạo thiện cảm với đối tác tạo lợi ích hợp tác lâu dài. Tranh thủ sử dụng vốn của khách hàng, bạn hàng một cách hợp lý. Duy trì mối quan hệ hợp lý, làm ăn lâu dài có được mối quan hệ có lợi tronglàm ăn. Khi vay vốn, Công ty cần thực hiện đầy đủ những cam kết với ngân hàng, chứng minh mục đích vay vốn. Cần tích cực xây dựng mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính để tranh thủ sự giúp đỡ, bảo lãnh dự thầu khai thác tối đa nguồn vốn tin dụng. Lập kế hoạch cho công tác sử dụng vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Cần xác định đúng thời điểm cung ứng vốn cho từng dự án để kịp thời huy động. Để thực hiện được Công ty cần đảm bảo một số vấn đề sau: - Đảm bảo kinh doanh có lãi, lợi nhuận tăng đều - Có đội ngũ cán bộ làm trong tài chính có trình độ chuyên môn cao về quản lý tài chính, có khả năng ngoại giao, xây dựng các mối quan hệ tốt đối với khách hàng, bạn hàng, các đối tác như các ngân hàng, doanh nghiệp, liên doanh… Thường xuyên báo cáo tình hình tài chính, tài sản nguồn vốn cho người có thẩm quyền. Tăng cường hoạt động Marketing Công ty nên chính thức thành lập một bộ phận phòng ban chuyên về Marketing Nhận thấy mảng thu thập xử lý thông tin ở Công ty ít được quan tâm, các thông tin của Công ty chỉ được lồng ghép trong hồ sơ mời thầu. Việc thu thập các thông tin về các gói thầu, về đấu thầu chỉ được thông qua các mối quan hệ sẵn có của công ty. Hiện nay, nền kinh tế đang mở cửa, có rất nhiều các công trình đã và đang được dự kiến xây dựng, nếu Công ty không thu tìm kiếm các thông tin kịp thời thì sẽ khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy việc thành lập một phòng ban chuyên về Marketing nhằm một số mục đích sau: Đem lại những thông tin chính xác, kịp thời để phát triển của thị trường, đánh giá các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung ứng những nhân tố liên quan khác Công tác tiếp thị được đẩy mạnh sẽ làm tăng uy tín cho công ty. Khi có bộ phận Marketing sẽ giúp cho công ty xây dựng được kế hoạch dự báo giá đáp ứng linh hoạt đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường. Hiện nay ở công ty chưa có bộ phận Marketing. Vì vậy khi phòng này được lập ra sẽ giúp đỡ cho các phòng khác làm việc chuyên môn hóa hơn, đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Bộ phận này sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu tình hình nguồn cung ứng thiết bị, máy móc , nguồn lao động trên thị trường. Để từ đó đưa ra các chính sách giá cả hợp lý, có tính cạnh tranh cao. Tìm hiểu những chính sách quy định của nhà nước để có những giải pháp tốt nhất để có thể thích nghi đối với sự biến động thất thường của thị trường. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tìm kiềm thông tin về các dự án, các công trình để công ty tham gia đấu thầu. - Tìm hiểu và câp nhật tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. - Cần thu thập tất cả về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. - Cần nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Dựa vào đó để nắm bắt các cơ hội và tránh các nguy cơ đề ra được các chiến lược cạnh tranh phù hợp, có tính khả thi. - Quan tâm đến lập giá dự thầu, đến năng lực tài chính, công nghệ kỹ thuật quan hệ của nhà thầu với chủ đầu tư. Cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chi tiết cụ thể, vì nó không chỉ ứng dụng cho một gói thầu mà được đem ra sử dụng chung cho nhiều gói thầu cùng thời điểm. - Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ quan hệ với chủ đầu tư và các cơ quan thẩm quyền khác để khai thác các thông tin cần thiết cho hoạt động đấu thầu của Công ty và chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, các chương trình quảng cáo những thế mạnh của công ty (năng lực tài chính, thiết bị, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm….) cho các nhà đầu tư để Công ty có thể dễ dàng tiếp cận với dự án một cách sớm nhất. - Bộ phận này có trách nhiệm phân loại các dự án đấu thầu mà công ty sẽ tham gia, chịu trách nhiệm tìm kiếm và xây dựng một hệ thống bài thầu mẫu đối với từng loại dự án thầu để bộ phận lập hồ sơ mời thầu có thể tham khảo. Giúp cho việc nâng cao chất lượng công việc, rút ngắn thời gian lập hồ sơ dự thầu. Bộ phận mới này cũng có nhiệm vụ tìm kiếm cập nhật các thông tin về các tiến bộ khoa học, các công nghệ mới để ứng dụng trong xây lắp nâng cao hiệu quả trong quá trình xây dựng công trình. Điều này rất cần thiết vì nó giúp cho hồ sơ của doanh nghiệp có tính thuyết phục cao về phương thức tổ chức kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao là cách tốt nhất để rút ngắn tiến độ thi công, giá dự thầu sẽ được giảm được nếu làm việc một cách khoa học. Để có thể thực hiện được giải pháp này công ty cần có một số điều kiện cơ bản sau: Công ty cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn về Marketing. Cần những người trẻ, năng động nhiệt tình. Những ai không có đủ yêu cầu hoặc làm việc không hiệu quả cần thay thế để tránh giảm hiệu quả về mặt kinh tế gây ra những hiệu ứng không tốt trong nội bộ công ty. Công ty phải có đủ kinh phí cung cấp cho bộ cho bộ phận Marketing. Cần có các chương trình để các cán bộ tham gia các khóa học về đào tạo nghiệp vụ Marketing, giao tiếp, đàm phán…nâng cao nghiệp vụ cho công nhân viên. Thêm nữa, thông tin đóng vài trò quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của công ty nên cần có một cơ chế vận hành trơn tru, mỗi cán bộ nhân viên trong công ty là một kênh thông tin về các dự án đấu thầu của Công ty. Mỗi cán bộ, mỗi nhân viên với các mối quan hệ rộng khắp của mình là một kênh thu thập thông tin rất hiệu quả. Nếu các thông tin được sàn lọc và khai thác đúng cách sẽ mạng lại cho công những thông tin rất cần thiết, khả năng nắm bắt thông tin cũng sẽ nhanh nhạy hơn đối với các đối thủ cạnh tranh nâng cao khả năng dự thầu và trúng thầu. Công ty cần động viên, phổ biến tích cực cho đội ngũ lao động trong toàn công ty tích cực vận dụng các mối quan hệ xã hội và gia đình để tìm kiếm và cung cấp thông tin cho Công ty. Cần có sự hộ trợ giữa phòng Marketing và phòng kế hoạch – kỹ thuật Cụ thể là : Khi thành lập phòng Marketing, Công ty có thể tuyển một số cán bộ có kinh nghiệm lâu năm ở phòng kế hoạch – kỹ thuật, đã từng làm phân tích nghiên cứu thị trường sang làm trưởng phòng, chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên trong phòng. Tuyển thêm một số nhân viên trẻ tuổi có khả năng, tốt nghiệp một số trường đại học về khối ngành Marketing. Có nhiệm vụ: Một nhân viên: chuyên nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Một nhân viên: nghiên cứu giá cả, xây dựng chính sách giá cả sao cho hợp lý… Một nhân viên: Xúc tiến Marketing, xây dựng thương hiệu, tiêu thu… Phòng nên tập trung vào chính sách giá cả, nghiên cứu kỹ lưỡng về giá để đưa ra được giá dự thầu phù hợp nhất. Giá dự thầu là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thắng thầu của công ty Cạnh tranh bằng giá thị trường thì đối với công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện có lẽ không thực sự hiệu quả vì đây là một công ty nhỏ, không có nhiều thị phần như các công ty lớn khác. Công ty nên áp dụng chính sách cạnh tranh bằng chính sách chi phí thấp. Vừa tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư, vừa nâng hiệu quả, thu được lợi nhuận. Hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì vậy thị trường ngày càng bị chia nhỏ. Công ty cần mở rộng thị trường, thâm nhập một số thị trường mới tiềm năng: Miền Bắc là thị trường chính, tại đây công ty đã xây dựng được hình ảnh tạo uy tín với khách hàng. Vẫn tích cực tìm kiếm các gói thầu tại đây, từng bước thâm nhập thị trường Miền Trung và Miền Nam. Khi thực hiện được giải pháp có thể đạt được một số kết quả sau đây: Công ty sẽ khắc phục được tình trang tiếp thị không đúng đối tượng. Từ đó giúp công ty nhận biết được nguy cơ và cơ hội sớm để có các biện pháp kịp thời ứng phó. Sẽ nắm bắt được tâm lý, thị yếu, nghiên cứu rõ sâu hơn về thị trường đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Khi Marketing tốt doanh nghiệp sẽ có được danh tiếng hơn và danh tiếng có tác dụng rất lớn đến khả năng trúng thấu của dự án. Do vậy trước khi đấu thầu làm tốt công tác quảng cáo sẽ tăng thêm mức độ tin cậy của chủ đầu tư đối với doanh nghiệp, từ đó nâng cao tỷ lệ trúng thầu. Sau khi đã biết được thông tin về gói thầu, cần phải đánh giá năng lực của bản thân doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao không trước khi tham dự thầu vì vậy việc nghiên cứu kỹ lưỡng về thông tin gói thầu rất quan trọng. Tăng cường nâng cao năng lực mua sắm máy móc thiết bị Do những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật và mỹ thuật về chất lượng công trình cũng như sự phức tạp của dự án nên công ty cần phải có một số lượng máy móc nhất định mới có thể tham gia vào các dự án lớn. Hiện nay số lượng máy móc của công ty phần nào đã đáp ứng được nhu cầu song đa số là các máy móc từ rất lâu. Về công nghệ đã bị lỗi thời trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ kỹ thuật như hiện nay. Do vậy công ty cần phải đầu tư trang thiết bị máy móc thi công hiện đại để tạo dựng cơ sở vật chất cho các công trình tạo niềm tin đối với chủ đầu tư và khách hàng. Việc tăng cường mua sắm máy móc thiết bị nhằm hai mục tiêu chính là: Nâng cao chất lượng công trình Đẩy nhanh tiến độ thi công - Khi đầu tư vào giải pháp này sẽ tăng cơ hôi thắng thầu của công ty. Năng lức máy móc sẽ đáp ứng được, có nhiều máy móc công nghệ mới giúp cho việc thực hiện các công trình tốt hơn. - Đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công. Với khả năng tài chính hiện nay của công ty thì việc mua một loạt các trang thiết bị mới là không thể. Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư một sản phẩm nào. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế, khi quyết định đầu tư trang thiết bị móc phục vụ trong quá trình thi công, Công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng những trang thiết bị cũng như phương pháp tiến hành mua sắm như: - Tổ chức đấu thầu để mua sắm trang thiết bị - Thuê mua tài chính - Hợp tác liên doanh đối với các đối tác - Công ty tiến hành mua sắm các linh kiện máy móc, lắp ráp thay thế các thiết bị cũ hỏng. Tích cực cải tiến kỹ thuật áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng lực máy mọc thiết bị đang sử dụng. Mua các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng của các công ty khác Tiến hành thuê các loại máy móc thi công hiện đại theo hình thức thuê tài chính. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này đòi hỏi: - Công ty phải có vốn - Có đội ngũ lao động cao có trình độ tay nghề có thể sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại. 5. Xây dựng và phát triển chiến lược giá thành hợp lý Việc xác định giá dự thầu là rất quan trọng, không được quá cao (cao sẽ trượt thầu) mà cũng không quá thấp (thấp sẽ gây lỗ cho bản thân doanh nghiệp) cần xác đinh giá một cách hợp lý để công ty có thể thắng thầu. Để xác định được giá dự thầu cần xem xét kỹ yếu tố chi phí cấu tạo nên giá. Vì vậy em giải pháp này thông qua chiến lược giá cả nhằm tính toàn chi phí sao cho họp lý đưa ra được mức giá dự thầu giúp công ty có thể thắng thầu. Chiến lược giá thành này phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty vì chiến lược giá thành là một bộ phận của chiến lược phát triển doanh nghiệp)”: Chiến lược giá thành là: Công ty lấy trọng điểm là giữ giá thành thấp và giá cả thị trường rẻ, xây dựng giá trên cơ sở vốn thấp là một biện pháp rất hữu ích đối với những doanh nghiệp nhỏ như công ty Cổ phần xây lắp điện. Chiến lược giá cả của công ty thì phụ thuộc vào các yếu tố sau: tình hình cạnh tranh, xu hướng trên thị trường, chi phí.. một số ước tính về những giá trị mà chủ đầu tư yêu cầu Để xây dựng một chiến lược giá thành thích hợp nhằm tăng khả năng thắng thầu thì cần làm những bước sau: - Cần xác định giá thành mục tiêu: Ở đây nên sử dụng phương pháp phân tích lịch sử để xác định: là phương pháp căn cứ trên số liệu giá thành lịch sử phân giải những chi phí tính toán theo phương pháp toàn bộ giá thành thành giá thành cố định và giá thành lưu động, tìm ra quy luật của nó để dự đoán thiết lập nên giá thành mục tiêu Việc dựa trên kinh nghiệm là cần thiết song nên tham khảo những yếu tố gây ảnh hưởng tới thị trường như lạm phát… nó mang tính chủ quan đòi hỏi những người dự toán chi phí phải có chuyên môn kinh nghiệm. Nhưng nó mang tính cá nhân không thực sự chuẩn xác vì vậy sau đó cần xác định giá dự trên:. + Phương pháp phân tích giá thành lợi nhuận Giá thành mục tiêu = Doanh thu dự tính - lợi nhuận mục tiêu - thuế + Phương pháp dự tính chỉ tiêu: Dựa trên giá cả nguyên vật liệu, năng suất lao động và dự tính mức lương để xác định mục tiêu giảm giá thành và tiến hành dự tính giá thành mục tiêu của sản phẩm. Công ty nên tính giá dự toán trên cả 3 phương pháp trên rồi đưa ra những kết luận chính xác hơn. Tuy nhiên để có được chi phí hợp lý không quá cao mà cũng không quá thấp công ty cần + Khống chế khoản chi do mua bán nguyên vật liệu, mua sắm máy móc thiết bị. Ngoài ra cần khống chế các khoản chi phí vận chuyển sao cho hợp lý. Cố gắng thiết lập một hệ thống sao cho có thể thích ứng được với sự dao động của thị trường. Doanh nghiệp cần phải thiết lập một hệ thống giám sát giá cả hiện này, kịp thời thu nhận các thông tin giá cả. Tìm lấy các cơ hội. Nghiệm khắc, hạn chế hiện tướng hoa hồng, ăn triết khấu. +Khống chế tiêu hao các nguồn lực: Vật lực, nhân lực … Cần phải tính toán công tác quản lý và nắm bắt giá trị số liệu về chất lượng, số lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách vận dụng những phương pháp khoa học. Công tác tiêu hao vật tư. Việc khấu hao tài sản cố định như máy móc thiết bị cần tính toán rõ rang hạn chế tối đa nhất tận dụng triệt để. Cải tiến nâng cao trình độ công nghệ cũng là một phương pháp làm giảm tiêu hao vật tư. Việc tăng cường quản lý chất lượng cũng dẫn đến giảm giá thành. Việc quản lý chất lượng tốt, công trình được đảm bảo không có nhiều sự cố về công trình, tránh được chi phí sửa chữa và giá tự dưng bị đẩy lên cao. Vấn đề chất lượng công trình không những ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá dự thầu của doanh nghiệp. Việc sửa chữa công trình quá nhiều dẫn đến chi phí lớn hơn so với giá chào hàng ban đầu. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, gây lỗ. Ngoài ra để phát huy được triệt để nguồn nhân lực tránh lãng phí, cần giảm nhân công và tăng hiệu suất. Tối ưu hóa kết cấu tổ chức Thiết lập định mức lao động Cải cách chế độ thưởng phạt Kiến nghị với Nhà nước Đấu thầu là một hoạt động cần thiết và quan trọng. Hiện nay, hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều bất cập, hạn chế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ để các tổ chức hoặc cá nhân có cơ hội lách luật làm cho hoạt động đấu thầu xuất hiện nhiều tiêu cực giữa chủ thầu và các nhà thầu không đủ năng lực. Trong hoạt động đấu thầu có nhiều vấn đề còn thiếu mình bạch làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu. Có thể kể ra một số hiện tượng sau: Hiện tượng “cò” trong đấu thầu. Đây là hiện tượng một số đối tượng đe dọa để bỏ thầu hoạc đặt giá cao để trượt thầu, để nghị nhà thầu chi cho một khoản tiền nào đó để đứng ra giúp nhà thầu trúng thầu. Hiện tượng này khá tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, nó không mình bạch làm cho một số nhà thầu bị trượt thầu mà không biết lý do vì sao. Đây là một hiện tượng cấm đáng lên án xã hội và bị nhà nước cấm. Tuy nhiên, nhà nước lại thiếu các văn bản pháp luật và biện pháp xử lý đối với các đối tượng này. Khi tiến hành mở thầu, bên mời thầu cần có sự thông báo, kết hợp với công an để ra các phương hướng, bảo vệ các nhà thầu. Nhà nước buộc các nhà thầu cần phải tránh những cuộc cò mồi bên ngoài Trong đấu thầu có hiện tượng “tham nhũng”. Đặc biệt là trong những công trình lớn của nhà nước, có hiện tượng móc nối giữa nhà đầu tư và nhà thầu để “ bớt xén’ tiền của nhà nước cho lợi về mình. Đây là việc làm sai trái, đáng lên án nhưng nó vẫn sảy ra và nhiều như cơm bữa hang ngày. Mà lý do là do việc xử phạt của nhà nước trước hiện tượng này chưa nghiêm mình nên nó ngày càng lan tràn sâu rộng và khó kiểm soát. Một hiện tượng tiêu cực nữa đang làm nhức nhối các nhà chức trách là hiện tượng “bán thầu” ngày càng nở rộ, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng công trình. Theo nghiên cứu thì số lượng công trình thi công vài năm gần đây tăng cao nhưng chất lượng công trình thì sút giảm nghiêm trọng. Mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng công trình yếu kém là do thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Trong khi đó, các quy định quản lý, thẩm định và giám sát năng lực nhà thầu lại lỏng lẻo và nhẹ về chế tài xử phạt các vi phạm về quản lý chất lượng. Hiện tưởng “bán thầu” dẫn đến quá nhiều tầng lớp trung gian hưởng lợi từ chính các công trình. Đơn vị trực tiếp thực hiện công trình sẽ nhận được giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu ban đầu. Ngoài ra, ban đầu nhà thầu là những nhà thầu uy tín có khả năng đáp ứng nhu cầu chủ đầu tư nhưng khi “bán thầu” sang một số nhà thầu không có đủ năng lực để thi công( nhưng vẫn thi công) dẫn đến chất lượng công trình có vấn đề, an toàn lao động… biện pháp thi công so sài, chất lượng công trình giảm sút. Mà do có hiện tượng này khi tình trạng công trình có trễ hẹn cũng không dám phạt, chất lượng kém cũng phải bảo vệ cho nhau. Các tổng công ty bao che cho các xí nghiệp… Do đó, Nhà nước cần tích cực hơn trong việc hòa thiện hệ thống văn bản pháp luật. Bổ sung ngày các quy định đảm bảo chất lượng công trình trong Luật đấu thầu. Cụ thể với giai đoạn lập dự án, thiết kế, khảo sát, thi công… cần quy định cụ thể vi phạm điều nào, điểm nào xử lý ra sao, phạt bao nhiêu tiền, … thậm chí thu hồi giấy phép kinh doanh, truy cứu trách nhiệm. Hiện nay không chỉ trong ngành xây lắp mà ngành xây dựng nói chung cũng xác định đơn vị trúng thầu dựa chủ yếu vào giá dự thầu saocho thấp nhất mà chưa tính đến yếu tố đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư. Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp có thể phát triển hết khả năng. .Đối với những nhà thầu vi phạm thì cần có biện pháp xử lý mạnh để răn đe, ngăn chặn chính các nhà thầu khác không có ý định tái diễn. KẾT LUẬN Trong thời gian ba tháng thực tập ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện em đã có điều kiện nghiên cứu về đề tài:”Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện”. Em nhận thấy đây là một doanh nghiệp nhỏ, mới được cổ phần hóa từ một doanh nghiệp nhà nước.Do vậy, mặc dù sự phát triển của doanh nghiệp có chiều hướng đi lên song vẫn gặp rất nhiều biến động và khó khăn trước nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt này. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đầu thầu sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiepj. Chất lượng của công tác đấu thầu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận được nhiều gói thầu, tao công ăn viêc làm cho nhân viên, tăng lợi nhuận cho công ty, mở rộng thị trường, tăng vốn sở hữu. Hiện tại năng lực đấu thầu của công ty vẫn ở mức trung bình của ngành. Năng lực hồ sơ của doanh nghiệp đã đáp ứng đủ nhưng công ty vẫn cần hoàn thiện thêm năng lực của mình để có thể thẳng lợi trong đấu thầu vì môi trường cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn, đặc biệt công ty cần nỗ lực hoàn thiện năng lực về marketing, năng lực tài chính. Bằng kiến thức và một chút hiểu biết em đã đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng giúp công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu ở môi trường kinh tế thị trường như hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thời gian nghiên cứu, em hy vọng những giải pháp mà em đưa ra là có thể góp một phần nhỏ bé vào sự pháp triển của công ty. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tài chính của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Hồ sơ năng lực của công ty Cổ phần lắp máy và xây dựng điện Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần lắp máy và xây dựng điện Luận văn tốt nghiệp “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Thương mại và Tư vấn Thăng Long” Khoa QTKD, ĐHKTQD Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị đinh số 88/1999/NĐ –CP ngày 1/9/1999 DANH MỤC BẢNG BIẾU, SƠ ĐỒ Bảng 1: Tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2004 đến 2008 21 Bảng 2: So sánh các chỉ tiêu thông qua tốc độ liên hoàn và tốc độ định gốc 21 Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính 22 Bảng 4: Báo cáo tài chính vài năm gần đây của Công ty 24 Bảng 5: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007 25 Bảng 6: So sánh giữa các chi tiêu trong bảng báo cáo tài chính 26 Bảng 7: Doanh thu của Công ty từ năm 2004 đến 2008 28 Bảng 8: Các khoản chi phí của Công ty từ năm 2004 – 2008 29 Bảng 9: Một số chỉ tiêu sinh lời của Công ty 29 Bảng 10: Danh sách máy móc và thiết bị thi công 37 Bảng 11: Cơ cấu lao động của doanh nghiệp trong mấy năm gần đây 41 Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng của Lao động 41 Bảng 13: Chất lượng lao động 42 Bảng 14: So sánh tốc độ tăng trưởng về chất lượng lao động 42 Bảng 15: Cơ cấu lao động theo thâm niên 42 Bảng 16: Bảng kê danh sách công nhân trực tiếp 43 Bảng 17: Các dự án Công ty đã thực hiện từ sau khi cổ phần hóa 45 Bảng 18: Một số công trình chưa hoàn thành năm 2008 48 Bảng 19: Kết quả đấu thầu của Công ty từ năm 2004 đến 2008 49 Bảng 20: Bảng tổng hợp giá dự thầu 55 Bảng 21: Tiêu chuẩn quy phạm để thi công, giám sát và nghiệm thu 58 Bảng 22: Báo cáo thực hiện sản lượng 2007 65 Bảng 23: Báo cáo thực hiện sản lượng 2008 66 Biểu đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 14 Biểu đồ 2: Sơ đồ tổ chức hiện trường 18 Biểu đồ 3: Doanh thu thuần của Công ty giai đoạn 2004 – 2008 28 Biểu đồ 4: Lợi nhuận của doanh nghiệp 29 Biểu đồ 5: Quy trình đấu thầu của Công ty 33 Biểu đồ 6: So sánh giá trị trúng thầu với giá trị dự thầu giai đoạn 2004 – 2008 49 Biểu đồ 7: Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ 60 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31785.doc
Tài liệu liên quan