Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Hải Dương

Từ những nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi của tỉnh Hải Dương trong 10 năm qua đã cho chúng ta thấy được những lợi thế về địa hình ,thời tiết khí hậu ,vị trí địa lý ,tình hình kinh tế ,xã hội .của tỉnh Hải Dương đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như thế nào ? Trong 10 năm qua cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn luôn thay đổi theo hướng tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ,dịch vụ ,giảm giá trị sản xuất ngành trồng trọt ,điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh.

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trồng trọt trên ha đất gieo trồng triệu đồng /ha 11,04 12,25 20,02 GTSX lúa /ha đất trồng lúa triệu đồng/ha 6,03 9,56 7,8 GTSX ngô/ha đất trồng ngô triệu đồng/ha 5,45 5,76 6,47 GTSX khoai /ha đất trồng khoai triệu đồng/ha 3,65 6,18 2,89 GTSX rau các loại/ha đất trồng triệu đồng/ha 9,76 8,39 10,48 GTSX cây công nghiệp / ha đất trồng triệu đồng/ha 3,26 3,58 3,11 nguồn số liệu thống kê của cục thống kê Hải Dương Theo bảng số liệu ta thấy ,tổng diện tích gieo trồng vùng đồi núi giai đoạn 1995-2005 tăng dần qua các năm . Năm 1995 tổng diện tích gieo trồng của vùng là 30413 ha chiếm 15,9 % tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh .Năm 2000 đã tăng lên đến 31858 ha chiếm 17 % tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh ,tăng 1445 ha so với năm 1995 .Theo đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính trên một ha đất gieo trồng của vùng cũng tăng lên ,Trong giai đọan này đã tăng lên 8,98 triệu đồng /ha, tương ứng với tốc độ tăng 81,3 % , bình quân hàng năm tăng 8,1 % .Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng vùng đồi núi của tỉnh là 31974 ha, lớn hơn 116 ha so với năm 2000 và 1561 ha so với năm 1995 .Đồng thời giá trị sản xuất ngành trên một ha đất gieo trồng của vùng cũng tăng lên đến 20,02 triệu đồng / ha , tăng 7,77 triệu đồng / ha so với năm 2000 và 8,98 triệu đồng / ha so với năm 1995 . Sở dĩ vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương có tổng diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính trên một ha đất gieo trồng tăng dần qua các năm là do các nguyên nhân chủ quan tác động đến như : khai hoang, tăng vụ thực hiện thâm canh ,cải tạo vườn tạp ,và diện tích mặt nước chưa được sử dụng,thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng , áp dụng các giống mới ngắn ngày cho năng suất cao vào sản xuất .Thêm vào đó vùng này có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển vào mục đích đất chuyên dùng có tỷ lệ rất nhỏ so với vùng đồng bằng .Cụ thể cơ cấu diện tích đất gieo trồng của vùng như sau : Gía trị sản xuất của lúa /ha đất gieo trồng trong giai đoạn 1995-2005 biến đồng qua các năm .năm 1995 giá trị sản xuất lúa /ha đất trồng đạt 6,03 triệu đồng /ha ,đến năm 2000 là 9,56 triệu đồng/ha ,tăng 3,53 triệu đồng/ha so với năm 1995 ,năm 2005 giảm xuống còn 7,8 triệu đồng /ha ,goảm đi 1,76 triệu đồng/ha so với năm 2000.Sở dĩ có sự biến động như vậy là do có sự biến động về diện tích trồng lúa và giông cây trồng như sau : Diện tích đất trồng lúa của vùng trong 10 năm qua (1995 - 2005 )giảm dần .Năm 2005 diện tích trồng lúa của vùng ít hơn 27 ha so với năm 2000 và 58 ha so với năm 1995 . Theo đó tỷ trọng diện tích đất trồng lúa cũng giảm dần qua các năm . Năm 1995 diện tích trồng lúa chiếm 74,5 % tổng diện tích gieo trồng của vùng nhưng đến năm 2000 chỉ chiếm 72,14 % ,giảm đi 2,36 %,.Đến năm 2005 chỉ còn 71,14 % , giảm 3,36 % so với năm 1995 và 1% so với năm 2000 .Tốc độ giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn 1995-2005 là 0,34 %.Trong khi tổng diện tích đất trồng lúa trong vùng giảm đi và chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trọng tổng diện tích gieo trồng của vùng thì tổng sản lượng lúa trong vùng lại tăng lên với tốc độ tăng hàng năm là 2,6 % .Năm 2005 sản lượng lúa của vùng là 115269 tấn tăng gấp 1,29 lần sản lượng lúa năm 1995 và 1,11 lần năm 2000 .Vùng đã đạt được kết quả đó là do năng suất sử dụng đất của vùng đã được nâng cao,tăng số mùa vụ , tăng năng suất lúa bình quân một vụ trong năm lên nhanh chóng .Năm 1995 năm suất lúa bình quân một vụ là 38,675 tạ / ha ,năm 2000 là 44,44 tạ / ha ,tăng 5,765 tạ /ha so với năm 1995 .Hiện nay năng suất lúa bình quân một vụ của vùng là 50,43 tạ /ha ,tăng 5,99 tạ / ha so với năm 2000và 11,755 tạ / ha so với năm 1995 .Năng suất sử dụng ruộng đất trồng lúa của vùng đồi núi tăng rõ rệt qua các năm , bình quân hàng năm tăng 3,04 %.Đã góp phần tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người ,làm tăng hiệu quả xã hội trong sử dụng đất trồng lúa .Tổng diện tích đất trồng lúa của vùng giảm đi là do vùng đã chuyển đổi 60 ha đất lúa màu năng suất thấp sang trồng cây lâu năm ,chuyển 39 ha lúa một vụ bấp bênh năng suất thấp sang lập vườn và nuôi trồng thủy sản ,mở rộng đường tỉnh đã làm mất 1,75 ha đất trồng lúa , mở rộng đương huyện đã lấn chiếm 1,34 ha đất trồng lúa và mở rộng đường giao thông nông thôn ( cả nội đồng) cũng đã làm giảm 1,15 ha đất trồng lúa ,xây dựng các công trình thủy lợi cũng làm mất đi 4,01 ha đất trồng lúa Gía trị sản xuất ngô /ha đất gieo trồng tăng dần qua các năm:năm 1995 giá trị sản xuât ngô/ ha đất gieo trồng là 5,45 triệu đồng /ha ,năm 2000là 5,76 triệu đồng /ha ,tăng lên 0,31 triệu đồng/ha so với năm 1995 .Hiện nay giá trị sản xuất ngô /ha đất gieo trồng đạt 6,47 triệu đồng /ha .Gía trị sản xuất ngô/ha đất gieo trồng tăng dần qua các năm là do sự biến động về diện tích trồng ngô qua các năm như sau: Diện tích trồng ngô của vùng đồi núi biến động qua các năm .Trong giai đọan 1995 - 2000, diện tích trồng ngô của vùng này có xu hướng tăng lên ,tử 998 ha năm 1995 ( chiếm 3,28% tổng diện tích gieo trồng của vùng )lên đến 1535 ha năm 2000 chiếm 4,82 % tăng 537 ha so với năm 1995 .Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 10.76 %.cho sản lượng ngô trong giai đoạn này cũng tăng lên .Năm 1995 sản lượng ngô của vùng là 3477 tấn ,với năng suất trồng ngô là 34,36 tạ / ha ,tăng 2153 tấn về mặt sản lượng và 1,84 tạ / ha về năng suất cây trồng .Bình quân hàng năm ,năng suất trồng ngô tăng 1,13 lần ,cũng tương đương với năng suất sử dụng ruộng đất trồng ngô bình quân hàng năm Trong giao đoạn 2000-2005 ,diện tích trồng ngô của vùng giảm ,bình quân hàng năm diện tích trồng ngô giảm 8,42% .Tỷ trọng diện tích trồng ngô trong tổng diện tích giao trồng của vùng cũng giảm trong giai đoạn này .Năm 2000 chiếm 4,82 % ,năm 2005 chỉ còn chiếm 2,79 % tổng diện tích trồng .Hiện nay diênh tích trồng ngô của vùng là 889 ha cho sản lượng 3665 tấn với năng suất 41,905 tạ / ha tăng 5,605 tạ /ha so với năm 2000 ,tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3% .Trong khi đó tốc độ giảm bình quân hàng năm của diện tích trồng ngô trong giai đoạn 2000-2005 là 8,4 % , gấp 1,05 lần tốc độ tăng bình quân hàng năm của năng suất trông ngô . Chính nguyên nhân này đã là cho sản lượng ngô năm 2005 giảm di 19,65 tấn so với năm 2000 ,tốc độ giảm bình quân là 6,98 % Gía trị sản xuất khoai /ha đất gieo trồng biến động qua các năm là do ả hưởng của nhân tố diện tích trồng khoai bị biến động qua các năm Diện tích và trồng khoai giảm dần qua các năm .diện tích trồng khoai năm 1995 là 1683 ha chiếm 5,53 % trong tổng diện tích gieo trồng của vùng, năm 2000 tỷ trong chỉ chiếm 3,3 % năm 2005 chỉ còn 2,47 % .Điều này phù hợp với hứơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của toàn tỉnh nhắm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất trong nông nghiệp Gía trị sản xuất rau các loại /ha đất gieo trồng trong giai đoạn 1995-2005 thay đổi qua các năm .Năm 1995 giá trị sản xuất rau các loại /ha đất gieo trồng là 9,76 triệu đồng/ha ,năm 2000 giảm xuống chỉ còn 8,39 triệu đồng /ha ,giảm đi 1,37 triệu đồng /ha ,đến năm 2005 giá trị sản xuất rau các loại /ha đất gieo trồng tăng lên 10,48 triệu đồng /ha ,tăng 2,09 triệu đồng so với năm 2000 và 0,72 triệu đồng /ha so với năm 1995 .Đó là do sự biến động về diện tích gieo trồng và cơ cấu giống cây trồng của các loại rau như sau: Diện tích trồng rau các loại của vùng tăng lên nhanh chóng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng diện tích gieo trồng của vùng năm 1995 tổng diện tích trồng rau các loại chỉ có 2193 ha chiém 7,21 %năm2000 đã lên đến 3892 ha chiếm 12,22 % trong tổng diện tích gieo trồng tăng 1699 ha tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,1 %.Cho sản lượng rau các loại lần lượt là 22780 tấn năm 1995 , 3759 tấn năm 2000 tăng 11979 tấn so với năm 1995 ,tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm 10,52 % gấp 3,34 lần tốc độ tăng bình quân hàng năm về diện tích trồng râu của vùng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đất trồng rau năm 2000 đã tăng lên so với 1995 .Hiện nay diện tích đất trồng rau cá loại đã tăng lên đến 4753 ha ,chiếm 14,39 % trong tổng diện tích gieo trồng của vùng và cho sản lượng rau các loại 51010 tấn ,tăng 16251 tấn so với năm 2000và 28230 tấn so với năm 1995 .Tốc độ tăng diện tích trồng rau bình quân hàng năm trong giai đọan 2000-2005 là 4,4 % tốc độ tăng sản lượng là 9,35 % gấp 2,125 lần tốc độ tăng diện tích trồng rau của vùng Gía trị sản xuất cây công nghiệp /ha đât trồng cũng biến động qua các năm 1995-2005 ,do ảnh hưởng của nhân tố diện tích gieo trồng như sau: Diện tích trồng cây công nghiệp tăng lên và chiếm trọng tăng dần trong tổng diện tích gieo trồng của vùng trong giai đọan 1995 - 2005, năm 1995 tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp chiếm 5,67 %,năm 2000 là 6,49 %,tỷ trọng diện tích gieo trồng năm 2005 chiếm 8,23 % trong tổng diện tích gieo trồng .Năm 2005 diện tích trồng cây công nghiệp cao nhat trong cac năm 1995, 2000 nhưng giá trị sản xuất cây công nghiệp /ha đất gieo trồng lại thấp nhất (tuy giá trị sản xuât cây công nghiệp la cao nhất)điề này chứng tỏ tốc đọ tăng diện tích trồng cây công nghịêp lớn hơn tốc độ tăng sản lương cây công nghiệp làm cho hiệu quả sử dụng đất trồng cây công nghiệp ngày càng thấp đi Tóm lại vùng đồi núi của tỉnh đã đang và sẽ chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng theo hướng chuyển đổi chung của tỉnh tuy nhiên tốc độ diễn ra còn chậm so vơi vùng đồng bằng ,tỷ trọng diện tích trồng cây lương thực trong vùng vẫn chiếm phần lớn ,tỷ trọng diện tích trồng cây công nghiệp cây ăn quả cây có giá trị kinh tế cao vẫn còn thấp .Trong những năm tới cần nâng cao tốc độ chuyển dịch cơ cấu diện tích đất gieo trồng của vùng theo hướng tăng diện tích trồng cây công nghiệp cây ăn quả giảm diện tích đất trồng lúa và diến tích trồng cây có giá trị kinh tế thấp ,khai thác đất nông nghiệp chưa sử dụng và diện tích đất mặt nước bỏ hoang của vùng Vùng đồng bằng là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Hải Dương , so với vùng đồi núi thì vùng đồng bằng có nhiều lới thế hơn để thâm canh ,tăng vụ ,chuyển đổi diện tích gieo trồng .Là trung tâm văn hóa của tỉnh ,điều kiện khí hậu ,đất đai thuận lợi, trình độ dân chí cao và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất cao ,cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm .Vì vậy mà mà sự chuyển dịch cơ cấu diện tích đất gieo trồng cũng diễn ra với tốc độ nhanh và thuận lợi hơn vùng đồi núi .Trong vòng 10 năm qua tốc độ giảm bình quân hàng năm diện tích trồng lúa của vùng đồng bằng là 1,2 % ,gấp 4,8 lần tốc độ giảm bình quân của vùng đồi núi .Với năng suất sản xuất lúa hiện nay gấp 1,17 lần năng suất sử dụng đất vùng đồi núi .Nhưng tốc độ tăng diện tích trồng rau các loại vùng đồng bằng chỉ bằng 0,71 lần tốc độ tăng diện tích của vùng đồi núi Gía trị sản xuất ngành trồng trọt / ha đất gieo trồng vùg đồng bằng luôn lớn hơn vùng đồi núi .Vì năng suất gieo trồng các loại cây như lúa , khoai ...luôn đạt kết quả cao hơn .Thêm vào đó vùng đồng bằng là nơi giao thông thuân lợi nên khả năng tiêu thụ các sản phẩm dễ dàng hơn đạt giá trị cao hơn .Vùng đồi núi thích hợp với việc trồng cây công nghiệp như :chè ,lạc ,đỗ tương ,cây ăn quả và một số cây trồng lâu năm khác .Vì vậy năng suất trồng các loại cây này vùng đồi núi sẽ cao hơn vùng đồng bằng Mỗi vùng có một đặc tính riêng về cơ cấu đất và phù hợp với từng loại cây trồng nhất định .Cũng cùng một giống cây trồng nhưng trồng ở vùng đồng bằng sẽ cho năng suất và sản lượng cao hơn vùng đồi núi như : lúa , ngô .Ngược lại cũng có những giống cây trồng chỉ thích hợp với vùng đồi núi .Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải nghiên cứu bố trí cây trồng phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng trong tỉnh sao cho có thể khai thác tối đa hiệu quả của các giống cây trồng , hiệu quả của đất , của khí hậu ... 3) Cơ cấu giống cây trồng và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh Hải Dương Trong những năm gần đây ,đặc biệt là giai đoạn 2000-2005 năng suất các loại cây trồng không ngừng được tăng lên :lúa từ 55,83 tạ / ha năm 2000 lên đến 58,09 tạ / ha nưm 2005 tăng gấp 1,04 lầm ; ngô từ 37,37 tạ / ha lên đến 44,92 tạ / ha ; lạc từ 13,9 tạ / ha tăng đến 15,14 (1,1 lần ).Trong giai đoạn 1995 -2005 một số cây trồng cho năng suất bình quân trên 2 lần trong vòng 10 năm .Phần lớn các giống cây trồng trong thời gian qua được áp dụng vào sản xuất đã đáp ứng được mục tiêu của công tác chọn giống đó là "chọn giống cây trồng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững đảm bảo an ninh lương thực ,đa dạng di truyền , khai thác lợi thế so sánh và điều kiện tự nhiên , né tránh điều kiện bất lợi của tự nhiên ,đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản của thị trường trong và ngoài tỉnh" .Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều con sông lớn nhỏ chạy qua .Đặc biệt là hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông trục Bắc Hưng Hải , địa hình lại không bằng phẳng đã tạo lên trong nhiều vùng đất trũng chỉ sản xuất một vụ bấp bênh , hiệu quả kinh tế thấp trong khi đó đấu tư cho sản xuất lại cao . Như vậy việc lựa chọn và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên những vùng đất trũng vùng đất sản xuất có hiệu quả kinh tế thấp là một yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Hải Dương nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất để tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa mới có hiệu quả kinh tế cao hơn .Qua mấy năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả trên mọi lĩnh vực,nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung , cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng .Cụ thể năm 2005 , hệ số gieo trồng của toàn tỉnh đạt 4.,3 lần .Sản lượng lương thực đạt 850400 tấn , bình quân lương thực trên một người là 470 kg / người / năm . tổng giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 3819 tỷ đồng .Để hiểu được thực trạng về cơ cấu giống cây trồng và việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của tỉnh ta đi vào phân tích đánh giá sản xuất từng mùa vụ trong năm 2005 Đối với sản xuất vụ mùa :Vụ mùa năm 2005 toàn tỉnh đã gieo cấy được 66009 ha đạt 99,26 % so với kế hoạch , gỉam 491 ha so với kế hoạch đặt ra do chuyển đổi cơ cấu cây trồng , chuyển mục đích sử dụng đất do chuyển sang trồng rau màu hè thu .Trong đó :Trà sớm là 25006,26 ha chiếm 37,9 % diện tích gồm các giống luá Q5 ,KD18 ,Bắc thơm , Hương thơm X21 ,Xi 23 ,lúa lai HYT83 ,Bắc ưu 253 .Trà muộn 5786 ha , chiếm 8,8 % diện tích gồm các giống mộc tuyền ,C15 ,nếp hoa vàng ,nếp xoắn . Nông dân trong tỉnh đã thu họach trà lúa mùa sớm và mùa trung với năng suất đạt khoảng 54 tạ /ha .Các giống lúa trà mùa muộn sinh trưởng phát triển phát triển tốt ,sâu bệnh ít hơn .Vụ mùa năm 2005 tỉnh đã thực hiện vùng giống lúa nhân dân với lượng giống cung ứng 144401 kg , gieo cấy trên 1805 ha chủ yếu là Q5 , khang dân 18 và tỉnh cũng đã gieo cấy được 8100 ha lúa lai các loại , gồm giống Bắc ưu 253 ,HYT 83, BTST ,HD2 cho năng suất cao .Diện tích rau màu hè thu năm 2005 là 6893 ha trong đó ngô 66 ha , khoai lang 209 ha . đậu tương 783 ha , dưa hấu 1671 ha và rau các loại .Như vậy ưu thế sây rau màu hè thu của tỉnh ta vẫn là đậu tương và dưa hấu .Rau màu hè thu sinh trưởng và phát triển tương đối tốt ,cho năng suất cao bán được giá .Cây dưa hấu cho lãi từ 1,5 -2 tiệu đồng / sào ,cây đậu tương rất rễ làm có đầu ra , cho lãi từ 300-400 nghìn đồng / sào ,gấp 2,5 lần so với trồng lúa .Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 2 , số 6 và số 7 đã làm cho diện tích đậu tương , dưa hấu bị ảnh hưởng cả về năng suất và sản lượng chậm cả thời vụ của sản xuất vụ đông Vụ chiêm xuân: Diện tích lúa chiêm xuân toàn tỉnh 67263 ha , giảm 1803 ha so với vụ chiêm xuân năm 2005 .Trong đó: diện tích lúa trà sớm là 25048 ha , chiếm 37,27 %, tiếp tục giảm 1%so với vụ chiêm xuân năm 2004.Các giống chủ yếu là Xi23 ,gieo với diện tích 8139 ha ; 13/2 với diện tích là 7961 ha X21 là 5329 ha ;NX30 là 2095 ha ...Các huyện có diện tích trà sớm chiếm tỷ lệ cao là Ninh Giang chiếm 65,10%,Kim Thành 54,89% ,... Diện tích lúa trà xuân muộn là 42215 ha , chiếm 62,76 %với các giống chủ yếu là Q5 diện tích gieo trồng là 21623 ha ;KD18 :9307 ha , nếp 352,415 ,lúa lai D ưu 527 ,nhị ưu 823 ,bồi tạp sơn thanh .Các huyện có tỷ lệ trà lúa xuân muộn cao là Cẩm Giàng 94 %, Nam Sách 81,66%, Bình Giang 73,12%. Các giống lúa chất lượng đạt 3737 ha ,chiếm 5,56 %gồm các giống nếp 415 , nếp 415 với diện tích 2830 ha ; Bắc thơm ,Thiên hương :907 tập chung ở Bình Giang (1070 ha ), Nam Sách (506 ha ),Thanh Miện (463ha ).Diện tích lúa lai 6208,4 ha , chiếm 9,32 % diện tích gieo cấy .Vậy cơ cấu trà lúa năm 2005 tiếp tụcgiảm trà xuân sớm ,tăng trà xuân muộn , đây là trà có các giống năng suất cao , ổn đuịnh và gieo cấy trong khung thời vụ có thời tiết thuận lợi . Vụ xuân năm 2005 toàn tỉnh đã trồng được 9021 ha cây rau màu các loại tăng với năm trước 1942 ha với các cây trồng chủ yếu là lạc 1250 ha , đậu tương 710 ha , ngô 820 ha , khoai lang 230 ha và rau đậu các loại .Tuy diện tích rau màu vụ đông có tăng so với năm trước nhưng tỷ đạt chưa cao .Do giá vật tư nông nghiệp cao , thiếu vốn tốn nhiều công lao động , thời vụ cấp thiết , một số cây trồng giống mới kỹ thuật cao nên nông dân chưa mở rộng được diện tích Sản xuất vụ đông :năm 2005 toàn tỉnh đã trồng được 29656 ha giảm đi so với năm 2004 .Một số cây trồng chiếm diện tích lớn trong sản xuất vụ đông là :hành tỏi 18 %, ngô 14 %, khoai tây 10 % , bí xanh 5% .Trong cá loại cây trồng chỉ và đậu tương có diện tích cao hơn so với vụ đông năm 2004 , cụ thể : cây ngô có diện tích gieo trồng 4235,3 ha băng 89,09 diện tích vụ đông năm 2004 , khoai lang :2613,3 ha bằng 80,11 %so với vụ đông năm 2004 , khoai tây 3011,9 ha bằng 83,62% ;hành tỏi 5344,1 ha bằng 96,78 %rau các loại 13771,7 ha bằng 139,73 %,cây công nghiệp 937,2 ha trong đó cây đậu tương là 840,3 ha ,bằng 207,35 % so với vụ đông năm 2004 .Nhưng năng suất và giá trị sản xuất cây vụ đông đều tăng so với vụ đông của các năm trước .Năng suất cây ngô đạt 45,53 tạ / ha bằng 102,44 %so với năm trước , khoai lang :108,26 tạ / ha = 108,26 %so với năm trước ;klhoai tây :139,31 tạ / ha =109,41 %so với năm trước ;hành tỏi :108,12 tạ / ha =103,1 %so với năm trước ; rau các loại :180,48 5tạ / ha = 105,75 %so với năm trước .Gía trị sản xuất vụ đông đạt 675142 triệu đồng tăng so với vụ đồng năm 2004 nlà 51,35 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 8,23 %, giá trị sản xuất bình quân đạt 22,75 triệu đồng / ha , tăng 2,8 triệu đồng / ha so với vụ đông năm 2004 .Qua theo dõi một số năm thì một số cây mang lại thu nhập cao là :hành tây 80-90 triệu đồng / ha ; cà chua 80- 85 triệu đồng / ha ; ớt 65-70 triệu đồng /ha ; dưa +củ đậu 60-62 triệu đồng / ha; cà rốt 50 triệu đồng / ha . Sản xuất vụ đông là vụ sản xuất quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho nông dân chiếm 55-60% giá trị sản xuất / ha canh tác / năm .Tuy nhiên việc mở rộng diện tích còn khó khăn , nhiều năm qua diện tích thực tế chưa khi nào vượt quá 30 000 ha trong khi diện tích có thể sản xuất là 37000-38000 ha 5) Mô hình luân canh theo mùa vụ và hiệu quả sử dụng đất biểu 7 Một số mô hình công thưc luân canh cho hiệu quả cao trên một ha đất canh tác quy mô (ha) công thức GTSX/ha (triệu đ/ha) thu nhập (triệu đ/ha) 200 5 vụ rau màu 122,5 73,5 300 1 vụ lúa(cx)+3 vụ rau màu 87,5 52,5 500 2 lúa+2 vụ rau màu 77 45 2000 2 lúa +1 vụ rau 52,5 34,1 1434 1 lúa +2 vụ rau màu 63 38 70 2 cà rốt+ngô xuân hè 85,73 55 70 cà rốt +ngô xuân xen rau 61,42 43 145 dưa hấu xuân+cà chua sớm+rau đông 100 60 60 lúa xuân +dưa hấu +rau đông 85 51 nguồn :từ số liệu điều tra Gía trị sản xuất tăng dần cùng với việc tăng vụ và tăng diện tích trồng màu , vì vậy để nâng cao giá trị sản xuất thì cần phải giảm diện tích cấy lúa tăng vụ trong sản xuất , tăng cơ cấu diện tích cây màu hoa cây cảnh .Khó khăn cho việc phát triển theo hướng này chính là chất lượng và đầu ra của sản phẩm , vì vậy cần quan tâm đến công tác quy hoạch, xác định ngưỡng kinh tế đối với từng vùng , từng sản phẩm, từng thời vụ ....Quan tâm đến chế biến sauthu hoạch ,thương hiệu, quảng bá....Gía trị sản xuất/ ha đất nông nghiệp chuyển sang chăn nuôi - thả cá - trồng cây :diện tích 6287 ha , giá trị sản xuất đạt trên 70 triệu đồng / ha . Đối với cây lâm nghiệp Hải Dương tập chung chủ yếu ở huyện Chí Linh và huyện Kinh Môn , có tổng diện tích rừng trồng tập trung và cây phân tán ,rừng chăm sóc được khai thác khoảng 1500 ha với các sản phẩm chủ yếu :tre ,nứa ,gỗ ,củi , nhựa thông ...cho giá trị thực tế trên 21 tỷ đồng ,trong đó khai thác lâm sản là 17 tỷ đồng Tại vùng đồng bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ và đạt kết quả cao hơn nhiêu so với kế hoặch .Theo báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh , tỷ lệ các hộ nông dân đạt thu nhập 50 triệu đồng / ha / năm ,các cánh đồng đạt 50 triệu đồng / ha / năm không ngừng tăng lên nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng cơ câu mùa vụ hợp lý :trên đất chuyên màu làm 4-5 vụ / năm đạt tổng thu nhập 60-70 triệu đồng / ha / năm ; trên đất chuyên lúa đã chuyển sang nuổitồng thủy sản và các cây trồng có giá trị hàng hóa cao, phát triển chăn nuôi hàng hóa và phát triển hệ thống VACbền vững đạt thu nhập trên 50 triệu đồng / ha / năm ; trên đất 2 lúa - 1 màu , 2 lúa -2 màu , 1lúa -2 màu ,1 lúa -3 màu ,tăng 1-2 vụ đông ...có thể đạt 50 triệu đồng / ha .Điển hình là ở xã Toàn Thắng ,Gia Lộc ,Hải Dương .Đây là một một xã thuần nông sống chủ yếu nhờ và sản xuất nông nghiệp công thức luân canh chủ yếu của xã là :2 lúa +giống ngô đông / hoặc khoai tây đông hoặc rau vụ đông và 1 vụ lúa + 2-3 vụ rau ,màu đều cho hiệu quả kinh tế thấp .Trong thời gian qua tỉnh đã nghiên cứu đưa và sản xuất một số công thức luân canh cải tiến đước áp dụng là :ngô giống đông - đậu tương hè thu -cải bắp đông sớm -rau muộn ; lúa xuân -đậu tương hè thu -cải bắp đông sớm- rau muộn ;Dưa chuột xuân - dưa hấu hè - đậu tương hè thu - rau đông sớm và lúa xuân - -dưa hấu hè -đậu tương hè thu -rau đông sớm .Trong đó lựa chọn hoặc chuyển từ lúa năng suất cao sang lúa chất lượng cao , Dưa chuột truyền thống chuyển sang giống dưa chuột phục vụ ăn tươi và chế biến xuất khẩu .Rau cải chủ yếu sử dụng các giống chịu nhiệt , năng suất cao , chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu cho hiệu quả kinh tế cao Kết quả chuyển đổi cho thấy: trồng Dưa chuột xuân cho lãi thuần 900000-1400000đ/ sào bắc bộ ,Dưa hấu Hắc mỹ nhân cho lãi thuần 1200000-1500000đ/sào BB; Cải bắp sớm cho lãi thuần 1200000-1600000đ/sào và cây lúa chất lượng cao cho lãi thuần trên 120000-150000đ/ sào BB so với bộ giống cũ .Mô hình sản xuất cải tiến Dưa chuột xuân -lúa mùa-(BT7)-cải bắp đông ;Dưa chuột xuân-Dưa hấu hè-đậu tương hè thu -cải bắp đông được áp dụng với quy mô (30-50ha),đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho tổng thu nhập 71-92 triệu đồng / ha /năm ,lãi thuần đạt 34-43 triệu đồng / ha /năm so với công thưc Lúa xuân - lúa mùa (Q5) lúa xuân - lúa mùa-khoai lang đông lãi thùân chỉ đạt 12,8 triệu đồng / ha /năm biểu 8 Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh cây trồng tại xã Toàn Thắng -Gia Lộc -Hải Dương Công thức / Môhình Năng suất (tạ /ha)/vụ tổng thu (triệu đồng/ha) tổng chi (triệu đồng/ha) lãi thuần (triệu đồng/ha) Xuân Hè Mùa Đông Lúa xuân - lúa mùa (Q5) 5,7 5,3 23,8 17,4 6,4 lúa xuân - lúa mùa-khoai lang đông 6,0 5,8 13,6 37,5 24,7 12,8 Dưa chuột xuân -lúa mùa-(BT7)-cải bắp đông 44,5 4,2 50,0 92,2 48,8 43,4 lúa màu -đậu tương hè thu-cải bắp đông sớm 6,2 2,2 41,7 70,9 36,6 34,3 nguồn :số liệu điều tra Kết quả chuyển đổi vụ lúa xuân bằng vụ dưa chuột xuân :hiệu quả kinh tế của công thức luân canh :dưa chuột xuân- lúa mùa sớm -cải bắp đong tai xã Toàn Thắng , Gia Lộc đã đem lại hiệu quả kinh tế có ý nghĩa so với công thức lúa xuân - lúa mùa và so với công thức lúa xuân - lúa mùa-khoai lang đông .Khi chuyển đổi vụ lúa mùa bằng vụ đậu tương hè thu trong công thức luân canh lúa xuân - đậu tương hè thu -cải bắp vụ đông sớm đã đem lại hiệu quả kinh tế có ý nghĩa so với công thức lúa xuân lúa mùa và so với công thức lúa xuân -lúa mùa -khoai lang đông .Vậy mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tai xã Toàn Thăng ,Gia Lộc Hải Dương đã đem lại hiệu qủ kinh tế cao cho tổng thu nhập 71-92 triệu đồng / ha /năm ,lãi thuần đạt 34-43 triệu đồng /năm gấp 3 lần so với cơ cấu cây trồng cũ .Đây là xã điển hình của vùng đồng bằng tỉnh Hải Dương Những năm gần đây hiệu quả sử dụng đất vùng đồng bằng của tỉnh tăng lên là do các hộ trong tỉnh đã thay đổi cơ cấu cây trồng hteo hướng tích cực , đã tăng cường ứng dụng các biện pháp canh tác tiến bộ như :Giống mới , kỹ thuật bón phân , thời vụ ...các chủ trương chính sách của nhà nước , tỉnh và của từng huyện như kuyến nông , hỗ trợ vốn ,dồn tiền đổi thửa ....đều có tác dụng tích cực và thiết thực .Ngoài ra các yếu tố ngoại sinh như khả năng cung ứng kịp thời các vật tư kỹ thuật và giá cả đầu vào, đầu ra cùng các yếu tố nội tại trong các hộ nông dân như trình độ ,kinh nghiệp sản xuất , tập quán canh tác , khả năng về lao động , vốn ...cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong vùng Vùng đồi núi của tỉnh ,đối với cây lúa các giống Tạp giao ,Khang dân ,Bao thai ,C70....là các giống đạt hiệu quả kinh tế cao cho giá trị sản xuât/ha đất canh tác lần lượt là 8,5 trđ/ha đất canh tác , 8,4 triêu đồng /ha đất canh tác ,7,6 trđ/ha đất canh tác..cần tiếp tục phát triển , giống CR203 đạt hiệu quả thấp hơn do vậy cần phải xem xét thay đổi .Đối với cây ngô cần phát triển ngô Bioseed và giống mới khác ,tuy nhiên càn hỗ trợ người dân về klỹ thuật gieo trồng chăm sóc ,bảo đảm chế biến sản phẩm .Đối với công thức luân canh ruộng hai vụ cần phát huy công thức hai lúa với cơ cấu giống với cơ cấu giống Bao Thai ,Tạp giao ,Khang dân với giá trị sản xuất đạt 15737 trđ-16790 trđ/ ha đất canh tác .Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến công thức lúa -màu (đỗ tương ,lạc ,giá trị sản xuất đạt từ 10,857 triêụ đồng - 12,128 trđ/ ha đất canh tác ).Ruộng 3 vụ, cần phát triển công thức luân canh 2 lúa - rau các loại ; 2 lúa - khoai tây /khoai tàu (giá trị sản xuất đạt từ 21,579 trđ- 25,900 tr đ/ ha đất canh tác ) .Đối với đất lương dãy cá công thức luân canh đậu tương -bí đỏ - khoai lang đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất gía trị sản xuất đạt 10,5 trđ /ha đất canh tác ,thứ 2 là công thức Khoai tàu - Ngô Boseed giá trị sản xuất đạt 6,34 triệu đồng / ha đất canh tác .Đối với đất vườn đồi các cây ngắn ngày như :Cây đậu tương đạt hiệu quả kinh tế cao nhất giá trị sản xuất đạt 4,9 triệu đồng / ha đất canh tác ,tiếp đến là cây lạc ( giá trị sản xuất 4,7 tr đ/ ha canh tác ,) sau đó là lúa và ngô .Trong các cây dài ngày cây cam ,chè ,vải ,nhãn vãn là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao giá trị sản xuất đạt từ 15,6 ,15,3,11,2 triênụ đồng / ha đất canh tác .Đối với diện tích mặt nước thì hiện nay các nông hộ sử dụng diện tích mặt nước chủ yếu là để nuôi cá theo hướng quảng canh va thâm canh ,hiệu qủa nuổi trồng theo hướng quản canh chỉ đạt 2,73 triệu đồng / ha nuôi trồng , bằng 1/2 so với thâm canh nhìn chung việcnuôi trồng còn nhỏ lẻ ,chưa được quan tâm đầu tư đúng mức .Do vậy , đa dạng hóa việc nuôi trồng các loại thủy sản hoặc mô hình vịt -cá ,lúa -cá sẽ là hướng đi tích cực để nâng cao tối đa hiệu quả diện tích mặt nước sẵn có . Đối với đất nông nghiệp hiệu quả sử dụng còn thấp , hiệu qủa một ha rừng tựnhiên ( giá trị sản xuất đạt 6,2 tr đ/ha )cao hơn rừng trồng (giá trị sản xuất đạt 5 trđ/ ha )và rừng khoanh nuôi tái sinh / khoanh nuôi bảo vệ (giá trị sản xuất đạt 3,9 triệu đồng / ha ).Do vậy tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao tỷ lệ sống làm tốt công tác bảo vệ khai thác giải quyết tốt chính sách giá cả và thị trường đầu racho sản phẩm là biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường trong sử dụng đất cho thấy :Cây lúa ,ngô ,đậu đỗ ,lạc ;cây lạc ,đậu tương ,cây ăn quả ;các cây trồng như chè, cây ăn quả các loại ,lạc , đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao cần được chú ý phát triển với cơ cấu hợp lý nhằm đâmư bảo an ninh lương thực và có sản phẩm hàng hóa .Các công thức lúa -đậu đỗ và 2 lúa - ngô / rau ; đậu tương - ngô /rau ;các mô hình cây chè cây ăn quả ,nông lâm kết hợp cần được mở rộng .Đối với diệntích mặt nước cần phát triển theo hướng thâm canh với cơ cấu thủy sản thích hợp CHƯƠNG III :giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh hải dương I)căn cư đề xuất giải pháp 1)Thực trạng nông nghiệp và những vấn đề đang đặt ra ở Hải Dương Trong mười năm qua nông nghiệp Hải Dương đã đạt được những thành tựu nổi bật ,sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao và đều qua cac năm .Đời sống nhân dân được cải thiện tỷ lệ hộ khá tăng góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo ,một bộ phận nông dân đã có tích lũy và đầu tư cho sản xuất chế biến nông sản ,nhận thức về sản xuất hàng hóa và thị trường đã được nâng lên một bước đã tạo ra được một số mô hình hộ sản xuất kiểu công nghiệp rõ nét hơn trước .Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp Hải Dương còn nhiều mặt yếu kém thư nhất là về vấn đề chuyển đổi còn phân tán manh mún vì thế chưa tạo ra rõ nét những sản phẩm có thế mạnh ,có sản lượng lớn ,năng suất chất lượng tốt có ưu thế trên thị trường .Trong khi đó nông nghiệp tỉnh ta còn nhiều tiềm năng để khai thác :Hầu hết năng suất bình quân các cây trồng vật nuôi của tỉnh còn thấp so với các mô hình tiên tiến trong tỉnh và thấp xa so với năng suất sinh học :lúa đạt 12 tấn / ha trong khi nhiều khu vực nhỏ đã đạt 14-15 tấn /ha :năng suất cá bình quân mới đạt 3 tấn /ha trong khi nhiều hộ đã đạt 15-16 tấn /ha ,chúng ta mới có 15,5 %diện tích đạt 50 triêu trở lên trong khi có khoảng 40%diện tích đất nông nghiệp có thể làm 3-5 vụ /năm;có trên 4200 ha đất vườn nhưng mới có khoảng 40% diện tích đất vườn được thâm canh Thứ hai cơ giơi hóa và công nghệ sinh học còn ít được ứng dụngvà sản xuất và chế biến nông sản .Tỷ lệ cơ giới hóa một khâu càng thấp so với bình quân chung các tỉnh đồng băng sông Hồng ,nhất là ở các khâu :thu hoạch ,phòng trừ sâu bệnh ,chế biến sau thu hoạch .Làm đất băng máy mới đạt 72,2 % thấp hơn so với khu vực đồng bằng sông Hồng là 72,9 %, tưới tiêu chủ động 85,7 %(bình quân khu vực đồng bằng sông Hồng 84,8%).Tỷ lệ đầu tư công nghệ cao vào sản xuất -chế biến còn thấp .Hiện toàn tỉnh có 6 cơ sở công nghiệp chế biến hạt giống quy mô nhỏ (vừa mới đưa vào sử dụng )và hầu như chưa có mô hình sản xuất rau, hoa bằng nhà lưới ,nhà màng ứng dụng công nghệ cao để nông dân học tập áp dụng .Có thể nói cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh ta đang đứng ở mức thấp trong khu vực và đó cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất năng suất -sản lượng và chất lượng sản phẩm làm giảm hiệu quả kinh tế ,hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sử dụng đất . Chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất còn rất thấp khó đáp ứng được yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm `.Đại đa số nông dân rất hạn chế về tiếp thu khoa học kỹ thuật .Nhiều năm qua tỉnh đã chú ý đến tập huấn , bồi dưỡng kiến thức cho nông dân mỗi khi đưa cây con mới và sản xuất . Tuy nhiên nếu so với nhu cầu sản xuất hàng hóa trong giai đoạn tới :phải mạnh dạn đầu tư , ứng dụng công nghệ cao , hiểu biết thị trường ...thì còn rất thấp .Lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất , hướng dẫn nông dân là quá mỏng .Tình trạnh nguồn nhân lực" yếu, mỏng" làm cho "lực bất tòng tâm "là yếu tố cơ bản hạn chế mong muốn đổi mới và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp hiện tại và tương lai khi sản xuất và quản lý nông nghiệp bắt buộc phải ứng dụng công nghệ cao và thông hiểu thị trường Công tác quy hoặch nông nghiệp còn thiếu và chưa đủ sức thuyết phục với chỉ đạo sản xuất . Việc quy hoặch mới chỉ ở dạng định hướng ở cấp tỉnh , thiếu cụ thể hóa ở cấp huyện và nhất là cơ sở ,các định hướng thiếu yếu tố thông tin thị trường , vốn , công nghệ và ít khi điều chỉnh trước sự biến động các yếu tố trên nên định hướng chỉ là hình thức , ít có ý nghĩa khi chỉ đạo thực hiện . Tình trạng chung là xã lập kế hoặch không bám sát kế hoặch của huyện , huyện không bám sát kế hoặch của tỉnh còn rất phổ biến .Do đó không tạo ra sự nhất quán cao trong sản xuất và chỉ đạo . Dịch vụ phát triển không tương xứng để phục vụ sản xuất .Đó là khó khăn trở ngại lớn đối với nông nghiệp cần phải được chú trọng tháo gỡ , giải quyết trong giai đoạn tới mới tạo ra những điều kiện tốt thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa có tỷ trọng hàng hóa cao 2) Định hướng phát triển nông nghiệp Hải Dương trong những năm tới Trong những năm tới nông nghiệp Hải Dương phát triển theo hướng hiện đại , bền vững có hiệu quả và tỷ trọng hàng hóa cao .Gắn phát triển sản xuất với cải tạo , xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại .Đa dạng hóa cây trồng vật nuôi để tận dụng lợi thế khí hậu , đất đai , tập quán canh tác rất đa dạng của các vùng trong tỉnh và thích ứng phù hợp với điều kiện thị trường chưa phát triển như hiện nay .Song cần lựa chọn một số sản phẩm chủ lực có lợi thế , có tiềm năng thị trường lâu dài để tập trung đầu tư tạo ra sản phẩm thế mạnh :có năng suất, chất lượng tốt , sản lượng lớn để trở thành nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh .Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm . Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tiểu ngành trồng trọt - lâm nghiệp bình quân 2,8 % một năm .Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 đạt Gía trị sản xuất / ha đất nông nghiệp / năm đạt 45 triệu đồng / ha :diên tích lúa 65000 ha ,sản lượng thóc 832000 tấn ;diện tích ngô 6800 ha , sản lượng ngô 586000 tấn ,rau các loại 33500 ha , sản lượng 586000 tấn ; diện tích cây ăn quả 21000 ha ,sản lượng 182200 tấn trong đó vải 14000 ha , sản lượng 63000 tấn ; diện tích nuôi trồng thủy sản là 10000 ha cho sản lượng 45400 tấn II) Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất : Trong giai đoạn 2005-2010 tỉnh Hải Dương có thể khai thác được 575 ha đất bằng chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất ruộng , đất trồng cây hàng năm ,1353 diện tích đất mặt nước chưa sử dụng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản , , 295 ha đất đồi núi để trồng cây ăn quả , cây lâu năm ...Bên cạnh đó có thể chuyển đổi 409 ruộng một vụ thành hai vụ 135 ha ruộng hai vụ thành ruộng 3 vụ phấn đấu năm 2006 đưa giá trị sản xuất cây hàng năm đạt 25 triệu đồng / ha đất canh tác , cây lâu năm đạt 20 tr đ/ ha....rừng trồng đạt 10,1 trđ/ ha canh tác , hệ số sử dụng đất lúa đạt 2,5 lần ,tỷ lệ rừng được giao 100% Để đạt được mục tiêu chủ yếu trên thì tỉnh cần có một số giải pháp sau : 1)Giải pháp chung : 1.1) Đẩy mạnh đổi mới cơ cấy cây trồng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa có tỷ trọng hàng hóa cao Đây là nội dung trọng yếu - xuyên xuốt quá trình phát triển vì lợi thế của nó là:hướng vào điều kiện lợi thế để chọn , đưa các cây con có giá trị kinh tế cao , thay thế cơ cấu truyền thống ,áp dụng khoa học mới để nâng cao năng suất ,chất lượng và sản lượng Tiếp tục giảm diện tích lúa để tăng diện tích rau màu ; mở rộng diện tích màu ở cả 3 vụ với tổng diện tích khoảng 59000 ha , tăng 28,2 %so với giai đoạn trước. Trong đó tiếp tục tăng diện tích trồng rau màu vụ xuân và hè thu ,áp dụng các giải pháp kỹ thuật để giả quyết các bất lợi về khí hậu ,sâu bệnh để khai thác lợi thế giá trái vụ của hai vụ này .Cơ cấu rau màu từng vụ vừa đa dạng để đáp ứng yêu cầu sử dụng tạo chỗ .Song lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao , khả năng có thị trường bền vững và dễ áp dụng công nghệ cao để tập trung mở rộng sản xuất hàng hóa hướng trước và thị trường nội địa như :Vụ xuân (cây họ dưa bí các loại :dưa chuột , bí xanh ,cà các loạii ,cải xanh ; khoai tây ;ngô ; hoa cây cảnh) , Vụ hè (Dưa hấu ,đậu tương ),vụ đông (Ngô ,đậu tương , khoai tây ,cà chua ,các loại cải , súp lơ, gia vị , hoa cảnh .Mặt khác tiếp tục tìm kiếm , thử nghiệm để bổ sung một số cây có gía trị kinh tế cao khác Nâng cao năng suất , chất lượng lúa là con đường chủ yếu để tăng sản lượng lương thực góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ .Phấn đấu đưa diện tích lúa lai lên khoảng 35 % , khoảng 21000 ha/ vụ . Đưa diện tích lúa chất lượng cao lên khoảng 20 %, trong đó diện tích nếp khoảng 10 %, khoản 6000 ha / vụ . Thực hiện chọn lọc , phục tráng giống nếp cái Hoa vàng và xây dựng thương hiệu cho gạo nếp Hải Dương . Tiếp tục củng cố vùng giống lúa nhân dân, đào tạo, nâng cao tay nghề cho các hộ nông dân làm "nghề giống" để tạo giống lúa chất lượng đủ cung cấp cho toàn tỉnh (kể cả lúa thuần và một phần lúa lai) nhằm chủ động và giảm giá thành sản xuất lúa cho nông dân .Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến (gieo mọ , bón phân , tưới , kính thích, vào các giai đoạn sinh trưởng ....)để nâng cao năng suất, chất lượng lúa .Trên cơ sở các cây trồng trên sẽ xây dựng một số luân canh có hiệu quả cao để hướng dẫn nông dân áp dụng Tiếp tục phát triển cây ăn quả .Giư vững diện tích vải thiều đã có và trước mắt không mở rộng diện tích cây này .Lựa chọn một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đã được khảo nghiệm như :Xoài (Thái Lan , Đài Loan ),Bưới (Phúc Trạch , Bưởi Diễn..).Cam (Đường cam , cam không hạt), ổi Đài Loan vv... Để bổ xung cho hệ cây ăn quả còn nghèo nàn của tỉnh ta .Hướng các loại cây mới vào vườn chưa thâmcanh hoặch chuyển đổi đất ruộng (khó làm lúa màu )ở vùng đồi núi sang trồng cây ăn quả . Nghiên cứu ứng dụng công nghệ lai tạo giống vải thiều có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu giải vụ để cải thiện các vườn vải thiều có chất lượng thấp .Xây dựng các vườn ươm nhân giống để cung cấp các giống cây ăn quả tốt cho nông sản trong toàn tỉnh 1.2)Đẩy nhanh tốc độ ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ sinh học và sản xuất và chế biến nông sản . Đây là yếu tố tác động trực tiến đến nâng caonăng suất ,chất lượng sản phẩm do đó sẽ quyết định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Về cơ giới hóa : đẩy mạnh cơ giới hóa không chỉ thay thế lao động thủ công ,nâng cao năng suất lao động mà quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng nông sản ,hiệu quả kinh tế ,xã hôi và môi trường trong hiệu quả sử dụng đất .Những năm tới quy hoạch cơ giới hóa phải tập trung vào một số khâu sau . Phấn đấu mửc trang bị cơ giới một số khâu chủ yếu sau: chủ tiêu đvt 2005 2010 sosanh làm đất bằng máy % 72 85 13 tưới tiêu chủ động % 82 100 18 gieo cấy % 0 20 20 thu hoạch % 0 20 20 vận chuyển % 70 80 10 Cải tạo nâng cấp các trạm bơm , trong đó thay 100%băng máy trục đứng , tăng trang bị máy bơm nhỏ để phục vụ tưới cơ động trên diện tích nhỏ .Xây dựng một số mô hình tưới bằng đường ống và phun ở các khu sản xuất trồng trọt bằng công nghệ cao hoặc cấp nước cho các ao nuôi thủy sản tập trung .Nghiên cứu ứng dụng thiết bị đào , nạo vét kênh mương nhỏ Những năm tới cần tăng ứng dụng công nghệ sinh học vào xây dựng mô hình sản xuất công nghệ cao trước hết ở một số lĩnh vực như :tạo giống lúa lai ,tạo giống và sản xuất một số rau , hoa có giá trị kinh tế cao (từ nuôi cấy mô),xây dựng mô hình dùng chế phẩm sinh học nâng cao năng suất cây trồng thuộc vùng đất cằn cỗi , mở rộng diện tích trồng rau .Để lôi cuốn nông dân ứng dụng mạnh dạn các tiến bộ kỹ thuật thì trước mắt cần xây dựng mô hình ở các đơn vị doanh nghiệp nhà nước .Trong đó xây dựng trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng thành một trung tâm công nghệ cao , đồng thời hỗ trợ một phần để khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất công nghệ cao bằng nhà lưới , nhà màng . Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh có 100000 m2 được sản xuất bằng phương pháp này .Chú trọng tìm kiếm hợp tác với các viện và cơ quan nghiên cứu khoa học để xây dựng các mô hình công nghệ ứng dụng cao trên đất Hải Dương để người dân học tập .Tích cực tìm kiếm tạo điều kện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này theo phương thức liên kết nông dân - khoa học - doanh nghiệp 1.3)Tiếp tục chương trình kiên cố hóa kênh mương với mục tiêu 1000 km : Trình độ thâm canh cao phụ thuộc và trình độ tưới tiêu chủ động và khoa học . Hiện tại tỷ lệ kenh mương được kiên cố hóa còn rất thấp (cấp I =19% ,cấp II = 2% ,cấp III =26% .Do đó việc tiếp tục chương trình kiên cố hóa kênh mương đặt trong trương trình nâng cấp toàn bộ hệ thống tưới tiêu là không thể thiếu được .Trước mắt cần khẩn trương quy hoặch tổng thể hệ thống thủy nông cho 20-25 năm tới ,trên cơ sở đồng bộ với nâng cấp hệ thống trục chính Bắc Hưng Hải ,xác định hệ số tưới tiêu phù hợp với xu thế thâm canh và bố trí đất của các vùng hàng hóa nông nghiệp khac nhau ,tiếp tục hỗ trợ nông dân kiên cố hóa kênh mương cấp 3,mức hỗ trợ tối đa cho kênh cấp 3 không quá 20% , kiên cố hóa phải nối mạng đồng bộ , ưu tiên các trọng điểm thâm canh để nâng cao hiệu quả 1.4)Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất : Cần hoàn thịên việc xây dựng phương án quy hoặch sử dụng đất cho các huyện , tiếp tục hoàn chỉnh việc giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất , thông qua các hình thức sau :Cấp giấy chuéng nhận quyền sử dụng đất cho sác hộ nông dân ; cấp giấy chứng nhận quản lý đất cho cộng đồng thôn xã ; hợp đồng trồng và bảo vệ rừng .Khuyến khích nông dân trao đổi ,chuyển nhượng đất , tăng cường tập chung ruộng đất ; Kết hợp giao quyền quản lý sử dụng đất đai và công tác khuyến nông ; đề nghị các chủ sử dụng đất cần tuân thủ chặt chẽ quy hoặch sử dụng đất 1.5)Giải pháp về khuyến nông ;Về tổ chức mạng lưới khuyến nông ,hình thành mạng lưới khuyến nông từ tỉnh tới huyện , từ huyện tới các xã trong vùng .Cán bộ khuyến nông phải được đào tạo mới và tái đào tạo kiến thức về: kỹ thuật , phương pháp, kiến thức tổ chức quản lý ....Bên cạnh đó cũng cần có chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện cua từng vùng .Về nội dung hoạt động. Cần tập trung hỗ trợ nông dân các tổ chức sản xuất hướng dãn kỹ thuật canh tác , các sử dụng vốn , hạch toán kinh tế sử dụng phân bón , phòn trừ sâu bệnh , chú ý đến klỹ thuật đầu tư , phát huy kiến thức về cây trồng , chế biến , bảo quản sản phẩm .Về phương pháp hoạt động ,cần xây kế hoặc sớm và phát huy tối đa sự tham gia của người dân , tổng kết kinh nghiệm tìm phương pháp khuyến nông phù hợp với từng địa phương ; sử dụng phương pháp truyền đạt ngắn ngọn dễ hiểu , chủ yếu là trao đổi kết quả với việc sử dụng các hình ảnh ,mô hình khuyến cáo phải dễ áp dụng và phù hợp với từng địa phương ,tăng cường cung cấp thông tin cho nông dân thông qua sách báo ,ấn phẩm khuyến nông ,đài ,ti vi, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông , nhóm sở thích khuyến nông tự quản 1.6)Giải pháp về vốn , thị trường và chế biến sản phẩm : Về vấn đề vốn :Đối với hộ khá và quỹ đất lớn cầntăng cường vốn vay trung hạn (3-5 trđ) và vốn vay dài hạn (5-15 trđ). Hộ trung bình cần tăng cường vốn vay trung hạn .Các hộ nghèo tăng cường cho vay từ 1-2 trđ trở lên (chủ yếu là hiện vậy ).Bên cạnh đó ngân hàng cần cải thiện thủ tục vay vốn ,đa dạng nguồn vốn vay , hình thành quỹ tín dụng nhân dân , gắn chặt giữa hoạt động cho vay , khuyến nông và hệ thống dịch vụ vật tư Về thị trường :Gắn người sản xuất với tiêu dùng , giữa sản xuất với chế biến thông qua xây dựng mối liên hệ giữa tổ chức tiêu thụ với nhóm nông dân .Bên cạnh đó việc cung cấp thông tin về giá sẽ giúp cho nông dân dưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nào có lợi nhất Vấn đề sơ chế biến :Đối với cấp hộ gia đình, cần chú ý hoạt động làm sạch,tẩy rửa, sấy khô sản phẩm .Đối với cấp huyện cần đề nghị nhà nước cho phếp xây dựng một đến hai cơ sở chế biến với quy mô vừa như vải , nhãn ....những nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương 1. 7)Giải pháp đẩy mạnh phát triển trang trại phù hợp với địa phương : Trang trại sẽ khai thác tốt lợi thế về vốn , điều kiện khí hậu , đất đai ,kiến thức khả năng quản lý chủa chủ trang trại .Do đó dễ áp dụng kỹ thuật mới , tạo năng suất , chất lượng , sản lượng sản phẩm hàng hóa lớn do đó cần :Phấn đấu đến năm 2010 có gần 1000 trang trại với tổng diện tích trang trại 3500 ha , gấp đôi hiện nay .Hướng dẫn , tập huấn cho họ kiến thức sản vuất -quản lý - thông tin thị trường phù hợp cho các chủ trang trại để họ sáng tạo , chủ động tự đổi mới cơ cấu sản xuất có hiệu quả hơn .Mỗi xã cần quy hoạch một số vùng đất (xấu , xa khu dân cư , thuận lợi cho xây dựng trang trại - thành những khu vực dành riêng cho làm trang trại ,chăn nuôi , thủy sản , cây ăn quả ) để cho những người có nhu cầu phát triển trang trại thuê làm địa điểm sản xuất ,song phải có quy chế cụ thể và có chính sách thuê và xây dựng để tránh lợi dụng làm nhà ở hoặc sử dụng sai mục đích . Đồng thời có chính sách tài trợ hỗ trợ khu trang trại này 2)Giải pháp cho từng loại đất : Đối với đất ruộng: cần tập trung vào các giải pháp như :khuyến khích tăng vụ ,đặc biệt là sử dụng diện tích bỏ hóa ,áp dụng một số biện pháp kỹthuật canh tác tiến bộ vào sản xuất ; tăng cường sử dụng các công thức luân canh có hiệu quả cao , sử dụng một số giống mới phù hợp và tăng cường đấu tư phân bón Đối với đất vườn đồi : cân chú ý các vấn đề sau :Tăng cường phát triển các mô hình vườn đồi , vườn rừng có hiệu quả kinh tế (Nông , lâm kết hợp ,cây ăn quả , chè ),cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao ; cải tạo và lựa chon giống cây trồng phù hợp , năng suất cao , chất lượng tốt , dễ tiêu thụ ; cải tạo đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tioên tiến trong sản xuất Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản :Hướng dẫn các hộ sử dụng diện tích mặt nước theo hướng đa dạng và thâm canh .Giáp một số hộ có điều kiện sản xuất giống tại chỗ để cung cấp cho các hộ trong vùng Đối với đất lâm nghiệp: đối với diện tích đất rừng tự nhiên chưa giao cần khảo sát đo đạc và giao cho các chủ thể quản lý sử dụng .Diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh đã giao , cần tiếp tục động viên các chủ quản lý sử dụng thực hiện tốt việc bảo vệ và trồng rừng bổ xung , thay đổi định mức chi phí cho 1 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ , mức kinh phí khoảng 100000 đ/ ha / năm , giao khoảng 30-50 năm là thích hợp , .Diện tích rừng trồng theo chương trình PAM ,327, 661,135 đề nghị các chủ thể thực hiện việc chăm sóc bảo vệ thường xuyên nhằm nâng cao tỷ lệ sống và tỷ lệ cây được khai thác , chú ý kỹ thuật khai thác và chính sách tiêu thụ sản phẩm đầu ra .Diện tích có khả năng lâm nghiệp ,trồng rừng trên toàn bộ diện tích thông qua chương trình 5 triệu ha rừng kết luận Từ những nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi của tỉnh Hải Dương trong 10 năm qua đã cho chúng ta thấy được những lợi thế về địa hình ,thời tiết khí hậu ,vị trí địa lý ,tình hình kinh tế ,xã hội ...của tỉnh Hải Dương đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như thế nào ? Trong 10 năm qua cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh luôn luôn thay đổi theo hướng tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ,dịch vụ ,giảm giá trị sản xuất ngành trồng trọt ,điều này đã làm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Thêm vào đó cơ cấu diện tích đất gieo trồng , cơ cấu giống cây trồng,cơ cấu mùa vụ cũng luôn luôn được thay đổi theo hướng tăng diện tích trồng các loại cây công nghiệp ,cây ăn quả ,cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với yêu cầu của thị trường , sử dụngcác giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu ,địa hình của tỉnh ,cho năng suất ,chất lượng sản phẩm cao .Vì vậy mà trong 10 năm qua tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật như :giá trị sản xuất nông nghiệp / ha đất nông nghiệp đạt 36 triệu đồng /ha ,có nhiều cánh đồng trong tỉnh đã đạt 50 triệu đồng / ha , giảm diện tích trồng cây lương thực nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực trong toàn tỉnh và tham gia xuất khẩu ra các tỉnh lân cận và nước ngoài ,tăng diện tích trồng cây công nghiệp cây ,cây ăn quả ,cây có giá trị kinh tế cao và tăng diện tích nuôi trồng thủy sản .....Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn , thiếu sót mà tỉnh cần nhanh chóng khắc phục như :việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh còn phân tán, manh mún ,cơ giới hóa và công nghệ sinh học còn ít được ứng dụng vào sản xuất ,công tác quy hoạch còn thấp và chưa đủ sức thuyết phục ,chất lượng nguồn nhân lực còn thấp....Trong những năm tới tỉnh cần có chính sách , phương hướng ,biện pháp cụ thể để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của đất nông nghiệp , nâng cao giá trị sản xuất /ha đất nông nghiệp lên cao hơn nữa tài liệu tham khảo Stt Danh mục tài liệu Tác giả hoặc tên cơ quan 1 Báo cáo kết quả thực hiện đề án "chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi nhằm đạt giá trị sản xuất 36 triệu đồng/ha đất nông nghiệp vào năm 2005" Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 2 Báo cáo kết quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu đồng năm Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 3 Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống cây trồng 2001-2005 ,kế hoạch 2006-2010 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 4 Báo cáo hiện trạng và chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 5 Đánh giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 6 Giáo trình kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Trường đại học KTQD Hà Nội 7 Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp Trường đại học KTQD Hà Nội 8 Giáo trình thống kê nông nghiệp Trường đại học KTQD Hà Nội 9 Giáo trình kinh tế nông thôn Trường đại học KTQD Hà Nội 10 Niên giám thống kê 2004 tỉnh Hải Dương Cục thống kê tỉnh Hải Dương 11 Báo cáo kết quả hoạt động của nông nghiệp Hải Dương năm 2005 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 12 Báo cáo kết quả sản xuất vụ đông năm 2005,mục tiêu ,phương hướng phat triển năm 2006 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 13 Báo cáo kết quả sản xuất vụ hè thu năm 2005, kế hoạch sản xuất năm 2006 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 14 báo cáo kết quả sản xuất vụ chiêm xuân năm 2005,kế hoạch sản xuất năm 2006 Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 15 Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 7+8+13 năm 2005 danh mục bảng biểu 1)Biểu 1: Diện tích và sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong những năm qua (1995-2005) 2)Biểu 2 : Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương 3) Biểu 3: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất ở tỉnh Hải Dương 4)Biểu 4:kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh Hải Dương trong các năm từ 2000-2005 5) Biểu 5:Cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất ở vùng đồng bằng của tỉnh Hải Dương 6) Biểu 6: Cơ cấu diện tích đất gieo trồng và hiệu quả sử dụng đất ở vùng đồi núi của tỉnh Hải Dương 7) Biểu 7 :Một số công thức luân canh cho hiệu quả cao trên đất canh tác 8) Biểu 8: Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh cây trồng tại xã Toàn Thắng -Gia Lộc -Hải Dương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32276.doc
Tài liệu liên quan