Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội

Tiền lương là một động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc,tìm tòi học hỏi,phát huy sức sáng tạo .Trong bất kỳ một hình thức doanh nghiệp nào,từ doanh nghiệp Nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân công ty cổ phần thì vấn đề tiền lương luân luân được quan tâm hàng đầu .Tiền lương là một vấn đề nhạy cảm và trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tiền lương được coi như một thước đo trình độ lao động cũng như tiềm lực kinh tế của một doanh nghiệp .Người lao động luân luân đem tiền lương làm chỉ tiêu đánh giá mức độ thành thạo của bản thân người người nhận lương .Tiền lương đối với người lao động được coi là nguồn thu nhập chủ yếu,do vậy nâng cao nguần thu nhập là mong muấn của người lao động và là nhiệm vụ của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nói như vậy không có nghĩa là nâng cao tiền lương bằng mọi giá,qua nghiên cứu ta thấy,việc nâng cao tiền lương phải tuân theo các nguyên tắc và chỉ khi nào việc nâng lương được thực hiện đúng theo những nguyền tắc này thì người lao động mới thực sự nâng cao được thu nhập . Là một công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội .Dưới sức ép của nền kinh tế thị trường công ty vẫn đứng vững và còn có những bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như tìm kiếm thị trường . Để có được thành quả đó là nhờ nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty . Thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội tôi đã cố gắng tìm hiểu cơ chế và hình thức trả lương trong công ty,từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương của công ty .Tuy nhiên do công ty đang trong quá trình chuyển đổi thêm nữa do thời gian còn hạn chế và khả năng trình độ có hạn nên chắc chắn các ý kiến trên còn nhiều sai sót,rất mong được sự đóng góp ý kiến của công ty,thầy cô và các bạn quan tâm. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS Tống Văn Đường và các cô chú trong phòng tổ chức tiền lương cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này .

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BQLĐ Triệu đồng 0,72 0,852 0,871 1,101 1,15 1,25 5 Vốn KD Tỷ đồng 14,521 23,120 23,514 24,102 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng lên, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 thu nhập bình quân lao động đã tăng lên 2 lần từ 0,63 triệu đồng lên 1,25 triệu đồng. Về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 so với năm 2000 đã tăng hơn 300% từ 33,620 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng. Trong nhiều năm qua công ty luôn là đơn vị nộp thuế cho nhà nước nhiều nhất so với các công ty khác trong ngành dệt không những thế mà doanh thu của công ty còn cao hơn rất nhiều so với các công ty khác và luôn ở vị trí dẫn đầu toàn ngành. Để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu,ta có bảng thể hiện tốc độ phát triển định gốc của các chỉ tiêu qua từng năm như sau: Bảng 5:Tốc độ phát triển định gốc Chỉ tiêu 2001 2002/2001 2003/2001 2004/2001 2005/2001 2006/2001 Doanh thu 100 118,2 117,2 114,4 165,3 196,8 GTSXCN 100 119.5 135,3 162,0 230,0 296,3 Nộp NS 100 97,1 123,0 138,9 25,4 50,57 TNBQLD 100 118,3 120,9 152,9 159,7 173,6 Vốn KD 100 159,2 161,9 165,9 176,06 186.08 Bên cạnh chỉ tiêu kinh tế đạt tăng trưởng cao, công tác an ninh an toàn đã được giữ vững, phong trào thi đua văn hóa văn nghệ TDTT đã được duy trì có nề nếp tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia, công tác đền ơn đáp nghĩa uống nước nhớ nguồn được chú trọng: -Năm 2001 Công ty đã xây dựng 1 nhà tình nghĩa tại Nam Đàn quê Bác -Năm 2003 xây dựng 1 nhà tình nghĩa tại xã Hiền Ninh-Sóc sơn-Hà Nội -Năm 2004 xây dựng 1 nhà tình nghĩa tại Quảng nam -Năm 2005 xây dựng 1 nhà tình nghĩa cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam. -Năm 2006 tham gia xây dụng một nhà tình nghĩa tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội Bên cạnh đó Công ty còn luôn quan tâm giúp đỡ tài trợ hướng nghiệp cho các cháu ở trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hà Cầu-Hà Đông. Kể từ khi thành lập đến nay,qua 47 năm hình thành xây dựng và phát triển, công ty đã đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước:Huân chương lao động hạng ba(1976) Huân chương lao động hạng nhì(1983);Huân chương lao động hạng nhất(Năm 1996);Huân chương chiến công hạng ba(1996);nhiều năm liền Công Đoàn và Đoàn thanh niên đạt vững mạnh xuất sắc cấp quận,Thành Phố. Thực hiện nghị quyết TW III của BCH TW Đảng khoá 9 về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN. Ngày 23/5/2005 thành phố đã có quyết định số 2903/QĐ-UB cho phép công ty Dệt 19/5 Hà nội chuyển đổi thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.Theo quyết định này kể từ ngày 01/09/2005 Công ty sẽ chính thức hoạt động theo pháp nhân mới là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội. 4.2. Phương hướng mục tiêu của công ty giai đoạn 2007-2010 Với việc đầu tư xây dựng thêm nhà máy Dệt Hà Nam năm 2005 thì quy mô sản xuất của Công ty ngày càng tăng, Công ty có điều kiện sản xuất các sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho việc xuất khẩu sang các nước phát triển như Mỹ, Nhật,EU…Bên cạnh đó thì các nhà máy Dệt Hà Nội,Nhà máy May thêu Hà Nội,Nhà máy Sợi Hà Nội được đầu tư nâng cao chất lượng máy móc thiết bị,nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên đồng thời tích cực nghiên cứu tìm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.Công ty phấn đấu trong giai đoạn tới đạt một số chỉ tiêu như tong bảng dưới đây: Bảng6:Phương hướng sản xuất của Công ty giai đoạn 2007-2010. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 2010 Sản lượng sợi Triệu tấn/năm 3,6 4,6 4,6 4,6 Sản lượng vải TRiệu mét/năm 5,5 5,5 7,3 7,3 Sản phẩm may Nghìn sản phẩm 750 750 1.875 1.875 Sản phẩm thêu Tỷ mũi 19 19 19 19 Sản phẩm KD Tỷ đồng 17 19 20 25 Tổng doanh thu Tỷ đồng 180 200 250 300 Lợi nhuận Tỷ đồng 2,8 3,1 3,5 4 Nộp NSNN Tỷ đồng 3,7 4 4,5 5 Vốn điều lệ Tỷ đồng 44 46 49 50 Tổng số CBCNV Người 1100 1300 1500 1500 TNBQLĐ Triệu đồng 1,3 1,4 1,5 1,7 Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường Trong giai đoạn 2007-2010 công ty dự định đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất sợi chất lượng cao công suất 8300 tấn /năm. Để dây chuyền đi vào hoặt động cần một đội ngũ nhân lực lớn và vốn đầu tư từ nhiều nguần khác . Trong đó chủ yếu là vốn vay ngân sách nhà nước . II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19-5 HÀ NỘI. 1. Công tác quản lý quỹ lương của công ty . Qũy lương của công ty được hình thành trên cơ sở trích từ doanh thu một tỷ lệ nhất định,thường 9% Theo đó quỹ lương kế hoạch năm 2006 =9%*140 =12,6 tỷ đồng Bảng 7:Tổng hợp tình hình thực hiện quỹ lương năm 2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch sl Chênh lệch % 1 Tổng doanh thu Tr.đ 140.000 145.000 5000 3,57 2 Tổngquỹ lương Tr.đ 12.600 12.900 300 2,38 3 Số lao động Người 821 825 4 0,48 4 Năng suất BQ Tr.đ/ng/năm 170,52 175,75 5,02 3,06 Nguần: phòng kế hoạch thị trường Theo số liệu trên thì tổng quỹ lương thực hiện năm 2006 so với quỹ tiền lương kế hoạch năm 2006 tăng 2,38%,tăng tương ứng là 300 triệu đồng .Năng suất lao động bình quân theo doanh thu thực hiện so với năng suất lao động kế hoạch đề ra tăng 3,06%,tương ứng là 5,02 triệu đồng /người /năm.So sánh những số liệu này ta thấy tỷ lệ của năng suất lao động bình quân theo doanh thu luân cao hơn tỷ lệ tăng của quỹ tiền lương thực hiện so với kế hoạch.Như vậy khối lượng công việc tăng lên nhiều đã làm quỹ tiền lương tăng lên nhưng chậm hơn tăng năng suất lao động .Điều này không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác của công ty như tăng lợi nhuận,giảm giá thành . Cũng từ số liệu trên ta có thể thấy sự tăng lên về số lượng lao động của thực hiện so với kế hoạch,cụ thể là số lao động tăng lên 4 người,tăng tương ứng 0,48% .Điều này cũng đẩy quỹ lương thực hiện cao hơn quỹ lương kế hoạch,dẫn đến vượt chi quỹ tiền lương . Việc kinh doanh tốt giúp cho công ty không những hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước,đầu tư nâng cấp phát triển công ty mà còn tạo động lực cho người lao động thông qua mức lương cao .Việc vượt chi quỹ tiền lương là thuộc khả năng của doanh nghiệp . 2. Các hình thức trả lương trong công ty Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoặt động của công ty,chức năng nhiệm vụ của Tổng giám đốc,căn cứ theo đề nghị của các phòng ban nhà máy .Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp đối với công nhân sản xuất và khoán sản phẩm đối với cán bộ quản lý trong công ty. 2.1. Đối với công nhân sản xuất . Theo tính chất công việc và quy trình sản xuất của công ty đó là công ty sản xuất do đó công ty đã quyết định áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất . Công thức tính : L = LSP + PC (nếu có)+ LCĐ + LNV + LTN (nếu có)+ LLT (nếu có) Trong đó: L : Tiền lương thực tế người lao động nhận được LSP : Lương sản phẩm sản xuất trong tháng PC : Phụ cấp LCĐ :Lương ngày nghỉ trong chế độ LNV : Lương ngừng việc LLT : Lương lũy tiến Lương sản phẩm : Đó là số tiền trả cho công nhân sản xuất trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được .Tuy nhiên với mỗi đối tượng khác nhau thì tiền lương được trả theo các chế độ khác nhau .Công ty áp dụng hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân với đại bộ phận công nhân sản xuất,trả lương sản phẩm tập thể cho các công đoạn thu hóa, vệ sinh công nghiệp và trả lương sản phẩm gián tiếp cho lao động phục vụ và sửa chữa trong phân xưởng. Phụ cấp: Được trả cho Giám đốc,Phó giám đốc và tổ trưởng sản xuất .Mức phụ cấp được tính như sau: PC = K x TLmin (Trong đó K là hệ số phụ cấp lương) Hệ số phụ cấp của Giám đốc là 0,4, Phó giám đốc là 0,3,hệ số trách nhiệm của tổ trưởng sản xuất là 0,1. Ví dụ: Đối với phó giám đốc Trần Hồng Tuy có K=0,3 TLmin =450000 đồng . Vậy phụ cấp là : PC = 0,3 x 450000 =135.000 đồng Lương ngày nghỉ trong chế độ : Lương trả cho thời gian không tham gia sản xuất nhưng được hưởng theo chế độ quy định như lương trả cho ngày nghỉ lễ tết,nghỉ phép năm,nghỉ việc riêng …. LCĐ = Trong đó: NNCĐ: số ngày nghỉ trong chế độ Ví dụ: Anh Nguyễn Đức Minh .Kỹ sư phòng kỹ thuật –KCS có hệ số lương là 3,48 .Tiền lương tháng 9/2006 của anh được tính như sau: Dựa vào bảng chấm công thì thời gian đi làm trong tháng là 25 ngày . LCB = 3,48 x 45.0000 x25/26=1.505.770 đồng Trong tháng có một ngày nghỉ lễ hưởng 100% lương LCĐ =3,48 x 450.000 x1/26 =60.230 đồng Vậy tiền lương tháng 9/2006 của anh Minh là: L= 1.505.770 + 60.230 =1.566.000 đồng Lương ngừng việc : Lương trả cho công nhân sản xuất trong những giờ không sản xuất do mất điện,máy hỏng…… Lương ngừng việc được tính như sau: GNV x LNV = K x TLmin 26 x8 Trong đó: LNV : Lương ngừng việc K : hệ số lương cấp bậc của cả tổ G NV :Số giờ ngừng việc K = Trong đó: Ki : Hệ số cấp bậc công việc i Li : Số lao động có cùng hệ số K Lương thâm niên: Lương trả cho người lao động làm việc lâu năm tại công ty nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực hơn. Cách tính lương thâm niên : 5 năm làm việc 50.000 đồng/tháng Thêm một năm được hưởng thêm 10.000 đồng /tháng 10 năm làm việc 100.000 đồng /tháng Thêm một năm được hưởng thêm 20.000 đồng /tháng Lương lũy tiến : Theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội,sở công nhân Hà Nội và giám đốc công ty,đơn giá lũy tiến cho sản phẩm sợi,dệt và may thêu được xác định như sau: -Công nhân phân xưởng sợi STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/kg) CN đứng máy ống CN đứng máy con 1 1% - 5% 200 200 2 6% - 15% 300 300 3 16% - 20% 400 400 - Công nhân xưởng dệt STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/kg) CN đứng 4 máy CN đứng 2 máy 1 1% - 10 100 50 2 11- 20% 200 100 3 20% trở lên 300 150 - Công nhân xưởng may thêu STT Năng suất tăng từ Đơn giá lũy tiến(đ/kg) 1 1% - 10 50 2 11- 20% 70 3 20% trở lên 100 Ta có ví dụ sau:Chị Vũ Thị Lan Anh công nhân nhà máy thêu tổ 1A. -Tháng lương cơ bản 584.500 -Số công thực tế 23,0 CMH .công 4,tiền 23.500 -Ô,CÔ,TS.công 1,tiền 16.900 đồng -Con thơ . 0 -Lương lũy tiến 33.800 đồng -Thợ giỏi . 0 -Lũy tiến 3,5 -Lương sản phẩm 1.062.800 đồng -lương LT 81.300 đồng -Quốc lễ .Công 1,tiền 22.500 đồng -Phép.công 1,tiền 22.500 đồng -Phụ cấp thâm niên . 50.000 đồng -Tổng số . 1.325.900 đồng -Vậy số tiền thực lĩnh của chị là: 1.325.300 đồng Chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: Việc trả lương cho công nhân sản xuất được tiến hành rất đơn giản :Nhân viên kinh tế phân xưởng căn cứ vào đơn giá công đoạn mà người công nhân đảm nhận,căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành ở công đoạn đó để trả lương cho từng người . Mức lương sản phẩm được tính như sau: Lsp = Trong đó : LSP : tiền lương mỗi công nhân nhận được DGi : Đơn giá của công đoạn i qi : Số lượng công đoạn i n : Số công đoạn trong một sản phẩm Để có cơ sở cho việc thanh toán lương của công ty thì ta phải tính được đơn giá tiền lương của từng công đoạn.Từ đó công ty đã đưa ra hình thức tính đơn giá tiền lương như sau : · Đối với nhà máy dệt : * Tính đơn giá trả cho công nhân : - Tính đơn giá cho các khâu đầu dây chuyền (Đậu –se-ống –STĐ) + Căn cứ vào định mức lao động cho từng công đoạn + Lấy mức lương cho một công nhân chia cho định mức lao động ta được đơn giá tiền lương trả cho công nhân . ĐGTL = Mức Lương một công nhân ĐMLĐ Trong đó : ĐGTL:Đơn già tiền lương ĐMLĐ:Định mức lao động + Tính đơn giá cho một mét vải ĐGTL1m= ĐGTL trả cho công nhân *trọng lượng sợi (Dọc-Ngang ) Khâu mắc,nối trục: ĐGTL1m = ĐTTL trả công nhân Số m 1 trục - khâu sâu go chải: ĐGTL1m = ĐTTL trả công nhân 10000 m (theo quy định của kỹ thuật) Đối với khâu dệt :Tính theo chất lượng sản phẩm -Tính đơn giá tiền lương cho 1 m sản phẩm loại 2 theo công thức sau: ĐGTLSPL2 = Tiền lương 1 ngày công (ĐMLĐ x 95%) x 10 + ĐM x 4 %. Trong đó : ĐGTLSPL2:Tiền lương sản phẩm loại 2 Từ ĐGTLSPL2 ta tính được cho ĐGTLSPL1, ĐGTLSPL1v, ĐGTLSPL2v ĐGTLSPL3. ĐGTLSPL1=ĐGTLSPL2 x 10 ĐGTLSPL1v=ĐGTLSPL1 x 2 ĐGTLSPL2v=ĐGTLSPL2 x 0,5 ĐGTLSPL3 = 0 ĐGTLSPL3v =-ĐGTLSPL1 · Đối với bộ phận phục vụ và quản lý: ĐGTL từng người = Mức lương của một tháng SLKH (qui định) (Tính chất lượng theo CN dệt) * Tính cho đến sản phẩm cuối cùng Ta chỉ việc cộng L1v= ĐDC+L1v dệt + L1v phục vụ + quản lý L1 = ĐDC+L1 dệt +L1 phục vụ+quản lý L2= ĐDC + L2 dệt+L2 phục vụ +quản lý L2v = ĐDC + L2v dệt +L2v phục vụ +quản lý L3v= - L1 dệt + (- L1) phục vụ +quản lý · Đối với nhà máy sợi * Tính đơn giá cho từng công đoạn Ca ngày ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng / 30 công ĐMLĐ ĐGTL Ca đêm = ĐGTL Ca ngày x 35% * Tính đơn giá cho khâu phục vụ Ca ngày ĐGTL trả CN = Mức lương 1 tháng SLKH (không qui đổi) Ca đêm =ĐGTLca ngày x 35% * Tính đơn giá cho khâu quản lý -Đối với đơn giá tiền lương sản phẩm ĐGTLSP = Mức lương 1 tháng x 50% SLKH (qui đổi) Đơn giá quản lý =Mức lương 1 tháng x 50% x % hoàn thành nhiệm vụ * Cách tính sản lượng quy đổi Lấy sợi 20/1là hệ số 1 Lấy sợi 20/1 OE là hệ số 1 * Tính scho đến sản phẩm cuối cùng ĐGSPCC=ĐGTL Công nghệ +ĐGTL phục vụ +ĐGTL quản lý. · Tính đơn giá cho ngành hoàn thành +KCS - Căn cứ vào định mức lao động -Căn cứ vào mức lương 1 công ĐGTL trả công nh ân = Tiền lương 1 công ĐML Đ -Tính lương cho bộ phậm quản lý ; +Căn cứ vào sản lượng kế hoạch hàng quý ĐGTLSP = 50 % Mức lương tháng SLKH +Căn cứ vào % nhiệm vụ hoàn thành : ĐGTLQL=50%Mức lương 1 tháng x %HTNV Ví dụ:Đơn giá tiền lương công nghệ mã hàng CN 5701 được tính như sau: Bảng8: Đơn giá tiền lương công nghệ mã hàng CN 5701 được tính như sau: TT Tên công đoạn NSĐM TL1 công ĐGTL HPTG 1 Nối cắt băng 2520 31511,54 12,50 11,43 2 Trần cửa tay,gấu 360 31511,54 87,53 80,00 3 Băng cổ TS 900 31511,54 35,01 32,00 4 May mác chính,mác cỡ 421 31511,54 74,85 68,41 5 Xén đáp cổ TT 900 31511,54 35,01 32,00 6 LDnẹp cổ TT 1080 27530,77 25,49 26,67 7 May can đáp cổ vào thân 154 31511,54 204,62 187,01 8 Diễu cổ TT 180 31511,54 175,06 160,00 9 Xén can vải 420 31511,54 75,03 68,57 10 Xén tra tay 357 31511,54 88,27 80,67 11 Trần rẽ nách 450 31511,54 70,03 64,00 12 Xén sườn,mác,tà 275 31511,54 114,59 104,73 13 May tà 165 31511,54 190,98 174,55 14 Lộn áo 2520 27530,77 10,92 11,43 15 Di cửa tay,di vải 265 31511,54 118,91 108,68 16 Sửa cổ TT theo hình thêu 840 27530,77 32,77 34,29 17 Kiểm hàng 468 32080,77 68,55 61,54 1420,13 1305,97 Nguồn: Phòng lao động tiền lương Tất cả các công đoạn được phòng kỹ thuật KCS tính toán sao cho hợp lý và đưa xuống phân xưởng .Sau đó,phòng kỹ thuật đo bấm giờ cho từng công đoạn .Dựa vào thời gian hao phí cho từng công đoạn và tiền lương giây tính được đơn giá sản phẩm cho từng công đoạn. Ví dụ :trong tháng 4 năm 2007công nhân phạm thị lan may công đoạn. -Nối cắt băng,số lượng 4500 chiếc ĐG 26 đ/chiếc -Di cửa tay,di vai số lượng 2100 chiếc ĐG 120 đ/chiếc -Xén đáp cổ TT,số lượng 3400 chiếc ĐG 34 đ/chiếc -May can đáp cổ vào thân,số lượng 1500 chiếc ĐG 200 đ/chiếc Tiền lương sản phẩm trong tháng là : LSP = 26 x4500 + 120 x 2100 + 34 x 3400 + 200 x 1500 =514.600 Trong tháng chị lan nghỉ phép một ngày,số tiền được hưởng là : PC = K x TLmin =2,01 x 450.000/26=38.400 đồng Căn cứ vào bảng chấm công trong tháng 2 có 4 giờ ngừng việc do chuyển mặt hàng LNV = 24.000 Chị phạm thị lan là tổ trưởng tổ 1A nhà máy may thêu nên được hưởng mức phụ cấp là 0.1 x 450.000=45.000 đồng Trong tháng chị lan đã vượt mức năng suất lao động,tăng 800 sp ở công đoạn xén đáp cổ TT và 450 sản phẩm ở công đoạn may can đáp cổ vào thân,do đó được hưởng tiền lương lũy tiến như sau : LLT= 300 x 70+450 x 100=66.000 đồng Vậy tiền lương tháng 4/2007 của chị lan là:1.282.000 đồng Ưu điểm:Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là dễ dàng tính được tiền lương trực tiếp trong kỳ .Khuyến khích công nhân tích cực làm việc,tận dụng mọi thời gian lao động,nâng cao tay nghề để nâng cao năng suất lao động,tăng tiền lương một cách trực tiếp Nhược điểm: hình thức trả lương này dễ xảy ra tình trạng người lao động chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý tới chất lượng sản phẩm .Nếu người lao động không có thái độ và ý thức làm việc tốt sẽ ít quan tâm tới tiết kiệm vật tư,hay sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị . 2.2. Đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy . Lao động phục vụ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoặt động của công nhân sản xuất . Lao động phục vụ cũng góp một phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động của công nhân sản xuất .Nếu phục vụ tốt,điều kiện làm việc của người lao động thuật lợi,môi trường làm việc trong lành… thì NSLĐ của công nhân sản xuất sẽ tăng lên .Hình thức trả lương đối với lao động phục vụ và sửa chữa máy được công ty áp dụng đó là hình trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân .Tiền lương của lao động phục vụ và sửa chữa máy hàng tháng gắn với số máy phục vụ hoặc sửa chữa .Ta có bảng đơn giá tiền lương sau Bảng 9:.Đơn giá tiền lưong của các loại máy STT Loại máy Đơn giá Công kỹ thuật Công phục vụ 1 Máy cung 43.000 29.700 2 Máy chải 43.000 29.700 3 Máy gép 43.000 29.700 4 Máy thô 41.000 28.500 5 Máy con 41.000 28.500 6 Máy OE 39.800 27.480 7 Máy ống 39.800 27.480 8 Máy se 39.800 27.480 9 Máy đậu 39.800 27.480 10 Các lương khác tính tương tự … … Nguồn: Phòng lao động tiền lương 2.3. Đối với cán bộ quản lý các nhà máy và cán bộ nhân viên gián tiếp các phòng ban: Hình thức trả lương mà công ty áp dụng đối với đối tượng này là hình thức trả lưong khoán . Hình thức trả lương khoán Ban giám đốc công ty đề ra mức lương khoán cho từng nhân viên phù hợp với chức vụ và cấp bậc công việc của họ . Đối với ban giám đốc của công ty : - Đối với Tổng Giám đốc của công ty :Tiền lương được tính theo mức độ hoàn thành giữa thực hiện và kế hoạch của tiền lương của toàn bộ công ty. -Đối với Phó Tổng Giám đốc Trương Thị Phương : +25%Tiền lương tính theo doanh thu tiêu thụ của công ty +25% Tiền lương tính theo GTSXCN của công ty + 50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của các phòng phụ trách - Đối với Phó Tổng Giám đốc Trần Hồng Tuy: +25% Tiền lương tính theo giá trị sản xuất công nghiệp . +25% Tiền lương tính theo doanh thu tiền về của công ty + 50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế - Đối với Phó Tổng Giám đốc Bùi Quang Vinh : +50% Tiền lương tính theo giá trị sản xuất công nghiệp +50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của các phòng phụ trách và nhiệm vụ của bản thân - Đối với các phòng ban . +50% Tiền lương khoán hưởng theo phần chấm điểm hoàn thành kế hoạch của bản thân +50% Tiền lương khoán hưởng theo lương sản phẩm được tính theo các chỉ tiêu (có chi tiết kế hoạch hàng tháng kèm theo ) + Đối với công nhân vệ sinh,nhân viên bảo vệ Khoán lương cố định :700.000đ/26 công - Đối với công nhân nấu ăn: Hưởng lương sản phẩm theo suất ăn phục vụ của toàn công ty . Thời gian làm việc của từng đối tượng lao động đã được quy định trong văn bản .Nếu công nhân nghỉ ngày nào thi trừ tiền lương của ngày đó Bảng 10: Lương khoán của công ty được thực hiện tư ngày26/6/2006 như sau: Stt Chức danh Mức lương Ghi chú 1 Tổng giám đốc 3.900.000 2 Phó TGĐ,GĐ nhà máy dệt Hà Nam 3.400.000 3 Trưởng phòng,GĐ các nhà máy 2.900.000 4 Phó phòng,Phó GĐ các nhà máy 1.600.000 5 Phó phòng (đặc cách ) 1.900.000 6 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.400.000 Từ 5 năm CTtrở lên 7 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.210.000 Từ 3-5 năm CT 8 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng 1.110.000 Ký HĐ 1năm trở lên 9 Cử nhân,cao đẳng kinh tế 1.010.000 Ký HĐ 1năm trở lên 10 Kỹ sư,cử nhân,cao đẳng tập sự 810.000 Thử việc 11 Kỹ sư kỹ thuật của nhà máy dệt Hà Nam 1.800.000 12 Trung cấp 1.210.000 Từ 5 năm CTtrở lên 13 Trung cấp 1.010.000 Từ 3-5 năm CT 14 Trung cấp 810.000 Ký HĐ 1năm trở lên 15 Trung cấp thử việc 610.000 Thử việc 16 Thủ kho thành phẩm,sợi,CNKTVP 1.210.000 Kể cả làm thêm giờ 17 Thủ kho phụ tùng 1.010.000 18 Văn thư đánh máy 1210.000 19 Trưởng ca nhà máy dệt Hà Nam 1.010.000 Làm việc22.5 công 20 Trưởng ca nhà máy sợi Hà Nội 1.110.000 Làm việc22.5 công 21 Trưởng ca nhà máy sợi Hà Nội(không có bằng đại học) 1.010.000 Làm việc22.5 công 22 Trưởng ca nhà máy Dệt Hà Nội 1.160.000 Làm việc 26-30 công 23 Trưởng ca nhà máy Dệt Hà Nội(không có bằng ĐH) 1.060.000 Làm việc 26-30 công 24 Tổ trưởng thêu,tổ phó may 960.000 25 Trưởng ca nhà máy thêu,tổ trưởng tổ may 1.160.000 Làm việc30 công 26 TTV nhà máy sợi Hà Nội 1.110.000 Làm việc26 công Nguồn: Phòng lao động tiền lương Mức lương hàng tháng thực lĩnh được chia làm hai phần : Phần 1:Lương theo sản phẩm :Cán bộ nhân viên sẽ được hưởng ½ tiền lương khoán nếu trong tháng công ty hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra -Đạt mức doanh thu tiêu thụ :Phòng kế hoạch -Đạt mức doanh thu tiền về :Phòng tài vụ -Đạt mức giá trị sản xuất công nghiệp :Các phòng ban còn lại Tiền lương sẽ được chia tỷ lệ với các giá trị trên.. Ví dụ: Trong tháng 1/2007 công ty đề ra kế hoạch doanh thu tiêu thụ 14 tỷ đồng,nhưng trên thực đạt 14,2 tỷ đồng,do đó tiền lương của trưởng phòng kế hoạch thị trường sẽ là: TL = 2.900.000/2/14 x 14,2=1.470.714 đồng. Phần 2: Lương nhiệm vụ :Các cán bộ nhân viên trong công ty nếu hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trong tháng sẽ được hưởng số lượng khoán theo quy định của công ty .Số nhiệm vụ sẽ được nhân viên đăng ký vào đầu các tháng và cuối tháng sẽ được trưởng phòng và giám đốc xem xét trực tiếp.Nhiệm vụ của từng nhân viên được quy đổi thàng các mức điểm,mỗi nhiệm vụ sẽ có các mức điểm khác nhau . Ví dụ:Theo quy định của công ty nhân viên Nguyễn Thị Tuyết Nhung được hưởng mức lương khoán là 1.400.000 đồng /tháng .Trong tháng 3/2007 chị sẽ phải hoàn thàng các nhiệm vụ sau: STT Nhiệm vụ Số điểm Số tiền 1 Theo dõi,kiểm tra lao động các nhà máy 5 70.000 2 Làm đơn giá tiền lương 7 98.000 3 Khảo sát,định mức các mã hàng thêu 3 42.000 4 Duyệt thanh toán tiền lương 9 126.000 5 Vào số liệu chi tiết tiền lương,tổng hợp 4 56.000 6 Duyệt tờ khai số bảo hiểm xã hội 5 70.000 7 Làm danh sách sinh nhật 2 28.000 8 Vào thu nhập cá nhân 2 28.000 9 Quyết toán bảo hiểm xã hội tháng 2,tờ khai sổ bảo hiểm xã hội 7 98.000 10 Nộp sổ đúng thời gian quy định 5 70.000 11 Giải quyết công việc đột xuất (viết tiếp sổ bảo hiểm xã hội) 1 14 Tổng 50 700.000 Ưu điểm:Chế độ trả lương khoán của công ty đã gắn tiền lương với mức độ hoàn thành công việc của người lao động,qua đó quán triệt tốt nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng công việc .Điều này đã kích thích người lao động cố gắng đạt và vượt mức lương đã đề ra.Mặt khác tiền lương của người lao động đã gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,qua đó giúp người lao động quan tâm đến công việc của công ty và về lâu dài sẽ gắn bó với doanh nghiệp hơn. Nhược điểm :tuy nhiên nhược điểm của hình thức trả lương này của công ty là khó xác định được đơn giá khoán một cách chính xác, hay việc xác định đơn giá phức tạp. Dễ gây thái độ bi quan hay không chú ý đến công việc trong quá trình hoàn thành công việc giao khoán. 3. Nhận xét thực trạng hình thức trả lương tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội . 3.1. Những kết quả đạt được. Qua những kết quả đạt được của công ty nhìn chung các hình thức trả lương của công ty đều đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống thù lao và các nguyên tắc trả lương.Mặt khác,sự áp dụng đúng chế độ trả lương với từng đối tượng cũng đem lại những hiệu quả nhất định . Chẳng hạn,việc công ty đã áp áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân cho đại bộ phận công nhân sản xuất đã góp phần đảm bảo tính chặt chẽ,phân công phối hợp nhịp nhàng trong tổ cũng như toàn phân xưởng,đồng thời cũng đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng trong trả lương và khuyến khích người lao động thi đua đạt và vượt mức năng suất lao động . Đối với khối lao động quản lý và phụ trợ tiền lương của khối này được xây dựng dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh toàn bộ công ty và đặc biệt không có sự chênh lệch lớn về tiền lương giữa các khối trong công ty .Vì vậy, tiền lương đảm bảo được tính công bằng hợp lý ổn định cho lao đông trong công ty .Khối phụ trợ muấn nâng cao được lương thì phải tổ chức phục vụ cho công nhân lao động chính một cách tốt hơn chu đáo hơn .Giảm được định mức lao động về thời gian sản xuất chính làm tăng năng suất lao động của công nhân .còn đối với cán bộ quản lý tổ chức điều hành phân công lao động tốt hơn nâng cao trách nhiệm trong sản xuất thường xuyên khuyến khích tạo động lực cho lao động,nâng cao năng suất lao động,tăng thu nhập. Hiệu quả của công tác tổ chức tiền lương trong công ty còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế nhắm so sánh giữa lợi ích kinh tế và chi phí lao động bỏ ra .Đó là các chỉ tiêu phần trăm tăng năng suất lao động và phần trăm tăng tiền lương bình quân .Mục tiêu của công ty đó là tăng tiền lương cho người lao động,tuy nhiên để mục tiêu này không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu khác như giảm giá thành,tăng lợi nhuận …thì phải đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân .Chỉ tiêu phần trăm tăng năng suất lao động và phần trăm tăng tiền lương bình quân được sử dụng như là một căn cứ để xác định xem có đảm bảo nguyên tắc đó hay không . Bảng 11: Phần trăm tăng năng suất lao động bình quân năm 2003-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 74,412 91,712 105 145 2 Lao động bình quân Người 623 740 700 825 3 Năng suất lao động Tr.đ/ng/năm 119,44 123,94 150 175,75 4 Phầntrăm tăngNSLĐ % 3,76 21 17,2 Nguồn: Phòng lao động tiền lương Bảng:11. Phần trăm tăng tiền lương bình quân năm 2003-2006 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 1 Tổng quỹ TL Tỷ đồng 6,6 7,92 8.94 12,6 2 Lao động BQ Người 623 740 700 825 3 Tiền lương BQ Tr.đ/ng/năm 10,59 10,7 12,77 15,27 4 Phần trăm tăng TLBQ % 1,04 1,93 2,09 Nguồn: Phòng lao động tiền lương Năng suất lao động và tiền lương bình quân đều tăng từ năm 2003 đến năm 2006 nhưng phần trăm tăng không đều .Năm 2006 tiền lương bình quân tăng chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động bình quân .Điều này giải thích việc công ty đang tập trung vốn đầu tư cho dự án nhà máy sợi chất lượng cao giai đoạn 2007-2010 nên tiền lương cho lao động phần nào bị ảnh hưởng .Tuy nhiên phần trăm tăng năng suất lao động luân lớn hơn tăng tiền lương bình quân điều đó có nghĩa là mức giảm chi phí cho từng đơn vị sản phẩm do tăng NSLĐ lớn hơn mức tăng chi phí sản xuất do tăng tiền lương bình quân,hay chi phí một đơn vị sản phẩm giảm đi . Những kết luận trên cho thấy công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội vừa đảm bảo có một hệ thống thù lao hợp lý,vừa bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. 3.2. Một số hạn chế. Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được,công tác tổ chức tiền lương tại công ty cũng tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất :Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ vào định mức lao động và số sản phẩm sản xuất ra mà chưa xét tới thái độ của người công nhân trong quá trình lao động,do đó chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động .Bên cạnh đó,công tác định mức lao động chưa đảm bảo tính chính xác và khoa học,mới chỉ dựa trên bấm giờ mà chưa chụp ảnh thời gian làm việc do đó khó xác định chính xác hao phí thời gian cho một công đoạn sản xuất . Thứ hai: Hình thức trả lương theo sản phẩm chưa gắn tiền lương của công nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Người lao động chưa thấy được mối quan hệ giữa phần thù lao và kết quả sản xuất cuối cùng .Vì vậy không khuyến khích họ quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Thứ ba:Tiền lương trả cho lao động quản lý,tuy đã xét tới sự cố gắng hoàn thành công việc và gắn với kết quả hoặt động kinh doanh của công ty nhưng chưa thấy rõ động lực để người lao động nâng cao hiệu quả của công việc và mức lương của mình .Sự cố gắng làm việc của họ được quy về kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty,do đó dễ làm nảy sinh tâm lý không bằng lòng với mức lương mà họ nhân được .cần có căn cứ xác đáng hơn để đưa ra mức lương của người lao động gắn bó trực tiếp với kết quả làm việc thực tế của họ. PHẦNIII: MỘT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỜC MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19-5 HÀ NỘI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động của con người được coi là một loại hàng hóa đặc biệt .Tiền lương,chính là giá trị sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị và sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao động trên thị trường lao động .Gía cả của sức lao động cũng tuân theo những quy luật của luật kinh tế thị trường đặc biệt quy luật về giá trị và quy luật cung- cầu lao động .Tiền lươg phải bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao phí thông qua giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động . Trong cơ chế mới, Nhà nước không can thiệp sâu vào việc định ra lương cho các doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ kiểm tra theo dõi việc áp dụng quỹ tiền lương của doanh nghiệp . Ở các doanh nghiệp,tiền lương phụ thuộc vào :doanh thu của doanh nghiệp, khả năng tạo nguần tiền lương của doanh nghiệp .Với các chức năng :Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động,chức năng quản lý tiền,tiền lương trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu,khuyến khích người lao động tích cực làm việc,góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để thực hiện được mục tiêu trên,công tác lao động tiền lương của doanh nghiệp cần phải đổi mới hoàn thiện một cách đồng bộ về mọi mặt như : Kế hoạch lao động,sản xuất tổ chức định mức lao động,hình thức và phương thức trả lương,lập kế hoạch tiền lương …tất cả phải phù hợp,chính xác gắn sát với từng đối tượng lao động với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Từ những ưu điểm và những tồn tại của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội,công tác hoàn thiện tổ chức tiền lương thực theo các hướng sau . 1. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm . 1.1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương sản phẩm. Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng của nó,công ty cần hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm . * Hoàn thiện công tác định mức lao động Muấn tính toán chính xác,công bằng tiền lương cho người lao động thì công ty phải có mức lao động chính xác có căn cứ khoa học .Do đó,công ty cần thiết hoàn chỉnh công tác định mức trên cơ sở : Phát triển đội ngũ cán bộ định mức lành nghề :các mức có chính xác và phù hợp hay không phụ thuộc vào trình độ của những người làm định mức .Các cán bộ định mức không những phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có những hiểu biết nhất định về định mức thông qua học hỏi,nghiên cứu,kinh nghiệm .Để có đội ngũ cán bộ định mức lành nghề,công ty cần :Bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ cho cán bộ định mức,tạo điều kiện cho cán bộ định trong việc nắm bắt tình hình thực tế,phương tiện thực hiện và các thông tin khác trong quá trình làm việc. Hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức: Định mức lao động mới chỉ dựa trên bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm,mà chưa kết hợp giữa bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc thực tế .Do vậy,cần kết hợp cả hai phương pháp .Bởi vì, bấm giờ bước công việc mới chỉ xác định được thời gian xác định tác nghiệp một sản phẩm,phải chụp ảnh thời gian làm việc thì mới xác định được thời gian tác nghiệp ca.Từ đó xây dựng được các mức lao động chính xác .Sự kết hợp hai phương pháp này không những cho phép xác định chính xác các mức lao động mà còn hoàn thiện tổ chức lao động, đúc kết các kinh nghiệp tiên tiến trong sản xuất,quản lý để phổ biến trong công ty . Theo dõi và điều chỉnh định mức trong quá trình thực hiện lao động:Do mức được xây dựng có tính không gian và thời gian nên nó chỉ đúng trong những điều kiện nhất định,do vậy mà cần phải tăng cường công tác kiểm tra,điều chỉnh việc thực hiện mức cho phù hợp với thực tế(chẳng hạn mức hao phí lao động của quản lý và phục vụ xưởng không phải lúc nào cũng bằng 10% hao phí lao động của công nhân sản xuất).Cán bộ định mức cần chú ý theo dõi thường xuyên phát hiện kịp thời và tìm nguyên nhân không hoàn thành mức hoặc vượt mức để có biện pháp điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp . * Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc Tổ chức phục vụ nơi làm việc được thực hiện tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc của công nhân,giảm được thời gian hao phí, góp phần tăng NSLĐ và do đó tiền lương của người lao động nhận được cũng tăng lên . Về cơ bản công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc của công ty thực hiện khá tốt :cung cấp nguyên vật liệu tận nơi,tiến hành sửa chữa nhanh chóng các sự cố máy móc …Tuy nhiên, do đặc điểm sản xuất là phần lớn công việc được hoàn thành ở khu vực làm việc,nơi mà người lao động thực hiện cùng một công việc lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca.Cho nên,công ty cần chú ý hơn nữa tới tổ chức nơi làm việc (thiết kế nơi làm việc,trang bị và bố trí nơi làm việc ).Bởi vì,làm việc với tư thế,cử động bất tiện cũng đồng nghĩa với năng suất và chất lượng thấp và người lao động chóng bị mệt mỏi hơn.Do đó,lợi ích của những cải tiến nho nhỏ đối với những việc này cũng được nhân lên rất nhiều .Tổ chức và phục vụ nơi làm việc không những góp phần nâng cao NSLĐ,mà quan trọng hơn phải bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện con người . * Hoàn thiện công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm Công tác này được tiến hành rất khắt khe và liên tục,có sự kết hợp chặt chẽ giữa tổ trưởng sản xuất,quản đốc phân xưởng và cán bộ phòng kỹ -KCS.Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm từ bán thành phẩm,thành phẩm được kiểm tra,giám sát ở từng công đoạn sản xuất . Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng sản phẩm,cần phải xem xét khả năng tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức từng công đoạn của công việc .Nếu phát hiện có hiện tượng hao hụt nguyên vật liệu so với định mức cho phép thì phải chỉ ra được những nguyên nhân và tìm cách hạn chế .Đồng thời thường xuyên giáo dục ý thức lao động,tiết kiệm nguyên vật liệu cho toàn bộ công nhân * Hoàn thiện công tác bố trí lao động Việc bố trí lao động ở các tổ hầu như đều do các tổ tự sắp xếp,nó thường được tiến hành theo kinh nghiệm của tổ trưởng,gây ra tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ,bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc .Công ty cần :Tiến hành xác định tỷ lệ công nhân chính,công nhân phụ căn cứ vào khối lượng công việc của công nhân chính và mức phục vụ của công nhân phụ .Trong từng công việc cụ thể xác định mức độ phức tạp của công việc rồi trên cơ sở đó căn cứ vào trình độ lành nghề của từng công nhân mà phân công lao động sao cho hợp lý đảm bảo CBCV phù hợp CBCN. 1.2. Hoàn thiện cách tính lương sản phẩm . Tiền lương trả cho công nhân sản xuất có tính đến sự phù hợp giữa các đối tượng khác nhau với các chế độ trả lương sản phẩm .Tuy nhiên,để thể hiện đầy đủ nguyên tác phân phối theo số lượng và chất lượng lao động,thì phải gắn mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động với tiền lương mà họ nhận được thông qua hệ số đóng góp .Hệ số này đựơc xác định như sau : - Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá: Chẳng hạn đối với công nhân sản xuất có thể đánh giá theo các chỉ tiêu sau: STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số 1 Đảm bảo đúng ngày công chế độ +Từ 25 công trở lên +Từ 22-24 công +Dưới 22 công 2 1 0 2 Chấp hành thời giờ làm việc +Chấp hành tốt +Chấp hành chưa tôt 2 0 3 Đảm bảo chất lượng sản phẩm +Bảo đảm +Không bảo đảm 2 0 4 Tiết kiệm vật tư +Tốt +Khá +Trung bình 2 1 0 5 Đảm bảo vệ sinh và an toàn LĐ +Tốt +Khá +Trung bình 2 1 0 Tính điểm và xếp loại : Tổng số điểm là : 10 Người đạt từ 8 điểm trở lên được xếp loại A Hệ số 1,2 Người đạt từ 5-7 điểm được xếp loại B Hệ số 1,0 Người có số điểm dưới 5 xếp loại C Hệ số 0,7 2. Tiến hành phân tích và đánh giá thực hiện công việc . Bên cạnh các biện pháp tác động trực tiếp tới hình thức trả lương trên thì cần phải hoàn thiện công tác QTNL.Cụ thể công ty phải tiến hành phân tích công việc .Lấy PTCV là công cụ để đánh giá thực hiện công việc,bởi vì các tiêu chuẩn thực hiện công việc được xây dựng trên cơ PTCV .Sự đánh giá thực hiện công việc là cần thiết nhằm xác định mức độ đóng góp của mỗi người để hoàn thành công việc,từ đó mới tiền hành trả lương hợp lý . 2.1. Tiến hành phân tích công việc . Mặc dù theo lý luận thì phải căn cứ vào sức lao động để xác định mức tiền lương nhưng thực tế tiền lương mà người lao động nhận được lại căn cứ vào mức lao động đóng góp ( căn cứ vào số lượng chất lượng tiêu hao ) .Mà thước đo số lượng và chất lượng tiêu hao chính là thời gian lao động,trình độ nghề nghiệp ( đối với lao động quản lý và phục vụ ) hoặc là số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất ra (đối với công nhân trực tiếp sản xuất ). Như vậy,để có thể chính xác số lượng và chất lượng lao động tiêu hao,cũng như tạo điều kiện để người lao động nâng cao mức lao động đóng góp thì công ty cần thực hiện công tác phân tích công việc . Công việc là đơn vị nhỏ nhất được chia được chia ra từ những hoạt của một doanh nghiệp.PTCV cung cấp cho người lao động những hiểu biết toàn diện trong công việc .Đồng thời xác định những nhiệm,năng lực và trách nhiệm đòi hỏi để thực hiện công việc có hiệu quả . Phân tích công việc có thể được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tìm ngừơi có trình độ,kinh nghiệm và có kỹ năng viết tốt để tập hợp tài liệu,số liệu,chuẩn bị mô tả công việc,những đặc điểm kỹ thuật và những tiêu chuẩn thực hiện công việc . Bước 2: Lựa chọn các công việc tiêu biểu .Điều này giúp tiết kiệm thời gian khi phân tích các công việc tương tự nhau. Bước 3: Lấy thông tin từ người lao động thông qua bảng hỏi,phỏng vấn .Để đảm bảo hiệu quả thì các câu hỏi phải được thiết kế thích hợp và phải có sự hướng dẫn đầy đủ với những người trả lời . Bước 4: Quan sát người lao động khi làm việc nhằm phát hiện các thiếu sót trong các bước trên . Bước 5: Xây dựng bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc sau khi hoàn thành phân tích công việc, người phân tích cần phải đưa ra hai bảng sau :Bản mô tả công việc và Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với người thực hiện . Bản mô tả công việc : là văn bản giải thích về các nhiệm vụ, trách nhiệm,điều kiện làm việc và những vấn đề khác có liên quan đến từng công việc cụ thể,bao gồm những nội dung sau : - Phần xác định công việc : là phần đưa ra những nội dung khái quát,sơ bộ về công việc như: tên công việc,địa điểm thực hiện, thời gian hoàn thành,người lãnh đạo trực tiếp công việc . - Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc :Là phần tóm tắt chính xác về các hoạt động,chức năng,nhiệm vụ cơ bản thuộc về công việc như : công việc đó là gì ? nó cần thực hiện như thế nào ? - Các điều kiện thực hiện công việc : phương tiện vật chất cần thiết trong công việc,điều kiện vệ sinh an toàn lao động,điều kiện về thời gian làm việc và nghỉ ngơi… Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: Là văn bản liệt kê về các đòi hỏi của công việc với người thực hiện,bao gồm các yêu cầu về các kiến thức,kỹ năng,kinh nghiệm cần phải có,trình độ giáo dục đào tạo,các đặc trưng về tinh thần thể lực cần có trong công việc . (Xem ví dụ bảng mô tả công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc ở trang sau ) Bước 6: Duyệt lại ở cấp cao nhất,nếu thấy cần thiết sẽ tổ chức thảo luận để duyệt lại một lần nữa .Sau đó,nộp lại cho các đơn vị có liên quan. Nói chung tiến hành phân tích công việc tốn nhiều thời gian song hiệu quả của nó đem lại không nhỏ .Trên cơ sở phân tích công việc có thể đưa ra những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động,giúp cho việc trả lương được công bằng và hợp lý . Ví dụ :Bản mô tả công việc –Quản đốc phân xưởng cắt,May. Ngày Người chuẩn bị Người kiểm tra Chức danh công việc Quản đốc phân xưởng Bộ phận Sản xuất Miêu tả công việc CHỨC DANH CÔNG VIỆC Quản đốc phân xưởng cắt,May BÁO CÁO CHO PGĐ Kỹ thuật –Sản xuất XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC: Thay mặt phó GĐ kỹ thuật –Sản xuất quản lý mọi công việc liên quan tới sản xuất và hoạt động của công nhân trong phân xưởng Cắt,May. Các nhiệm vụ chính : 1. Chỉ đạo thực hiện công việc xuất,gia công sản phẩm 2.Chỉ đạo thực hiện theo đúng thiết kế,quy trình kỹ thuật,chất lượng sản phẩm,an toàn lao động . 3.Quản lý một chuyền may gồm 60 người 4.Giao trách nhiệm cho phó Quản đốc và các tổ trưởng để hỗ trợ điều hành công việc. 5.Điều chỉnh các hoạt động trái quy định của công nhân trong phân xưởng Các nhiệm vụ phụ : 1.Tham gia công tác đào tạo,bồi dưỡng trình độ chuyên môn,tay nghề cho công nhân sản xuất . 2.Đưa ra các giải pháp kỹ thuật,cải tiến kỹ thuật,sản xuất sản phẩm mới. 3.Báo cáo tiến độ cho Phó giám đốc Kỹ thuật –Sản xuất . Các mối quan hệ : BÁO CÁO CHO :Phó giám đốc Kỹ thuật –KCS GIÁM SÁT NHỮNG NGƯỜI SAU ĐÂY:-Phó quản đốc,các tổ trưởng -Các công nhân trong phân xưởng Ví dụ :Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc –Quản đốc phân xưởng Cắt,May Ngày Người chuẩn bị Người kiểm tra Chức danh công việc Quản đốc phân xưởng Bộ phân: Sản xuất TÊN CÔNG VIỆC : Quản đốc phân xưởng Cắt,May TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC ; Dài hạn Trình độ học vấn 1.Trình độ học vấn cần thiết :Tốt nghiệp Đại học 2.Ngành học :Chuyên ngành Dệt,May 3.Chức danh nghề nghiệp :Quản đốc 4.Đào tạo và bằng cấp chuyên môn :ưu tiên những người đã được đào tạo,bồi dưỡng về quản lý doanh nghiệp và trung cấp quản lý hành chính Kinh nghiệm làm việc Có từ 3đến 5 năm làm công việc tương tự . Kiến thức,kỹ năng cần thiết Có kiến thức tổng quát về thực hành máy móc cơ bản,về các thao tac máy móc dụng cụ và về phẩm chất của vật liệu . Nắm chắc nghiệp vụ quản lý kỹ thuật và tổ chức triển khai thực hiện kỹ thuật . Các kỹ năng máy tính cơ bản Biết ít nhất một ngoại ngữ Đọc và hiểu được sách nghiệp vụ kỹ thuật được giao. Yêu cầu về thể chất kỹ năng,điều kiện làm việc YÊU CẦU SỨC KHỎE :Đòi hỏi mức cố gắng về thể lực tương đối lớn để quan sát,quản lý công việc tại phân xưởng . ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC :Vừa thực hiện công việc ngồi tại bàn,vừa làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao,tiếng ồn và bụi . RỦI RO:Bệch tật tiềm tàng (bệch phổi …) 2.2. Tiến hành đánh giá thực hiện công việc . Đánh giá thực hiện công việc là một điếu rất quan trọng,bởi vì nó là cơ sở để khen thưởng,động viên hay kỷ luật và cũng là công cụ để trả lương công bằng Đánh giá thực hiện công việc tức là so sánh tình hình thực hiện công việc của người lao động với các tiêu chuẩn,yêu cầu đề ra .Do đó,để xây dựng hệ thống đánh giá một cách có hiệu quả và khoa học thì phải đảm các yêu cầu sau : -Hệ thống đánh giá phải phù hợp với mục tiêu quản lý và phản ánh được hệ thống các công việc đang thực hiện trong công ty . -Hệ thống đánh giá phải có khẳ năng phân biệt những người hoàn thành tốt công việc và những người không hoàn thành công việc . -Hệ thống đánh giá phải bảo đảm được sự nhất quán của kết quả đánh giá . -Hệ thống đánh giá phải được người lao động chấp nhận và ủng hộ . -Hệ thống đánh giá phải đơn giản,dễ hiểu,dễ sử dụng . Công tác đánh giá được tiến hành theo trình tự : bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu,sau đó tiến hành đối chiếu với bản phân tích công việc,và cuối cùng là thảo luận việc đánh giá này với người thực hiện công việc . Tùy thuộc vào mục tiêu của việc đánh giá,tùy thuộc vào đặc điểm của từng công việc mà áp dụng phương pháp đánh giá cho phù hợp .Thông thường sử dụng các phương pháp sau để đánh giá :phương pháp thang đo phù họa,phương pháp danh mục kiểm tra,ghi chép lại các sự kiện quan trọng,đánh giá bằng các thang điểm,các phương pháp so sánh,quản lý bằng mục tiêu . Tuy nhiên,để đánh giá thực hiện công việc một cách chính xác thì không chỉ xem người ta đạt được những gì mà còn phải xem họ đạt được trong hoàn cảnh nào,điều kiện như thế nào .Việc đánh giá cần quan tâm tới hiệu quả chứ không phải là so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra .Do vậy,cần phải bồi dưỡng kiến thức,kỹ năng,kỹ thuật đánh giá cho người đánh giá. 3. Các giải pháp khác. 3.1 Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật,trình độ quản lý của người lao động. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cố gắng thu hút lao động có trình độ tay nghề cao và một trong những biện pháp là chế độ trả lương bổng đãi ngộ . Công ty phải quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật của người lao động .Nhìn chung trình độ hiểu biết pháp luật ở tất cả các doanh nghiệp hiện nay chỉ ở mức trung bình,mà trong khi đó pháp luật lao động ở nước ta là cái gắn trực tiếp vào quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi người lao động .Do vậy, để khắc phục điều này,công ty phải khuyến khích người lao động tìn hiểu pháp luật lao động trong sách báo,các văn bản pháp quy,tổ chức các cuộc thi tìn hiểu về pháp luật lao động … Từ đó tạo cho người lao động thấy các sai để sửa chữa hoặc phát hiện kip thời những lỗi từ phía công ty,giúp công ty đưa ra các chính sách xử lý kịp thời . 3.2. Nâng cao chất lượng nguần nhân lực Khi nền kinh tế hiện nay đang có xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có thay đổi để có sự chuyển biến đó .Nhận thức rõ được điều này,công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội đang từng bước thực hiện bao gồm các vấn đề sau tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty,sử dụng thành thạo các sản phẩm công nghệ thông tin,máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất lao động . Đào tạo lại nâng cao tay nghề cho công nhân thông qua việc cử những đại diện công nhân ưu tú đi thăm quan học tập ở nơi có dây chuyền sản xuất hiện đại Bằng các hình thức đào tạo tập trung,tại chức,gửi đi đào tạo và mời các giảng viên về hướng dẫn trực tiếp tại công ty,công ty đang thúc đẩy mạnh quá trình chuẩn hóa lực lượng lao động,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức tiền lương Ngoài ra công ty cũng tiến hành nâng cao ý thức nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động .Đặc biệt công ty sản xuất theo dây chuyền là chủ yếu nên vấn đề này đặc biệt quan tâm chú ý . Bởi vì,tuy các công nhân thực hiện công việc độc lập nhưng từng công đoạn họ thực hiện lại có liên quan tới nhau .Do đó,nếu người công nhân không có ý thức kỷ luật tốt thì sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất của cả tổ,cả phân xưởng .Vì vậy,đối với từng công nhân phải tăng cường hơn nữa kỷ luật lao động,biến nó thành ý thức tự giác chấp hành của mỗi người .Trong quá trình theo dõi việc thực hiện kỷ luật nếu phát hiện vi phạm cần có biện pháp nhắc nhở và sử lý kịp thời,tránh hiện tượng tái phạm. 3.3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất Để chỉ đạo sản xuất tốt cần lên kế hoạch sản xuất cụ thể trong từng giai đoạn ở từng phân xưởng,tổ sản xuất . Sau khi có kế hoạch sản xuất cụ thể phải quản lý giám sát thời gian lao động của công nhân trong từng phân xưởng,tổ sản xuất để có kế hoạch cân đối số lượng công nhân đảm bảo tiết kiệm lao động sống. Ngoài ra,phải cải tiến cách quản lý,tổ chức trong mọi hoạt động sản xuất ở các phân xưởng,tổ sản xuất .Duy trì thường xuyên công tác báo cáo tiến độ sản xuất của các phân xưởng với phó giám đốc kỹ thuật sản xuất . KẾT LUẬN Tiền lương là một động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc,tìm tòi học hỏi,phát huy sức sáng tạo .Trong bất kỳ một hình thức doanh nghiệp nào,từ doanh nghiệp Nhà nước đến doanh nghiệp tư nhân công ty cổ phần …thì vấn đề tiền lương luân luân được quan tâm hàng đầu .Tiền lương là một vấn đề nhạy cảm và trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tiền lương được coi như một thước đo trình độ lao động cũng như tiềm lực kinh tế của một doanh nghiệp .Người lao động luân luân đem tiền lương làm chỉ tiêu đánh giá mức độ thành thạo của bản thân người người nhận lương .Tiền lương đối với người lao động được coi là nguồn thu nhập chủ yếu,do vậy nâng cao nguần thu nhập là mong muấn của người lao động và là nhiệm vụ của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nói như vậy không có nghĩa là nâng cao tiền lương bằng mọi giá,qua nghiên cứu ta thấy,việc nâng cao tiền lương phải tuân theo các nguyên tắc và chỉ khi nào việc nâng lương được thực hiện đúng theo những nguyền tắc này thì người lao động mới thực sự nâng cao được thu nhập . Là một công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội .Dưới sức ép của nền kinh tế thị trường công ty vẫn đứng vững và còn có những bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như tìm kiếm thị trường . Để có được thành quả đó là nhờ nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty . Thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội tôi đã cố gắng tìm hiểu cơ chế và hình thức trả lương trong công ty,từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương của công ty .Tuy nhiên do công ty đang trong quá trình chuyển đổi thêm nữa do thời gian còn hạn chế và khả năng trình độ có hạn nên chắc chắn các ý kiến trên còn nhiều sai sót,rất mong được sự đóng góp ý kiến của công ty,thầy cô và các bạn quan tâm. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS Tống Văn Đường và các cô chú trong phòng tổ chức tiền lương cũng như toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO “Giáo trình Kinh tế lao động” PGS.TS.Trần Xuân Cầu,PGS.TS. Mai Quốc Chánh:NXB Lao động xã hội “Giáo trình Quản trị nhân lực” PGS.TS. Phạm Đức Thành :NSB thống kê . Luận văn tốt nghiệp “ Hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty Dệt Kim Thăng long : Các quy chế tài liệu có liên quan của công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19-5 Hà Nội . Các văn bản quy định về chế độ tiền lương –bảo hiểm xã hội năm 2004 –NXB Lao động –xã hội MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36635.doc
Tài liệu liên quan