Chuyên đề Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở khu vực dành đất cho phát triển công nghiêp, dịch vụ và đô thị. Tiếp tục giải ngân nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho lao động. Mở rộng ngành nghề đào tạo với đa cấp trình độ, dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng với thị trường. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề củng cố và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, thành lập các trung tâm dạy nghề ở tất cả các huyện, thị xã, trung tâm dạy nghề các ngành đoàn thể, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề ở doanh nghiệp, các loại hình bổ túc văn hóa nghề, các lớp dạy nghề ở trung tâm khuyến công, khuyến nông đa dạng hóa loại hình đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng cường máy móc thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề trọng điểm, kiện toàn đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đào tạo trình độ quản lý nghề cho đội ngũ giáo viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên.

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay vốn của tỉnh đã mở rộng hơn về số dự án, thu hẹp hơn về số tiền vay. Năm 2008, số dự án cho vay tăng thêm nhưng số tiền vay không đổi và số lao động được tạo việc làm từ nguồn vốn cho vay này tăng thêm 1255 lao động so với năm 2007, có được điều này là do sự thay đổi chính sách cho vay vốn của tỉnh, các dự án tỉnh duyệt đều là các dự án sử dụng ít vốn nhưng lại sử dụng nhiều lao động. Đó là một một giải pháp tốt mà tỉnh đã sử dụng, góp phần giải quyết được nhiệu việc làm cho lao động, tuy nhiên tổng số tiền cho vay còn thấp và trong thời gian tới cần tăng quy mô số tiền cho vay lên. Tóm lại, qua một loạt những cố gắng trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008, và để thấy rõ hơn những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong công tác giải quyết việc làm của tỉnh, tôi sẽ tiến hành phân tích thực trạng về việc làm theo ngành và theo khu vực của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 ở mục II sau. II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 1. Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế Số lao động được tạo việc làm theo ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2008( năm 2008 tăng 3,23% so với năm 2006), trong đó ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần tỷ trọng số lao động được tạo việc làm, ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng số lao động được tạo việc làm. Ngành công nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động của tỉnh( chiếm 52,77% năm 2006, 60,45% năm 2007 và 48,56% năm 2008 trong tổng số lao động được tạo việc làm từng năm). Do đặc điểm Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển. Xu hướng chuyển dịch số lao động được tạo việc làm qua các năm của Vĩnh Phúc được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng2.3: Tổng số lao động được tạo việc làm theo ngành và Tỷ lệ lao động được tạo việc làm Năm Ngành 2006 2007 2008 I. Số lao động được tạo việc làm (lao động) 20.064 22.000 20.712 1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp 5.800 5.100 5.274 2. Công nghiệp- xây dựng 10.587 13.300 10.058 3. Dịch vụ 3.677 3.600 5.380 II. Phần trăm lao động được tạo việc làm(%) 100 100 100 1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp 28,9 23,18 25,46 2. Công nghiệp- Xây dựng 52,77 60,45 48,56 3. Dịch vụ 18,33 16,36 25,98 Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng số lao động được tạo việc làm giữa các năm có sự biến đổi tăng giảm giữa các ngành trong nền kinh tế. Cụ thể, trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã tạo được việc làm cho 5.800 lao động, chiếm 28,9% trong tổng số lao động được tạo việc làm; ngành công nghiệp xây dựng tạo ra việc làm cho 10.587 lao động chiếm 52,77% trong tổng số lao động được tạo việc làm; trong đó ngành dịch vụ chỉ tạo ra được việc làm cho 3.677 lao động chiếm 18,33% trong tổng số lao động được tạo việc làm toàn tỉnh. Như vậy ngành dịch vụ tạo ra ít việc làm nhất. Nhưng sang năm 2007, Vĩnh phúc đã thực hiện rất nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thì tổng số lao động được tạo việc làm tăng so với năm trước là 1936 người. Cơ cấu việc làm đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ sang ngành công nghiệp xây dựng, điều đó được giải thích bởi chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Trong năm 2006 và 2007 là hai năm mà UBND tỉnh có chính sách mở rộng các khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư do đó công tác xây dựng ban đầu tại các khu công nghiệp đã thu hút không ít lao động vào làm việc. Khi hoàn thành đầu tư các dự án vào khu công nghiệp các doanh nghiệp thu hút thêm lượng lớn lao động nữa vào làm việc, bên cạnh đó việc thu hồi đất xây dựng các dự án đã đẩy nhiều hộ gia đình mất đất nông nghiệp và các gia đình đang kinh doanh dịch vụ phải chuyển sang làm trong lĩnh vực khác làm cho cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ cũng chuyển sang ngành công nghiệp xây dựng. Cụ thể ngành nông nghiệp do mất đất sử dụng, lao động bị thu hút sang các ngành khác một phần nên số lao động được tạo việc làm giảm 700 người tương đương giảm 5.72%; còn ngành công nghiệp số lao động được tạo việc làm tăng mạnh 2.713 người tương đương tăng 7,68%; trong đó ngành dịch vụ có giảm nhưng giảm nhẹ, chỉ giảm đi 77 người tương đương 1,97%. Năm 2008, tổng số lao động được tạo việc làm ít hơn năm 2007 nhưng vẫn cao hơn năm 2006, cơ cấu việc làm lại có chiều hướng chuyển dịch ngược lại. Ngành nông nghiệp và dịch vụ lại thu hút lao động từ ngành công nghiệp- xây dựng chuyển sang. Công tác quản lý vốn không hiệu quả gây nhiều thất thoát, và do một nguyên nhân khách quan nữa là cơn bão giá toàn cầu đã làm các khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động vốn gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân công để giảm giá thành, các công trình xây dựng dở dang trì hoãn xây dựng do giá đầu vào tăng khiến không ít người lao động mất việc. Trong tình hình đó những lao động không có trình độ sẽ bị sa thải khỏi ngành công nghiệp làm số lao động được tạo việc làm của ngành giảm 3.242 lao động tương đương giảm 11,89%. Số lao động không có trình độ chuyển sang làm việc trong những ngành không đòi nhiều về trình độ chuyên môn như nông nghiệp, các dịch vụ nông nghiệp, chủ yếu là dịch vụ nhỏ lẻ khác, và như vậy làm cho lao động được tạo việc làm trong các ngành này tăng tương tương ứng 174 và 1780 lao động. Và số lao động toàn nền kinh tế của tỉnh giảm 1.288 lao động. Nhìn chung số lao động được tạo việc làm trong toàn tỉnh có sự biến động không đồng đều giữa các năm nhưng nhìn chung có biến động nhẹ theo chiều hướng tốt. Trong ba năm lao động trong ngành nông nghiệp có giảm, ngành dịch vụ tăng và ngành công nghiệp tuy có giảm nhưng giảm nhẹ so với năm 2006. Hay nói khác chuyển đổi việc làm có xu hướng chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, nhưng vẫn ở những công việc có trình độ thấp. Và tính tổng số lao động được tạo việc làm năm 2008 so với 2006 là có tăng 648 người. 3. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế Số lượng lao động có việc làm theo khu vực có xu hướng tăng liên tục trong ba năm giai đoạn 2006-2008, năm 2007 tăng 10.815 người tương đương 1,61%, năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 với quy mô tăng 27.022 người tương đương 4%. Cơ cấu lao động có việc làm có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông thông sang thành thị. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn 2006 2007 2008 I. Số lao động có việc làm theo khu vực ( người) 671.592 682.407 709.429 1. Thành thị 84.891 84.569 103.757 2. Nông thôn 596.701 597.838 605.672 II. Tỷ lệ số lao động có việc làm theo khu vực(%) 100,00 100,00 100,00 1. Thành thị 12,64 12,39 14,63 2. Nông thôn 87,36 87,61 85,37 Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu ta thấy, về quy mô số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng số lao động có việc làm khu vực nông thôn có xu hướng tăng vào năm 2007 nhưng lại tỷ trọng này lại giảm mạnh vào năm 2008. Cụ thể năm 2007 số lao động có việc làm tăng 1.137 người tương đương tăng tỷ trọng 0,25 % so với năm 2006. Năm 2008, số lao động có việc làm khu vực nông thôn tăng 7.834 người nhưng tỷ trọng số lao động có việc làm khu vực nông thôn lại giảm mạnh 2,24%. Ở khu vực thành thị số lao động có việc làm và tỷ trọng lao động có việc làm đều có xu hướng tăng trong cả giai đoạn 2006-2008. Năm 2007, số lao động có việc làm giảm người, tương đương giảm 0,25% về tỷ trọng. Nhưng sang năm 2008, số lao động có việc làm tăng nhanh đột biến với số lượng tăng 19.188 người, tương đương tăng 2,24% về tỷ trọng. Có sự thay đổi tăng lên về quy mô số lao động có việc làm trong cả hai khu vực là do các khu vực kinh tế mở rộng quy mô các ngành nghề, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên lại có sự chuyển dịch trong tỷ trọng số lao động có việc làm từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc mở rộng hoạt động sản xuất trong khu vực thành thị đã làm mở rộng quy mô sử dụng lao động trong khu vực thành thị thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thông chuyển sang. Nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008, số lao động có việc làm có xu hướng tăng lên và tỷ trọng số lao động khu vực thành thị có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông thôn sang. Đây là xu hướng chuyển dịch tốt, thể hiện sự phát triển trong nền kinh tế. Tuy nhiên xét về mặt cơ cấu thì vẫn chưa đồng đều, số lao động có việc làm cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị và tỷ trọng lao động có việc làm khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cơ cấu( trên 85%). Tóm lại, sau khi phân tích thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 là cơ sở để để mục III đưa ra những nhận xét, những đánh giá về giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến còn tồn tại trong giải quyết việc làm. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 Trước khi tiến hành đánh giá về công tác giải quyết việc làm của tỉnh Vĩnh Phúc, thì phải phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm để thấy được những kết quả đạt được chịu ảnh hưởng tích cực từ các nhân tố nào, và những tồn tại chịu ảnh hưởng tiêu cực của những nhân tố nào, từ đó giúp tìm ra được các nguyên nhân của những tồn tại đó để có các giải pháp giải quyết phù hợp. 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc 1.1.1.. Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ tiếp giáp với Hà Nội và một số tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Phú Thọ với diện tích tự nhiên vào khoảng 1371,41km2. Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi, nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội, góp phần cùng với thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí thuận lợi đó, đã giúp Vĩnh phúc có những lợi thế mới để phát triển kinh tế như; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía bắc; chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các khu công nghiệp lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Sóc Sơn… Sự hình thành phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế. Từ các lợi thế về kinh tế đã tạo nhiều cơ hội cho Vĩnh Phúc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển các vào các ngành, các khu công nghiệp tỉnh. Nhiều ngành nghề mới phát triển góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động của tỉnh. 1.1.2.. Tài nguyên thiên nhiên( đất, hầm mỏ, sông ngòi, núi non): Tài nguyên đất: Tỉnh Vĩnh Phúc có 219.200ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 66.781 ha chiếm 48,69 %; diện tích đất lâm nghiệp là 30433 ha chiếm 22,18 %, diện tích đất chuyên dung là 18693 ha chiếm 13,63 %, diện tích đất ở là 5.158 ha chiếm 3,67%, diện tích đất chưa sử dụng và song suối đá là 16017 ha chiếm 11,71 %. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.587 ha chiếm 89,64%, riêng đất lúa chiếm 96,18%, gieo trồng hai vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.139 ha chiếm 1,7%; diện tích đất cơ mặt nước nuôi trồng thủy sản là 2.171 ha chiếm 3,25%. Diện tích đất trống đồi trọc cần phủ xanh là 7608 ha, bãi bồi có thể sử dụng là 1.426 ha, đất mặt nước chưa được khai thác 533 ha. Với tài nguyên đất phong phú như thế giúp cho Vĩnh Phúc phát triển đa dạng loại ngành nghề: nông lâm nghiệp và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, các ngành dịch vụ phục vụ cho các ngành nông lâm nghiệp; từ đó tạo cơ hội giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Nhưng hiện nay một phần đất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng bị thu hồi đất tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp; bởi trình họ là những lao động không có trình độ cao. Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 30.439 ha rừng, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 9592 ha, diện tích rừng trống là 20.847 ha. Khu bảo tồn thiên nhiên có 15.482 ha thuộc vườn quốc gia Tam Đảo quản lý. Diện tích rừng rộng, tài nguyên rừng phong phú về chủng loại, tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển các ngành lâm nghiệp, nuôi trồng cây công nghiệp, cây dược liệu quý từ rừng; đặc biệt khu rừng sinh thái Tam Đảo giúp tỉnh phát triển ngành du lịch tạo điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho lao động của tỉnh. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản cũng phong phú về chủng loại, có 4 loại khoáng sản đó là: Khoáng sản nguyên vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ gốm: đất sét làm gạch ngói, trữ lượng hàng tỷ m3; cát sỏi lòng sông và bậc thềm, trữ lượng hàng chục m3; đá xây dựng, trữ lượng hàng tỷ m3 gồm đá khối, đá tảng, đá dăm. Nhóm nguyên vật liệu làm sứ: đất cao lanh có trữ lượng hàng triệu m3 để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Khoáng sản kim loại gồm có: đồng, vàng, thiếc, sắt. Khoáng sản là than chưa khai thác gồm: than đá antraxit có khoảng 1000 tấn ở xã Đạo Trù, than nâu trữ lượng vài nghìn tấn, than bùn ở nhiều điểm. Với trữ lượng khoáng sản phong phú về chủng loại, nhiều về số lượng đã tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển nhiều ngành nghề liên quan đến công nghiệp thác và chế biến các sản phẩm khai thác, tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh. 1.2. Tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế Vĩnh Phúc( kể từ khi tái lập tỉnh trên cơ sở tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú) đã có những phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10 năm qua đạt khoảng 17%, GDP bình quân đầu người ước đạt 21,6 triệu đồng, tăng 37,4% so với năm 2007. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ năm 2008 đạt 82% trong cơ cấu kinh tế. Tăng trưởng kinh tế(GDP-giá so sánh 1994) tuy không đạt kế hoạch, nhưng vẫn tăng trưởng ở mức cao so với cả nước, ước đạt 14,78%( kế hoạch là trên 18%), trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng14,91%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 6,89%. Kinh tế tăng trưởng cao, từ đó tỷ lệ tiết kiệm cho tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cao, từ đó giúp tỉnh có điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cũng gây ra sự mất cân đối giữa việc làm khu vực nông thôn và thành thị. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Vĩnh Phúc có bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2008 có tốc độ tăng trưởng bình quân gần 30%, trong đó kim ngạch xuất khẩu năm 2008 trên địa bàn tỉnh ước đạt 425 triệu USD. Hàng công nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu đạt 248 triệu USD chiếm 96% tổng kim ngạch, năm 2007 đạt 315 triệu USD chiếm 92%, riêng 7 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 248 triệu USD chiếm 97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hiện nay sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các nước EU, ASEAN, Nhật Bản, Nam Mỹ và Hoa Kỳ. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu này có tác động rất lớn đến mức tăng trưởng kinh tế cũng như mức thay đổi cơ cấu GDP các ngành của tỉnh, cụ thể xuất khẩu giúp các ngành mở rộng quy mô theo hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của tỉnh, từ đó tác động tới mở rộng quy mô việc làm trong tỉnh. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng mà Vĩnh Phúc đạt được trong thời gian qua kết hợp với chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi thông thoáng đã giúp tỉnh thu hút được vốn đầu tư mạnh ( với khoảng 4 tỷ USD và trên 600 dự án đầu tư), giúp mở rộng đầu tư phát triển quy mô sản xuất, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong tỉnh. Tái cơ cấu kinh tế diễn ra theo chiều hướng tích cực, các ngành nghề mới nhiều do đó đã tăng thêm nhu cầu về lao động trong các ngành nghề góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là những lao động có trình độ trong tỉnh. Tái cơ cấu trong tỉnh đã làm cho một bộ phận lớn lao động không có trình độ mất việc làm, gây không ít khó khăn cho giải quyết việc làm cho bộ phận lao động này. 1.3. Nhân tố công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm 1.3.1. Tác động của khoa học công nghệ Trong những năm qua, khoa học công nghệ đã thực sự góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đạt kết quả. Một số giống lúa mới có năng suất cao, thích hợp với các vùng sinh thái được tuyển chọn và đưa vào sản xuất đại trà. Sự kết hợp giữa các giống lúa mới có năng suất cao với khả năng thâm canh tăng vụ của nông dân nên năng suất lúa đại trà năm sau cao hơn năm trước. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi như lai tạo giống con có năng suất cao, chương trình Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, gà công nghiệp, đưa đàn cá lai nhập lội đã tăng lên rõ rệt về số lượng và chất lượng sản phẩm. Các kết quả trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã giúp kinh tế nông nghiệp phát triển, giúp người lao động vùng nông thôn đạt hiệu quả trong sản xuất, mở rộng thâm canh tăng vụ, nhân rộng các mô hình kinh tế, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở khu vực này. Trong công nghiệp dịch vụ, bước đầu đã thúc đẩy cải tiến công nghệ, nhập các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch góp phần nâng cao trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh, tăng sản phẩm và năng suất lao động, bảo vệ môi trường. Trong những năm qua đã nhập và đưa vào sản xuất 12 công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực như công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ lắp ráp xe máy Honda, xe ô tô Toyota của Nhật, ứng dụng cả công nghệ mới trong như chất phụ gia Con-acid, xây dựng lò gạch tuy len, chế biến sản xuất thuốc tân dược, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công nghệ đã giúp ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Những tác động của công nghệ đó đã trực tiếp làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các ngành này từ đó gián tiếp tác động giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của tỉnh còn ở mức thấp, hầu hết các công nghệ, trang thiết bị cũ và lạc hậu, đã thiếu lại không đồng bộ, trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa có chuyên gia đầu ngành giỏi đáp ứng yêu cầu hiện nay. Do đó những tác động tích cực của khoa học công nghệ trên chỉ ở mức thấp, hay nói khác yếu tố khoa học công nghệ chưa giúp tỉnh giải quyết được nhiều việc làm cho lao động. 1.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư Vĩnh Phúc đã ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư trực tiếp vào Vĩnh Phúc, đó là: Miễn tiền thuê đất: Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất tại địa bàn huyện Lập Thạch và các xã miền núi của các huyện Tam dương, Mê Linh, Bình Xuyên được miễn thêm 8 năm; đầu tư cào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm. Hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ 8%; các ngành nghề sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên cũng được hỗ trợ 10%; doanh nghiệp chế biến nông sản sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu của tỉnh và sử dụng trên 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%; đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vùng đồng bằng các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%; Đầu tư chung cư cao tầng để cho thuê đô thị, phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hóa thể thao, vui chơi giải trí, y tế giáo dục được hỗ trợ từ 50-100%. Hỗ trợ tiền vay: Dự án đầu tư để xây dựng chung cư cao tầng( 3 tầng trở lên), nhà ở cho thuê đô thị, phục vụ cụm công nghiệp và các công trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi suất tiền vay của các tổ các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể. Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh: Các dự án được hưởng ưu đãi trên là các dự án đầu tư mới, sử dụng chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/ người. Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng: Vĩnh Phúc đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung; khu quy hoạch chi tiết khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tư vào địa bàn ngoài khu công nghiệp theo yêu cầu của tỉnh gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng rào. Thủ tục hành chính: bớt rườm rà và được quy định rõ ràng đối với từng dự án. Các chính sách thu hút vốn rất hấp dẫn thông thoáng trên, tạo điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư mới vào các dự án đang thực hiện, dự án mới. Kéo theo là sự phát triển nhiều ngành nghề như dịch vụ xây dựng, cấp thoát nước… cũng như quy mô nền kinh tế của tỉnh được mở rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. 1.4. Tốc độ đô thị hóa Tốc độ đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh. Lao động tại các vùng nông thôn di cư lên thành thị đông sinh sống làm cho mật độ lao động ở khu vực này đông gây khó khăn cho giải quyết việc làm ở khu vực thành thị. Đồng thời để phục vụ xây dựng các cụm công nghiệp khu công nghiệp một phần lớn lao động bị mất đất sử dụng đã khó khăn trong việc tìm việc làm mới và chuyển đổi nghề nghiệp. Lao động nông nghiệp nơi có đất bị thu hồi để phục vụ phát triển tốc độ đô thị hóa( xây dựng khu, cụm công nghiệp) rất khó khăn trong vấn đề giải quyết công ăn việc làm và chuyển nghề nhất là lao động từ 35 tuổi trở lên. Tóm lại, Vĩnh Phúc có vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc thu hút được nhiều nhà đầu tư đầu tư phát triển các ngành, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động của tỉnh. Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có tiềm năng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, cũng tạo cơ hội cho Vĩnh Phúc phát triển nhiều ngành nghề như khai thác và chế biến, góp phần giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh. Những thành tựu về tăng trưởng kinh tế và xuât khẩu cũng giúp Vĩnh Phúc thu hút được vốn đầu tư mạnh để mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm cho lao động. Ngoài ra các chính sách thu hút vốn đầu tư thông thoáng, hấp dẫn giúp tỉnh thu hút được nhiều nhà đầu tư đầu tư phát triển nhiều ngành nghề mới, tạo nhiều việc làm mới cho người lao động. Bên cạnh những tác động tích cực đó, thì tốc độ đô thị hóa tăng nhanh gây khó khăn cho giải quyết việc làm ở khu vực thành thị. Lao động bị thu hồi đất để phục vụ tốc độ đô thị hóa cũng gặp khó khăn trong tìm việc làm và chuyển nghề nhất là lao động từ 35 tuổi trở lên. 2. Kết quả của giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc Trong giai đoạn 2006-2008, Vĩnh Phúc đã tích cực trong công tác giải quyết việc làm và đã đạt được một số kết quả như sau: Về số lượng lao động: Năm 2006, tổng số lao động được tạo việc làm là 20.064 lao động. Năm 2007, tổng số lao động được tạo việc làm là 22.000 lao động tăng 1936 người so với năm 2006. Năm 2008, tổng số lao động được tạo việc làm là 20.712 lao động, giảm 1.288 lao động so với năm 2007. Nhưng nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008, Vĩnh Phúc đã tạo thêm việc làm cho 648 lao động. Số lao động được tạo việc làm trong khu vực thương mại, du lịch giai đoạn 2006-2008 tăng lên so với số lao động được tạo việc làm trong khu vực sản xuất bao gồm nông nghiệp và công nghiệp với tỷ lệ 7,65%. Cụ thể số lao động được tạo việc làm trong khu vực thương mại dịch vụ năm 2008 tăng 1703 lao động, trong khu vực sản xuất giảm 1.055 lao động. Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2008 là 42,3%, tăng 4,7% so năm 2007, và tăng 8,7% trong cả giai đoạn. Chất lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp khá tốt với trên 50% lao động đã qua đào tạo nghề. Mức độ ổn định việc làm: Đặc trưng của thị trường lao động tỉnh Vĩnh Phúc gần đây, gần như tất cả lao động có việc làm điều tra đều có việc làm mang tính thường xuyên, công việc của họ thường ổn định. Lao động có tính thời vụ chỉ chiếm rất ít( 0,36). Kết hợp với kết quả thu được về số giờ làm việc bình quân trong tuần của lao động khá cao( 46,8h) ta có thể đánh giá được mức độ ổn định việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khá cao. 3. Những tồn tại trong giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc Trong giai đoạn vừa qua cùng với rất nhiều cố gắng để giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh nhưng với những kết quả đạt được như trên thì vẫn còn những tồn tại như sau: Một là, Tỷ lệ lao động không có việc làm vẫn còn cao Thất nghiệp luôn là một hiện tượng kinh tế xã hội đối với các nước, nhất là một nước phát triển như Việt Nam. Thất nghiệp không những gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân gia đình người lao động, mà còn thể hiện sự lãng phí nguồn lực, kìm hãm tăng truởng kinh tế. Do đó, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh giai đoạn 2006-2008 Nguồn: số liệu thực trạng việc làm và thất nghiệp bộ lao động thương binh xã hội Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ thất nghiệp là thấp và có xu hướng giảm giữa năm 2006 so với năm 2008. Năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp thành thị tỉnh Vĩnh Phúc là 2%, năm 2008 theo tính toán trong mẫu tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 1,74%. Theo xu hướng chung tỷ lệ thất nghiệp thành thị tỉnh Vĩnh Phúc đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp phần lớn rơi vào những lao động có trình độ chuyên môn còn thấp. Bảng 2.5 : so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 Đơn vị: % Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất 2006 2008 Không có chuyên môn kỹ thuật 69,44 53,66 Đã qua đào tạo nghề 8,33 20,22 Công nhân kỹ thuật có bằng 5,56 11,01 Trung học chuyên nghiệp 11,11 12,41 Cao đẳng, đại học trở lên 11,11 13,91 Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học xã hội Năm 2006, người thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 69,44%, sau đến người có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp( đều có tỷ lệ 11,11%), thấp nhất là người có trình độ CNKT có bằng. Năm 2008, người thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất( 53,46%), sau đến người có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp( đều có tỷ lệ 11,11%), thấp nhất là người có trình độ CNKT có bằng. Tóm lại, đặc trưng cơ bản của người thất nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là đa số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguyên nhân thất nghiệp do buộc thôi việc chiếm tỷ lệ khá cao( 23,08%), đặc biệt là trong số đó có những người đã từng thất nghiệp. Như vậy công tác giáo dục đào tạo cho lao động của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động, trong tương lai muốn giải quyết việc làm thì cần phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu cầu của người sử dụng lao động. Những người thất nghiệp có nhiều cách thức tìm kiếm việc làm, tính đến năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có khoảng 21,54% số người thất nghiệp có nhu cầu làm việc nhưng chưa đi tìm việc, số còn lại có nhu cầu tìm việc nhưng chưa tìm được việc. Xu hướng thất nghiệp chủ yếu của lao động tỉnh Vĩnh Phúc là thất nghiệp hữu hình. Họ đều là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và đang có nhu cầu tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Ngoài ra cũng tồn tại một một phần thất nghiệp do chuyển đổi nghề nghiệp( thất nghiệp tạm thời), đặc biệt là những người lao động trong khu vực bị thu hồi đất. Hai là, Chất lượng lao động có việc làm chưa đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị. Lao động có việc làm tại khu vực thành thị có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn lao động có việc ở khu vực nông thôn. Với hầu hết lao động có việc làm còn ở trình độ thấp, điều đó giải thích cho xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực thành thị sang khu vực nông thôn, vì họ không đáp ứng được yêu cầu công việc. Chất lượng lao động có việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, bởi trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực Đơn vị: % Thành thị Nông thôn Chung Sơ cấp 17,04 10,44 14,24 Chuyên môn kỹ thuật không bằng 6,06 1,25 4,02 Chuyên môn kỹ thuật có bằng 5,77 2,02 4,19 Trung học chuyên nghiệp 9,26 2,8 6,53 Cao đẳng 4,35 1,25 3,03 Đại học 12,41 1,01 7,58 Trên đại học 0,40 0,00 0,23 Không chuyên môn kỹ thuật 44,71 81,23 60,17 Tổng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học lao động và xã hội Qua bảng số liệu ta thấy, trình độ không có chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn trong tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế khu vực nông thôn( chiếm 81,23%), trong khi đó ở khu vực thành thị chỉ chiếm 44,71% trên tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế. Trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cao đẳng, đại học và trên đại học thì khu vực thành thị lại chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực nông thôn. Và trong đó ở cả hai khu vực tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng chủ yếu tập trung ở trình độ sơ cấp. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp và có sự mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ba là, Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành kinh tế chưa cân đối. Tuy xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng tốt nhưng số lao động được tạo việc làm trong các ngành sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong đó lao động được tạo việc làm trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ 25,46% trong tổng cơ cấu( bảng 2.3 trang 26). Tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 87,61% trong tổng số lao động có việc làm( bảng 2.4 trang 29). Bốn là, Số lao động đi xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2008 giảm và đạt thấp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động và lực lượng lao động của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: người 2006 2007 2008 Số lao động được đưa đi xuất khẩu 1536 1634 1036 Lực lượng lao động 675.700 687.628 681.000 Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu ta thấy số người được đưa đi xuất khẩu lao động có xu hướng giảm trong cả giai đoạn 2006-2008, năm 2008 giảm 598 người tương đương giảm 36,6% so với năm 2007 và giảm 500 người so với năm 2006 tương đương giảm 32,55%. Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động hàng năm. Như vậy số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động giảm trong giai đoạn 2006-2008 và chưa tương xứng với tiềm năng. Năm là, lao động nông nghiệp nơi có đất nhà nước thu hồi để xây dựng khu, cụm công nghiệp, rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và chuyển nghề nhất là những lao động từ 35 tuổi trở lên. Hiện nay số lao động bị mất việc làm do mất đất là 22.800 người, trong đó chỉ có 23% số lao động trên được thu nhận vào làm việc ổn định trong khu công nghiệp. Ngoài ra đất thu hồi thuộc đất canh tác tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nhưng đất đền bù lại xấu, xa khu dân cư, hạ tầng yếu kém, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Một trong những vấn đề nóng nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất vẫn chưa được quan tâm, do đó vấn đề tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề với họ là rất khó khăn. Không ít doanh nghiệp hứa hẹn to tát nhưng không mặn mà tiếp nhận con em nông dân, kể cả những người đã qua đào tạo, nhưng chỉ dăm bữa nửa tháng là bị sa thải. 4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thời gian qua Trong công tác đào tạo nghề: Mạng lưới dạy nghề tuy có phát triển, nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 55 cơ sở dạy nghề, bao gồm 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 29 cơ sở dạy nghề khác, nhìn chung với một tỉnh có dân số đông và diện tích rộng như Vĩnh Phúc thì mạng lưới dạy nghề còn thiếu so với yêu cấu thực tế. Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề dài hạn. Đến năm 2008, số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 8700 người, chỉ chiếm 26,8% tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề; số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 4712 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,5% trong tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề( bảng 2.1). Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chưa được đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu do tổng số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu, đến năm 2008 tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này mới là 7,1 tỷ đồng. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với yêu cầu bởi hầu hết các trang thiết bị dạy và học nghề có giá trị lớn. Do hầu hết các học viên nghề xuất phát từ những lao động phổ thông có trình độ thấp. Họ là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chưa được phổ cập giáo dục, do đó họ chưa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế. Các học viên nghề hầu hết xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học nghề do người lao động phải đóng lại có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến số lao động được đào tạo nghề của tỉnh, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà tuyển dụng do không đáp ứng yêu cầu công việc hay nói khác nó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, học viên học nghề chỉ phải đóng góp 2,5 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007, số kinh phí phải đóng của học viên đã tăng lên 3,8 tỷ đồng. Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực. Công tác xuất khẩu lao động chưa hiệu quả, số lao động đi xuất khẩu lao động đạt thấp, có xu hướng giảm và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2008 giảm 598 người tương đương giảm 36,6% so với năm 2007 và giảm 500 người so với năm 2006 tương đương giảm 32,55%. Và số lao động đi xuất khẩu lao động vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lực lượng lao động, đến năm 2008 tỷ lệ này là 1036/681.000 ( bảng 2.7). Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng với người lao động, một số lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng về tâm lý đối với lao động khác. Đây là nguyên nhân làm cho số lao động đi xuất khẩu giảm và chưa tương xứng với tiềm năng. Từ góc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng( tài nguyên đất, rừng, khu du lịch sinh thái, khoáng sản). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2008 ước đạt 14,78 % trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 14,91%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 6,89%, nhưng tiềm năng phát triển của các ngành còn chưa được khai thác hết. Nhiều diện tích đất nông lâm nghiệp còn chưa được sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Ngành công nghiệp vẫn chưa được đầu tư khai thác các tiềm năng sẵn có của tỉnh cũng như tận dụng lợi thế vị trí địa lý thuận lợi. Ngành dịch vụ thương mại du lịch cũng đã phát triển nhưng cung chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng dịch vụ chưa được nhà quản lý quan tâm để ý đến. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lạc hậu chưa được quan tâm xây dựng. Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khiến diện tích đất canh tác nông nghiệp của nhiều địa phương tại Vĩnh Phúc bị thu hẹp kéo theo bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm. Để có đất mở khu công nghiệp dịch vụ và đô thị Quang Minh, 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp của trên 3,5 ngàn hộ dân thuộc xã này đã bị thu hồi đất. Không còn đất canh tác, người nông dân trong độ tuổi lao động, không có nghề phụ, họ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới. Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành nghề kinh tế mất cân đối và tình trạng khó khăn trong giải quyết việc làm choc ho lao động bị thu hồi đất. Từ góc độ tuyển dụng lao động: Các kênh giao dịch chính thức trên thị trường lao động chưa phát triển: trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm; nên khó khăn trong đưa các thông tin tuyển dụng kịp thời đến người lao động cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm những lao động có trình độ. Doanh nghiệp chưa cụ thể hóa các nội dung trong tuyển dụng, sử dụng và đánh giá đãi ngộ lao động; người lao động còn thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật lao động. Đây chính là nguyên nhân làm cho việc gặp gỡ giữa người sử dụng lao động và người lao động gặp nhiều khó khăn, do đó dẫn đến một bộ phận người chưa tìm được việc làm hay nói cách khác nó là một nguyên nhân gây ra tỷ lệ thất nghiệp. Từ góc độ quản lý: Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đại diện của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động chưa tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của pháp luật đến các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn còn mỏng, trình độ hạn chế nên chưa tham gia tích cực vào việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh va bảo vệ người lao động. Quản lý đào tạo nghề của cấp ủy Đảng còn nhiều hạn chế. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật còn hạn chế( chưa bao gồm đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức), chưa rõ vai trò và trách nhiệm của các thiết chế xã hội tham gia thị trường lao động. Nội dung của hệ thống văn bản phám luật chưa đồng bộ, còn nhiều quy định ở những luật khác chưa thống nhất với quy định trong bộ luật lao động, một số văn bản hướng dẫn bộ luật lao động ( về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động…) chưa thực sự hợp lý. Nguồn vốn cho vay quỹ hỗ trợ việc làm trong giai đoạn qua có xu hướng giảm. Năm 2006 tổng số vốn cho vay là 12 tỷ đồng, đến năm 2008 giảm xuống còn 11,5 tỷ đồng. Tổng số vốn cho vay còn thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc sử dụng lao động cũng như việc đầu tư mở rộng quy mô các dự án sản xuất sử dụng thêm lao động. Hay nói cách khác đây chính là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Như vậy, trên cơ sở các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2008 được đưa ra trên đây, tôi sẽ đưa ra một số giải pháp ngắn hạn trong chương III để giải quyết việc làm cho người lao động đến năm 2010. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009-2010 I. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG DỰ BÁO VỀ CUNG LAO ĐỘNG, NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc đến năm 2010 Quan điểm: Giải quyết việc làm cho lao động tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, cần sự kết hợp đầu tư của nhà nước, các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các tổ chức đoàn thể, cả cộng đồng và bản thân người lao động, đặc biệt là phải xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách, cơ chế đồng bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tỉnh. Tạo môi trường đầu tư để thu hút đầu tư thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng để thu hút, khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tất cả các thành phần kinh tế phát triển, thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Phát triển công nghiệp làm nền tảng thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển, từ đó tạo sự tăng trưởng cao, kích thích các ngành dịch vụ phát triển, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn Định hướng: - Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển vườn cây ăn quả, rau sạch, chăn nuôi hộ gia đình, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, chuyển lao động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp( tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng) với cơ hội việc làm lớn hơn và mức thu nhập cao hơn; từng bước nâng cao mức sống của nhân dân trong tỉnh, ưu tiên khu vực nông thôn miền núi, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc( huyện Tam Đảo, Lập Thạch). - Có biện pháp mạnh trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở các vùng giành đất cho khu, cụm công nghiệp trong tỉnh( Quang Minh, Hương Canh, Khai Quang); Hỗ trợ đào tạo nghề định hướng cung cấp lao động cho các khu cụm công nghiệp trong tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Mục tiêu: - Mỗi năm giải quyết việc làm từ 24 đến 25 nghìn người/năm. Kiềm chế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 2%, nâng tỷ lệ sử dụng lao động trong nông thôn lên khoảng 90% vào 2010. - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 40-45% vào năm 2010, trong đó đào tạo nghề 34,5%. - Cơ cấu lao động vào 2010 đạt: công nghiệp- dịch vụ 40%, nông nghiệp 60% trong tổng cơ cấu. 2. Dự báo về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đến năm 2010 Dự báo về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp: Phần lớn( 64,17%) các doanh nghiệp tới năm 2010 dự kiến sẽ tăng quy mô lao động lên so với tổng lao động hiện tại và không cps doanh nghiệp nào sẽ giảm quy mô lao động xuống. Trong số các doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô lao động thì số doanh nghiệp dự kiến tăng quy mô lao động lên thêm 50% chiếm tỷ trọng cao nhất( 32,47%). Tổng số lao động dự kiến tuyển mới từ nay tới năm 2010 là 8087 người( tương đương với 54,01% quy mô lao động hiện tại), bình quân mỗi doanh nghiệp được điều tra dự kiến sẽ tuyển thêm khoảng 67,39 người. Đại đa số lao động dự kiến tuyển mới là nhóm những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ nhỏ( 30,31%). Về tuyển dụng lao động tới năm 2010 theo mức độ tham gia hoạt động xuất khẩu: Bảng 3.1: Dự kiến tuyển dụng lao động của động của doanh nghiệp phân theo mức độ tham gia hoạt động xuất khẩu Doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu Doanh nghiệp có xuất nhập khẩu Số lượng (người) % trong tổng số Số lượng ( người) % trong tổng số 1. Số doanh nghiệp có tuyển dụng lao động phân theo cấp trình độ của lao động dự kiến tuyển Lao động phổ thông 34 32,69 11 68,75 Lao động qua đào tạo nghề 49 47,12 11 68,75 Trung học chuyên nghiệp 51 49,04 9 56,25 Cao đẳng 42 40,38 10 62,5 Đại học trở lên 56 53,85 12 75,00 Tổng số 104 100,00 53 100,00 2. Số lao động dự kiến tuyển dụng 2009 100,00 6078 100,00 3. Quy mô lao động dự kiến tuyển thêm/doanh nghiệp ( người) 19,32 379,88 Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học xã hội Số liệu cho thấy các doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu có mức độ tuyển dụng lao động thêm trong giai đoạn tới năm 2010 thấp hơn so với các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu, thể hiện qua số doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động các loại phân theo cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thấp hơn so với các doanh nghiệp có xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, quy mô lao động dự kiến tuyển thêm bình quân 1 cơ sở của số doanh nghiệp không có xuất nhập khẩu cũng thấp hơn rất nhiều so với số doanh nghiệp có xuất nhập khẩu( 19,32 người/doanh nghiệp so với 379,88 người/doanh nghiệp). II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2009-2010 Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở giải quyết các nguyên nhân gây ra các mặt tồn tại trong giải quyết việc làm nhưng cũng cần bám sát và hướng tới các quan điểm, định hướng, mục tiêu trong giải quyết việc làm. 1. Phát triển kinh tế xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới nhất là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. Giải quyết việc làm gắn với nông nghiệp, nông thôn: Thực hiện các chương trình dự án chuyển dịch cơ cấu cơ trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nông thôn, phát triển chăn nuôi bò lợn, cải tạo vùng trũng để nuôi trồng thủy sản; cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, hoa, rau sạch, dược liệu; những địa phương thừa lao động, thiếu đất có điều kiện thì chuyển dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Giải quyết việc làm trong công nghiệp, giao thông xây dựng: Tiếp tục thực hiện chính sách thu hồi đầu tư để các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn mở mang phát triển giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đô thị… Giải quyết việc làm trong thương mại dịch vụ: Tập trung phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, cú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào các lĩnh vực du lịch. Quy hoạch chi tiết và có chính sách đầu tư vào các khu du lịch của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và đưa lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài: Giao cho các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện dạy tiếng Hàn Quốc, dạy nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng đào tạo lao động đi xuất khẩu để khi được phân bổ chỉ tiêu người lao động đã cơ đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. 2. Tập trung phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề sát với thực tế, hỗ trợ học phí cho đào tạo nghề. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở khu vực dành đất cho phát triển công nghiêp, dịch vụ và đô thị. Tiếp tục giải ngân nguồn vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho lao động. Mở rộng ngành nghề đào tạo với đa cấp trình độ, dạy nghề trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng với thị trường. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề củng cố và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, thành lập các trung tâm dạy nghề ở tất cả các huyện, thị xã, trung tâm dạy nghề các ngành đoàn thể, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề ở doanh nghiệp, các loại hình bổ túc văn hóa nghề, các lớp dạy nghề ở trung tâm khuyến công, khuyến nông đa dạng hóa loại hình đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Tăng cường máy móc thiết bị dạy nghề, đầu tư xây dựng các cơ sở dạy nghề trọng điểm, kiện toàn đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đào tạo trình độ quản lý nghề cho đội ngũ giáo viên, tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. 3. Giải quyết việc làm đối với lao động nơi có đất bị thu hồi Xây dựng đề án giải quyết việc làm cho lao động ở các địa phương có đất bị thu hồi. Mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho đối tượng lao động này để họ có trình độ cơ bản tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp kịp thời, đồng thời phải có các chế tài yêu cầu các doanh nghiệp được cấp đất cam kết tiếp nhận lao động và nhà máy làm việc khi xây dựng xong. 4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động Tiếp tục cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm: Tiếp tục cho vay vốn theo các dự án nhỏ hỗ trợ việc làm, dành các món vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với người thất nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng thu hút nhiều lao động. Nâng cao năng lực và hiện đại hóa trung tâm giới thiệu việc làm để có đủ khả năng lắm bắt và khai thác thông tin thị trường lao động, giới thiệu được nhiều chỗ làm việc cho người lao động. Mở sàn giao dịch việc làm mỗi tháng một lần vào ngày 10 hàng tháng tại trung tâm giới thiệu việc làm góp phần tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, người lao động và người sử dụng lao động có điều kiện tiếp cận thông tin về thị trường lao động. 5. Nhóm giải pháp về quản lý Xây dựng hệ thống công đoàn vững mạnh cả về số lượng và chất lượng cũng như các tổ chức đại diện của người lao động nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy đinh của pháp luật đến các doanh nghiệp. Kiến nghị xây dựng và kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật trong bộ luật lao động. KẾT LUẬN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lao động làm việc trong các thành phần kinh tế qua các năm 19 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh giai đoạn 2006-2008 40 Bảng 2.1: Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm 21 Bảng 2.2: Quỹ quốc gia cho vay hỗ trợ việc làm giai đoạn 2006-2008 24 Bảng 2.3: Tổng số lao động được tạo việc làm theo ngành và Tỷ lệ lao động được tạo việc làm 26 Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn 28 Bảng 2.5 : so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008 41 Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực 42 Bảng 2.7: Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động và lực lượng lao động của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 44 Bảng 3.1: Dự kiến tuyển dụng lao động của động của doanh nghiệp phân theo mức độ tham gia hoạt động xuất khẩu 52

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22025.doc
Tài liệu liên quan