Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp

Cánh cửa hội nhập thế giới rộng mở sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với đó là những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH một thành viên nói riêng. Muốn đứng vững và phát triển được trong sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế mở cửa như hiện nay cần phải có năng lực cạnh tranh tốt. Công ty TNHH một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp là một doanh nghiệp Nhà Nước vừa hoạt động theo các nhiệm vụ của Nhà Nước vừa phải tự đảm bảo thu chi của mình để đảm bảo hoạt động cũng phải có lãi. Mặc dù qua gần 50 năm hoạt động, Công ty đã gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay đòi hỏi công ty phải có chính sách chiến lược phù hợp, đúng đắn nhất. Muốn vậy, một nhân tố hết sức quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là công tác tổ chức kế toán cho tốt. Bởi lẽ, kế toán là người cung cấp mọi thông tin cần thiết nhất cho nhà quản trị ra quyết định cho doanh nghiệp mình.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mục chi phí sửa chữa TSCĐ: Cuối tháng kế toán căn cứ vào biểu tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ xác định khoản chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh tại các phân xưởng. Cụ thể trong tháng 05 năm 2008 là 40.562.800đ. Số liệu này là căn cứ để kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp ghi một lần vào nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 6275 : 40.562.800 Có TK 2413 : 40.562.800 - Đối với khoản mục chi phí mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng chủ yếu là chi phí về tiền điện, còn chi phí tiền nước phục vụ sản xuất tại các phân xưởng do Công ty cung cấp. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào báo cáo sử dụng điện tương ứng với số kw điện trên công tơ điện của từng phân xưởng và giấy báo sử dụng điện của Sở điện lực Hà Tây để lập bảng phân bổ sử dụng điện cho từng bộ phận .Bảng 2-19: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG PHÂN BỔ VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng STT Đối tượng sử dụng Số lượng (kw) Đơn giá Thành tiền 1 TK 627-chi phí SXC 123.323 1123,56 138.561.334 - PX Đúc 18.194 1123,56 20.442.600 - PX Rèn dập 12.864 1123,56 14.453.476 ………….. ……… ………… TK 642- chi phí QLDN 10.776 1123,56 12.107.482 Cộng 134.099 150.668.816 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) Theo bảng phân bổ sử dụng điện toàn bộ chi phí tiền điện phục vụ cho hoạt động sản xuất chung tại các phân xưởng trong tháng là 138.561.334đ, số liệu trên bảng phân bổ sử dụng điện là căn cứ để kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp ghi một lần vào nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 6277 : 138.561.334 Có TK 331 : 138.561.334 - Đối với khoản mục chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền tại Công ty chủ yếu là chi tiếp khách, hội nghị... Định mức khoản chi phí này do phòng tổ chức hành chính quản lý, xét duyệt và cuối tháng luân chuyển chứng từ sang phòng tài vụ. Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán tổng hợp số liệu phát sinh trong tháng là 30.730.750đ và chi tiết cho từng phân xưởng, số liệu này là căn cứ để kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tổng hợp ghi một lần vào nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 6277 : 30.730.750 Có TK 111 : 30.730.750 Dựa vào số liệu chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế ở mỗi phân xưởng theo từng khoản mục, kế toán sẽ lập sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng. Bảng 2-20: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN 627 Phân xưởng: Đúc Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Stt TK đối ứng Tên TK Phát sinh Nợ Phát sinh Có 1 111 Tiền mặt 12.640.200 2 152 Nguyên vật liệu 37.451.919 3 153 Công cụ dụng cụ 4.842.900 4 214 Hao mòn TSCĐ 18.667.656 5 2413 Sửa chữa TSCĐ 7.210.600 6 331 Phải trả người bán 20.442.600 7 334 Phải trả công nhân viên 19.313.900 8 338 Phải trả, phải nộp khác 1.944.023 9 154 CPSX phát sinh 122.513.798 Cộng phát sinh 122.513.798 122.513.798 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) Sau đó vào cuối tháng, kế toán tập hợp CPSX sẽ lập bảng tổng hợp CPSXC toàn Công ty. Bảng số 2-21: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 05 năm 2008 Đơn vị:đồng Phân xưởng TK111 Tk152 Tk153 Tk214 Tk2413 Tk331 Tk334 Tk338 tổng cộng Đúc 12.640.200 37.451.919 4.842.900 18.667.656 7.210.600 20.442.600 19.313.900 1.944.023 122.513.798 Rèn dập 4.876.000 30.881.167 10.726.900 23.745.917 5.113.700 10.887.100 11.452.600 1.490.312 99.173.696 Cơ khí 1 3.251.000 27.765.000 100.349.000 46.285.956 5.396.100 17.664.300 25.267.500 3.177.316 229.156.172 Cơ khí 2 3.911.580 17.597.700 72.235.000 21.249.346 3.562.100 12.115.200 22.463.700 2.402.028 155.536.654 nhiệt mạ 3.523.670 20.356.000 12.520.100 23.574.509 6.158.263 71.149.234 12.240.900 1.664.806 151.187.482 lắp ráp và tổng kiểm 16.616.000 1.660.300 1.434.826 6.586.210 761.700 8.291.100 1.201.557 36.551.693 Cơ dụng 2.528.300 32.461.600 14.584.900 9.040.323 6.535.827 5.541.200 17.627.700 1.615.328 89.935.178 Cộng 30.730.750 183.129.386 216.919.100 143.998.533 40.562.800 138.561.334 116.657.400 13.495.370 884.054.673 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung thể hiện toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 05 năm 2008 là 884.054.673đ. Kế toán thực hiện bút toán kết chuyển vào cuối kỳ theo định khoản: Nợ TK 154: 884.054.673 Có TK 627 : 884.054.673 Số liệu trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp cho từng phân xưởng nhưng trong quá trình sản xuất CPSX chung phát sinh tại phân xưởng liên quan đến nhiều loại sản phẩm. Do đó, kế toán phải tiến hành phân bổ CPSX chung phát sinh tại phân xưởng cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể công thức phân bổ như sau: CPSXC của PX k phân bổ cho SPi = Tổng CPSXC phát sinh trong kỳ tại PXk x CPNCTT sản xuất sản phẩm i tại PX k CPNCTT phát sinh trong kỳ tại PX k CPSXC của SP i = Tổng CPSXC từng PX phân bổ cho Spi Căn cứ vào số liệu trên sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, kế toán lập bảng tính và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm . Bảng số2- 22: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng STT Đối tượng tập hợp PX Đúc PX Rèn dập … Cộng 1 Máy kéo 12CV 98.562.065 46.554.995 .. 412.419.450 2 Máy phay đất 18.548.300 12.520.039 .. 72.936.300 … …………….. ……….. ……….. .. ……… Cộng 122.513.798 99.173.696 .. 884.054.673 Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ chi phí sản xuất chung, toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh tại các phân xưởng phân bổ cho sản phẩm Máy kéo 12CV là 412.419.450đ. Kế toán thực hiện bút toán kết chuyển vào cuối kỳ. Căn cứ số liệu trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào sổ NKC. Bảng 2-23: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN TRÍCH NHẬT KÝ CHUNG Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Ngày GS C T Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu tài khoản Số phát sinh SH NT Nợ Có -Tiền lương phải trả NVQLPX x 627 334 116.657.400 116.657.400 - Các kkhoản trích trên tiền lương NVQLPX X 627 338 13.495.370 13.495.370 - NVL dùng cho SXC X 627 152 183.129.386 183.129.386 - Công cụ dụng cụ dùng cho SXC X 627 153 216.919.100 216.919.100 Khấu hao TSCĐ X 627 214 143.998.533 143.998.533 CP sửa chữa TSCĐ X 627 2413 40.562.800 40.562.800 CP dịch vụ mua ngoài X 627 331 138.561.334 138.561.334 CP bằng tiền khác X 627 111 30.730.750 30.730.750 Kết chuyển CP SXC X 627 154 884.054.673 884.054.673 Căn cứ vào số liệu trên sổ NKC kế toán lập sổ cái Tk 627 Bảng 2-24: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN SỔ CÁI Tk 627 CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Năm 2008 Đơn vị tính: đồng Ngày GS C T Diễn giải TragNKC TK Đối ứng Số phát sinh S N Nợ Có ……… Tiền lương phải trả NVQLPX 334 116.657.400 - Các kkhoản trích trên tiền lương NVQLPX 338 13.495.370 - Nguyên vật liệu dùng cho SXC 152 183.129.386 - Công cụ dụng cụ dùng cho SXC 153 216.919.100 Khấu hao TSCĐ 214 143.998.533 CP sửa chữa TSCĐ 2413 40.562.800 CP dịch vụ mua ngoài 331 138.561.334 CP bằng tiền khác 111 30.730.750 Kết chuyển CP SXC 154 884.054.673 …….. Cộng phát sinh XXX XXX (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) 2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty. Chi phí sản xuất toàn Công ty TNHH một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp được tập hợp riêng theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các khoản mục chi phí này cần được kết chuyển để tập hợp CPSX toàn Công ty và chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ. Trên cơ sở đó, kế toán sử dụng vào phục vụ việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ. Căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết, bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty. Bảng sồ:2-25 Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TỔNG HỢP CPSX TOÀN CÔNG TY Tháng 05 năm 2008 Đơn vị: Đồng PX Khoản mục Đúc Rèn dập Cơ khí 1 Cơ khí 2 Nhiệt mạ Lắp ráp và tổng kiểm Cơ dụng Tổng cộng CPNVLTT 381.282.793 460.150.023 401.113.000 351.026.500 354.032.021 14.824.100 1.962.428.437 - NVL chính 350.334.802 460.150.023 401.113.000 351.026.500 354.032.021 14.824.100 1.931.480.446 - NVL phụ 30.947.991 30.947.991 CPNCTT 57.419.930 61.491.320 74.459.400 68.585.400 30.205.500 36.165.200 24.713.790 350.040.540 - Lương 50.232.230 55.426.320 66.993.500 60.782.400 26.184.500 31.778.300 21.211.890 312.142.040 - Khoản trích theo lương 7.187.700 6.065.000 7.933.000 7.803.000 4.021.000 4.386.900 3.501.900 40.898.500 CPSXC 122.513.798 99.173.696 229.156.172 155.536.654 751.187.482 36.551.693 89.935.178 884.054.673 - Lương NVPX 19.313.900 11.452.600 25.267.500 22.463.700 12.240.900 8.291.100 17.627.700 116.657.400 - Khoản trích theo lương 1.944.023 1.490.312 3.177.316 2.402.028 1.664.806 1.201.557 1.615.328 13.459.370 - NVL 37.451.919 30.881.167 27.765.000 17.597.700 20.356.000 16.616.000 32.461.600 183.129.386 - CCDC 4.842.900 10.726.900 100.349.000 72.235.000 12.520.100 1.660.300 14.584.900 216.919.100 - Khấu hao 18.667.656 23.745.917 46.285.956 21.249.346 23.574.509 1.434.826 9.040.323 143.998.533 - Sửa chữa lớn 7.210.600 5.113.700 5.396.100 3.562.100 6.158.263 6.586.210 6.535.827 40.562.800 -DV mua ngoài 20.442.600 10.887.100 17.664.300 12.115.200 71.149.234 761.700 5.541.200 138.561.334 - CP bằng tiền khác 12.640.200 4.876.000 3.251.000 3.911.580 3.523.670 2.528.300 30.730.750 TỔNG 561.216.521 620.815.039 704.728.572 575.148.554 181.392.982 426.748.914 129.473.068 3.199.523.650 Các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ, kế toán tổng hợp trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty. Cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán kết chuyển sang bên Nợ TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và ghi một lần vào NKC theo định khoản: Nợ TK 154 : 3.199.523.650 Có TK 621 : 1.962.428.437 Có TK 622 : 353.040.540 Có TK 627 : 884.054.673 Sau đó căn cứ vào bảng phân bổ NVL công cụ dụng cu, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội và bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng sản phẩm Bảng 2-26: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Sản phẩm: Máy kéo 12CV Tháng 05 năm 2008 Khoản mục Phân xưởng Đúc Phân xưởng Rèn dập .. Tổng cộng CPNVLTT 155.582.314 121.093.133 .. 623.867.274 CPNCTT 46.194.200 28.865.800 .. 201.162.035 CPSXC 98.562.065 46.554.995 .. 412.419.450 Cộng 300.338.579 196.513.928 .. 1.237.448.756 2.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm hoàn thành. 2.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản phẩm định mức. Cuối tháng, nhân viên thống kê phân xưởng kiểm kê số lượng chi tiết sản phẩm dở dang gửi lên cho phòng sản xuất. Phòng sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng xác nhận số lượng chi tiết dở dang sau đó luân chuyển chứng từ cho phòng tài vụ. Kế toán căn cứ vào các bảng tập hợp ở các phân xưởng gửi lên và các chi phí định mức để tính ra trị giá của số chi tiết dở dang cuối kỳ theo các khoản mục: CP NVLTT, CP NCTT, CPSXC. Cụ thể, cách xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tại Công ty như sau: CPNVLTT =Chi phí định mức NVL x Số lượng chi tiết SP dở dang CPNCTT = Chi phí định mức tiền lương x Số lượng chi tiết SPdở dang x % Mức độ hoàn thành CPSXC = CP NCTT x 1 Căn cứ vào số lượng chi tiết làm dở ở từng phân xưởng và chi phí định mức của từng chi tiết, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản phẩm làm dở theo phân xưởng và bảng tổng hợp chi phí sản phẩm làm dở theo từng loại sản phẩm. Khoản mục chi phí NVL trực tiếp tính theo mức độ hoàn thành 100% còn khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tính theo mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng, khoản mục CPSX chung được tính bằng chi phí nhân công trực tiếp. Bảng số2- 27: Bộ Công Nghiệp Công ty MK & MNN BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ ( Theo phân xưởng) Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Đối tượng sử dụng Số lượng TK 621- chi phíNVLTT TK 622- chi phí NCTT TK 627- chi phí SXC Cộng Định mức Thành tiền Định mức Thành tiền 1. PX Đúc 619.582.375 191.117.865 191.117.865 1.001.818.105 MK 12CV 80 2.200.000 176.000.000 950.000 38.000.000 38.000.000 252.000.000 ........ … ………. ………. ……… ………. ………. ……… 2. PX Rèn dập 503.214.375 162.523.086 162.523.086 828.260.547 MK 12CV 90 2.200.000 198.000.000 975.000 86.400.000 86.400.000 370.800.000 …….. … ………. ............ ………. ……… ……….. ……….. Cộng 4.138.779.100 975.009.865 975.009.865 6.088.798.830 Trong tháng 05 năm 2008, số lượng chi tiết sản phẩm máy kéo 12CV còn dở ở phân xưởng đúc là 80 (chi tiết), mức độ hoàn thành là 50%. Phân xưởng rèn dập còn dở 90 (chi tiết), mức độ hoàn thành 40%. CPSX của chi tiết sản phẩm làm dở cuối tháng tại phân xưởng Đúc: - Chi phí NVLTT = 80 x 2.200.000 = 176.000.000đ - Chi phí NCTT = 80 x 950.000 x 50% = 38.000.000đ - Chi phí SXC = 38.000.000đ CPSX của chi tiết sản phẩm làm dở cuối tháng ở phân xưởng Rèn dập: - Chi phí NVLTT = 90 x 2.200.000 = 198.000.000đ - Chi phí NCTT = 90 x 975.000 x 40% = 35.100.000đ - Chi phí SXC = 35.100.000đ Bảng 2-28: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ (Theo sản phẩm) Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Tên sản phẩm TK 621 TK 622 TK 627 Cộng Máy kéo 12CV 2.713.185.312 428.171.261 428.171.261 3.569.527.8340 Máy phay đất 251.009.625 92.989.250 92.989.250 436.988.125 ………. ………. ………… ………... ……… Cộng 4.138.779.100 975.009.865 975.009.865 6.088.789.830 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) 2.2.2 Kế toán tính giá sản phẩm hoàn thành tại Công ty Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính giá theo phương pháp giản đơn. Cụ thể công thức tính như sau: Tổng giá thành sản xuất thực tế = Gía trị SPDD đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Gía trị SPDD cuối kỳ Gía thành đơn vị sản phẩm hoàn thành = Tổng giá thành sản xuất thực tế Khối lượng sản phẩm hoàn thành Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản phẩm làm dở dang cuối kỳ trước, bảng tổng hợp CPSX và bảng tổng hợp chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, kế toán lập bảng tính giá thành. Bảng 2- 29: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Sản phẩm :MK12 CV Số lượng: 150 máy Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Khoản mục Giá trị SPDD đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị CP NVLTT 2.439.689.832 623.867.274 2.713.185.312 350.371.794 2.335.812 CP NCTT 377.265.811 201.162.035 428.171.261 150.256.585 1.001.711 CP SXC 377.265.811 412.419.450 428.171.261 361.514.000 2.410.093 Cộng 3.194.221.454 1.237.448.756 3.569.527.834 862.142.379 5.747.616 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) Sau đó, căn cứ vào giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng phân xưởng và từng loại sản phẩm, kế toán lập sổ chi tiết TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo phân xưởng và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo sản phẩm. Bảng 2- 30: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SXKDDD Phân xưởng : Đúc Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK Đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Dư đầu kỳ 1.008.594.500 Số phát sinh trong kỳ - Chi phí NVLTT 621 381.282.793 - Chi phí NCTT 622 57.419.930 - Chi phí SXC 627 122.513.798 - Nhập kho thành phẩm 155 659.383.478 Cộng phát sinh 561.216.521 659.343.478 Dư cuối kỳ 910.427.543 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) Cuối tháng kế toán thực hiện tính giá thành cho các sản phẩm hoàn thành khác giống như sp Máy kéo 12CV, dựa trên cơ sở số lượng từng loại sản phẩm hoàn thành nhập kho do phòng sản xuất cung cấp. Tổng giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ này là 2.071.213.984đ, kế toán thực hiện ghi một lần vào NKC theo định khoản: Nợ TK 155 : 2.071.213.984 Có TK 154 : 2.071.213.984 Số liệu trên sổ NKC là căn cứ để ghi vào sổ cái TK154- "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Bảng 2- 31: Bộ Công Nghiệp Công ty TNHH một thành viên MK & MNN SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154 Tháng 05 năm 2008 Đơn vị tính: đồng Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải Tr NKC TK ĐƯ Số phát sinh SH NT NỢ CÓ Dư đầu kỳ 5.685.489.540 - Kết chuyển CPNVLTT 621 1.962.428.437 - Kết chuyển CPNCTT 622 353.040.540 - Kết chuyển CPSXC 627 884.054.673 - Nhập kho thành phẩm 155 2.071.213.984 Cộng phát sinh 3.199.523.650 2.071.213.984 Dư cuối kỳ 6.813.799.206 (Nguồn tài liệu từ phòng tài vụ Công ty) CHƯƠNG III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MÁY KÉO VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP 3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên Máy kéo & Máy nông nghiệp. 3.1.1 Ưu điểm. Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp với hoạt động chủ yếu là sản xuất các loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Do nhận thức rõ vai trò của thông tin kế toán trong nền kinh tế thị trường , đặc biệt các thông tin liên quan đến phần hành chí phí sản xuất và tính giá thành nên lãnh đạo công ty đã không ngừng quan tâm đến việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và phần hành chi phí, giá thành nói riêng. Bộ máy kế toán được tổ chức tập trung, quản lý đến tận phân xưởng. Bộ phận nhân viên thống kê tại các phân xưởng có liên hệ mật thiết với phòng kế toán và hộ trợ rất nhiều trong việc theo dõi chi tiết tại phân xưởng. Doanh nghiệp đã sớm ứng dụng công nghệ thông tin trong các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán. Hệ thống máy vi tính đã được đưa vào sử dụng cho công tác kế toán từ rất sớm. Hệ thống này gồm máy tính tại các phân xưởng và ở phòng kế toán, mỗi nhân viên đều có một máy tính. Tất cả các máy tính đều được nối mạng nội bộ và mạng internet Hiện nay, việc tổ chức công tác kế toán chi phí và giá thành của nhà máy tuân thủ theo đúng những quy định của chế độ kế toán tài chính đối với doanh nghiệp cũng như các quy định của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp – Bộ Công nghiệp. Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản ,sổ sách khá đầy đủ và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty. Hệ thống tài khoản đã mở chi tiết cho phép theo dõi đến từng phân xưởng, sản phẩm ví dụ như TK 622 - Chi phí NC TT - Phân xưởng đúc - sản phẩm MK 12CV . Hệ thống sổ chi tiết cũng được lập chi tiết theo từng phân xưởng và sản phẩm. Các chứng từ đều được lập và luân chuyển, được sắp xếp khoa học, được bảo quản và lưu trữ theo đúng quy định tạo được sự kết nối các phần hành kế toán. Tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của công ty về quy mô sản xuất, trình độ quản lý, trình độ kế toán viên Đội ngũ nhân viên kế toán phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều nhiệt tình, năng động và được đào tạo bài bản, có chuyên môn vững vàng, thường xuyên được cập nhật các quy định, chế độ mới được ban hành về quá trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điều này đã giúp công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty thực hiện khá tốt và đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất tại đơn vị. Hiện công ty đang tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng tháng và tính giá thành cho từng sản phẩm. Với cách tổ chức kế toán như vậy cho phép công ty có thể so sánh giá thành giữa các tháng của từng sản phẩm, để có thể nhận thấy những biến động bất thường nếu có. Từ đó kế toán cần xác định những nguyên nhân để có những điều chỉnh kịp thời nếu như cần thiết. Nhìn chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp là hợp lý và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Chi phí sản xuất được tập hợp trên ba khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tạo điều kiện cho kế toán có thể phân định, theo dõi và đối chiếu số liệu về chi phí phát sinh một cách thuận tiện, chính xác và kịp thời. - Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phương pháp quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khá chặt chẽ và hợp lý.Các sản phẩm đều có định mức về vật tư và việc xuất nguyên vật liệu đều căn cứ vào định mức, kế hoạch sản xuất. Như vậy sẽ giúp nhà máy tiết kiệm vật tư, tạo hiệu quả trong quá trình sản xuất. Đồng thời các phiếu xuất kho được lập cho các phân xưởng và chi tiết cho từng sản phẩm điều đó đã giúp việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu được dễ dàng và chính xác hơn. Từ đó dễ dàng xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm. - Với chi phí nhân công trực tiếp: Hiện công ty đang thực hiện việc trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất điều này là rất hợp lý, tạo động lực cho công nhân cố gắng nâng cao hiệu quả năng suất lao động của mình. Vì công nhân sản xuất càng nhiều chi tiết, sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng chắc chắn tiền lương sẽ cao. Bên cạnh đó, công ty có xây dựng các bảng định mức tiền lương đối với các sản phẩm khác nhau. Các bảng định mức tiền lương rất rõ ràng, cụ thể cho từng chi tiết sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tính ra tiền lương cho công nhân sản xuất vào cuối tháng. Từ đó giúp cho kế toán chi phí sản xuất có thể tập hợp chi phí nhân công một cách nhanh chóng chính xác. - Với chi phí sản xuất chung: Công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung theo đúng quy định của chế độ. Chi phí sản xuất chung được tập hợp trên bảy khoản mục: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL phục vụ sản xuất chung tại các phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí sản sửa chữa TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Với việc phân chia theo các khoản mục chi phí như vậy giúp kế toán chi phí sản xuất dễ dàng trong quá trình tập hợp chi phí cũng như là ghi chép vào sổ sách kế toán. 3.1.2 Nhược điểm. Bên cạnh những ưu điểm đạt được như trên thì việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vẫn còn một số những nhược điểm sau: Thứ nhất , do nhà máy áp dụng phần mềm kế toán của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp nên chưa thực sự đáp ứng hết yêu cầu của công tác tổ chức kế toán tại đơn vị. Đặc biệt đối với phần hành chi phí và giá thành hầu như phần mềm không hỗ trợ được nhiều. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành đều thông qua excel. Còn đối với các phần hành khác phần mềm kế toán chỉ hỗ trợ trong việc cập nhật các chứng từ phát sinh trong khi việc lập các sổ sách, báo cáo kế toán vẫn phải thực hiện thông qua excel. Chính vì vậy sẽ mất thời gian cho kế toán viên trong quá trình tập hợp số liệu để lập các báo cáo. Thứ hai, hiện nay công ty đang áp dụng việc ghi sổ theo hình thức nhật ký chung nhưng việc ghi sổ nhật ký thay vì ghi theo từng nghiệp vụ phát sinh kế toán đã tổng hợp số liệu để ghi một lần trong sổ vào cuối kỳ. Mỗi tài khoản sẽ được tập hợp riêng trên một trang sổ nhật ký chung. Như vậy sẽ không đảm bảo ý nghĩa của sổ nhật ký chung là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng thời điểm cụ thể. Đặc biệt đối với việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, với việc ghi sổ NKC như hiện nay sổ sẽ không theo dõi chi tiết được số lượng bao nhiêu nguyên vật liệu xuất cho phân xưởng nào trong một ngày cụ thể. Như vậy mẫu sổ NKC đều không giống với quy định của chế độ. Thứ ba, hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp giá hạch toán để theo dõi nguyên vật liệu xuất kho. Phương pháp này tuy đơn giản, thuận tiện với một đơn vị có khối lượng xuất kho thường xuyên như công ty . Tuy nhiên giá hạch toán đã được quy định từ lâu không thay đổi theo xu hướng thị trường nên trị giá NVL xuất kho sẽ không được phản ánh đúng mặc dù có thực hiện điểu chỉnh vào cuối tháng theo hệ số giá. Thứ tư, hiện công ty đang tiến hành trích khâu hao tài sản cố định theo quy định riêng đó là đầu mỗi niên độ công ty đăng ký với cục quản lý vốn về mức khấu hao cho cả năm, sau đó phân bổ cho 12 tháng. Như vậy, số khấu hao sẽ không chính xác. Vì các TSCĐ mới mua trong năm sẽ không được trích khấu hao cũng như những TSCĐ thanh lý nhượng bán vẫn tiến hành trích khấu hao. Mặt khác, đơn vị không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất do vậy vào các kỳ có phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ chi phí sẽ cao hơn do phải gánh chịu toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ so với các kỳ khác. Thứ năm, hiện công ty đang tính giá thành sản phẩm theo phương pháp đơn giản. Phương pháp này không phản ánh chính xác giá thành đơn vị sản phẩm do các sản phẩm của công ty được thực hiện qua nhiều giai đoạn, qua nhiều phân xưởng nhưng đơn vị không xác định được giá trị sản phẩm dở dang tại từng phân xưởng. Từ đó không thể xác định chính xác giá thành đơn vị sản phẩm cũng như không thể xác định được giá thành đơn vị của bán thành phẩm. Gây khó khăn trong việc xác định giá bán của các sản phẩm và các chi tiết. Đồng thời thông tin kế toán cung cấp chưa thực sự hữu ích trong quá trình ra quyết định của ban giám đốc. Thứ sáu, với quy mô sản xuất tương đối lớn như Công ty thì kế toán quản trị có vai trò rất lớn.Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán quan trọng không kém so với kế toán tài chính trong quá trình đưa ra thông tin tài chính. Các báo cáo kế toán quản trị giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có thể hiểu rõ được tình hình tài chính thực sự của công ty mình để đưa ra các quyết định phù hợp. Trong kế toán quản trị thì kế toán quản trị chi phí là một trong những phần quan trọng nhất. Kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp các thông tin về chi phí, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định trong nội bộ tổ chức. Tuy nhiên, hiện nay kế toán quản trị ở công ty vẫn chưa được chú trọng, công tác lập báo cáo kế toán hàng quý chỉ là những báo cáo tài chính thông thường theo quy định của chế độ kế toán. Công ty không tiến hành lập các báo cáo kế toán quản trị đồng thời việc phân loại việc phân loại chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chỉ dừng lại ở việc phân chia chi phí thành các khoản mục chi phí trong kế toán tài chính để phục vụ công tác tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.2 Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác kế toán nói riêng. Thông tin đưa ra từ hoạt động kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những thông tin chính xác định giá vốn hàng bán từ đó xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác này càng được thực hiện một cách khoa học và chính xác thì kết quả hoạt động kinh càng chính xác. Điều đó giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn là một công cụ hữu hiệu để đưa ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đem lại hiệu quả hoạt động ngày càng cao cho doanh nghiệp. Vì vậy rất cần thiết để được cung cấp các thông tin chính xác để các nhà quản lý quyết định những biện pháp tiết kiệm hợp lý. Vì vậy việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là rất cần thiết. Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho công tác kế toán được thuận lợi hơn, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn nhằm giảm nhẹ công việc của các kế toán phụ trách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn giúp cho đơn vị khắc phục được các điểm còn hạn chế trong công tác kế toán của đơn vị, giúp cho việc tính giá thành được thực hiện đầy đủ và chính xác. Khi đó sẽ đảm bảo cung cấp các thông tin quan trọng và hữu ích cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định phù hợp giúp thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. 3.3 Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 3.3.1 Các yêu cầu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn phải được quan tâm để đảm bảo các thông tin cung cấp cho nhà quản lý là chính xác và kịp thời. Để hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành phải được đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác. Do đó, để hoàn thiện cần đáp ứng những yêu cầu sau: - Các chứng từ liên quan đến phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành phải phản ánh đúng,chính xác những khoản chi phí thực tế phát sinh, được lập theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ phải nhanh chóng, hợp lý, kịp thời đảm bảo cho kế toán có thể phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo tính pháp lý. - Để hoàn thiện cũng cần phải có trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại , phù hợp với những giải pháp đưa ra để đảm bảo khắc phục được những hạn chế trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở từng đơn vị. - Một yếu tố quan trọng nữa cũng cần phải đáp ứng đó là công ty phải xây dựng được môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động sáng tạo, thường xuyên có những khoá đào tạo ngắn nhằm giúp đội ngũ nhân viên kế toán tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời những thay đổi trong chế độ kế toán. 3.3.2 Những nguyên tắc Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất nói chung và Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp nói riêng. Chi phí sản xuất là các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và là nhân tố quyết định tới lợi nhuận của hoạt động kinh doanh do vậy hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng chi phí của đơn vị và từ đó có các quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải trên cơ sở tôn trọng và tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và những văn bản chế độ mà Nhà nước đã ban hành về công tác kế toán. Vì kế toán không những chỉ là công cụ quản lý của mỗi Công ty mà còn là công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước. Hiện nay bộ tài chính đã ban hành quyết định số 15, quy định thống nhất về chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế khác nhau. Chính vì vậy, công tác sửa chữa, hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá sản phẩm phải được thực hiện trên cơ sở quy định này cùng các chuẩn mực, nguyên tắc của Nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện phải tham khảo các thông lệ quốc tế, Chuẩn mực kế toán quốc tế để có hướng hoàn thiện tối ưu nhất Các biện pháp hoàn thiện cũng cần đảm bảo công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời, nhằm mục đích phục vụ cho các nhà quản lý của công ty trong việc điều hành và đưa ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của công ty. Đồng thời cần đảm bảo những số liệu thu được từ công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải là những thông tin chính xác đáng tin cậy làm cơ sở lập các báo cáo tài chính của công ty. Việc biện pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phải vừa đảm bảo sự tin cậy, trung thực và đúng đắn của số liệu nhưng phải trên cơ sở hiệu quả của bộ máy kế toán. Hoàn thiện trên cơ sở làm cho bộ máy kế toán tinh giảm gọn nhẹ, trách nhiệm làm việc cao hơn, năng lực hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính khả thi có thể thực hiện được, tức là phải phù hợp với đặc điểm tổ chức, quy mô, trình độ, năng lực đội ngũ kế toán, tình trạng trang thiết bị máy móc của Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệ vào thời điểm hiện tại. Có như vậy, các biện pháp hoàn thiện mới có cơ sở để thực hiện được, có hiệu quả trong thực tiễn, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho công ty. Trong quá trình hoàn thiện phải đạt ra các mục tiêu cụ thể để sau khi hoàn thiện có thể đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý doanh nghiệp, giúp cung cấp thông tin cần thiết và phù hợp cho Ban giám đốc đưa ra các quyết định chính xác. Việc hoàn thiện phải được thực hiện trên cả hai mặt là nội dung và phương pháp hạch toán sao cho nội dung hoàn thiện dễ hiểu, dễ vận dụng và tạo điều kiện ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Trong quá trình hoàn thiện phải so sánh giữa lợi ích thu được sau khi hoàn thiện và chi phí bỏ ra để hoàn thiện từ đó tạo ra hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện. 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 3.3.1 Hoàn thiện về hình thức kế toán Hiện công ty đang áp dụng một phần mềm kế toán của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp nhưng thực sự chưa phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để cập nhập thông tin được nhanh chóng, kịp thời và chính xác, đồng thời giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, Công ty nên lắp đặt phần mềm kế toán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm kế toán để công ty có thể lựa chọn như: Fast Acounting, Effect, Misa…Hoặc công ty có thể thuê các đơn vị chuyên thiết kế phần mềm kế toán nghiên cứu và xây dựng một phần mềm phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất của nhà máy. Mặt khác, công ty đang áp dụng hình thức NKC để tổ chức công tác kế toán. Hình thức này khá phù hợp với công ty, tuy nhiên mẫu sổ NKC không giống với chế độ quy định. Vì thế công tác kế toán chưa thực sự hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó em xin đề xuất công ty nên thay đổi cách tổ chức sổ NKC phù hợp với quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó sổ NKC sẽ được mở để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh quan hệ đối ứng tài khoản Bảng 3-1: Mẫu sổ NKC theo quyết định 15/2006-QĐ-BTC Đơn vị: …. Địa chỉ: ….. Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng…năm…. Đơn vị tính:… 3.3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hiện nay công ty đang xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá hạch toán. Tuy phương pháp này đơn giản, thuận tiện nhưng giá trị NVL xuất kho không được phản ánh chính xác. Do giá hạch toán được công ty quy định cho cả năm và chỉ được thay đổi khi bắt đầu niên độ mới. Nên giá trị xuất kho sau khi được điều chỉnh theo hệ số giá cũng chỉ mang tính tương đối. Mặt khác hệ số giá chỉ tính được sau khi có đầy đủ thông tin nhập xuất của tháng hiện thời nên công việc sẽ bị dồn vào cuối tháng. Do đó, để việc hạch toán chi phí nguyên, vật liệu được chính xác,kịp thời doanh nghiệp nên xem xét và sửa đổi lại phương pháp tính giá xuất kho của nguyên, vật liệu. Doanh nghiệp nên áp dụng giá bình quân sau mỗi lần nhập vì phương pháp này tương đối chính xác do phạm vi bình quân là nhỏ nhất, phương pháp này có nhược điểm là phải tính toán nhiều. Tuy nhiên hiện công ty đang sử dụng phần mềm kế toán có cho phép cập nhập số nguyên vật liệu xuất ra hàng ngày nên công việc tính toán sẽ được phần mềm tự động thực hiện theo chương trình khi đó công việc tính giá gặp nhiều thuận lợi mà đảm bảo chính xác. Theo phương pháp này sau mỗi lần biến động nguyên, vật liệu do nhập kho kế toán phải tính lại giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập để làm căn cứ xác định giá xuất kho nguyên, vật liệu của lần xuất tới. Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập có công thức như sau: Giá đơn vị bình quân sau lần nhập i Giá trị NVL tồn lần i- 1 + Giá trị NVL nhập lần i Số lượng NVL tồn lần i- 1 + Số lượng NVL nhập lần i = Giá đơn vị bình quân sau lần nhập i Số lượng vật tư xuất kho Giá thực tế vật tư xuất kho = X 3.3.3 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung. Hiện nay, số khấu hao 12 tháng trong một năm của công ty là như nhau và đã được xác định từ trước. Nhận thấy quy định trích khấu hao của công ty tuy giúp giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán TSCĐ nhưng số khấu hao trích như vậy không phản ánh số khâu hao thực tế trong tháng. Và vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất chung không chính xác, nên việc tính giá thành vì thế cũng không chính xác. Xuất phát từ thực tế đó em đề xuất công ty nên tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng trên cơ sở nguyên tắc tròn ngày, tròn tháng. Số khấu hao sẽ được tính cụ thể cho từng tháng căn cứ vào tình hình biến động tăng giảm TSCĐ của tháng. Theo đó số khấu hao phải trích trong tháng được xác định theo công thức sau: Mức KH Nguyên giá TSCĐ bq = = Nguyên giá x tỷ lệ KH bq 1năm Số năm sử dụng Mức KH Mức KH TSCĐ bq năm TSCĐ bq = 1tháng 12 Mức KH phải trích của tháng T = Mức KH phải trích của Tháng (T-1) + Mức KH tăng trong tháng T - Mức KH giảm trong tháng T Mức KH Mức KHbq tháng của TS tăng thángT số ngày tính tăng trong = x KH cho TS tháng T Số ngày trong tháng T tăng thág T Mức KH Mức KHbq tháng của TS giảm thángT số ngày thôi giảm trong = x tính KH cho tháng T Số ngày trong tháng T TS giảm thág T Nếu tháng trước có biến động tăng hoặc giảm TSCĐ thì cần phải điều chỉnh tăng thêm hoặc giảm bớt số KH TSCĐ cho tròn tháng. Mức KH phải tính thêm trong thág T Mức KHbq tháng của TS tăng thángT-1 số ngày số ngày đã = x( trong - tính KH ) Số ngày trong tháng T-1 thángT-1 tháng T-1 Mức KH phải giảm trừ trong thág T Mức KHbq tháng của TS giảm thángT-1 số ngày số ngày thôi = x( trong - tính KH ) Số ngày trong tháng T-1 thángT-1 tháng T-1 Theo phương pháp này số khấu hao trong tháng 5 phải được xác định lại. Vì tại ngày 10 tháng 5 công ty có mua mới một máy dập trị giá 225 tr, thời gian sử dụng 12 năm. Mức KH Bq 1 tháng của máy dập = 225.000.000 = 1.562.500đ 12 x 12 Như vậy, Số KH tăng trong thág 5 = 1.562.500 x 22 =1.108.870đ 31 Giả sử số khấu hao phải trích trong tháng 4 tại bộ phận phân xưởng đúng bằng số khấu hao phải trích hàng tháng là 143.998.533đ, trong tháng tư không có biến động tăng giảm TSCĐ. Số KH phải trích trong tháng 5 = 143.998.533 + 1.108.870 = 145.107.403đ Mặt khác, hiện công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Đơn vị nên căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ để tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để xác định chi phí phải trích trước hàng tháng, kế toán lấy tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch chia cho số tháng hạch toán, hàng tháng căn cứ vào mức chi phí phải tiến hành trích trước kế toán thực hiện bút toán: Nợ TK 627, 641, 642 Chi phí sửa chữa lớn trích trước Có TK 335 Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kế toán ghi như sau: Nợ TK 335: Số chi phí sửa chữa TSCĐ đã trích trước Nợ ( có) TK 627, 641, 642: Số trích thiếu(thừa) Có TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh Ví dụ: Trong tháng 05 năm 2008 chi phí sửa chữa lớn phát sinh tại các phân xưởng là 40.562.800đ trong đó chi phí sửa chữa lớn là 33.415.300đ. Nếu đầu năm công ty có xây dựng kế hoạch sửa chữa lớn đến tháng 05 hoàn thành và tiến hành trích trước hàng tháng 6.000.000đ thì đến tháng 05 khi công việc hoàn thành kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 335 : 24.000.000 Nợ TK 6275: 9.415.300 Có TK 2413: 33.415.300 3.3.4 Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm. Hiện công ty đang sử dụng phương pháp đơn giản để xác định giá thành đơn vị sản phẩm . Nhưng phương pháp này không phù hợp với một đơn vị có các sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại được thực hiện tại từng phân xưởng và bán thành phẩm ở từng phân xưởng có xuất bán ra ngoài như công ty. Vì vậy em xin đề xuất công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm. Tuy phương pháp tính toán phức tạp nhưng trong thời gian sắp tời công ty nên tiền hành cài đặt phần mềm hỗ trợ thực hiện việc tính giá theo phương pháp này.Theo đó kế toán tính giá thành phải căn cứ vào CPSX được tập hợp cho từng phân xưởng để tính giá thành đơn vị bán thành phẩm của phân xưởng đó và kết chuyển sang phân xưởng tiếp theo một cách liên tục, cứ như thế cho đến khi tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng lắp rắp. Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương án này được khái quát như sau: Giá thành bán thành phẩm PX 1 = Chi phí nguyên, vật liệu chính + Chi phí SX khác tại PX1 - Giá trị bán thành phẩm dở dang PX1 Giá thành bán thành phẩm PX2 ……………… = Giá thành bán thành phẩm hoàn thành PX1 + Chi phí SX khác tại PX 2 - Giá trị bán thành phẩm dở dang PX2 Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá thành bán thành phẩm hoàn thành PX(n – 1) + Chi phí SX khác tại PX lắp rắp - Giá trị bán thành phẩm dở dang tại PX lắp rắp Tuy nhiên với đặc điểm sản xuất máy tại công ty là mỗi sản phẩm được lắp rắp từ nhiều chi tiết khác, các chi tiết này được sản xuất qua nhiều giai đoạn với quy trình khác nhau. ví dụ như quy trình sản xuất bánh răng của máy kéo 12CV tại công ty như sau: Thép tròn Cắt phôi Rèn bánh răng Gia công Bánh răng Nhiệt luyện Nhập kho tổng kiểm và Lắp ráp Phòg SX Phòg SX PX rèn dập PX cơ khí1 PX nhiệt mạ PX lắp ráp và tổng kiêmr Như vậy, mỗi chi tiết sẽ được tính giá thành theo phương pháp phân bước qua từng phân xưởng và cuối mỗi tháng kế toán sẽ xác định được giá thành đơn vị từng chi tiết hoàn thành. Căn cứ vào giá thành của từng chi tiết, kế toán xác định giá thành của một sản phẩm hoàn thành. 3.3.5 Về công tác kế toán quản trị. Kế toán quản trị chi phí sản xuất là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Thông tin do kế toán quản trị đưa ra là những thông tin chi tiết, không chỉ là những thông tin trong quá khứ, thông tin thực hiện mà còn chứa đựng trong đó cả những thông tin dự báo về tương lai. Kế toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp được thể hiện ở tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch dự toán đến việc thực hiện, kiểm tra giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, chính xác. Tại Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp hiện nay kế toán quản trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức mà chỉ chú trọng đến kế toán tài chính, điều đó làm cho các quyết định đưa ra của các nhà quản lý công ty đôi khi chưa được chính xác. Do đó, công ty nên chú trọng đến công tác kế toán quản trị và đặc biệt là đối với kế toán quản trị chi phí giá thành. Kế toán quản trị chi phí giá thành là một hệ thống kế toán nhằm cung cấp các thông tin về chi phí làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định trong nội bộ công ty nhằm giảm được chi phí, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Như vậy, muốn cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý thì công ty cần phải quan tâm đến kế toán quản trị chi phí giá thành hơn nữa và coi đó là một bộ phận quan trọng song song với bộ phận kế toán tài chính. Công việc đầu tiên phải làm là công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng nhân viên kế toán quản trị, và sau đó xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, dựa trên mục tiêu hoạt động của công ty và phải đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động. Bên cạnh các cách phân loại chi phí như trong kế toán tài chính thì trong kế toán quản trị chi phí sẽ được phân loại thành biến phí và định phí. Phần chênh lệch giữa biến phí và định phí được gọi là số dư đảm phí. Bằng cách phân loại như thế này giúp công ty có thể thấy được mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận và đưa ra các quyết định phù hợp. Hơn nữa phân loại chi phí theo biến phí và định phí để xác định được độ lớn đòn bẩy kinh doanh, từ đó công ty có thể lựa chọn độ lớn của đòn bẩy kinh doanh bởi vì nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì lợi nhuận càng cao nhưng đi liền với rủi ro lớn. Khi thực hiện kế toán quản trị thì công ty nên tổ chức lập các báo cáo quản trị chi phí giá thành phù hợp tuỳ theo yêu cầu của quản lý như: Báo cáo giá thành sản phẩm, báo cáo kết quả kinh doanh của toàn công ty hay chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng phân xưởng theo cách ứng xử của phí Công ty có thể lập Báo cáo kết quả kinh doanh toàn công ty và chi tiết cho từng phân xưởng trong kế toán quản trị theo mẫu sau: Bảng 3-2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Quý:…năm…. Đơn vị tính:…… Chỉ tiêu Toàn công ty PX đúc PX rèn dập …… 1. Doanh thu 2. Chi phí biến đổi - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phí NC trực tiếp - Chi phí khả biến khác 3. Số dư đảm phí 4. CP bất biến thuộc tính 5. Số dư bộ phận 6. Chi phí bất biến chung 7. Lợi nhuận thuần Ngoài ra, cần lập các báo cáo chi tiết các chi phí bao gồm: Báo cáo chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp, Báo cáo chi phí nhân công trực tiếp, Báo cáo chi phí sử dụng máy thi công, Báo cáo chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng,từng sản phẩm trong đó chi tiết cho từng loại chi phí và phân tích các loại chi phí đó thành biến phí và định phí. Trên đây là những kiến nghị em đưa ra dựa vào việc so sánh lý luận đã được học kết hợp với việc nghiên cứu thực trạng trong thời gian thực tập. Những kiến nghị này xuất phát từ chính sự cần thiết và những yêu cầu hoàn thiện các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng. Chính vì vậy trước hết những ý kiến này mang tính chủ quan của cá nhân em, ngoài ra đó chưa hẳn là phương án đề xuất duy nhất. Nhưng em hy vọng với những gì đúc kết được thì có thể góp một phần nhỏ bé hỗ trợ các giảp pháp trong công ty. 3.4. Điều kiện thực hiện các giảp pháp. 3.4.1 Về phía Nhà nước Trong thực tế doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp nói riêng thì việc áp dụng các biểu mẫu không hoàn toàn theo quy định hoặc là hạch toán tắt mà doanh nghiệp cho là nhanh gọn, hiệu quả. Vì vậy Bộ Tài Chính và các cơ quan ban hành chế độ kế toán cần phải ban hành các văn bản, các thông tư hướng dẫn sao cho đảm bảo được là tuân thủ đúng chuẩn mực, luật kế toán và mặt khác giúp các doanh nghiệp áp dụng thuận tiện , tránh phức tạp. Nếu điều đó được thực hiện thì các doanh nghiệp sẽ tuân thủ theo đúng chế độ khi làm báo cáo kế toán, công việc của kiểm toán cũng sẽ đơn giản hơn. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, phải thường xuyên có những buổi tập huấn giúp các cán bộ kế toán tại đơn vị hiểu đúng, chính xác hoặc nắm bắt kịp thời những thay đổi trong chuẩn mực, chế độ kế toán. 3.4.2 Về phía công ty Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thực sự đạt được hiệu quả hay không chủ yếu là do sự cố gắng và nỗ lực của bản thân công ty. Muốn như vậy, công ty cần phải thực hiện các công việc sau: - Cần có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ hơn nữa của Giám đốc tới các phòng, ban, các đội. - Cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt cán bộ kế toán có trình độ, tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm và có lòng nhiệt huyết với công việc. Muốn vậy, công ty phải có chính sách lương thưởng hợp lý, chế độ đãi ngộ phù hợp, thường xuyên có những buổi tập huấn nhằm nâng cao trình độ. KẾT LUẬN Cánh cửa hội nhập thế giới rộng mở sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với đó là những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty TNHH một thành viên nói riêng. Muốn đứng vững và phát triển được trong sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế mở cửa như hiện nay cần phải có năng lực cạnh tranh tốt. Công ty TNHH một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp là một doanh nghiệp Nhà Nước vừa hoạt động theo các nhiệm vụ của Nhà Nước vừa phải tự đảm bảo thu chi của mình để đảm bảo hoạt động cũng phải có lãi. Mặc dù qua gần 50 năm hoạt động, Công ty đã gặt hái được rất nhiều thành công. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế hiện nay đòi hỏi công ty phải có chính sách chiến lược phù hợp, đúng đắn nhất. Muốn vậy, một nhân tố hết sức quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào đó là công tác tổ chức kế toán cho tốt. Bởi lẽ, kế toán là người cung cấp mọi thông tin cần thiết nhất cho nhà quản trị ra quyết định cho doanh nghiệp mình. Với vai trò quan trọng đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em đã tìm hiểu về công tác tổ chức hạch toán kế toán ở đây. Đặc biệt phần hành chi phí sản xuất và tính giá thành. Qua bài viết này em hi vọng qua bài viết có thể góp một phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Hữu Ánh cùng các cô chú trong Phòng Tài Vụ của Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31454.doc
Tài liệu liên quan