Chuyên đề Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO

A-LỜI MỞ ĐẦU 1 B - NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I : CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ FDI VÀ SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 2 I : CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ FDI 2 1. Khỏi niệm về FDI. 2 2. Cỏc hỡnh thức FDI. 4 2.1. Doanh nghiệp liờn doanh : 4 2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 5 2.3. Hỡnh thức hợp tỏc kinh doanh trờn cơ sở hợp đũng hợp tắc kinh doanh. 7 2.5. Đầu tư thông qua mô hỡnh cụng ty mẹ và con (Holding company). 10 2.6. Hỡnh thức cụng ty cổ phần : 11 2.7. Hỡnh thức chi nhỏnh cụng ty nước ngoài : 11 2.8. Hỡnh thức cụng ty hợp danh : 12 2.9. Hỡnh thức mua lại sỏt nhập ( M&A ): 13 3. Vai trũ của FDI. 15 3.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước. 15 3.2. Chuyển giao cụng nghệ và bớ quyết quản lý. 15 3.3. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. 16 3.4. Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công. 16 3.5. Nguồn thu ngõn sỏch lớn. 17 II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN FDI. 17 1. Môi trường đầu tư 17 2. Công cuộc đổi mới, cải cách nền kinh tế theo hướng hội nhập 18 3. Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của Việt Nam 20 4. Một số hạn chế tồn tại của đầu tư FDI vào Việt Nam 21 III : SỰ CẦN THIẾT THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 22 1. Nhu cầu phỏt triển ngành Thuỷ sản 22 2. Sự cần thiết thu hỳt FDI vào ngành Thuỷ sản 25 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 28 I : TỔNG QUAN VỀ TèNH HèNH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 28 1. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. 28 1.1 Tỡnh hỡnh nuụi trồng và đánh bắt Thuỷ sản trong thời gian qua. 28 1.2 Xu hướng phát triển của thuỷ sản. 31 2. Thực trạng ngành chế biến thuỷ sản. 33 2.1 Tỡnh hỡnh chế biến thuỷ sản 33 2.2 Cỏc mặt hàng chế biến 34 3. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản. 35 3.1 Thị trường chủ yếu của Thuỷ sản Việt Nam 35 3.2 Thị trường tiềm năng 37 II : THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 39 1. Quy mụ vốn FDI. 39 2. Cơ cấu vốn đầu tư. 43 3. Theo nước đầu tư. 45 III : ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 48 1. Đánh giá về cơ chế, chính sách. 48 2. Đánh giá các tác động môi trường 50 2.1 Tác động từ hoạt động khai thác hải sản 50 2.2 Tác động từ hoạt động nuôi trồng Thuỷ sản 51 2.3 Tác động từ chế biến thuỷ sản 52 3. Đánh giá chính sách đối với các nhà đầu tư 53 CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 54 I : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 54 1. Định hướng. 54 1.1 Chương trỡnh phỏt triển đến năm 2010 54 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020 57 2. Mục tiờu. 59 2.1 Đối với khai thác thủy sản 60 2.2 Đối với nuôi trồng thủy sản 60 2.3 Đối với chế biến - tiêu thụ thủy sản 60 2.4 Đối với hậu cần - dịch vụ 61 II : ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN 62 1. Nhu cầu thu hỳt FDI vào ngành thuỷ sản. 62 1.1 Nhu cầu phỏt triển ngành 62 1.2 Nhu cầu đổi mới cụng nghệ 63 1.3 Nhu cầu đổi mới quản lý 65 1.4 Nhu cầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản 66 2. Định hướng thu hút FDI vào ngành thuỷ sản. 67 III : GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 69 1. Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư : 69 2. Tiếp tục cải cỏch thủ tục hành chớnh: 70 3. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. 71 4. Cải tiến hệ thống tài chớnh ngõn hàng : 71 5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Thuỷ sản : 72 C : KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trồng 277.63 876.71 Chế biến xuất khẩu 91.57 93.27 Quản lý ngành 15.26 39.38 Tổng số 467.28 1200 Nguồn: Bộ Thủy sản. Hầu hết các dự án thủy sản có quy mô vốn trung bình và nhỏ, khoảng 3 triệu USD và có tỷ lệ giải thể cao. Trong số 143 dự án đăng ký đầu tư vào ngành thủy sản đã có đến 60 dự án giải thể trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 42%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của lĩnh vực nông-lâm-thủy sản là 23%. Mức độ rủi ro và khó khăn trong đầu tư vào ngành thủy sản ở Việt Nam thể hiện rất rõ khi số dự án được cấp phép trong ngành này năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 chỉ là 5 dự án với quy mô vốn đầu tư rất nhỏ, trung bình 1 triệu USD/1 dự án. Trong 10 năm qua, tình hình thu hút FDI vào Thuỷ sản có xu hướng tăng qua các giai đoạn. Giai đoạn 1996-2000 khai thác mới chỉ thu hút được 132,81 triệu USD, một con số chiếm khá nhỏ so với tổng số vốn FDI thu hút vào Việt Nam trong giai đoạn này, nhưng đến giai đoạn 2001-2005 số vốn FDI thu hút vào Thuỷ sản tuy không đáng kể so với tỏng FDI vào Việt Nam nhưng nó cũng đã tăng lên một cách đáng kể 191.19 triệu USD. Riêng về mặt nuôi trồng Thuỷ sản lại được chú ý và đầu tư thích đáng, giai đoạn 1996-2000 đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ sản là 277,63 triệu USD chiếm 59,41% tổng số vốn FDI thu hút vào lĩnh vực thuỷ sản. Vì nuôi trồng Thuỷ sản của Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý cũng như các khu nuôi trồng thích hợp. Chính vì vậy nuôi trồng Thuỷ sản của Việt Nam được đầu tư nhiều so với các ngành khác trong cơ cấu thuỷ sản. Sự phát triển của nghề nuôi trồng Thuỷ sản càng được quan tâm chú ý hơn trong giai đoạn 2000-2005 số vốn đầu tư vào Thuỷ sản tăng một cách nhanh chóng lên tới 876,71 triệu USD tăng gấp 3,15 lần so với giai đoạn 1996-2000 chiếm 73,06% trong tổng số vốn thu hút vào FDI. Đây là một con số khá cao cho đầu tư FDI vào ngành nuôi trồng. Đơn thuần vì lĩnh vực nuôi trồng Việt Nam quá thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực này, với thiên nhiên khí hậu nhiệt đới thích hợp với nhiều loại Thuỷ sản có giá trị xuất khẩu, vì vậy mà nuôi trồng Thuỷ sản Việt Nam được chú ý đầu tư hơn so với các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực chế biến Thuỷ sản thì lại được đầu tư rất ít riêng giai đoạn 1996-2000 chỉ thu hút được 91,57 triệu USD vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản, sang giai đoạn 2000-2005 thì vẫn chỉ thu hút được 93,27 triêu USD và lĩnh vực chế biến. Do vậy mà ngành Thuỷ sản vẫn còn nhiều khâu yếu kém trong quá trình chế biến Thuỷ sản do không được đầu tư thích đáng với những công nghệ hiện đại tầm cỡ thé giới. Khâu chế biến yếu kém làm cho giá trị xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam giảm hẳn thu với nhiều nước cùng xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt hơn, trong cách quản lý còn yếu kém hơn, chỉ thu hút và phân bổ 15,26 triệu USD và lĩnh vực quản lý Thuỷ sản chiếm khoảng 3,27% trong tổng số vốn FDI được đầu tư vào ngành thuỷ sản. Sang đến giai đoan 2000-2005 vốn đầu tư vào lĩnh vực quản lý cũng tăng lên đáng kể là 39,38 triệu USD chiếm 3,28% trong tổng số 1200 triệu USD được đầu tư vào ngành thuỷ sản. Theo tổng cục thống kê, năm 2006 có 443 dự án FDI vào Việt Nam với tổng số vốn là 4,44 tỷ USD, trong đó khu vực dịch vụ có 193 dự án với tổng số vốn là 1,61 tỷ USD, còn lại được rót vào khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, nhưng trong đó Thuỷ sản chỉ chiếm một phần nhỏ trông tổng số vốn đước đầu tư vào nông nghiệp. 3. Theo nước đầu tư. Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australia) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta. Bảng 9 :Đối tác ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng biểu ta thấy các nước đầu tư vào lĩnh vực nông lâm thuỷ sản rất ít, trong đó thuỷ sản chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với đầu tư trong nông nghiệp. Nhìn từ bảng biểu ta có thể thấy Đài Loan là nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong lĩnh vự này với tổng số vốn khoảng 750 triệu USD, nhưng trong đó số vốn thự hiện là khoảng 350 triệu USD chiếm 46,67% tổng số vốn của Đài Loan rót vào Việt Nam đầu tư cho lĩnh vực này. Tiếp theo ngay sau đó là Thái Lan với tổng số vốn đầu tư vào ngành là khoảng 470 triệu USD, nhưng số vốn thực hiện chỉ là 180 triệu USD chiếm 38,29% so với tổng số vón mà Thái Lan đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh đó có các nước như Pháp Singapora, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng đầu tư khá nhiều vào Việt Nam. Các nước đầu tư vào Việt Nam đều có một tình trạng chung đó là tiền vốn đầu tư vào các dự án thì nhiều, nhưng số vốn thực tế được sử dụng lại rất ít so với nguồn vốn được đăng ký đầu tư, do vậy mà các dự án đầu tư vào lĩnh vực thuỷ sản thường hay bị chậm trễ, khả năng sử dụng nguồn vốn cho các dự án của Việt Nam còn rất nhiều yếu kém, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn vốn đầu tư cho các dụ án cấp bách, nhiều dự án phải ngừng hoạt động. Sự chuyển giao công nghệ còn chậm dẫn đến các công nghệ phục vụ cho nuôi trồng chế biến thuỷ sản còn nhiều lặc hậu, việc xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế do mẫu mã và hạn ngạch kinh tế của nhiều nước áp đặt cho Việt Nam. Sau khi ra nhập ổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những bước đi quan trong trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI. Kể từ sau khi ra nhập WTO được 1 năm, thì năm 2007 có thể coi là năm thành công nhất trong lĩnh vực thu hút FDI vào Việt Nam. Trong năm 2007 FDI vào Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, đây là con số kỷ lục từ trước nhưng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ có vẻn vẹn 40 dự án trong tổng số 1.445 dự án mới được cấp phép, trong đó số vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thuỷ sản chỉ chiếm 8,4% trong tổng sỗ vốn đầu tư vào ngành Thuỷ sản. Nhưng việc gia nhập WTO cũng đã giúp cho Việt Nam có một vị thế trên chính trường quốc tế, là điểm tin cạy để đầu tư, là nơi đến an toàn cho các nước muốn đầu tư vào Việt Nam. III : ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 1. Đánh giá về cơ chế, chính sách. Trong bối cảnh nước ta gia nhập WTO, tăng cường thu hút FDI rất cần thiết cho mục tiêu tạo dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, hiệu quả cao trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến để làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Điều này ai cũng thấy được, tuy nhiên đến nay nước ta vẫn chưa tạo dựng được cơ chế, các điều kiện cần thiết để thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp. Năm 2007, ngành nông nghiệp chỉ có hơn 40 dự án trong tổng số 1.445 dự án mới được cấp phép. Cả giai đoạn 1988 - 2007, nông nghiệp mới thu hút khoảng 933 dự án với tổng vốn 4,4 tỷ USD, đáng buồn hơn là trong số vốn ít ỏi đó, chỉ có khoảng 2 tỷ USD được giải ngân. Do luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía (điều kiện tự nhiên, thị trường, lãi suất thấp, thu hồi vốn chậm vì phải theo chu kỳ cây trồng - vật nuôi...) nên có tới 30% số dự bị giải thể so với mức bình quân chung của cả nước là 20%. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự yếu kém trong hệ thống quản lý, chưa có chiến lược, cơ chế, đề xuất các dự án; chưa theo dõi sát sao để giúp đỡ, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI; năng lực sản xuất của lao động các địa phương còn thấp, tính rủi ro trong sản xuất cao; cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ... nên dẫn đến tình trạng nông nghiệp bị bỏ ngỏ. Trong khi đó, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề chất lượng sản phẩm và thị trường lại là yếu tố tiên quyết để đưa ra quyết định đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang tồn tại nhiều vấn đề, là rào cản đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000, hình thức đầu tư nước ngoài chưa đa dạng và chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng các kênh huy động vốn từ nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực đầu tư, những ưu đãi từ phía Chính phủ Việt Nam còn tỏ ra quá tràn lan, không trọng điểm, không có chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài đã tạo ra cơ cấu đầu tư kém hiệu quả, không phục vụ đúng mục tiêu của chiến lược công nghiệp hóa, đôi khi còn tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn đang tồn tại những hạn chế là: những ưu đãi đầu tư chỉ bó hẹp trong một số lĩnh vực nhất định. Do vậy, cơ cấu ngành nghề và địa phương của các dự án FDI còn có vấn đề. Trong tổng số vốn FDI thu hút được giai đoạn 2001 - 2003, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản mới chiếm 9,8% số vốn đăng ký, 5,5% số vốn thực hiện. Hầu hết số dự án và số vốn FDI tập trung trong ngành công nghiệp và xây dựng. Về cơ chế khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khá mạnh trong việc thu hút vốn FDI và công nghệ hiện đại vào lĩnh vực này. Chẳng hạn, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam qui định các dự án thuộc lĩnh vực nuôi trồng nông, lâm, thủy sản, ứng dụng công nghệ sinh học, chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thủy sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, sản xuất các loại giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao thuộc danh mục dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% lợi nhuận thu được. Ngoài ra, việc ưu đãi thuế cho các mặt hàng xuất khẩu, chính sách trang trại đã phát huy tác dụng, chính sách thuế nông nghiệp đã làm yên tâm người nông dân, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã giúp cho hàng triệu nông dân tiếp cận với công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học.... Những chính sách này đang tạo ra một môi trường sản xuất và kinh doanh hàng nông sản sôi động, có chiều sâu và hiệu quả ngày càng tăng, làm tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực này đối với hoạt động chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cũng đang ngày càng mở rộng cho hàng nông sản Việt Nam. 2. Đánh giá các tác động môi trường 2.1 Tác động từ hoạt động khai thác hải sản Xu hướng biến động của nguồn lợi hải sản: Trong giai đoạn 1991 - 2001 tốc độ tăng số lượng tàu thuyền máy bình quân hàng năm là 6% và tổng cộng suất tăng bình quân 18%/năm và năng suất bình quân đã giảm từ 0,9 tấn/cv năm 1991 xuống còn 0,43 tấn/cv năm 2001. Cùng với mật độ tàu thuyền khai thác tăng là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ phạm pháp: mắt lưới quá nhỏ, mìn, điện, chất hoá học đều gây nên tác động xấu tới nguồn lợi hải sản và môi trường biển. Kết quả của nhiều cuộc điều tra đều cho thấy tới hơn 50% số ngư dân được phỏng vấn đều cho rằng sản lượng khai thác có xu hướng giảm. Mặc dù những con số này không đánh giá chính xác được sự suy giảm nguồn lợi từ hoạt động khai thác hải sản nhưng vẫn có thể khẳng định rằng khuynh hướng này chắc chắn đang đe dọa tính bền vững của nguồn lợi Thuỷ sản. Hàm lượng xianua và dầu trong môi trường nước biển: Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì từ năm 1999, do ngư dân bắt đầu sử dụng xianua trong khai thác nên có tới 50% số mẫu khảo sát cho thấy có hàm lượng xianua vượt quá giới hạn cho phép. Mặt khác, với mật độ tàu thuyền khai thác lớn thì lượng chất thải, dầu, nước dằn tàu xả ra môi trường nước xung quanh cũng là một vấn đề gây nên ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó là các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, phá huỷ môi trường sống thuỷ sinh. Tổng lượng dầu xâm nhập vào môi trường biển Việt Nam năm 1992 là 7.380 tấn, năm 1995 là 10.020 tấn và năm 2000 con số này đã là 17.650 tấn ( Cục môi trường, Trimar –AB ) 2.2 Tác động từ hoạt động nuôi trồng Thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ được xác định như hướng phát triển mang tính đột phá của ngành thuỷ sản với mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như tăng hơn nữa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang được chuyển đổi sang làm đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành những nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng vên biển. Diện tích rừng ngập mặn: Tác động trước tiên có thể kể đến là việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Năm 1943 cả nước có gần 400.000 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ chiếm tới 250.000 ha. Do chiến tranh và do con người tàn phá, bao gồm cả việc phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm, đến năm 2001 cả nước chỉ còn chưa tới 150.000 ha rừng ngập mặn, trong đó 70% là rừng trồng, chất lượng rừng ở mức nghèo kiệt. Mất rừng ngập mặn đi đôi với mất cái nôi sinh trưởng của tôm, cá nhỏ không những ảnh hưởng tới môi trường mà còn dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn lợi hải sản. Ô nhiễm và nhiễm mặn nguồn nước: Theo điều tra, hầu hết các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản đều không tiến hành xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, trong khi phần lớn họ đều sử dụng các hoá chất trong quá trình nuôi. Thậm chí ngay cả khi không sử dụng hoá chất thì các chất thức ăn dư thừa, các chất hữu cơ cũng có thể là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Các loại phân bón, thức ăn nhân tạo... sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi lồng bè ở các vùng với mật độ lồng cao đã làm cho môi trường nước nuôi ở đây bị ô nhiễm, gây ra dịch bệnh không những cho thuỷ sản nuôi mà còn cho cả con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này trong sinh hoạt. Xu hướng thay đổi môi trường: Qua kết quả điều tra 116 hộ nuôi trồng thuỷ sản, có tới 73,8% cho rằng nuôi trồng thuỷ sản có làm thay đổi môi trường và điều đáng nói ở đây là các thay đổi đó lại là thay đổi không tốt. Ðây là điều rất đáng lo ngại cho chất lượng môi trường sinh thái cũng như việc phát triển và nuôi trồng Thuỷ sản bền vững. 2.3 Tác động từ chế biến thuỷ sản Ngành chế biến thuỷ sản cũng gây ra khá nhiều tác hại cho môi trường bằng số lượng lớn nước thải (10-12 triệu m3/năm) và chất thải rắn và phế thải (khoảng 170.000-180.000 tấn/năm). Ngoài ra, số lượng lớn tiếng ồn, độ ẩm, nhiệt, khí thải, mùi có nguồn gốc từ các hoạt động chế biến thuỷ sản cũng là một nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh và cả sức khoẻ người lao động. Ngành chế biến đã có các bước cải thiện tích cực trong công tác bảo vệ môi trường như nâng cấp, cải tạo nhà xưởng, đầu tư đổi với trang thiết bị, công nghệ, áp dụng quy phạm sản xuất tốt-GMP, quy phạm vệ sinh tốt-SSOP, chương trình quản lí chất lượng HACCP, thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả quá trình từ nuôi trồng thuỷ sản cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, do phần lớn các xí nghiệp chế biến đã được xây dựng từ lâu, điều kiện tài chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lí lại quá đắt tiền cộng với công tác quản lí môi trường còn lỏng lẻo nên kết quả là hiện chỉ có khoảng trên 40 cơ sở trong tổng số các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước có hệ thống xử lí nước thải đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lí (Báo cáo Ðánh giá tác động môi trường trong chế biến Thuỷ sản năm 2002 Vụ KHCN - Bộ Thuỷ sản). 3. Đánh giá chính sách đối với các nhà đầu tư Thủ tục hành chính vẫn là một trong những cản trở làm tăng chi phí và làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là các thủ tục về địa chính, về đầu tư và xây dựng cơ bản, về thuế, những quy định về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... Những quy định này thường xuyên thay đổi, không nhất quán và chồng chéo, gây mối hoài nghi cho các nhà đầu tư nước ngoài về chính sách và luật pháp của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp để cải cách hành chính, nhưng bộ máy hành chính Nhà nước ở Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá rất thấp. Theo xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), mức độ tham nhũng ở Việt Nam năm 2003 xếp thứ 90/130 nước, trong đó hối lộ để mắc diện, nước, điện thoại xếp thứ 66, hối lộ để vay tín dụng xếp thứ 66, hối lộ liên quan đến cấp giấy phép xuất nhập khẩu xếp thứ 69. Đây là một nguy cơ làm giảm sút uy tín trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, là căn bệnh làm đánh mất cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài cất cánh nền kinh tế. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là chính sách chung chưa thực sự ưu đãi cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề tích tụ ruộng đất để có vùng sản xuất lớn là yếu tố quyết định để thu hút FDI nhưng rất khó thực hiện. Tỷ lệ bảo hộ thực tế đối với nông sản quá thấp (dưới 3%) so với hàng công nghiệp (thậm chí lên tới hơn 200%). Hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hầu như không hoạt động khiến nhà đầu tư ngần ngại khi đổ tiền vào lĩnh vực vốn nhạy cả và nhiều rủi ro này. CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. I : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 1. Định hướng. 1.1 Chương trình phát triển đến năm 2010 Phấn đấu trong thời kỳ 2006 – 2010, sản lượng tăng với tốc độ bình quân 3,8%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm, lao động nghề cá tăng bình quân 3%/năm. Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2010 sẽ đạt 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng đạt 2 triệu tấn, sản lượng khai thác hải sản đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn và sản lượng khai thác nội địa đạt 0,2 triệu tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ đạt 4 tỷ USD. Số lao động nghề cá năm 2010 sẽ đạt 4,7 triệu người. Theo đó, ngành thủy sản tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Trong đó, xuất khẩu Thuỷ sản vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành trong khối nông nghiệp, thúc đẩy nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản phát triển có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống và làm giàu cho nhân dân vùng nông thôn ven biển và hải đảo. Cụ thể đến năm 2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản bình quân trên 9%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 - 4,5 tỷ USD. Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu. Phổ biến kiến thức và tổ chức áp dụng trong cả nước, phấn đấu đến năm 2010, có ít nhất 50% các vùng nuôi Thuỷ sản tập trung thực hiện hệ thống quản lý theo GAP hoặc các hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến Thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ Thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hoá hệ thống thông tin nghề cá; khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, chế biến thuỷ sản. Định hướng phát triển Thuỷ sản 5 năm 2006 – 2010 được ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: “ Phát triển nuôi trồng Thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hoá, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững.” Để thực hiện được định hướng trên, ngành Thuỷ sản cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Cơ cấu lại ngành nghề khai thác nhằm giảm áp lực nguồn lợi Thuỷ sản ven bờ bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi chưa được khai thác ở vùng viển xa bờ và tiếp tục chuyển một bộ phận ngư dân từ đánh bắt sang nuôi trồng hoặc làm dịch vụ, phục vụ du lịch… Rà soát và điều chỉnh qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản, gắn qui hoạch phát triển Thuỷ sản với phát triển thuỷ lợi, đê điều trên địa bàn, nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình thuỷ lợi, đê điều, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai, mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản. Trên cơ sở qui hoạch của từng vùng, lấy kinh tế hộ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nuôi trồng thủy sản, gắn với phát triển các hình thức kinh tế hợp tác nhằm hạn chế những tác động của cơ chế thị trường, giúp nhau trong sản xuất, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường hoạt động khuyến ngư về vốn, giống, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến, tiếp cận thị trường… Trong đó cần chú ý hơn nữa đến việc giới thiệu các điển hình tiến tiến, làm ăn có hiệu quả nhằm giúp nông dân có thể tiếp cận được dễ dàng kiến thức và kinh nghiệm trong phát triển thuỷ sản. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất giống, thức ăn và vật tư nuôi trông Thuỷ sản . Riêng về giống phấn đấu bảo đảm cung cấp đủ, kịp thời với giá hợp lý và bảo vệ tốt các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên, các nguồn gien Thuỷ sản quí hiếm. Phát triển việc nuôi trồng và chế biến Thuỷ sản một cách bền vững nhằm bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản và không làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Bảng 10 : Dự kiến phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2010 (GDP tạm tính cho khối Địa phương- số tròn) Số TT Danh mục ĐVT 1995 2000 2005 2010 I Khối địa phương 1 GDP toàn ngành 1000USD 135.5 203.12 307.5 477.45 2 GDP/người T.sản USD/năm 473 652 949 1.257 3 Mức tăng GDP/năm % 6 10 10 11 4 TGTSL toàn ngành Tỷ đồng 2.348 3.547 5.337 8.221 a Khai thác - 1.127 1.614 2.45 4.005 b Nuôi trồng - 261 631 1.003 1.644 c Chế biến - 359 620 1.035 1.474 d HC-DV-T.thụ - 601 682 849 1.098 5 TGTTS cố định - 11.431 12.949 16.051 24.078 II Khối trung ương Tỷ đồng 753 979 1.195 1.476 a Khai thác - 71 152 225 342 b Chế biến - 95 142 183 246 c HC-DV-T.thụ - 587 685 787 888 III TGTTS toàn vùng Tỷ đồng 3.101 4.526 6.532 9.697 Nguồn : Bộ KH và ĐT 1.2 Định hướng phát triển đến năm 2020 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Phát triển ngành Thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới. Song song đó, phát triển ngành thủy sản nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Đến năm 2020, tiếp tục phát huy lợi thế về tiềm năng, trên cơ sở công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ nghề cá, hình thành các trung tâm nghề cá lớn tại một số vùng trọng điểm ven biển và đồng bằng Nam Bộ; đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm thủy sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của Thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao; đồng thời với phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất là nuôi trên biển, nhằm khai thác tiềm năng còn lớn, giải quyết việc làm lao động nông thôn ven biển, có thu nhập ổn định, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái ven biển bền vững, đồng thời là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thuỷ sản phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hội, hiệp hội để thống nhất triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đã được phê duyệt, các quy hoạch trong từng lĩnh vực cụ thể. Các Bộ, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách nhà nước và nghiên cứu các cơ chế, chính sách tạo điều kiện Bộ Thuỷ sản, các địa phương thực hiện các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính - tín dụng và đầu tư, đảm bảo việc triển khai thực hiện Chương trình thuận lợi và hiệu quả. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện Chương trình của địa phương mình, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này. 2. Mục tiêu. Vùng có tiềm năng lớn về thủy sản trên cả 3 vùng sinh thái mặn, lợ, ngọt; phát huy hết năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm lực về lao động hiện có, có lợi thế về vị trí trung tâm kinh tế, khoa học- kỹ thuật và cửa ngõ giao lưu với bên ngoài. Vì vậy, cần phải tăng cao sản lượng đánh bắt và giá trị sản lượng xuất khẩu thủy sản để tích luỹ nội bộ ngành cho tái đầu tư phát triển và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ngày một cao. Nghề cá nhân dân có vị trí trọng yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, ươm giống các loại, chế biến truyền thống và các dịch vụ, hậu cần- tiêu thụ trong dân. Nhà nước đảm nhận vai trò chủ đạo trong khai thác vùng biển khơi: chế biến thủy sản CN có trình độ cao (chế biến đông lạnh, thực phẩm ăn liền...), sản xuất giống, thức ăn nuôi, các cơ sở hậu cần cảng, bến cá, cơ khí tàu thuyền loại lớn, sản xuất lưới sợi, bao bì, cung ứng vật tư ngoại nhập, cơ điện lạnh, đào tạo, chuyển giao công nghệ và thông tin quảng bá tiến bộ kỹ thuật cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích nghề cá phát triển. 2.1 Đối với khai thác thủy sản Gia tăng năng lực khai thác biển bằng cách tăng cường đầu tư phát triển nhiều thuyền nghề lớn, tiên tiến có khả năng khai thác vùng biển khơi, bên cạnh đó là chuyển đổi, sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp khai thác vùng gần bờ cho phù hợp với đặc điểm và khả năng nguồn lợi, nhằm bảo vệ lâu dài tài nguyên hải sản vùng ven bờ. Kết hợp giữa đánh bắt với bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, nhất là những vùng có các bãi cá, bãi tôm quan trọng, từng bước làm chủ vùng đặc quyền kinh tế biển, góp phần cùng hải quân ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài đánh bắt trái phép trong vùng biển nước ta. 2.2 Đối với nuôi trồng thủy sản Với diện tích mặt nước lên đến 62,3 ngàn ha (chưa kể các hồ chứa nước sẽ xây dựng) vùng có tiềm năng cần nhân rộng mô hình nuôi tiên tiến có năng suất cao và sớm đưa các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đại trà. Đối với các mặt nước lớn (hồ chứa), áp dụng hình thức sản xuất kinh doanh tổng hợp với các ngành kinh tế khác, trong đó việc thả giống bổ sung hàng năm để tái tạo nguồn lợi cần nghiên cứu sản xuất và ươm các loại giống nuôi, nhanh chóng ổn định bộ giống chủ lực cả về số lượng và chất lượng. Nghiên cứu mở rộng cơ cấu bộ giống (cá bống tượng, cá lóc, cá chẽm, tôm kẹt, cua, sò...) theo nhu cầu phát triển chung. Xây dựng vùng thực sự trở thành trung tâm giống lớn của miền Nam. 2.3 Đối với chế biến - tiêu thụ thủy sản Giảm thất thoát sau thu hoạch, tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu trong chế biến các sản phẩm thô bằng cách đầu tư chiều sâu về kỹ thuật và đổi mới công nghệ, để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng, tạo ra nhiều sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị cao (chú trọng các sản phẩm thực phẩm ăn liền chế biến Công nghiệp (sản phẩm xuất tới các siêu thị) có mẫu mã, bao bì phù hợp với đặc điểm thị hiếu của từng thị trường trong ngoài nước. Gia tăng sản lượng nước đá cho bảo quản sản phẩm trong khai thác vận chuyển. Nhanh chóng áp dụng rộng rãi các phương pháp mới về bảo quản thủy sản tươi và sống(bằng hóa chất, gây mê...). Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan... mở rộng thêm nhiều thị trường ở các nước trong khu vực, các nước Châu Âu, Bắc Mỹ. Đối với thị trường trong nước, bên cạnh sự đảm bảo thỏa mãn nhu cầu các thành phố lớn, thị xã, KCN, khu du lịch, cần tập trung nhiều hơn cho thị trường nông thôn, vùng cao, vùng xa. 2.4 Đối với hậu cần - dịch vụ Củng cố mạng lưới đóng tàu sửa thuyền và máy thủy hiện có để đáp ứng nhu cầu mua sắm. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp và đổi mới công nghệ các cơ sở sản xuất, gia công lưới sợi, bao bì và cơ điện lạnh hiện có. Từng bước khôi phục và phát triển sản xuất phụ tùng, ngư cụ khai thác biển và nội đồng như phao, chì, lưỡi câu. Đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất và năng lực các cảng, bến cá, chợ cá hiện có. Sớm hoàn thành đầu tư xây dựng cảng cá Rạch Lở - Vũng Tàu và Bến Đàm ở Côn Đảo. Biến vị trí các cảng, bến cá thực sự trở thành trung tâm hậu cần nghề cá cho từng khu vực. Có kế hoạch nạo vét mở rộng thông luồng lạch và bảo vệ môi trường nước các vùng bến cảng. Tranh thủ sự trợ giúp vốn và kỹ thuật từ bên ngoài thông qua liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư từ nhiều nguồn, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế thủy sản trong vùng II : ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN 1. Nhu cầu thu hút FDI vào ngành thuỷ sản. 1.1 Nhu cầu phát triển ngành Vừa qua Việt Nam được công nhận đứng trong tốp 10 nước có sản lượng xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, với tổng kim ngạch đạt tới 3,75 tỷ đô-la Mỹ. Vào đầu vụ sản xuất thủy sản năm qua, ít người tin rằng xuất khẩu lại đạt và vượt mức hơn 3 tỷ đô-la Mỹ. Bởi vì trên tất cả các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản đều gặp khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng không thể vượt qua được. Bên cạnh đó là thời tiết khí hậu bất thường, mưa bão triền miên, lũ chồng lên lũ, ảnh hưởng nặng nề đến việc nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những khó khăn chồng chất đó, các đơn vị sản xuất, xuất khẩu thủy sản vẫn chủ động, tỉnh táo, bảo vệ và phát triển sản xuất, xuất khẩu nên đã đạt được sự tăng trưởng về xuất khẩu thủy sản tới 3,75 tỷ đô-la Mỹ, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước... Trước hết, sự tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu thủy sản trong năm qua chính là do cả một quá trình quy hoạch sản xuất, tạo dựng nền tảng kinh tế kỹ thuật, xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích, hỗ trợ vốn đầu tư trong và ngoài nước thực hiện khuyến ngư, chủ động hội nhập quốc tế... trên cả tầm vĩ mô và vi mô. Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Nhà nước đã đầu tư cho nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản gần 10.000 tỷ đồng. Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch và chương trình phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản tới năm 2010. Diện tích, chất lượng thủy sản, cục diện sản xuất, kinh doanh tăng mạnh. Đồng thời, sau khi gia nhập WTO công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, các giải pháp hòa nhập, giữ vững thương hiệu... được triển khai hiệu quả nên đã rộng đường xuất khẩu thủy sản hơn trước. Hiện nay trên các bình diện về sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản xuất khẩu ở nước ta đã có những nền tảng cơ bản, thuận lợi. Theo điều tra sơ bộ của ngành thủy sản, riêng cá nước ngọt có tới gần 550 loài, cá nước lợ, nước mặn có hơn 180 loài. Phương thức chăn thả thủy sản khá đa dạng, phong phú được triển khai rộng rãi trên nhiều diện tích mặt nước: ao, hồ, đầm, phá, sông suối, vùng ven biển, vùng rừng ngập mặn... Nếu như năm 2002, thủy sản xuất khẩu của cả nước mới chỉ có mặt ở thị trường của 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thì giờ đây đã được hiện diện trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, khẳng định vị trí của thương hiệu thủy sản Việt Nam. Đồng thời, sản phẩm thủy sản xuất khẩu cũng đa dạng, nhiều chủng loại hàng hóa hơn trước gồm các sản phẩm đông lạnh, sản phẩm chế biến sẵn, hàng chục sản phẩm tôm các loại, vài chục sản phẩm cá da trơn, cá đặc sản... Đã có thời kỳ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta phải điêu đứng vì các vụ kiện chống phá giá, các vụ “phản hồi” về chất lượng sản phẩm, nhiều dư lượng thuốc kháng sinh... Hiện nay tình trạng đó đã được cải thiện rõ rệt do công tác quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật và xúc tiến thương mại, đấu tranh trên thương trường quốc tế tạo ra. Các yếu tố này đã góp phần to lớn trong cục diện thương trường xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn vừa qua. 1.2 Nhu cầu đổi mới công nghệ Khoa học công nghệ trong ngành thuỷ sản đã tiến một bước dài và đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng tự hào. Công tác quản lý và tổ chức hoạt động Khoa học công nghệ đã từng bước được đổi mới theo tinh thần của Luật Khoa học công nghệ; Các tiến bộ kỹ thuật của ngành được xây dựng thành các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật phổ biến cho sản xuất. Các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai đã dần được gắn kết với đào tạo cán bộ khoa học và đáp ứng nhu cầu thị trường. Ðặc biệt, công tác Khoa học công nghệ đã kết hợp với hoạt động khuyến ngư để chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, quan trọng trong việc đưa thuỷ sản thành một ngành sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, góp phần xứng đáng vào chương trình xoá đói giảm nghèo. Các nhà khoa học đã tìm tòi, xây dựng và áp dụng công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài tôm, cá nuôi, triển khai việc giữ giống, di giống, thuần hoá, chọn và lai tạo giống thuỷ sản mới và đã tạo được khả năng hoàn thiện tập đoàn cá nuôi của Việt Nam; Nhiều đề tài nghiên cứu đã góp phần xây dựng hệ thống chế biến thủy sản tiên tiến; Chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản đã đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường; Công tác điều tra biển đã có đóng góp đáng kể cho nhu cầu quy hoạch, và quản lý ngành. Tuy nhiên, so với sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu lớn lao của toàn ngành thuỷ sản, công tác Khoa học công nghệ vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, việc quản lý nhiều lúc tỏ ra bị động, nặng về giải pháp tình thế. Công tác nắm bắt các hoạt động Khoa học công nghệ ở các địa phương còn yếu, quản lý công tác nhập và chuyển giao công nghệ chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nghị quyết 16 NQ/BCS của Ban Cán sự Ðảng Bộ Thuỷ sản đã chỉ ra những hạn chế của công tác Khoa học công nghệ trong ngành Thuỷ sản như sau : - Còn thiếu sự gắn kết giữa Khoa học công nghệ và các khoa học kinh tế, xã hội và nhân văn để giải quyết đồng bộ những vấn đề phát triển của ngành. - Chưa có nhiều nghiên cứu về nguồn lợi tự nhiên và môi trường sinh thái liên quan đến thuỷ sản. Ðặc biệt, các nghiên cứu phục vụ khai thác hải sản còn yếu. - Liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu với các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chặt chẽ. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn còn chậm. - Chưa phát huy đồng bộ các nguồn lực phục vụ cho công tác Khoa học công nghệ như công tác thông tin, xuất bản, các chính sách về quản lý Khoa học công nghệ … Những hạn chế trên được đánh giá là do các cấp lãnh đạo chưa thực sự coi phát triển Khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, do hạn chế về lực lượng quản lý, đào tạo và cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học và nhiều lý do khách quan khác. Chính vì vậy việc thu hút FDI vào để đổi mới công nghệ trong ngành Thuỷ sản là một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, nó quyết định đến sự phát triển Thuỷ sản của Việt Nam. 1.3 Nhu cầu đổi mới quản lý Với thực trạng như hiện nay, các thủ thục hành chính của Việt Nam còn nhiều bất cập và qua nhiều cửa, mặc dù đã được khắc phục nhưng tàn dư và dư âm của các nguyên tắc hành chính vẫn còn, chính vì vậy việc thu hút FDI vào ngành Thuỷ sản để giảm bớt sự phiền hà trong quá trình, nâng cao năng lực của cán bộ quản lý. Khi nguồn vốn FDI được đầu tư vào ngành Thuỷ sản, Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nước đầu tư, vì khi các nhà đầu tư đưa nguồn vốn FDI vào Việt Nam họ có những phương thức quản lý chặt chẽ và minh bạch, chống được hiện tượng thất thoát và tiêu cực trong nguồn vốn. Hiện nay, trong ngành Thuỷ sản vẫn là một nỗi khó khăn của Việt Nam, các nhà đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro của Việt Nam. bởi nhẽ, Việt Nam là một nước nhiều thiên tai lũ lụt các cấp chính quyền thường không có biện pháp ngăn ngừa và phòng chống được ngay từ đầu, nên việc thu hút các nhà đầu tư còn nhiều bất cập và khó khăn. 1.4 Nhu cầu mở rộng mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Theo thông tin từ Bộ Thủy sản, hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ. Toàn ngành có 171 Doanh nghiệp được cấp code xuất hàng vào thị trường EU, 295 Doanh nghiệp được phép xuất khẩu hàng vào Hàn Quốc và 300 Doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng quốc tế (HACCP) đủ điều kiện xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Trong năm qua, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường được xem là chủ lực; trong đó Bộ Thủy sản đánh giá cao thị trường Nhật Bản và đang ưu tiên xuất hàng, phấn đấu giai đoạn 2006 - 2010 chiếm thị phần không dưới 30%. Năm 2005, tổng giá trị kim ngạch XKTS vào EU chỉ đạt khoảng 300 triệu USD trong tổng số 2,65 tỷ USD. Tuy nhiên sự chấp nhận của EU đối với thủy sản Việt Nam đã tác động rất lớn đến các thị trường khác khi càng ngày, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị giữ lại do phát hiện nhiễm dư lượng kháng sinh ở các nước càng ít đi. Đối với Mỹ, thị trường quen thuộc của thủy sản Việt Nam. Hiện xuất khoảng 25% thị phần và phấn đấu tăng lên 30% những năm tới. Có thể nói đây là thị trường lớn nhưng rất khó tính, do đó phải đa dạng các sản phẩm, xúc tiến thương mại, phương thức mua bán, thanh toán... nhất là bảo đảm VSATTP. Nguồn vốn FDI được thu hút vào Việt Nam chủ yếu dùng vào việc nghiên cứu và phát triển mở rộng thị trường, tạo ra một mạng lưới thị trường rộng khắp, thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Thuỷ sản của Việt Nam. 2. Định hướng thu hút FDI vào ngành thuỷ sản. Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, ngành thuỷ sản đã triển khai và phát triển nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo hướng củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, phát triển xuất khẩu thuỷ sản, phục vụ cho việc triển khai các chương trình kinh tế – xã hội của ngành , đồng thời tích cực đưa nghề cá Việt Nam hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới. cụ thể là : * Ngành thuỷ sản đã sớm chủ động và tích cực mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đã tranh thủ được một số dự án từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) song phương và đa phương, một số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, tăng cường năng lực cả về trang thiết bị , công nghệ và đội ngũ cán bộ quản lý các cấp. * Trong thời gian qua, Ngành thuỷ sản đó thu được những thành tựu đáng kể, trong giai đoạn từ 1986 đến 2004, giá trị xuất khẩu của cả nước tăng gần 23,5 lần, riêng năm 2005, xuất khẩu của toàn ngành đạt 2,739 tỷ USD. Ngành Thuỷ sản đã thu hút được 113 dự án FDI với tổng giá trị 250 triệu USD và 13 dự án ODA với tổng giá trị 89,8 triệu USD. Riêng năm 2005, ngành đã tiếp nhận 7 dự án với số vốn 14,35 triệu USD. * Ngành thuỷ sản đã bước đầu hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế và triển khai một số Hiệp định hợp tác với các tổ chức quốc tế, khu vực và các nước. * Hiện nay, Bộ Thuỷ sản đang có gắng xây dựng Chiến lược HTQT và Hội nhập kinh tế quốc tế ngành thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Việc hợp tác với các tổ chức quốc tế của Liên Hợp quốc như UNDP, FAO… được bắt đầu từ những năm 1980 thông qua việc thực hiện các dự án viện trợ kỹ thuật đã tạo điều kiện bước đầu cho ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản. Nhiều dự án trọng điểm được triển khai trong các lĩnh vực nuôi nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, sản xuất rong câu, bảo vệ môi trường nuôi trồng Thuỷ sản ven biển, sản xuất kích dục tố HCG, cơ điện lạnh, tăng cường năng lực điều phối các nguồn tài trợ, đào tạo quản lý thông tin thống kê nghề cá …đã góp phần đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Việt nam. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức nghề cá thế giới như FAO với vị thế ngày càng được nâng cao. Đối với các tổ chức nghề cá của khu vực, Việt Nam đã tích cực tham gia và trở thành viên chính thức của Mạng lưới các Trung tâm nuôi trồng thuỷ sản khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (NACA), Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), Uỷ ban thuỷ sản Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC),Tổ chức thông tin nghề cá (INFOFISH), Uỷ hội sông MêKông (MRC). Từ 1993, Việt Nam đã tích cực tham gia các diễn đàn nghề cá khu vực của ASEAN, APEC…Trình độ của các cấp quản lý và các chuyên gia cho đến nay đã ngày một nâng cao, dần đáp ứng được các yêu cầu của khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn và kỹ thuật. Ngành Thuỷ sản đã tranh thủ được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như AFRICA 70 của Italia, AIDA của Tây Ban Nha, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã WWF, Liên minh sinh vật biển quốc tế IMA, Trung tâm thuỷ sản thế giới Worldfish Center… trong nhiều lĩnh vực như: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven bờ tại các làng cá quy mô nhỏ, Hỗ trợ Chương trình an ninh thực phẩm thông qua việc nâng cao sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ven biên phía Bắc; Bảo tồn biển, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học… Ngoài ra, việc hợp tác với Ngân hàng Thế giới WB được bắt đầu với Dự án nghiên cứu khả thi về phát triển nuôi trồng thuỷ sản (giai đoạn 1994-1995). Ngân hàng thế giới (WB) đã cùng với DANIDA tài trợ cho Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun tại Nha Trang, Khánh Hoà từ 2001-2005. Hiện WB đang cùng với các đơn vị của BTS lập báo cáo khả thi về Sử dụng vốn vay ưu đãi để phát triển bền vững Ngành Thuỷ sản. ( Nguồn: Bộ Thuỷ sản ) III : GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO NGÀNH THUỶ SẢN. 1. Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư : Bộ KH & ĐT xây dựng các trung tâm xúc tiến đầu tư tại các khu vực: Đề xuất với Chính phủ xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ KH & ĐT đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại các vùng kinh tế trong cả nước. Có thể chia thành 8 khu vực đầu tư lớn như sau: Miền núi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc miền Trung, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Khu vực dầu khí ngoài khơi. Các Trung tâm xúc tiến đầu tư thay mặt Bộ KH & ĐT giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài tại các địa phương và chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến tại các khu vực phải được kết nối để đảm bảo thông tin được cập nhật và luôn được chia sẻ giữa văn phòng trung tâm và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương. Nhằm phát huy lợi thế của các vùng nuôi trồng Thuỷ sản, các khu vực xúc tiến đầu tư cầm nắm bắt rõ tình hình của khu vực mình để có biện pháp tốt nhất nhàm thu hút các chủ đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ sản, nơi địa phương mình quản lý. 2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà được xem như một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Trước mắt cần:     - Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.     - Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư. Lập tổ công tác liên ngành do Bộ KH & ĐT chủ trì để rà soát có hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động FDI trên cơ sở đó có kiến nghị bãi bỏ những quy định không cần thiết. Tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chế biến thủy sản sạch. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế; đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đổi mới và bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển. Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về xúc tiến thương mại. Đặc biệt là đào tạo về luật lệ và các chính sách kinh tế - thương mại quốc tế và của các nước. Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước phù hợp với đặc điểm của sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm. 3. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa bạn hàng, giảm mạnh tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thủy sản lớn. Quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thủy sản của các thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ đó có những cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu chủng loại thủy sản xuất khẩu. Xây dựng và phát triển cơ cấu thị trường xuất khẩu hợp lý không lệ thuộc quá nhiều vào thị trường nào. Xây dựng và phát triển một số trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng, chợ bán buôn thủy sản ở các vùng có sản lượng thủy sản hàng hóa lớn. Các trung tâm này là đầu mối tiến hành các thương vụ buôn bán thủy sản trong nước cũng như xuất khẩu, có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng, chi nhánh ngân hàng, cơ quan kiểm tra chất lượng, kho chứa, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. 4. Cải tiến hệ thống tài chính ngân hàng : Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả chính sách tiền tệ. Theo các nhà đầu tư, các quy định liên quan đến hệ thống tài chính là ít hiệu quả. Như việc ngân hàng quốc doanh nắm giữ nguồn tiền đồng lớn và ít cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay, các khoản vốn vay thường ngắn hạn và ít các nguồn huy động dìa hạn. Ngoài ra còn có các khó khăn khác như chuyển đổi từ Đôla Mỹ sang đồng Việt Nam, khoản vay hợp vốn khó phân chia tài sản, chuyển dịch ngoại tệ, can thiệp phi kinh tế trong giao dịch thương mại. Những yếu tố này gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Chính phủ cần cải thiện hệ thống thanh toán, tăng mức huy động tiền gửi đồng Việt Nam cho các chi nhánh ngân hàng nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp không được ưu tiên mua ngoại tệ, kết hối 40% ngoại tệ của các doanh nghiệp từ nguồn thu vãng lai, nới lỏng quy định hiện hành về hạn chế mức tiền ký gửi bằng đồng Việt Nam tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tiến tới xoá bỏ khi điều kiện cho phép; tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. 5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Thuỷ sản : Hiện nay ngành Thuỷ sản có một cơ sở lạc hậu, hầu như vẫn là các trang bị kỹ thuật và diện tích nuôi trồng đã quá cũ so với thế giới. Khi các nước đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ sản thì các nhà đầu tư phải đầu tư thêm phần phương tiện máy móc và cơ sở hạ tầng, chính vì vậy đây là điểm yếu của Việt Nam, các nhà đầu tư rất ngại khi các nước có phương tiện đi lại lạc hậu kém hiệu quả đường xá vận chuyển thì khó khăn. Các đầm nuôi trồng Thủy sản thì quá bé và không đáp ứng tiêu chuẩn của thế giới. Nhà nước cần có biện pháp thu hút các nhà đầu tư, hỗ trợ phần nào về mặt cơ sở hạ tầng hay chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng mới, nhất là việc giải phóng mặt bằng diện tích mặt nước nuôi trồng. Đường xá đi lại thuận tiện con đường vận chuyển đến nới tiêu thụ. Không gây khó khăn cho các nhà đầu tư vào ngàh thuỷ sản. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống kênh mương, giúp cho việc tưới tiêu nước thoát nước khi mùa lũ đến. Cần có hệ thống dự báo khí hậu vì Việt Nam hay có những mùa lũ khó kường trước gây thiệt hại cho nhà đầu tư, và đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư còn e dè khi chọn Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ sản. C : KẾT LUẬN Thuỷ sản là một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu trên thế giới của Việt Nam, việc ngành Thuỷ sản đứng trong 10 nước xuất khẩu Thuỷ sản đã là một thành công rất to lớn của ngành. Trong những năm gần đây, việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI đã tăng khá mạnh, kể từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức tương mại quốc tế WTO, thì con số này đã tăng lên gấp nhiều lần sao với các năm. Nhưng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI cho ngành thuỷ sản lại là vấn đề yếu kém và không được các nhà đầu tư quan tâm. Ngành thuỷ sản không được quan tâm thích đáng làm mất đi vị thế của thuỷ sản, giảm đi nguồn lợi phong phú từ Thuỷ sản, nếu được đầu tư thích đáng thì Thuỷ sản đã mang lại nguồn thu rất lớn. Với những điều kiện thuận lợi mà Việt Nam sẵn có. Thì việc phát triển thuỷ sản chỉ là việc trong tầm tay, nhưng vấn đề là nguồn vốn đầu tư cho Thuỷ sản còn quá hạn chế, không thu hút được các nhà đầu tư, bên cạnh đó môi trường đầu tư vào thuỷ sản còn qua khó khăn cho các nhà đầu tư cũng một phần là do chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước còn quá phức tạp và không thông thoáng. Với phạm vi là một chuyên đề thực tập : “ Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực Thuỷ sản của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” đã phần nào giúp chúng ta nhìn rõ hơn về ngành Thuỷ sản Việt Nam, và các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đê ngành Thuỷ sản phát triển đúng với khả năng sẵn có của mình và vươn xa hơn trên thị trường thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân 2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2000-2010 3. Báo cáo FDI giai đoạn 1988 – 2007 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4. Báo cáo thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam - Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 5. Tạp trí cộng sản 6. Webside Bộ Kế hoạch và Đầu tư 7. Webside Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư 8. Webside Tổng cục thống kê 9. Webside Trung tâm tin học thuỷ sản 10. Diễn đàn kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2550.DOC
Tài liệu liên quan