Chuyên đề Giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Hải Dương

Giải quyết việc làm cho người lao động chưa co việc làm không chỉ co ý nghĩa thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, đồng thời mang lại những ý nghĩa hết sức lớn lao cho những người lao động, tạo cho họ co việc làm ổn định, góp phấn nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của những người lao động. Giải quyết việc làm cho những người lao động chưa có việc làm không chỉ nhằm làm cho nền kinh tế phát triển vững mạnh, mà còn tạo cho xã hội trở thành một xã hội công bằng, văn minh và ổn định, góp phần giảm bất tệ nạn xã hội

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng theo nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 71,46% - 15,53% - 13,01%, đến năm 2005 là: 63,5% - 20,5% - 16,0%. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu về lao động chưa tương xứng với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước (cơ cấu lao động cả nước năm 2005 là 57% - 19% -24%) Bảng 11:C¬ cấu lao động có việc làm chia theo các lĩnh vực kinh tế TT Cơ cấu lao động chia theo ngành KT Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) LLLĐ có việc làm Người 881.114 865.984 988.209 946.694 976.494 1 Nông lâm ngư nghiệp Người 629.658 71,46 601.064 69,41 680.411 68,8 627.658 66,3 620.073 63,5 2 Công nghiệp - X.dựng Người 136.871 15,53 143.266 16,54 163.135 16,5 177.978 18,8 200.181 20,5 3 Dịch vụ và các HĐ khác Người 114.585 13,01 121.654 14,05 144.663 14,7 141.058 14,9 156.240 16,0 Nguån: Së Lao ®éng –Th­¬ng binh vµ X· héi tØnh H¶i D­¬ng 3. Về công tác dạy nghề 3.1. Về dạy nghề Trong 5 năm từ 2001 - 2005 đến hết năm 2005, cac cơ sở đã dạy nghề, truyền nghề cho 76.241 lao động, đạt 186,6% kế hoạch (kế hoạch là 40.850 lao động), nâng số lao động qua đào tạo nghề từ 113.603 người năm 2000 lên 189.844 người năm 2005 (có bảng chi tiết kèm theo). Như vậy, số lao động qua đào tạo đến hết năm 2005 là 26,62% tổng số lao động có việc làm (trong đó: lao động có trình độ trung học trở lên là 6,62%). đến hết năm 2005, lao động qua đào tạo nâng từ 18,71/5 năm 2000 lên 26,62% năm 2005 (trong đó: đào tạo nghề là 20%), vượt mục tiêu đề ra là 1,62%. Bảng 12: KÕt quả dạy nghề giai đoạn 2001 - 2005 Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng Dài hạn 2.374 2.927 4.509 6.285 6.267 22.362 Ngắn hạn 8.457 10.602 11.042 11.548 12.230 53.879 Tổng cộng 10.831 13.529 15.551 17.833 18.500 76.241 Nguån: Së Lao ®éng –Th­¬ng binh vµ X· héi tØnh H¶i D­¬ng 3.2. Về hệ thống khuyến nông Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện được củng cố, tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng từng bước hoạt động có hiệu quả. Sau 5 năm đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể mở 6.534 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật choi 528.000 lượt nông dân (tập trung vào các nhóm nghề: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; bảo vệ động - thực vật; xử lý chất thải nông nghiệp, bảo quản và chế biến sau thu hoạch..). 3.3. Về hoạt động khuyến công Quỹ khuyến công được thành lập từ tháng 4/2002, sau 3 năm hoạt động, quỹ khuyến công đã hỗ trợ các cơ sở sản xuất, các HTX; công nhận 33 làng nghề chuẩn, với 1.151,6 triệu đồng (32 dự án) tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho 3.578 lao động nông nghiệp nông thôn (tập trung vào các nghề: mây tre đan, thêu ren, một mỹ nghệ, may, gốm sứ, ươm tơ). V. Đánh giá việc thực hiện các nội dung giải pháp của chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 1. Đánh giá về cơ chế điều hành quản lý và tổ chức thực hiện 1.1. KÕt qu¶ ®Æt ®­îc Giai đoạn vừa qua, Ban chỉ đạo đã xây dựng được cơ chế quản lý và điều hành chương trình thống nhất trong toàn tỉnh. Công tác triển khai được các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội hưởng ứng tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đã tạo ra sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện ở tất cả các cấp, các dự án. Tỉnh đã tăng cường các nguồn lực cho các hoạt động của chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực… đã có tác động đến kết quả GQVL. Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Công tác tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân về vấn đề GQVL và xuất khẩu lao động. 1.2. Tồn tại và nguyên nhân Việc triển khai chương trình GQVL và xuất khẩu lao động ở một số huyện, xã còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm, cán bộ làm công tác GQVL từ tỉnh đến cơ sở chưa được tăng cường về số lượng và chất lượng. Công tác kiểm tra giám sát thực hiện chương trình chưa thường xuyên kịp thời để đề xuất các giải pháp hữu hiệu. Chưa xây dựng được cơ chế giám sát chỉ tiêu lao động, việc làm với các chỉ tiêu vốn qua các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng. Thiếu chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, phát triển thị trường, trong đó có thị trường lao động để tạo mở việc làm mới. Nguồn vốn cho vay GQVL còn thiếu chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu vay vốn của nhân dân. Thông tin về thị trường lao động chưa được cập nhật đầy đủ, chưa đủ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để phục vụ cho công tác chỉ đạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách. 2.§©nh gi¸ vÒ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm việc làm mới 2.1 Thùc hiÖn chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa Do có sự chỉ đạo tập trung thâm canh đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi và có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng bước đã hình thành một số mô hình trang trại sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyển đổi cây có hiệu quả thấp sang cây có hiệu quả cao hoặc chuyển thành vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi theo mô hình công nghiệp tập trung hoặc bán tập trung. Vì vậy, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn tăng bình quân 5,3% năm, đã ổn định việc làm cho 647.000 lao động và thu hút thêm 27.416 lao động. Nhưng do diện tích đất canh tác bình quân giảm do chuyển sang làm đường giao thông, các công trình thuỷ lợi, xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, phát triển nhà ở khu dân cư,… trong khi lực lượng lao động lại tăng tự nhiên khoảng 16.000 người/năm, các ngành nghề phi nông nghiệp lại chưa mở mang thêm cho nên số lao động không đủ việc làm tăng. Vì vậy, thời gian có việc làm của lao động nông thôn chỉ đạt 79%. Đặc biệt, trong 1.200 ha đất nông nghiệp chuyển sang phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế đã có 11.964 lao động không có việc làm và thiếu việc làm, trong khi Nhà nước chưa có chính sách, giải pháp đồng bộ để GQVL cho số lao động nói trên. Vì các yếu tố trên, số lao động được GQVL mới ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ được 27.416 lao động, bằng 73,32% kế hoạch (kế hoạch là 37.392 lao động). 2.2. Thùc hiÖn chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng: Chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng đóng vai trò quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và GQVL. Trong 5 năm qua, do nguồn vốn huy động đầu tư vào sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng tăng nhanh nên sản xuất công nghiệp đã phát triển với tốc độ cao, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch theo hướng tăng ngành nghề, thu hút nhiều lao động như: may mặc, giày dép, chế biến lượng thực, thực phẩm. Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh, trong 5 năm đã có gần 1.200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động; một số làng nghề, xã nghề nhưu: trạm khắc gỗ, mây tre đan, thêu ren xuất khẩu,… đã được khôi phục và phát triển, đã thu hút được nhiều lao động. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: kiên cố hóa kênh mương, đào đắp đê, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, xây dựng các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã góp phần GQVL cho hàng nghìn người lao động. Đến hết năm 2005, khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đã thu hút thêm 55.769 lao động, đạt 124,5% kế hoạch 5 năm (kế hoạch là 44.772 lao động). Tuy lực lượng lao động thu hút vào khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng vượt so với kế hoạch đề ra nhưng còn có những hạn chế nhất định như: đại bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút nhiều lao động có trình độ công nghệ kém, sức cạnh tranh thấp, một bộ phận doanh nghiệp sản xuất không ổn định, các làng nghề phát triển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, sản phẩm thủ công, chưa có thị trường ổn định. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến việc làm của lực lượng lao động không ổn định, thu nhập thấp,… Bên cạnh đó, một lực lượng lớn lao động dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm. 2.3. Sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ: Trong 5 năm thực hiện hoạt động dịch vụ đã có những chuyển biến như: hoạt động dịch vụ có chuyển biến tích cực, doanh thu tăng, lượng khách và khách nước ngoài tăng 21,8%/năm. Hoạt động vận tải phát triển vững chắc, giá trị sản xuất ngành vận tải, kho bãi tăng bình quân 16,6%/năm, số lượng hàng hóa vận tải và số lượng hành khách vận chuyển tăng cao; hoạt động tín dụng, ngân hàng được đổi mới; lành mạnh hóa dịch vụ ngân hàng đã thuận tiện cho nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất tạo mở việc làm mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt, khi công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển đã hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung. Tại những nơi này, đã hình thành một số hoạt động dịch vụ như: cho thuê phòng nghỉ, phục vụ ăn uống, cắt tóc, gội đầu… giải quyết được một lực lượng lớn lao động có việc làm, phần đông số lao động này ở độ tuổi cao hoặc không đủ các điều kiện vào làm việc trong các doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần tích cực vào kết quả GQVL cho 20.310 lao động. Tuy nhiên, hoạt động của các ngành dịch vụ còn một số hạn chế ảnh hưởng đến tạo việc làm mới như: thị trường xuất khẩu không ổn định, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm đổi mới, chất lượng chưa cao, còn thiếu quy hoạch các khu hoạt động dịch vụ tập trung như: hệ thống chợ, chợ đầu mối,… 3. Giải quyÕt viÖc lµm qua xuất khẩu lao động: 3.1. Tổ chức thực hiện ở các huyện, thành phố và các xã, phường: Ngay sau khi có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về GQVL và xuất khẩu lao động, Nghị quyết này đã được quán triệt sâu sắc, triển khai đến các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở để mỗi Đảng viên, các cấp uỷ Đảng chính quyền thấy rõ GQVL, xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng, lâu dài, là một chính sách xã hội cơ bản, là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, đã khắc phục được tình trạng buông lỏng hoặc ít chú ý đến xuất khẩu lao động, khắc phục tình trạng khoán trắng cho một số cơ quan chức năng. Đây chính là điểm nhấn có ý nghĩa quyết định đến kết quả xuất khẩu lao động. Đồng thời, 12 huyện, thành phố, các huyện uỷ Thành uỷ đều có Nghị quyết về triển khai chương trình đề án; UBND các huyện, thành phố thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện. Do có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng của các tổ chức chính trị, xã hội nên đề án đã được triển khai cả ở 263 xã, phường trong tỉnh. Ban chỉ đạo các huyện, thành phố đã chỉ đạo cụ thể, giải đáp mọi vướng mắc, phối hợp chặt chẽ hoạt động của BCĐ các xã, phường với các Công ty xuất khẩu lao động đến sơ tuyển và tổ chức chu đáo việc đưa lao động đi xuất khẩu đã ngăn chặn, phát triển kịp thời các trường hợp cò mồi, hạn chế thiệt hại cho người lao động điển hình như huyện Chí Linh, Tứ Kỳ, Thanh Miện v.v… Hàng năm, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động của 12 huyện, thành phố đã mở hội nghị sơ kết đánh giá kết quả năm và đưa ra những biện pháp khắc phục những vướng mắc, thiếu sót về triển khai kế hoạch năm cũ và bàn kế hoạch triển khai năm sau. UBND các xã đã giúp đỡ mọi giấy tờ cần thiết, miễn thu các loại lệ phí, … đối với người xuất khẩu lao động. Các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn, tất cả các tổ chức đoàn thể xã hội đều tham gia vào đề xuất khẩu lao động và đã coi đó là nhiệm vụ chính trị của tổ chức mình. Điển hình như xã Cẩm Điền huyện Cẩm Giàng, xã Đồng Lạc huyện Chí Linh v.v… Các gia đình đã có sự liên hệ, động viên con em yên tâm, không bỏ trốn… nhiều xã đã tổ chức gặp mặt, viết cam kết giữa gia đình với chính quyền địa phương. 3.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động tỉnh và sự phối hợp của các ngành: * Hoạt động của Ban chỉ đạo Xuất khẩu lao động: Đã trực tiếp giải đáp các vướng mắc với Ban chỉ đạo và lãnh đạo các xã, phường tại 8 huyện, thành phố. Kiểm tra việc triển khai đề án ở 36 xã, phường; cử cán bộ xuống tất cả 263 xã phường để giúp tháo gỡ vưỡng mắc. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xuất khẩu lao động cho 536 cán bộ của 263 xã, phường và 12 huyện, thành phố. Các đồng chí Trưởng, phó Ban đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo tỉnh lãnh đạo các huyện, thành phố để tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai và bàn biện pháp khắc phục tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài. Ban chỉ đạo tỉnh cũng đã trực tiếp cử đoàn cán bộ đi khảo sát tình hình lao động Việt Nam đang làm việc Malaysia và Nhật Bản. * Sự phối hợp giữa các ngành: Lãnh đạo Bộ Lao động TB&XH và Cục Quản lý lao động với nước ngoài thường xuyên quan tâm kiểm tra chặt chẽ; Tỉnh uỷ - UBND tỉnh chỉ đạo chặt chẽ sát sao; đã đặc biệt chú trọng công tác tư tưởng: người lao động phải thông suốt để yên tâm lao động, phát huy được bản chất tốt đẹp của người Việt Nam; Ban chỉ đạo tỉnh phân công rõ ràng, không chồng chéo các Công ty đến tuyển lao động xuất khẩu; Các Công ty xuất khẩu lao động gắn bó chặt chẽ với Đảng bộ, chính quyền địa phương và với từng gia đình người xuất khẩu lao động; giải quyết kịp thời những vướng mắc có liên quan đến người đi xuất khẩu lao động ở trong và ngoài nước; Thông qua Hội chợ việc làm khuyếch trương, tuyên truyền, giải đáp các vướng mắc về xuất khẩu lao động; Các Báo, Đài truyền hình Trung ương, địa phương tuyên truyền mạnh mẽ cho xuất khẩu lao động của Hải Dương. Các tỉnh bạn đến học tập được BCĐ xuất khẩu lao động Hải Dương báo cáo cụ thể, đi thăm trực tiếp; Các xã, phường báo cáo kịp thời mọi vướng mắc và đều được BCĐ tỉnh giải quyết. Nhìn chung, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành đồng bộ, thuận lợi. Xuất khẩu lao động đã góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo, làm tăng nguồn vốn để phát triển kinh doanh xã hội ở các địa phương, đối với những xã có nhiều lao động đi Xuất khẩu lao động làm thay đổi diện mạo của nông thôn. Công tác tạo nguồn, đào tạo, giáo dục lao động được các cấp uỷ Đảng và chính quyền quản lý quan tâm chặt chẽ. Các cơ chế thủ tục làm thủ tục hồ sơ vay vốn, làm hộ chiếu, khám sức khoẻ được nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và sử lý những tổ chức, cá nhân cò mồi lừa đảo triệt để hơn, kịp thời hơn. Xây dựng thành công mô hình liên thông giữa các địa phương và các doanh nghiệp, đã giúp doanh nghiệp tuyển được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và giảm chi phí cho người đi Xuất khẩu lao động. 3.3. Những hạn chế: Còn nhiều xã chưa nhận thức đúng, chưa thực sự vào cuộc một cách thiết thực, chưa coi đây là nhiệm vụ chính trị của mình, chưa có ý thức tuyên truyền, giúp đỡ người lao động, coi đi Xuất khẩu lao động như đi nghĩa vụ quân sự, đòi hỏi Nhà nước bao cấp kinh phí khi Nhà nước đứng ra tổ chức xuất khẩu lao động… một số thông tin thất thiệt không được ngăn chặn. Một số bộ phận người lao động và gia đình họ chưa nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã cam kết, có trường hợp gia đình hậu thuẫn cho con em họ bỏ hợp đồng dẫn đến tỉnhta có 954 lao động tại Đài Loan bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn bất hợp pháp. Chưa có chính sách khuyến khích tạo nguồn, nhất là nguồn lao động có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Một số công ty về tuyển lao động còn nặng về số lượng, chưa quan tâm hướng dẫn, trang bị cho người lao động về Luật pháp, các thông lệ quốc tế, phong tục tập quán của nước sở tại v.v… đã làm hạn chế đến khả năng cạnh tranh chỗ làm việc của chính người lao động. Ban chỉ đạo chưa tiếp cận được với các thị trường lao động để nắm bắt tình hình làm việc của lao động ở ngoài nước, tìm hiểu lý do lao động bỏ hợp đồng để đề ra kế hoạch triển khai tiếp và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. 4. §¸nh gi¸ vÒ c¸c gi¶i ph¸p hç trî trùc tiÕp gi¶i quyÕt viÖc lµm: 4.1. Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm: Trong giai đoạn từ 2001-2005, đề án cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm đã cho vay 1.501 dự án với tổng số vốn cho vay là 62.449 triệu đồng, thu hút 11.576 lao động, đạt 115,76% kế hoạch. Như vậy, bình quân cứ 5,4 triệu đồng vốn vay đã giải quyết được 1 lao động có chỗ làm việc. Vốn cho vay hỗ trợ GQVL cho mỗi dự án không cao nhưng nó đã tạo "cú huých" kích thích dân đầu tư vốn tạo việc làm. Theo ước tính từ các dự án cho vay vốn được phê duyệt, phần vốn đối ứng do dân bỏ ra gấp 2 lần số vốn cho vay từ quỹ hỗ trợ GQVL. Có thể thấy rằng, vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho vay hỗ trợ GQVL tuy nhỏ so với vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh song đã có tác động tích cực đến GQVL, góp phần ổn định xã hội. Trong 5 năm thực hiện giải pháp cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm đạt 115,76% kế hoạch GQV đã đề ra là do nguồn vốn bổ sung theo chương trình đã được phên duyệt phần vốn từ Ngân sách TW bổ sung đủ. Về công tác điều hành quản lý vốn cho vay hỗ trợ GQVL đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, không có các hiện tượng sử dụng vốn vay sai mục đích, nợ đọng dây dưa kéo dài, tỷ lệ nợ đóng quá hạn chỉ ở giữa 2,8% trên tổng số dư. Ngoài nguồn vốn cho vay hỗ trợ GQVL, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức tín dụng đã huy động được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình vay đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo đã góp phần tạo mở việc làm mới và tăng thời gian lao động ở nông thôn. 4.2. Hoạt động dịch vụ việc làm và thông tin về thị trường lao động: Do có các quy định Pháp luật về giới thiệu việc làm ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, các Trung tâm DVVL dần dần đã được hoàn thiện về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động, đã gắn kết được hoạt động dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm. Vì vậy, đã tạo được khả năng bố trí việc làm cao hơn cho người lao động. Trong 5 năm hoạt động, các Trung tâm đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho trên 40.000 lượt người, cung cấp thông tin thị trường lao động và người sử dụng lao động cho hơn 4 ngàn lượt người và dạy nghề ngắn hạn cho 23.492 người. Đến nay, các Trung tâm đã được mua sắm trang bị để phục vụ cho hoạt động dịch vụ việc làm, một số Trung tâm đã được nối mạng cục bộ, sử dụng phần mềm kết nối dịch vụ việc làm, nối mạng Internet. Tuy nhiên, việc trang bị trên không đồng bộ nên việc bao quát, thu nhập thông tin thị trường lao động vừa thiếu, vừa không cập nhập kịp so với diễn biến của thị trường lao động, không thống nhất giưa các Trung tâm, thông tin thị trường lao động bị chia cắt giữa các Trung tâm đã làm hạn chế việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài các hoạt động của các Trung tâm, hoạt động của hội chợ việc làm hàng năm đã góp phần tích cực vào hệ thống thông tin thị trường, hoạt động này đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm giúp các nhà quản lý phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động (thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật thừa cử nhân kinh tế, xã hội…) Công tác điều tra lao động - việc làm đã được tổ chức thường xuyên vào ngày 01/7 hàng năm theo Quyết định của Chính phủ. Nhờ hoạt động này, các thông tin về biến động, việc làm, cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động, thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở nông thôn giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra. 4.3. Hoạt động dạy nghề: 4.3.1. Phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề: Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, năm 2000, UBND tỉnh quyết định thành lập Trường Công nhân kỹ thuật Hải Dương để đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ lãnh nghề với quy mô đào tạo 500 học sinh hệ dài hạn/năm, 300 học sinh hệ ngắn hạn/năm, đồng thời không ngừng đầu tư nâng cấp các Trung tâm DVVL, củng cố hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện, tháng 4/2002 thành lập quỹ khuyến công tỉnh, cho phép thành lập các cơ sở dạy nghề thuộc các thành phần kinh tế, khôi phục và phát triển làng nghề khi có đủ điều kiện để tham gia dạy nghề truyền thống cho người lao động (chủ yếu là lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng lực dạy nghề truyền nghề tạo vệic làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2000, tỉnh Hải Dương 13 cơ sở dạy nghề, trong đó có 7 trường tham gia hoạt động dạy nghề (6 trường TW quản lý, 01 trường thuộc tỉnh, mới thành lập tháng 6/2000). Đến hết năm 2005, trên địa bàn tỉnh có 28 cơ sở dạy nghề, trong đó có 9 trường tham gia dạy nghề (7 trường TW quản lý, 02 trường trực thuộc tỉnh), tăng 15 cơ sở so với năm 2000. Ngoài ra, có khoảng 350 doanh nghiệp tự tuyển lao động và đào tạo nghề. 4.3.2. Tài chính đầu tư cho dạy nghề: Thực hiện xã hội hóa các hoạt động dạy nghề, bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác dạy nghề, các cơ sở dạy nghề dân lập, cơ sở dạy nghề thuộc các donh nghiệp ngoài quốc doanh và người học cũng đóng góp một phần không nhỏ dưới nhiều hình thức từ máy móc thiết bị, nhà xưởng, tiền vốn, học phí. Chỉ tính riêng tiền học phí, qua 5 năm, người học nghề và các cơ sở cử lao động đi học nghề đã đóng góp được hàng chục tỷ đồng (chiếm 30% tổng chi cho dạy nghề 5 năm). 4.3.3. Hỗ trợ các cơ sở dạy nghề: Từ năm 2001 - 2005, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 6.410 triệu đồng để miễn, giảm chi phí học nghề ngắn hạn cho 14.380 học sinh thuộc các đối tượng: con thương binh, con liệt sỹ, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh có hộ khẩu miền núi, công an, bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ, lao động mất đất. Chính quyền địa phương nơi có các doanh nghiệp đến đầu tư đã tạo điều kiện cho các cơ sở dạy nghề đến tuyển sinh, mượn địa điểm, nhà xưởng, máy móc thiết bị tổ chức dạy nghề tại chỗ theo hợp đồng tuyển dụng với các doanh nghiệp có nhu cầu trên địa bàn. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí học nghề để tổ chức dạy nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn vào làm việc cho các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, tập trung vào các nghề: mây giang xiên, móc, sửa chữa xe máy, may, tin học cơ sở, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng trọt. Kết quả đạt được rất khả quan, hầu hết số lao động học các nghề tiểu thủ công nghiệp đã có thu nhập, có việc làm; học viên học nghề chăn nuôi, thú y và kỹ thuật trồng trọt sau khóa học đã thành lập được các hội đồng cây, chăn nuôi giúp nhau phát triển ngành nghề tiêu thụ sản phẩm tạo việc làm. 4.3.4. Chất lượng giáo viên dạy nghề: Đội ngũ giáo viên tăng từ 426 người năm 2000 lên 652 người năm 2005, trong đó tỉnh quản lý là 220 người, Trung ương quản lý là 432 người, tăng 226 người so với năm 2000. Hầu hết giáo viên dạy nghề đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nghề dạy, giáo viên thực hành đều có thâm niên trong thực tế, 100% có trình độ nghiệp vụ sư phạm từ bậc 1 trở lên (từ năm 2001-2005 đã phối hợp với trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp chứng chỉ sư phạm bậc 1, bậc 2 cho 355 giáo viên dạy nghề) VI. §¸nh gi¸ chung 1. Kết quả đã đạt được: Các chỉ tiêu về việc làm đã vượt mức kế hoạch đặt ra, đã GQVL trong 5 năm 2001-2005 cho 123.823 lao động (đạt 125% kế hoạch 5 năm), trong đó xuất khẩu lao động là 20.328 lao động, cơ cấu lao động có đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị đã giảm 5,5%, thời gian lao động ở nông thôn đã tăng 79,0%, tỷ lệ lao động qua đào tạo được nâng lên từ 18,7% năm 200 lên 26,62% năm 2005 (trong đó: đào tạo nghề là 20%), đặc biệt số lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh, bình quân mỗi năm có 4.307 người đi làm việc ở nước ngoài. Kết quả giải quyết việc làm đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. 2. Đạt được kết quả trên là do: Có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu của các Sở, ngành, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự chủ động sáng tạo với tinh thần trách nhiệm cao của các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất, kinh doanh; sự thay đổi nhận thức về công tác giải quyết việc làm của người lao động. Tỉnh đã có cơ chế, chính sách thu hút, động viên các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tạo mở việc làm mới. Có nhiều mô hình giải quyết việc làm trên nhiều lĩnh vực được ứng dụng và phổ biến nhanh, kịp thời như: mở rộng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, không phục làng nghề truyền thống, xây dựng các vùng trồng cây ăn quả, phát triển các đàn gia súc, mô hình liên thông xuất khẩu lao động,… Hình thành được một số mô hình giải quyết việc làm đi đôi với chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ như: công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thành lập các cụm công nghiệp, khu công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp và làm dịch vụ xung quanh các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Sự hỗ trợ của các Bộ, ngành ở Trung ương. GQVL cho người lao động góp phần tích cực vào công việc xóa đói giảm nghèo, vào mục tiêu phát triển bền vững vì con người. 3. Những hạn chế và nguyên nhân: GQVL vẫn là một vấn đề bức xúc do tình trạng cung vẫn vượt quá cầu, lực lượng lao động ngày càng tăng, cộng thêm một số người mất việc làm do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, lao động nông nghiệp ở những vùng thiếu đất sản xuất, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp sang phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp và đô thị hóa,… Chất lượng và cơ cấu lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động Một số dự án phát triển công nghiệp chậm đi vào hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả đã không thu hút được lao động thay thế cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân (chỉ đáp ứng được 60% yêu cầu). Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giám sát chỉ tiêu lao động việc làm với các chỉ tiêu vốn qua các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được tổ chức chặt chẽ. Đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động chưa được quan tâm đầy đủ, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Một số chính quyền cơ sở chưa vào cuộc một cách tích cực, chưa coi GQVL là nhiệm vụ chính trị của mình, chưa có ý thức tuyên truyền, giáo dục giúp đỡ người lao động. Một bộ phận người lao động còn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa năng động trong cơ chế thị trường. VII. Bµi häc kinh nghiÖm 1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, giữa các ngành ở cấp tỉnh đến cấp huyện, đến các xã, phường và cơ sở. 2. Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc làm và xuất khẩu lao động tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi người dân về giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động để người lao động năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không ỷ lại trông chờ và Nhà nước. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư, tạo mở việc làm mới. 3. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế, đơn vị ngoài tỉnh. 4. Hoạt động hỗ trợ GQVL và phát triển thị trường lao động cần được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu cụ thể: Hỗ trợ học nghề; Cho vay vốn hỗ trợ GQVL Hỗ trợ nâng cấp các Trung tâm DVVL Thu thập thông tin thị trường lao động. Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm là công cụ phát triển kinh tế - xã hội và là biện pháp thực hiện chính sách xã hội. 5. Thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng và xác định rõ vai trò quan trọng của các địa phương, đặc biệt là các cấp xã, phường trong việc quản lý và tuyên truyền. 6. Có chủ trương đúng đắn và chính sách cơ chế phù hợp để mở rộng thị trường lao động và tăng quy mô xuất khẩu lao động. 7. Đối với các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cần có quy hoạch tổng thể và các giải pháp đồng bộ về tái định cư và tái tạo việc làm. 8. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm nhiều nghề mới, việc làm mới tại địa phương gắn với cơ sở sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết hợp các hình thức tổ chức DVVL, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, cho vay vốn GQVL theo các chính sách ưu đãi. 9. Tổ chức sơ kết, đánh giá vịêc thực hiện triển khai rút kinh nghiệm để phát huy các mặt mạnh, khắc phụ những tồn tại, thiếu sót, đưa công tác GQVL và xuất khẩu lao động là công tác thường xuyên ở mỗi địa phương. PHẦN II MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 I. Mục tiêu Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 5 năm 2006 -2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 688/2005/QĐ- UBND ngày 24/12/2005 và muc tiêu về GQVL: Mỗi năm giải quyết tạo việc làm mới cho trên 3,0 vạn lao động trở lên (trong đó, xuất khẩu từ 3.000 lao động trở lên) Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 4,5% và nâng cao thời gian lao động ở nông thôn lên từ 82 - 83% vào năm 2010; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 40,4%; Cơ cấu lao động trong nông, lâ, ngư nghiẹp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 55,0% - 25,5% - 19,5% vào năm 2010 II. Các giải pháp 1. Tập trung chỉ đạo một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc làm thu hút nhiều lao động, bao gồm: 1.1. Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa Mục tiêu của chương trình đây là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đảm bảo kinh tế tăng trưởng 11% năm, với cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng - dịch vụ l à 22% - 46% - 32%. Để đạt mục tiêu trên: Trong 5 năm GQVL mới cho từ 82.000 đến 83.000 lao động Duy trì tốc độ phát triển cao của sản xuất công nghiệp, đồng thời đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh và bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sản phẩm. Tập trung đầu tư mạng lưới kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp Phát triển một số cơ sở sản xuất mới có khả năng thu hút nhiều lao động như: giày dép, chế biến nông sản thực phẩm, điện tử… Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống để có 50 - 60 làng nghề, xã nghề để tạo việc làm mới cho người lao động. Rà soát lại quy hoạch các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đã được cấu ghép để triển khai thu hút các dự án vào đầu tư sản xuất tạo mở việc làm mới. Dành một quỹ đất nhất định có quy hoạch tổng thể để đưa vào sử dụng các khu tái định cư, dịch vụ, tái tạo việc làm ngay trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trọng điểm. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu sử dụng của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có công nghệ cao, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản xuất hàng xuất khẩu, tập trung vốn đầu tư vào các công trình trọng điểm. Quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới; công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đến các xã, phường nằm trong quy hoạch và các cơ sở đào tạo nghề để người lao động và chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề có các giải pháp GQVL, đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn nhân lực đủ điều kiện để vào làm việc trong các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để khi Nhà nước thu hồi đất, người lao động không bị hẫng hụt, bị đọng trong sinh hoạt và tìm việc làm mới. Tỉnh trích từ Ngân sách (từ tiền cho thuê đất) lập quỹ đào tạo, quỹ GQVL, quỹ xuất khẩu lao động, quỹ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp sau khi bàn giao đất cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng đất do các hộ gia đình bàn giao về việc nhận lao động và GQVL. Xây dựng cơ chế giám sát chỉ tiêu lao động, việc làm với các chỉ tiêu vốn qua các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các dự án trọng điểm và xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.2. Chuyển dịch quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp theo hướng Sản xuất hàng hóa, mở rộng thâm cạnh tăng vụ, hình thành các hàng sản xuất tập trung phối hợp với các lợi thế của từng địa phương, tăng cường cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp và công tác khuyến công để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, đầu tư thâm canh và ổn định diện tích trồng lúa từ 60.000 đến 65.000 ha giữ ổn định việc làm cho 580.000 lao động. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các nông sản thực phẩm có chất lượng cao,hiệu quả kinh tế cao. Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng nông thôn như:trạm bơm, kênh mương, hệ thống điện,…để tăng thời gian sử dụng lao động nông thôn. Để đạt được tỷ trọng lao động nông nghiệp nông thôn xuống còn 55% tổng số lao động trong nam tới phải đào tạo và truyền nghề gắn với GQVL cho 60.000 lao động khu vực nông thôn để số lao động này chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu khu vực nông nghiệp trong 5 năm sẽ GQVL mới cho từ 10.000 đến 12.000 lao động. 1.3. Sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ: Sắp xếp lại các doanh nghiệp trong ngành thương mại - dịch vụ gọn nhẹ, giảm đầu mối để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và giải quyết cho số lao động đang thiếu việc làm củangnàh. Mở rộng liên kết giữa các thành phần kinh tế để tăng khả năng mua, bán hàng nhất là tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chú trọng đến các vùng sâu, vùng xa, đưa mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng bình quân 10%/ năm. Giữ vừng và mở rộng thị trường xuất khẩu để tiêu thụ nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp, đặc biệt quan tâm khai thác thị trường Nga, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ v.v… đầu tư tạo một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn và thị trường ổn định như: giày dép, quần áo may sẵn, thị lớn sữa cấp đông, rau quả chế biến, hàng thêu ren, đưa kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 220 triệu USD. Phát triển mới ngành kinh tế du lịch, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước, gắn du lịch của tỉnh với các tuyến du lịch trong khu vực. Đẩy nhanh các dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách đảm bảo yêu cầu vận tải hàng hóa và hành khách. Có quy hoạch tổng thể để phát triển các chợ, chợ đầu mối để trao đổi và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Hình thành các khu dịch vụ bên cạnh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để GQVL cho số lao động sau khi bàn giao đất không đủ điều kiện vào các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả của hệ thống Ngân hàng, thông tin liên lạc đáp ứng được yêu cầu vốn phát triển sản xuất và thông tin liên lạc. Dự kiến các hoạt động dịch vụ 5 năm sẽ GQVL mới cho khoảng 55.000 lao động. 2. Giải pháp hỗ trợ trực tiếp: Trong cơ chế thị trường, thường xuyên có một lực lượng lao động đáng kể thuộc nhóm "yếu thế", nếu không có sự giúp đỡ của Nn và cộng đồng thì họ không thoát khỏi tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Bởi vậy cần phải thực hiện các hoạt động hỗ trợ trực tiếp đối với nhóm đối tượng này như sau: 2.1. Tổ chức các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động, Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các TTGTVL của tỉnh. Cung cấp các DVVL miễn phí cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm, nội dung gồm: Tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn nghề học, hình thức, nơi học nghề, tư vấn lập dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm, tư vấn pháp luật liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác về việc làm khi được yêu cầu. Tổ chức cung cấp DVVL cho người sử dụng lao động theo hợp đồng. Nội dung các DVVL đối với người sử dụng lao động gồm: Cung cấp nhân lực, tư vấn pháp luật về lao động, trao đổi thông tin về thị trường lao động, các dịch vụ khác. Đầu tư, xây dựng trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm GTVL và các vệ tinh ở tuyến huyện, khu công nghiệp để các Trung tâm làm tốt nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý thông tin từ thị trường lao động. 2.2. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm. Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đến đăng ký tìm việc làm, chủ yếu là thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của Trung tâm GTVL, các trường và các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tổ chức dạy nghề, truyền nghề ở các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp… Tổ chức các lớp đào tạo, các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác dịch vụ việc làm, đội ngũ giáo viên dạy nghề v.v… Đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các Trung tâm GTVL và các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, hỗ trợ các làng nghề truyền thống để đủ năng lực hoạt động dạy nghề cho lao động (theo đề án dạy nghề, truyền nghề gắn với GQVL trong nông thôn). Nâng cấp các Trung tâm GTVL. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để các trung tâm có đủ điều kiện dạy nghề ngắn hạn. Bố trí đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ làm công tác dịch vụ việc làm để đáp ứng được nhu cầu và nội dung DVVL nêu trên. Đầu tư Trường công nhân kỹ thuật của tỉnh để hoạt động có hiệu quả theo đề án đã xây dựng, đào tạo một lực lượng có tay nghề cao cho các doanh nghiệp, các khu công nghiệp trong nước và xuất khẩu. Kết hợp chặt chẽ giữa các trường dạy nghề và các doanh nghiệp để học sinh học nghề được tiếp cận với các thiết bị máy móc hiện đại, công nghệ mới do các trường chưa đủ điều kiện đầu tư, khắc phục tình trạng thừa lao động mà thiếu thợ. Giáo dục định hướng cho học sinh để sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở tùy điều kiện năng lực trình độ và điều kiện kinh tế mà chọn nghề học, cấp học phù hợp không cứ phải thi vào đại học gây lãng phí thời gian và tiền của. Nâng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo đạt 26,6% năm 2005 đến 2010 đạt 35-40% (đào tạo nghề từ 20% năm 2005 lên 32% năm 2010) thì yêu cầu số người phải đào tạo nghề trong 5 năm 2006 -2010 ở các trường dạy nghề của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các Trung tâm GTVL, các cơ sở dạy nghề khác là 94.100 người. 2.3. Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm: Từ 2006 đến 2010, sẽ tổ chức cho 1.080 lượt dự án vay vốn với số vốn cho vay luân chuyển là 87.000 triệu đồng (trong đó: hàng năm tỉnh dành từ 4 đến 5 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn vay GQVL), số lao động thu hút là 15.000 người và cải thiện điều kiện làm việc cho 30.000 người. Ngoài nguồn vốn 120, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và các tổ chức tín dụng cho các hộ gia đình vay vốn phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm mới và tăng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thông. Gắn việc cho vay với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống. Đối với doanh nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định như các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; khai thác chế biến khoáng sản… thì có thể cho vay vốn để phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn, hỗ trợ bằng cách cho vay vốn để số lao động nữ khỏi mất việc làm do thiếu vốn. Tổ chức cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, các cơ sở dạy nghề có đông người tàn tật học hoặc cơ sở sản xuất tiếp nhận người tàn tật cao hơn quy định của Nhà nước được vay vốn để dạy nghề và tạo việc làm cho 500 lao động là người tàn tật. 3. Giải pháp thông tin thị trường lao động, điều tra lao động việc làm và thông tin tuyên truyền về chương trình. 3.1. Những giải pháp để kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới và tình trạng thất nghiệp ở địa phương: Tăng cường hoạt động cảu Ban chỉ đạo GQVL ở tỉnh, ở các huyện, thành phố, các ngành. Phân công cán bộ làm công tác GQVL ở các phường, xã. Tuyên truyền cho mọi người, mọi cấp, mọi ngành thấy rõ được yêu cầu cấp bách của việc làm, thấy rõ được mục tiêu chương trình việc làm của tỉnh, của Nhà nước. Các huyện, thành phố, các ngành đều xây dựng chương trình việc làm của ngành mình, huyện mình và đưa ra mục tiêu cụ thể và đó là cơ sở để hàng quý, tháng, hàng năm mỗi đơn vị đánh giá được việc thực hiện chỉ tiêu đề ra. Trên cơ sở đó đưa ra những bài học chung cho toàn tỉnh, Ban chỉ đạo GQVL của tỉnh tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu mà các đơn vị đề ra và xác định chỉ tiêu toàn tỉnh đã thực hiện. Thiết lập hệ thống báo cáo thống kê tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp, tình hình sử dụng lao động ở khu vực nông thôn. Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình lao động và việc làm trên toàn tỉnh với quy mô mỗi huyện, thành phố từ 4 đến 5 địa bàn, mỗi địa bàn từ 35 đến 40 hộ, từ đó thu thập thông tin, phân tích, đánh giá tổng hợp số liệu trong các khu vực; doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực thành thị, khu vực nông thôn. 3.2. Điều tra lao động và việc làm. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 385/TTg ngày 06/06/1997 của Thủ tướng Chính phủ về điều tra lao động và việc làm. Ngoài 54 địa bàn mẫu với 1.640 hộ they yêu cầu điều tra của Nhà nước, hàng năm tỉnh sẽ có điều tra chuyên đề về việc làm ở khu vực nông thôn và thời gian làm việc của lao động ở nông thôn ở cả 12 huyện, thành phố với 20.000 hộ. 3.3. Thông tin về thị trường lao động: Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phải thực hiện nghiêm túc việc làm báo cáo thống kê tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển lao động, tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động theo tinh thần Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chỉ tiêu và hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo GQVL của tỉnh hàng quý và 6 tháng phải thu thập thông tin về thị trường lao động, báo cáo về Thường trực UBND tỉnh cho hướng giải quyết. Việc thu thập thông tin sẽ thông qua hệ thống Ban chỉ đạo việc làm của các huyện, thành phố và các ngành quản lý sản xuất kinh doanh, các trung tâm dịch vụ việc làm và kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát. Ban quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư để nắm được kế hoạch sử dụng lao động thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề, thời gian dự kiến tuyển - ngăn chặn kịp thời nạ cò mồi thu tiền của người lao động. Sở Lao động TB & XH tổng hợp nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp trong toàn tỉnh, nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp xk lao động, nhu cầu GQVL, xuất khẩu lao động, học nghề của người lao động, hướng dẫn và giới thiệu họ đến học nghề và làm việc ở những doanh nghiệp có nhu cầu cấp phép cho các doanh nghiệp tự dạy nghề ngay tại doanh nghiệp nếu đã đủ điều kiện nhà xưởng và giáo viên. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo rất lớn trong khi các cơ sở dạy nghề lại quá nhỏ bé cả về quy mô và trang trí do vậy cần khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp dạy nghề cho số lao động được tuyển ngay tại doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng máy móc thiết bị và giáo viên dạy nghề của doanh nghiệp đó. Sở Lao động Thương binh và Xã hội cần phối hợp với Trường Đại học Sư phạm dạy nghề mở ngay một số lớp bồi dưỡng trình độ sư phạm cho công nhân kỹ thuật bậc cao để có đủ giáo viên dạy nghề. 4. Xuất khẩu lao động. Trong những năm tới, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia phải phát triển trong hoàn cảnh trong nước và quốc tế rất khó khăn: Trình độ phát triển kinh tế của nước ta vẫn còn ở mức thấp, sức ép về việc làm còn lớn, chất lượng và cơ cấu lao động còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia pchwa cao. Xu thế toàn cầu hóa trong những năm gần đây và trong thời kỳ tới sẽ càng thúc đẩy sự phân công lao động trên thế giới, tạo điều kiện cho lao động và chuyê gia Việt Nam hội nhập thị trường lao động quốc tế. Mặc dù, nhu cầu lao động nước ngoài đang giảm xuống do các nước nhận nhiều lao động nước ngoài áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ sản xuất hoặc chuyển dịch đầu tư sang các nước nghèo, nhưng thị trường lao động quốc tế vẫn còn nhu cầu lớn về sử dụng lao động nước ngoài, tập trung vào một số lĩnh vực: lao động đơn giản, nặng nhọc, môi trường làm việc kém: lao động dịch vụ và giúp việc gia đình, lao động kỹ thuật cao và chuyên gia trong các ngành công nghệ cao, lao động làm việc trên biển,… Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn tăng cường xuất khẩu lao động và chuyên gia, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động. Thuận lợi: Xuất khẩu lao động và chuyên gia được Đảng và Nhà nước quan tâm; đã đổi mới hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế theo cơ chế thị trường; đã tích lũy được những kinh nghiệm, có lực lượng doanh nghiệp đông đảo về xuất khẩu lao động; có nguồn lao động dồi dào, được đánh giá là có trình độ văn hóa cao, chăm chỉ, sáng tạo, tiếp cận nhanh kỹ thuật, công nghệ sản xuất; độ văn hóa cao, chăm chỉ, sáng tạo, tiếp cận nhanh kỹ thuật, công nghệ sản xuất; quan hệ quốc tế của nước ta đã được mở rộng và ngày càng được nâng cao uy tín. Khó khăn: Nguồn lao động qua đào tạo nghề còn thấp; thiếu lao động trong các ngành mà thị trường quốc tế có nhu cầu; tác phong làm việc công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của một bộ phận người lao động ta chưa cao. Phần lớn lao động Việt Nam chưa có trình độ ngoại ngữ cần thiết để giao tiếp với chủ sử dụng lao động trong làm việc; lợi thế của Việt Nam về giá nhân công thấp đang mất dần; chịu sự cạnh tranh gay gắt với lao động các nước đã đi trước và đã có chỗ đứng, có uy tín trên thị trường. Trước tình hình trên, để dạt được mục tiêu từ năm 2006 - 2010 xuất khẩu được từ 20.000-22.000 lao động, cần có các giải quyết cụ thể sau: 4.1. Phát triển thị trường. Tropng các năm tới, tiếp tục thực hiện mô hình liên thông giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và địa phương để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm, bao gồm: thị trường Malaysia, thị trường Đài Loan, thị trường Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản, thị trường Lào, thị trường Libya, Trung Đông và Châu Phi, thị trường lao động trên biển. Mở thêm một số thị trường mới: từng bước tiếp cận thị trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc thị trường Châu Phi, Trung Đông, Liên bang Nga, Đông Âu, EU và Bắc Mỹ. Ngoài thị trường các nước nêu trên, các Trung tâm GTVL tìm kiếm khai thác một số thị trường trong nước như: Hà Nội, Hải phòng, TP Hồ Chí Minh và các khu vực công nghiệp lớn để tư vấn và giới thiệu lao động đến làm việc. 4.2. Chuẩn bị nguồn nhân lực. Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch của các trường nghề, các trung tâm dạy nghề. Khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và người lao động cùng đầu tư đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho người tham gia xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lượng lao động ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông để khi ra trường có đủ điều kiện ngoại ngũ cần thiết tham gia xuất khẩu lao động. Đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ xuất khẩu lao động. 4.3. Về công tác tuyên truyền: Phải tổ chức tuyên truyền thường xuyên và quán triệt sâu sắc để các cấp ủy Đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội thấy rõ được ý nghĩa, mục đích của công tác xuất khẩu lao động để mỗi tổ chức và cá nhân coi đây là nhiệm vụ chính trị của mình, vận động và tổ chức, giúp đỡ người lao động tham gia xuất khẩu lao động. KÕT LUËN Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng ch­a co viÖc lµm kh«ng chØ co ý nghÜa thóc ®Èy cho nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn, mµ cßn cã ý nghÜa to lín vÒ mÆt x· héi, ®ång thêi mang l¹i nh÷ng ý nghÜa hÕt søc lín lao cho nh÷ng ng­êi lao ®éng, t¹o cho hä co viÖc lµm æn ®Þnh, gãp phÊn n©ng cao ®êi sèng vËt chÊt còng nh­ tinh thÇn cña nh÷ng ng­êi lao ®éng. Gi¶i quyÕt viÖc lµm cho nh÷ng ng­êi lao ®éng ch­a cã viÖc lµm kh«ng chØ nh»m lµm cho nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn v÷ng m¹nh, mµ cßn t¹o cho x· héi trë thµnh mét x· héi c«ng b»ng, v¨n minh vµ æn ®Þnh, gãp phÇn gi¶m bÊt tÖ n¹n x· héi Thùc hiÖn môc tiªu gi¶i quyÕt viÖc lµm cho ng­êi lao ®éng trong chiÕn l­îc ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi cña tØnh H¶i D­¬ng. TØnh H¶i D­¬ng thùc hiÖn Nh÷ng môc tiªu gi¶i quyÕt viÖc lµm nh»m gi¶m tû lÖ thÊt nghiÖp ë thµnh thÞ tõ 5,5% n¨m 2006 xuèng 3,6 % n¨m 2010. Mçi n¨m t¹o viÖc lµm míi cho 1,5 ®Õn 2.0 v¹n lao ®éng.N©ng thêi gian sö dông lao ®éng ë n«ng th«n tõ 8,0% n¨m 2006 nªn 8,9% n¨m 2010. ViÖc quyÕt viÖc lµm tèt cho ng­êi lao ®éng t¹o cho lùc l­îng lao ®éng trong tØnh cã viÖc lµm, n©ng cao ®êi sèng nh©n d©n trong tØnh, thóc ®Èy nÒn kinh tÕ trong tØnh ph¸t triÓn m¹nh mÏ. §ång thêi còng nh»m lµm cho x· héi ngµy cµng c«ng b»ng, v¨n minh h¬n, ®Ó tØnh H¶i D­¬ng trë thµnh nh÷ng thµnh phè cã mét nÒn kinh tÕ ph¸t triÓn vµ mét x· héi c«ng b»ng v¨n minh, gãp phÇn lµm cho ®Êt n­íc ph¸t triÓn tèt vÒ kinh tÕ vµ æn ®Þnh vÒ chÝnh trÞ. Tµi LiÖu Tham Kh¶o 1. Gi¸o tr×nh kinh tÕ lao ®éng 2. Gi¸o tr×nh d©n sè vµ ph¸t triÓn 3. T¹p chÝ lao ®éng x· héi 4. Niªn gi¸m thèng kª cña tØnh H¶i D­¬ng 5. C¸c b¸o c¸o vÒ KT-XH, d©n sè lao ®éng vµ gi¶i quyÕt viÖc lµm cña tØnh H¶i D­¬ng . 6. C¸c b¸o c¸o vÒ ch­¬ng tr×nh gi¶i quyÕt viÖc lµm tØnh H¶i D­¬ng n¨m 2006-2010 7. T¹p chÝ kinh tÕ tØnh H¶i D­¬ng 2007 8. C¸c sè liÖu ®iÒu tra vÒ Gi¶i quyÕt viÖc lµm cña Së lao ®éng –Th­¬ng binh vµ x· héi tØnh H¶i D­¬ng 2001-2005 9. C¸c b¸o c¸o vÒ hiÖn tr¹ng nguån lao ®éng tØnh H¶i D­¬ng MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33096.doc
Tài liệu liên quan