Chuyên đề Hệ thống tài chính với việc phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội

Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Năng Phúc, các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội, em đã được tìm hiểu tình hình tài chính của công ty - vận dụng những kiến thức đã học hỏi được ở nhà trường để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em đã cố gắng nêu lên một số vấn đề về lý thuyết cũng như hoạt động tài chính thực tế của Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội”. Những kiến nghị của em chỉ là những đề xuất bước đầu để công ty xem xét nhằm tăng cường công tác tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội, và mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống tài chính với việc phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bán 4. Số cuối kỳ 3743423637 241086005 537401475 1526599544 6048510661 - chưa sử dụng - đã khấu hao hết - chờ thanh lý II. Giá trị hao mòn 1. Đầu kỳ 453782912 67416939 199887050 676404089 1397490990 2. Tăng trong kỳ 66495743 15130697 35234791 89470535 206331766 3. Giảm trong kỳ 4. Số cuối kỳ 520278655 82547636 235121841 765874624 1603822756 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 3243519572 96764305 325847758 850195455 4516327090 2. Cuối kỳ 3223144982 158538369 302279634 760724920 4444687905 Tình hình thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ trước Kỳ này Tổng quỹ lương 1601567017 Tiền thưởng Tổng thu nhập 1601567017 Tiền lương bình quân 3414855 Thu nhập bình quân 3414855 Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trog kỳ Giảm trog kỳ Số cuối kỳ I. Nguồn vốn kd 7119142563 941813990 619142563 7441813990 1.Ngân sách NN cấp 2. Tự bổ sung 941813990 3. Vốn liên doanh 4. Vốn cổ phần II. Các quỹ 76940227 1. Quỹ phát triển kd 2. Quỹ dự trữ -37399900 38528000 1128100 0 3. Quỹ khen thưởng 4. Quỹ phúc lợi 114340127 70267023 44073104 III.Nguồn vốn đtXDCB 1. Ngân sách cấp 2. Nguồn khác Tổng cộng 7196082790 980341990 690537686 7485887094 Các khoản phải thu và nợ phải trả CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ NỢ PHẢI TRẢ Đvt: VND Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số phát sinh Số cuối kỳ Mất khả năng tt Tổng cộng số quá hạn Tăng trog kỳ Giảm trog kỳ Tổng cộng số quá hạn 1.Các khoản phải thu 2412525089 6280823009 6976852319 1716495779 -cho vay -phải thu từ kh.hàng 2047441589 6053377874 6623157184 1477662279 -trả trước cho ng.bán -phải thu tạm ứng 210160000 12200000 142950000 79410000 -phải thu nội bộ -phải thu khác 154923500 9034300 4534300 159423500 2.Các khoản phải trả 2.1.Nợ dài hạn -vay dài hạn -nợ dài hạn khác 2.2.Nợ ngắn hạn 2051961226 3455484376 3909045691 1598399911 -vay ngắn hạn -phải trả người bán -phải trả cnv 109386840 1601567017 1646903486 64050371 -phải nộp thuế 96897288 576933651 542616562 131214377 -phải nộp NN khác -phải trả nội bộ 1078875609 1097031421 1525826367 650080663 -phải trả khác 766801489 179952287 193699276 753054500 2412525089 6280823009 6976852319 1716495779 Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đvt Nửa đầu năm Nửa cuối năm 1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản - Tài sản cố định/ Tổng tài sản (200/250) % 53,12 53,06 - Tài sản lưu động/ Tổng tài sản (100/250) % 46,88 46,94 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn (300/430) % 22,19 17,78 - Nguồn vốn CSH/ Tổng nguồn vốn (400/430) % 77,81 82,22 2. Khả năng thanh toán 2.1. Khả năng thanh toán hiện hành (250/300) lần 4,51 5,63 2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (100/310) lần 2,11 2,67 2.3. Khả năng thanh toán nhanh (110+120/310) lần 0,77 1,42 2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn lần 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu -T.s lợi nhuận trước thuế trên DT (50/(10+21+31)) % 16,05 16,87 -T.s lợi nhuận sau thuế trên DT (60/(10+21+31)) % 11,55 12,15 3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản -Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng TS(50/250) % 5,75 10,35 -Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng TS (60/250) % 4,14 7,45 3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (60/400) % 5,32 9,06 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NỬA CUỐI NĂM 2005 TẠI VINACONTROL HÀ NỘI Phân tích chung tình hình tài chính của Vinacontrol Hà Nội Kỳ phân tích là quý III & IV năm 2005 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn Qua Bảng cân đối kế toán đến ngày 31/12/2005, ta có số liệu sau Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch số tiền % Tổng tài sản 9248066645 9103887005 -144179640 -15,6 Tổng nguồn vốn 9248066645 9103887005 -144179640 -15,6 Quy mô tổng tài sản cuối kỳ đã giảm 144.179.640đ (giảm 15,6%) so với đầu kỳ Nếu đánh giá về giá trị tuyệt đối thì số giảm này không quá lớn, nhưng về giá trị tương đối thì là sự giảm sút tương đối lớn. Điều này thể hiện trong nửa cuối năm, doanh nghiệp không có sự biến động lớn nào trong kinh doanh, quy mô tài sản giảm chủ yếu là do hao mòn tài sản cố định (81.536.695đ). Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Qua Bảng cân đối kế toán năm 2005, ta so sánh nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp với tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh PhầnB _ Nguồn vốn > < + PhầnA_Tài sản [mụcI + mụcII + mụcIV + mụcV(2,3)] PhầnB_Tài sản [mụcI + mục II + mục III] - Tại thời điểm đầu kỳ: Vế trái = 7.196.082.790 > 6.835.541.556 = Vế phải Có nghĩa là tại thời điểm đầu kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chưa sử dụng hết vào sản xuất kinh doanh, nên bị các đơn vị khác chiếm dụng (360.541.234). - Tại thời điểm cuối kỳ: Vế trái = 7.485.887.094 > 7.387.391.226 = Vế phải Đến thời điểm cuối kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn bị chiếm dụng tuy đã giảm (98495868). Có thể thấy đến thời điểm cuối kỳ, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bị chiếm dụng đã giảm đáng kể (các khoản phải thu đã giảm hơn 500 triệu). Công ty đã thực hiện tốt việc thu hồi nợ, vốn bị chiếm dụng, để tận dụng tốt nhất nguồn vốn chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể giảm việc phải đi vay, chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy: - Doanh thu thuần hai quý cuối năm tăng so với hai quý đầu năm là 5.551.792.112 – 3.288.660.406 = 2.263.131.706 (tăng 68%) - Lợi nhuận gộp tăng 1.290.972.585 – 733.811.174 = 557.161.411 (tăng 75%) - Chi phí quản lý tăng 380.637.661 – 225.431.282 = 155.206.379 (tăng 68%) - Lãi trước thuế tăng 941813990 – 531534982 = 410279008 (tăng 77%) Doanh thu trong hai quý cuối năm đã tăng trưởng khá. Do đặc thù của đơn vị kinh doanh dịch vụ giám định, nên chi phí chủ yếu là chi phí nhân công và chi phí quản lý (chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn). Mức lợi nhuận trước thuế tăng ở mức tương đối cao, cho thấy tình hình kinh doanh trong hai quý cuối năm là khả quan. Phân tích tình hình tài sản (vốn) của Vinacontrol Hà Nội Phân tích tình hình tài sản (vốn) là đánh giá sự biến động của từng bộ phận cấu thành nên tổng số tài sản, từ đó thấy được tính hợp lý và tình hình sử dụng vốn. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN QUÝ III&IV NĂM 2005 Đvt: VND Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ số tiền (%) số tiền (%) A. Tài sản ngắn hạn 4335839113 46,88 4273196168 46,94 I. Tiền 1577256901 17,05 2266896710 24,90 II. Đầu tư TC ngắn hạn III. Các khoản phải thu 2202365089 23,81 1637085779 17,98 IV. Hàng tồn kho 8263333 0,09 8263333 0,09 V. Tài sản lưu động khác 547953790 5,93 360950346 3,97 B. Tài sản dài hạn 4912227532 53,12 4830690837 53,06 I. Tài sản cố định 4912227532 53,12 4830690837 53,06 II. Đầu tư TC dài hạn III. CF XDCB dở dang IV. Ký quỹ,ký cược dài hạn V. Chi phí trả trước dài hạn Tổng cộng TÀI SẢN 9248066645 100 9103887005 100 Cơ cấu tài sản gần như không thay đổi trong kỳ, với tài sản ngắn hạn chiếm 47% và tài sản dài hạn chiếm 53%. Tỷ lệ này ở mức bình thường và không có gì bất ổn trong cơ cấu tài sản của công ty. Tình hình tài sản ngắn hạn Trong bảng cân đối kế toán thì tài sản ngắn hạn bao gồm: vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản lưu động khác. Điểm đáng kể trong tình hình tàì sản ngắn hạn của công ty có sự thay đổi trong cơ cấu khi vốn bằng tiền tăng đáng kể, trong khi đó các khoản phải thu đã giảm nhiều, điều này thể hiện việc thu hồi nợ đã tiến hành tốt. Cụ thể như sau: - vốn bằng tiền tăng 689.639.809đ, trong đó chủ yếu là tăng tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tăng không đáng kể. Tiền mặt thường chỉ chiếm khoảng 20% trong vốn bằng tiền của công ty. Việc giữ tiền gửi ngân hàng là chủ yếu có ưu điểm giúp cho việc thanh toán với khách hàng thuận tiện và tạo thêm mức thu nhập từ lãi tiền gửi. - các khoản phải thu giảm 565.279.310đ, trong kỳ công ty đã thu hồi được một phần khá lớn các khoản nợ. - hàng tồn kho không biến động, và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (0,09%) trong cơ cấu tài sản của công ty do đặc thù kinh doanh (không có sản xuất). - công ty không có các khoản đầu tư chứng khoán, tài chính và các khoản đầu tư ngắn hạn khác. - tài sản lưu động khác giảm 187.003.444đ: do đã thu các khoản tạm ứng 130.750.000đ và kết chuyển 56.253.444đ chi phí chờ kết chuyển. Tình hình tài sản dài hạn Trong bảng cân đối kế toán thì tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản ký quỹ ký cược dài hạn, và chi phí trả trước dài hạn. Phân tích tình hình tài sản dài hạn nhằm xác định tỷ trọng tài sản cố định trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá việc phân bổ vốn, tình hình sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của công ty chỉ bao gồm tài sản cố định - Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản cố định (ở thời điểm đầu kỳ là 66%), và đã xây dựng thêm trong kỳ (46.121.153đ). Trong kỳ đã hao mòn 66.495.743đ (mức khấu hao bình quân là hơn 3%, mức khá thấp). - Máy móc thiết bị chỉ chiếm 2% tài sản cố định, điều này cho thấy mức trang bị máy móc thiết bị chưa cao. Trong kỳ đã trang bị thêm (76.904.761đ), và đã hao mòn 15.130.697đ (mức khấu hao bình quân là 15%). - Trong khi đó giá trị dụng cụ quản lý, thiết bị văn phòng khá lớn (gần 7% tài sản cố định), được mua thêm trong kỳ (11.666.667). Mức khấu hao bình quân 17% (hao mòn 35.234.791đ). - Phương tiện vận tải chiếm 17% trong tổng tài sản cố định, và không có thay đổi trong kỳ. Trong kỳ đã hao mòn 89.470.535đ, mức khấu hao bình quân 17%. - Tài sản cố định vô hình duy nhất là lợi thế thương mại có giá trị còn lại là 395.900.442đ. Qua phân tích tình hình tài sản ở trên, có thể thấy một số điểm nổi bật sau: tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Các khoản phải thu đã giảm mạnh trong kỳ, chứng tỏ các khoản nợ thương mại đã được thu hồi đáng kể. Công ty không có hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh. Thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi của khoản tiền gửi ngân hàng khá lớn. tài sản dài hạn của công ty chỉ gồm có tài sản cố định. Trong đó chủ yếu là cơ sở vật chất nhà cửa và phương tiện vận tải (ôtô). Các loại máy móc thiết bị chiếm không đáng kể. Tài sản cố định của công ty trong kỳ không có biến động đáng kể. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Vinacontrol Hà Nội Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể. Qua đó đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp…) là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể nắm được các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp như “Hệ số tự tài trợ”, “Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu”, “Hệ số nợ trên tổng nguồn vốn”. Các chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích có cơ sở đánh giá tính hợp lý về cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu x 100% Tổng số nguồn vốn Hệ số tự tài trợ càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình; và ngược lại nếu hệ số tài trợ càng thấp chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp, hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2005 Đvt: VND Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 2051983855 22,19 1617999911 17,77 I. Nợ ngắn hạn 2051961226 22,17 1598399911 17,56 II. Nợ dài hạn III. Nợ khác 22629 0,02 19600000 0,21 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7196082790 77,81 7485887094 82,23 I. Nguồn vốn, quỹ 7081742663 76,58 7441813990 81,74 II. Nguồn kinh phí 114340127 1,23 44073104 0,49 Tổng cộng NGUỒN VỐN 9248066645 100 9103887005 100 Cho đến cuối kỳ, các khoản nợ phải trả đã giảm so với tương quan nguồn vốn chủ sở hữu. Ở đầu kỳ, nợ phải trả còn chiếm 22,19% quy mô nguồn vốn, thì đến cuối kỳ chỉ còn chiếm 17,77%. Trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng tỷ trọng từ 77,81% lên 82,23%. Nợ phải trả giảm 433.983.944đ, giảm 21%. Như vậy có thể thấy công ty đã cắt giảm các khoản nợ phải trả. Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, bao gồm các khoản phải trả công nhân viên, phải trả các đơn vị nội bộ, các khoản thuế và phải nộp Nhà nước, cùng với một số các khoản phải trả khác. Ngoài thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, thì các khoản còn lại đều giảm, giảm chủ yếu là: phải trả công nhân viên giảm 45.336.469đ, phải trả nội bộ giảm 428.794.946đ. Cho thấy công ty đã thực hiện chi trả, cắt giảm nợ, điều này tạo niềm tin vào một tình hình tài chính ổn định. Các khoản nợ được cắt giảm đồng nghĩa với một tình hình tài chính vững chắc. - Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 289.804.304đ, tuy nhiên giá trị này tăng do đã gộp khoản lợi nhuận chưa phân phối vào. Thực tế nguồn vốn kinh doanh đã giảm 619.142.563đ, và nguồn kinh phí (chỉ gồm quỹ khen thưởng phúc lợi) đã giảm 70.267.023đ. Ở thời điểm lập báo cáo, khoản lợi nhuận chưa phân phối chưa được trích lập các quỹ theo quy định, do đó khiến các nguồn kinh phí có giá trị giảm so với đầu kỳ. Mặc dù vậy, có thể nói quy mô nguồn vốn chủ sở hữu tăng là tín hiệu cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính đã tăng. Hệ số tự tài trợ đầu kỳ = 77,81% Hệ số tự tài trợ cuối kỳ = 82,23% Qua những số liệu trên, có thể nhận xét rằng quy mô các khoản nợ phải trả chỉ chiếm trên dưới 20% quy mô tổng nguồn vốn, có nghĩa là khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là rất cao. Phần lớn tài sản của công ty đều huy động bằng nguồn tự tài trợ, không sử dụng nợ vay để trang trải. Điều này có nghĩa là công ty có khả năng tài chính vững mạnh, đủ khả năng tự trang bị nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Có thể phân loại nguồn vốn (nguồn tài trợ tài sản) dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ dài hạn, trung hạn. nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay-nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua và người lao động… Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý, tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp, tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp. Đầu kỳ Cuối kỳ số tiền % so với tổng tài sản số tiền % so với tổng tài sản Nguồn tài trợ thường xuyên 7196082790 77,81 7485887094 82,23 Như vậy, nguồn tài trợ thường xuyên của công ty (chỉ gồm nguồn vốn chủ sở hữu, vì công ty không có các khoản vay nợ dài hạn) đảm bảo được phần lớn nhu cầu tài sản cho hoạt động kinh doanh. Công ty không cần tìm kiếm các nguồn tài trợ tạm thời (vay nợ). Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Vinacontrol Hà Nội Tình hình thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài. Để nắm được tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả trong kỳ của doanh nghiệp, phải tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả giữa cuối kỳ với đầu kỳ trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả, dựa vào tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu để rút ra nhận xét. Hệ số nợ là một chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán: Hệ số nợ trên tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) = Tổng số nợ phải trả Tổng số tài sản (hay tổng nguồn vốn) hiện có Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ phải trả Tổng số nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số nợ phản ánh mức độ đảm bảo đối với chủ nợ, cho biết một đồng tài sản hoặc một đồng nguồn vốn, hay một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUÝ III&IV NĂM 2005 Đvt: VND Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Chênh lệch số tiền % I. Các khoản phải thu 2202365089 1637085779 -565279310 -25,6 - phải thu khách hàng 2047441589 1477662279 -569779310 -27,8 - trả trước cho người bán - phải thu nội bộ - phải thu tạm ứng - phải thu khác 154923500 159423500 4500000 2,9 II. Các khoản phải trả 2051983855 1617999911 -433983944 -21,1 1. Nợ dài hạn 2. Nợ ngắn hạn 2051961226 1598399911 -453561315 -22,1 - thuế & phải nộp NN 96897288 131214377 34317089 35,4 - phải trả công nhân viên 109386840 64050371 -45336469 -41,4 - phải trả nội bộ 1078875609 650080663 -428794946 -39,7 - phải trả khác 766801489 753054500 -13746989 -1,8 3. Nợ khác 22629 19600000 19577371 865 - chi phí phải trả 22629 1960000 19577371 865 Số liệu phân tích trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty trong kỳ: - Các khoản phải thu đã giảm 565.279.310đ (giảm 25,6%), cho thấy công ty đã tiến hành thu hồi đáng kể các khoản nợ, trong đó chủ yếu nhất là khoản phải thu của khách hàng (đã giảm 569.779.310đ, giảm 27,8%). Giá trị các khoản phải thu của khách hàng giảm nhiều hơn so với số giảm tất cả các khoản phải thu là do một số khoản phải thu khác tăng (4.500.000đ, tăng 2,9%). - Các khoản phải trả cũng giảm 433983944đ, tức là đã cắt giảm 21,1%. Trong kỳ công ty đã tiến hành chi trả cho công nhân viên, chi trả nội bộ, nộp thuế và các khoản khác. Nhìn chung, trong kỳ công ty đã tiến hành giải quyết đáng kể các khoản công nợ. Công tác tài chính trong kỳ đã được thực hiện khá tốt, không để tồn đọng quá nhiều các khoản công nợ. Khả năng thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta xem xét trên một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hệ số khả năng thanh toán hiện thời) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị thuần về tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết, với tổng giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng số vốn bằng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết, với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu nhỏ sẽ cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dung vốn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng số tài sản hiện có Tổng số nợ phải trả Hệ số này cho biết, với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ hay không. BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN QUÝ III&IV NĂM 2005 Đvt Đầu kỳ Cuối kỳ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 2,11 2,67 Hệ số khả năng thanh toán nhanh lần 0,77 1,42 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành lân 4,51 5,63 - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy số tài sản hiện có của công ty đủ khả năng chi trả các khoản nợ một cách kịp thời. Ở cả hai thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều rất cao, cho thấy tình hình tài chính là rất lành mạnh. - Tuy chỉ có khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu kỳ là chưa cao (0,77 lần), tức là có thể gặp khó khăn khi có yêu cầu phải thanh toán lập tức. Nhưng đến cuối kỳ hệ số khả năng thanh toán nhanh dã tăng lên 1,42 lần, cho phép việc thanh toán tức khắc các khoản nợ ngắn hạn. Chứng tỏ tình hình tài chính đã diến biến tích cực trong kỳ. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khả quan, thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở đầu kỳ và cuối kỳ đều tương đối cao (2,11 lần ở đầu kỳ và 2,67 lần ở cuối kỳ). Nhìn chung, so với đầu kỳ, các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty đều tăng tích cực, thể hiện sự khả quan đối với tình hình tài chính của công ty, tạo sự tin cậy đối với bạn hàng, khách hàng, và các đối tác. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Vinacontrol Hà Nội Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, ta so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc trên các chỉ tiêu “Sức sản xuất”, “Sức sinh lợi” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Sức sản xuất của tài sản cố định Sức sản xuất của tài sản cố định = Doanh thu thuần Giá trị còn lại bình quân tài sản cố định Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản cố định Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận thuần Giá trị còn lại bình quân tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản cố định bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Sức sản xuất của tài sản lưu động Sức sản xuất của tài sản lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng tăng và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản lưu động Sức sinh lợi của tài sản lưu động = Lợi nhuận thuần Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu Đvt Sức sản xuất của tài sản cố định lần 1,14 Sức sinh lợi của tài sản cố định lần 0,19 Sức sản xuất của tài sản lưu động lần 1,29 Sức sinh lợi của tài sản lưu động lần 0,22 Từ bảng trên ta thấy: - Một đơn vị giá trị còn lại bình quân của tài sản cố định đem lại 1,14 đơn vị doanh thu thuần, và đem lại 0,19 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế. Cho thấy sức sản xuất của tài sản cố định là cao, nhưng sức sinh lợi thì chưa tốt. Từ đây suy ra các chi phí liên quan là tương đối cao, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Hơn nữa giá trị tài sản cố định vẫn còn tương đối lớn so với quy mô hoạt động. Cần quản lý, sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn để giảm các chi phí liên quan. - Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cao hơn so với tài sản cố định. Một đồng giá trị tài sản lưu động bình quân đem lại 1,29 đồng doanh thu thuần, và đem lại 0,22 đồng lợi nhuận thuần trước thuế. Mức hiệu quả sử dụng tài sản lưu động này có thể coi là tương đối tốt. Điều này gián tiếp cho thấy công tác tài chính là tốt. Phân tích khả năng sinh lãi của quá trình kinh doanh Đây là nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ. Các chỉ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trong một trăm đồng doanh thu Doanh lợi tài sản Doanh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuế x 100% Tổng tài sản Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Doanh lợi vốn chủ sở hữu Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu Đvt Kỳ trước Kỳ này Doanh lợi tiêu thụ % 11,55 12,15 Doanh lợi tài sản % 4,14 7,45 Doanh lợi vốn chủ sở hữu % 5,32 9,06 - Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ trong nửa cuối năm 2005 đã tăng lên 12,2% so với 11,64% của nửa đầu năm, (tức là cứ có một trăm đồng doanh thu thì thu được 12,2 đồng lợi nhuận sau thuế). Đây là mức khá cao, cho thấy hiệu quả và khả năng sinh lãi cao của quá trình hoạt động kinh doanh. - Chỉ tiêu doanh lợi tài sản tăng từ 4,14% lên 7,45%, tức là từ chỗ một trăm đồng tài sản thu được 4,14 đồng lợi nhuận sau thuế, đến nửa cuối năm đã tăng lên 7,45 đồng lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng tài sản. - Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Cụ thể nửa cuối năm 2005, một trăm đồng vốn chủ sở hữu có thể đem lại 9,06 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng đáng kể so với nửa đầu năm (5,32 đồng lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng vốn chủ sở hữu). Hiệu quả kinh doanh, cùng với đó là khả năng sinh lãi đã tăng đáng kể trong nửa cuối năm, cho thấy hoạt động kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và đạt được thành công trong nửa cuối năm. Dự báo nhu cầu tài chính của Vinacontrol Hà Nội Để kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, bám sát thị trường, các nhà quản lý cần có những thông tin đầy đủ để lập kế hoạch, xác định lượng hàng cần sản xuất, tiêu thụ, xác định giá bán, xác định thị trường tiêu thụ…Đồng thời, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh thu tiêu thụ lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, ứng với một mức đầu tư nhất định nào đó thì sẽ có một sự cân bằng với một nhu cầu về vốn tương ứng. Vì thế, khi doanh thu biến thiên đòi hỏi phải có sự biến thiên về vốn. Sự biến thiên này không nhất thiết phải theo một tỷ lệ cố định bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, trong thực tiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh nhu cầu “ước tính” về vốn để định hướng cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược. Nhu cầu ước tính đó chính là nhu cầu dự đoán và lập kế hoạch tài chính. Trong nửa đầu năm 2006, công ty Vinacontrol Hà Nội đặt kế hoạch đạt doanh thu ở mức 6,5 tỷ đồng. Để đạt được mức chỉ tiêu trên đòi hỏi công ty cần số vốn là bao nhiêu, và được đảm bảo bằng các nguồn nào. Để ước tính ta lập bảng tính số dư của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2005. Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản ngắn hạn 4273196168 A. Nợ phải trả 1617999911 1. Tiền 2266896710 1. Nợ ngắn hạn 1598399911 3. Các khoản phải thu 1637085779 2. Nợ dài hạn 4. Hàng tồn kho 8263333 3. Nợ khác 19600000 5. Tài sản lưu động khác 360950346 B. Vốn chủ sở hữu 7485887094 B. Tài sản dài hạn 4830690837 1. Nguồn vốn, quỹ 7441813990 1. Tài sản cố định 4830690837 2. Nguồn kinh phí 44073104 Tổng cộng 9103887005 Tổng cộng 9103887005 Các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của công ty có khả năng thay đổi tỷ lệ thuận với doanh thu thuần là: - các khoản mục bên “Tài sản” + tiền + các khoản phải thu + hàng tồn kho + tài sản lưu động khác - các khoản mục bên “Nguồn vốn” + thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + phải trả công nhân viên + phải trả các đơn vị nội bộ + các khoản phải trả, phải nộp khác + chi phí phải trả Trên cơ sở đó, ta tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu nửa cuối năm 2005 là 5.551.792.112 đ, ta có bảng sau Tài sản % Nguồn vốn % A. Tài sản ngắn hạn 76,97 A. Nợ phải trả 29,14 1. Tiền 40,83 1. Nợ ngắn hạn 28,79 3. Các khoản phải thu 29,49 3. Nợ khác 0,35 4. Hàng tồn kho 0,15 5. Tài sản lưu động khác 6,50 Tổng cộng 76,97 Tổng cộng 29,14 Như vậy, qua số liệu tính toán được ở trên, ta thấy: - Một đồng doanh thu tăng lên cần phải có một lượng vốn bổ xung tương ứng là 0,7697 đồng - Một đồng doanh thu tăng lên thì nguồn vốn phát sinh tự động (vốn chiếm dụng hợp pháp) tăng tương ứng là 0,2914 đồng Như vậy, một đồng doanh thu tăng lên thì cần một lượng vốn bổ xung là: 0,7697 – 0,2914 = 0,4783 đồng Với doanh thu thuần gia tăng dự kiến là: 6.500.000.000 – 5.551.792.192 = 948.207.808 đ Khi đó lượng vốn cần bổ xung khi gia tăng doanh thu thuần là: 948207808 x 0,4783 = 453.527.794,5 đ PHẦN THỨ BA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ NÂNG CAO QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI VINACONTROL HÀ NỘI I. Ý KIẾN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Trên thực tế, việc lập các báo cáo tài chính của bộ phận kế toán Vinacontrol Hà Nội đã thực hiện theo quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính về việc ban hành “Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp”. Áp dụng vào tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại đơn vị, có hai phần của Thuyết minh báo cáo tài chính không được thể hiện trong báo cáo tài chính của công ty là: - phần 3.2 : một số chỉ tiêu về hàng tồn kho Xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là cung cấp dịch vụ giám định, nên khoản mục hàng tồn kho là không đáng kể. Do đó, việc thiếu sót phần này trong Thuyết minh báo cáo tài chính không là thiếu sót đáng kể. - phần 3.6 : tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác Trong Bảng cân đối kế toán của công ty, ta có thể thấy không có các khoản mục đầu tư tài chính (cả ngắn hạn và dài hạn). Trên thực tế, công ty không tiến hành đầu tư chứng khoán hay đầu tư vào liên doanh. Điều này giúp tình hình tài chính có thể được kiểm soát tốt hơn, tránh gặp phải những biến động bất thường, những rủi ro khó lường trước. Ngoài hai phần không thật cần thiết do đặc thù của công ty, còn có hai phần của Thuyết minh báo cáo tài chính không có trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là: - phần 4 : giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là phần tự trình bày của mỗi doanh nghiệp, nhằm chi tiết hoá các khoản doanh thu trong kỳ - phần 5 : các thông tin bổ sung về lưu chuyển tiền tệ Cung cấp thông tin về: + các giao dịch không bằng tiền phát sinh trong kỳ + mua và thanh lý các đơn vị kinh doanh khác trong kỳ + các khoản tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng Trên thực tế, phần 4 là khá cần thiết trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty cần tiến hành lập trong các báo cáo kế toán sau. 2. Trong tháng 3 năm 2006, Bộ tài chính đã ra quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ Kế toán doanh nghiệp, trong đó phần thứ hai : Hệ thống báo cáo tài chính. Đối chiếu với chế độ kế toán này, có thể thấy có một số điểm thay đổi trong các báo cáo tài chính mà công ty cần nắm bắt để thực hiện đầy đủ, chính xác và đúng quy định trong việc lập các báo cáo tài chính. Cụ thể : Trong Bảng cân đối kế toán: Phần A bên Tài sản – mã số 100 ; nay được đổi thành “Tài sản ngắn hạn”. Mục I phần A bên Tài sản – mã số 110 : “Tiền và các khoản tương đương tiền” Mục III phần A bên Tài sản - mã số 130 ; được đổi thành “Các khoản phải thu ngắn hạn” : các khoản phải thu này đều có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Mục V phần A bên Tài sản - mã số 150 ; được đổi thành “Tài sản ngắn hạn khác” Phần B bên Tài sản - mã số 200 ; được đổi thành “Tài sản ngắn hạn” Phần B bên Tài sản có bổ xung thêm khoản mục “Các khoản phải thu dài hạn - mã số 210 ; đây là sự khác biệt lớn so với cách trình bày báo cáo tài chính trước đây. Bổ xung khoản mục “Bất động sản đầu tư” - mã số 240 : phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư hiện có tại ngày kết thúc kỳ báo cáo Khoản mục “Tài sản dài hạn khác” - mã số 260 : là sự tổng hợp các khoản mục “Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn”, “Chi phí trả trước dài hạn” theo cách trình bày trước đây của Bảng cân đối kế toán; cùng với “Tài sản thuế thu nhập hoàn lại” - một chỉ tiêu mới. Phần A bên Nguồn vốn : “Nợ phải trả” ; được phân thành “Nợ ngắn hạn” - mã số 310 và “Nợ dài hạn” - mã số 330 ; tức là không còn khoản mục “Nợ khác”. Cụ thể với cách phân chia này : “Nợ ngắn hạn” gồm các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, các khoản vay ngắn hạn, và giá trị các khoản chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn tại và các khoản phải trả, phải nộp khác tại ngày kết thúc quý báo cáo. “Nợ dài hạn” gồm các khoản nợ phải trả dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán ban đầu trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh: Khoản phải trả cho người bán, phải trả dài hạn nội bộ, vay và nợ dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả và các khoản phải trả dài hạn khác tại ngày kết thúc quý báo cáo. Phần B bên Nguồn vốn : “Nguồn vốn chủ sở hữu” ; được phân chia thành “Vốn chủ sở hữu” và “Nguồn kinh phí và quỹ khác”. Cụ thể cách phân chia này : “Vốn chủ sở hữu” gồm toàn bộ vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các quỹ của doanh nghiệp, bao gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Thặng dư vốn cổ phần, vốn khác, cổ phiếu quỹ, chênh lêch đánh gía lại tài sản và chênh lêch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối và nguồn vốn đầu tư XDCB tại ngày kết thúc quý báo cáo. “Nguồn kinh phí và quỹ khác” gồm tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi, nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án được cấp để chi tiêu cho các hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ các khoản chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án) và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại ngày kết thúc quý báo cáo. Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : sau khoản mục ‘Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” là hai khoản mục “Chi phí thuế TNDN hiện hành” và “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”. Sự thay đổi này xuất phát từ việc bổ sung Tài khoản 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”, theo đó tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Bên Nợ: - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm; - Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm); - Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm); - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Bên Có: - Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận trong năm; - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại; - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm); - Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm); - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”; - Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”. Cuối năm tài chính, kế toán kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi: + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. + Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi: Nợ TK 8211– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Đơn vị báo cáo:…………… Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ:……………………. (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày ... tháng ... năm ... Đơn vị tính:............. TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm (3) Số đầu năm (3) 1 2 3 4 5 a - tµi s¶n ng¾n h¹n (100=110+120+130+140+150) 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.Tiền 111 V.01 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (…) (…) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1. Phải thu khách hàng 131 2. Trả trước cho người bán 132 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (…) (…) IV. Hàng tồn kho 140 1. Hàng tồn kho 141 V.04 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (…) (…) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 1 2 3 4 5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+240+250+260) 200 I- Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 (...) (...) II. Tài sản cố định 220 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 - Nguyên giá 222 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (…) (…) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 (…) (…) 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (…) (…) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế 242 (…) (…) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 (…) (…) V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 tæng céng tµI s¶n (270 = 100 + 200) 270 NGUỒN VỐN a - nî ph¶i tr¶ (300 = 310 + 330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2. Phải trả người bán 312 3. Người mua trả tiền trước 313 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 1 2 3 4 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 (...) (...) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Tæng céng nguån vèn (440 = 300 + 400) 440 Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ:…………............... (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm……… Đơn vị tính:............ CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 51 52 VI.30 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO QUẢN LÝ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI VINACONTROL HÀ NỘI 1. Để phân tích tình hình tài chính được tốt hơn, có thể tiến hành xem xét tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động (còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn lưu động). Nội dung phân tích này có tầm quan trọng đối với công tác quản lý tình hình tài chính cũng như công tác quản lý kinh doanh. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất – tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giảI quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, ngườI ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động (N) = Tổng số luân chuyển thuần (R) Vốn lưu động bình quân (V) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, số vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển”. Thời gian của một = Thời gian của kỳ phân tích (T1) vòng luân chuyển (Tv) Số vòng quay của vốn lưu động (N) Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian 1 vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại. Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu “Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động”. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệ được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, các nhà quản lý biết được, để có được 1 đơn vị luân chuyển thì cần mấy đơn vị vốn lưu động. Hệ số đảm nhiệm = Vốn lưu động bình quân (V) vốn lưu động (H) Tổng số luân chuyển thuần (R) Cách tính từng chỉ tiêu theo công thức trên như sau: Tổng số = Tổng số + Tổng số doanh + Tổng số luân chuyển doanh thu thuần thu thuần hoạt thu nhập thuần thuần về tiêu thụ động tài chính hoạt động khác * Thời gian của kỳ phân tích: Theo quy ước, để đơn giản trong phân tích thì thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày, và năm là 360 ngày * Vốn lưu động bình quân: Để đơn giản, vốn lưu động bình quân được tính như sau: Vốn lưu động = Vốn lưu động đầu tháng + Vốn lưu động cuối tháng bình quân tháng 2 Vốn lưu động = Cộng vốn lưu động bình quân 3 tháng bình quân quý 3 Vốn lưu động = Cộng vốn lưu động bình quân 4 quý bình quân năm 4 => Việc phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động (hay còn gọi là hiệu quả sử dụng vốn lưu động) là nội dung phân tích quan trọng đối với tình hình tài chính mà công ty Vinacontrol có thể tiến hành thực hiện để công tác quản lý tài chính được hoàn thiện hơn, thể hiện tình hình tài chính, hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các cổ đông cũng như những đối tượng quan tâm nắm được những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định liên quan 2. Tình hình tài chính của Vinacontrol Hà Nội có thể thấy là khả quan - Các khoản nợ ngắn hạn của công ty không có các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả người bán. Điều này cho thấy tình hình thanh toán rất minh bạch, có thể nói là thanh toán ngay mà không để nợ. Các khoản nợ ngắn hạn khác (thuế và các khoản nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ) như đã phân tích ở trên là hoàn toàn nằm trong khả năng thanh toán. Có thể nói việc tiến hành quản lý tài chính về các khoản công nợ phải trả đã tiến hành vô cùng tốt. - Trong khi đó, các khoản công nợ phải thu phải thu tuy đã giảm nhiều trong kỳ nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Khi đó, công ty cần tiến hành lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Các khoản dự phòng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Với doanh số phải thu ở cuối năm là gần 1,5 tỷ đồng ; khoản trích lập dự phòng tính theo công thức Số dự phòng phải lập = Doanh số phải thu x Tỷ lệ ước tính LỜI KẾT Trong thời gian qua, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Năng Phúc, các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội, em đã được tìm hiểu tình hình tài chính của công ty - vận dụng những kiến thức đã học hỏi được ở nhà trường để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em đã cố gắng nêu lên một số vấn đề về lý thuyết cũng như hoạt động tài chính thực tế của Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội”. Những kiến nghị của em chỉ là những đề xuất bước đầu để công ty xem xét nhằm tăng cường công tác tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, các cô chú phòng kế toán Công ty Cổ phần giám định Vinacontrol Hà Nội, và mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô, bạn bè để chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Phần thứ nhất: Khái quát chung về công ty cổ phần giám địnhVinacontrol Hà Nội 3 I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Vinacontrol Hà Nội 4 1. Quá trình phát triển 4 2. Cơ cấu tổ chức hoạt động 5 3. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Vinacontrol Hà Nội 5 II. Tổ chức công tác kế toán tại Vinacontrol Hà Nội 6 1. Tổ chức bộ máy kế toán 6 2. Chế độ kế toán áp dụng 7 3. Chứng từ kế toán vận dụng 8 4. Hệ thống tài khoản sử dụng 8 5. Hệ thống sổ sách kế toán 9 6. Hệ thống báo cáo tài chính 10 Phần thứ hai Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại Vinacontrol Hà Nội 11 I. Hệ thống báo cáo tài chính của Vinacontrol Hà Nội 12 II. Phân tích tình hình tài chính tại Vinacontrol Hà Nội 25 1. Phân tích chung tình hình tài chính 25 2. Phân tích tình hình tài sản (vốn) 26 3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 28 4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 31 5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 34 6. Phân tích khả năng sinh lãi của quá trình kinh doanh 36 7. Dự báo nhu cầu tài chính của Vinacontrol Hà Nội 38 Phần thứ ba Một số giải pháp nhắm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính và nâng cao quản lý tình hình tài chính tại Vinacontrol Hà Nội 41 I Ý kiến về hệ thống báo cáo tài chính 42 II. Một số ý kiến nhằm nâng cao quản lý tình hình tài chính tại Vinacontrol Hà Nội 50 Lời kết 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36511.doc
Tài liệu liên quan