Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa

Phát triền ngành công nghiệp đá xẻ nói riêng và kinh tế của tỉnh Thanh Hoá nói chung là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đặt ra đối với toàn dân, toàn bộ chính quyền tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự tận tâm của đội ngũ cán bộ Đảng_chính quyền tỉnh Thanh Hoá, sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể nhân dân Thanh Hoá, chúng tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Thanh Hoá sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của miền Bắc, góp sức vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Và tất nhiên, công nghiệp đá sẻ_ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh cũng sẽ phát triển mạnh mẽ đúng như đã được quan tâm và mong đợi.

doc63 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều loại khách hàng có thu nhập cao và thấp ( như Gạch của Italia cho tầng lớp trung và thượng lưu, Trung Quốc cho tầng lớp bình dân). Nhưng ngày nay khi mà nhu cầu thay đổi trong một bộ phận lớn nhân dân thành thị do thu nhập ngày một cao, họ mong muốn các đồ dùng trang trí nội thất cần có sự sang trọng, nổi bật vẻ đẹp tự nhiên, mạng mẽ, phong cách mà chỉ có sản phẩm đá xẻ mới có được, hay các công trình xây dựng công cộng như vỉa hè, lòng đường dành cho người đi bộ (ở nước ngoài), các công trình kiến trúc cổ, các trụ sở sang trọng, các khách sạn dành cho giới thượng lưu....thì các sản phẩm từ đá lại thể hiện rõ ưu điểm hơn các sản phẩm thay thế do đó đây chính là thị trường chính của các sản phẩm đá xẻ. II.5. Những yéu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá: II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển: - Chưa thực hiện đồng bộ trong quy hoạch về thời gian, các bước, các giai đoạn phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. - Chưa có chính sách quy hoạch các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ thành các cụm công nghiệp nhỏ nhất định, hiện nay các doanh nghiệp này mọc lên một các tự phát, các điều kiện về cơ sở mặt bằng rất kém nhất là khâu sử lý chất thải, việc phân tán không tập trung dẫn đến việc khó về quản lý doanh nghiệp, khó tạo điều kiện đồng bộ trong việc giúp đỡ doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp cực nhỏ này với số vốn ít, năng xuất lao động thấp, hao phí cao lại là đối tượng cản trở cho sự phát triển chung của toàn ngành. - Trong quy hoạch chưa đặt ngưỡng với các doanh nghiệp tham gia vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đó là việc đặt điều kiện về vốn, lao động, mặt bằng thuê, thị trường, hao phí sản xuất, các điều kiện về bảo hộ lao động, môi trường... nhằm tập trung các doanh nghiệp có quy mô lớn, tập trung nguồn lực nhằm giảm hao phí nguồn tài nguyên, sử dụng hợp lý, tối ưu nguồn lực hiện có, tránh tình trạng ở các ngành công nghiệp khác đồng ý cho cả các doanh nghiệp kém về tiêu chuẩn chất lượng tham gia vào khu công nghiệp đến lúc các doanh nghiệp này lại là tác nhân làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp khác, ảnh hưởng tới môi trường sống trong khu, cụm công nghiệp,... mà không sao có thể đưa ra khỏi khu công nghiệp được. Có nơi đã đặt ngưỡng nhưng đặt nưỡng thấp nên vẫn chưa phát huy được ưu điểm của việc đặt ngưỡng tại các khu công nghiệp. - Quy hoạch và phát triển chưa thực sự đồng bộ với các yêu cầu của sản xuất như cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa tốt trong việc vận chuyển đá về nơi sản xuất, vận chuyển hàng bằng Contener ..., chưa có điểm sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm giảm thời gian ngưng hoạt động do trục trặc về thiết bị. - Chưa có quy hoạch trong việc khai thác các mỏ đá theo hướng khai thác hạn chế, sử dụng hiệu quả, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, tạo điều kiện khai thác lâu dài, hiệu quả cho các thế hệ sau. - Chưa có quy hoạch trong việc xây dựng chiến lược sử dụng mỏ đá khi khai thác hết nguồn tài nguyên này. Ví dụ có thể phát triển du lịch sinh thái khi mỏ đá đã bị khai thác hết chẳng hạn. II.5.2. Còn thụ động chưa mở rộng thị trường. - Do nguồn lực còn hạn chế do đó các doanh nghiệp chưa chủ động tìm kiếm thị trường nhất là thị trường nước ngoài, hàng xuất chủ yếu từ các công ty thương mại giới thiệu hoặc thuê gia công, một số doanh nghiệp có thị trường là do doanh nghiệp nước ngoài trực tiếp đặt vấn đề liên doanh hoặc đặt gia công. - Một số doanh nghiệp có thị trường nước ngoài ngoài nhưng thị trường hẹp, chưa đủ nguồn lực để có thể mở rộng thị trường nước ngoài, trong khi đó sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá chưa có thương hiệu cho mình, điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp đá xẻ khi bán sản phẩm ở nước ngoài phải htông qua thương hiệu của các doanh nghiệp khác, điều này nếu không giải quyết sớm có thể ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn ngành sau naỳ khi các doanh nghiệp trong nước đã mạnh thì yếu tố lấy lại thương hiệu là vấn dề khó khăn. Điều này đã được gặp ở nhiều trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào hội nhập. - Trong khi các doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng thị trường nước ngoài thì thị trường trong nước hầu như chưa được quan tâm tạo nền móng cơ bản chưa đến mức bỏ ngỏ cho sản phẩm đá của các địa phương khác và của nước ngoài ( Trung Quốc ) chiếm lĩnh song sự quan tâm phát triển thị trường trong nước là chưa lớn, nhất là chưa quan tâm đến phát triển mạng lưới phân phối, các cửa hàng của sản phẩm đá Thanh Hoá. II.5.3. Đào tạo nhân lực: - Chưa có chính sách cụ thể trong việc đào tạo nhân lực dành riêng cho ngành đá xẻ về đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp, các thợ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp của địa phương và từng doanh nghiệp. - Ngành chưa tạo được động lực mạnh về vốn, bảo hộ lao động, lương, khả năng thăng tiến để thu hút lao động có trình độ cao vào phục vụ ngành nhất là lao động là ngươì trong tỉnh Thanh Hoá đang học tập ở ngoài tỉnh. - Nhiều doanh nghiệp chưa tạo được sự gắn bó với nghề của lao động, chưa coi đây là nghề chính, quan trọng, tâm lý còn e ngại về hình thức sở hữu tư nhân, ý thức kỷ luật lao động, nắm bắt kỹ thuật của lao động chưa tốt. II.5.4. Môi trường sống: -Ngành công nghiệp đá xẻ cũng là ngành gây ra nhiều ô nhiễm cho môi trường sống chung quanh, như : +Ô nhiễm về tiếng ồn: của việc khai thác nổ mìn đá, do các động cơ máy xẻ, máy nổ, máy mài...trong quá trình sản xuất đá. +Ô nhiễm từ bụi đá: bụi đá xuất hiện ở quá trình khai thác đá, vận chuyển đá, quá trình sản xuất, bụi này hoà lẫn vào không trung bay vào các khu vực dân cư gần đó gây tác hại nhiều về môi trường sống. +Ô nhiễm từ bột đá: Trong quá trình sản xuất như: xẻ thô, mài- đánh bóng, cắt đá... nước đóng vai trò phụ trợ nhằm làm mềm đá để quá trình sản xuất trên diễn ra dễ dàng tránh hao mòn máy móc, vấn đề là khi thực hiện các công đoạn trên thì nước xẽ kéo theo một lượng bột đá tương đối lớn chảy ra bên ngoài, bột đá này chứa thành phần các chất : Ca, P, Si, SiO2 ... các chất này khi gặp nước ngấm vào đất làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại các địa phương. - Thực trạng hiện nay về vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên hầu như đang còn thả nổi, việc không đồng bộ trong quy hoạch khai thác, tự phát trong sản xuất dẫn đến nhưng cơ sở sản xuất nhỏ không nằm trong quy hoạch thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng không được quản lý một cách có hệ thống, dẫn đến chất thải từ bột đá chảy thẳng ra ruộng, kênh, ao... làm ô nhiễm nguồn đất nông nghiệp ở nhiều địa phương. - Các cơ sở sản xuất đá không được quy hoạch, nằm ngay gần khu dân cư, dẫn đến vấn đề ô nhiễm về tiếng ồn, bụi đá chưa có phương án kiểm soát và hạn chế. - Qua điều tra của nhóm tác giả thì có 100% ( 40/40) doanh nghiệp sản xuất đá xẻ trả lời là có quan tâm tới vấn đề môi trường, giải pháp của các doanh nghiệp này là xây bồn, bể chứa chất thải, song chưa có giải pháp sử lý chất thải này. Nếu theo đà sản xuất ngày một tăng như ngày nay thì xẽ không đủ bể để chứa lượng chất thải như trên, không biết doanh nghiệp sẽ sử lý như thế nào. Bên cạnh đó hiện nay cũng không có quy định đồng bộ về quy trình xây dựng bể chứa ở các doanh nghiệp, thả nổi trong việc xây các bể chứa này, dẫn đến việc dò rỉ , vỡ bể cũng làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. - Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên của ngành đá xẻ có liên quan trực tiếp tới sự phát triển của ngành, bởi vì việc phát triển bền vững là xu thế tất yếu hiện nay, nếu chi phí cho việc xử lý hậu quả của ô nhiễm lớn hơn so với lợi nhuận thu được thì ngành lại là tác nhân gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề nhạy cảm được xã hội quan tâm, nếu không quản lý tốt vấn đề này thì xẽ trở thành vấn đề của xã hội, ảnh hưởng tới thế hệ sau khi khai thác và sản xuất đá. II.5.5. Quản lý nhà nước. - Yếu kém trong nhận thức về kinh tế thị trường trong cán bộ quản lý ở địa phương không đồng đều, dẫn đến trong công tác quản lý và tạo điều kiện, định hướng phát triển ngành công nghiệp đá xẻ còn gập nhiều khó khăn, Việc quán triệt chính sách của của nhà nước, của địa phương đến cán bộ nhân dân còn hạn chế. - Yếu kém trong các thủ tục hành chính nhất là thủ tục cấp đất, cấp giấy phép khai thác mỏ, các thủ tục còn rườm rà, phức tạp chưa thông thoáng ở một số cấp. - Chưa có hệ thống chính sách dành riêng cho ngành công nghiệp đá xẻ. - Vai trò định hướng chưa rõ ràng đối với tổng thể ngành, mới chỉ dùng lại ở những nhiệm vụ chung chung, mà chưa định hướng cụ thể nhiệm vụ các giai đoạn, thị trường tiêu thụ, loại sản phẩm ... chính vì vậy mà hoạt động sản xuất khai thác đá thời gian qua còn mang tính tự phát, tự do , manh mún, nhỏ lẻ không tập trung ở nhiều vùng có mỏ đá dẫn đến việc khai thác lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lý sản xuất không được đảm bảo làm nẩy sinh nhiều vấn đề xã hội. Chương III Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường các sản phẩm đá xẻ và phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa. III.1. Định hướng phát triển ngành đá xẻ III.1.1. Chính sách đối với ngành sản xuất Đá xẻ ở Thanh Hoá. - Chính sách của Tỉnh Thanh Hoá đối với Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nói chung và tác động tới ngành sản xuất và kinh doanh đá xẻ nói riêng được thể hiện thông qua các văn bản cụ thể như sau: + Quyết định số: 3431/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002 của UBNN tỉnh Thanh Hoá về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu. + Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 04/11/2002 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển ngành, Nghề tiểu thủ Công nghiệp. + Nghị quyết số 28/2003/NQ-HĐNDK14 của HĐND tỉnh Khoá XIV kỳ họp thứ 8 ngày 12/01/2003. + Quyết Định số :467/2003/QĐ-UB ngày 12/3/2003 của UBNN Tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Báo cáo số: 38-BC/KT ngày 28/7/2003 của ban kinh tế Tỉnh uỷ Tinh Thanh Hoá về việc kết quả kiểm tra triển khai và thực hiện Nghị Quyết 03-NQ/TU của ban thường vụ tỉnh uỷ “ Về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp” + Báo cáo số: 19/CN-NQD của Sở Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá ngày 14/1/2004 về tình hình sản xuất công nghiệp huyện, thị, thành phố năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005. + Quyết định số 3108/QD-CT ngày 1/10/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc cho phép thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh đá Đông Sơn – Thanh Hoá. + Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010. - Trong các văn bản trên chính sách đối với công nghiệp nói chung và đối với ngành đá xẻ nói riêng tập chung chủ yếu vào các vấn đề đó là: + Đầu tư cơ sở hạ tầng cho xây dựng cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp làng nghề được an toàn, hiệu quả tránh gây phiền hà cho nhà đầu tư.( VD: cụm công nghiệp làng nghề đá sẻ Hà Phong – Hà Trung). + Ưu đãi về Tài chính- tín dụng, các chế độ xã hội tạo điều kiện quan trọng về nguồn vốn cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư, khuyến khích sản xuất. + Hỗ trợ các doanh nghiệp về việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và chăm lo tới việc đào tạo nghề cho sản xuất. + Khuyến khích về thị trường tiêu thụ nhấn mạnh đến mặt hàng xuất khẩu trong đó có đá xẻ Thanh Hoá. + Xây dựng môi trường tâm lý xã hội hướng về phát triển doanh nghiệp. Đây là cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp đá xẻ Thanh Hoá phát triển. III.1.2. Quan điểm phát triển ngành công nghiệp đá xẻ của Tỉnh Thanh Hoá và các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ Thanh Hoá. * Phải có kế hoạch, quy hoạch. Không sản xuất kinh doanh phân tán, tự phát. Thực trạng về sản xuất đá xẻ hiện nay còn thiếu về việc quy hoạch đồng bộ, tổng thể toàn ngành, dẫn đến sản xuất kinh doanh còn mang tính tự phát, phân tán, manh mún: theo kiểu ồ ạt lao vào sản xuất khi có một đoạn thị trường nhỏ mà không có chiến lược mục tiêu dài hạn. Phần lớn đối tượng này yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật, vốn ít, nhân lực kém và ít, mặt bằng sản xuất chủ yếu tại gia đình nên việc đảm bảo các điều kiện sản xuất và môi trương tự nhiên, chính điều này thể hiện sản xuất manh mún, cầm chừng, thụ động và dễ bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn, trở thành đối tượng gia công cho các doanh nghiệp này. Những đối tượng cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như trên, thời gian qua khi mà thị trường đá xẻ trở nên rộng hơn thì đã nhanh chóng mọc lên, phân tán ở các địa phương có nguồn đá mà hoàn toàn mang tính tự phát. Việc ồ ạt tham gia ngành như trên đã gây trở ngại không nhỏ tới sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp đá xẻ thể hiện đó là: + Với yếu kém về mọi mặt nên việc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên đá dẫn đến giá trị thấp, nguồn tài nguyên tuy còn nhưng không sử dụng được. Trong khi đó các doanh nghiệp có khả năng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên lại phải chia xẻ thiếu công bằng nguồn tài nguyên dẫn đến hạn chế sự phát triển chung của cả ngành. + Với nguồn lực kém, thị trường hẹp, là cơ sở gia công cho các doanh nghiệp lớn, đây cũng là sơ hở để khách hàng lớn lợi dụng để ép giá đối với hàng gia công và cả hàng bán trên thị trương. Kéo theo giá cả của sản phẩm đá liên tục trượt giá, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành. + Cách cư sử trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn còn hạn chế, cạnh tranh thiếu lành mạnh, sát phạt nhau trong cả vùng dẫn đến giá trị của đá Thanh hoá trên thị trường ngày một giảm. Từ những phân tích trên yêu cầu của phát triển đó là phải có sự quy hoạch cụ thể tránh sản xuất kinh doanh tự phát. * Sản xuất phải bảo vệ tài nguyên, môi trường, - Vấn đề bảo vệ tài nguyên chính là vấn đề quan trọng để duy trì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đá xẻ. Việc thiếu quy hoạch cho việc khai thác đá và quy hoạch các các cơ sở sản xuất mạng tính tự phát, việc quản lý chưa chặt ở nhiều địa phương trong việc đăng ký khai thác và sản xuất đá xẻ đã làm lãng phí nguồn tài nguyên đá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của ngành trong giai đoạn tới. Vì theo ước tính của íở Tài nguyên và môi trường cho rằng nếu khai thác số lượng lớn như hiện nay thì chỉ trong vòng 30 năm nưa có thể ngành khai thác đá xẻ sẽ biến mất trong khi sản xuất được so với khai thác chỉ đạt hiệu xuất trên 70%. Do đó yêu cầu về sản xuất phải bảo vệ tài nguyên hiện nay là rất quan trọng. - Việc bảo vệ tài nguyên xuất phát từ khâu quản lý việc cấp phép khai thác đá, cấp giấy phép sản xuất kinh doanh các sản phẩm đá và ngay trong chính các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả nhằm tiết kiệm tài nguyên . - Vấn đề môi trường sống cần phải được quan tâm giải quyết chặt chẽ, triệt để bởi đây là vấn đề nhạy cảm ảnh hưởng tới sự phát triển của cả ngành. Xu thế phát triển bền vững hiện nay không cho phép các ngành có sự ảnh hưởng lớn tới môi trường có thể tồn tại được. * Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, xã hội. Đây là điều kiện không thể thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, tuy nhiên ở mỗi loại hình sản xuất kinh doanh thì có những yêu cầu việc thực hiện nghĩa vụ khác nhau, đối với ngành đá xẻ thì những yêu cầu đó thể hiện ở những điểm sau: + Các doanh nghiệp tham gia sản xuất khai thác đá phải nộp đầy đủ thuế tài nguyên khai thác đá, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập, các khoản nộp ngân sách khác, các đóng góp cho địa phương trong tôn tạo đường xá... + Thực hiện các chính sách xã hội như bảo hiểm xã hội, các đóng góp công ích cho địa phương, quan tâm tới các vấn đề xã hội tại địa phương... Việc các doanh nghiệp quan tâm tới vấn đề đảm bảo thực hiện nghiã vụ với nhà nước và xã hội là điều kiện quan trọng cho sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ, có mấy nguyên nhân sau: + Doanh nghiệp đã được hưởng những quyền lợi của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội, đảm bao điều kiện này nhằm tạo sự ổn định cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp trây ỳ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình dễ dàng bị đào thải do địa phương và chính khách hàng. + Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội giúp cho doanh nghiệp tranh thủ được sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước tại địa phương trong quá trình sản xuất, khai thác. + Việc quan tâm tới các vấn đề xã hội tại địa phương giúp cho doanh nghiệp tăng vị thế của mình, tạo môi trường công chúng thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. * Phải tính đến tối ưu trong sản xuất và kinh doanh. Tối ưu hóa sản xuất được xét ở hai góc độ: định tính và định lượng. - Chúng ta phải xét đến phải tối ưu hóa sản xuất và coi đây là điều kiện của sự phát triển ngành đá xẻ bởi vì các yếu tố sau: + Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, để thực hiện một nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra nhiều phương án lựa chọn khác nhau, trong ngành đá xẻ các phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đưa ra trong chiến lược phải được xét hiệu quả kinh tế của các phương án đó trước khi đồng ý cho tiến hành, hiệu quả này được xét theo hướng giảm hao phí, bảo vệ môi trường, tăng lợi nhuận. + Vì lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện, không tràn lan như thời gian tự phát vừa qua ảnh hưởng tới ngành. + Khi sản xuất kinh doanh không thể tính hiệu quả của từng phương án độc lập riêng rẽ mà phải tính đến hiệu quả so sánh giữa các phương án khác nhau. - Các điều kiện để thực hiện hiệu quả kinh tế là : + C ác phương án khác nhau phải cùng giải quyết một nhiệm vụ và khối lượng công việc phải bằng nhau vì nếu khác nhau có thể dẫn đến sai lệch trong xét hiệu quả kinh tế dẫn đến phải tính toán lại để đưa về cùng khối lượng, thường thì khối lượng nhỏ tính theo khối lượng lớn không giống nhau thì tính cho đơn vị sản phẩm. + Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả phải dựa trên cùng những căn cứ thống nhất. + Để đảm bảo tính hiệu quả của các phương án và nhất là phương án chọn cần có một hệ thống định mức, tiêu chuẩn làm căn cứ xem xét. + Phải có một hệ thống thiết bị và đội ngũ cán bộ có trình độ, có khả năng trong việc xác định hiệu quả kinh tế. * Phải liên kết lại với nhau trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ. Để liên kết các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ. Các doanh nghiệp đã đề nghị thành lập một hiệp hội riêng về đá xẻ và Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh đã phê duyệt. Hiệp hội sản xuất và kinh doanh đá Đông Sơn Thanh Hoá( viêt tắt là Hiệp hội sản xuất và kinh doanh đá Thanh hoá, tên tiếng Anh là Thanh hoa Natural Stone Trade and Proces Association) được thành lập theo Quyết định số 3108/QD-CT ngày 1/10/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá, đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng, có tài khoản riêng. Trụ sở tại Xóm bắc xã Đông Hưng, Đông Sơn, Thanh Hoá Cơ sở của việc thành lập hiệp hội rất hợp lý ở chỗ: - Đây là xu hướng của các doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực khai thác, sản xuất và kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. - Các doanh nghiệp trong ngành với số vốn nhỏ, uy tín chưa cao, trình độ của công nhân, nhân viên, công nhân kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có kinh nghiệm về quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Việc tập hợp các doanh nghiệp này lại với nhau là việc làm cần thiết để tập hợp nguồn lực một cách thống nhất, dễ dàng tham gia trong việc quản lý, hỗ trợ ngành tới một đích chung. Vấn đề cạnh tranh trên thị trường về đá xẻ buộc các doanh nghiệp phải hợp tác lại nhằm giải quyết những khó khăn mà riêng mỗi doanh nghiệp không thể làm được vì lợi ích cá nhân, đó là những vấn đề về giá cả ( tránh việc tranh mua, tranh bán, đầu cơ, ép giá, hạ giá...) hợp sức trong đấu thầu, đấu giá, chống độc quyền, ép giá... Tuy nhiên sau khi thành lập đén nay còn nhiều điều bất cập thể hiện: Vẫn còn tình trạng “mạnh ai người ấy làm” trong các doanh nghiệp, tình trạng “ cá lớn nuốt cá bé”. Tinh thần cộng đồng chưa cao giữa các doanh nghiệp dẫn đến việc liên tục bị khách hàng ép giá. - Chưa phát huy được sức mạng của hiệp hội, chưa tận dụng được thế mạnh của ngành trên thị trường. - Chưa phát huy vai trò đoàn kết của tổ chức, xây dựng thương hiệu cho đá Thanh Hoá dẫn đến việc hội nhập còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng trên là: - Chưa giải quyết mâu thuẫn bên trong của tổ chức, giữa thành viên lớn với thành viên nhỏ, rất nhỏ...về quy mô nguồn vốn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp có thị trường và tiêu thụ với các doanh nghiệp “ Vệ tinh” cho các doanh nghiệp khác. - ý thức về lợi ích của liên kết cộng đồng trong ngành giữa các doanh nghiệp còn chưa rõ ràng, lối làm ăn cũ chưa được quán triệt lại, trong các doanh nghiệp còn hằn sâu trong lối suy nghĩ làm ăn cũ, manh mún, làm ăn nhỏ. 3.2. Các giải pháp phát triển ngành đá xẻ Thanh Hóa . 3.2.1. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và hiệp hội đá sẻ, đẩy mạnh quy hoạnh sản xuất và liên kết các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường . Với đặc thù là ngành nghề truyền thống, đa số các doanh nghiệp đá xẻ hình thành từ các cơ sở sản xuất tự phát, được phân bố tự nhiên theo nguồn nguyên liệu đá… Nhìn vào bức tranh tổng thể của các doanh nghiệp đá xẻ Thanh Hoá, có thể thấy ngay một sự lộn xộn trong việc sắp xếp, sản xuất và kinh doanh. Sự lộn xộn này dẫn đến việc sự dụng không hiệu quả nguồn tài nguyên đá, sản xuất thiếu chuyên môn hoá_năng suất thấp, kinh doanh chồng chéo_không có sự thoả thuận về thị trường.Chính vì vậy, cần tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và hiệp hội đá xẻ. Cụ thể, nhà nước, chính quyền Thanh Hóa cũng như hiệp hội đá xẻ cần tác động hướng đích đến sự hoạt động của ngành đá xẻ Thanh Hoá. * Tăng cường thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh Thanh Hoá: - Chức năng định hướng: Dựa trên những đánh về tiềm năng và vai trò của ngành công nghiệp đá xẻ tại địa phương, chính quyền tỉnh Thanh Hoá cần thiết đưa ra những chỉ tiêu cụ thể (về khai thác, sản xuất, phát triển sản phẩm) , mang tính định hướng mục tiêu cho sự phát triển của ngành đá xẻ nói riêng cũng như kinh tế của tỉnh nói chung…Ngoài ra, phải có những mục tiêu nhỏ hơn, trong những khoảng thời gian ngắn, giúp cụ thể hoá mục tiêu lớn của toàn ngành và trong thời gian dài. Những chỉ tiêu này sẽ trực tiếp thúc đẩy năng suất của từng vùng, từng doanh nghiệp đá sẻ, khai thác tối đa tiềm năng. - Chức năng tạo điều kiện, môi trường và điều tiết: Đây là chức năng nhằm tạo điều kiện để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Đó là việc tạo môi trường, điều kiện thuận lợi và những động lực mạnh mẽ…đồng thời có những giải pháp điều chỉnh, điều tiết để sự phát triển đó theo đúng hướng, đúng mức độ, nhằm bảo đảm tính ổn định của sự phát triển. Để làm được điều đó, phải hình thành toàn diện đồng bộ các loại thị trường của các yếu tố đầu vào , bao gồm: + Thị trường vốn, thị trường tư liệu sản xuất Đối với thị trường này ngành cần được hỗ trợ về phương thức huy động vốn (nguồn vốn cấp phát, nguồn vốn yêu đãi nhằm đầu tư cho việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, cải tiến máy moc, thiết bị.) hỗ trợ thủ tục cho vay vốn tại ngân hàng phục vụ sản xuất, khuyến khích liên kết, liên doanh, đầu tư để huy đông vốn từ bên ngoài. Tập trung vào ba lĩnh vực chủ yếu là : hoạch định chính sách về khoa học công nghệ theo hướng khuyến khích, hỗ trợ về công nghệ cho các doanh nghiệp, khuyến khích các trung tâm kỹ thuật trong tỉnh các doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu đổi mới công nghệ với những quyền lợi hợp lý. Việc tăng cường quản lý về chất lượng sản phẩm và cuối cùng là tăng cường quản lý quyền sở hữu công nghiệp, khuyến khích tham gia nghiên cứu đổi mới công nghệ. + Thị trường lao động với thành phần chính là lao động của tỉnh, : Trong đó phải quy hoạch nguồn lao động thường xuyên cho ngành đá xẻ phải được quan tâm theo hướng : tạo nguồn lao động do chính quyền địa phương, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, đào tạo. + Thị trường sản phẩm và dịch vụ : Nhà nước hỗ trợ vốn, đi đầu trong việc mỏ rộng thị trường cho doanh nghiệp dá xẻ bằng các biện pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, và các hình thức giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận khác, cụ thể : tham gia các hội trợ triển lãm hàng công nghiệp ở trong nước và quốc tế, tham gia các phái đoàn của tỉnh và chính phủ trong các chuyến ngoại giao, tham tán của các đại sứ quán giúp doanh nghiệp thông tin về thị trường các nước. + Tạo môi trường ổn định về chính trị, xã hội, an ninh, tâm lý cho giới doanh nhân và cách nhìn về sở hữu tư nhân của nhân dân , tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng; Các vấn đề đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, an ninh, cơ sở hạ tầng là điều kiện thiết yếu để phát triển. Yếu tố tâm lý và cách nhìn về sở hữu tư nhân cũng là điều kiện rất quan trọng cho sự phát triển không riêng gì ngành công nghiệp đá xẻ. Do đó biện pháp nâng cao nhận thức, cải tạo tâm lý, kích thích ý chí kinh doanh của nhân dân tập trung vào các vấn đề sau: Tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của tỉnh và nhà nước, nâng cao vị thế của các doanh nghiệp, doanh nhân, bằng các hình thức: cuộc thi, sân khấu hoá, buổiỉ tìm hiêu ,thảo luận sôi nổi trên truyền hình, đài phát thanh và các đài địa phương. Nên đưa một số nội dung kiến thức về kinh tế vào giảng dạy thêm ở các trường phổ thông dưới các hình thức ngoại khoá, học nghề, thảo luận...khích lệ tinh thần kinh doanh trong lớp trẻ. Xây dựng và nhân điển hình tiên tiến nhất là trong các tổ chức đoàn thanh niên.. + Thông qua các công cụ thuế, luật pháp để điều tiết sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chức năng điều hoà, phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các doanh nghiệp: tức là việc tổ chức các loại liên hợp sản xuất, hợp tác sản xuất, các loại liên doanh… Phải thực hiện điều này vì với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, xã hội hoá sản xuất ngày càng cao, mối liên hệ sản xuất giữa các ngành càng trở nên rộng rãi, phức tạp, yêu cầu sự điều hoà phối hợp ngày càng phải hoàn thiện. Từ đó giúp ngành công nghiệp nâng cao năng lực phát triển và hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Tổ chức sản xuất chính là nhân tố quan trọng thức đảy sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành công nghiệp. - Chức năng kiểm tra kiểm soát: do các cơ quan kiểm tra và thanh tra tỉnh Thanh Hoá thực hiện, thông qua việc sử dụng các công cụ kiểm tra, thanh tra hàn chính, mà chủ yếu là hệ thống công cụ kinh tế. Chức năng này giúp phát hiện được các nguồn lực tiềm năng, phát hiện được những sai lệch để kịp thời hoàn thiện và định hướng. Kết quả kiểm tra còn tạo ra được nguồn thông tin ngược từ đối tượng quản lý- các doanh nghiệp đá sẻ, làm căn cứ xây dựng các phương án ra quyết định tối ưu. Bốn chức trên tạo thành một hệ thống chức năng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, đòi hỏi chính quyền tỉnh Thanh Hoá phải thực hiện toàn diện, đồng bộ mới nâng cao được hiệu lực và hiệu quả của quản lý * Đẩy mạnh quy hoạch các doanh nghiệp đá sẻ: - Sắp xếp lại các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất đá sẻ. Hình thành cụm công nghiệp theo tiêu chí vùng ( Hà Trung,Vĩnh lộc, Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hoá...) loại sản phẩm chủ yếu cho từng vùng. - Đặt ngưỡng, hay điều kiện gia nhập ngành và nhập khu công nghiệp cao về các tiêu chí + Vốn tham gia từ 1.5 tỷ VNĐ trở lên. + Diện tích đăng ký từ 2,5 ha trở lên. + Máy móc có khả năng sản xuất đạt hiệu xuất ít nhất 90%. + Công nhân trung bình 1 năm từ 60 người. + Có đăng ký sử lý ô nhiễm nước thải, có bảo hộ lao động... -> việc đặt ngưỡng như trên nhằm loại các doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất thấp, nhân công ít, hao phí lớn, lợi nhuận thấp ra khỏi ngành tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của cả ngành công nghiệp đá xẻ. + Thay đổi về thủ tục cấp giấy phép khai thác đá. Việc cáp phép khai thác đá voéi thời hạn 1 năm là quá ít không hợp lý cho sản xuất đá xẻ. Tránh sự rườm rà trong các thủ tục hành chính để cấp giấp phép kinh doanh một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất. 3.2.2. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị làm tăng năng xuất và giảm giá thành sản xuất. Đổi mới công nghệ trang thiết bị cho sản xuất của doanh nghiệp là đòi hỏi thiết thực hiện nay đối với ngành đá xẻ nhằm làm tăng năng xuất lao động, giảm hao phí dẫn đến giảm giá thành. - Theo tác giả thì hiện nay hình thức đổi mới công nghệ phù hợp với ngành đá xẻ tỉnh Thanh Hoá là hình thức đổi mới công nghệ tịnh tiến nghĩa là đổi mới từ từ, từ thấp đến cao không thể đổi mới nhảy vọt ở tất cả các công đoạn được bởi : + Trình độ lao động của toàn ngành còn thấp chưa có khả năng ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến một cách hiệu quả, trong khi đó toàn tỉnh chưa có trung tâm đào tạo về công nghệ, máy móc thiết bị của ngành đá xẻ, công nhân chưa gắn bó với nghề. + Ngành đá xẻ với công nghệ – kỹ thuật giản đơn, nên việc đổi mới hoàn toàn máy móc thiết bị là hạn chế, nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp hiện nay có hạn do đó đầu tư để đổi mới nhảy vọt là không khả thi cho toàn ngành trong giai đoạn hiện nay, nghĩa là cái chúng ta cần không phải công nghệ hiện đại mà là công nghệ hợp lý. Với nguyên tắc gắn vấn đề đổi mới công nghệ với đổi mới sản phẩm và đổi mới quá trình theo hướng gắn với thị trường nếu không đổi mới công nghệ sẽ không có ý nghĩa. Như vậy ở một số loại sản phẩm mới ta có thể xây dựng quy trình công nghệ mới hoàn toàn ví dụ công nghệ sản xuất đá chẻ, đá mỹ nghệ, bồn rửa, chậu tắm, vòi phun nước... tuy nhiên hình thức này rất hạn chế. -Nguồn chính cho đổi mới công nghệ sản xuất đá xẻ là : + Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có ở trong nước , cải tiến hiện đại hoá công nghệ truyền thống đó. + Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và chuyển giao công nghệ. -Theo tác giả thì hiện nay đổi mới công nghệ chủ yếu tập trung đổi mới các khâu sau: + Đổi mới máy móc thiết bị ở khâu xẻ đá và cắt đá theo hướng cắt, xẻ nhanh, giảm sự gẫy, vỡ, hao mòn mặt cắt trên đá do lưỡi cưa kém hiệu quả tạo nên. + Đổi mới công nghệ trong khâu khai thác, đánh mìn theo hướng tính toán một cách chi tiết vị trí đặt thuốc mìn, vị trí cần khai thác để khi đánh mìn khai thác được số lượng đá tảng có thể tích lớn, độ “om” đá thấp, vỡ vụn đá ít nhất mà vẫn giữ được nguồn đá trên mỏ cho khai thác lần sau. + Xây dựng công nghệ mới cho sản xuất các sản phẩm mới như đồ mỹ nghệ. 3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những giải pháp chiến lược là việc đào tạo lại và đào tạo mới nguồn nhân lực để bổ sung cho các doanh nghiệp đá sẻ, nhất là việc đào tạo đối với đội ngũ quản trị viên quản lý doanh nghiệp và công nhân trực tiếp sản xuất. Như đã nêu và phân tích ở phần 2.1.1.2. Với thực tế như vậy, đòi hỏi phải đào tạo lại, nâng cao kiến thức chuyên môn quản trị cho hơn 120 cán bộ quản lý, chuyên môn kế toán đối với 150 cán bộ kế toán, nâng cao tay nghề của khoảng 3500 công nhân. Với một số lượng không phảI nhỏ như vậy, theo tác giả, UBND tỉnh Thanh Hoá và các đơn vị chuyên trách ( sở GD-ĐT...), các trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện nên xem xét tới các giải pháp sau: +. Liên kết đào tạo cán bộ doanh nghiệp với các trường Đại Học về các chuyên ngành : Thương Mai, Thương Mại Quốc tế, Quản trị Kinh Doanh, Marketing,Kế Toán, Tài Chính Doanh nghiệp, Cơ khí. Đây là một mô hình đã được các trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp cũng như các trung tâm dạy nghề áp dụng từ lâu. +. Tìm nguồn cán bộ, công nhân từ những sinh viên, học viên ngay từ khi họ đang còn học, nhất là các sinh viên- Học viên có quê Thanh Hoá, tuy chất lượng của nguồn nhân lực này là không đồng đều, nhưng có thể nói đây là nguồn nhân lực chất lượng cao lớn nhất và lâu dài nhất không chỉ đối với các doanh nghiệp đá xẻ mà còn đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Sau đây là một số cách thức để có thể tìm kiếm nguồn nhân lực gián tiếp qua các trường, cơ sở đào tạo (trên cơ sở tạo cơ hội tiếp xúc giữa doanh nghiệp và sinh viên): - Liên hệ trực tiếp với các trường, hội đồng hương Thanh Hoá ở các trường để được tiếp xúc với các sinh viên thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo giữa Sinh viên và Doanh nghiệp. - Đỡ đầu những sinh viên giỏi (chi trả học phí, tiền sinh hoạt…), với điều kiện sinh viên sẽ làm việc cho doanh nghiệp một số năm tối thiểu sau khi tốt nghiệp. Thực chất đây là một cách đầu tư trực tiếp vào việc đào tạo nhân lực, thay vì cử người của doanh nghiệp đi đào tạo. * Đào tạo trực tiếp tại địa phương. -Đây chính là cách thức đào tạo nguồn nhân lực rẻ, mang tính lâu dài nhất, và cũng đem lại hiệu quả cao nhất. Chú trọng vào những vấn đề sau: - Tập trung vào việc nâng cao chuyên môn đội ngũ cán bộ giáo viên khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Hồng Đức nhằm tạo nguồn đào tạo các nguồn cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. - Mở rộng đào tào thêm các ngành nghề mới tại Đại học Hồng Đức và một số trường dạy nghề trên toàn tỉnh như : Tài Chính Doanh nghiệp, Thương Mại, Marketing...với chuyên môn cao. - Yêu cầu các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp về kỹ thuật trên địa bàn toàn tỉnh đưa công nghệ – kỹ thuật khai thác và sản xuất đá xẻ Thanh hoá vào thành môn học trong trường, trong đó tập trung đào tạo công nhân về kỹ thuật đánh mìn khai thác đá hiệu quả, sử dụng tối ưu nguyên liệu đá đầu vào, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị và kiến thức bảo vệ môi trường. - Đào tạo ngay trong Doanh nghiệp theo hướng đào tạo kèm cặp, chỉ dẫn của các đội thợ lành nghề cho công nhân học việc. *. Tạo sự gắn bó với doanh nghiệp, với nghề của Công nhân: Đề Công nhân gắn bó với nghề đá xẻ, đặc biệt gắn bó với doanh nghiệp, xây dựng nếp kỷ luật lao động, niềm tin trong công việc của công nhân các doanh nghiệp nên tập trung vào các vấn đề sau: - Ngoài chế độ lương, thưởng ...luôn được duy trì đều dặn và công bằng, doanh nghiệp nên tăng cường các mối quan hệ với địa phương nơi có nhiều lao động. - Thành lập và khuyến khích thành lập các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Công đoàn, Chi bộ Đảng... mục đích của việc thành lập này sẽ tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp xây dựng, tranh thủ sự ủng hộ từ các cơ quan này với sự phát triển của ddoanh nghiệp, hơn nữa tạo sự gắn bó, tin tưởng vào doanh nghiệp thông qua các tổ chức này, dần dần xoá đi trở ngại về quan niệm không tốt đang còn tồn tại trong nhân dân về sở hữu tư nhân, quan hệ chủ – tớ... dẫn đến việc thụ động trong sản xuất và không gắn bó với nghề. - Thông qua các tổ chức đoàn thể thường xuyên cho công nhân tham gia giao lưu văn hoá - thể dục thể thao với các tổ chức đoàn thể tại địa phưong nhằm thắt chặt mối quan hệ hơn nữa giữa doanh nghiệp và địa phương đồng thời làm tăng ảnh hưỏng của doanh nghiệp, tạo “ Mầu cờ sắc áo” trong tâm trí của công nhân, xây dựng cơ sở ban đầu của văn hoá doanh nghiệp. - Thông qua các tổ chức đoàn thể giúp công nhân tăng cường tự giác kỷ luật lao động, bảo vệ tài sản chung của doanh nghiệp, hoàn thành tốt các nhiệm vụ doanh nghiệp giao, nâng cao năng xuất lao động. Tóm lại đào tạo và thu hút nguồn nhân lực là vấn đề thực sự nghiêm túc cần được các cấp chính quyền cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp đá sẻ cân nhắc và thực hiện. Hoàn toàn có thể khẳng định rằng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp đá sẻ Thanh Hóa nói riêng và của tỉnh Thanh Hoá nói chung III. 2. 4. Liên kết các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đá xẻ Thanh Hoá, tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành. Để liên kết các doanh nghiệp Thanh hoá sản xuất kinh doanh đá xẻ, Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh với sự đề nghị của các doanh nghiệp đá lập ra Hiệp hội đá xẻ Đông Sơn. Tuy nhiên thời gian qua Hiệp hội chưa thực sự thể hiện được vai trò của mình, vì vậy tác giả đưa ra giải pháp nhằm thể hiện vai trò của Hội như sau: * Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của hội. - Đưa ra hệ thống tiêu chuẩn chất lượng riêng cho các doanh nghiệp thành viên và lấy đặc trưng về chất lượng chung giữa các thành viên. - Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện quy định của hiệp hội theo cách tự kiểm tra lẫn nhau, phẩn bộ kiểm tra chéo giữa các doanh nghiệp hoặc thành lập các đoàn kiểm tra của hiệp hội , từ đó lập các tiêu chí đánh giá tư cách thành viên nhằm quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với hiệp hội và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt, việc lập tiêu chí và đánh giá phải thường xuyên, nghiêm túc ở các khâu các bước. - Có chính sách liên kết chặt chẽ về quyền lợi giữa các thành viên, cụ thể : + Tập chung nguồn lực các thành viên tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ các quản trị viên, thợ kỹ thuật ...thống nhất chung cho cả ngành. + Tập trung nguồn lực tìm hiểu và phát triển thị trường theo hai hướng đó là : từ một số doanh nghiệp đi tiên phong sau đó kéo theo các thành viên khác, hoặc tập trung cho hiệp hội tham gia tìm hiểu thị trương cho tất cả các thành viên. + Có chính sách về giá thống nhất cho các thành viên, chống phá giá, khai trừ các thanh viên phá giá trái quy định của hiệp hội. + Yêu cầu các doanh nghiệp thành viên sử dụng logo chung của hiệp hội cho tất cả các sản phẩm đá Thanh Hoá, trên tất cả các cửa hiệu chuyên bán đá Thanh Hoá phải có mẫu bảng hiệu riêng của hiệp hội. + Việc phân chia quyền lợi một cách rõ ràng, công bằng giữa các thành viên tránh cào bằng. * Xây dựng thương hiệu chung cho đá xẻ Thanh Hoá. Sự cần thiết của việc xây dựng thương hiệu. Khi nói đến Thanh Hoá, có thể nói đá xẻ là một trong những sản phẩm được mọi người nghĩ tới. Tuy nhiên, cũng như đa số các sản phẩm nội địa khác, đá xẻ Thanh Hoá chưa có được một thương hiệu mạnh mà mới chỉ dừng lại ở sự nhớ tới của các khách hàng về một sản phẩm truyền thống của Thanh Hoá. Điều cấp thiết hiện nay sau khi hiệp hội đá sẻ Thanh Hoá ra đời, là phải xây dựng được một thương hiệu đá sẻ Thanh Hoá với những hình ảnh riêng biệt… Thương hiệu có tác dụng to lớn đối với ngành sản xuất đá sẻ Thanh Hoá nói chung, các doanh nghiệp đá sẻ nói riêng và cả với khách hàng. Cụ thể: - Đối với tỉnh, sở hữu thương hiệu mạnh là cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của tỉnh với thị trường, các nhà đầu tư, khách hàng. Điều này đem lại lợi ích to lớn không chỉ cho riêng ngành đá sẻ mà cho toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. - Đối với doanh nghiệp: +Thương hiệu sẽ giúp thiết lập chỗ đứng của mình trên thị trường. +Tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi vủa doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển danh tiếng của mình trên thị trường. +Tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường, cả trong và ngoài nước +Tạo cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp. +Là dấu hiệu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng. -Đối với khách hàng: +Khẳng định nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, tạo tâm lý yên tâm, tin cậy. +Giảm rủi ro trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ. +Giảm chi phí cơ hội khi sử dụng sản phẩm. +Giảm chi phí tìm kiếm sản phẩm. *. Các yếu tố để xây dựng thành công thương hiệu đá xẻ Thanh Hoá: - Để xây dựng thương hiệu đá sẻ Thanh Hoá, điều trước tiên phải là ý thức của các doanh nghiệp về thương hiệu. Trong số các doanh nghiệp mà nhóm tác giả phỏng vấn, có tới 92% số doanh nghiệp được hỏi trả lời là có quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Đây chính là yếu tố thuận lợi nhất để xây dựng nên thương hiệu đá sẻ Thanh Hoá. Tuy nhiên, 100% lại thiếu hiểu biết về việc xây dựng chiến lược thương hiệu. - Yếu tố thứ 2 là cơ sở pháp lý của thương hiệu, hay nói đơn giản là hệ thống pháp luật về thương hiệu. Hiện nay, việc đăng ký và bảo hộ thương hiệu của Việt Nam đã không còn khó khăn như trước. Ngoài ra, nhà nước đã xây dựng luật bảo vệ thương hiệu, và đang ngày càng hoàn thiện hơn. - Ngoài ra, còn một số yếu tố sau: +Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: có lẽ đây là vấn đề lớn nhất đôI với các doanh nghiệp đá sẻ Thanh Hoá. Chi phí mà các doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động quảng bá thông thường là dưới 10%, trong khi lại chưa có thương hiệu riêng, vì vậy, việc bỏ ra một nguồn kinh phí lớn cho chiến dịch thương hiệu đòi hỏi thời gian kéo dài là trở ngại lớn khi các doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu. +Chiến lược và chính sách tạo lập và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp: như đã nói, 100% các doanh nghiệp được phỏng vấn đều không có kiến thức về xây dựng chiến lược thương hiệu. +Cộng đồng và các mối quan hệ cộng đồng: trong nhiều trường hợp, ảnh hưởng của cộng đồng đối với việc tạo lập và phát triển thương hiệu là rất lớn, vì vậy các mối quan hệ cộng đồng cần được chú trọng, đó là các vấn đề về môi trường, hoạt đông từ thiện, vấn đề xã hội, văn hoá kinh doanh. +Chính sách của nhà nước: như đã phân tích, các chính sách của nhà nước nói chung và với tỉnh Thanh Hoá nói riêng về ngành công nghiệp đá sẻ là rất rõ ràng, đó là sự nhất trí cao về việc phát triển ngành trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Thanh Hoá. Nhà nước và chính quyền tỉnh Thanh Hoá dành mọi ưu đãi và thuận lợi để phát triển ngành đá sẻ Thanh Hoá *. Thiết Kế thương hiệu cho đá xẻ Thanh hoá: - Tên sản phẩm : Đá Thanh Hoá (Thanh Hoa Natural Stone) DATHANHHOA - Logo: Một nửa hình tượng của trống đồng thể hiện nền văn hoá Đông Sơn, khách hàng trong nước dễ dàng nhận biết đến quê hương chính của đá xẻ đó là Đông Sơn-Thanh Hoá với địa danh núi Nhồi nổi tiếng. Với khách hàng quốc tế thì trống đồng thể hiện cho văn hoá Việt Nam, dễ dàng nhận biết và phân biệt sản phẩm với nước khác. Thành Nhà Hồ thể hiện công trình bằng đá vững chắc, sống mãi với thời gian, tất cả được gói gọn trong hình thoi, giống hình viên đá lát thành phẩm.TNS là chữ viết tắt của Thanh Hoa Natural Stone ( Đá Thanh Hoá ) - Slogan: + Với các sản phẩm trang trí nội thất : Hoa trong Đá ( Flower In Stone). Thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, những nét đẹp của văn hoa trong đá tôn vinh vẻ đẹp của đá giống như đoá hoa trong tự nhiên. Khách hàng liên tưỏng tới sự thoải mái, thư giãn khi sử dụng các sản phẩm đá xẻ làm trang trí nội thất trong gia đình họ. + Với các sản phẩm ngoài trời: Tôn nên sức mạnh của nhưng công trình Khách hàng cảm thấy sự vững chắc, uy nghi, bề thế của các công trình có gắn sản phẩm đá xẻ - Bảng hiệu: bên cạnh thương hiệu riêng của doanh nghiệp, phải có dấu hiệu ( cách thiết kế, logo đá xẻ Thanh Hoá…) được xử dụng chung cho tất cả các cửa hàng bán đá xẻ Thanh Hoá trong cả nước. *. Một số đề nghị để xây dựng thương hiệu đá sẻ Thanh Hoá. + Xây dựng thương hiệu theo 2 hướng : - Xây dựng thương hiệu chung của ngành đá sẻ Thanh Hoá, nhằm tập trung các nguồn lực hiệu quả, giảm được chi phí cho các thành viên của hiệp hội đá sẻ khi xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Song song với việc đó là các doanh nghiệp chuẩn bị tiềm lực kinh tế và tiềm lực con người để xây dựng thương hiệu cho riêng mình. - Xây dựng thương hiệu theo các loại sản phẩm, bởi Thanh Hoá có nguồn đá vô cùng phong phú về mẫu mã cũng như công dụng, cần thiết phải nhấn mạnh đặc điểm riêng của từng loại sản phẩm ( VD: đá đên là loại đá mà chỉ Thanh Hoá mới có). * Những việc cần làm cho việc xây dựng chiến lược thương hiệu: - Đào tạo cán bộ có chuyên môn tốt về thương hiệu. Từ đó có kế hoạch rõ ràng. - Có quỹ dành riêng cho xây dựng thương hiệu, gắn một mẫu bảng hiệu theo tiêu chuẩn chung của doanh nghiệp cho tất cả các cửa hàng bán đá xẻ Thanh Hoá. - Xây dựng các mối quan hệ cộng đồng qua các hành động cụ thể: bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên, tích cưc tham gia các hoạt động từ thiện xã hội… xây dựng hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong xã hội. - Xây dựng các của hàng giới thiệu sản phẩm, các cửa hàng thiết kế sản sản phẩm đá thóng nhất mẫu mã chung cho tất cả các cửa hàng trên toàn quốc nhất là thành phố lớn, ra thị trường nước ngoài phải đăng ký thương hiệu và xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Gắn chặt sự thống nhất giữa các nhà: Nhà kiến trúc, doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng trong việc thiết kế, cung ứng , thi công các công trình xây dựng có gắn sản phẩm đá tạo thành khuân mẫu cho các công trình xây duựng tiếp theo. kết luận Phát triền ngành công nghiệp đá xẻ nói riêng và kinh tế của tỉnh Thanh Hoá nói chung là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đặt ra đối với toàn dân, toàn bộ chính quyền tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự tận tâm của đội ngũ cán bộ Đảng_chính quyền tỉnh Thanh Hoá, sự đồng lòng quyết tâm của toàn thể nhân dân Thanh Hoá, chúng tôi tin rằng, trong tương lai không xa, Thanh Hoá sẽ trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của miền Bắc, góp sức vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. Và tất nhiên, công nghiệp đá sẻ_ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh cũng sẽ phát triển mạnh mẽ đúng như đã được quan tâm và mong đợi. Với điều kiện về thời gian và hiểu biết hạn còn chế, tác giả mới chỉ có thể dừng lại ở việc đưa ra những đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá và nêu ra những điểm mạnh, yếu từ đó đề xuất giải pháp cũng như những kiến nghị với mong muốn nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, của chính quyền, các cơ quan chức năng tỉnh cũng như Nhà nước về những vấn đề xung quanh ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá, góp phần nhỏ bé vào việc phát triển ngành. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu, tôi đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của tỉnh, của các doanh nghiệp, và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 11-04-2006 Danh sách các Doanh nghiệp mà tác giả đến điều tra tại tỉnh Thanh Hoá stt Đơn vị Người đại diện Địa chỉ 1 Cty TNHH Đại Nam Lê Gia Phố Thành phố Thanh Hoá 2 Cty TNHH Nam á Trịnh Quang Lựng Hà Trung 3 Cty TNHH Thanh Sơn Phạm Thị Thanh Đông sơn 4 Cty TNHH Hưng Lộc Nguyễn Hoàng Lộc Đông sơn 5 Cty TNHH Cúc Khang Trịnh Đình Cúc Thành Phố Thanh Hoá 6 Cty TNHH Tân Thành Lê Anh Kim Đông Sơn 7 Cty TNHH Trường Sơn Lê Văn Trường Đông Sơn 8 Cty TNHH Hoàng Việt Bùi Việt Dũng Thành Phố Thanh Hoá 9 Cty Liên Doanh VINASTONE Nguyễn Thị Bình Hà Trung 10 Doanh nghiệp Thanh Thanh Tùng Nguyễn Thị Thanh Đông Sơn 11 Doanh nghiệp Hải Thịnh Lê Thị Thịnh Đông Sơn 12 Hợp tác xã Hồng Phúc Trần Tiến Dân Đông Sơn 13 Hợp tác xã Hoàng Anh Hà Trung 14 Hợp tác xã Đông Minh Hà Trung 15 Hợp tác xã Đông Đình Hà Trung 16 Cty TNHH Hưng Quý Lê Đình Bản Đông Sơn 17 Cty TNHH Bình Yên Đông Sơn 18 Cty TNHH Thanh Nghệ Lê Khắc Vi Đông Sơn 19 Cty TNHH Hưng Tùng Lê Đình Thông Đông Sơn 20 Cty TNHH Hà Thanh Bình Nguỹên Văn Quảng Thành Phố Thanh Hoá 21 Cty TNHH Minh Hưng Lê Thị Ninh Đông Sơn 22 Cty TNHH Minh Tuấn Dương Văn Minh Đông Sơn 23 Cty Đá Hoa XK Thanh Hoá Đỗ Hữu Đức Thành Phố Thanh Hoá 24 Doanh nghiệp Anh Tuấn Nguyễn Như Giao Đông Sơn 25 Doanh nghiệp Hưng Thành Nguyễn Hữu Hưng Đông Sơn 26 Doanh nghiệp Thanh Khánh Lê Đình Khánh Đông Sơn 27 Doanh nghiệp Đức Minh Phùng Quang Nghênh Đông Sơn 28 Doanh nghiệp Tân Đạt Mai Văn Kiên Đông Sơn 29 Doanh nghiệp Dân Nam Dương Đình Dân Đông Sơn 30 Doanh nghiệp Lưu Thuỷ Lê Đình Lưu Đông Sơn 31 Hợp tác xã Vĩnh Minh Nguyễn Văn Hồng Vĩnh Lộc 32 Hợp tác xã Phú Thắng Lê Văn Bản Đông Sơn 33 Hợp tác xã Minh Hà Lê Đắc Hà Đông Sơn 34 Cty TNHH Thanh An Phạm Văn Quất Thành Phố Thanh Hoá Đây là 34/50 Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả trong thời gian qua, có vốn lớn nhất, quy mô, mặt bằng sản xuất lớn, Một Số Cơ Sở sản xuất Nhỏ như sau stt Đơn Vị Địa chỉ 1 Cơ sở đá ốp lát Hà Giáp Đông Sơn 2 Cơ sở đá ốp lát Chính Lan Đông Sơn 3 Cơ sở đá ốp lát Vũ Đại Hà Trung 4 Cơ sở đá ốp lát Hữu Thành Đông Sơn 5 Cơ sở đá ốp lát ánh Sáng Đông Sơn 6 Cơ sở đá ốp lát Mai Lãm Hà Trung Danh mục tàI liệu tham khảo: Sách: + Chiến lược doanh nghiệp – Raymond alain – Thietat-NXB Thanh Niên 9/1999. + Quản trị Chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm đhktqd- nxb Thống Kê 2004. + Kinh tế và Quản lý Công nghiệp- GS.TS Nguyễn Đình Phan nxb Thống Kê -1998 + Kinh tế và Tổ chức Sản xuất trong Doanh nghiệp– pgs . Phạm Hữu Huy-nxb Giáo duc 1998 + Quản trị Doanh nghiệp – pgs.ts Lê Văn Tâm, ts. Ngô Kim Thanh – nxb Lao động – Xã hội 2000 + Bài giảng : Xây dựng Thương hiệu – th.sỹ Nguyễn Hoài Dung- đhktqd. Nguồn tài liệu: + Ban Kinh tế Tỉnh uỷ Thanh Hoá. + Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hoá + Sở Công nghiệp Thanh Hoá + Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá + Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá. + Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh đá Đông Sơn Thanh Hoá Các văn bản khác: + Luật Doanh Nghiệp (16/3/1999), + Luật Tài nguyên, Luật Môi Trường, , Luật khuyến khích đầu tư trong nước.... + Nghị định số: 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của chính phủ quy định chi tiêt thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi) số 03/1998/QH10. + Quyết Định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề Nông thôn. + Quyết định số: 3431/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002 của UBNN tỉnh Thanh Hoá về chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu. + Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 04/11/2002 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá về phát triển ngành, Nghề tiểu thủ Công nghiệp. + Nghị quyết số 28/2003/NQ-HĐNDK14 của HĐND tỉnh Khoá XIV kỳ họp thứ 8 ngày 12/01/2003. + Quyết Định số :467/2003/QĐ-UB ngày 12/3/2003 của UBNN Tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách khuyến khích phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. + Báo cáo số: 38-BC/KT ngày 28/7/2003 của ban kinh tế Tỉnh uỷ Tinh Thanh Hoá về việc kết quả kiểm tra triển khai và thực hiện Nghị Quyết 03-NQ/TU của ban thường vụ tỉnh uỷ “ Về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp” + Báo cáo số: 19/CN-NQD của Sở Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá ngày 14/1/2004 về tình hình sản xuất công nghiệp huyện, thị, thành phố năm 2004 và phương hướng nhiẹm vụ năm 2005. + Quyết định số 3108/QD-CT ngày 1/10/2004 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hoá về việc cho phép thành lập hiệp hội sản xuất kinh doanh đá Đông Sơn – Thanh Hoá. + Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/3/2005 của Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2005-2010

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32262.doc
Tài liệu liên quan