Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty may Thăng Long

Việc quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho hữu hiệu là một việc làm rất cần thiết. Chính vì vậy những TSCĐ kém hiệu quả như: Máy khâu, máy thêu, máy là đã cũ, lạc hậu kém chất lượng, không thích ứng các đòi hỏi của mặt hàng xuất khẩu có thể đem thanh lý, nhượng lại cho các cơ sở tư nhân. Cần giải toả những TSCĐ này để thu hồi vốn, lấy số vốn này đầu tư thêm, để có thể sắm thêm được một số máy móc chuyên dùng hiện đại hơn. Công ty cần thực hiện chế độ bảo quản, bảo dưỡng nghiêm ngặt, tiến hành sửa chữa kịp thời đối với TSCĐ để giảm tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Người lao động cần được bồi dưỡng kiến thức để có thể làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại, sử dụng công suất của máy móc thiết bị hợp lý, có hiệu quả. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên kiện toàn bộ máy kế toán sao cho phù hợp với hình thức kế toán đang áp dụng.

doc73 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty may Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị do chúng được sử dụng trong sản xuất hoặc do các yếu tố tự nhiên gây ra. Còn hao mòn vô hình là sự giảm giá của TSCĐ do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao và chi phí thấp hơn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Nếu như hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý, là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời làm giảm lãi ròng của doanh nghiệp. Về phương diện tài chính khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu hồi lại giá trị đã mất của TSCĐ. Về phương diện thuế khoá, khấu hao là một khoản chi phí được trừ vào lợi tức chịu thuế, tức là được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ. Về phương diện kế toán khấu hao là việc ghi giảm giá trị tài sản cố định. Xuất phát từ nội dung kinh tế của tiền khấu hao cũng như quỹ khấu hao, việc tính khấu hao phải đảm bảo chính xác kịp thời có nghĩa là tiền khấu hao được trích phải phù hợp với chế độ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của TSCĐ . Xác định phương pháp khấu hao trở thành một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. 2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ. Có nhiều phương pháp khấu hao được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước kinh tế phát triển. Có 3 phương pháp khấu hao phổ biến sau. a- Phương pháp khấu hao đường thẳng. Nguyên giá TSCĐ = Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao trung bình năm của TSCĐ Mức khấu hao bình quân năm = 12 Mức khấu hao phải trích bình quân tháng Do TSCĐ được tính vào ngày mùng 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng) nên để đơn giản cho việc tính toán, quy định những tài sản tăng, giảm trong tháng thì tháng sau mới tính (hoặc thôi không tính khấu hao). Vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán trích khấu hao theo công thức sau. Số khấu hao phải Trích tháng này = Số khấu hao đã trích tháng trước + Số khấu hao của TSCĐ tăng thêm tháng trước - Số khấu hao của TSCĐ giảm đi trong tháng trước Phương pháp bình quân có ưu điểm là số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn vào giá thành sản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của TSCĐ. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là thu hồi vốn chậm, do việc tái đầu tư tài sản cố định, đổi mới kỹ thuật không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình. b- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Theo phương pháp này, tiền khấu hao hàng năm được tính theo một tỷ lệ cố định nhân với giá trị còn lại của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn so với tỷ lệ khấu hao đường thẳng. Tgd= Tbq* Hệ số điều chỉnh. Trong đó : Tbq: Tỷ lệ khấu hao bình quân Tgd: Tỷ lệ khấu hao nhanh Hệ số điều chỉnh =1 (đối với tài cố định sản sử dụng dưới 4 năm) 2 (đối với tài sản cố định sử dụng 5-6 năm) 2.5 (đối với tài sản cố định sử dụng trên 6 năm) Mức khấu hao giảm dần (Mgd) được tính: Mgd= Tgd* Giá trị còn lại. Phương pháp này thích hợp với việc đánh giá thu nhập trong trường hợp mà tài sản đóng góp vào việc tạo ra tài sản trong các năm đầu nhiều hơn các năm sau. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng sẽ không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. c- Phương pháp khấu hao theo sản lượng Sản lượng Mức khấu hao = hoàn thành * bình quân trên Trong tháng một đơn vị sản lưọng Mức khấu hao phải trích trong tháng Tổng số khấu hao phải trích trong thời gian sủ dụng = Sản lượng tính theo công suất thiết kế Trong đó: Mức khấu hao bình quân trên 1 đơn vị sản lượng Cách này cố định mức khấu trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình doanh nghiệp phải tăng ca tăng kíp tăng năng suất lao động để tạo ra nhiều sản phẩm. 3. Quy định về khấu hao theo chế độ hiện hành Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá của TS trong thời gian sử dụng hữu ích của nó. Theo kế toán Việt Nam: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ. Hiện nay ở nước ta chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định 166/1999-BTC ngày 30-12- 1999 thay thế quyết định1062/TC/QĐ-CSTC ngày 14/1/1996. * Về phương pháp khấu hao TSCĐ. Các doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng còn các doanh nghiệp khác không bắt buộc chỉ khuyến khích áp dụng. 1- Tài sản cố định trong các doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng nội dung như sau: - Căn cứ vào quy định trong chế độ này doanh nghiệp xác định của TSCĐ. - Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới dưới đây. Nguyên giá của TSCĐ = Thời gian sử dụng Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ 2- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký, trừ thời gian sử dụng) của TSCĐ. 4. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ. Tài khoản sử dụng TK 627 (6274) Chi phí khấu hao TSCĐ TK 641 (6414) TK 642 (6424) Phương pháp hạch toán TK 214 TK 627, 641, 642 Khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh (mức khấu hao phải trích) TK 4313 Giá trị hao mòn TSCĐ phúc lợi (ghi tăng hao mòn) V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, TSCĐ bị hao mòn dần và hư hỏng từng chi tiết từng, bộ phận. Để duy trì và tiếp tục cho tài sản hoạt động bình thường, khôi phục, duy trì năng lực hoạt động cộng TSCĐ phải tiến hành sửa chữa, thay thế những bộ phận chi tiết của TSCĐ và khả năng, điều kiện của doanh nghiệp mà tiến hành công việc sửa chữa TSCĐ có thể thực hiện theo phương thức tự làm hay giao thầu. 1- Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ. Do khối lượng cộng việc không nhiều, quy mô sữa chữa nhỏ, chi phí ít nên khi phát sinh được tập hợp trực tiếp vào chi phí kinh doanh cộng ảu bộ phận sử dụng TSCĐ được sữa chữa. TK 334, 152, 153... TK 627, 641, 642 Các chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh (phương thức tự làm TK 331, 112, 111 Sửa chữa thường xuyên theo phương thức thuê ngoài TK 133 2- Hạch toán sữa chữa lớn TSCĐ Sửa chữa lớn theo kế hoạch TK 152, 153, 334... TK 241 (2413) TK 1335 TK 627, 641, 642 (2) (4) (1) TK 111, 112, 331 TK 133 (3) Chú giải: Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ Các chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế phát sinh vào TK 335 “Chi phí phải trả” Sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (hoặc đột xuất) TK 627, 641, 642 TK 241 TK 152, 153 (3) (1) TK 142, 242 TK 133 TK 111, 112, 331 (2) (5) (4) Chú giải: Các chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí bộ phận sử dụng (chi phí phát sinh nhỏ) Kết chuyển chi phí sửa chữa thực tế phát sinh vào TK 142 “Chi phí trả trước” hoặc TK 242 nếu phải phân bổ sang năm sau. Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí bộ phận sử dụng theo định kỳ. IV. Các hình thức sổ sách kế toán áp dụng trong hạch toán TSCĐ. 1. Hình thức Nhật ký – Sổ cái a) Khái niệm: Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký – Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống . Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ – Có trên cùng một vài trang sổ. b) Điều kiện áp dụng - Hình thức Nhật ký – Sổ cái phù hợp với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khối lượng nghiệp vụ phát sinh ít, doanh nghiệp sử dụng ít tài khoản. - Trình độ quản lý thấp, mô hình quản lý tập trung. - Trình độ kế toán thấp cần ít lao động kế toán. Sơ đồ trình tự ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm Chứng từ tăng giảm và KH TSCĐ Nhật ký sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Sổ quỹ TM Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2. Hình thức nhật ký chung a) Khái niệm: Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ, có thể mở các Nhật ký phụ cuối tháng, công các nhật ký phụ, lấy số liệu ghi vào Nhật ký chung hoặc vào thẳng sổ cái. Điều kiện áp dụng Là hình thức kế toán đơn giản, phù hợp với mọi yêu cầu kế toán đặc biệt có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy. Sơ đồ trình tự ghi sổ Sổ kế toán chi tiêt Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm Báo cáo tài chính Chứng từ tăng giảm và KH TSCĐ Nhật ký chung Sổ cái TK 211, 212, 213, 214 Bảng cân đối số phát sinh Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu số liệu 3. Hình thức chứng từ ghi sổ Khái niệm: Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian được thực hiện trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Điều kiện áp dụng Hình thức sổ này phù hợp với mọi loại hình đơn vị. Kết cấu sổ sách đơn giản dễ ghi chép, phù hợp với cả lao động thủ công và kế toán máy. Sơ đồ trình tự ghi sổ Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Sổ kế toán chi tiết TSCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, 212, 214 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Chứng từ ghi sổ Ghi hàng tháng Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu số liệu Hình thức nhật ký chứng từ Điều kiện áp dụng Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao, phù hợp với kế toán thủ công. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các toài khoản đối ứng nợ. - Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo bên nợ kết hợp chi tiết theo tài khoản đối ứng có trên “Sổ cái”. - Kết hợp việc ghi theo thời gian và theo nội dung trong một quá trình ghi chép. - Kết hợp việc ghi sổ tổng hợp với việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán trong cùng 1 qúa trình ghi. Sơ đồ trình tự ghi sổ Chứng từ tăng giảm và khấu hao TSCĐ Nhật ký chứng từ, 1, 2, 3, 4, 5, 10 Nhật ký chứng từ số 9 Sổ KT chi tiết Sổ cái TK 211, 212, 2123, 214 Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng kê 4, 5, 6 ghi có TK 214, 241 Nhật ký chứng từ số 7 ghi có TK 214, 241 Ghi ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu VII. Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Như ta đã biết TSCĐ là bộ phận sản xuất chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng cần thiết để, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và các TSCĐ khác. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, dưới đây là một số chỉ tiêu phổ biến. Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) = Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần( hay giá trị sản lượng). Nguyên gía TSCĐ = Số lao động bình quân Mức trang bị TSCĐ cho một lao động Chỉ tiêu này cho biết mức trang bị TSCĐ cho một lao động. Lợi nhuận thuần = Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sinh lợi TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ = Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Sức hao phí TSCĐ Chỉ tiêu này cho thấy để có 1 doanh thu thuần hoặc lợi nhuận cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Tổng lợi nhuận ròng trong kỳ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ Hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, người quản lý sẽ có những căn cứ xác đáng để đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có, khắc phục những tồn tại trong quản lý. 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ là một viẹc làm rất cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển, phục vụ đắc lực cho việc tái sản xuất mở rộng thị trường trong doanh nghiệp. Vì TSCĐ thuộc vốn cố định do đó vốn cố định sẽ được sử dụng theo hướng đẩy mạnh chiến lược đầu tư theo chiều sâu, đưa máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào hoạt động, sản xuất . Nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng cao, giá thành hạm tính cạnh tranh mạnh. Đối với TSCĐ đã cũ, lạc hậu kém chất lượng có thể đem thanh lý, nhượng lại cho cá cơ sở kinh doanh tư nhân. Cần giải toả những TSCĐ này để thu hồi số vốn này đầu tư thêm để có thể sắm thêm được một số máy móc chuyên dùng hiện đại hơn. Ngoài ra, cần thực hiện chế độ bảo quản bảo dưỡng nghiêm ngặt, tiến hành sửa chữa kịp thời đúng tiến độ với TSCĐ để giảm tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Người lao động cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để có thể làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại, sử dụng công suất của máy móc thiết bị hợp lý, có hiệu quả. Phần II Thực trạng hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty may thăng long I/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty May Thăng Long 1. Quá trình hình thành xây dựng và phát triển của Công ty May Thăng Long. Công ty May Thăng Long là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Bộ công nghiệp nhẹ được thành lập ngày 08/05/1958, là một trong những cơ sở may xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Từ một đơn vị sản xuất ban đầu công ty may mặc xuất khẩu dưới sự quản lý trực tiếp của Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocontap) thuộc Bộ ngoại thương. Năm 1971, Công ty may mắc xuất khẩu chuyển thành xí nghiệp may xuất khẩu Hà Nội thuộc liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu may Bộ công nghiệp nhẹ. Năm 1978, xí nghiệp may xuất khẩu được đổi tên thành Công ty May Thăng Long (tên giao dịch là Thaloga). Với cơ sở vật chất ban đầu vô cùng nhỏ bé, nhà xưởng nằm rải rác ở các địa phương trong thành phố. Đến nay, công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành may mắc xuất khẩu nước ta, trưởng thành về mọi mặt với cơ sở vật chất hùng hậu đang trên đà mở rộng. - Tên giao dịch Việt Nam: Công ty May Thăng Long - Tên giao dịch quốc tê: Thaloga Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội 2. Chức năng và nội dung kinh doanh của công ty. Công ty May Thăng Long là doanh nghiệp Nhà nước, là thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật, điều lệ tổ chức của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Chức năng kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và gia công hàng may mắc xuất khẩu đồng thời sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường nội địa. Sản phẩm chính của Công ty là áo sơ mi nam, nữ, quần âu, bộ comple, jacket các loại, quần áo bò, các loại áo khoác... Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm nhựa và kinh doanh kho ngoại quan phục vụ ngành dệt may Việt Nam. Qua nhiều năm phấn đấu không mệt mỏi, Công ty May Thăng Long ngày nay đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam, có uy tín trên trường quốc tế và trong nước. Nội dung kinh doanh của Công ty May Thăng Long là khai thác hết khả năng của mình để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu. Sản xuất kinh doanh hàng may mặc theo kế hoạch và quy định của Tổng công ty dệt may Việt Nam và theo yêu cầu của thị trưonừg: từ đầu tư sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, nghiên cứu áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty May Thăng Long nói riêng đều phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính, hạch toán độc lập Do đó, bộ máy tổ chức của Công ty đã được thu gọn lại không còn cồng kềnh như trước. Công ty phải từng bước giảm bớt lực lượng lao động gián tiếp, những cán bộ công nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới sản xuất, đồng thời các phòng ban nghiệp vụ đều cố gắng đi vào các hoạt động có hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với công ty trong tình hình hiện nay, nó gắn cán bộ công nhân viên của công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ. Đồng thời các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty. Sơ đồ tổ chức công ty Tổng giám đốc GĐ Điều hành sản xuất GĐ Điều hành kỹ thuật GĐ Điều hành nhân công Phòng kỹ thuật Phòng KCS Văn phòng Cửa hàng dịch vụ Phòng KHSX Phòng kho Phòng KTTV Phòng Thị trường TTTM và GTSP Cửa hàng thời trang Xưởng thời trang XN phụ trợ XN Dịch vụ đời sống XN1 XN2 XN3 XN4 XN5 XN May Nam Hải CN Hải Phòng Công ty May Thăng Long có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình quan hệ trực tuyến chức năng: - Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chung về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Ba giám đốc điều hành: giúp Tổng Giám đốc điều hành công việc ở khối sản xuất, thay quyền Tổng Giám đốc điều hành chung khi Tổng Giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao. * Các phòng ban - Văn phòng Công ty: phụ trách công tác quản lý lao động, tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng sa thải lao động, lựa chọn hình thức lương, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, nhà trẻ, y tế, bảo hiểm xã hội cho Công ty. - Phòng kế hoạch: chịu trách nhiệm về công tác gia công và kinh doanh xuất nhập khẩu: - Phòng kinh doanh thị trưonừg: có chức năng tổ chức kinh doanh hàng trong nước và tiếp nhận quản lý nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư thiết bị sản xuất qua hệ thống kho tàng. - Phòng kế toán tài vụ: quản lý tài chính trong Công ty và tổ chức theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong Công ty. Định kỳ lập báo cáo kết qủa tài chính của Công ty. - Phòng kỹ thuật: quản lý công tác kỹ thuật sản xuất, tổ chức sản xuất. - Phòng KCS: có chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật quá trình sản xuất. * Các xí nghiệp thành viên. - Công ty có 5 xí nghiệp may, 3 phân xưởng phụ trợ. Ngoài ra công ty còn có các xí nghiệp liên doanh trực tiếp đầu tư và cung cấp hàng hoá như ở Nam Định, Hải Phòng. Nhận xét: Ưu điểm: Bảo đảm chế độ một thủ trưởng, giải quyết xuyên suốt mọi vấn đề trong Công ty. Các phòng ban chức năng được phân công nhiệm vụ cụ thể do đó phát huy được hết khả năng chuyên môn của từng phòng ban, từng cá nhân và gắn chặt trách nhiệm rõ ràng. Có mô hình rất dễ quản lý, dễ kiểm soát, kết cấu này tạo điều kiện khả năng nghiệp vụ được nâng cao, tạo nên sử ổn định trong điều hành và dễ dàng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề. Nhược điểm: Cơ cấu quản lý của Công ty còn có sự rườm rà, chồng chéo. Kết cấu này tạo lên sự dập khuôn nên rất hạn chế phát huy sáng kiến cải tiến. * Ngay từ những ngày đầu chuyển đổi từ xí nghiệp sang Công ty, Công ty May Thăng Long nhanh chóng khắc phục tình trang quản lý phân tán, kém hiệu quả của bộ máy quản lý bao gồm các phòng nghiệp vụ và các xí nghiệp thành viên. Công ty đã dần tìm ra mô hình tổ chức bộ máy hợp lý và để đáp ứng quá trình thực hiện các mục tiêu và chiến lược trung đã đề ra. Điều lệ của Công ty quy định rõ ràng chức năng, quyền hạn của từng phòng ban trong Công ty và mối quan hệ giữa các phòng ban đó. Vì vậy với bộ máy và phong cách quản lý mới Công ty đã dần xoá được sự ngăn cách giữa hoạt động của các phòng nghiệp vụ với các xí nghiệp thành viên tạo ra sự gắn bó hữu cơ, sự cộng đồng trách nhiệm giữa hai khối trong bộ máy quản lý. Cũng chính vì vậy, công việc trong Công ty được diễn ra khá trôi chảy nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận, cá nhân trong công ty được phân công công việc thích hợp với đơn vị đó. Tuy nhiên, hoạt động của từng bộ phận đó lại được phối hợp rất hài hoà để cùng đạt được những mục tiêu chung của Công ty. 4. Tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty Sản phẩm truyền thống của Công ty May Thăng Long là áo sơ mi cao cấp xuất khẩu. Hiện nay áo sơ mi của công ty rất được bạn hàng ưa chuộng về kiểu dáng, chất lượng, phù hợp với nhiều đối tượng ngời tiêu dùng. Công ty có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở cả thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Sản phẩm sơ mi nam xuất hiện trên thế gopới với nhãn hiệu của nhiểu hãng nổi tiếng như: Piecadiin, Macxim… Công ty May Thăng Long cũng như các công ty may khác có chung một đặc đIểm là khi sản xuất sản phẩm thì mã hàng thay đổi liên tục. ở công ty có gần 1000 mã hàng thay đổi trong một năm, có những mã hàng nhất định, chất lượng chuẩn mực, khoán hiệu quả, khuyến khích được công nhân tăng năng suất từ đó đảm bảo kế hoạch sản xuất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thong số kỹ thuật của bên đặt gia công, kể cả thời gian giao hàng kỹ thuật đóng gói tới nhãn hiệu sản phẩm . Sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất sang các thị trường uy tín như: EU, Nhật, Đức, Hungari và các nước Bắc Mỹ với những đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã. Đối với thị trường trong nước sơ May Thăng Long đã và đang chiếm thị phần khá lớn và ngày càng gia tăng. Nộp ngân sách: Tất cả mọi đơn vị hoạt động kinh doanh thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào đều phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Cụ thể các doanh nghiệp phải nộp thuế và các khoản nộp khác cho ngân sách nhà nước. Nhận thức được việc nộp thuế đầy đủ là một biểu hiện của đơn vị sản xuất kinh doanh hợp pháp và có hiệu quả. Công ty May Thăng Long luôn cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Tình hình nộp ngân sách nhà nước của công ty được thể hiện qua bảng sau: Tình hình nộp ngân sách Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1999 2000 2001 1. Thuế GTGT 1040 2039 2860 2. Thuế xuất nhập khẩu 516 573 628 3. Thuế lợi tức 282 312 375 4. Thuế sử dụng vốn 454 528 590 5. Thuế đất 469 480 474 6. Các khoản thuế khác 550 441 510 Cộng 3311 4373 5437 Năm 1999 tổng nộp ngân sách của công ty là 3,311tỷ đồng sang năm 2000 công ty đã nộp ngân sách nhà nước 4,373 tỷ đổng tăng 29% so với năm 1999. Do thuế doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thuế nên khi koanh thu của công ty trong năm 2001 tăng lên 32% đã dẫn đến tổng nộp ngân sách tăng theo là 5,437 tỷ đồng công ty luông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và sữ phát huy trong những năm tiếp theo. Các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty: Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp và được sử dụng làm thước đo đánh giá hiệu quả doanh nghiệp. Song bản thân lợi nhuận cũng chưa so sánh lợi nhuận với một số chỉ tiêu chính trong quá trình sản xuất kinh doanh để có được kết luận chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu tổng quát: Để tính được một số chỉ tiêu tổng quát ta sử dụng kết quả kinh doanh sau: Đơn vị: 1000đ Năm Doanh thu Lợi nhuận Tổng tài sản 1999 95.000.000 5.000.000 26.865.000 2000 110.000.000 6.400.000 28.923.000 2001 146.000.000 4.000.000 32.666.000 Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tỷ suất lãi trên doanh thu 5,26% 5,8% 2,7% 2. Tỷ suất lãI trên vốn SX bình quân 18,6% 22,1% 12,2% 3. Tỷ suất doanh thu trên chi phí 1,08 1,102 1,25 4. Số lần chu chuyển của tổng tàI sản (vòng) 3,5 3,8 4,4 Trong nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu tỷ suất lãI doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh đầy đủ hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tỷ suất lãI doanh thu của công ty tăng khá cao trong năm 1999 - 2000. Tuy nhiên đến năm 2001 tỷ suất này giảm rất nhiều so với năm 2000. Bởi vì, trong năm 2001 mặc dù tổng doanh thu đạt được 146 tỷ đồng nhưng do chi phí trong kỳ cũng tăng nhiều nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng của lợi nhuận. Năm 2000 công ty đạt tỷ suất lãI doanh thu cao nhất là 5,8% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu năm 2000 thì công ty đạt 5,8 đồng lợi nhuận. Mọi doanh nghiệp đều quan tâm tới việc khi bỏ ra một đồng chi phí ta có thể thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ta có thể xem xét việc này qua chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên chi phí hay còn gọi là năng lực sản xuất ucả một đồng chi phí. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy năng lực sản xuất của một đồng chi phí tăng đều trong những năm gần đây. Năm 1999 tỷ lệ này là1,08 đến năm 2000 tăng lên 1,102 và năm 2001 là 1,25. Cụ thể là trong năm 2001 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì ta thu được 1,25 đồng doanh thu thuần. Từ đó ta có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả đồng vốn bỏ ra để đạt mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. II. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung, đảm bảo công tác kế toán hoạt động có hiệu quả, sử dụng tổng hợp thông tin kế toán và đảm bảo sự nhất quán trong công việc. * Trưởng phòng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi mặt hoạt động của tài vụ cũng như hoạt động khác của công ty có liên quan tới công tác tổ chức, theo dõi các hoạt động về tài chính của công ty. Tổ chức công tác kế toán thống kê trong công ty phù hợp với chế độ quản lý tài chính của nhà nước. Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế Kế toán tổng hợp, vốn kinh doanh các quỹ xí nghiệp Tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ thống kê, kế toán trong các đơn vị trong công ty * Phó phòng: Giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng cùng chịu trách nhiệm vơí trưởng phòng các phần việc được phân công. Trực tiếp làm các phần việc Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán chi phí trích nộp cho tổng công ty * Kế toán vật liệu Theo dõi tình hình tăng giảm toàn bộ vật liệu trong công ty. * Kế toán tiền mặt Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, thanh toán của khách hàng * Kế toán công nợ Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, thanh toán của khách hàng * Kế toán nguyên liệu Theo dõi nhập, xuất , tồn của nguyên liệu * Kế toán TSCĐ và các khoản tạm ứng, kế toán vật liệu xây dựng Theo dõi TSCĐ hiện có cũng như việc tăng, giảm TSCĐ trong công ty về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ cũng như giá trị hao mòn, giá trị còn lại Hàng tháng trích khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn nếu có vào các đối tượng sử dụng. Theo dõi các khoản tạm ứng, theo dõi nhập, xuất, tồn kho vật liệu xây dựng. * Kế toán tiền lương - Lập chứng từ thu chi và các khoản trích theo lương. * Cán bộ theo dõi, đôn đốc các khoản công nợ và trả chậm khó đòi. Thủ quỹ: giữ tiền và trực tiếp thu chi tiền mặt Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Phó phòng kiêm kế toán giá thành Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ Kế toán tiền mặt Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán TSCĐ kiêm XĐKQKD KT thanh toán với người bán Thủ quỹ KT thanh toán với người mua KT TGNH công nợ khó đòi Hình thức tổ chức sổ kế toán Sổ sách kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dựa vào đó để cung cấp thông tin tổng hợp và thường chỉ thước đo giá trị. Theo tin tổng hợp và thường chỉ thước đo giá trị. Theo hệ thống kế toán hiện hành có 4 hình thức số . Mỗi hình thức sổ có đặc điểm riêng. Tuỳ theo quy mô, đặc điểm mà các doanh nghiệp chọn hình thức sổ cho phù hợp thuận tiện cho việc hạch toán và cung cấp thông tin được rõ ràng chính xác: 1 - Hình thức nhật ký sổ cái 2 - Hình thức nhật ký chung 3 - Hình thức chứng từ ghi sổ 4 - Hình thức Nhật ký chứng từ Tại Công ty may Thăng Long áp dụng hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. Hình thức nhật ký chứng từ thường được áp dụng ở doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế nhiều, yêu cầu quản lý cao trình độ nhân viên kế toán đồng đều. Trình tự ghi sổ được phản ánh khái quát ở sơ đồ sau: Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ KT chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu III. Tình hình hạch toán TSCĐ tại Công ty. 1. Công tác kế toán TSCĐ tại công ty Công ty May Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, TSCĐ bao gồm nhiều loạI khác nhau chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của công ty. Vì vậy việc quản lý và hạch toán tài sản cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới sự sống còn của công ty. Xuất phát từ yêu cầu quản lý ngày càng cao công tác tổ chức hạch toán kế toán tạI công ty phải liên tục phát triển nhằm thoả mãn mức cao nhất cho mục tiêu kinh doanh để đạt được đIều đó công ty phải thực hiện tốt công tác kế toán sau: - Thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình biến động của TSCĐ. - Thông qua việc theo dõi, phản ánh xử lý các thông tin kế toán sẽ đưa ra ý kiến giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư, sửa chữa TSCĐ. TK sử dụng trong hạch toán TSCĐ Để phản ánh, theo dõi tình hình giá trị hiện có và sự biến động của TSCĐ, công ty sử dụng tàI khoản chủ yếu sau: TK 211 - TSCĐ hữu hình TK 214 - Hao mòn TSCĐ TK 241 - XDCB dở dang TK111, 112, 441 Chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tạI công ty đều được lập chứng từ hợp lý hợp lệ. Các chứng từ là căn cứ gốc là cơ sở để kế toán tiến hành ghi vào sổ chi tiết, bảng kê, Nhật ký chứng từ. Hết năm sau khi quyết toán được duyệt, các chứng từ và sổ sách được chuyển vào kho lưu trữ theo chế độ. Kế toán tổng hợp sau khi nhận số liệu kế toán phần hành mở TK chữ T lập bảng cân đối tàI khoản và bảng cân đối kế toán. 2. Hạch toán tăng TSCĐ Nghiệp vụ mua sắm mới xảy ra 27/10/2001 công ty mua máy đIều hoà nhiệt độ sử dụng cho phòng kỹ thuật công nghệ. Máy đIều hoà nhiệt độ này được mua từ nguồn vốn tự bổ sung. Sau khi nhận hàng, ban kiểm nhận chất lượng của công ty kiểm tra chất lượng sản phẩm. TSCĐ đạt yêu cầu sẽ tiến hành nghiệm thu và lập biên bản giao nhận. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ, kế toán phản ánh tình hình tăng vào sổ chi tiết tài sản. Sổ chi tiết tăng TSCĐ Tháng 10 năm 2001 Tài khoản đối ứng Loại TSCĐ Nguồn vốn Đối tượng sử dụng Tên tài sản Thành tiền 331 331 2113 2113 TBS TBS 6424 6424 Máy điều hoà nhiệt độ Nationalcục 1200BTU Máy điều hoà nhiệt độ Nationnal 1800BTU 8.120.000 9.000.000 Ngày 27/10/2001 Để theo dõi từng tài sản cố định, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm cho TSCĐ, kế toán mở thẻ TSCĐ cho từng đối tượng. Công ty May Thăng Long Mẫu số 02- TSCĐ Ban hành kèm theo quyết định số 1141- TCĐQ/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 95 của bộ tài chính Thẻ tài sản cố định. Số : M 52205. Ngày 8 tháng 11 năm 2001 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ngày 27/10/2001. Tên TSCĐ: Máy điều hoà nhiệt độ National. Số hiệu TSCĐ: 1.460.100.556. Nước sản xuất: Malasyia. Năm sản xuất: 2001 Bộ phận quản lý và sử dụng: Phòng kỹ thuật công nghệ. Đình chỉ sử dụng ngày Lý do đình chỉ Số hiệu CT Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá GTHM Cộng dồn A B C D 1 2 1063 27/10/2001 Mua sắm 9.000.000 Số tt Tên quy cách, dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A C 1 2 . . . 1 . . . Máy điều hoà nhiệt độ Nationnal Chiếc 1 9.000.000 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số ngày tháng năm Lý do ghi giảm... -Hạch toán tăng do xây dựng. ở Công ty May Thăng Long xây dựng mới hầu như năm nào cũng có, việc xây dựng chủ yếu là thuê ngoài, Công ty ký hợp đồng với bên nhận thầu xây dựng. Sau khi hạch toán chi tiết cho việc xây dựng mới kế toán lập bảng tính toán đơn giá, khối lượng để tập hợp chi phí, khi công trình hoàn thành, bộ phận chức năng nghiệm thu về mặt kỹ thuật thông qua Biên bản nghiệm thu. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2001 Biên bản nghiệm thu Công trình : Công ty May Thăng Long Hạng mục: Mở rộng nhà để xe, sữa chữa cải tạo nhà thay quần áo, tháo dỡ nhà thay quần áo cũ sửa chữa trạm biến áp I. Thành phần nghiệm thu. 1- Đaị diện bên A. -Ông: Nguyễn Văn An Giám đốc nhà máy -Ông: Phạm Ngọc Thạch Phó phòng hành chính- Phụ trách XDCB. 2- Đại diện bên B -Ông: Nguyễn Khánh Toàn Giám đốc công ty xây dựng số 1 -Bà:Ngô Thị Dung Đội trưởng phụ trách đơn vị thi công. II-Nội dung nghiệm thu. 1-Tiến hành kiểm tra công việc đã hoàn thành ở hạng mục. Mở rộng nhà để xe, cải tạo nhà thay quần áo, tháo dỡ nhà thay quần áo cũ, sữa chữa trạm biến áp. Thuộc công trình Công ty May Thăng Long Nhận xét: Công trình thi công đảm bảo kỹ, mỹ thuật chất lượng và an toàn lao động 2-Kết luận: Đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Biên bản này đựoc 2 bên thống nhất và lập thành 6 bản . Đại diện bên A Đại diện bên B Giám đốc Phòng hành chính Đơn vị thi công Giám đốc Sau khi nghiệm thu về mặt kỹ thuật, kiểm tra chất lượng công trình kế toán lập biên bản bàn giao công trình có đại diện của bên giao và bên nhận. Căn cứ vào biên bản bàn giao công trình, phòng kế toán lập biên bản quyết toán công trình để làm căn cứ ghi tăng TSCĐ. 3. Hạch toán giảm TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ có những TSCĐ bị hao mòn, giảm dần giá trị căn cứ theo quy định của Bộ TàI chính về tiêu chuẩn TSCĐ những TSCĐ nào có giá trị dưới 5 triệu đồng thì được chuyển sang CCDC. Trong năm 2001 sau khi rà soát lạI công ty thấy có một số TSCĐ cần phải chuyển sang công cụ dụng cụ lao động, kế toán liệt kê danh sách ghi sổ chi tiết giảm TSCĐ và theo dõi giảm trên nhật ký chứng từ số 9. Danh sách TSCĐ chuyển sang CCDC lao động năm 2001. Loại TSCĐ Tên TSCĐ Nhóm TSCĐ Vốn Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại 2115 2115 2 máy ép mex 2 máy cắt công E-1 B-1 TBS TBS 7.586.000 16.076.000 7.586.000 16.076.000 Cộng 23.662.000 23.662.000 Hà Nội, ngày tháng năm. Người lập biểu Kế toán trưởng ( ký, họ tên) (Ký họ tên) Sổ chi tiết giảm TSCĐ TK đối ứng Loại TS Vốn Đối tượng sử dụng Diễn giải Thành tiền 214 2115 TBS 6424 TSCĐ chuyển sang CCDC 7.586.000 214 2115 TBS 6424 TSCĐ thanh lý 16.076.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có TK 211. Tháng 12 năm 2001 Đơn vị : Đồng TT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211, ghi nợ TK khác SH NT 214 821 153 Cộng có TK 211 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 DC403 PC405 18/12/01 18/12/01 Chuyển sang CCDC - Cân phân tích (4 cái) - Tủ sấy (4 cáI) 7.586.000 16.076.000 .... 7.586.000 16.076.000 Cộng 23.662.000 23.662.000 Đã ghi sổ cái ngày 18 tháng 12 năm 2001. Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty May Thăng Long Sổ cái TK 211 Năm 2001 Số dư đầu năm Nợ Có 118.075.000.303 Đơn vị: Đồng Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này Tháng 4 Tháng 5 … Tháng 7 Tháng 8 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Cộng 331 197.449.060 200.203.100 … 43.698.300 8.094.480 … 17.120.000 167.534.800 634.099.740 Cộng phát sinh Nợ Có 197.449.060 200.203.100 43.698.300 8.094.480 17.120.000 5.591.500 167.534.800 23.662.000 634.099.740 29.253.500 Số dư cuối tháng Nợ Có 118.272.449.363 118.474.652.462 118.516.350.763 118.524.445.243 118.535.973.743 118.703.508.543 118.679.846.543 118.679.846.543 Kế toán lập bảng hợp TSCĐ trong năm để phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ Bảng tổng hợp tscđ năm 2001 31 - 12 - 2001 I. Số dư đầu năm Ngân sách Tự bổ sung Tổng II. Tăng tài sản trong năm 1. Máy đính cúc Juki (08 cáI) 2. Máy vi tính (02 cái) 3. Máy in (03 cái: 01 laser và 02 LQ 2180) 4. Máy vắt sổ 3 chỉ (08 máy) 5. Máy điều hoà nhiệt độ National (04 máy) 6. Cải tạo nhà để xe CBCNV III. Giảm trong năm 1. Thanh lý máy in FX 1170 2. Chuyển sang CCLD - 02 máy ép mex - 02 máy cắt vòng IV. Số dư cuối năm 80.053.271.773 - - - - - - - 80.053.271.773 38.021.728.530 634.099.700 178.822.860 30.542.300 23.691.200 200.203.400 33.305.480 167.534.800 5.591.500 7.586.000 16.076.000 38.626.574.770 118.075.000.303 634.099.700 178.822.860 30.542.300 23.191.200 200.203.400 33.305.480 167.534.800 5.591.500 7.586.000 16.076.000 118.679.846.543 4. Kế toán khấu hao TSCĐ Công ty May Thăng Long là công ty sản xuất quy mô lớn vì vậy TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ của nhà máy (gần 120 tỷ đồng nguyên giá) bao gồm nhiều loại khác nhau. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải có giá cả hợp lý được người tiêu dùng chấp nhận. Đối với Công ty May Thăng Long khoản mục chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng đáng kể trong gía thành sản phẩm. Vì vậy việc trích vầ phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất là hết sức cần thiết. Việc trích khấu hao TSCĐ ở công ty cần tuân theo một số quy định sau: + Công ty trích khấu hao trên cơ sở tỷ lệ trích khấu hao định kỳ với cục quản lý vốn và tài sản nhà nước . + Mỗi nhóm tài sản khác nhau sử dụng các tỷ lệ khác nhau nhau do nhà nước quy định. Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao = 12 + Công ty áp dụng mức khấu hao tuyến tính. Mức khấu hao hàng tháng được trích như sau: Mức khấu hao bình quân tháng + Những TSCĐ tăng giảm trong tháng thì tháng sau mới trích ( hoặc thôi) trích khấu hao + Tất cả TSCĐ hiện có của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao để phân bổ vào giá thành. Công ty sử dụng bảng "Trích và phân bổ khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn" để trích và phân bổ khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng. Bảng này do công ty thiết kế vừa phù hợp với đặc điểm công tác kế toán mà vẫn sử dụng có hiệu quả. Bảng tính khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn tính đến cuối tháng 12 năm 2001 Loại TK Nguyên giá các năm trước Nguyên giá tăng trong năm Khấu hao cơ bản Khấu hao SCL trong tháng Luỹ kế giá trị hao mòn Giá trị còn lại 2112A 2113A 2113B 2113C 2115 - Cộng TK . . -Cộng TK . . Cộng TK Cộng TK Cộng TK Cộng TK 62741 62741 62741 62741 62741 62741 62742 62748 62749 6414 6424 163.567.053 2.219.472.727 229.804.000 48.511.016.862 19.882.800 51.143.743.442 22.550.154.510 1.368.896.381 6.352.000 5.137.250.340 20.149.036.518 178.822.860 455.276..880 545.224 15.536.309 1.608.628 39.730.751 357.420.912 103.591.296 7.000036.752 66.188 23423.919 91.380.526 29.224.006 1.041.006..696 164.524.785 254.0310.27 19.882.800 26.657.709.314 11.851.916.140 899.804.650 5.713.573 3.825.950.319 12.306.587.211 134.343.047 1.178.466.03 65.279.215 23.107.945.834 24.486.034.128 10.698.193.370 469.091.731 640.474 1.490.122.881 8.292.726.187 Tổng cộng 118.045.746.803 634.099.74000 680.279.050 65.008.533.211 53.674.293.332 Trong đó NS TBS 80.053.271.773 447.120.044 233.159.006 4.843.505 45.179.806.525 19.828.746.686 34.873.465.248 18.797.828.084s Căn cứ vào bảng tính khấu hao cơ bản và sửa chữa lớn kế toán ghi các bút toán sau: 1.ghi Nợ TK6274, 6414,6424- Có TK214:685.122.555 Ghi Nợ TK6274A- Có TK214: 565.465.605 Ghi Nợ TK6274B- Có TK214: 103.591.296 Ghi Nợ TK6274C- Có TK214: 85.232.668 Ghi Nợ TK6274E- Có TK214: 17.131.566 Ghi Nợ TK6274F- Có TK214: 66.188 Ghi Nợ TK6414- Có TK214: 24.923.110 Ghi Nợ TK 6424- Có TK214:94.733.840 2.Hạch toán trích khấu hao sửa chữa lớn Ghi Nợ TK62772,64274,64174- Có TK3352: -216.338.418 Ghi Nợ TK62772A- Có TK3352: -76.332.237 Ghi Nợ TK62772B-Có TK3352: -51.676.618 Ghi Nợ TK62772C- Có TK3352: -38.085.898 Ghi Nợ TK62772E- Có TK3352: Ghi Nợ TK62772F- Có TK3352: Ghi Nợ TK64174- Có TK3352: Ghi Nợ TK64274- Có TK3352: 50.243.665 3. Nguồn khấu hao cơ bản trong năm: KHCB trong tháng: 685.122.555 Trong đó: Ngân sách: 447.120.044 Tự bổ sung: 238.002.511 KHCB luỹ kế: 8.331.796.057 trong đó: Ngân sách : 5.491.730.941 Tự bổ sung: 2.840.065.116 4. Nguồn KHCB - TK009 Tổng phát sinh Có: Trong đó: Ngân sách: Tự bổ sung: Tổng luỹ kế phát sinh Có: Trong đó : Ngân sách: Tự bổ sung: Tổng số dư: 26.329.719.432 Trong đó: Ngân sách:14.527.973.542 Tự bổ sung: 11.801.745.890 Căn cứ vào bảng tính KHCB và sửa chữa lớn, kế toán ghi bảng kê số 4( Tập hợp chi phí cho từng phân xưởng) 5. Hạch toán sữa chữa TSCĐ . a) Sữa chữa thường xuyên TSCĐ . Trong quá trình hoạt động có những trường hợp hỏng xảy ra đột xuất công ty không thể dự kiến được, trong những trường hợp sửa chữa này công ty chủ yếu thuê ngoài sửa chữa. Sửa chữa phát sinh ở bộ phận nào thì tập hợp chi phí cho bộ phận đó. Khi phát sinh chi phí sửa chữa thường xuyên kế toán theo trên bảng kê số 4. Tháng 10 năm 2001 nhà máy sửa chữa máy sấy của phân xưởng bò mài. Bảng kê số 4 ( trích) Tháng 10 năm 2001 PX Có Nợ 331 A B C D 6627 Cộng 3.500.000 b) Sửa chữa lớn TSCĐ Ngoài những khoản chi phí sửa chữa nhỏ phát sinh trong kỳ được tập hơp vào chi phí sản xuất còn có những khoản chi phí sửa chữa phát sinh rất lớn, thời gian sửa chữa dài chi phí lớn vì vậy cần có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất. Căn cứ vào kế hoạch trích trước để ghi vào bên có TK3352 ( bảng kê số 6). Cuối tháng, kế toán khoá sổ bảng kê số 6, xác định tổng số phát sinh bên có TK3352 đối ứng Nợ của các tài khoản liên quan lấy số tổng cộng của bảng kê số 6 để ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 6 Trích trước về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (TK 3352) Tháng 9 năm 2001 Đơn vị: Đồng Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi nợ TK 3352 Ghi Có TK 3352 Số dư cuối tháng Nợ Có 241 331 Tổng nợ 62772 64174 64274 Tổng có Nợ Có TK 335(3352) Đại tu zin 130-29H-8769(dùng trở hàng) Trích KH SCL 750.731.289 8.320.000 8.320.000 8.320.000 8.320.000 90.118.203 90.118.203 4.145.873 4.145.873 17.872.036 17.872.036 112.136.112 112.136.112 854.547.401 Cuối tháng kế toán khoá bảng kê số 6, xác định tổng số phát sinh bên có TK 335 đối ứng nợ của các TK liên quan lấy số tổng cộng của bảng kê số 6 để ghi nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Ghi có TK3352 Tháng 12 năm 2001 Ghi có các TK Ghi nợ các TK ... 335 62772 64174 64274 90.118.203 4.145.873 17.872.036 Cộng 112.136.112 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành để làm căn cứ hạch toán. Phần III Phương hướng hoàn thiện hoạch toán TSCĐ trong Công ty I. Nhận xét ưu nhược điểm về tình hình quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ ở Công ty may Thăng Long Qua thời gian thực tập,nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty may Thăng Long em đã đi sâu nghiên cứu kế toán TSCĐ của Công ty. Với vốn kiến thức thu được trong quá trình học tập ở trường và ở Công ty công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng vẫn còn có những mặt cần hoàn thiện. Bên cạnh đó Công ty có những ưu điểm đáng kể các mặt. 1. Ưu điểm - Về tổ chức: Bộ máy kế toán Công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với quy mô của Công ty. Bộ máy tổ chức mõi người đảm nhận một công việc trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, thời gian gần đây bộ máy kế toán đã được vi tính hoá. - Công tác hoạch toán kế toán TSCĐ được tiến hành theo một trình tự nhất định. Công việc ghi chép được phối hợp nhịp nhàng, số liệu luôn đầy đủ là cơ sở cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo thống kê nội bộ đầy đủ kịp thời để lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính nhanh chóng. 2. Hạn chế Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được vẫn còn có mặt hạn chế. Trong những năm qua công ty đã chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nhưng trình độ của đội ngũ kỹ thuật này chưa đồng đều. Do đó quá trình sản xuất áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại Công ty vẫn chưa tiết kiệm triệt để các yếu tố sản xuất như: nguyên liệu, năng lượng... Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động trong Công ty chưa cao. Việc áp dụng hình thức nhật ký chứng từ đòi hỏi đội ngũ kế toán phải có trình độ cao. Sổ sách kế toán nhiều dễ có sự trùng lặp II. biện pháp hoàn thiện Việc quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho hữu hiệu là một việc làm rất cần thiết. Chính vì vậy những TSCĐ kém hiệu quả như: Máy khâu, máy thêu, máy là đã cũ, lạc hậu kém chất lượng, không thích ứng các đòi hỏi của mặt hàng xuất khẩu có thể đem thanh lý, nhượng lại cho các cơ sở tư nhân. Cần giải toả những TSCĐ này để thu hồi vốn, lấy số vốn này đầu tư thêm, để có thể sắm thêm được một số máy móc chuyên dùng hiện đại hơn. Công ty cần thực hiện chế độ bảo quản, bảo dưỡng nghiêm ngặt, tiến hành sửa chữa kịp thời đối với TSCĐ để giảm tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Người lao động cần được bồi dưỡng kiến thức để có thể làm chủ được công nghệ kỹ thuật hiện đại, sử dụng công suất của máy móc thiết bị hợp lý, có hiệu quả. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên kiện toàn bộ máy kế toán sao cho phù hợp với hình thức kế toán đang áp dụng. Kết luận TSCĐ là tư liệu lao động không thể thiếu được ở bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, nó phản ánh năng lực và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ có ý nghiã quan trọng quyết định tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty may Thăng Long đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học được ở trường, củng cố kiến thức đã học, bước đầu làm quen với công tác kế toán trong thực tế. Do thời gian thực tập có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập được hoàn thiện hơn. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành ở cô giáo hướng dẫn Trần Thị Phượng và tập thể cán bộ nhân viên phòng kế toán, phòng tổ chức đã chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình./. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2003 Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình lý thuyết và thực hành báo cáo tài chính. TS Nguyễn Văn Công (chủ biên) - Nxb Tài chính năm 2000. 2. Giáo trình kế toán doanh nghiệp. TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên) - Nxb Tài chính 1999. 3. Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán -Bộ tài chính - Nxb Tài chính 2002. 4. Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ kế toán trong các loại hình doanh nghiệp - Nguyễn Văn Nhiệm - Nxb Thống kê 1999. 5. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh - Phạm Thị Gái (chủ biên) - Nxb Giáo dục 1997. 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của Bùi Thị Lan Hương tại Công ty may Thăng Long. 7. Các bảng biểu, tài liệu của Công ty may Thăng Long nhận xét của cơ quan thực tập Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I: Lý luận chung về hạch toán TSCĐ với những vấn đề về quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp 2 I. Những vấn đề chung về TSCĐ 2 1. Khái niệm TSCĐ 2 2. Đặc điểm TSCĐ 2 3. Phân loại TSCĐ 2 4. Tính giá TSCĐ 5 5. Yêu cầu, nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 7 II. Hạch toán chi tiết TSCĐ 8 1. Thủ tục, chứng từ 8 2. Sổ sách kế toán TSCĐ 9 III. Hạch toán tổng hợp TSCĐ 10 1. Hạch toán biến động tăng, giảm TSCĐ hữu hình 10 1.1. Tài khoản sử dụng 11 1.2. Trình tự và phương pháp hạch toán 12 2. Hạch toán biến động tăng, giảm TSCĐ vô hình 20 2.1. Tài khoản sử dụng 20 2.2. Trình tự và phương pháp hạch toán 20 3. Hạch toán TSCĐ thuê tài chính 23 4. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động 25 IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ 26 1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ 26 2. Các phương pháp khấu hao TSCĐ 27 3. Quy định về khấu hao theo chế độ hiện hành 29 4. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 30 V. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 32 1. Hạch toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 31 2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ 32 VI. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán TSCĐ 33 1. Hình thức nhật ký - sổ cái. 33 2. Hình thức nhật ký chung 34 3.Hình thức chứng từ ghi sổ 35 4. Hình thức nhật ký chứng từ 36 VII. Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 37 1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 37 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 39 Phần II: Thực trạng hạch toán TSCĐ với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty may Thăng Long 40 I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 40 1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển 40 2. Chức năng và nội dung kinh doanh 40 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 41 4. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty 45 II. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 49 1. Tổ chức bộ máy kế toán 49 2. Hình thức tổ chức sổ kế toán 51 III. Tình hình hạch toán TSCĐ tại Công ty 52 1. Công tác kế toán TSCĐ tại Công ty 52 2. Hạch toán tăng TSCĐ 53 3. Hạch toán giảm TSCĐ 56 4. Kế toán khấu hao TSCĐ 59 5. Hạch toán sửa chữa TSCĐ 63 Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán TSCĐ trong Công ty may Thăng Long 67 I. Nhận xét ưu nhược điểm về tình hình quản lý, sử dụng hạch toán TSCĐ trong Công ty 67 II. Biện pháp hoàn thiện 68 Kết luận 69 Tài liệu tham khảo 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29706.doc
Tài liệu liên quan