Chuyên đề Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn có ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hoạt động và mục tiêu an toàn, lợi nhuận của mỗi Ngân hàng. Điều đó cũng đã thể hiện rõ nét trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong những năm qua, Sở giao dịch I luôn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Điều này có được phần lớn nhờ Sở giao dịch I đã từng bước mở rộng quy mô kết hợp với ổn định nguồn vốn huy động. Tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế thế giới, Sở giao dịch I cũng như các Ngân hàng khác đang đứng trước những khó khăn, thử thách lớn. Dự kiến trong giai đoạn 2001 - 2005, để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng GDP từ 7,2%/năm cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh trong đó cơ cấu được xác định là 50% được huy động từ nền kinh tế, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải hoạch định chiến lược huy động vốn một cách tổng thể. Trong thời gian tới, Sở giao dịch I với định hướng phát triển hoạt động đa năng và hiện đại hoá phù hợp với thị trường, cần sớm thực hiện cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn có tính đồng bộ. Các hình thức huy động vốn cần được đa dạng hóa, mở rộng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, để phát triển nguồn vốn huy động nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung Sở giao dịch I cần phải thường xuyên đào tạo cán bộ nhân viên, hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khách hàng hiệu quả. Đây là chìa khoá vàng cho việc duy trì những khách hàng đã có và thu hút thêm các khách hàng mới. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung một phần nội dung lý luận cơ bản về nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết này, em rất mong nhận được góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng tất cả các bạn.

doc40 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh với các Ngân hàng khác đã trở nên cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì tiền gửi hiện có. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà cạnh tranh trong nghiệp vụ huy động vốn giữa các Ngân hàng càng trở nên gay gắt thì việc áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi là vô cùng cần thiết. Đặc biệt trong các giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người dân gửi tiết kiệm vào Ngân hàng mình. Tuy nhiên, không phải đưa ra một mức lãi suất cao là có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vấn đề là mức lãi suất cụ thể Ngân hàng đưa ra sẽ đem lại cho người gửi tiền mức lợi nhuận thực tế là bao nhiêu, mức độ thoả mãn thế nào, đặc biệt là khi có lạm phát phải đảm bảo mức lãi suất đầu vào, đầu ra để Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, khi đưa ra một mức lãi suất huy động cụ thể Ngân hàng phải căn cứ vào tình hình phát triển của nền kinh tế, chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương, chính sách tín dụng và xu hướng vận động của thị trường tài chính. - Mạng lưới huy động và hình thức huy động vốn của Ngân hàng: Mạng lưới huy động rộng khắp sẽ huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng áp dụng các hình thức huy động càng phong phú, đa dạng, linh hoạt, thuận tiện bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn càng lớn bấy nhiêu. Việc áp dụng nhiều hình thức tiết kiệm với các thời hạn khác nhau sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, thoả mãn được mong muốn của họ. - Các dịch vụ Ngân hàng cung cấp: Ngày nay, khi xã hội phát triển, văn minh và hiện đại thì nhu cầu được phục vụ ngày càng cao. Những dịch vụ đa dạng phong phú của Ngân hàng sẽ góp phần thắng lợi cho Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Dịch vụ Ngân hàng qua thư, máy rút tiền tự động hay dịch vụ tư vấn kinh doanh...sẽ giúp Ngân hàng thu hút được lượng lớn khác hàng, bao gồm khách hàng sử dụng một dịch vụ và đồng thời sử dụng nhiều dịch vụ. ở nước ta hiện nay Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện chương trình hiện đại hoá trên toàn quốc nên rất được khách hàng ưa chuộng. NHĐT&PTVN cũng đã bắt đầu tiến hành hiện đại hoá vào cuối năm 2003. - Uy tín của Ngân hàng: Khi gửi vốn vào Ngân hàng hay một tổ chức tín dụng, người gửi tiền luôn muốn đồng tiền của mình được sinh lợi và an toàn nên họ phải chọn nơi nào đáng tin cậy nhất. Uy tín, sự nổi tiếng vững mạnh của Ngân hàng là tài sản vô cùng quý giá cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó còn tạo mối quan hệ lâu dài không chỉ với các khách hàng hiện có mà còn với các khách hàng tiềm năng. Uy tín của Ngân hàng có thể được đánh giá qua các đặc điểm như: Thâm niên của Ngân hàng, quy mô vốn tự có, cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt tình. - Chiến lược khách hàng: Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm dịch vụ do các Ngân hàng khác nhau cung cấp, cho nên việc xây dựng chính sách khách hàng đúng đắn sẽ giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng, lôi kéo họ giao dịch với Ngân hàng mình. Các Ngân hàng có thể xây dựng chiến lược bằng cách nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là một nhân tố quan trọng để giữ khách hàng hiện có, đồng thời thu hút được khách hàng tiềm năng. 3.2. Nhân tố khách quan: - Môi trường kinh doanh chung: Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động nguồn vốn nói riêng không thể thoát ly môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường kinh tế, chính trị và luật pháp. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt chịu rất nhiều các chính sách, các quy định điều chỉnh của chính phủ và của NHNN. NHNN thay đổi chính sách về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay chính sách quan hệ ngoại giao tác động đến quan hệ nguồn vốn của một Ngân hàng với các quốc gia khác trên thế giới. Văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc sử dụng tiền của dân cư. Mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh hưởng đến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiết kiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở Ngân hàng, đầu tư chứng khoán hay bất động sản. ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ đã trở thành một trong những điều kiện bắt buộc để tồn tại của một Ngân hàng. Trong những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các loại sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới liên quan đến hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng như dịch vụ Ngân hàng tại nhà, máy rút tiền tự động...Với những sản phẩm và dịch vụ mới, tỷ lệ gửi tiền và thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng. Giới hạn về phạm vi thị trường đang dần mất đi ý nghĩa nhờ mạng thông tin toàn cầu. - Thu nhập của dân cư: Dân cư có thu nhập càng cao thì mức tiết kiệm càng tăng bởi lẽ tỷ lệ tiêu dùng hàng thiết yếu trong tổng thu nhập ngày càng giảm. Đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không tăng tương quan với thu nhập nữa mà sẽ tăng lên với một tỷ lệ rất lớn nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu cao hơn. Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn trong dân cư của Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển vn. I. Khái quát chung về Sở giao dịch I NHĐT & PTVN. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I NHĐT & PTVN. Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở tại số 53, đường Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of VietNam - BIDV) được thành lập theo quyết định số 76/QĐ-TCCB ngày 28/03/1991 của tổng giám đốc NHĐT&PTVN. Những năm đầu mới thành lập, Sở giao dịch I (SGDI) gặp phải không ít khó khăn trong việc tìm hướng phát triển hoạt động kinh doanh, do thời gian này Nhà nước ta đang bước đầu thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tình hình kinh tế chưa ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Từ năm 1998 đến nay, SGDI được tổ chức như một chi nhánh và là một đơn vị thành viên lớn nhất trong toàn hệ thống thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của ngành, thử nghiệm thành công các sản phẩm mới, công nghệ mới. Hoạt động của SGDI đã được đa dạng hoá, nhiều loại hình dịch vụ Ngân hàng luôn được đổi mới và nâng cao chất lượng đã tạo nên tốc độ tăng trưởng cao. SGDI trở thành đơn vị chủ lực, đơn vị thành viên đặc biệt thuộc hội sở chính, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế trên điạ bàn thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc, tạo ra một hành trang vững chắc cùng toàn ngành hội nhập kinh tế thế giới. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. Hiện nay, SGDI NHĐT&PTVN có 14 phòng ban với chức năng và nhiệm vụ sau: - Phòng kế hoạch nguồn vốn: Tham mưu, giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn tại SGDI. Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn. Nghiên cứu, phát triển lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn. Thu thập thông tin, báo cáo đề xuất phản hồi về biện pháp huy động vốn. Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp gồm giao ngay, kỳ hạn, quyền lựa chọn SWAP theo quyết định và kế hoạch kinh doanh ngoại tệ của giám đốc. - Phòng tín dụng 1,2: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Phân tích khách hàng cho vay, đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay. Quyết định hạn mức cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại. Thực hiện cho vay, thu nợ, xử lý gia hạn nợ, đốn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ. Lập báo báo phục vụ quản lý nội bộ SGDI và các cơ quan có thẩm quyền. - Phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Là đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. - Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện các nhiệm vụ tiền tệ, kho quỹ như quản lý quỹ nghiệp vụ của chi nhánh, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý , quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng. - Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sở giải ngân được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi và xử lý các yêu cầu về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện các giao dịch nhận và rút tiền gửi bằng nội, ngoại tệ, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. - Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân như thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng...cho khách hàng. - Phòng thẩm định, quản lý tín dụng: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh. Thẩm định đề xuất về hạn mức tín dụng, giới hạn cho vay,đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Giám sát, đánh giá, xếp hạng chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng. - Phòng tài chính-kế toán: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, đối chiếu công tác hạch toán kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ, nộp thuế và trích lập các quỹ, quản lý và sử dụng các quỹ. Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị trực thuộc toàn Sở. Lập và phân tích các loại báo cáo tài chính kế toán của Sở. - Phòng điện toán: Quản lý mạng, quản trị, kiểm soát hệ thống phân quyền truy cập theo quy định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc, thiết bị tin học đảm bảo an toàn, thông suốt mọi hoạt động của Sở. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Sở. - Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Sở giao dịch I. Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy chế, đôn đốc việc tuân thủ pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong Sở giao dịch. - Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác hành chính, tổ chức. Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ, chính sách của pháp luật về trách nhiệm, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động, tham mưu việc tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu hoạt động của Sở.Thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên, quản lý lao động, ngày công lao động, việc thực hiện nội quy của Sở. - Phòng giao dịch 1,2: Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay, các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng. Cho vay, phát hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu nợ quá hạn. Thực hiện các giao dịch đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng, các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng. Mô hình tổ chức của SGDI Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được trình bày qua sơ đồ ở trang sau: II. Kết quả một số mặt hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch I Ngân hàng đầu tư và phát triển việt Nam. 1. Tình hình và kết quả huy động vốn. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SGDI từ 2001 - 2003 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) Tổng NVHĐ 6.650.133 100 7.626.796 100 10.050.000 100 1. Tiền gửi TCKT 2.073.133 31,17 2.288.372 30 3.015.320 30 - Tiền gửi KKH 643.032 9,67 616.279 8,08 956.359 9,51 - Tiền gửi CKH 1.430.101 21,50 1.672.093 21,92 2.058.961 20,49 2. Tiền gửi dân cư 4.492.226 67,55 5.187.652 68,02 6.891.567 68,57 - Tiết kiệm 2.349.607 35,33 2.508.236 32,89 3.216.246 32 - Kỳ phiếu 1.003.629 15,09 1.670.934 21,91 1.952.685 19.43 - Trái phiếu 1.138.990 17,13 1.008.482 13,22 1.722.636 17,14 3. Huy động khác 84.774 1,28 150.772 1,98 143.113 1,43 Trong những năm vừa qua, nhờ xây dựng chiến lược kinh doanh, khách hàng đúng đắn, nguồn vốn huy động của SGDI NHĐT&PTVN không ngừng tăng lên. Tổng nguồn vốn huy động của năm 2003 đạt 10.050.000 triệu đồng, tăng 2.423.204 triệu đồng (31,77%) so với năm 2002 và vượt 9,62% so với kế hoạch đề ra. Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần qua các năm, năm 2001 chiếm 67,55% tổng nguồn vốn huy động, năm 2002 chiếm 68,02% tổng nguồn vốn huy động, và năm 2003 chiếm 68,57% tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn khá ổn định, đặc biệt là loại tiết kiệm có kỳ hạn do biết trước lãi suất và kỳ hạn các món vay. Bảng 2: Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 Tăng(+) Giảm (-) 2003/2002 Tổng NVHĐ 7.626.796 10.050.000 2.423.204 131,77 1. Tiền gửi TCKT 2.288.372 3.015.320 726.948 131,76 - Tiền gửi KKH 616.279 956.359 340.080 155,18 - Tiền gửi CKH 1.672.093 2.058.961 386.868 123,14 2. Tiền gửi dân cư 5.187.652 6.891.567 1.703.915 132,85 - Tiết kiệm 2.508.236 3.216.246 708.010 128,23 - Kỳ phiếu 1.670.934 1.952.685 281.751 116,86 - Trái phiếu 1.008.482 1.722.636 714.154 170,81 3. Huy động khác 150.772 143.113 -7.659 94,92 Tính đến ngày 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 10.050.000 trong đó tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 3.015.320 triệu đồng, tăng 31,77% so với năm 2002, tiền gửi dân cư đạt 6.891.567 triệu đồng tăng 32,85% so với năm 2002. Tiền gửi tổ chức kinh tế là vốn có chi phí thấp, hơn nữa tiền gửi có kỳ hạn năm 2003 tăng 386.868 triệu đồng (23,14%) so với năm 2002, điều này có nghĩa SGDI không những huy động được nhiều hơn nguồn vốn có chi phí rẻ, góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào cho SGDI mà nguồn vốn có kỳ hạn ổn định hơn, giúp SGDI chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Với mức tăng trưởng như vậy, chứng tỏ SGDI đã sử dụng ngày càng hiệu quả các chính sách, công cụ huy động vốn của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Ngoài việc đa dạng các hình thức huy động vốn, SGDI đã tập trung khai thác những khách hàng có nguồn tiền ổn định, thực hiện phân loại khách hàng để có chính sách khách hàng hợp lý. Giao chỉ tiêu huy động cho từng quý, từng năm đến từng chi nhánh trực thuộc, mạng lưới huy động được mở rộng và hoạt động tiếp thị quảng cáo được quan tâm chú trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 2. Công tác tín dụng. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã tác động tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, SGDI đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, tăng cường cung ứng dịch vụ khách hàng với chính sách giá cả mềm dẻo, công tác tín dụng của SGDI vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bảng 3: Kết quả cho vay vốn tại SGDI Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 Tăng(+) Giảm(-) Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh số cho vay 10.456.823 14.128.231 3.671.408 135,11 2. Tổng doanh số thu nợ 4.796.437 13.377.206 8.580.769 278,89 3. Tổng dư nợ 5.660.386 6.411.411 751.025 113,27 4. Nợ quá hạn 23.774 42.315 18.541 177,99 5. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,42 0,66 0,24 157,14 Tính đến 31/12/2003, tổng doanh số cho vay đạt 14.128.231 triệu đồng tăng 3.671.408 triệu đồng (35,11%) so với năm 2002, tổng dư nợ đạt 6.411.411 triệu đồng tăng 751.025 triệu đồng (13,27%) so với năm 2002 . Trong khi đó tổng doanh số thu nợ của 2003 đạt 13.377.206 triệu đồng tăng 8.580.769 triệu đồng (178,89%) so với năm 2002, đây là doanh số thu nợ lớn nhất từ trước đến nay của SGDI do trong năm đã thu nợ được từ các khoản vay trung, dài hạn của các khách hàng lớn: Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty cơ khí xây dựng LILANA, PETROLIMEX, nhà máy xi măng CHINFON Hải Phòng... Bảng 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng của SGDI Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/2002 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Tăng(+) Giảm(-) Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 5.660.386 100 6.411.411 100 751.025 113,27 1. Dư nợ ngắn hạn 830.339 14,66 996.635 15,54 166.296 120,02 2. Dư nợ trung, dài hạn( thương mại) 2.265.679 40,03 3.273.152 51,05 1.007.473 144,47 3. Dư nợ cho vay theo kế hoạch nhà nước 1.012.176 17,88 832.684 12,99 -179.492 82,27 4. Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư 432.392 7,64 484.259 7,55 51.867 111,99 5. Dư nợ cho vay tổ chức tín dụng khác 687.408 12,15 512.134 7,99 -175.274 74,50 6. Dư nợ cho vay đồng tài trợ 432.392 7,64 312.547 4,88 -119.845 72,28 Dư nợ ngắn hạn năm 2003 đạt 996.635 triệu đồng, tăng 20.02% so với năm 2002. Dư nợ trung và dài hạn năm 2003 đạt 3.273.152 triệu đồng, tăng 44,47% so với năm 2002 và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ (năm 2001: 34,71%; năm 2002: 40,03%; năm 2003: 51,05%). Qua đó ta thấy hoạt động tín dụng trung và dài hạn tăng lên rõ rệt, SGDI khẳng định được vai trò là thành viên hàng đầu của hệ thống NHĐT&PTVN, là Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. 3. Kết quả kinh doanh của SGDI. Với tinh thần tích cực, nổ lực phấn đấu theo định hướng của ngành, kế hoạch đề ra của đơn vị, năm 2003 hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I đạt kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: - Tổng tài sản đạt: 12.320 tỷ đồng tăng 20,78% so với năm 2002. - Lợi nhuận trước thuế đạt 108 tỷ đồng, trong khi đó năm 2002 chỉ đạt 82 tỷ đồng. - Trong năm SGDI còn tập trung thu nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi, áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để có thể thu được các khoản nợ tồn động năm cũ chuyển sang, trong năm đã thu được 18,5 tỷ nợ quá hạn và 700 triệu nợ khó đòi. Thường xuyên xem xét thực trạng tài sản thế chấp, tìm biện pháp quản lý chặt chẽ, thực hiện tốt công tác xử lý nợ tồn động. III. Thực trạng huy động vốn trong dân cư của SGDI NHĐT & PTVN. 1. Kết quả huy động vốn trong dân cư của SGDI NHĐT&PTVN Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của SGDI tăng 2.423.204 triệu đồng, trong đó huy động dân cư tăng 1.703.915 triệu đồng. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 5: Kết quả huy động vốn trong dân cư Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2003/3002 ST TT(%) ST TT(%) (+)(-) Tỷ lệ(%) Tiền gửi dân cư 5.187.652 100 6.891.567 100 1.703.915 132,85 1. Tiết kiệm 2.508.236 48,35 3.216.246 46,67 708.010 128,23 - Không kỳ hạn 953.260 18,38 1.127.294 16,36 174.034 118,26 - Có kỳ hạn 1.554.976 29,97 2.088.952 30,31 533.976 134,34 2. Kỳ phiếu 1.670.934 32,21 1.952.685 28,33 281.751 116,86 3. Trái phiếu 1.008.482 19,44 1.722.636 25 714.154 170,81 Đến ngày 31/12/2003, tổng nguồn vốn huy động dân cư tăng 32,85% so với năm 2002.Trong đó tiết kiệm tăng 28,23%; kỳ phiếu tăng 16,86%; và trái phiếu tăng 70,81% so với năm 2002. Đối với một Ngân hàng, tiết kiệm vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn do nhu cầu chủ yếu của khách hàng là hưởng lãi, Ngân hàng có thể yên tâm sử dụng nguồn này cho hoạt động kinh doanh. Đối với SGDI, nguồn tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất ,chiếm tới 46,67% (năm 2003) trong tổng nguồn vốn huy động dân cư và tăng nhanh qua các năm. Năm 2003 tổng số tiền gửi tiết kiệm đạt 3.216.246 triệu đồng tăng 28,23% so với năm 2002, trong đó tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 1.127.294 triệu đồng và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 2.088.952 triệu đồng. Điều này cho thấy nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư còn tiềm tàng, công tác huy động vốn dân cư có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa trong năm tới nếu các hình thức huy động vốn hấp dẫn. Kỳ phiếu của SGDI NHĐT&PTVN là một loại giấy nhận nợ do SGDI phát hành nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của SGDI hoặc để tài trợ cho các chương trình phát triển, dự án kinh tế. Kỳ phiếu là nghiệp vụ huy động vốn khá hiệu quả của SGDI, hấp dẫn người mua vì có mức lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn. Qua bảng 5 ta thấy nếu như năm 2002 huy động kỳ phiếu đạt 1.670.934 triệu đồng thì năm 2003 với 5 đợt phát hành kỳ phiếu, tổng số huy động đạt 1.952.685 triệu đồng, chiếm 28,33% trong tổng nguồn vốn huy động dân cư và tăng 281.751 triệu đồng so với năm 2002. Trái phiếu Ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình thức giấy nhận nợ do NHĐT&PTVN phát hành giao nhiệm vụ cho chi nhánh và SGDI để huy động vốn. Với khẩu hiệu: “Mua trái phiếu NHĐT&PTVN là góp phần thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”, “Mua trái phiếu NHĐT&PTVN là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả” và sự đa dạng của hình thức huy động: trái phiếu VND có 2 loại mệnh giá là 5 triệu đồng và 10 triệu đồng, trái phiếu USD có 2 loại mệnh giá là 500 USD và 1000 USD thì nguồn vốn huy động bằng trái phiếu của SGDI đã có chuyển biến tích cực. Nếu như năm 2002 tổng nguồn vốn huy động bằng trái phiếu đạt 1.008.482 triệu đồng thì năm 2003 đã tăng lên đạt 1.722.636 triệu đồng, chiếm 25% trong tổng nguồn vốn huy động dân cư. 2. Vốn huy động trong dân cư phân theo loại tiền tệ. Bảng 6: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ (VND, USD) (xem bảng số liệu trang bên) Đơn vị: triệu đồng; ngàn USD Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003/2002 ST TT(%) ST TT(%) (+) (-) Tỷ lệ % Tiền gửi dân cư 5.187.652 100 6.891.567 100 1.703.915 132,85 1. VND 1.430.426 27,57 1.583.592 22,98 153.166 110,71 - Tiết kiệm 673.341 12,98 747.408 10,85 74.067 111 - Kỳ phiếu 460.970 8,89 640.748 9,29 179.778 139 - Trái phiếu 296.115 5,70 195.436 2,84 -100.679 66 2. USD(quy đổi) 3.757.226 72,43 5.307.975 77,02 1.550.749 141,27 Tiết kiệm USD 122.326 159.230 36.904 130,17 USD quy đổi 1.834.901 35,37 2.468.839 35,82 633.938 134,55 Kỳ phiếu USD 80.664 84.641 3.977 104,93 USD quy đổi 1.209.960 23,33 1.311.936 19,04 101.976 108,43 Trái phiếu USD 47.491 98.529 51.038 207,47 USD quy đổi 712.365 13,73 1.527.200 22,16 814.835 214,38 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động bằng USD lớn hơn rất nhiều so với vốn huy động bằng VND, năm 2002 chiếm 72,43% và năm 2003 chiếm đến 77,02% tổng tiền gửi dân cư. Nguyên nhân chính là dân cư e ngại sự mất giá của VND so với USD. Do đó trong năm 2003 mặc dù lãi suất huy động của USD thấp nhưng dân cư vẫn thích gửi tiền tiết kiệm bằng USD vào Ngân hàng hơn vì sẽ vừa có lãi tiền gửi, vừa được chênh lệch giá do USD liên tục lên giá so với VND. Đến ngày 31/12/2003 tổng tiền gửi dân cư bằng USD (quy đổi) đạt 5.307.975 triệu đồng tăng 1.550.749 triệu đồng (41,27%) so với năm 2002. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM khác. 3. Vốn huy động trong dân cư phân theo kỳ hạn. Năm 2003, tổng tiền gửi tiết kiệm trong dân cư đạt 3.216.246 triệu đồng, tăng 28,23% so với năm 2002. Trong đó, tiết kiệm không kỳ hạn đạt 1.127.294 triệu đồng chiếm 16,36% trong tổng tiền gửi dân cư và tiết kiệm có kỳ hạn đạt 2.088.952 triệu đồng chiếm 30,31% trong tổng tiền gửi dân cư. Bảng 7: Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong dân cư năm 2003 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Tiết kiệm có kỳ hạn 2.088.952 100 1 tháng 37.183 1,78 2 tháng 13.369 0,64 3 tháng 307.493 14,72 6 tháng 460.614 22,05 9 tháng 22.143 1,06 12 tháng 757.871 36,28 >12 tháng 490.279 23,47 Với vai trò chủ đạo trong lĩnh vực đầu tư phát triển và cung ứng vốn dài hạn cho nền kinh tế, ngoài việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì việc thu hút tiền gửi có kỳ hạn và dài hạn của SGDI có vai trò hết sức quan trọng trong công tác huy động vốn, giúp Ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh. Với số liệu trên của SGDI ta thấy người dân thường tập trung gửi tiết kiệm 3 tháng (chiếm 14,72%); 6 tháng (chiếm 22,05%); 12 tháng (chiếm 36,28%), tuy nhiên để tạo lập nguồn vốn lớn với thời hạn dài và ổn định là rất khó khăn do người gửi chưa thật sự yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng, lo sợ lạm phát xảy ra ...Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có biện pháp thích hợp để khai thác nguồn vốn có hiệu quả nhất. 4. Ưu, nhược điểm trong việc huy động vốn trong dân cư. 4.1. Ưu điểm: Trong năm 2003 vừa qua, SGDI đã đạt được những thành tích hết sức khả quan trong công tác huy động vốn, quy mô nguồn vốn được mở rộng và phát triển. Có được kết quả trên là do SGDI đã không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh, cụ thể: - Thứ nhất, SGDI đã liên tục đổi mới các hình thức huy động vốn trong dân cư, từng bước mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng bằng việc đưa thêm nhiều quỹ tiết kiệm, nhiều quầy giao dịch vào hoạt động. Mạng lưới tiết kiệm được bố trí ngày càng thuận lợi cho khách hàng. - Thứ hai, SGDI luôn đảm bảo duy trì mức lãi suất phù hợp với quy định theo khung lãi suất của Ngân hàng Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ, điều chỉnh lãi suất sát với quan hệ cung cầu tiền tệ trên thị trường cũng như tỷ lệ lạm phát thực tế trên thị trường. Do vậy đã giải quyết thoả đáng các mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, đảm bảo được lợi ích của Ngân hàng và khách hàng. - Thứ ba, SGDI đã đưa ra nhiều chương trình tuyên truyền quảng cáo, khuyếch trương nội dung các thủ tục, thể lệ và các ưu đãi được hưởng khi khách hàng tiến hành giao dịch với Ngân hàng, tạo tâm lý thoải mái, dễ chịu cho khách hàng. - Ngoài ra, SGDI đã xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, phù hợp nên số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng qua các năm, quy mô, lượng tiền giao dịch giữa SGDI với khách hàng ngày càng lớn, khẳng định vị thế, uy tín của SGDI không chỉ trong hệ thống mà còn trong toàn ngành. 4.2. Nhược điểm: Bên cạnh ưu điểm, công tác huy động vốn trong dân cư tại SGDI còn những nhược điểm và tồn tại sau: - Về mạng lưới huy động: Hiện nay số lượng quỹ tiết kiệm của các NHTM trên địa bàn Hà Nội khoảng gần 300 quỹ, hầu hết tập trung ở địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân. Riêng hệ thống NHĐT&PTVN có 33 quỹ, trong đó SGDI có 11 quỹ tiết kiệm trực thuộc 3 phòng giao dịch. So với năm 2002 đã tăng thêm 1 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm tại quận Hoàng Kiếm. Như vậy về cơ cấu mạng lưới còn quá mỏng, chủ yếu nằm ở quận Hoàng Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng nên chưa huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong toàn thành phố. - Giờ giao dịch: Hầu hết tất cả các quỹ tiết kiệm trên địa bàn Hà Nội nói chung và của SGDI nói riêng đều làm việc theo giờ hành chính (sáng từ 7.30’ đến 11.30’ và chiều từ 1.00’ đến 4.30’) nên chưa thuận tiện trong việc phục vụ các nhu cầu gửi tiền và chuyển tiền của khách hàng. - Việc phát hành kỳ phiếu và trái phiếu: là nghiệp vụ huy động vốn không mang tính thường xuyên, bên cạnh đó mệnh giá và kỳ hạn của kỳ phiếu và trái phiếu SGDI (trái phiếu do NHĐT&PTVNP phát hành) phát hành chưa phong phú nên chưa đáp ứng tối đa nhu cầu mua kỳ phiếu của dân chúng. - Các thủ tục giấy tờ giao dịch còn dài dòng, khó hiểu, thông thường khách hàng gửi tiền phải mất từ 20 -30 phút hoặc lâu hơn nữa. Bên cạnh đó một số phòng tiết kiệm chỉ có một kế toán và một thu ngân nên thường phải để khách hàng xếp hàng chờ lâu mới đến lượt giao dịch. - Thiết bị công nghệ Ngân hàng chưa được trang bị đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng: máy móc còn thiếu, cũ, chưa có máy in sổ, chương trình ứng dụng phần mền khi vận hành còn gặp lỗi. - Cán bộ của SGDI đa số là cán bộ trẻ, nhiệt tình song còn thiếu kinh nghiệm, trình độ cao chưa nhiều. Bên cạnh đó một số cán bộ phục vụ khách hàng chưa tốt, không hướng dẫn khách hàng làm thủ tục nhận và gửi tiền, hoặc tỏ thái độ khó chịu khi khách hàng điền sai thông tin trên giấy lĩnh tiền và giấy nộp tiền...trả tiền lẻ cho những khách hàng rút tiền với số lượng lớn. - Công tác quảng cáo chưa thực sự đạt hiệu quả, chỉ giới thiệu chung về ngân hàng và các dịch vụ. Hoạt động tư vấn khách hàng còn yếu. - Cơ cấu loại tiền huy động và sử dụng là chưa hợp lý. Tỷ trọng vốn nội tệ giảm từ 27,57% năm 2002 xuống còn 22,98% năm 2003. Trong khi đó, tỷ trọng vốn ngoại tệ đã cao lại tăng từ 72,43% năm 2002 lên 77,02% năm 2003 do USD liên tục tăng giá so với đồng Việt Nam, điều này làm giảm khả năng cho vay nội tệ. Ngày càng có xu hướng khách hàng muốn gửi tiền USD hơn tiền VND làm cơ cấu huy động ngoại tệ và nội tệ chưa thật phù hợp với cơ cấu tín dụng. Đây là khó khăn hiện nay của Ngân hàng khi giải quyết mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn. chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển Quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư của SGDI NHĐT&PTVN. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ngoài các khoản chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày họ còn có tiền để tiết kiệm và tích luỹ. Tuy nhiên số tiền này vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả do họ còn ngần ngại khi đầu tư, gửi vào Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Trong thời điểm hiện nay, có nhiều Ngân hàng hoạt động trên thị trường với mục đích kinh doanh kiếm lời, vì vậy tính cạnh tranh rất cao đặc biệt là sự ra đời của các Ngân hàng cổ phần làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy việc xây dựng chiến lược nhằm thu hút khách hàng đến với Ngân hàng của mình là hết sức quan trọng, phải tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của người dân và phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đó. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế tại SGDI NHĐT&PTVN em xin đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư của Sở. Mở rộng mạng lưới huy động: Hiện nay, các quỹ tiết kiệm của SGDI chủ yếu nằm ở quận Hoàng Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng, vì thế việc mở thêm các quỹ tiết kiệm phân bố đều ở các quận khác như Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân... trên địa bàn Hà Nội là rất cần thiết, đặc biệt là các khu đông dân cư, trung tâm kinh tế của quận. Bên cạnh đó, việc mở các quỹ tiết kiệm ở ngay các trường Đại học phục vụ việc rút tiền và nhận tiền của sinh viên cũng góp phần nâng cao việc thu hút nguồn vốn trong dân cư từ các địa phương khác trong cả nước. Ngoài ra, nên kéo dài thời gian phục vụ trong ngày của các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nhân viên có thể thay nhau làm theo 3 ca mỗi ngày: từ 6 giờ đến 11 giờ; từ 11 giờ đến 16 giờ; từ 16 giờ đến 21 giờ. Tuy nhiên trong thời gian đầu chưa có đủ điều kiện về chi phí cũng như nguồn nhân lực thì có thể áp dụng một vài nơi trọng điểm. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hợp lý. Để thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, giữa các Ngân hàng luôn có sự cạnh tranh về lãi suất. Bảng 8: Lãi suất huy động dân cư một số Ngân hàng trên địa bàn HN (áp dụng từ ngày 17/12/2003) NGÂN Hàng Tiết kiệm VNĐ (% tháng) KKH 3T 6T 9T 12T SGDI-NHĐT&PTVN 0.20 0,50 0,52 0,55 0,58 SGD-NH Công Thương 0,20 0,47 0,52 0,55 0,58 SGD-NH Ngoại Thương 0,20 0,53 0,56 0,58 0,60 SGD-NH Nông Nghiệp 0,20 0,47 0,52 0,57 0,58 NH CP Quân Đội 0,20 0,62 0,66 0,66 0,69 Habubank 0,20 0,62 0,66 - 0,68 Qua bảng số liệu trên ta thấy lãi suất của các Ngân hàng Cổ phần thường cao hơn lãi suất của các Ngân hàng quốc doanh. Như vậy việc SGDI điều chỉnh lãi suất hợp lý là hết quan trọng, làm thế nào để lãi suất vừa đủ hấp dẫn để thu hút tiền gửi của dân cư vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không bị lỗ. Em xin đề xuất giải pháp trong vẫn đề này như sau: Để kích thích người dân gửi tiền dài hạn, SGDI cần tạo một khoảng cách rõ rệt giữa lãi suất huy động dài hạn và ngắn hạn, đủ để bù đắp sự mất giá của khoản tiền gửi và lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu để đảm bảo cân đối và hợp lý giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Hiện nay lãi suất của các Ngân hàng Cổ phần thường cao hơn, nhưng với lãi suất hợp lý, hình ảnh và uy tín của NHĐT&PTVN, SGDI cũng có thể lôi kéo khách hàng về phía mình. Có chính sách lãi suất ưu đãi đối với đồng nội tệ so với ngoại tệ để thu hút được nhiều vốn nội tệ, tạo cho cơ cấu giữa hai loại tiền này ngày càng phù hợp hơn. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các hình thức tặng quà trong dịp lễ tết nhằm tăng cường mối quan hệ với khách hàng. 3. Đa dạng hoá hình thức huy động. - Ngoài việc mở rộng các loại tiền gửi mang tính truyền thống thì SGDI cũng cần nghiên cứu và áp dụng phổ biến các hình thức huy động tiết kiệm có mục đích: + Tiết kiệm xây dựng nhà ở: hình thức này tạo cho Ngân hàng nguồn vốn trung và dài hạn, đồng thời người gửi cũng được hưởng những lợi ích nhất định. Hiện nay nhu cầu chi tiêu cho nhà ở là khá lớn, do đó SGDI cần áp dụng một cách rộng rãi hơn loại hình tiết kiệm này. + Tiết kiệm học đường: Hình thức này dành cho các gia đình trẻ, họ có con hoặc chưa có con nhưng muốn tiết kiệm để sau này có một khoản tiền chi trả cho con học hành, hình thức này cũng đang được Công ty Bảo hiểm nhân thọ PRUENTIAL thực hiện. Có thể thấy đây là hình thức mới và phù hợp với mong muốn và tâm lý của người Việt Nam. + Tiền gửi tiết kiệm tích luỹ: Hàng tháng hoặc hàng quý gửi một số tiền nhất định vào Ngân hàng, thời hạn gửi có thể là 5 năm, 10 năm và lâu hơn. Hình thức này đã được SGDI áp dụng và có hiệu quả, vì vậy cần được quan tâm và mở rộng. Ngoài ra SGDI cần có sự cải tiến về mẫu sổ tiết kiệm sao cho phù hợp với các loại hình tiết kiệm mới để dễ kiểm tra, đối chiếu, tránh những phiền hà không cần thiết cho khách hàng. - Đối với kỳ phiếu: Để tạo tính lỏng cho công cụ này thì SGDI cần cho phép các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ chiết khấu kỳ phiếu, mua một nơi có thể chiết khấu nhiều nơi. Được vậy người mua kỳ phiếu chắc chắn sẽ hài lòng vì vừa được lãi suất cao và có thể có tiền ngay khi cần thiết. - Trái phiếu là công cụ huy động vốn dài hạn khá hiệu quả của SGDI nhằm tài trợ cho các dự án, công trình trọng điểm của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua thông qua nghiệp vụ này, SGDI đã góp phần không nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, để trái phiếu của SGDI đến với mọi đối tượng khách hàng thì việc đa dạng hoá mệnh giá và kỳ hạn là rất cần thiết. Với tiền VND có thể đưa thêm vào các mệnh giá như: 1 triệu, 2 triệu...20 triệu hoặc giá trị cao hơn; với USD thêm các loại mệnh giá: 100 USD, 200 USD... đến 1000 USD hoặc giá trị cao hơn nữa. Kỳ hạn có thể kéo dài hơn như 6 năm, 7 năm... song phải đảm bảo Ngân hàng kinh doanh có lãi. Vừa hợp với túi tiền vừa được hưởng lãi mà an toàn hơn các hình thức đầu tư khác, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng. - Phát triển tài khoản cá nhân góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư bởi vì số tiền huy động được có thể thường xuyên biến động nhưng tính trên toàn bộ tài khoản tiền gửi thanh toán luôn tồn tại một số dư nhất định mà Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay. Hơn nữa chỉ phải chi trả lãi suất thấp hoặc thậm chí không trả lãi cho các tài khoản thanh toán nên Ngân hàng có điều kiện để hạ lãi suất huy động bình quân từ đó hạ lãi suất cho vay, nâng cao hiệu qủa kinh tế cho xã hội. - Một hình thức huy động vốn cần triển khai trong môi trường cạnh tranh như hiện nay là đến từng phường, từng khu phố thậm chí là từng gia đình để huy động người dân gửi tiền, sử dụng các dịch vụ, đặc biệt là các khách hàng lớn của SGDI. 4. Đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng: Các loại dịch vụ SGDI áp dụng như: rút tiền tự động, thanh toán và chuyển tiền trên phạm vi toàn quốc, trả lương hộ cho cán bộ nhân viên, home-banking, dịch vụ bảo hiểm (phối hợp cùng công ty liên doanh Bảo hiểm Việt - úc), dịch vụ chứng khoán (phối hợp cùng công ty chứng khoán NHĐT&PTVN - BSC)...hoạt động rất hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng, SGDI cần tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ. Cụ thể: - Tạo điều kiện cho khách hàng có thể rút tiền tự động ở nhiều địa điểm khác nhau. Gửi tiền một nơi nhưng có thể rút tiền ở nhiều nơi trong cùng hệ thống, thanh toán điện tử liên Ngân hàng. - Mở rộng hoạt động tư vấn cho khách hàng giúp khách hàng có thêm thông tin về thị trường trong và ngoài nước (có thể tư vấn qua điện thoại). - Đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch. Thực hiện các dịch vụ chiết khấu, cho phép chuyển nhượng các giấy tờ có giá… - Mở rộng hệ thống Home-banking, bên cạnh các hình thức truyền thống tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sử dụng các sản phẩm mới như Internetbanking, đặc biệt là Mobilephonebanking cho phép truy cập các thông tin Ngân hàng qua điện thoại di động. 5. Nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo các tiện ích cho khách hàng. Để mở rộng huy động vốn, ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới thì SGDI còn phải duy trì được những khách hàng truyền thống. Muốn vậy cần nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo tiện ích cho khách hàng thông qua các nội dung sau: Nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ huy động vốn, đảm bảo mỗi cán bộ ngoài việc thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn cần phải có khả năng thực hiện vai trò tư vấn gúp đỡ khách hàng tận tình chu đáo trong khi mua kỳ phiếu, trái phiếu hay gửi tiền và rút tiền tiết kiệm.. Ngân hàng phải giữ chữ “tín” với khách hàng. Muốn vậy SGDI phải thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán, không được phép khất chi, hoãn chi với khách vì lý do thiếu tiền. Ngân hàng cần phải công khai các chỉ tiêu tài chính quan trọng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng hiểu thêm về SGDI một cách thuận lợi. Mặt khác, cũng cần tăng cường mối quan hệ tốt với các cấp uỷ và địa phương nơi hoạt động để tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cấp, các ngành. Cải tiến nghiệp vụ thanh toán và thủ tục giấy tờ: áp dụng các hình thức thanh toán hiện đại, vi tính hoá trong xử lý nghiệp vụ, sử dụng máy đếm tiền, máy soi tiền, máy rút tiền tự động... thiết kế giấy tờ giao dịch một cách khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, ngắn gọn... đảm bảo mọi khách hàng đều có thể tiếp cận và hiểu thấu đáo. Bên cạnh đó, SGDI cần bố trí nhiều bàn giao dịch khác nhau tại một quầy giao dịch, tránh tình trạng khách hàng xếp hàng lâu để chờ đến lượt mình giao dịch. 6. Nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng phong cách và thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng, đổi mới công tác quản lý. Để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá Ngân hàng, bắt kịp kỹ thuật công nghệ Ngân hàng mới, mở rộng huy động vốn nói chung và huy động vốn trong dân cư nói riêng thì SGDI cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng phong cách và thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng, đổi mới công tác quản lý trong Ngân hàng. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ SGDI cần tiếp tục thường xuyên mở các khoá đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên và đặc biệt là cán bộ chủ chốt theo các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Đào tạo về nội dung của chiến lược dịch vụ khách hàng và quản lý chất lượng đồng bộ. Mỗi cán bộ nhân viên không chỉ giỏi nghiệp vụ chuyên môn của họ mà còn phải biết các hoạt động khác của SGDI, tạo điều kiện cho mỗi thành viên trở thành một mắc xích trong việc thu thập thông tin, xử lý thông tin để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Có trình độ chuyên môn vẫn chưa đủ, trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần phải có sự phối hợp nhiều yếu tố, trong đó phong cách vàthái độ phục vụ khách hàng của nhân viên sẽ là “hình ảnh” của Ngân hàng trong con mắt khách hàng. Do đó, ngay từ khi tuyển dụng cho đến khâu đào tạo SGDI cần phải thường xuyên chú ý lựa chọn, sàng lọc để Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ có thái độ và phong cách phục vụ: lịch sự, nhiệt tình, hoà nhã, chu đáo khi giao dịch với khách hàng .Ví dụ như hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục gửi tiền tiết kiệm với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng. Nhận tiền lẻ hoặc tiền rách từ khách hàng và để khách hàng được rút tiền theo yêu cầu: tiền 5 nghìn, 10 nghìn, 500 nghìn...đặc biệt là đối với những khách hàng lớn tuổi tạo điều kiện cho họ trong tiêu dùng Đổi mới công tác quản lý điều hành: Bên cạnh việc cải tiến và đầu tư thêm các trang thiết bị phục vụ trong quá trình hoạt động nói chung và trong công tác huy động vốn nói riêng thì SGDI nên hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy, bố trí sắp xếp nhân lực hợp lý theo nguyên tắc “bố trí đúng người đúng việc”. Trên cơ sở đó, SGDI cần lựa chọn và đào tạo những cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt để quản lý điều hành công tác huy động vốn, thu hút tối đa nguồn vốn trong xã hội nói chung và nguồn vốn trong dân cư nói riêng. 7. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. Ngày nay tuyên truyền, quảng cáo là hoạt động cần thiết của kinh doanh nói chung và kinh doanh Ngân hàng nói riêng. Nó vừa là phương tiện, nghệ thuật vừa là công cụ để nối liền hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với thị trường. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng cáo đã được SGDI triển khai nhưng hiệu quả không cao, để góp phần mở rộng công tác huy động vốn trong dân cư trong thời gian tới thì công tác tuyên truyền quảng cáo cần được quan tâm hơn, em xin đề xuất một số ý kiến sau: - Ngoài việc quảng cáo những thông tin và hoạt động chung của SGDI qua báo chí, áp phích như trước đây, SGDI có thể thường xuyên tuyên truyền, quảng cáo nghiệp vụ huy động vốn của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài, mạng internet..) với những thông tin cần thiết kèm theo như lãi suất, các dịch vụ khách hàng được hưởng, những ưu việt khác biệt so với các Ngân hàng khác - Tổ chức các hội nghị khách hàng để phổ biến chính sách, chế độ Ngân hàng cho khách hàng, thường xuyên thăm hỏi các khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng để hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời có điều kiện giới thiệu, chào mời sản phẩm dịch vụ, giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Một điều quan trọng thu được thông qua tiếp xúc trực tiếp là: SGDI biết được hình ảnh và sản phẩm, dịch vụ của mình trong nhận thức của khách hàng. Từ đó có biện pháp cải thiện hình ảnh và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách hàng. kết luận Nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Quy mô và tốc độ phát triển nguồn vốn có ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hoạt động và mục tiêu an toàn, lợi nhuận của mỗi Ngân hàng. Điều đó cũng đã thể hiện rõ nét trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong những năm qua, Sở giao dịch I luôn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Điều này có được phần lớn nhờ Sở giao dịch I đã từng bước mở rộng quy mô kết hợp với ổn định nguồn vốn huy động. Tuy nhiên bước vào giai đoạn phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá, hội nhập nền kinh tế thế giới, Sở giao dịch I cũng như các Ngân hàng khác đang đứng trước những khó khăn, thử thách lớn. Dự kiến trong giai đoạn 2001 - 2005, để đảm bảo nhịp độ tăng trưởng GDP từ 7,2%/năm cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh trong đó cơ cấu được xác định là 50% được huy động từ nền kinh tế, đòi hỏi ngành Ngân hàng phải hoạch định chiến lược huy động vốn một cách tổng thể. Trong thời gian tới, Sở giao dịch I với định hướng phát triển hoạt động đa năng và hiện đại hoá phù hợp với thị trường, cần sớm thực hiện cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn có tính đồng bộ. Các hình thức huy động vốn cần được đa dạng hóa, mở rộng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, để phát triển nguồn vốn huy động nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung Sở giao dịch I cần phải thường xuyên đào tạo cán bộ nhân viên, hoàn thiện việc xây dựng chiến lược khách hàng hiệu quả. Đây là chìa khoá vàng cho việc duy trì những khách hàng đã có và thu hút thêm các khách hàng mới. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung một phần nội dung lý luận cơ bản về nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết này, em rất mong nhận được góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng tất cả các bạn. DAnh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Tín dụng Ngân hàng trường DHQL & KDHN. Giáo trình Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ trường ĐH KTQD. Giáo trình Tài chính Ngân hàng - Học viên Ngân hàng. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Thời báo Ngân hàng. Quyết định thành lập SGDI Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Báo cáo kết quả kinh doanh SGDI NHĐT & PTVN năm 2001,2002,2003. Một số từ viết tắt trong luận văn - NHTM :Ngân hàng thương mại - NHNN : Ngân hàng Nhà nước - SGDI : Sở giao dịch I - NHĐT & PTVN : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - VND : Đồng Việt Nam - USD : Đô la Mỹ - KKH : Không kỳ hạn - CKH : Có kỳ hạn Mục lục Trang Lời mở đầu Chương I: Tổng quan về NHTM và nguồn vốn của NHTM................1 I. Tổng quan về Ngân hàng thương mại............................................................1 Ngân hàng thương mại, vai trò và chức năng của NHTM..........................1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại..................................................1 Vai trò của Ngân hàng Thương mại................................................2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại..........................................2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại....................................4 II. Nguồn vốn huy động trong hoạt động kinh doanh của NHTM...................4 Các loại nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.........................................4 Nguồn vốn tự có...............................................................................4 Nguồn vốn huy động........................................................................5 Nguồn vốn vay.................................................................................5 Các nguồn vốn khác........................................................................5 Cấu thành nguồn vốn huy động và đặc điểm của chúng............................5 Tiền gửi thanh toán..........................................................................5 Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức xã hội......................5 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư...........................................................6 Tiền gửi các Ngân hàng khác..........................................................6 Các nguồn vốn huy động khác.........................................................6 Vai trò nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM...7 III. Đặc điểm của nguồn vốn huy động trong dân cư.......................................7 Nguồn hình thành......................................................................................7 Tiền tích luỹ và tiêt kiệm của dân..........................................…......7 Nguồn di chuyển từ nước ngoài vào nước ta...................................7 Các hình thức huy động vốn trong dân .....................................................8 Tài khoản cá nhân...........................................................................8 Tiền gửi tiết kiệm.............................................................................8 Kỳ phiếu ..........................................................................................9 Trái phiếu........................................................................................9 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động trong dân cư...............10 Nhân tố chủ quan..........................................................................10 Nhân tố khách quan......................................................................12 Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn trong dân cư của SGDI NHĐT & PTVN.......................................................13 I. Khái quát chung về SGDI NHĐT & PTVN.................................................13 Quá trình hình thành và phát triển của SGDI NHĐT & PTVN................13 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.....................13 II. Kết quả một số mặt hoạt động chủ yếu của SGDI NHĐT&PTVN............16 Tình hình và kết quả huy động vốn.........................................................16 Công tác tín dụng ....................................................................................18 Kết quả kinh doanh..................................................................................19 III. Thực trạng huy động vốn trong dân cư của SGDI NHĐT.......................20 1. Kết quả huy động vốn trong dân cư của SGDI NHĐT&PTVN………...20 2. Vốn huy động trong dân cư phân theo loại tiền tệ...................................21 3. Vốn huy động trong dân cư phân theo kỳ hạn........................................22 4. Ưu, nhược điểm trong việc huy động vốn trong dân cư..........................23 4.1. Ưu điểm....................................................................................….....23 4.2. Nhược điểm...................................................................….......…......24 Chương III: Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển quy mô nguồn vốn huy động trong dân cư của SGDI NHĐT&PTVN Mở rộng mạng lưới huy động..................................................................26 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý........................................27 Đa dạng hoá hình thức huy động.............................................................28 Đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng..............................................................29 Nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo tiện ích cho khách hàng.........30 Nâng cao trình độ cán bộ, xây dựng phong cách và thái độ phục vụ tốt đối với khách hàng, đổi mới công tác quản lý…………………………..31 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo.........................................32 Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc P dịch vụ khách hàng doanh nghiệp P dịch vụ khách hàng cá nhân P giao dịch 1 P tín dụng 2 P thanh toán quốc tế P tín dụng 1 P kế hoạch nguồn vốn P thẩm định và quản lý tín dụng P giao dịch 2 P tổ chức hành chính P tiền tệ kho quỹ P tài chính kế toán P điện toán P kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0021.doc
Tài liệu liên quan