Chuyên đề Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị

Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Để đảm bảo việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suet trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nôị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần cho sản phẩm dở dang cuối kì theo tỉ lệ giữa diện tích ( hoặc sản lượng đã thu hoạch) so với tổng số diện tích( sản lượng dự kiến thu hoạch). Công thức: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kì + Chi phí sản xuất trong kì Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì = x Diện tích chưa thu hoạch Diện tích (sản lượng ) đã thu hoạch + Diện tích (sản lượng ) đã thu hoạch chương 2: tình hình thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống gốc ở công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội. 2.1 Đặc điểm, tình hình chung của Công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. - Tên công ty: Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội (HaDiCo). -Trụ sở công ty đặt tại: 136 Hồ Tùng Mậu – Từ liêm – Hà Nội. -Điện thoại: 04.7643447. Fax: 8370268. Công ty giống cây trồng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng kí và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội. Tiền thân của công ty là trại giống cây trồng Hà Nội được thành lập từ năm 1971 cùng với một số nông trường, trạm trại của ngành nông nghiệp Thủ Đô nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nói chung, xây dung vành đai nông sản, thực phẩm phục vụ cho việc cung cấp nhu cầu yếu phẩm thiết yếu cần thiết cho người dân Thủ Đô trong thời kì bao cấp, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dung CNXH miền bắc và đấu tranh giải phòng Miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 1/10/1975, trại giống cây trồng Hà Nội được nâng cấp thành công ty giống cây trồng Hà Nội, trụ sở đặt tại 1154 đường Láng – Quận Đống Đa – Hà Nội. *Quá trình hình thành và phát triển được chia thành 2 thời kì - Thời kì bao cấp (1975 – 1989): Đây là thời kì công ty giống cây trồng hoạt động chịu sự điều tiết của nhà nước. Hàng năm công ty giông cây trồng hoạt động chịu sư điều tiết của nhà nước. Hàng năm công ty sản xuất theo kế hoạch của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao trên cơ sở kế hoạch gieo trồng 3 vụ của huyện ngoại thành. Các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của công ty đều được chỉ định theo kế hoạch, công ty chỉ là nơi để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch và chỉ tiêu cấp trên giao. Trong giai đoạn này, hoạt động sản xuất của công ty còn hạn chế do cơ chế quan liêu bao cấp, nhưng công ty vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn lúa, giống khoai tây, giống khoai lang, đậu đỗ… góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội. Thời kì chuyển sang cơ chế mới ( từ 1989 đến nay): Ngày 14/11/1992 UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2816/QĐUB thành lập lại công ty giống cây trồng Hà Nội theo tinh thần quyết định 388/QĐ- HĐBT. Năm 2004, để tập trung thống nhất những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực giống cây con, đồng thời để tăng cường cơ sở vật chất, vốn liếng…tạo sức mạnh mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 6270/QĐUB ngày 28/9/2004, sát nhập trung tâm kĩ thuật rau hoa quả, công ty Bắc Hà, công ty Tam Thiên Mẫu vào công ty giống cây trồng Hà Nội. Để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, giao dịch và nhiều hoạt động khác trong công ty thì ngày 23/12/2005, theo quyết định số 198/QĐ-UB và quyết định số 8354/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội đổi tên công ty TNHH Nhà Nước Một Thành Viên Giống Cây Trồng Hà Nội thành Công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với đa dạng sản phẩm rau, hoa, cây ăn quả, từ giống lúa, ngô, cây cảnh, cây xanh, bang mát, cá giống, cá thịt, than quặng, phân bón… ngoài nguồn thu lợi từ những sản phẩm trên, công ty còn có doanh thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ ăn uống, xây dung cơ bản, xuất nhập khẩu… Như vậy, từ một đơn vị nhỏ chuyên nghiệp sản xuất cung cấp giống lúa, giống màu cho các huyện ngoại thành của Thủ Đô, công ty đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa nghề, cung cấp sản phẩm, dịch cụ không chỉ bó hẹp trong thị trường Hà Nội mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh trong cả nước và đã có sản phẩm xuất khẩu sang các nước trong khu vực… Hiện tại, Công ty Đầu Tư và phát triển nông nghiệp Hà nội là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành nông nghiệp Thủ Đô, với quy mô diện tích công ty quản lí hơn 514 ha trong đó đất Nông Nghiệp 282 ha, đất phi nông nghiệp 132 ha. Với 524 lao động trong đó có hàng trăm cán bộ có trình độ Tiến Sỹ, Thạc Sỹ, Kỹ sư các ngành… Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, công ty đã từng bước ổn định bộ máy, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Do đó kết quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của cán bộ công nhân viên năm sau cao hơn năm trước. Một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty những năm gần đây. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008(kh) Doanh thu Trđ 31.936 35.678 40.119 48.220 Nộp NSNN Trđ 292 324 365 395 Tổng VKD Trđ 24.980 30.040 32.455 34,550 LN trước thuế Trđ 461 468 477 499 LN sau thuế Trđ 90 97.5 102 115 Số lượng LĐ Người 440 448 452 500 Thu nhập BQ/tháng của 1 LĐ Đồng 830.000 900.000 955.000 1053.000 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty tnhh nhà nước một thành viên u ư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. ban giám đốc Ban Quản lý DA P.Kỹ thuật- KHCN P.Kế hoạch đầu tư P.Kinh Doanh XNK P.Kế toán Tài vụ P.Tổ chức Hành chính Các xí nghiệp, trung tâm trực thuộc Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và các phó giám đốc. Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo, điều hành toàn diện các hoạt động của công ty, là người chịu trách nhiệm trước thành uỷ, UBND thành phố, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trước Thành Phố, trước pháp luật; là chủ tài khoản tại ngân hàng. Các phó giám đốc: trực tiếp thực hiện về việc tổ chức, quản lí và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh từng lĩnh vực, từng mảng công việc theo nhiệm vụ đã được phân công; giúp giám đốc xây dung chiến lược, định hướng phát triển; chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên;công tác đoàn thể nghiên cứu khoa học… cũng như các hoạt động khác được giam đốc uỷ quyền. Phó phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện các công việc hành chính quản trị, chịu trách nhiệm về điều kiên làm việc của các phòng ban chức năng, xây dung các kế hoạch tổ chức nhân sự, nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh; theo dõi tình hình hoạt động, các hình thức trả lương của cán bộ nhân viên; theo dõi phong trào thi đua; tiếp đón khách đến làm việc với công ty. Phòng Kế toán – Tài vụ: Có nhiệm vụ phản ánh mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh về tình hình tài sản, vốn và sư dụng vốn sản xuất kinh doanh của Công ty; định kì lập các biểu bảng, báo cáo theo quy định của Nhà nước cũng như yêu cầu quản trị trong Công ty giúp ban giám đốc đánh giá chính xác của doanh nghiệp mình, đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời; đồng thời có phương hướng, hoạch định kế hoạch tài chính cho kì sau. Phòng kế hoạch đầu tư. Có nhiệm vụ xây dung dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dung kế hoạch phát triển hàng năm cũng như dài hạn của từng đơn vị và toàn công ty; đôn đốc tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đã đặt ra. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực hiện kí kết các hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài nước; hoạch định các chính sách giá cả, tiêu thụ, lập các kinh doanh, thường xuyên khảo sát, nắm bắt thông tin thị trường, tổ chức mạng lưới cửa hàng cung ứng sản phẩm ra ngoài thị trường, đảm bảo có tính cạnh tranh cao. Phòng kỹ thuật và khoa học công nghệ: Có nhiệm vụ quản lí, chỉ đạo kĩ thuật mạng lưới giống, tổ chức nhân lai tạo giống, thử nghiệm các giống mới, chọn lọc giống tốt đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật, quản lí chất lượng sản phẩm giống cây, sản phẩm rau, hoa… theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất. Ban quản lí dự án: Trực tiếp tham gia các dự án phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện công tác quản lí tình hình thực hiện các dự án; thanh quyết toán các dự án khi hoàn thành theo đúng quy định. Các đơn vị trực thuộc: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo tiết kiệm hiệu quả; công ty đảm bảo phát huy cao nhất tính năng động, sáng tạo, chủ động của các xí nghiệp trực thuộc; trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị được xây dung và tổ chức thực hiện kế hoạch của mình trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu, các cân đối lớn, các định mức kinh tế kĩ thuật chủ yếu phải phù hợp với kế hoạch chung của công ty và mở rộng kinh doanh. Các đơn vị trực thuộc gồm: - Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê. - Xí nghiệp Tam Thiên Mẫu. - Xí nghiệp sản xuất phân bón và kinh doanh vật tư Nông nghiệp - Xí nghiệp Bắc Hà. - Xí nghiệp phát triển nông nghiệp sinh thái và dịch vụ du lịch. -Xí nghiệp rau, hoa, cây cảnh. - Xí nghiệp cây ăn quả, tư vấn thiết kế và thi công công trình cây xanh. - Xí nghiệp xây dung và kinh doanh nhà. - Xí nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu Nông sản. - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: 2.12.1. .Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: Hoạt động của Công ty giống cây trồng Hà Nội được chia thành 2 mảng: mảng nghiên cứu và mảng sản xuất kinh doanh. ở đây ta chỉ nghiên cứu sâu vào mảng sản xuất và kinh doanh sản phẩm Nông sản của công ty. Công ty giống cây trồng Hà Nội là một doanh nghiệp mạnh của ngành Nông nghiệp Thủ đô. Hàng năm công ty đã sản xuất và tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu ding của thành phố các tỉnh lân cận. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại hạt giống ra, giống hoa, giống lúa, giống cây ăn quả, rau an toàn, hoa thương phẩm… Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông Nghiệp nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm sau: giá trị sản lượng thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: đất, nước, thời tiết… tuỳ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hạt giống, loại rau.. mà chu kì sản xuất của từng loại có thể được thực hiện theo các độ dài thời gian khác nhau, mùa vụ khác nhau… để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty đã tiến hành tổ chức sản uất kinh doanh thành các xí nghiệp và trung tâm( hiện nay công ty có 10 xí nghiệp, trung tâm trực thuộc) Mỗi xí nghiệp có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh riêng hạch toán phụ thuộc Công ty và hoạt động tương đối độc lập với các xí nghiệp, trung âm khác. quy mô tổ chức của công ty khá lớn, dàn trải từ Gia Lâm. Từ Liêm, Đông Anh, Thuận Thành- Bắc Ninh… 2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Công ty giống cây trồng Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau.tuy nhiên nhìn chung các sản phẩm đều đựơc sản xuất theo quy trình chung của ngành Nông Nghiệp: Thu hoạch Chăm sóc Làm đất Gieo hạt Có quy trình sản xuất tương đồng nhau, tuy nhiên đối với mỗi loại sản phẩm khác nhau lại có những bước thực hiên, yêu cầu kĩ thuật cụ thể cho phù hợp đặc điểm sinh lí của từng sản phẩm, đảm bảo thu hoạch được sản phẩm cao nhất đáp ứng nhu cầu của thị trường. 2.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán của Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Nội. 2.1.3.1Tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty là: có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừa phân tán, bao gồm cả các đơn vị có quy mô lớn ở gần văn phòng công ty. Do vậy, để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lí, công ty giống cây trồng Hà Nội áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. - Các đơn vị thành viên trực thuộc có quy mô lớn, vị trí ở xa văn phòng công ty hạch toán phụ thuộc thực hiện hạch toán mang tính chất phân tán. bộ máy kế toán tại các đơn vị này có từ 3-4 người, trong đó có 1 người làm phụ trách kế toán. kế toán đơn vị có nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, định kì lập báo cáo gửi về phòng kế toán của công ty. Gồm: Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê Xí nghiệp Tam Mẫu Thiên Xí nghiệp Bắc Hà Xí nghiệp phát triển sinh thái và dịch vụ du lịch Các đơn vị thành viên còn lại là các đơn vị được hạch toán báo sổ, kế toán tại các đơn vị này có từ 1-2 nhân viên kinh tế có nhiệm vụ hạch toán ban đầu, ghi chép thu nhập, xử lí, phân loại và kiểm tra chứng từ sau đó định kì 5-10 ngày hoặc 1 tháng gửi về phòng kế toán công ty. Phòng kế toán – tài vụ công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ở văn phòng công ty, các nghiệp vụ phát sinh ở đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng, tổng hợp báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng, lập báo cáo kế toán toàn công ty. Phòng kế toán – tài vụ công ty được tổ chức gọn nhẹ, hợp lí, hiệu quả. Phòng gồm 6 người: kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán phụ trách các phần hành do kế toán trưởng phân nhiệm. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau. đồ bộ máy kế toán tại Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Nội. Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán vật tư, hàng hoá Kế toán dự án Kế toán tổng hợp TSCĐ Kế toán trưởng Kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp không có tổ chức kế toán riêng Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của công ty, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Giám đốc về công tác hạch toán kế toán tại công ty. Kế toán tổng hợp kiêm TSCĐ: là người tổng hợp hành chính của phòng kế toán, tất cả các phần hành kế toán đều phải đưa qua kế toán tổng hợp để tổng hợp để đánh giá theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình khấu hao, lập bảng phân bố khấu hao cho từng đối tượng sử dụng… của toàn bộ TSCĐ trong công ty. Kế toán thanh toán: tiến hành hạch toán công nợ, mua bán vật tư, hàng hoá; tình hình tạm ứng và các khoản phải thu, phải trả khác… đồng thời theo dõi, lập bảng thanh toán lương và các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên trong công ty. Và kế toán thanh toán cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán giao dịch với ngân hàng, kế toán quỹ tiền mặt, tiền đang chuyển, kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Kế toán dự án: theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp chi phí… theo từng dự án sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán vật tư hàng hoá: tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ về vật tư hàng hoá trong doanh nghiệp. Thủ quỹ kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; thu nhận các chứng từ hợp lí, hợp lệ để tiến hành xuất, nhập quỹ và ghi sổ vào sổ quỹ hàng ngày. 2.1.3.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán: * Tổ chức vận dụng hệ thống kế toán: Công ty thực hiện chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số 1141 –TC/QĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính. Mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh đều phải lập chứng từ kế toán làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán theo quy định. *Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản áp dụng cho Công ty thực hiện theo quyết định số 1141 – TC/QĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính, gồm 9 loại tài khoản trong bảng và 7 loại tài khoản ngoài bảng cân đối. 2.1.3.3.Tổ chức vận dụng hình thức kế toán: Hiện nay Công ty thực hiện áp dụng hình thức kế toán Nhật Kí Chứng Từ. Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Kí Chứng Từ. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật kí chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Ghi chú: Ghi cuối tháng hoặc định kì Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu 2.1.3.4. Các chính sách kế toán chủ yếu công ty áp dụng: * Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 dương lịch hàng năm. * Đơn vị tiền tệ áp dụng:Đồng Việt Nam. Nguyên tắc phương pháp chuyển đổi tiền tệ khác: Theo tỷ giá thực tế. *Phương pháp kế toán TSCĐ: - Nguyên tắc đánh giá, xác định nguyên giá TSCĐ: Theo giá thực tế. - Phương pháp khấu hao áp dụng: khấu hao theo đường thẳng. * Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc đánh giá HTK: Theo giá gốc -Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kì: Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kê khai thường xuyên. 2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. Công ty giống cây trồng Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề với đa dạng các chủng loại sản phẩm khác nhau. Hàng năm, Công ty có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp các loại giống gốc đầu dòng phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của Thủ đô và của các tỉnh lân cận nhằm duy trì các nguồn gen quý hiếm, có chất lượng của thủ đô cũng như các giống nhập ngoại khác. 2.2.1.Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Đặc điểm sản phẩm của là các sản phẩm cây trồng, giống cây trồng…Đó là các thực thể sinh vật có chu kì sống, phát sinh, phát triển riêng, sản xuất mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều mặt vào điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu). Do vậy, chi phí sản xuất của Công Ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. Có tính chất dàn trải, bình quân mà phát sinh phụ thuộc vào chu kì phát triển, sinh trưởng của cây trồng, và yếu tố tác động của thời tiết. Chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí. Bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. -Chi phí sản xuất chung. 2.2.2Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. 2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Các loại sản phẩm giống gốc đầu dòng của Công ty nhìn chung có quy trình công nghệ sản xuất khá tương đồng, đều trải qua các giai đoạn: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Tuy nhiên, đối với từng loại sản phẩm giống gốc lại có chu kì phát triển, thời vụ, yêu cầu kĩ thuật từng giai đoạn khác nhau. Từ đó, đòi hỏi phải tập hợp chi tiết đối với từng loại sản phẩm. Do đó,để xác định chi phí sản xuất một cách hợp lí nhất, kế toán Công ty đã xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Sản phẩm giống chủ yếu của công ty gồm các loại sau: - Hạt giống cà chua P375 - Hạt giống đậu vàng. - Hạt giống đậu xanh số 9. - Hạt giống đậu leo. - Hạt giống cải bẹ đông dư. - Hạt giống cây củ cải. ở đây. Em xin đi sâu phân tích công tác tập hợp chi phí và tính giá thành cho sản phẩm giống gốc cà chua P375 .Đây là giống cà chua nhập nội từ Đài Loan, rất phù hợp với khí hậu ở Việt Nam: có khả nămg chịu rét, nóng, hạn tốt, cho năng suet cao, dễ vận chuyển, bảo quản… 2.2.2.2.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông… Tại công ty giống cây trồng Hà Nội, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 60% trong tổng giá thành. Bao gồm các khoản chi phí có tính chất đặc thù như: hạt giống, phân bón, các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh… công ty sử dụng TK 621 để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, trong đó mở sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm sản xuất cụ thể. Hàng năm Công ty được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm từ đó công ty xây dung nên định mức chi phí sản xuất nói chung, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nói riêng cụ thể cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào đó công ty tiến hành sản xuất theo kế hoạch đặt ra, trong quá trình sản xuất căn cứ vào thực tế phát sinh các loại chi phí công ty có thể giám sát, điều chỉnh định mức chi phí cho các kì sau cho phù hợp. Kế hoạch sản xuất giống gốc năm 2007 stt Chủng loại Đơn vị DTSX(ha) Sl hạt giống Địa điểm san xuất 1 Hạt củ cải kg 1,25 500 Công ty giống cây trồng HN 2 Hạt đậu vàng kg 2 1300 Công ty giống cây trồng HN 3 Cà chua P375 kg 4,5 225 Công ty giống cây trồng HN 4 Đậu xanh số 9 kg 3,2 3200 Công ty giống cây trồng HN 5 Đậu leo kg 6,0 3000 Công ty giống cây trồng HN 6 Cải bẹ Đông Dư kg 0,1 20 Công ty giống cây trồng HN Cộng 17,05 8225 Sau đây là ví dụ về định mức chi phí nguyên vật liệu chính và phụ cho sản xuất giống cà chua P375 Bảng định mức chi phí NVL cho một HA sản xuất giống cà chua P375: Đơn vị:1000đ STT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Hạt giống kg 0,5 5000 2500 2 Phân chuồng kg 25000 2000 50000000 3 Đạm kg 300 9000 2700000 4 Lân kg 400 8000 3200000 5 kali kg 400 7000 2800000 6 Thuốc bệnh kg 7 90000 630000 7 Thuốc sâu kg 5 80000 400000 8 Giàn leo Chiếc 40000 1000 40000000 9 Vôi tả kg 200 1000 200000 Cộng 99932500.00 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế của bộ phận sản xuất, nhu cầu thực tế của bộ phận sản xuất, căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính để làm cơ sở cho kế toán vật tư lập phiếu xuất kho gồm 3 liên(viết 1 lần). Trong đó, 1 liên lưu cuống sổ, 2 liên giao cho bộ phận nhận vật tư đến kho nhận vật tư. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ xuất nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất theo đúng số lượng ghi trên phiếu xuất, thủ kho cùng người nhận kí xác nhận vào phiếu xuất. Bộ phận nhật vật tư giữ lại 1 liên để tổng hợp nguyên vật liệu sử dụng, 1liên giao cho thủ kho. Thủ kho giữ lại liên này để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển trả phòng kế toán – tài vụ để làm chứng từ gốc ghi sổ kế toán. kế toán vật tư theo định kì sẽ ghi đơn giá, tính thành tiền, ghi bảng tổng hợp xuất vật tư. Đồng thời định khoản: Nợ TK 621 Có TK 152 Do tình hình sâu bệnh của cây cà chua giống P375, phòng kĩ thuật sau khi tiến hành kiểm tra, chỉ định dùng thuốc Zineb: Trong đó, có 3 đợt xuất: - Ngày 5/4/07 (PX 33) : Xuất 12 gói. - Ngày 6/4/007 (PX 35) : Xuất 36 gói. - Ngày 12/4/07 (PX 38):Xuất 15 gói. Công ty ĐT và PTNN HN Phiếu xuất kho Số : 33 Ngày 5 tháng 4 năm 2007 Họ tên người nhận : Lan Địa chỉ: XN rau, hoa cây cảnh Lý do xuất kho : Xuất thuốc phòng bệnh xoăn lá cà chua Đơn vị: 1000đ TT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Thuốc bệnh Zineb 3-4% Gói 12 40.000 480.00 Cộng 480.000 Thủ trưởng Kế toán Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ỉSau khi cây cà chua P357 bắt đầu ra nụ, bón thúc đợt 2: Căn cứ định mức được duyệt cho từng giai đoạn, lệnh xuất vật tư, kế toán lập phiếu xuất vật tư: Tổng gồm -Đạm : 90Kgx4,5=405Kg -Kali :140Kgx4,5=630Kg Trong đó, có 2 lần xuất: -Ngày 28/4/07, (PX 45) xuất 135 Kg Đạm, 135 Kg Kali -Ngày 7/5/07, (PX 62) xuất 135 Kg Đạm… Công ty ĐT và PTNN HN Phiếu xuất kho Số : 45 Ngày 28 tháng 04 năm 2007 Họ tên người nhận : Hồng Địa chỉ: XN rau, hoa cây cảnh Lý do xuất kho : Xuất để bón thúc đợt 2 Cà chua P375 Đơn vị: 1000đ TT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đạm Kg 135 9000 1.215.000 2 Ka li Kg 135 7000 945.000 Cộng 2.160.000 Phụ trách BPSD Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ỉKhi quả cà chua đang lớn, bón thúc đợt 3: Căn cứ định mức được duyệt cho từng giai đoạn, lệnh xuất vật tư, kế toán lập phiếu xuất vật tư: Gồm: -Đạm : 90Kgx4,5=405Kg -Kali :140Kgx4,5=630Kg Trong đó, có 2 lần xuất: -Ngày 1/6/07 (PX 71) xuất 405 Kg Đạm, 405 Kg Kali -Ngày 4/6/07, (PX 74) xuất 225 Kg Kali Công ty ĐT và PTNN HN Phiếu xuất kho Số : 71 Ngày 1 tháng 6 năm 2007 Họ tên người nhận : Hồng Địa chỉ: XN rau, hoa cây cảnh Lý do xuất kho : Xuất để bón thúc đợt 3 Cà chua P375 Đơn vị: 1000đ TT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đạm Kg 405 9.000 3.645.000 2 Ka li Kg 405 7.000 2.835.000 Cộng 6.480.000 Phụ trách BPSD Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ỉSau khi thu quả lần đầu, chia làm nhiều lần bón thúc tiếp: Căn cứ định mức được duyệt cho từng giai đoạn, lệnh xuất vật tư, kế toán lập phiếu xuất vật tư: Gồm: -Đạm : 60Kgx4,5=270Kg -Kali :60Kgx4,5=270Kg Trong đó, có 3 lần xuất: -Ngày 10/6/07, (PX 82) xuất 90 Kg Đạm, 90 Kg Kali -Ngày 14/6/07, (PX 85) xuất 90 Kg Đạm , 90 Kg Kali -Ngày 16/6/07, (PX 86) xuất 90 Kg Đạm , 90 Kg Kali Công ty ĐT và PTNN HN Phiếu xuất kho Số : 82 Ngày 10 tháng 6 năm 2007 Họ tên người nhận : Hồng Địa chỉ: XN rau, hoa cây cảnh Lý do xuất kho : Xuất để bón thúc đợt 4 Cà chua P375 Đơn vị: 1000đ TT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Đạm Kg 90 3.600 342.000 2 Ka li Kg 90 3.600 342.000 Cộng 648.000 Phụ trách BPSD Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) ỉGhi chú: -Trong quý II, Công ty tiến hành nhập một số nguyên vật liệu gồm: -Đạm : 1.700Kg -Kali :3.290Kg …. Phần này do kế toán nguyên vật liệu theo dõi. -Trong quý, xuất cho cây cà chua như đã trình bày ở trên(tổng gồm 945 Kg Đạm, 1035 Kg Kali) Bao gồm -Đạm : 945kg -Kali :1035Kg…. Như vậy, tổng số nguyên vật liệu chính xuất cho sản xuất là: Đạm : 945kg Kali :1035Kg Kế toán tại công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định trị giá NVL xuất kho: Trị giá NVL tồn đầu kì + Trị giá NVL nhập trong kì Đơn gía bình quân XK = Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kì Trị giá NVL xuất kho = Đơn giá bình quân xuất kho x Số lượng NVL nhập trong kì Căn cứ vào bảng Xuất – Nhập – Tồn vật tư Quý II/2007 ta có: 8370.000 + 15.300.000 Đơn gía bình quân Đạm = = 9.000 930 + 1700 1.610.000 + 23.030.000 Đơn gía bình quân Kali = = 7000 230 + 3290 Cuối kì, căn cứ vào các phiếu xuất kho trong kig tập hợp được cho từng sản phẩm, kêa toán tiến hành tập hợp vào bảng tổng hợp xuất NVL chính, NVL phụ xuất trực tiếp cho sản xuất sản phẩm: bảng tổng hợp phiếu xuất kho nvl phụ sản xuất hạt giống cà chua p375: Quý II/2007 Đơn vị : Đồng Số CT Ngày Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền px33 5/4/2007 Thuốc bệnh Zineb Gói 12 40000 480000 px35 6/4/2007 Zineb Gói 36 40000 1440000 px38 12/4/2007 Zineb Gói 15 40000 600000 Cộng 2520000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Quý II/207 Đơn vị:1000đ Ghi Có TK Ghi Nó TK TK 152 TK 153 1521 1522 Tk621 - CPNVLTT cà chua P375  15.750.000  2.520.000 Cộng  15.750.000  2.520.000 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.2.3.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ chi phí về tiền lương (tiền công) và các khoản phải trả khác cho người lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm. Gồm: lương chính, lương phụ, phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT,KPCĐ… để phản ánh khoản chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng TK 622, TK 334, TK 3382, TK 3383, TK 3384… và một số TK liên quan khác. Hiện nay công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả lương theo thời gían và trả lương theo hình thức khoán. 2.2.2.3.1 Hình thức trả lương thời gian. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động gián tiếp: như nhân viên bộ phân quản lí văn phòng và nhân viên quản lí các phân xưởng… Cách tính: HSL x mức lương tối thiểu Lương tháng = x Số ngày làm việc thực tế Số ngày công theo chế độ Lương tháng Lương ngày = Số ngày công theo chế độ Lương ngày Lương giờ = Số ngày công theo chế độ 2.2.2.3.2 Hình thức trả lương khoán Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động trực tiếp như: Công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên các tổ đội sản xuất… Hiện nay công ty tiến hành cơ chế khoán tới từng tổ, đội sản xuất cho cả chu kì sản xuất sản phẩm giống gốc trên 1 đơn vị diện tích (ha) cụ thể cho từng sản phẩm sản xuất. Tổ đội sản xuất chính là nơi trực tiếp điều hành việc sản xuất theo đúng tiến độ và theo dõi công lao động thực tế của từng công nhân làm cơ sỏ chia lương như sau này. Để tính lương khoán cho từng công nhân trước hết ta phải tính được tổng mức khoán co khối lượng sản phẩm hay 1 công việc đó. Mức khoán Tổng mức khoán = x Số ha sản xuất Ha Ha: đơn vị diện tích. Mức khoán cho 1 ha sản xuất = Số CNSX cần làm cho 1 ha x HSBL x Mức lương tối thiểu Số ngày công theo chê độ Tiền lương của từng công nhân sản xuất là: Tổng quỹ lương khoán Số ngày công thực tế từng công nhân Tiền lương 1 CNSX = x Tổng ngày công thực tế của cả tổ, đội Khi chi lương công ty chỉ tạm ứng hàng tháng không quá 75% mức lương được hưởng theo mức khoán. số còn lại sẽ được thanh toán nốt vào cuối kì sản xuất. Nếu kết quả đạt đúng mức khoán thì sẽ được thanh toán nốt 25% còn lại. nếu không sẽ tuỳ mức độ không hoàn thành mà sẽ bị trừ đi số lương tương ứng. Ngược lại, nếu vượt năng suet khoán thì tổ đó sẽ được hưởng phần lương vượt khoán tương ứng. Chế độ tiền lương và một số chế độ khác người lao động được hưởng. Phụ cấp trách nhiệm: chi cho cán bộ quản lí phòng ban, phân xưởng hoặc một số cá nhân làm những việc đòi hỏi trách nhiệm cao. PCtn = HSPC x Mức lương tối thiểu PCtn: Phụ cấp trách nhiệm HSPC: Hệ số phụ cấp. Hiện nay, tại công ty quy định hệ số hưởng phụ cấp như sau: Chức vụ GĐ PGĐ TP,TB PP,PB Tổ trưởng HSPC 0.9 0.7 0.5 0.3 0.2 Phụ cấp độc hại: dùng chi cho những công nhân sản xuất hay những người làm công việc mang tính độc hại cao. PCđh = HSPC x Mức lương tối thiểu HSPC: hệ số phụ cấp. PCđh: phụ cấp độc hại. Tiền lương phép: là số ngày mà người công nhân được nghỉ theo quy định của nhà nước. Tại công ty quy định số ngày phép như sau: Người lao động có thời gian làm việc thấp hơn 5 năm thì được nghỉ 12 ngày theo quy định. Người lao động có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm thì được nghỉ thêm 1 ngày là 13 ngày. Người lao động có thời gian làm việc từ 10 đến 15 năm thì được nghỉ thêm 2 ngày là 14 ngày. Người lao động có thời gian làm việc từ 15 đến 20 năm thì được nghỉ thêm 3 ngày là 15 ngày. Tiền lương nghỉ phép được tính theo hệ số 1 và theo bậc chức năng. BLCN x Mức lương tối thiểu LP = x Số ngày phép x 1 26 LP: tiền lương phép. BLCN: bậc lương công nhân. Thưởng: Thưởng được chia thành 2 loại: Thưởng không thường xuyên và thưởng thường xuyên. trong đó thưởng thường xuyên là do phân xưởng thưởng và thưởng không thường xuyên là do công ty thưởng như thưởng dịp lễ tết, thưởng thi dua… Tiền thưởng = đơn gía điểm thưởng x điểm thưởng Xếp hạng ngày công + Xếp hạng chất lượng Hệ số hạng mục thưởng = 2 Ví dụ: tại phân xưởng sản xuất giống đậu vàng Thực hiện xếp hạng theo ngày công như sau: Xếp hạng ngày công A B C Ngày nghỉ công (ốm, con ốm tự xin nghỉ có lí do) 0 – 1 công 2 – 3 công 4- 5 công Mức thưởng 100% 75% 50% Thực hiện xếp hạng theo chất lượng công tác như sau Xếp hạng chất lượng A B C Mức độ hoàn thành công việc Tốt Khá TB Mức thưởng 100% 75% 50% Phạt: + cán bộ công nhân viên vi phạm quy định công nghệ, quy trình vận hành máy thi công gây tai nạn lao động, vi phạm nội quy thì tuỳ theo từng trường hợp màcó cách sử lí và mức độ phạt nặng nhẹ khác nhau. + Những công nhân nghỉ không có lí do thì sẽ tuỳ mức độ nghỉ mà có hình thức phạt thích đáng. 2.2.2.4 Hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương. 2.2.2.4.1Hạch toán chi tiết tiền lương. Tại các phòng ban, tổ, đôị thì cán bộ phòng đó có trách nhiệm theo dõi, ghi chép số lượng lao động có mặt, vắng mặt, nghỉ ốm vào bảng chấm công. bảng chem. Công được lập do Bộ tài chính quy định và được treo tại chỗ làm để mọi người có thể theo dõi hàng ngày số công của mình. Cuối tháng các cán bộ phòng, ban, tổ… tiến hành thống kế tổng hợp tính ra số công đi làm, công nghỉ phép rồi nộp cho phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán căn cứ vào số công của từng người và tính ra lương cho người lao động rồi lập bảng thanh toán cụ thể. Đối với hình thức lương thời gian kế toán căn cứ vào ngày công thực tế đi làm của người lao động, hệ số lương, mức lương để tính ra lương cho người lao động. Với hình thức lương khoán:Ngoài việc căn cứ vào bảng chấm công thì kế toán còn dựa vào quỹ lương khoán để tính lương cho người lao động. Ngoài lương CBCNV còn được lĩnh thêm một số khoản như thưởng, tiền lễ tết, phụ cấp, trợ cấp… Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty tiến hành như sau: Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng khoán, giấy báo ốm… bộ phận tiền lương của phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tiến hành tính lương cho toàn bộ công nhân viên của công ty, đồng thời lập bảng thanh toán lương chuyển sang phòng Kế toán – Tài vụ. Kế toán lập bảng thanh toán lương, bảng tổng hợp tiền lương, bảng phân bổ và các khoản trích theo lương, sổ cái. Việc trả lương được tiến hành như sau: Đại diện các bộ phận trong Công ty sẽ kí, nhận tổng số tiền lương thực lĩnh của bộ phận mình, nhận bảng thanh toán lương, Đồng thời thanh toán cho từng cá nhân trong bộ phận mình theo đúng bảng thanh toán lương. Cuối cùng, bảng thanh toán được chuyển trở lại phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Các khoản trích BHXH,BHYT, CPCĐ: Các khoản trích theo lương BHXH,BHYT, CPCĐ tại công ty được trích theo đúng chế độ quy định hiện hành. BHXH,BHYT được trích theo tỉ lệ 20% và 3% trên lương thực lĩnh của công nhân viên. trong đó 15% BHXH và 2% BHYT được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 5% và 1% còn lại được tính trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên. 2.2.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí có tính chất tổng hợp. Nó bao gồm toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều hành quá trình sản xuất ở phạm vi các tổ đội sản xuất, xí nghiệp sản xuất… Ngoai hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, công ty sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung. Theo chế độ hiện hành bao gồm các nội dung sau. Chi phí nhân viên phân xưởng (TK 6271) Chi phí vật liệu(TK 6272) chí phí dụng cụ đồ dùng(TK6273) Chi phí khấu hao tài sản cố định ( TK 6274) Chi phí dịch vụ mua ngoài ( TK 6277) Chi phí khác bằng tiền (TK 6278) Chi phí sản xuất chung cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao tài san cố định là biểu hiện bằng tiền của giá trị hao mòn tài sản cố định. Để trích khấu hao hàng năm, công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân theo đường thẳng. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỹ lệ khấu hao năm. Mức khấu hao quý = Mức khấu hao năm:4 Để theo dõi tài sản cố định, kế toán công ty vào đầu mỗi năm đều lập sổ theo dõi TSCĐ. Trên đó ghi rõ: số năm sử dụng, nguyên giá tài sản cố định đầu năm, số tăng giam trong năm, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao năm… Việc triết khâu hao của công ty được quy định: nếu TSCĐ đã khấu hao hết thì không tính khâu hao, nếu chưa khâu hao thì tiếp tục khấu hao không kể là đang sử dụng, không cần sử dụng hay chờ thanh lý. Bảng tính chi phí khấu hao tài sản cố đinh Giá trị khấu hao tài sản cố định hàng quý được phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí- các loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ: Tổng chi phí sản xuất cơ bản thực tế Mức khấu hao TSCĐ trong quý Mức khấu hao TSCĐ phân bổ cho 1 sp = x Chi phí sản sx cơ bản của sp đó Tổng chi phí sx cơ bản thực tế ps Trường hợp sản phẩm hoàn thành ngay trong quý (trước thời điểm trích khấu hao TSCĐ cuối quý) thì để đảm bảo tính kịp thời cho công tác tính giá thành, kế toán sẽ tạm phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo tiêu thức: tổng chi phí sản xuất cơ bản theo định mức. Đến cuối quý sau khi phân bổ lại theo tiêu thức tổng chi phí sản xuất cơ bản thực tế thì kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh lại mức phân bổ khấu hao cho phù hợp. Cụ thể: Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ của quý II kế toán tính và phân bổ chi phí khấu hao cho từng đối tượng sử dụng. Trong quý, mức khấu hao chi hoạt động sản xuất giống gốc là:5,094,25đ Mức khấu hao được phân bổ cho cà chua là: 2,884.660đ Mức khấu hao được phân bổ cho cà chua là 5.094,250 x (15,750,000 + 39.720.000) = = 3.884.560 39.720.330 + 33.024.000 Thuỷ lợi phí: Thuỷ lợi phí là khoản tiền phải thanh toán cho cơ quan cung cấp nước tưới cho sản phẩm cây trồng. Hàng năm, công ty khai thác công trình thuỷ lợi và Công ty giống cây trồng Hà Nội tiến hành kí kết hợp đồng phục vụ tưới tiêu cho cây trồng một cách đầy đủ và kịp thời theo đúng chu kì củâ từng loại cây trồng. Cuối vụ hoặc cuối năm, hai bên tiến hành nghiệm thu, đối chiếu số liệu và thanh lí hợp đồng. Theo quy định hiện hành, mức thuỷ lợi phí được xác định như sau. Đối với rau màu là 170 kg thóc trên 1 ha canh tác/ vụ. Gía thóc được quy định theo giá thuế, cụ thê năm 2007 là 7000đ/kg Vậy chi phí về thuỷ lợi phải trả cho 1 ha sản xuất /ha/vụ là: = 170 kg x 7000đ = 1,190,000 đ. Vậy chi phí thuỷ lợi phải trả/ vụ được xác định: = Mức thuỷ lợi phí trả / ha/vụ x Số ha canh tác trong vụ Chi phí thuỷ lợi phí được phân bổ cho từng đối tượng cây trồng theo công thức sau: STL TLi = x SiTi SSiTi Trong đó: TLi: Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho sản phẩm i. STL: Tổng chi phí thuỷ lợi phí phải trả / vụ Si : Diện tích sản xuất cây trồng i Ti : Thời gian gieo trồng trong vụ Kế toán lập sổ theo dõi chi phí thuỷ lợi theo từng vụ trong năm cụ thể cho từng loại sản phẩm. Ta có: Tổng chi phí thuỷ lợi phí phải trả trong quý II/2007 = 4,5 x 1,190,000 = 5,355,000 đ Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho cà chua P375 là :2,728,018 đ 5,355000 Mức thuỷ lợi phí phân bổ cho cà chua P375 là = x 27 = 2,728,018 53 2.2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Sau khi tập hợp riêng cho từng khoản mục, kết toán tập hợp chung chi phí sản xuất chung chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp cho từng hoạt động. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình, hiện nay công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp thường xuyên. Vì vậy, để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 154. Đánh giá sản phẩm làm dở: Như đã trình bày ở trên, đặc điểm sản suất sản phẩm của Công ty là sản xuất sản phẩm nông nghiệp , có chu kì phát sinh , phát triển ngắn ,dài khác nhau, kết quả hoạt động sản suet phụ thuộc nhiều vào tác động của các yếu tố tự nhiên , sản phẩm thu hoạch xong theo mùa vụ . Mặt khác việc tập hợp Chi phí sản suấtđuợc tiến hành cho tung sản phẩm . Do đó, Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Chi phí sản xuất làm dở đầu kì = chi phí làm dở cuối ki = 0 2.2.4. Công tác tính giá thành tại Công ty ĐT và PTNNHN Sản phẩm của rất đa dạng và phong phú, từ các nhóm sản phẩm giống cây trồng cho đến các sản phẩm rau, hoa thương phẩm, cây ăn quả…Trong đó lại gồm rất nhiều loại sản phẩm cụ thể khác nhau. Mỗi loại sản phẩm có chu kỳ phát triển dài, ngắn khác nhau, thời vụ thu hoạch khác nhau, yêu cầu kỹ thuật cho các giai đoạn cũng khác nhau đặt ra yêu cầu phải theo dõi cụ thể chỉ tiêu giá thành cho từng loại sản phẩm. Do đó, kế toán công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm giống cây trồng hoàn thành. Đồng thời, do tính thời vụ của các sản phẩm Nông nghiệp, sự phụ thuộc chặt chẽ giữa kết quả sản xuất với các yếu tố tác động của điều kiện tự nhiên, nên để đảm bảo tính kịp thời, phù hợp của chỉ tiêu giá thành, kế toán công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là cả chu kỳ phát triển của sản phẩm giống cây trồng cho đến khi thu hoạch. 2.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty ĐT và PTNNHN Đây là bước cuối cùng trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công ty. Khi lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý sẽ tạo điều kiện để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm, từ đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sự thay đổi đột biến của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty, với đối tượng tính giá thành như trên, Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn theo từng khoản mục cho các sản phẩm hoàn thành. Tổng giá thành = Chi phí dở dang ĐK + Chi phí phát sinh trong cả chu kỳ SX - Chi phí dở dang cuối kỳ Trong đó: chi phí dở dangn ĐK= Chi phí dở dang cuối kỳ = 0. Vậy: Tổng giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành = Tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong cả chi kỳ phát triển của cây trồng Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành = Tổng giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành Như vậy, sau khi sản phẩm kết thúc chu kỳ phát triển sinh học, được thu hoạch, kế toán căn cứ vào số liệu chi phí đã tập hợp được trong cả quy trình công nghệ sản xuất ( cả đời cây trồng), và căn cứ vào biên bản nghiệm thu sản phẩm hoàn thành của Phòng kỹ thuật, từ đó tính lên giá thành của từng loại sản phẩm hoàn thành. Đơn vị: Công ty ĐT và PTNNHN Bảng tính giá thành sản phẩm Đơn vi tính: Đồng Sản phẩm Số lượng(Kg) CFNVLTT CFNCTT CPSXC Tổng giá thành Giá thành đơn vị Hạt giống cà chua P375 225 33.024.000 39.720.330 6.612.578 79.356.908 352.697 Cộng 225 33.024.000 39.720.330 6.612.578 79.356.908 352.697 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) chương 3: một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty tnhh nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp hà nội. 3.1 Nhận xét chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty tnhh Nhà Nước Một Thành Viên Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hà Nội. Cùng với sự phát triển của đất nước trong nền kinh tế thị trường, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành nông nghiệp, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã trải qua một thời gian khá dài để ổn định và phát triển. Trong xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt/ là đất nước ta đã chính thức nhập WTO, cũng như các doanh nghiệp khác, công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu khẳng định mình trên thị trường. Sản phẩm của công ty đa dạng phong phú với chất lượng cao đã và đang tạo được uy tín lớn trên thị trường, phạm vi tiêu thụ sản phẩm không ngừng được mở rộng không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước mà còn mở rộng sang thị trường các nước trong khu vực. Để có được những thành công đó, phải có sự cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên công ty, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo Thành phố cũng như Trung ương. trong đó không thể không kế đến sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ trong công ty. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Đầu tư và phát triển Nông nghiệp Hà nội, trên cơ sở kiến thức và phương pháp luận đã học tại trường, em xin trình bày một số nhận xét về công ty nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty nói chung. 3.1.1 Những ưu điểm. Về tổ chức công tác kế toán. Công tác kế toán được coi là công cụ hữu hiệu trong quản lí và hạch toán kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty tổ chức được bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có đội ngũ kế toán với trình độ cao, có năng lực, nhiệt tình, tác phong làm việc năng động và khoa học trong công việc. Mỗi nhân viên kế toán có thể chuyên một nhiệm vụ, một phần hành kế toán nhưng cũng có thể phù hợp với trình độ và tính chất công việc được giao. Vì vậy, vừa đảm bảo phát huy nămg lực của từng người, đồng thời tạo được sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong việc cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lí sản xuất kinh doanh. Trong công tác hạch toán kế toán, kế toán công ty đã thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Không những thế đội ngũ kế toán đã vận dụng một cách linh hoạt chế độ kế toán, đồng thời tự xây dựng một số bảng kê, sổ sách kế toán phù hợp với đặc điểm và tính chất sản xuất kinh doanh của công ty. Các thông tin do bộ phận kế toán cung cấp thường nhanh chóng, chính xác kịp thời và đầy đủ. điều này giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán và lập các báo cáo kế toán rất thuận lợi và chính xác. Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã được đi vào nề nếp, đã có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm với các phần hành kế toán khác. Trong một trừng mực nhất định, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin quản lý của lãnh đạo công ty. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm( Từ làm đất – Gieo trồng- chăm sóc – thu hoạch ).Là rất phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Mặt khác, đã làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành trở nên đơn giản hơn, dễ tính toán . Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành mà kế toán công ty xác định cũng là khá hợp lí. Do hoạt động sản xuất, kết quả sản xuất của công ty chịu ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên nên công tác tính giá thành chỉ nên thực hiện khi sản phẩm kết thúc chu kì sinh học và tiến hành thu hoạch sản phẩm xong. Mặc dù có nhiều thành tích, ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty vẫn còn tồn tại cần được khắc phục. 3.1.2Một số tồn tại cần khắc phục. Về tổ chức công tác kế toán Tuy rằng bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ, mỗi cán bộ kế toán có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, nhưng chính điều đó đã dẫn đến tình trạng kế toán còn làm tắt một số công việc- dẫn đến khó khăn khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Về chi phí nhân công Mặc dù việc công ty áp dụng cơ chế khoán sản phẩm hoàn thành đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và nhân viên quản lý sản xuất đã góp phần nâng cao năng xuất lao động, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong sản xuất. Tuy nhiên việc xây dựng đơn giá tiền lương vẫn chưa thực sự chính xác khi sử dụng đơn giá tiền lương của công nhân bậc 4 – sản xuất trồng trọt, làm cơ sở xác định mức khoán. Mặt khác, việc khoán được áp dụng cho từng tổ đội sản xuất không tách rời cho sản xuất trực tiếp và giáng tiếp cho nên khó nhận dạng được chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp. Về chi phí sản xuất chung Đây là khoản chi phí chủ yếu mang tính chất giáng tiếp, khó quản lý hơn. Tuy nhiên, việc khoán chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ % trên tổng chi phí sản xuất cơ bản là chưa thực sự hợp lý. 3.2.Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện côn tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở công ty. Việc hạch toán chi phí sản xuất mang tính xác thực phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính sẽ giúp công ty xác định được kết quả của quá trình bỏ vốn sản xuất kinh doanh là lãi nhiều hay lãi ít hoặc cho phép đề ra phương hướng khắc phục nhằm nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh và chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giống gốc ở công ty đã cho thấy những mặt tích cực cũng như những tồn tại cần được hoàn thiện. Sau một thời gian ngắn thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty em xin mạnh dạn trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, công tác kế toán nói chung tại công ty. ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Hình thức kế toán này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân. Vì nó có rất nhiều ưu điểm: Khi đưa hình thức này vào thì nó giảm được các thao tác tính toán, ghi chép thủ công từ đó tăng cường vai trò kiểm tra phân tích tài liệu thông tin kinh tế kịp thời, tư vấn cho doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng, khịp thời, chính xác từ số liệu chi tiết cho đên các báo cáo tổng hợp tại bất cứ thời điểm nào. Có thể loại bỏ được nhiều sổ sách, biểu bảng trung gian. Thuận lợi cho việc cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu. Bảo quản lưu giữ thông tin tài chính lâu dài và thuận lợi. Kết luận Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp. Để đảm bảo việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời phù hợp với đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suet trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại công ty, trên cơ sơe những kiến thức, phương pháp luận đã học và tình hình thực tế tại công ty đã giúp em biết thêm rất nhiều kiến thức về thực tế công tác kế toán. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô bộ môn kế toán tài chính khoa kinh tế của trường và các cô chú phòng kế toán – tài vụ của công ty đã giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành được chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội, tháng 03 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thị Bích Thuý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32903.doc
Tài liệu liên quan