Chuyên đề Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam

Để huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn, trong đó một nhiệm vụ quan trọng là thu hút vốn nhàn rỗi trong công đồng dân cư, hoạt động môi giới chứng khoán có ý nghĩa to lớn. Môi giới chứng khoán không chỉ đơn thuần là làm cho người mua và người bán một loại chứng khoán nào đó gặp nhau, người môi giới còn phải giúp cho các bên tham gia thoả mãn nhu cầu ở mức cao nhất, giao dịch được tiến hành một cách trọn vẹn. Đồng thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, những người môi giới còn từng bước góp phần hình thành nên một nền văn hoá đầu tư, một yếu tố nền tảng tích cực đối với sự nghiệp tăng trưởng kinh tế, và cũng là một yếu tố đang thiếu vắng trong nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, rõ ràng môi giới chứng khoán là nghiệp vụ rất quan trọng của công ty chứng khoán, hoạt động nghiệp vụ này cần phải được củng cố , nâng cao chất lượng và phải được xem là nghiệp vụ trọng tâm. Với nhận thức như vậy, sinh viên đã nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam với các mục tiêu đặt ra: Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán. Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ này trên thị trường. Thư ba, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề cao, hơn nữa, đây là vấn đề khá mới đối với Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó, trong quá trình thực hiện chắc chắn sinh viên còn có những thiếu sót. Sinh viên rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên, bạn bè để có thể hoàn thiện hơn đề tài mà sinh viên nghiên cứu.

doc94 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá giao dịch của các công ty chứng khoán qua các quý năm 2001 Đơn vị: Triệu đồng Bvsc fsc ssi bsc Tsc acbs ibs Arsc tổng Quý I 62488 9782 87192 53549 32906 55736 14797 0 316450 Quý II 164740 23606 140811 75099 53176 89342 100583 0 647357 Quý III 167661 28660 159734 84188 65031 88870 52727 0 646871 Quý IV 115710 20105 121239 45278 29611 45268 34791 1890 413892 Tổng 510599 82153 508976 258114 180724 279216 202898 1890 2024570 Nguồn: UBCKNN Năm 2002 là năm khó khăn cho thị trường chứng khoán nói chung và công ty chứng khoán nói riêng. Chỉ số VN- Index từ đầu năm 2002 chỉ còn dao động xung quanh mức 200 điểm, cách rất xa mức 300 điểm của khoảng cuối tháng 11/2001. Xu thế gía xuống liên tục đã gây tâm lý chán nản lan rộng trong công chúng đầu tư. Tổng giá trị giao dịch thị trường suy giảm nghiêm trọng, năm 2002, trị giá giao dịch 4,2 tỷ đồng một phiên so với trung bình 6,2 tỷ đồng /phiên năm 2001. Ngày 31/12/2002 chỉ số VN-Index là 183,33 điểm, giảm 48,33 so với 231,71 điểm của phiên giao dịch ngày 02/01/2002. Sự háo hức của nhà đầu tư trong một vài tháng đầu khi thị trường mới mở cửa hiện nay không còn nữa mà thay vào đó là sự “ co rụt” thận trọng do nhiều nguyên nhân. Tình hình đó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty chứng khoán. Trong điều kiện môi trường kinh doanh khó khăn như vậy, Công ty chứng khoán thường xuyên giữ được mức tăng trưởng cao là công ty chứng khoán Bảo Việt. Từ cuối quýII/2002, CtyCK Ngân hàng Ngoại Thương mới đi vào hoạt động nhưng trị gía giao dịch tại công ty trong quý 3 đã đạt được mức đáng kể và cao hơn so với một số công ty khác đã đi vào hoạt động từ trước. Tình hình trị gía giao dịch chứng khoán của các CtyCK tính đến thời điểm 31/12/2003 được thể hiện qua số liệu sau: Đơn vị:Triệu đồng Bảng 2. 6Tình hình trị giá giao dịch chứng khoán tại các công ty Bvsc Fsc ssi bsc tsc acbs ibs Arsc vcbs tổng Quý I 148781 36781 72698 48349 26697 67930 33286 15106 0 449628 Quý II 190181 36936 141000 66315 31034 148224 49264 23736 1519 688209 Quý III 171267 29089 195807 63607 17316 60961 44484 18833 49091 650455 Quý IV 123255 16123 190000 33320 9852 30252 45221 10021 30124 356241 Tổng 633484 118929 599505 211591 84899 307367 175255 67966 80734 2144533 Nguồn: UBCKNN Qua hơn 500 phiên giao dịch, lúc này, thị trường chứng khoán Việt Nam đang lao xuống dốc với tốc độ cao nhất kể từ khi cơ quan quản lý áp dụng những biện pháp hành chính nhằm hạn chế sự tăng trưởng gọi là quá nhanh đến nay. Chỉ số VN-Index vào cuối phiên giao dịch thứ 509( ngày 1/4/2003) là 139,64 điểm so với phiên giao dịch có điểm cao nhất( 571,04 ngày 25/6/2001). Số lượng công ty chứng khoán tăng từ 2 lên 21 phiên giao dịch, nhưng giá trị giao dịch lại giảm sút mạnh. Vào thời kỳ đầu, có lúc thị trường đạt giá trị giao dịch ba, bốn mười tỷ đồng một phiên, nay hầu như chỉ hơn một tỷ đồng, thậm chí có phiên có hơn 1/3 số loại cổ phiếu không có giao dịch. Các nhà đầu tư đên sàn giao dịch thưa dần, nhiều người tìm cách rút khỏi thị trường và chuyển sang hình thức đầu tư khác. Đối với giới đầu tư, hình thức đầu tư ngắn hạn đã bị tê liệt hoàn toàn, thị trường chỉ còn một số người cầm cự đầu tư dài hạn, đặt hy vọng mong manh vào tương lai. Trước tình hình thị trường như vậy, các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài một số ít công ty như BVSC, SSI, VCBS có mức gía trị giao dịch cao. Còn lại các công ty chứng khoán khác có gía trị giao dịch rất thấp, giảm sút hơn nhiều so với năm 2001. Giá trị giao dịch thực hiện trong năm 2002 của công ty chứng khoán Bảo Việt là 430 100 cổ phiếu với giát trị giao dịch thực hiện là 22.936.060.000 đồng. Trong đó, 270 100 cổ phiếu và 160 000 trái phiếu với giá trị tương ứng là 6.737.260.000 và 16.198.800.000. Giao dịch chứng khoán thực hiện của người đầu tư tại công ty là 16 901 170 chứng khoán trong đó 16 540 780 cổ phiếu và 360 390 trái phiếu với giá trị tương ứng là: 458.113.204.000 và 34. 841.416 đồng. Giá trị giao dịch chứng khoán trong năm 2002 của công ty SSI là 12.701.810.000 với lượng cổ phiếu là 444 510. Giao dịch của người đầu tư tại công ty là 435.905.882 với 15 955 150 cổ phiếu. Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới Trong mấy tháng đầu hoạt động, công ty chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất thu được 30-70 triệu đồng tiền phí môi giới hàng tháng. Đến tháng 6/2001, khối lượng giao dịch tăng mạnh, hầu hết các công ty chứng khoán đều có mức tối thiểu 100 triệu đồng, đặc biệt, công ty chứng khoán Bảo Việt đạt 389 triệu đồng, tăng 9,7 lần so với tháng 8/2000; công ty chứng khoán Sài Gòn đạt 373n triệu đồng, tăng 5,4 lần so với tháng8/2000. Bảng sau đây sẽ cho thấy lượng phí môi giới thu được của các công ty năm 2001: Đơn vị: nghìn đồng Bảng 2.7 Lượng phí giao dịch các công ty chứng khoán thu được qua các quý năm 2001 bvsc fsc ssi bsc Tsc acbs ibs arsc Tổng Quý I 268.577 48.808 435.878 264.555 138.246 279.488 62.517 1.498.069 Quý II 679.817 99.613 703.908 364.127 199.305 442.841 331.268 2.820.879 Quý III 856.145 137.126 805.376 392.667 287.728 448.204 280.678 0 3.207.924 Quý IV 471.316 87.577 566.555 161.709 131.569 242.455 132.539 9.376 1.803.096 Tổng 2.275.855 373.124 2.511.717 1.183.058 756.848 1.412.988 807.002 9.376 9.329.968 Nguồn: UBCKNN Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng, Tiền thu từ phí môi giới của các công ty trong quý III là lớn nhất, và giảm xuống rõ rệt trong quý IV. Trước tình hình thị trường ảm đạm và để thu hút nhà đầu tư giao dịch, năm 2002, các công ty đã đồng loạt giảm phí môi giới. Mức phí môi giới áp dụng tại một số công ty chứng khoán Tên công ty chứng khoán Tổng giá trị giao dịch trong ngày Mức phí giao dịch(%) Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt 100-200 0,45 200-400 0,40 400-500 0,35 500 trở lên 0,30 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Dưới 200 0,45 200-500 0,40 500-1000 0,35 1000 trở lên 0.30 Năm 2002, doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty không đáng kể. Số lượng công ty niêm yết tăng lên đến 21 công ty song thị trường vẫn kém sôi động. Doanh thu từ hoạt động môi giới của công ty chứng khoán BVSC là lớn nhất, đạt 2,1 tỷ đồng, tiếp đến là công ty SSI đạt 2 tỷ đồng, công ty chứng khoán ACBS đạt 1,2 tỷ đồng. Lượng phí này giảm đi so với năm 2001.. Các công ty đồng loạt giảm phí môi giới cộng với thị trường ảm đạm, các nhà đầu tư không mặn mà giao dịch đã dẫn tới doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty nhỏ. Doanh thu từ phí môi giới của các công ty năm 2002 so với năm 2001 là: BVSC:92%, SSI: 83,75%; BSC: 58,17%; TSC: 50,26%, ACBS:87,74%; IBS: 63,75%; Qua đó có thể thấy rằng hầu hết công ty đều giảm doanh thu từ hoạt động môi giới mặc dù năm 2001 chỉ có 10 loại cổ phiếu niêm yết và năm 2002, con số tương ứng là 20 công ty niêm yết. Công ty có sự giảm sút lớn nhất là CtyCK TSC đạt 386 triệu trong khi năm 2001, công ty này đạt 768 triệu. Năm 2002, chỉ có công ty FSC, ARSC có doanh thu từ hoạt động môi giới tăng so với năm 2001 nhưng đạt giá trị không đáng kể. Công ty FSC đạt 373 triệu năm 2001, 463 triệu năm 2002. ARSC đạt 7 triệu năm 2001, 352 triệu năm 2002. Đây là những con số quá khiêm tốn. Nếu các công ty vẫn không có chiến lược để thu hút khách hàng giao dịch và không đưa ra các dịch vụ tiện ích thì công ty khó có thể hoạt động có lãi và phát triển được trong tương lai. Đơn vị : Triệu đồng Bảng 2.8 Doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán năm 2001 và 2002 Công ty Doanh thu từ hoạt động môi giới Năm 2001 Năm 2002 Thay đổi BVSC 2285 2104 92,08% FSC 373 463 124,13% SSI 2456 2057 83,75% BSC 1157 673 58,17% TSC 768 386 50,26% ACBS 1388 1218 87,75% IBS 811 517 63,75% ARSC 7 352 5028,57% VCBS 0 82 Nguồn: UBCKNN 2.2.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động. a) Đánh gía chung về kết quả hoạt động Qua gần 3 năm đi vào hoạt động, với đội ngũ môi giới còn mỏng, việc phát triển hoạt động môi giới trong thời gian qua là một thành công đáng kể của các công ty chứng khoán. Doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của công ty. Những con số nếu trên tự bản thân nó đã nói lên rất nhiều điều. Qua đó có thể thấy được những thành công cũng như nổ lực của các công ty trong thời gian qua trong việc nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên , cần phải nhìn vào thực tế là, nghiệp vụ môi giới của các CtyCK Việt Nam hiện nay chưa thực sự đúng với nghiệp vụ môi giới vẫn thường thấy trên các thị trường chứng khoán thế giới. Mặc dầu, nghiệp vụ này được tất cả các công ty chứng khoán hiện có thực hiện song với mức độ rất thấp và không có sự gắn kết quyền lợi với nhau và với khách hàng. Các công ty chứng khoán nói chung mới chỉ cần “ đăng ký” lệnh mua hay bán cho khách hàng, nếu khớp lệnh tức là công ty có thu nhập, mà không cần biết khách hàng sẽ phát đạt hay thua lỗ, phá sản. Có thể trong thời gian đầu hoạt động các CtyCK chưa có nhiều kinh nghiệm song trong tương lai, các công ty phải thay đổi quan điểm phục vụ bởi thu nhập của CtyCK phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ và vận động cùng chiều với lợi ích, thành công của khách hàng. Hầu hết các công ty chưa xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nghiệp vụ môi giới, kết quả hoạt động nghiên cứu và phân tích còn nhiều hạn chế, chưa phải là cơ sở tin cậy cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Ngoài ra, các chương trình điện toán của các CtyCK vẫn chưa hoạt động ổn định, nhiều vấn đề, sự cố mạng xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động môi giới của công ty. Hoạt động của các CtyCK vẫn còn gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, do đó mỗi công ty phải nổ lực để đáp ứng nhu cầu thị trường và môi trường cạnh tranh. 2.2.3.4 Đánh giá khả năng phát triển của nghiệp vụ môi giới Những thuận lợi Nghiệp vụ môi giới chứng khoán không thể tách rời khỏi thị trường chứng khoán, và một trong những thuận lợi cơ bản là sự ra đời và đi vào hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một thị trường cấp hai chính thức với mô hình tổ chức và quản lý phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam, thực sự là hạt nhân trung tâm của thị trường, tạo ra được cơ hội đầu tư mới và thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước. Hoạt động của trung tâm cũng mở ra cơ hội cho sự phát triển của các định chế, tổ chức tài chính trung gian, đặc biệt là các Công ty chứng khoán. Rõ ràng là, muốn hoạt động môi giới phát triển thì phải có thị trường chứng khoán, nơi các nhà môi giới có thể làm trung gian cho các nhà đầu tư. TTCK non trẻ đã tạo những bước tập dượt ban đầu cho CtyCK, những nhà đầu tư và nhân viên môi giới. Từ những kinh nghiệm đó, các công ty có thể phát triển nghiệp vụ hiệu quả hơn. Thứ hai, tận dụng kinh nghiệm, tiết kiệm thời gian và nhân lực trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước đi trước. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời muộn so với các nước trên thế giới vì vậy, các công ty chứng khoán có thể tận dụng được kinh nghiệm, tiết kiệm thời gian và nhân lực trên cở sở kế thừa từ các nước phát triển. Việt Nam cũng giống như nhiều nước có điểm xuất phát thấp, đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn, hoặc là tiến lên phía trước hoặc là tụt hậu và bị loại ra khỏi quỹ đạo phát triển của khu vực và thế giới. Mặc dù thị trường chứng khoán mới nổi hiện chỉ chiếm một tỷ lệ huy động vốn thông qua thị trường cổ phiếu còn rất khiêm tốn tính trên tổng giá trị thị trường toàn cầu nhưng các thị trường này đang có xu hướng tăng với tốc độ nhanh hơn gấp hai lần so với thị trường phát triển. Rõ ràng các thị trường chứng khoán mới nổi đang tận dụng lợi thế của người đi sau, tận dụng sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thực hiện những bước nhảy vọt. Việt Nam là thị trường mới nổi và không đứng ngoài xu thế đó. Nhờ lợi thế của nước đi sau, Việt Nam có thể đúc rút được kinh nghiệm quý báu, tiết kiệm chi phí thử nghiệm và đồng thời có cơ hội học hỏi được rất nhiều từ các nước phát triển. Thứ ba, tình hình kinh tế Việt Nam đã có được tốc độ tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, thu nhập của người dân cũng ngày càng được nâng lên, theo đó, khả năng tiết kiệm để đầu tư của công chúng cũng cao hơn. GDP bình quân hàng năm tăng 6-7%, năm 1986 tăng2,48% so với năm 1985, đến năm 1996 tăng 9,34% so với năm 1995, năm 2001 tăng 6,8%, năm 2002 tăng 7,02%. Thứ ba, để đảm bảo cho sự ra đời, vận hành có hiệu quả thị trường chứng khoán, Nhà nước đã xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy quy định sự tham gia của các nhà đầu tư, công ty chứng khoán trong và ngoài nước, các quy định về giao dịch...Bên cạnh những cải thiện quan trọng trong khuôn khổ pháp lý cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Những khó khăn chính Thứ nhất, Môi trường tài chính còn rất thô sơ. Các kênh huy động vốn đang ở dạng mới hình thành, thiếu đồng bộ và về cơ bản đang chịu nhiều sự can thiệp hành chính thay cho sự tác động của các lực lượng thị trường. Đặc biệt, thị trường vốn ngắn hạn do hệ thống ngân hàng đảm nhiệm, một kênh dẫn vốn có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường chứng khoán, đang hoạt động thiếu hiệu quả. Tình trạng này dẫn tới một nghịch lý: nền kinh tế nước ta về cơ bản là thiếu vốn nghiêm trọng, trong khi vốn trong nước tắc lại trong ngân hàng với một khối lượng không nhỏ, không có lối thoát cho nhà đầu tư. Hơn nữa, các sản phẩm và dịch vụ tài chính quá ít ỏi, khiến cho môi trường đầu tư nghèo nàn, kém hấp dẫn. Tăng trưởng kinh tế trong thập niên vừa qua đã ra thu nhập gia tăng và người có vốn nhàn rỗi dường như ngày càng không thoả mãn với những phương thức tiết kiệm truyền thống, song họ cũng không tìm thấy cơ hội đầu tư mong muốn. Chính điều này đã dẫn tới lãng phí một nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả trong khi đó nền kinh tế lại thiếu vốn nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán ra đời là một kệnh huy động vốn mới song công cụ của nó còn quá đơn giản, ít ỏi nên sự lựa chọn của nhà đầu tư không nhiều. Điều này cũng dẫn tới những khó khăn cho hoạt động môi giới trong việc thu hút nhà đầu tư. Thứ hai, Quy mô ban đầu của thị trường chứng khoán Việt nam nhỏ bé. Quy mô thị trường cổ phiếu của một quốc gia phụ thuộc vào số lượng, quy mô hoạt động tổ chức của doanh nghiệp. Đối với Việt Nam hiện nay, số lượng công ty cổ phần còn chưa nhiều, quy mô công ty nhỏ bé, 90% công ty cổ phần có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng. Thị trường trái phiếu kém phát triển. Mặc dù trái phiếu Chính phủ được phát hành từ những năm 90 song chúng ta mới chỉ dừng lại thị trường sơ cấp huy động vốn cho ngân sách nhà nước còn thị trường thứ cấp cho trái phiếu chính phủ đến nay hầu như chưa phát triển. Các công ty cũng chưa phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Theo thống kê, trên thị trường chứng khoán hiện nay có 101 triệu cổ phiếu, 21 công ty niêm yết, hơn 15000 tài khoản, giá trị bình quân một phiên giao dịch vào thời điểm cuối năm 2002 khoảng 2 tỉ đồng. Những điều đó đã cho thấy sự nhỏ bé của thị trường. Thứ ba, Thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng. Thị trường chứng khoán Việt Nam thiếu một đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp, vừa có tri thức vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích thị trường, quản lý rủi ro, tư vấn đầu tư...Có thể nói các nhân viên môi giới hiện nay đang vừa làm vừa học, những khó khăn vấp váp thậm chí cả sự trả giá là không tránh khỏi. Dó đó, với đội ngũ này việc học tập kinh nghiệm nước ngoài, nhanh chóng vươn tới nắm lấy những tri thức và bí quyết thành công vừa là tất yếu vừa là thách thức lớn. Thứ tư là sự hiểu biết của người dân về thị trường chứng khoán còn rất hạn chế. Đây là một sự khó khăn lớn cho sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng. Thị trường chứng khoán là thị trường bậc cao, nó đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự hiểu biết về hàng hóa, luật chơi, biết về mức độ chấp nhận rủi ro...Trong khi đó trình độ dân trí ở Việt Nam về lĩnh này còn quá thấp. Người dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông qua thị trường chứng khoán, do đó thị trường còn thiếu vắng những nhà đầu tư thật sự. Sự hạn chế về nhận thức không chỉ làm giảm hoạt động đầu tư của công chúng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lừa đảo về chứng khoán có cơ hội diễn ra. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự kém sôi động của thị trường. Khó khăn này đòi hỏi nổ lực rất lớn của những nhà môi giới trong việc góp phần hình thành một nền văn hoá đầu tư. Thứ năm là, các công ty chứng khoán hiện nay còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật. Hoạt động môi giới chứng khoán cần sự hỗ trợ rất lớn của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Nó chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu có một hệ thống công nghệ hiện đại- hệ thống giúp xử lý lệnh nhanh chóng, chính xác, truyền thông tin diện rộng, kết nối nhiều văn phòng chi nhánh thành mạng thống nhất, giúp công tác giám sát kiểm tra, phát hiện những vấn đề liên quan tới lợi ích khách hàng một cách chính xác, kịp thời. Điều kiện cơ sở hạ tầng cho các giao dịch chứng khoán hiện còn chưa đạt được yêu cầu vận hành giao dịch chứng khoán. Song Các công ty chứng khóan hiện nay đều có nguồn kinh phí hạn hẹp nên rất khó khăn trong việc trang bị các công nghệ này. Tóm lại, đề phát triển hoạt động môi giới trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay quả không dễ dàng. Bên cạnh những thuận lợi thì các công ty cũng vấp phải rất nhiều những khó khăn. Do đó, cần có những giải pháp thiết thực để khắc phục những khó khăn , giúp cho nghiệp vụ đúng như nghiệp vụ môi giới của các nước phát triển. Chương III giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam 3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán tại Việt Nam. 3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 Mục tiêu chiến lược cho việc phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, trước hết là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ, bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường tập trung và thị trường giao dịch qua quầy, thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Thị trường này được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lành mạnh, ổn định và bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường. Thị trường chứng khoán phải là kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế và là công cụ đắc lực để kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập khu vực và quốc tế, khai thác tối đa các tác động tích cực trong việc huy động vốn trong và ngoài nước, là cầu nối để các nhà đầu tư Việt Nam tham gia đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế, hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh về tài chính trong quá trình phát triển. Để thực hiện các mục tiêu chiến lượt đó, mục tiêu cụ thể trước mắt 2001-2005 là: Hoàn chỉnh và đưa vào vận hành Sở giao dịch chứng khoán tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, đồng thời xây dựng và hoàn thiện các thể chế của thị trường như Trung tâm lưu ký và thanh toán chứng khoán, trung tâm máy tính, các tổ chức định mức tín nhiệm, trung tâm thông tin chứng khoán. Xây dựng và vận hành Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở các TTGDCK hiện có với quy mô hiện đại, hiệu quả. Có chiến lược quy hoạch và tạo hàng hoá cho thị trường, đảm bảo đủ hàng hóa cho thị trường vận hành liên tục trên cơ sở đưa các doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện CPH vào niêm yết tại TTGDCK, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới, sắp xếp DNNN theo hướng hoàn thiện, hiệu quả. Đẩy mạnh thị trường trái phiếu Chính phủ trên cơ sở phát hành thường xuyên Trái phiếu chính phủ huy động vốn trong và ngoài nước thông qua TTCK để huy động vốn ch NSNN, đáp ứng nhu cầu vốn cho xây dựng đầu tư cơ bản. Nâng cấp mở rộng hoạt động công ty chứng khoán. Về số lượng: Nâng số lượng công ty chứng khoán lên 20 công ty đến năm 2005. Về chất lượng: Chất lượng hoạt động công ty môi giới gắn với chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, dự kiến được phát triển trên các mặt như: Mở rộng mạng lưới chi nhánh nhận lệnh của khách hàng ở ít nhất 30/56 tỉnh thành trong cả nước.; hiện đại hoá hệ thống giao dịch và cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động nhận và thực hiện lệnh cho khách hàng; tăng cường kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên hành nghề. Hoàn thiện một bước hệ thống quản lý thị trường với trọng tâm là hoàn thiện hệ thống pháp luật CK& TTCK Định hướng này thể hiện trên nội dung cơ bản như : Trước mắt tập trung rà soát, chỉnh sửa Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK& TTCK và các quy chế hướng dẫn bao quát rộng hơn mọi hoạt động của thị trường, phù hợp hơn với những vấn đề phát sinh trong hoạt động thực tiễn và mang tính hệ thống hơn. Tiến tới triển khai xây dựng pháp lệnh về CK&TTCK 3.2 Tầm quan trọng của hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam Môi giới chứng khoán là nghiệp vụ mang tính đặc thù của các CtyCK. ở Việt Nam, nghề môi giới đặc biệt quan trọng vì những lý do sau: Thị trường chứng khoán là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Sau hơn mười năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, Việt Nam đã thành công trong việc phát triển kinh tế. Trong xã hội, một bộ phận không nhỏ nhân dân đã có đủ thu nhập để tạo ra các khoản tiết kiệm đều đặn hàng năm và có nhu cầu đầu tư để sinh lời. Song do thị trường tài chính chưa phát triển nên họ thường gửi tiền vào ngân hàng. Đối với đại bộ phận dân chúng ở Việt Nam thì đầu tư chứng khóan hầu như hoàn toàn xa lạ. Nhà môi giới, vì thế, sẽ là những người đóng vai trò tích cực trong việc tiếp cận khách hàng, là lực lượng đưa kiến thức chứng khoán vào môi trường dân trí còn thấp, cải thiện một cách đáng kể hiểu biết của công chúng về lĩnh vực này. Đồng thời thông qua hoạt động của mình, họ tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư, cũng như hỗ trợ cho việc đảm bảo an toàn và phát triển của thị trường. CtyCK là trung gian giữa khách hàng với thị trường. Lòng tin của công chúng đầu tư là yếu tố quyết định sự thành bại của thị trường .Chi phí đầu tư lớn, rủi ro cao, khó khăn trong việc giao dịch, thông tin không đầy đủ, những tổn thất do biến động giá chứng khoán và do cả những quyết định sai lầm của nhà đầu tư đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường và các nhà đầu tư tiềm năng khác đang chờ đợi những thay đổi của thị trường để tạo những cơ hội đầu tư mới. Điều quan trọng là phải tạo ra niềm tin của nhà đầu tư , đặc biệt trong giai đoạn đầu phát của thị trường. Sự tham gia của các công ty chứng khoán sẽ tạo cơ hội đầu tư gián tiếp với chi phí rẻ hơn và rủi ro thấp hơn. Môi giới chứng khoán với đội ngũ nhân viên được trang bị đầy đủ về tri thức, kỹ năng hành nghề, đạo đức nghề nghiệp có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy nhất và đưa ra những khuyến nghị đối với khách hàng. Vì những lý do đó, cần có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nghiệp vụ môi giới giữa các cơ quan hữu quan, các công ty chứng khoán và công chúng đầu tư. Nếu không coi trọng nó đúng mức, chúng ta sẽ bỏ qua một phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển của thị trường, vì thế, điều quan trọng là phải đưa ra những chính sách cụ thể để tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ này. 3.3 Giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán 3.3.1 Xây dựng chiến lược cho nghiệp vụ môi giới chứng khóan Để hoạt động môi giới có hiệu quả và phát triển đúng hướng, các công ty chứng khoán cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và mục tiêu phát triển thật vững chắc. Công ty cần đặt ra chiến lược về khách hàng, về đào tạo người môi giới chuyên môn cao, về sản phẩm dịch vụ Các công ty có thể định hướng hoạt động của mình theo mô hình công ty môi giới giảm giá hoặc công ty cung cấp dịch vụ đầy đủ. Trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, về cơ bản hầu như các công ty chứng khoán mới chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ nhận lệnh và xử lý lệnh cho khách hàng. Để thu hút được đông đảo lực lượng công chúng đầu tư mà mặt bằng tri thức về thị trường chứng khoán còn rất thấp, các công ty chứng khoán cần có chiến lược hướng tới cung cấp các dịch vụ đầy đủ cho khách hàng với chi phí thấp. Dịch vụ đầy đủ có thể bao gồm việc hướng dẫn, giải thích cho khách hàng, thảo luận phương án đầu tư với khách hàng, đưa ra những lời tư vấn có sử dụng các kết quả nghiên cứu phân tích của công ty, thực hiện lệnh của khách hàng, sau đó là việc tiếp tục quan tâm tới tài khoản của họ. Xây dựng chiến lược cho hoạt động môi giới sẽ giúp cho công ty có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển không ngừng. Chiến lược khách hàng: Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, tăng cường quan hệ và tư vấn cho những khách hàng này. Chiến lược sản phẩm: Tìm hiểu và lựa chọn những loại chứng khoán phù hợp với khách hàng đồng thời tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những dịch vụ phù hợp, thu hút khách hàng tham gia đầu tư chứng khoán. Chiến lược kinh doanh: Mở rộng phạm vi hoạt động của công ty qua việc mở các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh. 3.3.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phân tích. Phân tích thị trường là nhiệm vụ rất quan trọng và là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các công ty chứng khoán. Khả năng mở rộng và phát triển của công ty phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và chất lượng của các dịch vụ cung cấp. Có thể nói, Phân tích thị trường là một mũi nhọn cạnh tranh về dịch vụ giữa các công ty chứng khoán. Hơn nữa, hoạt động môi giới phải dựa trên căn cứ khoa học và kinh tế xác thực, đòi hỏi công ty phải có đủ thông tin tư liệu trên cơ sở tiến hành phân tích kinh tế và xây dựng mô hình dự đoán hiệu quả để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện hiện nay, khi các công ty chứng khoán đi vào hoạt động không lâu, các lợi thế cạnh tranh chưa có sự khác biệt rõ rệt thì yếu tố chủ yếu để thu hút khách hàng là chất lượng dịch vụ mà các công ty cung cấp, cụ thể hơn, đó là chất lượng của những lời tư vấn của công ty cho khách hàng trong các quyết định đầu tư. Hơn nữa, đối với bản thân công ty, các kết quả phân tích thị trường cũng là cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư nhằm mang lại lợi ích cao nhất. Với những lý do đó, các công ty chứng khoán cần phải hết sức quan tâm đến việc phát triển năng lực phân tích thị trường của mình. Trong quá trình phân tích, các công ty chứng khoán phải đặc biệt chú ý đến yếu tố có thể sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro của tổ chức phát hành. Nhận định rủi ro bao giờ cũng là vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt trong môi trường kinh tế như nước ta. Do đó, các công ty cần phải nâng cao trình độ và chuyên môn hoá đội ngũ nhân viên phân tích. Ngoài ra, vấn đề đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai của thị trường cũng cần được xem xét. Hiện nay, một số CtyCK đã có những phân tích, dự đoán riêng của mình về tương lai một số tổ chức phát hành nhưng các kết luận đưa ra vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có cơ sở vững chắc, vì vậy, đây là nhiệm vụ chiến lược các công ty cần phải quan tâm. Nét đặc thù của thị trường chứng khoán so với thị trường khác là yếu tố tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả và khối lượng giao dịch của các loại chứng khoán. Các nhà đầu tư dễ bị ảnh hưởng theo tâm lý đám đông và nhiều khi yếu tố đó làm lu mờ tất cả các yếu tố khác của nền kinh tế đối với đối với thị trường chứng khoán. Các công ty có thể đánh giá tâm lý nhà đầu tư qua các cuộc trao đổi, tư vấn với khách hàng hoăc thông qua việc đặt lệnh cho khách hàng và sự biến động của các lệnh trong phiên giao dịch để suy ra phản ứng tâm lý của họ. Các CtyCK cần có chiến lược hay kế hoạch để phân tích, sử dụng các kết quả đó vào hoạt động của mình. Nếu công tác phân tích tốt, CtyCK có thể thu hút được khách hàng đến giao dịch tại công ty đồng thời duy trì được mối quan hệ lâu dài với khách hàng nhờ sự nắm vững thông tin và thấu hiểu tâm lý khách hàng của những nhà môi giới. 3.3.3 Chủ động tìm kiếm khách hàng. Trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động, cơ sở khách hàng của các công ty chứng khoán Việt Nam còn mỏng. Những người này chủ yếu tự tìm đến công ty để xin mở tài khoản. Có người có thể có sự hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán song cũng có người chỉ là làm quen với một loại hình thị trường mới mẻ. Tuy nhiên, về lâu dài, các công ty chứng khoán không thể ngồi chờ cơ may khách hàng tìm đến mở tài khoản mà họ có thể lựa chọn công ty tốt nhất cho mình để gửi gắm tài sản. Đại diện bán hàng phải chủ động tiếp cận với khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng mở tài khoản và giao dịch bằng chính sự hiểu biết của mình và bằng sự trung thực tận tuỵ của một người môi giới tài chính. Không phải dễ dàng để thuyết phục khách hàng song người môi giới phải tỏ rõ là người có kiến thúc, có nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Họ phải tích cực thể hiện mình, tiếp thị và làm cho công chúng hiểu hơn về thị trường chứng khoán, tạo niềm tin cho khách hàng mạnh dạn đầu tư. Người môi giới đồng thời cũng phải có trách nhiệm cá nhân trước tài sản của khách hàng, theo dõi quá trình thực hiện lệnh, thông báo kết quả giao dịch cho khách hàng và sau đó thường xuyên giữ liên hệ với khách hàng để có những ý kiến đúng đắn và cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam, do tính chất sơ khai của thị trường do đó chức danh” nhân viên môi giới chứng khoán “ tại công ty được hiểu chung cho những người làm ở phòng môi giới với nhiệm vụ như ghi phiếu lệnh, nhận lệnh, nhập lệnh vào hệ thống. Và cũng chính đội ngũ nhân viên này là những người tìm kiếm xây dựng cơ sở khách hàng. Nếu người môi giới được hiểu như các nước trên thế giới thì họ có chức năng hoàn toàn khác với đội ngũ nhân viên xử lý lệnh. Do đó, các công ty chứng khoán cũng cần phải chú trọng việc tuyển chọn và đạo tạo những người môi giới thực thụ với nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm khách hàng đến với công ty càng nhiều càng tốt. 3.3.4Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho nghiệp vụ môi giới. Trong điều kiện khách hàng không nhiều, việc đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất kỹ thuật trong thời gian đầu thì có thể hiệu quả thu được sẽ thấp do số tiền đầu tư lớn và kết quả thu được không đáng là bao. Do vậy, việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phải được tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển của thị trường. Trước hết, các công ty tiến hành hoàn thiện trụ sở chính và các cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo như hệ thống thông tin nội bộ, tin học hoá công tác văn phòng và kế toán. Tiếp đến, các công ty phát triển các phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động quản lý tài khoản, thanh toán với khách hàng, tiến tới quản lý toàn bộ hoạt động môi giới qua máy tính. Việc này có sự phối hợp giữa Trung tâm giao dịch với công ty chứng khoán và giữa các công ty với nhau để thống nhất chung một hệ chương trình, tránh gây ra lãng phí không cần thiết. Xây dựng phần mềm phải đáp ứng yêu cầu: đảm bảo tính độc lập của các ứng dụng để giữ tính an toàn bảo mật dữ liệu, để phát triển và xây dựng các ưng dụng độc lập; Cấu trúc hệ thống mở đảm bảo không phụ thuộc vào các nhà cung cấp thiết bị và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế về xây dựng phần mềm. Hệ thống phải có khả năng quản trị. Sử dụng các bộ tiêu chuẩn chung đảm bảo khả năng vận hành tương tác, dễ thay đổi và nâng cấp khi hệ thống phát triển. Sau đó, phát triển hệ thống mạng lưới và nối mạng giữa trụ sở chính và các chi nhánh, văn phòng giao dịch, tiến tới phục vụ khách hàng theo hướng” khách hàng có tài khoản tại một chi nhánh của công ty có thể đặt lệnh tại một chi nhánh khách”. Cấu trúc mạng hiện đại và sử dụng hiệu quả, có dung lượng lưu trữ hợp lý đảm bảo khả năng tăng trưởng trong tương lai về mặt dữ liệu. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có thể giúp cho hoạt động môi giới hiệu quả hơn, chính xác hơn. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì các công ty càng phải đầu tư hợp lý vào cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng môi giới chứng khoán. Các công ty phải tiến tới tự động hoá trong tất cả các khâu như truyền lệnh từ công ty, ghép lệnh tự động, công bố thông tin. Tin học hóa hoạt động công ty giúp cho công tác quản lý tài khoản khách hàng được hiệu quả hơn, hạn chế vi phạm của nhà đầu tư về quy định hiện hàng về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán như: bán khống, mở nhiều tài khoản tại công ty chứng khoán khác nhau, cùng một phiên giao dịch nhưng thực hiện nhiều lệnh mua bán; 3.3.5 Thiết lập quy trình thống nhất về giám sát nội bộ Đây là công việc của người quản lý công ty và văn phòng chi nhánh công ty. Mỗi công ty, trong quá trình hoạt động đều phải có những quy định về giám sát nội bộ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những sai phạm. Quy trình giám sát nội bộ có thể bao gồm những nội dung: Kiểm tra các đơn xin mở tài khoản mới: Người quản lý phải kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các mục trong tờ khai đều đúng và đầy đủ. Việc kiểm tra nhằm tránh những xung đột về lợi ích sau này. Kiểm tra hoạt động trong ngày: gồm hai việc chính là kiểm tra các phiếu lệnh đã thực hiện và kiểm tra sổ cái ghi lại các hoạt động giao dịch của ngày hôm trước. Kiểm tra phiếu lệnh phải phát hiện được các vấn đề: Các phiếu lệnh có chứa đủ thông tin cần thiết không, phân loại được những lệnh được uỷ thác tuỳ ý xử lý, các lệnh do gợi ý và không do gợi ý để làm cơ sở tra cứu khi phát sinh tranh chấp; kiểm tra các phiếu lệnh có tẩy xóa, sữa chữa không. Hiện nay các công ty đều xây dựng cho mình một quy trình giám sát nội bộ riêng, song hoạt động giám sát này cần phải tăng cường và có hiệu quả hơn nữa. Nhà quản lý phải thường xuyên kiểm tra sổ sách của nhân viên môi giới. Với tài khoản bình thường thì có thể kiểm tra theo quý, trong khi tài khoản tuỳ ý xử lý cần phải được kiểm tra thường xuyên hơn. Việc kiểm tra này cho phép người quản lý nhận diện được kiểu giao dịch của khách hàng, và cũng có thêm thông tin để đưa ra những khuyến nghị kịp thời cho khách hàng của mình. Khách hàng mở tài khoản Khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán Kiểm tra số dư tài khoản Kiểm tra thông tin Dữ liệu về tài khoản khách hàng tại công ty Chuyển lệnh GD Nhận kết quả GD TTCDCK 3.3.6 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tạo uy tín và tiềm lực vốn Một đặc trưng của công ty chứng khoán là các bộ phận nghiệp vụ hoạt động tương đối độc lập, nhưng điều này không có nghĩa là chúng không liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau. Cũng như một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thế lực cạnh tranh của CtyCK là sức mạnh tổng hợp các hoạt động diễn ra trong nó. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ có vai trò quan trọng trong việc tạo hình ảnh ban đầu về công ty. Chẳng hạn, hoạt động môi giới không tốt thì các bộ phận khác như bảo lãnh phát hành sẽ gặp phải khó khăn đặc biệt trong thu hút hợp đồng bảo lãnh và thực hiện phân phối chào bán chứng khoán. Mặt khác, phát triển đồng đều các nghiệp vụ sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng, từ đó nâng cao sức mạnh tài chính, tạo uy tín cho công ty. Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Nếu nghiệp vụ này hoạt động hiệu quả thì có thể giúp nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư trên thị trường, giúp định giá chứng khoán. Điều quan trọng hiện nay là các công ty chứng khoán là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ từ đó có khả năng đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Các cán bộ không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết các kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng và pháp luật. CtyCK cần phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên hành nghề môi giới với các chương trình chuyên sâu. 3.3.7 Chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực Ngành chứng khoán nói chung và kinh doanh chứng khoán nói riêng rất cần các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt nghiệp vụ môi giới chứng khoán là nghiệp vụ có trình độ cao nên đòi hỏi một đội ngũ nhân viên phải có kỹ năng , đạo đức nghề nghiệp. Do đó, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là một trong những chính sách hàng đầu mang tính chiến lược trong cứ một thời kỳ phát triển nào của CtyCK. Tại một số quốc gia, ví dụ như Trung Quốc, Hồng Kông , Đài Loan, các công ty chứng khoán phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo để nâng cao kiến thức , trình độ nghiệp vụ rất hiệu quả. Họ có chương trình thi tuyển nhân viên môi giới giỏi, tiến hành xuất bản các tài liệu phổ cập nghiệp vụ cho các nhân viên môi giới..Họ cũng cử một số cán bộ có năng lực , có triển vọng phát triển trong tương lai đi đào tạo tại nước ngoài. Với những kiến thức mới mẻ và cập nhật, kết hợp với thực tế trong nước, các chuyên gia sẽ đóng góp phần nào cho hiệu quả của bản thân công tác của chuyên gia đó, đồng thời thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp đào tạo thế hệ tiếp theo hoặc những người đi sau trong ngành nghề đầy cam go và đòi hỏi nhiều trí lực này. Đây là kinh nghiệm quý báu cho các công ty chứng khoán học tập và đúc rút kinh nghiệm. Trong điều kiện mới thành lập, các công ty chứng khoán Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo nhân lực xuất phát từ sự nhỏ bé về khả năng tài chính và non trẻ của thịt trường chứng khoán Việt Nam chưa tạo thuận lợi để các chuyên viên trau dồi kiến thức tiên tiến về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trước thực tế này, các công ty chứng khoán phải tự tìm cách khai thác mọi nguồn lực, kết hợp tận dụng mô hình đào tạo và các nguồn tài trợ khác nhau để phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên của công ty.Công ty chứng khoán cần có những chương trình phù hợp để đào tạo các nhà môi giới có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp, tạo được sự đồng cảm và lòng tin từ phía những nhà đầu tư. Có như vậy, thì mới hy vọng phát triển nghiệp vụ môi giới trong tương lai. Một số biện pháp công ty có thể áp dụng là: Cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo và khoá huấn luyện ở trong và ngoài nước về phục vụ cho công ty. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, tận dụng các nguồn tài trợ để tổ chức các khoá học nâng cao trình độ cho nhân viên của công ty. Khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tự túc đi học tập và nghiên cứu sau đó về phục vụ cho công ty. Thực hiện các chương trình tự nghiên cứu, tổ chức các cuộc hội thảo phổ biến kiến thức trong nội bộ công ty. Chuẩn hoá các tiêu chuẩn về nhân viên công ty, về bộ máy nhân lực, từ đó có những hình thức khen thưởng thích đáng. Hàng năm trích lập quỹ đào tạo để phục vụ cho các mục đích về nguồn nhân lực. Các công ty cũng có chính sách cho phép nhân viên môi giới có quyền tự quyết trong phạm vi nhất định với điều kiện không ảnh hưởng xấu đến hoạt động dài hạn của công ty vì thị trường chứng khoán biến động nhiều khi không lường trước được. Điều này tạo tính chủ động cho nhân viên trong quá trình hoạt động nghiệp vụ. 3.3.7 Phổ cập kiến thức, nâng cao nhận thức của công chúng. Hoạt động môi giới muốn hoạt động hiệu qủa cần có sự phối hợp với các ngành hữu quan khác trong việc tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho công chúng về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó cần nều rõ những dịch vụ mà người đầu tư được hưởng từ người môi giới và công ty chứng khoán. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy, công ty chứng khoán trong thời kỳ đầu khuếch trương quảng cáo công ty đã hết sức tích cực quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời tài trợ cho những hoạt động văn hoá xã hội để nâng cao hình ảnh công ty, điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng. Thêm vào đó, công ty thực hiện tư vấn nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan lĩnh vực chứng khoán. Nhiều công ty đã thuê kênh truyền hình riêng để truyền trực tiếp giao dịch chứng khoán và quảng cáo hình ảnh của mình. Trong hoạt động tuyên truyền, công ty đặc biệt chú trọng phát tờ rơi với nội dung giải thích về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, ngôn từ dùng hết sức dễ hiểu để mọi người có thể hiểu được. Từ đó, công chúng hiểu hơn về lĩnh vực chứng khoán cũng như có niềm tin vào công ty chứng khoán. Việt Nam có lợi thế là nước đi sau nên có thể tiếp thu được kinh nghiệm và phát huy những ưu điểm. Các công ty có thể có những hình thức khác nhau học hỏi từ các nước phát triển hơn để nâng cao kiến thức về lĩnh vực chứng khoán cho công chúng một cách có hiệu quả nhất. 3.4 Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại các công ty chứng khoán Việt Nam. 3.4.1 Những vấn đề về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý Vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới nói riêng là hết sức quan trọng. Thứ nhất, Mở rộng hoạt động kinh doanh cho các công ty chứng khoán Cho đến nay, văn bản pháp luật cao nhất về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ. Trong nghị định này nêu rõ, các công ty chứng khoán được phép thực hiện dịch vụ môi giới đối với các chứng khoán được niêm yết. Đối với trường hợp chứng khoán không được niêm yết, công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện dịch vụ lưu ký hoặc bảo quản chứng khoán. Để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, các cơ quan quản lý cần xem xét cho phép các công ty chứng khoán mua và bán cổ phiếu chưa niêm yết. Nói cách khác, cơ quan quản lý cho phép công ty chứng khoán tham gia vào thị trường OTC. Thứ hai, nới lỏng các quy định hạn chế việc mở chi nhánh đối với công ty chứng khoán. Hiện nay, hầu hết các trụ sở và chi nhánh của các công ty chứng khoán đều đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, người dân ở các địa phương khác không thể mua và bán các cổ phiếu niêm yết. Trong trường hợp các công ty chứng khoán mở chi nhánh tại địa phương thì vấn đề này sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên thực tế là các công ty chứng khoán đều có vốn nhỏ và hoạt động kinh doanh chứng khoán còn xa lạ đối với nhà đầu tư Việt Nam, và khó có hy vọng rằng các CtyCK sẽ đầu tư một cách tích cực vào việc mở các chi nhánh của họ trong tương lai gần. Để giải quyết vấn đề này, nên chăng cho phép các hệ thống sẵn có của các định chế tài chính khác để cho phép các cá nhân trong vùng tiếp cận với hoạt động kinh doanh chứng khoán. Mặc dầu theo luật Việt Nam, các ngân hàng không được phép trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán nhưng trong thời điểm hiện nay nên cho các ngân hàng được phép thực hiện nhiệm vụ đại lý cho công ty chứng khoán trong môi giới. Để tránh tranh chấp giữa khách hàng và các chi nhánh ngân hàng, các chi nhánh môi giới lập tại ngân hàng sẽ mở một trung tâm nhận lệnh mà tại đó tất cả các lệnh của khách hàng sẽ được ghi lại và lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Người Việt Nam sẵn có thói quen và cũng chỉ có quan hệ tốt, tin tưởng vào ngân hàng đặc biệt là ngân hàng quốc doanh, hơn nữa, ngân hàng có mạng lưới rộng khắp, do đó nếu giải pháp này được áp dụng trong thực tiễn, chắc chắn các ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Thứ ba, đề ra nguyên tắc về dịch vụ môi giới Trong điều 38, khoản 2, về quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán, nghị định 48 có ghi” Phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư của khách hàng”. Điều 20, Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán do UBCKNN ban hành cũng ghi nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán là “ Giao dịch trung thực vì lợi ích khách hàng”. Những nội dung này cần được bổ sung và cụ thể hoá hơn trong những quy định của công ty. Cần phải làm rõ, tránh lý thuyết chung chung để giúp ngăn chặn những hành vi tách trách hay lạm dụng của người môi giới, và cũng tạo cơ sở pháp lý để thanh tra và xử lý mỗi khi những hành vi đó xảy ra. 3.4.2 Hoàn thiện hệ thống đào tạo và cấp giấy phép hành nghề môi giới chứng khoán. Theo quy định của UBCKNN, công dân Việt Nam được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện: Có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự, đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức, về trình độ chuyên môn. Yêu cầu về trình độ chuyên môn là tối thiểu phải có bằng phổ thông trung học và có đủ chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do UBCKNN cấp. Tuy nhiên, yêu cầu này là chưa đủ đối với một nghề như nghề môi giới. Mặt khác, Việt Nam hiện nay chưa có một chương trình riêng để đào tạo các nhà môi giới chứng khoán, hơn nữa, kiến thức đã học mới ở trình độ cơ bản nhất chưa thể đáp ứng những nhu cầu rất đặc thù của loại hình nghiệp vụ này. Nội dung chưa mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ, chưa đề cập đến kỹ năng trong quá trình thực hiện, chưa có phần sát hạch về đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, phải hết sức quan tâm đến vấn đề này vì sát hạch có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nhân viên có chuyên môn giỏi để tác nghiệp tốt trong lĩnh vực môi giới chứng khoán, có đạo đức nghề nghiệp vì chính họ tạo niềm tin trực tiếp tới công chúng đầu tư. UBCKNN nên xây dựng kế hoạch lâu dài và có sự chỉ đạo thống nhất để xây dựng chương trình đào tạo phục vụ cho việc thi sát hạch cấp giấy phép hành nghề( ở một số nước, cá nhân muốn cấp giấy phép hành nghề phải học 17 chương trình đào tạo). Cuộc sát hạch được tiến hành không phải mang tính hình thức mà những kiến thức của nhân viên phaỉ được chứng minh qua cuộc kiểm nghiệm thực sự. Từ đó, giấy phép hành nghề mới có giá trị đích thực của nó. Chương trình đào tạo người môi giới chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện: Trang bị kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kỹ năng nghiệp vụ. Loại kiến thức này cần thiết để người môi giới bên cạnh việc hoàn thành chức năng của mình thì có thể trở thành người đào tạo khách hàng. Ngoài ra, vấn đề hết sức quan trọng là cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người môi giới chứng khoán Việt Nam làm cơ sở để mỗi người tự đánh giá mình và để khách hàng đánh giá. 3.4.3 Khuyến khích các công ty chứng khoán đa dạng hoá và chuyên môn hoá hơn Các công ty chứng khoán Việt Nam hiện đang phụ thuộc nặng nề vào hoa hồng từ khách hàng nhỏ lẻ nhằm tạo thu nhập. Hoạt động này sẽ tạo ra nguồn thu nhập không ổn định vì lợi nhuận từ hoạt động môi giới giao động theo tình hình thị trường chứng khoán luôn biến động. Thêm vào đó, sự thể chế hoá các hoạt động giao dịch và sự cạnh tranh giữa hệ thống giao dịch sẽ làm giảm khả năng sinh lời từ doanh thu của hoạt động môi giới. Trên thị trường chứng khoán phát triển, các ngân hàng đầu tư và công ty kinh doanh chứng khoán thường là những công ty kinh doanh có vốn lớn và một phần hoạt động của họ là đầu tư vào một loạt các hoạt động. Những công ty này kinh doanh một số lớn chứng khoán, các công cụ phái sinh và thường đầu tư mạo hiểm vào các hoạt động của thị trường sơ cấp. Kiến thức tổng hợp dựa trên nghiên cứu thị trường là một phần quan trọng trong kỹ năng của những trung gian tài chính này. Để hoàn thiện hoạt động, họ có một hệ thống rủi ro nội bộ. Từ những hoạt động như vậy, họ phát huy sáng kiến và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, các công ty chứng khoán cần phải cạnh tranh và chuyên môn hoá hơn. Một vài công ty sẽ duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh chính là môi giới, nhưng những công ty khác cần phải tập trung vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán có nhiều rủi ro hơn như là bảo lãnh phát hành, kinh doanh...Vì những công ty chỉ tập trung vào hoạt động môi giới, họ sẽ có ít rủi ro hơn so với công ty kia, số vốn bắt buộc có thể giảm xuống dưới mức 3 tỷ đồng. Dự tính sẽ có nhiều công ty môi giới chứng khoán, và sẽ có ít công ty kinh doanh tất cả loại hình chứng khoán. 3.4.4 Tăng cường công tác quản lý giám sát về CK&TTCK, nhằm đảm bảo hoạt động thị trường an toàn , hiệu quả. Để thực hiện vấn đề này cần nghiên cứu va xác định rõ một số nội dung sau: Xác định vị thế của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và giám sát thị trường. Cần củng cố bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ này kể cả việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thị trường theo cấp độ khác nhau: Các CtyCK hướng dẫn nhà đầu tư tuân thủ chế độ quy định. TTGDCK TP.KCM giám sát hoạt động giao dịch trên sàn, quản lý công ty niêm yết, quản lý công ty thành viên theo quy định; UBCKNN quản lý, giám sát tòan bộ thị trường, phối hợp cơ quan chức năng xử lý vi phạm. Kết luận *** Để huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn, trong đó một nhiệm vụ quan trọng là thu hút vốn nhàn rỗi trong công đồng dân cư, hoạt động môi giới chứng khoán có ý nghĩa to lớn. Môi giới chứng khoán không chỉ đơn thuần là làm cho người mua và người bán một loại chứng khoán nào đó gặp nhau, người môi giới còn phải giúp cho các bên tham gia thoả mãn nhu cầu ở mức cao nhất, giao dịch được tiến hành một cách trọn vẹn. Đồng thời trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, những người môi giới còn từng bước góp phần hình thành nên một nền văn hoá đầu tư, một yếu tố nền tảng tích cực đối với sự nghiệp tăng trưởng kinh tế, và cũng là một yếu tố đang thiếu vắng trong nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, rõ ràng môi giới chứng khoán là nghiệp vụ rất quan trọng của công ty chứng khoán, hoạt động nghiệp vụ này cần phải được củng cố , nâng cao chất lượng và phải được xem là nghiệp vụ trọng tâm. Với nhận thức như vậy, sinh viên đã nghiên cứu giải pháp phát triển nghiệp vụ môi giới tại công ty chứng khoán Việt Nam với các mục tiêu đặt ra: Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán. Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán của công ty trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đánh giá những thuận lợi và khó khăn hạn chế sự phát triển của nghiệp vụ này trên thị trường. Thư ba, đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay. Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động chuyên nghiệp mang tính nhà nghề cao, hơn nữa, đây là vấn đề khá mới đối với Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó, trong quá trình thực hiện chắc chắn sinh viên còn có những thiếu sót. Sinh viên rất mong sự đóng góp ý kiến của giáo viên, bạn bè để có thể hoàn thiện hơn đề tài mà sinh viên nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0347.doc
Tài liệu liên quan