Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang chuyên nghiệp, có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế. Đối với công nhân lao động cần đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học- công nghệ tiên tiến. Với yêu cầu như vậy cần có quan điểm: Đào tạo giữ vị trí ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May cần gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, của ngành, gắn với tiến bộ của khoa học - công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May là công việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động. Để hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Dệt May hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cần: Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực của ngành Dệt May. Chương trình đào tạo –phát triển cần được tính toán từ hai phía: kế hoạch đào tạo-phát triển của doanh nghiệp và một hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp. Từng doanh nghiệp Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp dệt may cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp doanh nghiệp có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào: Các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của ngành Dệt May: Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2.với các lớp không chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức. Đối với công nhân trong doanh nghiệp ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của công nhân và thời gian rỗi việc.

doc49 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra thị trường thế giới.Chúng ta xem xét xem trước đây ngành dệt phát triển như thế nào, đặc biệt là trong vấn đề xuất khẩu, đóng góp của nó vào trong GDP của nước ta.Chúng ta hãy xem xét kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt qua các năm để thấy được hoạt động của các doanh nghiệp dệt may nước ta như thế nào trong thị trường xuất khẩu? Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may tới một số thị trường (Đơn Vị Triệu USD) STT Thị trường Năm 2006 (tr USD) Năm 06 so với 05 (%) Tỷ trọng KN năm 2006 Năm 2007 (tr USD) Năm 07 so với 06 (%) Tỷ trọng KN năm 2007 1 Hoa Kỳ 3044,6 16,97 52,18 4464,8 46,65 57,39 2 EU 1243,8 37,46 21,32 1489,3 19,74 19,14 3 Nhật Bản 627,6 3,93 10,76 703,8 12,14 9,05 4 Đài Loan 181,4 -0,95 3,11 161,1 -11,18 2,07 5 Canada 97,3 20,23 1,67 135,5 39,25 1,74 6 Hàn Quốc 82,9 67,55 1,42 85,0 2,49 1,09 7 Nga 62,4 30,33 1,07 79,0 26,59 1,02 8 Mêhicô 000 54,5 0,70 9 Trung Quốc 29,7 265,92 0,51 43,1 45,17 0,55 10 Thổ Nhĩ Kỳ 5,7 134,99 0,10 37,8 563,80 0,49 11 Hồng Kông 31,1 148,75 0,53 36,6 17,60 0,47 12 UAE 27,4 351,44 0,47 28,5 4,15 0,37 13 Campuchia 18,5 564 0,32 28,5 54,15 0,37 14 Malaysia 33,7 37,78 0,58 25,3 -24,79 0,33 15 Singapore 19,1 285,40 0,33 24,2 26,40 0,31 16 Inđônêxia 17,4 1,04 0,30 24,8 42,40 0,32 17 ả Rập Xê út 18,1 166,95 0,31 27,2 49,91 0,35 18 Ôxtrâylia 23,7 -4,54 0,41 24,2 2,08 0,31 19 Ukraina 12,2 284,32 0,21 21,4 75,20 0,28 20 Thái Lan 10,7 367,75 0,18 16,4 53,24 0,21 21 Nam Phi 3,4 124,38 0,06 13,3 294,27 0,17 22 Thụy Sỹ 10,8 31,97 0,19 11,3 4,80 0,15 23 Philipine 6,4 373,29 0,11 11,2 76,14 0,14 Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP (ĐV: Ngàn USD) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 XKDM (1) 1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780 KNXK (2) 14482 15029 16706 20149 26485 32447 39600 48000 GDP (3) 27600 30000 33500 38300 44700 52900 60800 65900 (1)/(2) ĐV: % 13,1 13,1 16,3 17,9 16,5 15 14,9 16 (1)/(3) ĐV: % 6,8 6,6 8,1 9,4 9,8 9,3 9,5 11,8 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn chung hoạt động của các doanh nghiệp dệt may nước ta trong các năm vừa qua là tương đối hiệu quả, với kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn luôn tăng lên.Tuy nhiên chúng ta phả đề cập đến thị trường trong nước, thị trường mà ở đó những người tiêu dùng chủ yếu là người dan Việt Nam với thu nhập bình quân chưa được cao. Phải thừa nhận rằng trong suốt một thời gian dài vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may chưa thật sự chú trọng đến thị trường nội địa, đã bỏ ngỏ sân chơi cho Trung Quốc thao túng sản phẩm tầng thấp, các thương hiệu nước ngoài thì thống lĩnh sản phẩm tầng cao và trung, còn trong nước chỉ có vài doanh nghiệp như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10, T&T, .... Do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của Ngành Dệt May Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản đang gặp khó khăn. Trước tình hình này, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường phát triển thị trường trong nước.Tập trung phát triển thị trường trong nước được coi là chiến lược phát triển dài hạn của toàn ngành dệt may.  Ông Lê Quốc Ân  Chủ tịch hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết,  tiếp cận mạnh hơn thị trường trong nước là hướng đi của hầu hết các DN Việt Nam trong tình hình xuất khẩu đang gặp  nhiều khó khăn như hiện nay, tiếp cận thị trường nội địa các doanh nghiệp dệt may của Vinatex  đang  chiếm ưu thế còn hầu hết các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thiếu khả năng này,  do trước  đây tập trung hết cho xuất khẩu theo đơn hàng của công ty mẹ. Bà  Nguyễn Thị Hồng Hương,  giám đốc Công ty  kinh doanh hàng thời trang Việt Nam, cho biết, hiện nay  hệ thống siêu thị của Vinatex  Mart đã phát triển tới 22 tỉnh, thành phố với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở ra  hơn hai chục cửa hàng thời trang  và  tận dụng các hệ thống phân phối đang có,  nhất là hệ thống siêu thị Vinatex, các cửa hàng của các doanh nghiệp lớn đã đầu tư  từ nhiều năm như các Tổng công ty Cổ phần: May Việt Tiến, Phong Phú, May Nhà Bè, Dệt May Hà Nội (Hanosimex), và các Công ty Cổ phần:  May 10, May Đức Giang, May Thăng long,…. để bán  hàng hóa của các DN trong ngành  ra thị trường với chi phí lưu thông thấp nhất. Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến, là doanh nghiệp thành công nhất trong việc chiếm lĩnh thị thị trường nội địa, nhiều năm qua, DN đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường trong nước với mức tăng trưởng lên 40%. Việt Tiến đã triển khai và đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới, nhất là các mặt hàng thời trang cao cấp như Viettien, Vee Sendy, T-Tup,  Sciaro, Manhattan, hàng may sẵn cho học sinh, công nhân nhãn hiệu Vie-Laross, ngoài 17 cửa hàng và gần 600 đại lý bán sản phẩm của Việt Tiến, DN  này đang tiếp tục mở rộng, phát triển kênh phân phối, đưa sản phẩm vào 48 trung tâm thương mại. Công ty Cổ phần May 10 cũng là doanh nghiệp rất tiên phong trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường khu vực phía Bắc. Ngoài đội  ngũ thiết kế  thời trang dày dạn kinh nghiệm, May 10 đã  mạnh  dạn thuê độc quyền một công ty người mẫu chuyên quảng bá sản phẩm của đơn vị. Trước tình hình thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, năm nay May 10 sẽ tăng tỉ lệ  tiêu thụ nội địa lên 30% và khai thác triệt để việc may đo Veston cao cấp và đồng phục cho các cơ quan và doanh nghiệp chuyên ngành trong nước. Một trong những kinh nghiệm khai thác thành công thị trường trong nước, đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm  của nhiều DN dệt may chính là quan tâm, củng cố đội ngũ các nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp để có thể đưa ra  thị trường những sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) đã  thành lập Công ty Cổ phần Thời trang trên cơ sở tách bộ phận kinh doanh may mặc nội địa trước đây của Tổng công ty.  Hiện công ty có 9 nhà  thiết kế thời trang có tên tuổi trong nước, đã  thiết kế và sản  sản xuất  nhiều sản phẩm  dệt kim  thông dụng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng với nhiều mức giá khác nhau, được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty  CP May Đức Giang cũng  xác định tăng thị phần trong nước trong năm nay từ 20% đến 25%. Để quảng bá cho sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước, Công ty đã bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để tài trợ toàn bộ trang phục cho diễn viên trong  35 tập phim "Mùa cưới” của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.   Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp: theo một điều tra với 175 doanh nghiệp, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. 2. Phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song song với điều đó cũng có rất nhiều thách thức mới và lớn.Chúng ta hãy phân tích điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp dệt may để thấy được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đó.Trên cấp độ doanh nghiệp thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu được tạo ra bởi ưu thế có nguồn nhân lực với đội ngũ công nhân có tay nghề khéo léo cộng với chi phí tiền lương thấp. Giá nhân công dệt may Việt Nam hiện nay thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ từ 0,3 - 0,6 USD/giờ. Cùng thuộc nhóm này còn có Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Campuchia.(năm 2007). Ở cấp độ doanh nghiệp và sản phẩm thì khả năng cạnh tranh của chúng ta là rất thấp do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, chưa chú trọng đến khâu thiết kế sản phẩm và kiểu dáng của sản phẩm.Cũng phải nhấn mạnh rằng một số điểm mạnh cũng như cơ hội của các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam chỉ mang tính tạm thời. Đó không phải là năng lực cạnh tranh thực sự của các doanh nghiệp khi mà trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO). Trong tương lai nó có thể không trở thành nguy cơ được. ĐIỂM MẠNH -Các doanh nguồn nhân công dồi dào và có trình độ. -Lương giờ bình quân thấp. Mức lương được các doanh nghiệp dệt may đưa ra tại sàn giao dịch việc làm dao động từ 900.000 đồng đến 1,6 triệu đồng, tùy từng vị trí và thời gian làm việc. -Chi phí sản xuất/phút thấp hơn các nước trong khu vực -Phương tiện gửi hàng và chi phí vận chuyển quốc tế thuận lợi và giá thấp. -Được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư dùng để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu -Hầu hết các doanh nghiệp được trang bị tốt, người quản lý có trình độ -Đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp với khách hàng ĐIỂM YẾU -Các doanh nghiệp dệt may chưa chủ động tạo được nguồn nguyên liệu trong nước phù hợp yêu cầu hàng xuất khẩu -Sự liên kết của doanh nghiệp với khách hàng còn kém phát triển: quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, ít mối liên hệ với khách hàng cuối cùng. -Khả năng tiếp thị của doanh nghiệp dệt may còn yếu, đặc biệt trong việc đột phá thị trường mới. -Hầu như các doanh nghiệp dệt may chưa có thương hiệu riêng, chủng loại còn hạn chế -Việc đào tạo của các doanh nghiệp còn hạn chế đặc biệt là nhà ưủan lý chuyên ngành DN xuất khẩu VN có những mặt hạn chế vẫn còn tồn tại như trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất hạn chế (ít DN có khả năng đáp ứng đơn đặt hàng có giá trị 1 triệu USD trở lên), mẫu mã xấu, giá cả thiếu tính cạnh tranh, thời gian giao hàng chậm... CƠ HỘI -Tỷ giá hối đoái của VND đang yếu đi trên một số thị trường từ đó làm tăng xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiẹp vào trong thị trường đó -Xu hướng chuyển dịch hàng cạnh tranh sang các nước phá triển tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may trong việc mở rộng thi trường mới, tiềm năng -Xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại trong đó có thương mạidệt may theo ATC/ WTO -Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA) -Việt Nam tham gia Tổ chức Thương Mại Thế Giới(WTO) -Các số liệu xuất khẩu quá khứ cho thấy thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may là EU, Nhật Bản -Các thị trường mới như Nga, các nước Tây Âu đang rất thiếu chủng loại hang dệt may NGUY CƠ, THÁCH THỨC -Tính khốc liệt về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang tăng lên AFTA giảm hàng rào thương mại ở châu Á và khuyến khích cạnh tranh khư vực; nhân công mộy số nước rẻ hơn như Inđonexia,Bangladesh…. -Chi phí cho các hoạt động kết cấu hạ tầng cao: cứoc phí điện thoai viễn thông, giá điện nước…Đặc biệt mới đây ngành điện đã công bố tăng giá điện… -Cạn tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vì ở đó công nghiệp dệt và phụ liệu đã phát triển và giá nhân công ê hơn, năng suất lao động hơn. Nói chung khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may của nước ta còn yếu so với các nước trong khu vực.Chúng ta đang bị các đối thủ cạnh tranh một cách rất khốc liệt dặc biệt là các sản phẩm dệt may của Trung Quốc…….Điều đó còn do rất nhiều yếu tố chứ chúng ta không thể phủ nhận được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đang dần dần từng bước tăng lên.Sự hạn chế của các doanh nghiệp dệt may thể hiện ở nhiều yếu tố như: Về chất lượng sản phẩm:Các sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may được đánh giá là chưa cao, chưa đồng đều, đến hơn 60% sản phẩm gia công làm cho nước ngoài, có nghĩa là làm theo mẫu mã và theo yêu cầu chất lượng của bên nước ngoài. Còn trong số xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là đáp ứng cho thị trường bình dân, yêu cầu về chất lượng thấp, giá rẻ chỉ có mộy lượng nhỏ sản phẩm dệt may đáp ứng được đoạn thị trường cao cấp.Vậy có thể chúng ta cũng đãhình dung ra được phần nào năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời xét về chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp của chúng tacũng thua kém so với các doanh nghiệp dệt may ở các nước khác trên thế giới.Sở dĩ sản phẩm của chúng ta thua kém các nước khác như vậy bởi vì thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp dệt may vừa lạc hậu,lai vừa thiếu đồng bộ. Theo chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, thiết bị của các doanh nghiệp trong ngành dệt may nước ta lạc hậu so với thế giới đến từ 2-3 công nghệ. Điều này làm cho sản phẩm dệt may chúng ta sản xuất ra có nhiều hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh không được cao so với doanh nghiệp ở các nước khác hơn hẳn về trình độ công nghệ.Máy móc thiết bị ngành dệt hầu hết là đã cũ kỹ, lạc hậu và có xuất sứ từ nhiều nước thiếu sự đồng bộ. Ngành dệt đã có gần 50% máy móc sử dung với thời gian trên 25 năm nên hư hỏng nhiều, mất tính năng hoạt động tự động nên năng suất thấp chất lượng sản phẩm thấp.Trong những năm vừa qua các doanh nghiệp cũng đã sử dụng nguồn vốn tự có cũng như nguồn vốn vay của mình để mua sắm các trang thiết bị mới nên tình hình có vẻ khả quan hơn năng lực cạnh tranh cũng nâng lên chút đỉnh.Trong 5 năm gần đây các doanh nghiệp dệt may đã trang bị được gần 30 000 máy may hiện đại để sản xuất các mặt hàng áo sơmi, jacket…….Ngành may cũng không ngừng đổi mới trang thiết bị để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về giá:Tính tỷ lệ giá/chất lượng của hàng dệt may nói chung còn cao do đó khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nói chung còn hạn chế.Tuy giá các sản phẩm của chúng ta rẻ nhưng đi song với điều đó là chất lượng còn thấp điều mà những khách hàng nước ngoài khó có thể chấp nhận được thậm chí cả những khách hàng trong nước khi mà thu nhập của người dân đang tăng lên nhanh chóng. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về cơ cấu mặt hàng và khả năng đổi mới mặt hàng.Cơ cấu hàng dệt may của các doanh nghiệp việt nam còn hạn hẹp chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như áo sơmi, jacket và tập trung vào các thị trường chính như là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.Khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra sản phẩm mới còn chậm nên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may vẵn còn yếu.Tuy hiện nay chúng ta cũng đã có nhiều cải tiên trong việc thiêt kế ra các mẫu hàng mới chẳng hạn như có đội ngũ thiết kế thời trang tư vấn cho doanh nghiệp nhưng nói chung so với các nứơc khác vẫn còn kém. Tiến độ giao hàng và hậu mãi còn hạn chế: so với nhiều nước chúng ta có hệ thông giao thông vân tải đường biển rất thuân lợi vì vậy các doanh nghiệp dệt may đang co lợi thế trong việc giao hàng đối với các nươc ở xa chẳng hạn như Hoa Kỳ.Tuy nhiên vấn đề hậu mãi của chúng ta còn kém, chưa có những quy định cụ thể, mức độ chịu trách nhiệm đối với các mặt hàng sau khi bán kà thấp. Nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều đến sự hoạt động của các doanh nghiệp dệt may. Đây cũng là một trơ ngại lớn đối với sự hoạt động cảu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.Trước đây mặt hàng chủ yếu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may đó là sản xuất các loại vải bông vải thô cung cấp cho thị trường nội địa, dệt các mặt hàng phổ thông như vải bạt, vải bảo hộ, kaki.Nhưng năm gần đây mặt hàng sợi đa dạng và phong phú hơn.Tuy chất lượng cũng đã nâng cao, giá trị tạo ra nhiều nhưng các doanh nghiệp dệt may chúng ta lai mắc phải một số lỗi đặc biệt là không chú trọng đến khâu nghiên cứu. Chúng ta sế đề cập đến thế mạnh của các doanh nghiệp dệt may. Đó có lẽ là điểm nổi bật mà chúng ta có thể cạnh tranh được sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó chính là chúng ta có một lực lượng lao động rất dồi dào, chịu khó, hiện nay cũng đã được đào tạo có bài bản, đã có thể sử dụng được các máy móc đòi hỏi có trình độ.Tuy nhiên từ đây lại nảy sinh vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều gặp phải. Đó là vấn đề tiền lương cho người lao động, một số doanh nghiệp vì trả lương cho công nhân không hợp lý không đúng với năng lực lao động của họ nên đã không thể giữ được các công nhân có tay nghề cao.Họ thường có xu hướng chuyển sang làn việc ở các công ty có mức lương cao hơn đặc biệt trong đó là các doanh nghiêp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài. So với trước đây thì trình độ quản lý của các doanh nghiệp dệt may cũng đã được nâng lên đáng kể. 3.Kết Luận Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chúng ta thấy có những điểm nổi bật lên như sau: Thị trường của các doanh ngiệp dệt may trong mấy năm gần đây không ngừng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên do chủ yếu hoạt động dưới hình thức gia công xuất khẩu nên phần giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp đem lại cho đất nước là không nhiều. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nước đã không phát huy được thị trường nội địa nên đã để mất nhiều thị phần cho hàng hoá ngoại nhập và nhậplậu từ Trung Quốc. Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp cần có xu hướng chuyển sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm và đa dạng hoá sản phẩm để dáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hiện nay chúng ta đang dần làm tốt điều này. Máy móc thiết bị của các doanh nghiệp đa phần là cũ kỹ lạc hậu và cần phải thay thế thường xuyên. Mặt hàng được sản xuất trong nước còn nhiều hạn chế về chất lượng chủng loại nên tính cạnh tranh là thấp.Do vậy các doanh nghiệp cần đầu tư để dổi mới thiết bị công nghệ trong những năm tiếp theo. Hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư chưa cao, còn nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, một số đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư. Việc quản lý sản xuất, quản lý thiết bị, vệ sinh môi trường còn kém…..còn nhiều việc phảicủng cố lại.Chưa có sự liên kết giữa các đơn vị thuộc các doanh nghiệp dệt may với các doanh nghiệp trong ngành khác với địa phương, quá trình cổ phần hoá triển khai trong doanh nghiệp cũng đang được tiến hành một cách nhanh chóng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt với dêt, may với may trong việc khai thác năng lực thiết bị và trong tiêu thụ sản phẩm. Không những hoạt động theo hướng mạnh ai nấy làm mà các doanh nghiệp dệt may nước ta còn có tình trạng cạnh tranh nội bộ, thiếu hỗ trợ nhau, chạy theo những lịư ích riêng. Các doanh nghiệp May hiện đang nhập khẩu một số lượng vải lớn các loại. Do vậy viẹc đầu tư tập trung cho ngành Dệt để tạo ra ra những sản phẩm đáp ứng được đầu vào của ngành May là một vấn đề cần được quan tâm. Lực lượng lao động kỹ thuật bước đầu cũng được đào tạo đúng quy trình có khả năng sử dụng các loại máy móc sản xuất hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay,ngành Dệt May được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Thách thức cạnh tranh Cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, VN đã nhận được các ưu đãi thương mại dành cho thành viên cũng như khả năng tiếp cận thị trường quốc tế một cách thuận lợi hơn. Đổi lại, VN cũng phải thực hiện cắt giảm một loạt thuế quan, các loại trợ cấp cũng như dỡ bỏ nhiều rào cản thương mại - những rào cản cho đến nay được dựng nên nhằm bảo vệ các DN trong nước trước các đối thủ nước ngoài. Bên cạnh nỗ lực mở rộng thị trường XK, các DN trong nước cũng cần để ý tránh đánh mất thị trường trong nước. Khó khăn lớn nhất đối với các DN VN hiện nay là họ còn thiếu những nhà tạo mẫu và phát triển thương hiệu tầm cỡ cũng như các nhà phân phối lớn. Việc phải thường xuyên điều chỉnh từ sản xuất hàng loạt sang thực hiện những đơn hàng nhỏ lẻ cũng gây ra nhiều khó khăn cho DN VN. Trong quá trình chuyển đổi của ngành dệt may, chính phủ chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra chiến lược phát triển. Nhằm đối phó có hiệu quả với áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, nhất thiết phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU và Nhật Bản, Việt Nam cũng cần khẳng định được vị trí tại các thị trường mới như Nam Phi, Trung Đông hay là Autralia. Ngoài ra cần thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng gia tăng các sản phẩm trung và cao cấp. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020 là đưa ngành dệt may trở thành 1 trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM 1.Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hình thành nên một hệ thống tương đối đầy đủ tạo cho ngành dệt may một thế mới trên thị trường trong nước cũng như là thị trường xuất khẩu.Chúng ta hãy xem xét quan điểm phát triển của Bộ Công Thương vừa Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển ngành để từ đó có định hướng đúng cho sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Chính quan điểm này như một bản lề đề cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo đó mà phát triển. Từ đó sẽ tạo ra sự phát triển có tính định hướng, đồng bộ. - Phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. - Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành. - Phát triển ngành Dệt May phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn. - Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt May, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm. - Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam; Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu. -Quy hoạch xác định sản phẩm chiến lược, trong đó tập trung đầu tư sản xuất vải và nguyên phụ liệu phục vụ ngành may xuất khẩu. Quy hoạch theo vùng lãnh thổ, theo đó,  xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Dệt May tại các vùng trọng điểm để tập trung xử lý môi trường cho các dự án đầu tư mới vào ngành dệt nhuộm và di dời các doanh nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm ra khỏi các trung tâm đô thị lớn. Đó cũng là định hướng phát triển chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để các doanh nghiệp có thể phát triển, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác. Chính điều đó tạo ra định hướng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phát triển có định hướng đung đắn tạo thế mạnh toàn ngành 1.1Định hướng về phát triển sản phẩm a) Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng công tác thiết kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành Dệt May. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. b) Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành. c) Xây dựng Chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp của mình. Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện Chương trình này. d) Xây dựng Chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. Điều này chính là định hướng phát triển của ngành dệt may tuy nhiên các doanh nghiệp cũng có nhưng vai trò trong việc này. 1.2.Định hướng về đầu tư và phát triển sản xuất a) Đối với các doanh nghiệp may: Từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. b) Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: Xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm Công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. c) Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ. 1.3.Phát triển doanh nghiệp phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường a) Xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành Dệt May và các quy định pháp luật về môi trường. b) Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm Công nghiệp Dệt May có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm vào khu công nghiệp. c) Triển khai Chương trình sản xuất sạch hơn của các doanh nghiệp Dệt May, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. d) Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Dệt May theo hướng thân thiện với môi trường. e) Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. g) Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kỹ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. 2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2.1.Xây dựng chiến lược thị trường Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Loại trừ những yếu tố may rủi ro ngẫu nhiên như sự tồn tại và thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc vào tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược thị trường nói riêng. Xây dựng chiến lược thị trường là việc doanh nghiệp xác định đâu là thi trường trọng điểm đâu là thị truờng tiềm năng để mình dồn công sức đáp ứng tốt nhất nhu cầu ở những thị trường ấy. Qua đó giư vưng được thị trường truyền thống và mở rộng sanhị trường những thị trường tiềm năng, thị trường mới. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải xây dựng chiên lược thị trường cho mình. Sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may cũng đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước do đó các doanh nghiệp cần chú ý khai thác và sử dụng ưu thế này. Đối với thị trường trong nứơc Mạng lưới thị trường trong nước của các doanh nghiệp dệt may khá rộng lớn bao từ Bắc vào Nam Với thị trường miền Bắc: Đây là thị trường lâu đời và truyền thống. Ở thị trường này mục tiêu là cố giữ vững thị trường mở rộng tiêu thụ sản phẩm. Đối với thị trường này cần chú ý đến hai loại nhu cầu tiêu dùng của người dân như sau: Thứ nhất: Đối với những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh thì chất lượng sản phẩm chủng loại đa dạng đã thực sự trở nên đặc biệt quan trọng vì vậy tại thị trường này các doanh nghiệp dệt may cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra nhiều sản phẩm mới đặc biệt tots làm dịch vụ sau khi bán hàng, nếu hàng không tốt công ty đảm bảo đổi hàng cho khách hàng sau khi đã kiểm tra. Điề này làm cho khách hàng tâm lý an toàn, tin tưởng khi sử dụng sản phẩm của công ty. Thứ hai: Đới với thị trường ở nơi xa xôi như Lai Châu, Thanh Hoá…các doanh nghiệp nên sử dụng chính sách trợ giá vận chuyển. Đặc điểm thị trưòng này ngày càng có xu hướng mở rộng về các vùng sâu vùng xa vùng nông thôn. Vì vậy công ty các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc bảo đảm gía hợp lý so với mức thu nhập bình quân. Để có thể thực hiện điều này các doanh nghiệp cần tiến hành công việc cụ thể sau: Trong ngắn hạn : Hạ gía thành sản phẩm bằng cách sử dụng các dây chuyền sản xuất cũ hạ thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu mà chất lượng vẫn có thể chấp nhận được. Trongdài hạn: Tìm các nguồn nguyên liệu cung ứng vật liệu có gía hợp lý, giảm các chi phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng.Thực hiện giải pháp này là các doanh nghiệp đã tạo thói quen tiêu dùng sản phẩm của công ty và ngăn cản các đối thủ cạnh tranh vào thị trường này. Với thị trưòng miền Nam: Đây là thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vì vậy ở thị trường này các doanh nghiệp dệt may gặp rất nhiều cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể cạnh tranh được ở thị trường này chúng ta cần: Đạt mục tiêu trước mắt là tạo dựng uy tín về hành ảnh, chất lượng sản phẩm, tăng thị phần để tạo thói quen tiêu dùng của người dân tại thị trường này. -Các doanh nghiệp cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, thăm dò thói quen của người dân qua đó tạo ra được sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng ở thị trường này. Đặc biệt sản phẩm của các doanh nghiệp phải có đặc tính kỹ thuật hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. -Tăng cường chiến dịch quảng cáo như các kênh truyền hinh địa phương để người tiêu dùng biết sản phẩm của công ty từ đó có nhu cầu mua sắm. Đối với thị trường xuất khẩu:Sản lượng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp đang tăng lên.Các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình với sản lượng tương đối lớn.Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệpchúng ta vẫn đang chịu cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp dệt may nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Chính vì vậy để thúc đẩy xuất khẩu chúng ta phải có chính cách khuyến khích sản xuất và ưu tiên cho hàng xuất khẩu. Mặt khác phải đa dạng hoá sản phẩm có giá trị cao tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để xâm nhập vào thị trường nứoc ngoài các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau: Tìm đối tác nước ngoài tiêu thụ sản phẩm dệt may mà các doanh nghiệp sản xuất Ký kết hợp đồng với các đại lý tiêu thụ sản phẩm của nước sở tại hay các doanh nghiệp có thể phối hợp với các công ty kinh doanh nước ngoài lâu năm. Thiết kế trang Website trên mạng để giới thiệu các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Tuy nhiên các sản phẩm thực tế phải giông với quảng cáo tránh quảng cáo một kiểu mà bán hàng một kiểu. Từ đó sẽ gây mất lòng tin đối với khách hàng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh và cơ hội mở rộng thị trường. Để đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới các doanh nghiệp phải tự mình giải quyết những vấn đề liên quan đến xuất khẩu đặc biệt là việc tìm kiếm thị trường. Điều đó không tránh khỏi những kó khăn ban đầu vì các doanh nghiệp dệt may nước ta nói chung phát triển còn chuă đồng đều. Để tránh bỏ lỡ những thị trường lớn có tiềm năng các doanh nghiệp nên cử cán bộ mảketing ra nước ngoài để học hỏi và tìm hiểu những vấn đề về thị trường. 2.2. Đánh giá các hoạt động khuếch trương và kích thích tiêu thụ Sau mỗi đợt quảng cáo công ty cần đánh giá hiệu quả của nó bằng cách xác định xem sau mỗi đợt quảng cáo mức độ hay biết của người tiêu dùng về sản phẩm và mức độ ưa thích nhãn hiệu bằng cách theo dõi doanh thu trước và sau khi có quảng cáo một thời gian. Nếu doanh thu tăng lên có thể bù đắp hoặc cao hơn chi phí quảng cáo thì coi như là hiệu quả. Đồng thời ta cần phải xác định một tỷ lệ phần trăm giữa chi phí quảng cáo và doanh thu, đặt giới hạn khống chế dưới và giới hạn khống chế trên để so sánh và theo dõi sự biến đổi tỷ lệ này qua các thời kì.Nếu trong một thời kì nào đó tỷ số này vượt ra khỏi hai giới hạn thì cần có sự điều chỉnh. Ngoài hoạt động quảng cáo và khuyến mại doanh nghiệp nên tổ chức các hội nghị khách hàng vào dịp đầu năm nhằm khuyến khích động viên các khách hàng tiêu thụ sản phẩm cho công ty và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng để từ đó cải tiến sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. 2.3. Đẩy mạnh công tác khuếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ Nền kinh tế hàng hoá càng phát triển thì mức đọ cạnh tranh càng diễn ra gay gắt, quyết liệt kéo theo đó là nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác là phải biết năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tìm ra mọi biện pháp nhằm giới thiệu doanh nghiệp sản phẩm của mình đến khách hàng từ đó kích thích nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp dệt may rất có hiệu quả song hoạt động khuếch trương sản phẩm còn hạn chế đặc biệt là hoạt động quảng cáo và kích thích tiêu thụ. Đứng trên góc độ tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp nên sử dụng các hoạt động sau: . Hoạt động quảng cáo Hiện nay hoạt động quảng cáo được coi là một trong các hoạt động kích thích tiêu thụ có hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông ở mọi lúc mọi nơi chúng ta có thể nghe thấy nhìn thấy các hình ảnh quảng cáo, các thông điệp quảng cáo. Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sử dụng các hình thức quảng cáo qua truyền hình và báo chí. Để xây dựng một chương trình quảng cáo các doanh nghiệp cần thực hiện trình tự các bước sau: Xác định đối tượng____Xác định mục đích____Xác định ngân sách____Nội dung quảng cáo_____Xác định phương tiện_____Dự tính chi phí___Đánh giá hoạt động Xác định đối tượng nhân tin: Đối với sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân mà họ sử dụng để thoả mãn nhu cầu may mặc của mình.Vì vậy đối tượng nhận tin là người tiêu dùng cuối cùng ở tất cả các khu vực thị trường. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp sử dụng chiến lược lôi kéo. Xác định mục tiêu quảng cáo: Các doanh nghiệp quảng cáo nhằm mục đích mở rộng thị trường ,tăng khối lượng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và giới thiệu sản phẩm. Nội dung quảng cáo: Phải hấp dẫn và đáng tin cậy thể hiện được tính ưu việt của sản phẩm sovới các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể thuê các trung tâm thiết kế quảng cáo để xây dựng cho mình một chương trình quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng. Dự tính chi phi quảng cáo trên truyền hình và báo chí Quảng cáo trên truyền hình Đây là một trong những hình thức quảng cáo gây ấn tượng và hiệu quả nhất, các doanh nghiệp nên dùng hình thức quảng cáo này tại thị trường miền Trung và miền Nam. 2.4.Hoàn thiện sản phẩm 2.4.1Nâng cao chất lượng sản phẩm Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì yêu cầu của mỗi người dân đói với sản phẩm mà họ tiêu dùng cũng ngày càng cao hơn.Trên thực tế nhu cầu của xã hội hết sức phong phú và đa dạng, sự hiểu biếtỏ về sản phẩm của họ ngày càng sâu rộng. Chính vì lẽ đó mà các khách hàng đã bỏ sẵn sàng bỏ nhiều tiền đển để mua được sản phẩm chất lượng cao ơhù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp dệt may cần quan tâm đến các vấn đề sau: Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế: Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quy định chất lượng sản phẩm. Những thông số thiết kế đã được phê chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: -Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: -Thích hợp với khả năng của công ty -Đảm bảo tính cạnh tranh -Tối thiểu hoá chi phí Trong giai đoạn hiện nay công tác nghiên cứu các đặc điển về nhu cầu tiêu dung, đặc điểm tâm lý và thi hiếu của thị trường là hết sức cần thiết. Thiết kế đặc điểm kinh tế kỹ thuậy của sản phẩm cần đưa rácc thông số rõ ràng để các phân xưởng dễ dàng thực hiện đồng thời thuận lợi trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất ra duạu vào các thông số đó. Vói những sản phẩm truyền thông mặc dù đã có thị trường nhưng công tác thiết kế lại các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng cần được thực hiện nhằm hoàn thiện hơn nữa sản phẩm của doanh nghiệp mình tạo uy tín cho công ty. Đối với sản phẩm quần áo cần đựơc thiết kế về hình thức, màu sắc, hoa văn phù hợp với truyền thống văn hoá nhưng cưng đảm bảo thuận tiện và lịch sự. Vói những cải tiến trong khâu thiết kế, chắc chắn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng ở khâu cung ứng Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra chúng và chất lượng của công tác cung ứng các yếu tố đầu vào. Mục tiêu của nâng cao chất lượng trong khâu cung ứng là đáp ứng đúng chủng loại chất lượng, thời gian, và các đặc tính kinh tế kỹ thuật của nguyên liệu đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục với chi phí tối ưu. Các doanh nghiệp cần tính toán chu kỳ mua sắm để có định mức về thời gian dự trữ nguyên liệu không bị giảm về chất lượng. Nâng cao chất lượng trong khâu sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình dễ hư hỏng nhất bởi nó gồm nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm.Thục chất của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Trong quá trình sản xuất , cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất ở các công đoạn, quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất ra trong ca.Nhanh chóng phát hiện nhưng chỗ thực hiện chưa tốt đồng thời đi tìm nguyên nhân và giải pháp để kịp thời sửa chữa khắcphục. Công tác kiểm tra phải được tiến hành một cách thường xuyên trong suốt công đoạn sản xuất. Kiểm tra thành phẩm là công đoạn cuối cùng để đi đến quyết định cho sản phẩm nhập kho, bán cho khách hàng, ngăn ngừa việc đưa sản phẩm hỏng phế phẩm ra thị trường làm giảm uy tín cho doanh nghiệp. Kiểm tra chất lượng phải có đội ngũ cán bộ đội ngũ cao có chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công việc, đội ngũ công nhân có ý thức tốt trong lao động. Việc phân công trách nhiệm phải rõ ràng và không chồng chéolên nhau. 2.4.2. Đa dạng hoá sản phẩm Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là sự mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp qua đó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản phẩm, thích ứng với sự biến động của thị trường và cũng phù hợpvới trình dọ phát triển của lực lượng sản xuất. Đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Đa dạng hoá cần kết hợp với chuyên môn hoá. Trong phương án sản xuất nên có lựa chọn nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm của riêng mình. Không nên và không nhất thiết chạy theo sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,nhất lànhững sản phẩm mà họ có thế mạnh. Để phục vụ định hướng đa dạng hoá sản phẩm phải tăng cưòng hơn nữa các phương tiện tạo điều kiện phục vụ công tác nghiên cứu, tăng cường công tác thu nhập thông tin thị trường kịp thời, có đọ tin cậy cao và mở rộng hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước. 2.5. Phát triển ngành Dệt May trước hết phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, công nhân lành nghề Thông qua việc tổ chức định kỳ các khóa đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức, đào tạo cơ bản, bồi dưỡng trong nước. rong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận trẻ được đào tạo cơ bản là một trong những giải pháp để đáp ứng các yêu cầu hội nhập. Với cán bộ quản lý: cần đào tạo cho họ một hệ thống kiến thức đầy đủ, bài bản về nền kinh tế thị trường, kiến thức về quản lý và các kỹ năng quản lý, kinh doanh. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý về quan điểm tư tưởng kinh doanh trong giai đoạn mới. Nhà quản lý biết cách tiếp cận và sử lý thông tin, để kinh doanh có hiệu quả, biết cách đánh giá thị trường và lĩnh vực doanh nghiệp đang kinh doanh, có kiến thức toàn diện về tâm lý-xã hội để làm việc tốt với con người. Đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn cần có đội ngũ thiết kế mẫu và thời trang chuyên nghiệp, có khả năng gắn kết thời trang với sản xuất, đạt trình độ quốc tế. Đối với công nhân lao động cần đào tạo cho người công nhân có tay nghề vững vàng, nắm vững khoa học- công nghệ tiên tiến. Với yêu cầu như vậy cần có quan điểm: Đào tạo giữ vị trí ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng nguồn nhân lực; Đào tạo nguồn nhân lực của ngành Dệt May cần gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, của ngành, gắn với tiến bộ của khoa học - công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May là công việc chung của chính quyền, của các cơ sở đào tạo, của doanh nghiệp và của chính bản thân người lao động. Để hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành Dệt May hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cần: Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm nguồn nhân lực của ngành Dệt May. Chương trình đào tạo –phát triển cần được tính toán từ hai phía: kế hoạch đào tạo-phát triển của doanh nghiệp và một hệ thống cơ sở đào tạo đủ sức đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp. Từng doanh nghiệp Dệt may chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo theo các bước: (1) Dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (2) Xác định kế hoạch đào tạo; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Xác định nguồn kinh phí cho đào tạo; (5) Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt việc đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp dệt may cần xem xét như đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, để giúp doanh nghiệp có thể mạnh dạn bỏ những khoản tiền lớn cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra doanh nghiệp cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ để kích thích công nhân tự nâng cao tay nghề như chế độ tiền lương, tiền thưởng vượt định mức, chính sách thưởng, phạt trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đối với khâu tuyển dụng đầu vào: Các chương trình đào tạo xây dựng phải phù hợp với nguồn nhân lực của ngành Dệt May: Đào tạo cán bộ quản lý sẽ kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2...với các lớp không chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề. Liên tục mở các lớp đào tạo cán bộ công nghệ trình độ Đại học và cao đẳng. Thường xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức. Đối với công nhân trong doanh nghiệp ưu tiên cho phương pháp đào tạo tại nơi làm việc, kết hợp với các phương tiện hỗ trợ để đào tạo trong thời gian nghỉ của công nhân và thời gian rỗi việc. Đối với nguồn công nhân đào tạo mới để cung cấp cho doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống đào tạo nghề có sự liên kết bền vững với doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tư củng cố và phát triển hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt May. Chính phủ hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề cho ngành Dệt-May để đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể gửi CBCNV đến học tập nâng cao trình độ, tay nghề. Các cơ sở đào tạo cần có khả năng cung ứng chất lượng, hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may. Thứ ba, về lâu dài song song với sự phát triển bền vững của ngành dệt may sẽ hướng đến xây dựng mô hình liên kết bền vững giữa doanh nghiệp dệt may và các cơ sở đào tạo Dệt May. Đó là liên kết phải giải quyết được các vấn đề như: đảm bảo hoạt động đào tạo bền vững của cơ sở đào tạo; đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp thông qua việc có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; các mối liên kết phù hợp với luật pháp và xã hội, góp phần tạo ổn định xã hội; thỏa mãn nhu cầu của người học và người lao động để họ gắn bó lâu dài với ngành dệt may 2.6.X ây dựng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp cũng như sản phẩm của công ty Do chủ yếu làm gia công cho nên phần giá trị gia tăng dành cho các nhà sản xuất ngành dệt may là rất thấp. Vì vậy, xây dựng thương hiệu các sản phẩm dệt may Việt Nam trở nên cấp thiết và là thách thức lớn đối với ngành dệt may. trước hết, các DN phải tìm được lợi thế cạnh tranh, không xây dựng thương hiệu tràn lan, cần tìm sản phẩm mũi nhọn để xây dựng thương hiệu. Các DN phân tích thị trường tiêu thụ, các đối thủ cạnh tranh, sử dụng lợi thế trong sản xuất, thiết kế, kỹ thuật, từ đó xây dựng thị trường "ngách", thí dụ như thời trang công sở dành cho phụ nữ tuổi trung niên, sơ-mi cao cấp cho doanh nhân. Ðồng thời DN xây dựng hệ thống các thương hiệu hiện có, biểu tượng, tên gọi sản phẩm, hệ thống cửa hàng phân phối để mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm và có các chương trình truyền thông dài hạn như quảng cáo, biểu diễn thời trang, cửa hàng giới thiệu sản phẩm... đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Một thương hiệu mạnh với hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán, sẽ giúp DN không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn dễ dàng thâm nhập thị trường thế giới. Hiện một số thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, như Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Ðông), Sanding (Công ty may Sài Gòn 2), Newera (Công ty may Ðức Giang), Silki (Công ty dệt Thái Tuấn)... Thực trạng là các DN dệt may ít chú trọng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu. Bởi xây dựng thương hiệu thường đòi hỏi thời gian để chinh phục được người tiêu dùng và tốn kém nhiều chi phí. Ngoài ra, công tác đăng ký và bảo hộ thương hiệu còn nhiều bất cập, tốn kém. Hiện nay, chỉ  DN có nội lực tốt, có lợi thế sản phẩm mới tập trung đầu tư cho công tác này. Nhận rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, ngoài sự cố gắng của các DN, cũng rất cần các chương trình hỗ trợ từ Nhà nước trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu Việt Nam  tại một số thị trường trọng điểm trên thế giới; hỗ trợ các DN thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may, sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển thương hiệu, từng bước thời trang hóa ngành dệt may./. 2.7.Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... cho các doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trò của các hiệp hội, các hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn. Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất là các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, công ty tài chính cho vay các nhu cầu vốn trung, dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo cơ chế cho vay thông thường và thực hiện hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là thủ tục cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp nhanh chóng. 2.8. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Từ xưa, cha ông ta đã đúc kết: "Phi trí bất hưng, phi thương bất phú, phi công bất hoạt". Ngày nay, trong xã hội hiện đại, quan niệm về giá trị, về lao động sáng tạo, ý thức cạnh tranh, ý chí làm giàu, sự tín nhiệm xã hội... có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp, nói một cách khái quát là "đạo làm giàu", tức là làm giàu một cách có văn hóa: Làm giàu cho bản thân, làm giàu cho doanh nghiệp, làm giàu cho xã hội và cho đất nước. Sự giàu có về trí tuệ, về của cải và tính năng động sáng tạo là những giá trị xã hội mà mỗi doanh nhân, mỗi doanh nghiệp phải có. Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tích cực luôn là động lực thúc đẩy sức sáng tạo và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. 2.9.Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý Công nghệ có tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.Trong những năm gần đây, chính nhờ việc đổi mới công nghệ đã góp phần vào việc dần khẳng định vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn dệt may Việt Nam vẫn đang phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Do đó cần tiếp tục đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đó là điều vô cùng quan trọng bức thiết giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế. Các doanh nghiệp cần từng bước cải tiến công nghệ sản xuất bằng cách nhập những công nghệ tiên tiến của nước ngoài hoặc tìm kiếm trong nước các công nghệ phù hợp với khả năng và mục tiêu của công ty hoặc nghiên cứu và cải tiến công nghệ mới, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22371.doc
Tài liệu liên quan