Chuyên đề Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên

- Thực hiện tốt hoạt động tín dụng cần quán triệt từng bộ phận và cán bộ tín dụng hiểu đúng quan điểm chỉ đạo, định hướng và chỉ tiêu kế hoạch. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tính nguyên tắc, tính kỷ cương, tuân thủ tuyệt đối các quy định, đồng thời khuyến khích tính năng động sáng tạo của các bộ phận, cá nhân phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao. - Nghiên cứu chiến lược phát triển ngành kinh tế của tỉnh để xây dựng chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khách hàng, gắn chặt với chương trình cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp. - Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, kiểm soát nội bộ. Phải duy trì thường xuyên đối với các mặt hoạt động nghiệp vụ nhằm phát hiện các sai lệch trong hoạt động kinh doanh để từ đó có những uốn nắn kịp thời nhằm đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động tín dụng. - Chú trong công tác t uyển dụng đào tạo cán bộ, nhằm phổ cập những kỹ năng mới, những kiến thức tín dụng theo yêu cầu mới, theo thông lệ, phấn đầu thực hiện chế độ quyền lợi gắn liền với trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng.

doc85 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của ngân hàng. Việc cho vay ngắn hạn đòi hỏi khách hàng cần phải có khả năng thu hồi vốn nhanh để trả nợ. Vì vậy nếu có sự biến động của thị trường, thì hoạt động kinh doanh của khách hàng sẽ gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Qua đây ta thấy thực trạng cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian của Ngân hàng còn khá nhiều bất hợp lý khi mà tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn quá cao. Vì vậy Ngân hàng cần chủ động cho vay trung và dài hạn với quy mô lớn hơn nữa nhằm định hướng cho kế hoạch dài hạn. 2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế Bảng 6: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 320401 100% 337164 100% 369500 100% Quốc doanh 180137 56% 83781 25% 9700 3% Ngoài QD 140264 44% 254183 75% 359800 97% (Theo nguồn từ phòng tín dụng) Qua bảng số liệu trên cho thấy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên cho thấy trong những năm gần đây Ngân hàng đã có định hướng khách hàng rất hợp lý. Điều đó được thể hiện ở chỗ trong những năm trước từ năm 2003 trở về trước Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với thành phần kinh tế Quốc doanh song nhận thấy thành phần kinh tế này hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, tình hình tài chính yếu kém, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ đến hạn và xử lý nợ nếu rủi ro xảy ra. Vì vậy ban lãnh đạo chủ trương chuyển sang cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì thành phần kinh tế này vừa có tài sản bảo đảm, khách hàng có trách nhiệm cao trong việc trả nợ, hoạt động kinh doanh hiệu, chấp hành tốt chế độ tín dụng quy dịnh nên được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên chú ý tăng trưởng dư nợ hơn, tuy nhiên bước đầu mức dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể còn thấp. Năm 2003 tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm có 44% song đến năm 2004 tỷ trọng này đã tăng rõ rệt 75% nhưng chỉ ngay trong năm 2005 tỷ trọng này đã là 95%. Có được tỷ lệ tăng vọt như thế cũng một phần do một số doanh nghiệp quốc doanh chuyển đổi hình thức quản lý, sở hữu. 2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đơn vị tiền tệ Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 320401 100% 337164 100% 369500 100% VNĐ 260379 81% 292352 87% 329000 89% Ngoại tệ 60022 19% 45648 13% 40500 11% (Theo nguồn của phòng tín dụng) Năm 2003 dư nợ VNĐ là 260379 trđ chiếm 81% tổng dư nợ. Năm 2004 là 292352 trđ chiểm 87% tổng dư nợ. Năm 2005 là 329000 trđ chiếm 89% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là bất hợp lý. Ngyên nhân xảy ra cơ cấu bất hợp lý trên là do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song do địa bàn hoạt động tại địa bàn thị xã Phúc Yên do tâm lý cũng như trong hoạt động kinh doanh cầu về ngoại tệ thấp một phần cũng do công tác tiếp thị khách hàng của cán bộ tín dụng chưa cao. Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá VNĐ/USD liên tục tăng khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu muốn nhận nợ bằng VNĐ để tránh rủi ro tỷ giá. Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn nhiều bất hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phúc yên cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng. 2.2.2. Nợ có vấn đề Đây là những khoản nợ mặc dù chưa đến hạn trả nợ song trong quá trình kiểm tra giám sát khách hàng cán bộ tín dụng nhân thấy vốn cho vay có khả năng xảy ra rủi ro lớn hơn so với dự kiến và có nguy cơ chuyển sang nợ quá hạn. Để có thể phát hiện ra những khoản nợ có vấn đề đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra các khoản nợ vay. Chi nhánh đã phân ra mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm quản lý một số khách hàng. Các cán bộ phải thường xuyên lập các báo cáo phân tích thực trạng các khoản vay. Đi sâu, di sát khách hàng đồng thời rà soát, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của từng doanh nghiệp. Trong thời gian quan với việc giám sát khách hàng một cách chặt chẽ chi nhành đã hạn chế được rủi ro và cũng đã phát hiện được một số doanh nghiệp có dư nợ có vấn đề. Và chi nhánh cũng đã có những biện pháp để xử lý những khoản nợ có vấn đề đó. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra giám sát vốn vay Ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như do Ngân hàng chủ yếu là những cán bộ trẻ chính vì vậy kinh nghiệm còn ít nên việc tiếp xúc với khách hàng để xử lý nợ có vấn đề gặp khó khăn. 2.2.3. Nợ quá hạn Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động NHTM. Nếu tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng quá cao thì khả năng rủi ro là rất lớn, thậm chí ngân hàng có nguy cớ phá sản. Vì vậy khi nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn sẽ luôn được đề cập đến. Dưới đây là thực trạng nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên. 2.2.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên được thể hiện qua sơ đồ sau. Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 320401 337164 369500 Nợ quá hạn 2738 5822 5835 Tỷ lệ nợ quá hạn 0.85% 1.7% 1.6% (Theo nguồn phòng tín dụng) Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng rất rõ qua các năm. Đặc biệt là năm 2004 tănng 3084 trđ song năm 2005 thì tuy có tăng nhưng tốc độ tăng là không đáng kể chủ yếu vẫn là khoản nợ năm trước tồn lại điều đó cũng đã thể hiện phần nào sự cố găng giảm nợ quá hạn của cán bộ tín dụng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trên là do các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính khó khăn, kết quả kinh doanh thua lỗ, vốn chủ sở hữu thấp, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, nợ phải thu lớn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Một số khách hàng là doanh nghiệp khi có nguồn thu nhưng không trả gốc và lãi tiền vay đến hạn theo cam kết cho Ngân hàng mà tìm cách chuyển sang các Ngân hàng khác để trả nợ vay hoặc dùng vào các chi phí khác điển hình như: Cty XD số 25, XN da giày Hà Nội…Một số DNNN có quan hệ vay vốn tín dụng với nhiều tổ chức, lại có địa chỉ ngoài địa bàn như Cty XD số 25, XN xây lắp và KD dịch vụ Đông Anh HN, XN da giày HN, dẫn đến quá trình kiểm tra vốn vay cũng như nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính gặp nhiều khó khăn, khả năng rủi ro tín dụng cao. Biểu hiện cụ thể ơ một số doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân Việt thắng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chuyên kinh doanh xăng dầu, do chủ doanh nghiệp từng là các nhà giáo chuyển sang làm kinh doanh, trình độ quản lý yếu kém đồng thời trong những năm từ 1999 đến cuối năm 2003 giá xăng dầu cả nước luôn thay đổi và hoa hồng được hưởng từ 320đ/01 lit xăng xuống còn 90đ/01 lit xăng, vốn hàng năm dần bị thâm hụt, dẫn đến gặp khó khăn về tài chính các khoản nợ vay Ngân hàng không trả được, hiện Ngân hàng đang kểt hợp với cơ quan pháp luật bản các tài sản bảo đảm nợ vay để trả nợ gốc và lãi tiền vay. Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại Da Giầy là doanh nghiệp nhà nước năm 2000 đã đầu tư một nhà máy sản xuất giầy dép đi trong nhà, khi dự án đi vào hoạt động thì các đơn hàng ký kết rất ít so với dự kiến, dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng. Hiện nay xí nghiệp đang tận dụng các máy may giầy dép để gia công Màn tuyn cho công ty dệt 10/10, sản xuất kinh doanh bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Công ty TNHH Tân Hưng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2000 đầu tư một nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang Đan Mạch, sau một thời gian đi vào hoạt động thấy rất hiệu quả, bước sang năm thứ hai Đan Mạch không nhập khẩu nữa buộc công ty phải ngừng sản xuất kinh doanh và bán các tài sản trả nợ được một phần vốn vay Ngân hàng, chủ doanh nghiệp có thiện chí hợp tác với Ngân hàng bằng biện pháp tiếp tục bán các tài sản là nhà đất của chính mình để trả nợ vay. 2.2.3.2. Cơ cấu nợ quá hạn 2.2.3.2.1. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ quá hạn 2738 100% 5822 100% 5835 100% Quốc doanh 1428 52% 2950 51% 3100 53% Ngoài QD 1310 48% 2872 49% 2735 47% ( Theo nguồn phòng tín dụng) Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng nợ quá hạn đối với hai thành phần kinh tế là tương đối đều nhau. Năm 2003 nợ quá hạn đối với nền kinh tế quốc doanh chiểm tỷ trọng 52% trong khi ngoài quốc doanh là 48%. Năm 2004 nợ quá hạn đối với kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trong là 51% còn đối với kinh tế ngoài quốc doanh là 49%. Năm 2005 nợ quá hạn đối với kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng là 53% còn đối với kinh tế ngoài quốc doanh là 47%. Nếu nhìn tổng thể thị có thể coi cơ cấu nay là hợp lý song nếu ta đem so sánh với dư nợ phân theo thành phần kinh tế thì lại thấy thể hiện khá rõ một điều đó là đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì rủi ro trong tín dụng lớn hơn rất nhiều so với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vì dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2005 là 359800 trđ trong khi dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh là 9700 trđ. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp quốc doanh có rủi ro cao hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy Ngân hàng cần chú trong cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh. 2.2.3.2.2. Nợ quá hạn theo kỳ hạn Bảng 10: Nợ quá hạn theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ quá hạn 2738 100% 5822 100% 5835 100% Ngằn hạn 1246 46% 2832 49% 2322 40% Trung dài hạn 1492 54% 2990 51% 3513 60% (Theo nguồn từ phòng tín dụng) Năm 2003 số nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh là 1246 trđ chiếm 46% tổng nợ quá hạn. Năm 2004 là 5822 chiếm 49% tổng dư nợ, so với năm 2003 tăng 1586 trđ. Năm 2005 là 5835 trđ chiếm 40% so với tổng nợ quá hạn, so với năm 2004 giảm 13 trđ. Như vậy nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng giảm dần tại Chi nhánh. Điều này đã cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong việc hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh. Tại chi nhánh nợ ngắn hạn mới phát sinh do khách hàng có hàng hoá chậm tiêu thụ, công nợ chưa thu được làm ảnh hưởng đến tiến độ trả nợ đúng hạn. Trong khi nợ quá hạn trung dài hạn lại có xu hướng tăng. Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chẩt lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng nợ lành mạnh nhằm bảo toàn vốn cho vay và an toàn tín dụng, lựa chọn khách hàng với tiêu thức giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quản kinh tế và thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế tín dụng. 2.2.3.2.3. Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nợ quá hạn 2738 100% 5822 100% 5835 100% NQH<6 tháng 938 34% 4620 79% 4285 73% NQH từ 6-12T 1800 66% 1202 21% 450 8% NQH>12T 0 0% 0 0% 1100 19% ( Theo nguồn phòng tín dụng) Từ số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn phân theo thời gian quá hạn về cơ bản là tăng. Đặc biệt là NQH>12T tăng năm 2005 dư NQH>12T là 1100trđ khoản dư nợ này tăng chủ yếu do khoản NQH <12T do khách hàng vẫn chưa trả được nợ chuyển sang. Mặt khác ta cũng thấy rằng NQH<6T có xu hướng giảm dần. Năm 2004 là 4620 trđ tăng 3682 trđ nhưng đến năm 2005 con số này đã giảm xuống còn 4285 trđ giảm 335 trđ tuy không giảm nhiều song đây là dấu hiệu khả quan, nó thể hiện sự nỗ lực cố gắng của cán bộ tín dụng trong việc giám sát khách hàng để hạn chể rủi ro tín dụng có thể xảy ra. 2.2.3.2.4. Nợ quá hạn phân tích theo nguyên nhân Tại chi nhánh NQH còn được phân tích do nguyên nhân chủ yếu sau Do nguyên nhân chủ quan: Do công tác quản trị điều hành, do cán bộ làm sai quy trình, công tác kiểm tra kiểm soát còn chưa cao Do nguyên nhân khách quan: Do thiên tai địch hoạ, do giải thể, do thay đổi chính sách… Do khách hàng: Trình độ kinh doanh của chủ doanh nghiệp thấp dẫn đến làm ăn thua lỗ, do lừa đảo, công nợ chưa thu được… Trong những năm qua tai chi nhánh NQH phát sinh chủ yếu là do nguyên nhân thuộc về khách hàng. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ 245 456 405 Hàng hoá chậm tiêu thụ 267 300 278 Do công nợ chưa thu đươc 1500 3700 3000 Do sử dụng vốn sai mục đích 90 105 206 Nguyên nhân khác 636 1261 1946 Tổng 2738 5822 5835 ( Theo nguồn phòng tín dụng) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguyên nhân nợ quá hạn do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đang ngay một tăng. Do đó cán bộ tín dụng cần tăng cường kiểm tra giám sát vốn vay nhằm tránh tình trang khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. 2.2.4. Tổn thất rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Phúc Yên Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu dư nợ cũng như nợ quá hạn còn tồn tại nhiều bất cập. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhân được sự cố gắng của tập thể ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên trong việc đưa ra những chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Chính vì vậy mà chưa có tổn thất tín dụng nào xảy ra mà chỉ có một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và những doanh nghiệp này Ngân hàng đã và đang phối hợp với toà án để giải quyết bằng phát mại tài sản song quá trình này diễn ra chậm chạp nên Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được nợ và đang trong quá trình theo dõi. Những khoản nợ này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp tư nhân Việt Thắng, Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại Da giầy, Cty TNHH Tân Hưng. 2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên 2.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Do công tác thẩm định và quyết định cho vay chưa xem xét kỹ tính khả thi, hiệu quả kinh tế của các phương án, dự án sản xuất kinh doanh dịch vụ và khả năng trả nợ của khách hàng. Chưa hội đủ điều kiện cho vay, ngân hàng đã duyệt cho vay như: Khách hàng có địa bàn ngoài tỉnh phải có sự chấp thuận, phê duyệt của ngân hàng Đầu tư và Phát triển cấp trên, các công ty trực thuộc phải có sự uỷ quyền, bảo lãnh của ( XNXL Điện và kinh doanh dịch vụ) tuy áp dụng hạn mức tín dụng với mức dư nợ cao nhất, song vẫn cho vay vượt hạn mức. Thủ tục hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay thiếu cơ sở pháp lý ( công ty vật tư vĩnh phúc). Chưa phối hợp tốt trong việc thu thập và xử lý thông tin với các tổ chức tín dụng khác đối với nhiều khách hàng vay nhiều tổ chức tín dụng. Quá trình quản lý giám sát nợ vay chưa phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp. Tuy có nhiều biện pháp đôn đốc, xử lý đối với khách hàng nhưng chưa kiên quyết dứt điểm trong việc áp dụng các chế tài tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. 2.3. 2. Nguyên nhân từ phía khách hàng Do công tác quản lý kinh doanh chưa tốt, còn buông lỏng quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh thua lỗ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, bên cạnh đó không chấp hành đúng nguyên tắc tín dụng, nợ đến hạn không trả được đếu phải xử lý gia hạn nợ nhiều lận với thời gian dài cuối cùng phải chuyển sang TK NQH tồn đọng lâu ngày khó thu hồi như: Cty vật tư Vĩnh Phúc, Năm 2003 Giám đốc bị khởi tố do buông lỏng quản lý gây hậu quả nghiêm trọng, sản xuất kinh doanh đình trệ, kết quả kinh doanh thua lỗ, nợ gốc, lãi quá hạn không trả được, khả năng thu hồi là rất khó khăn, vì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đình trệ từ lâu, không khắc phục được, Giám đốc vi phạm pháp luật đã bị khởi tố, tài sản bảo đảm không đầy đủ, thiếu cơ sở pháp lý để xử lý tài sản thu hồi nợ, ngoài ra công ty vật tư Vĩnh Phúc còn có nợ tồn đọng lớn, không có khả năng trả nợ tại Ngân hàng Công thương tỉnh Vĩnh Phúc ( Nợ gốc 10.03 trđ, lãi đọng lớn). Doanh nghiệp tư nhân Việt thắng do quản lý kinh doanh yếu kém, thua lỗ, chây ỳ không trả nợ ngân hàng. Năm 2003 Ngân hàng Đầu tư Phúc Yên đã khởi kiện doanh nghiệp ra toà án, kết quả toà án đã buộc doanh nghiệp phải thanh toán các khoản nợ vay theo hợp động tín dụng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên từ nguồn xử lý phát mại tài sản, bản án đã có hiệu lực pháp luật, song do khó khăn trong việc phối kết hợp với cơ quan liên quan trong việc xử lý các tài sản bảo đảm và công tác thi hành án để thu hồi nợ còn nhiều vướng mắc, nên tiến độ xử lý và thu hồi nợ còn chậm. Công ty TNHH Tân Hưng do công tác quản lý kinh doanh yếu kém. Các khoản nợ đến hạn không trả đúng hạn nên phải đề nghị gia hạn nợ, năm 2003 đã phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đang tiến hành đôn đốc thu hồi, khả năng phải xử lý tài sản bảo đảm mới thu hồi được nợ. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên trong năm 2006. Bước sang năm 2006, tình hình kinh tế - chính tri- xã hội trong nước và thế giới có nhiều thuận lơi. Đặc biệt là chuẩn bị các kế hoạch cho nước ta gia nhập WTO. Đây có thể nói là một bước phát triển mới cho nước ta khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tuy nhiên nó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức nước ngoài có xu hướng hoạt động ở Việt Nam. Đặc biệt là hệ thông Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của ngân hàng nước ngoài trong khi các ngân hàng của ta vẫn còn kém so với khu vực. Trước tình hình đó Ban lãnh đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển Phúc yên đã có những chiến lược phát triển tạo đà cho sự hội nhập kinh tế. Trên địa bàn Thị xã phúc yên có nhiều doanh nghiệp hoạt động, đây la điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên địa bàn Thị xã thị nhỏ hẹp mà lại có cả một số ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp và ngân hàng Công thương hoạt động tại địa bàn chính vì vậy đã tạo sự cạnh tranh khách hàng gay gắt. Chính vì vậy đòi hỏi tập thể cũng như ban lãnh đạo ngân hàng phải nỗ lực phân đấu hơn nữa để hoàn thành kế hoach năm 2006. * Mục tiêu kế hoạch: - Tổng nguồn vốn huy động: 240 Tỷ đồng - Tổng dư nợ cho vay: 420 Tỷ đồng - Lợi nhuận sau thuế: 32 Tỷ đồng ٭ Các giải pháp thực hiện - Hiện nay trên địa bàn phường Xuân Hoà ngân hàng có một quỹ tiết kiệm đang hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư cũng như của các tổ chức kinh tể. Song trong những năm gần đây Ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thấy rằng trên địa bàn đang hình thành nhiều doanh nghiệp. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh Ban lãnh đạo đã co kế hoạch nâng cấp quỹ tiết kiệm xuân hoà lên thành phòng giao dịch và đã được ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Chú trong xây dựng đội ngũ cán bộ từ lãnh đạo đến cán bộ tác nghiệp của các phòng ban. Chủ động học tập, nghiên cứu và thực hiện các dự án hiện đại hoá ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng cường bồi dưỡng kiến thức thương mại quốc tế, luật, thông lệ quốc tế cho cán bộ để sẵn sàng hội nhập. -Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, kiên quyết làm lành mạnh hoá và minh bạch hoá chất lượng tín dụng. Thường xuyên rà soát, phân tích đánh giá khách hàng, rut dần dư nợ và chấm dứt quan hệ kinh doanh với khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém. Thực hiện đúng quy trình tín dụng và chỉ đạo của NHNN và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiên quyết chuyển NQH kịp thời các khoản nợ xấu. Tiếp tục thay đổi cơ cấu tín dụng the hướng tập trung cho vay các đối tượng ít rủi ro, đa dạng hoá khách hàng vay vốn, mở rộng cho vay đổi với thành phân kinh tế ngoài quốc doanh, chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng…Giải quyết có trách nhiện các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, áp dụng biện pháp mạnh đối với những khách hàng chây ỳ nhằm thu hồi vốn. - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ tiết kiệm, nghiên cứu triển khai các chương trình, biện pháp huy đông vốn hiệu quả, đơn giản hoá các thủ tục tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đến gửi tiền, đa dạng hoá hình thức huy động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. - Không tập trung vốn lớn vào một khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, trong hoàn cảnh hiện nay nhiều doanh nghiệp về tổ chức và môi trường kinh doanh chưa ổn định. - Tiếp cận với doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả để mở rộng đầu tư cho vay. 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên Hoạt động tín dụng đã và đang là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên nói riêng. Tuy nhiên cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Vì vậy cần có giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng. 3.2.1. Thực hiện tốt công tác khách hàng Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, các NHTM nước ta đang chịu sức ép rất lớn về năng lực cạnh tranh như vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, phương pháp quản lý, kinh nghiệm thương trường, các giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng. Nhân thức được vấn đề như vậy, các NHTM đã và đang thực hiện chương trình tái cơ cấu trong hoạt động của mình nhằm hướng hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng là chương trình cơ cấu khách hàng, bởi khách hàng là nền tảng ban đầu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là NHTM nói riêng. Ngân hàng là trung gian tài chính, huyết mạch kinh tế, khách hàng lại càng có nghĩa quan trọng, ngày càng trở thành định hướng trung tâm cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã và đang nghiên cứu tìm hiểu đưa ra nhiều giải pháp, chính sách với mục đích phục vụ tốt khách hàng của mình, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. 3.2.1.1. Lựa chọn khách hàng Đây là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng nhằm lựa chọn ra những khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Để làm tốt công tác này trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá khách hàng và thẩm định tính khả thi của dự án. Phân tích khách hàng: Khách hàng là người sử dụng và quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng tiền vay và cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Do vậy việc phân tích đánh giá káhc hàng là hết sức cần thiết để ngăn ngừa rủi ro. Đối với khách hàng cá nhân: Ngân hàng yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ về tiền lương, thu nhập, tài sản hiện có, lịch sử tín dụng, các khoản nợ chưa trả, tình hình việc làm, tuổi, giới tính. Những thông tin này là cơ sở giúp ngân hang cho điểm tín dụng đối với khách hàng vay. Cán bộ tín dụng không chỉ tìm hiểu thông tin trực tiếp từ khách hàng vay vốn mà để đảm bảo khách quan cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ những kênh khách như các tổ chức, cá nhân có quan hệ với khách hàng vay vốn, hàng xóm, bạn bè. Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng cần các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kỹ lưỡng. Khác với trên lý thuyết để hạn chế rủi ro NHTM phải đa dạng hoá đầu tư không tập trung vốn lớn váo một số khách hàng nhưng trong thực tế hiện nay thì NHTM vẫn thường cho vay tập trung đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng quen thuộc nhằm giảm được một phần chi phí về tìm hiểu thông tin, chi phí quản lý, giám sát sử dụng vốn vay đồng thời vẫn hạn chế được rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng phải hiểu rõ được nhu cầu sản phẩm của thị trường nhằm tránh cho vay đối với những doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sảm phẩm mà nhu cầu tại địa bàn thấp hoặc tính cạnh tranh kém. Ngoài ra trên cơ sở hiểu biết của mình cán bộ tín dụng cũng tư vân thêm cho doanh nghiệp. Thẩm định tính khả thi của dự án: Không chỉ đánh giá Khách hàng chỉ qua thông tin mà đây chỉ là điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay. Khách hàng có được vay vốn hay không phụ thuộc vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào khoản thu nhập trong tương lai của dự án, trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện bằng vốn vay ngân hàng là nguồn trả nợ chính. Để có được điều này, ngân hàng cần có bộ chuyên trách trong việc thẩm định dự án. 3.2.1.2. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng Vốn vay: Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao trong ngân hàng. Hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng…yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người hưởng. Thanh toán: Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay cán bộ tín dụng cần quan tâm đến nguồn thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi khách hàng trong khi còn nợ tiền vay ngân hàng cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả nợ. 3.2.2. Đào tạo cán bộ đi đôi với đầu tư hệ thống hiện đại hoá Ngân hàng 3.2.2.1. Đào tạo cán bộ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, năng lực quản trị điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực quản trị, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có kỷ cương, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị và của cả doanh nghiệp, tránh những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp, ngân hàng cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để bộ máy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng ở nước ta hầu hết bắt đầu từ việc thực hiện những nghiệp vụ cụ thể, với những con người cụ thể. Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về pháp luật còn bất cập, hoặc do ý thức trách nhiệm chưa cao, hoặc do thiếu đạo đức nghề nghiệp… của cán bộ nhân viên đã vi phạm các quy trình nghiệp vụ, cơ chế, chính sách, pháp luật dẫn đến những thất thoát tài sản của ngân hàng. Bởi nếu đội ngũ cán bộ nhân viên đáp ứng được những yêu cầu hoạt động kinh doanh ngân hàng chắc chắn sẽ giảm thiểu rủi ro do chủ quan gây ra. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ nhân viên nghiệp vụ, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở trường của mỗi người sẽ tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao kiến thức về quản trị nguồn nhân lực đối với cán bộ quản lý các cấp giup ngân hàng sử dụng đúng người, đúng việc, theo nguyên tắc” căn cứ công việc để bố trí lao động” hạn chế rủi ro kinh doanh góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro Ngân hàng. Hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ: Giải pháp náy có tính xuyên suốt hoạt động tín dụng, tức là trước, cả trong và sau khi cho vay. Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm cán bộ làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ luôn đôi mặt với rủi ro cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi rỏ đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ. Chuẩn hoá cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để hạn chể rủi ro trong tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm tín dụng cân phải chặt chẽ và có một số tiêu chuẩn sau: - Phải đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường Đại học có uy tín. - Có khả năng ngoại ngữ, tin học, điều kiện cho phục vụ nghiên cứu các tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án… - Có phẩm chất đạo đức: Đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ làm công tác tín dụng, quyết định vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh. - Hiểu biết xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với Ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ. 3.2.2.2. Đầu tư hệ thống hiện đại hoá Ngân hàng Các tổ chức tín dụng Việt nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với cộng đồng quốc tế, để có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập và giúp lãnh đạo có thể quản lý tài sản, an toàn hệ thống tốt hơn, nhất là quản lý rủi ro tín dụng, các TCTD Việt nam đang triển khai hệ thống hiện đại hoá ngân hàng. Qua hệ thống trên , các chi nhánh trong cùng TCTD có thể thông tin cho nhau về tình hình hoạt động của khách hàng cùng quan hệ tín dụng trong hệ thống một cách nhanh nhất. Các ngân hàng có thể phối hợp để cho vay và quản lý khoản vay đối với một khách hàng, tránh việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một công trình, dẫn đến rủi ro trong hoàn trả nợ. Việc quản trị điều hành hoạt động tín dụng, việc quản lý món vay, quản lý khách hàng được thực hiện tự động, tốt hơn và có hiệu quả hơn, thể hiện tính minh bạch hơn của hoạt động tín dụng. Với việc chuyển nợ quá hạn tự động, đến đúng thời hạn món vay, nếu khách hàng không trả được nợ không trả được lãi thì máy tính tự chuyển món vay sang nợ quá hạn. Từ đó hạn chế tình trạng cố tình che giấu chất lượng tín dụng. 3.2.3. Chấp hành đúng chế độ và quy trình tín dụng Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên cần phải chấp hàng nghiêm túc cơ chế tín dụng hện hành của NHNN và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên trong từng thời kỳ vời từng mục tiêu cụ thể. Về cơ bản cần phải tuân thủ một số vấn đề sau: - Cho vay phải tuân thủ chặt chẽ cơ chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành, chấp hành nghiêm túc mức uỷ quyền được giao, không đựơc hạ thấp các điều kiện tín dụng để cho vay. Không cho vay đối với khách hàng có phương án, dự án sản xuất kinh doanh mà không giám sát được việc sử dụng vốn của khách hàng và không có khả năng quản lý được nguồn thu hoặc không xác định được nguồn thanh toán rõ rang. - Trong quá trình xem xét cho vay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên cần chú trọng nâng cao năng lực thẩm định tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cân chu trọng đến tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ tại thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, tính tiên tiến, hiện đại của dây truyền thiết bị tránh nhập dây truyền thiết bị cũ kỹ lạc hậu. - Khai thác tối đa thông tin tín dụng NHNN, thông tin phòng ngừa rủi ro, chương trình quản lý tín dụng. - Nội dung của hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay phải đủ các yếu tố pháp lý, quy định của pháp luật và đảm bảo không bất lợi đối với ngân hàng. + Người đại diện pháp nhân ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay phải đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu. + Không tẩy xoá và sửa chữa trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay. + Đối với hợp đồng tín dụng, lịch trả nợ gốc và lãi phải ghi rõ ngày, tháng, năm và số tiền trả nợ từng kỳ hạn, thời hạn thoả thuận chậm trả gốc, lãi để có cơ sở điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn được chính xác. + Người kế nhiệm phải có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng. - Việc định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi phải căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay, phù hợp với khả năng trả nợ của từng khách hàng và phương thức cho vay. Khắc phục tình trạng định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi một cách máy móc, thời gian trả nợ quá ngắn dẫn đến phải gia hạn nợ và phản ánh nợ quá hạn không chính xác, nhưng cũng không định kỳ hạn trả nợ quá dài để khách hàng thu hồi vốn và quay vòng sang phương án kinh doanh khác mà ngân hàng cho vay không quản lý được. - Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ phải tuân thủ đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, phải dựa trên cơ sở có vật tư hàng hoá tương đương, cần xem xét kỹ nguyên nhân không trả được nợ đúng hạn, có biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và phương án thu nợ mới. Chi nhánh sẽ điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nếu do nguên nhân khách quan và khách hàng có khả năng trả nợ. - Cần phải thực hiện các chế tài tín dụng và các biện pháp kiên quyết, triệt để, thu hồi ngay các khoản nợ có dầu hiệu rủi ro cao. - Chấp hành nghiêm túc việc chuyển nợ quá hạn một cách đầy đủ, kịp thời để phản ánh đúng chất lượng tín dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cảnh báo rủi ro. Tuyệt đối không được che dấu nợ quá hạn. - Không được cho vay theo hạn mức tín dụng một cách tràn lan đối với mọi khách hàng. Việc cho vay theo phương thức này chỉ áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vốn vay thường xuyên, có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ với ngân hàng, sản xuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. 3.2.4. Xây dựng các phương án xử lý nợ xấu Tín dụng là chính mang lại lợi nhuận cho ngân hang.Tuy nhiên tín dụng cũng là nghiệp vụ có độ rủi ro cao, đã cho vay là có rủi ro, nên việc nâng cao chất lượng tín dụng và việc xử lý thu hồi nợ là hai việc song song mà các ngân hàng phải quan tâm. Để thu hồi tối đa được nợ khi khởi kiện ra toà ngân hàng vận dụng triệt để mọi biện pháp mềm dẻo để thu hồi nợ như: - Đối với những khách hàng dây dưa, chúng ta phải kiên trì đeo bám cho tới khi họ phải hợp tác. - Đối với những khách hàng có thái độ nóng nảy hung hăng buộc ta phải bình tĩnh ứng phó mọi tính huống có thể xảy ra, đề cao cảnh giác, thật mềm dẻo đến khi họ trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên đối với những khách hàng dạng nay dễ xử lý, vì khi đã bình tĩnh lại thì họ có thái độ hợp tác. - Dạng khó xử lý thường lại là những khách hàng có thái độ mềm mỏng, khi mới tiếp xúc ta có cảm giác như thu hồi được nợ ngay, nhưng chính sự mềm mỏng ấy lại là cách để họ đối phó cho qua chuyện, ta phải kiên quyết, cứng rắn hơn và kết hợp với chính quyền địa phương thì mới có kết quả. - Trường hợp những doanh nghiệp biểu hiện thua lỗ, cán bộ tín dụng nên thường xuyên tiếp cận và phân tích, tư vấn cho họ để cho họ thấy hơn thiệt, đưa ra giải pháp để xử lý nhẹ nhàng tránh phải đưa nhau ra toà làm giảm uy tín của họ. - Những trường hợp do nguên nhân khách quan, người vay thực sự gặp khó khăn, tuỳ từng trường hợp để xem xét miễm giảm lãi tiền vay tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ để họ dễ dàng trả nợ. 3.2.5. Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên chưa chú trọng đến đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng. Mặt khác Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai địch hoạ…Để hạn chế rủi ro này Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng như: Liên kết đầu tư, tránh dồn vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và bảo hiểm tín dụng. Cho vay đồng tài trợ: Hình thức cho vay này được sử dụng trong trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng quá lớn mà một minh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên không thể đảm đương, hoặc do ngân hàng chủ động phân tán rủi ro tín dụng, theo đó mọi vấn đề về mức vốn góp, lợi nhuận, trách nhiệm, quyền hạn và tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ tuy thuộc vào cam kết và tỷ lệ đóng góp vốn của các bên. Như vậy gánh nặng cho vay của Ngân hàng sẽ giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ được tất cả các bên tham gia đồng tài trợ chịu trách nhiệm. Đây cũng là cơ hội để các Ngân hàng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý vốn vay Tránh dồn vốn: Đặc điểm của Ngân hàng Việt nam hiện nay là địa bàn kinh doanh nhỏ hẹp, nhất là ở Hà Nội, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt. Thường thì các Ngân hàng thường chú trọng đến lĩnh vực, dự án khả năng sinh lời cao. Dân đến tình trạng cho vay tập trung vốn vào một số tổ chức kinh tế và cá nhân dẫn đến rủi ro cao. Vi vậy để khắc phục tình trạng này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên nên tham gia đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Không nên đầu tư số tiền quá lớn vào một khách hàng mà phải san ra nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: Đây là hướng đi cần thiết cho các NHTM hiện nay, thể hiện đúng bản chất của Ngân hàng là kinh doanh đa năng. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt nam lại chưa chú trọng đúng mức tới hoạt động trung gian mà chỉ chú trọng tới hoạt động tín dụng nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động có nhiều rủi ro. Bởi vậy Ngân hàng Đầu tư nên đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ như thực hiện tín dụng thuê mua, thực hiện liên doanh, liên kết, bảo lãnh hay đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng. Có như vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên mới có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của một số Ngân hàng tại địa bàn và cũng chuẩn bị cho hội nhập với thế giới. Bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm phân tán rủi ro. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, nó làm giảm mất mát của cải. Ngân hàng có thể bảo hiểm các khoản tín dụng theo các hình thức sau: - Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, vì vậy những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Để sử dụng tốt hình thức đó, Ngân hàng cần c ó ưu đãi ưu tiên cho vay về khối lượng và lãi suất vay đối với doanh nghiệp, cá nhân đã bảo hiểm. - Ngân hàng tự bảo hiểm cho ngành mình bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo tình hình tài chính của Ngân hàng. - Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Nước ta hiện nay ngành bảo hiểm chưa thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm cho các tổ chức tín dụng nên Ngân hàng có thể mua bảo hiểm của các tổ chức nước ngoài và kiến nghị với NHNN về việc thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng tại Việt nam. Sự ra đời của tổ chức này tạo điều kiện ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại các NHTM, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng. 3.2.6. Xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lý Qua phân tích thực trạng cũng như dư nợ tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên ta thấy cơ cầu tín dụng vẫn còn nhiều bất cập. Chính những bất hợp lý này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Vì vậy cần xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lý để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, mặt khác nó cũng làm tăng khả năgn cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó trong những năm tới Chi nhánh có thể thực hiện qua một số định hướng phát triển như sau. Mở rộng cho vay trung và dài hạn bằng cách tìm kiếm các dự án lớn có tính khả thi cao để tạo bước đột phá về loại cho vay này. Áp dụng cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn hoặc các dự án thấy cần phải tập trung phân tích, thẩm định ở trình độ cao của nhiều Ngân hàng để san sẻ rủi ro. Tiếp tục mở rộng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Ngân hàng cần chú trong hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi cơ cấu kinh tế nước ta phù hợp với loại hình doanh nghiệp nay và các doanh nghiệp này đều có tính cạnh tranh cao như ngành may mặc, chế biến, giày da…Đây cũng chính là giải pháp giúp Chi nhánh tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm. - Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu. Đây cũng là một cách đa dạng hoá, Chi nhánh cần có chính sách nâng cao trình độ nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh đối ngoại và quảng bá hoạt động này để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ này tại Chi nhánh. Đi đôi với việc thực hiện Chi nhánh phải có chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu như ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện tín dụng. 3.2.7. Áp dụng phương pháp Đo lường rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn OR1 = Trong đó : OR1 ( overdue rate ): Tỷ lệ nợ quá hạn Oli3 ( overdue loan i3 ): Giá trị khoản nợ quá hạn i3 tron kỳ n3 : Tổng số các khoản nợ quá hạn trong kỳ Oi4 (Outstanding loan i4 ) : Dư nợ món vay i4 trong kỳ n4 : Tổng các khoản nợ hiện có trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ chưa thanh toán bị quá hạn. Nói cách khác, đối với một đồng vốn Ngân hàng cho vay ra thì khả năng rủi ro là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao, khả năng rủi ro tín dụng của Ngân hàng càng lớn. Tỷ nợ quá hạn và nợ gia hạn. OR2 = Trong đó : OR2 ( overdue rate2 ) : Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn Oli3 ( overdue loan i3 ) : Giá trị khoản nợ quá hạn i3 trong kỳ N3 : Tổng số các khoản nợ quá hạn trong kỳ RLSi5 ( rescheduled loan i5 ) : Giá trị khoản nợ được gia hạn i5 n5 : Tổng số các khoản nợ được gia hạn trong kỳ Oi4 (Oustanding loan i4 ) : Dư nợ món vay i4 trong kỳ n4 : Tổng số các khoản nợ hiện có trong kỳ Chỉ tiêu này đã xác định phần nợ gia hạn, về bản chất cũng là nợ quá hạn nhưng đã được tăng thêm thời hạn vay. Tỷ lệ này làm rõ trong dư nợ, ngoài phần nợ thực sự quá hạn thì đã có bao nhiêu phần trăm quá hạn. Nếu so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ ( tổng nợ quá hạn/ tổng dư nợ ) có sự khác biệt rất lớn, chứng tỏ ngân hàng đã chuyển rất nhiều khoản nợ quá hạn thành được gia hạn. Gia hạn nợ là một biện pháp giúp khách hàng vượt qua những khó khăn tạm thời, nhưng nếu quá nhiều khoản được gia hạn nợ chứng tỏ danh mục cho vay của Ngân hàng thương mại thực sự có vấn đề tiềm ẩn rủi ro tín dụng rất lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn so với tổng tài sản : OR3= Trong đó : OR3 ( overdue rate ) : Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn Oli3 (overdue loan i3 ) : Giá trị khoản nợ quá hạn i3 trong kỳ n3 : Tổng số các khoản nợ quá hạn trong kỳ RSLi5 ( rescheduled loan i5 ) : Giá trị khoản nợ được gia hạn i5 n5 : Tổng số các khoản nợ được gia hạn trong kỳ Ai6 (asset i6 ) : Giá trị tài sản i6 của Ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng của nợ quá hạn và được gia hạn trong tổng tài sản của Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này được những bổ trợ thêm cho hai tỷ lệ trên. Tỷ lệ nợ xấu BDR = Trong đó : BDR ( bad debt rate ) : Tỷ lệ nợ xấu BDi6 ( bad debt i6 ) : Giá trị khoản nợ xấu i6 trong kỳ n6 : Tổng số các khoản nợ xấu trong kỳ WDi7 (Write-off debt i7 ) : Giá trị khoản nợ i7 n7 : tổng số các khoản nợ được xoá trong kỳ Oi4 (Outstanding loan i4 ) : Dư nợ món vay i4 trong kỳ Chỉ tiêu này xác định tỷ trọng nợ xấu không có khả năng thu hồi đã loại khỏi bảng cân đối trong tổng dư nợ. Kết hợp với các chỉ số ở trên, chỉ tiêu này phản ánh rất rõ khả năng rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này có nghĩa là hoạt động của ngân hàng thực sự đang gặp vấn đề, có thể sớm phải đưa ra các cảnh báo. Tuy vậy, khi ngân hàng thương mại không nhận được khoản hoàn trả nào, số tiền rủi ro chính là tổng số tiền của món vay ( 1000 hoặc 100% ). Vì vậy công thức trên không phản ánh hểt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ rủi ro theo thời gian = dư nợ có khoản thanh toán quá hạn/ tổng dư nợ ( bao gồm cả số dư nợ quá hạn ) Tỷ lệ rủi ro theo thời gian phản ánh vấn đề rủi ro nợ qúa hạn một cách rất trung thực, vì nó xem xét toàn bộ dư nợ còn lại kể từ khi xuất khoản là nợ qúa hạn. Điều này đăc biệt quan trọng trong trường hợp các món vay là nhỏ và thời hạn vay dài. Bằng cách tính tỷ lệ rủi ro theo thời gian theo nguyên tắc cơ bản. Tổ chức tín dụng có thể xác định xem liệu tình hình nợ quá hạn là tốt lên hay tồi đi. Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác cũng được sử dụng để quản lý chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ Σ lãi treo phát sinh / Σ thu nhập từ cho vay Tỷ lệ Miễn giảm lãi / thu nhập từ hoạt động cho vay. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ, Bộ ngành liên quan - Nhà nước cần có biện pháp mạnh mẽ thực hiện luật khuyến khích đầu tư trong nước và có biện pháp bảo vệ người sản xuất trong nước để khuyến khích người Việt nam tham gia đầu tư, tạo thuận lợi cho họ kinh doanh và ngân hàng có cơ hội đầu tư tín dụng. - Nhà nước nên cải thiện cơ chế chính sách vĩ mô là luật pháp của nhà nước, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho mọi hoạt động kinh tế nói chung, kinh doanh ngân hàng nói riêng, cần có văn bản dưới luật về sở hữu tài sản, cần có những văn bản hướng dẫn thực hiện việc xử lí phát mại tài sản cầm cố, thế chấp… - Cần có các chính sách kinh tế ổn định, tránh gây đột biến trong nền kinh tế, gây rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp và Ngân hàng. - Bộ tài chính cần tiếp tục cấp bổ sung đủ mức vốn điều lệ đã duyệt cho các doanh nghiệp để đảm bảo vốn tối thiểu, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Các quyết định về chính sách và hoạt động của Ngân hàng trung ương có tác động rất lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhânj xét các cơ chể chính sách NHNN đã ban hành trong những năm gần đây chi nhanh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên cho rằng. Các văn bản pháp quy và cơ chế, chính sách đã tác động tích cực tới hoạt động ngân hàng, từ đó các ngân hàng cũng cần đi vào lộ trình, kỷ cương và chuẩn hoá nghiệp vụ đảm bảo an toàn tài sản trong cho vay và trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cần kiến nghị với NHNN đó là: Một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, công khai và dài hạn: NHNN cần tạo hành lang có tính pháp lý, ổn định lâu dài cho các Ngân hàng. Do những quy định của NHNN có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên đây là điều quan trọng đảm bảo cho Ngân hàng định trước kế hoạch kinh doanh dài hạn. NHNN tăng cường công tác phân tích dự, báo diễn biến tiền tệ và kinh tế vĩ mô: NHNN lập kênh thông tin thường xuyên về tình hình biến động kinh tế cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước và quốc tế để NHTM làm cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh và công tác nghiên cứu phát triển của mình. Tăng cường hơn vai trò của CIC trong việc định mức tín nhiệm doanh nghiệp, cung cấp thông tín đánh giá chính xác về tình hình doanh nghiệp cho các TCTD để nâng cao chất lượng tín dụng. Hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động tín dụng: Đặc biệt là về các vấn đề đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý nợ tồn đọng của các doanh nghiệp, phân loại nợ… Hỗ trợ trong việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực Ngân hàng vì những kiến thức mà nhân viên trẻ thu được còn khác xa so với thực tế phải đào tạo lại từ đầu mới đáp ứng được công việc. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Cần hiện đại hoá Ngân hàng, trên cơ sở cần tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh trong công tác huy động và sử dụng vốn, khẩn trương mở rộng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ ATM… về các tỉnh địa phương. - Từng bước quốc tế hoá hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong việc tham gia vào hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế. - Chính sách tín dụng cần tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo tính linh hoạt, dễ sử dụng, các quy định cụ thể sát thực tế, giúp cán bộ tín dụng dễ tác nghiệp đảm bảo cho kinh doanh có lãi, bảo toàn được nguồn vốn Ngân hàng. 3.3.4. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc - Thực hiện tốt hoạt động tín dụng cần quán triệt từng bộ phận và cán bộ tín dụng hiểu đúng quan điểm chỉ đạo, định hướng và chỉ tiêu kế hoạch. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tính nguyên tắc, tính kỷ cương, tuân thủ tuyệt đối các quy định, đồng thời khuyến khích tính năng động sáng tạo của các bộ phận, cá nhân phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao. - Nghiên cứu chiến lược phát triển ngành kinh tế của tỉnh để xây dựng chính sách đầu tư tín dụng, chính sách khách hàng, gắn chặt với chương trình cổ phần hoá, sắp xếp các doanh nghiệp. - Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra, kiểm soát nội bộ. Phải duy trì thường xuyên đối với các mặt hoạt động nghiệp vụ nhằm phát hiện các sai lệch trong hoạt động kinh doanh để từ đó có những uốn nắn kịp thời nhằm đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động tín dụng. - Chú trong công tác t uyển dụng đào tạo cán bộ, nhằm phổ cập những kỹ năng mới, những kiến thức tín dụng theo yêu cầu mới, theo thông lệ, phấn đầu thực hiện chế độ quyền lợi gắn liền với trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32596.doc
Tài liệu liên quan