Chuyên đề Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

Xoá đói giảm nghèo hiện nay đang là vấn đề trọng tâm của mỗi địa phương và của cả nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xoá đói giảm nghèo huyện Quỳ Châu đã có những dấu hiệu khả quan nhờ có sự nỗ lực cố gắng của chính quyền của nhân dân nhưng vẫn còn là khó khăn lớn trên con đường phát triển kinh tế xã hội , phấn đấu trở thành một trọng điểm phát triển Qua quá trình tìm hiểu thực trạng đói nghèo và các mặt phân tích trong bài viết có thể nhận thấy giữa nghiên cứu về lý thuyết đói nghèo và việc áp dụng lý thuyết vào thực tế còn có khoảng cách nhất định. Điều này là tất yếu bởi vì thực tế luôn biến động đòi hỏi việc nghiên cứu lý thuyết phải thay đôỉ theo cho phù hợp. Nghiên cứu thực trạng của một vấn đề để có thể đưa ra những giải pháp giải quyết thực trạng đó cũng chính là quá trình hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề đó. Các giải pháp nêu trong đề tài này mặc dù không thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của công tác xoá đói giảm nghèo nhưng cũng đã góp một phần vào nền tảng lý luận chung và công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện.

doc67 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động có việc làm, phát triển các ngành nghề truyền thống, chăn nuôi gia súc, gia cầm…tăng thu nhập cải thiện đời sống. Được sự quan tâm giúp đỡ của Nhà nước và huyện đã xây dựng và cải tạo nhiều cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo đói, bằng cách cho vay vốn, hỗ trợ kĩ thuật sản xuất, kinh nghiệm làm ăn và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, được sự nỗ lực giữa hai phía, người hỗ trợ và người được hỗ trợ có mối quan hệ với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, làm cho cuộc sống người dân không ngừng tăng lên. Qua bảng chúng ta thấy rõ hơn vấn đề chi tiêu của các hộ nghèo đói trong huyện: Một số chỉ tiêu bình quân đối với các hộ nghèo đói của huyện vào năm 2006. chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo đói Hộ nghèo Hộ đói 1. Bình quân diện tích đất canh tác/khẩu m2/khẩu 234 266 202 2. Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 5,14 4,75 5,53 3. Bình quân lao động/hộ lao động/hộ 2,1 2,3 1,9 4. Bình quân lương thực/người/năm kg/người 247 288 206 5. Bình quân thu nhập/người/năm 1000đ/người 677 816 538 6. Bình quân chi tiêu/người/năm 1000/người 727 852 602 (Số liệu Phòng thống kê huyện cấp) Qua bảng này chúng ta thấy rằng diện tích đât canh tác tính bình quân trênmột người của các hộ nghòe đói rất ít, đói với hộ đói là202m2, hộ nghòe là 266m2, còn hộ nghòe đói là 234 m2. Trong khi đó tính bình quân nhân khẩu/hộ rất cao, đối với hộ nghèo đói là 5,14 người, còn với hộ nghèo có ít hơn 4,75 người và hộ đói là 5,53 người và nếu tính bình quân lao động/hộ thì cũng rất ít, đối với hộ nghèo đói là 2,1 lao động, điều này cho thấy 01 lao động phải nuôi thêm 2,4 người ăn theo, còn đối với hộ nghèo là 2,3 lao động, nên 01 lao động phải nuôi theo 2,1 người ăn theo và đối với hộ đói là 1,9 lao động, 01 người lao động phải nuôi thêm 2,9 người ăn theo, làm cho cuộc sống của họ vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn là điều không tránh khỏi. Nhờ được sự quan tâm của huyện và cộng đồng nên bình quân lương thực trên đầu người tren năm cũng tương đối cao, hộ nghèo đói 247 kg, hộ nghèo 288 kg và hộ đói 206 kg, còn nếu tính theo bình quân thu nhập đầu người trên năm đối với các hộ như sau: Hộ nghèo đói 677.000 đồng, hộ nghèo 816.000 đồng, hộ đói 538.000 đồng, do thu nhập của hộ thấp mà nhu cầu chi tiêu lại cao nên các hộ này thường thiếu nếu tính theo chi tiêu đầu người/năm đối với các hộ như sau: Các hộ nghèo đói là 727.000 đồng, hộ nghèo là 852.000 đồng, hộ đói là 620.000 đồng. Nhìn chung đối với các hộ nghèo đói thường chi lớn hơn thu, nên họ luôn luôn nằm trong tình trạng thiếu, do đảm bảo duy trì cuộc sống nên họ phải đi vay, mượn để chi tiêu cho cuộc sống gia đình nên cuộc sống của họ rất khó khăn cần các ban nghành, chính quyền huyện quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện cho họ cải thiện điều kiện sống và đưa công tác xóa đói giảm nghèo của huyện trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn. 2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006 2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN 2.2.1- Thuận lợi XĐGN là một trong những chính sách cơ bản trong chiến lược phát triển KT-XH được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là một trong những mục tiêu trọng điểm được Đại hội Huyện Đảng bộ khoá 22 đặt ra. Kết quả thực hiện XĐGN trong những năm qua đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về quản lý, điều hành, huy động nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện, đã xuất hiện nhiều mô hình XĐGN làm ăn có hiệu quả, vận dụng và nhân rộng trong toàn huyện. Nền kinh tế của huyện nhà ngày càng tăng trưởng cao, các chủ trương chính sách về XĐGN ngày càng được hoàn thiện và đi vào cuộc sống. 2.2.2- Khó khăn Tuy những kết quả về XĐGN trong những năm qua là đáng ghi nhận, song chúng ta còn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức đặt ra trong giai đoạn tới. - theo số liệu điều tra thực trạng đói nghèo, theo tiêu chuẩn Quốc gia mới so với cả Tỉnh thì tỷ lệ hộ nghèo huyện Quỳ châu đang ở mức cao. Toàn huyện có 4101 hộ nghèo, chiếm 38,29% ( theo chuẩn mới) Hộ có thu nhập bình quân dưới 120.000đ có 2426 hộ, chiếm 59,1%. Hộ có thu nhập dưới 200.000 có 1575 hộ, chiếm 38,4 % - Huyện Quỳ châu là một huyện miền núi thường xuyên bị thiên tai, lốc cục bộ thường ảnh hưởng đến những hộ nghèo, vẫn còn hiện tượng đói nghèo nên những kết quả XĐGN trong những năm qua thiếu tính bền vững. - XĐGN hoạt động theo cơ chế phối hợp liên ngành công tác điều hành càng phức tạp, cán bộ làm công tác XĐGN chủ yếu còn kiêm nhiệm, cán bộ cơ sở còn rất yếu về chuyên môn. 2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được 2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo Nguồn tín dụng ưu đãi cho người nghèo được cấp bởi ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội. - Mục đích: Cung cấp tín dụng ưu đãi cho tất cả các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và phát triển chăn nuôI với lãI suất thấp không phảI thế chấp tài sản, để phát triển sản xuất tăng thu nhập hộ gia đình nhằm xoá đói giảm nghèo. - Nội dung: Trong 5 năm ngân hàng chính sách phục vụ người nghèo, nay là ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện cho vay với doanh số là 19.205 tỷ đồng, trong đó: +Nguồn vốn về phòng NV- LĐTBXH: Tổng vốn: 860 triệu đồng Tổng hộ được vay: 287 hộ Bình quân vay: 3 triệu đồng/hộ +Nguồn vốn được ngân hàng chính sách xã hội cho vay: Tổng vốn: 18.545 tỷ đồng Tổng hộ được vay: 4053 hộ Bình quân vay:4.500.000 đồng / hộ Hàng năm phòng NV- LĐTBXH phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội thẩm định hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn, giảI ngân kịp thời, đúng thời vụ, cho vay đúng đối tượng, sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Ngân hàng chính sách xã hội đã phối hợp với cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ vay vốn để đảm bảo cho vay vốn đúng đối tượng, phát huy hiệu quả của đồng vốn, thu hồi đủ vốn và lãI đúng thời hạn. Nâng cao năng lực của các hộ vay vốn, thông qua đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhóm, đưa tổ vay vốn thực sự trở thành nơI hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. 2.2.2- Công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo đã được chú trọng. Được sự hỗ trợ của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn , sở Thuỷ sản, UBND huyện đã chỉ đạo trạm khuyến nông khuyến lâm huyện triển khai chương trình tập huấn cho các xã, thị trấn. Tổng vốn chương trình: 231 triệu đồng Số lớp: 199 lớp Số người tham gia: 13.860 hộ Việc tập huấn khuyến nông khuyến lâm cho người nghèo đã thay đổi cả nội dung lẫn hình thức, nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra của người nghèo, việc tổ chức tập huấn được chuyển tảI về tận thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tham gia các chương trình, dự án, công tác hướng dẫn bà con nghèo cách làm ăn, được cán bộ khuyến nông khuyến lâm thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc” 2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất: Các hộ nghèo vùng sâu vùng xa đã được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cùng với chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển, đã tạo điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôI, phù hợp với đặc điểm sinh tháI cho năng suất cao hơn nhằm xoá một phần tập quán làm ăn lạc hậu. Hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề: Trong những năm gần đây huyện đã chú trọng xây dựng các làng nghề truyền thống như : dệt thổ cẩm ( Bản Hoa tiến- Châu tiến; bản Đồng minh-Châu hạnh), đan lát mây tre đan xuất khẩu ( Châu hạnh, Thị trấn, Châu thắng). Tuy nhiên các mô hình làng nghề truyền thống vẫn chưa được nhân rộng vì bản tính cố hữu của người TháI là chịu khổ nhưng không chịu khó, ít học tập lẫn nhau. Xây dựng mô hình xoá đói giảm nghèo: Trong 5 năm, ngoài những mô hình làm ăn giỏi cũ còn xuất hiện thêm nhiều mô hình mới như nhà anh Đàm Đức Điểm phát triển đàn lợn thịt và náI khoảng 30 con, một năm 4 lứa thu về khoảng 40 triệu trừ chi phí, nhà anh Võ Văn Minh phát triển đàn bò sinh sản và thịt mỗi năm thu về khoảng 70 triệu ở bản Lâm Hội- Châu Hội và một số hộ ở Tân Hương, Hoa Hải- Châu Hạnh cũng tự mình vươn lên làm giàu chính đáng. 2.2.4- Công tác định canh định cư ở vùng kinh tế mới: Dân số ổn định, luồng di dân tự do ở huyện Quỳ Châu không có. Công tác định canh định cư: hỗ trợ cho dân hưởng nhiều chính sách xã hội đối với người dân tộc thiểu số, người ở vùng 135/CP về vật chất, cây con giống, vật nuôI cây trồng, khoanh nuôI rừng. 2.2.5- Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN: Được sự quan tâm của sở LĐTB&XH, UBND huyện Quỳ Châu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để phòng NV- LĐTB XH cùng các ban ngành mỗi năm mở 4 lớp chia thành 4 cụm cho 12xã, nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo cấp cơ sở ngày một tốt hơn. Cụ thể: Trong 5 năm mở được 14 lớp Số người tham gia: 811 người Tổng số tiền: 48.836.000 đồng Tuy thời gian ngắn, lượng bài giảng dài nhưng học viên đã tiếp thu được một số kiến thức cơ bản để về áp dụng vào thực tế từng công việc cụ thể. 2.2.6-Hỗ trợ khám và chữa bệnh cho người nghèo: Trong 5 năm huyện đã trợ giúp người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, miễn giảm phí khám chữa bệnh bằng các hình thức như mua thẻ BHYT, giấy chứng nhận k hám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện… + Tổng số thẻ được cấp: 39.870 thẻ + Điều trị ngoại trú: 19.760 người + Điều trị nội trú: 1.863 người + Tổng kinh phí : 1.326.905.980 đồng Thực hiện chính sách này thực sự đã tạo điều kiện cho người nghèo trong việc chăm sóc sức khoẻ. Song việc thực hiện còn nổi lên những tồn tại của cơ quan BHXH Tỉnh Nghệ An là cấp thẻ BHYT cho người nghèo còn chậm, sai họ tên, địa chỉ ghi chung chung đến đơn vị xã, thị trấn chứ không ghi rõ thôn, bản , khối. Do đó việc cấp thẻ ở cơ sở rất khó khăn khi phân cho từng bản. điều kiện đồng bào vùng sâu vùng xa tiếp cận thụ hưởng chính sáhc BHYT còn hạn chế do đường xá đI lại khó khăn, một số cơ sở y tế chưa đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân. Đến năm 2004, 2005 trung tâm y tế huyện đã cấp phát tủ thuốc BHYT tới một số xã. * Hỗ trợ người nghèo về giáo dục đào tạo: Đảng bộ và chính quyền huyện Quỳ châu đã quan tâm đến các chính sách giáo dục như thực hiện chế độ thu hút giáo viên về giảng dạy các xã đặc biệt khó khăn. Học sinh đI học chuyên nghiệp có thẻ hộ nghèo được miễn giảm toàn phần. Học sinh PTTH ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp sách giáo khoa, được miễn giảm học phí, có nơI nội trú. Kinh phí của chương trình 135/CP cho sự nghiệp giáo dục là 52.534.498.600 đồng 2.2.7- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo: Trong 7 năm đã xây dựng được 52 công trình hạ tầng của 11 xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí đầu tư la 28,9 tỷ đồng + Giao thông: xây dựng được 7 công trình cầu tràn ổn định cho ô tô đI lại, đưa tổng số xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã là 11/11 xã + Thuỷ lợi: xây dựng được 17 công trình gồm 13 đập và 9,6km kênh mương + Nước sạch: 2 công trình + Trường học: 19 công trình gồm 17 nhà học với 126 phòng học. Trong đó có 10 nhà học cao tầng với 96 phòng học, 7 công trình nhà học cấp 4 với 30 phòng học và 2 phòng hiệu vụ, ổn định chỗ học tập khang trang cho học sinh. + Điện sinh hoạt: 7 công trình gồm 9,5km đường 35kv, 8 trạm biến thế và 12,9 km đường dây 0,4kv cung cấp điện thắp sáng và điện sản xuất cho Nhân dân. 2.2.8- Xây dựng trung tâm cụm xã: Có 2 trung tâm cụm xã được đầu tư với tổng số 14 công trình, trong đó trường học là 4 công trình, giao thông 3 công trình, nước sạch 1 công trình, chợ thương mại 2 công trình, nhà văn hoá đa chức năng 2 công trình, nhag khám đa khoa 1 công trình, trạm y tế xã 1 công trình. Tổng kinh phí là 7.025 tỷ đồng. * Hỗ trợ người nghèo về nhà ở (xoá nhà tạm bợ, dột nát) Tổng số nhà: 670 nhà Tổng kinh phí: 6.387.518 đồng 2.3- Những tồn tại và hạn chế trong công tác XĐGN huyện Quỳ châu. 2.3.1- Về nhận thức trách nhiệm đối với công tác XĐGN Trong những năm qua, ban chỉ đạo XĐGN đã chỉ đạo chưa đồng bộ, hoạt động chưa đồng đều, phối hợp chưa ăn ý vai trò trách nhiệm của ban chỉ đạo chương trình. Một số ngành chưa thực sự vào cuộc, công tác cán bộ chưa được coi trọng đúng mức, trình độ năng lực còn hạn chế, nhất là ở cấp xã,thị trấn. Một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng trách nhiệm mình, thiếu quyết tâm vươn lên vượt qua đói nghèo. - Lãnh đạo một số cơ sở đang có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nguồn nội lực để thực hiện chương trình XĐGN ở địa phương. - Nguồn lực đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho chương trình còn hạn chế. - Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo đã được thực hiện thường xuyên hơn nhưng chất lượng chưa cao. - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, chính sách thuộc chương trình của các ngành chức năng chưa triển khai đồng bộ và nguồn lực để thực hiện chưa tương xứng. Hoạt động phối hợp của các ngành chưa được thường xuyên, việc kiểm tra sơ kết theo định kì chưa được duy trì, việc lồng ghép các chương trình dự án kết quả đạt chưa cao. 2.3.2- Về việc thực hiện các chương trình dự án, cơ chế chính sách. - Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: chưa huy động được sự tham gia và đóng ghóp tích cực của nhân dân, cơ chế dân chủ được công khai kiểm tra, giám sát tuy đã được thực hiện nhưng có nơI có lúc đang nặng về hình thức. - Dự án tín dụng ưu đãi: Đã tổ chức được các lớp đào tạo tổ trưởng vay vốn nhưng do nguồn tài chính hạn hẹp nên kết quả chưa được mỹ mãn, do đó hoạt động của tổ vay vốn còn nhiều bất cập, vẫn còn một số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn nhưng chưa tiếp cận được với nguồn vốn này, bởi một mặt bản thân người nghèo chưa có đủ nhận thức, kinh nghiệm làm ăn, chưa dám vay vốn; mặt khác có một số hộ ngân hàng chưa mạnh dạn cho vay vốn vì sợ không thu hồi được vốn. - Dự án hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo: kinh phí đầu tư còn thấp so với yêu cầu, hình thức vận động người giúp đỡ hộ nghèo, câu lạc bộ giúp nhau làm giàu chưa được rõ nét và chưa được nhân rộng. - Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộ xã nghèo: số lượng và năng lực cán bộ làm công tác XĐGN chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, nhu cầu tập huấn lớn nhưng kinh phí quá ít nên chưa làm được nhiều. 2.4- Nguyên nhân của những tồn tại: * khách quan: - Do điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù của miền núi, địa hình khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn kém, hàng hoá mang tính tự cung tự cung tự cấp, chưa vươn ra thị trường. - Khoa học kỹ thuật đưa vào dân còn ít, mới tới các mô hình lẻ. * chủ quan: - Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN chưa mạnh, thiếu cụ thể, công tác kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên, ban chỉ đạo chưa đồng bộ. - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân chưa được thực hiện tốt. - Nhận thức của một số người dân về sử dụng vốn vay còn hạn chế. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU TRONG NHỮNG NĂM TỚI I- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VẤN ĐỀ XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU 1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến , nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người dân về XĐGN. - XĐGN là một chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, nhằm giảm khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng và các tầng lớp dân cư để tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thực hiện chương trình XĐGN với mục tiêu đã xác định, thể hiện tính nhân văn và bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Do đó phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến và nâng cao kiến thức về XĐGN làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách và giải pháp của Đảng và Nhà nước về XĐGN.XĐGN được xác định là nội dung mục tiêu lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, là trách nhiệm của mọi người dân, nhất là người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phải tự vươn lên để vượt qua đói nghèo, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục tăng cường thời lượng cho vấn đề này thông qua chuyên mục riêng về XĐGN với nội dung thực tế đó là: bên cạnh việc tuyên truyền các chủ trương chính sách , nội dung hoạt động của chương trình XĐGN cần phổ biến chương trình các điển hình, các mô hình làm ăn có hiệu quả. 2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng cấp Huyện với chương trình dự án để thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN mục tiêu XĐGN giảm tỷ lệ đói nghèo mỗi năm 2-3%, đến năm 2010 phảI giảm còn 26,3%, còn 2838 hộ. 3. Thực hiện lồng ghép các chương trình có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Phát triển kinh tế phải đồng thời XĐGN, tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện, là cơ sở để thực hiện XĐGN bền vững. thực hiện tốt công tác XĐGN sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gắn mục tiêu kinh tế, nguồn lực đầu tư với chỉ tiêu XĐGN trên từng vùng, từng địa bàn cụ thể; ưu tiên nguồn vốn cho các xã, địa phương trọng điểm về XĐGN, nhất là các xã có tỷ lệ hộ đói nghèo cao để phát triển các ngành kinh tế có lợi thế tạo việc làm cho người lao động. Huyện đang tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn là: trồng rừng nguyên liệu, phát triển đàn trâu bò sinh sản, dự án vịt bầu, hiện nay các dự án đang đưa về các loại cây giống như: dứa cao sản, cỏ chăn nuôI, trồng tre điền trúc, bát độ lấy măng xuất khẩu nhằm XĐGN tăng thu nhập cho hộ gia đình. 2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ hình thành các vùng sản xuất và khu công nghiệp tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các chủ trại, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động. - Thực hiện lồng ghép, phối kết hợp các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh; tận dụng các nguồn lực nhằm tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn như: chương trình 135, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, trung tâm cụm xã dân cư miền núi, chương trình kiên cố hoá kênh mương, các dự án định canh định cư và kinh tế mới; các chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách y tế, giáo dục cho người nghèo. Đồng thời thu hút và lồng ghép các nguồn đầu tư quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong công cuộc XĐGN. Muốn thực hiện giải pháp này phải tăng cường vai trò của chính quyền từ khâu xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong quá trình lồng ghép không làm lu mờ vai trò điều hành dự án của các cơ quan chủ quản, một mặt phải có sự tích cực, chủ động của cơ quan quản lý dự án phối hợp với nhau thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mặt khác phải có sự can thiệp của chính quyền qua công cụ kế hoạch. 3. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm nghèo Nền kinh tế huyện Quỳ Châu kém phát triển dựa chủ yếu vào vùng sản xuất nông nghiệp.Do đó, việc phát triển nông nghiệp và nông thôn là giải pháp quan trọng trong công tác XĐGN hiện nay, trước mắt cần tập trung vào những vấn đề sau: 3.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi Đất đai và thuỷ lợi là hai yếu tố quan trọng hàng đầu với sản xuất nông nghiệp, nó quyết định đến năng suất, sản lượng sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần: - Giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân dưới nhiều hình thức thích hợp để người dân yên tâm đầu tư vào sản xuất trên diện tích đất của mình. - Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn và sức lao động để cải tạo đồng ruộng, xây dựng hê thống kênh mương và giao thông nông thôn. - Đầu tư hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, nâng cấp các hồ đập đã bị xuống cấp và thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương. 3.1.2 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như trang bị công nghê, vật tư và thiết bị tiên tiến trong nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý hơn các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu, thuỷ lợi..), cải tiến giống và phương thức canh tác từng bước đầu tư phát triển cơ giới hoá, điện khí hoá có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao sản lượng và năng suất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ về giống, về chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đồng thời cải tạo nông nghiệp tự cấp, tự túc thành nền nông nghiệp hiện đại. 3.1.3 Về công tác đào tạo nghề Hiện nay tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp trong tổng nguồn lao động. Việc đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật cho người lao động còn hạn chế do các nguyên nhân: giáo dục xuống cấp, kinh tế khó khăn không có điều kiện để theo học, nhà nước chưa có chính sách quan tâm đào tạo, phân phối sức lao động kỹ thuật cho nông thôn. Vì vậy, cần mở rộng đào tạo nghề, nâng cao trình độ về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất cho người lao động và hộ đói nghèo. Đi đôi với đào tạo, hướng dẫn kiến thức, kinh nghiêm cần phải dạy văn hoá cho họ để họ có năng lực, trí tuệ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả cao hơn, khơi dậy cho họ ý chí vươn lên của người nghèo, xã nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cộng đồng. Mặt khác, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng KCHT trong ngành giáo dục đào tạo và hỗ trợ một phần kinh phí cho các cơ sở dạy nghề tại các địa phương giúp làm giảm gánh nặng kinh phí cho người nghèo đi học. 3.1.4. Thực hiện chính sách tín dụng Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho người nghèo, người yếu thế, người bị rủi ro và ưu tiên cho phụ nữ có nhu cầu cần được vay vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, kịp thời và đúng thời vụ để phát triển sản xuất. Trước mắt áp dụng chính sách lãi suất thấp cho người nghèo. Về lâu dài sẽ chuyển sang tăng khả năng tiếp cận của người nghèo với hệ thống tín dụng được đơn giản hoá thủ tục gắn với đào tạo hơn là áp dụng các chế độ ưu đãi về lãi suất, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay cho người nghèo, tạo việc làm mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện thu nhập. 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn Một nền kinh tế thuần nông không thể đem lại sự giàu có, ổn định và phồn vinh cho người dân. Do đó chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một biện pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn giảm tỷ lệ thuần nông, tăng việc làm phi nông nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tạo là một phương thức thích hợp và trên thực tế đã đem lại hiệu quả thiết thực ở nhiều nước đang phát triển. Nó không những làm tăng thu nhập cho nông dân mà không cần phải sử dụng đến các giải pháp di dân. Muốn vậy cần: - Một mặt, chúng ta giúp từng hộ, từng xã nghèo có kế hoạch sản xuất lương thực một cách phù hợp, mặt khác phát triển các loại cây trồng khác như cây ăn quả và cây công nghiệp phù hợp với khí hâu và đất đai. - Đặc biệt lưu ý đến phát triển mô hình VAC hoặc mô hình trang trại nhỏ, đây là hai mô hình khá phổ biến ở các khu vực nông thôn miền núi và trung du. - Cần phát triển mạnh mẽ ngành nghề phi nông nghiệp, đây là xu hướng cơ bản để phát triển nông thôn trong tương lai. Do đó cần phải khôi phục lại các làng nghề truyền thống nhằm phát huy các lợi thế về tay nghề của các nghệ nhân, nhãn hiệu truyền thống cũng như các thị trường tiêu thụ truyền thống; phát triển các ngành có khả năng tạo việc làm tại chỗ những lao động dư thừa ở nông thôn như ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng tiêu dùng, vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp; phát triển mạng lưới dịch vụ trong nông nghiệp từ dịch vụ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc đến các dịch vụ mua bán, chế biến lương thực, thực phẩm…Do đó nhà nước cần có các chính sách và cơ chế khuyến khích các hoạt động này như về ưu đãi, tín dụng, giảm các loại thuế và những vướng mắc về thị trường. 4. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo Phát triển các ngành công nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về tài nguyên, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động để tạo việc làm cho cư dân đô thị tác động thúc đẩy kinh tế nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. - Tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm, tạo cho người nghèo cơ hội tìm việc làm phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. 5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công Việc thiếu cơ sở hạ tầng đặc biệt là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, miền núi là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến đói nghèo. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội là khâu quan trọng hỗ trợ cho các xã nghèo, người nghèo, tạo điều kiện tiếp cận thị trường, phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ theo hướng tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu sau: 5.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo Do các xã nghèo, xã vùng đặc biệt khó khăn không thể tự mình đưa mạng lưới điện về vùng, do đó nhà nước cần thiết phải hỗ trợ các mặt sau: - Nhà nước hỗ trợ xây dựng mạng lưới điện quốc gia đến tận thôn bản. - Nhà nước hỗ trợ vốn hoặc cấp tín dụng ưu đãi không lãi suất với cấp nước thuỷ lợi, sức gió…trong việc xây dựng các trạm điện vừa và nhỏ để cấp điện cho nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa không có điều kiện nối lưới điện quốc gia hoặc việc kéo và sử dụng điện lưới quốc gia rất khó khăn, tốn kém. - Nhà nước hỗ trợ kinh phí nối điện cho các gia đình khó khăn từ nguồn chung vào đến tận nhà và lắp đường dây điện trong nhà, cung cấp cho các hộ dân tộc ít người đặc biệt khó khăn một chính sách giá thích hợp để khuyến khích họ dùng điện vào các hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu đến năm 2010 các xã đặc biệt khó khăn có 80% số hộ sử dụng điện. - Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa lớn thường xuyên cho các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa cho người dân. - Đào tạo, tập huấn cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng hệ thống phân phối điện, đặc biệt nên đào tạo, tập huấn cho chính đồng bào dân tộc ít người để họ tự quản lý và bảo dưỡng hệ thống phân phối điện trong làng, bản của họ. - Ưu tiên đồng bào các dân tộc tình nguyện làm việc tại các vùng dân tộc và các chính sách ưu đãi hợp lý, tiền lương đảm bảo. 5.2. Về phát triển đường giao thông Đặc điểm của các vùng, xã nghèo có hệ thống giao thông lạc hậu, kém phát triển gây nên những trở ngại cho người dân, chính vì vậy một khi đã giải quyết vân đề này sẽ là cơ hội của người người nghèo thoát khỏi đói nghèo: Kết hợp hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng mới, nâng cấp đường giao thông và thay thế cầu khỉ tạo thuận lợi cho người dân trong sản xuất và sinh hoạt. Tiếp tục chương trình đầu tư xây dựng đường giao thông cho các xã nghèo. Có chính sách ưu đãi để ưu tiên mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn và nâng cấp các tuyến đường hiện có. Đảm bảo 100% xã có đường ô tô vào trung tâm xã, riêng đối với các xã miền núi trước mắt có đường đi cho xe cơ giới 2 bánh hoặc xe ngựa, sau đó mở rộng cho ô tô. Từng bước cứng hoá mặt đường, đảm bảo ô tô đi lại quanh năm. Nhà nước nên trợ giúp về phương tiện kỹ thuật và thuê lao động địa phương sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho những người nghèo hoặc trợ quỹ dưới hình thức nhà nước cho không lương thực, dân đóng góp ngày công. Các nguồn vốn cần chuyển thẳng về cấp huyện để tránh vòng vèo và chi phí quản lý, các hiện tượng tiêu cực, thất thoát ở các cấp trên. Đồng thời dành quyền chủ động cho cấp huyện, có sự tham gia của cộng đồng vào kế hoạch ưu tiên. Như vậy sẽ sát hợp với yêu cầu của người dân hơn là sự vạch kế hoạch, chỉ định mục tiêu từ cấp tỉnh và cấp trung ương một cách áp đặt. Ngoài ra, vốn cho giao thông còn có thể huy động một phần tử các chương trình dự án trên địa bàn nếu thấy giao thông là rất cần và tạo điều kiện để góp phần tăng hiệu quả của chính các chương trình dự án đang và sẽ thực hiện. Hoặc góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thường xuyên tiến hành duy trì và bảo dưỡng đường miền núi. Do địa hình dốc, phức tạp, độ xói mòn lớn, mưa gió bất thường nên đường thường xuyên hư hỏng nặng sau mùa mưa. Về lâu dài cần có kế hoạch từng bước nâng cao đường giao thông theo hướng nhựa hoá tỉnh lộ, đá hoá huyện lộ,cơ giới hóa xa lộ và mở rộng đường liên thôn, liên bản để xe ngựa và xe máy có thể đi lại dễ dàng. Tạo cơ hội và những điều kiện về năng lực để các vùng nghèo, người nghèo chủ động quản lý có hiệu quả hệ thống giao thông nông thôn. Đường Hồ Chí Minh là con đường xuyên Việt lớn thứ hai sau quốc lộ số 1 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội và giảm nghèo các vùng lãnh thổ con đường đi qua. Vùng tác động trực tiếp của đường Hồ Chí Minh ở vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 43 huyện với 847 xã. Đáng lưu ý là hầu hết đường Hồ Chí Minh đi qua đều là những huyện nghèo, phần lớn là những xã khó khăn và có khá nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tuy nó có tác động tiêu cực là: nguy cơ khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguy cơ tác động xấu tới thiên nhiên như: Giảm diện tích xanh, nghèo nàn hệ thống thực vật, xói mòn, lũ lụt…nhưng nó có tác động tích cực là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, CNH- HĐH, nâng cao giá trị lịch sử và nhân văn, bảo tồn và khai thác cảnh quan môi trường, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hướng phát triển là xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông- lâm nghiệp kết hợp với hình thành các vùng chuyên canh tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, phát triển giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực. Hình thành được hệ thống các điểm kinh tế mới và các điểm dân cư. Đồng thời gắn với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái rất đa dạng trong vùng. 5.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch cho các xã nghèo Tiếp tục tập trung đầu tư phát triển thuỷ lợi nhỏ cho các xã nghèo, nhất là các xã đặc biệt khó khăn có 80% số hộ đủ nước sinh hoạt. Đối với chương trình 135, nhà đầu tư xây dựng công trình mới (nếu chưa có công trình) và sửa chữa, nâng cấp công trình hiện có. Đối với các xã gần công trình lớn, nhà đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương dẫn từ công trình chính, tạo nguồn nước và hỗ trợ vật tư để nhân dân tự xây dựng kênh mương dẫn nội đồng. Đối với các địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn không có ruộng nước, nếu có điều kiện Nhà nước hỗ trợ xây dựng ruộng bậc thang giúp người nghèo sản xuất lương thực nhằm xoá đói. 5.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống phát thanh Đẩy nhanh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin của vùng theo hướng hiện đại. Chú trọng phát triển các dịch vụ thông tin hiện đại phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch và các đô thị. Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới thông tin nông thôn, đảm bảo tất cả các thôn bản trong huyện đều được tiếp cận các phương tiện thông tin phổ cập. 6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo Tăng trưởng kinh tế góp phần tạo nhiều cơ hội tăng thu nhập cho người nghèo. Tuy nhiên, trong đó một số người nghèo không tận dụng được cơ hội do mù chữ, thiếu kỹ năng, kém sức khoẻ và dinh dưỡng. Do vậy việc đảm bảo cho người nghèo trong việc tiếp cận được các dịch vụ xã hội đó là giáo dục, chăm sóc y tế và kế hoạch hoá gia đình có tầm quan trọng rất lớn giảm bớt những hậu quả của sự nghèo đói. Do đó cần phải: 6.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. - Đầu tư cải thiện và từng bước hiện đại hoá cơ sở giáo dục- đào tạo để nâng cao chất lượng. Chú trọng các xã miền núi,để tăng cơ hội và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thụ hưởng dịch vụ giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo của các trường dân tộc nội trú. Chú trọng hỗ trợ về đào tạo và chính sách đối với giáo viên để mở rộng mạng lưới nhà trẻ mẫu giáo. Có chính sách hỗ trợ về vật chất để thu hút trẻ em các dân tộc thiểu số đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1. - Xây dựng trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao và đào tạo có trọng điểm một số nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật đặc thù của vùng. - Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục ( vì tỷ lệ nhập học của vùng khá cao và mạng lưới cơ sở giáo dục trong vùng tương đối rộng khắp, thuận tiện), từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thụ hưởng và chất lượng giáo dục của vùng so với các vùng phát triển. - Kiên cố hoá trường học: đến năm 2010 có hơn 90% trường lớp được kiên cố hoá, xóa lớp ca 3, khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học, 77% trẻ em trong độ tuổi đi học trung học cơ sở. - Đảm bảo đủ giáo viên cho các cấp học về số lượng và cơ cấu, đồng thời nâng cấp chất lượng giáo viên (năm 2010 có 100% giáo viên đạt chuẩn). Có chính sách hợp lý khuyến khích giáo viên ( về tiền lương, nhà ở, chế độ luân chuyển rõ ràng, đào tạo và phân công theo hình thức cử tuyển, sử dụng hình thức tình nguyện viên đối với sinh viên sư phạm mới ra trường…) để đảm bảo đủ giáo viên cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. - Hỗ trợ trẻ em các hộ nghèo và trẻ em đồng bào các dân tộc thiểu số (miễn giảm học phí, cấp miễn phí sách giáo khoa và vở viết, thành lập các trường lớp bán trú nuôi dân và có sự hỗ trợ của nhà nước về ở và ăn tại trường…). - Khuyến khích, hỗ trợ toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục để tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. Một mặt tăng tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục mặt khác mở rộng quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục. Tạo môi trường pháp lý và có cơ chế khuyến khích (ưu đãi về sử dụng đất, thuế, lãi suất tín dụng…) để thành lập và mở rộng mạng lưới các trường bán công, tư thục 6.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế cho người nghèo - Triển khai đầy đủ các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đến tận người dân, đảm bảo 100% người dân được hưởng lợi. Tổ chức các đợt khám chữa bệnh lưu động, miến phí, định kỳ xuống các thôn bản. Phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh có hiệu quả ngay từ tuyến cơ sở, khống chế và dập tắt, không để dịch lớn xẩy ra trên địa bàn. - Tập trung cải tạo và nâng cấp các cơ sở y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa và bệnh viện tuyến huyện để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở và cung cấp dịch vụ y tế với chất lượng ngày càng cao cho mọi người dân. Đến năm 2010 đạt mục tiêu trạm y tế xã có bác sỹ và có trạm y tế được xây dụng kiên cố. - Đảm bảo đủ nguồn nhân lực y tế cho tuyến cơ sở cả về số lượng và cơ cấu chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế để cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân ngay ở tuyến cơ sở, rút ngắn chênh lệch, thực hiện công bằng về thụ hưởng dịch vụ y tế có chất lượng. - Cần phải thiết lập một cơ chế và xây dựng một hệ thống y tế trợ cấp cho người nghèo, hộ dân tộc ít người. Áp dụng các loại giá khác nhau cho việc sử dụng các dịch vụ y tế khám và chữa bệnh cho các nhóm người có mức thu nhập khác nhau, kể cả áp dụng các chính sách miễn phí cho những người đặc biệt khó khăn. - Đa dạng hoá các loại bảo hiểm y tế để mở rộng các đối tượng và số người tham gia BHYT - Đảm bảo thuốc thiết yếu thông thường đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn qua bảo hiểm y tế và cấp vốn kinh doanh thuốc cho các trạm y tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. 6.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hoá gia đình và giảm tốc độ tăng dân số Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đói nghèo là do sinh đẻ quá nhiều gây nên những hậu quả nghiêm trọng như nạn thất nghiệp, tỷ lệ người phụ thuộc quá cao, suy giảm sức khoẻ bà mẹ trẻ em, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình đồng thời tạo gánh nặng cho xã hội. Chính vì vậy, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình là một chương trình lồng ghép quan trọng nhằm xoá đói giảm nghèo. Muốn thực hiện được thì trước hết phải hỗ trợ cho dân số nông thôn có thể tiếp cận được phương tiện nghe, nhìn, sách báo... để họ hiểu được biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Cần hỗ trợ cho họ các loại thuốc và dụng cụ tránh thai không phải trả tiền. Cần có các chính sách về lợi ích vật chất để khuyến khích họ sinh đẻ có kế hoạch. 7. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ người nghèo Nghệ An là tỉnh tập trung số lượng lớn đối tượng chính sách xã hội (người có công với nước, thương binh), tỷ lệ người tàn tật cao, nhóm người dễ bị tổn thương lớn và thiên nhiên khắc nghiệt nên việc mở rộng và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách trợ giúp của nhà nước đối với các nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có cơ hội tự tạo việc làm hoặc đi làm thuê để họ có thu nhập đủ nuôi sống bản thân và tham gia vào các hoạt động cộng đồng. - Tăng cường mạng lưới ASXH thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa. Triển khai hoạt động của các quỹ này tại những cộng đồng làng xã, nơi tập trung nhiều người nghèo, trong đó chú trọng các hình thức trợ cấp bằng hiện vật (gao, thực phẩm, áo quần…) đối với các đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Phát triển trung tâm bảo trợ xã hội ở những xã nghèo, xã gặp rủi ro thường xuyên để nuôi dưỡng các đối tượng mất khả năng cơ hội kiếm sống. Điều chỉnh lại cơ cấu phân bổ ngân sách để thực hiện chính sách xã hội theo hướng trao quyền chủ động cho các địa phương, đặc biệt là cấp xã huyện để phát triển cộng đồng ở làng xóm và cấp xã. - Xây dựng hệ thống cứu trợ xã hội đột xuất nhằm đảm bảo sự hoạt động hữu hiệu hơn hệ thống. Đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro như thiên tai, tai nạn và các hoạt động xã hội không thuận lợi, cần có giải pháp giúp đỡ cứu trợ đột xuất, đồng thời phải giúp đỡ phòng chống có hiệu quả khi gặp thiên tai. Hỗ trợ một phần kinh phí để cải thiện tình trạng nhà ở tránh bão, tránh lụt. 8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo Công tác XĐGN ở huyện không chỉ là trách nhiệm, sự quan tâm và giúp đỡ của Tỉnh Nghệ An,của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng của bản thân người nghèo, hộ nghèo mà còn đòi hỏi sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội về vật chất và tinh thần. Thực hiện tốt tinh thần “ tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách” đó là động lực mạnh mẽ để xoá đói giảm nghèo. Chính vì vậy cần tập trung: - Tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác XĐGN là mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân họ. Vì vậy nguồn lực thiết thực nhất là của bản thân mỗi gia đình, mỗi nhóm dân cư, mỗi bản làng, với phương châm các gia đình hỗ trợ nhau làm kinh tế bằng cách trao đổi kinh nghiệm làm ăn nhằm khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm, không chịu học hỏi kinh nghiệm làm ăn chỉ dựa vào hỗ trợ của nhà nước. - Nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là cán bộ thôn, xã, bản. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ cơ sở có khả năng tiếp thu và truyền đạt chủ trương chính sách của nhà nước. Muốn vậy, cần tập trung: + Tổ chức những điểm tập huấn với các hình thức tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các huyện, xã về công nghiệp hóa, hiện đại hoá kinh tế thị trường, kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế… + Tăng cường cán bộ cho cơ sở vùng sâu. Cải tiến và ban hành các chính sách, chế độ khuyến khích cán bộ lên công tác ở vùng sâu,cán bộ người dân tộc. + Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở trường chính trị tỉnh, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt, đương chức và kế cận ở cơ sở, cán bộ người dân tộc, củng cố các trường dân tộc nội trú của tỉnh, huyện, miền núi, trường dự bị đại học dân tộc, trường dân tộc vừa học vừa làm. + Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp và đội ngũ công tác viên làm công tác XĐGN ở cơ sở. - Thực hiện quy chế dân chủ, công khai hoàn toàn bộ quỹ vốn vay và các nguồn hỗ trợ khác để nhân dân hiểu và tham gia vào công tác XĐGN. - Xã hội hoá việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho xoá đói giảm nghèo và trợ cấp xã đối với người nghèo. Đặc biệt là thu hút vốn từ các bộ phận dân cư, của khu vực tư nhân, các hiệp hội ban ngành đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài huyện. Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác XĐGN là rất to lớn. Các tổ chức, đoàn thể đã giúp hội viên nghèo không chỉ vay vốn, lao động mà đặc biệt là kinh nghiệm làm ăn, nhờ có phong trào giúp đỡ nhau XĐGN của các tổ chức đoàn thể mà góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Quan điểm XĐGN một cách toàn diện là hệ thống tác động cộng hưởng đồng hướng đích bao gồm Nhà nước- doanh nghiệp- cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hoà nhập cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ XĐGN trong hiện tại và làm giàu bền vững trong tương lai gần, xa. Để thực hiện tốt công tác XĐGN trong giai đoạn tới tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: - XĐGN cần có sự chỉ đạo tập trung, sự phối hợp chặt chẽ và phân công trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp và của toàn thể cộng đồng xã hội trong việc thực hiện, đánh giá, giám sát. Đặc biệt là trách nhiệm của chính bản thân người nghèo nên từ bỏ sự tự ti, mặc cảm, ỷ lại trông chờ vào cộng đồng để từ đó có ý chí quyết tâm phấn đấu thoát nghèo và hoà nhập xã hội. - Cũng cần lưu ý rằng, mọi hỗ trợ vật chất như tài chính, nhu yếu phẩm dù từ nguồn nào: Nhà nước, nhân dân, tập thể cơ quan, đơn vị, các tổ chức trong nước, quốc tế… và dưới hình thức nào cho vay hay không phải công khai, minh bạch và đưa đến tận tay các hộ nghèo, kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng trục lợi, tham nhũng. - Để thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác miền núi, dân tộc đề nghị tăng mức đầu tư từ 500 triệu đồng/xã/năm lên mức 1000triệu đồng/xã/năm để tập trung cho các mục tiêu: tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất nông- lâm ổn định, bền vững. - Các địa phương, đơn vị cần chủ động khắc phục những tồn tại yếu kém trong thực hiện các chương trình, dự án; bố trí kinh phí để thực hiện quản lý, duy tu bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư sao cho hiệu quả. KẾT LUẬN Xoá đói giảm nghèo hiện nay đang là vấn đề trọng tâm của mỗi địa phương và của cả nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xoá đói giảm nghèo huyện Quỳ Châu đã có những dấu hiệu khả quan nhờ có sự nỗ lực cố gắng của chính quyền của nhân dân nhưng vẫn còn là khó khăn lớn trên con đường phát triển kinh tế xã hội , phấn đấu trở thành một trọng điểm phát triển Qua quá trình tìm hiểu thực trạng đói nghèo và các mặt phân tích trong bài viết có thể nhận thấy giữa nghiên cứu về lý thuyết đói nghèo và việc áp dụng lý thuyết vào thực tế còn có khoảng cách nhất định. Điều này là tất yếu bởi vì thực tế luôn biến động đòi hỏi việc nghiên cứu lý thuyết phải thay đôỉ theo cho phù hợp. Nghiên cứu thực trạng của một vấn đề để có thể đưa ra những giải pháp giải quyết thực trạng đó cũng chính là quá trình hoàn thiện cơ sở lý luận về vấn đề đó. Các giải pháp nêu trong đề tài này mặc dù không thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu của công tác xoá đói giảm nghèo nhưng cũng đã góp một phần vào nền tảng lý luận chung và công tác xoá đói giảm nghèo ở huyện. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của những người đi trước đã giúp em trang bị cho mình một nhận thức đúng đắn về xoá đói giảm nghèo khi thế giới đang bước vào một thế kỷ mới từ đó em đã mạnh dạn đưa ra các ý kiến của mình với hi vọng sẽ hoàn thiện được vốn kiến thức của mình và đóng góp phần nhỏ sức của mình cho công cuộc đổi mới chung của đất nước. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên hưỡng dẫn GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng cùng các cô chú phòng quan hệ và lao động_Viện Lao Động và Xã hội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC BẢNG BIỂU................................................................................................... 1 LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 2 PHẦN I: MỘT SỐ QUAN NIÊM CHUNG VỀ XĐGN…………………. 4 I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐÓI NGHÈO…………………………………. 4 1. Quan niệm chung…………………………………………...................... 4 2. Quan niệm đói nghèo ở Việt Nam………………………........................ 9 II. CÁC QUAN NIỆM VỀ XÓA ĐÓI,GIẢM NGHÈO………............... 10 1.Nguyên nhân của đói nghèo………………………………………......... 10 2. Khái niệm về xóa đói,giảm nghèo…………………………….............. 12 2.1. khái niệm về xóa đói…………………………………………………… 12 2.2.khái niệm về giảm nghèo………………………………………………. 12 3. XĐGN đối với các vấn đề trong đời sống xã hội……………………... 13 3.1.đối với sự phát triển kinh tếi…………………………………............. 13 3.2.đối với vấn đề chính trị xã hội………………………………………... 13 3.3. đối với các vấn đề văn hóa…………………………………………… 15 3.4.đối với một số vấn đề khác có lien quan…………………………….. 16 4. Các tiêu thức và chuẩn mực đánh giá nghèo đói…………………...... 17 2.1.các tiêu thức đánh giá nghèo đói……………………………………. 17 3.4.mức chuẩn đánh giá nghèo đói……………………………………..... 18 PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI HUYỆN QUỲ CHÂU TỈNH NGHỆ AN………………………………………………… 25 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN...................................................... 25 1. Vị trí địa lí................................................................................................ 25 2. Kinh tế xã hội........................................................................................... 25 2.1. Một số kết quả từ 2001-2005......................................................... 27 2.2. Mục tiêu giai đoạn 2006-2010...................................................... 31 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN QUỲ CHÂU……………………………………………………………............... 31 1 .Thực trạng nghèo đói huyện Quỳ Châu năm 2006………………….. 31 1.1- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2005 ( theo chuẩn cũ)…………………………………………………………………………... 31 1.2- Tình hình hộ nghèo đói của huyện Quỳ Châu năm 2006(theo chuẩn mới)………………………………………………………………………… 34 2- Các chương trình dự án XĐGN đã thực hiện từ năm 2006……... 38 2.1- Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng chương trình mục tiêu XĐGN 38 2.1.1- Thuận lợi…………………………………………………………... 38 2.1.2- Khó khăn………………………………………………………….. 38 2.2- Các chương trình dự án XĐGN-những kết quả đạt được……. 40 2.2.1- Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo……………….. 40 2.2.2- Công tác khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn , chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cho người nghèo đã được chú trọng……………………………………………………… 41. 2.2.3- Hỗ trợ về sản xuất………………………………………………. 42 2.2.4- Công tác định canh định cư ở vùng kinh tế mới……………. 42 2.2.5- Công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XĐGN 43 2.2.6-Hỗ trợ khám và chữa bệnh cho người nghèo………………… 43 2.2.7- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho những xã nghèo………. 44 2.2.8- Xây dựng trung tâm cụm xã………………………………………. 45 2.3- Những tồn tại và hạn chế trong công tác XĐGN huyện Quỳ châu…………………………………………………………… 45. 2.3.1- Về nhận thức trách nhiệm đối với công tác XĐGN……………. 45 2.3.2- Về việc thực hiện các chương trình dự án, cơ chế chính sách 46. 2.4- Nguyên nhân của những tồn tại……………………………………. 47 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU TRONG NHỮNG NĂM TỚI…………………... 48 I- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUNG CHO VẤN ĐỀ XĐGN HUYỆN QUỲ CHÂU……………………………………………………………………... 48 1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến , nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và người dân về XĐGN............................................ 48 2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội với tốc độ cao, toàn diện và bền vững; lồng ghép các chương trình, tận dụng các nguồn lực để đầu tư cho mục tiêu phát triển cộng đồng và XĐGN……………………………... 49 3. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để xoá đói giảm Nghèo……………………………………………………………………... 50 3.1. Nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp………………………………………………………………......... 50 3.1.1. Các giải pháp về đất đai và thuỷ lợi…………………………… 50 3.1.2 Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…………………….............. 50 3.1.3 Về công tác đào tạo nghề………………………………………… 51 3.1.4. Thực hiện chính sách tín dụng………………………………….. 51 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đa dạng hoá thu nhập ở nông thôn 52 4. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo…………………………………………. 53 5. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo, người nghèo tiếp cận dịch vụ công........................................................ 53 5.1. Về phát triển và sử dụng điện ở các xã nghèo....................... 53 5.2. Về phát triển đường giao thông............................................. 54 5.3. Về phát triển thuỷ lợi nhỏ và cung cấp nước sạch cho các xã nghèo.......................................................................... 56 5.4. Về phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống phát thanh...................................................................... 57 6. Phát triển các dịch vụ giáo dục, y tế và chương trình kế hoạch hoá cho người nghèo............................................. 57. 6.1. Phát triển giáo dục, rút ngắn chênh lệch về thụ hưởng giáo dục đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo.............................................................. 57 6.2. Tăng cường các dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế cho người nghèo...................................................................... 58 6.3. Thực hiện có kết quả chương trình kế hoạch hoá gia đình và giảm tốc độ tăng dân số....................................... 59 7. Phát triển mạng lưới ASXH giúp đỡ người nghèo.................................................................................. 60. 8. Thực hiên tốt việc xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo.................................................................................... 61 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 63 KẾT LUẬN.................................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 65

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21784.doc
Tài liệu liên quan