Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC

Lập dự án là một công việc liên quan tới nhiều tổ chức, nhiều cá nhân trong đó cần phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý mới hiệu quả. Để có thể tiến hành lập dự án thì trước hết dự án đó phải được các cấp Lãnh đạo trong công ty thông qua và sau đó mới đi vào lập dự án cụ thể. Đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty, xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ làm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại công ty. Bộ máy của công ty gồm: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, và các phòng ban, các trung tâm. Nếu chức năng lãnh đạo của công ty luôn được đảm bảo và phù hợp thì các hoạt động của công ty sẽ đi đúng hướng đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện nay công ty có chủ tịch hội đồng quản trị, một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo công ty, luôn luôn theo sát các hoạt động của công ty, điều hành các dự án, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch hoạt động. Do đó, công ty cần tạo điều kiện để các cán bộ quản lý phát huy hơn nữa năng lực quản lý của mình. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty để tạo ra sự thống nhất thông suốt trong quá trình quản lý các hoạt động của dự án. Đối với công tác tổ chức lập dự án, thực hiện phân công công việc rõ ràng, phân trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm lập dự án. Trong quá trình soạn thảo công ty cần đưa ra một lịch trình lập dự án cụ thể, chi tiết hoá thời gian thực hiện các phần công việc từ đó tạo điều kiện cho các thành viên hoàn tất công việc

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu hoả, trạm bơm, Bể nước trên mái, hệ thống cấp nước phân phối cho các khu nhà vệ sinh - Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước thải, hệ thống thoát nước mưa Tiến độ và hình thức quản lý dự án Tiến độ thực hiện: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 09/2007-03/2008 Lập dự án đầu tư xây dựng và trình phê duyệt: 09/2007-12/2007 Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết: 01/2008-03/2008 Thẩm tra và phê duyệt thiết kế BVTC: 02/2008-03/2008 Lập hồ sơ mời thầu và đánh gía hồ sơ dự thầu : 03/2008 Giai đoạn thực hiện đầu tư: 04/2008-08/2008 Thi công xây dựng: 04/2008-07/2008 Lắp đặt thiết bị và chạy thử: 08/2008 Đưa vào hoạt động: 09/2008 Hình thức quản lý dự án Công ty xuất nhập khẩu cà phê Đà Lạt là đơn vị được Tổng công ty cà phê uỷ quyền trực tiếp quản lý dự án Việc thực hiện dự án sẽ được tiến hành theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu Việt Nam. Phương án khai thác và sử dụng lao động - Tổ chức sản xuất: Công ty nhập khẩu cà phê Đà Lạt là đơn vị trực thuộc tổng công ty cà phê. Hoạt động theo phương thức hạch toán báo sổ, chịu sự giám sát, quản lý của tổng công ty cà phê - Lao động: Bộ máy quản lý: Giám đốc công ty: 1 người Phó giám đốc : 1 người Bộ phận kế toán: 4 người Bộ phận kế hoạch: 9 người Bộ phận bảo vệ: 1 người Bộ phận trực tiếp sản xuất: Cán bộ kỹ thuật: 4 người Công nhân xát khô, xát ướt: 8 người Công nhân phơi, sấy: 2 người Công nhân điện nước, cơ khí: 6 người Công nhân trực tiếp: 6 người Tổng số lượng cán bộ công nhân viên thường xuyên của nhà máy là 42 người. Tuỳ theo thời điểm thu mua hoặc thời gian yêu cầu tiến độ của từng hợp đồng, nhà máy sẽ tuyển chọn hợp đồng them theo thời vụ. Đánh giá tác động môi trường: Dự báo các ô nhiễm Trong giai đoạn xây dựng: - Ô nhiễm không khí: - Ô nhiễm do chất thải rắng sinh hoạt của công nhân thi công - Ô nhiễm nước: đất, cát, dầu mỡ của các thiết bị thi công rơi vãi cuốn theo nước mưa Trong giai đoạn vận hành dự án: - Ô nhiễm không khí - Ô nhiễm nước thải sinh hoạt - Chất thải rắn Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm Trong giai đoạn thi công: - Tổ chức thi công: Bố trí hệ thống thoát nước thi công, đảm bảo vệ sinh, an toàn và các yêu cầu khác. - Giảm thiểu ô nhiễm không khí:Yêu cầu các nhà thầu sử dụng xe phun nước, phun nước thường xuyên, các xe vận tải phải được phủ kín bạt, Không sử dụng xe quá cũ, không chở hàng vượt tải trọng, giảm tốc độ thi công. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:bố trí các bể lắng tại các vị trí trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy. Trong giai đoạn vận hành: - Giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải của lò đốt than: Bố trí lọc bụi và lọc hấp thụ S02 - Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước: Nước thải sinh hoạt được sử lý qua bể tự hoại trước khi ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy. - Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: Thu riêng sợi phế thải và tro than, thu gom chất thải rắng thường xuyên hàng ngày và ký hợp đồng với URENCO Lâm Đồng để vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. 1.2.5.3. Phân tích tài chính dự án Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn huy động thực hiện đầu tư cho dự án bao gồm: Vốn cố định : - Vốn tự có chiếm 30% và vốn vay chiếm 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng dự án - Lãi suất vay vốn dài hạn là 8.4%/năm. Dự kiến trong thời gian xây dựng vay làm 4 đợt - Trả nợ gốc trong 10 năm, trả gốc định kỳ theo năm. Trả lãi vay định kỳ theo năm Vốn lưu động: - Dự kiến số vòng quy vốn là 12 lần/năm. Vay vốn lưu động cho 6 tháng đầu -Vốn lưu động vay ngắn hạn, lãi suất vay là 0.7%/tháng.Dự kiến vay làm 4 đợt/năm. Tổng hợp vốn đầu tư: TT Nội dung chi phí Thành tiền(đồng) .A Vốn cố định 82.871.993.000 I Chi phí xây dựng 40.856.541.000 San nền 1.047.719.000 Cổng chính+Cổng phụ 36.000.000 Tường rào rỗng 280.000.000 Tường rào đặc 885.000.000 Nhà bảo vệ+Nhà cân 94.500.000 Cầu cân 100 tấn 544.500.000 Xưởng sản xuất 7.280.000.000 Kho nguyên liệu 7.280.000.000 Kho than 403.200.000 Kho thành phẩm 7.840.000 Nhà điều hành 2.982.000.000 Nhà ăn 1.050.000.000 Nhà ở+Nhà khách 3.535.000.000 Nhà để xe cán bộ và ôtô 306.000.000 Nhà để xe công nhân 102.000.000 Nhà vệ sinh công nhân 90.000.000 Trạm biến áp 204.000.000 Trạm xử lý nước 45.000.000 Trạm bơm + bể nước ngầm 435.000.000 Sân bê tông+San lát gạch+Bó vỉa 2.805.338.000 Cây xanh, thảm cỏ 31.400.000 Hệ thống cấp điện, chiếu sáng 970.438.000 Hệ thống cấp nước 185.941.000 Hệ thống thoát nước 2.423.505.000 II Chi phí thiết bị 25.503.227.000 Thiết bị công nghệ 22.778.788.000 Thiết bị khác 1.510.000.000 Chi phí vận chuyển, lắp đặt 1.214.439.000 III Chi phí quản lý dự án 1.122.940.000 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 3.544.448.000 V Chi phí khác 389.601.000 VI Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 4.313.560.000 VII Chi phí dự phòng 10% 7.141.676.000 B Vốn lưu động 74.752.691.393 Tổng vốn đầu tư 157.624.684.393 Bảng 2. Bảng tổng hợp vốn đầu tư Phân tích hiệu quả tài chính dự án Tính toán doanh thu: - Tổng sản lượng 100% công suất: 60.000tấn/năm + Chế biến cà phê ướt 20%: 12.000tấn/năm + Chế biến khô 80%: 48.000tấn/năm + Cà phê hoà tan, rang xay: 500tấn/năm - Sản lượng bình quân 80% công suất + Cà phê Arabica: 8.000 tấn/năm + Cà phê Robusta: 4000tấn/năm + Cà phê hoà tan, rang xay: 500 tấn/năm - Giá bán dự kiến: + Cà phê Arabica: 35.000.000đồng/tấn + Cà phê Robusta: 25.400.000đồng/tấn Tính toán chi phí - Chi phí thu mua: Giá thu mua cà phê quả tươi Cà phê Arabica: 5.400.000đồng/tấn tươi tỷ lệ chế biến:6.0 kg cà phê quả tươià1kg cà phê nhân Cà phê Robusta: 5.500.000đồng/tấn tươi tỷ lệ chế biến:4.4kg cà phê quả tươià1kg cà phê nhân - Chi phí xử lý môi trường Tính theo công suất sản xuất hàng năm 15.000đồng/tấn - Chi phí quảng cáo, tiếp thị: 0.1%doanh thu - Chi phí duy tu, sửa chữa: Chi phhí duy tư sửa chữa bằng 1% giá trị chi phí xây lắp thiết bị - Chi phí thuê đất: Tổng diện tích đất xây dựng 40.616m² đơn giá thuê 0.521USD/m²/năm Dự án được miễn thuế đất 6 năm và giảm 50% trong 10 năm tiếp theo Số tiền thuê đất phải trả = 40.616m²x0.52$/m²/nẵm16.200=342.807.163 - Chi phí sản xuất: TT Nội dung chi phí Đơn vị Chế biến ướt Chế biến khô I Chi phí nội địa đồng/kg 2.640 770 1 Phí thu mua, vân chuyển nt 100 10 2 Phí công nhân chế biến nt 300 50 3 Chi phí điện nt 150 30 4 Chi phí than nt 400 20 5 Chi phí bao bì thành phẩm nt 200 150 6 Chi phí vận chuyển nt 160 150 7 Chi phí lãi vay ngân hàng nt 500 170 8 Chi phí quản lý nt 80 20 9 Chi phí khác nt 50 10 10 Chi phí hao hụt chế biến nt 50 30 11 Chi phí khấu hao TSCĐ nt 400 50 12 Chi phí lương CBCNV nt 250 80 II Chi phí xuất khẩu đồng/kg 130 130 Tổng cộng đồng/kg 2.77 900 Bảng 3. Chi phí sản xuất - Trả nợ và lãi vay vốn: + Vốn cố định: vay dài hạn Trả nợ gốc theo phương thức trả đều trong thời gian 10 năm Trả lãi vay định kỳ theo năm, theo số dư nợ đầu năm, lãi suất vay dài hạn 8.4%/năm Nguồn vốn để trả nợ gốc lấy từ nguồn khấu hao tài sản cố định và nguồn quỹ phát triển sản xuất của dự án + Vốn lưu động: vay ngắn hạn Trả lãi vay định kỳ theo năm, lãi suất vay là 8.4%/năm Nguồn vốn dùng để trả lãi vay được lấy từ nguồn lợi nhuận. - Thuế thu nhập doanh nghiệp Dự án được hưởng ưu đãi thuế TNDN như sau +Thuế TNDN =205x doanh thu chịu thuế +Miễn thuế TNDN trong 6 năm đầu, trong 7 năm tiếp theo được giảm 50% TT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị tính toán 1 Công suất bình quân tấn café/năm 48.000 Năm 1 70% nt 33.600 Năm 2 90% nt 43.200 Năm 3-20 100% nt 48.000 2 Thời gian xây dựng tháng 18 3 Tổng vốn đầu tư triệu đồng 82.872 4 Giá trị hiện tại dòng lợi nhuận NPV triệu đồng 86.673 5 Tổng doanh thu 20 năm triệu đồng 25.401.600 6 Tổng lợi nhuận ròng 20 năm triệu đồng 189.697 7 Tổng thuế GTGT nộp NSNN 20 năm triệu đồng 2.507.807 8 Tổng thuế TNDN nộp NSNN 20 năm triệu đồng 34.333 9 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR % 14,30% 10 Thời gian thu hồi vốn năm 9 năm 6 tháng 11 Khả năng trả nợ tốt Bảng 4.Tổng hợp chỉ tiêu phân tích tài chính dự án 1.2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội dự án: Ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia: Góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam Góp phần ổn định giá cà phê trên thị trường Việt Nam Góp phần tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ cho sản phẩm cà phê Góp phần tăng cường xuất khẩu, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước Ảnh hưởng lợi ích khu vực: Góp phần tích cực phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho địa phương Tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 600 lao động địa phương Góp phần phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ khác của địa phương 1.2.5.5. Đánh giá tính khả thi của dự án: Cùng với sự tăng trưởng của giá cà phê hiện đã đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể trong việc xuất khẩu mặt hàng nông sản. Để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng như tăng tính bền vững trong việc đảm bảo dự trữ nguồn cà phê trước và sau thu hoạch. Dự án đầu tư mở rộng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao được quan tâm đúng lúc. Việc này góp phần thực hiện chủ trương phát triển ngành nghề cà phê nói chung và của Tổng công ty cà phê nói riêng. Hơn thế việc xây dựng mở rộng nhà máy còn đem lại việc làm cho nhân dân vùng xung quanh nhà máy. Xây dựng một khu có công nghệ chế biến sau thu hoạch hàng đầu ở Lâm đồng cũng như của Tổng công ty cà phê. Nhà máy sẽ đi đầu trong việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn mới của ngành cà phê, xuất khẩu theo phương thức mới. Xây dựng một mẫu điển hình trong công tác chế biến, dự trữ và bảo quản cà phê. Tạo sự chủ động trong nguồn hàng. Dự án nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao được đầu tư sẽ là một dự án có tính khả thi rất cao. 1.2.6.Đánh giá công tác lập Dự án của Dự án minh hoạ 1.2.6.1.Về sự cần thiết đầu tư của dự án: Lý do đầu tư: Ở nội dung này, cán bộ lập dự án tại công ty đã trình bày được các khía cạnh tình hình kinh tế xã hội tổng quát, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 “ Mục tiêu chung là đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy có hiệu quả các ngành công nghiệp có thế mạnh, các ngành công nghiệp có thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp có tính mũi nhọn của tỉnh ….”và chương trình đầu tư chế biến cà phê của Tỉnh “ Tiếp tục đầu tư xây dựng dây chuyền chế biến cà phê nhân xuất khẩu công suất từ 40.000-50.000 tấn/ năm. Xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến công suất trung bình và tinh chế cà phê quy mô nhỏ. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê hoà tan và các sản phẩm cao cấp khác…”. Cùng với đó đã trình bày rõ ràng định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty Cà phê đến năm 2010 “ …đầu tư xây dựng hoàn thiện thêm 02 nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Lâm Đồng và Gia Lai nhằm tạo điều kiện cho công ty chủ động thu mua, chế biến, tiêu thụ …” Về khía cạnh thị trường, đã đánh giá được nhu cầu thị trường thế giới và thị trường trong nước . Từ các lý do phân tích trên kết hợp với những nhận định đánh gía về tình hình hoạt động của công ty Vincafe Đà Lạt các cán bộ lập dự án đã trình bày sự cần thiết phải đầu tư của dự án. Căn cứ pháp lý của dự án: Nội dung này, các cán bộ dự án của công ty đã nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án và đưa ra đầy đủ các nghị định, tiêu chuẩn của nhà nước, các chiến lược phát triển của vùng… Một số căn cứ pháp lý quan trọng của dự án được nêu ra như: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 Chương trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, chế biến cà phê của tỉnh Lâm Đồng Chính sách ưu đãi của Tỉnh Lâm Đồng. Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 25/11/2003 của Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 4 Căm cứ nghị định số 16/2006/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chiến lược phát triển của Tổng công ty Cafe Việt Nam Hợp đồng kinh tế sô 216/8/07-KH giữa công ty xuất nhập khẩu cà phê Đà Lạt và Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Công nghiệp và đô thị Việt Nam. Mục tiêu của dự án: Các mục tiêu của dự án mà cán bộ lập dự án đưa ra đã đạt yêu cầu của nội dung này, vừa đảm bảo được mục tiêu của chủ đầu tư vừa đảm bảo được mục tiêu kinh tế - xã hội của Tỉnh. “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao tại Lâm Đồng, mở rộng nhà máy đáp ứng yêu cầu nâng công suất…Đảm bảo môi trường đô thị, tránh ô nhiễm không khí đối với khu dân cư đô thị…” 1.2.6.2. Về khía cạnh kỹ thuật của dự án Quy mô dự án, hình thức đầu tư: Sau khi nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm thì cán bộ lập dự án đã đưa ra quy mô dự án và hình thức đầu tư hợp lý. Nội dung này được thực hiện khá chi tiết và đầy đủ “- Quy mô dự án chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1: đầu tư nhà máy chế biến cà phê công suất 60.000 tấn cà phê/năm. Giai đoạn 2: Sản xuất thêm sản phẩm cà phê hoà tan, rang say các loại công suất 500 tấn thành phẩm/ năm - Hình thức đầu tư: Mở rộng diện tích và quy mô nhà máy Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ mới. Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ mới” Việc xác định quy mô đầu tư và hình thức đầu tư hợp lý như trên là cơ sở cho việc xác định các yếu tố về mặt kỹ thuật, tài chính sau này của dự án. Địa điểm xây dựng công trình : Để xác định được địa điểm của dự án một cách chính xác, các cán bộ của đội đo đạc và khảo sát địa chất công trình đã tiến hành đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất khu đất của dự án. Tư đó cung cấp số liệu chính xác phục vụ công tác lập dự án. Thông qua đội khảo sát địa chất công trình tại đại điểm này, cán bộ lập dự án đã trình bày một cách cụ thể và chi tiết về Điều kiện tự nhiên ( khí hậu, địa chất, thuỷ văn) về Hạ tầng cơ sở khu vực dự án (đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, hiện trạng cơ sở vật chất, thông tin liên lạc). Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng Cán bộ lập dự án đã căn cứ theo quyết định phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty Cafê Việt Nam để đưa ra mức kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng phù hợp với nguồn vốn tự có và huy động của Tổng Công ty. Các giải pháp kiến trúc kết cấu xây dựng và kỹ thuật của dự án Giải pháp kiến trúc và kết cấu xây dựng: Xác định được tầm quan trọng của các phương án kiến trúc và kết cấu xây dựng, các cán bộ lập dự án tại công ty luôn đặt chất lượng và an toàn lên đầu trong khi đưa ra các giải pháp. Với nội dung này, các giải pháp về kiến trúc và kết cấu xây dựng được phân tích và tính toán đảm bảo an toàn và thuận tiện.Gồm kho nguyên liệu, xưởng chế biến, kho thành phẩm, nhà điều hành, nhà ăn ca, khu nhà ở cán bộ công nhân , khu ở nhà khách, vệ sinh công nhân, kho than, nhà để xe ô tô và xe cán bộ, nhà để xe công nhân, nhà thưưòng trực bảo vệ và nhà kiểm soát cầu cân, cầu cân, trạm điện cao thế, hạ thế, biến áp, máy phát. Đây là nội dung được trình bày khá chi tiết và đầy đủ. Các giải pháp về kiến trúc phù hợp với quy hoạch và các chỉ tiêu thiết kế theo quy định. Các giải pháp kết cấu xây dựng được chia ra từng phần của công trình đảm bảo tính chính xác cho các giải pháp. Giải pháp kỹ thuật của dự án: Qua quá trình nghiên cứu của cán bộ phòng tư vấn thiết kế quy hoạch và hạ tầng về đặc điểm địa hình, địa chất khu vực dự án. Cán bộ lập dự án đã đưa ra các giải pháp về kỹ thuật cho dự án là những yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với các phương án thi công kiến trúc công trình sau này. Với kinh nghiệm làm việc và trình độ của các cán bộ kỹ sư xây dựng đã nghiên cứu cụ thể, chi tiết các tiêu chuẩn, hiện trạng kỹ thuật của công trình. Từ đó đã đưa ra các giải pháp kỹ thuật về: giao thông, đường nội bộ, giải pháp cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy… Các giải pháp kỹ thuật được cán bộ lập dự án trình bày tương đối đầy đủ và chi tiết. Các thông số về kỹ thuật đưa ra phù hợp với tiêu chuẩn về xây dựng. Phương án san nền Các cán bộ lập dự án đã tìm hiểu thực tế khu đất xây dựng chủ yếu là ruộng lúa, ruộng trồng hoa màu và hệ thống đường đất từ đó kết hợp áp dụng các nguyên tắc chung đã đưa ra khối lượng và giải pháp thi công hợp lý. Đánh giá tác động môi trường của dự án Trong nội dung này, dựa vào việc nghiên cứu tình hình hiện trạng khu đất của dự án, cán bộ lập dự án đã tiến hành phân tích và đưa ra dự báo các ô nhiễm trong từng giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Phân loại từng loại nguồn gây ô nhiễm và từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hợp lý. Các loại ô nhiễm như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, ô nhiễm nước thải sinh hoạt. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cũng được đưa ra phù hợp cho từng giai đoạn: Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn…. Tiến độ và hình thức quản lý dự án Căn cứ luật xây dựng, luật đấu thầu và nghị định số 16/2005/NĐ-CP của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cán bộ dự án đã đưa ra hình thức quản lý dự án phù hợp với đặc điểm và quy định chung của công ty. Dự án được thực hiện với hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Để xác định tiến độ dự án. Cán bộ lập dự án đã dựa vào phương pháp đường găng, qua đó xác định các mốc thời gian quan trọng phù hợp với quy mô của công trình, đảm bảo thời gian cần thiết cho từng giai đoạn được thực hiện hiệu quả. 1.2.6.3.Về phân tích khía cạnh tài chính dự án Trong nội dung phân tích tài chính dự án, cán bộ lập dự án đã đề cập tới các nội dung như: xác định tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư và phân tích hiệu quả tài chính dự án dựa trên các chỉ tiêu tính toán như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T, Việc tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính trên là đúng và hợp lý với phương pháp công ty đưa ra đáp ứng được nhu cầu thực hiện dự án. Kết quả các chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu nên dự án này khả thi. Tuy nhiên mới chỉ đưa ra các chỉ tiêu cần thiết như NPV, IRR, T còn các chỉ tiêu tính toán quan trọng khác không được tính đến như B/C, các chỉ tiêu đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án…. 1.2.6.4. Về phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội Các cán bộ lập dự án đã đánh giá được những đóng góp của dự án tới khu vực và cả đất nước. Tuy nhiên các đánh giá còn thiếu sót chỉ tập trung vào phân tích tác động về mặt xã hội mà bỏ qua tác động về kinh tế. Dự án bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội của dự án đối với nền kinh tế xã hội như: giá trị gia tăng thuâng NAV, giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe, tỷ số lợi ích chi phí kinh tế B/Ce, các chỉ tiêu về mặt xã hội như mức đóng góp ngân sách hàng năm của dự án, số lao động có việc làm do dự án tạo ra, mức thu nhập của từng hộ gia đình, năng suất lao động 1.3. Đánh giá chung công tác lập dự án đầu tư tại công ty VCC 1.3.1. Những kết qủa đạt được Trong thời gian vừa qua, công ty VCC đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác lập dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình dân dụng… Các dự án đã được lập tại công ty đều được triển khai theo kế hoạch cụ thể, bám sát các quy trình, tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. * Phương pháp quản lý dự án: Hiện nay, công ty áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để soạn thảo dự án như phương pháp dự báo, phương pháp dựa vào các dự án tương tự, phương pháp phân tích hiệu quả tài chính, sử dụng các phần mềm excel….Các phương pháp được áp dụng khá linh hoạt phù hợp với từng dự án cụ thể giúp cho chất lượng dự án được nâng cao. * Quy trình lập dự án: Các dự án đều được thực hiện theo đúng quy trình cụ thể mà công ty lập ra từ bước nhận nhiệm vụ, chuẩn bị lập dự án, lập dự án, thẩm định giám đốc phê duyệt và lưu trữ hồ sơ. Quá trình lập dự án tại công ty luôn đảm bảo chất lượng và có sự giám sát của chủ nhiệm dự án. * Nội dung lập hồ sơ: Các dự án lập tại công ty không ngừng được nâng cao về chất lượng tiến độ được đẩy nhanh và giảm thiểu chi phí. Chi phí được tính toán trong dự án được tính toán rất hợp lý tránh tình trạng thất thoát lãng phí vốn cho chủ đầu tư. Thông tin thu thập phục vụ công tác lập dự án chính xác, đầy đủ đảm bảo cho nội dung của dự án được lập chính xác. Các giải pháp về kỹ thuật đều có căn cứ, chi tiết và phù hợp với từng dự án cụ thể. Các nội dung trong dự án khá đầy đủ, tiến hành theo đúng trình tự. Các nội dung quan trọng được tiến hành phân tích kỹ và chi tiết đảm bảo tính khả thi cho dự án. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lập dự án thường xuyên được công ty chú trọng đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ cho công việc. Thời gian qua công ty đã lập rất nhiều những dự án quan trọng cấp quốc gia…., tạo uy tín với khách hàng Những thành tựu công ty đã đạt được giúp công ty khẳng định vị trí của mình trong thị trường dịch vụ tư vấn nói chung và trong công tác lập dự án đầu tư nói riêng. Bảng 5. Tổng hợp số dự án đã lập của VCC Năm 2006 - 2008 Loại dự án Số dự án đã lập qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dự án về khu công nghiệp 7 10 5 Dự án về khu đô thị 6 3 9 Dự án về các nhà máy 5 8 5 Dự án các công trình dân dụng 20 20 10 Nhà cao tầng VP, khu nhà ở 3 5 3 Công trình văn hoá thể thao 3 3 1 Công trình trụ sở làm việc 7 5 3 Công trình trường học 4 1 2 Công trình bệnh viện 3 1 1 Tổng số dự án đã lập 38 41 29 Tổng giá trị 2684841000 24608374000 11809371000 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân 1.3.2.1.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập dự án - Quy trình lập dự án: Một số dự án bỏ qua giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư, nên đôi khi gây khó khăn cho giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi và phải điều chỉnh lại nhiều lần làm chậm tiến độ, mất thời gian và chi phí. - Phương pháp lập dự án: Mặc dù công ty đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để lập dự án tuy nhiên một số dự án áp dụng chưa đúng, chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của dự án.Việc áp dụng phương pháp dự báo chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của người lập và chưa có cơ sở chính xác. - Nội dung lập dự án: Hầu hết các dự án chỉ chú trọng vào phân tích kỹ thuật là chính còn các nội dung khác chưa phân tích sâu và còn chung chung. Nội dung nghiên cứu thị trường của dự án và nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát không tách riêng mà gộp chung thành nội dung nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư nên không được nghiên cứu sâu. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án chủ yếu chỉ sử dụng 3 chỉ tiêu NPV, IRR, T mà bỏ qua các chỉ tiêu khác cũng rất quan trọng như B/C, RR. Trong phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội các đánh giá còn thiếu sót chỉ tập trung vào phân tích tác động về mặt xã hội mà bỏ qua tác động về kinh tế. Các dự án bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội của dự án đối với nền kinh tế xã hội như: giá trị gia tăng thuâng NAV, giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe, tỷ số lợi ích chi phí kinh tế B/Ce, các chỉ tiêu về mặt xã hội như mức đóng óp ngân sách hàng năm của dự án, số lao động có việc làm do dự án tạo ra, mức thu nhập của từng hộ gia đình, năng suất lao động…. 1.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế - Khối lượng công việc tăng theo nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội, ngày càng xuất hiện nhiều công việc có yêu cầu kỹ thuật cao đòi hỏi việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hơn nữa tiến độ triển khai công việc ngắn cũng là một áp lực cho các cán bộ tư vấn. - Mặc dù đội ngũ cán bộ liên tục được bổ sung song đứng trước yêu cầu phát triển nhanh của công việc thì vẫn thiếu lực lượng lao động chất lượng, hiểu biết các thông lệ quốc tế có thể đáp ứng ngay công việc, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập. - Thiếu các chuyên gia tầm cỡ, các chủ nhiệm, chủ trì còn yếu, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu công việc. - Thiếu sự quan tâm và làm triệt để trong công tác đào tạo và xây dựng lự lượng cho công tác lập dự án - Việc quảng bá hình ảnh công ty với thị trường còn yếu. - Mô hình quản lý chất lượng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Với mô hình quản lý chất lượng như hiện nay đang áp dụng chỉ phù hợp với giai đoạn trươc khi giá trị sản lượng ,50 tỷ đồng với các công trình có tính chất truyền thống. Trong thời gian vừa qua giá trị các hợp đồng công ty đã ký không ngừng tăng trưởng từ 50 tỷ đến 100 tỷ đồng và trong quá trình áp dụng đã bộc lộ những hạn chế của mô hình quản lý chất lượng như: + Không phân cấp được trong công tác quản lý chất lượng dẫn đến quá tải trong công việc, sai sót trong công tác kiểm soát chất lượng + Không đáp ứng được tiến độ công việc lập dự án theo đúng hợp đồng. + Công việc triển khai phải làm đi, làm lại nhiều lần, tốn nhiều công lao động và mất thời gian. + Không bao quát hết được các hợp đồng dẫn đến những thiếu sót. + Không xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, thay đổi trong quá trình thi công. CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM VCC 2.1. Định hướng phát triển của VCC trong công tác lập dự án đầu tư Xác định nhiệm vụ chính của công ty trong lĩnh vực tư vấn lập dự án là lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thiết kế kỹ thuật thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các chung cư cao tầng, các công trình dân dụng. 2.1.1. Định hướng phát triển con người Xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn lập dự án đồng bộ và chuyên sâu hoá. Tổ chức bộ máy lãnh đạo quản lý gọn nhẹ, năng động, có kiến thức tổng hợp, giỏi ngoại ngữ và tin học. Hình thành một đội ngũ chuyên gia chuyên ngành giỏi trực thuộc công ty để triển khai các dự án lớn. Đặc biệt trong đó tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ Lập dự án, Quản lý dự án… 2.1.2. Định hướng phát triển chiều sâu Tập trung nghề nghiệp mũi nhọn chuyên sâu và từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển đa dạng các loại dự án tư vấn tại công ty. Xây dựng độ tin cậy và tính trung thực, chất lượng nội dung tư vấn (ISO) nâng cao tính cạnh tranh phát triển của VCC. 2.1.3. Định hướng maketing Tăng cường quảng bá giới thiệu công ty ra thị trường. Xây dựng chiến lược thông qua mạng lưới thông tin nhanh, nhạy và đáng tin cậy. Cải tiến các phương pháp Lập dự án để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thị trường. 2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty VCC Trong xu thế phát triển hiện nay các công ty tư vấn xây dựng, để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu của mình và giữ vững vị trí trong lĩnh vực tư vấn đàu tư xây dựng công ty VCC cần hoàn thiện mình hơn nữa. Và một trong những công tác cần hoàn thiện là công tác lập dự án 2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án Đối với bất kỳ một dự án nào thì quy trình soạn thảo đều có ảnh hưỏng lớn đến chất lượng công tác lập dự án. Hiệu quả dự án đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào sự phối hợp, phân công, bố trí công việc giữa các phòng ban trong công ty. Do vậy, để công tác lập dự án ngày càng hoàn thiện hơn thì quy trình thực hiện dự án đầu tư của công ty cũng phải được đổi mới và hoàn thiện hơn. Hiện nay, công ty sử dụng quy trình lập dự án nói chung là phù hợp với xu hướng chung và theo mô hình quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2000. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án chưa thực hiện tốt do trong bước lập dự án chưa thực hiện tốt các tiêu chuẩn đặt ra. Hầu hết cácdự án lập chưa thực hiện đầy đủ việc nghiên cứu trong 3 giai đoạn là nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi mà đi thẳng vào nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Vì vậy, với bước lập kế hoạch và thực hiện, chủ nhiệm dự án cần tiến hành lập chi tiết và cụ thể, đưa ra các mốc thời gian quan trọng để yêu cầu can sbộ lập dự án hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn. Trong bước chuẩn bị lập dự án cần tập hợp số liệu đầy đủ, hợp lý. Khi tiến hành vào công việc lập dự án chính thức cần tăng cường công tác giám sát của chủ nhiệm dự án, đôn đốc các cán bộ lập dự án thực hiện theo đúng tiến độ. Lập dự án là một công việc có tính tập thể. Trong quy trình lập dự án, mỗi bước đều gắn với trách nhiệm của các phòng ban, các cá nhân cụ thể mà trong đó chủ nhiệm dự án là ngưòi chịu trách nhiệm chính. Do đó, để thống nhất được toàn bộ ý kiến của từng phòng ban và từng các nhân là một việc không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi các phòng ban trong công ty hoạt động độc lập có chức năng khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về dự án. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của dự án. Vì vậy để công tác lập dự án hoàn thiện hơn nữa cần phải đổi mới và hoàn thiện quy trình lập dự án tại công ty. Cần phải đổi mới quy chế quản lý của công ty. Cần có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban trong công ty để dự án được lập ra tốt hơn. Cần phải lập ra một ban chyên môn chuyên trách trong lĩnh vực lập dự án và cử một người làm quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện công viêc, nghiệm thu sản phẩm khi hoàn thành. Như vậy, khi chủ đầu tư yêu cầu công ty lập dự án thì ban chuyên môn sẽ làm việc với chủ đầu tư, từ đó giao việc cụ thể cho từng phòng ban của công ty. Ngoài ra mỗi giai đoạn cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập dự án. Đồng thời phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn của các các bộ lập dự án và đặc biệt là chủ nhiệm dự án. Cần tăng cường thực hiện công tác theo dõi giám sát việc thực hiện quy trình lập dựa án bởi thực tế do không có sự giám sát chặt chẽ của chủ nhiệm dự án nên một số bước trong quy trình lập dự án tiến hành không đầy đủ hoặc chưa tốt. Hiện nay, tại công ty hầu hết các dự án sau khi lập xong phải chỉnh sửa lại nên công tác kiểm tra đánh giá dự án đôi khi bị xem nhẹ. Do đó, khi hoàn thành dự án các cán bộ làm công tác lập dự án cần kiểm tra đánh giá lại xem có thiếu sót gì không sau đó trình chủ nhiệm dự án kiểm tra lại. Để khắc phục vấn đề này, phòng phát triển dự án cần mở rộng cách thức lập dự án theo các trích hưởng theo sản phẩm đó là các dự án hoàn thành sẽ phân công cho một thành viên trong phòng dự án đứng ra giám sát chặt chẽ quy trình làm việc của dự án. Trưởng ban dự án cần quan tâm hơn nữa đến công tác lập dự án của từng thành viên, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện để có dự án hoàn chỉnh trình chủ đầu tư. 2.2.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án Các nội dung trong công tác lập dự án tại công ty VCC được thực hiện theo quy định cụ thể do đó mỗi khi có sự thay đổi về một mặt nào đó thường làm cho các cán bộ lập dự án lúng túng. Để khắc phục nhược điểm này, các thành viên lập dự án cần có sự hỗ trợ cho nhau trong khi làm việc, ban lãnh đạo cần bố trí công việc hợp lý cho từng người sao cho phát huy được thế mạnh và hạn chế những điểm yếu. Tuy các nội dung trong các dự án công ty đã lập khá đầy đủ nhưng cũng có những nội dung phân tích chưa sâu. Trong đó đáng chú ý là nội dung phân tích thị trường, phân tích hiệu quả tài chính dự án và khía cạnh kinh tế xã hôị. Do đó cần có những biện pháp cụ thể như: 2.2.2.1. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát Đối với mỗi dự án đầu tư thì đây là nội dung nghiên cứu không thể thiếu. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể mà nội dung này có được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiên cứu chính như nghiên cứu tìh hình kinh tế vĩ mô, môi trường văn hoá xã hội, môi trường chính trị và luật pháp, môi trường tự nhiên và các quy hoạch, kế haọch phát triển ngành, vùng có liên quan đến dự án. Do đặc điểm các dự án của công ty là các dự án về lĩnh vực đầu tư xây dựng nên nội dung phân tích điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, nguồn nước, địa chất, thuỷ văn rất quan trọng. Vì vậy, nâng cao chất lượng tỏng công tác nghiên cứu về khía cạnh này là cần thiết. Qua tìm hiểu về công tác lập dự án tại công ty, nội dung nghiên cứu khía cạnh này được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như một số dự án đầu tư nội dung nghiên cứu về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương chưa được đề cập đến. Chủ yếu đề cập về điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên một số dự án các cán bộ dự án lấy nội dung ở một số dự án tương tự tại địa phương đó nên đôi khi con số đưa ra chưa thực sự chính xác. Để nâng cao chất lượng nội dung nghiên cứu này trong quá trình soạn thảo dự án, công ty cần tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ sư khảo sát địa chất công trình của khu vực dự án được xây dựng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tiến hành tìm hiểu, thu thập xử lý các thông tin dữ liệu có liên quan đến dự án cần tổ chức nghiên cứu về vùng dự án và đồng thời liên kết với địa phương và chủ đầu tư để dự án đạt kết quả cao. 2.2.2.2. Phân tích tình hình thị trường Tất cả các dự án đều mang bản chất dự báo cho tương lai. Mỗi dự án khi được lập ra đều chưa được thực hiện ngay mà do đó mới chỉ là các nghiên cứu ban đầu, sau một thời gian xem xét và thẩm định thì mới được thực hiện. Do đó việc nghiên cứu thị trường của dự án chủ yếu là dự báo, dự đoán, ngoại suy dựa vào các trường hợp tương tự, từ tình hình của quá khứ. Để có được sự phân tích và dự báo thị trường tốt nhất cần có sự tìm hiểu thật kỹ về nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát như: kinh tế chính trị, luật pháp, môi trường, văn hoá, xã hội Qua phân tích thực trạng về công tác lập dự án tại công ty, việc nghiên cứu thị trường cũng được đề cập đến và được trình bày trong nội dung sự cần thiết phải đầu tư. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chỉ là sơ bộ, không theo một trình tự cụ thể và nội dung nghiên cứu còn chưa nhiều. Với mỗi dự án khác nhau, cán bộ dự án sẽ trình bày theo cách khác nhau. Trong thời gian tới, công ty nên nâng cao công tác nghiên cứu thị trường của dự án như: cần phải lập ra một đội ngũ cán bộ chuyên trách về phân tích tình hình thị trường dự án. Có vậy, việc phân tích sẽ có tính chuyên môn hoá hơn và hiệu quả hơn. Tăng cường hệ thống thu thập thông tin bằng cách hiện đại hoá máy móc, trang thiết bị công nghệ, đào tạo chuyên môn cho các cán bộ. 2.2.2.3. Phân tích kỹ thuật Đặc thù của công ty VCC là công ty tư vấn đầu tư về lĩnh vực xây dựng nên nội dung phân tích kỹ thuật được tiến hành nghiên cứu rất chi tiết và cụ thể. Mục đích của nghiên cứu kỹ thuật dự án đầu tư là nhằm xác định các thông số kỹ thuật từ đó làm tiền đề cho các công tác nghiên cứu khía cạnh tài chính sau này. Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà các vấn đề trên được nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu. Vấn đề nầo cần được nghiên cứu chi tiết, cụ thể, vấn đề nào cần phải xử lý nhiều thông tin hơn, vấn đề nào chỉ cần xem xét sơ bộ. Nội dung phân tích kỹ thuật của công ty gồm xác định quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư ,địa điểm xây dựng và hiện trạng khu đất, các giải pháp về quy hoạch,kiến trúc, kỹ thuật, đánh giá tác động môi trường, phương án đề bù giải phóng mặt bằng, hình thức quản lý dự án và tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên, có một số nội dung ở từng dụ án khác nhau tiến hành phân tích chưa đầy đủ như nội dung xác định hiện trạng khu đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, ...Do đó, cần bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát kỹ sư kỹ thuật để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật đầy đủ, chính xác hơn. Cần bổ sung thêm nhiều phương án kỹ thuật để lựa chọn. Nếu phân tích kỹ thuật tiến hành tốt sẽ giúp loại bỏ được các phương án không khả thi về kỹ thuật tạo tiền đề cho bước nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu tài chính dự án đầu tư. 2.2.2.4. Phân tích tài chính Đây là một nội dung quan trọng nhất trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Phân tích tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Trong phân tích tài chính thì phải xây dựng công việc xác định tỷ suất chiết khấu theo đúng các luận chứng kinh tế và kỹ thuật. Một số dự án được lập có tỷ suất chiết khấu dựa vào các dự án tương tự. Do vậy các cán bộ lập dự án cần thiết phải có kiến thức cho việc tính toán tỷ suất chiết khấu để hoàn thiện nội dung này. Tính tỷ suất chiết khấu theo bình quân các nguồn huy động vốn khác nhau. Thêm vào đó, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính trong các dự án mà công ty lập vẫn chưa đầy đủ. Thực tế lập dự án tại công ty chỉ chú trọng vào 3 chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR,T. Tuy nhiên trong thực tế thì các chỉ tiêu này vẫn chưa đủ để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án. Do đó công ty nên bổ sung thêm một số chỉ tiêu phân tích khác như chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu suất lợi nhuận vốn đầu tư RR, vòng quay vốn lưu động, điểm hoà vốn…để đảm bảo cho tính khả thi của dự án. Khi phân tích tài chính công ty cần tính toán thêm các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của dự án như: hệ số vốn tự có so với vốn đi vay, tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư. Hai chỉ tiêu này nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho dự án thực hiện được thuận lợi. Ngoài ra một nội dung khá quan trọng trong phân tích tài chính dự án là đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án. Hiện nay, tại công ty nội dung này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong công tác lập dự án. Hầu hết các dự án chưa phân tích độ an toàn về mặt tài chính của dự án trong BCNCKT. Do đó, để hoàn thiện khía cạnh phân tích tài chính dự án cần bổ sung thêm nội dung phân tích này. Cụ thể, nội dung đánh gía về mặt tài chính dự án đầu tư thông qua các mặt: An toàn về nguồn vốn: đảm bảo tỷ lệ giữa vốn tự có và vốn đi vay ≥1 An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ phải đảm bảo: Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành= Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn≥1 Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = nguồn trả nợ hàng năm của dự án / nợ phả trả hàng năm (gốc và lãi) Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm: lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản, lãi phải trả hàng năm. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt mức quy định chuẩn phù hợp với từng ngành nghề. Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không. 2.2.2.5. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội Đối với một dự án đầu tư được cấp giấy phép đầu tư thì dự án không chỉ có tính khả thi về mặt tài chính mà còn có sự đóng góp cho nền kinh tế xã hội của đất nước. Các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các công trình đô thị…có tác động lớn đến khía cạnh kinh tế xã hội của địa phương và cả nước. Tại công ty, công tác nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội đã được tiến hành theo quy trình lập dự án tuy nhiên nội dung phân tích còn đôi chỗ thiếu sót hoặc lập sơ qua. Chủ yếu tập trung vào khía cạnh xã hội như: Tác động của dự án đến lao động, việc làm, tác động đến môi trường sinh thái, đóng góp của dự án vào ngân sách, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tác động của dự án đến phân phối thu nhập của người dân….Do đó, trong thời gian tới công ty cần bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư như: Giá trị gia tăng thuần NAV, giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVE, B/CE. 2.2.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án Hiện nay, các phương pháp công ty đang áp dụng để lập dự án là phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp dự báo, và phương pháp so sánh. Để nâng cao công tác lập dự án, cần phải lập một hệ thống các phương pháp lập dự án khoa học cao đối với từng loại dự án và từng nội dung trong mỗi dự án. Quan tâm hơn nữa tới việc phân tích độ nhạy trong quá trình lập dự án. Giá nguyên vật liệu xây dựng, giá thiết bị tăng lên dẫn đến chi phí xây dựng và chi phí trang trải thiết bị tăng lên nhiều so với thời điểm lập dự án và các chỉ tiêu NPV, IRR sẽ thay đổi không tốt. Vì vậy cần phân tích độ nhạy một cách chính xác và đầy đủ để đảm bảo chất lượng dự án được nâng cao hơn nữa, dự án sẽ mang tính khoa học và tính khả thi cao. 2.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án Nguồn nhân lực cho dự án vô cùng quan trọng đối với dự án. Trong công tác lập dự án, con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Dự án là sản phẩm do cong người tạo ra do đó muốn có một sản phẩm tốt thì cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy đầu tư nguồn lực cho hoạt động lập dự án là một giải pháp cần thiết để nâng cao công tác lập dự án. Đầu tiên phải đào tạo đội ngũ lập dự án có trình độ, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác lập dự án. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự án thì công ty phải có đội ngũ cán bộ tư vấn giỏi, có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, việc đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập dự án. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên, khuyến khích và cử các cán bộ trẻ hiện đang đảm nhiệm các công việc chuyên môn của công ty, tham gia các lớp học nâng cao trình độ cũng như mời các chuyên gia đầu ngành đến giảng dạy về chuyên đề về kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật điện nước…Đồng thời bổ sung đội ngũ những chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và ý thức gắn bó với sự nghiệp phát triển của công ty. Công ty đặc biệt chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng để mỗi một cán bộ nhân viên xác định rõ tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Xác định rõ ý thức học hỏi vươn lên để đáp ứng được với sự phát triển trong giai đoạn mới của công ty. Cùng với việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ thì công ty cần phải tạo điều kiện để cán bộ trong công ty nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, các phần mềm cần thiết phục vụ cho công tác lập dự án. Mọi cán bộ nhân viên trong công ty phải phấn đấu thực hiện sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ công tác chuyên môn. Quan tâm chăm lo chu đáo tới đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ nhân viên để họ yên tâm công tác. Bên cạnh đó công tác đào tạo tuyển dụng lao động cũng cần được chú trọng . Trong quá trình tuyển dụng, công ty cần đổi mới và sáng tạo trong cách đánh giá , người tuyển dụng phải có cái nhìn bao quát và đưa ra được các biện pháp thử thách, thử việc thích hợp cho từng vị trí tuyển dụng. 2.2.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý Lập dự án là một công việc liên quan tới nhiều tổ chức, nhiều cá nhân trong đó cần phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý mới hiệu quả. Để có thể tiến hành lập dự án thì trước hết dự án đó phải được các cấp Lãnh đạo trong công ty thông qua và sau đó mới đi vào lập dự án cụ thể. Đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động cũng như nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên trong công ty, xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ làm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại công ty. Bộ máy của công ty gồm: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, và các phòng ban, các trung tâm. Nếu chức năng lãnh đạo của công ty luôn được đảm bảo và phù hợp thì các hoạt động của công ty sẽ đi đúng hướng đạt hiệu quả như mong muốn. Hiện nay công ty có chủ tịch hội đồng quản trị, một tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo công ty, luôn luôn theo sát các hoạt động của công ty, điều hành các dự án, đề ra các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch hoạt động. Do đó, công ty cần tạo điều kiện để các cán bộ quản lý phát huy hơn nữa năng lực quản lý của mình. Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty để tạo ra sự thống nhất thông suốt trong quá trình quản lý các hoạt động của dự án. Đối với công tác tổ chức lập dự án, thực hiện phân công công việc rõ ràng, phân trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong nhóm lập dự án. Trong quá trình soạn thảo công ty cần đưa ra một lịch trình lập dự án cụ thể, chi tiết hoá thời gian thực hiện các phần công việc từ đó tạo điều kiện cho các thành viên hoàn tất công việc 2.2.6. Một số giải pháp khác Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ Hiện nay, tại công ty các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án được trang bị khá đầy đủ. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự án cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, công ty vẫn cần đầu tư hơn nữa hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác lập dự án như thay mới các thiết bị cũ, mua sắm thêm các thiết bị đo đặc, thăm dò,máy tính, máy in, máy fax, thiết bị thu thập lưu trữ cơ sở dữ liêu… Đầu tư hệ thống cơ sở dự liễu phục vụ cho công tác lập dự án Cơ sở thông tin dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong công tác lập dự án. Thông tin thu thập được càng nhiều thì dự án càng đạt chất lượng cao. Vì thế để nâng cao chất lượng lập dự án cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh. Các dự án nên được tin học hoá và lưu vào bộ nhớ máy tính. Việc sắp xếp dự án phải tuân thủ theo một trình tự khoa học, theo từng năm, từng loại dự án để khi cần có thể tìm ra dễ dàng. Xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án như đất đai, thuế, luật xây dựng, luật đầu tư…để so sánh đối chiếu khi cần Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin cho từng dự án từ các nguồn thu thập khác nhau như: thông tin từ Bộ Xây dựng, Bộ Kế Hoạch, Sở kế hoạch, UBND tỉnh, thành phố, các cơ quan nhà nước liên quan… Tiếp tục cải tiến và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000 Việc áp dụng tiêu chuẩn này nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình lập dự án theo đúng tiến độ, chất lượng và mục tiêu đề ra. Công ty đã luôn thực hiện đúng các quy trình chất lượng ISO 9001:2000 trong quá trình tạo ra sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Trong thời gian tới công ty tiếp tục cải tiến hệ thống ISO để phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. Một số giải pháp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn thể công ty Công ty cần có một chế độ tiền lương, tiền thưởng rõ ràng, công bằng và bình đẳng. Tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt của công ty cần thực hiện nghiêm minh và rõ ràng tạo động lực khuyến khích cán bộ trong công ty phấn đấu hết mình cho công việc. Mức lương trả cho cán bộ công nhân viên phải phù hợp với trình độ, sức lao động họ bỏ ra. Bên cạnh đó công ty cũng cần có một chế độ thưởng phạt thật công bằng, minh bạch và hợp lý. Công ty có thể sử dụng các định mức công việc, các biện pháp khuyến khích các nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao hơn như giao khoán các công việc. KÕt luËn Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyến biến tích cực. Đảng và nhà nước ta đã ,đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội và thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng mở lẫn sự hợp tác đa phương diện. Qua tìm hiểu thực tế tại công ty VCC, công tác Lập dự án của công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy vậy vẫn tồn tại những hạn chế. Để khắc phục, đòi hỏi trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp cụ thể hoàn thiện hơn nữa công tác lập dự án về cả hình thức lẫn nội dung nhằm nâng cao uy tín cho công ty và tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường tư vấn hiện nay. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ sơ năng lực công ty Đề án phát triển công ty cổ phần tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam giai đoạn 2007-2012 Sổ tay chất lượng công ty Báo cáo thành tích hoạt động của công ty Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao” MỤC LỤC LêI Më §ÇU 1 DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ 2 DANH MỤC HÌNH VẼ 2 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM VCC 3 1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty 3 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.2. Chức năng & nhiệm vụ của công ty CP tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam VCC 10 1.1.3. Cơ cấu và bộ máy tổ chức (Hình 1) 11 1.2. Thực trạng công tác lập dự án tại công ty VCC 13 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án 13 1.2.1.1. Nhóm nhân tố con người 13 1.2.1.2. Nhóm nhân tố tổ chức 13 1.2.1.3. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng 13 1.2.1.4. Cơ sở pháp lý của dự án 14 1.2.2. Đặc điểm các dự án đầu tư được lập tại công ty VCC 14 1.2.3. Quy trình lập dự án đầu tư tại công ty VCC theo ISO 9001-2000 14 1.2.3.1. Quy trình giao nhiệm vụ 14 1.2.3.2. Quy trình triển khai thực hiện theo Hệ thống QLCL ISO 9001:2000 16 1.2.3.3. Quy trình lập dự án theo cấp độ nghiên cứu 20 1.2.4. Nội dung công tác lập dự án của công ty VCC 30 1.2.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư 30 1.2.4.2. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án 30 1.2.4.3. Nghiên cứu khía cạnh tài chính 35 1.2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 36 1.2.5. Nghiên cứu một dự án cụ thể “ Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao” 37 1.2.5.1. Sự cần thiết phải đầu tư của dự án 37 1.2.5.2. Phân tích kỹ thuật dự án 45 1.2.5.3. Phân tích tài chính dự án 66 1.2.5.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội dự án: 70 1.2.5.5. Đánh giá tính khả thi của dự án: 71 1.2.6.Đánh giá công tác lập Dự án của Dự án minh hoạ 71 1.2.6.1.Về sự cần thiết đầu tư của dự án: 71 1.2.6.2. Về khía cạnh kỹ thuật của dự án 73 1.2.6.3.Về phân tích khía cạnh tài chính dự án 75 1.2.6.4. Về phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội 76 1.3. Đánh giá chung công tác lập dự án đầu tư tại công ty VCC 76 1.3.1. Những kết qủa đạt được 76 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân 77 1.3.2.1.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác lập dự án 77 1.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế 78 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM VCC 80 2.1. Định hướng phát triển của VCC trong công tác lập dự án đầu tư 80 2.1.1. Định hướng phát triển con người 80 2.1.2. Định hướng phát triển chiều sâu 80 2.1.3. Định hướng maketing 80 2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty VCC 80 2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án 80 2.2.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án 82 2.2.2.1. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát 82 2.2.2.2. Phân tích tình hình thị trường 83 2.2.2.3. Phân tích kỹ thuật 84 2.2.2.4. Phân tích tài chính 84 2.2.2.5. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội 86 2.2.3. Hoàn thiện phương pháp lập dự án 86 2.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án 86 2.2.5. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý 87 2.2.6. Một số giải pháp khác 88 KÕt luËn 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21654.doc
Tài liệu liên quan