Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện tới các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Các xã vùng sâu vùng xa có vị trí chiến lược trọng yếu nằm trong vành đai biên giới của Tổ quốc. Để giữ vững chủ quyền cần thiết phải có sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước và của địa phương về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế biển đảo và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Một trong những ưu tiên hàng đầu là xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng bền vững cho các tỉnh, giúp cho người dân tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp cải thiện đời sống cho người dân. Đối với các phương án cấp điện cho vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo, cần xem xét các chỉ số kinh tế đơn thuần kết hợp với việc đánh giá tính hiệu quả dự án theo các chỉ số phát triển xã hội. Trong tiến trình phát triển, những lợi ích to lớn về ý nghĩa xã hội là rất quan trọng và thậm chí, có thể mang trọng số cao hơn so với hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ thể đầu tư. Một trong những lợi ích đó là việc nâng cao mức sống của dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo; nâng cao dân trí, thực hiện xã hội công bằng văn minh, tạo thêm việc làm và góp phần ổn định trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với cả nước nói chung và các địa phương nói riêng, để phát triển kinh tế đến các xã nghèo, các xã thuộc vùng sâu vùng xa, thực hiện điện khí hóa nông thôn thì việc đầu tiên là phải phát triển mạng lưới điện tới các xã này. Để đạt được mục tiêu do chính phủ đề ra và đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự cố gắng của Điện lực các tỉnh, Tổng công ty điện lực miền Bắc và cả sự phối hợp cao giữa các ngành các cấp của chính quyền địa phương. Chỉ có như vậy thì mới có thể thực hiện tốt kế hoạch đưa điện về nông thôn , góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn.

doc71 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển hệ thống lưới điện tới các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uân điện thương phẩm trên đầu người của huyện còn thấp, nguyên nhân là do phụ tải điện chiếu sáng, sinh hoạt nông thôn miền núi có nhu cầu điện không thấp và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tiêu thụ điện của huyện (83,96%). 2.2.2.2 Hiện trạng cung cấp điện của huyện Cô Tô Huyện đảo Cô Tô chưa có nguồn điện lưới quốc gia, nguồn cấp điện chủ yếu là Diezel và điện năng lượng mặt trời. Hầu hết các xã đều có trạm phát Diezel với công suất 15 kW và 30 kW, còn lại các thôn có máy phát 3 – 5 kW. Riêng thị trấn Cô Tô được cấp bằng trạm có công suất 2x135kVA + 1x250kVA và hệ thống cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời được đầu tư theo chương trình Biển Đông – Hải Đảo. Hiện nay nguồn điện của huyện mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu điện phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, giá điện sinh hoạt còn khá cao (từ 6.000 đồng - 10.000 đồng/kWh), thu nhập của người dân còn thấp nên chỉ có khoảng 40-47% số hộ được sử dụng điện. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ mặn của không khí đã làm cho những sự cố hỏng hóc thường xuyên xảy ra, độ tin cậy cung cấp điện không cao. Sự cố cháy nổ máy phát điện hầu như năm nào cũng xảy ra, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự cố, trong đó đáng kể nhất là điều kiện thời tiết khí hậu biển, giông sét, bên cạnh đó còn phải kể đến yếu tố con người. Hiện nay vẫn thiếu cán bộ vận hành, thợ sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, máy phát và thợ đường dây… a) Nguồn điện + Nguồn điện diesel: Từ năm 1999, Cô Tô đã xây dựng được trạm phát điện diesel và lưới điện hạ thế với tổng vốn đầu tư lên đến 2,1 tỷ đồng. Đến nay điện diesel cũng mới cấp cho các cơ quan hành chính làm việc tại trung tâm thị trấn và các cụm dân cư lân cận. Hai xã Thanh Lân và Đồng Tiến đều có các cụm điện diesel nhỏ, lẻ, công suất từ 5 kVA đến 35 kVA. Hiện tại, Cô Tô lắp đặt 12 cụm diesel, tổng công suất 1080 kVA, cụ thể Tại thị trấn Cô Tô: Có 02 trạm phát điện diesel, công suất 950 kVA Tại xã Đồng Tiến: Có 08 cụm diesel, công suất 65 kVA Tại xã Thanh Lân: Có 04 cụm diesel, công suất 65 kVA. Tại trạm Hải đăng Cô Tô: Có 01 máy phát diesel, công suất 10,5 kVA + Nguồn điện gió: Tại trạm phát sóng của Viettel có lắp 05 máy phát điện sức gió, công suất tổng cộng là 6,5 kW (1 x 3,5 kW + 4 x 0,75 kW). + Điện mặt trời: Tại trạm phát sóng của Viettel đã lắp 32 tấm pin mặt trời, mỗi tấm pin công suất 100 W, công suất tổng cộng là 3,2 kW. Tại bưu điện thị trấn lắp đặt 88 tấm pin, mỗi tấm công suất 75W. Tổng công suất 6.600W. Năm 2001, bằng nguồn vốn Chương trình Biển Đông và Hải đảo đã đầu tư lắp đặt 53 trạm pin mặt trời cho các cơ quan hành chính sự nghiệp và một số hộ dân với tổng công suất 15kW tại thị trấn Cô Tô. b) Lưới điện huyện đảo Cô Tô. Hiện tại, thị trấn Cô Tô đã có lưới điện hạ thế điện áp 0.4kV, tổng chiều dài trên 20 km với đường trục AC50 và AC35. Lưới điện kiểu hình tia đơn giản, khoảng cách tải lớn nhất 2km, theo thống kê, tổn thất lưới điện thị trấn Cô Tô khá lớn tới 20%. Hiện có khoảng 520 công tơ tiêu thụ điện lưới điện thị trấn. Ngoài ra có 1,0 km đèn đường lắp tại tuyến đường chính của thị trấn và khu vực tượng đài Hồ Chí Minh. 2.3. Các chính sách của nhà nước đối với việc phát triển hệ thống lưới điện cho các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc 2.3.1.Chính sách về vốn Tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm cho ngành điện trong giai đoạn 2005 - 2010 là hơn 3 tỷ USD. Việt Nam đang tìm cách huy động từ các nguồn vốn khác nhau gồm cả trong nước và quốc tế. Có hai loại nguồn vốn rất quan trọng là vốn đầu tư của EVN gồm vốn tự có và các nguồn vốn vay, và thứ hai là các nguồn vốn đầu tư độc lập chủ yếu từ các nhà đầu tư vào các nhà máy điện độc lập. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam còn thông qua vay có bảo lãnh từ nguồn vốn nước ngoài. Mới đây nhất là dự án ADB, nhà nước đã vay FDI để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện cho các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa. Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế lớn như WB, ADB đã có kế hoạch cho vay các nguồn hỗ trợ phát triển chính sách để phát triển lưới điện ở Việt Nam. Trong đó, WB sẽ cho vay khoảng khoảng 300-400 triệu USD, ADB sẽ cho vay khoảng 2 tỷ USD theo tín dụng thông thường. Khoản thiếu hụt còn lại buộc phải trông chờ từ nguồn vốn vay trong nước. Tập đoàn Điện Lực Việt Nam được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư vào các công trình nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay tự trả (vay vốn ODA, vay vốn tín dụng trong và ngoài nước, vay tín dụng xuất khẩu của người cung cấp thiết bị, vay vốn thiết bị trả bằng hàng, phát hành trái phiếu, vốn góp cổ phần…); tiếp tục thực hiện cơ chế Trung Ương, địa phương, nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển hệ thống lưới điện nông thôn. Chủ trương của nhà nước là khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện theo các hình thức đầu tư như nhà máy điện độc lập, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao, liên doanh, công ty cổ phần… Theo các tính toán sơ bộ cho thấy, giai đoạn 2006 - 2015 sẽ cần một lượng vốn đầu tư lên đến 74.800 tỷ đồng cho phát triển lưới điện. Bình quân, mỗi năm cần đầu tư 7.480 tỷ đồng. Do đó, nhà nước dành nhiều ưu đãi cho ngành điện. Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại cho EVN vay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng để đầu tư các công trình điện nếu xét thấy có hiệu quả và sau khi Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài Chính nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách cho đầu tư vào nguồn và lưới điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa, cấp vốn cho các nguồn năng lượng tại chỗ không có lưới điện quốc gia, tách hoạt động công ích ra khỏi sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). - Đảm bảo cân bằng tài chính bền vững.     - Đa dạng hoá phương thức đầu tư phát triển ngành và chuẩn bị các phương án nhập khẩu điện của các nước Lào, Campuchia và Trung Quốc. 2.3.2. Chính sách về cơ sở hạ tầng lưới điện Mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu vùng xa là nâng cao nhanh đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào, tạo điều kiện để đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Do đó, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo Tổng công ty Điện Lực Việt Nam và các chủ đầu tư khác có liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án nguồn điện và lưới điện; nâng cao các nguồn điện hiện có, đổi mới phương thức vận hành và quản lý đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Việt Nam đã đưa ra một khung quy hoạch chất lượng cho chương trình mở rộng công suất của hệ thống điện với việc hoàn thành Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam lần thứ 6 cho giai đoạn 2006-2015 có xét đến triển vọng năm 2025. Báo cáo này được chuẩn bị cùng với các kế hoạch phát triển tương tự cho ngành than và dầu khí. Tổng hợp báo cáo nhấn mạnh đến phát triển cả ba loại nguồn điện là Thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí. Do các dự án thủy điện ở Việt Nam thường có chi phí thấp hơn so với các dự án nhiệt điện khác nên Việt Nam vẫn tiếp tục ưu tiên phát triển thủy điện. Chương trình điện nông thôn của Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển lưới điện phân phối, đảm bảo 100% số xã, huyện được cấp điện. Cùng với Tổng sơ đồ phát triển điện lực VI được phê duyệt là kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trung áp. Các kế hoạch đầu tư phát triển nguồn và lưới điện của EVN và các dự án đầu tư lớn phải được Chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, chính sách của chính phủ ngày càng khuyến khích phát triển các nhà máy điện độc lập bởi các nhà đầu tư ngoài EVN. Tuy nhiên để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án, Chính phủ cho phép Tổng công ty Điện Lực Việt Nam bỏ qua bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án nguồn điện và lưới điện. Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại. Phát triển thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử..., kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên,  tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các công trình có công suất nhỏ hơn. Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng. Kết hợp giữa điều hành mạng lưới điện thống nhất trong cả nước với xây dựng và điều hành hệ thống điện an toàn theo từng khu vực nhằm đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới truyền tải, phân phối điện quốc gia để cung cấp dịch vụ điện đảm bảo chất lượng, liên tục, an toàn, hiệu quả. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện nguyên tử (sau năm 2015) đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng, nhằm đa dạng hoá các nguồn năng lượng. 2.3.3. Chính sách về giá điện Xây dựng giá điện phải đạt mục tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện, tăng sức cạnh tranh về giá điện so với các nước trong khu vực, nhất là giá điện phục vụ sản xuất, tách phần chính sách xã hội ra khỏi giá điện. Có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi. Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Chủ động trong việc tham gia, liên kết lưới điện và mua bán điện với các nước trong khu vực. Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh. Đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng. Giá bán bình quân năm 2010: 1.058đ/kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Áp dụng cho mọi khách hàng mua điện, trừ các khách hàng mua điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn điện nông thôn, khu tập thể, cụm dân cư. Hệ thống đo đếm điện áp đặt ở cấp điện áp nào thì giá bán điện được tính theo giá quy định tại cấp điện áp đó. Bảng 2.15a. Giá bán lẻ điện cho bơm nước tưới tiêu: STT Cấp điện áp Giá bán điện (đồng/kWh) 1 Từ 6 kV trở lên a) Giờ bình thường 690 b) Giờ thấp điểm 281 c) Giờ cao điểm 1.269 2 Dưới 6 kV a) Giờ bình thường 717 b) Giờ thấp điểm 292 c) Giờ cao điểm 1.331 Bảng 2.15b. Giá bán lẻ điện sinh hoạt: STT Mức sử dụng của một hộ gia đình trong tháng Giá bán điện (đồng/kWh) 1        Cho 50 kWh đầu tiên 600 2        Cho kWh từ 51 – 100 1.004 3        Cho kWh từ 101 – 150 1.214 4        Cho kWh từ 151 – 200 1.594 5        Cho kWh từ 201 – 300 1.722 6        Cho kWh từ 301 – 400 1.844 7        Cho kWh từ 401 trở lên 1.890 (Nguồn: Thông tư số 08/2010/TT-BCT) CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN ĐẾN CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3.1. Những cơ hội và thách thức đối với việc đưa điện đến các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc 3.1.1. Những cơ hội và thách thức đối với việc đưa điện đến các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc Khu vực dân cư ở miền núi hiện nay chưa có điện lưới là do mật độ dân cư thấp, dân cư sống phân tán, cách xa nhau, nhu cầu sử dụng điện rất thấp, do đó cấp điện lưới không kinh tế. Tại khu vực hải đảo, hầu hết các đảo có dân cư sinh sống đều cách xa bờ, do đó không thể cấp được điện lưới quốc gia. Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi do đó có nhiều nguồn năng lượng tái tạo, một số nguồn có tiềm năng khá phong phú có thể khai thác sử dụng có hiệu quả để không chỉ cấp nguồn năng lượng cho những vùng chưa có điện lưới quốc gia mà còn có khả năng bổ xung nguồn năng lượng rất đáng kể cho hệ thống năng lượng Việt Nam. Bên cạnh thuận lợi sẵn có, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để ứng dụng, tiếp thu những kinh nghiệm, chuyển giao những công nghệ tiên tiến trên thế giới, tranh thủ được sư hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế. Đây là những điều kiện rât quan trọng để Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, phục vụ thiết thực cho nền kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Là một nước nông nghiệp, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bờ biển dài trên 3200 km, đón gió trực tiếp tư biển đông thổi vào, có một vùng lãnh hải rất rộng lớn, do đó nước ta có nhều tài nguyên năng lượng thiên nhiên đa dạng, phong phú bao gồm hầu hết các loại nguồn năng lượng tái tạo hiện có trên thế giới, đó là: + Năng lượng gió + Năng lượng mặt trời + Thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ + Năng lượng địa nhiệt + Năng lượng sinh khối + Năng lượng khí sinh học + Năng lượng sóng biển + Năng lượng thuỷ triều Nước ta có thuận lợi khai thác nguồn năng lượng gió làm nguồn cấp điện để bổ xung nguồn cho hệ thống điện và đặc biệt là cấp điện cho vùng sâu vùng xa hiện chưa có điện lưới quốc gia. Theo đánh giá tiềm năng năng lượng gió khu vực Đông Nam Á của ngân hàng thế giới thì Việt Nam là quốc gia có chế độ gió và tiềm năng năng lượng gió tốt nhất, nhiều khu vực ven biển, miền núi ở ba miền với độ cao 65m đều có chế độ gió tốt và rất tốt, tốc độ gió trung bình năm đạt từ 8 đến 9 m/s, phù hợp xây dựng các nhà máy điện gió công suất lớn, nhiều vùng hải đảo, vùng núi thuận lợi khai thác nguồn năng lượng này để cấp điện. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng năng lượng mặt trời rất phong phú, đặc biệt là khu vực miền Trung, miền Nam có nắng hầu như quanh năm. Có thể nói năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn nhất, ổn định nhất ở nước ta, có thể khai thác sử dụng rất có hiệu quả nguồn năng lượng này cho hiện tại và đặc biệt cho tương lai lâu dài ở Việt Nam. 3.1.2. Những thách thức đặt ra: Việc điện khí hoá các khu vực nói trên là một vấn đề cấp bách, đã và đang được sư quan tâm của nhà nước,chính quyền địa phương có vùng sâu vùng xa, tuy nhiên cho đến nay viêc điện khí hoá một cách bền vững cho khu vực nói trên vẫn là một vấn đề nam giải. Giải pháp công nghệ có tính định hướng là sử dụng các nguồn năng lượng thiên nhiên tại chỗ như năng lượng gió, mặt trời, thuỷ điện nhỏ, sinh khối…kết hợp với các nguồn điện truyền thống để cấp điện, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính khả thi, bền vững đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng lãnh thổ Có thể nói các nguồn năng lượng tái tạo đều đã và đang được khai thác sử dụng có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên quy mô và hiệu quả khai thác sử dụng rất khác nhau tuỳ thuộc tiềm năng thực tế và công nghệ khai thác của từng loại nguồn. Tuy nhiên, hầu hết các thiết bị lắp đặt trong giai đoạn gần đây đều nhập từ Trung Quốc hoặc chế tạo trong nước theo mẫu của Trung Quốc hoặc Ba Lan và có công suất đặt nhỏ. Cho đến nay có nhiều trạm đã hư hỏng, hiện chưa có những tổng kết kiểm tra chính xác còn bao nhiêu trạm hoạt động được. Do vị trí lắp đặt hầu hết là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo nên điều kiện khí hậu là rất khắc nghiệt. Hơn nữa việc duy tu bảo dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, các động cơ phát điện sức gió lại đặt ở độ cao từ 20m - 60m nên việc duy tu bảo dưỡng là một công việc khó khăn phức tạp. Lĩnh vực năng lượng gió ở nước ta chưa phát triển, có thể nói mới đang ở giai đoạn nghiên cứu và bước đầu triển khai ứng dụng. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa một năm có 2 mùa gió rừ rệt, những tháng giao mùa gió thường yếu. Về năng lượng mặt trời, do đặc thù về điều kiện tự nhiên nên khả năng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời có sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam. Ở miền Bắc trong thời gian mùa đông do trời có nhiều mây, mưa phùn (khoảng 3-4 tháng) nên hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. 3.2. Định hướng phát triển hệ thống lưới điện đến các xã đặc biệt khó khăn vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 3.2.1. Định hướng phát triển hệ thống lưới điện nói chung và đặc biệt các là xã nghèo. Qua vai trò của điện cũng như là sự cần thiết phải đầu tư xây dựng hệ thống điện tới các xã nghèo, ta thấy muốn đẩy nhanh, làm tốt việc đưa điện tới từng xã từng thôn từng bản cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, vừa linh hoạt vừa trách nhiệm của các cơ quan chức năng cụ thể chính phủ, ngành điện và chính quyền địa phương, mỗi cơ quan có nhiệm vụ riêng nhưng với vai trò và trách nhiệm của mình kết hợp khéo léo với nhau thì không gì không thể giải quyết. Mỗi bước đi mỗi việc làm của các cơ quan cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên, hỗ trợ nhau trong công tác quản lý cũng như triển khai các dự án năng lượng tới các xã nghèo tại các địa phương. Điều này không những làm các cơ quan có mối liên hệ thân thiết mà còn giúp cho đất nước sớm đạt được mục tiêu đã vạch ra , nhanh chóng hội nhập và phát triển. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này. Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn. Tăng cường kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định. 3.2.1.1. Phát triển nguồn điện:      a) Ưu tiên phát triển thuỷ điện, nhất là các công trình có lợi ích tổng hợp (cấp nước, chống lũ, chống hạn...). Khuyến khích đầu tư các nguồn thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW.     b) Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:     - Nhiệt điện than: dự kiến đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW. Giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.     - Nhiệt điện khí: đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai đoạn 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ sở), trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng 7.000 MW.     - Đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015.     c) Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc.     d) Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa. 3.2.1.2. Phát triển lưới điện     - Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới điện phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải.     - Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải.     - Nghiên cứu giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối. Nhanh chóng mở rộng lưới điện phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. 3.2.1.3. Chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi     - Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.     - Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.     - Khuyến khích đa dạng hoá trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn.     - Tăng cường kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định. * Chiến lược tài chính và huy động vốn:     - Có các cơ chế tài chính thích hợp để Tổng công ty Điện lực Việt Nam đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam.     - Tiếp tục triển khai một số công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam.     - Xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội dân để đầu tư phát triển điện. - Tăng cường quan hệ với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn đầu tư, ưu tiên vay các nguồn vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài (ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam); sau đó đến các ngân hàng thương mại với phương châm khi các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại nước ngoài. - Nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện. - Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng. * Phát triển thị trường điện: Từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập. 3.2.2. Định hướng phát triển mạng lưới điện trên địa bàn của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn 2010- 2015. - Cải tạo và xây dựng thêm hệ thống điện tới các xã phục vụ ngưòi dân , tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. - Thu hút dân cư , giải quyết tận gốc tình trạng di canh di cư, tăng cưòng đầu tư phát triển sản xuất dịch vụ. - Đảm bảo chính trị , nâng cao lòng tin của người dân vào Đảng chính phủ Xây dựng đường lối chính sách rõ ràng về định hướng phát triển hệ thống lưới điện: Về dự báo phụ tải: Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. - Về phát triển nguồn điện: + Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên. Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. + Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước. + Phát triển nguồn điện mới phải tính toán với các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới. + Phát triển các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy định, Bộ Công nghiệp xác định tỷ lệ hợp lý các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BOO. - Về phát triển lưới điện: + Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định. - Về điện nông thôn, miền núi, hải đảo: Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện. 3.3. Giải pháp để đưa điện về cho các xã đặc biệt khó khăn vùng trung du và miền núi phía Bắc. Theo Dự thảo Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, tỷ trọng công suất sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 5%. 3.3.1. Giải pháp về cơ chế tài chính Tăng nguồn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và tăng cường công tác thu hút vốn đầu tư khác từ các tổ chức phi chính phủ cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo, để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho khu vực vùng 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng điện mới. Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo theo tiềm năng thế mạnh trên địa bàn các tỉnh trong vùng. Việc huy động vốn cho các dịch vụ cấp điện ở các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa có điện là vấn đề đặc biệt khó khăn do chi phí cao và kết quả thu hồi vốn thấp. Hiện Việt Nam đang được ADB, WB,… hỗ trợ vốn cho các dự án phát triển hệ thống lưới điện và mở rộng chương trình điện khí hóa cho nông thôn nhằm mở rộng phạm vi cấp điện trên khắp đất nước, đặc biệt là ở các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa với nhiều ưu đãi như: thời gian vay dài hạn, lãi suất thấp, hỗ trợ không hoàn lại… 3.2.2. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao là một trong những nhân tố có tính quyết định cho sự phát triển khoa học công nghệ, do đó tại các nước trên toàn thế giới, việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học chuyên sâu, trình độ cao đã được đặc biệt coi trọng. Tại Việt Nam nói chung chưa có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực năng lượng. Khuyến khích và hỗ trợ các trường kỹ thuật phát triển giáo trình và giảng dạy các môn khoa học liên quan đến năng lượng mới và tái tạo, để nghiên cứu xây dựng, phát triển các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường, giúp giảm áp lực điện áp cho lưới điện quốc gia. Tại các tỉnh biên giới phía Bắc, để triển khai hiện quả quy hoạch phát triển các nguồn năng lượng điện để đưa điện về cho các xã vùng sâu vùng xa, cần sớm tổ chức các đội ngũ cán bộ quản lý và triển khai dự án để họ trở thành các hạt nhân đưa điện đến các địa phương trên cả hai phương diện tài sản vật chất và kiến thức. 3.3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý khai thác và sử dụng nguồn năng lượng điện. Để khai thác sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện, cũng như các nguồn năng lượng khác, cần phải có bước cơ bản để đánh giá tiềm năng lý thuyết, tiềm năng kinh tế kỹ thuật phù hợp với trình độ kỹ thuật hiện đại và từ đó xác định được khả năng khai thác thực tế của nguồn năng lượng điện. Trên cơ sở điều tra cơ bản đấy, nhà nước đưa ra các lộ trình, chiến lược phát triển, quy hoạch và kế hoạch chi tiết khai thác, sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. 3.3.4. Đầu tư xây dựng hệ thống nguồn điện. Đầu tư phát triển lưới điện không chỉ cần nguồn vốn lớn mà còn phải chấp nhận cho vay dài hạn. Với mục tiêu phấn đấu 100% hộ dân có điện, hiện nay, tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025. Có thể nói đây là quy hoạch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Xét riêng số vốn đầu tư trong giai đoạn đầu 2006-2010 đã lên tới 206.680 tỷ đổng để xây dựng các công trình điện. Với số vốn này, EVN đã và đang xây dựng 29 dự án  nguồn với tổng công suất 11.820 MW. Chỉ tính từ năm 2006-2009, đã có gần 5.000 MW công suất được bổ sung vào hệ thống điện quốc gia. Dự kiến trong năm 2010, EVN sẽ đưa vào vận hành tiếp 2.130 MW công suất của 7 dự án nguồn do tập đoàn đầu tư và chiếm cổ phần chi phối. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời. Do điều kiện tự nhiên xa xôi hẻo lánh, để đưa được điện đến cho bà con dân tộc, số tiền phải đầu tư trên không khác gì muối bỏ bể. Do đó, ta cần thực hiện các giải pháp khác song song với việc cấp vốn đầu tư, xây dựng. 3.3.5. Phát triển nguồn phát điện phân tán 3.3.5.1. Phát triển hệ thống thủy điện nhỏ Các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và 6 tỉnh đặc biệt khó khăn trong vùng nói riêng là khu vực có nhiều tiềm năng, đồng thời có vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng. Việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quan trọng này luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Là nguồn năng lượng rẻ, có giá trị kinh tế- xã hội cao có thể đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, thủy điện nhỏ ở Việt Nam cần được nhìn nhận,  quan tâm đúng mức để phát huy hết tiềm năng. Những năm gần đây, lưới điện quốc gia đã được đưa về tới hầu khắp các vùng thôn, miền núi nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bản làng xa xôi chưa thể xây dựng được lưới điện do địa hình phức tạp, dân cư không tập trung. Để có điện, bà con các dân tộc đã tận dụng nguồn nước tại các sông suối để lắp đặt máy thủy điện cực nhỏ. Việc cấp điện cũng như cấp nước sinh hoạt ở miền núi cần được giải quyết theo hướng triệt để kết hợp với công trình thuỷ lợi để lắp đặt thiết bị. Đối với vùng sâu, vùng xa điện lưới quốc gia khó vươn tới được, vì vậy việc tận dụng nguồn thủy năng sẵn có làm thuỷ điện nhỏ là một hướng quan trọng để nâng cao đời sống dân cư ở các bản làng. Với lợi thế nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mật độ sông suối dày đặc, phân bố tương đối đồng đều lại bị phân cách mạnh tạo độ dốc lớn nên Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn về thủy điện vừa và nhỏ. Nguồn tiềm năng này khi được kai thác không chỉ tạo thu nhập cho người dân, giải quyết nhu cầu năng lượng ở quy mô nhỏ mà còn góp phần bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt cho Nhà nước. Bên cạnh việc tiếp tục triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện có công suất lớn, do Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam làm chủ đầu tư như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện tại Bản Vẽ, Ðại Ninh,... nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành điện cũng mạnh dạn đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện công suất vừa và nhỏ. Theo thống kê mới đây nhất, hiện tại, thủy điện nhỏ và vừa chiếm khoảng 40% tổng công suất của hệ thống. Trên cả nước đã có khoảng 800 dự án thủy điện vừa và nhỏ được quy hoạch, trong số đó có trên 200 nhà máy đã và đang triển khai.Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi đã nghiên cứu chế tạo trong nước nhiều loại thiết bị thủy luân, thuỷ điện nhỏ có kết hợp chạy các máy xay xát nông sản, và hiện đang tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng thiết bị (như hiệu suất, độ bền) và giảm giá thành sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dạng thiết bị này của các địa phương miền núi. Đa số các chủ dự án thủy điện vừa và nhỏ mới chỉ lo được 10 - 20% vốn từ nguồn tự có, còn lại đều phải trông cả vào nguồn vốn vay ngân hàng (số dự án có phần vốn tự có khoảng 50% là rất hiếm, thường chỉ là ở các dự án cực nhỏ). Dù khi chuẩn bị xây dựng dự án, chủ đầu tư đã có thỏa thuận về vay vốn với ngân hàng, nhưng đến khi triển khai lại thường bị "tắc" do ngân hàng không đáp ứng được mức vay của chủ đầu tư. Khác xa với tiềm năng thực có và công suất khai thác như mong đợi, trên thực tê Việt Nam mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ nguồn tài nguyên năng lượng này phục vụ cho người dân miền núi. Tổng công suất của các trạm đang còn hoạt động chỉ vào khoảng 3% tiềm năng và chỉ đạt khoảng 50 đến 70% công suất thiết kế. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này được giới nghiên cứu đánh giá chủ yếu là do việc khai thác thủy điện nhỏ còn chưa bền vững, chất lượng công trình và thiết bị còn kém dẫn đến tỉ lệ hư hỏng và ngừng hoạt động cao như con số nêu trên, nhất là ở các trạm có công suất dưới 100 KW. Tình trạng thường xuyên thiếu nước trong mùa khô cũng là khó khăn ảnh hưởng lớn đến công suất của các trạm thủy điện nhỏ. Vấn đề cấp bách cần làm nhất lúc này là phải xây dựng được mô hình quản l‎ý thích hợp, phát huy được đầy đủ trách nhiệm đóng góp nguồn lực của cộng đồng người hưởng lợi để duy trì sự hoạt động bền vững của công trình.Trong điều kiện thiếu nguồn điện như hiện nay thì tổng công suất từ thủy điện vừa và nhỏ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia hoặc từng khu vực là sự đóng góp đáng kể. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng thủy điện vừa và nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế lớn (chủ đầu tư thu hồi được vốn và lãi suất vốn vay sau 7 - 10 năm công trình được đưa vào khai thác). Để sử dụng các thiết bị thủy điện cực nhỏ vào mục đích cấp điện của sinh hoạt cần phải có nguồn nước, có độ chênh lệch cột nước và lưu lượng cần thiết. Do đặc điểm của sông suối miền núi là có mức dao động mực nước lớn giữa mùa lũ và mùa kiệt nên thiết bị bơm nước phải đáp ứng được yêu cầu đó. Giải pháp bơm sử dụng năng lượng truyền thống, do chi phí vận hành cao nên chỉ được sử dụng cho vùng có cột nước bơm thấp hoặc cho cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giải pháp sử dụng năng lượng nước như dốc nước, thác nước, đập dâng để xây dựng, lắp đặt các loại bơm như bơm va, bơm thuỷ luân là phù hợp, vì công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi nên còn nhiều địa điểm có thể tận dụng được. Bên cạnh đó, công nghệ này có thể đưa nước lên cao (10-100m) tạo nguồn nước để cấp nước cho vùng đất dốc, cho cây ăn quả, cây công nghiệp, cho nuôi cá, có thể dẫn nước đi xa để cấp nước sinh hoạt. Quy mô công trình vừa và nhỏ, phù hợp với quy mô hộ gia đình ở miền núi, chi phí thấp (dưới 1 triệu đồng cho 1 trạm), người dân có thể tự đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành, góp phần xã hội hoá công tác thủy lợi . Viện Khoa học Thủy lợi đã tập trung nghiên cứu, áp dụng các thành tựu mới về thuỷ điện nhỏ của thế giới và bước đầu đã chế tạo được những thiết bị chính cho thuỷ điện nhỏ với quy mô công suất 5-200 kW, phục vụ cho quy mô thôn, bản đến quy mô xã miền núi. 3.3.5.2. Mô hình máy phát điện chạy bằng khí biogas Một mô hình khác có thể nhân rộng là mô hình máy phát điện chạy bằng biogas. Chỉ với khoảng 20 con lợn, hộ gia đình đã có thể lắp đặt một chiếc máy phát điện chạy bằng khí sinh học (biogas) có công suất 1kw để sử dụng thắp sáng, bơm nước tắm rửa. Việc lắp đặt xây dựng hầm biogas và máy phát điện chạy bằng biogas chi phí không nhiều mà lợi ích lại rất lớn. Tuỳ theo quy mô chăn nuôi, các gia đình hoặc các chủ trang trại có thể lựa chọn các loại máy có công suất khác nhau. Khí biogas từ các hầm ủ được dẫn vào các túi nhựa để trữ biogas. Khi vận hành chỉ cần mở van dẫn khí vào máy, khởi động máy. Khi thấy điện áp ổn định thì đóng tải các thiết bị sử dụng điện như: tivi, quạt, máy bơm nước... Như vậy toàn bộ lượng phân thải ra sẽ được tận dụng tối đa, không chỉ để đun nấu mà còn tạo được điện năng. Đồng thời, phân gia súc không bị thải ra cống rãnh nên tránh được nguy cơ ô nhiễm môi trường, tránh luôn mầm bệnh cho gia súc. Điều đặc biệt là khi sử dụng loại thiết bị này, các hộ gia có thể chủ động được nguồn điện, nhất là những nơi điện áp yếu. Ngay cả khi hết gas thì vẫn có thể thay thế bằng gas công nghiệp nhưng giá thành giảm hơn so với chạy bằng xăng khoảng 30%. 3.3.5.3. Nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Ngành công nghiệp năng lượng Mặt trời đang ngày càng bùng nổ và có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho nguồn nhiên liệu hoá thạch, báo cáo được công bố hôm qua của Tổ chức Hòa bình xanh và Hiệp hội công nghiệp sản xuất điện từ ánh sáng Mặt trời châu Âu (EPIA). Trong các nguồn năng lượng tái tạo gồm: năng lượng mặt trời, gió, thủy điện thì thủy điện (chiếm khoảng 40% tổng sản lượng điện toàn quốc) gần như bị khai thác triệt để và có những hạn chế nhất định về sinh thái, môi trường. Còn gió (phong điện) thì chỉ thích hợp phát triển ở vùng bờ biển, đảo. Riêng nguồn năng lượng từ mặt trời có thể khai thác được ở nhiều nơi, ngay cả trong trung tâm các thành phố. Việc khai thác nguồn năng lượng tái tạo này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn là xu thế của thế giới. Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất. Ngay ngoài khí quyển Trái Đất, cứ mỗi một mét vuông diện tích vuông góc với ánh nắng Mặt Trời, chúng ta thu được dòng năng lượng khoảng 1.400 joule trong một giây. Đối với cuộc sống của loài người, năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng tái tạo quý báu. Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời. Hệ thống gồm các tấm Pin mặt trời hoặc Máy phát điện gió kết hợp với Máy phát điện hoá năng do INCOSYS sản xuất. Các tấm pin được lắp trên 1 giàn đỡ cố định, có thể đặt trên nóc nhà, những khu vực đón ánh nắng tốt nhất, thu năng lượng rồi tích vào máy phát điện hoá năng, cấp điện ra phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gia đình, sử dụng các thiết bị văn phòng. Trạm phát điện này có công suất thiết kế là 1500 W, lắp đặt ở độ cao 10-15 m. Theo khảo sát, vận tốc gió ở Cù Lao Chàm trung bình là 9-10m/s, rất thuận lợi cho việc xây dựng các trạm phát điện sử dụng năng lượng gió. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Bạch Ngọc (phòng Cơ điện tử, Viện Cơ học) - người trực tiếp khảo sát và xây dựng trạm điện này - thì, những lúc vận tốc gió quá thấp, công suất phát điện của máy sẽ rất nhỏ, thậm chí máy không hoạt động. Đây thường là lúc trưa nắng, nguồn năng lượng Mặt trời rất dồi dào. Do đó, việc kết hợp cả hai loại năng lượng tái tạo trên đã khắc phục được hiện tượng phát điện ngắt quãng. 3.3.5.4. Nguồn điện gió.  Các máy phát điện lợi dụng sức gió (dưới đây gọi tắt là trạm phong điện) đã được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, Mỹ và các nước công nghiệp phát triển khác. Trạm phong điện trục đứng có thể hoạt động bình đẳng với mọi hướng gió nên hiệu qủa cao hơn, lại có cấu tạo đơn giản, các bộ phận đều có kích thước không quá lớn nên vận chuyển và lắp ráp dễ dàng, độ bền cao, duy tu bảo dưỡng đơn giản. Các trạm phong điện có thể hoạt động độc lập hoặc cũng có thể nối với mạng điện quốc gia. Các trạm độc lập cần có một bộ nạp, bộ ắc-quy và bộ đổi điện. Khi dùng không hết, điện được tích trữ vào ắc-quy. Khi không có gió sẽ sử dụng điện phát ra từ ắc-quy. Các trạm nối với mạng điện quốc gia thì không cần bộ nạp và ắc-quy. Ưu điểm dễ thấy nhất của phong điện là không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường như các nhà máy nhiệt điện, dễ chọn địa điểm và tiết kiệm đất xây dựng, khác hẳn với các nhà máy thủy điện chỉ có thể xây dựng gần dòng nước mạnh với những điều kiện đặc biệt và cần diện tích rất lớn cho hồ chứa nước.Các trạm phong điện có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phí cho việc xây dựng đường dây tải điện. Các trạm phong điện có thể đặt gần nơi tiêu thụ điện, như vậy sẽ tránh được chi phí cho việc xây dựng đường dây tải điện. Phong điện đã trở thành một trong những giải pháp năng lượng quan trọng ở nhiều nước, và cũng rất phù hợp với điều kiện Việt nam.  Trạm phong điện có thể đặt ở những địa điểm và vị trí khác nhau, với những giải pháp rất linh hoạt và phong phú: Các trạm phong điện đặt ở ven biển cho sản lượng cao hơn các trạm nội địa vì bờ biển thường có gió mạnh. Giải pháp này tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời việc vận chuyển các cấu kiện lớn trên biển cũng thuận lợi hơn trên bộ. Giải bờ biển Việt Nam trên 3000 km có thể tạo ra công suất hàng tỷ kW phong điện. Những mỏm núi, những đồi hoang không sử dụng được cho công nghiệp, nông nghiệp cũng có thể đặt được trạm phong điện. Trường hợp này không cần làm trụ đỡ cao, tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Trên mái nhà cao tầng  cũng có thể đặt  trạm phong điện, dùng cho các nhu cầu trong nhà và cung cấp điện cho thành phố khi không dùng hết điện. Trạm điện này càng có ý nghĩa thiết thực khi thành phố bất ngờ bị mất điện. Đặt một trạm phong điện bên cạnh các trạm bơm thủy lợi ở xa lưới điện quốc gia sẽ  tránh được việc xây dựng đường dây tải điện với chi phí lớn gấp nhiều lần chi phí xây dựng một trạm phong điện. Việc bảo quản một trạm phong điện cũng đơn giản hơn việc bảo vệ đường dây tải điện rất nhiều. Một trạm phong điện 4 kW có thể đủ điện cho một trạm kiểm lâm trong rừng sâu hoặc một ngọn hải đăng xa đất liền. Một trạm 10 kW đủ cho một đồn biên phòng trên núi cao, hoặc một đơn vị hải quân nơi đảo xa. Một trạm 40 kW có thể đủ cho một xã vùng cao, một đoàn thăm dò địa chất hay một khách sạn du lịch biệt lập, nơi đường dây chưa thể vươn tới được. Một nông trường cà phê hay cao su trên cao nguyên có thể xây dựng trạm phong điện hàng trăm hoặc hàng ngàn kW, vừa phục vụ đời sống công nhân, vừa cung cấp nước tưới và dùng cho xưởng chế biến sản phẩm. Không phải nơi nào đặt trạm phong điện cũng có hiệu quả như nhau. Để có sản lượng điện cao cần tìm đến những nơi có nhiều gió. Các vùng đất nhô ra biển và các thung lũng sông thường là những nơi có lượng gió lớn. Khi chọn địa điểm đặt trạm có thể dựa vào các số liệu thống kê của cơ quan khí tượng hoặc kinh nghiệm của nhân đân địa phương, nhưng chỉ là căn cứ sơ bộ. Lượng gió mỗi nơi còn thay đổi theo từng địa hình cụ thể và từng thời gian. Tại nơi dự định dựng trạm phong điện cần đặt các thiết bị đo gió và ghi lại tổng lượng gió hàng năm, từ đó tính ra sản lượng điện có thể khai thác,  tuơng ứng với từng thiết bị phong điện. Việc này càng quan trọng hơn khi xây dựng các trạm công suất lớn hoặc các vùng phong điện tập trung. Nhà nước cần cho phép các địa phương, các ngành, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoặc cá nhân được quyền xây dựng và sở hữu một số trạm phong điện, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Chủ sở hữu được quyền sử dụng sản lượng điện sản xuất ra hoặc bán cho ngành điện lực qua lưới điện quốc gia. Để xây dựng một nhà máy thủy điện cần có sự chuẩn bị rất lâu từ trước. Riêng các việc điều tra, quy hoạch, chọn phương án... có thể kéo dài hàng chục năm. Đối với phong điện cũng cần thực hiện những bước này, nhưng nhanh hơn. Sau một thời gian sử dụng, nếu cần có thể rời trạm tới nơi khác. Nếu là trạm phong điện công suất nhỏ thì việc di chuyển càng không mấy khó khăn. 3.3.5.5. Nguồn điện chủ động (ổn định) Các nguồn năng lượng tái tạo có nhược điểm chung là không ổn định, do đó không có khả năng cấp điện ổn định, bền vững cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện đảo, do đó bên canh khai thác các nguồn năng lượng sạch này, cần sử dụng kết hợp với các nguồn điện ổn định (nguồn năng lượng truyền thống), không phụ thuộc thiên nhiên như nguồn điện diesel, nhà máy nhiệt điện công suất nhỏ hoặc nguồn điện lưới quốc gia cấp cho huyện đảo bằng cáp biển ngầm cao thế. Việc lựa chọn loại nguồn nào thích hợp cần căn cứu vào điều kiên cụ thể của từng hải đảo (vị trí địa lý, nhu cầu phụ tải, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội…). a) Nguồn điện diesel Đây là một nguồn điện truyền thống, đã và đang được sử dụng phổ biến ở khu vực vùng sâu vùng xa do tính linh hoạt, dễ lắp đặt sử dụng, chi phí ban đầu không cao, dải công suất rất rộng từ nhỏ đến lớn, rất thuận lợi cho nhu cầu phân tán. Tuy nhiên nhược điểm nổi bật là chi phí vận hành cao, vận chuyển nhiên liệu phức tạp, thay thế sữa chữa không thuận lợi, đặc biệt đối với những vùng xa xôi hẻo lánh như hải đảo, do đó nguồn điện này chỉ được sử dụng hạn chế, phục vụ cho nhu cầu điện sinh hoạt. b) Nhà máy nhiệt điện Hiện nay tập đoàn than và khoáng sản đang có dự kiến xây dựng nhà máy nhiệt điện quy mô nhỏ 6 MW (2 tổ máy 3 MW) tại Cô Tô phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây là một giải pháp khả thi về kỹ thuật, tận dụng được thế mạnh về nguồn than sẵn có, vận chuyển gần. Tuy nhiên nhược điểm loại nguồn này là gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích đất lớn, phức tạp trong vận chuyển nhiên liệu và khó điều chỉnh công suất đối với phụ tải có biến động lớn theo ngày đêm, theo mùa… 3.3.6. Giải pháp về mô hình lưới điện và giá điện cho các xã đặc biệt khó khăn: Hiện nay, hệ thống lưới điện nông thôn còn phải thông qua các hợp tác xã đấu thầu điện, do đó, giá điện khi đến với người dân đã cao hơn rất nhiều. Chính phủ hiện đang có những bước cải tổ để tránh tình trạng cai thầu về điện. Bên cạnh đó, nhà nước đưa ra những mức giá khác nhau và hỗ trợ giá cho các xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn để giúp người dân có thể tiếp cận được với điện dễ dàng hơn. 3.3.7. Giải pháp kỹ thuật. 3.3.7.1. Cáp siêu dẫn nhiệt độ cao. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới sử dụng Cáp siêu dẫn nhiệt độ cao. Loại cáp này có khả năng truyền dẫn điện cao gấp 10 lần so với các loại cáp điện truyền thống. Loại cáp siêu dẫn nhiệt độ cao này có thể giúp giảm tắc nghẽn hệ thống điện, đồng thời giảm chi phí lắp đặt và vận hành. Sử dụng cáp siêu dẫn giúp giải quyết được bài toán thách thức phải truyền tải được nhiều điện hơn qua các lưới điện, và bảo vệ người sử dụng điện khỏi sự tác động của các quá dòng điện ngày càng lớn, tức là các dòng điện sự cố. Cáp siêu dẫn nhiệt độ cao có bốn đặc tính chính tạo nên sự khác biệt với các cáp đồng truyền thống: Khả năng truyền dẫn điện cao hơn, trở kháng rất thấp, bố trí lắp đặt đơn giản, và có khả năng hạn chế dòng điện sự cố. mật độ công suất cho phép cáp siêu dẫn nhiệt độ cao ở cấp điện áp bất kỳ, dẫn điện gấp 10 lần so với các cáp đồng truyền thống. Còn nếu cùng truyền tải một công suất nhất định thì cáp siêu dẫn nhiệt độ cao có thể thực hiện ở cấp điện áp thấp hơn nhiều so với cấp điện áp thường được sử dụng. 3.3.7.2. Lưới điện thông minh. Hiện nay, mạng lưới điện đang theo mô hình là dòng điện chảy một chiều từ các nhà máy điện có công suất lớn chung cho cả khu vực, qua đường dây chính tới khách hàng. Do vậy, không khó để hình dung ra một “mạng điện chằng chịt” với sự tác động qua lại phức tạp giữa các điểm nút của mạng điện. Vào những khoảng thời gian “cao điểm” trong sử dụng điện, mạng điện theo mô hình cũ sẽ dễ bị quá tải và bị ngắt, gây ra ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất cũng như sử dụng ngay trong các hộ gia đình. Chúng ta cần phải cải tiến mạng lưới điện tập trung một chiều của ngày hôm nay thành dòng năng lượng và dữ liệu năng động hai chiều với sự hỗ trợ từ những công nghệ và quy định mới. Một lưới điện thông minh được sử dụng trong các hộ gia đình cho phép nhà riêng của người sử dụng kết nối trực tiếp với hệ thống phát điện phân phối tại các khu dân cư để có thể trữ năng lượng ngay tại nhà, sử dụng trực tiếp cho các nhu cầu của mình. Thiết bị trữ năng lượng này sẽ được gắn với thiết bị cho phép định giá tới hạn giờ cao điểm. Bên cạnh đó, thiết bị cũng sẽ giúp người sử dụng giảm giá điện vào giờ cao điểm do được lắp trực tiếp vào mỗi hộ sử dụng. Hơn nữa, thiết bị này cho phép theo dõi thời gian sử dụng năng lượng. lưới điện sẽ đảm bảo an ninh trong cung cấp điện, độ tin cậy của mạng lưới và chất lượng điện cung cấp. KẾT LUẬN Các xã vùng sâu vùng xa có vị trí chiến lược trọng yếu nằm trong vành đai biên giới của Tổ quốc. Để giữ vững chủ quyền cần thiết phải có sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước và của địa phương về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế biển đảo và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Một trong những ưu tiên hàng đầu là xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng bền vững cho các tỉnh, giúp cho người dân tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp cải thiện đời sống cho người dân. Đối với các phương án cấp điện cho vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo, cần xem xét các chỉ số kinh tế đơn thuần kết hợp với việc đánh giá tính hiệu quả dự án theo các chỉ số phát triển xã hội. Trong tiến trình phát triển, những lợi ích to lớn về ý nghĩa xã hội là rất quan trọng và thậm chí, có thể mang trọng số cao hơn so với hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ thể đầu tư. Một trong những lợi ích đó là việc nâng cao mức sống của dân cư, góp phần xoá đói, giảm nghèo; nâng cao dân trí, thực hiện xã hội công bằng văn minh, tạo thêm việc làm và góp phần ổn định trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với cả nước nói chung và các địa phương nói riêng, để phát triển kinh tế đến các xã nghèo, các xã thuộc vùng sâu vùng xa, thực hiện điện khí hóa nông thôn thì việc đầu tiên là phải phát triển mạng lưới điện tới các xã này. Để đạt được mục tiêu do chính phủ đề ra và đạt hiệu quả cao thì cần phải có sự cố gắng của Điện lực các tỉnh, Tổng công ty điện lực miền Bắc và cả sự phối hợp cao giữa các ngành các cấp của chính quyền địa phương. Chỉ có như vậy thì mới có thể thực hiện tốt kế hoạch đưa điện về nông thôn , góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài chuyên đề thực tập này, tôi chỉ xin đưa ra một vài giải pháp nhỏ giúp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đưa điện về cho các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web: - Trang web của bộ tài chính: www.mof.gov.vn - www.wikipedia.vn - Trang web của chương trình 135: www.chuongtrinh135.com - Trang web của Ủy ban dân tộc: www.cema.gov.vn - Trang web của Tổng công ty điện lực Việt Nam: www.evn.com.vn 2. Các tài liệu tham khảo khác: - Niên giám thống kê 2009 - Khảo sát mức sống hộ gia đình 2008. - Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt- Trung đến năm 2020. - Dự án đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn RE I, RE II. - Chương trình phát triển Kinh tế- Xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững. - Quy hoạch lưới điện VI.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25669.doc
Tài liệu liên quan