Chuyên đề Giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai

Để quản lý đất nước, quản lý xã hội, đảm bảo trật tự xã hội và kỷ luật, Nhà nước ban hành pháp luật (thực hiện quyền lập pháp). Cũng chính Nhà nước phải tổ chức thực thi pháp luật trong đời sống xã hội (thực hiện quyền hành pháp). Trong quá trình đó Nhà nước phải tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy giải quyết khiếu nại, tố cáo là một dạng hoạt động không thể thiếu của quá trình thực hiện quyền lực của Nhà nước, nhằm quản lý một xã hội, một đất nước. Hệ thống Toà án Nhân dân các cấp, các Bộ, Sở, ban ngành có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thể hiện sự hoà quyện thống nhất giữa tính Đảng, tính Nhà nước và tính nhân dân trong toàn bộ cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo mà mục đích của nó không có gì khác hơn là hướng tới một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội công bằng dân chủ văn minh.

doc71 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đơn thư Số vụ việc Thuộc thẩm quyền Chính phủ giao Tổng số 1999 963 1.758 87 02 89 2000 1.105 2.688 92 64 156 2001 943 3.173 85 118 203 11 tháng đầu năm 2002 942 3.028 161 68 229 Tổng cộng 3.953 10.647 425 252 677 Nội dung khiếu nại chủ yếu hiện nay là: + Đòi lại đất cũ: Đã đưa vào HTX, tập đoàn sản xuất, cho mượn, cải tạo công thương nghiệp, đất nông trường, đất tôn giáo, đất tôn tộc... + Khiếu nại về đền bù giải phóng mặt bằng: Khiếu về diện tích, mức giá đền bù... + Khiếu nại về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất... 2. thanh tựu của công tâc giải quyết tranh chấp đất đai Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai của thanh tra đất đai năm 2002 đã có chuyển biến tích cực, hầu như tất cả lực lượng Thanh tra đều đầu tư cho công tác này. Năm 2002, vụ thanh tra đã tổ chức 17 đoàn đi giải quyết khiếu nại, tố cáo ở 30 tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Tổng cục cũng đã về các địa phương trực tiếp làm việc với UBND về công tác giải quyết khiếu nại đất đai. Cách thức tiến hành giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai cũng được cải tiến, tăng cường giải quyết ở cơ sở, phối hợp chặt chẽ với UBND và các ngành chức năng của tỉnh, trước hết với Địa chính và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại năm 2002 và mấy năm gần đây như sau: Năm Số vụ việc phải giải quyết Đã ban hành văn bản giải quyết 1999 89 02 2000 156 20 2001 203 55 10 tháng đầu năm 2002 229 128 Tổng cộng 677 205 Ngay từ tháng 1/2003 đã giúp Bộ tổ chức Hội nghị tại tỉnh Long An bàn về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, lãnh đạo và Thanh tra Nhà nước tỉnh, thanh tra các Sở Địa chính của các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Tây Ninh. Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ và các địa phương đã trao đổi các biện pháp thực hiện Chỉ thị 09, thống nhất kế hoạch phối hợp giải quyết đơn thư tồn đọng đơn thư khiếu nại, kết hợp thực tế công tác để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai của cán bộ địa phương. Sau Hội nghị đã tổ chức 05 Đoàn công tác phối hợp để giải quyết khiếu nại ở 12 tỉnh, thành phố phía Nam. Tháng 8/2003 Bộ đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm hoạt động của 05 Đoàn tại Quảng Ninh sau đó triển khai 09 Đoàn công tác giải quyết khiếu nại ở 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Như vậy trong năm 2003 Thanh tra Bộ đã giúp Bộ tổ chức 14 Đoàn công tác phối hợp giải quyết khiếu nại về đất đai ở 30 tỉnh, thành phố, tham gia các Đoàn có lực lượng thanh tra địa chính của các địa phương; 08 Đoàn đã kết thúc, đã ban hành văn bản giải quyết 493 đơn khiếu nại, còn 06 Đoàn đã kết thúc công tác kiểm tra, xác minh thu thập chứng cứ tại địa phương hiện đang dự thảo các văn bản giải quyết để trình Bộ ban hành (xem mục lục 2). Ngoài ra thanh tra Bộ còn tổ chức nghiên cứu hồ sơ khiếu nại trên cơ sở đó đã có văn bản giải quyết trả lời cho 263 trường hợp, như vậy Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản giải quyết tất cả là 756 đơn khiếu nại. Nội dung khiếu nại tập trung vào 3 vấn đề: đòi lại đất cũ, đòi đền bù về đất và tranh chấp đất, nhiều trường hợp khiếu nại gay gắt, kéo dài, nhiều "điểm nóng" phức tạp khiếu nại đông người như: đền bù giải toả đường quốc lộ ở Hà Tây, ở ý Yên Nam Định, ở Kiên Giang, khiếu nại thu hồi đất ở Hoà Bình, tranh chấp đất ở Hải Dương, tranh chấp đất an ninh quốc phòng ở Tiền Giang, Bến Tre, tranh chấp đất với nông trường ở Đồng Tháp, Long An Trong quá trình giải quyết khiếu nại ở cơ sở đã giải thích, vận động được 48 trường hợp đương sự rút đơn, theo số liệu tổng hợp của 05 Đoàn thì có 80,2% trường hợp quyết định của UBND tỉnh phù hợp quy định của pháp luật, 9,1% chưa phù hợp, 11,3% đúng một phần. Công tác nhận, phân loại, xử lý đơn thư cũng hết sức phức tạp, năm 2003 đã tiếp nhận 4.558 đơn, xử lý 2.842 đơn, còn 1.716 đơn chưa xử lý. Đơn chuyển đến Bộ Tài nguyên và Môi trường từ nhiều nguồn, trong đó có nhiều trường hợp đã hết thời hiệu, thời hạn xem xét kể cả đơn đã có quyết định giải quyết cuối cùng đúng luật, làm cho công việc theo dõi và xử lý đơn thêm phức tạp và tốn nhiều công sức. - Giúp Bộ giải quyết được khối lượng lớn công việc thanh tra xét khiếu tố, riêng giải quyết khiếu nại gấp gần 3,4 lần năm 2002, đã kiểm tra, xác minh 915 đơn, giải quyết trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ 263 đơn, tổng cộng giải quyết 1178 đơn ; đã ban hành 756 văn bản giải quyết, đang hoàn chỉnh để trình ban hành 422 đơn. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, nhu cầu được sống trong một xã hội có trật tự kỷ cương được người dân quan tâm hơn. Vì vậy nhân dân có chú ý hơn đến việc tìm hiểu pháp luật qua các hình thức tuyên truyền qua đó nhận thức của nhân dân về pháp luật trong đó có Luật khiếu nại tố cáo, Luật đất đai có những chuyển biến. 3. Những tồn tại, hạn chế của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo Mặc dù kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời gian qua đã đạt được những kết quả vượt trội. Tuy nhiên theo kết quả thực hiện được kế hoạch kiểm tra số 01-KH/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và báo cáo của Thanh tra đất đai thì số lượng đơn thư từ trước đến năm 2002 vẫn còn tồn đọng với số lượng lớn (thuộc thẩm quyền của địa phương và trung ương) đã vượt quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo, ngoài ra còn tồn nhiều quyết định đã được đã được giải quyết nhưng chưa được thi hành. Đơn thư mới phát sinh và người khiếu tố đến trung ương vẫn còn tiếp diễn. Hiện tại, hàng tháng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận khoảng từ 100 đến 150 đơn thư. đáng lưu ý là tình trạng tái khiếu vẫn còn tồn tại và một số kẻ xấu lợi dụng khiếu tố đất đai để lợi dụng kích động làm ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Số đơn thư khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương 6 tháng đầu năm 2003 tuy có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn chưa vững chắc, các khiếu kiện liên quan đến quản lý đất đai, sử dụng đất đai vẫn chiếm tỷ lệ lớn (gần 60%). Số vụ khiếu kiện đông người ở thời điểm Quốc hội, Trung ương họp vẫn diễn biến phức tạp, tăng so với cùng kỳ tháng trước (TCTT 8/03). Tuy đã tích cực chỉ đạo xem xét, kết luận, giải quyết các vụ đông người phức tạp nhưng 6 tháng đầu năm ở một số tỉnh thành phố vẫn có các vụ việc khiếu kiện đông người vượt cấp lên Trung ương như ở nông trường 30/4, nông trường 416, phân trường Phú Lợi, khiếu kiện của bà con người Khmer xã Tân Hưng, ấp Khuang Tang, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng (TCTT 2/03) Trong kiểm tra xác minh xem xét kết luận các vụ khiếu nại, tố cáo, nhất là cấp huyện cấp cơ sở vẫn còn không ít các vụ việc chưa dược xem xét chính xác, khách quan, chứng cứ đưa ra kết luận thiếu thuyết phục các giải pháp kiến nghị các cấp có thẩm quyền chưa thấu lý, đạt tình và thiếu tính khả thi, vì vậy vụ việc không được giải quyết dứt điểm, phát sinh khiếu kiện vượt cấp lên trên. Tình trạng tụ tập đông người băng rôn khẩu hiệu kéo đến trụ sở tiếp dân của Trung ương hoặc nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng để gây áp lực đòi giải quyết theo yêu sách của họ vẫn còn rất phức tạp. Trong đó có không ít các vụ việc đang được các cấp các nghành xem xét, kết luận hoặc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật có lý, có tình nhưng vẫn khiếu kiện vượt cấp lên trung ương như: Vụ 50 người ở số 10 Thuỵ Khuê- Tây Hồ- Hà Nội khiếu nại về đền bù, giải toả xây dựng trường Chu Văn An; Vụ 15 thương binh ở thị xã Hà Đông- Hà Tây khiếu kiện về đền bù thu hồi đất sai chế độ chính sách; Vụ 39 người dân thôn Dũng Cảm- xã Tam Hưng- huyện ứng Hoà -tỉnh Hà Tây đề nghị xử lý một số cán bộ xã vi phạm sau khi có kết luận Thanh tra giải quyết khiếu nại xung quanh việc giao đất sản xuất cho dân; Vụ 62 người ở xã Tân Ân, Ngọc Hiển, Cà Mau khiếu nại thu hồi đất; Vụ 54 hộ tại Tân Chánh Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh khiếu nại về giá đền bù dự án đường Xuyên á; Vụ 61 người xã Phong Mỹ, Cao Lãnh, Đồng Tháp tranh chấp đất với nông trường Giáo Đồng,( số liệu từ Tạp chí Thanh tra số 8/03). Việc tiếp dân thường xuyên và tiếp dân theo định kỳ của lãnh đạo trong một số nơi chưa phát huy hiệu quả. Nhiều người khiếu nại tố cáo chưa đến đúng địa chỉ. Theo số liệu thống kê (Tạp chí Thanh tra số 10/02) hiện nay trên cả nước hàng năm có hàng ngàn vụ việc khiếu nại tố cáo về đất đai trong đó có nhiều vụ việc mà người khiếu nại sao chụp rất nhiều đơn thư gửi đến các cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Do vậy cơ quan Nhà nước nhất là Trung ương nhận được rất nhiều đơn thư khiếu nại không thuộc thẩm quyền của mình. Có nhiều trường hợp, người khiếu nại đã giấu đi những thông tin mà họ cho là không có lợi (về nội dung khiếu nại, về quá trình giải quyết khiếu nại) dẫn đến tình trạng khó xác định được thẩm quyền, gây khó khăn cho quá trình đôn đốc giải quyết, giảm hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại. ở một số nơi, mặc dù Luật khiếu nại tố cáo đã có hiệu lực từ lâu nhưng vẫn làm theo “đường mòn”, theo “thói quen” là chuyển đơn khiếu nại như quy định của pháp lệnh khiếu nại, tố cáo (đã hết hiệu lực). Việc thực hiện chuyển đơn ở mỗi nơi mỗi khác: có nơi dùng “thông báo”, có nơi dùng “phiếu báo tin”, có chỗ lại dùng “phiếu chuyển”. Thậm chí có trường hợp còn “bút phê” trực tiếp vào góc từ đơn, ký “nháy” rồi chuyển cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nội dung của bút phê thường là nhận xét đánh giá, địng hướng cho việc giải quyết. Nếu như nhận xét đánh giá này đúng đắn thì không sao nhưng vì thiếu thông tin hay vì một lý do nào đó định hướng, nhận xét này sai lệch thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp đó vụ việc sẽ có chiều hướng “nóng” hơn, phức tạp, gay gắt hơn, bởi vì người khiếu nại sẽ căn cứ vào nhận xét đánh giá, định hướng mà đòi hỏi yêu sách đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vấn để tranh chấp, khiếu nại đất đai ngày càng trở lên gay gắt đa dạng, phức tạp vềnhiều mặt, đòi hỏi được quan tâm phân tích đánh gia để có phương hướng, biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời, ổn định xã hội, làm yên lòng dân, góp phần phát triển kinh tế bền vững. 4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại đất đai. Việc tìm ra nguyên nhân của tranh chấp đất đai để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp với thực tế từng vụ việc, bảo đảm đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của từng địa phương là quan trọng. Như chúng ta đã biết trong mọi hoạt động của con người đều gắn liền với đất đai, trong sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Vì vậy nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, khiếu nại đất đai hết sức đa dạng phức tạp cả về đối tượng, nội dung, hình thức và mức độ gay gắt của tranh chấp hay khiếu nại dó. ở đây chúng ta xem xét những nguyên nhân này theo hai nhóm chính: 4.1 Nguyên nhân khách quan a. Hoàn cảnh lịch sử Trong những năm đổi mới, cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế đã liên tục được thay đổi bổ sung, tạo điều kiện để cho mọi hoạt động xã hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân thực sự được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, các chính sách, cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường chưa đồng bộ còn nhiều khe hở, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân - những lĩnh vực liên quan đến sử dụng đất còn nhiều bất hợp lý, các quy định về quản lý sử dụng đất đô thị nhất là đất trong khu dô thị mới đang trong quá trình hình thành. Bản thân các chính sách quản lý sử dụng đất đai liên tục thay đổi, bổ sung và còn nhiều khía cạnh chưa bắt kịp với thực tế cuộc sống. Do đó cơ sở pháp lý cho giải quyết các tranh chấp khiếu kiện có nhiều điểm chưa thống nhất một vụ việc có nhiều quan điểm giải quyết gây đình trệ trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. Đất nước đang trong quá trình phát triển mạnh cả về nông nghiệp, công nghiệp, đất đai là nguồn lực quan trọng vì thế đất đai ngày càng có giá. Lại thêm đặc thù của nước ta là đất trật người đông vì vậy mọi người đều “nhìn” vào đất. Hạn mức sử dụng đất đô thị thấp, quỹ đất xây dựng các công trình công cộng phục vụ dân sinh không còn nhiều. Tâm lý của người dân nếu đòi được một mảnh đất thì cũng có nghĩa là họ có lợi nhuận do đó họ cố tình khiếu nại mặc dù được giải quyết đúng chính sách, đúng pháp luật. b. Về môi trường pháp luật Đảng và Nhà nước ta từ khi Luật đất đai năm 1993 ra đời đã công nhận đất có giá. Tuy nhiên trước đó thì là cả một thời gian dài buông lỏng quản lý, sau đó là lập pháp không theo kịp nhu cầu tăng nhanh của cuộc sống, cũng như cơ chế thị trường mới mẻ. Trong tình hình đó nhiều mâu thuẫn đất đai nảy sinh mà không đủ căn cứ pháp lý để giải quyết. Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai chưa hoàn chỉnh, chưa điều chỉnh hết được quan hệ về đất đai, lại liên tục sửa đổi bổ sung, cán bộ công nhân và người dân không kịp thời nắm bắt do đó dẫn đến không hiểu đầy đủ và áp dụng chính sách pháp luật đất đai không đúng. Tuy Nhà nước ta đã ban hành luật khiếu nại tranh chấp giúp cho công tác giải quyết khiếu nại tố cáo thuận lợi hơn, bộ luật này là căn cứ cơ bản để giải quyết tranh chấp khiếu nại. Nhưng việc áp dụng luật khiếu nại tố cáo trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai vẫn còn nhiều vướng mắc. Cụ thể: c. Về thời hạn giải quyết khiếu nại tranh chấp: Theo Luật khiếu nại tố cáo thì “thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo lần đầu không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày kể từ ngay thụ lý để giải quyết. ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.” Điều 43 Luật khiếu nại tố cáo cũng quy định thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết. ở vùng sâu vùng xa thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày đối với vụ phức tạp có thể kéo dài không quá 70 ngày từ ngày thụ lý giải quyết. Nhưng lượng đơn thư khiếu tố về đất đai tại các cấp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền luôn ở trong tình trạng quá tải và hiện nay chưa có xu hướng giảm. Việc giải quyết khiếu tố trong lĩnh vực đất đai luôn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân (đa dạng về loại hình, phức tạp về nội dung khiếu kiện, thiếu cụ thể) thường phải tiến hành theo quy trình riêng gồm ba bước: Bước 1-nghiên cứu hồ sơ, khái quát vụ việc; Bước 2-thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ; Bước 3-chọn lọc tài liệu, tập hợp chứng cứ, áp dụng pháp luật để ra văn bản. Trong quy trình đó thì bước 2 là trọng tâm. Qua thực tiễn cho thấy, trong nhiều năm công tác quản lý tài liệu hồ sơ lưu trữ không chặt chẽ nên có địa phương đặc biệt là cấp xã hồ sơ tài liệu thường thiếu, bên cạnh đó đại bộ phận nông dân do thiếu hiểu biết pháp luật nên việc đăng ký chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất không đúng quy định. Khi phát sinh khiếu kiện việc xác minh thu thập chứng cứđòi hỏi rất nhiều thời gian. Lực lượng cán bộ thanh tra lại mỏng về số lượng, hạn chế về trình độVì vậy áp dụng đúng thời hạn giải quyết là điều khó khăn, lượng đơn thư tồn đọng vì thế mà tăng lên. d. Về thời hiệu yêu cầu xem lại quyết định giải quyết cuối cùng Tại khoản 2,3 điều 15 Nghị Định 67/1999/NĐ-CP quy định: thời hạn xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là 12 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Quy định này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì sau khi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng nhưng nhiều khi đương sự vẫn tiếp khiếu đến tổng thanh tra Nhà nước hoặc bộ tài nguyên môi trường, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về đất đai để được xem xét. Quá trình xem xét phát hiện quyết định giải quyết cuối cùng có vi phạm pháp luật thì yêu cầu người ra quyết định đó xem xét giải quyết lại vụ việc, nếu sai thì thì ban hành quyết định hành chính thay thế hoặc bổ sung một phần quyết định hành chính bị khiếu nại. Thế nhưng việc phát hiện các quyết định khiếu nại cuối cùng có dấu hiệu phạm pháp thông qua đơn thư do đương sự gửi hoặc các cơ quan ban ngành chuyển đến bộ tài nguyên môi trường là không thể vì không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh mà chỉ có thể thông qua các cuộc thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tại các tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của thanh tra trách nhiệm giải quyết, khiếu nại tố cáo về đất đai của Tổng Cục Địa Chính thì quyết giải quyết khiếu nại có dấu hiệu chưa phù hợp với quy định của pháp luật hoặc chưa đủ cơ sở pháp lý để thi hành chiếm tỷ lệ không nhỏ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng đơn thư khiếu nại các quyết định giải quyết cuối cùng chưa có xu hướng giảm. Vì vậy thời hiệu yêu cầu xem xét lại các quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng theo điều 15 Nghị Định 67/1999/NĐ-CP là thiếu tính khả thi. Mới đây ngày 14/6/2002 Chính Phủ ban hành Nghị định 62/2002/NĐ-CP “Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 67/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 quy định chi tiết hưỡng dẫn thi hành Luật khiếu nại tố cáo”. Nội dung của Nghị định thể hiện chủ trương của Chính phủ là tăng cường hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân sao cho thật khách quan, đúng pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng Nghị định này trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai con nhiều bất cập.Trong phạm vi bài viết này em xin đề cập đến mối liên hệ giữa quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND tỉnh tại Nghị định này với thẩm quyền của chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2, Điều 38 Luật đất đai . Theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định 62: “Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn, UBND tỉnh hoặc Chánh thanh tra tỉnh xem xét, kết luận, kiến nghị giải quyết đối với các khiếu nại hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với khiếu nại mà Chủ tịch UBND huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại mà thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao Chánh thanh tra cấp tỉnh tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết. Theo quy định tại các điều 37, 38, 40 Luật đất đai hiện hành: các cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm giúp cơ quan chính quyền cùng cấp giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất; UBND tiếp tục giải quyết đối với trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà cấp huyện thị xă đă giải quyết nhưng đương sự vẫn còn tiếp tuc khiếu nại lên cấp tỉnh. Đối chiếu các quy định tại Nghị định số 62 với các quy định tại Luật đất đai như trích dẫn trên, ta đã thấy có những biểu hiện “chồng chéo” về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của các tỉnh ở lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất. Nói theo Nghị định số 62 thì công việc “ xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết” của một trường hợp giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất đã được UBND huyện (thị xã) giải quyết lần đầu rồi mà còn tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh thì sẽ là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ quan Thanh tra tỉnh chứ không phải là thuộc nhiệm vụ của Sở Địa chính như quy định của Luật đất đai mà từ trước tới nay vẫn thực hiện. Xét ở góc độ thi hành luật thì nếu áp dụng như Nghị định số 62 thì có vi phạm chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Địa chính đã được quy định tại Luật đất đai. Và ngược lại nếu căn cứ vào Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (điều 80) thì “trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn”. Luật đất đai có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định số 62, như vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại của UBND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 62 phải chăng sẽ được “miễn trừ” áp dụng tại lĩnh vực giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai? Đây là vấn đề gây bối rối cho các cơ quan chức năng trong giải quyết khiếu nại đất đai và hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Là một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ giải quyết đơn thư, tạo ra số lượng đơn thư tồn đọng nhiều hơn. Trên đây là một số những yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến tình hình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai mà trong công cuộc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại cần quan tâm khắc phục. 4.2 Nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ môi trường thể chế, chính sách, hệ thống pháp luật còn có không ít những nguyên nhân xuất phát từ bản thân của các đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. a. Về phía Nhà nước Thứ nhất: Công tác quản lý đất đai do buông lỏng nhiều năm, đến nay quản lý theo Luật nên phải giải quyết nhiều vấn đề do lịch sử để lại, trong điều kiện hồ sơ bị thất lạc phân tán. Mặt khác khi giải quyết động chạm đến lợi ích vật chất thiết thực của người đang sử dụng đất mà cơ sở pháp lý chứng cứ lại không đầy đủ thì việc phát sinh các tranh chấp, khiếu nại đất đai là hệ quả tất yếu. ở cơ sở công tác quản lý đất đai chưa thực sự nghiêm minh, nhiều nơi người dân vẫn tiếp tục vi phạm trắng trợn Luật đất đai, chính quyền xử lý các vụ vi phạm đất đai thiếu cương quyết dẫn đến tình trạng coi thường bất chấp luật pháp của một số đối tượng có liên quan. Nhiều trường hợp do quá trình đo đạc chưa chính xác, diện tích thực tế chênh với diện tích trong bản đồ địa chính cũng phát sinh khiếu kiện tranh chấp. Thứ hai: Trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật ở các địa phương nhất là việc đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình, việc thực hiện các chính sách đất đai, Luật đất đai còn thiếu công khai dân chủ, việc giao cấp đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, giao sai diện tích, vị trí, sử dụng tiền thu từ đất sai quy định của pháp luật, hoặc người sử dụng đất dã làm đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nhưng không được hợp thức hoá quyền sử dụng đất, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là những nguyên nhân tạo nên khiếu kiện đông người vượt cấp lên Trung ương. Mặt khác giá đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định nói chung còn thấp so với thực tế, người dân nghèo không có khả năng bù thêm để mua chỗ ở mới. Trong khi đó UBND các cấp không có đủ quỹ đất để xây dựng các cụm dân cư. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng khiếu nại có liên quan đến đất đai. Việc giao đất, cho thuê đất, đấu thầu đất, đền bù giải toả và sử dụng những khoản tiền thu được không công khai gây ngờ vực trong lòng dân. Nhiều vụ việc khi thực hiện chủ trương thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia việc đền bù giải toả không dứt điểm dây dưa kéo dài, trong khi đó chính sách đền bù giải toả lại có thay đổi, người dân đòi được áp dụng chính sách mới Thứ ba: Khi phát sinh khiếu tố các cấp uỷ chính quyền nhiều nơi còn né tránh, đùn đẩy chưa tích cực, chủ động giải quyết kịp thời hoặc xử lý vi phạm thiếu khách quan. Nhiều trường hợp xử lý không triệt để đối với các sai phạm, cá biệt có vụ chỉ tìm cách xử lý người đi khiếu tố, bao biện việc làm sai trái của cán bộ vi phạm. Cấp trên trực tiếp chưa thực hiện đầy đủ thẩm quyền trách nhiệm trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy có vụ lúc đầu tuy đơn giản nhưng do sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ chính quyền thiếu kịp thời, nội bộ không thống nhất, cá biệt còn có cán bộ, Đảng viên đứng sau xúi giục những người khiếu kiện làm vụ việc trở lên phức tạp hơn. Một số địa phương sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cho rằng đã hết trách nhiệm. Nhiều trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có sai sót không được sửa đổi, bổ sung do đó người dân tiếp tục khiếu nại. Một số vụ việc thì đã được giải quyết nhưng việc tổ chức thực hiện chưa tốt, thiếu kiểm tra đôn đóc kịp thời, do đó gây khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc cho dân, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới phức tạp hơn, gay gắt hơn dẫn đến tình trạng dơn khiếu nại vượt cấp lên Trung ương. Thứ 4: Trong quá trình giải quyết những vụ phức tạp đông người, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì sự phối hợp giữa các ngành các cấp chưa chặt chẽ, các cơ quan, đơn vị tham gia chưa chủ động giải quyết công việc được phân công mà thường phó thác cho các cấp chủ trì xem xét giải quyết nên vụ việc tiến triển chậm Thứ 5: Trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ còn hạn chế, mang tính chủ quan, dẫn đến việc tham mưu thực hiện công việc không chính xác như: đo đạc không chính xác diện tích, nhầm lẫn địa danh, thu hồi đất nhưng không ra quyết định thu hồi, làm không đầy đủ các thủ tục pháp lý do đó người dân khiếu kiện. Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế đã cố tình vi phạm chính sách, pháp luật đất đai. Lạm dụng chức quyền làm sai gây ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Nhân dân bất bình dẫn tới những vụ việc khiếu kiện đông người và kéo dài như vụ đền bù giải phóng mặt bằng ở xã Liêm Trung, Liêm Cầu ( Thanh Liêm), Khả Phong (Kim Bảng, Hà Nam) Cũng có những cán bộ, tổ chức Đảng, chính quyền do nóng vội chạy theo thành tích nên không quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo dục nhân dân, đã sử dụng các biện pháp mệnh lện gò ép, huy động sức dân quá mức, vi phạm dân chủ đối với nhân dân làm phát sinh các khiếu kiện. Thứ 6: ở một số địa phương các cấp uỷ chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác vận động quần chúng. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế do đó nhiều chính sách, pháp luật đất đai chưa đi vào cuộc sống Công tác hoà giải ở cơ sở chưa được chú trọng đúng mức, còn có hiện tượng cán bộ hoà giải chưa hiểu một cách đầy đủ các văn bản pháp luật để vận dụng khi hoà giải, làm qua loa cho xong chuyện, chưa thật nhiệt tình trong công tác hoà giải, làm tác động không tốt đến tâm lý của người khiếu nại, cũng như người bị khiếu nại. Thứ 7: Công tác kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa làm tốt. Nhiều đoàn kiểm tra mới chỉ nghe đối tượng báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn mà chưa kiểm tra đầy đủ sổ sách tiếp dân, tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, hoặc có xem xét nhưng không phát hiện được các sơ hở hiếm khuyết của quá trình giải quyết vụ việc nhất là đối với các vụ việc khiếu kiện có đông người phức tạp, hoặc các vụ tái khiếu, tái tố kéo dài, vụ việc đã có quyết định nhưng không được các đối tượng và các bên liên quan thực hiện. Tình hình đó dẫn đến tại các địa bàn năm nào cũng được kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng không thúc đẩy được công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các vụ việc tranh chấp khiếu nại vẫn bị tồn đọng kéo dài. b. Về phía người khiếu nại. Đối với những người khiếu tố có một bộ phận do chưa hiểu rõ chính sách, pháp luật đất đai, do thiếu niềm tin ở các cán bộ chính quyền cơ sở; hoặc nhận thức không đúng về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, lại bị xúi giục kích động mà cố tình khiếu tố vượt cấp. Có người vì động cơ cá nhân, vì mâu thuẫn, vì lợi ích riêng của chòm xóm, dòng họ mà cố tình khiếu kiện cả những vụ đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết có lý, có tình, đúng chính sách pháp luật và hết thẩm quyền của cơ quan Nhà nước. Có những vụ việc kẻ cầm đầu bịa ra các sự việc tình tiết, số liệu giả mạo để lừa bịp quần chúng, nhằm tập hợp thành số đông để khiếu kiện đông người vượt cấp. Cũng có một bộ phận người khiếu kiện thiếu thiện chí hợp tác với chính quyền và cơ quan có thẩm quyền vì vụ lợi, tư thù cá nhân vì vậy không ít trường hợp vụ việc đã được các cấp có thẩm quyền xem xét thấu đáo, giải quyết đúng chính sách pháp luật nhưng người khiếu nại vẫn cố tình không chấp nhận kết luận của các cấp có thẩm quyền, cứ tiếp tục khiếu tố kéo dài, yêu cầu xử lý kỷ luật cán bộ nặng hơn mức độ vi phạm mà họ đã gây ra. Chương III: Quan điểm, định hướng, giải pháp. I. Quan điểm, định hướng. 1. Quan điểm. Việc giải quyết khiếu kiện, tranh chấp đất đai của nhân dân vừa là yêu cầu cấp bách trước mắt, lại vừa là vấn đề lâu dài và là vấn đề nhạy cảm. Nội dung xử lý không chỉ thuần tuý về quyền lợi, về kinh tế mà nó gắn chặt với tình hình an ninh chính trị của địa phương. Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã thống nhất quan điểm và định hướng cho công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai như sau: Trước tiên, phải coi việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương. Phải thống nhất quan điểm và có sự phối hợp tốt giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm và thực hiện Quyết định giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đảng phải thực sự tin vào dân, vì dân, lắng nghe dân, biết dựa vào dân để tìm ra giải pháp đúng đắn, phù hợp và hiệu quả nhất. Phải phát huy sức mạnh của cả một hệ thống chính trị, làm tốt công tác vận động, giáo dục, thuyết phục, tổ chức lực lượng quần chúng để giải quyết những bức xúc của nhân dân và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, đảm bảo đúng thẩm quyền pháp luật, dân chủ công khai phù hợp với thực tiễn. Công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ, Đảng và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị hữu quan. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân phải toàn diện, đúng sai rõ ràng, xử lý nghiêm minh những cá nhân, đơn vị có sai phạm . Các tranh chấp, khiếu nại đất đai phải được giải quyết đúng thẩm quyền, không trùng lắp, kịp thời, thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nhưng phải đảm bảo giữ kỷ cương phép nước. Khiếu kiện xảy ra ở địa phương nào, cấp nào thì trách nhiệm trước hết là của cấp uỷ, chính quyền nơi đó phải giải quyết. Một trong những yếu tố quyết định để ổn định tình hình ở những địa phương có khiếu nại, tố cáo đông người là phải có những biện pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong đó đặc biệt phải chú ý xử lý kiên quyết, kịp thời những cán bộ sai phạm và những cá nhân lợi dụng, có hành vi vi phạm pháp luật. Có như vậy mới bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các cơ quan, đơn vị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 2. Định hướng. Công tác dân vận phải được tiến hành một cách đông bộ, thống nhất trong các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ, Đảng. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về đất đai, sử dụng sức mạnh tổng hợp của các lực lương, các biện pháp. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai phải làm tốt trước hết ở cơ sở. Việc tổ chức tiếp dân phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao. Các đơn vị xã, thị trấn đến huyện phải quan tâm sâu sắc từ nơi tiếp dân đảm bảo thuận lợi, khang trang, đầy đủ cơ sở vật chât đến phong cách năng lực chuyên môn, khả năng đối thoại của lãnh đạo và những cán bộ được phân công tiếp dân. Trong quá trình giải quyết khiếu tố đất đai phải tăng cường công tác hoà giải ngay ở tổ dân phố, cụm dân cư và cơ sở, đề cao vai trò của cơ sơ trong quá trình xem xét vụ việc. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tiếp dân thanh tra huyện và lãnh đạo cơ sở, thường xuyên đôn đốc cơ sở thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tích cực chủ động việc giải quyết đơn thư, đôn đốc việc thực hiện các kết luận sau giải quyết khiếu nại,tố cáo đất đai. Thường xuyên bồi dưỡng mọi mặt nhất là nghiệp vụ công tác tiếp dân, hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo và trình độ hiểu biết cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai cho cán chủ chốt ở cơ sở. Nâng cao năng lực, uy tín, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Địa chính và cán bộ thuộc cơ quan có liên quan.Tạo tiền đề cho vụ việc giải quyết dứt điểm, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xă hội ở địa phương đơn vị. Thủ trưởng và các cấp, các ngành có liên quan phải triệt để quán triệt quan điểm Nhà nước của dân, do dân, vì dân để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai chỉ đạo sát sao, cụ thể nắm vững tình hình, thường xuyên đôn đốc kiểm tra cấp dưới nhằm phát huy hiệu lực hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo. Phải hết sức coi trọng công tác quản lý chặt chẽ đất đai theo kế hoạch, quy hoạch, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, thủ tục pháp lý tài liệu quản lý về đất đai: bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, sổ mục kêcác hồ sơ quản lý về ruộng đất khác theo quy định, tiến tới làm triệt để và đồng bộ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng hộ gia đình và đối tượng sử dụng đất. II. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể Trên cơ sở phân tích tình hình khiếu nại tố cáo đất đai hiện nay, thống nhất các quan điểm và biện pháp chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, mục tiêu của công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp trong lĩnh vực đất đai là: phối hợp chặt chẽ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và các Bộ, ngành có liên quan với các địa phương nhằm tập chung giải quyết dứt điểm và cơ bản số đơn và quyết định chưa được thi hành còn tồn ở địa phương và của Bộ. Ngăn ngừa và xử lý kịp thời các điểm nóng mới phát sinh. Giải quyết có hiệu quả tại chỗ, hạn chế mức tối đa người khiếu nại báo lên Trung Ương. Cụ thể là công tác giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong năm 2003; xử lý nghiêm các sai phạm qua kết quả kiểm tra theo quyết định 273/QĐ-TTg ngày 24/4/2002 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai và các sai phạm thông qua công tác thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất; Bên cạnh đó phải xây dựng Luật đất đai theo chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh 2003 của Quốc Hội, đẩy mạnh nâng cao chất lượng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, khẩn trương và làm tốt hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công tác quản lý sử dụng đất đi vào nền nếp góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại về đất đai; lãnh đạo và thanh tra Sở Địa chính, Sở Địa chính Nhà đất các tỉnh đều được tập huấn hướng dẫn đầy đủ quy trình về giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. Căn cứ trương trình công tác năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ năm 2004 có một số nội dung chủ yếu sau: 1- Về xây dựng văn bản: - Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường. - Xây dựng các quy chế, quy trình thanh tra các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ. 2- Công tác thanh tra: - Tiếp tục thực hiện Quyết định 273 của Chính phủ. - Tổ chức thanh tra quản lý nhà nước về môi trường và khoáng sản. - Tổ chức thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở cơ sở. 3- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Giải quyết các điểm nóng khiếu nại về đất đai. 4- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và xây dựng lực lượng: - ổn định tổ chức của Thanh tra Bộ, tiếp nhận bổ sung lực lượng, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng mới. - Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ ngành tài nguyên và môi trường. Với nội dung định hướng nêu trên Thanh tra Bộ sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể trình lãnh đạo Bộ phê duyệt để thực hiện năm 2004. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo và đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước có ý kiến chỉ đạo./. III. Giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai. Để giải quyết tình hình khiếu nại bức xúc hiện nay thiết nghĩ cần phải làm một số vấn đề sau: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. Ban hành quy định thống nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo, tạo điểm đừng trong giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, tránh tình trạng vụ việc của cấp dưới lại đẩy lên cấp trên. Đảm bảo người được giao giải quyết phải có đầy đủ thẩm quyền ngay tại chỗ, kết luận có tính hiệu lực cao buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện. Ban hành những văn bản quy định rõ ràng về phân cấp trách nhiệm thụ lý đơn giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai giữa UBND các cấp và Sở Địa chính các cấp. Hơn nữa hiện nay cho thấy cứ mỗi khi nước ta có sự kiện chính trị như bầu cử Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân thì đơn thư tố cáo lại rộ lên nhiều. Rất nhiều đơn thư khuyết danh, nặc danh, mạo danh và nội dung tố cáo thì nêu quá chung chung, người tố cáo không cung cấp được chứng cứ, làm cho việc giải quyết tố cáo gặp nhiều khó khăn. Nên chăng pháp luật cần quy định rõ chỉ giải quyết tố cáo mà người tố cáo phải ký tên và họ phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ bằng chứng và chứng cứ về các nội dung tố cáo của mình. Cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại tố cáo. Đối với vụ việc mà người khiếu nại tố cáo cáo mạo danh hoặc khuyết danh thì cơ quan Nhà nước không có trách nhiệm giải quyết và trả lời. Pháp luật cũng nên quy định rõ là các đơn thư tố cáo này coi như một nguồn thông tin giúp cơ quan Nhà nước nghiên cứu để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra theo chương trình, kế hoạch. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có khiếu kiện đông người về giải phóng mặt bằng, đền bù không thoả đáng. Vì vậy bộ tài nguyên môi trường cần tập chung giúp Chính phủ hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan. Để nâng cao chất lượng của công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai thì công tác tiếp dân là bước đi đầu tiên hết sức quan trọng. Tất cả đơn thư được tập chung về một nơi nhận là tổ tiếp dân với các đơn tranh chấp về đất đai thì tổ tiếp dân sẽ chuyển đến đơn vị chức năng của UBND xã để tiến hành xác minh sau đó báo cáo bằng văn bản, đề xuất phương hướng giải quyết cho Hội đồng hoà giải do Chủ tịch UBND xã làm Chủ tịch. Do đó phải cố gắng làm tốt công tác tiếp dân là một biện pháp giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai ngay từ cơ sở. Thanh tra thành phố, Thanh tra quận, huyện, sở, ngành trong hệ thống thanh tra Nhà nước phải có trách nhiệm tiếp dân thường xuyên. ở cấp huyện, quận, Chủ tịch UBND huyện, quận thành lập tổ tiếp dân, thành lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về chính sách pháp luật và khả năng đối thoại vơi nhân dân cho những cán bộ được phân công làm công tác này. Phải niêm yết lịch tiếp dân và các nội quy quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo để cho dân biết. Thực hiện kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai của Sở Địa chính và UBND các cấp cùng các ngành có liên quan một cách thường xuyên hơn. Xác định rõ đối tượng tiến hành kiểm tra trách nhiệm giải quyết tố cáo đất đai theo mô hình: Thanh tra Nhà nước kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan; Thanh tra tỉnh kiểm tra trách nhiệm giải quyết của giám đốc Sở Địa chính, các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh; Thanh tra huyện kiểm tra giám sát Chủ tịch UBND xã, thủ trưởng các cơ quan hữu quan thuộc cấp huyện và cán bộ phòng Địa chính xã; Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra giám sát Thủ trưởng của các Sở Địa chính, các phòng Địa chính trực thuộc Bộ kể cả các doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định kiểm tra phải ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi của cuộc kiểm tra cũng như thành phần của đoàn kiểm tra. Lập kế hoạch kiểm tra ngắn gọn, dễ hiểu, đề cập một cách toàn diện nội dung cần kiểm tra từ việc thực hiện công tác tiếp dân đến tình hình phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Công khai kết luận kiểm tra với đối tượng kiểm tra, kịp thời uốn nắn những sai sót, khiếm khuyết trong quá trình xử lý tranh chấp, khiếu nại đất đai. Qua đó đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm những vụ còn tồn đọng đặc biệt là những vụ khiếu kiện đông người phức tạp, các vụ dây dưa kéo dài. UBND các tỉnh thành phố mà đặc biệt là các địa phương có vụ khiếu kiện đông người tập chung giải quyết dứt điểm từng vụ việc, xử lý theo pháp luật những người có trách nhiệm giải quyết mà không quan tâm đúng mức đến việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân để đơn thư vượt cấp. Tập chung rà soát, xem xét, kết luận các vụ nhân dân tập chung khiếu nại đông, phức tạp, tồn đọng kéo dài mà chưa thống nhất phương án xử lý. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương xem xét lại đơn và quyết định thuộc thẩm quyền của Bộ và của Thủ tướng Chính phủ giao, đồng thời có kế hoạch, biện pháp tổ chức chỉ đạo cụ thể. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều đơn và quyết định tồn đọng Bộ sẽ phối hợp với địa phương tập chung chỉ đạp giải quyết. Các địa phương có ít đơn tồn đọng thì chủ động giải quyết, Bộ sẽ hướng dẫn, kiểm tra và phúc tra. Trên cơ sở rà soát lại các quyết định, các vụ việc đã có quyết định giải quyết đúng chính sách, pháp luật các cơ quan có thẩm quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể tổ chức thi hành ngay. Quyết định nào cần xem xét, chỉnh sửa, bổ sung thì Bộ và địa phương bàn bạc thống nhất xử lý. Những vụ việc chưa có chủ trương giải quyết của Nhà nước thì trả lời cho dân biết. Những vụ việc phức tạp vượt thẩm quyền phải báo cáo xin chủ trương giải quyết. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai phải đảm bảo đúng quy trình, thủ tục luật pháp; đồng thời kết hợp tốt biện pháp giáo dục, thuyết phục, biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính và kiên trì hoà giải. Thực hiện công khai dân chủ trong giải quyết khiếu tố đất đai. Người giải quyết khiếu tố phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại và người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại trước đó, người có quyền và lợi ích liên quan. Người giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai phải công khai kết quả thẩm tra và dự kiến giải quyết vụ việc đó. Thực hiện phân cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai nhưng cần phải đảm bảo sự thống nhất. Cụ thể là trước khi cấp huyện, quận, thị xã ra quyết định giải quyết tranh chấp khải kiểm tra kỹ hoà giải ở cơ sở. Vụ việc còn khả năng có thể giải quyết bằng hoà giải thì tiếp tục chỉ đạo hoà giải để hạn chế ngay từ đầu phát sinh khiếu tố từ cơ sở; nếu phải giải quyết bằng quyết định hành chính thì trước khi quyết định, người ra quyết định phải trực tiếp đối thoại với những người có liên quan đến vụ việc; nếu phức tạp thì phải tham khảo hoặc xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh, thành phố trước khi tỉnh, thành phố ra quyết định cuối cùng. Hoặc quyết định lần đầu mà xét thấy vụ việc đó phức tạp thì cần tham khảo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngược lại trước khi Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định cũng phải tham khảo ý kiến của tỉnh. Tạo sự thống nhất trong giải quyết nhưng phải đảm bảo khách quan trong xử lý vụ việc. Đối với UBND tỉnh, thành phố các khiếu kiện đã được xem xét, giải quyết đúng pháp luật và đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì cần có sự phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, đoàn thểtổ chức thực hiện, giải thích, vận động, thuyết phục người khiếu kiện có nghĩa vụ chấp hành. Mặt khác cần xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng khiếu kiện lôi kéo trục lợi. Thành lập các tổ hoà giải ở địa phương, cơ sở khi các tranh chấp đất đai phát sinh, yêu cầu đặt ra cho công tác này là phải thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời ngay từ khi vụ việc mời hình thành và còn ít phức tạp. Làm tốt công tác giàn xếp có lý có tình, giữ gìn truyền thống tình làng nghĩa xóm. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán Bộ Địa chính nói riêng và các cán bộ thuộc cơ quan có liên quan nói chung. Xây dựng đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai trong sạch, vững mạnh để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ được giao. Trước mắt để đủ sức tập chung giải quyết đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đơn thư và quyết định tồn nhiều, cần huy động lực lượng ở địa phương phối hợp với cán bộ thanh tra đất đai của Bộ và lập các đoàn thanh tra triển khai thực hiện tại một thời điểm nhất định nhằm nâng cao trách nhiệm của lực lượng cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai. IV. Một số giải pháp làm giảm tranh chấp khiếu nại đất đai. Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại đất đai chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những biện pháp giúp ngăn ngừa phát sinh khiếu kiện đất đai. Đây được coi như là một nhiệm vụ trọng tâm của Sở Địa chính cũng như của các cấp uỷ chính quyền các ngành có liên quan. ở đây em xin đề xuất một số biện pháp sau: Thứ nhất: Tổ chức tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất đai. UBND các cấp chỉ đạo Sở Địa chính cùng cấp phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú (như thông qua nghệ thuật quần chúng hoặc mở các lớp học bồi dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở để lực lượng này về tận tổ, cụm dân cư phổ biến cho nhân dân) làm cho chính sách đất đai đi vào đời sống quần chúng, người dân hiểu và làm việc theo pháp luật, ngăn ngừa những vụ việc tranh chấp, khiếu nại do hiểu nhầm hoặc do chưa được phổ biến chính sách. Bộ Tài chính cần bố trí khoản kinh phí riêng cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai đối với hệ thống tuyên truyền từ Tổng cục Địa chính đến các Sở Địa chính. Không có nguồn chi thì không thể đảm đương được công việc to tát, công phu và tế nhị này. Thứ hai: Ngăn chặn một cách có hiệu quả các tranh chấp đất đai bằng cách: ngay từ khâu đo đạc phải tiến hành một cách chính xác, đúng diện tích, đúng họ tên, đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đề phòng khi xảy ra tranh chấp đã có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết. Thứ ba: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất nhất là công tác quy hoạch, giao đất, cấp đất và việc sử dụng đất của các cá nhân tổ chức khi được Nhà nước giao đất; thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. Tập chung đẩy mạnh công tác thanh tra là trách nhiệm của các cấp quản lý như thế mới giảm được đơn thư khiếu nại vượt cấp. Thứ tư: Việc giải phóng mặt bằng, sắp xếp lại dân cư là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tập quán sinh hoạt và lợi ích của người di chuyển do đó không ít các hộ dân có đơn khiếu nại kiến nghị. Vì vậy, ở những nơi có dự án giải phóng mặt bằng cần phải thành lập ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng để tập chung thực hiện tốt công tác này. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng (giá bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản trên đất, mức hỗ trợ đặc biệt) chủ động quỹ nhà, quỹ đất tái định cư. Làm tốt công tác này sẽ giảm được khối lượng lớn số đơn thư khiếu nại. Các mối quan hệ xung quanh đất đai luôn phát triển theo hướng đa dạng và phức tạp. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai là một mảng vấn đề lớn, luôn phát sinh những yếu tố mới. Vì vậy trên đây em chỉ đề cập đến một số giải pháp với hy vọng nó là cơ bản và chủ yếu để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị xã hội làm nền tảng cho phát triển kinh tế bền vững Kết luận Để quản lý đất nước, quản lý xã hội, đảm bảo trật tự xã hội và kỷ luật, Nhà nước ban hành pháp luật (thực hiện quyền lập pháp). Cũng chính Nhà nước phải tổ chức thực thi pháp luật trong đời sống xã hội (thực hiện quyền hành pháp). Trong quá trình đó Nhà nước phải tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Như vậy giải quyết khiếu nại, tố cáo là một dạng hoạt động không thể thiếu của quá trình thực hiện quyền lực của Nhà nước, nhằm quản lý một xã hội, một đất nước. Hệ thống Toà án Nhân dân các cấp, các Bộ, Sở, ban ngành có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta thể hiện sự hoà quyện thống nhất giữa tính Đảng, tính Nhà nước và tính nhân dân trong toàn bộ cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo mà mục đích của nó không có gì khác hơn là hướng tới một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội công bằng dân chủ văn minh. Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật chúng ta thấy rằng tình hình tranh chấp, khiếu nại đất đai vẫn chưa giảm và còn có nơi diễn biến phức tạp, nếu không giải quyết tốt sẽ tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định chính trị xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính chất cấp bách của vấn đề nên em đã lựa chọn chuyên đề “giải quyết tranh chấp khiếu nại về đất đai”. Trong bài viết của mình em đã nêu rõ vị trí và tầm quan trọng cũng như phân tích tình hình thực trạng, nguyên nhân và một số biện pháp cụ thể để cải thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này em không có điều kiện đề cập một cách toàn diện và đầy đủ vấn đề này. Hơn nữa do nhận thức còn hạn chế nên bài viết sẽ còn nhiều khiếm khuyết. Khi viết đề tài này em hy vọng bài viết của mình sẽ là tài liệu tham khảo có ích, góp ý kiến nhỏ bé của mình vào quá trình nâng cao hiệu lực hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp và khiếu nại đất đai - một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo. 1.Giáo trình Đăng ký-thống kê đất đai. PGS, TSKH. Lê Đình Thắng-Ths. Đỗ Đức Đôi. 2. Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế. PGS, TSKH. Lê Đình Thắng. 3. Giáo trình Kinh tế tài nguyên đất. PGS, TSKH. Ngô Đức Cát. 4. Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1946, 1980, 1992. 5. Luật đất đai năm 1993 6. Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2001 và dự thảo sửa đổi luật đất đai năm 2003. 7. Luật khiếu nại tố cáo năm 1998. 8.Tạp chí Địa chính: Số các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003. 9. Tạp chí Thanh tra: Số các năm 2002, 2003 10. Nghị định số 67/1999 NĐ-CP; Nghị định số 62/2002 NĐ-CP; 11. Thông tư liên tịch số 01/2002 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC. Thông tư 09/TW của Ban chỉ huy TW Đảng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT146.doc
Tài liệu liên quan