Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Bình

Cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư theo dự án nhất là các dự án trung dài hạn thời gian dài vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp tiềm ẩn rủi ro lớn; vì vậy yêu cầu đòi hỏi cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu pháp luật, trình độ ngoại ngữ. Để thẩm định, đánh giá dự án, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ nên kinh nghiệm thẩm định và phân tích dự án còn nhiều hạn chế; vì vậy cần có giải pháp cụ thể: + Tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, cán bộ thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án đã qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt thẩm định trước khi cho vay, giám sát tiền cho vay và quyết toán vốn đầu tư đi vào sử dụng. + Đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu đòi hỏi. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ cán bộ, thông qua hình thức tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn để qua đó có biện pháp đào tạo và bổ sung kịp thời. + Có chính sách tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo những cán bộ chuyên sâu quản lý dự án lớn, dự án vừa, dự án nhỏ. Đồng thời cần quan tâm đào tạo một số cán bộ tín dụng giữ vai trò cán bộ tín dụng đầu đàn. Đề nghị Ngân hàng cấp trên thường xuyên mở lớp đào tạo lại cán bộ tập trung chủ yếu chuyên đề tín dụng và thẩm định dự án đầu tư.

doc65 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản đảm bảo nếu được BIDV Thái Bình chấp thuận. * Quy định về tài sản đảm bảo Việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay bao gồm các khía cạnh sau: + Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của tài sản và quyền sở hữu (hoặc quyền sử dụng đối với đất) của người cầm cố, thế chấp. Việc xác định nội dung này căn cứ vào các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người cầm cố, thế chấp, xác định người đồng sở hữu tài sản, xác định xem tài sản có tranh chấp, kiện tụng hay không. Đây là nội dung rất quan trọng, khi xem xét phải hết sức cẩn thận để tránh những rắc rối về sau. + Xác định loại tài sản, chất lượng tài sản, giá trị tài sản và khả năng phát mại tài sản nhằm đánh giá khả năng khi cần phát mại thì BIDV Thái Bình sẽ thu được bao nhiêu từ tài sản để bù đắp rủi ro. BIDV Thái Bình không nhận thế chấp các loại đất khó bán, không nhận cầm cố các loại thiết bị, hàng hoá, vật tư ứ đọng hoặc chất lượng thấp không có khả năng phát. + Xác định phương thức quản lý tài sản đảm bảo cho phù hợp với đặc điểm của hàng hoá và khả năng quản lý của BIDV Thái Bình và của khách hàng nhưng phải đảm bảo trong mọi trường hợp BIDV Thái Bình đều có thể giám sát được tài sản đảm bảo và tuyệt đối không cho phép khách hàng lợi dụng rút bớt, thay thế hoặc sử dụng tài sản vào các mục đích khác khi chưa được phép của BIDV Thái Bình. Thông thường đối với Quyền sử dụng đất cùng tài sản trên đất và các tài sản có đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu biển… thì giao lại cho người thế chấp tiếp tục quản lý và sử dụng bình thường dưới sự giám sát của BIDV Thái Bình. Đối với những tài sản khác không đăng ký quyền sở hữu thì BIDV Thái Bình trực tiếp quản lý bằng cách nhập kho BIDV Thái Bình, hoặc thuê bên thứ ba giữ hộ, hoặc đưa vào kho của khách hàng và niêm phong lại tuỳ theo loại tài sản và uy tín của khách hàng. Đối với các loại giấy tờ có giá thì phải tiến hành thủ tục phong toả tại cơ quản phát hành, quản lý không cho khách hàng rút và nhập kho của BIDV Thái Bình. * Lãi suất cho vay Lãi suất là yếu tố trực tiếp tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng. Trong hoạt động của mình, Ngân hàng thu được lợi nhuận chủ yếu là từ sự chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn. Vì vậy, việc quản lý lãi suất phải được thực hiện một cách rất nghiêm túc đối với mỗi Ngân hàng. Tuỳ từng đối tượng doanh nghiệp mà BIDV Thái Bình có thể áp dụng các mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Tình hình chung là hiện nay, BIDV Thái Bình áp dụng các mức lãi suất cho vay là: Đối với doanh nghiệp vay vốn bằng VNĐ: 14%/năm đối với những món vay ngắn hạn; 15 %/năm đối với món vay trung hạn; 15,5%/năm đối với những món vay dài hạn. Ngân hàng thoả thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theo một trong hai phương pháp sau: - Lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn, thường áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn. - Lãi suất cho vay thả nổi: là mức lãi suất được điều chỉnh theo định kỳ thường là theo tháng hoặc theo quý (hiện tại Chi nhánh đang áp dụng phương pháp lãi suất cho vay thả nổi điều chỉnh theo tháng). Thường áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn. Lãi suất áp dụng đối với nợ gốc quá hạn tối đa là 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc đã được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Lãi phạt đối với khoản nợ lãi quá hạn: Ngân hàng có thể thoả thuận với khách hàng có thể áp dụng hoặc không áp dụng mức lãi phạt đối với số nợ lãi quá hạn song tối đa không quá 5% so với số nợ lãi quá hạn. Hiện nay BIDV Thái Bình còn đưa ra các hình thức cho vay ngắn hạn hấp dẫn (thời gian vay ngắn, lãi suất ưu đãi hơn thời gian vay dài hạn), và đối với món vay trung hạn nhằm tăng thu dịch vụ, từ đó thu hút khách hàng nhỏ… 3.2 Kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Bình. BIDV Thái Bình là Chi nhánh cấp I, trực thuộc BIDV Việt Nam. Sự ra đời của BIDV Thái Bình nhằm hỗ trợ hiệu quả cao nhất cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Quý khách hàng. Mặt khác, BIDV Thái Bình có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa năng, phát triển mạnh trên địa bàn. Năm 2006 Chi nhánh đã thành lập thêm Chi nhánh cấp II (phòng giao dịch) tại phường Quang Trung và năm 2007 đã thành lập thêm phòng giao dịch tại phường Trần Lãm để mở rộng cho vay phát triển kinh tế phục vụ cho các doanh nghịêp và cá nhân trên địa bàn cũng như các huyện thị lân cận như Kiến Xương, Tiền Hải.... Những năm 1996 – 1998 Chi nhánh cho hàng ngàn hộ nông dân thuộc các HTX làng nghề của các xã thuộc huyện Kiến Xương vay vốn để duy trì và phát huy nghề truyền thống như: Dệt đũi Nam Cao, Trạm bạc Lê Lợi, Trạm bạc Trà Giang và Hồng Thái,… kết quả đã có hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo. Từ năm 2000 đến nay Chi nhánh đã cho hàng ngàn lượt CBCNV thuộc các cơ quan, trường học, bệnh viện... vay tín chấp, thu nợ từ tiền lương, kết quả đã tháo gỡ khó khăn cho CBCNV trong việc tạo thêm việc làm, có thêm phương tiện đi lại để công tác được tốt hơn. Bên cạnh đó vào những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Một số hoạt động kinh doanh như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng đang từng bước phát triển, mở rộng và bước đầu có hiệu quả, khách hàng vay vốn đa dạng phong phú bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Hộ gia đình và tư nhân cá thể. Cơ cấu đầu tư có sự thay đổi phù hợp với chủ trương, định hướng của Nhà nước, của ngành,... Nhờ vậy hoạt động của Chi nhánh đã và đang được củng cố ngày một phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương. Theo Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV TB như sau: Bảng 01 : Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh: Đơn vị : Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) I.TỔNG THU 33.099 55.840 83.214 22.741 68,71 27.374 49,02 - Thu về hoạt động TD 27.785 51.678 74.619 23.893 85,99 22.941 44,39 - Thu về dịch vụ NH 1.318 2.046 2.718 728 55,24 672 32,84 - Thu kinh doanh ngoại tệ 187 1.062 2.921 875 467,91 1.859 175,05 - Thu lãi tiền gửi 3.809 1.054 2.956 -2.755 -72,33 1.902 180,46 II.TỔNG CHI 21.596 46.967 68.728 25.371 117,48 21.761 46,33 - Chi huy động vốn 18.953 42.833 60.295 23.880 126 17.462 40,77 - Chi dịch vụ NH 58 222 302 164 282,76 80 36,04 - Nộp thuế và các khoản phí 135 656 1.089 521 385,93 433 66,01 - Chi phí cho CBCNV 1.540 1.653 2.617 113 7,34 964 58,32 - Chi kinh doanh ngoại tệ 127 723 3.185 596 469,29 2.462 340,53 - Chi quản lý, đào tạo 783 880 1.240 97 12,39 360 40,91 KẾT QUẢ (+/-) 11.503 8.873 14.486 -2.630 -22,86 5.613 63,26 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp) Qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Thái Bình đã đạt kết quả rất tốt trong hoạt động thể hiện ở phần lợi nhuận qua các năm; tuy nhiên lợi nhuận vào năm 2008 có giảm 22,86% so với năm 2007, một phần do chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra bị thu hẹp, chi phí tăng nhiều hơn so với tổng thu nhập tăng; do đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nhưng đến năm 2009 lợi nhuận của BIDV Thái Bình là 14.486 triệu đồng, tăng 5.613 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 63,26% so với năm 2008. Đây là một kết quả tốt cho Chi nhánh. Bảng 02: Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp tại BIDV TB : Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ Cho vay 474 527,4 707,8 53,4 11,3 180,4 34 Trong đó: - Ngắn hạn 298 347 473 49 16,5 126 36 - Trung và dài hạn 176 180,4 234,8 4,4 2,5 54,4 30 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp) Qua biểu 02 cho thấy việc đầu tư tín dụng của BIDV TB tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay đối với hình thức này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay, cụ thể: Năm 2007 chiếm 63%, năm 2008 chiếm 66% và năm 2009 chiếm 67% trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó công tác đầu tư vốn cho các doanh nghiệp trong ba năm luôn có mức tăng trưởng cao, cụ thể: - Năm 2008, dư nợ đạt 527,4 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 53,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 11,3%). - Năm 2009, dư nợ đạt 707,8 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 180,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 34%). * Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng nhanh là do: - Trong thời gian qua, BIDV TB mở rộng địa bàn cho vay, mở rộng các hình thức cho vay như chiết khấu, tài trợ, tiêu dùng đặc biệt cho vay đối với CBCNV, tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Sau một thời gian tổ chức sắp xếp lại sản xuất cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn trong SXKD bắt đầu làm ăn có lãi, mở rộng SXKD, tạo điều kiện các đơn vị tham gia đấu thầu các dự án trong toàn quốc v.v... Do đó đã đạt được mức tăng dư nợ đáng kể so với năm trước . - BIDV TB không chỉ chú trọng đầu tư cho các DN đóng trên địa bàn Thành phố mà đã mạnh dạn đầu tư cho tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn trên địa bàn toàn tỉnh. * Nếu phân theo thời hạn cho vay: - Năm 2007, dư nợ ngắn hạn 298 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 63%), dư nợ trung và dài hạn 176 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 37%). - Năm 2008, dư nợ ngắn hạn 347 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 66%), dư nợ trung và dài hạn 180,4 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 34%). - Năm 2009, dư nợ ngắn hạn 473 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 67%), dư nợ trung và dài hạn 234,8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 33%). Theo bảng trên ta thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn nhiều hơn trung và dài hạn. Bởi vì đối với hình thức cho vay ngắn hạn BIDV TB đã quan tâm đến đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất của DN, vòng quay của nguồn vốn lưu động nhiều nên khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng nhanh. Tuy nhiên, cần tăng cường đầu tư vốn trung và dài hạn nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động. *) Đầu tư cho vay theo loại hình kinh tế Kết quả đầu tư theo loại hình kinh tế là: - Tạo thêm cơ sở vật chất cho xã hội, có thêm việc làm cho người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội những năm 2007- 2009. Bảng 03: Kết quả đầu tư theo ngành kinh tế tại BIDV TB: Đơn vị: Triệu đồng Loại hình kinh tế Dư nợ cho vay 2007 2008 2009 1- Nông nghiệp 2.677 2.989 3.547 2- Công nghiệp 10.034 12.567 14.769 3- TM, Dịch vụ 234.566 348.654 398.399 4- Xây dựng 193.823 281.773 312.888 5- Khác 27.083 29.866 32.765 Tổng cộng 468.183 675.849 762.368 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp.) Qua bảng trên ta thấy kết quả đầu tư theo ngành kinh tế tại BIDV TB các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ ngành kinh tế của tỉnh. Trong đó: năm 2007 ngành thương mại và dịch vụ chiếm 50%, ngành xây dựng chiếm 41,3% trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh, năm 2008 ngành thương mại và dịch vụ chiếm 51,6% ngành xây dựng chiếm 41,7% trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Năm 2009 chiếm 52% đối với ngành thương mại và dịch vụ, chiếm 41% đối với ngành xây dựng trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Cụ thể như sau: - Trong năm 2008, ngành thương mại và dịch vụ tăng 114.088 triệu đồng (tỷ lệ tăng 48,6%) so với năm 2007; ngành xây dựng tăng 87.950 triệu đồng (tỷ lệ tăng 45%) so với năm 2007. - Trong năm 2009, ngành thương mại và dịch vụ tăng 49.745 triệu đồng (tỷ lệ tăng 14,3%) so với năm 2008; ngành xây dựng tăng 31.115 triệu đồng (tỷ lệ tăng 9%) so với năm 2008. Theo bảng trên ta thấy tỷ tăng của ngành thương mại và dịch vụ tăng mạnh hơn tất cả các ngành khác. Bởi vì ở nhóm ngành này được phát triển mạnh ở Thái Bình, không những thế những DN ở ngành này đều có vòng quay vốn nhanh nên khả năng trả nợ cao. Do đó Ngân hàng phát triển mạnh ở ngành này. Tuy nhiên ở các ngành khác Ngân hàng cũng được đầu tư nhưng không được phát triển mạnh. 2.3.3 Thực trạng về nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại BIDV TB Nợ quá hạn là vấn đề bức xúc của công tác tín dụng, là nỗi lo của tất cả các NHTM nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nợ quá hạn luôn là rủi ro mà các NHTM luôn tìm cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Nợ quá hạn không chỉ phát sinh từ nguyên nhân chủ quan từ các NH mà còn là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, từ sự thay đổi trong cơ chế, chính sách Nhà nước, từ tình hình chính trị - kinh tế trên thế giới. Hoạt động tín dụng của BIDV TB trong 3 năm qua, từ năm 2007÷ 2009 có những chuyển biến rõ rệt, cơ cấu, phương hướng đầu tư ngày càng hợp lý, không những đã không để nợ quá hạn mới phát sinh mà còn bước thu hồi nợ hết nợ xấu và một số nợ quá hạn cũ. Để đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng ta xem xét các bảng số liệu sau: Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay: Bảng 04: Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV TB phân theo thời hạn cho vay Đơn vị : Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - Ngắn hạn 430 93.910 2.893 93.480 21.739,5 -91.017 -96,92 -Trung hạn 103 700 2.007 597 579,61 1.307 186,71 - Dài hạn - - - Tổng 533 94.610 4.900 94.077 17.650,47 -89.710 -94,82 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp.) Qua bảng kết quả trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong các năm từ 2007 ÷ 2009 có nhiều biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2007 là 430 triệu đồng đến năm 2008 là 94.610 triệu đồng tăng ở mức 94.077 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 17.650,47%. Đây là năm Chi nhánh đã phải đứng trước nhiều thử thách to lớn, tuy nhiên đến năm 2009 nợ quá hạn chỉ còn 4.900 triệu đồng giảm 89.710 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 94,82% so với năm 2008. Phân tích tình trạng nợ quá hạn ta có thể thấy như sau: - Nợ quá hạn ở năm 2008 đã tăng quá nhanh, nhanh đến mức báo động so với năm 2007; nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 là 93.910 triệu đồng tăng 93.480 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21.739,5% so với năm 2007; nhưng đến năm 2009 thì tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn đã giảm chỉ còn 2.893 triệu đồng giảm 96,92% so với năm 2008. - Trong khi đó nợ quá hạn trung hạn năm 2008 là 700 triệu đồng tăng 597 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 579,61% so với năm 2007; đến năm 2009 nợ quá hạn trung hạn là 2.007 triệu đồng tăng 1.307 triệu đồng tương ứng với 186,71% so với năm 2008. Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế: Bảng 05: Bảng tổng hợp nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế: Đơn vị : Triệu đồng 2007 2008 2009 Chênh lệch 07/08 Chênh lệch 08/09 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) - DNNN 401 92.814 3.487 92.413 23.045,6 -89.336 -96,25 - DN ngoài QD 110 1.448 823 1.338 1.216,36 -616 -42,54 - Cá thể 22 348 590 326 1.481,82 242 69,54 Tổng 533 94.610 4.900 94.077 17.560,47 -89.710 -94,82 (Nguồn:Phòng Kế hoạch tổng hợp) Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay của DN nhà nước trong năm 2007 là 401 triệu đồng; năm 2008 là 92.814 triệu đồng tăng 92.413 triệu đồng tương ứng với 23.045,6% so với năm 2007; năm 2009 là 3.487 triệu đồng giảm 89.336 trịêu đồng, tương ứng với 96,25% so với năm 2008. - Tương tự đối với các DN ngoài quốc doanh, năm 2007 là 110 triệu đồng, năm 2008 là 1.448 triệu đồng tăng 1.338 triệu đồng tương ứng với 1.216,36 triệu đồng; nhưng đến năm 2009 con số này chỉ còn là 823 triệu đồng, giảm 42,54% so với năm 2008 tương ứng với con số tuyệt đối giảm 616 triệu đồng so với năm 2008. - Dư nợ quá hạn đối với các khoản cho vay hộ cá thể lại có xu hướng tăng qua các năm chủ yếu do cho vay các hộ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do trong năm 2008 tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề nên việc xuất khẩu ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn. * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trên là - Do trong năm 2008 tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng nặng nề, do đó cũng ảnh hưởng mạnh đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như các DN đang hoạt động tại Thái Bình nói riêng. - Do thiếu kiến thức kỹ năng quản lý: nguyên nhân mà nhiều DN gặp phải. - Do cơ chế chính sách Nhà nước khiến một số DN làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ. - Đối với các DN ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể: Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của loại hình này là các DN có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất độc lập, mục tiêu các DN là tối đa hoá lợi nhuận nên mức độ rủi ro của DN lớn. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến các đơn vị kinh doanh thua lỗ là do các DN này chưa có kinh nghiệm về tổ chức quản lý SXKD, chưa có uy tín, hàng hoá sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; vì thế mà không thu hồi được vốn dẫn đến nợ quá hạn. - Các doanh nghiệp và cán bộ tín dụng xác định vòng quay vốn lưu động không chính xác. Dẫn đến tình trạng khi đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa hết chu kỳ quay. Do đó DN chưa thu hồi được vốn nên dẫn đến nợ quá hạn. Bên cạnh đó, việc dư nợ quá hạn gia tăng do một số yếu tố như trong thời gian gần đây việc NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho các NHTM nói chung và BIDV TB nói riêng cũng không thoát khỏi việc chạy đua lãi suất. Việc liên tục nâng cao lãi xuất huy động đồng nghĩa với việc phải nâng cao lãi suất cho vay khiến cho các DN phải chịu một mức lãi suất cao cộng với tình hình lạm phát trong thời gian qua dẫn đến chi phí SXKD của các DN tăng cao, chính vì thế việc trả nợ đúng thời hạn cho NH đối với các DN càng thêm khó khăn. Song BIDV TB vẫn luôn bám sát DN giúp đỡ, tư vấn cho DN và kiểm soát được tình hình khách hàng của mình. Tuy mức nợ quá hạn năm 2008 cũng có gia tăng hơn so với năm 2007 nhưng vẫn nằm dưới mức giới hạn cho phép. Do năm 2008 tình hình khủng hoảng kinh tế trên thế giới cũng như trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạt động kinh doanh của các DN. Và đến năm 2009 mức nợ quá hạn của các DN cũng đã giảm đi đáng kể. Đạt được kết quả trên là do BIDV TB rất chú trọng tới việc củng cố và luôn cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình thông qua công tác thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư, lựa chọn khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ tín dụng và quy trình tín dụng của BIDV, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý ngay nên đã đảm bảo an toàn vốn và tài sản. Đây là sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên BIDV TB, trong đó cán bộ nhân viên phòng Quan hệ khách hàng đóng vai trò quan trọng. Toàn bộ nợ quá hạn của BIDV TB chủ yếu là các DN và đều phát sinh từ các khoản cho vay ngắn hạn. Các khoản cho vay trung và dài hạn do làm tốt công tác thẩm định và lựa chọn những phương án khả thi để đầu tư nên cho vay trung và dài hạn có chất lượng tốt. Nhưng trong thực tế, rủi ro và nguy cơ phát sinh nợ quá hạn còn tiềm ẩn trong dư nợ cho vay trung và dài hạn bởi vì những khoản vay này có thời hạn trả nợ dài, chỉ đến khi hết thời hạn trả nợ thì mới đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của những khoản vay này. Mặc dù trong những năm vừa qua dư nợ của các DN tăng nhưng tại BIDV TB không có nợ xấu phát sinh, điều đó cho thấy đã thực hiện tốt quy trình cho vay và có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ đến hạn. Không những thế, còn thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn và phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan niêm phong, phát mại một số tài sản cầm cố, thế chấp để thu nợ. Do vậy, đã thu được một số khoản nợ xấu và quá hạn khó đòi của những năm trước. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI BIDV THÁI BÌNH 1. Thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân tồn tại của Chi nhánh 1.1 Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh 1.1.1 Thuận lợi: - Chi nhánh luôn có chính sách tín dụng hợp lý đối với từng thời kỳ nhất là chính sách về lãi suất cho vay để luôn đảm bảo quyền lợi cho nguồn vay cũng như sự an toàn của Ngân hàng. Ban giám đốc Chi nhánh luôn có những sửa chữa, rút kinh nghiệm và bổ sung kịp thời vào chính sách hoạt động của Ngân hàng qua từng quý, từng năm, từ đó để có được sự phục vụ tốt nhất đối với khách hàng giao dịch nguồn này. - Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ trung, năng động và có trình độ năng lực làm việc khoa học. Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế nhưng các cán bộ của Chi nhánh đã vượt qua và hoàn thành tốt công việc được giao. Đặc biệt là các cán bộ tín dụng, họ vừa phải làm việc chính vừa phải hướng dẫn và marketing để thu hút khách hàng về giao dịch ở Chi nhánh mình. Chính vì điều này đã làm cho khách hàng cảm thấy mình được phục vụ một cách tận tình, nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến với Ngân hàng hơn.... 1.1.2 Khó khăn: - Trước hết phải kể đến cơ sở vật chất kỹ thuật: hiện nay Chi nhánh mới chỉ đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ tin học áp dụng cho hệ thống Ngân hàng một cách rất hạn chế chưa thực sự trang bị những máy móc thiết bị hiện đại và áp dụng công nghệ tin học hiện đại vào Chi nhánh. Nên trong hoạt động của Chi nhánh cũng đôi phần gặp khó khăn không tạo được ấn tượng đối với các khách hàng lớn. - Khó khăn trong việc mở rộng tín dụng đối với khách hàng vì thực sự tại Chi nhánh chưa tách riêng phòng Marketing (hiện tại phòng Quan hệ khách hàng đảm nhiệm luôn vai trò của phòng Marketing) để giới thiệu các dịch vụ của Ngân hàng tới khách hàng cũng như việc tìm kiếm và thu hút khách hàng. - Nguồn vốn mà Chi nhánh huy động được chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh nên đôi khi cũng làm Chi nhánh bị động trong việc cho vay đối với những khoản vay lớn. Do 2/3 lượng vốn của Chi nhánh là do BIDV Việt Nam điều chuyển vốn về cho Chi nhánh. Nên Chi nhánh rất bị động trong việc cho vay, dễ mất đi cơ hội kinh doanh.... 1.2 Nguyên nhân tồn tại 1.2.1 Nguyên nhân chủ quan: - Do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin nên Chi nhánh chưa có biện pháp xử lý, khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ hoạt động tín dụng. Thêm vào đó Chi nhánh chỉ ngồi chờ để nhận thông tin từ khách hàng mà không chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin đã để các Chi nhánh khác dần dần chiếm lĩnh thị phần tiền gửi cũng như thị phần hoạt động tín dụng. - Do Chi nhánh đang thiếu một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn cao, thông thạo kỹ năng phân tích doanh nghiệp, chyên sâu về nghiệp vụ thông tin tín dụng ... nên các nguồn thông tin chưa được khai thác triệt để dẫn đến kết quả phân tích tín dụng không chính xác, hiệu quả tín dụng kém. - Thủ tục cho vay chưa được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay nên khi khách hàng đến vay vốn cán bộ tín dụng chỉ hướng dẫn chung chung mà không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ các thủ tục cần thiết để khách hàng có thể chuẩn bị một lần. Đến khi vấn đề khó khăn phát sinh, Ngân hàng mới yêu cầu khách hàng phải bổ sung thông tin, hồ sơ có liên quan gây phiền hà cho khách hàng, làm lãng phí thời gian và tốn kém tiền bạc của khách hàng. - Mạng lưới Ngân hàng chưa vững mạnh, bộ phận thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Do đó Ngân hàng lệ thuộc nhiều vào các tổ chức cung cấp thông tin bên ngoài. Nguồn thông tin đó vừa tốn kém vừa không đáng tin cậy buộc Ngân hàng phải thẩm định lại độ chính xác của thông tin. Nhiều khi cán bộ tín dụng phải phỏng đoán theo cảm tính mà cho vay vì nếu Ngân hàng đi thẩm định lại thông tin thì chi phí rất cao và tốn kém thời gian. Như vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng cao là tất yếu. - Thông tin hai chiều giữa các Chi nhánh với nhau và trung tâm thông tin tín dụng NHNN Việt Nam chưa thông suốt làm giảm đi hiệu quả hoạt động thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn dữ liệu, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của Ngân hàng. 1.2.2 Nguyên nhân khách quan: - Do Thái Bình là một tỉnh đi lên từ cây lúa nên cơ bản Thái Bình vẫn còn lạc hậu về thông tin, nguồn cung cấp thông tin không đầy đủ, hệ thống thông tin vẫn còn nghèo nàn, kém phát triển so với cả nước và thế giới. Thông tin vẫn chưa phục vụ tốt cho công tác quản lý và điều hành bộ máy Nhà nước từ TW đến địa phương, từ trong nước và nước ngoài cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học... Chính vì thế các cán bộ tín dụng mất nhiều thời gian để thẩm định và đưa ra các quyết định tín dụng do đó khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi không ngừng về thông tin trong nước lẫn các thông tin thương mại quốc tế, thông tin tình hình tài chính của đối tác nhập khẩu hàng hoá của tỉnh... gây cản trở đến khả năng xâm nhập hàng hoá của tỉnh vào thị trường các nước khác... Chính vì thiếu thông tin nên Chi nhánh có phần lúng túng trước quá trình hội nhập quốc tế. - Các văn bản pháp luật ở Việt Nam nhiều, thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nhưng lại truyền tải đến Ngân hàng chậm làm Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các văn bản pháp luật mới để hoạch định chính sách tín dụng cho phù hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. - Do thiếu sự thẩm định thông tin nên Chi nhánh còn ngần ngại tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài vì không thể thẩm định được khả năng thực hiện của hợp đồng của phía đối tác. Khi hàng hoá được doanh nghiệp xuất khẩu sang nước bạn nếu chẳng may thông tin sai lệch, phía đối tác không thanh toán hợp đồng hoặc huỷ hợp đồng thì doanh nghiệp của mình sẽ bị điêu đứng, tiền mất tật mang. Chứng tỏ việc thẩm định chính xác thông tin về khách hàng, nắm rõ pháp luật của nước sở tại và nước nhập khẩu hàng hoá là rất cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp của tỉnh mà còn đối với BIDV nói chung cũng như BIDV TB nói riêng. Ngày nay, thời đại mà thông tin hầu như chiếm lĩnh mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, áp lực về nhu cầu thông tin tín dụng từ phía Ngân hàng gia tăng mạnh mẽ. Vì vậy ngay từ bây giờ để tạo một sinh khí mới, một động lực mới thúc đẩy Ngân hàng phát triển lên một tầm cao mới tất yếu cần phải thúc đẩy hoạt động thông tin tín dụng thực sự phát triển có chất lượng: đầy đủ, chính xác, cập nhật. 2. Phương hướng hoạt động của BIDV Thái Bình trong thời gian tới. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập WTO,Việt Nam đang từng bước xoá bỏ toàn diện các biện pháp bảo hộ phi thuế quan và liên tục cắt giảm thuế đối với hầu hết các mặt hàng. Việc này sẽ gây sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước do đó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, trên thị trường tài chính cũng diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với Ngân hàng liên doanh và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài khi các Ngân hàng này đã thực hiện đầy đủ nghiệp vụ huy động vốn. Đồng thời hệ thống Ngân hàng Việt Nam cũng đẩy mạnh hơn nữa tốc độ hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng, triển khai một cách thực chất và sâu rộng các hoạt động hội nhập quốc tế của ngành. Điều đó đòi hỏi các NHTM nói chung và BIDV Thái Bình nói riêng phải nỗ lực đổi mới hơn để phát triển. Về phía BIDV Thái Bình đã có những biện pháp để theo kịp quá trình hội nhập của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới: 1. Nghiên cứu nắm chắc tình hình kinh tế xã hội của đất nước, đưa ra những sách lược phù hợp với từng thời kỳ, tránh những ảnh hưởng xấu có tính chu kỳ của nền kinh tế, đưa Chi nhánh phát triển ổn định lâu dài. 2. Đẩy mạnh nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ để xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đặc biệt, phải tích cực nghiên cứu đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với khách hàng và tình hình kinh tế hiện nay, phát triển doanh thu về dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập (khoảng 25 - 30%). 3. Tăng cường cho vay và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng nhất là các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó tăng danh mục cho vay đối với các khách hàng này lên. Tiếp tục mở rộng cho vay đối với những khách hàng có dự án khả thi, các công trình trọng điểm, nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng dư nợ. Vì đây là các khách hàng tiềm năng của Chi nhánh. Để làm được điều này, công tác tiếp thị không chỉ thực hiện ở giai đoạn tìm kiếm, mở rộng khách hàng mà phải được diễn ra trong suốt quá trình phục vụ khách hàng trong từng nghiệp vụ, từng cán bộ giao dịch. 4. Quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp tư nhân, tiến hành phân tích kỹ khả năng phát triển và trình độ quản lý của họ để đầu tư vốn. Bởi vì, họ chính là khách hàng tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần phải chú trọng khai thác. 5. Thực hiện tốt chính sách khách hàng trong đó quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp “vệ tinh” của các bạn hàng lớn từ đó thu hút họ về giao dịch tại Chi nhánh. 6. Tiếp tục thực hiện tốt công tác huy động vốn, đẩy mạnh thu hút tiền gửi dân cư với những dịch vụ thuận lợi và công nghệ hiện đại. Bởi đây vẫn là nguồn vốn nhàn rỗi, ổn định và lâu dài nhất tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh Ngân hàng. 7. Từng cán bộ nhân viên, từng phòng ban nghiệp vụ trong Chi nhánh phấn đấu để trở thành cầu nối quan trọng giữa Ngân hàng với khách hàng. 8. Không ngừng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt, cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài, có đủ tầm, đủ lực để đứng vững trong môi trường cạnh tranh. 9. Chú trọng hơn nữa công tác huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động. Đây là thế mạnh, là nền tảng vững chắc để Chi nhánh chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và đầu tư có hiệu quả trên các mặt nghiệp vụ. 10. Tiếp tục minh bạch hoá và lành mạnh hoá chất lượng tín dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng tăng trưởng tín dụng. Giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của Chi nhánh và chất lượng hoạt động kinh doanh của khách hàng. 11. Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và BIDV Việt Nam, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Ngân hàng do phân tán được rủi ro trong hoạt động tín dụng và nâng cao thu nhập dịch vụ từ việc bán chéo sản phẩm đa dạng, phong phú cho các doanh nghiệp và cá nhân. 12. Năm 2010, Ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa chất lượng và số lượng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng theo định hướng tiện ích hiện đại trên nền tảng phát triển công nghệ hiện đại. Qua quá trình phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tín dụng tôi xin đưa ra một số giải pháp mà BIDV TB có thể thực hiện được. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại BIDV TB. 3.1 Về phía nhà nước: - Nhà nước cần tạo điều kiện để các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mở nhiều Chi nhánh ở những thị trường được đánh giá là có tiềm năng lớn. Đồng thời tăng cường hỗ trợ về tài chính, trang bị thêm về phương tiện cho các cán bộ ngoại giao để mở rộng giao tiếp, tạo mối quan hệ tốt đẹp với Chính phủ và doanh nghiệp các nước sở tại, có như vậy các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam mới có thể lấy được các thông tin đắt giá và đồng hành cùng doanh nghiệp, giúp Ngân hàng thẩm định thông tin về đối tác, tính khả thi của các dự án xuất khẩu của doanh nghiệp. - Song song với việc ban hành các văn bản quy định rõ ràng những thông tin nào được phổ biến, những thông tin nào không được phổ biến, Nhà nước nên sớm thành lập tổ chức chuyên cung cấp thông tin, chuyển tải luật lệ, quy định tới các Ngân hàng nói chung và dân cư nói riêng. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý thích đáng các tổ chức tín dụng không báo cáo thông tin theo đúng quy định, báo cáo không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác cho Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. - Xây dựng mạng lưới Ngân hàng vững mạnh, rộng khắp vừa có thể phục vụ nhu cầu vay vốn đa dạng của khách hàng vừa thiết lập một hệ thống thông tin trong suốt, tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan đến vấn đề thông tin. Các NHTM nên xúc tiến việc thành lập các Chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số quốc gia thường xuyên mua, bán hàng hoá với Việt Nam và ở hầu hết các quận huyện trong khắp cả nước thay vì tập trung ở các thành phố lớn như từ trước tới nay. Có như vậy các NHTM mới tiếp cận được các thông tin có giá trị từ nhu cầu cụ thể của từng khúc thị trường, khách hàng tiềm năng... cho đến thông tin về đối tác nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. 3.2 Biện pháp quản lý tín dụng 3.2.1 Thực hiện quy trình cho vay, thẩm định dự án một cách nhanh chóng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn đúng pháp luật. - Thiết kế thủ tục cho vay đơn giản, phù hợp với pháp luật hiện hành, đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, thích ứng với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay ...xoá bỏ cơ chế “một cửa, một dấu nhưng nhiều chữ ký ” nhằm tiết kiệm thời gian, tránh gây phiền hà cho khách hàng. - Chi nhánh cần thiết lập một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ thu thập, phân tích, lưu trữ thông tin về khách hàng, năng động tìm kiếm các biện pháp xử lý, khai thác sử dụng những thông tin đó một cách có hiệu quả nhất. Đồng thời thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng phân tích doanh nghiệp cho các cán bộ tín dụng khuyến khích họ tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có những bước phát triển đáng kể nhưng khả năng phân tích tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, khi phân tích tín dụng, cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào bản năng phân tích, kinh nghiệm, không tuân thủ theo một quy trình cụ thể nào cả. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng để cho hoạt động phân tích thích ứng với kỹ năng, mô hình phân tích tín dụng hiện đại cần thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: - Đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, thiết lập phần mềm quản lý khách hàng, thống kê nghiên cứu, lưu trữ thông tin nhằm bổ sung cho việc phân tích đánh giá khách hàng các lần vay sau. - Tăng cường hợp tác với các NHTM khác, các cấp chính quyền sở tại nhằm trao đổi thông tin cho nhau về khách hàng. 3.2.2 Nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng. Phân tích đánh giá khách hàng là công việc thường xuyên nhằm đánh giá khả năng trả nợ vay của khách hàng là cơ sở thiết lập mối quan hệ tín dụng. Để nâng cao hiệu quả đánh giá khách hàng cần có những tiêu chuẩn cụ thể, chất lượng đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích, nhận định tình hình khách hàng trước, trong và sau khi cho vay nó có quan hệ nhân quả với chất lượng tín dụng, đánh giá khách hàng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao. Trong cơ chế thị trường, tình hình tài chính, kinh doanh của các đơn vị thường xuyên liên tục có biến động, SXKD có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn, có doanh nghiệp đứng vững được, có doanh nghiệp bị đào thải. Báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp có trường hợp phản ảnh không trung thực, thiếu chính xác, hiện tượng lãi giả lỗ thật còn phổ biến vì vậy công tác phân tích đánh giá khách hàng cần tập trung một số vấn đề sau: + Thường xuyên phân tích hoạt động tài chính của khách hàng: Khả năng tài chính của khách hàng là yếu tố cơ bản quyết định khả năng trả nợ vay Ngân hàng, khả năng tài chính phụ thuộc vào vốn tự có, hiệu quả kinh tế của món vay, kết quả kinh doanh của khách hàng qua các thời kỳ. Yêu cầu báo cáo tài chính phải thực hiện đúng theo chế độ báo cáo thống kê, tình hình tài chính lành mạnh không có nợ nần dây dưa, công tác phân tích tài chính phải tiến hành thường xuyên một quý một lần. Đặc biệt đối với các đơn vị dư nợ vay lớn trả nợ và lãi không sòng phẳng như Công ty xi măng Thái Bình, Công ty vận tải biển nam, ... yêu cầu cần đi sâu phân tích tình hình cân đối vốn, hệ số thanh toán, khả năng thanh toán, công nợ phải thu, kết quả kinh doanh... trên cơ sở đó có những biện pháp xử lý kịp thời. + Thường xuyên kiểm tra đảm bảo nợ vay, kiểm tra xử dụng vốn vay nhằm phát hiện vốn vay sử dụng sai mục đích, hiệu quả thấp, thiếu vật tư đảm bảo trên cơ sở đó có những biện pháp xử lý thích hợp như thu hồi vốn.... + Quan hệ tín dụng với Ngân hàng thông qua quan hệ vay, trả nợ sòng phẳng sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Ngoài ra để đánh giá đúng khách hàng ta cần thu thập thêm những thông tin về bạn hàng của khách hàng, tình hình công nợ, công tác tổ chức quản lý, công tác điều hành, quản lý tài chính... + Phân loại khách hàng: Trên cơ sở thường xuyên đánh giá phân tích khách hàng thì phải tiến hành phân loại khách hàng, việc phân loại khách hàng nên tiến hành theotừng năm nhằm có chính sách đối xử phù hợp với từng khách hàng. Đối với khách hàng có tín nhiệm là khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên ít nhất từ 2 năm trở lên, có tình hình tài chính lành mạnh, thực hiện tốt thể lệ tín dụng hiện hành. Cần có chính sách ưu tiên về lãi suất, về thủ tục vay vốn... tạo thuận lợi khi khách hàng vay vốn. Khách hàng chưa có tín nhiệm là khách hàng thực hiện tốt quan hệ tín dụng nhưng chưa đủ thời gian để chứng tỏ là có tín nhiệm. Cần xem xét thận trọng khi cho vay vốn. Khách hàng không có tín nhiệm là khách hàng có tình hình tài chính rất khó khăn, không trả nợ vay Ngân hàng đúng hạn; vì vậy cần phải kiểm tra và phát hiện kịp thời, có biện pháp thu hồi nợ để phòng ngừa rủi ro xảy ra. 3.2.3 Thực hiện tốt chính sách khách hàng. Quan điểm khách hàng là người bạn đồng hành, lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu của BIDV, do vậy cần có chính sách khách hàng phù hợp, phân biệt đối xử với từng khách hàng. Chú trọng khách hàng truyền thống, tín nhiệm. Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua đó tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng đồng thời cùng khách hàng tháo gỡ khó khăn vướng mắc về vốn trong kinh doanh. 3.2.4 Đẩy mạnh cho vay, thực hiện tốt chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng Ngân hàng là hoạt động gắn liền với khách hàng, khách hàng là nhân tố quyết định mở rộng và tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng. Một Ngân hàng muốn có khoản vay tốt thì phải có khách hàng tốt; vì vậy trước khi xem xét đầu tư cần phải đánh giá khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, chú trọng khách hàng SXKD có hiệu quả có năng lực tài chính, thường xuyên phân loại khách hàng và có chính sách đối xử phù hợp khi vay vốn. Luôn đảm bảo nguyên tắc không chạy theo doanh số dư nợ mà thoả hiệp với những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình duyệt cho vay. Chính sách tín dụng hướng đầu tư dự án có hiệu quả kinh tế, đầu tư khách hàng truyền thống nhưng đồng thời cũng cần chú trọng quan tâm mở rộng đầu tư đối với khách hàng thuộc ngành nghề khác, các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Tập trung vốn đầu tư phát huy thế mạnh của tỉnh như dự án về gốm sứ, gạch ốp lát, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ, chế biến nông sản xuất khẩu, các công trình xây dựng,... Mở rộng đầu tư đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, hộ sản xuất có dự án khả thi để tạo cân đối vững chắc trong cơ cấu đầu tư nhằm phục vụ tốt công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh nhà. 3.3. Biện pháp kiểm soát 3.3.1 Phát hiện và xử lý kịp thời nợ quá hạn. Khi các khoản vay có vấn đề, Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ lợi ích của mình. Ngân hàng có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau để xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi đó là: phương pháp khai thác và phương pháp thanh lý. Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng với các khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ khác và chi phí cho việc thu hồi nợ. - Phương pháp khai thác: ở các nước kinh tế thị trường phát triển, môi trường pháp lý gần như đã hoàn thiện nên hầu hết các khoản nợ khó đòi của Ngân hàng đều áp dụng biện pháp khai thác. Nghĩa là, người vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt, đó là đối với người vay có thái độ thành khẩn với các khoản vay và chi trả thoả đáng. Có thể nói nó giống như một chương trình phục hồi mà Ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và hợp tác của họ. Các biện pháp cụ thể có thể là: + Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận, Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể tìm giải pháp cho vay tiếp vốn để gia tăng sức mạnh tài chính của khách hàng, khôi phục lại SXKD. + Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng. - Phương pháp thanh lý: Trong trường hợp thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản cho vay khó đòi. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người vay không sẵn lòng chi trả, có hành động lẩn trốn, lừa đảo, tình trạng tài chính là vô vọng. + Nếu khoản cho vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành. + Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, bảo đảm thì Ngân hàng phải chờ đợi sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thuần dân sự. 3.3.2 Tăng cường hiệu lực công tác kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm soát nội bộ là công tác thường xuyên không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát mà Ngân hàng nắm được thực trạng kinh doanh của mình, biết được thông tin cần thiết về hoạt động SXKD của khách hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, công tác kiểm tra kiểm soát cần tổ chức theo hướng: Hoạt động theo cơ chế độc lập, có chương trình kế hoạch cụ thể, giám sát hoạt động tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi vốn. Công tác kiểm soát cần đi sâu phân tích chất lượng tín dụng, hàng quý hàng tháng phải tiến hành đánh giá phân loại nợ trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những khoản nợ có dấu hiệu rủi ro. Đặc biệt công tác kiểm soát cần đi sâu kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng, chấp hành kế hoạch trả nợ trả lãi Ngân hàng.... Trên cơ sở đó có những đề xuất đối với lãnh đạo Ngân hàng để tìm giải pháp tháo gỡ xử lý. 3.3.3. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư Hiệu quả vốn đầu tư là mục tiêu hàng đầu không chỉ của nhà đầu tư, của Ngân hàng mà còn đối với nền kinh tế. Hiệu quả vốn đầu tư có liên quan chặt chẽ với quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quá trình hoàn thành đưa công trình vào sử dụng. Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, thì vấn đề đặt ra là phải có một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp từng bước đi và ổn định và phát huy hiệu quả đây là vấn đề không phải một sớm một chiều giải quyết được mà đòi hỏi phải có thời gian dài, có sự kế hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư, Ngân hàng và các ngành liên quan, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thì mới có thể từng bước khắc phục được: - Giải pháp đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người trực tiếp sử dụng tiền vay vì vậy phải gắn trách nhiệm giám đốc các doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế của dự án, chịu trách nhiệm về vật chất khi có những thiệt hại gây ra. Doanh nghiệp phải cam kết trả nợ và lãi vay trên cơ sở kết quả SXKD thực tế để trả nợ, lãi hàng năm đúng kế hoạch. Doanh nghiệp phải xây dựng phương án SXKD có hiệu quả và các giải pháp để thực hiện. - Giải pháp đối với Ngân hàng: thường xuyên đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý tháo gỡ khó khăn cụ thể từng thời kỳ đối với khoản nợ vay theo tình hình thực tế doanh nghiệp, thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như tinh thần Chỉ thị 09 và Thông tư liên bộ 03. Đối với khách hàng đang bị thua lỗ nếu đóng cửa không cho vay để thu nợ thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng phá sản kết quả Ngân hàng không thu được nợ. Vì vậy trước tiên cần có giải pháp về tài chính để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trường hợp đơn vị xây dựng phương án SXKD có hiệu quả khắc phục lỗ cùng với các giải pháp thực hiện, được cấp chủ quản chấp thuận thì Ngân hàng nên áp dụng biện pháp tiếp tục đầu tư vốn lưu động, đồng thời kết hợp các biện pháp tăng cường kiểm tra sử dụng vốn vay đùng mục đích có hiệu quả, có như vậy thì doanh nghiệp mới từng bước ổn định tài chính, tạo nguồn trả nợ vay Ngân hàng. Trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính, đơn vị không khắc phục được tình trạng lỗ thì phải đình chỉ cho vay và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ. Đối với các ngành tài chính, các sở chuyên ngành.... chỉ đạo đơn vị thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, tiết kiệm chi phí, kiểm tra chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh đứng vững trên thị trường. Đối với các cấp chủ quản đề nghị cấp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp vì vốn lưu động này do bị lỗ đã thâm hụt không còn, có chính sách tiêu thụ sản phẩm địa phương (đối với doanh nghiệp địa phương). Đồng thời rà soát lại trình độ năng lực của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì cho chuyển công việc khác và bố trí người có trình độ, có trách nhiệm có tâm huyết với doanh nghiệp thì mới có thể từng bước khắc phục khó khăn. 3.4 Biện pháp nhân sự. Cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư theo dự án nhất là các dự án trung dài hạn thời gian dài vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ phức tạp tiềm ẩn rủi ro lớn; vì vậy yêu cầu đòi hỏi cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kiến thức kinh tế thị trường, am hiểu pháp luật, trình độ ngoại ngữ... Để thẩm định, đánh giá dự án, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Thực tế hiện nay cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ nên kinh nghiệm thẩm định và phân tích dự án còn nhiều hạn chế; vì vậy cần có giải pháp cụ thể: + Tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, chuyên ngành tín dụng Ngân hàng, cán bộ thẩm định kinh tế kỹ thuật dự án đã qua đào tạo và có kinh nghiệm thực tế để có thể thực hiện tốt thẩm định trước khi cho vay, giám sát tiền cho vay và quyết toán vốn đầu tư đi vào sử dụng. + Đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng để bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu đòi hỏi. Tăng cường công tác kiểm tra trình độ cán bộ, thông qua hình thức tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn để qua đó có biện pháp đào tạo và bổ sung kịp thời. + Có chính sách tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo những cán bộ chuyên sâu quản lý dự án lớn, dự án vừa, dự án nhỏ. Đồng thời cần quan tâm đào tạo một số cán bộ tín dụng giữ vai trò cán bộ tín dụng đầu đàn. Đề nghị Ngân hàng cấp trên thường xuyên mở lớp đào tạo lại cán bộ tập trung chủ yếu chuyên đề tín dụng và thẩm định dự án đầu tư. 4. Kiến nghị đối với BIDV Việt Nam 4.1 Tập trung nghiên cứu đưa ra các thủ tục cho vay thật đơn giản tránh phiền hà cho khách hàng. 4.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức xã hội và thường xuyên chấn chỉnh đạo đức, tác phong nghề nghiệp. Ngân hàng phải thường xuyên mở các lớp đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cơ chế của ngành, chủ trương của Đảng, phải gắn lý luận với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại. 4.3 Công tác thu hồi nợ quá hạn. Cần phải tiếp tục theo dõi đôn đốc cán bộ thu nợ để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Đồng thời xem xét, phân tích những món nợ có khả năng thu hồi trước, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết bám sát con nợ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu nợ của cán bộ tín dụng. 4.4 Chế độ khen thưởng với cán bộ tín dụng. BIDV Việt Nam nên sớm có chế độ đãi ngộ hợp lý với cán bộ tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm của cán bộ tín dụng là rất lớn vì hoạt động tín dụng là mũi nhọn của mỗi Ngân hàng, hoạt động tín dụng tốt phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên chế độ dành cho cán bộ hiện nay là chưa phù hợp, công việc của cán bộ tín dụng rất vất vả, rủi ro; tuy nhiên Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới thành tích mà họ đạt được. Không thể ‘‘san bằng’’ chế độ lương thưởng của cán bộ tín dụng với các cán bộ khác trong Ngân hàng mà phải cao hơn, điều này tạo tâm lý hăng say với công việc và bên cạnh đó họ tự đề cao trách nhiệm đối với công tác cho vay, thẩm định và thu hồi nợ, hạn chế được nợ quá hạn, tránh tối đa rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. KẾT LUẬN Chất lượng hoạt động tín dụng là một vấn đề quan trọng của các NHTM, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nhất là cho vay các doanh nghiệp là một quá trình lâu dài và phức tạp. Vì vậy nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp tại BIDV Th¸i B×nh khi nền kinh tế đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả lý luận và thực tiễn. Với mục tiêu phần nào đáp ứng được quan tâm của các nhà quản lý Ngân hàng, các doanh nghiệp đầu tư cũng như các doanh nghiệp đi vay vốn. Do trình độ và khả năng phân tích còn hạn chế, đặc biệt thiếu kinh nghiệm thực tế nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé của mình về việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vào sự nghiệp chung của toàn ngành. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bè bạn cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này giúp tôi có thể hoàn thiện hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh, các chị cán bộ phòng Quan hệ khách (doanh nghiệp), ban nguồn vốn BIDV Thái Bình, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và đóng góp những ý kiến sâu sắc cho đề tài của tôi. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình Tín dụng Ngân hàng - HVNH - NXB Thống kê - 2001. 2/ Quản trị Ngân hàng thương mại - Peter Rose - NXB Tài chính - 2001. 3/ Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng - HVNH - NXB Thống kê - 2001. 4/ Sổ tay tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 5/ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Bình năm 2007, 2008, 2009. 6/ Luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng 7/ Một số văn bản về cơ chế tín dụng đầu tư của nhà nước của BIDV Việt Nam. 8/ Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng của Ngân hàng nhà nước. 9/ Ngân hàng Việt nam quá trình xây dựng và phát triển - NXB chính trị quốc gia năm 2003. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26038.doc
Tài liệu liên quan