Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường

Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là lập kế hoạch. Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra. Dựa trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình quản lý của doanh nghiệp, chuyên đề đã cho thấy những lý thuyết chung về công tác lập kế hoạch, đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường. Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty, chuyên đề cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tại Công ty.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạo điều hành hoạt động SXKD phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế, với thị trường nguyên vật liệu cũng như thị trường sản phẩm... Nên công đã đạt được những thành công nhất đinh, tốc độ tăng của công ty có thấp hơn so với năm 2007, nhưng vẫn là một sự tăng trưởng đáng kể, năm 2008 doanh thu của công ty là 398 (tỷ) tăng 7,5% so với năm 2007 (370 tỷ) và năm 2009 lại là năm doanh thu công ty tiếp tục tăng cao. doanh thu năm 2009 là 430,445 tỷ tăng 8% so với năm 2008, đây là dấu hiệu đáng mừng cho công ty tiếp tục hoạt động trong năm tiếp theo sau khi nền kinh tế đã bước qua suy thoái. Nhưng đó chỉ là các chỉ tiêu về tốc độ tăng doanh thu công ty, tốc độ tăng khá ấn tượng qua các năm, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm có tăng nhưng tốc độ có phần chậm lại, năm 2007 tăng 42,7%, năm 2008 là 13,5% và năm 2009 là 20%. Chúng ta có thể thấy kết quả hoạt động SXKD các năm qua bảng sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2006 - 2009 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 1. Tổng doanh thu 336.395 370.071 398.465 430.445 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 335.127 368.200 396.270 427.759 - Doanh thu hoạt động tài chính 735 1.227 1.583 1.836 - Thu nhập khác 533 644 612 850 2. Tổng chi phí 312.221 335.566 359.311 385.284 3. Lợi nhuận trước thuế 24.174 34.505 39.154 45.161 4. Lợi nhuận sau thuế 17.405 24.843 28.190 33.871 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Có thể thấy doanh thu của công ty qua từng năm tăng đáng kể, từ 336,395 tỷ năm 2006 đến 430,445 tỷ năm 2009, tăng 94,05 tỷ ( tăng gần 30% trong 4 năm hoạt động SXKD), tình hình hoạt động của công ty rất thuận lợi. Năm 2008,2009 mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng, điều này cho thấy công ty đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, với những loại sản phẩm có chất lượng tốt. II. Thực trạng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 1. Quy trình lập kế hoạch Hằng năm công ty thường tiến hành nghiên cứu thị trường trước để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm, phòng kinh doanh căn cứ vào các yếu tố như: các hợp đồng đã ký với khách hàng, nhu cầu thị trường, năng lực của công ty, khả năng thu hồi vốn...để tiến hành lập bản dự thảo kế hoạch 1.1 Căn cứ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Để lập được một bản kế hoạch kinh doanh khả thi và hiệu quả thì việc xác định các căn cứ để lập kế hoạch phải được coi trọng hàng đầu. Nếu xác định các căn cứ chính xác thì việc đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch mới đảm bảo tính khả thi. Bản kế hoạch của công ty được lập dựa trên những căn cứ sau: Thứ nhất: Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch do công ty đặt ra Hàng năm, Công ty sẽ nhận những hợp đồng đã ký với khách hàng để từ đó xác định các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch, các chỉ tiêu đó là chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận.... Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của công ty Bảng 2.4: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2009 Kế hoạch năm 2010 1 Tổng sản lượng Triệu đồng 436.569 450.662 2 Doanh thu Triệu đồng 430.445 443.735 3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 45.161 50.200 4 Thu nhập bình quân Triệu đồng 5.165 5.385 5 Cổ tức % 13 15 Nguồn: Báo cáo thường niên công ty năm 2010 Thứ hai: Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh năm trước của công ty Để lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh, một trong những căn cứ quan trọng là tình hình SXKD của công ty năm trước. Hàng năm sau khi lập báo cáo kết quả kinh doanh thường đi kèm với kế hoạch và giải pháp cho năm tới. Kế hoạch năm tới thường dựa vào kết quả hoạt động của năm cũ, kết hợp với những định hướng phát triển của công ty để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp. Đồng thời những chỉ tiêu này cần phải được điều chỉnh theo những diễn biến của thị trường và khẳ năng thực tại của công ty. Thứ ba: Tình hình phát triển của thị trường, khả năng, nhu cầu của khách hàng Cũng như bao doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong nền kinh tế, công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường luôn luôn theo sát những diễn biến của thị trường, coi thị trường là một trong những căn cứ quan trọng trong việc lập kế hoạch SXKD. Không những thế, với sự gia tăng ngày càng nhanh chóng của các công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực SXKD dây cáp điện, công ty đứng trước thách thức cạnh tranh gay gắt. Do vậy, công tác tìm hiểu, nghiên cứu thị trường cần luôn được chú trọng. Nghiên cứu thị trường nhằm mục tiêu nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh, các khách hàng tiềm năng và những diễn biến có thể có trong tương lai. những kết quả nghiên cứu thị trường sẽ à căn cứ cho việc lập kế hoạch cũng như ra các quyết định của công ty. Do vậy, đây là công việc rất quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công cho công ty. Chính vì vậy mà ngày nay tất cả các công ty đều rất chú trọng tới công tác này. Theo đánh giá của công ty hiện nay: Tốc độ phát triển kinh tế của đất nước ngày càng ổn định và đạt tốc độ trung bình từ 7,5%-8,5%. Thu nhập của người dân tăng cao. Do vậy, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu đô thị ngày càng cao dẫn đến nhu cầu dây cáp điện ngày càng lớn; Việt Nam gia nhập WTO vừa tạo ra những cơ hội cũng như thách thức, thị trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, bên cạnh đó công ty cũng phải cạnh tranh trực tiếp với những tập đoàn lớn sản xuất dây và cáp điện trên thế giới. Thứ tư: Năng lực thực tại của công ty Khi tiến hành lập kế hoạch thì người ta phải căn cứ vào khả năng hiện có của Công ty để biết được hiện nay Công ty đang đứng ở đâu ? năng lực sản xuất kinh doanh là bao nhiêu ? công nghệ như thế nào ? Để trả lời được các câu hỏi đó, Công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu về các mặt sau: Năng lực về số lượng máy móc thiết bị, công nghệ ,lao động, năng lực sản xuất của Công ty… Nếu không căn cứ vào những thông tin này, bản kế hoạch lập ra sẽ không phù hợp và không khả thi. Năng lực máy móc thiết bị của công ty: Hiện nay công ty có dây chuyền thiết bị hiện đại: Hệ thống đúc-kéo đồng liên tục trong môi trường không ô-xy, hệ thống đúc - cán nhôm liên tục, máy kéo - ủ liên tục và tự động thu dây, máy kéo - ủ liên tục 16 đường và 8 đường, máy bện xoắn kép 1600, máy bện cáp 37 sợi, máy bện cáp 61 sợi, máy bện xoắn kép D631, máy bọc nhựa PVC  70mm, máy xoắn cáp 2-3-4 ruột... Năng lực lao động của công ty: Tổng số lực lượng lao động của Công ty là 80 người, trong đó: khối văn phòng 17 người, khối trực tiếp sản xuất 63 người Năng lực sản xuất của Công ty: Với số lượng máy móc thiết bị tương đối lớn, công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân có tay nghề cao thì năng lực sản xuất của Công ty là tương đối cao so với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, Công ty có thể đáp ứng được những đơn hàng với số lượng lớn của bạn hàng trong nước, nước ngoài theo đúng thời hạn giao hàng. Qua những trình bày ở trên, ta thấy công ty đã xác định tương đối đầy đủ các căn cứ cho việc lập kế hoạch của mình. Kế hoạch đã dựa vào định hướng từ phía thị trường, theo sát thị trường đồng thời có tính đến năng lực thực sự. Nhờ những căn cứ này mà bản kế hoạch của công ty đảm bảo tính phù hợp, khả thi và hiệu quả. 1.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Nghiên cứu và dự báo thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu và dự báo thị trường công ty nhận thức được cơ hội của mình, đưa ra được các thành phần có ý nghĩa với công ty, thu thập và phân tích thông tin từ các thành phần này và xem xét một cách rõ ràng, biết được công ty đang có những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra các mục tiêu thực hiện. Việc này thường tiến hành trong thời gian khá lâu do việc nghiên cứu thị trường chỉ dựa vào những phán đoán của cán bộ làm công tác kế hoạch mà chưa sử dụng nhiều vào hệ thống phân tích thông tin trong công ty. Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu: Phòng kinh doanh tổng hợp các kết quả nghiên cứu dự báo thị trường, các đơn hàng theo số lượng từng loại sản phẩm và số lượng cần sản xuất thêm để có chỉ tiêu về doanh số. Căn cứ theo giá bán thành phẩm và giá mua nguyên liệu của cuối kỳ kế hoạch trước công ty tiến hành dự báo về doanh thu và lợi nhuận cho mình. Hoàn thiện kế hoạch sản xuất kinh doanh: Sau khi đã tính toán các chỉ tiêu kế hoạch cho công ty, cán bộ kế hoạch tiến hành hoàn chỉnh kế hoạch sản xuất, so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu mà công ty đã xây dựng với kết quả nghiên cứu thị trường ( đây là yếu tố giới hạn mục tiêu mong muốn của công ty). Xác định sự cách biệt giữa chúng từ đó sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch. Sau đó trình duyệt lên ban giám đốc của công ty để có những điều chỉnh và đợi phê duyệt rồi chuyển tới các đơn vị thực hiện. Triển khai tới các đơn vị sản xuất: Sau khi bản kế hoạch năm đã được phê duyệt, trên cơ sở đó các đơn vị sản xuất lập kế hoạch quý, tháng giao cho phòng kinh doanh xem xét và tổng hợp trình Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó Tổng giám đốc mới căn cứ vào bản kế hoạch đã được phê duyệt tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên thực hiện. Các đơn vị này căn cứ vào kế hoạch được giao để tiến hành sản xuất. Bản kế hoạch giao cho các đơn vị sản xuất chỉ gồm các chỉ tiêu tổng quát về sản lượng và doanh thu còn các chỉ tiêu cụ thể sẽ do các đơn vị tự xây dựng. Công ty chỉ quản lý về kết quả còn hoạt động cụ thể các đơn vị sẽ tự tính toán, tự tiến hành nhằm đạt mục tiêu công ty đề ra. - Trong quá trình thực hiện, hàng tháng các đơn vị, phòng ban phải tổng hợp báo cáo cho phòng kinh doanh để tiếp tục lập kế hoạch cụ thể cho tháng, quý tiếp theo. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch được giao, đồng thời tiến hành thống kê, tổng hợp số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. 2. Nội dung của bản kế hoạch 2.1 Tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội phát triển lớn mạnh cho các doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra không ít những thách thức. Sau khi trải qua cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, 2009, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn nhấc chân ra khỏi suy thoái, thị trường tài chính có dấu hiệu hồi phục nhưng chưa ổn định. Giá cả vật tư chủ yếu cho sản xuất dây và cáp điện diễn biến phức tạp, tính rủi ro cao; giá kim loại màu có chiều hướng tăng mạnh và rất khó lường ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó tính cạnh tranh của thị trường dây cáp điện ngày càng gay gắt. Các đối thủ dùng mọi biện pháp để cạnh tranh bằng giá ( hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng...), bằng chính sách bán hàng ( bán không hóa đơn), bán hàng kèm phụ kiện giá rẻ.... Đây là những khó khăn đòi hỏi công ty phải có những phương án chiến lược để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Những năm gần đây ngành điện có những kế hoạch đầu tư lớn, lĩnh vực quốc phòng, dầu khí cũng có nhiều dự án đầu tư tạo cơ hội cho công ty tham gia thị trường cung ứng 2.2 Tình hình hiện tại của công ty Hiện tai đội ngũ lãnh đạo của công ty nhanh nhạy, có kinh nghiệm, có tầm nhìn trong chiến lược kinh doanh, có sự đoàn kết và nhất trí cao về định hướng chiến lược, cũng như sự đồng thuận trong lãnh đạo, quản lý. Toàn bộ số công nhân của Công ty đều có kỹ thuầt lành nghề và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực sản xuất cáp điện. Công ty có mạng luới phân phối rộng trên toàn quốc, có quan hệ tốt với các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Uy tín, thương hiệu của công ty ngày càng tăng cao Công ty có hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới vì thế hiệu suất làm việc rất hiệu quả, chất lượng sản phẩm tốt. Hiện nay công ty đang triển khai một số dự án lớn nên nhu cầu về vốn vay lớn, nguồn lực phải chia sẻ cho nhiều phần việc khác nhau 2.3 Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch của công ty Các chỉ tiêu kế hoạch này gồm có chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và sản lượng của công ty được thể hiện bản kế hoạch tổng thể được xây dựng dựa trên mục tiêu chung của công ty và căn cứ vào năng lực của từng đơn vị để giao kế hoạch sản xuất cụ thể. Dưới đây là bản kế hoạch sản lượng của công ty tháng 12/2009 Bảng 2.5: Sản xuất cáp điện tháng 12/2009 Đơn vị tính: Tấn Stt Loại cáp CU Kế hoạch KMP M/T (tấn) 1 Cáp PVC cỡ từ 4x4 đến 4x120 20 100 900 350 2 Cáp ngầm hạ thế cỡ từ 4x25 đến 4x240 22 30 1500 342 3 Cáp ngầm cao thế cỡ 1x50, 3x50 đến 3x240 40 140 1200 388 4 Cáp điều khiển 7x2,5 35 130 1000 402 5 Dây điện dân dụng 2x0.75 80 100 1500 660 6 Cáp Muyle 30 80 540 400 7 Cáp nhôm bọc VA,XLPE có tiết diện đến 400mm 50 210 800 850 8 Cáp đồng bọc XLPE có tiết diện đến 4x185mm2 120 150 1300 949 9 Cáp đồng bọc XLPE vặn xoắn có tiết diện đến 4x150mm2 135 190 500 555 Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh Sau khi có bản kế hoạch sản xuất, việc sản xuất sẽ được giao cho 5 phân xưởng dưới nhà máy. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm cho mỗi loại sản phẩm khác nhau. vì thế tiết kiệm được khá nhiều thời gian, phòng vật tư sẽ chuẩn bị nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, đây là bảng kế hoạch vật tư cho nguyên vật liệu của công ty Bảng 2.6: Kế hoạch vật tư cho nguyên vật liệu của công ty Đơn vị tính: Tấn STT Danh mục Kế hoạch Đơn vị 1 Đồng 1075,05 Tấn 2 PE-POAM 227,72 Tấn 3 CMP 13,54 Tấn 4 Binder 18,22 Tấn 5 XLPE 95,38 Tấn 6 Dây ID 0,97 Tấn 7 Nhựa PS 62,86 Tấn 8 PVC 78,92 Tấn 9 Nhựa LM 0,76 Tấn 10 Dây dù 1,57 Tấn 11 Dầu jelly 750,82 Tấn 12 Dây thép 360,56 Tấn 13 HDPE 228,40 Tấn 14 Ống nhồi 0,69 Tấn Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh Như vậy trên kế hoạch giao cho bộ phận phân xưởng, phòng vật tư sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch cân đối các nguyên vật liệu thích hợp một cách hợp lý, giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ. 3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Phương pháp chủ yếu được áp dụng tại công ty là phương pháp dự báo và dựa vào kinh nghiệm của người lập kế hoạch để nghiên cứu, phân tích thị trường. Hai phương pháp này khá đơn giản và dễ tiến hành. Hàng năm, khi đến kỳ lập kế hoạch năm mới thì các cán bộ, những người làm kế hoạch của công ty sẽ tiến hành nghiên cứu và dự báo thị trường rồi tổng hợp thông tin thu được cho việc lập kế hoạch. Kinh nghiệm của cán bộ làm công tác kế hoạch được sử dụng trong việc nghiên cứu thị trường đưa ra các chỉ tiêu cho công ty. Những cán bộ này thường chỉ dừng lại ở việc tổng hợp và thống kê số lượng các dự án công ty đã và đang thực hiện, chưa áp dụng các phần mềm chuyên dụng vào việc dự báo cũng như nghiên cứu thị trường. Tuy những phương pháp trên là đơn giản và dễ tiến hành nhưng kết quả mang lại thường không cao, độ chính xác của bản kế hoạch không thực sự được đảm bảo vì kinh nghiệm phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người lập kế hoạch. Nếu như việc đưa đưa ra những dự báo về thị trường làm cơ sở đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch lại dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của cán bộ kế hoạch thì sẽ không đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả. Do vậy, vấn đề này cần phải được quan tâm khi muốn hoàn thiện công tác lập kế hoạch ở công ty. 4. Nguồn lực phục vụ công tác lập kế hoạch của công ty 4.1 Nguồn nhân lực Hiện tại đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch ở công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường gồm những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rộng, trong công ty có khoảng 4 cán bộ chuyên trách làm công tác kế hoạch cộng với một số việc chuyên môn, trong đó có một chuyên viên được đào tạo bên nước ngoài về. Tất cả các cán bộ làm công tác kế hoạch đều là các cán bộ chuyên môn đã từng làm việc ở các phòng ban khác như: các đơn vị sản xuất, phòng tài chính, kế toán... Đây là lợi thế rất lớn đối với công tác lập kế hoạch ở công ty. Thật vậy, như đã nói ở trên, cán bộ làm công tác kế hoạch phải có những phẩm chất nhất định, phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các cán bộ kế hoạch của công ty đều đã trải qua thực tế từ các đơn vị sản xuất nên trong quá trình lập kế hoạch họ sẽ hiểu về những việc liên quan đến công tác lập kế hoạch nên sẽ đảm bảo cho một bản kế hoạch với những chỉ tiêu phù hợp với năng lực sản xuất của các đơn vị cũng như của toàn công ty. Tuy nhiên, do công ty đang triển khai một số dự án lớn nên công tác phân công nhiệm vụ của công ty còn có hạn chế, các chuyên viên, cán bộ cùng một thời điểm phải đảm nhận nhiều việc đan xen nhau, những nhiệm vụ đan xen chồng chéo nhau vì thế sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả của công tác lập kế hoạch. 4.2 Nguồn lực tài chính Khi tạo nên được một bản kế hoạch nếu không căn cứ vào ngân sách, nguồn tài chính của công ty thì bản kế hoạch sẽ không mang tính khả thi. Bởi lập kế hoạch là đề ra các mục tiêu và hành động để đạt được mục tiêu đó, vậy nên không thể không tính đến yếu tố tài chính. Do vậy nếu kế hoạch sản xuất không dựa vào tài chính sẽ sẽ không đảm báo tính thực tế. Trong quy trình lập kế hoạch ta có thể thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh với kế hoạch khác như kế hoạch ngân sách. Cán bộ làm kế hoạch sau khi tổng hợp thông tin từ quá trình nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường và thông tin từ các phòng ban, đơn vị, trong đó có Tài chính- Kế toán rồi mới đưa ra mục tiêu cho năm tới sao cho phù hợp với năng lực của công ty. Công tác lập kế hoạch ở công ty đã tính đến yếu tố tài chính, đã xem xét trên cơ sở tài chính làm căn cứ cho việc soạn lập kế hoạch. Điều này làm bản kế hoạch đảm bảo được tính khả thi và góp phần tích cực vào công tác quản lý công ty. Bảng cân đối kế toán từng năm của công ty sẽ cho người xem một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính công ty. Bảng 2.7: Bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm Đơn vị tính: VND STT Nội dung Tháng 12/2007 Tháng 12/2008 Tháng 12/2009 I Tài sản ngắn hạn 145.459.351.920 171.317.528.106 233.287.577.944 1 Tiền 9.997.451.449 17.666.308.558 49.623.296.668 2 Đầu tư ngắn hạn 18.997.672.443 3 Các khoản phải thu 68.798.904.763 125.764.789.543 140.657.980.265 4 Hàng tồn kho 23.768.980.527 32.865.973.736 43.875.843.543 5 Tài sản ngắn hạn khác 23.876.342.738 20.456.269 120.457.468 II Tài sản dài hạn 44.678.853.452 53.786.904.832 44.987.567.519 1 Tài sản cố định 44.678.853.452 53.786.904.832 44.987.567.519 2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 3 Tài sản dài hạn khác 0 0 0 III Tổng cộng tài sản 190.138.205.372 225.104.432.938 278.265.145.463 IV Nợ phải trả 12.678.980.432 16.654.789.564 45.546.349.654 1 Nợ ngắn hạn 12.678.980.432 16.654.789.564 45.546.349.654 2 Nợ dài hạn 0 0 0 V Vốn chủ sở hữu 177.459.224.940 183.163.222.243 219.939.745.821 1 Nguồn vốn, quỹ 176.921.979.154 181.786.568.454 219.363.158.453 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 537.245.786 1.376.653.789 576.567.368 VI Tổng cộng nguồn vốn 190.138.205.372 225.104.432.938 278.265.145.463 Nguồn: Số liệu phòng kế toán Từ bảng cân đối kế toán của công ty ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất của công ty vẫn tiếp diễn một cách thuận lợi. Tài sản: Năm 2008 là 225.104.432.938(VND) tăng 1,8% so với năm 2007( 190.138.205.372 VND). Năm 2009 là 278.265.145.463 (VND) tăng 2,3% so với năm 2008. Nguồn vốn: Công ty luôn đảm bảo nguồn vốn tự có nên luôn làm chủ được tình hình tài chính, đảm bảo hoạt động SXKD. 4.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị Cũng như yếu tố tài chính, trước khi lập kế hoạch, cán bộ kế hoạch cũng phải xem xét năng lực của công về cơ sở vật chất và trang thiết bị để đề ra các mục tiêu cũng như phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Việc xác định các yếu tố này có ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các dự án của công ty, vậy nên việc xem xét, đánh giá về năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn được chú trọng trong công ty. Về các thiết bị phục vụ cho công tác lập kế hoạch, công ty đã trang bị tương đối đầy đủ bao gồm: máy tính, máy in, máy photo, mạng internet, mang nội bộ...Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống mạng nội bộ của công ty chưa được phổ biến rộng rãi trong công ty, giữa các phòng ban với nhau. Đây là hệ thống mạng nội bộ công ty rất có hiệu quả trong việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban với nhau, nhờ có hệ thống này, các cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau có thể dễ dàng trao đổi thông tin mà không cần phải đi trực tiếp như hiện nay, rất tiện lợi, tiết kiệm thơi gian, chi phí. Do vậy để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty nên sử dụng rỗng rãi mạnh nội bộ intranet. III. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty Tự Cường 1. Những mặt đã làm được 1.1 Về quy trình lập kế hoạch Về cơ bản quy trình lập kế hoạch của công ty đã bao gồm các bước cơ bản trong một quy trình lập kế hoạch thông thường, đáp ứng được những yêu cầu của công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp do đó đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Nhìn vào quy trình lập kế hoạch ở công ty chúng ta thấy đây là quy trình từ dưới lên: Có sự nghiên cứu, dự báo rồi đưa ra các chỉ tiêu, sau đó được ban giám đốc thông qua phản hồi rồ bắt đầu giao cho các đơn vị cấp dưới thực hiện. Quy trình lập kế hoạch của công ty là quy trình đảm bảo tính khoa học, có sự tham gia của các bên liên quan. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong công tác lập kế hoạch. Sự tham gia và phản hồi của nhiều bên giúp cho bản kế hoạch được chi tiết, phù hợp với chỉ tiêu của công ty. Bên cạnh đó, căn cứ của việc lập kế hoạch là khá rõ ràng và đầy đủ, làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Cán bộ chuyên viên sẽ căn cứ vào các yếu tố liên quan đến công tác lập kế hoạch để phân tích, tổng hợp từ đó tạo ra bản kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong quá trình thực hiện kế hoạch có sự theo dõi phản hồi hàng tháng từ các đơn vị sản xuất để có những điều chỉnh và có căn cứ để lập kế hoạch tháng, quý tiếp theo, điều này giúp cho bản kế hoạch được điều chỉnh liên tục, và rất linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. 1.2 Về nội dung bản kế hoạch Công ty đã xây dựng được nội dung bản kế hoạch từ việc phân tích tiềm năng, thực trạng của môi trường ngành, giúp công ty nhận thức được các cơ hội, thách thức và cách thức vượt qua những khó khăn đó, giúp doanh nghiệp chủ động trong mọi tình huống. Phân tích bên trong công ty giúp công ty biết điểm mạnh, yếu của mình để từ đó có những đối sách hợp lý với những diễn biến thị trường Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đơn giản và dễ hiểu, cho ta cái nhìn tổng quát về mục tiêu chung của công ty trong năm kế hoạch. Còn các chỉ tiêu cụ thể để các đơn vị tự xây dựng. Bản kế hoạch này cũng dựa vào năng lực thực tế của các đơn vị chứ không mang tính áp đặt theo kiểu từ trên xuống. Do đó không gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất trong việc đạt chỉ tiêu kế hoạch quá khả năng. Đồng thời việc này cung nâng cao và khuyến khích năng lực sáng tạo của các đơn vị trong việc thực hiện các chỉ tiêu. Các đơn vị báo cáo lại với phòng kinh doanh do đó đản bảo cho bản kế hoạch không cứng nhắc mà luôn linh hoạt. Đồng thời nâng cao sự tham gia cũng như tính chủ động của các đơn vị. 1.3 Về phương pháp lập kế hoạch Các phuơng pháp này có ưu điểm là dễ xây dựng, dễ thực hiện, Nó không đòi hỏi chi phí cao cho các phần mềm dự báo hay đòi hỏi hiểu biết chuyên môn nhất định về các phương pháp. 2. Những hạn chế và nguyên nhân 2.1 Về quy trình lập kế hoạch Quy trình lập kế hoạch ở công ty tuy có những ưu điểm nhất định như đã trình bày nhưng vẫn còn có một số những nhược điểm sau: - Trước hết, các căn cứ của công ty tuy được xác đinh khá rõ ràng, cụ thể nhưng việc phân tích các căn cứ này chưa được tiến hành chi tiết mà hầu như những người làm kế hoạch chỉ dựa vào một số căn cứ chính: Tình hình sản xuất kinh doanh năm trước, năng lực hiện tại công ty, các dự án công ty đang thực hiện sản xuất. Yếu tố thị trường chưa được quan tâm đúng mực, chỉ dựa vào kinh nghiệm cán bộ lập kế hoạch để nghiên cứu dự báo thị trường. - Thời gian lập kế hoạch thường chậm so với nhu cầu sản xuất do hệ thống thông tin chưa hoàn chỉnh. Chính vì công tác trao đổi, báo cáo giữa các phòng ban chưa thuận tiện nên làm chậm tiến độ của công tác lập kế hoạch dẫn tới ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất. - Công tác điều chỉnh đơn thuần là điều chỉnh về mục tiêu của kế hoạch mà chưa chú trọng điều chỉnh về tổ chức, phân công nhiệm vụ. Nếu công ty tiến hành điều chỉnh các hoạt động, phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý thì có thể vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra mà không phải điều chỉnh các mục tiêu kế hoạch. Do vậy mà khi có những thay đổi từ phía môi trường tác động tới khả năng thực thi của kế hoạch thì công ty có thể tiến hành điều chỉnh từ trong nội bộ trước khi nghĩ đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. 2.2 Về nội dung bản kế hoạch Bên cạnh những ưu điểm về nội dung của bản kế hoạch vẫn còn một số nhược điểm nhất định - Việc dự báo các diễn biến của thị trường chưa được phản ánh kịp thời trong bản kế hoạch hàng năm của các đơn vị. - Nội dung của bản kế hoạch mới chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu doanh thu mang tính định hướng cho hoạt động của công ty cũng như các đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các chỉ tiêu này chủ yếu do các đơn vị sản xuất tự xây dựng nên việc chỉ đạo kịp thời cũng có hạn chế. Tuy việc này làm tăng tính chủ động cho phía các đơn vị nhưng mặt khác lại khiến cho việc quản lý, chỉ đạo kịp thời gặp khó khăn. 2.3 Về phương pháp lập kế hoạch Bên cạnh những ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, các phương pháp này thường mất thời gian để xây dựng do đó chậm so với nhu cầu sản xuất. Do số lượng dự án mà công ty triển khai ngày càng nhiều, do vậy công tác dự báo, nghiên cứu thị trường là không đơn giản tốn nhiều thời gian. Cũng do không sủ dụng các phương pháp chuyên môn nào phục vụ cho việc lập kế hoạch vì thế chưa đảm bảo tính chính xác phù hợp các chỉ tiêu kế hoạch. Các phương pháp này khá đơn giản nên chưa đảm bảo tính khai quát của các chỉ tiêu. CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TỰ CƯỜNG I. Căn cứ hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 1. Căn cứ diễn biến của ngành 1.1 Môi trường cạnh tranh trong ngành Hiện nay, cả nước có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này, trong đó các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 74% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có những công ty lớn với 100% vốn trong nước như Công ty Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Tân Cường Thành… và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như LG-Vina, Sumi – Hanel. Các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này cho thấy môi trường cạnh tranh trong ngành đang vô cùng gay gắt, bước sang năm 2010, sau khi trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các yếu tố kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nguy cơ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại; Những thay đổi về lãi suất, tỉ giá, chỉ số giá cả và tăng trưởng tín dụng, gói kích cầu của chính phủ thông qua hỗ trợ lãi suất cho SXKD không còn....sẽ ảnh hưởng đến công ty. Vì vậy công ty phải xây dựng cho mình những kế sách, phương án chiến lược để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-45%/năm, thị trường nhập khẩu dây và cáp điện của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm tới 90%), Hàn Quốc, Úc, Hồng Kông và các nước thành viên ASEAN. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Mexico và Pháp cũng là những thị trường tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu, và trong năm 2010 công ty sẽ triển khai nhiều dự án đầu tư. Đây là cơ hội mà công ty đang đứng trước vì vậy phải nắm bắt cơ hội này để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy một bản kế hoạch mang tính khả thi và hiệu quả là rất cần thiết cho công ty. 1.2 Giá cả nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất cáp viễn thông là Đồng, nhựa, băng nhôm, băng mylar… hầu như là nhập khẩu 100%. Giá cả các loại nguyên vật liệu này luôn biến động, thuế suất đánh vào mặt hàng này cũng rất cao. Có hơn 80% nguyên vật liệu hiện đang sử dụng tại công ty làm đầu vào cho việc sản xuất là nhập khẩu, điều đó dẫn tới chi phí đầu vào khá lớn, đây là một gánh nặng với các doanh nghiệp sản xuất cáp điên nói chung và với công ty Tự Cường nói riêng. Thuế suất cao làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến việc kinh doanh của công ty gặp phải những khó khăn nhất định, việc hoàn thuế VAT chậm trở thành gánh nặng trong chiến lược phát triển.Thông thường thời gian hoàn thuế phải mất vài ba tháng, trong khi đó, giá nguyên vật liệu cho ngành dây và cáp điện biến động từng tháng. Chính vì nguyên nhân này nên công ty phải có được cho mình một bản kế hoạch hợp lý với tình hình giá cả như vậy để tránh những lãng phí gây ra chi phí sản xuất cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 1.3 Đặc điểm về thị trường cung ứng sản phẩm Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực, ngành sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thông tin liên lạc, điện khí hóa nông thôn cũng như phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước. Các doanh nghiệp sản xuất dây và cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là 30% nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-45%/năm, thị trường nhập khẩu dây và cáp điện của Việt Nam là Nhật Bản (chiếm tới 90%), Hàn Quốc, Úc, Hồng Kông và các nước thành viên ASEAN. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Mexico và Pháp cũng là những thị trường tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dây cáp điện đã đầu tư công nghệ hiện đại của châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp điện của các doanh nghiệp nêu trên có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, được thị trường trong nước chấp nhận và từng bước vươn tới thị trường nước ngoài. Vì vậy đặc điểm về thị trường cung ứng nguyên vật liệu sẽ được công ty chú trọng xem xét trong bản kế hoạch của mình, lấy đó làm căn cứ để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty. 2. Căn cứ vào thực trạng của công ty 2.1 Năng lực sản xuất hiện có Năng lực hiện có của công ty bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, máy móc cho hoạt động sản xuất kinh doanh. đều đã được trình bày ở những phần trên. Để xây dựng được một bản kế hoạch khả thi thì một căn cứ không kém phần quan trọng, đó là tình hình nguồn lực tại công ty. Công ty sẽ nhận các báo cáo về tình hình nguồn lực của các đơn vị do các đơn vị gửi lên và công ty sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của các đơn vị, rồi tùy thuộc vào điều kiện khách quan, chủ quan khác để ban hành các tiêu chuẩn định mức khác làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch. Căn cứ vào tình hình nguồn nhân lực, tình hình phương tiện thiết bị...Những người làm công tác kế hoạch trong công ty sẽ có quyết định điều chỉnh kịp thời về các định mức và các tiêu chuẩn. 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch những năm trước Đây được coi là căn cứ quan trọng nhất trong hệ thống các căn cứ để xây dựng nên kế hoạch của công ty. Thông qua kết quả từ các năm trước, công ty tiến hành phân tích, đánh giá xem việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đó như thế nào dựa trên việc phân tích những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được để từ đó công ty có phương hướng khắc phục những khó khăn và tiếp tục phát huy những lợi thế mà công ty có được. Công ty dự kiến được năm nay có thể thực hiện đến mức độ nào. Nhờ đó có thể góp phần làm tăng tính khả thi cho các phương án kế hoạch. Cụ thể năm 2009 công ty đã hoàn thành 102,6% về chỉ tiêu giá trị TSL, hoàn thành 103,6% về doanh thu và lợi nhuận trước thuế là 105,5%. Qua kết quả đạt được so với kế hoạch năm hiên tại công ty sẽ đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch cho những năm sau căn cứ vào tình hình hoàn thành kế hoạch trước. Bảng 3.1: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm 2009 Thực hiện năm 2009 So với kế hoạch(%) 1 Giá trị TSL Triệu đồng 425.557 436.569 102,6% 2 Doanh thu Triệu đồng 415.451 430.445 103,6% 3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 42.820 45.161 105,5% II. Định hướng hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thì công ty sẽ phải thực hiện theo những định hướng mà công ty sẽ thực hiện. - Cần rút ngắn thời gian lập kế hoạch. Phải thu hút, phối hợp sự tham gia của toàn cán bộ công nhân, các bộ phân, phòng ban chức năng một cách nhịp nhàng và hiệu quả nhất. Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng và vai trò của công tác lập kế hoạch trong doanh nghiệp. Mặt khác công ty cần tiến tới xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn, từ đó có thể xác định những căn cứ cụ thể cho việc xây dựng kế hoạch năm. - Cần đầu tư nghiêm túc vào công tác nghiên cứu, phân tích thị trường, dự báo nhu cầu thị trường, xây dựng cho mình những phương pháp dự báo hiệu quả và hợp lý (về mặt nội dung, thời gian, chi phí, nguồn lực...) Từ đó có thể xây dựng cho mình những phương án hành động tối ưu. - Nội dung công tác kế hoạch: phải hết sức cụ thể, phân công rõ ràng, vai trò, nhiệm vụ, thời hạn hoàn thành từng chỉ tiêu, cụ thể hóa các chương trình, dự án về mốc thời gian, kinh phí, kết quả thực hiện. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, công tác dự báo nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng phân tích thị trường để có phương hướng xây dựng kế hoạch một cách vững chắc nhất, cho các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ. Xây dựng các kế hoạch bổ trợ một cách đầy đủ và chính xác nhất, hay cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng thành các chương trình, dự án, phối hợp với các kế hoạch hàng năm, tăng cường sự liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. - Công ty phải xây dựng bản kế hoạch điều chỉnh, đến cuối năm, do những diễn biến của thị trường hoặc một số những nhân tố khác thay đổi. các chỉ tiêu kế hoạch ban đầu có thể bị thay đổi. Lúc này, phòng kinh doanh phải có nhiệm vụ tiến hành tổng hợp thông tin điều chỉnh bản kế hoạch. III. Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tự Cường 1. Giải pháp hoàn thiện quy trình lập kế hoạch của công ty - Sau khi đã tính toán các chỉ tiêu kế hoạch cho công ty, cán bộ kế hoạch tiến hành hoàn chỉnh kế hoạch sản xuất, so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu mà công ty đã xây dựng với kết quả nghiên cứu thị. Xác định sự cách biệt giữa chúng từ đó sử dụng các phương pháp phân tích để đưa ra các phương án kế hoạch. Một trong những hạn chế của quy trình lập kế hoạch của công ty là chưa có giai đoạn phân tích chiến lược. Phân tích chiến lược đưa ra các mục tiêu dài hạn, chính sách để thực hiện mục tiêu. Nó định hướng mục tiêu tương lai cho doanh nghiệp và từ đó hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, phân tích chiến lược còn giúp công ty chủ động xây dựng các phương án dự phòng trước những thay đổi của thị trường. Chính vì thế hơn lúc nào hết công ty cần phải bổ sung giai đoạn phân tích chiến lược vào trong quy trình lập kế hoạch. Bước này phải thực hiện trước khi lập dự thảo kế hoạch. Công ty có thể sử dụng mô hình SWOT để tiến hành phân tích chiến lược. Đây là mô hình rất phổ biến. Sở dĩ mô hình có tên là SWOT là xuất phát từ chính nội dung của mô hình là phân tich môi trường doanh nghiệp. Để tiến hành phân tich SWOT trước tiên phải biết các yếu tố sau Điểm mạnh (strengths): Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường. Điểmyếu (Weaknesses): Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy.Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật. Cơ hội (Opportunities): Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng. Thách thức (Threats): Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản sau: (1) SO: các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO: các chiến lược đưa ra dựa trên khả năng vượt qua các điểm yếu của công ty để tận dụng cơ hội trên thị trường (3) ST: Các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường (4)WT: Các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. - Khâu phân tích là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch. Trong các căn cứ mà công ty xác định thì yếu tố thị trường chưa thức sự được chú trọng. Thật vậy, do công tác phân tích và dự báo thị trường chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả, do vậy mà kết quả chưa được áp dụng nhiều vào trong công tác lập kế hoạch. Các chỉ tiêu kế hoạch đưa ra chưa tính đến yếu tố thị trường nhiều nên chưa đảm bảo tin cậy và khả thi. Do đó để nâng cao chất lượng của quy trình lập kế hoạch thì cần phải cải thiện công tác phân tích và dự báo thị trường để có được các chỉ tiêu chính xác, mang lại tính khả thi cho kế hoạch. - Cần phải đầu tư thêm cho các hệ thống phân tích thông tin, các chương trình phục vụ cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường để có thể rút ngắn thời gian lập kế hoạch, nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch. 2. Giải pháp hoàn thiện nội dung bản kế hoạch Một trong những hạn chế của các bản kế hoạch trong công ty là chỉ tiêu đưa ra chưa bám sát vào thị trường vì vậy phải làm tốt công tác nghiên cứu và dự báo thị trường. Nghiên cứu thị trường để nắm vững nhu cầu về từng loại sản phẩm và dịch vụ mà công ty kinh doanh , từ đó mà công ty tìm cách đáp ứng nhu cầu thị trường bằng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh . Điều tra nghiên cứu thị trường là căn cứ quan trọng nhất trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Kết quả nghiên cứu nhu cầu có thể tập hợp theo định mức giá, định hướng mục tiêu kinh doanh phù hợp với mỗi thị trường trong một thời gian kinh doanh nhất định hoặc theo khách hàng để đảm bảo gắn bó sản xuất kinh doanh với các yếu tố hỗ trợ. 3. Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch - Đổi mới phương pháp dự báo Như chúng ta đã biết, dự báo nhu cầu thị trường là một công việc rất quan trọng trước khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp và một phương pháp tiếp cận hiệu quả của phương pháp dự báo là phần quan trọng trong hoạch định chiến lược. Bước đầu tiên trước khi lên kế hoạch là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho các loại sản phẩm và các nguồn lực cần thiết để sản xuất các loại sản phẩm đó. Hơn nữa, công ty phải đẩy mạnh công tác dự báo ở mức trung hạn và dài hạn nhằm phát hiện ra các nhân tố mới nảy sinh để có những đối sách, biện pháp nhằm điều chỉnh kịp thời và có lợi nhất. Trong thời gian qua, công ty công ty đã sử dụng phương pháp dự báo trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên mới chỉ sử dụng các phương pháp định tính là chủ yếu. Những phương pháp này bản thân nó đã mang trong mình những hạn chế, để nâng cao được chất lượng, độ chính xác của các kết quả dự báo công ty nên sử dụng thêm những phương pháp dự báo thích hợp. Nhưng với điều kiện nước ta hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp dự báo sau: Phương pháp hệ số. Phương pháp ngoại suy. Phương pháp chuyên gia. Phương pháp mô hình hoá. Nhìn chung các phương pháp đều có ưu, nhược điểm của nó và có phạm vi áp dụng nhất định. Trong một quá trình dự báo không một phương pháp nào có tính vạn năng và cho kết quả dự báo với độ chính xác cao. Vì vậy, trong thực tiễn để có được những thông tin dự báo đầy đủ và có đủ độ tin cậy khi hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cũng như trong thực hành kinh doanh người ta phải sử dụng nhiều phương pháp dự báo để bổ sung cho nhau. 3.2 Phương pháp phân tích thị trường Bên cạnh phương pháp dự báo, một Phương pháp nữa cũng rất quan trọng mà công ty nên áp dụng, đó là phương pháp phân tích thị trường. Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh. Bất kể là mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay là đang xem xét lại hoạt động kinh doanh thì đều cần phải có phân tích mới về thị trường, vì thị trường là luôn biến động, doanh nghiệp phải theo sát những thay đổi để có những chiến lược phù hợp và nhạy bén. Phân tích thị trường cần bao hàm những nội dung cơ bản sau - Tìm kiếm thông tin: Công ty có thể tìm được các thong tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ những nguồn khác nhau, trên thực tế không phải tất cả những thông tin mà công ty cần đều có thể được công bố một cách công khai nên đôi khi công ty phải di theo những con đường vòng, thậm chí phải ngoại suy từ các nguồn khác nhau để có dduocj thong tin cần thiết cho mình. - Phân khúc thị trường: Trong phân tích thị trường, công ty cần chia thị trường mục tiêu thành các phân khúc khác nhau, việc phân khúc thị trường như vậy sẽ giúp công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn để có biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu ích hơn. - Quy mô và triển vọng tăng trưởng của thị trường: Công ty cần đo lường và định lượng thị trường của mình về triển vọng tăng trưởng của thị trường, công tác kế hoạch cần đưa ra dự báo về tốc độ tăng trưởng của thị trường đó. Thị trường sẽ tăng hay giảm? với tốc độ và quy mô ra sao? … - Xu hướng thị trường: Để nắm bắt được xu hướng của thị trường, cần tìm hiểu những gì đang diễn ra. Những xu hướng mà công ty cho là sẽ ảnh hưởng đến các phân khúc thị trường của mình. Ví dụ, nếu bán ôtô, thì cần quan tâm đến những phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng nhanh, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường… 4. Các giải pháp về nguồn lực 4.1 Nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ kế hoạch trong công ty Con người là một nhân tố quan trọng , nếu không muốn nói là quan trọng nhất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì vậy nếu không quản lý tốt lao động, không chú trọng đến nhân tố con người thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng . Hiện tại đội ngũ cán bộ làm công tác lập kế hoạch ở công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường gồm những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rộng, trong công ty có khoảng 4 cán bộ chuyên trách làm công tác kế hoạch cộng với một số việc chuyên môn, trong đó có một chuyên viên được đào tạo bên nước ngoài về. Tất cả các cán bộ làm công tác kế hoạch đều là các cán bộ chuyên môn đã từng làm việc ở các phòng ban khác như: các đơn vị sản xuất, phòng tài chính, kế toán... Đây là lợi thế rất lớn đối với công tác lập kế hoạch ở công ty. Thật vậy, như đã nói ở trên, cán bộ làm công tác kế hoạch phải có những phẩm chất nhất định, phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Các cán bộ kế hoạch của công ty đều đã trải qua thực tế từ các đơn vị sản xuất nên trong quá trình lập kế hoạch họ sẽ hiểu về những việc liên quan đến công tác lập kế hoạch nên sẽ đảm bảo cho một bản kế hoạch với những chỉ tiêu phù hợp với năng lực sản xuất của các đơn vị cũng như của toàn công ty. Tuy nhiên vẫn cần phải không ngừng nâng cao hơn nữa năng lực của các cán bộ kế hoạch để chất lượng công tác lập kế hoạch ngày càng tăng, không thua kém các doanh nghiệp trong ngành. Công ty nên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo , đào tạo lại tại công ty và thuê chuyên gia về giảng để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đặc biệt là cán bộ phòng kế hoạch vật tư về khả năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.Công ty cũng nên khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian cho các cán bộ trẻ đi học sau đại học nâng cao trình độ từng bước trẻ hoá đội ngũ quản lý và xây dựng kế hoạch đưa công ty trở thành một trong những công ty lớn mạnh trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện. 4.2 Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị Ngoài các giải pháp nói trên thì môi trường làm việc, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác lập kế hoạch cũng cần được chú ý, áp dụng biện pháp tin học hoá vào hoạt động kinh doanh. Công ty nên phổ biến hơn nữa việc sử dụng hệ thống mạng nội bộ công ty – Intranet. Vì nó là nguồn chia sẻ thông tin dựa trên môi trường web, nó cũng có thể chỉ là sự liên kết giữa các máy tính để chia sẻ dữ liệu (copy files và in ấn). Việc gán ghép khái niệm "web" ngay khi nói đến "Intranet" là không còn chính xác nữa. Intranet cũng sử dụng giao thức TCP/IP như Internet và có thể hỗ trợ mọi dịch vụ như những gì có trên Internet (trừ kho tàng dữ liệu khổng lồ được chia sẻ trên Internet), nhưng theo mặc định thì tách biệt với Internet. Có thể cài đặt để một mạng Intranet sử dụng được Internet. KẾT LUẬN Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là lập kế hoạch. Bởi lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí dư thừa và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận lợi cho công tác kiểm tra. Dựa trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quá trình quản lý của doanh nghiệp, chuyên đề đã cho thấy những lý thuyết chung về công tác lập kế hoạch, đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau để đánh giá đúng những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân làm cản trở hoạt động lập kế hoạch tại Công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường. Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động lập kế hoạch tại Công ty, chuyên đề cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của công tác lập kế hoạch tại Công ty. Quãng thời gian thực tập tại công ty đã giúp tôi có được những kiến thức thực tế về công tác lập kế hoạch, có sự nhìn nhận, phân biệt giữa lý luận và thực tiễn. Tôi mong rằng biện pháp này sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả trong công tác lập kế hoạch của công ty hiện tại và sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô: T.S Nguyễn Thị Hoa, cảm ơn chị Nguyễn Thị Hiền và các anh chị trong phòng kinh doanh trong công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thực hiện trong sự giới hạn về thời gian, khả năng và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết và chưa thể nghiên cứu một cách hoàn chỉnh những vấn đề đã đặt ra. Vậy tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô, cùng bạn đọc để chuyên đề được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình '' Chiến lược kinh doanh" – PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Thuận – NXB Khoa Học Kỹ Thuật năm 2002. Giáo trình “ Kế hoạch kinh doanh” – ThS Bùi Đức tuân – NXB Lao động – Xã hội 2005. Giáo trình “ Kế hoạch hóa phát triển” – PGS.TS Ngô Thắng Lợi – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2009. Giáo trình “ Dự báo phát triển kinh tế xã hội” – NXB Đại học kinh tế quốc dân 2005. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường từ năm 2006- 2009. Báo cáo thường niên của công ty cổ phần công nghiệp Tự Cường năm 2009. Website www.thesaigontimes.vn Website www.saga.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong chuyên đề được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề chưa từng được công bố tại bất cứ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Công nghiệp Tự Cường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010 Tác giả Cấn Xuân Hòa DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH : Kế hoạch KHH : Kế hoạch hóa SXKD : Sản xuất kinh doanh DN : Doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân HTX : Hợp tác xã GĐ : Giám đốc TSL : Tổng sản lượng DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1.1: Các bước soạn lập kế hoạch Hình 1.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Poster Hình 1.3: Sơ đồ cây vấn đề Hình1.4: Sơ đồ cây mục tiêu Hinh 2.1: Giới thiệu chung về công ty Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty Hình 2.3: Quy trình sản xuất của công ty Bảng 2.1: Sản phẩm chính của công ty Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006 của công ty Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2006 - 2009 Bảng 2.4: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 Bảng 2.5: Sản xuất cáp điện tháng 12/2009 Bảng 2.6: Kế hoạch vật tư cho nguyên vật liệu của công ty Bảng 2.7: Bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm Bảng 3.1: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31486.doc
Tài liệu liên quan